Your Life Is Around You
|
|
Chương Ngày Thứ Hai Mươi Chín
Tuần này đúng là xui xẻo, xui xẻo, xui xẻo kinh khủng!
Mẹ kiếp, tôi nghiến răng ngồi im nghe giảng, trong người cảm thấy khó chịu bứt dứt không thể tả.
-Hoàng, con đang làm gì đấy?
Tôi thở dài, ngao ngán nhìn thằng Hoàng ngồi bên cạnh cũng đang có vẻ mặt như mình, nhẫn nại gập vở Toán cho vào ngăn bàn.
Bây giờ đang là giờ Anh. Và chúng tôi đang ngồi bàn đầu, lại còn ở cái bàn đối diện với bàn giáo viên.
Mấy hôm trước, lớp tôi bị giáo viên bộ môn phản ánh với cô chủ nhiệm là quá mất trật tự, đặc biệt là cái ổ toàn con trai ngồi ở hai cái tổ bên kia. Cụ thể là chỗ thằng Trung Kiên, Duy Kiên, Vũ, Xuân Tùng, Dương Minh,… Vì bọn nó ngồi toàn bàn cuối, hoặc gần cuối, nên cô nói ba bàn đầu đổi cho ba bàn cuối. Nếu chỉ có bọn đấy thôi thì không nói, nhưng lại là cả lớp. Cả lớp đấy! Tức là có tôi. Tôi ngồi ở bàn 4, nếu đổi như trên thì tức là bàn 4 lên bàn đầu, bàn 5 lên bàn 2, bàn 6 lên bàn 3… Thằng Hoàng ngồi tổ kế bên, ngang bàn với tôi cũng chịu chung số phận. Hai cái tổ của bọn tôi lại rất gần, rất gần bàn giáo viên.
Nếu ngồi bàn đầu thì sao?
Thứ nhất: Không thể ngủ gật, nhất là tiết của cô chủ nhiệm (mặc dù trước kia tôi ngủ như đúng rồi nhờ tấm lưng không mấy to lớn của thằng Bốp che chắn)
Thứ hai: Không thể ngồi tranh thủ làm bài mấy tiết khác trong giờ này. Thằng Hoàng cứ đến giờ Sử, Địa, GDCD,… là vứt sách vở sang một bên, ngồi làm Toán. Và cái đoạn trên chính là một ví dụ. Mấy chuyện đó bây giờ chẳng thể làm gì rồi.
Thứ ba: Không thể quay bài *cười*
Thứ tư: Không thể đọc truyện dưới ngăn bàn nếu tiết học quá chán.
Thứ năm: … Tôi chưa nghĩ ra.
Tóm lại là chẳng tốt đẹp gì.
Đã bị chuyển lên bàn một thì chớ, lại còn ngồi một mình. Thằng N a m thần thánh “được” chuyển xuống ngồi bàn cuối với thằng Bốp. Huhu, “Dàn đồng ca Remix” bị chia rẽ rồi. Còn đâu những tiết học chúng tôi cùng ngồi nghêu ngao hát nữa? Tôi cắn răng, hi vọng cô sẽ đổi chỗ.
Thằng Hoàng cũng chẳng khá hơn gì tôi. Thỉnh thoảng vài tiết, cái bàn của nó trống không. Vì nó chuyển sang ngồi cạnh tôi, còn cái Mai thì chuyển sang tổ khác, tranh thủ đổi chỗ cho “dễ thở”.
-Sao cái mặt anh buồn thế oppa? – con My hỏi tôi, nó ngồi bàn đầu, và bây giờ được chuyển xuống bàn 4
-Còn sao nữa, đương nhiên là vì… - tôi chưa nói hết câu, đã nghe thấy thằng Hoàng chửi um lên.
-ĐM, tao ghét ngồi bàn đầu vãi.
-…. – Anh em chung hoàn cảnh.
Tôi và thằng Hoàng tinh thần vô cùng kém, đều có chung suy nghĩ tại sao bọn kia gây “án” mà bọn này cũng phải “chịu trận” cùng? Thật bất công. Tôi thở dài. Nhưng mà ngồi đâu trong lớp đều là do quyết định của giáo viên hết, chúng tôi không có tư cách lên tiếng phản đối. Bây giờ chỉ mong có phép mầu xảy ra thôi.
Con My vỗ vai tôi và thằng Hoàng, an ủi: “Thôi mà, lúc đầu tao cũng không quen. Nhưng mà ngồi lâu cũng sẽ quen thôi!”
Tôi ngồi với N a m và Bốp cũng quen lắm mà, tại sao? Tôi gào thét trong lòng.
Kỳ thi thử vào lớp 10 môn Văn của trường tôi vừa diễn ra. Lần này, tôi quyết tâm giành điểm cao. Suốt một tuần trước ngày thi, tối nào tôi cũng ôn tập. Tính tôi hay lười, ngại, nên có thể hôm nào cũng ôn tập như vậy quả là một kỳ tích. Thằng Hoàng cũng giống tôi, nhưng nó còn vất vả hơn tôi. Vì nó còn phải học toán.
Trước giờ thi một tiếng rưỡi, tức là hai tiết học, chúng tôi được ngồi ôn tập. Nếu như là bình thường, chắc chắn tôi sẽ đeo tai nghe mà úp mặt xuống bàn ngủ. Nhưng lần này thì không. Tôi và thằng Hoàng im lặng ôm vở lẩm nhẩm học bài, học, học, cho đến khi đến giờ thi. Học Văn đối với học sinh mà nói, học chẳng bao giờ hết.
Giờ thi diễn ra suôn sẻ, đề cũng không khó lắm. Khi tôi làm xong bài thì vẫn còn dư nửa tiếng. Ngó nghiêng xung quanh xem tình hình phòng thi, tôi ngám ngẩm thở dài. Mấy đứa lớp thường (H, I, E), hình như…méo học gì thì phải, cũng chẳng biết viết gì hay sao? Cũng phải nói thêm là cái phòng thi số 10 của tôi số học sinh lớp thường cũng kha khá, mà học kém thường đi kèm với ý thức kém. Chẳng phải lần đầu thi, vì tên của tôi bắt bằng chữ T, chia phòng theo tên nên cố định từ đầu năm. Vẫn là mấy khuôn mặt đó, tôi thầm coi thường trong lòng.
Nhìn sang bàn bên cạnh, tôi thấy con Quỳnh và thằng Sơn – hai đứa cùng lớp duy nhất chung phòng với tôi đang thì thầm gì đó. Ha, thật may là ba đứa bọn tôi ngồi kề nhau, khá dễ trao đổi (mặc dù Văn tôi cũng thấy không cần thiết lắm). Bất chợt, Sơn quay sang nhìn tôi, miệng lẩm nhẩm: “Khởi ngữ là gì?”
