Thám Tử Kỳ Duyên
|
|
Chương 20 Chương 20 --- Một đêm rất ngon giấc, Mình thức dậy trong trạng thái rất khỏe khoắn, Khôi Nguyên không có ở bên cạnh, ảnh đã dậy từ rất sớm, lúc nào anh ấy cũng thức trước mình. Ngọc Diệp mơ màng nhớ lại đêm hôm qua, Ngọc Diệp đã ôm anh ấy ngủ. Tụi mình cứ giống như vợ chồng mới cưới vậy đó, chỉ có khác là tụi mình giữ khoảng cách, không có mấy chuyện “xyz” kia là được rồi. Mình yên tâm tuyệt đối! Bất giác mình đỏ mặt, rồi bật cười khúc khích. Mình bước xuống giường, đến khung cửa sổ kéo bức rèm màu tím hoa cà để xem quang cảnh bên ngoài. Một vùng trời bình yên mở ra trước mắt mình, Ngọc Diệp thấy những áng mây trắng đang bay thong thả trên nền trời xanh thẳm. Mặt trời chứa chang những tia nắng ấm áp sưởi ấm đồi trà sau một đêm sương giá buốt. Trên những thảm cỏ xanh nhung, từng đôi bướm vàng hò hẹn. Tiếng chim chào mào hót lanh lảnh hòa với tiếng gió nhẹ vi vu vờn vũ trên mặt hồ xanh màu ngọc bích. Những cánh chuồn chuồn với đủ mau sắc đua chen tắm mát… lòng mình trào lên cảm xúc lân lân. Đã đến lúc mình bước xuống nhà đánh răng, súc miệng, vệ sinh thân thể… ăn điểm tâm, nói chuyện với “người ấy”, sau đó cùng nhau, tiếp tục điều tra vụ án giải nổi oan cho cô Hoàng Lan tội nghiệp. -A, chào Ngọc Diệp! Nướng đến giờ mới chịu đấy! Đó là tiếng của anh Quốc Việt, anh ấy đang ngồi bàn chuyện với Khôi Nguyên. Mình mỉm cười nói với anh ấy: -Anh đến từ lúc nào vậy? -Đến từ hồi sớm kia. Em xuống đánh răng, rửa mặt đi! Anh có mua mì quảng cho em, để dưới nhà bếp đó. -Cám ơn anh, Quốc Việt. Hôm nay, anh Quốc Việt mặc đồng phục cảnh sát, chắc ảnh đi từ cơ quan đến. Còn Khôi Nguyên thì ăn mặc rất lịch lãm. Ảnh mặt vest chính hiệu, quần tây, áo sơ mi thẳng tắp, cả hai thứ một màu đen tuyền, kết hợp với đôi giày tây mũi nhọn nữa là đủ bộ. Chỉ có chiếc áo vest là màu đỏ, như mình có lần kể, ảnh thích nhất ba gam màu: Đen, đỏ và tím hoa cà. Mình ra sau nhà bếp, đánh răng. Nghe được hai ảnh nói chuyện với nhau. Anh Quốc Việt đáp lời Khôi Nguyên: -Cậu muốn tớ truy bắt ông ta? -Chẳng phải đuổi bắt là sở trường của cậu sao? -Liệu ông ta và đám người Hoa kia có quan hệ khắn khít với nhau không? -Tớ không dám chắc, nhưng việc ông ta bỏ trốn nhất định là có lý do. -Được rồi, tớ sẽ cho người lùng sục bắt ông ta, nếu có tin gì tớ sẽ gọi cho cậu. -Cám ơn cậu Quốc Việt! -Ôi, cái cậu này, có còn xem tớ là bạn nữa không. -Luôn luôn nhà như vậy, anh bạn à! Anh Quốc Việt cười rất sảng khoái, mình cũng thấy vui vui nên chạy lên nhà trên, nói: - Còn em thì sao, anh Quốc Việt? - Em... em thì sao hả? Anh không dám nói đâu. Anh Quốc Việt làm ra vẻ ám muội lắm! Mình thừa biết ý của ảnh là gì. Cứ theo cách nghĩ của ảnh, mình và Khôi Nguyên là một cặp. Khôi Nguyên là bạn ảnh, còn mình là vợ Khôi Nguyên thì làm sao có thể làm bạn