Thám Tử Kỳ Duyên
|
|
Chương 10 Chương 10 Tụi em về đến đồi trà thì mưa đã nặng hạt. Trong nền trời đen tối, sấm chớp nổ đùng đùng. Mây đen kéo về dày đặc bao phủ trên đầu. Em lo lắng nói với Khôi Nguyên: - Chúng ta không nên cho xe chạy lên đâu anh Nguyên, phải tính cách khác thôi. - Còn tính gì nữa, tốt nhất là bỏ chiếc xe lại dưới này, sau đó cuốc bộ. - Lỡ mất xe thì làm sao? - Thà mất xe còn hơn mất mạng. Tiếng nói của Khôi Nguyên bị tiếng mưa lớn lấn át. Anh ấy giấu chiếc xe vào một lùm cây gần đó. - Đi thôi! Khôi Nguyên nói, liền nắm lấy tay em. Con đường tối sâu hun hút. Những giọt mưa nặng như đá, tát vào da thịt; rát, lạnh khủng khiếp. Gió rú lên từng cơn mang làn hơi nước bạc vào những bụi cây rậm rạp. Đường trơn trượt rất khó đi. Khổ nỗi phải leo lên dốc mới thật khổ sở. Khó khăn lắm tụi em mới đến được khúc quanh (nơi có cái am thờ màu đỏ gạch) Một cảm giác rùng rợn xuyên qua người em. Em liếc nhìn cái am thờ, sau đó quay mặt đi chỗ khác. Khôi Nguyên nắm tay em dắt qua cái am, chưa được mười bước thì(...) Đúng là trời xui đất khiến, em ngoái đầu lại nhìn. Một tia chớp giật, làm bầu trời bỗng chốc lóe sáng; thứ ánh sáng nhợt nhạt. Em rùng mình, tóc gáy dựng đứng; em thấy rất rõ: một người con gái mặc áo dài trắng, mái tóc thường thượt u huyền chảy xuống đến tận chân đất. Người con gái ngồi trên cái am thờ, cô ấy đang chải tóc. Em kinh hãi giật tay Khôi Nguyên liên tục. Khôi Nguyên thấy lạ mới quay lại hỏi: - Có chuyện gì thế? - Tôi...tôi vừa thấy...thấy ma. - Em nói run rẩy. - Ở đâu? - Đằng sau lưng, chỗ cái am. Em trả lời Khôi Nguyên nhưng mắt vẫn nhìn về phía trước, không dám ngoái đầu lại. Khôi Nguyên ngoái đầu lại nhìn một chặp, không phát hiện thấy gì mới nói: - Tôi có thấy gì đâu? Lúc này, em mới dồn hết can đảm quay lại xem thử; nhưng hồn ma khi nãy đã biến mất. Em cố thuyết phục Khôi Nguyên tin em: - Tôi không nói xạo đâu. Anh nhất định phải tin tôi… phải tin tôi…rõ ràng… rõ ràng tôi vừa thấy… là cô Hoàng Lan, chính là cô ấy. Em rất sợ… rất sợ! Khôi Nguyên nắm chặt hai tay em, trấn an tinh thần của em: - Ngọc Diệp à! Tôi tin cô, chẳng phải tôi và cô từng cúng bái để xin cô Hoàng Lan phù hộ đó là gì. Dù chuyện gì xảy ra đi nữa cô cũng phải can đảm lên; đừng hoảng sợ vì như thế sẽ không tốt cho bản thân cô trước tiên; sau đó là công việc điều tra của chúng ta. Nhất định chúng ta sẽ tìm ra sự thật, nhất định thế. Đã có tôi ở bên cạnh, cô không phải lo lắng gì cả…không phải lo lắng gì cả. Khôi Nguyên cố gắng nói thật to để tiếng mưa không át đi lời của ảnh. - Cám ơn anh, Khôi Nguyên. Em đã lấy lại được tinh thần. Cám ơn thượng đế đã cho em gặp được Khôi Nguyên. Nhờ có anh ấy mà em mới có thể chống chọi được đến ngày hôm nay. Dòng nước chảy ròng ròng trên lối đi, đất bị xói mòn nên rất trơn trợt. Em bị trượt chân vấp ngã, kéo theo Khôi Nguyên. Cả người tụi em lấm lem, nào là bùn đất các kiểu. Vừa ướt, vừa lạnh, vừa sợ, lại vừa đau… em ngồi bệt dưới đất. - Ngọc Diệp cô không bị làm sao chứ? Khôi Nguyên hỏi. Nước mưa làm khuôn mặt ảnh ướt đẫm. Xui xẻo cho tụi em là không có đèn pin nên chỉ còn biết cách mò mẩn trong đêm tối, nếu có may mắn chút nào đó thì là nhờ trời có sớm chớp nên còn thấy thấp thoáng bóng dáng con đường. - A, hình như tôi bị trật khớp gối rồi. - Em rên siết. - Không phải vậy chứ! - Khôi Nguyên lo lắng. - Tôi cũng không biết nữa. - Cô có đi được nữa không? - Tôi sẽ cố gắng. - Em nói gượng gạo. - Thôi được rồi, cô ngồi lên để tôi cõng. Khôi Nguyên nhanh chóng đỡ em dậy. Dìu em tựa vào lưng anh ấy, rồi cứ thế cõng em đi một chặng đường đầy gian khổ về đến căn nhà. --- Khôi Nguyên đặt em ngồi dưới nền nhà ốp gạch men, tư thế dựa lưng vào tường. Ảnh nhanh chóng xắn ống quần em lên kiểm tra vết thương. Khôi Nguyên nắn chân em, khám thử khớp gối xem có bị trặc hay không. Quái lạ, lúc đó em chẳng thèm quan tâm đến bản thân mình nữa; em cứ ngồi lặng ngắm bộ dạng lo lắng của anh ấy vì một người con gái yếu đuối như em. - Bị trật khớp rồi nhỉ? - Hừ, chỉ bị trầy xướt nhẹ thôi. Khôi Nguyên xắn ống quần em xuống, chắc anh ấy rất vui, mặc dù gương mặt không hề tỏ ra biểu hiện như vậy; nhưng em cảm nhận được. - Vậy là tôi có thể đi lại được hay sao? - Cô cứ thử xem sẽ biết. Em liền đứng lên, không mấy khó khăn đã đi lại được bình thường; dù có hơi đau rát ở đầu gối nhưng xem ra mọi thứ đều ổn. - Rõ ràng là cô chẳng bị gì nghiêm trọng cả, vậy mà cứ làm quá lên. Còn hành tôi phải vác theo cô nặng như bao xi măng vậy; đúng là kiếp trước tôi nợ cô thật rồi. - Hi hi, anh nói đúng á. Vì nợ tôi cho nên lo mà phục vụ tôi cho tốt vào mà xóa nợ. Em trêu anh ấy. - Tôi có lời khuyên cho cô đấy! - Nói xem nào? Em nhướng mày hỏi ảnh. - Giảm cân đi thôi. Đà này, không chóng thì chầy, cô sẽ thành heo đấy. Khôi Nguyên nói. Gương mặt anh ấy tỉnh như ruồi. - A, anh dám… Em chau miệng bực bội. - Đồ vô duyên, có biết nói chuyện với phụ nữ đó là điều tối kị không hả? - Nhưng tôi lại không xem cô là phụ nữ mới chết chứ! - Mặt dày, trơ trẽn. Tôi còn chưa tính sổ với anh chuyện khi chiều đâu. Em nhắc lại chuyện bị té xe, Khôi Nguyên đã tận dụng cơ hội để hôn em. - Cô làm như người cô được khảm bằng ngọc quý không bằng, cô phải tu ba mươi kiếp mới… “Bụp” Em đấm cho anh ấy một cái vào bụng. “Sặc…sặc” Khôi Nguyên ôm bụng, mặt ảnh đỏ phừng phừng lên vì phải chịu đựng cơn đau. - Đó là bài học để anh chừa cái thói kiêu ngạo đi. Em huýt mặt; rồi bỏ đi vào phòng tắm. --- Em mặc trên người bộ đồ ngủ mát mẻ. Ngoài trời mưa vẫn như trút nước. Nằm trên giường, em vu vơ hồi tưởng lại những gì vừa xảy đến trong thời gian qua. Đặc biệt là những hình ảnh về Khôi Nguyên. Từ buổi đầu gặp anh ấy, lúc ảnh ôm chặt lấy em dưới gầm bàn để tránh động đất. Khi ảnh đan những ngón tay của mình vào tay em, dắt em đi trong buổi tối lần đầu tiên đến thắp nhang cho cô Hoàng Lan. Cảm động khi ảnh làm thức ăn để dành cho em, rồi buồn cười nhất là lúc ảnh bị té cây mận. Nét mặt lạnh như tiền của ảnh, trí thông minh, tính cách mạnh mẽ, quả quyết của Khôi Nguyên…tất cả đều làm em thích thú. Gần đây nhất là… phải vậy, mới chiều đây thôi, ảnh đã hôn em…hôn khá lâu. Cảm giác hai bờ môi khóa chặt lấy nhau thật là…khó mà diễn tả được… áp mặt trên lưng ảnh mới thật ấm áp, cảm thấy mình được bảo vệ, che chở. Nghĩ về ảnh em mỉm cười lúc nào chẳng biết; em chợt nhận ra mình đã bắt đầu thích ảnh mất rồi, thích mất rồi phải làm sao đây? Em không thể thổ lộ tình cảm của mình cho ảnh biết được. Làm như vậy cả phần em và ảnh sẽ rất khó xử; thôi thì cứ để mọi thứ tự nhiên. Em đứng dậy, mở cửa phòng ra xem ảnh đã đi ngủ chưa. Thấy cửa phòng còn mở toang, thế chắc là chưa ngủ rồi. Em đi xuống nhà bếp rót ly nước ấm uống cho dễ ngủ thì thấy chàng thám tử đẹp trai, đang nằm trên ghế sofa, hai mắt lim dim. Khôi Nguyên đang nằm nghe nhạc. Anh ấy bị nghiện nhạc cổ điển, đặc biệt là những tác phẩm của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức: Richard Wagner. Em biết ý, nên không làm phiền anh ấy, đi rón rén, nhẹ nhàng xuống bếp, rót nước uống; rồi khẽ khàng lên lại phòng mình. --- Em trằn trọc không thể vào giấc ngủ được. Trong ánh đèn mờ mờ, em nằm ở tư thế nghiêng người về bên trái; mắt nhìn qua ô cửa sổ có rèm che màu tím. “Tách” Em nghe thấy một âm thanh rất nhỏ. Chỉ trong tích tắc, xung quanh em đen đặc một màu. - “Vừa mới xảy ra sự cố mất điện” Em tự trấn an mình. Em vẫn giữ tư thế nằm nghiêng không dám chuyển động vì sợ. Ô cửa sổ, cứ cách khoảng mười giây thì sáng lên do chớp giật. Ngoài trời mưa vẫn rơi lộp bộp, kèm theo đó là tiếng gió rít ào ạt. Tấm rèm che cửa bỗng dưng lay động như bị gió thổi. Em rùng mình nghĩ: - “Quái lạ! Gió sao có thể thổi xuyên qua tấm kính được?” Càng nghĩ em càng thấy kinh người. Em nín lặng không dám nhúc nhích. Trong bóng đêm nặng nề, em nghe thấy tiếng mở cửa, và những bước chân rất nhẹ đang tiến lại chỗ nằm của mình. Người em nóng bừng lên, mồ hôi lấm tấm trên trán. Cảm giác hồi hộp bóp nghẹt quả tim đang đập thình thịch. Tấm rèm che màu tím bắt đầu chuyển động, giống như có một người vô hình đang đứng kéo rèm. Mưa bạc vào ô cửa dồn dập, tấm rèm chuyển động đến sát khung bản lề. Em nhìn thấy lờ mờ một vật gì đó ngoài ô cửa. Khi ánh chớp lóe lên, em giật bắn mình. Bộ mặt đó không thể lẫn đi đâu được, mái tóc uốn lọn, đôi môi đỏ dày cộm với hàm răng đen sì. Mái tóc huyền bóng mỡ chụp lên cái đầu thô kệch trắng bợt như người chết đuối. - Á... á... á... á... --- - Ngọc Diệp! Ngọc Diệp! Tỉnh lại đi! Tỉnh lại đi(…) Em nghe tiếng gọi của Khôi Nguyên bên tai. Em cố thoát ra khỏi cơn ác mộng nhưng không thể. Có một sức mạnh nào đó níu em lại, không cho em tỉnh giấc. Em ý thức được rất rõ mình đang bị bóng đè, nhưng không cách nào tỉnh dậy được. Em cảm thấy khó thở, mệt mỏi vô cùng, tay chân bủn rủn, người em "lả" đi như thể vừa mất nhiều máu. Em kiệt sức! Bất lực. Lần cuối cùng, em gắng sức, gồng mình, nghiến răng, vùng thật mạnh. - “A. a a a(...)” Em mở mắt, ngồi bật dậy thở lấy sức. Khôi Nguyên nắm lấy vai em. - Ngọc Diệp, cô bị làm sao vậy? Ngay lập tức em ôm lấy Khôi Nguyên, áp mặt vào ngực anh ấy, run bần bật. Khôi Nguyên vuốt tóc em, dỗ dành: - Mọi chuyện đã qua rồi, đã qua rồi...hãy bình tĩnh nói cho tôi biết, chuyện gì vừa xảy ra với cô? - Tôi nhìn thấy bà ta, chính là gương mặt đó anh Nguyên à! Là bà ta. Em vẫn chưa hết kinh sợ. - Bà ta? - Bà Thùy Dung, bà ấy...bà ấy... không...không phải là... là người, đâu anh. - Tôi biết rồi, tôi biết...tôi sẽ sớm điều tra ra chân tướng sự việc, chuyện này rồi sẽ kết thúc thôi, cô đừng sợ. - Anh Nguyên, làm ơn đừng bỏ tôi lại trong căn phòng này. Em ôm chặt lấy anh ấy không buông. - Được rồi, được rồi cô Ngọc Diệp à. Tôi sẽ ở lại đây với cô, cô cứ nằm xuống và ngủ đi, tôi sẽ không rời đi đâu. Khôi Nguyên ra sức trấn an em. --- Tiếng chim sẻ ríu rít ngoài bậu cửa. Tiếng chim cu gáy từ xa vọng về. Nắng ấm chiếu qua rèm. Đã qua một đêm bão tố. Em tỉnh giấc, đầu nặng như chì và toàn thân ê ẩm. Không biết em đã thiếp đi từ lúc nào. Có lẽ em đã ngủ say trong lòng Khôi Nguyên, để anh ấy phải đặt em nằm xuống giường, rồi kéo chăn đắp lại cho em. Em nhìn trên giường ngủ của mình có hai tấm chăn và hai cái gối bông. Chứng tỏ đêm qua Khôi Nguyên đã ở cùng phòng để canh chừng giấc ngủ cho em. Em uể oải bước xuống nhà dưới. Khôi Nguyên đang ngồi trên ghế sofa loay hoay với cây bút và quyển sổ tay. Trên cái gạc tàn thuốc là điếu xì gà đang cháy. Nghe tiếng động, Khôi Nguyên tạm ngừng viết, ảnh ngước mặt nhìn lên bậc thang; nơi em đang đứng dụi mắt. - Ngọc Diệp, cô đã dậy rồi. Hãy đánh răng, rửa mặt, sau đó dùng buổi điểm tâm; tôi đã chuẩn bị tất cả cho cô rồi đấy. - Anh dậy từ lúc nào vậy? Em hỏi, bộ dạng em lúc đó rất mệt mỏi. - Từ lúc sớm kia, tôi có thói quen thức dậy trước lúc mặt trời mọc. - Ờ, - Cô vẫn thấy mệt trong người à? - Đêm qua xảy ra nhiều chuyện quá. Người tôi đuối kinh khủng. - Không sao đâu, lát nữa khi đồng hồ sinh học đã ổn định lại, cô sẽ thấy thoải mái hơn. - Cám ơn anh! - Không có gì đâu, tôi làm việc tiếp đây, chúc cô buổi sáng tốt lành! Biểu hiện vui vẻ của Khôi Nguyên làm em ngạc nhiên. Em lắc đầu, nói thầm trong bụng: “Anh ấy bị làm sao thế nhỉ? Chẳng giống anh ấy thường ngày chút nào.” Em đi uể oải xuống nhà bếp, trước tiên là mở mâm thức ăn ra xem phán đoán của mình có đúng không. Chính xác tuyệt đối! - “Biết ngay mà. Ảnh chỉ có thể làm được mỗi món này thôi.” Hai cái trứng gà ốp la bên trên có rắc mấy hột muối tiêu, hai ổ bánh mì nóng giòn. Hôm trước chỉ có một ổ bánh mì, hôm nay tăng lên. Có lẽ Khôi Nguyên “đã tinh ý”, biết em là đồ “tham ăn” nên đặc biệt thêm số lượng bánh mì cho em. “Chàng ngốc của em, cám ơn anh!” Em mỉm cười, cảm thấy rất hạnh phúc. Đánh răng xong, vào nhà vệ sinh lau mặt, em mới để ý thấy đống đồ hôm qua đi mưa đã không cánh mà bay. Em vội chạy lên nhà hỏi Khôi Nguyên: - Áo đồ ở trong thau, biến đâu mất rồi? -Tôi đem đi giặt rồi. Khôi Nguyên, đáp. Vẻ mặt ảnh đã trở lại như thường ngày, lạnh lùng, khô khốc. - Trời ơi! - Em thốt lên. - Cô bị làm sao vậy, lần đầu tiên thấy đàn ông giặt đồ à? - Không phải. - Thế sao lại la lên? - Anh giặt hết luôn sao? Kể cả đồ của tôi anh cũng... - Phải, tôi đã thanh toán xong hết không bỏ sót cái nào. Nói cho cô biết, giặt đồ cũng là một trong những cách giải trí khá thú vị, nó làm tôi bớt căng thẳng. - Hả? Anh giặt bằng tay hết luôn ư? - Đúng vậy, tôi không có thói quen dùng máy. Mặt em đỏ bừng lên. Nếu đúng như ảnh nói thì... ôi, xấu hổ chết đi được. Chẳng lẽ cả đồ lót của em mà ảnh cũng động tay vào hay sao? Trời ơi, đúng là xúi quẩy mà, biết vậy tối qua giặt luôn đi. Em tự trách mình bất cẩn để xảy ra cơ sự này. Khôi Nguyên điềm nhiên nói: - Ngọc Diệp à! Thời buổi nào rồi mà cô còn ngại mấy chuyện đó. Tôi nghĩ nó quá bình thường, nếu cô không muốn vậy thì lần sau tôi sẽ bỏ đồ của cô ra là được thôi mà. - Không, ý tôi không phải như vậy, nói chung là... thôi, thôi... tôi không nói với anh nữa, tôi đi ăn sáng đây. Em lo chuồng lẹ. --- Ăn sáng xong, em và Khôi Nguyên bàn về kế hoạch sắp tới. Em mở lời trước: - Anh có tìm ra được manh mối nào nữa không? - Theo như những gì bà Hiền kể thì ông Trịnh Vỹ có rất nhiều điểm khiến tôi đặt nghi vấn. - Nghi vấn? - Tôi luôn băn khoăn về động cơ thật sự ông ấy xây dựng căn nhà này. Rốt cuộc ông ấy muốn làm gì ở đây? - Chẳng phải bà Hiền đã nói rồi sao. Căn nhà này ban đầu là xây cho “mụ yêu tinh” (ám chỉ bà Thùy Dung) kia ở. - Nếu như vậy thì không hợp lý cho lắm! Cô thấy đó, căn nhà này rất rộng, riêng tầng hai đã có đến 5 phòng ngủ. Nếu xây cho mỗi một mình bà Thùy Dung ở thì có cần thiết phải nhiều phòng như vậy không hả? Khôi Nguyên đặt vấn đề. - Đúng rồi, điều này thật không bình thường chút nào. Em tán thành với suy luận của Khôi Nguyên. - Điểm thứ hai là những quyết định “kỳ quặc” của ông Trịnh Vỹ. Ông ta bỏ ra một số tiền lớn phải dành dụm cả đời mới có được, để thuê lại một ngọn đồi, với ý định trồng trà. Nhưng ông ta chỉ trồng có một vụ thì bỏ, mảnh đất bị bỏ hoang. Ông ta không tiếc tiền hay sao? Còn đám người Hoa không rõ lai lịch kia nữa, những người đó có quan hệ như thế nào với ông Trịnh Vỹ? Một tháng họ tìm đến ông Trịnh Vỹ một lần, lần nào về ông cũng vui vẻ, vậy ông ta đã đi đâu và làm gì? Có rất nhiều câu hỏi cần lời giải đáp cô Ngọc Diệp à! - Ừm, anh nói rất có lý. Ngay từ đầu việc xây dựng căn nhà này đã không bình thường rồi. Còn một điều mà tôi thấy rất lạ nữa, đó là việc ông Trịnh Vỹ giao lại căn nhà mình đang ở cho bà Thùy Dung, còn cha con họ lại dời lên một địa điểm rất bất tiện; việc đi lại rất khó khăn trong khi cô Hoàng Lan đang ở độ tuổi ăn học, còn bản thân ông Trịnh Vỹ cũng phải đi làm hằng ngày. Anh thấy đó, con đường dẫn lên đồi trà nhất định phải cuốc bộ chứ không thể đi bằng phương tiện nào khác. Dù có thương em gái cách mấy, về mặt thực tế mà nói: ông Trịnh Vỹ không thể quá tốt bụng như vậy. - Đúng, tôi đang băn khoăn và đặt ra rất nhiều giả thiết về động cơ thật sự ông Trịnh Vỹ xây dựng căn nhà; tôi cảm thấy có một sự liên hệ mật thiết, giữa bi kịch của hai cha con họ với căn nhà kỳ quái này. Và... tất nhiên rồi, không loại trừ khả năng đó... Khôi Nguyên bỏ lửng câu nói, anh ấy lại ngồi khoanh tay trước ngực, còn tay kia thì bấm chóp mũi. - Anh muốn nói đến khả năng nào vậy? - Em tò mò. - Tôi chưa có đủ dữ kiện để đưa ra kết luận đáng tin cậy. Tất cả chỉ là suy đoán mơ hồ, đôi lúc những suy đoán kiểu đó sẽ tiêu hao rất nhiều công sức và thời gian của chúng ta; mà kết quả lại chẳng được gì. Tốt nhất, là chúng ta nên tập trung giải quyết những điểm mấu chốt trước đã. - Theo anh, chúng ta sẽ làm gì tiếp theo đây? Lại đến nhà bà Hiền sao? - Chúng ta sẽ đến nhà bà Hiền, chắc chắn rồi. Nhưng trước khi trở lại đó, đã đến lúc chúng ta phải thăm hỏi một người. - Thăm hỏi một người ư? --- Cũng đã khuya lắm rồi. Chắc em phải dừng bút tại đây thôi. Em hứa sẽ viết thư để kể tiếp câu chuyện này cho hai nghe. Hai nhớ giữ gìn sức khỏe, ăn uống điều độ và nhớ không được thức khuya quá! Nếu về nước mà sụt cân, ốm yếu là chết với em đấy! Tạm biệt hai, chúc hai ngủ ngon! Em gái: Ngọc Diệp Nguồn: (Facebook: s:// .facebook.com/nhim.kute.50 Mail: lekimquoc7@gmail.com)
|
Chương 11 Chương 11 --- Thư gửi Tâm Đan (From: Việt Nam To:,) --- Sương mù, ngày hai bốn, tháng năm, năm Ất Mùi. Tâm Đan (cô bồ yêu mến của mình!) Mình đã nhận được thư hồi âm của bồ. Không ngờ đã ngần ấy năm, mà Tâm Đan vẫn còn nhớ chuyện đó. Cũng đúng thôi, làm sao có thể quên được một kỷ niệm đáng giá như vậy nhỉ? Ngày ấy không có bồ chắc giờ này, mình không thể ngồi đây viết thư được. Hôm đó, bồ khỏe thật đấy! Cõng mình từ con suối vượt qua những ngọn đồi, ra được bên ngoài quả là một kỳ tích. Công nhận bọn mình cũng xui xẻo thật, cúp học đi lội suối đã chẳng được gì, lại còn chuốc họa vào thân. Nhưng cũng nhờ tai nạn đó mà mình nhận ra được thế nào là tình bạn. Người bị rắn cắn là mình, thế mà người lo lắng, hốt hoảng nhất lại là bồ. Hình như, bồ coi trọng sự an nguy của Ngọc Diệp còn hơn bản thân Ngọc Diệp lo cho mình nữa. Ngày ấy đã khắc sâu vào tâm khảm mình. - Ngọc Diệp, đừng ngủ, đừng ngủ… không được ngủ. mau tỉnh lại đi. Khi đó mình bị trúng nọc rắn, đang rơi vào trạng thái mê mang. Bồ lay gọi mình, gào đến khản cổ. Bồ còn định dùng miệng hút độc chỗ vết thương. - Đừng làm vậy... nguy… nguy hiểm lắm! - Mình thều thào. - Hừ, có chết thì cùng chết. Nói xong, bồ cúi xuống hút máu độc chỗ chân mình, nhổ ra ngoài. - Vô… ích thôi… Hãy nói... nói lại với…anh mình…- Lúc đó mình nghĩ rằng sẽ chết chắc nên trăn trối vài lời. Nhưng, bồ lập tức ngắt lời mình ngay: - Im đi! Mình không cho phép bồ nói như vậy. Nếu có chết thì chết cho đẹp. Ta có thể bị số phận đánh bại, nhưng tuyệt đối không để chính bản thân mình đánh bại mình, hiểu chưa hả! phải đấu tới cùng, chơi tới cùng, phải sống đến cùng, đến cùng…ggg. Bồ thét lên như một dũng sĩ oai linh giữa chiến trường oanh liệt. Những lời nói đó đã tiếp thêm sức mạnh cho mình. Khi nằm ở trên lưng bồ, mình luôn dùng ý chí để dặn mình: “Không được ngủ! không được ngủ! mày phải sống, phải sống, nhất định phải sống.” Bồ đã đúng khi nói: - "Trong cuộc vật lộn với thần chết, có thể mình sẽ thất bại, nhưng trước khi ngã xuống phải cho hắn ta một phen đổ mồ hôi sôi nước mắt, hắn có thể hủy hoại thể chất của ta chứ không thể, và không bao giờ hủy hoại được tinh thần và ý chí kiên cường của ta. Dù hắn có đánh ngã ta đi nữa thì ta vẫn là người chiến thắng. Sẽ luôn luôn là như vậy.” Kỉ niệm nhắc lại để chúng ta thêm trân trọng tình bạn cao cả, chúng ta dành cho nhau. Mình đang chờ đợi, ngày đêm chờ đợi… ngày bồ trở về thăm mình, đi theo một anh chàng người Đức siêu tài giỏi giống như bồ vậy. Mình không dám hứa trước đâu nha. Nhưng mình sẽ cố gắng để đến ngày hôm đó, mình cũng đi theo một anh chàng siêu đẹp trai, siêu tài giỏi, lại vô cùng tốt bụng nữa, để ra mắt bồ. Mình cá chắc là bồ đang rất sốt ruột và nôn nóng lắm đây! Câu chuyện về chàng thám tử kỳ tài lần trước mình kể cho bồ, không chỉ làm mình bồ quan tâm thôi đâu. Anh trai mình và, sơ Bình cũng rất háo hức. Lần nào họ viết thư hồi âm cho mình cũng hối thúc mình kể về tình tiết tiếp theo cho họ nghe. Anh trai mình thì đặc biệt chú ý đến ông Trịnh Vỹ và đám người Hoa. Còn sơ Bình lại tập trung hỏi về những cơn ác mộng, cô Hoàng Lan và bà Thùy Dung. Còn bồ thì lại khác, đúng là bạn thân của mình chẳng sai chút nào; có bồ là hiểu tâm tư của mình nhất. Hèn gì bồ cứ hay hỏi về ảnh. Mình sẽ trả lời câu hỏi của bồ ở bức thư trước. Bồ hỏi: “Mình có cảm nhận được tình cảm Khôi Nguyên dành cho mình không?” Thú thật với bồ: Mình mù tịt. Tình cảm của Khôi Nguyên dành cho mình còn là một ẩn số, riêng về phần mình thì đã có kết quả. Tất nhiên, mức độ tình yêu thì còn quá sớm, nhưng thích và mến ảnh thì… CHẮC CHẮN RỒI. --- Khôi Nguyên muốn tìm thêm những manh mối từ người nhà của Kiều Oanh - người phụ nữ đã mất 2 năm về trước, có đến tìm Khôi Nguyên kể về giấc mơ ma ám. Mẹ của Kiều Oanh là cô Thúy, một người đàn bà vốn dĩ cũng rất lạc quan yêu đời. Nhưng kể từ ngày đứa con gái duy nhất của cô mất đi, cô vẫn chưa thôi đau khổ, dằn vặt. Đêm nào cũng khóc con nên hai mắt đã thành tật - nó cứ sưng húp lên. Cơ thể vốn ốm yếu mỏng manh của cô, nay phải chịu sự trừng phạt của số phận bi thảm; nên xuống cấp thêm trầm trọng. Gương mặt với khí sắc u uất ảm đạm, quá nhợt nhạt đến nổi làm người ta phải lo sợ cho cô; e rằng: cô khó có thể chống chọi thêm được nữa. Tụi mình vào nhà thắp cho Kiều Oanh nén nhang. Khôi Nguyên không che giấu mục đích của cuộc viếng thăm; anh ấy nhận mình là thám tử, nói cho cô Thúy nghe về cuộc gặp gỡ giữa ảnh và Kiều Oanh; tại văn phòng của Khôi Nguyên hai năm về trước. Cô Thúy là người hiểu chuyện, thế nên cô đồng ý giúp tụi mình; bằng cách trả lời tất cả những câu hỏi có liên quan đến con gái của cô; là Kiều Oanh, những tháng ngày trước khi người con xấu số đó bỏ lại cô mà ra đi vĩnh viễn. - Một, hai tháng trước khi Kiều Oanh mất, cô có thấy biểu hiện gì khác thường không ạ? Thí dụ như buồn phiền hay bị kích động chẳng hạn. - Khôi Nguyên hỏi. - Nó luôn trong tâm trạng bất an lo lắng, ăn ngủ không yên. Nó kể cho cô nghe những cơn ác mộng kinh hoàng và muốn cô mời thầy cúng. Cũng tại cô tất cả, nếu cô không vô tâm bỏ mặc nó, thì nó đã không bỏ cô lại mà đi rồi. Cô Thúy rưng rưng nước mắt. - Đó không phải lỗi của cô, cô đừng tự dằn vặt mình như vậy Kiều Oanh sẽ buồn lắm! Nếu cô thương con gái mình thì phải vượt qua mọi nỗi đau, sống khỏe và an lạc mới phải chứ! Mình động viên, khuyên nhủ cô ấy. - Cám ơn cháu, Ngọc Diệp! Cô Thúy dụi nước mắt, cố gắng bình tâm lại. - Kiều Oanh là người rất lạc quan, cho đến khi cô ấy gặp phải những cơn ác mộng thì tinh thần bị suy sụp hoàn toàn. Nhưng ngoài nguyên nhân đó ra thì cô Thúy có phát hiện gì khác không? Ý cháu là những áp lực