Twin, Này Nhóc, Đứng Lại
|
|
Chap 9
Đây có phải phòng bệnh không nữa, nếu đúng thế thì phải yên tĩnh chứ?
- Nó bị làm sao? – con nhỏ lên tiếng.
- Bà bạn thân nó mà hỏi tôi.
- Ông thì không chắc.
- Chị y tá nói là cảm lạnh nên mệt mỏi, nằm nghỉ thì sẽ khỏe – giọng con trai thứ 3 xen vào.
- Nhóc chưa về lớp à?
- Em muốn ở lại… chuộc lỗi. Hai người cứ đi trước đi.
Chiếc màn được vén lên, tôi quay lại nhìn Phục Hy.
- Ơ, chị dậy rồi à? Sao không nằm xuống nghỉ cho khỏe?
- Thôi khỏi…
Lần này thì tôi ngồi hẳn dậy. Bây giờ người lại vã mồ hôi, bỏ cái chăn này ra được rồi.
- Tôi có gì nghiêm trọng đâu mà phải lên đây? – tôi hỏi mà không ngước nhìn Phục Hy, chỉ chăm chú gập cái chăn lại cho gọn gàng.
- Hi hi, chẳng lẽ để chị nằm đấy mãi? Mà chị không nhớ gì đấy chứ?
- Nhớ cái gì?
Nắng chiếu xiên vào phòng qua khung cửa sổ. Chắc chắn là nắng, nắng làm cho má tôi lại nóng bừng lên. Cầu trời cho những tia lấp lánh kia làm chói mắt cậu nhóc.
- Ừm, thế em ra ngoài cho chị nghỉ nhé – nhóc Hy lúng túng rồi cầm cái áo khoác trên ghế, quay lưng ra.
- Nhớ đi kiểm tra lại cái đầu cậu – tôi gọi với theo – còn nữa, có gì cứ nói thẳng ra, tôi chứ không phải Anh Thư đâu.
- Em sẽ nhớ - cậu nhóc trả lời trước khi cái khuyên lấp lánh bị tấm màn che khuất.
Nó đi rồi, còn mình ngồi đây làm gì? Cái bộ dạng này trông chẳng giống người bệnh.
Chẳng biết làm gì, tôi lại nghĩ vu vơ đến 30 phút trước, tức là lúc cái mặt sắp ụp xuống thì có bàn tay chìa ra…
**** *** ***
Thầy giáo chủ nhiệm hoảng hốt chạy lại, nhưng cậu nhóc đã nhanh tay đỡ lấy Hoài Thư trước khi cô nhỏ đổ gục.
- Sao thầy ác thế này? – Phục Hy quay lên nhìn thầy dạy bộ môn lớp mình, khuôn mặt chẳng có vẻ gì là kiêng nể khiến thầy giáo lúng túng rút tay về.
- Đó chỉ là hình phạt nhẹ, bình thường Hoài Thư cũng thế mà đâu có sao? – Thầy giải thích, cảm thấy lạ trước tình hình của cô trò vốn “khỏe như voi” này.
- Giờ thì có sao rồi đấy thưa thầy. Chị ấy cũng là con gái – giọng Phục Hy đanh lại.
Trong lớp bắt đầu nháo nhào. Ngân là đứa xô bàn ghế chạy ra đầu tiên, tiếp đó là thằng Hùng. Bí thư nhanh mắt nghển cổ ra xem rồi cầm cây thước quản lí lớp, không cho thêm đứa nào gây hỗn độn.
- Hoài Thư sao thế này? – Ngân hoảng hốt đẩy thầy chủ nhiệm sang một bên, lại sờ cái trán nóng bừng của con bạn.
- Chị ấy bị ngất – Hy nhẹ nhàng giải thích.
- Phải làm sao đây? – Ngân nhìn xung quanh lo lắng – Hùng, ông bế nó xuống nhé.
- Để thầy cũng được.
Trong lúc mọi người còn mải “tranh giành”, Hy đã nhanh chóng cởi áo khoác của mình ra, quấn quanh người Hoài Thư rồi cậu xốc cô lên chẳng chút khó khăn.
