Thám Tử Kỳ Duyên
|
|
Chương 5 Chương 5 Chiếc lá lìa cành nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất, Chiếc khác bị dòng nước cuốn ra tận khơi xa, Chiếc nữa bị loài sâu xanh đục khoét, Chiếc còn lại cháy rụi trong cơn hỏa hoạn, … … … Tất cả gói gọn trong hai chữ: “Số phận”. Trở lại câu chuyện em đang kể, Đến đâu rồi nhỉ? À, em nhớ rồi... Khi đó em la hét, rồi nhảy thót lên. Có bàn tay nhơn nhớt chụp vào gáy mình. “Óe...óe...” Em kinh hãi đến mức hồn lìa khỏi xác, bàn tay đó vẫn bấu chặt sau cổ, nhớt lạnh gớm ghiếc. - Hãy đứng im, đừng cử động! - Anh Nguyên ôm chặt lấy em, sức mạnh của anh ấy thật khủng khiếp, phút chốc đã khóa chặt cơ thể mềm mại của em. “Óe...óe...” - Tiếng kêu kinh dị, có thứ gì đó trơn trơn lạnh lạnh giật giật liên hồi sau cổ em. Khôi Nguyên đang cố gỡ nó ra. - Xong rồi. “Óe...óe...óe...” - Anh Nguyên bóp chặt trong tay thứ khủng khiếp đó. Em vuốt ngực thở hổn hển, Em vừa trải qua một phen điếng người, một trải nghiệm kinh tởm mà mới nghĩ lại thôi da gà đã nổi cộm. - Cái gì thế? - Khi đã bình tĩnh lại, em hỏi Khôi Nguyên. - Cô xem đi. - Á....á...á...á...” - Em gạt phắt tay anh ấy ra. Khôi Nguyên thật quá thể, ảnh cầm hai chân con ễnh ương chụm lại với nhau, dơ lên trước mặt rồi rọi đèn cho em xem, một sinh vật màu vàng vàng nhơn nhớt thấy phát tởm. - Ném nó đi! Ném nó đi! - Em yêu cầu anh ấy vứt thứ tởm lợm đó đi thật xa, nhanh và ngay! những gì vừa mới xảy ra đã quá đủ với em rồi. Khôi Nguyên thả con ễnh ương đi, rồi quay sang nói với em: - Cô không muốn đem nó về ướp đá, rồi chế biến một món gì đó, để chúng ta dùng vào vào sáng ngày mai sao? Con người lập dị đó vẫn trơ mặt lì lợm, trong lúc em sợ gần chết thì anh ấy lại đi pha trò chọc ghẹo em. Phải rồi, anh ấy là đàn ông bản lĩnh nên "cóc sợ" gì cả, nhưng còn em, em là phận nữ nhi mềm yếu, anh ấy phải hiểu cho em, xoa dịu em mới đúng chứ, đằng này anh ấy còn... thật quá đáng! - Tôi nghĩ nên đem anh quăng vào lò nướng thì có lý hơn. Con người gì mà sắt đá, lạnh lùng. Tôi sợ muốn chết đây anh biết không hả? - Em chau mày bực bội. - Đó là do cô không chịu nghe lời tôi nói, còn trách ai nữa? - Anh, thật quá thể... hừ! - Tôi về trước đây, cô cứ ở lại đó mà trò chuyện với “anh bạn" (con ễnh ương) của cô nhé! Tạm biệt, hẹn gặp lại ở nhà. Khôi Nguyên đi chưa được ba bước thì em đã chạy theo sau, nắm lấy tay anh ấy. - Anh định bỏ tôi lại đây sao? - Ai biểu cô làm tôi bực mình. - Thôi mà, tôi xin lỗi, được chưa. - Ôi trời, em phải xuống nước, chịu thiệt thòi đến thế là cùng. - Tôi phát mệt với cô rồi đấy. Kiếp trước không biết có nợ nần gì cô không nữa. Khôi Nguyên đan những ngón tay của anh ấy vào tay em, tụi em đi trở lại căn nhà đó. --- Em từ từ mở mắt, cảm giác thoải mái và tỉnh táo vô cùng. Đã một tháng trôi qua, đó là đêm em được ngủ yên giấc nhất, không gặp ác mộng và ngủ được rất sâu. Ngoài cửa sổ là tiếng chim sẻ ríu rít gọi bầy. Tiếng chim cu gáy xa xa vọng về. Em bật dậy, kéo màn cửa sổ nhìn ra quang cảnh ấm áp, bình yên. Đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân xong nhìn lên đồng hồ là đúng 9 h. Em để ý thấy: mâm đựng thức ăn đặt trên chiếc bàn tròn trong nhà bếp. Rõ ràng tối hôm qua em đã dọn rồi mà. Thế là em mở ra xem thử. Bên trong đĩa là hai quả trứng gà ốp la rắc vài hột muối tiêu lên trên bề mặt, bánh mì hãy còn nóng giòn. Như nhớ ra điều gì, em chạy qua phòng tìm Khôi Nguyên. Anh ấy không có ở trong phòng, đi tìm khắp nhà cũng không thấy mặt mũi anh ấy đâu. Em nghĩ: - Chắc anh ấy đi ra ngoài rồi. Tinh thần của em rất sảng khoái sau giấc ngủ bình yên, Em quyết định ra ngoài nhà đi dạo, sưởi chút nắng ấm, hít thở không khí trong lành. Nắng vàng ươm trên cành cây, ngọn cỏ, những hạt sương long lanh còn đọng lại trên lá. Em ngửi được mùi hương của nắng, của hoa, của không khí ấm áp. Tiếng chim rộn rã làm lòng em vui theo. Em đứng dưới gốc cây mận, vận động tay chân cho thoải mái, “Bộp” - A! - Em la lên. Theo phản xạ lấy tay xoa đầu. Một trái mận chết tiệc rơi trúng em. Đã vậy, cây còn rung, làm những hạt sương rơi ướt hết cả người. Em bực mình, ngước mặt nhìn lên. - Trời ơi! - Em kinh ngạc thốt lên, hai mắt mở to. Khôi Nguyên đang ở trên ngọn cây, trên tay là cái ống nhòm, có vẻ như anh ấy đang rất tập trung. Trông thấy em, Khôi Nguyên vội vàng trèo xuống. - Từ từ thôi, coi chừng ngã bây giờ! - Hừm! Cô nghĩ tôi là ai mà... “R...rr...rrr...rắc” Em nghe "cái rụp” kèm theo sau đó là tiếng: “Bịch” Khôi Nguyên ngã chỏng vó trước mặt em. Hốt hoảng em chạy đến xem ảnh có bị gì không. - Ôi, anh có sao không? Tôi đã bảo rồi mà anh không nghe, khổ thân chưa. Anh ấy đau lắm! Nhưng bày đặc làm ra vẻ không có gì, đứng lên bình tĩnh đáp lời em: -Tại cô cả đấy! Làm tôi mất tập trung - Anh ấy nghiến răng chịu đựng cơn đau. - Anh đau lắm ư? Để tôi xem thử có bị làm sao không? - Em quan tâm anh ấy. - Cô hãy bỏ tay ra khỏi người tôi đi, tôi đã nói không sao rồi mà. - Anh còn nói là không sao, coi chừng bị máu bầm bên trong đấy! Cởi áo ra xem thử đi! - Em dọa anh ấy. - A! Hiểu rồi. Cô đang định dụ dỗ, để nhìn trộm ngọc thể của tôi. - Gớm. Ai thèm, anh làm như mình cao giá lắm vậy. - Em bỉu môi. - Tôi có mà đoán sai! Tâm địa cô thế nào tôi biết tỏng cả rồi. Em buồn cười chịu không nổi, nhưng sợ cười lúc đó sẽ làm anh ấy giận, như thế thì nguy mất. Anh ấy xem ra rất sĩ diện đấy! - Anh làm gì trên đó mà như đười ươi vậy? - Cô không thấy sao còn hỏi. - Anh đang theo dõi ai vậy? - Có nói với cô cũng như không thôi. Tôi vừa mới nói với cô tối hôm qua, sáng hôm nay cô đã quên sạch rồi. Tôi đã bảo là đừng có hỏi tôi vớ vẩn nữa. - Anh vào nhà đi, tôi nấu bữa sáng cho ăn. - Cám ơn, tôi ăn rồi. À, tôi có để phần cho cô đằng sau bếp đấy, nếu thấy không hợp khẩu vị thì cô tự mà chế biến lấy. Thì ra, bánh mì và trứng ốp la do anh ấy tự làm cho em. - Ngọc Diệp, cô còn đứng đó sao, vào nhà thôi! - Ảnh quay lại gọi em trong lúc em đang đứng ngây người ra. Vào lại nhà, em chưa vội ăn sáng, mà nói ngay với Khôi Nguyên. - Anh ngồi xuống ghế đi đã, đợi tôi một lát thôi. Em đi vào phòng, lấy ra một hộp bánh đặt trên bàn. - Đừng nói là cô định mời tôi ăn bánh nhé! Tôi không thích đồ ngọt. - Hứ, có bánh ai thèm cho anh ăn. Em mở nắp hộp bánh ra, bên trong đựng những dụng cụ y tế đơn giản như bông băng, thuốc đỏ, kéo, thuốc sát trùng... Em lấy ra chai dầu nóng và mớ bông gòn, quay sang yêu cầu Khôi Nguyên: - Vén áo lên! - Cái gì? - Khôi Nguyên không dám tin vào tai mình nữa, nhìn bộ dạng của anh ấy trông rất buồn cười. - Vén áo lên để tôi xức dầu cho. - Em nói rất dịu dàng. - Tôi đã nói là mình không bị sao rồi mà, cô thật là phiền toái, hãy cất những thứ đó đi. Em không thèm bận tâm đến những gì anh ấy nói, ngồi lại sát gần ảnh, chấm dầu nóng vào bông gòn, vén áo của ảnh lên để xoa vào vết thương. Ban đầu Khôi Nguyên chống cự lại, nhưng trước sự cương quyết của em anh ấy đành phải để mặc cho em quan tâm. - A, cô làm ơn nhẹ tay chút có được không? - Khôi Nguyên la lên khi em ấn tay hơi mạnh vào vết thương bầm tím trên lưng. - Con người của anh đó, đúng là hết thuốc chữa. Bị thương nặng như vậy mà còn bảo là không có gì. - Em thấy tội và thương cho ảnh, nếu gặp em mà bị vậy chắc khóc bù lu bù loa rồi. Cũng lần đó em phát hiện: trên lưng anh ấy có một cái bớt. Phải thừa nhận: Khôi Nguyên là một người có ngoại hình trên cả tuyệt vời, không chỉ khuôn mặt đẹp sắc sảo mà cơ thể của anh ấy cũng rất mượt. - Nè, cô đang nghĩ gì bậy bạ đó? - Khôi Nguyên bất ngờ hỏi em, khi đầu óc em đang ở trên mây. - Ơ, anh nói gì vậy...tôi...tôi