từ cuộc sống, gia đình hay thậm chí là từ bạn trai chẳng hạn? Khôi Nguyên tiếp tục lần tìm manh mối. - Ngoài những cơn ác mộng ra, không có áp lực nào từ gia đình, bạn bè, công việc, hay xã hội. Trước khi mất khoảng 2 tháng nó còn đang hẹn hò với một người con trai; nó còn khoe với cô về anh chàng đó nhiều lắm. Nào là anh ấy rất đẹp trai phong độ, lại tài giỏi và giao tiếp tốt… Khôi Nguyên tỏ ra đặc biệt quan tâm đến thông tin vừa rồi. Đang ngồi yên lành trên cái ghế mây, ảnh bổng chồm người về phía trước. - Kiều Oanh đã hẹn hò với bạn trai, trước khi mất hai tháng ư? Vậy người con trai đó là ai? Đang làm gì? Cô Thúy có biết không ạ? - Thời gian đó nó có nói với vợ chồng cô: “Ba mẹ chuẩn bị tinh thần đi, con sắp đem con rể tương lai về ra mắt ba mẹ rồi đấy!” Cô và chú rất tò mò muốn biết cậu đó là người như thế nào nên cũng hối thúc nó đem về cho cả nhà xem mặt. Cuối cùng con rể cũng chẳng thấy mặt mũi đâu, mà con mình đã bạc mệnh rồi. Ánh mắt Cô Thúy buồn bã. - Vậy là, đám tang Kiều Oanh, người con trai đó không đến viếng ạ? Mình hỏi. - Không cháu à! Mắt cô Thúy cụp xuống vì thương cảm cho con. - Sao lại có những con người vô tình đến thế nhỉ? Người ta hay nói: nghĩa tử là nghĩa tận còn gì. Mình cảm thấy bức xúc. - Chắc cậu ta lo làm ăn quá(!) nên người yêu của mình chết lúc nào cũng chẳng biết luôn. Cô Thúy mỉm cười chua cay. - Cô có biết chút gì về lai lịch của anh ta không? Khôi Nguyên tiếp tục điều tra. - Có lần cô nghe Kiều Oanh khoe cậu ta là giám đốc của một thẩm mỹ viện làm ăn rất phát đạt. Thông tin về cậu ta chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Không ngờ một người lạc quan như Kiều Oanh lại quyết định như vậy. Mình cũng buồn thay cho cô ấy. Gặp mình thì dẫu trời có sụp xuống đè lên người mình, mình cũng lóp ngóp bò dậy cho bằng được, chứ không đời nào tự mình giết đi sinh mệnh quý giá của mình. - Cô nói có sách mách có chứng, hai cháu ngồi chờ cô một lát, cô lấy thứ này cho xem. Nói rồi cô Thúy đứng lên bỏ đi vào phòng. Lát sau, cô trở ra với tập album ảnh trên tay. - Đây, hai cháu xem đi! Cô Thúy chuyển album ảnh gia đình cô cho mình. Mình lật từng trang ảnh để xem, phải công nhận, Kiều Oanh là một cô gái cực kỳ duyên dáng, dễ thương. Cách cô ấy cười, cô ấy làm duyên, cử chỉ của cô ấy qua những bức ảnh chụp chung với gia đình; có thể đoán được cô ấy là một người hướng ngoại, năng động, sôi nổi, nhiệt tình. Trong khi mình xem ảnh thì Khôi Nguyên tiếp tục hỏi cô Thúy để thu thập những thông tin mà anh ấy quan tâm. - Kiều Oanh có tài khoản facebook chứ ạ? - À, nó không chơi face. - Lạ thật! Theo như tính cách của Kiều Oanh thì... - Cô hiểu ý cháu, nhưng con gái của cô là vậy đó, nó có những nguyên tắc xem ra hơi bảo thủ. - Hơi bảo thủ? - Tức là, nó sống hòa mình với người khác, nhưng vẫn theo chiều hướng gia giáo. Âu cũng do chú ở nhà cả, ông ấy mà dạy con thì nho gia không ai bằng đâu. Ông ấy nói: "mạng xã hội làm con người ta sống ảo, lệ thuộc, dễ bị nghiện và “thiếu tình”. - Vậy nên chú đã cấm Kiều Oanh ạ? - Không phải như vậy đâu cháu, chú ở nhà coi vậy mà rất đề cao tính tự giác của con trẻ. Phải cái, chú rất có uy, chỉ cần nói qua là con cháu tự noi theo ngay. Cô Thúy, tự hào về chồng mình. - Khôi Nguyên, anh xem này! Mình cắt ngang cuộc nói chuyện của hai người. Đưa quyển album ảnh cho Khôi Nguyên xem. - Đây, anh xem đi! Mình chỉ cho anh ấy xem một bức ảnh chụp đại gia đình nhà cô Thúy. Khôi Nguyên như bắt được vàng, “soi” bức ảnh rất kỹ. Sau đó, đưa cho cô Thúy xem và hỏi cổ: - Người đàn ông này là ai ạ? Khôi Nguyên chỉ ngón tay trỏ vào bức ảnh chụp có rất nhiều người, trong đó có một người làm Khôi Nguyên rất chú ý. - À, đó là anh trai của cô. - Còn cậu bé này? Khôi Nguyên tiếp tục hỏi. - Là con trai của anh ấy: Hoài Phong. - Trời ơi! – mình thốt lên. Lúc đầu khi nhìn thấy bức ảnh chụp có thằng bé dị tướng đang ngồi bằng lưng trên ghế, lòng bàn tay, bàn chân to bè; lại lều khều, lóng ngóng. Thì bỗng nhớ lại câu chuyện bà Hiền mới kể gần đây về đứa cháu kỳ dị của ông Trịnh Vỹ. - Ngọc Diệp, cháu bị làm sao vậy? - Cô Thúy ngạc nhiên hỏi. - Vậy ra, cô và nhà ông Trịnh Vỹ là bà con sao? - Đúng rồi, sao cháu biết? - Cô Thúy ngơ ngác. Mình kể lại những điều ma quái mình đã gặp phải trong thời gian qua cho cô Thúy nghe. Nghe xong cô Thúy vừa sửng sốt, vừa hoang mang, và còn rất lo lắng cho mình nữa. Có lẽ cô ấy không muốn mình sẽ như con gái cô ấy, có một kết cục bi thảm. - Cô Thúy có thể nói rõ hơn cho cháu nghe về hai cha con họ (Đăng Khoa và Hoài Phong) không ạ? Khôi Nguyên như bắt được vàng. - Người này, - cô Thúy chỉ vào người đàn ông trong bức ảnh, tức là Đăng Khoa - là anh cùng mẹ khác cha với cô. Cha của anh ấy là một viên sĩ quan trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, ông ta là một kẻ ăn chơi trác táng; năm mẹ cô 17 tuổi ông Sinh - cha của Đăng Khoa - đã làm bà có bầu. Sau đó, ông ta bỏ rơi mẹ cô để bà bơ vơ bất vất đầu đường xó chợ. Lúc đang mang thai anh Khoa, mẹ cô đã gặp ba; ba vì thương mẹ số khổ nên cưu mang, rồi lấy bà làm vợ. Mẹ cô có bốn người con cả thảy: 1 với người đàn ông phụ bạc kia - tức là ông Sinh - , và 3 với chồng của bà. Đúng là: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, anh Khoa giống gì không giống, lại giống ông Sinh ngón nghề ăn chơi, cờ bạc, gái gú, rượu chè… Đi theo vết xe đổ của người cha không nuôi được anh ấy một ngày, anh Khoa làm cho một người đàn bà có bầu rồi bỏ rơi chị ta. Nhưng phấn đấu hơn người cha của mình ở điểm, anh ấy giật lấy đứa bé mới sinh đang nằm bú trên tay mẹ nó. Anh ấy cướp nó đi, chia cắt hai mẹ con họ; mà bản thân anh ấy thì thật tồi tệ. Không có khả năng và điều kiện để nuôi con thế mà vẫn ham hố dành lấy, để rồi thằng nhỏ phải lớn lên trong một hoàn cảnh cay đắng. Đi đâu cũng bị người ta xua đuổi, ở với mẹ ghẻ cũng không yên, sống lay lất như vậy mà thằng nhỏ Hoài Phong đó cũng qua được đến năm mười lăm tuổi. Một buổi chiều nọ. Hai cha con họ đến gặp vợ chồng cô. Chẳng là, thằng Hoài Phong không thể ở với mẹ ghẻ nó được nữa rồi. Ba nó (anh Đăng Khoa) lại không có khả năng nuôi dưỡng nó vì còn phải lo cho ba đứa con khác với người vợ đang chung sống. Lại thêm, thằng Hoài Phong này bướng bẩn, lì lợm; nên anh ấy không quản lý được. Anh ấy muốn giao nó lại cho cô chú chăm sóc một thời gian. - Nhưng cô đã từ chối? - Đúng vậy Khôi Nguyền à! Ban đầu, cô cũng thương và muốn nhận nó, nhưng chú không cho phép. Chú nói: “Nó còn cha, còn mẹ. Cha nó không có trách nhiệm hay sao? mà bận mình phải quan tâm đến.” và chú rất bực mình anh Đăng Khoa. Chú thường bảo: đó là nghiệp chướng từ đời ông Sinh để lại. Chiều hôm đó, chú nhà rất cương quyết. Chú đuổi thẳng hai cha con ra khỏi nhà, và tuyên bố: “Từ nay không còn quan hệ anh em gì nữa.” Tưởng làm vậy anh Đăng Khoa sẽ tự ái mà lo làm ăn nuôi con, không còn bài bạc rượu chè nữa. Nào ngờ anh ấy lại đem thằng Hoài Phong giao lại cho Dượng Vỹ - một người không bà con thân thích gì với anh ấy. Chẳng thà, dì Thanh Mai còn sống thì còn được. Đằng này dì đã mất sớm, hai cha con dượng Vỹ sống với nhau, thêm một bà điên (Thùy Dung) đã đủ mệt rồi, nay lại phải nhận nuôi một đứa bướng bỉnh, cứng đầu như Hoài Phong thì khỏi phải hỏi cực thế nào. - Hai cha con họ vẫn còn liên lạc với cô chứ? - Anh Đăng Khoa đã mất gần mười năm, còn thằng Hoài Phong thì không gặp lại nữa kể từ ngày đó.... (10 năm trước) lúc nó trở về đưa đám cha nó, Thằng Hoài Phong bây giờ phát đạt lắm! Chẳng ai biết nó làm gì mà có nhiều tiền vậy, nó ở nước ngoài, sau lần về đưa tiễn cha nó thì chẳng ai còn thấy mặt nó nữa. Nó vẫn thường xuyên gửi tiền về giúp những người trong dòng họ gặp khó khăn, nhưng hình như chỉ có vậy thôi. Nó không muốn quan hệ thân thiết với chúng tôi hay sao đó. Chắc nó còn ám ảnh quá khứ bị người khác coi thường, xua đuổi. - Mẹ của cô và mẹ của Hoàng Lan là hai chị em ruột. Quan hệ họ hàng cũng khá là gần gũi. Vậy chắc Kiều Oanh cũng đã qua bên nhà ông Trịnh Vĩ nhiều lần rồi? - Nó ít qua lắm Khôi Nguyên! Nói đúng hơn là nó không dám qua. - Không dám qua? - Vì căn nhà đó làm nó sợ và bà điên kia nữa. - Căn nhà đó cũng làm Kiều Oanh sợ sao ạ? - Đúng vậy Ngọc Diệp, không chỉ Kiều Oanh thôi đâu. Mà ngay cả cô và mọi người sống quanh khu vực đó đều tránh xa nó. Lúc nãy, nghe cháu kể chuyện của mình, nói thật cô đã rất lo lắng cho cháu; cô lo lắng không phải vô duyên đâu. - Cô biết chuyện gì nữa sao? Khôi Nguyên hỏi. - Đã có ba vụ mất tích xảy ra ở căn nhà đó. Đó đều là những người đến thuê nhà ở. Cô Thúy trả lời, vẻ mặt toát lên nỗi sợ sệt. - Có chuyện như vậy ư, rồi công an họ đã vào cuộc điều tra chưa? Mình thấy Khôi Nguyên có hơi chau mày, điều đó chứng tỏ anh ấy đang rất phấn khích trước thông tin vừa rồi cô Thúy cung cấp. - Rồi, họ đã điều tra. Nhưng vô ích, những người bị mất tích đó đến nay không biết đã tìm được chưa(?) - Nó đã xảy ra lâu chưa ạ? - Cô không nhớ rõ chính xác thời gian. Đó là, còn chưa kể đến những chuyện khủng khiếp khác liên quan đến ngôi nhà ma đó. - Có những chuyện khủng khiếp nữa sao? Mình tái người khi nghe cô Thúy nói. - Đó là những trường hợp thuê căn nhà, ở một thời gian, người thì tai nạn chết, người thì bị bệnh điên. Theo như lời kể của cư dân sống bên kia đồi trà, đã có nhiều người ở đó nhìn thấy một bóng ma đi vất vưởng bên này (trên đồi trà), người ta đồn rằng: đó là bóng ma của Hoàng Lan, vì hồi đó Hoàng Lan đã treo cổ tự tử ở cây đa vốn dĩ đã có rất nhiều câu chuyện ma quỷ đồn thổi. Không biết Khôi Nguyên nghĩ gì trong đầu, riêng mình tin chắc những điều đó là sự thật. Vì mình đã tận mắt nhìn thấy cái bóng trắng trong đêm mưa tầm tả hôm rồi. Mình không phải đang bị ảo giác, mà đó là hiện thực. - Kiều Oanh kể lại cho cô nghe những cơn ác mộng của mình ra sao ạ? Khôi Nguyên tìm kiếm thêm thông tin quý giá. - Nó kể: nhìn thấy cô Hoàng Lan hiện về mỗi đêm và nói với nói: “Cô chết tức tưởi lắm! Tức tưởi lắm!” Một tháng trước khi mất, nó kể: cô Hoàng Lan hiện ra trong giấc ngủ, bóng cô ấy vắt vẻo trên cành cây, cô ấy nói với nó: “Coi chừng! Coi chừng! Hãy coi chừng!” Cả mình và Khôi Nguyên đều nín lặng. Cô Thúy cũng vậy, không nói thêm gì nữa, mỗi người với một suy nghĩ riêng. “Rò…rò…rò…” Mình giật thót, Đó là tiếng rung của chiếc điện thoại Nokia nằm trong túi áo khoác của Khôi Nguyên. Mình để ý thấy đôi mắt anh ấy sáng lên khi nhìn vào màn hình chiếc điện thoại. Khôi Nguyên nghe máy: - Alo “...” “...”... Cuộc điện thoại vừa kết thúc, ảnh quay sang mình nói: - Ngọc Diệp, chúng ta phải về thôi! Khôi Nguyên đứng lên, có vẻ nhanh nhẹn khác thường. Cuộc điện thoại vừa rồi là của ai? Và người đó đã nói gì với anh ấy? Nguồn: (Facebook: s:// .facebook.com/nhim.kute.50 Mail: lekimquoc7@gmail.com)
|