- Để em. Mọi người cứ về lớp đi.
Nói rồi cậu quay về phía cầu thang xuống tầng một, nơi phòng y tế nằm ở cuối dãy mà không quan tâm có ai cản mình không.
Dù sao Phục Hy cũng là đứa con trai chính gốc, bế một đàn chị không quá khó để nó thấy mệt, nhưng hơi thở cũng trở nên gấp gáp vì một lí do khác. Bước đầu tiên xuống cầu thang bị hụt, suýt nữa thì cả “anh hùng” và bệnh nhân đổ nhào. May mà Hy không phải là một đứa con trai yếu đuối. Cậu nâng lại đầu Hoài Thư, cố không suy nghĩ lung tung đến cái hoàn cảnh tương tự một năm trước.
Nhưng cú hụt cũng đủ làm cho Hoài Thư giật mình, đôi mắt khẽ mở…
** ** **
Chưa bao giờ có một đứa con trai gần tôi như thế. Cái chuyện ngồi chung xe với Thanh Phong… chỉ là muỗi. Giờ thì không chỉ chiếc khuyên tai, mà cái mặt thánh giá lấp lánh trên cổ Phục Hy cũng làm tôi nhức cả mắt. Tôi nghẹt thở, còn cậu nhóc sao thở nặng nhọc thế? Chẳng lẽ mình nặng thế sao?
Cái suy nghĩ trong đầu con người ta thật là phức tạp. Phát triển lắm để làm gì? Chỉ khổ những lúc như thế này.
Tôi muốn nói Phục Hy để mình xuống tự đi như thế sẽ tốt hơn cho cả hai đứa nhưng cổ họng lại trở nên đắng nghét. Cảm giác này dễ chịu, nhưng khó chịu theo một cách khác.
Tại sao tôi và thằng nhóc này cứ gặp nhau trong những tình huống dở khóc dở cười?
Bạc hà tan dần trong miệng. Mi mắt lại nặng trĩu…
** ** **
Ngồi một mình trong phòng y tế mà tôi cũng phải ngó quanh sợ có người theo dõi. Cái Ngân và thằng Hùng chắc đã về lớp rồi. Giờ tôi không muốn học, cũng chẳng muốn suy nghĩ. Quyết định đúng đắn nhất là ngủ một giấc cho khỏe. Dù gì tối qua ngủ ngoài sương cũng chẳng ngon lành gì.
|
- Hết tiết! Hết tiết!
- Mày không trật tự được hả Ngân? Có người ốm ở đây đấy – tôi nạt nộ con nhỏ đã làm mình tỉnh giấc.
- Úi! Hí hí.
Ngân hớn hở bước vào, tiện tay nó hất luôn cái màn lên. Dành cho tôi cái nhìn “đểu kinh điển”, nó nhanh nhẹn đặt cái túi toàn bánh và sữa lên bàn.
- Cái này là lòng tốt của tao, với thằng Hùng.
- Thôi đừng bốc phét! Tụi bay mà quan tâm đến tao thế - tôi bĩu môi mặc dù trong lòng cảm thấy vui vui.
- Mày xem thường bạn bè thế. Mà thực ra cái này Phục Hy mang đến lớp cho tao lúc vừa hết tiết.
Khuôn mặt tôi đanh lại, nụ cười trên môi biến mất.
- Ai bảo mày nhận của nó.
- Ơ, con nhỏ này đương không lại nổi sùng. Không ăn thì để đấy tao.
Ngân ngồi xuống bên giường, nó nhìn tôi chăm chú rồi hỏi:
- Mày có vấn đề gì phải không?
Tôi đăm chiêu nhìn ra cửa sổ để né cái nhìn của nó. Nắng vàng rực rỡ trên tàn cây bàng phía trước. Cặp chim sẻ nhảy nhót vô tư, trao cho nhau những cái nhìn yêu thương trìu mến.
Ngân cũng dai thiệt, nó nhìn tôi không chớp mắt, hết lầm bầm lại chu miệng nhăn nhó khiến tôi đã ngại lại càng ngại thêm. Nói ra đã khó, giữ trong lòng lại càng khó hơn.