nghĩ bậy bạ hồi nào, có đầu óc anh bậy bạ thì có. - Mặt em đỏ chín lên. - Không nghĩ bậy bạ thế sao cô đỏ mặt hả? Thôi đủ rồi, tôi không nên giao trứng cho ác mới phải. - Khôi Nguyên tự trách mình. Nói thật lúc đó em điên tiết lắm, chỉ muốn đập luôn cái hộp bánh lên đầu “hắn”, gã thám tử đáng ghét! - Đồ vô ơn! Tôi đã giúp anh, anh lại đối xử với tôi như vậy sao? - Em làm mặt giận. - Hừ, được chạm vào người tôi là diễm phúc của cô. Phải tu ba mươi kiếp mới được đấy. - Này thì... tu ba mươi kiếp - Em nghiến răng, nhấn mạnh tay vào lưng Anh ấy. - A - Khôi Nguyên rít lên, đáng đời anh ấy dám chọc em. Anh ấy nghiến răng nói: - Cô dám! Dám... hủy hoại ngọc thể ngàn vàng của tôi? - [Hi hi, ai biểu ghẹo người ta] - Ọe, coi anh chảnh kìa, phát gớm! - Em bỉu môi ra vẻ khinh thường. - Thôi đừng nói mấy chuyện nhảm nhí nữa, tôi muốn bàn với cô chuyện công việc đây! - Khôi Nguyên nói rất nghiêm túc. Em cũng trở lại trạng thái nghiêm chỉnh hỏi ảnh: - Là gì anh nói đi? - Này, cô có thấy căn nhà này rất kì quái không? - Tôi thấy nó bình thường mà. - Không bình thường chút nào. - Anh thấy có vấn đề ở đâu? - Nếu chịu khó quan sát cô sẽ thấy: Thứ nhất, căn nhà này nằm ở một địa thế rất lập dị. -Địa thế rất lập dị ư? - Đúng vậy, nó biệt lập trơ trọi, và con đường dẫn đến nhà cũng thế; quanh co, khúc khuỷu, xe cộ rất khó đi. Nếu như cho xây nhà để ở, cô có chọn xây ở đây không? - Có thể lắm chứ, hoàn cảnh buộc người ta phải như vậy. Hơn nữa, xây nhà ở đây một công đôi ba chuyện luôn. - Ý của cô là giữ vườn trà chứ gì? - Đúng rồi. - Cô làm như mỗi chiếc lá trà là một viên kim cương không bằng. - Ai biết được lòng người, đến khi túng thiếu việc gì cũng dám làm. - Ban nãy, tôi lấy ống nhòm nhìn qua bên kia đồi thấy bên đó người ta đang làm việc trên những khoảnh vườn trồng rất nhiều trà, bên này đất đai cũng khá rộng nhưng tại sao lại bỏ hoang phế không ai thèm ngó ngàng tới? Cô không thấy kì lạ sao? - Đúng rồi, anh nói tôi mới để ý, từ hồi tôi dọn về đây sống, không thấy có bóng dáng người nào lai vãng đến khu đất này cả. - Còn một điều rất khiến người ta phải chú ý ở căn nhà này nữa, đó là thiết kế của nó. Cô hãy xem đi, chúng ta đang ngồi giữa một cái phòng khách rộng quá sức bình thường, ngoài phòng khách, phòng bếp và phòng vệ sinh ra, tầng trệt không hề có một phòng ngủ nào. Căn nhà rộng có hai tầng, mà tất cả phòng ngủ đều đặt ở tầng hai, đó là điều rất khác thường. Theo kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi, những hiện tượng khác thường ẩn giấu một bản chất không tầm thường đâu. - Có phải anh muốn điều tra lai lịch của căn nhà này không? - Ừm. - Nhưng, căn nhà thì có liên quan gì đến chuyện oan hồn và cái am thờ? - Nếu xâu chuỗi những sự kiện lại với nhau cô sẽ thấy nó có liên quan đấy. Tất cả đều có cùng bản chất kì dị: căn nhà, ngọn đồi, con đường và cái am thờ; hồn ma cô gặp phải trong giấc mộng... - Tôi hiểu rồi, trước tiên chúng ta sẽ điều tra về căn nhà này, có thể từ đó chúng ta sẽ có thêm manh mối, hoặc tìm được một sự liên hệ nào đó với những chuyện kì bí mà tôi vừa gặp phải. - Cô bắt đầu thông minh rồi đấy! Trong lúc này chúng ta phải kiên nhẫn, vì chúng ta chỉ đang ở giai đoạn khởi đầu. Rồi đây, những mối dây sẽ từ từ hé mở, chúng ta sẽ tập trung phân tích, chứng minh, sau đó xâu chuỗi dãy sự kiện lại với nhau, đưa ra kết luận cuối cùng. - Anh cần tôi giúp điều gì thì cứ nói, tôi bắt đầu thấy hứng thú với nghề thám tử rồi đấy! - Ok, bây giờ chúng ta bắt đầu hành động. - Tôi cần phải làm gì? Anh nói đi! Khôi Nguyên rỉ tai nói cho em nghe kế hoạch mà tụi em chuẩn bị thực hiện.
|
Chương 6 Chương 6 Địa chỉ bà Thùy Dung ở bên kia đồi trà, nơi mà Khôi Nguyên đã từng nói với em, anh ấy cảm thấy kì lạ, trong khi, đồi trà nơi chúng em đang sống, không ai thèm bén mảng tới, còn phía bên kia đồi dân cư lại tập trung rất đông. Thùy Dung chính là bà chủ căn nhà ma quái em đang thuê. Khôi Nguyên muốn tiếp cận bà ấy để tìm hiểu về lai lịch của căn nhà. - Bà ấy rất khó tính, chắc sẽ không tiếp chúng ta đâu. - Em lắc đầu, nói. - Tôi đã có cách, cô chỉ cần dẫn tôi đi gặp bà ta và nói như tôi chỉ là được. - Anh muốn tôi nói gì với bà ấy? Khôi Nguyên ghé tai em nói nhỏ. --- Em cùng với Khôi Nguyên “ghé thăm” bà chủ khó tính (người đã cho em thuê nhà với cái giá rẻ mạt) Căn nhà được bao bọc bởi bốn bức tường đá cao chót vót, trên tường cắm rất nhiều mảnh chai bén ngót, để phòng có “kẻ trộm đột nhập”. Một cánh cổng lớn vô cùng kiên cố; với những song sắt cực dài và nhọn, phía trước (nơi móc khóa) cho chạm hình đầu dê. Trên cặp trụ bê tông đặt hai con cú mèo được chít phóoc môn. Ánh mắt nhìn như đang thôi miên người ta vậy. Thật là đáng sợ! Tụi em bấm mấy hồi chuông, sau đó đứng chờ đợi chủ nhân xuất hiện. - Cô chưa đến đây bao giờ sao? - Khôi Nguyên hỏi em. - Chưa. - Em đáp. - Còn việc thuê nhà? - Liên hệ qua người môi giới. - Cô có nhìn thấy hai con gì đó không? - Khôi Nguyên ngước mắt lên nhìn hai con cú mèo được chít phóoc môn. - Ghê quá! - Em ớn lạnh khi nhìn hai con cú mèo. Em không ngờ rằng: bà Thùy Dung lại có sở thích quái dị như vậy. - Chưa hết đâu, lát nữa cô sẽ được mở mang tầm mắt. Em định hỏi Khôi Nguyên, anh ấy nói vậy là có ý gì, nhưng chưa kịp hỏi thì bà Thùy Dung xuất hiện bất ngờ sau cánh cổng. - Các người muốn gì? - Bà ấy hỏi khô khốc. - Cháu là Ngọc Diệp, người đang thuê nhà của bà đây ạ! - Em mỉm cười nói với bà ấy. Bà Thùy Dung nhìn em rất chăm chú. Bà ấy vẫn giữ thái độ lãnh đạm. - Cô đến tìm tôi có việc gì không? - Dạ, có anh này là nhân viên của sở tài nguyên môi trường, anh ấy đến để hỏi bà về giấy tờ nhà đất, ảnh nhờ cháu dẫn đến đây gặp bà nói chuyện. - Các người vào đi! - Bà Thùy Dung mở cổng, cho tụi em vào nhà. Đúng như Khôi Nguyên suy đoán, em được mở mang tầm mắt Căn nhà bà Thùy Dung đang ở là một căn nhà chữ A được quét sơn đỏ, nhà tương đối lớn, có sân vườn rộng nhưng kì dị ở chỗ: vườn trồng toàn cây nắp ấm và móng cọp, ngoài ra không trồng bất kỳ loại cây nào khác. Sân nhà được lót bằng loại đá gì em chẳng biết, đen sì và nhẵn bóng. Độ bóng gần với mái tóc của người con gái mặc áo trắng em gặp trong cơn ác mộng. Bà Thùy Dung nuôi rất nhiều mèo, và con nào cũng một màu đen tuyền. Dẫn tụi em tới trước cửa nhà, bà ấy không bước vào ngay mà cất tiếng kêu: - Meo meo... meo... Một đàn mèo đen chạy lại, bà ấy nhìn lướt qua chúng, rồi chộp lấy ngay một con mèo mập lông mượt, bà bồng con mèo trên tay âu yếm, vuốt ve. - Ngoan, nếu biết nghe lời thì mẹ thương. Còn hư là mẹ thịt ăn đấy! Em rợn gai óc khi nghe bà Thùy Dung nói với con mèo như vậy, em bắt đầu sợ bà ấy từ đó. Vào bên trong mới cảm nhận thấy sự âm u, tĩnh mịch của căn nhà phù thủy đó. Nó cách biệt hoàn toàn với những gì bên ngoài bốn bức tường đá cao chót vót kia. - Trời ơi! Cái gì thế kia? - Em thốt lên. Trước cửa nhà treo một cái đầu trâu được chích phóoc môn. - Sao thế cô bé? - Bà ấy hỏi em, lời nói và cử chỉ của bà ấy ẩn giấu một điều gì đó ma quái, em cảm nhận được rất rõ. - Tôi rất ấn tượng về căn nhà này. - Khôi Nguyên bấy giờ mới chịu lên tiếng, nãy giờ anh ấy tập trung quan sát căn nhà không bỏ qua bất kỳ chi tiết nào. - Anh thấy nó đẹp không? - Bà ấy hỏi Khôi Nguyên. - Vẻ đẹp của ma quỷ, nếu tôi đoán không nhầm thì bà thuộc tín ngưỡng Satan giáo? - Ồ, anh cũng là người trong hội à? - Bà Thùy Dung tỏ ra đặc biệt quan tâm trước câu hỏi của Khôi Nguyên. - Vâng, tôi là một trong những đứa con của ngài. - Thế giới này đã bội thực với chúa trời, đã đến lúc phải cân bằng lại mọi thứ. - Bà Thùy