Twin, Này Nhóc, Đứng Lại
|
|
Chương 53.1
Gửi tình yêu cho gió… Tôi cầm trên tay li ca cao nóng trên tay, ngước nhìn trời đêm cho đến khi cái cốc sứ nguội lạnh mới biết là đã quá khuya rồi. Thật khó khăn để nói rằng người mình thích cũng thích mình. Có điều gì đó chưa chắc chắn, biết là không nên ngộ nhận ngay nhưng tôi vẫn không thể ngăn cản tâm hồn mình bay bổng và tim đập lúc nhanh lúc chậm. Dù có là cảm xúc nhất thời, cứ hãy để nó tự do thể hiện. hấp nốt ngụm ca cao còn sót lại, tôi mỉm cười với những ngôi sao trên cao trước khi vào nhà đóng cửa. Hôm nay là thứ 6, còn một ngày nữa thì đến chủ nhật. ** ** ** *** ** ** Điện thoại vang lên bản nortune quen thuộc, Phong tháo kính, ngả người ra sau để thư giãn đôi mắt trước khi kiểm tra tin nhắn. Vừa bắt gặp cái tên quen thuộc trên điện thoại, cậu không giẩu nổi nụ cười dễ thương. “Sinh nhật vui vẻ, hạnh phúc...” Phong đọc xong và bật cười: - Cậu là niềm hạnh phúc lớn nhất rồi. * ********* ********* - Mai tôi qua chở cô nhé. Tôi cười, với ánh nắng sớm nhẹ nhàng trước sân nhà, với những giọt sương lung linh bướng bỉnh chưa chịu rời ngọn lá, với những gì tốt đẹp mình đang cảm nhận, dù đâu đó vẫn còn chông gai. Và tôi tự cười với chính bán thân mình, để nhủ rằng cuộc sống này có một phần là hạnh phúc. Chùm Ruột vẫy tay với tôi lần thứ 3 (vì 2 lần trước tôi mải ngắm trời mà không để ý), nó nháy mắt tinh nghich: - Ai làm cho chị cười vào sáng sớm thế này? Tôi đáp lại nó bằng ánh nhìn dịu dàng, tự hỏi rằng mình có nên nói tên người áy ra. Dù chẳng cần thiết, nhưng tôi vẫn nhận thấy cảm xúc khó tả khi được gọi tên người mà mình yêu mến. Có lẽ cô bé đã hết kiên nhẫn với người đang thả hồn vào gió như tôi nên kiễng chân lên: - Đừng quên em vào sáng mai nhé! Tôi khẽ cúi xuống để cô bé hôn vào má rối vuốt đuôi tóc nó. - Ok, đi học may mắn nhé. Lúc Chùm Ruột khuất sau hàng phong lan dây nhà hàng xóm thì thiên thần của tôi cũng xuất hiện. - Không hiểu tại sao tôi cứ cười suốt từ khi thức dậy đến giờ…. Quỳnh Chi ho khẽ, lúc cô mở mắt, cảm giác đầu tiên không phải là ánh sáng chói từ khung cửa sổ cạnh giường, mà là cánh tay đang bị tê nhức. Cô nàng khẽ cựa quậy, nhưng chỉ xoay sở được nửa mình. Ngay cả khi cô đã ngồi tựa lưng lên đầu giường, con sâu ngủ kia vẫn chẳng hay biết gì. Cô định đưa tay vuốt khẽ mái tóc đó, nhưng chợt nhận ra…. - Phương Đan? Em… sao em lại ngủ ở đây? Lay vai thêm lần nữa, cô mới cảm thấy sự sống của cô bé. Phương Đan ngồi thẳng dậy, mắt nhắm mắt mở nhìn cô chằm chằm, một tay đưa lên trán Quỳnh Chi, tay kia đặt lên trán mình để kiểm tra. - Hết sốt rồi… - nó lẩm bẩm. - Em thức canh chị cả đêm à? – Quỳnh Chi khẽ cười, cảm thấy ấm á trong lòng. - Em á? Canh chị? Quỳnh Chi chớp mắt rồi ngó ra cửa, định chạy ra nhưng rồi lại thôi. - Chậc, không phải. Em đâu có rảnh mà ngồi canh chị, chỉ là… Con bé nhìn cô với vẻ bất lực rồi im bặt, ra ngoài phòng khách. - Phương Đan? Con vẫn ở nhà sao? Má tưởng con đi với anh hai rồi chứ. ** ** *** *** - Anh được lắm! Phục Hy cười cười, nhẹ nhàng gỡ tay cô em gái khỏi cổ áo. Cậu định bẹo má cô nhóc, nhưng thấy Phương Đan đang tức giận. - Hì hì, bỏ qua cho anh đi, em cũng không mất gì mà. - Anh làm thế mà được sao? Rõ ràng em đã vào giường ngủ rồi còn lôi em ra đó, làm chị ta tưởng em canh cả đêm nên ngủ quên. Anh có gan làm thì chịu đi chứ. Sao không nói cho chị ta biết anh là người đã chườm đá, lau mồ hôi, lo lắng cho chị ta đến nỗi không dám nhắm mắt quá 1 phút? Chẳng biết nói sao, cậu chỉ nhe răng cười. - Còn cười được sao? - Đừng cố chấp thế chứ? Em cũng lo lắng cho Quỳnh Chi mà. Phương Đan bỏ đi trước, nói với lại: - Anh mới là kẻ cố chấp. Vẫn thích thì sao không nhận đi, cứ âm thầm quan tâm làm cái gì… Cậu thừa nhận mình cố chấp thật, nhưng nói ra những điều thầm kín trong lòng đâu phải là dễ. Cậu cần thời gian để chấp nhận tình cảm của mình. Gió đưa nhè nhẹ. Tôi áp một bên tai vào lưng Phong, cố cảm nhận những âm thanh xung quanh, và cả nhịp đập của cậu ấy, nếu có thể. Nhưng con gái đúng là ngốc xít, và con trai thật lãnh đạm. Dường như chỉ có mình tôi cảm thấy khác lạ khi nhịp đập dồn dập, khi hơi thở không còn nhịp nhàng, khi đầu óc cứ rối bời, và tâm hồn thì lâng lâng tận những tầng mây trên kia. - Này, có nghe tôi nói không đấy? - Xin lỗi, cậu nói gì? – tôi nghển cổ, cảm thấy mình thật vô tâm khi cứ để ý tận đâu. - Đã ăn sáng chưa? Tôi hỏi lần thứ 3 rồi đấy. - Chưa – tôi đáp, thất vọng khi nhận ra gốc cổ thụ quen thuộc cạnh trường. Ước gì đoạn đường đi học dài thêm một tí. Lúc đưa lại mũ cho Phong, tôi không tài nào giấu nổi vẻ mặt luyến tiếc. - Sao lại phụng phịu thế này? – Cậu ấy vỗ nhẹ một bên má tôi, cười thích thú – nhìn cứ như búp bê thiếu ngủ ấy nhỉ. Tưởng trêu tôi thì tôi không biết trêu lại chắc. - Thế còn cậu là sao đây? – tôi cúi xuống, “săm soi” khuôn mặt đáng giá ngàn vàng của cậu ấy – chẳng phải hai vệt thâm quầng kia là vì không ngủ được sao? Suy nghĩ nhiều không ngủ được hay là sung sướng… Nói đến đây tôi im bặt, hai má nóng bừng. Nhưng tôi không phải kẻ duy nhất xấu hổ, vì Phong cũng lúng túng. - Này – cậu ấy chìa ra chiếc bánh bông lan – ăn sáng đầy đủ đấy nhé. Tôi hớn hở, định nhận lấy thì Phong đã thu tay lại làm tôi với hụt. Tức mình, tôi rướn người giật vội trước khi cậu ấy kịp giấu. - Cảm ơn nhé. Chiếc bánh vẫn còn ấm, cứ như mới lấy từ lò ra. Hay vì tôi tự tưởng tượng ra ràng hơi ấm của cậu ấy đang truyền cho mình? - Cảm ơn nhiều – tôi lặp lại một lần nữa. Phong nhìn tôi trìu mến. Khóe miệng nhếch lên thành nụ cười nửa miệng. Có cái gì đó không an toàn. Không đến mức cái bánh có độc, nhưng mà…. - Đã nhận tấm lòng rồi thì phải chấp nhận một điều kiện đấy nhé. - Điều kiện? - Có nhớ hôm qua là sinh nhật tôi không? Tôi mơ hồ nhớ lại hôm qua, nhưng kí ức về khoảnh khắc lúc chia trước cửa nhà đã che lấp tất cả. Không lẽ, cậu ấy lại định đọi quà sinh nhật… Nhìn Phong với vẻ cảnh giác, tôi khẽ lùi lại một bước. Hôm nay tôi không mang theo khẩu trang. - Vậy là tôi chính thức qua tuổi 17 rồi – Phong rướn người về phía tôi, đôi mắt lấp lánh. Cậu thì thầm khe khẽ - gọi là “anh” nhé. - Anh… cái gì? Tôi sinh… - Tháng 12. Dù có một ngày, vẫn là ít tuổi hơn, huống hồ tôi kinh nghiệm trên đường đời hơn những một tháng. Ngườ xưa nói “kính trên nhường dưới” em đã nghe chưa? Tôi cứng họng. Không phải vì kiểu ăn nói ông cụ non của Phong, mà bởi cách xưng hô lạ lẫm nhưng tình cảm của cậu ấy. ….. - Chú! Dừng xe lại không cháu mở cửa ra bây giờ - tôi nói với chú tài xế, một tay nắm khóa cửa. …. - Em làm gì vậy? - Xê ra – tôi đẩy anh ta qua một bên – “anh” “em” nghe phát gớm. Thà cứ chửi nhau như bình thường cho tự nhiên….. ….. Bất giác tôi nhớ đến Danh, anh ấy cũng đã từng nói thế với tôi. Nhưng tôi thì luôn giữ một khoảng cách nhất định với Danh. Còn tôi và Phong, liệu còn có khoảng cánh nào nữa…? Nhận ra ánh mắt “đắm đuối lạ thường” của tôi (thật ra là đờ đẫn vì suy nghĩ), Phong khẽ cười rồi vén tóc mái của tôi cho gọn gàng lại. - Nhớ chờ đấy nhóc, anh sẽ đón- cậu ấy cười tinh nghịch. Hà? Cái gì? Sao lại “anh” và “nhóc”?? - Cái tên này, cậu… - Ở nhà tôi cũng gọi thằng Tùng như thế mà… - Phong nói và bấm dây cài mũ bảo hiểm – ra về đừng có lang thang đấy, đứng chỗ này nhé. Cậu ấy rịn ga, tặng cho tôi một cái vẫy tay trước khi phóng xe. - E hèm. Tôi giật mình, tưởng rằng mình đứng sau cây tùng này là kín lắm rồi chứ, ai ngờ vẫn có kẻ nhìn thấy. - Như thế là không được, chị hư lắm đấy nhé. Tôi trợn tròn mắt nhìn Phục Hy đang vắt áo đồng phục lên vai (kiểu ăn mặc “luộm thuộm” một cách cố ý muôn thưở của nó), thong thả bước lại. - Nhóc… cậu để ý tôi bao lâu rồi hả? - Đủ để thấy những gì cần thấy – cậu nhóc châm chọc – may là em không nghe thấy gì, nếu không thì đã đau bụng vì “sến” rồi. - Cậu được lắm… - tôi co giò đuổi theo nó. Mặc kệ những kẻ tò mò xung quanh xem đó là trò trẻ con. Tôi nhìn thằng nhóc này nhiều lắm rồi, không thể để nó chọc mình mãi được, nhất là khi những vấn đề nhạy cảm bắt đầu nảy sinh, tha hồ đề tài cho Phục Hy đề cập. Bụp! Oái. Kẻ nào xui xẻo bị tôi tông trúng rồi. - Con nhỏ này… Nhận ra giọng sát thù hói đầu, tôi im như phỗng trong khi Phục Hy đứng đằng sau cười hí hửng. - Ah, Hoài Thư – nghe như có vẻ tôi là bạn thân của thầy ấy – em sao rồi, có ốm đau gì không? Tìm ra thủ phạm đẩy em và Quỳnh Chi xuống hồ bơi rồi. - Thật thế hở thầy – tôi tò mò, lần đầu tiên nhận ra ích lợi khi có thầy giám thị. - Ừ, nó tự nhận tội. Nhưng thầy khuyên em đừng phạt thằng nhóc đó nữa, vì nó đã bị ai đó xử cho một trận te tua thâm mặt bầm má rồi. Sát thủ cố nhấn mạnh hai chữ “ai đó”, tôi chỉ tình cờ đưa mắt nhìn Phục Hy, không ngờ nó ngó lơ thật. Hóa ra cu cậu bỏ tôi ở lại một mình rồi gọi cho Thanh Phong là vì việc này. Chắc chắn tôi không phải là người được trả thù mà là… - Em có ghét gì tụi nó – sát thủ đặt một tay lên vai tôi, nhìn với vẻ trìu mến – thì cũng đừng giở trò côn đồ gì trong trường học nhé. Tụi nó mà gặp em chắc chẳng toàn mạng. Tặng cho tôi một nụ cười không thể tươi hơn, thầy giám thị vui vẻ bỏ đi. Tôi tức mà chẳng nói được gì. Tự dưng mình lại thành kẻ bạo lực. - Phục Hy này – tôi gọi với khi thấy cậu nhóc đang khom lưng lủi dần – Quỳnh Chi có biết chuyện em làm cho cô bé không nhỉ? Hay để chị nói? Tôi cố làm cho giọng thật ngọt ngào, cốt làm cho cậu nhóc tức. Và đúng là Phục Hy tức thật, lại còn xấu hổ nữa chứ. Cậu nhóc khi đỏ mặt trông thật dễ thương. - Chị đừng cười nữa có được không….. - Hoa cúc trắng? Thắng nhìn bó cúc trắng vớinhững bông nhỏ nhỏ xinh xinh điểm màu xanh của lá, trong lòng dâng lên một cảm xúc khó tả. Cậu ước gì có thể nói hết được nỗi lòng mình, nhưng có lẽ cái gì đã được cố ý chôn chặt thì không nên gợi lại. Chỉ tiếc là, ước gì cậu có thể khóc như anh ấy. Có đủ tư cách để khóc… vì chị ấy…. - Trước đây anh chẳng bao giờ mua hoa tặng cho chị ấy, bây giờ thấy hối hận sao? - Không phải, vì chẳng có bông hoa nào đẹp bằng tâm hồn cô ấy. Những bông hoa này dù đẹp cũng sẽ bị lu mờ… Danh mỉm cười, đặt một tay lên vai Thắng: - Đợi anh ở đây nhé. Thắng nhìn theo cái bóng cao cao tiến lên đồi. Cậu cũng muốn đi, nhưng cậu sợ mình sẽ khóc, mà cậu thì làm gì đủ tư cách để khóc cho người ấy. …….. Đã bao nhiêu thời gian trôi qua. Cỏ đã xanh hơn lần trước anh đến đây. Xung quanh, hoa mười giờ, hoa tóc tiên, tầm xuân đua nhau phủ mặt đất. Nhưng không có cúc trắng…. Vì đóa cúc trắng đẹp nhất vẫn ở đây. Danh khẽ nhắm mắt. Trong anh chỉ có tiếng gió thổi. “… Anh không ngờ trên đồi lại có nhiều gió đến vậy. Gió làm cho tâm hồn ta thanh thản, nhưng cũng cảm thấy cô đơn. Em phải chịu sự cô đơn một mình, phải chăng đã hóa thành cơn gió kia…? Không thể phủ nhận rằng anh đã hết yêu em, nhưng anh sợ mình cứ chôn chặt hình bóng em mãi tron lòng, rồi em sẽ chẳng thể thanh thản mà ra đi. Đã bao nhiêu lần, anh gạt cuộc sống sang một bên, cốt chỉ đến gần em hơn, nhưng anh sợ em sẽ khóc, sẽ trách… Vì nếu làm thế, chẳng có ai trong chúng ta được hạnh phúc. Em đã nói em yêu anh và mang tình yêu đó theo mình là hạnh phúc, còn anh hạnh phúc là khi tìm được người làm anh cảm thấy được yêu lần nữa. Lúc đó anh đã rất hận em, ghét em, đau khổ … nhưng khi gặp được cô ấy, anh biết mình đã sai. Không thể so sánh cô bé ấy với em, nhưng mỗi người đều làm cho cuộc sống của anh có ý nghĩa theo một cách riêng. Em là cơn gíó nhẹ nhàng, như thiên thần đang cứu rỗi con người đau khổ. Còn cô ấy là ánh mặt trời rực rỡ làm tan chảy băng giá trong lòng anh. Gió đã cuốn đi mọi thứ khi rời khỏi, còn ánh mặt trời lại chẳng của riêng anh. Và rồi anh nhận ra, anh chỉ yêu Hoài Thư khi không thể yêu em được nữa…. Không phải là ngộ nhận, tình cảm anh dành cho cô ấy là thật. Nhưng anh đã định nghĩa lại tình “yêu” cho riêng mình: đó là khi nhìn thấy người mình yêu hạnh phúc. Hoài Thư đã tìm thấy người đặc biệt của riêng cô ấy. Em hạnh phúc, và anh hạnh phúc, thế là đủ. Anh sẽ tìm được người làm mình hạnh phúc, để em cũng cảm thấy hạnh phúc. Chúng ta vẫn còn nhiều thời gian, chỉ cần chờ đợi. Anh không muốn làm kẻ thứ ba, kẻ độc ác – dù đã có lúc như vậy. Những điều kiện ràng buộc chỉ để níu kéo người ta yêu, chứ không mang lại tình yêu cho người ấy. Yêu và được yêu là tuyệt vời, nhưng yêu mà không được yêu chưa chắc không hạnh phúc. Thế nên, anh sẽ thả tay cô ấy ra. Em cũng đừng chờ anh nữa, hãy tìm cho mình một thiên thần giống em. Vì chỉ khi em hạnh phúc, anh mới hạnh phúc. Nếu có cơ hội gặp nhau một lần nữa, nhất định anh sẽ không thả tay mình ra…” Gió luẩn quẩn quanh anh, cảm giác như những lần cô ấy tựa đầu lên vai, nhìn bầu trời và nói rằng: “không phải cứ ở bên nhau thì mới cảm nhận được tình yêu” - Phải chăng giờ đây em cũng đang thì thầm câu nói ấy? ….. - Về thôi chứ anh? Danh nhìn lên ngọn đồi lần cuối rồi quay lưng. - Ừ. Một cơn gió mạnh ùa tới, ngọn lau sậy nghiêng ngả, những cánh bồ công anh tung bay. Trắng tinh khôi, nhẹ nhàng, thanh thản, như thiên thần đang bay về trời.
