Chờ Em Mười Tám
|
|
Chương 14
Tuần đầu tiên sau khi Hiếu đi, mặt trời vẫn thức dậy và đi ngủ như vòng tuần hoàn vốn có của nó.
Ngày thi đã cận kề. Không giống như cấp hai, bây giờ tôi phải đối mặt với cả hai cuộc thi, thi tốt nghiệp, rồi lại thi đại học. Từ sau khi Hiếu đi, tôi chưa hề khóc, hoặc có khóc thì cũng chỉ là nước mắt cứ rơi mà thôi, khi nào hết, nó sẽ tự khô.
Tôi nhớ anh đến nỗi bản thân cứ vô thức làm theo những điều anh dặn dò. Anh bảo tôi không được gục ngã, phải mạnh mẽ bước tiếp, nên tôi sẽ không bao giờ lùi bước. Mấy lần cảm giác chị dâu như có điều gì muốn nói rồi lại thôi, nhưng tôi cũng không quan tâm. Tôi phải đỗ vào đại học bằng mọi cách!
Tôi luôn muốn dùng con chữ để biểu hiện tình yêu với anh, nên tôi chọn Đại học Ngoại Ngữ, không đi ngược lại mong muốn của mẹ, cũng không hoàn toàn đi ngược lại khao khát được viết lách của tôi. Thêm nữa, trường Ngoại Ngữ có môn tiếng Anh được nhân đôi, sẽ bù đắp được sự yếu kém của tôi trong môn Toán. Có đôi khi, tôi cũng muốn dò hỏi Tuấn một vài thông tin về Hiếu, nhưng thấy cậu ấy cùng Lan vui vẻ đi bên nhau, tôi lại không muốn phá vỡ bầu không khí ấy.
Lễ bế giảng, chúng tôi mặc áo dài, chụp rất nhiều ảnh lưu niệm. Đây là lần đầu tiên tôi mặc áo dài, lần đầu tiên tôi để xõa tóc, lần đầu tiên tôi đi guốc ca tận mười lăm phân. Tôi thầm nghĩ, đi guốc cao như vậy, nếu đứng cạnh Hiếu chắc sẽ không còn quá chênh lệch như mọi khi nữa rồi.
Tôi nhờ bạn bè chụp lại một bức ảnh, tôi trong tà áo dài thướt tha, như một thiếu nữ dịu dàng, xinh đẹp, đang chìm đắm trong tình yêu. Tôi sẽ gửi nó qua email cho anh xem.
Mặc dù bây giờ mạng xã hội rất phát triển, ngày trước cũng từng lập cho Hiếu một cái Facebook, nhưng tôi vẫn thích gửi email cho anh hơn, đều đặn một tuần một bức. Không biết anh có đọc hay không, vì anh không trả lời email của tôi như ngày xưa nữa, nhưng tôi vẫn kiên trì gửi. Đó là phương thức duy nhất để tôi an ủi chính mình rằng Hiếu vẫn luôn tồn tại bên tôi.
Trời không phụ người cò lòng! Sau bao tháng ngày miệt mài đèn sách, cuối cùng tờ giấy báo đỗ đại học cũng đã về tay tôi. Lâu lắm rồi, tôi chưa thấy mẹ cười vui vẻ đến vậy. Bố tôi quyết định tổ chức tiệc mừng, đưa cả nhà đi ra ngoài ăn. Chị dâu tôi bụng bầu đã ộ ệ lắm rồi, nên cả gia đình muốn đi ăn đâu đó gần nhà. Sumo BBQ là lựa chọn của tất cả mọi người.
Tôi bước vào nhà hàng, đi lên tầng hai, qua góc bàn sát cửa kính hôm nào tôi và Hiếu ngồi bên nhau. Đó là lần đầu tiên tôi nghe thấy anh buột miệng lỡ lời, lần đầu tiên tôi thấy anh bối rối, ngượng ngùng. Dường như tất cả mới chỉ là chuyện của ngày hôm qua.
Cả nhà vừa nâng ly chúc mừng xong, mẹ tôi lại than rằng: "Tiếc quá, Hiếu đi Mỹ rồi chứ không thì gọi nó cùng đến cho vui. Chuyện học hành của cái Ly nhà mình, nó là đứa có công nhất!"
Mặc dù tôi đã cố gây dựng cho lòng mình vô vàn phòng tuyến để trái tim có thể đứng vững, nhưng chúng vẫn sập đổ mỗi khi có ai đó vô tình nhắc tới anh. Nếu anh trai không nhạy bén khéo léo cất lời, có lẽ mẹ tôi sẽ còn nhắc đi nhắc lại cái điệp khúc mang tên Hiếu ấy.
Tôi bần thần một lúc, lại nhìn chằm chằm vào góc bàn kia, rồi tưởng tượng như anh cũng đang ngồi đó, chăm chú gắp thịt cho tôi. Nhớ đến ngón tay thon dài của anh đôi khi không kiềm chế được lại đưa lên môi tôi, quệt đi những "vật trang trí" không cần thiết trên đó. Ngay lúc này đây, tôi nhớ anh, nhớ đến phát điên lên được, nhưng... tôi không thể làm gì.
Ăn uống xong, tôi bảo cả nhà về trước, còn mình phải đi trả sách cho đứa bạn, nhưng thực ra là bắt xe buýt đi đến nhà anh. Tôi cứ nghĩ sẽ gặp mẹ anh, tôi sẽ an ủi bác ấy một chút cho bác đỡ buồn vì nhớ con, nào ngờ, cửa nhà anh khóa im lìm. Không biết bác đã đi đâu!
Tôi cứ đứng đó, nhìn lên cửa sổ phòng anh. Cửa phòng anh rất rộng, bên trong có cái giường mà anh hay nằm, có cây đàn piano điện tử đặt ngay ngắn ở một góc, có một vài thiết kế của anh được in ra, bìa sách, bìa báo, đủ các loại bìa được treo trên mặt tường. Tất cả, tất cả liệu có còn lưu lại chút nào hơi ấm của anh không? Tôi cứ ngây ngô đứng nhìn lên phía ấy, nói với gian phòng ấy, nói với bầu trời không trăng không sao trên cao: "Anh, em đỗ đại học rồi!"
Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng xe dừng lại phía sau, là anh trai tôi.
Anh ấy xuống xe, bước đến, đặt tay lên vai tôi, truyền cho tôi sức mạnh.
"Anh biết ngay là cô nói dối để chạy đến đây mà!"
"Em... em chỉ muốn đến báo tin vui này cho mẹ anh ấy biết thôi. Không ngờ bác ấy cũng đi vắng rồi."
"Lên xe đi, anh có chuyện này muốn nói với cô!"
Anh trai tôi thở dài não nề, lê từng bước chân đến bên chiếc xe. Anh ấy cứ thế mở cửa chui thẳng vào ghế lái. Nếu là Hiếu, anh sẽ mở cửa cho tôi ngồi lên trước, sau đó mới lên xe. Có những hành động săn sóc dù là rất nhỏ thôi, nhưng chỉ khi nào rời xa rồi, ta mới nhận thấy nó ấm áp tới nhường nào.
"Có một chuyện anh định nói với cô vì thấy cô suy sụp quá, nhưng cuối cùng, vẫn muốn để cô thi cử xong xuôi rồi mới nói. Cô cũng mười tám tuổi rồi, đến tuổi trưởng thành rồi, cô suy nghĩ kĩ, rồi trả lời thành thật cho anh, tình cảm của cô với Hiếu cụ thể là như thế nào?"
"Bây giờ anh hỏi cái này có còn nghĩa lý gì không?"
"Thì cô cứ nói đi!"
"Em yêu anh ấy! Nếu anh có ý định hỏi em rằng có biết yêu là cái gì hay không, em chỉ có thể trả lời, người khác định nghĩa tình yêu đao to búa lớn như thế nào em không cần biết. Đối với em, yêu chính là cảm giác, yêu chính là cảm xúc. Em không thể khống chế bản thân mình thôi rung động, thôi nhung nhớ, thôi nghĩ về anh ấy. Còn bây giờ, em đang cố gắng vượt qua nỗi đau, anh đừng đào bới nó lên nữa, có được không?
"Anh không có ý định đào bới. Nếu cô thực sự yêu Hiếu nhiều đến như vậy, anh cũng chỉ muốn giải thích rõ mọi chuyện cho cô thôi."
"Giải thích cái gì?"
"Thực ra, Hiếu sống khép kín như vậy là có nguyên do. Cậu ấy bị bệnh tim bẩm sinh. Từ khi sinh ra đã bị. Gia đình Hiếu cũng đã phải tốn rất nhiều công sức, tiền của, mới nuôi được cậu ấy lớn bằng này."
"Anh nói cái gì?" Những lời này, từng câu từng chữ như búa tạ một lần nữa đập nát tâm hồn nhỏ bé của tôi.
"Cô để yên cho anh nói hết đã. Nghe xong đầu đuôi, rồi muốn hỏi thêm gì thì hỏi. Anh và Hiếu học chung một lớp đại học, nhưng cũng không mấy khi để ý đến cậu ấy, vì Hiếu rất lặng lẽ, không chơi cũng không hay nói chuyện với ai, đến lớp học xong lại đi về, cũng chẳng đi chơi bời gì với bọn anh cả, Cho đến một lần tan học, cả lớp hầu như về hết rồi, anh định đi về, nhưng thấy Hiếu vẫn ngồi gục trên bàn, anh tưởng cậu ấy ngủ quên, nên định đánh thức dậy bảo cậu ấy về. Không ngờ lay mãi không thấy Hiếu phản ứng gì, anh mới nâng mặt cậu ấy lên. Lúc ấy, anh chỉ thấy mặt cậu ấy tái nhợt, môi thâm tím lại. Anh cũng sợ quá, đang định hô hào mọi người thì Hiếu kéo tay anh, thì thào nói là đưa cậu ấy đến bệnh viện để thở ôxy. Khi đấy, anh cũng chẳng kịp suy nghĩ gì nhiều, dìu Hiếu xuống, bắt taxi rồi đi thẳng đến bệnh viện. Thở ôxy, tiêm, truyền nước một lúc xong thì thấy thần sắc của Hiếu có vẻ tỉnh táo lại, anh bảo câu ấy đưa số điện thoại để báo về cho gia đình thì cậu ấy cứ lắc đầu không chịu.