Dung nói. - Tôi cũng cho là như vậy. - Anh vẫn sinh hoạt đều đặn chứ? - Bà ấy hỏi Khôi Nguyên. Thực ra, giáo hội Satan chỉ là một câu lạc bộ vui chơi giải trí của những con người kì quặc say mê nét đẹp của quỷ. - Cũng không đều lắm! Thời gian này tôi bận rất nhiều việc. - Hai người vào nhà đi đã rồi nói tiếp. - Bà Thùy Dung mời tụi em vào nhà uống trà nói chuyện. Từ lúc bà ấy nói sẽ làm thịt con mèo nếu nó không biết nghe lời, em không thể xóa đi được nỗi sợ hãi trong mình, linh tính mách bảo cho em phải đề phòng. Bà Thùy Dung ngồi trên ghế sofa, vẫn ôm trên tay con mèo đen. Bà ấy mặc nguyên bộ đầm đỏ, môi và móng tay cũng màu đỏ. Dù bà ấy có đánh phấn nhưng cũng không thể che giấu được những nếp nhăn trên khuôn mặt, không thể đoán được tuổi chính xác của bà ta, nhưng chắc chắc bà ấy đã ngoài sáu mươi. Mái tóc uốn lọn, dẫu có được nhuộm đen nhưng vẫn lộ ra màu chân tóc bạc trắng. Bà Thùy Dung có thân hình mập mạp, tướng đi và tướng ngồi ủn ỉnh như lợn nái. Cẳng chân và cẳng tay của bà ấy to lớn khủng khiếp, núc ních những mỡ. Nhưng bàn tay và bàn chân thì bé tí tẹo, với những ngón tay ngón chân ngắn ngủn. Một điều đặc biệt và quái dị ở bà ấy là hàm răng. Đã ở thế kỉ 21 rồi mà bà ấy vẫn giữ tập quán nhuộm răng đen. Hàm răng đen với đôi môi đỏ làm người ta khiếp sợ khi ở gần bà ấy. Em băn khoăn: không biết người đang ngồi trước mặt em có phải là bà Thùy Dung không? Qua người môi giới, ấn tượng của em về bà Thùy Dung là một người cực kì khó tính. Chỉ có vậy thôi, chứ không giống như lúc này. Em không thể tin vào mắt mình nữa. - Các người cứ tự nhiên rót trà mà uống. - Bà ấy vừa nói, vừa xoắn tai con mèo. “Ngoéo...” - Con mèo bị đau kêu lên một tiếng. Liền đó, một hành động khiến tụi em vô cùng sửng sốt. Bà ấy đứng lên, nâng con mèo qua đầu, rồi dùng hết sức lực bình sinh của mình ném mạnh nó xuống nền nhà kêu cái bộp. "Ngoéo..." Con mèo ngắc nghẻo bỏ chạy ra ngoài. - Hừ, lát nữa mẹ sẽ "cạo" xương nấu cao mày. - Bà Thùy Dung nói lạnh tanh. Nét mặt của bà ấy lúc đó trông rất đáng sợ. Em quay sang nhìn Khôi Nguyên, ra hiệu cho anh ấy rút lui. Khôi Nguyên nháy mắt ra hiệu cho em, hãy bình tĩnh. - Chúng ta đi vào việc chính thôi thưa bà! - Khôi Nguyên nói với con mụ ác độc kia. - Phải rồi, lúc nãy, có nghe nói: anh là người bên sở tài nguyên, thế tìm tôi có việc gì? - Bà ấy nói rất tự nhiên, như thể những hành động vừa rồi của bà ta không ai nhìn thấy vậy. - Chúng tôi đang thực hiện dự án vẽ lại bản đồ thành phố, cho nên phải đo đạt lại nhà cửa đất đai, đặc biệt là những khu vực có biến động trong thời gian... - Tôi không hiểu gì về mấy thứ đó cho nên anh đừng nói dài dòng nữa, - Ồ, nếu bà đã nói vậy thì cho phép tôi đi thẳng vào vấn đề luôn. Tôi muốn bà cung cấp một số thông tin về căn nhà trên đồi trà hiện bà đang cho thuê. - Căn nhà đó thì có liên quan gì đến việc vẽ bản đồ thành phố? Hơn nữa, vẽ bản đồ có nhất thiết phải điều tra thông tin kỹ vậy không? Hãy nói thật đi, các người muốn gì? - Thưa bà, hình như bà hiểu lầm rồi... - Hiểu lầm cái con khỉ, ruột gan bọn sâu bọ các người tôi không biết hay sao? Thế đã nghĩ ra được kế sách gì để cướp đất của dân rồi? Tôi nói cho mà biết, căn nhà đó và cả nguyên khu đồi đó hiện nay, vẫn nằm trong quyền sử dụng đất của tôi. Giấy tờ rành rành đây, phải năm mươi năm nữa mới đến thời hạn giao trả cho nhà nước. - Thật thì chúng tôi chỉ đo đạt rồi vẽ lại bản đồ, kèm theo đó làm và cấp lại sổ, giấy tờ nhà đất mới cho dân. Nếu bà không hợp tác sợ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi về sau. - Anh Nguyên bắt đầu dọa dẫm bà ấy. - Còn khuya mới lừa được tôi, tôi sẽ không giao bất cứ giấy tờ nào cho anh cả. - Nét mặt bà ấy hầm hầm. - Chúng tôi có lấy giấy tờ gì của bà đâu, chỉ muốn biết một số thông tin để làm giấy tờ mới thôi mà. - Khôi Nguyên cố giải thích cho bà ấy hiểu. Bà Thùy Dung vẫn cố chấp lì lợm: - Không có thông tin gì hết, à! Phải rồi, anh nói mình ở bên sở tài nguyên đúng không? Làm ơn cho tôi xem giấy giới thiệu! - Bà ấy thật ghê gớm, còn đòi anh Nguyên chứng thực thân phận của mình. - Xin lỗi bà, khi nãy tôi đi vội quá! Nên bỏ quên cặp sách ở nơi chỗ cô Ngọc Diệp rồi, tôi đã xuất trình giấy giới thiệu cho cô Ngọc Diệp xem, không tin bà cứ hỏi cô ấy sẽ rõ. - Khôi Nguyên hơi chau mày nhìn em. - Phải đó bà Thùy Dung, cháu đã xem giấy giới thiệu rồi. - Em lên tiếng xác nhận. - Cứ cho là như vậy, tôi cũng không cung cấp bất cứ thông tin gì cả. Nếu muốn lấy nhà và đất của tôi thì cứ việc ra tòa phân xử. Còn bây giờ, anh hãy cút ngay trước khi tôi mở cửa chuồng đang giam giữ con Rott khát máu. - Bà ấy đứng lên định đi mở chuồng chó thật. - Được rồi, bà không cần phải làm quá lên vậy đâu. - Khôi Nguyên đứng lên bỏ đi. Em cũng đi theo anh ấy. Không dám quay lại nhìn mặt bà Thùy Dung. Dù sao hợp đồng thuê nhà của em nửa năm nữa mới hết hạn nên không sợ bà ta sẽ dở quẻ. --- Ra đến bên ngoài căn nhà phù thủy đó, em mới được thở phào nhẹ nhõm. - Trước khi đi, tôi đã nói với anh rồi. Bà Thùy Dung là một người rất khó tính. - Em nói với Khôi Nguyên. - Đâu chỉ khó tính, đó là một mụ yêu tinh. - Ảnh nhận xét về bà Thùy Dung. - Anh cũng có cảm giác đó à? - Em hỏi xem anh ấy có thấy sợ bà ta không. - Ý cô là sợ bà ta sao? - Ừm. - Không đời nào. Tôi chỉ thấy cách ứng xử của bà ta rất kỳ quặc giống như ngoại hình của bà ta vậy. - Tôi cũng nghĩ như anh, bà ấy vượt ra ngoài sức tưởng tượng của tôi. - Nếu tôi đoán không lầm thì bà ta... - Khôi Nguyên bỏ lửng câu nói. - Bà ta làm sao? - Đó là: một kẻ bị mắc bệnh: Tâm... thần... phân... liệt. - Hả? có khi nào lại vậy. - Rồi cô sẽ biết thôi, cứ tin tôi đi. Tụi em trở lại căn nhà trên đồi trà, vừa đi vừa nói chuyện. Khôi Nguyên nói: - Lần này, xém bị làm mồi cho con Rott, nhưng cũng thu hoạch được một thông tin vô cùng đáng giá. - Thông tin gì cơ? -Em hỏi. - Cô không nghe mụ yêu tinh nói sao? - Không. - Ôi, có một trợ lý như cô thật rách việc. - Hì hì! - Em cười trừ. - Lúc nãy, bà ta có nói căn nhà và cả khu đồi trà là của bà ta. - Đúng rồi. Hèn gì không ai bén mảng đến. - Điều đó lại càng làm tôi thấy khó hiểu. - Khôi Nguyên đứng lại, một tay khoanh trước ngực, một tay bấm chóp mũi (cử chỉ đặc biệt của anh ấy mỗi khi tập trung suy nghĩ) - Tôi có thấy gì khó hiểu đâu? - Ngọc Diệp! - Khôi Nguyên bỗng gọi tên em. - Tôi nè. - Em đáp lại. - Cô có cảm giác là chúng ta đang phải đối mặt với một thế lực rất khủng khiếp không? Câu hỏi của Khôi Nguyên khiến em lạnh người. - Tôi không rõ nữa. - Đầu óc em lúc đó rất hoang mang. - Hừ, thuê luôn một ngọn đồi, với thời hạn mấy chục năm, chuyện không hề đơn giản đâu. - Khôi Nguyên vẫn đứng lặng suy nghĩ. - Anh Nguyên, anh xem kìa! - Em thúc vào cánh tay Khôi Nguyên. Anh ấy nhìn theo ngón tay em chỉ. Giống như người thợ săn vừa phát hiện được con mồi, Bước chân của anh ấy mỗi lúc một khẩn trương tiến lại chỗ cái am thờ màu đỏ gạch (nơi mà đêm hôm qua em với anh ấy đã cúng bái)
|