|
Chương 53.2
- Cậu đi học trễ? – Anh Thư nhìn Phong chằm chằm, như cố tìm kiếm vẻ khác lạ của cậu bạn hôm nay, nhưng Phong chỉ đáp lại bằng 1 nụ cười bình thường như bao ngày. - Gọi điện báo trước rồi mà, lẽ nào cậu không nhận được? Tôi có việc nên đến trễ - Phong thản nhiên đáp. Anh Thư quay đi để tránh cái nhìn buồn bã. Cô không thể cản cậu ấy. Nhưng phải làm sao cho vừa lòng mình? Đúng lúc ấy thì điện thoại reo, chỉ còn 5 phút nữa là vào lớp vậy mà… - Sao anh lại gọi vào giờ này? – cô vừa hỏi vừa cố đoán cái lí do mà Tuấn sẽ đưa ra. - Anh vừa nhận được tin của chị Yên, em có muốn đi ngay không? ** ** ** ** ** Bà Thành xỏ đôi dép đan vào chân, vịn thành giưởng để đứng dậy. Nằm lâu một chỗ khiến cho hoạt động đi lại cũng khó khăn. Vậy nên bà phải ra khỏi cái phòng bệnh chỉ có một màu trắng nhàm chán này. Yên vừa vơ đống đồ dùng trên cái tủ sắt cạnh giường, vừa thở dài. - Con để cho cô về mà chẳng yên tâm chút nào. - Nhưng để cô ở lại thì con sẽ phải nghe than thở đến phát chán thì thôi – bà Thành cười, cố để cho cô cháu gái thấy thoải mái. Bà biết mình nên nghe lời của bác sĩ, nhưng quả thật sống tù túng thế này còn khó chịu hơn. - Vậy nên con mới…. Chị chưa nói hết câu thì cánh cửa sắt bị bật tung một cách tội nghiệp. Anh Thư xông vào với bộ dạng hớt hải và bộ đồng phục còn nguyên nơ – thứ mà học sinh “không bình thường” như cô chẳng bao giờ muốn đeo. - Má em… má em sao hở chị? Cô dừng để lại để thở. Lúc đưa mắt nhìn lại một lần nữa mới nhận ra bà Thành đang ngồi trên giường, nhìn cô với ánh mắt kì lạ, còn Yên thì đang che miệng cười. - Má em hôm nay xuất viện, chị nghĩ em nên về. Tuấn ở phía sau cô cũng giấu một nụ cười, xách túi trái cây bước vào. - Chị có thể nói chuyện với em một lát không? – anh nhỏ nhẹ với Yên. Chỉ còn Yên và bà Thành. Cô nhìn, và bà cũng nhìn cô chăm chú không kém. Cô đang là Hoài Thư, nhưng có cái gì đó là sự thật không thể chối cãi ở đây. Giống như huyết quản đang chảy bên trong. Anh Thư ngồi xuống chiếc ghế gỗ bên cửa sổ, nghiêng đầu để đón gió. Cô không muốn để ý đến xung quanh, hoặc đang cố gắng để không nhìn bà ấy. Nếu không vì cú điện thoại nói bà Thành đang gặp cơn nguy kịch, chắc cô đã chẳng vội vã đến vậy. Hóa ra tất cả chỉ là một trò đùa. Thất vọng hơn nữa là Tuấn cũng cố tình lừa cô, Dù có là bạn trai đi chăng nữa, anh vẫn luôn làm mọi thứ theo cách của mình mà không sợ cô giận dỗi hay trách móc. Vì rốt cuộc cô cũng chẳng trách được anh. Vì cô vẫn còn quan tâm đến bà ấy. Giấu ánh mắt lén lút sau cánh tay gác lên thành ghế, Anh Thư quan sát bà Thành đúng dậy, rót li nước. Rồi với vẻ thản nhiên, cô làm bộ như không để ý thấy bà đang tiến lại phía mình, chìa li nước ra. Bà đã nhận ra cô rồi, ánh mắt đó nói lên tất cả. Bộ đồ trên người, cách thể hiện cảm xúc không giấu diếm, vẻ ngượng ngùng… dù có là người lạ cũng phải nghi ngờ. Huống hồ bà lại là người đã sinh ra hai đứa con gái sinh đôi. Cô phải làm sao đây? - Con mệt rồi, uống cốc nước đi. Có thể bà biết, nhưng cách nói này thì không thể đoán ra được chuyện gì. Phong đón tôi về đúng hẹn. Cả hai không về nhà mà lang thang những hàng café, tô tượng, shop hoa, và ghé vào cửa hàng tôi làm việc với tư cách là khách hàng. Trong mắt những người ở đây, cậu ấy vẫn là anh họ dễ thương của tôi. Cũng chính vì thế, tôi phải miễn cưỡng gọi Phong bằng anh. - Chị có thể ngừng nhìn anh ấy chằm chằm như vậy được không? - tôi lừ mắt với Dương. Rút cục chị ấy cũng chịu trở lại với mấy chậu hoa của mình, vẻ mặt hơi cau có với tôi nhưng vẫn rạng rỡ. - Nếu em dẫn cậu ấy đến đây thường xuyên - chị thì thầm vào tai tôi - thì chị sẽ để em đi làm bình thường lại đấy. Chuyện trước kia bỏ qua hết. Nói như thế có nghĩa là tôi sẽ không bị trừ lương, làm thêm giờ mà trở lại đúng ca như trước đây. Nhưng chị nghĩ tôi có thể “bán rẻ” thời gian của Phong thế sao. Tuyệt đối không. - Em thà nhận mức lương thấp như bây giờ còn hờn làm giàu cho con mắt của chị, bà cô ế ạ. Dương cốc đầu tôi một cái, cười vui vẻ. Có lẽ chị ấy thuộc số hiếm hoi không cảm thấy khó chịu khi nhắc đến việc gần ba mươi rồi mà vẫn chưa có người yêu. - Anh muốn mua loại hoa nào? Dạo này có thêm nhiều hàng nhập lắm - giọng Nhi đon đả, nó nháy mắt với tôi sau kệ lan - lần trước anh tặng hoa cho bạn gái mà không nói trước làm Hoài Thư lo sốt vó... - Làm gì có - tôi chạy lại bụm miệng con nhỏ trước khi quá muộn, nhưng Phong đã nhăn răng cười dễ thương. Nụ cười làm tôi thấy xấu hổ. Ôi trời ơi cái con nhỏ này, ai bảo nó phun ra hết với Phong kia chứ. Làm thế này có khác nào “vạch áo cho người xem lưng” đâu. - Hì hì, mình về đi - tôi chạy lại quầy tính tiền để lấy cặp, bộ dạng hết sức khẩn trương. Phải tranh thù chuồn trước khi hai tên gian tà kia lại nói hết chuyện của mình. - Sao thế - Phong thản nhiên nhìn tôi - anh định mua thứ này đã, vả lại đang giữa trưa mà. Cậu ấy đưa mắt ra ngoài cửa, nơi nắng gắt đang trải một màu vàng ruộm lên mọi thứ mà nó len lỏi tới được, chẳng khác nào thùng mật bị đổ làm cho thứ chất lỏng óng ánh tràn khắp nơi. Tôi thở ra nhưng vẫn không chịu bỏ cái cặp xuống, liếc mắt về phía hai tên đang cười khúc khích đằng kia. Chạy trời không khỏi nắng. Phong tiến về phía cuối kệ, đưa tay lên chạm vào những cánh hoa rồi hào hứng quay sang tôi. - Hoa hồng trắng thì sao? Có cái gì đó quen quen. - Cậu... à anh đang hỏi ý kiến em đấy à? - Ừ - cậu ấy chớp mắt hai cái liền - thích không? - Thích..., mà không thích. Tôi nói xong và im bặt, bởi câu trả lời quá ư đối lập của mình. Bó hoa hồng trắng Danh tặng bữa trước giờ đã khô, được yên vị ở ngăn trên cùng tủ nhà tôi. Chẳng phải tôi muốn nhận hoa từ Danh hay thích thú gì với việc đấy, nhưng một bó hoa đẹp như thế mà bỏ đi thì tiếc lắm. - Trước đây có thích, nhưng bây giờ thì không - tôi trả lời khi nhận ra cái nhìn khó hiểu của Phong dành cho mình. Vốn dĩ từ trước giờ, tôi chẳng ghét loại hoa nào. Đã được gọi là hoa thì ắt hẳn phải đẹp và có ý nghĩa rồi. - Tiếc thật, vậy mà anh định tặng cho em đấy. Tôi tiếc rẻ nhìn Phong chán nản rời tay khỏi cánh hồng, nhưng lúc quay đi, gò má lại hơi nhô lên như thể đang cố nhịn cười. Cái tên này đang nghĩ gì không biết. - Chà, con trai ga lăng như thế thời này hiếm lắm - Nhìn vừa nói vừa vua đất cho chậu xương rồng - mà giờ tặng hoa cũng ít, vì con gái bây giờ toàn thích những cái quoái chiêu. - Ví dụ như ...? - Phong tò mò, bỏ lửng câu nói để Nhi tiếp tục. Ai ngờ cô nàng lại nói một câu cụt cả hứng. - Bữa nào chỉ có hai đứa em nói cho anh nghe. Tôi nhìn nó mà tức tối. Dẹp, nói chuyện gì mà chỉ có hai đứa. Chẳng phải nó đang có người yêu đi du học đó sao. Cái con nhỏ này thật là... - Anh ơi - tôi cười toe, khoác lấy một tay Phong - em đói bụng rồi, hay là mình đi ra ngoài kiếm cái gì đó ăn đi. - Bánh xèo hả nhóc? - nói rồi cậu ấy phì cười khi thấy mắt tôi sáng rỡ - thôi đi nào. Phong dút tay vào túi, chào mọi người rồi kéo tôi ra ngoài. Trước khi bỏ ra ngoài, tôi còn kịp dứ dứ nắm đấm về phía Nhi. - Xì, cái con nhỏ này, làm như người yêu không bằng. Chỉ chọc anh họ một tí thôi mà. Không biết có cố ý hay không, mà Phong lại đưa tôi vào quán bánh xèo lần trước đi cùng với Danh. Nhưng dù sao tôi cũng không để ý lắm, vì đang đói rã rời tay chân thì con người ta chẳng thế suy nghĩ được nhiều. - Này nhóc, từ từ thôi. Có ai bỏ đói đâu mà lo. Chở tôi đi vòng vèo cả trưa mà dám phủ nhận là không bỏ đói. Cậu ấy là con trai thì khác, chứ tôi lúc nào cũng phải “đúng lượng đúng giờ”. - Đừng nói vơi tôi là cậu đang ăn kiêng đấy nhé - tôi nhìn mấy cọng diếp cá trên cái đĩa của Phong, tức thì cậu ấy lừ mắt. - Anh! Tôi ngồi thẳng dậy như phản xạ của một đứa em đang chuẩn bị uýnh. - Anh... tính ăn kiêng à? Nói xong mới thấy mình thật ngu xuẩn, Sao tôi lại sợ Phong như thế chứ. Giống như lúc đầu gặp nhau, khi tôi biết mình mới gây sự với “sát thủ tay không” ấy. - Có thế chứ - Phong cười, xoa đầu tôi hệt như một đứa em trai. - Cậu bắt tôi gọi bằng anh mà lại gọi tôi bằng nhóc sao? Phong khoanh tay trên bàn, rướn thẳng người. - Thế nhóc muốn gọi bằng gì? - Thôi bỏ đi... Chẳng lẽ lại nói ra những điều mình đang nghĩ? Tôi đâu “mặt dày” đến thế. Phong cười, nhưng không nói gì cả. Cậu ấy đặt một miếng bánh vào đĩa của bình, sắc mặt bỗng trở nên nghiêm túc khi đặt đũa xuống và quay lên nhìn tôi. - Cô có thích Danh hay không? Sau một giây đớ người ra vì câu hỏi, tôi mới lấy lại được lưỡi và giọng nói của mình. Cậu ấy đang hỏi tôi với thái độ cực kì nghiêm túc. Tôi không đoán nổi ánh mắt kia trông chờ câu trả lời như thế nào từ mình. Đặt đũa xuống, tôi vớ lấy li nước trắng nốc cạn. - Tất nhiên là không - tôi đáp - tôi luôn xem trọng anh ấy, nhưng đó chỉ là