Sau đó, Hiếu mới kể cho anh nghe về căn bệnh của cậu ấy. Khi đó, anh còn nhớ Hiếu đã nói rằng không phải cậu ấy kiêu ngạo hay không muốn chơi với ai, chỉ là cậu ấy không dám. Cậu ấy nghĩ rằng mình chỉ là thằng sống thêm được ngày nào thì mừng ngày ấy, chẳng biết chết lúc nào. Nhìn những người thân trong gia đình đau khổ vì mình như vậy, Hiếu cũng không dám có bạn bè nữa, chỉ sợ càng ngày lại có càng nhiều người phải đau khổ vì cậu ấy. Lúc Hiếu nói những lời ấy, anh cũng muốn rơi nước mắt. Dần dần thì hai đứa bọn anh chơi thân với nhau, vì chỉ có anh biết về bệnh tình của Hiếu. Đến nhà cậu ấy chơi vài lần, anh mới biết hóa ra Hiếu rất có năng khiếu thiết kế mấy cái bìa sách linh tinh. Anh hỏi cậu ấy sao không đi học thiết kế mà lại học Ngoại Thương làm gì, thì cậu ấy bảo vẫn đi học thiết kế đấy chứ. Hiếu vào học Ngoại Thương, vì có một lần nghe thấy mẹ mình nói chuyện với bà hàng xóm, thấy mẹ có vẽ rất ngưỡng mộ con bà kia thi đỗ Ngoại Thương, nên cậu ấy cố gắng thi, chỉ vì muốn khi còn sống có thể làm điều gì đó để bố mẹ được tự hào.
Năm cô học lớp chín. Hiếu thấy anh lên mạng để tìm gia sư cho cô, hỏi sao anh không tự kèm cho cô, tìm gia sư làm gì cho tốn tiền. Anh mới bảo rằng anh với cô không hợp nhau, ngồi một lúc là cãi nhau, không hco5 cùng nhau được. Nhưng anh cũng không yên tâm để cho mấy thằng cha xa lạ đến nhà. Muốn tìm một người dạy kèm môn Lý, nhưng phải là con gái, mà tìm mãi vẫn không thấy. Thế là Hiếu nhận lời giúp anh đến dạy thêm cho cô. Nhưng được một thời gian, anh phát hiện, kể từ khi đến dạy thêm cho cô, Hiếu đã thay đổi. Cậu ấy không còn quá khép kín như trước đây nữa, thậm chí còn nhận lời đi họp lớp.
Anh không biết Hiếu có tình cảm như thế nào đối với cô, nhưng cậu ấy bắt anh phải thề là không bao giờ được nói chuyện cậu ấy bị bệnh cho cô biết. Càng ngày anh càng thấy cô ỷ lại vào Hiếu, phụ thuộc vào cậu ấy. Anh cũng thấy sốt ruột lắm! Thế rồi cách đây không lâu, Hiếu rủ anh đi bar uống rượu. Đây là lần đầu tiên anh thấy Hiếu uống rượu kể từ khi chơi thân với cậu ấy. Hôm ấy, anh nhớ rất rõ, Hiếu bảo anh rằng cậu ấy nhất định phải sống. "Vì cô ấy, tôi nhất định phải sống! Dù cơ hội chỉ có năm mươi phần trăm, tôi cũng nhất định phải thử! Tôi phải sang đó, tôi nhất định phải liều một phen. Nhưng nếu tôi không có cơ hội để gặp cô ấy một lần cuối cùng thì làm thế nào? Nếu tôi cứ như thế mà vĩnh viễn mất đi cô ấy thì phải làm thế nào?" Hôm đấy, cậu ta cứ lẩm bẩm mãi mấy câu đó. Anh nghĩ có lẽ cậu ấy say rồi. Chưa bao giờ Hiếu mất kiểm soát đến như vậy.
Sau đó, anh đến nhà hỏi mẹ Hiếu, mới biết cậu ấy đã đồng ý sang Mỹ làm phẫu thuật. Tất cả những gì anh biết, đều đã nói với cô rồi đó! Đừng cảm thấy đau khổ khi nghĩ mình bị bỏ rơi nữa! Nếu cô thực sự yêu Hiếu đến như vậy thì hãy đợi cậu ấy về, được không? Đừng như thế này nữa..."
Mấy lời khuyên phía sau của anh trai, tôi đã không còn nghe rõ nữa. Tôi có thể ngồi nghe từng ấy câu, từng ấy chữ, đã là quá dũng cảm rồi. Mỗi câu, mỗi chữ đều như một lưỡi dao sắc cứa vào lòng tôi, xót xa, khổ sở.
Tôi thừa nhận, điều này vượt quá sức chịu đựng của một cô bé vừa mới tưởng mình đã lớn như tôi. Tôi nguyện rằng mình cứ sống trong cái "sự thật" như lúc ban đầu, thà rằng anh cứ vì tiền đồ mà bỏ lại tôi, thà rằng anh đừng coi trọng tôi, đừng bao giờ sống vì người khác đến thế!
Tuy tôi nhớ anh, tôi tủi thân, tôi đau khổ, nhưng chí ít hãy để tôi biết rằng, ở một nơi xa xôi, anh vẫn đang sống tốt, rất thuận lợi, rất bình an!
Gio đây, những con chữ cũng còn nghĩa lý gì cơ chứ? Chúng đâu có biểu hiện được hết đau đớn trong tôi!
Nếu đây là cái giá của sự trưởng thành, tôi cầu xin ông trời hãy cứ cho tôi mãi mãi chỉ là một cô bé, một cô bé như trong quá khứ vẫn luôn được sống bên anh, sống trong vòng tay bao bọc và che chở của anh. Cho dù phải đánh đổi cả tình yêu của tôi, tôi cũng đồng ý, miễn sao đổi lấy sự tồn tại của anh ở bên tôi!
Tôi sực nhớ ra một điều rất quan trọng, liền bắt anh trai lập tức đưa mình về nhà. Vừa đặt chân đến cửa nhà, tôi đã lao ngay vào phòng riêng, khóa trái cửa lại, rồi cắm chiếc usb mà Hiếu đưa cho tôi vào máy tính.
Hóa ra, cái hẹn ba năm của anh chính là như vậy! Phải chăng anh đã đọc quá nhiều tiểu thuyết Kim Dung? Anh muốn giống như Dương Qúa và Tiểu Long Nữ sao?
Tôi giận anh biết bao, ghét anh biết bao! Sao anh có thể ích kỷ đến như vậy? Sao anh có thể giấu tôi một sự thật khủng khiếp như thế?!
Trong usb của Hiếu chỉ có duy nhất một file word. Tôi như nhìn thấy anh đang ngồi đối diện mình, dùng nụ cười trìu mến tươi sáng nhất mà cười với tôi. Anh đưa tay xoa xoa đầu tôi như xoa đầu một đứa trẻ, rồi lại dùng ngón trỏ thon dài chọc chọc vào trán tôi, tiện thể nhéo mũi tôi hai cái. Anh nói với tôi rằng:
"Cô bé ơi, cô bé à, cô bé đáng yêu nhất trên đời của anh!
Khi em đọc được bức thư này, có lẽ nó đã trở thành di thư mất rồi.
Không được chu môi lên phản đối nhé! Ngoan, nghe anh nói hết!
Em biết không, anh rất ngưỡng mộ em. Bởi vì anh chưa bao giờ có thể dũng cảm đến thế! Mỗi một lần em nói câu: "Anh Hiếu, em thích anh! Em yêu anh!", anh đều mong sao lúc ấy, em có thể truyền thêm một chút dũng khí sang cho anh, để anh cũng có thể nói với em câu nói đó.
Chà, cô bé của anh khi đọc được những dòng này, chắc là đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, trưởng thành, một sinh viên sáng giá trong xã hội, đang hừng hực khí thế chuẩn bị lào vào cuộc đời rồi đúng không?
Biết vì sao anh chắc chắn điều đó không?
Anh luôn luôn tin tưởng vào em, anh biết, em nhât định sẽ thi đỗ đại học, không khiến anh phải thất vọng.
Hôm nay em đã hát rất hay, đàn củng rất tuyệt! Kể từ hôm ở ngoài biển, khi ánh mắt em nhìn những phím đàn piano ở sảnh của khách sạn, anh đã biết, em nhất định có kỷ niệm quan trọng nào đó với cây đàn, nhưng anh lại không dám hỏi, sợ đó là một kỷ niệm buồn trong em. Vì thế anh đã đàn bản Fur Elise cho em nghe. Anh không cần nhìn cũng biết ánh mắt em khi ấy chăm chú vào bản nhạc đó đến nhường nào!
Nhưng có một bí mật mà em chưa biết, đó cũng là bản nhạc mà anh thích nhất. Hồi trước, anh quyết tâm học đàn, mục tiêu đầu tiên chính là để đàn được bản nhạc này.
Hôm nay anh mới biết, hóa ra cây đàn này đã từng là ước mơ lớn nhất của em. Em vì anh mà phá bỏ lời thề của chính mình, ngay khoảnh khắc đó, em có biết khao khát được sống trong anh mãnh liệt đến nhường nào không?
Khi đó, giấc mơ lớn nhất trong cuộc đời anh chính là được thêm nhiều lần nữa, nhiều lần như thế nữa nghe thấy những tiếng đàn của em.
Nhưng tiếng hát của em, từng câu, từng chữ như giày vò trái tim anh. Anh thực sự không thể chịu nổi! Anh không muốn em phải gồng mình lên ngụy trang như thế.
Anh muốn cô bé của anh sống thật thoải mái, thích cười thì cười, thích khóc thì khóc.
Em có thể cố gắng giả vờ mạnh mẽ kiên cường trước mặt bất cứ ai, nhưng khi ở bên anh, xin em hãy cứ sống cho thật thoải mái. Muốn khóc thì khóc, muốn cười thì cười, muốn đánh thì đánh, anh đều có thể làm chỗ xả cho em.
Hôm nay, vốn dĩ anh cũng muốn thu âm tặng cho em một ca khúc nào đó, nhưng anh nghĩ, con chữ vẫn có khả năng biểu đạt nhiều hơn nốt nhạc. Nhưng nếu thực sự có thể hát một bài cho em nghe, anh sẽ dùng một cây đàn guitar, dịu dàng ngồi bên em, để em tựa vào vai anh, và hát cho em những lời hát từ trái tim mình.