Chương 12 Chương 12 --- Người đã gọi cho Khôi Nguyên là bà Hiền. Lúc tụi mình đang nói chuyện với mẹ Kiều Oanh thì Bà Hiền đang ở dưới đồi trà. Bà ấy đã đến tìm tụi mình nhưng ngại lên con dốc cao, vì tuổi già sức yếu, lại mắc bệnh đau lưng. Tụi mình chào cô Thúy ra về. Trước khi đi, Khôi Nguyên đã lấy số điện thoại của cô Thúy để liên lạc khi cần thiết. --- Đưa Bà Hiền lên nhà, để bà ngồi ở ghế sofa, Khôi Nguyên hỏi thăm tình hình sức khỏe của bà, còn mình thì đi rót cho bà ly trà nóng. Kiểu gì thì kiểu, người già và đặc biệt là những người như bà Hiền phải có chút đậm nhạt thì kể chuyện mới ngọt giọng. - Trà đây ạ, bà uống cho ấm bụng. Mình bưng ly trà vừa mới rót đưa sang cho bà Hiền. - Cám ơn cháu, Ngọc Diệp. - Bà Hiển mỉm cười hiền hậu. - Sức khỏe của bà không tốt, cứ ở nhà tụi cháu sẽ đến thăm; ai lại để bà phải lặn lội đường xa, chịu cực khổ như vậy. - Bà không thể đợi được Khôi Nguyên à! Đêm qua, bà lại mơ thấy cô Hoàng Lan. Có lẽ cậu đã đúng, cô Hoàng Lan có một nỗi oan nào đó. - Lần trước bà có nói đến một biến cố, đó là biến cố gì vậy ạ? Khôi Nguyên đi thẳng vào trọng tâm luôn. - Đó là biến cố của một người khác, nhưng nó có liên quan đến những chuyện sau này trong gia đình của ông Trịnh Vỹ. - Của một người khác ư? - Bà Thủy Tiên - người em kết nghĩa - của ông Trịnh Vỹ, có chồng là một tên vũ phu bệnh hoạn. Bà Thủy Tiên vừa xinh người lại đẹp nết, không hiểu sao lại lấy ông Phước Tuệ làm chồng - một kẻ xem việc đánh vợ là thú vui tiêu khiển. Hai vợ chồng họ có một người con trai duy nhất tên là Thế Anh. Ngày nọ, ông Phước Tuệ trở về nhà trong trạng thái bị kích động. Đập phá đồ đạt trong nhà đã là lệ thường. Ông liên tục chửi bới bà Thủy Tiên. Gọi bà là con đĩ. Khi đó, ông ta điên tiết lắm! Theo như lời bà Thủy Tiên kể lại: Ông ta không chỉ dùng tay chân đấm đá vào mặt bà. Mà còn cầm dao dọa sẽ giết bà nữa. Bà Thủy Tiên đã bị ăn đòn nhiều trận rồi. Nhưng lần đó là nặng nhất. Nếu con trai bà; Thế Anh mà không về kịp thì chắc bà đã bỏ mạng. Cái ông Phước Tuệ đó đúng là đồ súc vật! Ngay cả con mình mà ông ta cũng không thương xót, xém chút nữa cậu Thế Anh đã bị đâm chết nếu cậu ấy không chạy kịp. - Chuyện gia đình bà Thủy Tiên có gì liên quan sao thưa bà? Khôi Nguyên hỏi. - Sẽ không liên quan nếu bà Thủy Tiên không phải là em kết nghĩa của ông Trịnh Vỹ. Tối hôm đó, căn nhà này đón thêm hai thành viên mới. Bà Thủy Tiên vì không muốn, và cũng không dám về lại nơi địa ngục trần gian đó; bà khóc lóc cầu xin ông Trịnh Vỹ, cho bà và cậu Thế Anh trú tạm ở chỗ ông một thời gian. - Và ông Trịnh Vỹ đã chấp nhận? - Ông ấy không chỉ chấp nhận bình thường thôi đâu. Ông còn muốn bà Thủy Tiên ở lại với ông, dù có khó khăn cách mấy đi nữa ông cũng kham được, chứ tuyệt đối không cho phép bà Thủy Tiên quay trở lại với người chồng bất lương đó. - Tức là, sau khoảng một năm cha con ông Trịnh Vỹ chuyển nhà, thì bà Thủy Tiên đến? - Đúng vậy đó cậu Khôi Nguyên. Căn nhà này khi đó cả thảy là sáu người. Bà và Thủy Tiên ở một phòng, cậu Thế Anh và Hoài Phong ở một phòng, cô Hoàng Lan và ông Trịnh Vỹ ở hai phòng riêng. - Tính cách của hai mẹ con đó như thế nào thưa bà? Khôi Nguyên hỏi. - Bà Thủy Tiên là một người phụ nữ đẹp, lại nết na thùy mị. Cậu Thế Anh cũng vậy, có lẽ do ảnh hưởng từ người mẹ của mình. Tính cách của cậu cũng ôn nhu, hiền hậu lắm! Cậu ấy trái ngược hoàn toàn với thằng Hoài Phong. Nếu thằng Hoài Phong là đứa bướng bỉnh, lì lợm thì cậu Thế Anh lại ngoan hiền và biết nghe lời. Thế Anh rất sợ làm mếch lòng người khác nên trong mọi cử chỉ, lời nói của mình cậu ấy đều rất để ý. Lại thêm cậu ấy rất siêng năng, cần mẩn. Lần nào bà làm việc nhà cậu ấy cũng đứng ra giúp đỡ. Bà có nói với cậu ấy: “Việc nhà, cháu hãy để cô, cô làm công ăn lương mà. Cháu hãy dành thời gian mà ôn luyện bài vở cho kỳ thi đại học sắp tới.” “Cô đừng nói vậy. Giúp được cô thì tốt chứ sao. Hơn nữa, cháu đang ở nhờ nhà bác Vỹ, nếu ăn không mà chẳng làm gì, cháu cũng thấy ngại lắm!” Những gì cậu Thế Anh nói với bà, thằng Hoài Phong đều nghe thấy. Từ đó nó rất ghét cậu Thế Anh, chỉ trừ ra lúc bắt buộc phải ngủ chung phòng với cậu Thế Anh, không khi nào nó và cậu ấy gần gũi cho được. Tuy cậu Thế Anh không thổ lộ lòng mình ra, nhưng bà biết cậy ấy cũng không có thiện cảm với thằng Hoài Phong. - Thời gian đó, Thế Anh đang ôn thi đại học ạ? Khôi Nguyên tiếp tục hỏi bà Hiền. - Nếu tính đúng tuổi thì cậu ấy đáng ra phải học năm thứ hai đại học rồi. Nhưng vì cậu ấy học trễ một năm, và vì điều kiện gia đình không cho phép, nên cậu ấy phải bỏ thi thêm một năm nữa. Thực ra cậu ấy học rất giỏi. - Cô Hoàng Lan đối với hai mẹ con họ như thế nào ạ? - Tính cách của cậu Thế Anh khiến ai gặp cũng mến. Cô Hoàng Lan cũng không ngoại lệ. Ban đầu, cô ấy có vẻ e thẹn ngượng ngùng. Nhưng càng về sau, quan hệ giữa hai người càng trở nên gần gũi thân thiết hơn. Cậu Thế Anh và cô Hoàng Lan ăn cùng nhau, chơi cùng nhau và học cùng nhau. Trông hai cô cậu ấy lúc nào cũng vui nhộn giống như cặp chim sơn ca. Dầu lại đổ thêm vào lửa.Từ hồi cậu Thế Anh xuất hiện, cô Hoàng Lan cũng ít quan tâm đến thằng Hoài Phong. Thằng nhóc lì lợm đó ghen tỵ với cậu Thế Anh nên thường hay đặt điều nói xấu, ly gián tình cảm giữa cậu Thế Anh và ông Trịnh Vỹ. Nhưng thằng nhóc đó đã không bao giờ đạt được ý đồ của nó, vì ông Trịnh Vỹ thừa biết tâm địa hiểm độc của nó. - Thế ông Phước Tuệ không tìm đến hả bà? Mình hỏi. - Có mấy lần, nhưng đều bị ông Trịnh Vỹ đe dọa. “Nếu anh không muốn ngồi tù về tội bạo hành gia đình, và cố ý giết người thì hãy câm miệng lại và biến đi trước khi tôi gọi công an.” - Theo cháu đoán, thì đã có chuyện xảy ra trong gia đình ông Trịnh Vỹ. Vì câu chuyện mà bà đang kể hẳn không đơn giản như vậy thôi đâu. - Ông Trịnh Vỹ rất mến cậu Thế Anh. Có lần bà nghe được cuộc trò chuyện giữa hai người họ. Ông Trịnh Vỹ nói: “Cháu phải cố gắng học hành cho thật tốt, thi đậu đại học. Sau này cháu phải thành đạt, để còn lo cho mẹ cháu nữa. Có thiếu thốn hay khó khăn gì bác sẽ giúp cho, cháu cứ yên tâm không phải lo nghĩ. Bác là bác của cháu, nên cháu không phải ngại gì cả.” “Dạ, cám ơn bác Vỹ đã đùm bọc, cưu mang mẹ con cháu. Cháu sẽ luôn ghi nhớ lời dạy của bác. Cháu nhất định sẽ thành công.” “Tốt, đàn ông, con trai phải vậy chứ!” --- Bà Hiền tiếp tục kể: - Lòng yêu mến, quý trọng của ông Trịnh Vỹ dành cho cậu Thế Anh lại lớn hơn sau một "tai nạn". - Tại nạn? - Cậu Khôi Nguyên không thể tin được đâu. Thế Anh coi có vẻ hiền lành vậy thôi, nhưng cậu ấy rất là dũng cảm đấy. Buổi trưa hôm đó, do đang dở việc, ông Trịnh Vỹ nhờ cậu Thế Anh qua nhà bà Thùy Dung lấy dùm ông chùm chìa khóa ông bỏ quên trong xe. Cậu Thế Anh đi ngay! Đi được nửa đường thì gặp cô Hoàng Lan đi học về. Thấy cậu Thế Anh, cô Hoàng Lan cười hỏi: “Anh đi đâu vậy?” “À, bác Vỹ nhờ anh đến nhà bà Thùy Dung lấy chùm chìa khóa.” “Anh đi một mình không được đâu.” “Sao thế Hoàng Lan?” “Nói ra dài dòng lắm! Nếu anh muốn đi thì cho cả em đi theo nữa. Như thế em mới an tâm.” “Ừm. Mình cùng đi với nhau cũng được.” Hai cô cậu ấy gọi cửa nhà bà Thùy Dung. Vừa trông thấy họ bà ta đã lớn tiếng hỏi: “Bọn mày đến đây làm gì?” “Dạ, bác Vỹ nhờ cháu vào lấy hộ bác ấy chùm chìa khóa.” Cậu Thế Anh trả lời lịch sự. “Hừ, vào lấy nhanh cho tao, rồi biến.” Hai cô cậu ấy cứ thế vào nhà; có biết đâu bà Thùy Dung đã có âm mưu từ trước chỉ chờ có cơ hội là thực hiện ngay. Bà ta đợi cho hai cô, cậu ấy vào nhà mới lén lút chốt cổng lại. Rồi lẻn ra sau nhà mở cửa cho con Rott - con chó dữ tợn nhất từ trước đến giờ bà được biết. - Hả? Con Rott mà bà Thùy Dung định thả ra cắn anh Nguyên đó sao? - Con đó là Rott con, cô Ngọc Diệp à! Con hồi đó là Rott cha. - Đừng nói là... Khôi Nguyên chau đôi mày, anh ấy đang tưởng tượng cái cảnh rùng rợn đã xảy ra cách đây 20 năm về trước. - Thật là độc ác. Mụ điên đó đã xịt con chó cắn cô Hoàng Lan. Mụ căm ghét cô Hoàng Lan đến tận xương tủy. Cũng may cô ấy nhờ có cậu Thế Anh. Khi thấy con quái vật chồm tới định cắn xé cô Hoàng Lan, cậu ấy đã bất chấp nguy hiểm đẩy cô Hoàng Lan ra, rồi lao vào ôm chặt lấy con Rott vật xuống nền đất, tay cậu ấy đấm túi bụi vào đầu con chó dại. Con Rott đó là thứ quái vật bẩm sinh, nó cào cấu, cắn xé cậu Thế Anh tơi tả. Cô Hoàng Lan khóc lóc, la hét. Van xin bà Thùy Dung: “Cô hãy nói nó dừng lại đi! Con van cô mà...van cô mà. Hu hu hu.” Bà Thùy Dung thích thú cười nói: “Để nó xé xác xong thằng đó, là đến phiên mày đấy!” Nhưng bà ấy đã tính sót nước. Con Rott không phải là kẻ bất bại. Trước bản năng sinh tồn dẻo dai và lì lợm, của cậu Thế Anh - một con người bằng xương bằng thịt nặng không quá 60 cân, đã đánh cho con chó hung dữ - công cụ của bà Thùy Dung - bị mù một con mắt. Con Rott ăng ẳng bỏ chạy lấy mạng. Cậu Thế Anh khi đó đã bầm dập, nhưng vẫn gắng sức đứng thẳng dậy, chỉ tay vào mặt bà Thùy Dung cảnh cáo: “Lần này là nó, lần sau sẽ là bà, nếu còn dám đụng đến một sợi tóc của Hoàng Lan.” Con mụ điên sợ xanh máu mặt, từ đó không còn dám lén phén, hay có mưu đồ xấu xa gì với cô Hoàng Lan nữa. - Phải vậy chứ! Mình thốt lên. Rất nể phục lòng can đảm phi thường của Thế Anh. Và hả hê khi bà Thùy Dung bị một vố đau. - Nhưng lần đó cậu Thế Anh cũng bị thương rất nặng. Phải nằm bệnh viện điều trị gần một tháng mới khỏi. Bà Hiền nhớ lại chuyện cũ, lòng bà cũng se thắt lại vì thấy thương và tội cho Thế Anh. Lại càng căm phẫn trước tâm địa độc ác của bà Thùy Dung. - Bà có biết lý do nào bà Thùy Dung lại ghét cô Hoàng Lan vậy không? Khôi Nguyên tiếp tục lần tìm manh mối. - Bà nghĩ là do cô Hoàng Lan đã dành hết tình thương của ông Trịnh Vỹ trước đây vốn là dành cho bà ta. Kể từ ngày ông Trịnh Vỹ lấy vợ, vợ mất sớm, thêm cảnh gà trống nuôi con, ông ấy rất thương cô Hoàng Lan. Bao nhiêu tình yêu thương dành cho vợ nay chuyển hết sang cô con gái xinh đẹp như hoa. Thực ra, không phải ông Trịnh Vỹ yêu con mà bỏ em. Tất cả đều là do đầu óc bệnh hoạn của bà Thùy Dung mà ra; bà ta ích kỷ một cách rất nhỏ nhen ti tiện, kết hợp với sự độc ác tàn nhẫn của một kẻ mắc bệnh tâm thần. - Sau sự việc đó, chắc ông Trịnh Vỹ rất biết ơn cậu Thế Anh bà nhỉ! Mình nói. - Tất nhiên rồi. Ông ấy từ đầu đã rất yêu mến cậu ấy; nay lại thêm chuyện bảo vệ cô Hoàng Lan mà không ngại nguy hiểm đến tính mạng của mình, lại thấy rõ hơn được nhân phẩm cao quý của cậu Thế Anh. Nhưng... Cuộc đời thật quái quỷ, không phải lúc nào cũng xuôi theo chiều gió. Tâm tính của con người cũng chẳng khác gì "quê hương hai mùa mưa nắng". Đó là lần đầu tiên bà thực sự không hài lòng về cách ứng xử của ông Trịnh Vỹ. Dù có quan tâm đến con gái mình nhiều lắm đi nữa, thì ông ấy cũng không nên làm vậy. Bà Hiền lắc đầu, thở ra ngán ngẩm. - Không lẽ ông Trịnh Vỹ lại mắng cậu Thế Anh vì dắt theo cô Hoàng Lan xuống nhà bà Thùy Dung ạ? - Mình tò mò. - Không phải vậy đâu cô Ngọc Diệp. Đó là chuyện xảy ra sau hai tháng kể từ ngày cậu Thế Anh vật lộn với con Rott để bảo vệ che chở cho cô Hoàng Lan. Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu như cô Hoàng Lan không vì hành động quả cảm đó của cậu Thế Anh mà đâm ra có “tình cảm sâu đậm” với cậu ấy. Hai cô cậu ấy thời gian trước đã rất mến nhau rồi. Nay mối quan hệ tình cảm lại tiến thêm một bước lớn. Họ thường xuyên lén ông Trịnh Vỹ và bà Thủy Tiên để hẹn hò với nhau. Cô cậu ấy thường vào rừng hái nấm; rời khỏi nhà đem theo sách vở lên đồi thông reo học bài; đi câu cá; leo núi, lội suối, xem phim ở rạp, đi nghe nhạc... thôi thì đủ các kiểu hẹn hò lãng mạn. Có lần, bà vô tình bắt gặp cô cậu ấy ở bên nhau; lần đó bà qua bên kia đồi trà tìm một ít cây cỏ mực về làm thuốc. Đôi trai gái ngồi sát bên nhau tâm sự đủ chuyện trên đời. Cô Hoàng Lan tựa đầu vào vai cậu Thế Anh, còn cậu Thế Anh trên tay cầm một cuộn chỉ; họ đang thả diều. Bà nhìn thấy một con diều bướm màu hồng, bay phần phật giữa nền trời xanh thẳm. Thế Anh là một người yêu lý tưởng. Cậu ấy rất tinh ý, nắm bắt và hiểu được tâm tư tình cảm của cô Hoàng Lan. Biết cô Hoàng Lan thiếu thốn tình cảm của một người mẹ, cậu ấy đã đóng tốt hai vai trò, vừa làm người yêu vừa làm người mẹ giàu đức hy sinh của cô Hoàng Lan. Tính cách của cậu ấy cũng na ná giống với bà Thanh Mai - người vợ quá cố của ông Trịnh Vỹ. - Có lẽ điều đó là nguyên nhân chính khiến cô Hoàng Lan xem cậu ấy là một nửa yêu thương của mình. Có lần, cô Hoàng Lan nói với cậu Thế Anh: “Em ước gì được lạc cõi thần tiên, có một dòng sông hiền hòa thơ mộng, trăng sáng lung linh, mặt nước sóng sánh, chúng ta cùng ngồi trên lưng một con thiên nga trắng muốt, xung quanh mình là những bông sen hồng đang tỏa ánh lung linh…” Thế Anh ghi nhớ ngay điều ước đó của cô Hoàng Lan. Sau một tháng làm thêm cật lực - cậu ấy đã đi khuân vác hàng hóa ở chợ rau - kiếm được một số tiền kha khá. Một hôm, cậu ấy đến hỏi bà: “Cô có biết chỗ nào bán banh nhựa với số lượng lớn không?” “Cháu hỏi, mua banh nhựa để làm gì vậy?” Bà tò mò hỏi lại cậu ấy. “Cháu có chút việc riêng thôi ạ.” Thế Anh không cho bà biết lý do cậu ấy mua banh nhựa. “Cháu đừng có xài tiền hoang phí, hãy kiếm cho mình một bộ đồ thật đẹp, áo quần của cháu đã cũ lắm rồi đấy!” Bà khuyên nhủ cậu ấy. Đôi lúc nhìn cậu ấy bà rất thương cảm. Gia đình ly tán phải ăn nhờ ở đậu nhà người khác. Học rất giỏi và rất ham học, nhưng lại phải đắn đo giữa việc: nên nghỉ học để đi làm nuôi mẹ? hay tiếp tục học nhờ vào sự trợ giúp tài chính từ ông Trịnh Vỹ? Khoác trên cái thân thể gầy guộc đó bao giờ cũng là một chiếc áo sơ mi trắng mỏng tanh, cái quần tây đã sờn màu, với đôi dép xỏ ngón bị đứt phải xâu lại bằng một sợi kẻm. Con nhà nghèo đúng là đứa nào cũng như đứa nào, khố rách áo ôm, bần cùng, mạt hạng. Đúng vào tối sinh nhật của cô Hoàng Lan. Khi toàn thể gia đình đã ăn mừng xong, tiệc tùng ngã ngũ; hai cô cậu ấy lại hẹn riêng với nhau. Thế Anh dẫn cô Hoàng Lan xuống dưới hồ nước lớn. Cảnh hồ nên thơ tĩnh mặc như một bức tranh sơn thủy, Bao bọc quanh hồ là những bụi trúc vàng kẻ sọc xanh lơ, Gió thổi nhè nhẹ vào những tán lá xanh xao, cảm giác mát rượi làn da mặt. Mùi hương đêm thoang thoảng đắm say lòng người. Đêm đó, trăng rất tròn và sáng, bóng trăng in dưới mặt hồ sóng sánh, khung cảnh huyền mơ. Một tiên cảnh chỉ có trong giấc mộng hiện ra trước mắt cô Hoàng Lan. Cậu Thế Anh đã dùng hết số tiền kiếm được từ việc khuân vác ở chợ rau, thuê một con thuyền thiên nga có chân đạp, cậu ấy đã mua lông vịt khâu lại với nhau thành từng chuỗi để trang trí có con thuyền. Những trái banh nhựa màu hồng được cậu ấy cắt làm đôi, sau đó cắt lại theo hình bông sen, ở giữa quả bóng có xốp và lò xo để gắn những ngọn nến - làm thành đèn hoa đăng, thả trôi bồng bềnh giữa hồ. Hai cô cậu ấy đã lên thuyền bơi ra giữa hồ. Thế Anh là một người đa tài, cậu ấy thổi sáo rất hay, đặc biệt là thổi bài Lòng Mẹ của Y Vân. Trong cái khung cảnh đẹp lãng mạn ấy vang lên tiếng sáo buồn man mác. Ở nơi đây - trên đồi trà này - đã từng có hai người yêu nhau, một tình yêu trong sáng lãng mạn thuần khiết lắm cô Ngọc Diệp à! --- Mắt bà Hiền rưng rưng, bà đã khóc khi nhớ lại chuyện xưa. Mình ngồi nín lặng, cả Khôi Nguyên cũng vậy. Tụi mình chờ đợi bà Hiền kể tiếp cậu chuyện tình thật đẹp của đôi bạn trẻ ấy. - Lần đó, ông Trịnh Vỹ phát hiện được. Mối quan hệ tình cảm của hai người nhanh chóng bị phanh phui, một phần là bởi, thằng Hoài Phong đặt điều thêm mắm thêm muối. Ông Trịnh Vỹ đã rất tức giận cậu Thế Anh. Ông mắng, và cảnh cáo cậu ấy không được có những hành động tương tự như vậy xảy ra nữa. “Cậu làm ơn để cho nó học hành.” Ông Trịnh Vỹ hầm hầm. Ông ấy rất ít khi thiếu hiểu chuyện như vậy, thái độ của ông ấy lúc đó làm bà rất ngạc nhiên. “Cháu xin lỗi bác!” Cậu Thế Anh cúi đầu xấu hổ. “Xin lỗi là xong hay sao? Lấy gì đảm bảo lần sau, cậu không có ý đồ với con gái tôi nữa hả?” “Nhưng cháu yêu Hoàng Lan, đó là tình cảm chân thật, mong bác hiểu cho cháu.” “Yêu cái gì mà yêu chứ hả? Tôi cấm tuyệt cậu từ nay không được gần gũi với nó, thậm chí nói chuyện cũng không được. Nếu không làm được thì tôi buộc phải để hai mẹ con cậu ra khỏi nhà này thôi.” Ông Trịnh Vỹ nói, tay chân ông run lẩy bẩy, nét mặt của ông lúc đó trông rất đau khổ dằn vặt. - Lại là chuyện ngăn cản của cha mẹ, người thân. Phải chăng đó đã là số phận của những cuộc tình đẹp. Sự việc đó cháu thấy có to tát gì đâu mà ông Trịnh Vỹ lại làm quá lên như vậy, còn nói nặng với Thế Anh nữa chứ. Chẳng phải ông ấy cũng rất yêu mến Thế Anh đó sao? Có một người như vậy yêu con gái mình ông phải mừng mới đúng chứ? Hay chăng Hoài Phong đã nói gì đó với ông Trịnh Vỹ ạ? - Mình hỏi lại bà Hiền. - Không hoàn toàn là ông Trịnh Vỹ bị tác động từ thằng nhóc Hoài Phong đâu. Bà ở với ông ấy rất nhiều năm nên tính cách của ông ấy bà hiểu được ít nhiều. Rõ ràng là ông ấy không muốn chấp nhận một người như Thế Anh làm con rễ tương lai của ông. Bà đã từng mạnh dạng, nói với ông ấy: “Tại sao anh lại ngăn cấm bọn trẻ?” “Cô không thấy sao? Con bé đang trong thời gian ôn luyện để thi đại học. Cả thằng Thế Anh cũng vậy. Tụi nó cứ như thế thì còn học với thi cái nổi gì nữa.” “Nhưng cấm đoán chúng nó như vậy thì có kết quả gì tốt đẹp đâu? Bọn trẻ đâm ra tương tư sầu muộn thì học cũng chẳng vô nổi. Chẳng thà cứ để hai đứa qua lại với nhau rồi dùng những lời lẽ để động viên khích lệ chúng còn tốt hơn nhiều.” “Cô Hiền à! Đừng có mất bò mới lo làm chuồng. Tôi còn chưa tính sổ với cô việc đã giấu tôi chuyện của chúng nó để ra cơ sự ngày hôm nay đấy! Ông Trịnh Vỹ một mực cố chấp. “Anh không thích cậu Thế Anh sao? Tôi thấy cậu ấy cũng đâu đến nổi gì mà…” “Thôi đủ rồi cô Hiền, nói tóm lại, nó không thể đến với con Hoàng Lan được. Tôi cấm tuyệt đối! Nếu cô có thấy tụi nói lén lút qua lại với nhau thì phải báo cho tôi biết ngay! Nếu còn tái phạm lần sau tôi sẽ không bỏ qua dễ dàng cho cô như lần này đâu.” Ông Trịnh Vỹ đe dọa bà. - Thật khổ sở cho đôi bạn trẻ đó, nhưng cháu nghĩ không gì có thể ngăn cản được họ khi họ đã trót uống phải thang thuốc tình yêu rồi. - Cậu Khôi Nguyên nói rất chính xác. Dù ngăn cấm cách mấy họ cũng tìm gặp nhau để thỏa nổi khát nhớ cồn cào. Chính vì có rào cản mà tình yêu của họ ngày càng mãnh liệt, nó đã trở thành một siêu bão với sức mạnh ghê gớm. Ông Trịnh Vỹ đã không còn tin tưởng bà nữa. Ông ấy giao lại việc giám sát theo dõi hai người kia cho thằng Hoài Phong. Thằng Hoài Phong nhận được lệnh của ông Trịnh Vỹ thì hí hửng lắm! Nó bỏ cả việc học và ngay cả căn bệnh nghiện game để rình mò, bám đuôi cô Hoàng Lan và cậu Thế Anh. Thằng đó làm gián điệp rất tốt. Một hôm, nó dẫn theo ông Trịnh Vỹ đến bắt quả tang hai cô cậu ấy đang hôn nhau trên con dốc đá - đoạn đường đi từ ngã năm tình yêu rẽ sang đường hoa violet. Sau khi, cô cậu ấy và cả ông Trịnh Vỹ đã về nhà. Ông Trịnh Vỹ giận sôi máu. Ông đã tát tai cậu Thế Anh, và quất cho cô Hoàng Lan một trận đòn roi khủng khiếp. Đó cũng là lần đầu tiên bà thấy ông Trịnh Vỹ đánh con gái cưng của mình. Cậu Thế Anh lăn xả vào ôm lấy cô Hoàng Lan để đỡ đòn roi cho cô ấy. Cành dâu liên tục quất vào lưng cậu ấy chang chát, những vết roi bầm da thối thịt ai thấy cũng phát sởn gai óc, cả thằng Hoài Phong cũng vậy, mặt nó xám ngoét đi khi thấy cảnh tượng đó. Thế Anh nghiến răng chịu đựng không rên rĩ, van xin một câu dù cậu ấy rất đau đớn. Phần cô Hoàng Lan thì liên tục van xin ông Trịnh Vỹ hãy thôi đánh. “Ba ơi, ba đừng đánh anh ấy nữa mà…con van ba, con lạy ba đó, con chừa rồi, từ này về sau con không bao giờ dám qua lại với anh ấy nữa đâu… hu hu hu…” Van xin ba của mình xong, cô Hoàng Lan hét lên: “Cút đi, anh hãy cút đi, từ rày về sau đừng đến làm phiền em nữa, làm ơn buông em ra… buông em ra đi!” Cô ấy vùng vằng muốn thoát ra khỏi sự che chở của cậu Thế Anh vì thương xót cho cậu ấy bị đánh đòn đau. Mẹ của cậu Thế Anh khi đó cũng có mặt, bà ấy chỉ khóc nhìn con mình bị đánh chứ không biết làm gì hơn. Một hồi sau, bà Thủy Tiên không thể cứ đứng và nhìn như vậy được. Bà ấy lao vào giữ lấy tay ông Trịnh Vỹ không cho ông tiếp tục đánh con mình. Đứa con tội nghiệp bé bỏng của bà đã hứng chịu quá nhiều đòn roi từ người chồng vũ phu kia rồi. Nay, bà không muốn nó phải chịu đựng thêm sự bạo hành nữa. Ông Trịnh Vỹ như đã nhận ra sự tàn bạo của mình. Ống ấy ngã bệt xuống, tay liên tục đấm vào tường, máu chảy ròng ròng, nhỏ giọt xuống nền gạch men. Nội tâm ông ấy rất đau khổ. “Em hãy đem nó đi đi! Hãy để nó rời xa khỏi chỗ này, mau lên!” Ông Trịnh Vỹ quay sang nói như ra lệnh cho bà Thủy Tiên. Bà Thủy Tiên lấy tay lau nước mắt, sau đó vào phòng thu dọn hành lý. Ít phút sau ông Trịnh Vỹ cũng vào theo. Không Biết ông ấy đã nói gì với bà Thủy Tiên trong căn phòng đó, nhưng có một điều bà chắc chắn là ông Trịnh Vỹ, đã đưa cho bà Thủy Tiên một số tiền để trả chi phí sinh hoạt cho thời gian sắp tới. Ông còn tìm cho hai mẹ con bà một nơi ở khác ở ngoại thành. --- Tụi mình tiếp tục ngồi nghe bà Hiền kể chuyện. Đến đầu giờ chiều thì bà Hiền phải về nhà trông cháu. Khôi Nguyên đã nói với bà Hiền: - Lần sau, khi cần hỏi chuyện gì cháu sẽ đến nhà gặp bà, hoặc gọi điện thoại để hỏi. Bà có bệnh đau nhức, không nên nhọc sức quá! - Được rồi, cậu Khôi Nguyên có thắc mắc thì cứ gọi điện hỏi bà. Biết gì bà sẽ trả lời đó. - Bà Hiền cười vui vẻ. Khôi Nguyên và mình đưa bà Hiền xuống dưới đồi trà, gọi taxi chở bà về tận nhà. Bà Hiền về rồi, tụi mình mới ngồi lại nói chuyện với nhau. Mình mở lời trước: - Tôi bắt đầu thấy sự việc rối rắm như canh hẹ rồi. Khôi Nguyên ngồi bắt chéo chân trên ghế sofa, biểu hiện quen thuộc của ảnh là ngồi khoanh tay bấm chóp mũi, chứng tỏ ảnh đang rất tập trung. Mình cứ tưởng ảnh không nghe lời mình nói nhưng không, ảnh nghe rất rõ và còn đáp lại mình: - Trái lại, tôi đã thấy được thấp thoáng bức tranh. Vụ này, như tôi đã nói là không hề đơn giản. Mặc dù không đến nỗi khó khăn nhất mà từ trước đến nay tôi gặp phải nhưng rất có bản sắc. Những thông tin mà Cô Thúy - mẹ của Kiều Oanh - cung cấp cho chúng ta một giả thiết rất đáng tin cậy, đó là, động cơ đưa đến việc tự tử của cô Kiều Oanh. - Theo anh động cơ đó là gì? - Vì tình, cô ấy tự tử do thất tình. - Sao anh có thể dám