sự ngưỡng mộ chứ không phải tình cảm có thể gọi bằng từ “thích”. - Tôi cũng đoán thế - Phong đáp và cười - vậy cô có thích tôi không? Cậu ấy hỏi với vẻ bình thản, nhưng tôi đọc được sự lúng túng trên gương mặt ấy. Thực sự là Phong cũng làm tôi bối rối không kém - vì quá bất ngờ. Nếu bây giờ tôi mà nói ra thì sẽ không thể nào trốn tránh được. Cuộc nói chuyện với Anh Thư sẽ bị chìm vào quên lãng. Dù muốn nhưng tôi không thể làm thế. Thôi nào Hoài Thư. Đây là chuyện quan trọng của bản thân, một khi đã quyết định thì không ai có thể ngăn cản. Phải biết đấu tranh vì chính mình chứ. Không dám đế ánh mắt dò xét lâu, Phong hơi nghiêng đầu nhìn ra phía sau. Tôi nhắm tịt mắt lại, hít một hơi dài. - Biết nói sao đây, tôi... Lời nói chưa đâu đến đâu đã tắc nghẹn trong cổ họng. Tôi muốn lên tiếng, nhưng chẳng biết mình sẽ nói gì tiếp theo khi quyết định trong đầu còn chưa dứt khoát. - Tôi... - Thôi được rồi. Phong đặt ngón tay trỏ lên phía trước, chỉ cách môi tôi chút xíu. Điệu bộ của cậu ấy thoải mái và tự nhiên. - Chuyện này từ từ trả lời cũng được. Cho dù câu trả lời của cô là có hay không, tôi cũng phải nói một điều... Phong nhìn tôi chăm chú, ánh mắt dịu dàng trìu mến. - Hình như tôi thích cô rồi. chẳng cần một cái chạm tay, tôi cũng có cảm giác như luồn điện từ Phong đang truyền sang mình, gây cảm giác tê tê, hư ảo. Cậu ấy không đùa - tôi biết. Chính vì thế nên câu nói đơn giản chỉ có 6 chữ kia lại làm tôi shock đến thế. Tôi thích Thanh Phong - điều đó hoàn toàn là sự thật. Nhưng cậu ấy cũng thích tôi thì thật bất ngờ. - Hức! - Sao vậy? – Phong hỏi tôi, chân mày trái hơi nhướn lên. - Không sao… hức! Nói xong câu đó tôi im bặt. Tự dưng lại nấc cụt một cách vô duyên trong hoàn cảnh như thế này, còn đâu là sự lãng mạn đáng lẽ ra phải có? Trời ạ! Phong nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên xen lẫn thích thú làm tôi xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu. - Hức. Tôi đã dùng tay che miệng rồi mà vẫn không nhịn được. Còn Phong thì vừa cười vừa giơ cái li rỗng trên bàn hướng về phía chị phục vụ: - Cho em xin li nước. Nói xong cậu ấy vỗ vỗ tay lên vai tôi. - Bình tĩnh đi đã nào. Thậm chí bộ dạng của tôi đáng cười đến nỗi Phong phải lấy tay che miệng. Thật là đáng ghét. Cái khoảnh khắc đáng nhớ trong đời tôi lại “đáng nhớ” kiểu này sao? Bài chữa dân gian bằng uống nước của các cụ ngày xưa thật hay. Phải cảm ơn trời phật vì tôi không còn bì nấc cụt nữa. Thế nhưng để làm cho Phong không cười tủm tỉm mỗi khi nhìn thẳng vào tôi thì thật là khó. Trời đã về chiều. Gió mát rượi đem theo luồng không khí se se. Mùa đông cũng sắp đến rồi. Nhanh thật. Thời gian đúng là chẳng chờ đợi ai. Nếu mỗi chúng ta không biết nhanh tay nắm bắt, nó sẽ không bao giờ trở lại. Bên quảng trường, đám trẻ đang cầm những chùm bóng bay, chạy nô đùa với vẻ vô tư hồn nhiên. Hôm nay tổ chức hội khỏe nên bọn nhóc tha hồ đùa nghịch reo hò làm vang cả một quãng đường. Làm trẻ con thích thật, không phải lo nghĩ gì cả. Giống như cô bé tóc bím và cậu bé áo xanh đang ngồi bên thành hồ phun nước, chia cho nhau câu kẹo mút. Có những khoảnh khắc thật đẹp, thật đáng trân trọng. Nhưng đôi khi lại không có khoảnh khắc như thế lần thứ hai trong đời. Những đứa trẻ ồn ã tranh nhau cầm chùm bong bóng lần cuối. Hội thao sáp kết thúc. - Phong này – tôi vòng tay qua eo cậu ấy, áp sát đầu vào lưng – tôi cũng thích cậu từ lâu rồi, rất nhiều. Cả trăm bong bóng đủ màu sắc được thả ra gần như cùng lúc, hòa với bọt nước trắng trong hồ thành một khung cảnh lung linh đẹp mắt. Tiếng reo hò trẻ con tạo nên không gian ồn ã của một chiều thu. Thế là tôi đã nói ra rồi. Chẳng có gì phải hối tiếc nữa cả. ** ** *** ** *** ** Vừa về đến nhà là Anh Thư đổ phịch lên chiếc ghế. Tuấn đi sau dìu bà Thành vào. Hôm nay anh ít nói, vì cô chẳng hề mở lời. Yên đặt hồ sơ bệnh án lên bàn kính. Chị mở tủ lấy ra hai cốc nước cam, một dành cho Anh Thư, cốc kia đem vào cho bà Thành. Lúc chị trở ra thì cô đã xem xét gần hết nội dung bên trong bệnh án. - Bà ấy… à má em bị bệnh như thế này từ bao lâu rồi ạ? Yên cười buồn. Chị ngồi xuống chiếc ghế đối diện. - Từ hồi sức khỏe của bà có biểu hiện xấu đi.. ít nhất cũng cách đây ba năm rồi. - Nhưng đây đâu phải ung thư hay bệnh nan y? Có thể chữa được cơ mà. - Vấn đề ở đây là nó rất tốn kém, vả lại chưa tìm được người thích hợp – Yên lắc đầu chán nản. Chị tự rót nước lọc cho mình. Đúng là lí do tài tính – Anh Thư thầm nghĩ khi quan sát lần nữa căn nhà - Nhưng tiền thì có thể xoay sở được. Còn người thích hợp, sao lại không có? Và cô chợt nhận ra, ngoài Hoài Thư ra thì bà chẳng có người thân trong gia đình nào ở bên cả. - Vậy còn em thì sao? - Em quên rồi à? Em đâu có cùng nhóm máu với má, vì thế nên đành bó tay. Chị đang cố liên hệ lên các bệnh viện ở thành phố… Yên nói, nhưng cô không nghe. Cảm giác như tai đang ù đi vì mớ lùng bùng. Hoài Thư không có khả năng, nhưng nếu cô có thể thì sao? - Nhớ đi ngủ sớm đấy. Tuần sau thi rồi, dù có cố cũng chẳng ôn được thêm bao nhiêu đâu, tốt nhất là nên giữ sức. Tôi biết Phong lo lắng cho mình, nhưng những lời cậu ấy nói chẳng phù hợp với tôi chút nào. Kẻ giỏi sẵn thì chắc chắn nên đi ngủ sớm để tỉnh táo cho kì thi sắp tới, còn đứa mù dở như tôi tốt nhất là nên nhồi nhét được bao nhiêu vào đầu ahy bấy nhiêu. - Tuần sau tôi cũng thi, nên có lẽ sẽ bận rộn. Hi vọng là kết quả cả hai đứa đều tốt. Còn tôi thì lại hi vọng có thể gặp được cậu ấy trong tuần tới, dù biết là rất khó. Một tuần bận rộn cũng không thể làm tôi kìm chế được những tâm tư tình cảm của mình. Thế nhưng tôi đành phải gật đầu chắc nịch. - Tôi sẽ cố, vì thế cậu phải thi thật tốt đấy. Phong gật đầu, miệng nhếch lên thành nụ cười nửa miệng. Cậu ấy đặt tay lên đầu tôi và bắt đầu xoa mạnh đến nỗi tóc rối bù: - Cố lên nhóc. Anh về nhé. Tôi dõi theo cái bóng áo trắng trên con chuồn chuồn vàng đến khi nó chỉ còn là một chấm nhỏ nơi cuối phố, cảm thấ rạo rực trong lòng. Tôi đang mơ, giấc mơ đẹp đến nỗi dường như nó không thực. Mọi thứ nhẹ nhàng như bong bóng xà phòng, một cái chạm nhẹ tay cũng có thể làm nó biến mất. Hoài Thư, mày phải biết nâng niu và quý trọng mỗi giây phút. ** ** ** ** Nghe lời Phong đi ngủ sớm nên sáng chủ nhật có vẻ dễ chịu và tỉnh táo hơn mọi ngày rất nhiều. Tôi điểm tâm nhẹ bằng một ổ bánh mì kẹp và sữa đậu nành tỏng khi Chùm Ruột thử hết lần lượt từng bộ quần áo trong tủ. Không sao, dạo này tôi đủ sức kiên nhẫn để chịu những chuyện thế này. - Cái này thì sao hở chị? – con bé chỉ vào chiếc váy chấm bi đỏ. - Duyệt! - Đối với tôi thì bộ nào cũng ok hết. - Chị làm sao thế? – Chùm Ruột chau mày nhìn tôi – bộ nào chị cũng nói được hết. - Thì đúng là em mặc bộ nào cũng dễ thương hết mà – tôi phì cười, phóng cái hộp giấy đựng sữa rỗng về phía sọt rác ở góc phòng rồi đứng đậy, bắt đầu lục tung mớ quần áo ở trên giường. - Cái này nhé – tôi lôi ra chiếc váy liền áo bằng vải jean, ướm thử vào người cô nhóc – dễ thương nhất rồi đấy. Chùm Ruột gật đầu cái rụp, Trong khi nó thay đồ, tôi tung tăng ra ngoài ngắm trời. Nắng đã bắt đầu lên mang theo cái ấm dịu ngọt của một sáng đẹp trời. Dù dở văn nhưng tâm hồn bình yên đến nỗi tôi cũng muốn làm một bài thơ. - Bắt đầu thế nào nhỉ? Nắng rơi nhè nhẹ bên thềm…, in bóng…. in bóng… Tôi cốc đầu mình một cái. Đã dở văn rồi mà còn bày vẽ. - In bóng anh chàng đứng đợi người thương. Giọng nam cứng cáp ứng khẩu làm nối câu 8 chữ cho tôi. Chẳng cần quay lại tôi cũng biết Danh đang đứng bên cánh cửa. Anh dựa lưng vào tường, đầu hơi ngả về phía những bông ti gôn. Hôm nay anh mặc quần jean nâu giản dị với áo thun sọc, nhìn năng động hẳn. Bắt gặp ánh mắt của tôi, Danh cười và đứng thẳng dậy. - Em chuẩn bị xong rồi chứ? Tôi định nói còn phải chờ Chùm Ruột, nhưng con bé đã xuất hiện ở ngưỡng cửa trong bộ váy jean và tóc cột cao. Nhìn thấy Danh, nó dõng dạc như thể đó là người quen. - Em chào anh. Danh mỉm cười hơi cúi. Anh rút từ phía sau lưng bó hoa hồng đủ màu nhìn tươi mát. - Tặng cho em này. Hôm nay em dễ thương lắm. Đôi mắt Chùm Ruột long lanh. Nó cười sung sướng với tôi. May là bó hoa đó không dành cho mình, nếu không thì tôi chẳng biết từ chối thế nào. - Bạn trai chị dễ thương. Tôi đớ người trước câu nhận xét đầy vô tư của con nhỏ này. Sao nó lại có thể phát ngôn bừa bãi chết người như thế được. Đang chuẩn bị phủ nhận thì Danh đã mỉm cười, đặt một tay lên vai tôi. - Chỉ hôm nay thôi em. Anh quay sang nháy mắt với Chùm Ruột rồi nắm tay cô nhóc dẫn đi trước. Lúc nãy tôi định nói rằng Phong mới thực sự là bạn trai của mình, nhưng ánh mắt dịu dàng của Danh đã khiến cho suy nghĩ ấy gác lại. Chỉ có một ngày thôi mà, cũng chẳng đến nỗi tệ.