với ảnh được, là vợ bạn thì đúng hơn. Rồi mình sung sướng với ý nghĩ một ngày nào đó mình sẽ làm cô dâu, chồng của mình rất tài giỏi, siêu đẹp trai và tính cách lại vô cùng quyến rũ nữa. Nhưng, mình cũng có một ý nghĩ lo sợ, mình sợ người như Khôi Nguyên sẽ có rất nhiều cô gái theo đuổi, chắc gì Khôi Nguyên đã thích mình, và dù cho ảnh có thích mình đi nữa thì chắc đâu ảnh đã lấy mình làm vợ, con người ảnh thích cô độc, khép kín... mình hảo huyền rồi. - Cô làm ơn xuống nhà chùi sạch chỗ kém đánh răng trên miệng đi đã, rồi muốn nói gì thì nói. Nghe Khôi Nguyên nói vậy mình vội vàng chạy vào phòng tắm soi gương, kiểm tra thử xem. Ai dè đúng là... ôi, miệng mình dính đầy kem đánh răng, vậy mà nãy giờ nói chuyện tỉnh bơ. Anh Quốc Việt thật là... sao không nhắc khéo mình kia chứ! Còn cái gã đáng ghét đó, sao cứ thích lựa chọn những thời cơ thích hợp để chọc cho mình tức điên lên. Đồ bất lịch sự! Ăn nói cộc lốc, không có ý tứ gì cả. --- - Ngọc Diệp, anh đi nhé! Gặp lại em sau. - Dạ, chào anh, chúc anh một ngày may mắn! - Cám ơn em, em cũng vậy ha. – Trước khi đi anh ấy còn đá lông nheo với nhiều ẩn ý. Anh ấy luôn muốn ghép đôi mình với Khôi Nguyên. Anh Quốc Việt phải về cơ quan, ảnh còn khối chuyện để làm. Chào tạm biệt mình và Khôi Nguyên ảnh rời khỏi nhà lúc đó đồng hồ điểm 10h15 phút. Còn lại mình và Khôi Nguyên, lúc này, mình mới bàn về những bước đi tiếp theo trong quá trình điều tra phá án. - Tiếp theo phải làm gì đây anh Nguyên? - Trong thời gian chờ đợi Quốc Việt tìm ra tung tích của gã bợm nhậu – ông Bính Lù, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về người đàn ông đó. - Người đàn ông nào? Mình tò mò. - Người mà theo lời kể của cô Thúy, trước lúc chết Kiều Oanh đã hẹn hò. - Nhưng chẳng phải cô Thúy đã nói rồi sao? Cô chẳng biết tên tuổi và lai lịch của anh ta. Chỉ nghe Kiều Oanh kể lại, anh ta là chủ của một thẩm mỹ viện – nhưng điều đó chưa chắc là đúng sự thật nữa, những gã họ Sở nói dối còn hơn Cuội nữa đấy. - Cũng phải tìm hiểu thử xem sao, không phải cứ thấy khó là bỏ cuộc được. Cô Thúy có thể không biết về người đó, nhưng bạn bè của Kiều Oanh có thể sẽ biết đấy. Chúng ta cần đến nhà Cô Thúy hỏi xem, Kiều Oanh chơi thân với ai nhất, rồi bắt đầu điều tra từ người đó sẽ lần ra manh mối. - Anh nhất định tin rằng, Kiều Oanh chết vì tình ư? - Phải. - Tôi thấy kì lạ. - Ở chỗ nào? - Kiều Oanh cũng nằm mộng thấy giống như tôi. Cô ấy cũng gặp ác mộng trước khi chết. Phải giải thích làm sao đây? - Cô Hoàng Lan báo mộng cho cô và Kiều Oanh, cả hai người đều đến tìm gặp tôi, cô Hoàng Lan muốn tôi điều tra về cái chết của cô ấy và ông Trịnh Vỹ. Tôi dám chắc một điều rằng, cô Hoàng Lan bị chết oan chứ không phải đơn giản là tự tử vì tình như kết quả mà chúng ta được biết đâu. Việc mua lại đồi trà này, và việc