"Có những đêm anh nằm lòng thao thức
Có những đêm anh cần phải suy nghĩ
Về em, về anh, về nhau. về bao chuyện lâu nay
Để đêm nằm nghe thời gian lê bước những bước dài
Đối với anh em vẫn là cô bé
Những nghĩ suy trong đầu còn non nớt
Chẳng lo ngày mai ngày sau đến
Còn mơ tình yêu sẽ như những giấc mộng niệm màu.
Dù rằng anh sẽ cố dành trọn thời gian để luôn bên em
Dành vòng tay âu ếm, lắng nghe buồn vui của em mỗi đêm
Nhưng biết sau này cuộc sống không đẹp
Tựa như giấc mơ chính em đang mơ.
Tình yêu non nớt em dành, nhỏ xinh và rất vô tư
Nụ cười em đó khi kề bên anh
Chỉ biết khóc khi mong nhớ anh thôi
Đó cũng chính những lúc anh lo!
Ngày mai cô bé hôm nào giờ như giọt nắng lung linh
Chờ em mau lớn trong tình yêu thương
Và những nghĩ suy sẽ lớn theo em
Đó là lúc giấc mơ được nhiệm màu."(*)
(*) Ca khúc Với anh em vẫn là cô bé do Lương Bằng Quang sáng tác.
Em có nghe thấy không? Có nghe thấy những lời anh hát hay không?
Ngốc quá! Không được khóc! Có gì đâu mà phải khóc! Hơi một chút là khóc như vậy, sau này khi va chạm trong xã hội, có nhiều đau khổ, nhiều uất ức hơn thì em còn sức đâu mà khóc nữa? Ngoan!
Cô bé à, thực ra, anh rất nhớ em! Ngay lúc này đây, em không thể tưởng tượng nổi anh nhớ em đến nhường nào đâu.
Vừa nãy khi anh được ôm chặt lấy em trong vòng tay, anh đã nghĩ, cuộc đời như vậy là quá đủ rồi, anh không còn dám mong gì hơn thế! Nhưng bây giờ về đến nhà, một mình ngồi trong căn phòng lặng lẽ, anh mới biết, bản thân mình thực ra rất tham lam. Anh lại thèm cảm giác được ôm em một lần nữa!
Cô bé yêu dấu của anh, tuy anh không có một trái tim khỏe mạnh, nhưng anh đã dùng tất cả lý tưởng và ý chí kiên cường nhất để yêu em. Yêu em cho đến hơi thở cuối cùng và vẫn còn yêu em thêm nữa. Anh tin, tình yêu anh dành cho em nhất định em có thể cảm nhận được!
Chính vì thế, cô bé à, hứa với anh, đừng tự vùi mình trong đau khổ nữa, có được hay không? Em hãy đưa linh hồn anh đi cùng với em để cảm nhận từng hơi thở của cuộc sống!
Em vĩnh viễn là cô bé, cô bé yêu dấu duy nhất trong trái tim anh, trong thế giới của anh! - Hiếu -"
Tôi không dám tưởng tượng, nếu như ba năm sau, tôi mới đọc được những dòng này thì sẽ kinh khủng đến nhường nào. Anh định cứ như vậy mà ra đi trong im lặng hay sao? Anh định cứ như vậy mà để tôi oán hận anh hay sao? Anh có biết như thế càng khiến cho tôi oán hận anh nhiều hơn không?
Tôi ngồi trên ghế, ôm lấy đầu gối, không ngừng run rẩy, hai hàm răng cắn chặt lấy bàn tay, thậm chí tôi còn nếm được cả vị tanh của máu, nhưng vẫn không làm cho tôi hết run rẩy, vẫn không thể khiến cho tâm trí tôi bình tĩnh lại.
Những trận sấm chớp của mùa bão vẫn đang gầm gào ngoài kia. Có phải chúng cũng đang đe dọa sẽ cướp đi Hiếu của tôi hay không?
Bây giờ anh đang ở đâu, đang làm gì? Tình trạng của anh như thế nào rồi? Tại sao người ở bên anh lúc này lại không phải là tôi? Tại sao anh lại nhẫn tâm đẩy tôi ra khỏi sinh mệnh của mình như vậy?
Những lúc như thế này, có tôi kề bên chăm sóc cho anh, an ủi khích lệ anh, chẳng phải sẽ tốt hơn sao? Thực ra, cũng không biết được là tôi sẽ khích lệ anh, hay người bệnh như anh lại phải khích lệ tôi nữa!
Từng sự việc trong quá khứ cứ dần dần hiện lên trong trí óc tôi như một thước phim theo trình tự thời gian.
Anh chỉ đi xe buýt, vì tôi, anh lại cố gắng lái xe.
Anh không uống rượu, không hút thuốc...
Anh khó nhọc bế tôi chạy khắp các phòng trong bệnh viện khi tôi gặp nạn...
Anh săn sóc, đưa đón tôi đi thi...
Tất cả những điều ấy, đều là những cố gắng phi thường của anh.
Hôm nay, tôi đã hiểu được tình cảm anh dành cho mình, nhưng sao tôi lại không hạnh phúc như mình vẫn tưởng tượng?!
|
Chương 15
Sau nhiều ngày giam mình trong phòng khiến cho cả nhà lo lắng, sốt ruột, cuối cùng tôi cũng cảm thấy mình làm như vậy là không đúng. Trong tôi có một niềm tin mãnh liệt, Hiếu nhất định sẽ trở về bên tôi!
Nếu như có một ngày nào đó anh quay về, thấy tôi không sống cho thật tốt, anh sẽ buồn lắm!
Vì vậy, sứ mệnh của tôi kể từ giờ phút này, chính là mỗi phút mỗi giây đều sống vì anh.
Thực ra, tôi cũng có tìm Tuấn để hỏi thăm tình hình cụ thể của Hiếu, nhưng cậu ấy chỉ nói rằng chưa thấy mẹ anh liên lạc về.
Không có tin tức gì chính là tin tốt. Như vậy lại khiến cho tôi thấy yên tâm hơn.
Ngày nhập học, tôi luôn mỉm cười, nhìn vào ảnh của Hiếu trong di động mà nói rằng: "Anh, em đã mười tám tuổi rồi! Em là sinh viên đại học đấy! Anh cứ chờ mà xem, em sẽ kiếm thật nhiều tiền, sau đó thuê xã hội đen chuyên đòi nợ thuê đến phá tan nhà anh ra!"
Ở trong ảnh, anh cũng cười với tôi. Tôi còn nhớ, hôm tôi khăng khăng chụp bức ảnh này, anh bảo trong điện thoại của tôi, ngoài ảnh của chính tôi ra thì cũng chỉ có ảnh của anh. "Em không thấy nhàm chán hay sao?"
Anh thật là ngốc, làm sao mà nhàm chán được cơ chứ? Anh, là cả thế giới của tôi kia mà!
Thời tiết đã dần chuyển sang thu, gia đình tôi đang vô cùng bận rộn để chuẩn bị chào đón một thành viên mới, cô công chúa của anh trai và chị dâu tôi. Chị ấy đã nặng nề lắm rồi, nhưng cũng may, thời gian này việc học hành của tôi vô cùng nhàn hạ, công việc gia đình tôi có thể đảm đương, từ nấu cơm cho tới rửa bát, lau chùi nhà cửa.
Hiếu à, khi nào anh trở lại, nhất định sẽ không thể ngờ được vì sao em lại đảm đang được đến như thế đâu!
Mỗi khi quá nhớ anh, tôi sẽ lại ra Lăng Bác, đứng nhìn lá cờ tổ quốc tung bay mạnh mẽ ở trên cao. Nơi đó có tình yêu của anh, có lý tưởng của anh, có khao khát và ý chí kiên cường của anh.
Anh vẫn luôn cười, cười để vượt lên tất cả.
Có khi nào anh thấy mệt mỏi, có khi nào anh thấy cô đơn không?
Khi ấy, anh hãy kéo em vào lòng, để cảm nhận sự tồn tại của em, anh nhé!
Quãng thời gian mới vào đại học là lúc tôi cảm thấy tự ti về bản thân mình nhất. Trong khi các bạn từ bốn phương đổ về đã bắt đầu biết tự lập, hạch toán chi tiêu, tự trang trải cho cuộc sống xa nhà của mình, thì tôi vẫn sống trong vòng tay bao bọc của cha mẹ. Vốn muốn tìm công việc làm thêm nào đó nhưng lịch học của tôi không cố định nên cũng khó sắp xếp ca làm việc. Chính vì thế, để tự khích lệ bản thân, tôi rất hăng hái tham gia các hoạt động từ thiện cũng như văn nghệ của trường.
Tôi phát hiện ra rằng, những hoạt động này mang lại cho mình rất nhiều ích lợi. Bạn sẽ trở nên bạo dạn hơn, cách ứng xử trong tập thể cũng phóng khoáng và khéo léo hơn, quan hệ trong trường được mở rộng hơn, thậm chí còn có thể có một vài mối quan hệ trong xã hội, được các thầy cô lưu ý và cất nhắc, tóm lại là được rất nhiều thứ.
Tôi càng ngày càng bận rộn, nào lên lớp, nào làm bài tập nhóm, nào tập văn nghệ, đi tình nguyện. Vậy mà đôi khi, nỗi nhớ Hiếu vẫn có thể thừa cơ mà len lỏi vào những khe hở trong tâm trí tôi.
Hiếu à, em bận rộn lắm! Em bắt đầu cảm thấy mình là một người có ích cho xã hội rồi, anh có nhìn thấy không? Có nhìn thấy em đang từng bước trưởng thành hay không? Nếu anh đã có thể hài lòng gật đầu, mỉm cười trước từng bước em đi, vậy anh hãy mau trở lại, xoa đầu em rồi nói: "Cô bé, em đã trưởng thành rồi! Anh chính thức cho em một cơ hội cạnh tranh với những người con gái khác!"
Em sẽ chờ câu nói đó của anh!
Một buổi chiều cuối thu chớm đông được nghỉ học đột xuất, hiếm khi lại nhàn rỗi như vậy, tôi tự thưởng cho mình một góc bình lặng của tâm hồn.