- Giống tình cảnh của mày cách đây một tháng… tao nghĩ thế - tôi chậm rãi quay lại.
Nhỏ bạn há hốc miệng. Cách đây gần đúng một tháng, nó là đứa con gái mặt đỏ bừng khi được Hùng tặng quà. Và kết quả là khi bị tôi phát hiện đang “tự sướng”, nó đã khai tất tần tật.
Một tháng trước mình còn chưa gặp Anh Thư, và cả…
- Mày – Ngân lắc lấy lắc để hai vai tôi – là ai? H hay…
Thấy tôi bặm môi, nó hét toáng:
- Vậy là P rồi!!!
Trong khi tôi chưa biết nói gì thì ở cửa lấp ló đôi giày khiến tôi há miệng, lắp bắp chỉ ra cửa:
- Đôi giày… quen quen.
Cái Ngân chưa kịp hiểu, tôi đã đánh tới tấp nó khiến con nhỏ la oai oái, đưa tay lên đỡ.
- Mày, tại mày. Không giảm volum được hả???
Ở phía cửa, cậu nhóc có chiếc khuyên tai bạc chẳng biết chạy trốn đằng nào đành gãi đầu gãi tai bước tới:
- Em xin lỗi.
Phục Hy nhe răng cười.
** ** **
Tôi lao ra khỏi phòng y tế nhanh nhất có thể, chạy một mạch đến phòng giáo viên, nơi thầy chủ nhiệm đang nhâm nhi cốc cà phê. Tôi cầu cho mớ giấy tờ trước mặt thầy bị dính cà phê nhưng đúng là chỉ có Nhỏ ngốc Hoài Thư mới bất ngờ trước sự việc đến nỗi phun tất cả những gì trong miệng ra.
Đặt cốc cà phê xuống, thầy nhìn tôi có vẻ mềm mỏng hơn mọi khi.
- Em có chuyện gì thế?
- Dạ, em muốn xin về ạ.
Bình thường có là học sinh gương mẫu đi nữa, nhưng đã rơi vào tay thầy thì chẳng đứa nào dám hó hé đến chuyện xin về nửa chừng. Có ốm đau đến mấy cũng phải lủi thủi chui xuống phòng y tế mà rền rĩ sao số mình xui.
Nhưng tôi là trường hợp ngoại lệ. Nếu thầy không cho về, tôi thề sẽ làm náo loạn lên.
Một thoáng suy xét, cuối cùng thầy giáo cũng phải gật đầu với tôi. Chẳng kịp để “người quen” bắt gặp lần 2, tôi phóng thẳng về lớp lấy cặp. Bí Thư nhìn tôi rồi phán:
- Tù trốn trại hở mày.
- Tao về đây - tôi cộc lốc.
- Ơ, còn chạy được là còn khỏe – Lớp phó lên tiếng.
Tôi lừ mắt khiến nó cụp vòi, bay sang ngồi cạnh Bí Thư.
- Thế mày thích sao? Chờ tao nằm liệt hay đột tử đây?
- Gì mà dữ thế?
Đúng là dạo này tôi hơi nóng tính và dữ dằn, nhưng cũng chỉ tại có những chuyện không-thể-bình-tĩnh được, cách xả tốt nhất là đè đầu những đứa xung quanh ra mà sỉ vả.
Quét ánh nhìn khắp lớp để xem thái độ của tụi nó ra sao, tôi khoác cặp lên vai đi thẳng ra ngoài cửa.
Chỉ có hai đứa, một nam một nữ, biết được là lúc này tôi đang “rực lửa” như thế nào. Tụi nó chắc đang cười ầm lên khi thấy tôi “chạy trốn” với cái mặt trời trên đầu. Thế có khổ không cơ chứ. Tại sao không phải ai khác mà cứ là thằng nhỏ rắc rối Hoàng Phục Hy??
Vừa bước ra cổng trường, tôi dang hai tay “hận đời vô đối”, hét toáng lên:
- Ah Ah Ah! Cho tôi một ngày bình yên.