xây dựng căn nhà, những người Hoa bí ẩn đó, việc bỏ trốn của ông Bính Lù, thái độ rục rịch của mụ Thùy Dung, những vụ mất tích... nói lên điều gì? Rằng cái chết của ông Trịnh Vỹ, những người từng sống trong ngôi nhà này, ngoài bà Hiền ra. Tất cả đáng để chúng ta phải đặt nghi vấn. - Nghi vấn? - Phải, đó là, có thật không? Ông Trịnh Vỹ đã chết do bất cẩn. Nếu đằng sau cái chết đó là một âm mưu thâm độc thì sao? Và nếu đúng vậy, thì kẻ nào đã sắp đặt mọi chuyện. Và động cơ của kẻ đó là gì? Mình bắt đầu thấy những đường nét cơ bản của vụ án, sau khi nghe Khôi Nguyên phân tích. - Nói như anh, có một mối dây liên hệ giữa những điều bí ẩn đó với Kiều Oanh? - Cô đừng quên lời cô Thúy đã nói với chúng ta. Gia Đình của Kiều Oanh và gia đình cô Hoàng Lan là bà con với nhau. Bà Ngoại của Kiều Oanh là chị ruột của bà Thanh Mai – mẹ của cô Hoàng Lan. Tính theo vai vế, Kiều Oanh phải gọi cô Hoàng Lan bằng cô. Bây giờ Kiều Oanh đã mất, cái chết của cô ấy phải được xác nhận rõ ràng. Cô ấy chết vì tình, hay vì một điều gì khác? Muốn chứng thực thì chúng ta phải tìm cho được người đàn ông đó, anh ta đang nắm giữ một mảnh ghép của bức tranh mà chúng ta đang muốn tìm. - Tôi hiểu rồi. Bây giờ chúng ta sẽ đi luôn hay sao? - Ừm, đi thôi. Cô nhớ mang theo cây đèn pin, để đề phòng chúng ta gặp sự cố, nếu có về tối thì còn có cái để rọi đường. - Tôi đi chuẩn bị đây. Anh còn muốn mang theo thứ gì nữa không? - Không, vậy là đủ rồi Ngọc Diệp. --- Khôi Nguyên nổ máy chiếc cào cào của anh ấy, Ảnh đưa cho mình chiếc mũ bảo hiểm màu xanh lá cây, ảnh cũng có một cái màu xanh lá cây y hệt. Mình đội mũ bảo hiểm vào, bấm dây đeo mãi mà chẳng được. Trông thấy bộ dạng vụng về của mình, Khôi Nguyên nói: - Lại đây nào! Mình giống như đứa con nít ngây thơ, mình đến gần để ảnh đeo mũ bảo hiểm cho mình. Khôi Nguyên bắt đầu quan tâm đến mình rối đấy! Mình thật hạnh phúc. Hôm đó, mình mặc quần jean bụi bặm lắm, áo sơ mi kẻ sọc cũng bụi bụi, tóc dài mình buột đuôi gà. Trông mình chẳng khác gì một cô gái giang hồ. Mình phải tự hào về vóc dáng của mình, mình vô cùng quyến rũ, gợi cảm. Khôi Nguyên cũng đã thay bộ đồ lịch lãm, để khoác lên người bộ đồ thám tử đặc dị của anh ấy, quần jean, bốt cao mũi nhọn, chiếc áo nhung đen ôm gọn cơ thể, anh ấy không mang mũ thám tử mà để đầu trần, mình nhìn lướt qua khuôn mặt mỹ tuyệt của ảnh, trên làn da ngăm căng mịn lún phún những sợi râu, ảnh rất bụi bặm nhé! Tâm Đan. Dám cá với bồ, con gái chúng mình đứa nào nhìn thấy ảnh cũng đem lòng yêu cho coi. Chiếc cào cào nhảy vọt, mình ngồi sau lưng ảnh, không dám ôm eo ảnh vì ngại ngần. Ảnh biết tâm lý của mình nên nói thẳng luôn: - Ôm tôi vào đi! Mình chỉ chờ có câu đó thôi, thế là mình ôm cứng ảnh. Thật là, sung sướng quá thể, cứ như đang ở cõi tiên vậy, nếu có điều ước, mình chỉ ước