Tôi đi dọc các con phố Hà Nội. Mọi con phố, mỏi nẻo đường đều gợi lên hình ảnh Hiếu chở tôi trên chiếc xe đạp điện cũ của những năm tháng đã qua. Lưng anh dài rộng, bờ vai anh thường xuyên che khuất cả tầm nhìn cửa tôi, tựa vào có cảm giác thật vững chắc. Nhưng anh bảo ngồi trên chiếc xe bé tí teo của tôi lúc nào cũng phải gù lưng xuống. "Cứ như vậy chắc anh sẽ thành Tể tướng Lưu Gù mất!"
Hóa ra, mọi lời nói của anh, dù là bâng quơ, cũng đều hằn in trong tâm trí tôi, chưa từng phai nhòa dù chỉ một dấu phẩy.
Xe tôi bất giác dừng lại bên hàng cháo trai quen thuộc. Tầm giờ này mà đi ăn uống, người phương Tây tao nhã đặt tên cho nó là bữa trà chiều, người Trung Quốc lại gọi là ăn điểm tâm, còn dân ta thì gọi là ăn quà chiều, hay còn có cách nói khác là ăn quà vặt. Nếu nói về cái thú ăn quà vặt của người Việt Nam, những tiệm bánh, tiệm trà có điều hòa cửa kính sang trọng chưa chắc đã mang đến cho người ta lạc thú, mà phải ngồi ở những hàng quán vỉa hè ven đường như thế này, người đi một mình có thể không cần bất cứ hình tượng nào mà thoải mái ăn uống, còn những ai đi theo một tốp đông thì tha hồ mà nói chuyện, cười đùa ồn ào cở mấy cũng chẳng ảnh hưởng đến ai.
Cháo trai cũng là một món ăn vặt như thế.
Một hàng cháo trai muốn đông khách, cháo ngon thôi chưa đủ, thơm thôi chưa đủ, mà quẩy cũng phải ngon, phải tươi mới. Quán cháo trai tôi hay ăn này nằm ở sân của một khu tập thể. Lần đầu tiên là do Hiếu dẫn tôi tới ăn.
Thực ra cháo ở đây không có gì đặc biệt, cũng chẳng phải tiếng tăm gì, đa số chỉ phục vụ cho người dân xung quanh đây thôi. Điều đáng chú ý chính là ở anh chủ quán.
Lần đầu tiên tôi bước vào quán, chưa kịp ngồi xuống, mới nhìn mặt anh chủ thôi mà chân tôi đã bủn rủn, chẳng dám ngồi. Không phải vì tôi chưa từng thấy con trai ngồi bán cháo trai đâu, mà bởi vì vẻ bề ngoài của anh ấy. Bạn biết không, anh ấy trẻ trung, tuấn tú, nhưng có đôi môi đặc biệt thâm tím. Tôi biết đó là biểu hiện vô cùng đễ nhận ra của những người nghiện ma túy.
Không phải là tôi kỳ thị, nhưng tâm lý chung của mỗi người, đặc biệt là phái yếu. đều có sự dè chừng, lo sợ khi tiếp xúc với những người nghiện hút. Chưa kể đến những vụ cướp của, giết người do con nghiện gây ra được đăng trên báo đài, riêng suy nghĩ họ đã từng chạm vào ma túy thôi cũng khiến cho tôi không có đủ can đảm mà đối diện với họ.
Tôi quay sang e ngại nhìn Hiếu. Dường như anh hiều được tôi đang lo lắng điều gì, trao cho tôi một cái nhìn trấn an rồi mỉm cười, lặng lẽ ngồi xuống. Chắc Hiếu là khách quen, nên anh chủ cũng cười gật đầu chào anh.
Mẹ tôi hay kể chuyện mấy vụ trộn thuốc phiện hay gì đó vào đồ ăn để gây nghiện cho người khác, nên khi anh chủ quán đặt hai bát cháo trai lên bàn của tôi và Hiếu, tôi cũng không dám động thìa vào. Thấy thế, Hiếu liền bảo: "Yên tâm đi, cả khu dân cư ở đây ai cũng ăn cháo ở hàng này cả, không có gì đâu!", nói xong, anh còn nháy mắt với tôi, mặt đầy ý cười.
An đã nói đến như vậy, tôi cũng đánh liều, lấy thìa, rắc hạt tiêu và ớt. trộn đều rau thơm với quẩy lên, rồi xúc ăn.
Nếu bỏ qua thành kiến lúc ban đầu thì cháo ở đây cũng được lắm, thơm, ngọt, thịt trai không quá dai.
Thấy anh chủ quán mải mê với công việc, không để ý gì đến chúng tôi, Hiếu mới nói: "Em sợ anh chủ quán là người nghiện hút, đúng không?"
Tôi không biết nói gì, chỉ gật đầu lia lịa, cái nghe anh nói tiếp: "Chính xác, anh ấy trước đây có nghiện, nhưng đi cai rồi."
"Đã nghiện rồi thì hiếm ai cai được hoàn toàn lắm! Em thấy khả năng bị tái nghiện là rất cao."
"Đúng vậy! Thế nên bao năm nay, anh thường xuyên qua đây ủng hộ quán của anh ấy."
"Sao lại phải ủng hộ? Để anh ấy có tiền mà mua thuốc lúc tái nghiện à?"
"Em đúng là một người điển hình về kiểu quy chụp và tiêu cực!" Anh cười bất đắc dĩ, lại xoa đầu tôi. "Thực ra trong cuộc sống này nói dài thì rất dài, nhưng nói ngắn thì cũng vô cùng ngắn. Chẳng biết ta có thể sống được bao lâu! Anh chủ quán này đã bán cháo trai ở đây được khoảng ba năm nay rồi. Ngày nào cũng bán, mưa gió cũng không nghỉ. Quán cháo bán rất được, ngày nào cũng hết hàng. Có một lần anh đang ăn, thì thấy bố anh ấy ra, vỗ vỗ vào vai con trai, rồi bảo rằng: "Con thấy không, con đang nuôi bố mẹ sống qua ngày bằng hàng cháo này đấy! Lúc đó anh đã nghĩ, khi người ta vì một ai đó mà vất vả, vì một ai đó mà hy sinh, thì người ta sẽ cảm thấy bản thân mình có ích, mình không phải là một kẻ thừa thãi. Khi ấy, trong tâm trí người ta sẽ hình thành nột khái niệm gọi là trách nhiệm. Và chỉ khi nào những gì người ta làm ra, người ta bỏ ra thu được thành quả nhất định, người ta mới cảm thấy vai trò và vị trí của mình trong cuộc đời này. Điều đó sẽ trở thành kim chỉ nam vĩnh viễn để người đó không lầm đường lỡ bước nữa. Vì thế mà anh luôn ra đây ăn, ủng hộ cho anh ấy dù ít dù nhiều, để công việc kinh doanh của anh ấy có thể đạt hiệu quả. Hy vọng như vậy, anh ấy sẽ không đi vào con đường sai lầm một lần nữa. Anh nghĩ rằng, một người dù có phạm phải sai lầm lớn cỡ nào đi nữa, chỉ cần có con đường khác để họ có thể đi, chúng ta cần phải giúp đỡ họ tìm thấy con đường đó, thay vì kỳ thị họ, đẩy họ ra, như thế họ chỉ còn cách quay lại con đường tối tăm mà họ vừa mới bước qua."
Cho đến ngày hôm nay, hàng cháo này vẫn tồn tại, vẫn còn rất nhiều khách ăn. Có thể thấy rằng anh chủ quán đúng như lời Hiếu nói, đã tìm ra điều có ý nghĩa hơn trong cuộc sống của mình.
Tôi cũng bắt đầu tin vào những điều mà Hiếu nói. Một người như anh, số phận cho anh một sinh mệnh không trọn vẹn, nhưng anh lại dùng ý chí, lý tưởng tích cực nhất để đối diện với nó.
Ở phương trời xa cách ngàn trùng mây bên kia trái đất, Hiếu của tôi có khỏe không.
Từng thừa cháo đưa vào miệng tôi có vị mặn chát của nước mắt. Tôi đã tự nói với bản thân hàng vạn lần rằng không được khóc, phải kiên cường, linh hồn tôi phải trao cho anh một sức mạnh vô hình để đối diện với số mệnh, để đánh bại sự khắc nghiệt của nó. Nhưng nỗi sợ hãi đôi khi vẫn cứ trút đi những giọt lệ trong tôi.
Còn nhớ chị Trang Hạ từng viết một câu như thế này: "Sao những khi em yếu đuối nhất, là khi em vô cùng nhớ anh..."
Hiếu ơi, em nhớ anh! Nhớ đến nỗi ngay cả linh hồn cũng không tìm thấy lối đi nữa rồi. Em đã nghe lời anh phải thật mạnh mẽ, nhưng không có những lời nói của anh dìu em từng bước trưởng thành, thế giới của em thật cô đơn!
Sau bao ngày tháng chờ đợi, cuối cùng cô công chúa nhỏ của gia đình tôi cũng chào đời. Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến một sinh mệnh đến với cuộc đời này, đó là một cảm xúc thiêng liêng, kỳ diệu biết bao! Không gì quý giá hơn việc một sinh linh bé bỏng cất tiếng khóc khỏe khoắn để chào đón thế giới. Khỏe mạnh, lành lặn, hai từ ấy như một nhát dao cứa vào trái tim tôi. Nếu như bất cứ ai sinh ra cũng bình thường, không tì vết như vậy thì thật tốt biết bao!
Mới đầu, nhìn cục cưng quá nhỏ bé yếu ớt, tôi còn không dám bế, được một hai tuần mới dám bế cô công chúa nhỏ, nhưng cũng phải đợi chị dâu tôi bế nó lên rồi trao tay cho tôi, chứ tôi cũng không dám nhấc bé từ giường lên. Nhà có trẻ sơ sinh, việc không tên nhiều lên hẳn, mệt thì mệt thật đấy, nhưng vui và ấm áp. Những sinh mệnh nhỏ bé như vậy là để yêu thương, để che chở, để ấp ôm.
Chị dâu tôi trong thời gian ở cữ vô cùng khổ sở. Thấy chị ấy buồn bực cả ngày chẳng được bước ra khỏi phòng, thi thoảng rảnh rỗi là tôi lại vào phòng ngồi tâm sự với chị ấy.
Có một lần, chị bỗng nhiên lại hỏi: "Ly này, em vẫn chưa quên được Hiếu, đúng không?"