Chương 7 Chương 7 Bà lão đứng trước am thờ chắp tay khấn nguyện. Bên cạnh bà lão là thằng bé chừng sáu tuổi. Bà lão tướng mạo phục phịch, mang đồ bộ màu đen, bên ngoài khoác áo len mỏng màu đỏ, chân đi dép tổ ong, đầu đội nón lá. Tụi em đến gần làm thằng bé hoảng sợ, nó níu lấy tay áo của bà. Bà lão quay lại nhìn em và Khôi Nguyên. Gương mặt của bà rất phúc hậu, em đoán bà cũng ngoài bảy mươi rồi. Khôi Nguyên rất nhanh nhẹn, ảnh bắt chuyện ngay. - Cháu chào bà ạ! Bà lão phúc hậu đáp lại: - Chào cô cậu! - Bà hình như không phải người đây? - Trước kia bà từng ở đây. - Bà lão đáp. Em thấy mắt anh Nguyên sáng lên. - Cháu là Khôi Nguyên, còn cô ấy là Ngọc Diệp, chúng cháu đang sống ở căn nhà trên kia. - Anh Nguyên vừa nói vừa chỉ tay lên đồi trà. Nét mặt của bà lão có chút ngạc nhiên. - Bà là bà Hiền từng làm osin ở đây một thời gian khá dài. Hai mươi năm rồi mới có dịp quay trở lại chốn cũ, hai bà cháu đi thăm mấy người quen xong tiện thể ghé lên thắp cho cô Hoàng Lan một nén nhang. - Cô Hoàng Lan? – Em thốt lên. Bà Hiền tròn mắt nhìn tụi em, sau đó mỉm cười hồn hậu hỏi tụi em: - Chắc cô cậu là người mới đến? - Dạ. - Em đáp. - Bà ơi, nếu bà không bận việc gì, tụi cháu mời bà lên nhà ngồi uống chén trà, rồi nói chuyện. Cháu và Ngọc Diệp mới đến đây ở được mấy hôm nên chưa rành lắm, bà thông cảm cho. - Khôi Nguyên mời bà Hiền lên nhà chơi, em thừa hiểu ý định thật sự của anh ấy là gì. - Cô cậu không mời bà, thì lát nữa bà cũng lên xin phép cô cậu cho bà thăm lại nơi ở khi xưa của bà. - Bà…bà vừa nói… nói gì kia ạ…nơi ở khi…khi xưa của bà lại là… - Em kinh ngạc nói lắp bắp. - Cô cậu không biết đấy thôi, ngày xưa bà từng làm osin ở căn nhà đó. Em còn nhớ rất rõ hành động của Khôi Nguyên khi đó, anh ấy chạy đến nắm tay bà Hiền, nói: - Bà đến đúng lúc lắm! Tụi cháu đang cần bà giúp đỡ. - Nói rồi, anh Nguyên quỳ xuống trước am thờ, vái: - Tạ hồn thiêng cô Hoàng Lan, tôi nhất định sẽ rửa oan cho cô. Cả em và bà Hiền điều ngỡ ngàng trước hành động của Khôi Nguyên. Nhưng không có thời gian để đứng lại đó nói chuyện, anh Nguyên hối thúc em và bà Hiền dắt theo thằng bé khẩn trương lên nhà. --- Bà Hiền dạo xem mọi ngõ ngách trong căn nhà (nơi ngày xưa bà từng ở) Theo như lời kể của bà Hiền, bà mới dưới quê lên thành phố thăm con. Đã có ý định sẽ đi thăm lại những nơi ngày xưa mình từng sống và làm việc. Gặp lại những con người cũ ôn lại chút kỷ niệm, phải cái bệnh đau cột sống hành hạ nên ngại đến đây, những nơi khác thì bà đã đi hết rồi. Em pha một ly trà đặc sánh đưa cho bà Hiền, và không quên hỏi lại bà, có uống được trà đậm không? Nếu không thì để em đi pha lại ly khác. Bà Hiền mỉm cười: - Cám ơn cháu, rất hợp với khẩu vị của bà. Thằng bé (cháu của bà Hiền) rất ngoan, nó ngồi im một chỗ chơi với con gấu Misa em vừa đưa cho. - Chuyện là như vậy đó, đêm qua bà nằm mơ thấy cô Hoàng Lan đang ngồi khóc. Có lẽ cô ấy trách bà đã đi thăm nhiều nơi mà không ghé đến thăm cô ấy. - Bà Hiền chia sẻ. - Không lẽ... cô Hoàng Lan lại được chôn cất ở đó ạ? - Em hỏi. - Cô ấy được chôn ở nghĩa trang Du Sinh. Nhưng bà tin rằng oan hồn cô ấy vẫn nằm lại chỗ đó; nơi cô ấy trút hơi thở cuối cùng. - Hồi trước có cây đa đúng không bà? - Em tiếp tục hỏi bà Hiền. - Đúng rồi cháu. - Vì sao nó bị chặt vậy bà? - Họ thích thì họ phá, họ muốn thì họ chặt vì họ là ông trời mà. - Thái độ của bà Hiền rất bất bình. - Xin bà kể lại cho tụi cháu nghe đầu đuôi câu chuyện về cô Hoàng Lan. - Khôi Nguyên nói. - Tại sao cô cậu lại muốn nghe về câu chuyện bi kịch đó? Bà Hiền hỏi lại tụi em. Hình như bà ấy vẫn còn băn khoăn về hành động kỳ lạ của Khôi Nguyên khi nãy. Khôi Nguyên không giấu giếm gì, anh ấy nói cho bà ấy biết mình là thám tử, và kể lại những chuyện em gặp phải cho bà Hiền nghe. Nghe xong, bà Hiền rùng mình. Ngồi lặng gần năm phút đồng hồ, sau đó bà mới lên tiếng: - Tội nghiệp cô Hoàng Lan, cô ấy mất khi còn quá trẻ. - Ánh mắt bà thương cảm, bà nói tiếp: - Chủ nhân thực sự của căn nhà này là ông Trịnh Vỹ chứ không phải bà Thùy Dung như bây giờ. Ông Trịnh Vỹ qua đời trong hoàn cảnh không còn vợ con, nên quyền thừa kế thuộc về người thân nhất của ông là bà Thùy Dung; em ruột của ông Trịnh Vỹ. - Vậy còn căn nhà ở bên kia đồi trà, trước đây cũng thuộc về tài sản của ông Trịnh Vỹ sao ạ? - Khôi nguyên điều tra. - Đúng vậy. Cô cậu có biết lý do ông Trịnh Vỹ xây căn nhà này không? Cả em và Khôi Nguyên đều lắc đầu. Bà Hiền tiếp tục: - Thực ra, căn nhà này xây là để dành cho bà Thùy Dung. Phải số của ông Trịnh Vỹ không may mắn lắm, vợ thì mất sớm, lại có một người em như bà Thùy Dung. Bà ấy mắc phải bệnh tâm thần phân liệt, về chuyện bà ấy mắc bệnh thì có lần bà nghe ông Trịnh Vỹ nói: Năm lên 10 tuổi, trong một buổi chiều mưa rất lớn, bà Thùy Dung bỗng dưng lên cơn động kinh; và kể từ đó bà ấy phải sống với căn bệnh thần kinh, thường xuyên thay đổi khí sắc và có những biểu hiện khác thường. Ông Trịnh Vỹ đã phải rất khổ sở khi nuôi nấng, chăm lo cho bà Thùy Dung; và phải đề phòng bà ấy vô tình làm ảnh hưởng đến con gái độc nhất của mình là cô Hoàng Lan. Khi nghe bà Hiền kể về mụ yêu tinh Thùy Dung, em nhớ lại câu nói của Khôi Nguyên hồi sáng. Anh ấy đã đưa ra một phán đoán rất chính xác về bà Thùy Dung, điều đó càng làm em tin tưởng hơn ở tài năng của Khôi Nguyên, có anh ấy giúp đỡ chắc chắn mọi chuyện sẽ tốt đẹp. - Bà Thùy Dung đã sống một mình trong căn nhà này được bao nhiêu năm thưa bà? - Khôi Nguyên tiếp tục hỏi, với kỹ năng nghề nghiệp của mình, em biết Khôi Nguyên đang tìm kiếm những manh mối và thông tin có giá trị. - Bà ấy đã không sống trong căn nhà này. Mục đích ban đầu của việc xây dựng căn nhà là để cách ly bà ấy, nhưng sau khi căn nhà được xây dựng xong thì ý định đó tan thành mây khói. Bà Thùy Dung nhất quyết không chịu sống trong căn nhà, rất nhiều lần bà ấy bỏ trốn… có một lần nghiêm trọng nhất, là vào đêm rằm tháng bảy, hai mươi năm về trước, bà Thùy Dung trốn ra khỏi căn nhà. Sáng hôm sau, ông Trịnh Vỹ sai bà đem đồ ăn sáng lên cho bà ấy thì không thấy tăm tích bà ấy đâu nữa. Bà về báo lại với ông Trịnh Vỹ, ông ấy hốt hoảng cho người đi tìm cô em gái của mình. Mọi người đã không mất nhiều thời gian tìm kiếm lắm, khi cô Hoàng Lan phát hiện ra thứ gì đó rục rịch trong bụi dâu gai (nằm dưới một hố sâu gần con đường khúc khuỷu dẫn lên đồi trà) Thứ rục rịch đó chính là bà Thùy Dung, đêm đó bà bị ngã nằm bất tỉnh dưới hố, đến gần trưa mới lóp ngóp bò dậy. Kể từ đó, ông Trịnh Vỹ không để bà Thùy Dung ở trên đồi trà nữa. - Sau sự cố đó bà Thùy Dung lại ở với cha con ông Trịnh Vỹ sao ạ? - Em hỏi. - Việc bà Thùy Dung ở lại với cha con ông Trịnh Vỹ là điều không thể được. Ông Trịnh Vỹ đã hạ quyết tâm đưa bà Thùy Dung vào nhà thương điên để điều trị. - Chắc ông Trịnh Vỹ phải dằn vặt lắm với quyết định của mình. - Em nói. - Đúng vậy. Ông ấy rất thương em nhưng cũng thương con. Sở dĩ ông xây nhà để cho bà Thùy Dung ở trên đồi trà này là bởi một sự cố đã xảy ra: lần nọ, ông nghe tiếng cô Hoàng Lan la hét trong phòng ngủ, hốt hoảng ông phá cửa chạy vào xem chuyện gì đã xảy ra với con gái mình, thì thấy ngay cảnh tượng rùng rợn: bà Thùy Dung đang bóp cổ đứa cháu ruột của mình, ông Trịnh Vỹ mà vào chậm chút nữa thì cô Hoàng Lan nguy kịch rồi. Khôi Nguyên ngồi lặng suy nghĩ, cử chỉ đặc biệt của anh ấy. Ảnh ngồi khoanh tay trước ngực, còn tay kia bấm chóp mũi. Được một lát, ảnh quay sang hỏi bà Hiền: - Thưa bà, nghe nói cả ngọn đồi được ông Trịnh Vỹ thuê lại với thời hạn mấy chục năm? - Đúng đó cậu Khôi Nguyên. - Bà có biết ông Trịnh Vỹ thuê đất lớn như vậy để làm gì không? - Để trồng trà. Hồi đó ở đây trồng rất nhiều trà. Nhưng có vẻ ông ấy đã tính toán sai lầm, trồng trà không đem lại hiệu quả kinh tế, nên trồng được một vụ thì bỏ. - Kể từ đó căn nhà này bỏ hoang sao ạ? - Khôi Nguyên lần tìm manh mối. - Ồ, không hẳn vậy đâu. Sau khi bà Thùy Dung gặp sự cố, ông Trịnh Vỹ đã cho mấy người công nhân người Hoa làm việc tại xí nghiệp trà Quảng Châu thuê lại với giá rất cao. Kể từ đó ông kết thân với những con người quái lạ này, rồi tụ tập ăn nhậu với nhau. - Những con người quái lạ ư? - Khôi Nguyên hơi cau mày. - Phải. Đặc