Tôi phải nghe đến mấy lần, nghiêng cả người sang nghe, trong khi mắt láo liên nhìn giám thị thì mới nghe thấy nó hỏi cái gì.
Tôi trả lời: “Đối với cháu” (đây là đáp án)
Sau đó tôi lấy bút phác họa khung cảnh phòng thi vào mặt sau của tờ đề, chuyên tâm vẽ vời cho đến khi thu bài.
Tốc độ chấm bài của mấy cô giáo nhanh thật đấy, bốn hôm sau đã có kết quả. Nghe nói sau khi ghép phách xong là lớp tôi nhận được bài luôn. Giờ Sinh, trước tiết Văn, thằng Minh ngồi sau lưng tôi với Minh Anh ngồi lấy Iphone ra nghịch. Tôi quay người ra sau, nhìn nó:
-Này, làm gì thế?
-Em đang hỏi điểm Văn oppa ạ.
-Có rồi à? Mày hỏi ai đấy?
-À mẹ em. Bà ý bong gân nằm ở nhà rảnh quá ý mà.
Cái thằng...! Minh là con trai của cô Nguyệt dạy Văn-Sử trong trường, học khá Toán. Cô Nguyệt rất vui tính, được nhiều học sinh yêu quý bởi tính cách vui vẻ, “nhí nhảnh”. Vì vậy tôi rất hâm mộ tình “mẹ con” của thằng Minh với cô,cách giao tiếp nói chuyện rất thoải mái. Thậm chí nó kể bây giờ thi thoảng vẫn thơm vào má mẹ vài cái khi vui. Wow!
Hôm trước, khi thằng Minh đang ngồi học ở lớp thì có giáo viên gọi nó ra bế mẹ vào bệnh viện thì phải, nghe nói cô Nguyệt bị ngã cầu thang hay tai nạn gì đó. May mà không quá nghiêm trọng.
-Em nhắn tin hỏi mẹ ý, đằng nào mấy cô giáo cũng gửi bảng điểm về cho mẹ em rồi.
-Rồi sao? Như nào?
-Em được 7.5, may vãi. Để em hỏi cho mấy đứa.
-Này, hỏi nhiều vậy có làm phiền mẹ mày không?
-Không có phiền đâu, nhưng mà mấy đứa nhớ đưa 500 đồng tiền tin nhắn.
-....
Nhắn qua nhắn lại, cuối cùng cũng có kết quả...
|
Chương Ngày Thứ Ba Mươi
-Này, mày làm sao thế? Mấy điểm?
My B vỗ vỗ vai tôi, quan tâm hỏi han. Vâng, sau khi biết điểm tôi đã đập mặt xuống bàn, than trời trách phận.
10 phút trước
Thằng Minh lầm bầm nhắn tin trả lời mẹ nó. Minh Anh ngồi bên cạnh chỉ cười, trêu nó một câu:
-Cuối cùng vẫn là mày bét dí, Minh à!
-Đệt, tại sao? Tại sao? Em vẫn thua điểm con My oppa ơi. Huhu!
Tôi ngớ người, tò mò hỏi:
-My mấy?
-My A 8,75, My B 8.5.
Thật là…quá cao! Đối với điểm Văn mà nói thì đấy quả là số điểm tốt, giống như 9 10 với môn Toán vậy. Sau phút ngỡ ngàng, tôi lại rơi vào trạng thái căng thẳng. Chết rồi, “mang tiếng” là học sinh tuyển Văn mà không vượt qua mốc điểm này thì có phải…cảm giác rất khó chịu không? Được rồi, tôi thừa nhận lòng ganh đua của mình lại bùng lên rồi.
-À, để em hỏi điểm cho oppa! Mẹ em nhắn lại rồi này.
Tôi và Minh Anh cùng nhìn vào màn hình Iphone của Minh, đọc được tin nhắn của cô Nguyệt: “Haha, vẫn là con bét dí. : ))”
-... – ôi trời, cô giáo thật là dễ thương. Ai có thể giải thích cho tôi vì sao cô Nguyệt nói y chang Minh Anh được không?
-Hoàng mấy?
-9.
Tôi lại toát mồ hôi. Chơi thân với nó, cũng biết nó học hành trâu bò, Văn cũng hay mà Toán cũng tốt, nhưng mà lần nào thi cũng thua điểm nó, nhất là Văn khiến tôi chỉ biết nhìn nó mà hằm hè. Hoàng ơi, tụt điểm xuống đê!
-Oppa, anh được 8,75. Con mẹ nó, cao vãi! – Minh hét toáng lên.
Hở?
Gánh nặng trong lòng tôi hạ thấp xuống một chút. Thôi cũng được, đã đạt được mục tiêu đề ra 8,5 lúc đầu. Có điều,...tôi không thể ngờ tôi mất 0,25 vì sai kiến thức Tiếng Việt – một điều mà tôi ít ngờ tới. AAAAAA, 9 điểm của tôi.
Tại sao?
Tại sao?
0,25 của tôi! Thế mới biết khoảng cách từ 9 và 8,75 rất xa.
Thằng Hoàng sau khi biết điểm khá bình thản, vì nó cũng được 9 điểm Văn không phải lần đầu. Nó quay xuống nhìn tôi, hỏi tôi được bao nhiêu điểm. Tôi không ngừng trách mình ngu ngốc trong đầu, đáp lời nó.
-Chờ đấy, chỉ là 0.25 thôi. Lần sau tao sẽ phục thù. Đừng có vênh nhấ! – Tôi dõng dạc tuyên bố với nó.
-Ờ hớ. – Nó nhìn tôi cười nham nhở.
Chuyện thi thử lần đầu kết thúc ở đây với điểm cao nhất thuộc về thằng Hoàng, tôi và My A đứng thứ. Nhưng điều khiến tôi vui nhất là vì tôi đã đạt được mục tiêu mà mình đề ra, và nhóm tôi không có ai điểm kém. 5 đứa thì có ba đứa trên 8. Hà hà, có chút tự hào! Mặt khác, lần này tập thể lớp B đã thua lớp A thê thảm về mặt bằng chung điểm số. Đây quả là một sự “xúc phạm” không hề nhẹ. Hãy chờ đấy, thi học kỳ lớp tôi sẽ phục thù.
Việc học của tôi từ lớp 1 đến bây giờ chưa bao giờ gây phiền hà gì cho bố mẹ. Tiểu học là một thời huy hoàng của tôi với sức học rất tốt, dù bây giờ tôi chỉ ở mức trung bình – khá, điểm đủ đạt. Nhưng tôi không hay để bố mẹ phải thúc ép, mắng mỏ nhiều hay bắt đi học thêm để tu dưỡng kiến thức.