|
Chương 54
Kết thúc của điều này là sự khởi đầu của một điều khác. Tôi cũng thích cậu từ lâu rồi, rất nhiều…. Phong lặp lại câu nói lần thứ… n trong đầu, rồi lại tự cười một mình trước khi ôm cái gối lăn một vòng trên giường. Tùng bước vào phòng, bắt gặp cảnh tưởng hết sức lạ đời này lại chép miệng. - Lại tự sướng nữa rồi. Từ hôm qua đến giờ anh cứ như ở trên mây. Thực sự là Phong đại ca nhà nó bị bệnh nặng rồi. Nó ăn nói kiểu “thất lễ” đến như thế mà đại ca chẳng có phản ứng gì, cứ như chẳng có sự xuất hiện của nó trong căn phòng. - Này, anh bị sao thế hả? – Tùng đá vào thành giường kêu “bốp” một cái, cúi xuống nhìn Phong với vẻ dò xét. Đáp lại nó là đôi mắt “ngây thơ như gà tơ”. - Thằng này – Tùng cảm tưởng mình sắp bị ăn đòn đến nơi – sao lại dễ thương thế này? Đúng là giống anh mày. Trước khi nó kịp thủ thế thì đã bị Phong bẹo má. ** ** ** ** ** Chúng tôi bắt đầu đi dọc con hẻm ra đường lớn. Hai bên, những cây sao đen đung đưa nhè nhẹ như đang cười vào đôi bạn thân chẳng phải, thù cũng không. Chùm Ruột lăng lăng chạy trước nhặt những quả bàng trông còn nguyên lành với màu xanh mát mắt. Lâu lâu con nhỏ lại liếc về phía tôi bằng ánh mắt tinh nghịch với đôi môi mím lại vì nín cười. Còn tôi? Chỉ muốn phá vỡ cái vẻ tĩnh lặng không nên có lúc này nhưng khổ nỗi tôi không tài nào mở miệng được dù chỉ một lời. Danh lại càng kín tiếng hơn, đôi mắt anh như trôi về miền xa nào. Thỉnh thoảng anh lại quay sang nhìn chăm chú như thể sợ tôi trốn mất. - Em giở trò gì thế hả? – Danh bật cười định nhéo má khi lần thứ ba nhận được cái chớp mắt lia lịa từ phía tôi. - Thái độ của anh lạ quá – tôi nhăn mặt, tìm cách gỡ tay Danh ra trước khi mặt đỏ dừ (vì cả hai lí do khách quan và chủ quan) – trước đây anh có thế đâu? - Như thế nào? – anh lại cười – Em quên chúng ta gặp nhau trong những hoàn cảnh nào sao? Nếu em không bỏ chạy thì anh cũng phải “níu kéo” mới chịu dừng lại nói chuyện. Càng nói Danh càng làm cho tôi cảm thấy có lỗi với cách cư xử thô lỗ của mình. - Nhưng không sao, dạo này anh hay tửng vậy á. Thế nên em đừng để tâm. Xí, tôi cũng có muốn để tâm đâu. Nhưng thỉnh thoảng cứ bị nhìn chằm chằm vậy, không xấu hổ sao được. Ra đường lớn được một đoạn, xe chạy vù vù bên đường mà tôi thấy Danh vẫn cứ thản nhiên. Gì chứ tôi mỏi chân lắm rồi. - Anh thích đi bộ lắm à? – tôi hỏi. - Không. Sao em lại nghĩ thế? - Thế sao lại đi bộ thế này? Bao giờ mới đến nơi? Danh nhìn tôi chống hai đầu gối, phì cười: - Vậy để anh gọi taxi nhé? - Taxi, taxii – Chùm Ruột nhanh miệng làm tôi phải trừng mắt nhìn nó. - Ý em không phải thế. Nhưng sao anh không đi xe, có phải đỡ hơn không? Danh hơi nhăn trán, nửa cười nửa không. - Nếu anh nói anh không biết đi xe máy, em có tìn không? - Hả? Đúng là tôi không tin được, nên miệng mới dài như thế. Nhưng mà tôi đã nhanh chóng đứng thẳng dậy để lấy lại vẻ lịch sự. - Ai nghe xong cũng cho rằng anh nói dóc. Còn tôi thì nghĩ dóc thật ấy chứ. Làm gì có chuyện đại ca Danh Kíp lại không biết đi xe máy. Nhưng cũng có thể đúng, trước giờ toàn Thắng chở anh ấy, chứ Danh đã bao giờ ngồi trước cầm tay ga đâu. - Thật thế á? Sao anh không tập. - Anh cũng chẳng biết nữa, chắc do anh thấy không cần thiết – Danh cười trừ rồi tiến lên trước, trong khi tôi lẽo đẽo theo sai, vừa đo vừa lầm bẩm “Danh Kíp không biết đi xe” với vẻ thích thú. Nhất định phải có lí do gì đó. Vừa đến trường, Chùm Ruột đã tíu tít với đám bạn khiến tôi mỏi mắt tìm mới nhận ra cô nhóc đang lẫn trong đám bóng bay đủ màu sắc. - Sắp đến lượt em rồi phải không? – một cô gái khoảng gần năm mươi trong bộ áo dài xanh mát đặt tay lên vai và mỉm cười với Chùm Ruột. Tôi đoán đó là cô giáo nên tiến lại chào. Cô giáo khẽ gật đầu với tôi rồi lại mỉm cười với ai đó phía sau. Tôi quay lại nhìn Danh đang mỉm cười. - Hai em chờ ở đây nhé, cô dẫn Chùm Ruột vào phòng hóa trang. - Dạ. Con bé vẫy tay trước khi khuất sau cửa phòng. Tôi nhìn quanh quất rồi đảo mắt tìm Danh. Lạ thật, anh biến đi đằng nào rồi. - Hey! Tôi quay ngoặt lại theo tiếng gọi, thấy Danh với hai cây ốc quế to đùng hai bên tay. Anh hít một hơi như thể xem cây kem nào… ngon hơn rồi chớp mắt. - Em lấy cây nào? - Cho em cây màu xanh lá. - Ngộ nhỉ? Đó là màu anh thích đấy, tưởng con gái thích màu hồng… Danh chưa nói hết câu tôi đã giật lấy cây kem màu xanh trên tay anh. Con trai đi kèm với màu hồng thì hơi kì, nhưng mặc kệ. Ai bảo trời sinh ra tôi đã không thích mày hồng. Tôi và Danh là những “bậc phụ huynh” trẻ nhất ở đây. Hèn chi mà mọi người cứ thỉnh thoảng lại ném ánh nhìn tò mò về phía chúng tôi đứng. Mới đầu tôi còn xịch ra, lúc sau thì kệ họ nghĩ gì, thậm chí ngay cả khi Danh nắm tay trêu chọc tôi cũng không phản ứng. Anh đã nói chỉ ngày hôm nay thôi mà. Tuy vậy tôi vẫn cảm thấy áy náy với Phong, mặc dù biếy người như cậu chẳng hề để tâm mấy chuyện này. Tiết mục của Chùm Ruột nằm ở phần giữa. Sau phần tốp ca của những nhóc “lớn” là lượt của lớp cô nhóc. Nhạc nền chuyển sang giai điệu nhí nhảnh vui tươi. Chùm Ruột xuất hiện đầu tiên trong vai một chú sóc ham chơi, vừa đi vừa la cà với bạn bè Thỏ Con, Rùa,… đến nỗi trễ học, bị cô giáo mắng (cô của Chùm Ruột trong vai cú mèo với cặp kính No bi ta giống thật. Đoạn cuối sóc con biết lỗi, “lột xác” (tức bỏ lớp áo thú bên ngoài) để biến thành cô bé chăm học. Chùm Ruột rạng rỡ trong bộ đồ mà tôi chọn cho nó hồi sáng, nháy mắt với tôi và Danh. Tràng pháo tay nhiệt liệt vang lên. Tôi nhận ra Danh đã thả tay mình ra từ lúc nào để theo đám đông. - Chị, anh, em biểu diễn hay không? - Tất nhiên là hay rồi – Danh nhấc bổng Chùm Ruột lên. Trông anh chẳng khác gì anh cả trong gia đình nhiều trẻ con. - Quà cho em nè – tôi chìa cho cô nhóc cây ốc quế sô cô la. Chùm Ruột cười tít mắt. - Em muốn đi đâu nữa không? – tôi hỏi Chùm Ruột khi cả ba bước ra khỏi trường mẫu giáo. - Em muốn về - Chùm Ruột chỉ vào hộp quà trên tay – em muốn khoe với má. - Được rồi – tôi cầm lấy hộp qùa trên tay nó nhét vào ba lô rồi đeo trên vai – chị xách cặp giùm cho. Tôi nhìn Danh. Đáng ra đã hẹn với Danh thì tôi phải hỏi ý kiến anh, anh muốn đi đâu thì tôi theo đó, đằng này lại bắt anh phải theo mình. - Về thôi – Danh vươn vai như thể không nhận ra ánh mắt áy náy của tôi, cúi xuống chọc Chùm Ruột – anh đi bộ mỏi chân quá rồi, em cõng anh nhé? - Á, không – con bé hét lên, vừa cười vừa bỏ chạy. Chắc rằng Chùm Ruột cách mình một khoảng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, tôi quay sang nhìn Danh. - Hôm nay anh thấy thế nào? - Tuyệt! – anh nhún vai – còn em thì sao? - Lạ - tôi đáp mà không nhìn thằng Danh, vén tóc mái lòa xòa sang một bên. - Như thế là sao? - Em cũng chẳng biết nữa – tôi cười trừ - có nhiều suy nghĩ, nhiều cung bậc cảm xúc không diễn tả nổi. - Còn anh thì lại biết rõ cảm xúc trong lòng mình – Danh nói với giọng trầm ấm – thà như em thật thích. - Tại em ngô nghê chứ chẳng biết mình cảm thấy gì đâu có hay – tôi cố lảng sang chuyện khác – mà lúc nãy anh nói chỉ một ngày hôm nay nghĩa là sao? - Thế em muốn làm bạn gái anh mãi à? - Không phải – tôi vội vàng phủ nhận, thực tình thì cái câu làm bạn gái một ngày tôi cũng đâu nói đồng ý – nhưng chúng ta vẫn có thể làm bạn, không phải bây giờ thì còn lúc khác. Danh nhìn sang bên kia đường, suy nghĩ gì đó. Câu hỏi của tôi khó thế sao? - Vì anh sợ không có cơ hội. Anh sắp xa em, có thể một thời gian dài, có thể không gặp lại. -Thế là sao? – tôi nhíu mày trước câu nói khó hiểu của Danh – anh sắp đi đâu à? - Được rồi, em tò mò quá đấy. Đừng làm mắy long lanh kiểu trẻ con không anh lại nói hết lòng mình ra cho em nghe bây giờ. Cái này thì tôi không muốn. Tốt nhất là cái gì bí mật cứ để nó là bí mật. … - Này, em không thích anh thiệt hả? Tôi mím môi, nhìn Danh để biết rằng câu trả lời của mình không làm ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc của anh lúc này. - Thực sự là không.. - Dù chỉ một chút? Một khoảnh khắc nào đó? - Nếu anh nói vậy thì có đấy, khi anh ân cần với em. Con gái được như thế ai chẳng thấy thích. Nhưng như thế thì… -… chưa đủ để nói lên điều gì – Danh cười, kết thúc câu nói của tôi. - Thế còn bó hoa hồng trắng mà anh tặng em? - Sao anh lại hỏi về điều này? – tôi nhíu mày, tưởng Danh đã quên chuyện đó rồi chứ. - Tại có một anh chàng làm anh nhớ đến điều đó - Danh nháy mắt. - Anh chàng nào chứ? – tôi thắc mắc, lục lại trí nhớ của mình. - Có cố thì em cũng chẳng nhớ đâu. Nhưng nói anh biết bó hoa ấy đâu rồi? - Em để khô cất vào trong tủ rồi – tôi thản nhiên đáp. Điều này có vẻ làm Danh ngạc nhiên. - Tại sao? - Vì nó đẹp. Danh suy nghĩ rồi phì cười. Tôi cứ hay tự hỏi mình, tôi làm tổn thương anh nhiều thế sao anh cứ cười? Mỗi khi bắt gặp nụ cười của anh, tôi lại cảm thấy mình là kẻ xấu xa đáng ghét, chỉ biết làm người khác đau khổ, biết nhận mà không biết cho. - Anh.. – tôi dừng lại, nhìn chăm chăm xuống chân mình – xin anh đừng thích em nữa có được không? Danh cũng dừng lại, có vẻ hơi bất ngờ. Anh nhìn tôi chằm chằm. - Ý em là… hãy dành tình cảm đó cho người xứng đáng… hơn em. Đôi mắt rụt rè của tôi nhìn Danh. Anh không cười. - Em độc ác lắm. Những lời trách móc buông ra nhẹ nhàng. Danh bỏ đi trước. - Anh cứ làm thế em mới thấy mình độc ác. - Đừng cố chấp làm gì – anh quay lại – đó là tình cảm của riêng anh, em đừng bận tâm. Danh nói và quay đi như thể tránh mặt tôi. Vừa rồi anh hơi gay gắt, nhưng thực ra là do tôi cũng hơi quá đáng. Cả hai đứa chìm vào suy ngẫm, chỉ trừ cô nhóc vô tư đằng kia. Chùm Ruột nghĩ là hai đứa tôi đang “giận yêu” nhau gì đó, nên cố hét thật to để chúng tôi hút sự chú ý của mình về phía nó mà quên mất câu dỗi vừa rồi. - Xem em bắt được gì này. Tôi nhìn Chùm Ruột, không phải vì tò mò cái gì trên tay cô nhóc, mà vì tôi có trách nhiệm thật. Còn Danh thì dường như đang lấy đó làm lí do để bỏ đi cái vẻ gay gắt lúc nãy. Anh nhìn Chùm Ruột. Đôi lông mày hơi nhíu giờ như muốn dính lại với nhau. Tôi thì há hốc miệng. Và mãi cho đến lúc này, cả tôi và Danh mới nhận ra chúng tôi đang đi qua công trường xây dựng. Chùm Ruột thì cách một quãng dài, trong khi cái giàn giáo bằng gỗ mục trên chìa ra ngoài những thanh sắt đang già cỗi hết sức chịu đựng. Nó đang gắn vào phần còn lại của tấm gỗ bằng nỗ lực cuối cùng, nhưng chỉ tí nữa thôi những thanh mục ấy sẽ lơ lửng trong không trung trước khi đổ sụp lên Chùm Ruột. Chỉ một khoảnh khắc nữa thôi. Tôi gào lên, to gấp mấy lần mấy chú thợ phía trên đang ra hiệu cho Chùm Ruột. Hoặc là trẻ con không chú ý nhiều đến sự việc xảy ra xung quanh mình, hoặc nó cũng vô tâm kiểu con nít, như việc tôi mải lí sự với Danh mà vô tâm quên mất chuyện phải để mắt đến cô bé. Chùm Ruột cứ nhìn tôi bằng đôi mắt mở to thích thú vì nghĩ rằng con bọ cánh cam trên tay nó đã gây được sự chú ý. Chưa bao giờ tôi sợ như thế này. Tôi muốn bịt tai lại để khỏi phải nghe những tiếng “rắc” đáng sợ phía trên nhưng mọi sức đều dành cho đôi chân. Nhưng Danh nhanh hơn. Anh lao về phía Chùm Ruột. Trước khi những thanh gỗ gãy làm đôi, bàn tay Danh vẫn kịp đẩy một cú thật mạnh vào vai trái . Sau đó thì tiếng gỗ sập và bụi tung mù mịt che cả tầm nhìn. Mãi đến khi mọi thứ trở nên im lặng đến đáng sợ, tôi mới lấy lại được cảm giác của mình. Những người xung quanh bắt đầu tiến lại. Tôi ngã ngửa sóng soài trên mặt đất, chỉ sau cái mà người ta gọi là “tai nạn công trường” có mấy bước chân. Đau, nhưng tôi chẳng chú ý đến điều đó. Có tiếng khóc thét. Lòng tôi