ảnh cho xe chạy đến một chỗ nào đó thật đẹp và lãng mạn bên hồ, ảnh dừng lại, bước xuống, nâng cằm mình lên và hôn mình đắm đuối. Mình đã tính rồi, khi đó mình sẽ kháng cự đôi chút, nhưng sẽ buông xuôi cho ảnh thích làm gì thì làm. Ôi, mình bị làm sao thế này? “Mày tỉnh lại đi Ngọc Diệp ơi!” - Tôi đã biết chiếc cào cào của anh vì sao lại màu xanh lá cây rồi đấy! Mình bắt đầu gợi chuyện. - Nói tôi nghe xem nào! - Vì con cào cào thường màu xanh. - Ôi! Khôi Nguyên thở dài ngao ngán. - Sao vậy, không lẽ tôi nói sai? - Đầu óc của cô đúng là... - Anh phải nói đi chứ! Mình hối thúc. - Thôi, để tôi tập trung lái xe nào. Đường này nguy hiểm lắm, cô cũng biết rõ còn gì. - Nói đi! - Để ngụy trang, cô vừa lòng chưa hả? - Ồ, cũng đúng... cũng đúng. - Hừ, - Á, coi chừng! Mình hét lên khi thấy chiếc xe bị mất lái xém chút đâm vào thân cây bên đường. Khôi Nguyên nhanh như chớp chẻ tay lái qua rồi gập lại để chiếc xe về đúng quỹ đạo. Mình thán phục tài chạy xe của ảnh. Con đường rất khó đi, hết lắc qua bên này rồi lại chao qua bên kia, có khúc mình bị dồn lại phía ảnh khiến cả ngực mình ép sát lưng ảnh, không còn thời gian để mà đỏ mặt nữa, mình ôm dính lấy ảnh. - Anh cừ thật! Mình khen ngợi. - Cô đã quá khen rồi. - Anh học lái xe từ khi nào vậy? Khôi Nguyên thắng “kít”, cho xe dừng lại. Tụi mình đã xuống được phía dưới đồi trà. - Xe bị làm sao vậy? Mình thấy ảnh cho xe thắng lại, không nói năng gì, lạ quá mới hỏi. - Chẳng bị làm sao cả. - Vậy thì đi tiếp thôi. - Tôi sẽ bỏ cô ở lại đấy nhé! - Tại sao? - Cô ngồi sau lưng tôi cứ hỏi hết cái này đến cái kia, có biết như thế rất nguy hiểm không hả? - Ơ, - Lần này tôi bỏ qua, lần sau tôi cho ở nhà đấy. - Anh... Mình bắt đầu thấy khó chịu, mình rất dễ giận hờn. Mình định xuống xe về lại. Mình xuống thật. - Cô đi đâu đấy? - Chẳng phải anh muốn tôi ở nhà còn gì. – Mình ấm ức. - Ôi, chỉ vậy thôi mà cô đã giận rồi sao? Mình không thèm nói nữa, mình bỏ đi.Nói trong bụng: “Mau lên! Đuổi theo tôi đi chứ!” Nhưng mình đi một đoạn dài mà chẳng thấy tiếng gọi của “hắn”, con người gì mà chẳng tâm lý chút nào cả, hay là “hắn” bỏ lại mình, đi thật rồi? nếu vậy thì mình biết phải làm sao đây? Chẳng lẽ quay lại ngôi nhà đó, ôi! Mới nghĩ đến đã nổi da gà rồi. Vừa tức, vừa sợ, vừa thất vọng… mình cứ lầm lũi bước đi. Khôi Nguyên đánh vào vai mình, mình sướng rung cả người, cuối cùng thì anh ấy cũng đến để làm hòa với mình. -Hãy để tôi về. – Mình làm nũng. -Ai nói với cô là tôi sẽ năn nỉ cô đi theo mình, tôi đến là để lấy cái mũ bảo hiểm, tôi không muốn cô trong lúc tức giận lại đập bể nó đâu, tôi mới mua đấy. Mình tức điếng người, môi run run, má cứ giật giật lên. Mình nói một cách mất bình tĩnh: -Anh… anh… anh đối… đối xử với tôi như vậy đó hả? Mình nhìn anh ấy với ánh mắt căm giận, trong mắt là những giọt