Có điều, tôi thì vậy. Nhưng không có nghĩa là thằng em “yêu quý” của tôi cũng như vậy.
Thằng em tôi tư chất từ lúc đi học chữ đến giờ không bằng tôi và thằng em họ tên Thanh kia. Từ thời tôi đi học viết lúc 5 tuổi, đến tận bây giờ, ba chị em tôi đều học chung một chỗ khởi đầu của tuổi học sinh. Nếu như tôi và thằng Thanh học trơn tru tiểu học, thì đối với em tôi mà nói quả là một sự vất vả không hề nhẹ. Thằng Thanh rất thông minh, học Toán tốt, lớp 2 đã giành không ít giải về nhà; tôi thì không có nhiều giải, nhưng Văn chương và tiếng Anh cũng coi như thế mạnh của tôi. Còn em tôi...quả thực chẳng có gì.
Em tôi tên Đăng, hay gọi là Bi, năm nay đã lớp 4 rồi. Thực ra tôi chẳng bao giờ gọi nó bằng tên thật. Cái tên Trần Minh Đăng của nó chỉ được gọi ở lớp, còn ở nhà, họ hàng nội ngoại hay bố mẹ, chẳng bao giờ quen gọi. Gọi Bi quen miệng rồi mà!
Càng lớn, nó càng lười biếng, nghịch ngợm. Mẹ tôi nói thằng Bi ăn nhiều, phải gấp đôi tôi, nhưng ăn vào thì hấp thụ hết vào tay chân nên nghịch như quỷ, còn đầu óc thì chẳng có gì. Xem kìa, bao nhiêu lần tôi trêu nó như vậy, nhưng nó lại vỗ ngực tự hào nói: “Sau này em sẽ làm cảnh sát, giỏi võ là được rồi!”
Ủa, thế không dùng mưu sao bắt được tội phạm?
Hành trình biết đọc của nó vô cùng gian nan. Tôi và thằng Thanh học tiểu học dễ như ăn cháo, thì thằng Bi chậm hơn nhiều. Nó không thạo đọc, nên lây sang tập viết cũng hay sai, chữ xấu; làm toán cũng rất chậm. Kết quả năm học đầu tiên của nó là Học sinh tiên tiến, học kỳ I năm lớp 2 còn là học sinh trung bình. Lại thêm cái tính không tự giác, không ai thúc ép trông coi thì không biết tự học, nên nó đã kém lại còn kém hơn. Là chị đương nhiên phải kèm em. Bố tôi giao nhiệm vụ cao cả này cho tôi.
Kết quả gần đây nó bị bố phát hiện ra hổng kiến thức quá lớn. Và đương nhiên tôi cũng bị chịu trách nhiệm.
Vậy là thay vì học với tôi, mỗi tối bố sẽ đích thân kèm nó học toán. Thằng Bi chỉ sợ bố, nó không sợ tôi. Tôi hối hận vì đã không tạo được cái uy trước khi nó nhận thức được. Haizz!
Kỳ thi giữa kỳ vừa rồi, nó bị điểm kém. Bố tôi mắng nó xối xả, nói sao chiều qua tao vừa cho mày làm bài này mà hôm nay còn làm sai? Sai toàn cái vớ vẩn, không đáng mất điểm.
Tôi chẳng biết làm gì. Đấy, không phải thằng Bi kém, mà là nó chẳng tập trung làm cho tử tế. Chữ nó không xấu, nhưng chẳng thể đẹp nổi với cái kiểu ngoáy cho xong của nó. Còn cảm giác khi làm bài thì đâu thể phụ thuộc vào ai khác ngoài nó – người trực tiếp làm bài. Tôi cũng là học sinh, quá rõ cái cảm giác đó mà.
Nói vậy thôi, chứ cũng chẳng còn gì để nói.
Tạm biệt!
|
Chương Ngày Thứ Ba Mươi Mốt: Bạn Thân Khác Giới!
Từ dạo bị chuyển lên ngồi bàn đầu, tôi chẳng chăm lên được chút nào, nhưng trong giờ học cũng thận trọng hơn. Cảm giác bị giáo viên để ý thật chẳng dễ chịu. Và thằng bạn thân của tôi cũng cảm thấy thế. Ngoài những tiết chính của cô chủ nhiệm, Hoàng chuyển chỗ sang ngồi cạnh tôi. Không phải tôi ngồi một mình, bên cạnh tôi là Hải Ninh – một trong ba đứa con giáo viên của trong trường cùng thằng Hoàng Minh. Có điều nó chỉ ngồi với tôi giờ Toán, còn lại đều ôm sách vở chui xuống bàn bốn ngồi để tránh tai mắt. Vậy là tôi ngồi một mình, như vậy thằng Hoàng mới có thể chuyển sang ngồi cạnh tôi. Hai đứa bạn thân ngồi cạnh nhau quả thực rất thích, ít nhất cũng có thể an ủi nỗi lòng luôn bất an về cái bàn đầu trong lòng mỗi đứa.
Sau lưng là thằng Hoàng Minh và Minh Anh, thi thoảng chuyện trò vài câu trong giờ cũng thấy bớt nhàm chán.
Trong một giờ học, chúng tôi lén lút dùng vở nháp chat qua lại. Thật liều lĩnh làm sao! Bị giáo viên tóm được là chết.
-Tao phải tăng cường học đội tuyển mày ạ! Mất tiết nhiều vãi.
-Bao nhiêu mà kêu nhiều?
-Thì buổi sáng mất cmn 4 ngày, buổi chiều phụ đạo thì mất 1 ngày.
Tôi nhẩm tính trong đầu. Thằng Hoàng được thi tiếp thành phố nên đương nhiên phải tăng cường học Toán trong đội tuyển của Quận. Mất tiết phụ thì có thể chép bù vở, Toán với khả năng của nó thì kiến thức trên lớp không vấn đề, có điều sắp thi học kỳ rồi. Vắng mặt trên lớp nhiều như vậy đúng là có hơi…
-Học hành thế này mà không được giải thì có mày thiệt lớn lắm đấy -_-
-Ờ, chán vl!
Tôi quay sang quan sát thằng Hoàng. Mắt lờ đờ, tóc rối bù do chẳng bao giờ chải đầu (thực ra tôi cũng không có thói quen dùng lược mà toàn dùng tay vuốt vuốt cho xong, nhưng tóc tôi dài nên không thể để quá bù xù được), thi thoảng lại ngoác miệng ngáp dài. Một bộ dạng điển hình của “thanh niên nghiêm túc” thâu đêm để học hành.