"Em sẽ không bao giờ quên anh ấy!"
"Nhưng em còn trẻ, còn cơ hội gặp gỡ rất nhiều người khác. Đừng bỏ lỡ cả tuổi trẻ tươi đẹp nhất của mình vì một người, đến lúc lỡ dở rồi, em có hối hận cũng không kịp nữa."
"Em biết chị chỉ muốn tốt cho em, nhưng suy nghĩ đó của chị thật tàn nhẫn. Tình yêu của em dành cho Hiếu là một sự tồn tại hết sức tự nhiên. Nếu một ngày nào đó, em không còn yêu anh ấy nữa thì tự khắc em sẽ không còn nhớ đến anh ấy như bây giờ. Nhưng ở thời điểm hiện tại, em không thể bắt ép trái tim mình thôi yêu anh ấy!"
"Nhưng lỡ như... lỡ như..."
"Không có lỡ như, sẽ không có đâu."
"Vậy tại sao em không xin mẹ cho đi du học, rồi sang đấy tìm Hiếu?"
"Chị nghĩ đi du học đơn giản thế sao? Hơn nữa, bởi vì tin tưởng vào anh ấy, nên em nhất định sẽ ở đây chờ anh ấy quay về!"
"Thực ra, hôm trước chị nghe thấy mẹ nói chuyện với anh Linh. Mẹ cũng bắt đầu nghi ngờ em có tình cảm với Hiếu. Anh Linh phải bảo đảm bao nhiêu lần mẹ mới tin là hai đứa bọn em không có gì đấy."
"Sao lại thế? Em cũng mười tám tuổi rồi, hơn nữa mẹ rất quý Hiếu còn gì."
"Qúy là quý như con trai, chứ không phải quý như con rể. Mẹ coi Hiếu cũng như anh Linh của em, muốn cậu ấy coi em như một đứa em gái. Chưa tính khoảng cách tuổi tác, bây giờ mẹ biết tình hình bệnh tình Hiếu như thế, làm sao mà mẹ để yên cho hai đứa yêu nhau? Tính chị là cứ thẳng ruột ngựa như vậy, có gì nói đấy. Nếu em vẫn nhất định cố chấp với tình yêu này thì em phải chuẩn bị tinh thần, sẽ rất khó khăn trắc trở đấy!"
Đối với tôi, những điều này chẳng có gì đáng lo cả!
Chỉ cần anh quay về, có khó khăn thế nào, gian nan đến mấy, tôi vẫn có thể vượt qua được.
|
Chương 16
Hai năm đầu của đại học của tôi cứ trôi qua êm đềm như vậy. Những hoạt động sôi nổi của thời sinh viên khiến cho cuộc sống và bước đường trưởng thành của tôi phong phú đa dạng hơn rất nhiều. Chỉ có chút phiền phức là mẹ tôi thấy tôi từng này tuổi đầu mà chưa yêu đương gì nên cũng hơi sốt ruột, thi thoảng cũng muốn gán ghép cho tôi một vài anh, nhưng trước sự kiên quyết phản đối của tôi, bà cũng đành chịu, dù sao tôi cũng vẫn còn trẻ nên bà không vội.
Thời sinh viên thì không thể thiếu những cuộc giao lưu dưới đủ mọi hình thức. Giao lưu gặp gỡ lúc nào cũng mở ra rất nhiều mối quan hệ, số lượng các chàng trai muốn làm quen và tiến tới với tôi tuy không thể tính là nhiều giống như những cô nàng nóng bỏng khác, nhưng cũng không phải là không có. Điều này đôi khi cũng mang lại cho tôi một niềm vui nho nhỏ. Hóa ra tôi thực sự đã là một thiếu nữ trưởng thành, một cô gái được người ta yêu thương, chiều chuộng, không còn bị người khác coi như một đứa trẻ nữa.
Chỉ có điều càng như vậy, nỗi nhớ Hiếu trong tôi lại càng trở nên da diết và đau đớn hơn...!
Nhưng bạn đừng nghĩ rằng tôi tuyệt vọng, bởi vì tôi vẫn đang chờ anh, bởi vì tôi tin chắc rằng, anh sẽ quay trở lại.
Hai năm rồi, thời hạn ba năm của anh chỉ còn lại một năm nữa thôi!
Mà không đúng, cho dù sau ba năm thì đã sao?
Tôi vẫn cứ chờ anh, bởi cho dù là năm năm hay mười năm, anh cũng đều có khả năng trở lại.
Tôi tin anh, tin rằng anh sẽ không bỏ rơi tôi trên cõi đời này.
Thành tựu lớn nhất mà tôi thu hoạch được sau những năm đầu thời sinh viên là bề dày của cuốn sổ nhật ký bí mật. Tôi tin, với những tư liệu và cảm hứng vụn vặt từ những khoảnh khắc trong cuộc sống ấy, tác phẩm đầu tay của tôi sẽ ra đời nhanh thôi.
Đó là món quà tinh thần mà tôi muốn tặng cho Hiếu vào ngày anh trở lại. tôi sẽ dùng những con chữ để mang những nốt nhạc của cuộc sống truyền tới trái tim anh. để tiếp thêm cho nó sức mạnh và sự bền bỉ, cùng tôi trải qua năm tháng đằng đẵng của cuộc đời.
Một buổi trưa thứ hai đầu tuần, tiết trời mùa thu mát mẻ, sau khi tan học, tôi vội vàng đi thẳng tới Bệnh viện Tim để làm từ thiện theo chương trình Cháo tình thương.
Đội tình nguyện lần này cũng không đông lắm, chỉ có một số ít thanh niên, còn đa phần là các bác lớn tuổi trung niên, hình như đều là các Phật tử ở một ngôi chùa nào đó. Những nồi cháo này cũng được nấu ở chùa rồi đưa tới đây. Các bác ấy phụ trách múc cháo, còn thanh niên như chúng tôi thì làm chân chạy những việc vặt vãnh không tên, hoặc là dìu các bệnh nhân đi nhận cháo, rồi lại dìu họ trở về, có khi họ muốn ngồi bên ngoài ăn thì lại quạt cho họ.
Mệt thì rất mệt, nhưng vui và ý nghĩa. Những người ở đây đa phần là người già, cũng phải, bởi người già càng dễ mắc phải các bệnh về tim mạch.
Tôi đỡ một bác tóc đã hoa râm, thân hình rất mập mạp đi nhận cháo, rồi lại dìu bác ấy ra ghế ngồi. Tôi rút trong túi quần ra chiếc quạt giấy, nhẹ nhàng phe phẩy.
Tôi hỏi bác ấy: "Cháo có ngon không bác? Cháu thấy hình như bác rất vui vẻ, nhìn bác cười lên rất đẹp lão, thật đấy ạ!"
Tay bác ấy hơi run run múc từng thìa cháo vẫn còn âm ấm, từ từ đút vào miệng, rồi lại nhìn tôi cười. Bác bảo: "Cháu gái vừa xinh xắn, vừa ngoan ngoãn quá! Cháu là sinh viên à? Học trường nào?
Thế là tôi đứng, còn bác ấy ngồi, hai người cùng nhau trò chuyện vui vẻ, thân mật. Có một câu bác ấy nói làm tôi cứ nhớ mãi: "Người già cả như các bác bây giờ, vừa bệnh tật lại vừa cô đơn. Con cái thì đứa nào đứa nấy đều bận bịu cả, làm sao mà cả ngày bắt chúng nó kè kè bên mình được! Cũng phải cho chúng nó đi làm đi ăn chứ! Thế nên nhiều lúc cứ phải quên đi mà cười cháu ạ. Có cười mới thấy những ngày cuối đời này còn có giá trị. Nhất là người bị bệnh tim như bác, có khi bây giờ cười đấy, vui vẻ nói chuyện đấy, nhưng không chừng tí nữa thôi là mặt mũi lại tím tái, thở cũng không thở nổi, thều thào chẳng thành hơi. Chết lúc nào chả biết..."
Những lời bác nói khiến cho tôi thấm thía. Tôi cảm nhận được những nỗi đau, những buồn khổ mà Hiếu phải chịu. Tôi cũng lại nhớ tới bố mẹ mình, những người thân yêu bên tôi.
Con người ta không phải lúc nào cũng có thể ở bên nhau, thế nên càng phải quý trọng những giây phút có nhau, quý trọng đến từng nụ cười, từng lời nói.
Tôi uể oải lết về đến nhà, rất muốn nhanh chóng tìm cuốn sổ nhật ký thân thương để ghi chép lại những cảm xúc của một ngày tình nguyện đầy ý nghĩa.
Căn phòng của tôi hôm nay dường như có chút kỳ lạ, nhưng kỳ lạ ở chỗ nào thì tôi cũng không nói rõ được. Dường như có gì đó khiến người ta cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi đảo mắt quanh gian phòng để tìm kiếm nguồn cơn của sự khác lạ ấy, chợt phát hiện ra cửa sổ phòng đã mở tự bao giờ.
"Em nên mở cửa sổ ra để không khí vào phòng cho thoáng. Mùa này cũng không lạnh lắm, phòng bí như thế này không tốt cho sức khỏe."
Cũng nơi góc phòng ấy, cũng chiếc bàn bên khung cửa sổ, lần đầu tiên tôi gặp anh...
Có lẽ hôm nay, mẹ tôi dọn dẹp nhà cửa nên đã mở cửa sổ phòng ra giúp tôi. Lâu lắm rồi tôi mới lại tìm thấy một chi tiết mà mình chưa nghe lời Hiếu một cách triệt để như thế này. Từ giờ, em sẽ chăm chỉ mở cửa sổ phòng để lấy không khí ngoài trời. Em đã hiểu vì sao câu đầu tiên mà anh nói với em lại là câu nói ấy.
Phải rồi! Cuốn sổ...
Tôi nhìn lên góc giá sách quen thuộc, nhưng vẫn không thấy cuốn sổ nhật ký của mình đâu. Tôi lục tung mọi ngóc ngách, ngăn kéo, tủ bàn nhưng đều không thấy. Lẽ nào...
Lẽ nào mẹ tôi dọn dẹp phòng sau đó đã đọc hết những gì trong đó?
Tôi chạy vội xuống nhà, thấy mẹ đang lúi húi trong bếp.