như bị cắt vụn. Chùm Ruột đang khóc. Tôi bật dậy, cà nhắc tiến lại đám vụn gỗ và bụi, cố tìm con bé lẫn trong đó. Những người xung quanh hất mảnh gỗ vụn sang một bên, cố kéo Chùm Ruột ra. Con bé khóc nức nở và bám cổ tôi ngay khi nhìn thấy. Sợ đến nỗi không nói được câu nào. - Em không sao chứ? – tôi vừa hỏi vừa kiểm tra khắp người Chùm Ruột xem có bị trầy xước hay gãy xương không. Cái gật đầu xác nhận của con bé làm tôi thấy lòng dịu bớt. Trẻ con không biết nói dối. Nếu nó không đau, tức là không sao. Nhưng thật kì lạ, cứ như là mọi chuyện xảy ra không theo trình tự đáng lẽ nó phải thế. Tại sao Chùm Ruột lại không bị hề hấn gì? Tôi khẽ khàng để Chùm Ruột ngồi xuống bên cạnh, tức thì nó bị vây quanh bởi những lời hỏi thăm, quan tâm tới tấp. Có lẽ con bé không nhất thiết cần tôi ở bên lúc này. Bởi vì tôi còn phải lo cho người khác nữa. Mải lo cho Chùm Ruột, tôi đã bỏ quên Danh. Trong khi tôi không sao, anh vẫn bị che lấp bởi những mảnh gỗ vụn… *** ** *** ***** **** - Thanh Phong. Phong dừng lại, nhìn cô gái đang đuổi theo mình từ phía sau. - Chị đây rồi. Nhàn thở lấy hơi, đặt xấp tài liệu lên tay Phong như thể trút được gánh nặng. - Cậu siêng đột xuất thế hả? - Nhàn đưa tay bóp trán – tự dưng lại tha về cả đống đề cương ôn tập về làm gì? Phong nhe răng cười, cái kiểu vô tư dễ thương lạ khiến Nhàn cũng phải ngớ người nghĩ mình bị hoa mắt. Chẳng phải trước đây cậu lạnh lùng với cô lắm sao? - Em có chuyện. Cảm ơn chị rất nhiều. - Thôi không dám. - Mà chị cũng siêng nhỉ? Chủ nhật mà… - Nói vậy thì cậu còn rảnh hơn tôi – Nhàn chỉ tay vào Phong rồi vẫy tay trước khi bỏ đi – thôi tôi trở về phòng làm nốt giấy tờ. Phong nhìn xấp giấy trên tay, tự cười với mình. Phen này Hoài Thư lại được dịp chóng mặt vì núi bài tập, lúc đó cậu sẽ xuất hiện giống như Bụt, ra tay cứu giúp… Có tiếng điện thoại. Chẳng nhìn người gọi, cậu vừa đi vừa rút dây phone trong túi nhét vào tai. - A lô?.... Hai bàn tay trầy trụa, bỏng rát như thể đang úp cả bàn lên mặt sa mạc cát. Mỗi khi nhìn đôi bàn tay mình, tôi lại nhớ đến bàn tay trái của Danh – thứ duy nhất không bị đám vụn gỗ che lấp – vẫn đang ngửa ra, hướng ra ngoài như đang chờ ai đó nắm lấy… Suốt quãng đường đến bệnh viện, anh không hề thả tay tôi ra. Dù chẳng biết Danh có tỉnh hay không, nhưng bàn tay anh nắm lấy tay tôi rất chặt. Cô gái nào chờ anh và được anh chờ hẳn rất hạnh phúc, tuy đó không phải là tôi. Vì tôi còn phải chờ người khác. Nhưng không hiểu sao tôi lại cảm thấy lòng quặn lại, như thể vừa đánh mất cái gì đó rất quan trọng. Người ta thường nói đùa trái tim có nhiều ngăn, mỗi ngăn cất giữ một tình cảm, giờ thì tôi bắt đầu tin rồi. Có cái gì đó khác giữa tình cảm dành cho Danh và Phong mà tôi không thể lí giải nổi. Nhưng dù đó có là gì, tôi vẫn trân trọng và cất nó vào một ngăn riêng trong tim mình. Danh vẫn luôn chờ tôi, còn tôi lại hướng về Phong. Và khi Phong đã hiểu được nhưng biết làm sao được. Tình cảm đâu phải là điều có thể ép buộc. Nhưng giờ đây, anh vì tôi mà bị thương, vì tôi mà hi sinh cả bản thân, thì liệu tình cảm hiện giờ của tôi có đủ để bù đắp. Điện thoại giơ lên rồi lại hạ xuống. Lần cuối cùng, tôi quyết định nhét nó vào ngăn cuối cùng cái cặp của Chùm Ruột. Con bé đã về với má sau một phen khóc hết nước mắt. Chỉ còn tôi ngồi co ro trên ghế chờ của bệnh viện, chờ tin của Danh. Nếu đó là một tin xấu? Tôi gục măt vào đầu gối, để cho những giọt nước mắt thấm vào vải như một biểu hiện của sự yếu đuối. Tớ cô đơn quá… ….. Có tiếng chân khẽ. Tôi biết là cậu ấy, nhưng không dám ngẩng mặt lên. ** ** ** *** ** ** Vừa nghe Jun báo tin, Phong chạy thẳng tới bệnh viện, vội đến nỗi mang theo cả xấp giấy tờ bên cạnh mình. - Hoài Thư… Cậu khẽ tiến lại chỗ đôi vai gầy đang chực run nhè nhẹ. Bất ngờ, Hoài Thư vươn người ôm lấy cậu, khóc nức nở. - Phải làm sao đây hở Phong?... ** ** *** ** ** ** Khuôn viên bệnh viện. - Không có chuyện gì đáng lo cà. Có tôi đây rồi. Dù biết Phong đang an ỉu bằng những câu nói làm người ta cảm thấy yên lòng, tôi cũng thấy nhẹ nhõm phần nào. Tai nạn có lẽ không tệ như tôi nghĩ. - Thật xui xẻo. - Cuộc sống cũng có lúc này lúc kia – Phong nắm lấy tay tôi, ánh mắt dịu dàng – chỉ cần có niềm tin thì sẽ vượt qua. Tôi gật đầu, nhưng không cười nổi. - Nhìn cậu tái mét – Phong vén mớ tóc mái xòa lòa đúng nếp – cậu vào ghế chờ ngồi nghỉ đi, tôi đi lấy nước. Phong nói rồi mỉm cười. Chúng tôi rẽ hai hướng ngược nhau. Phong xuống căn tin, còn tôi trở về trước phòng bệnh của Danh. Ông Bàng đi ra từ phòng bệnh với vẻ mệt mỏi. Thấy tôi, bác mỉm cười lịch sự, nhưng tôi thì không thể. Đối với bác ấy mà nói, tôi giống như một kẻ gây họa cho đứa con trai suy nhất, là con bé “biết cách làm người lớn” buồn lòng. Tôi còn có tư cách gặp con người ấy ư? - Cháu vất vả nhiều rồi – ông Bàng khẽ khàng rồi phẩy tay với tôi – về nghỉ đi, ta thấy cháu mệt mỏi rồi kìa. - Anh ấy sao rồi bác? – Cuối cùng tôi cũng nói ra được câu này. Ông Bàng nhìn tôi, có chút gì đó do dự rồi thở dài. - Chưa có gì gọi là nguy kịch. Như thế đâu có nghĩa là “mọi chuyện đều ổn”. - Danh… tỉnh chưa ạ? Đáp lại tôi là một cái lắc đầu buồn bã. Đúng lúc đó, cô ý tá bước ra, nói cái gì đó về chấn thương và gãy xương với bác ấy. Cả hai cùng tiến về phía cuối sảnh. Tôi ngồi phịch xuống ghế, dõi mắt theo cái bóng áo học sinh của Phong cuối hành lang bên trái. Từ khi nào cậu ấy bắt đầu xưng hô với tôi như vậy? Từ khi nào khoảng cách giữa tôi và Phong đã ngắn lại. Tình cảm cậu ấy giành cho tôi kông hề giấu diếm. Nhưng sao tấm lưng vững chãi, sống mũi cao và đôi mắt tinh nghịch… đối với tôi bỗng trở nên xa vời? … Nếu tình cảm của tôi không thể dành cho cậu được nữa thì sao? Tôi chỉ muốn òa khóc.
|
Chương 55
Pensee – Tình yêu đơn phương Cô bé có đôi mắt buồn chán nhìn tôi. Trông bộ dạng ấy chẳng hợp tí nào với một nhóc 15 tuổi. Nhưng biết sao được khi cô bé ấy đang nhìn xoáy vào “một trong những nguyên nhân” làm cho anh trai cô bất tỉnh. Trước giờ tôi chẳng nói chuyện với Jun, còn nhỏ này ghét tôi ra mặt. Có lẽ vì tôi suốt ngày đi kè kè bên Thanh Phong. Mà liệu nó có biết tôi là Hoài Thư chứ không phải Anh Thư hay không, tôi cũng chẳng thèm quan tâm. Giờ tôi cũng mệt mỏi chẳng khác gì những người ngồi chờ ngoài hành lang này. Toàn đàn em của Danh ngoại trừ Jun và Phong. Phong vẫn chưa về mặc dù cậu thấy mình chẳng có trách nhiệm gì phải ở đây, chỉ vì muốn đợi tôi. Hai tay khoanh trước ngực, chân mày hơi giãn ra, mắt khép hờ. Chẳng biết cậu ấy đang ngủ thiệt hay chỉ giả vờ để tránh ánh mắt của Jun. Con bé muốn tìm sự an ủi từ Phong dù biết đó là điều không thể. Nhìn cậu ấy mệt mỏi như vậy, tôi cũng muốn về. Nhưng khi Danh còn chưa tỉnh thì tôi vẫn phải chờ. Anh ấy nhất định sẽ tỉnh. Cửa phòng bệnh lại bật mở. Tôi là người đứng bật dậy đầu tiên. Jun quá mệt mỏi nên chỉ ngồi trên ghế, vuốt ngược tóc ra sau, mắt dõi chờ. Ông Bàng gửi lại cô y tá tờ bệnh án, cô ấy cười nhẹ rồi bỏ đi. Phong liếc đồng hồ, báo hiệu đã 11h kém. Giờ này thì ai không có ca trực đều muốn về nhà nghỉ ngơi cho sướng rồi. Tôi đan hai tay vào nhau, hít rồi lại thở - Anh ấy sao rồi bác? - Nó vẫn nằm im lìm đó. Cái từ “im lìm” đập vào tai tôi, xém chút nữa là máu không lên được não. Ông Bàng thấy vậy đập tay lên vai tôi rồi bật cười. - Thực ra cũng chẳng phải hôn mê bất tỉnh gì, là do nó mệt quá nên tranh thủ ngủ tí thôi. Không có gì nghiêm trọng. - Mà nếu có gì nghiêm trọng thì phải ngày mai mới có kết quả - Jun tiếp lời, nhìn xoáy vào tôi. Ông Bàng nhíu mày vẻ không hài lòng rồi quay sang tôi, cố nở nụ cười dù còn mệt mỏi: - Cháu về đi, khuya thế này rồi. Hay là về cùng bác? Không cần cái liếc mắt của Jun thì tôi cũng chẳng có ý định về cùng ông ấy. Đàn em Danh Kíp nghe nói “không có gì nghiêm trọng” cũng bắt đầu ra về. - Dạ cảm ơn bác. Cháu tự về được rồi. - Cháu đưa cô ấy về - Phong đứng dậy, thông báo để ông Bàng yên tâm gật đầu. - Vậy nhé, mai cháu còn đi học mà. Nói rồi ông ấy quay người về phía quầy để làm nốt thủ tục. Jun đeo túi xách lên vai, nhìn Phong bằng ánh mắt dịu dàng: - Chào anh em về. Thậm chí cô bé còn không thèm liếc tôi một cái. Là vì tôi được Phong đưa về, nên Jun thấy tức sao? - Này, không phải định đột nhập phòng bệnh đấy chứ? - Phong hỏi khi thấy tôi cố rướn người nhìn qua ô kính nhỏ trên cửa - Dù sao thì anh ta cũng đã ngủ say rồi. - Không có - tôi chống đối một cách yếu ớt - tôi chỉ đang kiểm tra. Lẳng lặng, Phong nắm lấy tay, không để cho tôi kịp phản kháng. - Về. Cậu ấy nói độc có một từ, kéo tôi ra khỏi bênh viện. Thấy tôi khựng lại chỗ sảnh chính, Phong quay lại nhìn với ánh mắt ngạc nhiên. - Sao không đi? - Tôi đứng đây... chờ cậu đi lấy xe chứ còn gì nữa. - Hôm nay tôi không đi xe - Phong đáp, giơ đống giấy tờ trên tay lên. Ừ há! Đi xe thì làm sao ôm đám giấy đó thẳng nếp như thế được. - Mà giấy gì vậy? - Hỏi nhiều - Phong nhăn mặt quay về phía taxi, mở cửa rồi đẩy tôi vào trước. Thậm chí đó là giấy tờ gì, cậu ấy cũng không cho biết. Mà tôi quá mệt để hỏi. Vừa vào trong xe, tôi đã ngả đầu sang bên cửa kính, nhắm nghiền mắt lại. Chợp mắt một tí thôi cũng được, miễn sao đừng làm tôi nghĩ đến tai nạn hồi chiều. Phong lay vai tôi một cái. Không có phản ứng. Cậu ấy tặc lưỡi rồi kéo tôi gác đầu lên vai Phong. - Khi nào đến nơi tôi sẽ gọi. Ngủ ngoan... - Anh có biết mấy giờ rồi không? - cô bé có gọng kính xanh quát nhặng xị cả lên - còn chị nữa. - Phục Hy đi đâu thì chị theo đó - Quỳnh Chi cười híp mí, siết chặt vòng tay hơn nữa. - Hai người có thôi đi không? - giờ thì đến lượt Phục Hy lên tiếng - đi thăm người bệnh mà cứ làm như đi chơi. - Em có muốn đâu - Phương Đan giơ giỏ trái cây lên - anh còn bắt em mang cái này nữa. - Thì em cứ ở nhà, anh đâu có ép. - Nói thế mà nghe được à...? Phương Đan phụng phịu, không thèm cãi nữa. Là nó lo cho anh trai nên mới đi theo canh chừng, vậy mà lại bị xem là kẻ mè nheo phá đám. - Không sao - Quỳnh Chi vui vẻ quay sang - mai chị dẫn em đi chơi bù. Ôi vời cái bà này nữa. Hết đi shopping rồi lại làm tóc, may đồ. Sống nhờ nhà người ta mà cứ làm như khách sạn hay sao mà có những thú vui xa hoa như thế? Nó ngán tới tận cổ rồi. Hai bàn tay lem nhem hôm móng xanh mai móng đỏ là do ai kia chứ. - Dạ thôi, mai em bận rồi. Cả ba dừng lại ở phòng bệnh thứ 2 từ trái qua. Bên trong đèn đã tắt, im lìm. - Anh biết chọn giờ đi thăm bệnh ghê nhỉ? - Phương Đan nhìn Phục Hy với vẻ “không-bằng-lòng” - Thì anh mới biết hồi chiều đây... Sau đó anh còn mắc chở “bà cô” này đi đâu đó đến 11h mới về. Giờ này rồi mà còn có ý tưởng đến thăm bệnh. - Các em tìm ai vậy? Bác sĩ trẻ - cỡ gần 30 là cùng - đẹp trai, đeo kính nhìn khá tri thức trở thành tâm điểm chú ý của cả ba đứa. Mãi đến lúc này Quỳnh Chi mới chịu thả tay Phục Hy ra. - Tụi em đến thăm bệnh nhân nằm ở phòng này - Phục Hy chỉ tay lên con số 9 trên cửa - tên Danh. - À, anh chàng mới chuyển vào hồi chiều chứ gì. Nhưng giờ hết thời gian thăm bệnh rồi. Các em để sáng mai nhé. - Thế là công cốc? - Phương Đan lên tiếng khi vị bác sĩ kia đi một quãng khá xa - anh được lắm. - Dù sao cũng mất công đến, mất công mua trái cây rồi, chúng ta đi tìm người gửi tạm vậy. - Ok - Phục Hy đồng ý với Quỳnh Chi - em ở đây chờ anh nhé, nhóc. Cô ghét nghe gọi thế, lại còn bị “vuốt má” - hành động trẻ con hết sức. Nhưng thà ở đây chờ còn hơn là đi cùng hai kẻ lúc nào cũng như bám dính vào nhau ấy. - Ôi trời. Mình đứng trước cửa phòng bệnh