Lũ chim bồ câu bay toán loạn, bác bảo vệ gỡ kính, rời mắt khỏi tờ báo để nhòm ra ngoài… và bên kia đường, anh chàng trên “con chuồn chuồn vàng” nhìn tôi với ánh mắt kinh ngạc.
|
- Nghe nói cô bị ngất – Thanh Phong sờ trán tôi rồi lấy móng tay ấn một phát đau điếng.
- Cậu…
- May mà hôm nay tôi cúp từ tiết một – hắn ta nói làm như thể đó là điều may mắn đối với người đối diện.
- Cậu…
- Thật là luôn gây rắc rối cho người ta mà – hắn tiếp tục nói mà không thèm nhìn tôi lấy một tiếng, soi mặt vào gương để kiểm tra độ “trắng không tì vết”.
- Cậu… Nhìn tôi như con vật người ta mới thu nạp trong sở thú, Phong nhướn mày:
- Làm gì mà lắp bắp thế hả? Khép miệng lại giùm đi.
Chết tiệt!
Theo quán tính, tôi đưa tay lên miệng… kiểm tra khiến hắn cười nắc nẻ. Chẳng biết giấu cái mặt mốc này đi đâu nữa. Phải cố gắng lắm tôi mới nói được một câu:
- Sao cậu… lại ở đây?
- Ngân gọi điện thoại nói tôi đưa cô về, ai ngờ trong lúc đứng chờ thấy có nhỏ khùng… hận đời.
Ngân – mày chờ đấy xem ngày mai bà xử như thế nào. Đúng là không thể tin tưởng bất cứ đứa bạn nào. Tôi chỉ vừa hé lộ chút bí mật, và thế là nó đem cái “bí mật” to đùng ấy đến ngay đây, trở thành kẻ thứ ba nhìn thấy cái “hình tượng hay ho” của mình.
Nhưng thật khó hiểu là… cái cảm giác cáu giận dỗi lúc nãy của tôi biến mất rồi.
- Lên xe đi – Phong nói nhẹ nhàng – tôi chở cô về.
- Thôi khỏi, tôi tự bắt xe bus được rồi…
Tôi không có ý làm phách, cũng không định nói câu này ra, nhưng cái cảm giác không được tự nhiên như mọi hôm xui khiến cái miệng thốt ra như vậy. Nếu có được tua lại thời gian, tôi thề là sẽ trèo lên xe mà không ý kiến ý cò dù chỉ một câu.
- Hay để tôi gọi D.K đến đây bắt taxi cho cô về?
Ngẩng phắt lên nhìn Thanh Phong, tôi tròn mắt:
- Cậu nói cái gì?
- Chẳng phải chuyến đi cùng đại ca D.K hôm bữa thú vị lắm sao?
Nói rồi hắn cười phá lên. Ừ, thú vị lắm, thú vị chết được.
- Thì cũng giống kiểu cậu đi dự sinh nhật nhỏ Jun thôi – tôi chép miệng.
- Tôi không có đi, cô tưởng tôi là ai chứ?
- Nhưng – ngạc nhiên lẫn lúng túng, tôi đưa tay chỉ chỏ - rõ ràng con nhỏ đó cắp cổ cậu ra ngoài rồi mà? Tối đó trong điện thoại cậu còn…
- Sau đó cô có nhìn thấy gì không? – Phong nheo mắt, bộ dạng rất buồn cười.
Lúc ấy khói mù mịt, nhìn thấy gì mới lạ. Nhưng tôi có thể tưởng tượng ra: 1. con nhỏ nài nỉ, dùng “nhõng nhẽo kế” để bắt hắn ta chở đi 2. Thừa cơ loạn lạc, Jun bắt cóc Thanh Phong lên một chiếc taxi, y kiểu anh hắn đã làm với tôi. Người ta nói anh em trong nhà giống nhau.
Đặc biệt một cái, dù chẳng uống fristi nhưng tôi chẳng bao giờ hình dung ra được sự thật nó như thế nào:
- Đáng lẽ cô phải ở lại thấy cảnh Jun đứng khóc lóc một mình, chắc là khoái chí lắm.