biệt là gã mặt sẹo, ánh mắt của gã khiến ai nhìn cũng phải khiếp sợ. Còn một gã nữa, trông tướng mạo cứ như thư sinh, nhưng bà không có thiện cảm lắm trái lại, còn thấy bất an khi đứng gần gã. - Những người này vẫn thường đến nhà tìm ông Trịnh Vỹ sao ạ? - Phải đó, trung bình một tháng họ đến một lần, sau đó rủ ông Trịnh Vỹ đi đâu đó bà chẳng rõ. Chỉ thấy sau khi trở về ông ấy rất vui vẻ, còn huýt sáo ca hát trước khi đi ngủ nữa. - Cháu chưa biết ông Trịnh Vỹ làm nghề gì? - À, ông ấy là chủ thầu xây dựng. - Chắc ông ấy nhiều tiền lắm! - Cũng có thể nói là như vậy. Đáng tiếc, số tiền dành dụm tích góp bấy nhiêu năm trong ngành xây dựng của ông nhanh chóng tiêu tan. Ông đã ném hết giấy bạc vào cái mảnh đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” (đồi trà) này. - Có thể nói ông ấy là một người lạc quan. - Cậu Khôi Nguyên đúng là thám tử có khác. Chính xác như cậu nói, dù bị mất tiền nhưng ông Trịnh Vỹ vẫn vui vẻ, yêu đời. Nếu là người khác rớt vào hoàn cảnh như ông Trịnh Vỹ chắc không chịu đựng nổi đâu. - Bà có biết ông Trịnh Vỹ cho đám công nhân người Hoa thuê căn nhà bao lâu không? - Gần mười năm lận đấy cậu Khôi Nguyên à. Từ hồi cô Hoàng Lan mới được mười tuổi cho đến khi cô ấy vào lớp 12 thì cậu tính đi. - Vậy tức là, năm cô Hoàng Lan được mười tám tuổi thì đám người đó rời đi trả lại căn nhà cho chủ cũ? - Cũng trong thời điểm đó bà Thùy Dung từ trại tâm thần trở về. Bệnh viện nói bà ấy đã hoàn toàn bình phục; họ nói cũng có lý: sau gần mười năm bà ấy thay đổi hẳn, trở nên rất thông minh lanh lợi. Thậm chí còn biết tính toán làm ăn nữa, mặc dù đôi lúc bà ấy còn có những chuyển biến khác thường về tính cách. Bà Thùy Dung thay đổi là vậy nhưng xem ra ông Trịnh Vỹ vẫn chưa yên tâm, ông đã tính toán rất khéo léo: căn nhà ở dưới – nơi cha con ông Trịnh Vỹ đang ở, - để dành cho bà Thùy Dung. Còn cha con họ sẽ dọn lên đồi trà. - Một cuộc di cư ngoạn mục. - Khôi Nguyên nói như thể pha trò, nhưng nét mặt vẫn lạnh như tiền. - Bà chưa cho cháu biết ông Trịnh Vỹ đã mất vì nguyên nhân gì? Và cô Hoàng Lan nữa, bà có nói cô ấy mất khi tuổi đời còn rất trẻ. - Đó là tấn bi kịch. Bà đã rất bàng hoàng khi ngày hôm đó phải nhận một lúc hai tin dữ: Ông Trịnh Vỹ bị tai nạn giao thông, trên đường về nhà chiếc xe chở theo ông lao xuống vực sâu hun hút. Năm phút sau thì nhận được tin: cô Hoàng Lan treo cổ chết ở cây đa. -Trời ơi! - Em thốt lên. - Dọn về căn nhà này ở bao lâu thì bi kịch đó xảy ra ạ? - Khôi Nguyên hỏi. - Được gần 3 năm. - Phương tiện đi lại của ông Trịnh Vỹ là gì vậy bà? - Chiếc xe bốn chỗ được mua lại từ tay một người bạn của ông Trịnh Vỹ, bà cũng không biết nhãn hiệu là gì nữa, chiếc xe cũ mèm. - Nhưng làm sao ông ấy cho xe chạy lên đồi trà được thưa bà? - Ông ấy để xe dưới nhà bà Thùy Dung. - Kết quả điều tra hai vụ việc thương tâm trên thì sao ạ? - Kết luận được cơ quan điều tra đưa ra là: Ông Trịnh Vỹ thì do bất cẩn mà chết, còn cô Hoàng Lan là do tự tử. - Bà hãy kể cho tụi cháu nghe về chuyện gia đình của ông Trịnh Vỹ đi. Đặc biệt là khoảng thời gian gần ba năm cha con ông Trịnh Vỹ sống ở căn nhà này. - Nghĩ lại khoảng thời gian đó, có nhiều chuyện, đến giờ bà vẫn không sao hiểu nổi, người ta nói: “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời”, nhưng xem ra với thằng nhỏ đó thì không đúng. - Thằng nhỏ đó? - Em tò mò, vậy là trong câu chuyện bà Hiền sắp kể còn có bóng dáng của một người khác nữa sao?
|
Chương 8 Chương 8 Tiếng chuông nokia vang lên cắt ngang câu chuyện bà Hiền đang kể. Bà Hiền lục từ trong túi áo len, lấy ra cái điện thoại cũng hiệu nokia. Bà nghe máy: - Alo…bây giờ luôn hả con…rồi…rồi…mẹ sẽ đưa nó về ngay. Nghe xong điện thoại, bà Hiền quay sang nói với tụi em: - Xin lỗi cô cậu! Bà phải đưa thằng cháu về cho ba mẹ nó. Có việc rất gấp, nên đành hẹn lại cô cậu lần sau vậy. Mặc dù nhìn vẻ bề ngoài của Khôi Nguyên không có biểu hiện cảm xúc gì, nhưng em đoán anh ấy đang rất là nóng ruột. Gặp như em còn như vậy, nói gì anh ấy là một thám tử rất nhạy cảm với những manh mối quý giá. - Tiếc quá! Cháu có ý này: xin bà hãy để lại địa chỉ nhà (chỗ bà đang sống) lát nữa tụi cháu sẽ ghé đến nhà; để nghe bà kể tiếp câu chuyện. Cháu tính như thế có được không ạ? - Khôi Nguyên nói năng rất lễ phép. - Tất nhiên là được rồi. Đó là việc bà phải làm cho cô Hoàng Lan, bất cứ điều gì liên quan đến cô ấy, cậu cứ việc hỏi bà. - Dạ. Bà Hiền đứng lên đội chiếc mũ len lên đầu đứa cháu nội; sau đó, bày vẻ nó: - Cháu chào hai cô chú đi rồi về! - Cháu chào chú, chào cô ạ! Thằng bé vòng tay lại chào. Nó đưa con gấu lại cho em và còn nói cám ơn nữa. Thằng bé thật ngoan, biết nó rất thích chơi với gấu nên em đã tặng con gấu Misa cho nó. - Cháu thích gấu Misa lắm đúng không? Cô tặng cho cháu đấy! - Em mỉm cười, véo nhẹ lên đôi má hồng hồng của nó. - Nhưng ba mẹ cháu không cho lấy đồ của người khác. - Thằng bé thích lắm nhưng từ chối không dám nhận, nó hết nhìn con gấu rồi lại nhìn bà Hiền, vẻ mặt buồn rầu. Em ngồi xuống nắm lấy tay nó. - Cháu ngoan! Đây không phải là lấy đồ của người khác mà là người khác thương cháu, yêu cháu nên tặng cho cháu. Ba mẹ cháu sẽ không trách mắng cháu đâu, không tin cháu hỏi bà đi! - Em nói với nó, rồi quay sang bà Hiền, - Đúng vậy không bà? - Ừ, cô Ngọc Diệp nói phải đấy. Cháu hãy cầm lấy đi! - Dạ, cám ơn cô Ngọc Diệp. - Thằng bé cười tít mắt. - Thôi chào cô cậu! Hẹn gặp lại cô cậu. - Dạ chào bà! Nhất định tụi cháu sẽ đến để nghe bà kể chuyện. Tụi em đưa hai bà cháu đi được một đoạn mới quay trở về. Vừa về tới nhà thì nhận được cuộc điện thoại của Ý Nhi. - Alo…à, chị không ở đó nữa… chị về lại nhà cũ rồi…chuyện dài lắm chị sẽ kể lại với em sau…ừm…ừm…rồi…chào em! Em vừa tắt máy thì Khôi Nguyên đã hỏi ngay: - Ai gọi cho cô đấy? - À, nhỏ đồng nghiệp ấy mà. Lúc trước tôi có nhờ ba cô ấy tìm phòng trọ cho mình, cô ấy có qua bên phòng trọ thăm tôi nhưng không thấy, hỏi bà chủ thì nói tôi đã dọn đi, tò mò nên điện thoại hỏi thăm tôi thôi. - Thời gian này tốt nhất nên tạm giữ kín mọi chuyện, đừng vội cho ai biết công việc mà chúng ta đang làm. - Anh lạ thật đấy! - Lạ? - Anh nói tạm giữ kín chuyện đừng cho ai biết, thế sao anh lại cho bà Hiền biết? Lại còn kể chuyện của tôi ra nữa, ít ra anh cũng phải hỏi qua ý kiến của tôi đã chứ! Anh xem thường người khác đến thế là cùng. - Em vặn lại Khôi Nguyên. - Cô chỉ được cái lý sự. Bà Hiền là trường hợp đặc biệt, và sẽ còn nhiều trường hợp đặc biệt nữa chúng ta cần mở lòng thì họ mới hợp tác. Còn những trường hợp khác chỉ mang lại phiền toái cho chúng ta mà thôi. - Anh làm ơn mỉm cười khi nói chuyện có được không vậy? Anh cứ lầm lì như vậy khiến người đối diện tâm lý rất nặng nề. - Em đang giận, em không hiểu vì sao mình lại như vậy nữa. - Cô thật là rảnh việc. Hết điều đáng quan tâm rồi hay sao mà cô lại quan tâm đến khí sắc của tôi. Tôi có vui hay buồn, cười hay không thì có liên quan gì đâu. Xin cô lần sau hãy thôi cái kiểu giận hờn vu vơ đó đi. Đúng là xứ sở khó hiểu. - Khôi Nguyên lắc đầu ngao ngán. - Anh giỏi lắm! - Em tức khí. - Thôi mà, đừng có như vậy nữa được không. - Khôi Nguyên nói xoa dịu em. - Anh nói đi, bây giờ phải làm gì tiếp theo? - Em đã nguôi đi rất nhiều, nói thật là lòng em rất sung sướng khi anh ấy diệu dàng với em. - Hừ, vụ án mỗi lúc một phức tạp rồi. - Vừa xong câu nói, Khôi Nguyên ngã người xuống ghế sofa. - Anh cảm thấy những lời bà Hiền nói có đáng tin không? - Thái độ của em có vẻ đa nghi. - Cô muốn nói đến sự trùng hợp? - Ừm, như anh thấy đó, mọi thứ quá trùng khớp. - Không đâu. Những