chắc như vậy được? Theo tôi: nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô ấy là do bị ma ám, anh không nghe thấy cô Thúy đã nói gì sao? Cô ấy đã gặp những cơn... Nói đến đó thì Ngọc Diệp rùng mình, lo sợ khi nghĩ đến cảnh ngộ hiện tại của mình. - Ma ám? Theo tôi lại khác, ma thì cũng có ma tốt ma xấu. Và trực giác mách bảo cho tôi, cô Hoàng Lan sẽ không đến mức dọa chết người ta đâu. Xét về tính cách, công việc và những mối quan hệ xã hội của Kiều Oanh, những biểu hiện xảy ra trước khi cô ấy mất vài tháng, có thể nói: nguyên nhân tự tử của cô ấy nhiều khả năng là vì tình. Chúng ta cần tìm ra người đàn ông đó để xác nhận chuyện này. Tại sao đám tang của Kiều Oanh người đàn ông đó đã không xuất hiện? Anh ta ở đâu? Và đã có quan hệ với Kiều Oanh ở mức độ nào? - Anh nói cũng có lý. Nhưng không thể loại trừ khả năng cô ấy bị giết hại, rồi làm hiện trường giả. - Cô đọc truyện trinh thám nhiều quá rồi Ngọc Diệp à! Tôi phát hiện ra cô vừa mới mua về cả một mớ truyện cũ, thám tử lừng danh Conan. Tôi không phản đối cô đọc truyện trinh thám, nhưng truyện và đời khác nhau nhiều lắm! Đừng có vì nó mà ảnh hưởng đến suy luận thực tế của chúng ta. - Giả thiết của tôi cũng có lý vậy, không hề ảo tưởng chút nào. Mình tranh luận với Khôi Nguyên. - Ờ thì cứ cho là cô có đầu óc thực tế. Khôi Nguyên tuy nói vậy nhưng mình hiểu hơn ai hết, anh ấy chẳng coi phán đoán của mình ra gì hết. - Nếu lỡ như điều đó là sự thật thì sao? - Mình nóng mặt. - Thì giả thiết Kiều Oanh tự tử vì tình bị sụp đổ, chúng ta sẽ chuyển hướng điều tra sang giả thiết mà cô vừa mới nói: đó là cô ấy bị người khác giết hại. Thế nên tôi mới nói: trực giác mách bảo và cho chúng ta một hướng đi tốt nhất. Cô đã đọc rất nhiều truyện của Conan Doyle rồi, cô cũng biết đó: nhân vật Sherlock Holmes là một tay vĩ cầm; nếu Holmes không có cái trực giác của một nghệ sĩ thì ông ấy đã chẳng thể thành công như vậy trong việc điều tra phá án. Sự nhạy cảm luôn là món quà vô giá mà thượng đế ban tặng cho chúng ta để chúng ta tỏa sáng trong bất cứ ngành nghề nào. - Khôi Nguyên giải thích. - A, thì ra anh cũng đọc truyện trinh thám, vậy mà dám chê tôi. - Mình bỉu môi. - Còn một điều kỳ lạ nữa... - Anh muốn nói đến con người có tên Hoài Phong đó? - Ừm. Tôi lờ mờ cảm nhận có một điều gì đó rất khủng khiếp đằng sau những chuyện này, một nút thắt nằm ở con người đó. - Tôi lại thấy đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Mình đưa ra nhận định. - Sự ngẫu nhiên không phải tự nhiên mà có. Những điều khác thường luôn chứa đựng một bản chất không tầm thường. Những vụ mất tích, bóng ma trên đồi trà, bệnh điên của bà Thùy Dung, Hoài Phong, mẹ con Thế Anh, bí ẩn của căn nhà này, đó là những dấu hỏi mà chúng ta cần phải làm rõ. - Hây, đầu óc tôi lại nghĩ về người đó. Mình thở dài, tâm trạng buồn rũ. - Cô lãng mạn quá rồi đấy Ngọc Diệp. Khôi Nguyên có ý chê bai mình. - Không phải sao? Anh cũng vậy mà nói tôi. Mình tức quá, vặn lại ảnh. - Tôi chỉ tập trung vào những thông tin cần thiết cho việc điều tra thôi. Khôi Nguyên tự biện hộ cho ảnh. - Thôi đi, đừng có ở đó mà ngụy trang cho bộ mặt đa tình của anh nữa. - Tôi mà đa tình nỗi gì, vớ vẩn! - Không nói với anh nữa, tôi vào bếp đây! Tối nay cho anh nhịn luôn. Mình hầm hầm. - Không sao, tối nay tôi sẽ ra ngoài ăn, chúc cô ở lại một mình trong căn nhà “ma quái” này ăn uống ngon miệng. Khôi Nguyên còn cố tình nhấn mạnh hai từ “ma quái” để hù dọa mình. - Anh... thật quá đáng mà! Mình tức nghẹn họng. Khôi Nguyên trông thấy bộ dạng đó của mình, ảnh có vẻ thích thú lắm, tuy không cười nhưng ánh mắt đó đã lộ rõ sự đắc ý. --- Buổi tối đến, mình và anh ấy ở chung phòng. Không còn cách nào khác, tụi mình phải tiếp tục cuộc điều tra. Chừng nào mà Khôi Nguyên chưa tìm ra được những gì anh ấy muốn trong căn nhà này, chừng đó anh ấy còn chưa chịu rời đi. Mình rất sợ những cơn ác mộng, và linh tính đã mách bảo cho Ngọc Diệp, tuyệt đối không được ở một mình trong căn phòng ấy. Sự cố bị bóng đè tối hôm đó, làm mình ý thức được rõ ràng hơn, mức độ nghiêm trọng sự việc. Đêm hôm qua, mình đã tưởng là cầm chắc cái chết trong tay. Mình đã nghe nói rất nhiều về những cơn đột quỵ, những cái chết bất đắc kỳ tử... và mình thật sự lo lắng. - Cô yên tâm đi, tôi sẽ không rời khỏi cô nửa bước, nên đừng có nhìn tôi bằng ánh mắt đó nữa! Khôi Nguyên nói để mình an tâm, khi anh ấy quan sát thấy những biểu hiện trên khuôn mặt lo âu của Ngọc Diệp. - Tôi rất sợ đêm nay lại gặp ác mộng nữa. Anh không biết tôi đã bàng hoàng như thế nào đâu, từ bé đến giờ tôi chưa gặp phải sự cố nào khủng khiếp như vậy. - Ngọc Diệp, cô quên lời tôi nói rồi sao? Đứng trước bất kỳ biến cố nào cô cũng tuyệt đối không được run sợ. Vì khi run sợ cô sẽ bị đánh ngã, cô sẽ làm buổi điểm tâm cho tinh thần suy nhược trước những thực tế không đến mức nghiêm trọng như cô nghĩ. Khối óc và tư duy của cô sẽ quyết định phần lớn cuộc đời hay số phận của cô, vậy nên hãy can đảm lên. Khôi Nguyên ra sức động viên, khuyên nhủ mình. - Anh nói giống như anh hai của tôi vậy đó. Mình mỉm cười. Ngọc Diệp đã rất vui khi anh ấy biết quan tâm đến mình, những lúc mình cần nhất. Khôi Nguyên thật là thú vị, tuyệt vời! - Ngoài anh hai của cô ra, cô không còn người thân nào nữa sao? - Tôi còn có một người dì nữa, nhưng anh em tôi đã không có cơ hội để gặp dì Lan. Mẹ tôi kể, dì Lan bị ông bà ngoại từ bỏ. Dì ấy bỏ nhà ra đi và không bao giờ quay trở lại. Tôi và anh hai đã thử tìm kiếm nhưng vô ích. - Ngọc Diệp, cô hãy nói thật cảm nhận của mình cho tôi biết nhé! Cô thấy tình yêu giữa cô Hoàng Lan và Thế Anh có điều gì đó khác lạ không? Khôi Nguyên bỗng nhiên hỏi mình chuyện tình yêu giữa hai người ấy. - Có. Tôi không thể lý giải được vì sao, nhưng rõ là tôi có cảm nhận như vậy. - Về phần cô Hoàng Lan, cô có còn sợ cô ấy như trước kia nữa không? - Không, trái lại lúc này tôi rất thương cô ấy. Và đặc biệt tôi rất sợ bà Thùy Dung. Nhưng tại sao anh lại hỏi tôi những điều đó? Mình tò mò hỏi Khôi Nguyên. - À, tôi chỉ muốn biết về cảm nhận của cô thôi. Dù sao cô cũng là phụ nữ, cô sẽ có những cái nhìn khác với một người đàn ông như tôi. Mặc dù cô rất là ngốc, nhưng không phải lúc nào cũng vậy... Ảnh dùng chất giọng trầm ấm rót vào đôi tai nhạy cảm của mình. - Ơ, tôi ngốc hồi nào? Chẳng phải anh thường nói tôi thông mình còn gì! - Tôi nói nhầm...nói nhầm, cô hơi bị đãng trí mới đúng chứ nhỉ! Khôi Nguyên còn cố tình trêu chọc mình. - Đánh chết anh bây giờ, tôi còn chưa xử "cái tội của anh" đâu đấy nhé! - Mình nhìn xoáy vào mắt Khôi Nguyên. Khoảnh khắc đó tụi mình lặng nhìn nhau, bỗng có một âm thanh ghê rợn vang lên cắt ngang giây phút đẹp lạ lùng ấy. Mình níu lấy cánh tay Khôi Nguyên, nói run run: - Anh... anh có... có nghe thấy tiếng gì không? Khôi Nguyên lắng tai nghe lại từng chuỗi âm thanh kinh dị. - Có, tôi có nghe Ngọc Diệp à! Nghe rất rõ. - Trời ơi, bây giờ chúng ta phải làm sao đây? Không thể ở lại đây được nữa. - Mình hốt hoảng. - Ngọc Diệp cô ở lại, để tôi đi xem chuyện gì đang xảy ra ngoài kia? Khôi Nguyên đứng lên định rời đi. Mình nắm níu tay anh ấy. - Khôi Nguyên, đừng bỏ tôi ở lại đây, hãy cho tôi theo anh. Ánh mắt của mình nhìn như van xin. - Được rồi, hãy theo tôi! Tụi mình cầm theo một cái đèn pin, khẩn trương xuống tầng trệt, Để xem điều gì đang diễn ra ngoài màn đêm tĩnh mịch? Lúc đó là 11h 35 phút. Nguồn: (Facebook: s:// .facebook.com/nhim.kute.50 Mail: lekimquoc7@gmail.com)
|
Chương 13 Chương 13 --- Âm thanh mà tụi mình nghe được là tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh. Nhưng khi tụi mình đặt chân xuống dưới tầng trệt thì không nghe thấy nữa. Khôi Nguyên rất gan lì cóc tía, ảnh đòi phải ra bên ngoài cho để kiểm tra lại âm thanh rùng rợn đó. Mình cố gắng khuyên anh ấy không nên mạo hiểm, nhưng ảnh coi lời mình như gió thoảng mây bay, như nước đổ đầu vịt, vào tai này lại lọt ra tai kia. - Không được đâu anh Nguyên à! Tránh voi chẳng xấu mặt nào đâu, anh đừng bất chấp nguy hiểm như vậy chứ! Mình níu chặt lấy cánh tay Khôi Nguyên. - Sự việc không đến mức nghiêm trọng như vậy đâu, Ngọc Diệp. Anh ấy nói vậy để trấn an mình. - Ai mà biết được, rõ ràng là tiếng của đứa trẻ sơ sinh, anh cũng nghe thấy mà. Anh xem này, - mình xắn tay áo lên cho ảnh coi, - tôi nổi hết da gà rồi đây. - Không vào hang cọp sao bắt được cọp, cô phải tin tưởng tôi chứ Ngọc Diệp. Khôi Nguyên đặt lòng bàn tay của anh ấy lên tay mình, ảnh đang truyền cho mình một sức mạnh; đó là sức mạnh của lòng can đảm, của niềm tin. Mình không đáp lời Khôi Nguyên, nhưng, cử chỉ và ánh mắt của mình đã nói lên tất cả. Mình đồng ý đi theo anh ấy, dù có lên núi đao xuống biển lửa mình cũng sẵn sàng chấp nhận. Trong bóng tối quá dày, tụi mình chỉ có một cây đèn pin với ánh sáng nhập nhoạng yếu ớt. Gió luồn qua khe núi tạo nên thứ âm thanh ớn lạnh thấu xương. Không có mùi dạ lý sực nức; mà thay vào đó là mùi hắc ám nồng nặc của loài hoa chuông, gây tê liệt não bộ. Những nẻo đường sâu hun hút chìm trong màn đêm đặc quánh tái hiện thêm một lần nữa, nhưng không phải trong giấc mơ, mà đang cư ngụ ở thực tại. Tụi mình chẳng tìm thấy được điều gì, tiếng khóc kia đã nín bặt. Khôi Nguyên liên tục rọi đèn khắp mọi ngóc ngách, mình không hiểu nổi trong đầu anh ấy đang nghĩ gì nữa. Hành động của anh ấy rất kì lạ, anh ấy đang tìm thứ gì đó. - Anh đang tìm cái gì vậy? - Tôi không thấy thứ cần tìm. - Nhưng rốt cuộc là anh đang muốn tìm thứ gì? - Mình sốt ruột. - Chúng ta về lại nhà thôi, Ngọc Diệp. Khôi Nguyên không trả lời mình, mình biết tính cách của anh ấy; khi Khôi Nguyên đã không muốn đáp điều gì thì có cố gắng hỏi, cũng bằng thừa, chỉ càng làm anh ấy bực mình hơn thôi. Vì vậy, mà mình cũng chẳng gượng hỏi nữa, mà theo ảnh luôn. Về đến nhà, Khôi Nguyên nhẹ nhàng ngồi xuống ghế sofa, trước tiên anh ấy rút từ trong túi ra điếu xì gà, bật quẹt zippo mồi thuốc hút. Rít được một vài hơi, Khôi Nguyên quay sang mình nói: - Ngọc Diệp, cô hãy lên phòng nằm trước đi! Tôi cần tập trung suy nghĩ, tôi sẽ lên sau cô yên tâm. - Tôi… tôi… - Mình ấp úng. - Cô sợ những cơn ác mộng phải không? - Ừm, tôi không dám ở một mình đâu. - Thôi được rồi, cô có thể ngồi với tôi dưới này, đêm nay nếu có thức khuya quá, ngày mai sẽ ngủ bù; cô chịu được chứ? - Vậy tôi sẽ lấy truyện trinh thám xuống ngồi đọc, còn anh cứ việc suy nghĩ, ok? - Ok! Mình lấy mấy quyển truyện Conan xuống ngồi bên cạnh Khôi Nguyên. Khôi Nguyên sau khi hút xong điếu thuốc thì vào phòng lấy ra một chai rượu whisky cực mạnh. Anh ấy mở nắp, rót rượu vào cốc thủy tinh lớn, ngồi nhâm nhi thưởng thức: Mình tròn xoe mắt nhìn ảnh, thấy ảnh uống có vẻ ngon lành bèn hỏi: - Rượu có gì ngon mà đàn ông các anh lại thèm như vậy nhỉ? Khôi Nguyên nhấp xong ngụm rượu, khà một tiếng cay nồng; sau đó quay sang liếc nhìn mình. Ánh nhìn của Khôi Nguyên làm mình ngượng, mặt nóng bừng lên, mình nói để lấp liếm đi cảm giác e thẹn: - Anh chưa trả lời