À há, thế á. Ừ, đúng là cảnh hay đáng để xem. Nhưng…
- Ai bảo tôi khoái chí nào?
- Biết đâu được…
Thanh Phong cười đểu rồi gạt chân chống, bắt đầu ga khiến tôi phải hấp tấp trèo lên. Hắn còn quay lại đắc thắng:
- …Anh Thư cũng như vậy mà.
Lại Anh Thư. Tôi bắt đầu không thích cái tên này rồi. Cho dù đó có là chị gái đi nữa nhưng cũng có những điều…
Nghĩ làm gì cho mệt nhỉ? Giờ mình chỉ muốn…
- Đi ăn kem đi.
- Không! – Phong nói mà không thèm suy nghĩ.
- Sao chứ? – tôi nhăn mặt đấm vào lưng hắn.
- Không nhớ cái vụ bữa trước à?
- Không. Mà hôm nay cậu làm theo ý tôi một lần đi – giọng tôi bỗng ngọt như mía lùi. Những tháng ngày ở bên nhỏ Ngân cũng không hề uổng phí.
- Tại sao? – giọng của hắn vẫn lạnh lùng cố hữu.
- Tại tôi đang vui, mà cũng muốn kiểm tra một điều…
Chiếc xe phóng thẳng đi… về nhà ba tôi. Lúc dừng xe, Phong còn quay sang dặn:
- Cô bị cảm thì ăn kem làm gì, về nhà nghỉ ngơi cho khỏe.
Không để tôi nói thêm câu nào, hắn phóng xe đi. Con chuồn chuồn vàng nhỏ dần rồi khuất sau con hẻm. Tôi nhìn theo, và mỉm cười.
Nếu người ta lo cho mình thế thì… cứ nghe lời đi.
|
Chap 10
Hôm nay ba đi làm về sớm vì biết con gái yêu vẫn chưa hết đau. Ông bất ngờ vì tôi mới hôm qua còn rên hừ hừ, hôm nay đã cười nói râm ran, lách chách như con chim chích.
Cái Quyên cứ ca mãi điệp khúc: “Chị lê được về đến nhà cũng hay” rồi lại “Có anh Phong cúp học chở về tận nhà sướng quá còn gì”. Không chỉ nó hí hửng mà tôi cũng vui trong lòng đây này.
Sau những bữa ăn gia đình thân mật, ba tôi đã có vẻ tế nhị hơn trong chuyện đề nghị với con gái. Cuối bữa ăn, trong khi tôi lăng xăng dọn dẹp – việc mà xưa nay hiếm – ông lên nhà lấy tờ giấy để phía dưới dĩa tráng miệng trên bàn.
Con nhỏ Quyên là đứa lách chách cầm lên đầu tiên:
- Cái gì đây hở bác.
Ba tôi lúng túng:
- Của chị Thư đấy cháu. Thư! Con nhớ xem nha. Đừng quên lời hứa với ba quan trọng thế nào đấy.
Xem thì xem. Chỉ là một tờ giấy vô hại thôi mà, đụng đến nó cũng chẳng cắn. Vừa đút miếng đông xương vào miệng, tôi giựt tờ giấy trên tay Quyên. Những dòng chữ đánh máy ghi một địa chỉ lạ hoắc:
- Nhà hàng Pháp số 7 đường ABC, 7h thứ 7 ngày – Quyên đọc to. Nó nhanh nhảu nhận ra vấn đề nên liếc nhìn tôi và…
Bụp!
- Ái.. .on ..nhỏ ..ết (cái con nhỏ chết…)
- Em mà không nhanh tay, chị lại phun ra thì sao?
Tôi nhăn nhó gạt tay nó, cố nuốt đám đông xương trong miệng xuống, làu bàu:
- Đây là lần thứ 2 rồi đấy, người ta nói quá tam ba bận. Nhóc mà còn làm như thế một lần nữa là chị không tha đâu.
Quyên nhìn tôi ngạc nhiên:
- Thế chị không sợ à? Hay bất ngờ? Hay giãy nảy lên?