-Này, trông mày như thằng nghiện ý! – chẳng phải lần đầu tiên tôi nói nó thế, bao nhiêu đứa cũng trêu thằng Hoàng như vậy. Người thì cao đấy, nhưng khá gầy, dáng người lúc nào cũng lờ đờ, chẳng trách bị trêu như vậy.
-Ờ, chả hiểu sao hôm qua ngủ sớm mà sáng nay dậy mệt vcc! – Nó đáp
Còn tôi thì hôm qua thức đến gần 2h sáng xem phim đủ thứ, vậy mà hôm nay chưa ngủ gật. Lạ thật đấy!
Thằng Hoàng thuộc túyp người ngại giao tiếp, lười ra ngoài, lúc nào cũng chỉ dính mông ở nhà không học bài thì chơi game, nghe nhạc, ăn mỳ. Có lần nó kể cả nhà nó đi Malaisia du lịch mà nó từ chối không đi, tôi liền chửi nó “ngu” một tiếng. Đồ đần, ra nước ngoài đấy, là nước ngoài, nước ngoài hiểu chưa? Sao không có tí tinh thần dã ngoại gì hết. Nó chỉ đáp gọn lỏn “tao không thích”. Tiện thể cũng nói luôn, tôi muốn được đến Nhật, Trung Quốc hoặc Hàn Quốc cũng được. Vì vậy, tôi vẫn đang cố học thêm một số ngôn ngữ cơ bản nước họ, cộng thêm các văn hóa mình hay đọc trên báo. Nhớ hồi nhỏ, tôi rất hâm mộ và thích thú trước cảnh sắc và sự lộng lẫy nguy nga của các nước châu Âu, ước gì mình được sống ở đó. Sau này lớn lên mới hiểu được sống ở một đất nước có văn hóa khác hẳn văn hóa phương Đông như nước mình là chuyện không dễ, hơn nữa trong khu vực châu Á cũng có rất nhiều nước tuyệt vời. Bây giờ gia đình tôi chưa có điều kiện, nhưng sau này tôi lớn chắc chắn một trong những mục tiêu để tôi kiếm tiền chính là có kinh phí để gia đình tôi đi du lịch quốc tế.
Thằng Hoàng hồi lớp 8 đi khám sức khỏe, phát hiện mình mắc bệnh nội khoa. Lần đó khá nghiêm trọng, phải uống thuốc. Dù vậy, chuyện này bị thằng Việt Anh biết được và lan truyền cho cả lớp, khiến thi thoảng thằng Hoàng vẫn bị cười vì mắc bệnh “đái dắt”. Sau lần đó, bệnh của nó đã khỏi. Nó chỉ cắn chặt răng, căm hận mà hét lên:
-CHÓ VIỆT ANH, TAO THỀ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG VỚI MÀY. TAO NGUYỀN RỦA MÀY THI TRƯỢT VÀO 10 CHO CHẾT CMM ĐÊ!!!!
Tôi, MyB, Hoàng Minh và Công Hiếu chỉ nhìn nó cười như xem kịch. Hai đứa kia mà xung đột thì giống như nghệ sĩ đang tấu hài vậy, thằng Việt Anh béo như lợn, trông lưu manh thế kia chắc chắn sẽ đùa cợt thằng Hoàng “não tôm” cho đến khi nó tức đến mức mím môi mím lợi mà “lực bất tòng tâm”.
Không những thế, khác với tôi luôn “phơi phới tinh thần”, sức khỏe dẻo dai, thằng Hoàng luôn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, đôi khi cảm thấy đau nhức chỗ này chỗ nó mà chẳng biết nguyên do. Những lần như vậy, tôi chỉ vỗ vai nó, bảo đi khám sức khỏe đi. Bộ dạng của mày thế kia, lại còn lạm dụng café, muốn chết yểu à con? Nó đồng ý, nhưng lại nói mẹ nó bận. Tôi thông cảm. Đôi khi bố mẹ làm công chức nhà nước cũng có cái bất lợi. Bận tối mắt tối mũi, con cái thì phải nhờ xe ôm đưa đón, bữa cơm gia đình cũng chỉ là làm vội làm vàng.
Mấy ngày hôm nay, trên lớp vắng bóng thằng Hoàng làm tôi rất buồn. Hầy hầy, không phải đến mức lâm li bi đát đâu, chỉ là không có bạn thân để nói chuyện nhảm nên cảm thấy vô vị thôi. Dĩ nhiên, My và Minh, cùng thằng Công Hiếu vẫn đi cùng tôi vào mỗi giờ ra chơi, vẫn đùa vui, vẫn ăn chung một gói bim bim, cái bánh mỳ que, nhưng…cảm xúc thật khó nói. Có lẽ là vui mà cảm thấy không trọn vẹn. Cái thằng cao cao gầy gầy hay ôm cốc mỳ tôm đứng lùi một bên vừa ăn vừa lặng lẽ xem “đại náo căng tin” của con My và thằng Minh, nay đã vắng mặt. Tôi cố nén sự mất mát vào trong lòng. Nó chỉ học 3 tuần nữa thôi, có phải một đi không trở lại đâu mà? Thời gian trôi thật nhanh, vèo một cái hết một tuần, vèo cái nữa hết một tháng. Ấy vậy mà bây giờ cũng chỉ chưa đầy hai tháng nữa chúng tôi sẽ tốt nghiệp. Tôi càng trân trọng những ngày tháng, giây phút được ở bên nhau như lúc này.
Nếu như ban ngày không gặp mặt, thì tối về lại là thời gian tám nhảm của tôi và thằng Hoàng trên facebook. Mấy hôm nay đều thấy hơn 9h nó mới online, lần nào cũng kêu vừa về đến nhà, vừa ăn cơm vừa chat với tôi.
Ngọc Thanh Trần: Thằng điên này, ăn cơm tắm rửa cho xong đi. Về muộn thế còn cắm đầu vào máy tính.
Hel Trần: Kệ tao, để yên bố mày ăn cơm.
Ngọc Thanh Trần: Không ăn ở phòng ăn à?
Hel Trần: Thì tao ăn ở phòng tao, vấn đề à ?
Có đấy, vấn đề cực lớn đấy! Tại sao nhà mày có thể sinh hoạt như thế chứ? Tôi ngán ngẩm.
Sau đó thì sao? Không có sau đó. Thi thoảng inbox với nhau một đoạn lảm nhảm vài chuyện linh tinh, đến tận 1 – 2h mới ngủ. Chẳng biết đứa nào ngủ trước, đứa nào ngủ sau.