lời bà ấy nói là thật đấy! Tôi đã lăn lộn trong nghề này biết bao năm rồi, tôi khẳng định với cô: chúng ta có thể tin tưởng bà Hiền, trăm phần trăm. - Khôi Nguyên nói rất chắc. - Ừm, tôi luôn tin tưởng vào phán đoán của anh. Nghe em nói vậy, Khôi Nguyên bỗng nhìn em chằm chằm như thể em là sinh vật ngoài hành tinh vậy. Ngượng ngượng, nên em nói lấp liếm: - Ê, đừng soi tôi vậy chứ! - Coi cái mặt của cô kìa. - Mặt tôi bị làm sao? - Nó đã tố cáo cái tâm địa đen tối của cô rồi còn gì. Em bị câu nói đó tác động, người phừng phừng lên như có lửa đốt. - Anh đừng có suy đoán lung tung, tôi không có như anh nghĩ đâu. - Em quyết tâm bảo vệ giá trị của mình. - Ơ hay, tôi có suy đoán gì đâu, đó là do cô có tật giật mình đấy chứ! - Khôi Nguyên còn rướn mày. - Đáng ghét! Đáng ghét! - Em cầm lấy chiếc gối bông nằm trên ghế sofa đánh vào người anh ấy. - A, đã ngứa quá! Thật là sung sướng! - Anh còn vậy được ư? - Tiếp tục đi chứ! Lâu lâu mới có người tẩm quất cho mình đấy! Công nhận cô mát tay thật. - Khôi Nguyên vẫn cứ trêu em. - Hừ, tôi không thèm quan tâm đến anh nữa. - Em ngồi phịch xuống ghế sofa, bộ dạng giống như đứa con gái mới lớn đang giận hờn người yêu vậy. - Này Ngọc Diệp! - Bỗng dưng Khôi Nguyên nói rất nghiêm túc. Em nhìn sang anh ấy đang nằm vắt tay trên trán, mắt nhìn lên trần nhà. - Anh phát hiện ra điều gì hả? - Ờ. - Có thể nói cho tôi biết không? - Đây chỉ mới là suy đoán, thiếu rất nhiều luận cứ để chứng minh. - Anh cảm thấy bà Thùy Dung như thế nào? Không hiểu sao tôi thấy rất bất an với bà ấy. - Cô đừng nghĩ vấn đề nhạy cảm quá Ngọc Diệp à! - Không hoàn toàn như vậy đâu. Anh cũng biết trực giác của phụ nữ mà, người đàn bà đó chúng ta không thể lơ là được. - Những manh mối hiện thời chúng ta có được, chưa đủ để chúng ta thấy rõ những đường nét cơ bản của bức tranh. Giả thiết là: cô Hoàng Lan bị hãm hại. Công việc của chúng ta cần làm lúc này là chứng minh cho cái giả thiết đó. Nếu đúng là như vậy chúng ta sẽ đưa hung thủ ra ngoài ánh sáng để rửa oan cho cô ấy. - Thế nên anh muốn thông qua bà Hiền để lần thêm những manh mối khác có lợi cho cuộc điều tra? - Chính xác. Tôi có linh tính: bà Hiền đang nắm giữ những thông tin vô cùng quan trọng cho việc phá án lần này. - Theo như tôi đoán trong đầu anh; mọi việc không đơn giản như vậy đâu? - Cô thông minh lắm Ngọc Diệp. Đúng như cô nói. Hiện tại trong đầu tôi có rất nhiều giả thiết khác nữa liên quan đến vụ của chúng ta. Tôi đã nói rồi, vụ này đã bắt đầu phức tạp lên. Thế nhưng, nó đã kích thích tôi. Đã lâu rồi tôi mới được xắn tay vào giải quyết một vụ điều tra hấp dẫn và thú vị đến như vậy. - Ánh mắt của Khôi Nguyên lộ rõ sự thích thú mặc dù nét mặt vẫn lạnh. - Thế thì... chúc mừng anh! - Em mỉm cười chia vui cùng Khôi Nguyên. - Vì điều đó ư? Trong khi cô đang phải lao đao? Cô cũng thật là... Em cúi đầu, cố ý làm duyên ở nét môi để anh ấy trông thấy. - Miệng cô bị làm sao thế? - Khôi Nguyên ngây thơ hỏi em. Khỏi phải nói em ngượng đến thế nào. Em nói trong bụng: “Đúng là đồ ngu ngốc, người ta chỉ muốn anh chú ý thôi, ai dè đã không để mắt tới mà còn hỏi vô duyên nữa, làm người ta xấu hổ đến thế là cùng.” - Lưỡi tôi bị nhiệt nên… - Em nói lấp liếm. --- Suốt khoảng thời gian từ 1 đến 5 h chiều, Khôi Nguyên cứ đi vòng quanh đồi trà. Anh ấy đang tập trung suy nghĩ rất sâu, đến mức em ở sau lưng gọi mãi một hồi lâu anh ấy mới nghe thấy. - Anh đừng suy nghĩ quá như vậy. Sẽ không tốt cho sức khỏe đâu. - Em khuyên nhủ. - Tôi đã quen như vậy rồi. - Anh ấy đáp lời em, thái độ vẫn lãnh khốc. Chiều hôm đó Khôi Nguyên ăn mặc rất khác mọi ngày. Thường thì anh ấy rất chuộng phong cách lịch lãm sang trọng nhưng lần này thì khác. Khôi Nguyên mặc quần jean màu bạc nhìn rất bụi bặm, dáng của anh ấy mà mặc quần jean thì khỏi phải chê, đẹp tuyệt vời. Ảnh mang đôi giày cao cổ thon gọn, loại giày có da mềm thoải mái linh hoạt, đôi giày đó được thế kế riêng cho anh ấy thì phải, thiết nghĩ không sự phối hợp nào hài hòa hơn được. Khôi Nguyên khoác ngoài chiếc áo nhung màu tím hoa cà. Đội mũ thám tử cũng bằng vải nhung màu tím. Và tất nhiên… trên miệng anh ấy không thể thiếu một điếu xì gà cu ba thơm phức. - Có việc gì sao? - Anh ấy hỏi em, hình như đầu óc Khôi Nguyên vẫn đang lởn vởn với những suy nghĩ. - Tôi thấy anh đi qua đi lại từ chiều giờ chắc đói rồi. Tôi đã nấu xong bữa tối, chúng ta sẽ ăn sớm để còn đến nhà bà Hiền nữa. - Cô hãy ăn trước đi, tôi chưa đói. - Khôi Nguyên là vậy, anh ấy mà đã chưa nghĩ thông vấn đề gì thì nhất quyết không chịu buông ra, có nhịn đói cũng được. - Có gì thì cũng phải ăn uống bồi bổ suy nghĩ mới thông suốt được. Từ trưa đến giờ anh chưa có gì vào bụng cả, nghe tôi: tạm gác lại mọi chuyện lại vào ăn chút gì đó đi. - Em thật sự lo lắng cho anh ấy. - Cô thật là phiền toái, làm ơn để yên cho tôi làm việc có được không. - Khôi Nguyên gắt với em, lần đầu tiên ảnh đối xử như vậy với em. Khỏi phải nói em bàng hoàng, sửng sốt như thế nào trước thái độ đó. Ảnh thật quá đáng! Người ta quan tâm thôi mà, đã không cám ơn tấm chân tình của người ta, mà còn gay gắt với người ta nữa chứ! - “Hừ, đã thế thì cho anh chết đói luôn. Đồ lập dị!” - Em hầm hầm trong bụng. Anh ấy chẳng thèm quan tâm đến biểu hiện của em. Cứ đứng đực mặt ra. Em chạy vào nhà, 15 phút sau chạy ra với lát bánh mì sandwich kẹp thịt. Em dúi vào tay Khôi Nguyên, nói với ảnh: - Của anh đó, tự xử đi! - Em vẫn giữ mặt giận. Khôi Nguyên cầm lấy lát bánh mì sandwich nhìn em với ánh mắt của kẻ biết hối lỗi. Nhưng giọng nói thì vẫn cứ khô khốc: - Xin lỗi cô chuyện khi nãy! - Không sao đâu, tôi thông cảm được mà. Nhưng lần sau anh đừng có như vậy nữa. Sức khỏe là tài sản lớn nhất của con người, nên anh phải biết quý trọng bản thân mình chứ! - Em nói rồi quay mặt đi chỗ khác. - Xem như đây là câu nói hay nhất trong ngày. Cám ơn cô Ngọc Diệp! - Khôi Nguyên nói rồi đưa lát bánh mì sandwich lên miệng cắn một miếng, trông anh ấy nhai rất là ngon lành. Sandwich em làm là nhất, có: sốt trứng gà béo, dưa ngọt, cà chua, ba tê, thịt nạc…đủ các loại hương vị mặn mà, hấp dẫn. - Hi hi, coi anh kìa. - Em cười với ảnh, em đã hết giận rồi. - Mặt tôi có dính gì à? - Khôi Nguyên đưa tay sờ lên mặt. - Anh ăn từ từ thôi, coi chừng nghẹn đó. - Em chống cằm nhìn ảnh ăn. - Ối trời, tưởng chuyện gì chứ. Cô đúng là đồ dở hơi. - Khôi Nguyên liếc nhìn em. Em đã thấy tự tin hơn với khả năng của mình, rõ ràng em có thể phá vỡ được lớp băng trên người ảnh. - Anh đã nghĩ thông rồi đúng không? - Em hỏi Khôi Nguyên. - Ừm. - Vậy bây giờ chúng ta đi đến nhà Bà Hiền luôn nha! - Ít ra cô cũng cho tôi chút thời gian nuốt xong lát bánh mì sandwich này chứ. Hay là cô muốn tôi bị đau bao tử đây? - Hì hì, xin lỗi anh nha! Tôi thật là vô ý. - Em cười tít mắt. Hoàng hôn nhả ra những giọt máu xuống đồi trà, Loài dơi thấp thoáng bay giữa trời chạng vạng. Bóng đêm như muốn nuốt chửng chút ánh sáng yếu ớt còn lại. Em và Khôi Nguyên rời đi lúc đồng hồ vừa điểm 6 h tối
|