của anh ta làm gì? Quen biết? Chẳng phải. Thân? Càng không. Chẳng qua chỉ là kẻ thù “trước đây” của anh trai. Nhìn chăm chăm vào dòng thông tin dán trên cửa phòng bệnh, nghĩ ngợi gì đó một hồi, Phương Đan... đẩy cửa phòng bệnh bước vào. Cô nhóc không hiểu sao mình lại làm được như vậy. Chỉ biết trong lòng càm thấy rất tự nhiên, đến nỗi suýt nữa thì bật điện phòng lên. Ngay chính giữa, cái giường trắng nổi bật xung quanh đống máy móc, trái cây và hoa. Biết thế lúc nãy nó cứ mở cửa bỏ đại vào, việc gì phải đi gửi cho mất công. Ánh đèn ngoài hành lang hắt vào đủ cho Phương Đan thấy đường và nhận ra khuôn mặt dễ thương mặc dù bị quấn băng trên đầu. Danh đang ngủ, đôi mắt nhắm càng làm nổi bật sống mũi. Cô tiến lại gần, cảm nhận rõ ràng hơi thở nhẹ đều đặn. Ngoài Phục Hy ra, đây là đàn anh đầu tiên bị nó bắt gặp khi đang ngủ. Lần trước cô gặp, anh còn cười nói vui vẻ, chủ động hỏi chuyện cô. Vậy mà giờ đây lại ngủ ngon lành như con nít. Nhớ lại buổi chiều ở shop đồ lưu niệm hôm đó, nó chỉ muốn.. véo mũi Danh một cái dù chẳng biết tại sao. - Hay là mình đi nhầm đường? Sao chẳng thấy Phương Đan đâu cả? - tiếng Quỳnh Chi từ ngoài vọng vào rõ mồn một làm nó giật mình suýt nữa làm đổ đống đồ phía sau lưng. Phương Đan nhanh chóng lủi ra khỏi phòng. Nếu cô nán lại chút nữa có lẽ đã kịp thấy đôi mắt Danh khẽ mở. - Em đi đâu thế? - Cả Phục Hy và Quỳnh Chi cùng lên tiếng khi thất nó lù lù xuất hiện sau lưng với nụ cười trừ. Chẳng biết Phong phải lay đến lần bao nhiêu thì tôi mới thoát khỏi cơn mộng mị, đầu đau như búa bổ còn bụng thì quặn lại như người bị say xe. Trong lúc cậu ấy trả tiền taxi, tôi lủi nhanh đến gốc cây cạnh đấy, chống một tay để đứng vững. Trời trở lạnh. Những chiếc lá khô trên mặt đường bị gió cuốn đi, kêu lạo xạo. - Cậu không sao chứ? - Ừ, không sao - tôi bước lại chỗ Phong - mà đây là đâu? - Đầu con hẻm nhà cậu chứ đâu - Phong bật cười, đặt một tay lên trán tôi - xem ra cậu ấm đầu thiệt rồi. - Ấm đầu cái... con khỉ. Sao cậu không về luôn đi, còn xuống xe làm gì? Tôi tự đi về được rồi... Vừa lầm bầm, tôi vừa cắm cúi đi về phía nhà mình, chẳng quan tâm Phong có “về luôn” như tôi nói hay không. Chẳng cần phải chờ lâu, Phong đã tiến sát bên cạnh tôi: - Tôi đưa cậu về. Nghe câu nói này, lòng tôi ấm áp lạ. Nhưng thực tế “bên ngoài” lại đang lạnh nổi da gà. Phải lất tay “tự ôm” lấy mình tôi mới không khỏi rên vì lạnh. - Ắt xì. - Chết thật! - Phong nhìn tôi với vẻ quan tâm - cậu lạnh mà tôi lại không mang áo khoác theo, làm thế nào đây nhỉ? Suýt nữa thì tôi bật cười vì suy nghĩ của Phong và cả “thực tế” trước mắt. bình thường trong phim ảnh, nhân vật nữ chính luôn là người chỉ khoác áo mỏng lên người, để cho nam chính thể hiện bản thân bằng cách hi sinh tấm áo khoác duy nhất. Thế nhưng cả tôi và Phong đều mặc mỗi áo sơ mi - tuy không “mỏng teng” nhưng chẳng đủ để giữ ấm trong tiết trời vào đông thế này. - Biết làm sao nhỉ? - Phong vừa nói vừa cười. Hình như càng ngày cậu ấy càng đi sát cạnh tôi thì phải. - Làm sao... - tôi cũng giả vờ ngơ ngẩn, ngửa cổ ngắm sao. - Có lẽ chúng ta... phải tìm cách tự làm ấm mình theo kiểu cổ đại thôi. - Hả? - tôi quay sang, chẳng hiểu Phong đang nói gì. Nhưng có vẻ tên này sẽ chẳng giải thích lại lời nói vừa rồi một lần nữa. Thay vào đó là nụ cười cực kì dễ thương. Tôi chưa hết bất ngờ, cánh tay Phong đã vòng ra sau lưng, kéo tôi lại sát cậu ấy. Giờ thì vai tôi sát với vai Phong, mà hình như còn hơn thế nữa vì rõ ràng cánh tay tôi còn cảm nhận được sự ấm áp từ cậu ấy. Và hơi thở nhè nhẹ. - Tự làm ấm theo kiểu cổ đại - Cậu ấy lặp lại một lần nữa, mắt “lấp lánh”. Suýt nữa thì tôi đã xin chết vì đôi mắt ấy rồi. - Giờ chúng ta là một cặp chứ nhỉ? Tôi không trả lời, hay đúng hơn là không thể. Được nghe câu này, tôi phải là người hạnh phúc nhất vì tôi biết bản thân mình thích Phong nhiều hơn cậu ấy thích tôi. Nhưng ngày hôm nay tôi đã gây ra tai họa cho Danh, giờ tôi phải có trách nhiệm với anh ấy. Nếu Danh có di chứng gì, tôi phải theo anh ấy. Giờ tôi chẳng khác gì con chim trong lồng, chẳng thể tự do thích Phong như trước nữa. Đứng giữa hai người con trai tốt, tôi là kẻ tội lỗi. - Đang suy nghĩ gì vậy? Không nghe “anh” nói gì à? – Phong lay vai tôi, cười. - Lại anh và nhóc. Cậu không tha cho tôi à? - Không. Anh và em. Tôi tròn mắt nhìn Phong, hai má đỏ bừng. Cậu ấy xưng hô… thân mật quá. - Đi nhanh nào, trước khi cả hai đứa đông cứng vì lạnh. Chẳng cần thời tiết khắc nghiệt, tôi cũng đang “đông cứng” đây này. Nếu không có Phong kéo đi, chắc tôi chẳng nhấc nổi chân mình lên. - Ắt xì.... ì! - Thấy chưa! Đi nhanh lên nào. Anh Thư chống tay lên cửa sổ, nhìn mông lung về phía xa. Trăng đã khuất từ lâu rồi, chỉ còn màn đêm đen đặc che khuất tầm mắt. - Có lẽ ngày mai em về thôi. - Anh cũng nghĩ thế - Tuấn mỉm cười, đặt tay lên vai cô - em nghỉ học cũng nhiều quá rồi còn gì. Tuấn lo cho cô là đúng thôi, nhưng thực sự đấy không phải là điều quan trọng với lúc này. Trong suy nghĩ, Anh Thư còn mải lo lắng về những xét nghiệm mà sắp tới cô sẽ phải làm. Học sinh như cô sống một cách thật vô ích. Chẳng có ước mơ, dự định. Nhà không thiếu thốn nên cô chẳng phải suy nghĩ, kiếm tiền hay lo lắng về bất cứ điều gì cả; cứ vô tư ăn chơi đàn đúm, thích thì nghỉ học, không thích thì lên trường quật phá. Chỉ đến bây giờ mới có điều làm cô thực sự quan tâm. Không phải sự quan tâm như Dành cho Tuấn, nhưng nó thực sự rất quan trọng. Ít ra bây giờ, Anh Thư mới thấy cuộc sống của mình có chút ý nghĩa với người khác. Nửa đêm. Tuấn ngồi thẳng dậy, vươn vai. Anh tự nhận mình có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, nhưng ngủ trên chiếc ghế gỗ dài chẳng mấy êm ái này thì thật là một cực hình. Vậy mà vẫn có người ngồi tựa vào tường, gác tay lên cửa sổ mà ngủ được mới tài chứ. Tuấn phì cười. Anh quyết định đại một cái chăn mỏng nào đó để đắp cho Anh Thư. Cô ngủ ngay cửa sổ thì anh chẳng thể nào đóng cửa lại được, mai bị cảm thì biết làm thế nào. * ** ** ** *** ** Lúc tôi đến bệnh viện vẫn còn vắng, nhưng cửa sổ phòng Danh đã được mở cả hai cánh, rèm kéo hờ để chút ánh nắng xiên vào phòng. Trên chiếc bàn con cạnh giường, giỏ hoa quả ai đó đặt ngay ngắn. Tôi nhíu mày, tự hỏi còn có ai đến sớm hơn cả mình. Đêm qua tôi hầu như không ngủ, cốt để sáng nay đến thật sớm, biết đâu sẽ là người mục kích anh dậy đầu tiên. Thế nhưng cả tôi và người đến trước ấy hình như đều không đạt được mục đích. Anh vẫn đang ngủ, hệt như một thiên thần. Tôi đặt giỏ trái cây xuống nền nhà, chợt phát hiện ra còn một bó Tử La Lan kèm một giỏ táo xanh để khuất trong góc. Tấm thiệp hồng khéo léo kẹp giữa những cánh hoa khiến tôi tò mò nhưng chẳng thể lấy ra xem. Nhưng ai mà lại tặng Tử La Lan cho Danh? Chắc không phải mấy fan hâm mộ trong trường chứ? Quyết tâm không để ý đến, tôi cắm nguyên cả bó hoa diên vỹ vào chiếc cốc sứ duy nhất trên bàn. Chỉnh lại cái li để cánh hoa không bị nắng, tôi kéo một chiếc ghế lại cạnh giường và ngồi xuống, ngắm những cánh hoa. “Thiên sứ hạnh phúc” là cái tên mà người ta đặt cho loài hoa này. Bất giác tôi nhìn Danh - người mà tôi gửi niềm tin vào ánh tím hy vọng của những cánh diên vỹ. - Anh đang chọc em phải không, thế nên cứ nhắm mắt giả vờ thế này. Tôi bắt đầu màn độc thoại của mình bằng một câu chẳng ăn nhập gì với chủ đề “tự thú của một kẻ có lỗi” mà lúc còn ngồi trên xe bus đã nghĩ ra. - Không phải! – tôi vỗ vỗ hai bên má, phần vì tỏ ý phản đối, một phần là do hai bàn tay đã lạnh cóng – anh đang chọc em chứ gì. Anh muốn em phải vừa khóc lóc vừa xin lỗi vì thái độ thô lỗ lúc đó nên mới bày ra trò này chứ gì. Thế thì anh không bao giờ đạt được mục đích của mình đâu… Em biết thế nên sẽ không khóc… Nói vậy nhưng nước mắt đã chảy thành hai hàng. Tôi cố quệt, nhưng nó lại càng chảy nhiều hơn. Danh vẫn cứ im lặng như chàng trai kiên nhẫn. Bất lực, tôi nhéo má anh một cái. - Đồ đùa dai… hức… anh làm em đau lòng lắm anh biết không? Lòng tôi lại quặn lại, cảm giác bế tắc không nói lên lời. Giá có ai đó cho tôi chút niềm tin, giá có người nói tôi biết mình phải làm gì. Lúc tôi định rụt tay lại thì bị bàn tay ấm nóng khác giữ rịt lại. Tôi giật mình, trừng mắt. Một nụ cười hiếm hoi. Chỉ chưa đầy một ngày mà tôi đã cảm thấy nó hiếm hoi đến thế. Danh mỉm cười, đôi mắt dịu dàng của anh không còn khép chặt nữa. Anh ấy đúng là đang nhìn tôi, trìu mến. - Anh… anh tỉnh lúc nào vậy. - Mới đây thôi. - Anh… - tôi lắp bắp, chẳng biết nên làm gì trước tiên giữa vui mừng, bất ngờ và xấu hổ. Bối rối, tôi dùng tay còn lại vò nhúm tóc trên đầu - Anh nghe hết những gì em nói rồi? - Chưa, thế nên em làm ơn nói lại đi, từ cái đoạn “đùa dai” trở về trước ấy. Mà ai đùa dai nhỉ? Bộ dạng lém lỉnh làm tôi quên mất mình đang thăm bệnh người ốm mà lao vào, đập Danh túi bụi. - Xấu tính!! - Á~ - Em xin lỗi – tôi vội vàng dừng lại, vừa xoa chỗ vai mà tôi mới đánh, vừa xem anh có bị đau chỗ nào nữa không – xin lỗi, em vô ý quá. - Em là loại vừa đấm vừa xoa hả? Câu hỏi của Danh làm tôi cảm thấy xấu hổ. Vì thực tình tôi đúng là kiểu con gái làm trước nghĩ sau. Lúc gây ra tội thì đã muộn rồi. - Em xin lỗi, cả chuyện hôm qua nữa. Đáng lẽ em mới là người đáng bị nằm viện. Giá mà em đến chỗ Chùm Ruột nhanh hơn. - Đừng nói câu xin lỗi một cách vô thức nữa. Câu đó chỉ dành cho những dịp đặc biệt thôi. Em không nên thấy có lỗi về tai nạn đáng tiếc này. Là anh tự nguyện mà. Nụ cười của Danh càng làm lòng tôi chùn xuống. Sao anh lại tốt đến thế chứ. - Anh nằm ở đây lâu chưa? Sao mỏi người quá. Danh khẽ cựa. Dù anh không hề thốt lên tiếng nào nhưng vầng trán nhíu lại và đôi mắt nhắm nghiền chứng tỏ anh đau lắm. - Không sao chứ? - Không sao – vẻ mặt Danh giãn ra – em làm ơn hỏi bác sĩ tại sao anh không cựa quậy nổi thế này? Có phải bị gãy cái xương nào không? Tôi gật đầu mau lẹ rồi đứng dậy. - Em đi gọi bác sĩ đến kiểm tra, anh chờ đấy nhé. Đừng có ngủ đấy… nhớ là đừng có ngủ. Danh giơ một tay tỏ ý “mọi chuyện đều ổn” nhưng vừa ra khỏi phòng tôi đã thấy chẳng yên tâm tí nào. - 302, 302… Tôi cứ nhẩm đi nhẩm lại số phòng của Danh. Thực tình thì trong lúc suy nghĩ vẩn vơ thế này, tôi rất hay quên. Mà chẳng biết ai là bác sĩ phụ trách phòng 302 nhỉ. - Chị ơi cho em hỏi… - Chị ơi! Chị y tá trực quầy nghe tôi gọi giật lần thứ hai mới tỉnh ngủ, vội vàng đứng dậy, vội vàng chỉnh lại đầu tóc quần áo. - Em cần giúp gì nào? - Cho em hỏi bác sĩ phục trách bệnh nhân phòng 302. Tôi hỏi như vậy vì biết chắc ông Bàng sẽ tìm một bác sĩ riêng cho Danh. Giả sử tôi có nhập viện với danh nghĩa Anh Thư đi chăng nữa thì ba tôi chắc cũng sẽ làm vậy. Khi con người ta giàu có thì tiền bạc đâu có sá gì so với sức khỏe. - Ừm… để xem nào… phòng 302… hình như là bác sĩ Ngô Ngọc Phước. Chị ấy nhíu mày nhìn tôi, suy nghĩ gì đó. - Sao lại là “hình như”? Chị phải chắc chắn chứ? - Bác sĩ Phước giỏi nhất khoa đấy, không phải bệnh nhân nào ông ấy cũng đứng ra chăm sóc đặc biệt đâu. Mà bệnh nhân ghi ở đây là chấn thương, gãy xương, mà sao lại do bác sĩ Phước trực tiếp khám. Ông Bàng có quen biết rộng, tìm được bác sĩ giỏi cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Càng lúc chị ta càng làm tôi sốt ruột, chỉ muốn biết ngay phòng vị bác sĩ này để đến gặp trực tiếp cho xong. - Có gì không được? Chị y tá nhìn tôi nghiêm nghị kiểu “đúng là chẳng biết gì”. - Bác sĩ Phước là trưởng khoa thần kinh. Giờ thì tôi biết linh cảm của mình chẳng sai chút nào.