Hel Trần: Khiếp thật, tao vừa vào zing. Noti toàn truyện tranh BL =.= Ngọc Thanh Trần: Gớm nhỉ? Hóa ra từ độ tuổi đó mà mày đã xem thể loại này rồi *mỉa*
Hel Trần: Không phải, hồi lớp 6 chắc toàn tiện tay like dạo.
Ngọc Thanh Trần: Tất cả chỉ là biện hộ
Ngọc Thanh Trần: Tao vừa thấy một đống fanfic mày viết hồi trẻ trâu trong Recent Document, không biết khôi phục được không? Hel Trần: Im đê, xóa ngay cho tao.
Ngọc Thanh Trần: Mơ đi cưng = =
Thằng Hoàng biết viết lách từ Tiểu học. Đại khái mấy truyện nó đăng trên Zing Blog toàn kiểu trai xinh gái đẹp huyền thoại của bọn trẻ trâu mới đọc ngôn tình như bây giờ, rồi toàn Băng với Phong, chỉ số IQ 300/300, giỏi võ thuật, lạnh lùng blah blah blah… Mỗi lần nhắc lại nó đều xấu hổ kêu bọn tôi ngậm mồm. Dĩ nhiên truyện này cũng không cần quá riêng tư, nhưng tôi và thằng Việt Anh luôn trêu nó. Thằng Việt Anh lúc nào cũng nói: “Hàn Băng Tuyết, mày không có não hay sao mà đặt cái tên với ba từ đồng âm như thế? “
Ngọc Thanh Trần: Hôm nay tao chấm bài thằng Vũ, điểm thấp vãi. Có chút…thất vọng! Hel Trần: Ờ, chả hiểu sao tao có ác cảm với thằng Vũ, chắc tại nó hay trêu tao quá đáng!
Xin lỗi, tao thấy thằng Việt Anh lợn trêu mày quá đáng hơn nhiều đấy!
Ngọc Thanh Trần: Hôm nay tao quay sang nhìn nó với ánh mắt khinh đ’ thèm giấu.
Hel Trần: Cả lớp mình tao chỉ mong thằng Vũ với thằng Việt Anh thi trượt cho chết mẹ bọn nó đi.
Ngọc Thanh Trần: Dã man thế hả -_-
Hel Trần: =.= Kệ tao
Thế đấy, đúng là thân! Cảm giác khi có một người bạn thân, lại còn khác giới, đúng là rất thú vị, xen lẫn một chút tự hào. Tôi tin là mình và thằng Hoàng là cặp bài trùng thân nhất nhì trong lớp, lúc nào cũng đi với nhau, kể cả khi đi vệ sinh *cười*, đứa này chờ đứa kia ở ngoài. Không biết thằng Hoàng nghĩ gì, nhưng tôi biết nó tin tưởng tôi, tôi tin tưởng nó, chia sẻ mọi điều mà không cần kiêng nể.
Liệu rằng lên cấp 3 tôi có thể tìm được người bạn thân như thế không?
|
Chương Ngày Thứ Ba Mươi Hai: Học Tiếng Nhật!
Dạo gần đây tôi đang học tiếng Nhật.
Thực ra tôi đã có dự định này từ một năm trước, lớp 8. Hè năm ấy, bố tôi hỏi tôi có muốn đi học tiếng Nhật không.
-Dù sao tiếng Anh của con cũng coi như qua trình độ sơ đẳng rồi, bây giờ nên học thêm một ngôn ngữ nữa cũng không phải là không tốt – Bố nói
-Các công ty của người Nhật ở Việt lương cũng rất cao, con chuẩn bị tốt từ bây giờ, sau này tương lai sẽ đỡ vất vả hơn. Người ta sẽ ưu tiên cho những người có trình độ ngôn ngữ tốt. – Mẹ tôi nói
Việc này tôi rất đồng tình. Nhưng nghĩ kĩ lại thì kế hoạch này nên hoãn lại. Năm sau tôi học lớp 9 (tức là bây giờ đó) , nên tập trung thi cử cho tốt. Học ngôn ngữ là cả một quá trình dài, không cần phải vội, nếu học bây giờ mà năm sau nghỉ sẽ bị đứt quãng. Bố tôi khuyên nên thi cử vào THPT xong xuôi, sẽ học một lèo 3 năm không phải ngắt quãng.
Tôi tán thành. Có điều trong đầu tôi đã vạch ra kế hoạch tự học ở nhà, trên mạng lúc rảnh rỗi.
Một buổi tối, tôi nhàn rỗi lên mạng mà chẳng có việc gì làm, chợt nghĩ đến ý định của mình đã rất lâu không thực hiện, lọ mọ vào các trang tiếng Nhật online. Trước đó, khi đang lướt noti trên Facebook, tôi đã thấy một quảng cáo của Akira Center – một trung tâm tiếng Nhật nói về việc tự học tiếng Nhật ở nhà qua mạng online, mất ít tiền hơn và nhanh chóng hơn. Vậy là bản tính tò mò đã bị cái quảng cáo bắt mắt thu hút, click vào và xem.
Tôi vào trang daytiengnhatonline.com , thấy các trình độ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau: Dành cho người mới bắt đầu, Sơ cấp, Trung cấp, Luyện thi,… Mặc dù thích xem Anime, thi thoảng nghe một vài bài OST nhạc Nhật, nhưng căn bản vẫn là đọc Vietsub và xem hình ảnh, còn đâu nghe cũng chẳng hiểu gì. Cái từ duy nhất mà tôi biết nghĩa khi nghe đến chính là “Arigatou gozaimasu” – nghĩa là cảm ơn. Vì vậy, đây hoàn toàn là một quá trình khởi đầu mới mẻ đối với tôi. Đương nhiên, tôi phải học cơ bản trước, dành cho người mới bắt đầu.
Lướt lướt qua, trên cùng của bài giới thiệu khóa học có ghi mục đích, hiệu quả cần đạt được, bên cạnh có hình anime gì đó tôi không biết tên. Chắc để hút học viên vào học. Tóm lại thì, giao diện website này rất được, dễ dùng, chèn thêm mấy hình đó vào cũng chẳng làm sao!
Tôi khởi đầu bài học với một tinh thần sảng khoái. Nào, bắt đầu thôi! Nói cường đại một chút, chính là bắt đầu cuộc hành trình tìm hiểu văn hóa nước Nhật. Chẳng phải ta hay nói học ngôn ngữ nước nào thì học cả văn hóa và con người nước đó sao?
-Ohaiyogozaimasu, watashi wa Ari desu!