tôi? - Tôi trả lời rồi đó. - Hồi nào? - Mới nãy. - Anh… - Hai từ mỹ tửu đã gói gọn ý nghĩa rồi. Uống rượu để nhìn đời, nhìn người bằng một con mắt khác. Lúc nãy tôi nhìn thấy cô Ngọc Diệp có nét gì đó khác cô thường ngày. - Khôi Nguyên nói hơi lợm giọng. - Khác ở chỗ nào? - Mặt mình đỏ ửng, tay liên tục lật những trang truyện. - Nhờ có men say mà tôi thấy gương mặt của cô… trước đây nó đã rất… ôi, biết nói sao nhỉ! một dung nhan… à!... hơi khó nói… nhưng… Lòng mình xốn xang, mình đang chờ đợi câu nói đó. Chờ đợi hồi hộp... - Nhưng… một dung nhan vốn dĩ đã… Tiếp tục chờ đợi... - Dung nhan vốn dĩ đã rất… - Rất gì cơ? - Mình nông nóng. - Rất méo mó, nay lại còn méo mó hơn. Bây giờ tôi mới phát hiện ra cô xấu xí như vậy đó Ngọc Diệp à! Vừa nghe xong câu nói, mình gào lên: - Đồ quỷ quyệt, con người của anh thật là… anh dám, dám… Mình tức đến nghẹt thở. - Coi bộ mặt của cô kìa, mau giận thế sao? Tôi đùa đấy! - Xin… còn không xin lỗi tôi? - Tại sao tôi phải xin lỗi? - Nói con gái như vậy là không được đâu, như vậy sẽ làm người ta buồn. Anh may mắn hơn người khác, anh sinh ra đã đẹp trai rồi. Còn người ta sinh ra không được như vậy, thì anh có quyền chê bai hay sao hả? - Mình bậm môi, trợn mắt đe nẹt ảnh. - Tôi đã nói là mình đùa rồi mà. Thực ra cô cũng có đến nỗi nào đâu. Giọng điệu của anh ấy cứ bằng bằng, trơ trơ, còn thái độ thì điềm nhiên phát ghét. - Anh còn nói vậy? Có đùa cũng không được đùa kiểu đó. Lần sau mà còn tái phạm, tôi sẽ giận anh luôn đấy. - Mình đóng mặt giận. - Được rồi, tôi thề, tôi hứa, tôi đảm bảo; lần sau sẽ không tái phạm, cô vừa lòng chưa? Mình im lặng không nói gì, nhưng thực ra trong lòng mình đang rất sung sướng; một cảm giác lân lân khó tả. - Thôi, anh làm việc của mình đi. Tôi đọc truyện đây! Mình cầm quyển truyện ngồi đọc, còn Khôi Nguyên thì vừa ngồi uống rượu vừa suy ngẫm. Mình liếc qua thấy Khôi Nguyên đang trong tư thế: bắt chéo chân, tay bấm chóp mũi, - một đặc điểm đã trở thành thương hiệu của Khôi Nguyên; mình thường hay chọc anh ấy: “Anh bấm chóp mũi nhiều vậy không sợ mũi cà chua hay sao?” Ảnh đáp: “Nếu mũi cà chua thì tôi sẽ đổi nghề, thay vì làm thám tử tôi sẽ đi làm xiếc.” Mình nói là đọc truyện nhưng chẳng tập trung được tẹo nào. Hết liếc nhìn Khôi Nguyên, lại nghĩ đến những tình tiết của vụ việc đang điều tra. Mình không dám viết thư cho ai, vì sợ anh ấy phát hiện; những bức thư này mình viết khi không có ảnh. Mình đã lỡ hứa với Khôi Nguyên: “Tạm thời không tiết lộ chuyện điều tra cho ai biết. ”Nhưng mình nghĩ không nhất thiết với ai mình cũng sẽ giữ kín, đặc biệt là với anh hai mình, với cô bồ của mình, với sơ Bình; những người rất gần gũi thân thiết đối với Ngọc Diệp. Khôi Nguyên vẫn tiếp tục động não, anh ấy ngồi bất động như tượng đá; mình nhìn xéo qua khuôn mặt sắc sảo của anh ấy, từng đường nét đẹp như Phan An, Tống Ngọc. Đôi lúc mình có những suy nghĩ rất kỳ quặc về anh ấy, mình nghĩ anh ấy đến từ một thế giới khác, anh ấy là nhân vật chỉ có trong tiểu thuyết thôi. Mà những nhân vật trong tiểu thuyết cũng chưa chắc hấp dẫn bằng anh ấy. Vì tiểu thuyết là nhân vật hư cấu, còn ảnh là người thật việc thật. --- Mình thức dậy nhìn đồng hồ, thấy đã gần 10 h sáng. Trên người mình đắp một tấm chăn dày, mình chẳng thể nhớ nổi đã ngủ từ lúc nào trên ghế sofa. Chỉ biết chắc một điều: Khôi Nguyên đã đi lấy chăn đắp cho mình. Người mình uể oải ghê lắm! Chỉ muốn vùi vào chăn ngủ thêm một giấc nữa; hai mắt cay xè, cổ họng đắng nghét; những dấu hiệu của sự mệt mỏi do phải lao tâm lao lực quá sức. Nếu có trách thì nên trách mình sinh ra vốn đã có thể trạng yếu đuối; không được như những người bình thường. - Anh Nguyên ơi! Mình gọi lớn. - Cô đã dậy rồi sao? Khôi Nguyên nói vọng từ dưới nhà bếp lên. - Đã dậy rồi, nhưng muốn ngủ lại quá! Mình rúc đầu vào gối, chỉ muốn nướng thêm một giấc nữa. Khôi Nguyên từ dưới nhà bếp đi lên, trên tay anh ấy đang bưng một ly sữa ca cao nóng. Ảnh lại ngồi phía dưới chân mình, đặt ly sữa xuống bàn, sau đó lấy từ trong túi ra quyển sổ tay, chăm chú nghiên cứu, ghi chép. - Xít chân vào một chút xem nào! Ảnh đánh nhẹ lên chân mình. Mình rụt chân lại để một khoảng cho ảnh ngồi được thoải mái hơn. - Anh dậy từ lúc nào vậy? Con người của anh không biết mệt hay sao hả trời? Mình nói chuyện với anh ấy trong lúc đầu tóc của mình rối như tổ quạ. - Nếu tôi mà cũng giống như cô thế giới này có mà loạn mất. Tôi chưa từng thấy ai trên đời này tham ăn và lười biếng giống như cô vậy. Mình tung chăn bật dậy, phóng tia mắt lườm Khôi Nguyên. - Đâu có cần thiết phải, bậm môi như vậy chứ. - Anh nha, mới sáng đừng có chọc tôi. - Người như cô mà không dùng biện pháp mạnh thì liệu cô có chịu bò dậy hay không hả? Cô đúng là một con sâu ngủ thứ thiệt, làm tôi cả một đêm vật vã với của nợ cô đấy! - Sao anh không thức tôi dậy? - Nếu thức được cô dậy thì có còn gọi là cô nữa không? Thiếu điều tôi muốn bế cô lên gác, ném cô xuống giường cái rầm cho đã tay mới hả dạ. Đáng tiếc là trọng lượng của cô quá khủng khiếp nên tôi đành bó tay đó thôi. - Vậy tối qua anh đã ngủ ở đâu? - Còn ở đâu nữa. Tôi phải nằm la lết dưới nền nhà để chăm cho cô đấy! - Đáng đời anh lắm! Ai biểu hay trêu chọc tôi. Mình cười rất đắc ý. Cũng không hiểu từ bao giờ mình có những cử chỉ giống hệt Khôi Nguyên. - Cũng không thể cho là tôi phí sức được. Vì tôi biết cách ăn ở nên được trời giúp. Đêm qua, tôi đã phát hiện được một chuyện hết sức trọng đại. Có thể nói đó là một chuyện hết sức bí mật. Khôi Nguyên làm ánh mắt tinh quái. - Chuyện bí mật? Của ai? - Còn của ai vào đây nữa. Trong nhà này chỉ có tôi và cô, tôi thì không có bí mật gì rồi. Nhưng mà ai kia thì...ồ, thật là thú vị. - Anh nói mau đi! Đêm qua anh đã làm gì tôi hả? Lần trước chẳng phải tôi đã cảnh báo anh rồi sao? Tôi là hàng cấm! Anh lại dở trò sao? Mình hốt hoảng lấy chăn trùm kín người, nói năng như con điên. - Cô bị làm sao vậy? Cô nghĩ tôi là ai mà dở ba cái trò đó. - Trong khi ngủ, tôi đã nói mớ gì sao? Mình tỏ ra sốt ruột. - Cô lại thế rồi, uống sữa đi rồi tôi kể cho nghe. - Không uống. Mình dứt khoát. - Sao thế? Sợ tôi bỏ thuốc mê à? - Ai mà biết được. Từ nay, tôi liệt anh vào danh sách những đối tượng cần đề phòng. - Thôi, bớt nhảm đi Ngọc Diệp! Nghe này. Khôi Nguyên lắng giọng, nói nghiêm chỉnh. - Chuyện gì? - Đêm qua, khi cô đã ngủ say, tôi lại nghe thấy tiếng trẻ sơ sinh khóc đấy! - Anh không đùa đấy chứ? - Mình tròn xoe mắt. - Trông tôi như đang đùa lắm sao? - Ôi, ghê quá! Mình nhớ lại đêm hôm qua, người bỗng dưng ớn lạnh. - Điều kỳ lạ ở chỗ, khi tôi nhổm người dậy thì tiếng khóc im bặt. Đến khi tôi nằm lại yên lặng khoảng 5, 10 phút thì lại nghe tiếng khóc, tôi đã cố tập trung lắng nghe xem tiếng khóc bắt nguồn từ đâu? Bởi nghe qua thì rất gần, nhưng nghe lại thì rất xa. Tôi đứng dậy ra bên ngoài kiểm tra thì chẳng thấy một dấu hiệu nào bất thường. Thật quái lạ! - Vậy, đêm qua anh đã thức trắng để tìm hiểu âm thanh đó hả? - Ừm. - Anh đã có một kết luận nào chưa? - Chưa. - Theo tôi căn nhà, đồi trà này không chỉ có một hồn ma thôi đâu. Mỗi lần về đêm, khi bóng tối bao trùm, là lúc toàn thân tôi lạnh toát. Tôi cảm nhận như có một luồng khí hắc ám bao phủ xung quanh chúng ta. - Tôi cũng là người tin vào thế giới tâm linh, nhưng không đến mức nhạy cảm như cô. - Những chuyện đã xảy ra chẳng phải đã chứng minh quá rõ rồi đó sao. Chuyện ma quỷ không còn là ảo giác nữa đâu. Chúng ta đang đứng rất gần cánh cửa mở ra hai thế giới khác nhau; hay nói cách khác chúng ta đang cư ngụ trong vùng sáng tối. Anh nói thử xem, làm sao để có thể chấm dứt tất cả những chuyện này? - Để mở được sợi dây chúng ta phải biết được đầu nút thắt. Khởi nguồn tất cả mọi chuyện này là từ giấc mơ kỳ lạ của cô và Kiều Oanh; để chấm dứt nó, cần phải làm sáng tỏ mọi bí ẩn từ giấc mơ đó. Cô hiểu ý tôi chứ! - Tôi hiểu, và tôi tin mọi thứ sẽ tốt đẹp. Tôi thật là may mắn, cám ơn anh Khôi Nguyên. Ánh mắt mình nhìn Khôi Nguyên với tất cả lòng biết ơn. - Bây giờ thì uống sữa được chưa? Tôi pha cho cô đấy! Khôi Nguyên bưng ly sữa ca cao lên khuấy đều rồi đưa cho mình. Mình nhận lấy ly sữa nóng từ tay anh ấy, vội nhấp vào một ngụm. - A! - mình rít lên, tay quạt miệng, - trời ơi, nóng quá đi! - Đó, tôi nói có sai đâu, cô đúng là đồ tham ăn. Từ từ thôi chứ! Nào, đưa đây cho tôi. Khôi Nguyên cầm lấy ly sữa trên tay mình, rồi vừa thổi vừa nếm thử. - Ngon tuyệt cú mèo! Nhìn bộ dạng ngây thơ, trẻ con của Khôi Nguyên lúc ấy, lòng mình dâng lên cảm xúc lạ lắm! Mình bỗng nhận ra, mình đã thương, đã yêu mến Khôi Nguyên... không thể diễn tả được Tâm Đan à! Không ngôn từ nào có thể diễn tả được. Tụi mình cùng uống chung ly sữa nóng ngọt lịm đường. Hương vị ca cao đậm đà thơm phức quyện vào lưỡi. Lúc đó, mình thèm! Thèm lắm một nụ hôn vội vàng. - Anh Nguyên! - Tôi đang nghe nè. - Có điều này, anh có thể trả lời tôi được không? - Cô phải nói ra đã chứ! - Rất khó nói. - Vậy thì đợi khi nào cô đã sẵn sàng rồi hãy nói. - Chắc phải vậy thôi. - Mình thẩn thờ. - Bây giờ nhiệm vụ của chúng ta là tập trung vào việc điều tra, đừng để bị xao nhãng. - Phải rồi, chúng t... --- “Cạch” - Tiếng mở cửa. - “Dơ tay lên!” - Một giọng nói trầm nặng, bất ngờ xé tan không gian yên tĩnh. Mình giật hoảng, quay ngoắc lại chỗ cánh cửa ra vào. Nguồn: (Facebook: s:// .facebook.com/nhim.kute.50 Mail: lekimquoc7@gmail.com)
|