"Mẹ ơi, hôm nay mẹ dọn dẹp phòng con ạ?"
"Không, hôm nay mẹ đi vắng cả chiều. Chắc chị cho cháu vào phòng con chơi thôi."
Lẽ nào là cô công chúa nhỏ ấy phá bĩnh sao? Tôi lại vội vã chạy sang phòng anh chị.
"Hôm nay chị cho cháu vào phòng em chơi ạ?"
Chị dâu tôi thấy tôi vào phòng, ban đầu thì hơi giật mình, nhưng rồi lại nhanh chóng quay mặt đi hướng khác, làm như đang tập trung ru con ngủ. Chị đáp lại có phần chần chừ, ấp úng.
"À... ừm... lúc chiều cháu hơi quấy, chị cho cháu vào phòng cô để dỗ một lúc."
"Thế chị có nhìn thấy cuốn sổ khổ A5 bìa màu hồng nhạt của em không?"
"Không... chị với cháu chỉ vào đứng chơi một lát thôi, không động vào đồ đạc gì của cô cả đâu. Thật đấy!"
"Vậy ạ? Thế... chị mở cửa sổ phòng em đúng không?"
"Hả? À... ừm... hình như thế! Chị cũng không nhớ nữa!"
Mặc dù thái độ của chị dâu tôi hôm nay hơi kỳ lạ, nhưng tôi vẫn không biết là kỳ lạ ở chỗ nào. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng chị không hề lấy cuốn nhật ký, bởi qua ánh mắt, tôi biết rằng chị ấy không hề biết có một cuốn sổ như vậy tồn tại. Vậy thì cuốn sổ của tôi đi đâu mất rồi?
|
Chương 17
Cuốn sổ nhật ký đã bầu bạn với tôi trong suốt quãng thời gian kể từ ngày Hiếu ra đi. Không có người bạn ấy ở bên, tôi thật sự cảm thấy buồn bã, khó chịu và trống vắng. Tuy đôi khi tôi cũng hay vứt đồ đạc lung tung lộn xộn, cũng có khi quên cái nọ, làm mất cái kia, nhưng riêng cuốn sổ ấy tôi chưa bao giờ đặt sai vị trí. Sự biến mất kỳ lạ của nó khiến tôi gần như mất ăn mất ngủ trong suốt mấy ngày liền. Mọi người trong nhà không một ai biết đến sự tồn tại của nó. Chẳng lẽ nó có thể tự mọc chân và tự lìa xa tôi sao?
Cũng không biết có phải vì thiếu đi người bạn tinh thần ấy, mà cứ mỗi biểu chiều tan học về, tôi lại cảm thấy lạc lõng, bơ vơ hay không? Tôi thường đi dạo quanh các con phố, thế rồi trái tim lại dẫn lối cho đôi chân đi về phía nhà anh. Cửa nhà anh vẫn đóng im lìm như thế!
Hoàng hôn của mùa thu nhuốm một màu vàng úa, bầu trời xa vắng nắng xa xôi. Vườn cây nhà anh xào xạc lá rụng rải rác quanh sân. Nhưng có lẽ tôi nên cám ơn nền trời thu hôm ấy, để tôi ngước mắt lên nhìn tới tận khung cửa sổ phòng anh. Trái tim tôi như muốn vỡ òa ngay tại khoảnh khắc đó. Cánh cửa sổ ấy mở ra trước mắt tôi như thể vẽ nên một bức tranh về thế giới mới, bức tranh hằng đêm tôi vẫn luôn mơ tới.
Bàn tay tôi run rẩy nhấn chuông cửa nhà anh, hết hồi này tới nhà khác, chỉ tiếc rằng cánh cổng ra vào ấy cứ mãi im lặng trước mắt tôi. Có thật là anh đã quay về rồi không? Nếu thực sự anh đã trở về, tại sao lại không tới gặp tôi, tại sao lại không cho tôi biết?
Hay là...
Lẽ nào...
Không!
Nhất định không phải như vậy!
Hiếu của tôi nhất định sẽ quay về. Chưa bao giờ tôi chắc chắn về điều đó hơn lúc này!
Tôi có thể cảm nhận được từng hơi thở của anh, cảm nhận được hình bóng anh trên căn phòng ấy.
Tôi đã chờ ở cổng nhà anh suốt cả buổi tối, cho đến khi nhận được điện thoại ở nhà gọi về. Cổng nhà anh vẫn im lìm như thế!
Suốt khoảng thời gian Hiếu ra đi, đã lâu lắm tôi mới cảm thấy mình bơ vơ và bất lực như lúc này. Tôi tìm niềm an ủi và bầu bạn nơi cuốn sổ nhật ký, nó cũng bỗng dưng rời bỏ tôi, bặt vô âm tín. Tôi một lòng một dạ chờ anh, một lòng một dạ yêu anh, nhưng tôi lại không thể biết được anh bây giờ ra sao, anh đang ở đâu, anh có còn cần đến tôi nữa hay không.
Bạn biết không, cảm giác này thực sự rất đau đớn! Đôi khi nỗi đau ấy đã nuốt trọn nước mắt của một con người. Và tôi lúc này cũng khô héo, úa tàn như chiếc lá thu rơi.
Về đến nhà, tôi vỗi vã gọi vào máy của Hiếu, nhưng vẫn là tín hiệu tắt máy như vậy.
Tôi thất vọng, tôi sợ hãi...
Về đến phòng, tĩnh tâm ngồi một mình trong đêm tối, tôi mới nhận ra một điều, bản thân tôi sợ mất Hiếu đến nỗi, tôi thà tin rằng anh chưa hề trở lại, có lẽ chỉ là người chuyên dọn dẹp lên quét dọn phòng anh định kỳ mà quên không đóng cửa sổ lại thôi, hoặc là, cũng có thể anh không cần đến tôi nữa. Tôi thà tin vào những khả năng đó, còn hơn phải nghĩ đến điều khủng khiếp kia.
Những ngày sau đó, tôi không ngừng nghe ngóng tin tức về Hiếu. Tôi hỏi anh trai, anh ấy nói không biết gì cả, tôi lại đi hỏi Tuấn, cậu ấy nói gần đây không nghe thấy tin tức gì cả, vẫn lại là câu an ủi quen thuộc: "Cậu yên tâm, không có tin tức gì, có khi lại là một điều đáng mừng!"
Thực ra trong lòng tôi thấy rối như tơ vò. Ngày nào tôi cũng tới nhà anh, nhưng ngoài việc cánh cửa sổ ấy vẫn mở ra thì... không có gì thay đổi cả. Vẫn không có ai ra mở cổng cho tôi.
Cho đến một ngày, tôi đã không có nổi khái niệm về thời gian đã nhớ là mình đã sống trong trạng thái đau khổ ấy bao lâu nữa, tôi nhận được một cuộc điện thoại. Người gọi tới là bác gái chuyên dọn dẹp định kỳ cho nhà Hiếu. Bác ấy nói, thời gian tới bận công việc khác nên không thể tiếp tục trông coi nhà giúp gia đình anh được nữa. Mẹ anh nói bác có thể liên hệ với tôi để nhờ tôi giúp đỡ. thực ra nếu bình thường, có lẽ tôi đã có thể nhận ra rất nhiều sơ hở trong chuyện này. Thứ nhất, tại sao mẹ anh không gọi điện trực tiếp để nhờ tôi. Thứ hai, thông thường thì những việc như thế này, mẹ anh phải nhờ họ hàng thân thích mới đúng chứ, như nhà Tuấn chẳng hạn, tại sao lại nhất định là tôi?
Nhưng tâm trạng thấp thỏm, rối bời và đau xót của tôi khi ấy nào có cho tôi suy nghĩ được nhiều như vậy. Sau khi nhận chìa khóa từ bác giúp việc, tôi đã không màng tất cả mà đến nhà anh.
Mở cổng.
Vào nhà.
Suy nghĩ trong tôi khi ấy chỉ đơn thuần là cuối cùng tôi cũng vượt qua được cánh cổng im lìm suốt bao ngày nay để bước chân lên gian phòng ấy. Phòng của Hiếu dường như vẫn y nguyên như lần trước khi tôi tiến vào, thoáng đãng, dễ chịu, sạch sẽ. Những bức vẽ trên tường của anh vẫn còn đó, cây đàn được cẩn thận phủ một lớp vải che bụi. Tôi đi đến bên bàn làm việc của anh. Chiếc máy tính tuy không được phủ vải che như đàn, nhưng vẫn cứ bóng loáng, không một hạt bụi. Cả căn phòng vẫn còn đâu đây hơi thở dịu nhẹ của anh
Tôi nhìn thấy một cuốn sổ, không, chính xác nó như một cuốn sổ tay handmade được đóng gáy lò xo. Bìa cuốn sổ có hình ảnh hai bàn tay đang nắm chặt lấy nhau và một cái tên thật nhẹ nhàng.
Chờ em mười tám...
Không hiểu sao, vừa nhìn thấy cuốn sổ ấy, trong tôi trào dâng lên một cảm xúc vô cùng mãnh liệt, như thể mọi giác quan trong cơ thể đều đang đồng loạt sống dậy. Tôi mở ra, những gì bên trong cuốn sổ ấy đủ để khiến cho một tâm hồn yếu đuối như tôi ngất đi ngay lúc đó.
"Ngày anh đi, em đã khóc. Khóc vì nghĩ rằng anh bỏ rơi em!"
Đây là những dòng tôi đã viết trong nhật ký của mình, là ai đã lấy nó ra và đính lại vào cuốn sổ này?
Lại nhìn sang trang bên cạnh...
"Ngày anh đi, anh cũng đã khóc. Khóc vì sợ rằng mình sẽ không còn được gặp lại em!"
Đây là nét chữ của Hiếu.
"Nghe được sự thật về căn bệnh của anh vào đúng ngày đỗ đại học. em cảm thấy cái giá phải trả cho sự trưởng thành là quá lớn!"
"Chiến đấu với bệnh tật trong sự giày vò của nỗi nhớ em, anh cảm thấy vì tương lai của hai chúng ta. vì để có thể mang lại hạnh phúc cho em, tất cả những gì mình đang phải chịu đựng đều xứng đáng, rất đáng!"
"Hôm nay, em quay lại hàng cháo trai có anh chủ quán từng nghiện hút. Quán vẫn rất đông, ăn vẫn rất ngon! P/s: Em nhớ anh!"