Tôi ấn nút Replay, nghe đi nghe lại đoạn hội thoại, miệng lẩm nhẩm để thuộc. Hóa ra cái từ tôi hay nghe này chính là “Xin chào” trong tiếng Việt và “Hello” trong tiếng Anh. Đoạn hội thoại đầu tiên tôi học cũng khá đơn giản, học tiếng nào thì đều phải chào hỏi, giới thiệu tên tuổi, hỏi thăm sức khỏe đối phương trước. Mấy ngày sau, số lượng những câu nói, câu chào cơ bản tôi học được tăng lên. Mỗi tối chỉ cần học nửa tiếng là đủ, dù sao đây cũng không phải là việc ưu tiên hàng đầu, dành thời gian cho nó là tốt rồi. Càng học càng hứng thú. Haha, bao nhiêu từ nghe nhiều quen tai do xem hoạt hình, bây giờ mới hiểu nghĩa tường tận.
Song hành với việc tập nói, phát âm là viết. Trong tiếng Nhật, có ba bộ chữ cần học, giống như bảng chữ cái của Việt và tiếng Anh vậy: Hiragana, Katakana và Kanji. Hiragana và Katakana là hai bộ chữ cơ bản mà mỗi người mới học đều phải học thuộc lòng như cháo chảy. Tôi đã lên Wikipedia đọc sơ sơ về nó, mà không thể đọc hết. Quá dài, não tôi không thể tiếp nhận. Thôi thì nhớ cách viết và thuộc là tốt rồi. Tôi tự nhủ. Còn ý nghĩa và lịch sử về thứ này nên để từ từ rồi tôi học. Vậy là quyển vở nháp của tôi trở thành vở tập viết tiếng Nhật. Mỗi ngày tôi học ba hàng Hiragana, tức là tầm 15 âm tiết. Tôi xem cách viết, thứ tự các nét trên web, sau đó tự viết lại vào vở nhiều lần. Đến lớp lúc nào rảnh thì lôi nháp ra, vừa tập viết vừa học thuộc mặt chữ và tên gọi. Cứ 3 -4 hôm tôi lại học thêm một chút.
Tôi chợt nhớ ra ngày trước, hồi mà còn phải lang thang buổi trưa chờ đến giờ lên lớp, Mai hay mời tôi về nhà nó ăn trưa rồi nghỉ ngơi, rồi hai đứa cùng đi bộ đến trường. Có một thời gian tôi ở nhà nó khá quen, lên lên xuống xuống căn nhà vốn không rộng lắm, thậm chí lúc rảnh còn giúp nó xếp lại cái phòng như chiến trường. Và vô tình tôi đã thấy có hai quyển tiếng Nhật gì gì đó, bây giờ mới để ý.
-Ê mày, nhà mày còn cái quyển tiếng Nhật nào không?
Mai nghĩ nghĩ một chút, sau đó nhìn tôi gật đầu
-Oppa học tiếng Nhật à?
-Ờ, một chút thôi. Mai mang tao mượn nhé!
-Để em về tìm lại. Mà cho oppa luôn đấy. Dù sao em cũng không cần
-Thật à? Cảm ơn.
Hôm sau, Mai mang cho tôi hai quyển sách. Một quyển là “Tiếng Nhật dành cho người mới bắt đầu” , quyển còn lại là “Tiếng Nhật thông dụng” . May thật, đúng tài liệu cần cho người học cơ bản như tôi. Thế này đỡ phải mua, tiết kiệm được gần trăm nghìn đấy! Sách đọc cũng tiện, không phải lúc nào cũng lên mạng mới học được. Mà bây giờ tôi đã đề nghị bố ngắt mạng máy tính để tập trung học, nên càng bất tiện.
Tất cả mọi quyển sách giáo khoa, vở nháp hay bất kỳ thứ gì có thể viết linh tinh vào tôi đều có những ký tự Hiragana tôi tiện tay viết vào để học thuộc. Tôi không biết sau này tương lai của mình thế nào, nhưng nếu có thể thi JOEFL, chắc chắn giai đoạn chập chững học thứ ngôn ngữ tượng hình này như bây giờ của tôi, nên ghi nhớ thật lâu! Để sau này nhớ lại, có tự trả lời câu hỏi:
-Bây giờ mới thấy tiếng Nhật dễ, không biết ngày xưa mình khởi đầu như thế nào nhỉ?
|
Chương Ngày Thứ Ba Mươi Ba: Tham Quan!
A Confession – Cộng đồng
#1235: Nghe giang hồ đồn thổi trường mình được đi Ba Vì tiếp?
-…
-…
#1238: Bao giờ trường mình được đi tham quan thế? Trường B, trường C được đi hết từ đời nào rồi?
-…
-..
#1245: Các em lớp 9 được đi Khoang Xanh – Suối Ngà à? Thích nhé!
-…
-…
Bây giờ là cuối tháng 3.
Và vào ngày 28/4 trường tôi sẽ tổ chức cho học sinh đi tham quan ở Khoang Xanh – Suối Ngà. Có điều, nếu chỉ đơn giản như vậy thì cũng chẳng đáng nói.
Đi tham quan là hoạt động thường niên mà các trường tổ chức hàng năm cho học sinh, là chuyện rất bình thường. Điều đáng nói là “chuyến tham quan đó được đi lúc nào?”
Trường A bọn tôi thường cho học sinh đi 2 lần/năm, một lần vào đầu tháng 11, còn lần thứ hai thường vào cuối năm, sau khi thi cử xong hết sẽ được xả stress. Mỗi lần đi là một địa điểm khác nhau, đại khái thì tôi không biết các trường khác như nào, nhưng khóa của tôi thì 4 năm rồi chưa lần nào trùng lặp nơi đến. Rất tốt, rất tốt!
-Bố thấy trường mày tổ chức thế mới hay chứ, mỗi lần nó phải khác nhau thì mới đáng đi. Chứ như trường của thằng Bi, đến Nông trại gì đó mấy lần rồi. Xem kìa, lần này chính nó kêu muốn ở nhà vì chán quá đấy!
Bố tôi nói vậy.
Đầu năm nay, lần đầu tiên tôi “không thể” đi tham quan cùng lớp. Ngày hôm đó, cũng là ngày mà mẹ tôi khai trương cửa hàng café. Từ tối ngày hôm trước, bố mẹ đã bận túi bụi đến khuya đến chuẩn bị đồ đạc, dọn dẹp cửa hàng,…cho ngày hôm sau. Tôi còn nhớ mình đã rất choáng khi đang hào hứng nói với bố về việc tham quan để bố đồng ý như mọi lần, không ngờ bố lại nói “KHÔNG”. Lý do cũng rất hợp lí:
Thứ nhất: Ngày khai trương của mẹ thì phải ở nhà phụ việc
Thứ hai: Cửa hàng vừa mở nên bố mẹ cũng đã hết tiền, kinh phí eo hẹp. nên tiết kiệm được chút nào hay chút đấy.