Chương 9 Chương 9 Em bị thêm một phen giật thót tim. Chẳng là, Khôi Nguyên không chịu đi xe taxi mà bắt em phải leo lên chiếc cào cào của anh ấy. Mấy lần xém chút rơi xuống hố làm em hồn vía lên mây. Trời quáng gà nên rất khó làm chủ được tay lái. Hơn nữa, chỉ có Khôi Nguyên mới dám đi xe ở con đường này thôi. Địa hình rất khúc khuỷa, chướng ngại vật nhiều vô cùng nguy hiểm. Ảnh "bang" qua một cái ụ đất, chút nữa thôi là cả em và anh ấy văng ra khỏi xe luôn rồi. Em hét lên, tay víu vào vai Khôi Nguyên: - Anh làm ơn cho tôi xuống, làm ơn đi! - Cô đừng có làm rối lên. Khôi Nguyên vẫn ngoan cố cho xe chạy. - Tôi còn rất trẻ không muốn phải về chầu ông bà đâu. - Đừng nói gở. Cô nghĩ tôi là ai mà… - Á… Em la lớn, khi chiếc xe đâm thẳng vào một ụ đất lớn như nấm mồ. Khôi Nguyên nhanh nhẹn giật tay lái, chiếc xe "nhổng" bánh trước bay lên không trung. Em chỉ còn biết ôm chặt lấy người ảnh, để chờ kết quả bi thảm sẽ đến, khi chiếc xe rơi xuống. Thế nhưng, một cú hạ cánh ngoạn mục, tụi em chẳng bị làm sao cả. Khôi Nguyên nói đúng, ảnh là tay đua rất cừ. - Cô thấy không? Tôi nói đâu có sai. Thái độ của ảnh rất chi là đắc ý. - Hứ, khoác lác vừa thôi. Chẳng phải anh đã từng té cây mận đó sao? Khôi Nguyên quay lại đáp lời em, vô tình cán phải cục đá nằm ngán đường, tay lái bị lệch đẩy luôn chiếc cào cào rúc thẳng vào bụi cây. “Rầm” Em chưa kịp nhận ra chuyện gì đã xảy ra, thì đã thấy anh ấy ngã đè lên người mình. Đôi môi chẳng ai mời gọi cứ dính chặt lấy nhau. Ảnh thật là mặt dày hết chỗ nói, được nước làm tới cứ thế khóa chặt môi không chịu buông tha em. Không hiểu sao lúc đó cơ thể em mềm nhũn ra như con chi chi, cứ để mặc cho anh ấy hôn mình. - Ưm... Thế nhưng em bắt đầu kháng cự. Khôi Nguyên buông em ra, em đứng phắt dậy, liền đó tát vào mặt anh ấy một cái, rồi mắng: - Ai cho anh cái quyền làm như vậy hả? - Đó là hình phạt cho cái tội dám làm tôi mất tập trung. - Anh còn biện hộ cho hành động trơ trẽn đó ư! - Ơ... tôi có biện hộ gì đâu? Ảnh còn làm ra vẻ ngây thơ nữa. - Còn nói là không, ôi, thật là xui xẻo mà. Nói xong em đưa tay lên chùi miệng. -Tôi bị si đa đấy, cô coi chừng. - Anh... hừ, đồ biến thái. Em bực mình quá đá vào cẳng chân Khôi Nguyên. - A... Khôi Nguyên la lên, bỏ chạy, sau đó quay lại khiêu khích ảnh đuổi theo. - Đồ dở hơi! Đừng để tôi bắt được cô nhé! Ảnh nói với theo. --- Nhà con trai bà Hiền ở cách chỗ tụi em khoảng 15 cây số. Đi qua một rừng thông, sau đó tìm đến thôn An Bình. Đến chỗ có tấm biển khu phố văn hóa, tụi em dừng lại hỏi thăm người đi đường. Cuối cùng, cũng tìm được con hẻm một trên bốn. Trời về đêm lạnh lẽo, trong ánh đèn đường nhập nhoạng; một lá cờ hình tam giác màu trắng đen bay bay trong làm gió, kèm theo những tiếng rít xơ xác. Con chó mực nằm trong khoảng sân nhỏ, của căn nhà nằm đối diện con hẻm, vừa chạy vừa tru tréo: - Hú hú hú(...) Tiếng tru thê lương của con chó làm em khiếp sợ, em bấu lấy áo Khôi Nguyên. - Con chó, bị làm sao vậy?- Em hỏi. - Nó thấy người cõi âm đấy. - Anh ấy đáp. - Anh cho xe chạy đi! Đừng đứng đây nữa. Em hối thúc Khôi Nguyên đi gấp. - Cầu cho không phải vậy. Khôi Nguyên nói gì em chẳng hiểu. - Không phải gì cơ? Khôi Nguyên không trả lời em, mà chỉ tay lên lá cờ tang cắm đầu con hẻm. Bỗng dưng em lạnh toát cả người. - Không, không thể như vậy được. Phải. Tụi em đang rất sợ điều đó. Có người vừa mới chết trong con hẻm nơi bà Hiền đang ở. Không thể là bà ấy được, nếu điều lo sợ ấy biến thành sự thật thì lại càng rắc rối. Phần tội nghiệp cho bà Hiền, phần xem như những manh mối cực kỳ quan trọng sẽ theo tiếng kèn đưa ma về chốn vĩnh hằng. --- - Xin hỏi nhà bà Hiền ở đâu ạ? - Khôi Nguyên hỏi một ông cụ đang chống gậy. Ông cụ chỉ tay về phía căn nhà đang tập trung rất đông người. - Trời ơi! - Khôi Nguyên thốt lên. Khẩn trương, ảnh cho xe chạy vội đến căn nhà đang tổ chức tang lễ. - Ngọc Diệp à! Thế là chúng ta đến muộn rồi. Em bàng hoàng quá! Không biết nói gì nữa. - Chúng ta vào thắp cho bà ấy nén nhang thôi. Khôi Nguyên quay lại nói với em. Sau đó, tụi em đi vào, làm đúng như phong tục quê mình, lấy tiền phúng điếu cho vào thùng, rồi nhận lấy những que nhang từ tay người nhà đưa cho. Anh Nguyên đứng trước, còn em đứng sau vái lạy. “Keng keng keng(...)” tiếng còng, chiêng gióng lên hòa với tiếng kinh cầu hồn. Khôi Nguyên ngước mặt nhìn lên bàn thờ, bỗng giật mình thốt lên: - Ồ, không phải. Em cũng nhìn bàn thờ. Bất ngờ la lên: - A, không phải bà Hiền. Những ánh mắt ngạc nhiên nhìn vào tụi em. Thắp nhang xong, Khôi Nguyên kéo tay em ra ngoài. --- - Ôi, thật là ngớ ngẩn mà. Khôi Nguyên nói sau khi đã ra khỏi rạp. - Tôi biết lúc này mà cười thì thật là tệ, nhưng nói thật chúng ta giống như những thằng hề vậy. - Đi thôi! - Đi đâu? - Em hỏi. - Vào nhà bà Hiền chứ còn đi đâu nữa. - Nhưng nhà bà ấy ở đâu mới được chứ? - Chẳng phải ông cụ đã chỉ rồi sao. - Ông ta chỉ bậy bạ mà. - Không đâu, ông cụ chỉ đúng đó, chúng ta mới bậy bạ. - Là sao? - Nhà bà Hiền nằm ngay bên cạnh. - Anh ấy đáp. - Ồ! - Ồ gì nữa, vào gõ cửa thôi. --- “Cốc cốc cốc(...)” “Cạch” - Tiếng mở cửa. Thằng bé hồi sáng xuất hiện ngay trước mặt tụi em. Vừa trông thấy tụi em nó đã vui sướng reo lên: - A, cô chú “Misa”. - Cháu ngoan, bà cháu có nhà không? - Khôi Nguyên hỏi nó. - Dạ có, bà đang ở sau bếp ạ. Để cháu đi gọi. Thế là thằng bé vừa chạy vừa gọi bà: - Bà ơi...bà...cô Ngọc Diệp, chú Khôi Nguyên đến rồi. Gần như tức thì, bà Hiền chạy lên, nét mặt niềm nở: - Cậu Khôi Nguyên, cô Ngọc Diệp! Mời hai cô cậu vào nhà. Tụi em vào ghế salon ngồi. Bà Hiền rót cho mỗi người một tách trà nóng. Em cầm tách trà lên nhấp thử một ngụm, thấy có vị gừng cay cay. Khôi Nguyên không uống trà vội vàng, ảnh mở chuyện ngay. - Anh chị đi đâu rồi ạ? - Vợ chồng nó qua đám tang nhà bên rồi. - Dạ. Khôi Nguyên không dám kể về sự lầm lẫn của mình cho bà Hiền nghe, vì sợ bà Hiền kiêng kị. Thằng bé chạy đến ngồi trên đùi em, liền bị bà Hiền mắng: - Bi, cháu không được quấy như vậy. - Không sao đâu bà, cứ để nó ngồi với cháu. - Em nói. Tụi em ngồi nói chuyện huyên thuyên với bà Hiền một lát, sau đó vào chủ đề chính. - Chuyện cô Hoàng Lan, sáng nay bà nói đến đâu rồi nhỉ? - Bà Hiền hỏi. - Dạ, bà có nói đến một người mà theo bà... - Khôi Nguyên nhắc lại cho bà Hiền nhớ. - À, bà nhớ rồi. Đó là thằng Hoài Phong. - Người đó thì có liên quan gì ạ? - Em hỏi. - Đó là thằng nhóc khiến người ta rất dễ bực mình, như bà là một người rất dễ tính mà cũng không chịu nổi cái tính "ngẳng" của nó. - Bà kể tiếp đi ạ! Hình như Khôi Nguyên đang rất sốt ruột thì phải. - Cha con ông Trịnh Vỹ và bà khi đó vừa dọn lên căn nhà trên đồi trà. Chưa được ba ngày, thì có một người đàn ông xuất hiện, nghe ông Trịnh Vỹ nói mới biết, người đàn ông đen đúa, lì lợm dắt theo một thằng nhóc 15 tuổi, đó là Đăng Khoa; Đăng Khoa là cháu ruột của bà Thanh Mai - người vợ đã mất sớm của ông Trịnh Vỹ. Con người đó là một kẻ ăn chơi, nghiện số đề, bài bạc đến mức khuynh gia bại sản. Đăng Khoa đã hai đời vợ, sống với người vợ trước sinh được một đứa con trai; đứa con đó chính là thằng nhóc Hoài Phong mà bà vừa nhắc tới. Ly dị vợ, Đăng Khoa chơi bời gái gú, dính phải bầu với một cô gái làm nghề nấu ăn trong nhà trẻ, họ kết hôn với nhau sinh được thêm hai đứa con trai nữa. Đúng như ông bà mình thường nói: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”. Thằng nhóc Hoài Phong ở với mẹ ghẻ từ lúc ba tuổi cho đến khi nó 15 tuổi thì phải rời khỏi nhà do cô Liễu - vợ của Đăng Khoa không thể chịu đựng nổi thằng nhóc con của chồng với người vợ trước. Đăng Khoa là một người cha vô trách nhiệm ai cũng biết, cậu ấy đem thằng bé giao lại cho ông Trịnh Vỹ với suy nghĩ: “Ông ấy là dượng của mình, phải có trách nhiệm với con mình.” Thế là cậu ấy than thân trách phận một hồi, rồi cũng bỏ lại thằng nhóc Hoài Phong cho ông Trịnh Vỹ nuôi. - Và ông Trịnh Vỹ đã chấp nhận ạ? - Khôi Nguyên hỏi. - Biết làm sao được, nó không có nhà để ở, không có nơi để về. Ông Trịnh Vỹ thật là khổ sở khi phải tiếp nhận của trời đánh đó. - Của trời đánh! - Hoài Phong là một đứa trẻ mắc bệnh lạ. Mới lớp bảy thôi mà nó đã cao gần 1m8, chân