|
Chương 56
Xin lỗi anh, giờ em là một con người khác. Lúc tôi vừa tìm thấy khoa thần kinh trong bộ dạng hớt hải thì một vị bác sĩ tóc hoa râm bước ra khỏi căn phòng ấy. Mọi sự chú ý của ông đều bị thu hút bởi tờ bệnh án trên tay, đến nỗi ông va phải tôi. - Cô bé – vị bác sĩ đứng tuổi có ánh mắt phúc hậu mỉm cười kéo tôi đứng dậy – xin lỗi cháu nhé. - Bác… - tôi thở không ra hơi – bác sĩ Ngô Ngọc Phước phải không ạ? Nghe tôi nhắc đúng cả họ lẫn tên, vị bác sĩ hơi nhíu mày suy nghĩ. Có lẽ ông đang đoán xem tôi là ai, bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân. - Đúng rồi cô bé – bác sĩ Phước mỉm cười – có vẻ cháu không phải bệnh nhân của ta nhỉ, nhìn sáng láng thế này. Nếu tôi không nhầm thì ông ấy vừa nói một câu đùa, nhưng khổ nỗi tôi chẳng còn sức để mà cười. - Dạ không – tôi trả lời lễ phép – thực ra cháu có một người bạn ở đây. Anh ấy… được chính bác sĩ nhận điều trị. - Hừm – vị bác sĩ già đeo kính, lật xấp giấy trên tay – tên cậu ấy là gì. - Dạ… - tôi cố rướn người xem có tờ bệnh án nào ghi tên Danh hay không – anh ấy tên Quốc Danh ạ. Đúng lúc tôi chán nản vì chẳng tìm thấy cái mình cần thì bác sĩ Phước vỗ vỗ vào trán, như thể ông đã quên điều gì đó quan trọng. - Tôi nhớ rồi, là cậu bé nhập viện tôi qua phải không. Thế cháu muốn hỏi gì nào. - Dạ - tôi nuốt khan – anh ấy mới tỉnh sáng nay, nhưng không cử động mạnh được… Ừm, thậm chí là không thể nhấc người dậy dù chỉ một tí… Tôi cố gắng miêu tả bệnh tình của Danh theo những gì mình quan sát được một cách thật chi tiết, cố không xen vào những đánh giá cá nhân để việc chuẩn đoán được chính xác. Càng nói, tôi càng lo lắng khi thấy vầng trán của vị bác sĩ nhăn lại. - … Cháu muốn biết liệu anh ấy có bị gì nghiêm trọng không ạ? - Ừm, hôm qua tôi mới chuẩn đoán sơ, chưa thể đưa ra kết luận rõ ràng. Nhưng nếu có nắm chắc bệnh tình cậu ấy trong tay, tôi cũng sẽ không nói với cháu đâu. Vị bác sĩ mỉm cười kết thúc câu nói của mình. Tôi nghe như sét đánh ngang tai, cố níu kéo vị bác sĩ chuẩn bị bỏ đi. - Tại sao cháu lại không được biết ạ? - Vì cháu không phải người nhà cậu ấy – bác sĩ Phước nhìn tôi hiền từ, ông không hề có ác ý khi nói câu này – việc tốt nhất bây giờ là động viên cậu ấy điều trị. Nói xong ông ấy bỏ đi, để tôi đứng trơ như phỗng một mình, ù ù cạc cạc với những thông tin vừa rồi. Dường như đầu óc tôi quá nhỏ bé để có thể dung nạp những gì bác sĩ vừa nói. Động viên? Những bệnh nhân nào cần động viên? Khi họ đang điều trị một căn bệnh khó chữa, hết niềm tin hay… Tôi không muốn nghĩ thêm nữa. - Cúc cu! – tôi nhòm cổ vào, làm Danh bất ngờ cốt để mục kích xem anh đang làm gì. Thấy tôi, anh ấy mỉm cười, để cuốn tập đang đọc dở sang một bên. - Anh đang đọc gì thế? – tôi chau mày, nhớ là mình chẳng mang cho Danh cuốn sách nào. - Em đoán thử xem. Tôi nhìn cái bìa, và xem nữa thì ngất xỉu. - Á không được! Trả lại cho em. Danh cười hiểm, chuyền cuốn vở sang tay kia làm tôi vớ hụt. Ôi cuốn vở văn của tôi. Chẳng biết anh đọc được bao nhiêu trong cái đám “văn chương chẳng ra hồn” ấy. - Dùng từ sai tè le, chẳng hiểu đầu em chứa gì trong đó – Danh trêu tôi – lần sau có làm văn cũng đừng đưa ai đọc ngoại trừ anh ra nhé. - Hừ - tôi chạy vòng sang bên kia, quyết giành cho bằng được – anh có ngon thì lấy hết bã đậu trong đầu em ra mà đổ chất xám vào. Nhân lúc Danh không để ý, tôi chụp tay anh, giật lấy cuốn vở. Theo phản xạ, Danh kêu khẽ. - Ấy chết! Em xin lỗi. - Bị mắc lừa nhá. Dù có bị mắc lừa thiệt, tôi cũng chẳng còn ý định tranh giành với Danh. - Em lo cho anh thật đấy. - Nhìn vẻ mặt hình sự của em kìa – anh giễu tôi – mà em gặp bác sĩ chưa? - À ừm – tôi lúng túng khi nghe anh nhắc đến điều mình đang cố giấu – bác sĩ Phước nói sẽ kiểm tra lại cho anh sau, chắc không có gì quan trọng. Dù phải nói dối, tôi cũng sẽ làm, miễn sao cho Danh khỏi lo lắng. Cái anh cần là sự yên tâm để nghỉ ngơi. - Xin… - Này, nói xin lỗi nữa là ăn đòn đấy. Tôi gật đầu. - Thôi anh nằm nghỉ đi, trả vở cho em nào. - Mà sao hôm nay em mang có hai môn? – Danh chỉ vào cái cặp mở sẵn của tôi. Chẳng hiểu anh đã lục tung nó lên chưa. - Thì hôm nay em thi mà. Thi học kì… Chết! Nói đến đây tôi mới sực nhớ Danh cũng phải thi học kì. - Anh thi rồi, khỏi phải lo. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm được một nửa. - Vậy em đi nhé. - Ừ, thi tốt. Chúc may mắn. Trước khi khép cửa phòng bệnh, tôi còn nhìn thấy ngón cái tay trái của Danh giơ lên thành biểu tượng của thành công. Nói gì thì nói, tôi chẳng còn tâm trạng nào đi thi, lại gặp trúng môn văn, xem ra đành phó mặc cho trời rồi. Rút cuộc vì lo lắng cho Danh mà xấp tai liệu Phong đưa hôm qua tôi còn chưa xem hết, thật áy náy với cậu ấy quá. Con người phải được tôi luyện trong mọi hoàn cảnh thì mới trưởng thành. Còn tôi, chỉ hi vọng thời khắc khó khăn này sớm qua. Lúc vừa đi ra khỏi sảnh lớn, tôi bỗng nhận ra bóng người quen quen đang tiến vào. Tuy không muốn nhưng tôi vẫn phải tin đó là Anh Thư. Chị ta làm gì ở đây? Chẳng lẽ đến để thăm Danh? Không phải… Tôi tiến về phía Anh Thư. Chị ta cũng có vẻ ngạc nhiên khi nhận ra tôi. Khi cả hai gần đối diện nhau, Anh Thư bất giác dùng tay trái giữ phần trong khuỷu tay phải. Mãi lúc này tôi mới để ý ở đấy có một miếng bông băng. Càng lúc càng lạ, chẳng lẽ Anh Thư bị bệnh gì phải đến đây kiểm tra? - Tình cờ quá… - Cô làm gì ở đây vậy. - Tôi đến thăm Danh. Anh Thư trợn tròn mắt nhìn tôi. Đúng là chị ta không biết chuyện gì về anh ấy thật. - Danh bị làm sao? - Chuyện khó nói – tôi cố tránh. Có vẻ Anh Thư không quan tâm lắm nên chẳng gặng hỏi. Chị ta chỉ buông ra câu “đáng đời” trong lúc ngó quanh tìm ai đó. - Còn chị làm gì ở đây? - À – chị ta chớp mắt – tôi có chút việc, cô không cần phải quan tâm đâu. Mà hình như hôm nay cô vẫn đi học bình thường nhỉ - Anh Thư chỉ vòa bộ đồng phục trên người, đoạn đẩy tôi về phía cửa – nhanh nhanh lên kẻo trễ. Dù muốn ở lại để tìm hiểu xem Anh Thư đang giấu mình chuyện gì nhưng tôi phải miễn cưỡng chào tạm biệt chị ta vì kì thi trước mắt. Chưa kịp bước, Anh Thư đã gọi giật tôi lại. Chị ta nhíu mày nhìn chằm chằm vào lưng tôi. - Này, đi thi sao không có cặp sách gì hết trơn y như đi chơi vậy? ** ** ** ** - Oh yeah! Xong hai môn rồi. Ngân vẫy vẫy tờ đề thi trước mặt tôi với vẻ hoan hỉ, mong sự đồng tình. Nhưng nó nhanh chóng nhận ra mình đã chọn nhầm người. - Oài, tao quên mất mày đang buồn. Mà buồn làm gì – con bạn nhéo má tôi – vui lên đi, môn thi đáng sợ nhất của mày qua rồi. Nó nghĩ tôi có thể vui được sao, sau từng ấy chuyện xảy ra? Mà giả dụ không có chuyện của Danh đi chăng nữa, tôi cũng thấy thảm hại khi ngủ gần nửa tiếng trong phòng thi. Nếu “sát thủ hói đầu” – người hay đi tuần tra – không “ghé” vào phòng thi và cốc đầu một cái, chưa chắc gì tôi đã tỉnh dậy. - Mày tìm thằng Hùng đi, để tao một mình được rồi. Nó nheo mắt nhìn tôi rồi tiến về trước. Được nửa bước, nó khựng lại. - Biết rồi. Có Phong đến nên mày thích “một mình”chứ gì. Con nhỏ cười lém lỉnh trước khi lủi vào đám đông. Tôi lẽo đẽo đi sau Phong đang sải những bước dài dứt khoát. Gió từ bờ sông thổi vào mát rượi. Dù đang là trưa, tôi vẫn cảm thấy rùng mình. Phong quay lại, nheo mắt nhìn tôi vì nắng. - Làm bài được không? Tôi gật. - Có xem qua tài liệu không? - Có – tôi nói dối không chớp mắt. - Vậy sao trông sắc mặt tệ thế này? Cậu không ngủ à? Lần này thì tôi thành thực gật đầu, chẳng dám nhìn thẳng vào cậu ấy. Phong hít một hơi sâu, ngẩng cao đầu nhìn lên trời. Gió thổi tung tóc trước của cậu ấy, để lộ vầng trán suy tư. Đúng như cái tên, Phong chẳng khác nào ngọn gió tung hoành giữa trời. Còn tôi thì ngày càng nhỏ bé, chỉ dám nép mình bên cậu ấy. Rắc rối lần này do bản thân tự gây ra, tôi chẳng mong ngọn gió ấy đứng ra che chắn cho mình. - Mối quan hệ giữa hai chúng ta là gì nhỉ? Bất chợt cậu ấy hỏi một câu chẳng liên quan đến chủ đề khiên tôi chẳng biết trả lời sao, cứ ậm ừ mãi. - Là rất rất rất thân – tôi nhìn Phong dò xét. Cậu ấy chỉ khẽ cười rồi tiến lại. - Thế sao cậu cứ luôn giấu tôi mọi chuyện trong lòng? Phong đặt hờ tay lên vành tai, giữ cho tôi nhìn thẳng vào cậu ấy. Càng đối diện, tôi càng cảm thấy khó nói. - Vì mình sợ… Vào thời điểm khó khăn này, tốt nhất chúng ta nên giữ khoảng cách. Chẳng hiểu Phong thế nào, nhưng hai từ ‘khoảng cách’ ấy như cứa vào tim tôi, đau nhói. Trước đây tôi mong muốn xích lại gần cậu ấy thế nào mà giờ lại thốt ra được những câu vô tâm như thế? Thật nghịch đời. Thời gian đã thay đổi mọi thứ một cách chóng vánh. Phong giận dữ nắm lấy vai tôi. - Cậu nói tai nạn bất chợt của Danh là thời điểm khó khăn à? Cậu đâu cần phải để ý đến anh ta? Cứ vô tư như trước đây là được rồi. Những gì xảy ra với Danh là chọn lựa của anh ta, cậu đâu cần phải nhận trách nhiệm về bản thân? Đôi mắt sắc lạnh của Phong như nhìn thấu tâm can tôi, nhưng còn một phần trong lòng tôi chôn chặt, cậu ấy sẽ chẳng bao giờ nhận ra. - Nếu anh ta bình phục – sẽ sớm thôi – thì cậu sẽ trở về bình thường như xưa chứ? Tôi không đủ can đảm để nói rằng vấn đề của Danh lớn đến thế nào.Thời gian để anh ấy bình phục sẽ được tính bằng ngày, tháng, năm hay không bao giờ? Một con người khỏe mạnh, dễ thương, tốt tính với bao ước mơ dự định, chỉ vì tôi mà không đứng dậy, hoạt động bình thường liệu có đáng không? Lúc trở lại lấy cặp, tôi lại gặp vị bác sĩ già. Khi nhìn thấy tờ bệnh án – mà vị bác sĩ già bỏ quên trên quầy sau khi trao đổi gì đó với cô y tá riêng của Danh, tôi tưởng mình có thể chết ngay bởi dòng chữ “tỉ lệ phục hồi 10%”. Dẫu biết cuộc sống luôn có những điều kì diệu, nhưng tôi nghĩ điều kì diệu cũng không thể biến con số 1 thành 9. Tôi than trời, than đời, nhưng cuối cùng cũng là than với chính bản thân mình. Vì ai mà Danh bị như vậy? Tôi đã gây ra cho anh điều đáng tiếc này, làm thế nào để có thể chuộc lỗi. Phong thất thần nhìn tôi. Cậu ấy dùng tay khẽ gạt những giọt nước mắt lăn trên gò má tôi. Gió cứ thổi, nhưng cánh bồ công anh đã quyết định dừng lại. Sẽ một lúc nào đó cánh hoa trờ về tung hoành trên bầu trời, nhưng không phải lúc này. Phong siết chặt vòng tay, gục đầu lên vai tôi. - Xin cậu đấy… làm ơn trả lại con thỏ ngốc nghếch cho tôi. Giả vờ cũng có cái thú vị của nó, nhưng đã phải nằm một chỗ đến tê cứng cả người rồi, lại phải nhắm mắt, không động cựa thì thực sự Danh chịu hết nổi. Cô gái ngồi cạnh anh vẫn kiên nhẫn gọt trái cây. Anh đang trong tình trạng “không thức” thì dĩa trai cây ấy để cho ai ăn? - Hù! - Á – Nhàn