Chắc là Anh Thư phản ứng rất dữ dội trước việc này, vì chị ta là con trong cái môi trường sang trọng này. Còn tôi là con nhà lành bảo sao nghe vậy, lỡ phóng lao rồi phải theo lao chứ biết làm sao. Dù gì tôi cũng tò mò người mà ba “tha thiết” muốn con gái gặp mặt là ai.
- Sợ cái gì mà sợ cái việc cỏn con này – tôi cao giọng.
- Thế hôm ấy chị cho em đi với nhá – Quyên chớp mắt.
Tôi nhìn con nhỏ láu cá. Thể nào nó cũng định sắn ý tưởng quoái dị trong đầu rồi. Tôi lác đầu chắc nịch:
- Không là không!
- Đi mà chị. Chỉ cần lúc đi cho em theo với – nó nài nỉ.
- Chị không đi từ nhà đâu, hôm đó có việc, Phong sẽ chở chị đi.
Nói xong câu này, tôi mới nhớ ra hôm đó cửa hàng có đợt sale off, không biết có trốn mà ra ngoài được không.
** ** **
Bước lên nhà trên, ba tôi lại đang xem chương trình yêu thích vớt “Sút” và “Đánh đầu”. Tỏ vẻ chăm chú thế thôi nhưng thỉnh thoảng ông vẫn liếc mắt về phía ban công, nơi tôi vừa ra đứng.
- Ba! Cái người con sắp đi xem mặt… là như thế nào ạ? – tôi gợi chuyện.
- À, là đối tác của ba. Chú ấy cũng giỏi lắm, tự mình xây dựng cơ nghiệp.
Chú á? Tôi gọi bằng chú. Vậy ông chú này…
- …bao nhiêu tuổi… hở ba? – tôi lắp bắp.
- Hả? – ba tôi không rời mắt khỏi màn hình nữa – con yên tâm, trẻ hơn ba nhiều, năm nay trên bốn chục. Cái thằng, đã một đời vợ từ thời còn là sinh viên nhưng vẫn còn…
Trên 40, có một đời vợ, là đối tác làm ăn của ba? Mình có nghe nhầm không?
Tôi cảm thấy đầu óc choáng váng. Đây có phải kiểu gả con gái cho những ông già giàu kếch sù để kiếm tiền không? Chẳng lẽ ba tôi là người như thế? Ông sẵn sàng “bán” con gái vì một mối làm ăn?
Thề có chết, tôi không bao giờ chịu “ông chú” này,
- Con còn hỏi gì nữa không? – ba tôi quay sang vui vẻ. Tôi thì chết đứng từ nãy rồi.
|
Tại căn biệt thự số zách cao 3 tầng trên đường VIP (có cái đường nào tên thế nhỉ) được xây theo kiến trúc Thái pha chút quoái dị. Phía bên hông nhà, khu vườn được nổi bật với những đền nhỏ xây bằng gạch được mô phỏng theo kiến trúc một di sản văn hóa nổi tiếng. Thấp thoáng sau hàng rào lại có những con thú rừng độc chiêu điểm xuyết cho cái vẻ hoang dã của ngôi nhà.
Anh chàng mặc áo sơ mi kẻ nhìn tờ giấy được mở sẵn trong bàn, dù có giả lơ cũng không thể không thấy.
- Nhà hàng Pháp cái con khỉ. Ông già này thật quá đáng.
- Anh không định đi à? – cô gái bước từ dưới nhà lên, lắc lắc mái tóc ướt mới gội.
- Hừ, không đi cũng không được.
Chàng trai bực dọc nhìn dòng chữ cuối cùng:
P/s: Mày mà không đi đừng hòng thấy tiền trong thẻ, con ạ!
Cô gái bước lại cầm tờ giấy lên, khẽ nhăn mặt:
- Anh biết con nhỏ này không?
- Ai thèm quan tâm – anh chàng đứng dậy bỏ lên lầu. Khi chân đặt lên bậc đầu tiên, anh nhớ ra một điều liền quay lại:
- Em mà để lộ điều gì giữa chúng ta thì coi như xong đấy.