Chương 14 Chương 14 --- Một người đàn ông cao lớn, nước da ngăm đang chỉa súng về phía tụi mình. Ánh mắt của người đó rất đáng sợ. Hắn mặc trên người bộ đồ da đen bóng, đi giày cao cổ và đội chiếc mũ lưỡi trai cũng bằng da cùng màu. Khôi Nguyên làm theo ý hắn, ảnh dơ hai tay lên trời; mình cũng làm theo như vậy. - Đứng lên, sau đó xoay lưng lại! Khôi Nguyên bình tĩnh làm như hắn nói. Người đàn ông đó tiến tới, dí súng vào đầu Khôi Nguyên, định bóp cò. - Đừng! Mình gào lên. Hắn quay lại nhìn mình từ đầu xuống chân, nở một nụ cười ám muội. Hắn cất tiếng, nói lạnh lùng: - Cô sợ tôi sẽ bắn chết gã? - Anh là ai? Anh muốn gì? Nếu muốn tiền tôi sẽ đưa hết cho anh, chỉ xin anh đừng làm tổn thương anh ấy. Mình nói như muốn khóc. - Chà chà, có vẻ thú vị đây? Nhưng rất tiếc tôi không cần tiền. Nếu cô đồng ý đi theo tôi, tôi sẽ để tên này sống sót, ok chứ? - Được, sao cũng được hết, hãy thả anh ấy ra đi! - Nhưng trước khi thả, tôi phải bắn một phát cho què giò đã. Hắn dí súng xuống chân Khôi Nguyên, định bóp cò. - Đừng! Mình lại gào lên. - Còn mặc cả nữa à! Một cái chân và một người phụ nữ xinh đẹp, đổi lấy cái mạng quèn của gã thám tử đẹp trai, còn chưa hài lòng? Tôi bắn nhé! Và cứ thế hắn bóp cò. “Tạch” - Giỡn vậy được rồi đấy Quốc Việt, cậu vẫn chứng nào tật nấy, đã làm sĩ quan an ninh rồi mà còn như con nít vậy coi sao được. Khôi Nguyên lúc này mới chịu lên tiếng. - Cậu khá lắm Khôi Nguyên à! Đi đến đâu cũng lắm(...) hì hì hì. Quốc Việt bỏ lửng câu nói đầy ẩn ý. Mình chỉ còn biết ngơ ngác nhìn hai người đàn ông nói chuyện với nhau. Họ tay bắt mặt mừng, nói chuyện say sưa quên cả sự hiện diện của mình. Mình bắt đầu nổi khùng, lầm bầm trong bụng: “Hừ các người dám chơi tôi.” Vừa mở miệng chưa kịp mắng cho hai gã rảnh việc đó một tăng thì Quốc Việt đã lên tiếng trước: - Xin lỗi cô nhé Ngọc Diệp! Ánh mắt của Quốc Việt nhìn mình rất thiện cảm. - Sao anh biết tên của tôi? - Khôi Nguyên thường hay gọi điện kể cho tôi nghe về cô lắm! Cậu ấy nói: “mình đang hầu hạ một cô chủ xinh đẹp, giải quyết xong vụ này chắc mình sẽ xin về hưu sớm.” Tôi mới hỏi lại: “Lý do về hưu là gì?” Cậu bạn tôi mới trả lời rằng: “Suốt ngày bị vợ quản, vợ giận, vợ la hét, vợ mắng mỏ... thì còn làm ăn được cái gì nữa?” Nói thật nhé Ngọc Diệp, tôi đã quen biết Khôi Nguyên từ khi còn để chỏm kia. Nhưng chưa bao giờ thấy tâm trạng cậu ấy hí hửng như những ngày gần đây. Cô không biết đấy thôi, cậu ta có biệt danh là hoàng tử mùa đông; đó là: từ hồi còn là thằng bé học tiểu học đến khi vào đại học, rồi ra trường; lúc nào cũng là cái bộ mặt đó. Cậu ta lạnh lùng đến nổi làm đá cũng phải bực mình. Hồi còn đi học ấy, có chuyện này thú vị lắm nhé... hồi còn đi học... - Thôi, thôi, mình xin cậu đấy! Khôi Nguyên lo mà dập lửa gấp, chặn họng anh Quốc Việt không cho anh ấy nói tiếp, rồi quay sang nói với mình: - Ngọc Diệp, cô đừng nghe cậu ta nói nhảm. - Ơ! Mình ngơ ngác nhìn họ. - Ngọc Diệp à! Cô không biết đâu, cậu ta là một cây mê truyện trinh thám. Có lần đọc truyện trong giờ học bị cô giáo chủ nhiệm phát hiện, bắt quỳ mấy tiếng đồng hồ chai cả gối. Chưa hết đâu, cậu ấy còn đóng giả cả nhân vật chính Sherlock Holmes trong tiểu thuyết trinh thám của Conan Doyle nữa đấy. Cậu ấy còn có nhiều thứ mà... - Ôi, cái cậu kia. Tôi đã dặn đi dặn lại cậu là không được “đốt nhà”, vậy mà cậu(...) chắc tôi điên quá! - À, thì ra... vậy mà anh còn chê tôi, còn lý giải này nọ; té ra anh cũng không vừa gì. Dậu đổ bìm leo, mình không thể bỏ qua cái cơ hội ngàn vàng này để chọc ghẹo Khôi Nguyên. Tụi mình ngồi nói chuyện rất vui. Anh Quốc Việt là người rất sôi nổi, hài hước; người ta thấy ở ảnh một con người khác hẳn với nghề nghiệp và vẻ bề ngoài của ảnh. Người đàn ông có khuôn mặt chữ điền, đôi môi dày với sóng mũi cao. Mỗi lần Quốc Việt cười, lại khiến người ta phải chú ý; cách cười của anh ấy không chỉ rất đặc biệt mà còn rất vô tư hồn nhiên nữa. Coi ảnh vậy thôi, chứ đừng có mà xem thường. Ảnh là nhân vật số một trong tổ trọng án quốc gia; là người đã từng chỉ huy và phá nhiều vụ án lớn; những nhiệm vụ được cấp trên giao phó được liệt vào hàng bất khả thi. Nhưng vào tay Quốc Việt là cái không thể cũng trở thành có thể. Tài gỏi là vậy, mà lúc nào ảnh cũng xếp mình sau Khôi Nguyên. Ảnh kể, hồi đó, Khôi Nguyên đã bỏ học để theo đuổi đam mê của mình là trở thành một thám tử chuyên nghiệp; nói như anh Quốc Việt, nếu Khôi Nguyên mà theo ngành, thì giờ này không biết Khôi Nguyên đã thăng tiến đến mức nào rồi. Nhưng Quốc Việt không tiếc cho quyết định của bạn mình, mà còn rất phục bạn ở chỗ, dám nghĩ dám làm. Sẵn sàng gạt qua hai chữ danh lợi để theo đuổi ước mơ. Bấy giờ, anh Quốc Việt mới hiểu, thì ra, cuộc đời này ai sinh ra cũng có một định mệnh riêng. Làm việc gì cũng được, miễn là công việc lương thiện, đủ nuôi sống bản thân và quan trọng nhất là được thỏa mãn khát khao, nuôi dưỡng niềm đam mê cháy bỏng trong con người mình. Khôi Nguyên có thiên tài bẩm sinh, lại biết tận dụng thiên tài đó của mình vào đúng công việc phù hợp với tố chất của ảnh, nên Khôi Nguyên đã luôn hạnh phúc với nghề. Đúng vậy, hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân. Mình không phụ nghề, không bỏ nghề thì nghề không phụ mình, bỏ mình. Cuối cùng là hai từ “kiên nhẫn” nữa thôi. Khôi Nguyên, chở mình đi chợ mua thức ăn về nấu bữa trưa cho anh Quốc Việt. Hai ảnh rất thích uống rượu nên mình đã này lại của bác Hoa - một người quen trong chợ, - chai rượu nếp cẩm. Lâu lâu, mới có một chai như vậy nên không thể bỏ qua được. Gặp những người phàm phu tục tử, uống rượu vào là sổ ra lắm thói hư tật xấu thì mình không dám cho uống đâu, nhưng với những người như Khôi Nguyên thì khác; càng uống rượu vào suy nghĩ của ảnh càng sáng tạo, vượt thoát những rào cản, có những phán đoán vô cùng kỳ quặc nhưng lại rất có giá trị. Tóm lại, rượu là chất xúc tác để ảnh làm việc. Những người đàn ông giống như ảnh, rượu chẳng những không có hại mà còn có lợi. Có thể nói, ảnh thành công một phần lớn là nhờ vào rượu. Trưa hôm đó, mình nấu cho hai ảnh những món ăn rất phổ biến nhưng dễ ăn. Thịt cá ăn hoài cũng ớn, nhưng không có để chiêu đãi khách khứa thì cũng kỳ, nên mình đã quyết định nấu một nồi lẩu bò với đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, rau các loại như: cải cay, tầng ô, cải thảo, cọng rau muống chẻ thành sợi, rau má... đậu khuôn, và thịt bò cắt thành từng cục vuông vứt, nhúng vào nước lẩu ngọt ngào, gắp ra để vào chén trong trạng thái nóng hổi vừa thổi vừa ăn, không nên để thịt bò chín quá sẽ mất ngon, nên ăn tái, và chấm với chao thêm mặn mà. Cần có bánh đa nướng giòn hương vị béo béo của dừa, hến xào sả ớt để xúc bánh tráng; thứ đó để làm mồi nhậu cho mấy ổng. Cơm nóng gạo tẻ thơm lừng có thể ăn với tóp mỡ rán được chế biến cùng với đậu phộng, sả và mắm ruốc nguyên chất, tạo ra một món ăn rất lạ miệng. Dĩ nhiên là không thể thiếu bánh mì nóng để chấm với nước lẩu và đừng quên, món rau luộc chấm nước mắm tỏi ớt của anh chàng thám tử Khôi Nguyên. Xưa giờ, Khôi Nguyên ăn rất ít. Mỗi món ảnh chỉ đụng qua một hai lượt là thôi. Ăn vậy hèn gì không mập được là phải. Ảnh chỉ thèm uống rượu thôi! Mình hỏi ảnh: “Ăn vậy thì lấy sức đâu mà suy nghĩ?” Ảnh đáp: “Ăn nhiều mới không suy nghĩ được.” Theo ảnh, năng lượng bên trong con người có giới hạn, năng lượng không nên dành quá nhiều cho việc ăn; và hoạt động thể chất quá sức, hãy để tập trung năng lượng cho não bộ thì tốt hơn. Khôi Nguyên thì kiểu gì cũng giải thích được. Và ảnh đã tin vào điều gì rồi thì chắc như đinh đóng cột. Đừng mơ mà ảnh chịu thay đổi, lập trường của ảnh rất là vững vàng. Tụi mình ăn trưa xong thì bắt đầu vào công việc chính, Sỡ dĩ anh Quốc Việt đến nhà tụi mình, là do trước đó Khôi Nguyên đã gọi cho anh ấy, nói ảnh đến có việc cần bàn bạc. Hai ảnh thường có qua có lại với nhau vậy đó, những vụ án nào khó khăn cần những phán đoán phi thường để điều tra phá án thì Quốc Việt tìm đến Khôi Nguyên. Còn những vụ án nào cần điều động người, phương tiện và thông tin cần thiết để phá án thì Khôi Nguyên nhờ đến Quốc Việt, vì anh Quốc Việt làm trong ngành nên có rất nhiều điều kiện thuận lợi. - Cậu bảo sao! Cậu đã từng điều tra những vụ mất tích đó. Nhưng sao cậu không cho tớ biết? - Lúc đó cậu đang ở Ý điều tra vụ án "gia đình mafia", tớ còn làm phiền cậu gì nữa. Với lại, sếp tổng khi đó muốn tớ tập trung giải quyết một vụ khác lớn hơn, nên đành giao lại vụ đó cho cậu Hòa - cấp dưới của Quốc Việt, - làm. - Kết quả vẫn dậm chân tại chỗ? - Ây, đúng là trên đời này chẳng có thứ gì hoàn mỹ. Như tớ chẳng hạn, tham gia rất nhiều vụ án lớn rồi mà đến vụ này thì đành bó tay. Tớ có sở trường chỉ huy, bắt cướp... nhưng nghề trinh thám như cậu thì tớ thua. - Như cậu nói thì những vụ mất tích đó đều có những điểm chung? - Đúng vậy. Điểm thứ nhất là nạn nhân của những vụ mất tích đều là phụ nữ, và tuổi đời của họ còn rất trẻ. Điều thứ hai, họ đã từng ở căn nhà này. - Những người đó mất tích trong thời gian ở tại đây? - Ừm. Có tin đồn nói rằng họ bị ma bắt. Nhưng tớ lại không cho như vậy. Điều đáng nói là, cũng có những người thuê căn nhà này, nhưng họ vẫn bình an vô sự. - Nhưng những người đó chắc chắn không phải là phụ nữ. - Đúng rồi Khôi Nguyên. Tụi tớ đã kiểm tra giấy tờ đăng ký tạm trú trong thời gian hai mươi năm qua. Chỉ có ba người phụ nữ thuê căn nhà, và cả ba đều bị mất tích. - Cậu còn nhớ thời gian xảy ra từng vụ chứ? - Tớ điều tra vụ thứ ba xảy ra cách đây 3 năm - thời gian đó cậu đang ở nước ngoài - lật lại hồ sơ 2 vụ trước, vụ đầu tiên xảy ra vào năm 2000, sau đó 7 năm thì tiếp vụ thứ hai. - Bên cậu đã đưa ra giả thiết nào đáng tin cậy nhất? - Tụi tớ cho rằng, những vụ mất tích đó có liên quan đến một tổ chức buôn người xuyên quốc gia. Những cô gái đó còn rất trẻ đẹp, rất có thể họ đã bị bắt, sau đó được đưa sang biên giới Trung Quốc bán cho những thương lái người Đài Loan. Khôi Nguyên ngồi lặng suy nghĩ trong tư thế bấm chóp mũi. Quốc Việt rất hiểu tính cách của bạn mình. Biết ý nên ảnh đứng lên ra ngoài đi dạo, để Khôi Nguyên có được không gian yên tĩnh. Mình muốn xuống bếp rửa chén, nhưng sợ làm ồn Khôi Nguyên nên tạm thời lên phòng ngồi bắt chước ảnh suy nghĩ; mình nuôi hy vọng sẽ tìm ra được một phán đoán có giá trị khiến cho Khôi Nguyên phải sửng sốt; không còn dám coi thường tài năng suy luận của một đứa con gái như mình nữa. “Anh hãy chờ xem! Để rồi lúc đó anh sẽ bám lấy váy tôi mà xin làm đệ tử. Tôi sẽ tìm ra sự thật trước anh.” Mình hí hửng với ý tưởng sẽ làm cho Khôi Nguyên bị bẻ mặt một phen. Ban đầu mình suy nghĩ rất thoải mái, những tình tiết của vụ việc và những suy luận rất chi là sáng suốt; nhưng càng về sau; càng nghĩ càng đau đầu, và thấy quá trời mâu thuẫn. Bấy giờ mình mới sáng mắt ra, nghề thám tử không phải là dễ xơi, nếu không có thiên phú thì còn lâu mới tỏa sáng được. “Híc híc, đành phải bỏ cuộc thôi, nếu còn suy nghĩ nữa chắc mình vỡ não chết mất.” Vậy là, từ đó mình từ bỏ ý định sẽ dạy cho Khôi Nguyên một bài học, vì biết rằng, ham muốn là một chuyện nhưng khả năng lại là một chuyện khác. Mình không thể đánh bại Khôi Nguyên được, đó là một thực tế phủ phàng. Ngồi một chỗ không yên, mình muốn ra ngoài tìm anh Quốc Việt nói chuyện. Mình nghĩ: “Ừ hen, sao mình ngốc thế nhỉ? Làm thám tử không được thì làm cái khác... thí dụ một người vợ lý tưởng chẳng hạn. Mình phải tranh thủ tìm hiểu về con người của Khôi Nguyên, cần phải biết được ảnh yêu thích thứ gì để chuẩn bị cho kế hoạch sắp tới của mình. Ảnh thì đi bắt trộm, còn mình thì rình bắt ảnh. Há há, nếu sở hữu được trái tim ảnh thì mình trở thành kẻ chiến thắng rồi. Vậy mà nãy giờ mất thời gian quá!” Mình đi xuống nhà, thấy Khôi Nguyên vẫn ngồi bất động; hình như ảnh bị hóa đá rồi thì phải. Mình nghĩ quẫn: - “Có khi nào anh ấy suy nghĩ nhiều quá vỡ động mạch não tắt thở rồi không?” Vì trong thấy ảnh quá im ắng, im ắng một cách đáng sợ. Không được, phải nói gì đó với anh ấy ngay! - Khôi Nguyên, tôi ra ngoài một lát nhé! Không nghe ảnh đáp lại. Mình bắt đầu thấy lo lắng. - Khôi Nguyên, anh bị làm sao vậy? Vẫn im lặng như tượng đá. Mình tiến lại chỗ anh ấy đang ngồi, lấy tay huơ trước mặt Khôi Nguyên kiểm tra thử. Nhưng vẫn không thấy động tĩnh gì. Bất ngờ cả người Khôi Nguyên đổ vật xuống ghế, mình hốt hoảng la lên: - Trời ơi! Anh Nguyên, anh tỉnh lại đi, tỉnh lại đi! Anh bị làm sao thế này? Anh... Anh Quốc Việt ơi! Mình hét gọi Quốc Việt đang ở bên ngoài. Nguồn: (Facebook: s:// .facebook.com/nhim.kute.50 Mail: lekimquoc7@gmail.com)
|