rưng rưng. -Cô khóc đấy à! -Ai thèm khóc, - giọng mình ấm ức, mình quát anh ấy: - Anh cút đi cho khuất mắt tôi. -Thôi, đừng khóc nữa, tôi chọc cô một chút thôi mà, tôi đến để gọi cô đi theo đấy! -Mặc kệ tôi. – Mình bướng bỉnh. Khôi Nguyên, không cần biết mình có muốn hay không. Ảnh nắm tay mình kéo đi. -Buông tôi ra! – Mình la lên. Anh ấy mới đúng là đồ mặt dày, không thèm nghe lời mình nói, cứ nắm chặt tay mình ép mình phải đi theo ảnh, đến chỗ chiếc cào cào, ảnh bế thốc mình lên trong sự kinh ngạc của mình. Mình hướng mắt nhìn lên, hai đôi mắt tình cờ gặp nhau. Hai má mình bắt đầu nóng rang, ửng hồng lên khi nào chẳng biết, e thẹn mình quay mặt đi chỗ khác, ảnh vẫn đang bế mình trên tay. Rồi ảnh nhẹ nhàng đặt mình ngồi lên xe, Khôi Nguyên không nói một câu nào, nét mặt lạnh lùng băng giá. Ảnh không cần mình cho phép, cứ thế nắm lấy tay mình vòng vào lưng ảnh. -Giữ cho chặt nhé! Chiếc cào cào nhảy vọt, mình không dám tin… mọi thứ chỉ là giấc mơ thôi sao? Không. Đó là hiện thực, ảnh vừa bế mình, vừa chủ động kéo tay mình ôm sát vào người ảnh. Mình vẫn chưa hết bàng hoàng.
|
Chương 21 Chương 21 --- - Có đấy Khôi Nguyên. Cô sẽ cho cháu địa chỉ và số điện thoại của Minh Hằng. Cháu cứ gọi cho nó, nói với nó cô giới thiệu thì Minh Hằng sẽ gặp cháu ngay, không có khó khăn gì đâu. Cô Thúy mỉm cười nói, sắc diện của cô đã tốt hơn rất nhiều, so với cuộc gặp lần trước. Mình đã trông thấy nụ cười hiếm muộn trên môi cô. Một nụ cười rất duyên! - Dạ, cám ơn cô, nhất định cháu sẽ gọi cho Minh Hằng. - Hai đứa vẫn ở lại căn nhà đó sao? Cô Thúy hỏi thăm tụi mình, ánh mắt cô ra chiều ngóng đợi câu trả lời của Khôi Nguyên. - Cháu muốn tìm thêm một vài manh mối nữa, rồi sẽ rời đi. Cũng đã đến lúc rồi. Cô Thúy có vẻ tò mò. Không đợi cô cất tiếng hỏi, Khôi Nguyên nói luôn: - Bà Thùy Dung đã biết cháu là thám tử. - Sao? – Cô Thúy thốt lên. - Cô yên tâm đi! Cháu sẽ có cách đối phó với bà ta. - Không được rồi Khôi Nguyên à! Cháu và Ngọc Diệp phải dọn đi thôi. Nét mặt cô Thúy rất lo lắng. - Sao vậy cô? - Con mụ điên đó mắc bệnh tâm thần. Mụ ấy sẽ không chịu để yên đâu, mụ ấy rất là nguy hiểm đấy Ngọc Diệp à! Cả mình và Khôi Nguyên đều tập trung chờ đợi cô Thúy nói tiếp. Hình như, cô Thúy biết điều gì đó về mụ Thùy Dung. Cô Thúy bắt đầu kể chuyện: - Cách đây mười năm, có một người thanh niên – cậu ấy là sinh viên năm thứ hai, đại học dân lập Hoàng Phố - cậu ấy cũng vì ham nhà rẻ, nên đã thuê lại căn nhà đó. Hai cháu cũng biết rồi, mụ Thùy Dung luôn cho thuê nhà với hợp đồng dài hạn, không biết lý do gì khiến mụ làm như vậy. Nhưng, như cô đã có lần nói. Những người thuê nhà đó, nữ thì mất tích, còn nam thì bị tai nạn, rồi điên khùng. Cậu thanh niên đó cũng không ngoại lệ, có lần cậu ấy đã xích mích với mụ Thùy Dung về chuyện gì đó, hai người cãi