À, lần đấy cũng cùng đợt em tôi đi tham quan. Và cả hai chị em đều nghỉ ở nhà. Tôi rất buồn vì không được đi, nhưng dù níu kéo từng ngày cuối cùng để cô giáo xin phép bố mẹ như đã nói với tôi, thì hi vọng vẫn chỉ hi vọng mà thôi.
Có điều, cái gì qua rồi, thì nghĩ lại thấy rất bình thường. Không sao, chỉ là một buổi tham quan thôi mà. Lần này không đi thì là lần khác, không sao, không sao!
Chính vì điều đó, nên lần thứ hai đi tôi rất háo hức, tin chắc mình sẽ được đi. Dù sao cũng đã cuối năm, đây có thể là chuyến đi chơi cuối cùng với lớp. Tôi hí hửng đem tờ thông báo tham quan về nhà xin ý kiến bố mẹ. Dắt xe, khóa xe, vào nhà, quán café của nhà tôi luôn mở cửa. Mẹ tôi đang ngồi ở bàn cạnh quầy pha chế chơi ipad, vừa hay giết thời gian lúc không có khách.
-Con chào mẹ!
Tôi bỏ balo, ngồi phịch xuống ghế. Nóng thật. Trời vừa hết lạnh một chút mà đạp xe đã mướt mát mồ hôi như này. Sau này mà đến 40 độ thì… Tôi không dám nghĩ tiếp.
-Về rồi hả con?
Mẹ tôi ngẩng đầu lên hỏi han.
Tôi ngồi nghỉ một lát, sau đó mới hỏi ý kiến mẹ. Mở cặp lấy ra tờ giấy, tôi nói:
-Mẹ xem này…
-Gì thế?
Mẹ tôi đeo kính đọc, xong đó đồng ý.
-Nhớ hỏi ý kiến bố, nhưng mà thi cử xong thì bố đồng ý thôi.
-Vâng.
Không nói dông dài, bố tôi cũng đồng ý. Tôi rất vui.
-Khoang Xanh có cái hồ tạo sóng khá là thích. – Bố nói
Tôi ngạc nhiên: “Bố đi rồi ạ?”
Bố tôi gật đầu.
Tối hôm ấy, tôi lên facebook nói chuyện với thằng Hoàng một chút. Một chút thôi, hơn nữa rất khuya. Do sắp đến kỳ thi học kỳ, thi thử vào 10 toàn thành phố nên tôi quyết định đề nghị với bố cắt mạng Internet ở máy tính, thu điện thoại Lumia để tôi bớt thời gian lên mạng. Chỉ có những lúc khi cả nhà đã đi ngủ, mẹ tôi để ipad sạc ở phòng tôi, tôi mới lên một chút.
Ngọc Thanh Trần: Này, 28/4 đi tham quan đấy.
Hel Trần: Ồ..
Ngọc Thanh Trần: Khoang Xanh – Ba Vì
Hel Trần: Ồ…
Ngọc Thanh Trần: Đi không?
Hel Trần: Chắc có. Làm một trận quẩy trước 1 tháng thi cử.
Tốt lắm, bạn thân nhất đi. Không tệ!
Nhưng mà…đúng là người tính không bằng trời tính.
Sáng hôm sau đến lớp, cái tin lớp không quá 15 người đi tham quan như sét đánh vào tai tôi. Hồng Ngân, một đứa nhỏ người, da ngăm, nhìn khá xinh xắn, phụ trách việc quỹ lớp, thu tiền học, các khoản chi tiêu hộ cô giáo hỏi có bao nhiêu bạn đi tham quan.
-Thanh, mày đi tham quan à?
Tôi ngoảnh đầu lại. Tú hỏi tôi. Tôi gật đầu.
Một lát sau:
-Oppa, anh đi tham quan à?
Là Hoàng Minh.
-Ờ.
-Nhưng mà nghe nói chỉ có mấy đứa con trai đi.
-!!!
Bỗng dưng cảm giác chán nản xâm chiếm tâm trí tôi. 15 người? Không phải bây giờ đã cuối năm rồi sao? Thật may là thằng Hoàng không đi học, để nó nghe thấy có khi lại lung lay ý định.
Tôi nghe thấy những lời nói khiến bản thân khó chịu nhưng không thể giải tỏa, vì bọn nó chẳng sai, cũng chẳng liên quan đến mình.
Đó là con gái chẳng đứa nào đi. Con gái lớp tôi có thể phân thành nhiều loại. Nhưng đối với tôi mà nói, lũ cái Ngọc, Quỳnh, Phương Anh,... là những đứa sẵn sàng chi tiền để đi uống một bữa trà sữa, ăn một bữa nem với nhau nhưng không bao giờ quan tâm đến chuyện của lớp. Tôi ghét cái kiểu đấy. Bọn nó cho rằng đi chơi chung không bằng đi riêng, nên đứa này không đi, rủ đứa kia cũng không đi, thành ra kết quả như thế này.
Chiều hôm ấy
-Thanh, mày vẫn đi tham quan?
Hồng Ngân quay xuống hỏi tôi. Tôi gật đầu.
-Mày chắc không? Còn 2 đứa đi thôi.
-...
Hai đứa...Ha! Thật mỉa mai. Xem kìa, làm ảnh hưởng đến bọn con trai rồi. Hẳn là bọn nó thấy cái lớp này quá ư nhạt nhẽo, chưa đầy hai chục đứa đi nên cuối cũng muốn ở nhà rồi. Thằng Hoàng ngồi cạnh ngạc nhiên.
-Hai đứa? Vcl. Hai đứa thì đi làm đ’ gì?
Một nỗi uất hận, chán ghét dâng trào trong lòng tôi.
Cô Châu bước vào lớp, nhận cái tin “sét đánh” kia xong cũng ngạc nhiên, đờ đẫn cả người.
Tôi không cam lòng. Dự định của tôi, mong muốn của tôi, bị bao nhiêu đứa không đi kia đè bẹp. Rõ ràng đã rất háo hức, tại sao chứ?
Mấy đứa con gái khi bị cô hỏi lý do không đi, đứa thì nói ở nhà ôn bài, đứa thì kêu không thích, đứa thì nói bận việc.
Ha, học cái cc! Tôi chửi thầm trong đầu. Mày học cái vẹo gì, ở nhà chép sách à? Làm như chăm hơn bọn này ý, toàn lấy lý do vớ vẩn để phục vụ ý thích riêng cho bản thân mà không nghĩ đến tập thể. Đây là hoạt động chung của trường cơ mà.