tay lóng ngóng, lều khều; dị tật ở đôi bàn tay, bàn chân to bè như nải chuối. Nó thường ngồi bằng lưng chứ không phải bằng mông như người bình thường. Thương cảnh nó dị tật, lại có cha mẹ mà coi như không có; ban đầu bà rất thương cảm, tội nghiệp. Nhưng càng về sau Hoài Phong càng làm cho bà ghét; đúng là nghiệp chướng cậu Khôi Nguyên à! Thằng bé làm người ta không thể có thiện cảm. - Tính cách của cậu ta có vấn đề gì sao thưa bà? - Đúng vậy. Nó rất lì lợm và bướng bỉnh. Thêm nữa, trong sinh hoạt thường ngày Hoài Phong có rất nhiều thứ dễ làm người ta bực mình. “Trời đánh tránh miếng ăn” nhưng nói thật, nhìn cách ăn uống của nó bà chịu không được. Hoài Phong không có khả năng dùng đũa, đến bữa ăn phải dọn riêng cho nó một cái tô tượng và một cái muỗng. Một bữa nó ăn 3 tô tượng, và một ngày ăn ít nhất phải 5 bữa. Nó rất sạch sẽ, sạch sẽ theo kiểu bệnh hoạn; một ngày nó tắm 3 lần và lần nào cũng quên tắt công tắt bình nước nóng. Nhiều lần bà căn dặn nó, nhưng vẫn chứng nào tật nấy, nó chẳng chịu nghe còn lườm huýt bà, coi bà chỉ là một con ở tầm thường. Sáng nào cũng vậy, ông Trịnh Vỹ vừa bước ra khỏi nhà là nó lấy máy sấy tóc ra sấy; bà mắng nó: “Mày không gội đầu dùng máy sấy làm gì?” Nó không thèm trả lời, nhưng bà biết, nó dùng máy sấy tóc để sấy áo quần mặc cho ấm. Hoài Phong là đứa phá sản, nó ở nhờ nhà người ta mà còn tự nhiên hơn nhà của nó. Thử hỏi cô cậu xem như vậy có bực không nhé! Nhiều lần bà bảo nó: "Hãy dồn hết áo đồ lại cho vào máy giặt luôn một thể." Nó không nghe, chỉ với một cái áo thun bẩn nó cũng lười giặt tay, vậy là cho vào máy để giặt chỉ mỗi một cái áo đó thôi. Xong, phá vậy cũng chấp nhận đi nếu không có gì nguy hiểm, đằng này nó còn chơi mấy pha rất "ngẳng". Một buổi sáng nọ, nó mở nồi cơm điện cho vào đó một đĩa lòng heo, đóng lại và bấm nút. Bà thức dậy đánh răng, nghe tiếng nổ lạch bạch trong nồi cơm điện, liền đó rút phích điện mở nồi cơm ra xem. Trời ơi, thằng nhóc phá gia, xém chút nữa nó làm cái nồi điện nổ tung. Bà mắng cho nó một trận, đe dọa nó: “Từ nay về sau, mày không được nấu nướng gì cả nghe không? Tao sẽ mách với ông Vỹ đấy!” Nó đáp trả lại theo cách quen thuộc của nó, đó là; một bộ mặt lầm lì. - Phá đến thế sao ạ! -Phá nhà thôi thì đã thấm vào đâu cô Ngọc Diệp. Bà kể ra chuyện này chắc cô cậu cũng lắc đầu thôi. Bà Hiền ngao ngán. -Chuyện gì vậy bà? - Nó thường qua bên kia đồi trà, chơi với mấy đứa con nít hư hỏng. Nhà ông Cai Bò có một cây ổi rất sai quả. Tụi nó thường leo rào vào vườn nhà ông hái trộm ổi. Có bữa nó bị con chó nhà ông Cai Bò phát hiện đang ở trên cây. Con chó thì đứng dưới sủa inh ỏi, nó đứng trên hái ổi ném xuống. Mấy đứa kia đã bỏ chạy hết chỉ còn lại nó. Ít phút sau ông Cai Bò ra bắt nó lôi lên nhà gặp ông Trịnh Vỹ để mắng vốn. Ông Trịnh Vỹ xin lỗi người ta rối rít, thế nhưng ông vẫn không đánh đập nó, ông chỉ la mắng và dọa nó nếu còn tái phạm sẽ cho về nhà ở với mẹ ghẻ. Hoài Phong rất ít nói, hình như nó bị chứng khó nói hay sao ấy. Ai hỏi nó, nó chỉ hừm hừm trong cổ họng. - Bọn con nít nghịch ngợm có gì lạ đâu bà? - Cô Ngọc Diệp à! Điều đáng nói là: vụ việc đó khắc sâu trong lòng Hoài Phong một mối thâm thù với ông Cai Bò. Nó kết thân với thằng Cảm - con trai của ông Cai Bò, nhỏ hơn nó mấy tuổi. Một hôm, thằng Cảm khóc lóc nói với nó: “Con Ki (con chó) nhà em bị ốm rồi, nó nằm lì chẳng chịu ăn gì cả, tội nghiệp.” Hoài Phong lóe lên trong đầu một ý tưởng, sáng hôm sau nó mang một gói thuốc (được gói trong tờ giấy báo) đưa cho thằng Cảm nói: “Đây là thuốc... thuốc tiên... để cứu con Ki đó, em về khuấy...với nước ấm...rồi đổ vào họng cho nó uống sẽ khỏe lại ngay!” Thằng Cảm còn nhỏ tuổi, tin ngay lời nó, nó còn dặn không được nói cho bất kì ai biết vì như vậy sẽ mất linh. Tội nghiệp con Ki, sau khi uống thứ thuốc bột đó; đã đau đớn quằn quại chảy máu mắt, máu tai mà chết tức tưởi. - Trời ơi! - Em thốt lên. - Chuyện đến tai ông Cai Bò, lại một lần nữa ông đến nhà ông Trịnh Vỹ mắng vốn. Ông Trịnh Vỹ biết được đầu đuôi sự việc đã không nhịn nữa, ông lôi cổ Hoài Phong ra quất cho một trận thê lương. Cô cậu nghĩ xem thằng nhóc đó còn dám làm bậy nữa hay không? - Theo cháu chắc vụ đó thôi là khiếp rồi. - Không phải vậy đâu cô Ngọc Diệp. Như bà đã nói, thằng nhóc đó rất lì. Một tháng sau, vào một buổi sáng tinh mơ. Ông Cai Bò ra giếng múc nước, cả nhà ông ấy ăn uống sinh hoạt đều nhờ vào giếng nước đó. Múc lên một gàu, hai gàu... rồi đến gàu thứ ba; thì ông Cai Bò đã quăng cả gàu nước té bật ra sau. Thật là khủng khiếp! - Bà Hiền rùng mình. - Ông ấy đã phát hiện ra thứ gì sao ạ? - Trong gàu nước thứ ba đó là xác chết đấy cậu Khôi Nguyên. - Xác chết ư! - Em kinh ngạc. - Không phải xác người, đó là xác rắn và cóc nhái. - Ôi, thật là kinh khủng! - Tuy không bắt được tận tay nhưng ai cũng dám chắc, đặc biệt là ông Trịnh Vỹ: ông biết tất cả là do thằng cháu của ông gây ra. Nó thù ông Cai Bò và nung nấu ý định trả thù ngày đêm. - Như vậy thì ai mà chịu đựng nỗi ạ. - Em cũng ngao ngán. - Thế mà quái lạ! Cô Hoàng Lan đặc biệt quan tâm đến nó. Cô ấy rất thương nó và rất hay lấy tiền của mình cho nó tiêu vặt. Thực ra, nó cầm tiền đó đi chơi game. - Người đó bây giờ như thế nào rồi bà? - Bây giờ nó đã là ông chủ rồi cậu Khôi Nguyên. Tính tình cũng thay đổi hẳn. Từ một đứa trẻ hư hỏng, nó trở thành một người đàn ông thành đạt, ăn nói rất lễ phép, và đặc biệt tốt bụng. Cách đây mười năm bà có gặp lại thằng Hoài Phong, nó có hỏi thăm bà: “Ở với ông cháu - ông Trịnh Vỹ - lâu vậy, cô có biết bên họ bà cháu - vợ đã mất của ông Trịnh Vỹ - có người bà con nào không? Cháu muốn tìm lại họ hàng để giúp đỡ những ai có hoàn cảnh khó khăn.” Ôi, khỏi phải nói bà bất ngờ như thế nào. Không ngờ, cuộc sống đã biến nó trở thành một người tốt như vậy đó. Nghĩ lại bà thấy cũng hợp lý. Bên trong con người thằng Hoài Phong còn có những mặt thiện. Bà nhớ có lần, lúc đó, bà đang nấu ăn cho cả nhà, thằng Hoài Phong đi chơi về, trên tay nó cầm một chai nước ngọt numberone, cậu đưa cho bà và nói: “Cô uống đi, cho cô đấy!” Nó thường lấy tiền cô Hoàng Lan cho, để đi mua bánh nướng tai heo, và lần nào nó cũng mang cho bà một ít. Có hôm bà bị bệnh nằm liệt giường. Hoài Phong đã đút từng thìa nước đường cho bà uống, nó còn đi đổ thau nước ói cho bà nữa. Con người của nó là vậy, thế nên bà mới nói: “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” không phải bao giờ cũng đúng. - Ngoài những chuyện liên quan đến cậu Hoài Phong, còn có chuyện nào khác liên quan đến cô Hoàng Lan không ạ? - Có đấy cậu Khôi Nguyên. Hoài Phong đến ở với cha con ông Trịnh Vỹ được gần một năm thì một sự cố ập đến. Bà Hiền thoáng suy tư nhớ lại chuyện cũ. --- Đúng lúc, con trai bà Hiền cùng với cô vợ trở về. Họ bắt tay tụi em thăm hỏi, xong ngồi nói chuyện. Kể từ đó, câu chuyện đang kể dở của bà Hiền phải dừng lại, để nhường chỗ cho những câu chuyện phiếm. Vợ chồng họ rất mê nói chuyện, nói không biết chán. 10 h hơn, tụi em xin phép bà Hiền, rồi đứng lên chào chủ nhà ra về. Khôi Nguyên đã nói riêng với bà Hiền, dặn bà, tạm thời giữ kín chuyện đừng cho ai biết anh ấy đang điều tra về, nỗi oan của cô Hoàng Lan. Khôi Nguyên lấy số điện thoại của bà Hiền và nói, sẽ còn làm phiền bà nhiều lần nữa. Bà Hiền vui vẻ nói với tụi em: - Bà luôn dang rộng vòng tay. Bất cứ lúc nào tụi em cũng có thể đến nghe bà kể chuyện. Lúc ra về, bà còn chọc: - Hai đứa thật đẹp đôi. Nghe bà nói vậy, em ngượng chín mặt, còn anh ấy thì vẫn cứ trơ trơ như tảng đá. Chào bà Hiền lần cuối, tụi em về lại căn nhà ma.
|