nhau dữ lắm. Mụ ấy đã bợp tai cậu thanh niên đó, kèm theo những lợi đe dọa khủng khiếp. Với nhân dạng yêu tinh của mụ, ai mà không khiếp, thế nhưng cậu thanh niên đó thì hình như không sợ mụ cho lắm. Cậu ta tức khí vì bị mụ bợp tai nên đã xảy ra dằn co với mụ. Trận ẩu đả đó, chẳng biết kết cục như thế nào. Chỉ biết, sau đó một tháng, thì cậu thanh niên đó bị điên. Bây giờ vẫn còn trong trại Hòa Phát đấy! - Có chuyện như vậy ư! Nhưng sao cô biết được? - Sự việc xảy ra dưới đồi trà, lúc đó, Kiều Oanh đang trên đường qua nhà Minh Hằng; nó đã trông thấy tường tận, mới về nói lại với cô. - Hình như cô biết rất rõ về người thanh niên đó? - Cũng không nhiều lắm đâu Khôi Nguyên, bởi vì dì của cậu ta là bạn cùng học lớp Yoga với cô, nên cô mới biết thông tin về cậu Hải Ninh đó. Khi nghe được chuyện Hải Ninh thuê lại nhà của mụ Thùy Dung, cô đã nói lại chuyện đó cho bà Tuyền – dì của Hải Ninh nghe. Chắc do bà Tuyền về nói lại chuyện đó với cậu Hải Ninh, cậy ấy có lẽ đòi trả nhà và lấy lại tiền nên mới xích mích với mụ Thùy Dung cũng không chừng. Cô cũng không ngờ kết cục của cậu ấy lại bi đát như vậy. Nhưng so với những người khác bị mất tích và tai nạn chết thì cậy ấy… ôi! Cũng không thể nói là may mắn được, thà chết còn hơn sống đời ngây dại như thế. Mình nhìn qua gương mặt của Khôi Nguyên, anh ấy hơi chau mày lại trước những thông tin mà cô Thúy vừa cung cấp. Còn mình thì cảm thấy chuyện này rất kỳ bí, lúc này mình không thể lý giải được bằng lời lẽ, tại sao mình lại đề phòng mụ Thùy Dung đến vậy. Nhưng, cảm nhận của mình thì rất đậm, mụ ta là kẻ vô cùng nguy hiểm. --- Khôi Nguyên đã gọi điện thoại cho Minh Hằng. Cần nói qua, Minh Hằng hiện là giáo viên tiểu học trường Lý Thường Kiệt. Lúc mà Khôi Nguyên gọi, là lúc Minh Hằng đang đứng lớp. Khôi Nguyên nói muốn gặp Minh Hằng để hỏi một số thông tin về Kiều Oanh, và anh ấy đã nói qua điện thoại cho Minh Hằng biết người giới hiệu là cô Thúy mẹ của Kiều Oanh, nên Minh Hằng đã đồng ý gặp mặt nói chuyện. Thế là, tụi mình khẩn trương tìm đến trường Lý Thường Kiệt, lớp 1 B, nằm bên dãy C. Mình thấy khó hiểu nên mới hỏi Khôi Nguyên, lúc này tụi mình đã ra khỏi nhà cô Thúy. - Chỉ hỏi về thông tin của người đàn ông đó, có gì mà phải đến tận trường để gặp cô ấy. Như thế có mất công quá không? Khôi Nguyên rít một hơi thuốc, phả ra làn khói thơm phức, rồi từ tốn đáp: - Lười biếng như cô có mà hỏng chuyện. Cái tôi cần khai thác không đơn giản là lời nói với những thông tin thôi đâu. Tôi cần quan sát nét mặt, biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của người đối diện để tìm thêm manh mối có giá trị. Tôi đã từng thành công rất nhiều nhờ vào điều đó, con người dù có thông minh đến mấy cũng không thể che giấu được vô thức của mình đâu. Và một thám tử chuyên nghiệp phải biết khai