Rồi anh ta nhìn con vật ghê rợn trong lồng kính, không khỏi rùng mình. Nhà gì mà như cái sở thú.
** ** **
- Ba! Con rể thua mình chưa tới chục tuổi mà ba cũng đồng ý? – tôi cáu, vừa nói vừa hét.
- Con bảo sao?
- Ý con là chưa phải con rể, nhưng cái người mà ba chọn làm rể ấy… có vấn đề. Không đời nào con chịu lấy ông chú hơn 40 này.
Bây giờ tôi có thể hiểu cảm giác của chị gái yêu quý rồi. Nếu biết trước thế này, tôi tuyệt thực phản đối còn hơn… Nghĩ tới mà gai cả người.
Ba tôi thì có vẻ ngạc nhiên.
- Con lấy ba nó làm gì chứ? Cái con bé này, trai trẻ thì không thích mà đi nói ông già. Sở thích kì cục.
Hả? Vậy là tôi nghe nhầm??
- Vậy nãy giờ, ba nói về “thân sinh” người mà con đi xem mặt?
- Ừ, chứ còn gì. Bạn lâu năm của ba đấy.
- Thế người ấy, cái người mà ba nhắm cho con ấy, trông như thế nào? – tôi tò mò.
- Không biết – ba tôi dửng dưng đáp, tiếp tục với trận bóng – ba đã gặp nó lần nào đâu.
Không biết? Vậy mà ba lại tỏ ra ưng ý cậu ta, bảo tôi học xong cấp ba thì cưới. Sao lại có thể như thế được?
Trời sập đi cho Hoài Thư nhờ.
** ** **
Có một điều quan trọng, bạn sống sung sướng, nhưng bằng túi tiền của người khác thì vẫn phải làm thêm để đúc cho đầy túi của mình.
Thế đấy, và dù có sống trong ngôi nhà sang trọng có cái bể bơi nhưng vì chẳng biết bơi nên không dám xuống (lại luyên thuyên rồi) thì tôi vẫn phải đi làm thêm đúng ca của mình. Thanh Phong không quan tâm đến chuyện này - thật là bực chết – thế nên tối nào học xong, tôi cũng phải về nhà lấy chiếc xe đạp “cọc cạch” (bị như thế từ hồi tông phải Phong mà có dám đòi tiền hắn sửa đâu) rồi hì hục mà đạp.
Những lúc thế này phải nhắm mắt tưởng tượng mình đang… lướt gió cho đỡ tủi. (Tác giả khuyên đừng ai hâm giống Hoài Thư, vì nhờ như thế mà con nhỏ đã hứng luôn cái bì bóng “vu vơ trên đường” vào mặt và loạng choạng… thôi không kể nữa)
Vì giờ học thêm Sinh lúc nãy, tôi mải tám với cái Ngân, nên cô bắt phải “Ngồi đến khi nào làm xong bài đấy thì thôi”. Mặc dù đã phát tín hiệu cầu cứu khắp nơi – đến cả cô giáo nữa – nhưng chẳng đứa nào giúp được tôi. Cuối cùng, nhờ tranh thủ lúc cô xuống dưới nhà chỉ bài cho con, tôi mới giở được cuốn sách giải ra chép không kịp thở. Nhưng muộn làm vẫn là muộn làm.
Chính vì vậy mà không kể thân xe đạp mỏng manh giữa chốn đống người, tôi phi thẳng xe ra đường lớn để tiết kiệm quãng thời gian đi đường hẻm vòng vèo như mọi hôm.
Tối nay có độ bóng đá hay sao mà nhiều đứa ăn chơi phóng ra đường “bão cả lũ”. Tôi chốc chốc lại phải ngó quanh kẻo tụi nó lạc lái tông trúng mình thì nguy. Nguy là nguy cái xe đạp già khốn khổ chứ thân này tôi chẳng tiếc, vì nếu có đứa nào chuẩn bị tông là tôi đã… vứt xe nhảy ra xa 3 mét rồi.
|