-Đại Dương, sao con không đi?
Thằng Dương rất nông nổi, hoạt bát. Con trai lớp tôi thích đi chơi, tụ tập, dĩ nhiên tham quan cũng không ngoại lệ. Nhưng...một cái lớp chỉ vài đứa đi khiến bọn nó chán.
-Thưa cô, bọn con muốn đi. Có điều...các bạn không đi, mà đi vắng vẻ thế này thì...- Càng nói, giọng nó càng nhỏ dần. Dương và mấy đứa con trai đều cúi đầu. Hẳn bọn nó chán nản và thất vọng lắm.
Tôi hết sức thông cảm. Có lẽ bọn nó cũng đang thầm trách những đứa vô tâm kia trong lòng giống tôi. Đúng, tôi đang phẫn uất.
Tập thể lớp tôi đã từng khiến cô giáo thất vọng rất nhiều lần bởi sự vô tâm, vô cảm. Lần này cũng vậy!
“Trong cuộc đời đi dạy của cô chưa có một cái khóa nào mà để lại “ấn tượng” sâu sắc như bọn con!”
Cuối cùng, cô chốt lại cuộc tranh luận, “tra khảo”:
“Nếu các bạn không đi, thì từ bây giờ đến cuối năm lớp chúng ta sẽ không tổ chức bất kỳ một cuộc vui hay hoạt động gì nữa. Cô sẽ giao bài để các bạn làm. Và tuyệt đối cấm không tổ chức đi chơi riêng. Vấn đề này trong hội nghị phụ huynh cũng đã thống nhất!”
Tưởng như chỉ có mình lớp tôi như vậy, hóa ra không phải. Lớp 9C, 9A cũng vậy. Hay thật, khóa của tôi “đổi mới” nhiều thật.
Trên facebook cũng rôm rả không kém. Hàng loạt đứa treo status bảy tỏ suy nghĩ, trách mắng có, chửi có, khuyên bảo có,... để mong muốn nhiều đứa thay đổi suy nghĩ.
Tùng Mickey đã share một bài viết của Humans of A
HAY ỦNG HỘ VIỆC ĐI THAM QUAN
Đây là một bài viết từ học sinh cũ của trường. Chị không biết các em có đủ kiên trì đọc hết bài viết này không, nhưng xin bớt chút thời gian để đọc.
Bài viết của chị ấy lời lẽ vừa đủ khuyên nhủ, không quá đanh thép, nêu và phân tích đủ lý do nên đi tham quan.
Đọc xong , tôi cũng share, kèm theo trạng thái
“Con lạy các chế, làm ơn đọc một chút cho thông não đi nhé -_- “
Tôi kìm nén cảm xúc tệ hại của mình về đến nhà, cố gắng không nói với bố mẹ. Tính tôi khá thích nói chuyện ở lớp với gia đình, tất nhiên cũng phải lựa chuyện mà kể, chuyện nào quá nhạy cảm và riêng tư của chúng tôi thì kể làm gì.Tôi thầm nghĩ, nếu để bố biết được không biết sẽ phản ứng thế nào.
Thằng Hoàng vẫn nghỉ học đều đều, vẫn cắm đầu học Toán. Ngày thi của chúng tôi đang đến gần. Nhưng ban ngày không gặp, thì facebook buổi tối chính là khoảnh thời gian duy nhất chúng tôi nói chuyện với nhau. Bây giờ tôi lại đang không dùng máy tính, điện thoại, thời gian dùng ipad thường rất khuya, cộng thêm việc có hôm thằng Hoàng học đến 10h kém mới về nhà khiến giấc ngủ của chúng tôi đều bị rút ngắn.
Lúc ấy đã là 10h00, tôi vẫn không thấy thằng Hoàng online, để lại tin nhắn cho nó. Gần một tiếng sau mới thấy nó trả lời.
Hel Trần: Tao vừa mới về mà. Bà giáo viên toàn câu giờ cho tan muộn. Kinh dị vl.
Ngọc Thanh Trần: Lại đang ăn cơm trong phòng hả?
Hel Trần: Ờ hớ. Mà kiểu này chắc không đi tắm nữa. Muộn quá rồi.
Ngọc Thanh Trần: Muộn thì làm sao?
Hel Trần: Hỏi ngu. Người ta nói không nên tắm sau 10h. Tụt huyết áp, tăng xông mà chết thì vui :3
Ngọc Thanh Trần: Ồ, không định thay sịp à? *cười nham hiểm*… Hay là mày không mặc?
Hel Trần: Con bệnh. Tắm thì không nhưng quần áo vẫn phải thay chứ @.@
.
.
.
Ngọc Thanh Trần: Hôm nay tao với con My giận nhau.
Hel Trần: Hở?
Ngọc Thanh Trần: Mới sáng ra đã gọi tao bằng cái giọng mệt mỏi khiến tinh thần tao khó chịu, nên mới cáu kỉnh quát lại hỏi gì. Xong giận. Hết chuyện.
Cũng phải nói thêm là vì chuyện này mà thằng Hoàng Minh cứ trách đùa tôi, kêu tại oppa mà nó giận lây cả em.
Hel Trần: Kệ mẹ đi =.= Quan tâm làm gì.
Ngọc Thanh Trần: Ờ hớ.
Ngày hôm sau
Thật bất ngờ làm sao, số đứa đi tham quan của lớp tôi tăng vọt từ 2 lên 35 người. Tuyệt vời, lời nói của cô thật có sức tác động lớn. Tâm trạng của tôi nhanh chóng đi lên.
-Này Milo, đăng ký hết con trai lớp mình đi tham quan cho tao!
Thằng Vũ hào hứng tuyên bố, và cũng chẳng có ai phản đối lời nó nói.
Hồng Ngân hí hửng mang tờ giấy lên bục giảng gào lên: “Bây giờ tao đọc tên danh sách những đứa đi, im lặng hết đê!” . Lúc đi ngang qua bàn tôi, nó còn quay sang cười tươi rói hỏi: “Oppa, anh cũng đi tham quan đúng không?”
Tôi đáp: “Ờ, mày thì sao?”
Hồng Ngân: “Em ở nhà”
Tôi: “...”
Phù, thở phào nhẹ nhõm. Danh sách tham quan đã chốt, tiền cũng đã đóng. Có 7 đứa không đi, dù sao số lượng lớp tôi cũng tương đối khả quan. Không biết các lớp khác có biến chuyển gì không. Tôi rất mong chờ vào ngày đi tham quan.
Nhưng trước khi được hưởng thụ, phải lao động trước đã.
Đó là cuộc thi học kỳ II và thi thử toàn thành phố lần 1 đang chờ chúng tôi ở phía trước.
|