giật mình, đánh rơi con dao đang gọt táo dở. Cô trợn tròn mắt nhìn Danh. - Ấy cẩn thận chứ - Danh chỉ xuống con dao, cố giấu nụ cười đắc chí – nhỡ trúng người thì sao? Nhàn lấy lại bình tĩnh, cô cúi xuống nhặt con dao lên. Dù biết mình bị trêu nhưng cô chẳng thể nào giận được Dạnh. - Cậu… tỉnh rồi sao? Vậy mà tôi cứ tưởng. - Cô là người thứ hai bị tôi lừa đẹp đấy nhé – Danh nhe răng cười, nhón một miếng táo thả vào miệng. - Thế người đầu tiên là ai? - Bí mật – mắt Danh nhấp nháy. Nhàn thở dài, hất đầu lên bình hoa đầu giường. - Là cô nàng hôm nào cũng mua mấy cành hoa tím cho cậu phải không? - Còn có cô nàng ngày nào cũng mua trái cây đến, tự gọt rồi tự ăn một mình – Danh thích thú chỉ khay trái cây mà Nhàn vừa gọt – 3 ngày liền đấy nhé. Nghe nhắc đến 3 ngày, Nhàn đứng dựng dậy, nhìn Danh chằm chằm. Hóa ra cô bị cậu ấy lừa mà không biết. Vậy những câu nói vu vơ của cô Danh cũng nghe thấy hết rồi sao? - 3 ngày? Tức là cậu tỉnh được 3 ngày rồi mà làm lơ như không có chuyện gì xảy ra. Cảm giác bực tức xen lẫn xấu hổ khiến Nhạn mất bình tĩnh. Cô chỉ muốn tìm chỗ trốn để Danh khỏi thấy. - Ừ thì… - Danh làm bộ đưa tay gãi đầu. - Thì sao chứ? Cậu mà đưa ra lí do không hợp lí là chết với tôi. - Thì vui mà – Danh vô tư. Nghe xong, Nhàn hít một hơi sâu, kìm nén cơn tức của mình rồi cúi xuống thu dọn đồ đạc của mình. - Tôi về. Nói xong cô chạy vội ra cửa, mặc cho Danh gọi theo. Cô giận cậu ấy. Biết bao lo lắng, suy nghĩ, cả những buồn bực không nói lên lời những ngày Danh nằm viện, bỗng chốc trở thành trò cười trong mắt cậu ấy. Tại sao Danh đối với cô không thể bình thường như bao người khác? Mặc kệ, cô không thèm quan tâm đến người như thế nữa. Danh cười khi thấy Nhàn chạy ra khỏi phòng bệnh. Cô nàng này vẫn cái tính xấu hổ như ngày nào. Nếu Nhàn mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn – giống một người mà anh quen chẳng hạn – thì chắc chắn sẽ là một co gái rất cá tính. Có tiếng mở cửa khi Danh sắp hoàn thành nốt cuốn sách trên tay. Anh thảy vội sách lên bàn rồi nằm ngay ngắn lại, mắt nhắm hờ. - Danh này, em có bạn cùng phòng đấy. Danh khẽ hé mắt, nhận ra không phải Hoài Thư mà là y tá bệnh viện. Anh thấy vừa may vừa hơi thất vọng. “Mình đang mong gì thế này?” – Danh vắt tay lên trán – “Cô ấy đến lúc sáng rồi cơ mà” Dường như anh giống một đứa trẻ con đòi hỏi, cứ “muốn nữa, muốn nữa”; mặc kệ Hoài Thư có thời gian hay không, anh muốn cô lúc nào cũng ở bên cạnh mình. - Xin lỗi vì đã làm phiền em thế này. Chị chuẩn bị xong rồi sẽ ra ngay – chị y tá áy náy lên tiếng khi tưởng Danh vừa mới tỉnh giấc. Mãi lúc này anh mới chú ý đến mọi chuyện đang diễn ra quanh mình. - Em tưởng đây là phòng bệnh riêng chứ chị? – Danh nhướn mày khi chợt nhớ tới “bạn cùng phòng”. - Ừm, đáng lẽ là thế - chị y tá cắn môi – nhưng bệnh viện hết phòng đặc biệt rồi nên đành phải xếp phòng đôi. Nếu em phiền… - Thôi không sao đâu chị - Danh phẩy tay – có người ở cùng cũng vui. Em chán nằm một mình một cõi lắm rồi. Ai cũng vậy, chỉ cần thấy nụ cười của Danh là cảm giác yên tâm, tin cậy xâm chiếm suy nghĩ. Chị y tá vui vẻ kéo thêm chiếc giường sắt đặt trong góc, song song với giường của Danh. Bằng động tác nhanh nhẹn của một người chăm sóc cho hàng chục bệnh nhân mỗi ngày, chị sắp xếp đồ đạc nhẹ nhàng tránh không gây ra tiếng động mạnh. Chiếc rèm bay phất phơ nơi góc phòng súyt nữa được cuốn lại, nếu không có giọng con gái nhẹ nhàng. - Để đấy cho em được rồi. Nói rồi cô tiến lại, kéo rèm che xung quanh giường của mình trước khi ném chiếc gối lên. Qua cái liếc nhìn, Danh chỉ nhận ra đó là cô gái có mái tóc hơi hoe đỏ buông xõa, trên người mặc bộ đồ bệnh nhân hệt như anh. Trên tay, cô ôm chặt chiếc gối trắng muốt – chắc chắn là trắng hơn loại gối có sẵn ở bệnh viện – như thể đó là thứ quan trọn duy nhất của cô lúc này. Chỉ thế thôi, còn khuôn mặt hay bất kì đặc điểm nào khác của cô thì anh không kịp nhìn vì còn mải quay lại với cuốn sách của mình. - Em còn cần gì nữa không? – Chị y tá hỏi với vẻ ân cần. Nhưng đáp lại chỉ là một tiếng “không” cộc lốc vẻ mệt mỏi. - Ừm, có vấn đề gì hay thắc mắc về ca phẫu thuật sắp tới em cứ hỏi chị nhé. - Nhớ kéo rèm lại giùm em. Theo như phán đoán của Danh, đây chắc chắn là một tiểu thư con nhà giàu kênh kiệu bất cần đời. Cái kiểu che rèm không muốn can hệ đến người cùng phòng làm anh thấy bực mình. Anh quyết định lên tiếng, để khẳng định vị trí “đàn anh”. - Nhóc! Bị gì mà phải vào đây? Chỉ có im lặng. Lần này thì Danh tức thật. Không ngờ cô nàng này lại xem thường anh đến thế. Nhìn dáng chắc cũng chỉ học sinh cấp ba là cùng, nếu không biết Danh Kíp thì cũng phải tôn trọng người lớn tuổi hơn mình chứ. Trong lúc anh đang phân vân không biết nên làm ngơ mà bỏ qua hay dạy cho cô nàng một trận ra trò thì có tiếng ngồi đậy, tiếp theo đó là tiếng cái rèm bị kéo tung ra. Cô nhóc cùng phòng nhảy xuống khỏi giường bệnh của mình, tiến lại phía anh. Danh nhìn cô nàng chằm chằm, và trước khi tự hỏi mình chuyện gì đang xảy ra, anh đã bất ngờ không thốt lên lời. Tôi sắp trở thành một con người khác. Giờ đây, người tôi quan tâm nhất – sau má – chỉ có Danh. Tôi sẽ dành hết phần thời gian còn lại của mình để chăm sóc, ở bên cạnh anh. Công việc làm thêm ở shop hoa, tôi đã xin nghỉ vô thời hạn. Việc cuối cùng phải làm là gọi điện về cho má để chắc bà vẫn bình thường. Những ngày gần đây tôi lu bu đến nỗi quên cả việc gọi điện hỏi thăm má. Thật nhẽ nhõm khi lại được nghe giọng nói ấm áp, dù chỉ qua điện thoại. - Chắc dạo này con bận học thi lắm nhỉ. Ráng lên nhé. Tôi cắn môi, cảm giác tội lỗi bao trùm suy nghĩ. Lời hứa với má còn chưa thực hiện xong đã phải gác lại. Tôi đã từng đặt tay trước ngực, dõng dạc nói là sẽ vì má mà học thật tốt, để cuộc sống của hai má con không phải cơ cực. Rút cục lời hứa chưa thành mà tôi lại sắp phải từ bỏ. - Sao con không nói gì hết? Con bị đau gì à? – giọn má lo lắng khiên tôi phải có cười thật to. - Không sao đâu ạ, con đang trong kì thi, vài ngày nữa là có thể thảnh thơi thoát khỏi đống bài vở rồi. - Ừ. Hết học kì một chắc cũng được nghỉ vài ngày. Nhớ về nhà chơi nhé. Cổ họng tôi nghẹn lại. Làm sao tôi dám nói rằng tôi không về được. -… rủ cả cậu bạn hôm bữa nữa… Nước mắt lưng tròng. Tôi mà lên tiếng chắc sẽ khóc òa. Giá mà má có thể thấy tôi đang gật đầu. -… đang trong kì thi, phải nhớ giữ gìn sức khỏe. Má không có ở bên cạnh, con phải biết tự chăm sóc cho mình… Tôi thì có hề gì cơ chứ. Má mới là người cần chăm sóc, vậy mà tôi lại để bà ở một mình. Bà dừng lại để thở dài. Tôi cứ tưởng má định cúp máy khi thấy tôi không trả lời, nhưng rồi bà lại lên tiếng. - Má có nhiều chuyện cần nói với con lắm… “Con cũng vậy” Nước mắt cứ chảy như dòng suối tự nhiên, không có cách nào dừng lại được. Tôi phải dùng tay che miệng để tránh không phát tiếng, người cúi gập một cách khổ sở. Sao tôi lại giấu má nhiều chuyện như thế? Từ Anh Thư, ba, và bây giờ lại là chuyện của Danh. -…ước gì có thể gặp con ngay lúc này… Câu nói của má làm tôi hoảng sợ, cứ như là bà phải gặp tôi ngay lập tức, nếu không… nếu không sẽ không được gặp lại nữa. - Má! Sức khỏe của má vẫn bình thường chứ? – tôi cố lấy giọng tự nhiên nhất có thể. - Tất nhiên rồi, sao con lại hỏi thế? - Tại má nói muốn gặp con ngay, con sợ… - tôi thú thật. - Sợ gì chứ con nhỏ này? Bình thường con có biết sợ là gì đâu? – má mắng yêu tôi – Tại má có chuyện muốn nói ngay, nhưng chờ con thi xong có lẽ hay hơ. Nếu con tò mò thì phải ráng vượt qua kì thi thật tốt để mà con về. - Dạ - tôi nói dối, cảm thấy đau nhói trong lòng. - Vậy nhé, má có việc bận rồi. Bà cúp máy. Điều này làm tôi thấy hụt hẫng. Mọi lần tôi luôn là người cúp máy trước tiên, vì tôi luôn vội đi học, đi đến shop hoa, vội làm cái này cái kia. Còn má ở nhà một mình, bà chẳng có gì bận bịu nên luôn kiên nhẫn nghe điện thoại của tôi, lâu đến mấy cũng được. Khi nào tôi dừng thì bà cũng sẽ “có việc bận phải cúp máy” để tôi khỏi áy náy. Vậy mà lần này lại khác. Nhìn số điện thoại trên màn hình, tôi muốn gọi lại nhưng không thể, chỉ biết ngồi co ro trên sàn, tựa cẳm lên đầu gối, mắt dõi theo ánh nắng chiều sắp tắt qua khung cửa sổ. Trời sắp tối. Ánh đỏ hoàng hôn khiến tôi cảm thấy bất an. Ngay lập tức tôi mở máy gọi điện cho chị Yên. Má giấu tôi, nhưng Yên sẽ nói thật. Chị luôn biết tôi lo cho má thế nào cơ mà. - Chị Yên, lâu quá không gặp. Sức khỏe của má em vẫn bình thường chứ? – tôi hỏi nga khi nhận thấy có người bắt máy. - Em làm chị hết hồn đấy – Yên trả lời tôi – dì vẫn khỏe, vẫn kiểm tra định kì, không thấy có biểu hiện gì xấu. - Chị nói thế thì em yên tâm rồi. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Tư trấn an rằng mình lo hơi quá. - Sao lại gọi điện đột xuất cho chị thế này? - À không. Lâu lâu em hỏi thăm ấy mà. - Ừm. Có chị đây rồi mà, em cứ yên tâm. Em mà không tin tưởng là chi thấy giận đấy nhé. Tôi cười xòa, cảm ơn Yên rồi cúp máy. Bệnh viện thành phố. Yên tắt điện thoại, đưa mắt dò hỏi về phía người phụ nữ trung niên ngồi cuối phòng. - Dù bất cứ giá nào – người phụ nữ lên tiếng – cũng đừng để nó biết là cô đã chuyển lên trên này rồi. Yên gật đầu cương quyết. Chị không quen nói dối, nhưng sẽ cố hết mức có thể. ** ** ** ** ** ** ** ** ** * ** Tại phòng khác của bệnh viện, nơi hai người – một chàng trai và một cô gái – đang nhìn nhau chằm chằm. - Tôi biết là anh mà. Cái giọng nói ngứa tai không lẫn vào đâu được. Chàng trai nằm trên giường bệnh, sau hồi bất ngờ cũng phải lên tiếng. - Ôi trời, Hoài… à không Anh Thư. Em làm gì ở đây? Trong bộ dạng… - Danh nhìn bộ đồ bệnh nhân của cô từ trên xuống dưới – như thế này? Anh Thư không có ý định trả lời. Cô vẫn chưa rời mắt khỏi anh. - Thế anh làm gì ở đây? Trong hoàn cảnh như thế này? – Cô nhái lại, tiện tay đấm một cái lên chỗ xươn ức của Danh khiến anh nhăn nhó khổ sở - hóa ra là đau thật. Nói xong cô bỏ về giường của mình. - Em là động vật máu lạnh đấy à? – Danh xém nữa thì gào lên. Anh tự hỏi nếu Anh Thư biết bệnh tình của mình, liệu cô có hành động “dã man” như vậy không. - Em… vẫn chưa hết “thù” anh à? – anh nhìn cô với vẻ dò xét, nhưng cô đã kéo rèm lại – một cách rất “bất lịch sự”. Thái độ của Anh Thư không những không làm Danh bực mình mà lại khiến anh thêm tò mò. Không hiểu co bị sao mà lại phải nhập viện, hơn nữa còn phải phẫu thuật – lúc nãy anh nghe cô y tá nói vậy. Danh nhìn về phía đối diện. Qua tấm rèm mỏng, anh vẫn nhận ra bóng Anh Thư đang nằm quay lưng lại với mình.
|