"Hôm nay ngồi ngắm lại tấm ảnh em gửi hôm em tốt nghiệp cấp ba. Em mặc áo dài trông đẹp lắm! P/s: Anh cũng nhớ em!"
"Chị dâu em sinh rồi. Là một công chúa nhỏ xinh đẹp. Dạo này em giỏi lắm nhé, biết chăm em bé này, biết giặt tã này, còn biết làm thêm bao nhiêu là việc nhà nữa! hôm nay, chị dâu bảo em nên quên anh đi để tìm một tình yêu mới, hoặc là đi tìm anh, nhưng em không đồng ý. Em biết là anh sẽ trở về, nhất định anh sẽ trở vế! P/s: Em rất nhớ anh!'
"Hôm nay là có lịch phẫu thuật rồi. Dạo này, anh cũng đã khá hơn rất nhiều. Số lần phát bệnh, khó thở hay suy tim cũng không còn liên tục như trước nữa. Anh tin, mình nhất định có thể trở về bên em. Anh sẽ sống, bằng mọi giá! P/s: Anh cũng rất nhớ em!"
Nước mắt của tôi rơi xuống đã ướt nhòa những trang giấy tự lúc nào. Tôi còn chưa kịp đọc hết cuốn sổ ấy đã nghe thấy có tiếng bước chân ai đó tiến vào. Có lẽ, dùng từ "ai đó" vào lúc này là quá thừa thãi. Anh trở về, sau đó lại đi một quãng đường lòng vòng như vậy để đến gặp tôi.
Bạn muốn biết cảm xúc của tôi lúc này là gì sao? Tôi có thể khẳng định, vượt lên trên tất cả, đó chính là vui mừng. Tôi như chìm đắm trong hạnh phúc bởi vì Hiếu của tôi đã trở về, anh vẫn còn sống để trở về bên tôi.
Anh bước đến, ngày một gần, nhưng tôi lại không dám quay đầu lại để nhìn anh. Tôi sợ anh chỉ như một ảo ảnh, mới đó rồi lại vụt biến mất. Đôi tay anh luồn qua eo tôi, ôm lấy tôi từ phía sau. Cằm anh lại tì vào hõm vai tôi, cảm giác giống hệt như cái ngày anh ra đi ấy. Nhưng lần này, tôi muốn vùng vẫy, tôi muốn thoát khỏi vòng ôm ấy, tôi muốn quay lại chất vấn anh vì sao lại giấu tôi anh bị bệnh, vì sao quay về mà lại không nói với tôi.
Tay anh càng ghì chặt hơn, như thể muốn dung nạp cả cơ thể tôi hòa vào làm một. Anh nhẫn nại chờ tôi bình ổn lại cảm xúc trong tư thế ôm chặt kỳ quặc ấy.
Tới khi cả gian phòng lặng thinh chỉ còn lại tiếng sụt sịt của tôi, anh mới khẽ khàng hát vài câu bên tai tôi:
"Send someone to love me
I need a rest in arms
Keep me safe from harm
In pouring rain
Give me endless summer
Lord fear the cold
Feel I'm getting old
Before my time
As my soul heals the shame
I will grow through this pain
Lord I'm doing all I can
To be a better man!"(*)
(*) Ca khúc Better man
Câu "To be a better man!" anh hát như đang thủ thỉ vào tai tôi vậy. Lời nịnh nọt ấy như một câu bùa chú, khiến mọi sự bất mãn, hờn giận trong tôi đều bay biến cả. Lúc này, tôi mới có đủ dũng cảm để quay người lại nhìn anh. Hiếu của tôi gầy đi nhiều quá, vốn dĩ đã rất gầy rồi, soa bây giờ lại còn gầy hơn nữa thế này? Tóc anh ngắn đi nhiều, hơi lởm chởm, anh vẫn trắng như xưa, nhưng đã không còn quá xanh xao nữa rồi. Điều duy nhất không thay đổi chính là đôi mắt anh, đôi mắt biết cười giờ đây đã đỏ hoe, chan chứa.
Anh lại một lần nữa ôm chặt lấy tôi. Cuối cùng tôi cũng được ôm anh, được vùi mình trong vòng tay anh, nghe anh nói: "Cô bé của anh, anh đã trở về bên em rồi!"
Ngay khoảnh khắc ấy, tôi thấy ánh hào quang lung linh tỏa sáng xung quanh anh và tôi, tỏa sáng cả con đường chúng tôi đã cùng nhau đi qua, đang nắm tay nhau đi và sẽ bên nhau đi đến hết đời.
Đó chính là anh, người đã mở cửa sổ cho gian phòng của tôi...
|
Chương 18
Anh đã trở lại, để cuộc sống của tôi một lần nữa có anh. Thế nên nó thay đổi rất nhiều, tươi đẹp hơn rất nhiều!
Thời gian này, Hiếu cũng khá bận rộn. Anh đang làm hồ sơ xin việc, một công việc ổn định lâu dài, chứ không phải tự do như trước kia. Tuy nhiên, tôi lại chẳng lo lắng chút nào về chuyện này, bởi tôi là người rõ hơn ai hết khả năng và trình độ của anh.
Bạn bè đều nói dạo này tôi cười nhiều hơn, cũng không nhàn rỗi như trước. Mặc dù bản thân tôi tự thấy trước đây mình cũng không hề nhàn rỗi, nhưng tôi thừa nhận, bây giờ ngày nào tôi cũng có thể sắp xếp thời gian để hẹn hò cừng anh. Chúng tôi khi thì đi xem phim, khi thì lại đi ăn, đ dạo phố. Đôi lúc thấy vẫn giống như trước kia, nhưng lại có điểm không giống. Mà không giống ở chỗ nào nhỉ? Chắc là bởi vì anh luôn nắm lấy tay tôi, từng ngón tay đan chặt vào nhau, không thứ gì trên đời này có thể chia cắt chúng tôi, kể cả số mệnh.
Cuộc phẫu thuật của Hiếu và rất thành công và không để lại di chứng gì. Nhưng nếu nói bây giờ anh là người hoàn toàn khỏe mạnh bình thường thì cũng không hẳn, vẫn còn rất nhiều điểm cần phải lưu ý, nhất là trong sinh hoạt và ăn uống, Nhiều khi chỉ cần nhìn thấy anh chạy băng qua đường thôi tôi cũng sợ hãi đến toát cả mồ hôi rồi. Khi ấy, anh chỉ véo mũi tôi rồi bảo: "Trời ạ, anh không đến nỗi bệnh tật yếu ớt như thế đâu! Nếu mà ngay cả chạy vài bước còn không được, anh làm sao dám xuất hiện trước mặt em!"
Anh chưa bao giờ muốn nói cụ thể về tình hình bệnh tật của mình cũng như chuyện phẫu thuật, nên tôi chỉ đành đến chơi với mẹ anh và hỏi thăm từ bác ấy. Khi bác kể cho tôi chuyện có người đồng ý hiến tim, tôi cảm thấy không chân thực chút nào, trong đầu chỉ nhớ hình ảnh của bộ phim Hàn Quốc tôi xem khi còn rất nhỏ, tên là gì nhỉ? Bộ phim Anh em nhà bác sĩ , chính là phim đó. Người em trai biết mình bị bệnh, không sống được bao lâu, nên đã hiến trái tim cho người yêu của anh trai mình, câu chuyện cảm động lấy đi nước mắt của bao nhiêu người. Tôi bây giờ cũng cảm thấy người đã hiến tim cho Hiếu giống như một đại ân nhân có tầm quan trọng trong cuộc đời mình. Không chỉ có vậy, nghe mẹ anh kể về những tháng ngày anh cùng bác ở bên đó, ngoài khóc ra, tôi cũng không biết còn có thể phản ứng ra sao.
Ở bên đó, giờ thăm bệnh vô cùng nghiêm ngặt, hầu hết thời gian anh phải ở trong bệnh viện một mình. Mẹ anh chỉ có thể về nhà người họ hàng ở gần khu đó tá túc nhờ một thời gian. Khi anh yếu đuối nhất, lại cô độc như vậy nơi xứ lạ, tôi thấy lòng mình chua xót. Lúc bình thường do mệt mỏi anh không hay nói nhiều, chỉ mỉm cười để cho mẹ bớt phiền lo, nhưng mỗi lần sốt hay mê sảng, anh lại gỏi tên tôi. Mẹ anh hỏi có muốn gọi điện hay liên lạc gì về Việt Nam cho tôi không, anh chỉ lắc đầu rồi nói: "Nếu đã không thể hứa hẹn thì đừng nên cho cô ấy hy vọng. Cô ấy còn quá trẻ, con đường phía trước còn rất dài, con không thể ích kỷ như vậy."
Mặc dù biết tâm lý các bà mẹ lúc nào cũng muốn nói lời hay ý đẹp cho con của mình, nhưng tôi tin, những lời này của mẹ anh đều là sự thật.
Đối với bạn, bệnh tật là cái gì? Bạn cho rằng sẽ oanh liệt thống thiết như trên phim sao? Bạn nhầm rồi, bệnh tật chỉ là sự mệt mỏi, người bị bệnh mệt mỏi, người thân mệt mỏi, người xung quanh mệt mỏi. Hiếu đã chọn cách trốn tránh, không phải bởi vì anh hèn nhát, mà bởi vì anh muốn số người trở nên mệt mỏi vì mình là con số ít nhất có thể.
Nếu như bạn nghe một bà mẹ vừa khóc vừa nói như thế này: "Nó nằm bệnh viện nước ngoài sang trọng là thế, dịch vụ tốt là thế, ngày nào cũng có ý ta nhẹ nhàng niềm nở phục vụ từ ăn uống đến thuốc thang, ngày nào nó cũng sử dụng máy tính, đcọ sách như một chàng trai bình thường của thời đại mới, nhìn con mình sáng sủa như thế, mà không biết nó có thể ra đi bất cứ lúc nào!" bạn sẽ biết thế nào là thực tế khắc nghiệt của bệnh tật.
Cứ mỗi lần ngồi nói chuyện về bệnh tật của Hiếu, kể về những ngày tháng anh điều trị ở bên Mỹ, cả tôi và mẹ anh cũng chỉ biết ôm nhau khóc rưng rức. Anh trở về nhà bắt gặp cảnh mẹ mình cùng người yêu cứ như vừa mới sinh ly tử biệt xong là chỉ biết bất đắc dĩ cười cười.
Bạn sẽ cho rằng Hiếu của tôi ngoài cười ra thì không còn điều gì khác đặc biệt phải không?
Nếu đổi lại bạn là người bệnh tật như anh, bạn có dám khẳng định với tôi, bạn vẫn có thể cười được như Hiếu không?
Để có thể có được nụ cười ấy, bao năm nay, anh đã phải dũng cảm biết nhường nào, phải kiên cường biết nhường nào!
"Thật không hiểu nổi hai người, chuyện buồn thì có gì đáng nhắc mà cứ kể mãi thể? Con đói quá, muốn đi ăn mỳ vằn thắn, hai người muốn đi cùng không?"
"Thôi, hai đứa đi đi, mẹ phải đi tập bây giờ", mẹ anh vui vẻ nháy mắt với tôi.
Thế là Hiếu đưa tôi ra quán mỳ vằn thắn gần nhà. Chúng tôi đã cùng nhau ăn ở quán này vài lần. Mỳ vằn thắn quan trọng nhất là nước dùng, vừa phải ngọt, vừa phải trong, lại vẫn phải đảm bảo được hương vị. Quán này hội tụ đủ những yếu tố đó. Chính vì thế mà anh rất thích ăn ở đây, cũng thích ăn món này. Anh nói đây là món ăn tuy nhiều thịt nhưng lại thanh đạm nhất trong những món mà anh đã từng ăn.
Lúc trước, tôi chẳng bao giờ ăn mỳ vằn thắn. Nhưng từ khi quen biết Hiếu, tôi không còn quá thành kiến với nó nữa. Tuy nhiên, một số thứ vẫn không thể nào thích nghi được. Tôi dùng đũa cẩn thận tách lớp vỏ ra khỏi phần nhân của miếng sủi cảo, rồi nhẹ nhàng dùng thìa xúc cục thịt viên tròn tròn ấy sang bát Hiếu. Anh quay sang nhìn tôi một lúc rồi nói:
"Anh nghe nói em lớn tiếng thừa nhận mình đã trưởng thành rồi?"
"Đúng thế!" Tôi cũng không yếu thế mà trừng mắt lại nhìn anh.
"Thế thì hãy ăn cả vỏ và nhân thịt của sủi cảo đi!"
"Chẳng liên quan! Em không ăn được nấm hương, anh biết rõ còn gì!"
"Thế nên, em mãi mãi vẫn chỉ là một cô bé!"
"Vì sao?"
"Bởi vì trẻ con thì luôn sống trong tình yêu thương và bao bọc của người khác, trong ý thức của chúng, cuộc sống này chỉ toàn những điều mà chúng thích."
"Rồi sao nữa?" Tôi tò mò hỏi tiếp.
"Người trưởng thành thì không giống như vậy. Bởi vì càng lớn, họ càng nhận ra một điều, cuộc đời này không chỉ tồn tại những điều mà họ yêu thích, mà còn tồn tại cả những điều họ không thích. Tuy nhiên, những điều mà họ thích chưa chắc đã là điều tốt, ngược lại, những điều mà họ không thích, cũng không hẳn là xấu."
"Qúa thâm sâu! Em chẳng hiểu nổi."
"Thế thì anh mới nói em chỉ là một cô bé."
"Nhưng em thực sự đã qua mốc mười tám tuổi rồi, về mặt pháp luật, em được công nhận là người trưởng thành."
"Vậy thì em hãy dũng cảm đối mặt với tất cả những điều mà cuộc sống mang lại, bao gồm cả nấm hương!" Nói xong, anh dứt khoát gắp trả lại viên thịt mà tôi vừa đưa sang bát anh.
Tôi cảm thấy buồn bực, sao anh không cười một cách bất đắc dĩ rồi ăn giúp tôi giống như trước kia nữa? Chẳng phải chỉ là miếng thịt bé tí tẹo thôi sao? Tôi sợ gì chứ!
Tuy rằng mỗi khi ăn nấm hương, tôi đều cảm thấy mùi vị của nó rất ghê, đôi khi còn có cảm giác buồn nôn nữa, nhưng nhắm mắt mà nuốt xuống, hình như cũng không khó khăn như tôi tưởng.
Thế là từ đó, mỗi khi đi ăn mỳ vằn thắn, tôi phải ăn cả vỏ lẫn nhân của sủi cảo. Nhưng sau đó không lâu, tôi mới hiểu hết được dụng ý của Hiếu. Người trưởng thành, phải đối mắt với tất cả, nhưng quan trọng nhất là ta không được để cho bất cứ điều gì quật ngã.
Khi chúng tôi cùng nắm tay nhau về đến nhà anh, đúng lúc có công ty gọi Hiếu đi phỏng vấn. Tôi cứ nghĩ mẹ anh đã đi tập nhưng lại bất ngờ thấy bác ấy đang ngồi xem ti vi. Khi tôi hỏi thì bác chỉ cười nói là muốn tạo không gian riêng tư cho tôi và anh. Thế là tôi lại ngồi nói chuyện với bác thêm một lúc. Tự nhiên, tôi thấy hai mắt bác sáng ngời. Bác bảo rằng:
"Con gái, con đoán xem hôm qua dọn dẹp nhà cửa, bác phát hiện được điều gì?"
"Chắc là bí mật gì đó trong phòng anh Hiếu ạ?"
"Sao con đoán ra được? Thông minh thế!"
"Hi hi, thế rốt cuộc là bí mật gì thế ạ? Bác kể con nghe với."
"Đi, con lên đây, bác cho con xem, đảm bảo con sẽ cảm động đến phát khóc cho mà xem!"
Vừa rồi, bác kéo tay tôi lôi lên phòng Hiếu. Người ngoài mà nhìn thấy có khi còn tưởng chúng tôi là mẹ và con gái mất.
Căn phòng của Hiếu vẫn y nguyên như vậy, không có bất cứ thay dổi nào. Tôi cảm thấy kỳ lạ nên đưa ánh mắt dò hỏi về phía bác gái. Bác ấy lại như lạc trong một thế giới cảm xúc nào đó, đôi mắt rưng rưng nhìn tôi, nói: "Con hãy nhìn những thiết kế của nó treo trên tường đi!"
Tôi theo lời bác nhìn những bức vẽ do Hiếu thiết kế, cũng chỉ là những loại bìa màu khác nhau, không có gì đặc biệt nên lại nhìn về mẹ anh để mong bác giải thích thêm. Bác chỉ để lại một câu trước khi khép cánh cửa phòng và đi xuống dưới nhà: "Đằng sau, mặt sau của những bức tranh ấy..."
Trong căn phòng tràn ngập hơi thở của Hiếu, tôi lật từng bức tranh rồi dần dần lặng người đi. Phía sau mỗi bức tranh mà anh thiết kế, lại là một thiết kế khác của anh. Nhưng trong tất cả những bức vẽ ấy, chỉ có một người con gái.
Cô gái trong những bức vẽ ấy, khi thì đang tập tễnh bước từng bước trên bờ biển đêm gió lộng, khi thì đứng nghiêm trang mắt hướng về lá cờ tổ quốc ở Lăng Bác. Có bức thì cô ấy lại đang ngồi cắn bút bên bàn học, hoặc là đang ngồi nhìn mơ màng về một hướng nào đó.
Từng kỷ niệm, từng giây phút chúng tôi ở bên nhau, anh đều khắc họa trong tâm trí mình, để rồi vẽ ra, sau đó một mình lặng lẽ gặm nhấm nó trong gian phòng này. Trong lúc đó, ở một nơi khác, tôi lại không ngừng oán trách anh không có tình cảm gì với mình.
Quan sát lĩ hơn, tôi thấy dưới mỗi bức vẽ đều có một dòng chữ rất nhỏ, nhỏ đến nỗi phải căng hết mắt ra mới có thể đọc được: "Xin hãy cho tôi thêm một ngày được sống, để có thể sóng bước bên cô bé của lòng tôi!"
Cho dù là nụ cười, hay những giọt nước mắt của tôi, anh đều có thể khắc họa chân thực đến thế! Tôi không đếm nổi trong gian phòng này có bao nhiêu bức vẽ như thế, bao nhiêu khoảnh khắc đáng nhớ trong những năm qua. Mỗi khi khám phá thêm được một bí mật nào của Hiếu, ngoài khóc và xúc động mãnh liệt ra, tôi dường như chẳng thể có phản ứng nào mang tính sáng tạo hơn.
Tôi tiếp tục khám phá gian phòng này. Nói tôi tò mò cũng được, trách tôi tự tiện lục đồ của người khác cũng được, nhưng tôi chỉ có một mong muốn duy nhất, đó là có thể biết thêm một chút về suy nghĩ của anh.
Tôi thấy trong ngăn kéo bàn làm việc của Hiếu có một bản vẽ tay, đó là kiểu vẽ graffiti tên tôi. Anh vẽ rất đẹp! Tuy tôi không hiểu gì về phong cách này, nhưng tôi thấy nó đẹp và rắn rỏi như chính lý tưởng và ý chí của anh. Dưới còn có thêm một dòng viết tay: "Em luôn nói anh không để cho em bước vào thế giới của anh, nhưng có một sự thật mà em chẳng bao giờ hiểu được, không biết từ lúc nào, em đã là cả thế giới của anh mất rồi!" Nhìn ngày tháng ghi trên mẩu giấy, tôi mới biết, hóa ra cái đêm mà cả hai chúng tôi cùng mất ngủ, cái đêm mà tôi tỏ tình với anh lần thứ hai, anh nói anh đang làm việc giết thời gian, là làm việc này.
Khi đó, thế giới của anh cô độc, u buồn và bí bách đến như vậy. Bây giờ, khi đang đứng ngay trong đó, tôi mới hiểu, yêu một người mà không thể nói ra, không thể biểu hiện trực tiếp với người đó, cũng chính là một hình thức hành hạ trái tim con người ta.
Hiếu, em cám ơn tình yêu của anh! Mặc dù em cũng không biết bản thân mình có gì đáng để được nhận một tình yêu như thế.
Từ giờ trở đi, thế giới của anh, sẽ không còn như trước kia. Từ giờ trở đi, chỉ tồn tại thế giới của em và anh, thế giới của đôi ta.
|