thác mảnh đất màu mỡ đó trên gương mặt bọn tội phạm. - Chưa gì anh đã nói người ta là tội phạm rồi. Người ta là giáo viên đó anh ạ! Mình cảm thấy bực mình vì thái độ phách lối, kiêu ngạo của anh ấy. Khôi Nguyên vẫn điềm tĩnh đáp: - Tôi nói cô ta là tội phạm hồi nào? - Anh vừa nói còn gì. - Tôi thấy chúng ta đang mất thời giờ để đôi co đấy. Đi thôi! Mình lấy chiếc mũ bảo hiểm màu xanh lá cây móc trên cần lái. - Để tôi! Khôi Nguyên định mang mũ cho mình. Cán cân tình yêu đang ngã về phía mình, mình phải tranh thủ mà cho anh ấy một bài học mới được. Mình làm cao: - Không cần, để tôi tự làm lấy! Khôi Nguyên không cười, không giận, nét mặt trơ như đá. Nhưng, ánh mắt của ảnh, ôi! Nó đã nói lên điều gì? Rằng ảnh đang đi guốc trong bụng mình. Ảnh xem mình giống như đứa con nít vậy. --- Trường tiểu học Lý Thường Kiệt mới xây dựng lại, nằm ở một nơi hẻo lánh gần khu du lịch Dinh Bảo Đại. Trường cũ bị đập bỏ do nằm ở một địa thế khá đắc địa về mặt thương mại. Người ta đã bán nó đi cho những người có địa vị quyền lực giàu có. Cũng tốt thôi! Vì như thế các em học sinh không có nguy cơ gặp tai nạn giao thông, do trường cũ tọa lạc ở vùng trung tâm mua bán. Khốn thay, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Trường mới lại nằm gần đoạn tam giác tử thần, tai nạn nhiều như rươi. Khôi Nguyên đến gặp chú bảo vệ. Mình theo đuôi ảnh, trông tụi mình cứ như phụ huynh học sinh. - Chào chú! - Chào cậu! - Vợ chồng tôi đến gặp cô Minh Hằng để nói về tình hình học tập của cháu. Tôi đã có hẹn trước. Khôi Nguyên nói cứ như thật, ảnh còn ôm lấy vai mình ép sát vào người ảnh. Chú bảo vệ mỉm cười nói: - Hai người vào đi! Lớp 1 B nằm ở khu C đấy! - Cám ơn chú, cô Minh Hằng đã cho tôi biết rồi. Qua được cổng trường, vào được bên trong, Khôi Nguyên mới buông mình ra. Mình đã tỉnh lại sau hành động bất ngờ của ảnh, mình quay sang nói: - Tại sao anh lại nói dối như Cuội vậy hả? Chúng ta là vợ chồng hồi nào? – Mình bỉu môi, lặp lại lời ảnh nói với chú bảo vệ, - “vợ chồng tôi đến gặp cô Minh Hằng để nói về tình hình học tập của cháu” anh mới tỉnh làm sao. Ở với anh chắc tôi điên quá! - Hừ, cô tưởng tôi sung sướng lắm sao khi làm chồng cô. Đừng có mà ảo tưởng. - Tôi ảo tưởng? - Không phải sao! - Nè, đừng có mà vừa ăn cướp vừa la làng, anh xem lại đi, ai mới là người ảo tưởng? - Thôi, thôi, tôi mệt với cô lắm rồi, đừng mất thời gian nữa, đến nơi rồi đấy. --- Bảng tên lớp 1 B hiện ra trước mắt. Tụi mình tiến lại gần. Khôi Nguyên kéo tay mình, nói: - Khoan hãy vào đã! - Sao vậy? - Tôi muốn quan sát cô ấy một chút trước khi tiếp cận. Thế là, hai đứa mình đứng ngoài lén xem Minh Hằng giảng bài cho tụi nhỏ. Minh Hằng đang dạy môn toán, một trò nam đầu tóc rối bù đang bị trách phạt vì “tội chậm hiểu”. Minh Hằng là cô giáo trẻ trung xinh đẹp, khuôn mặt cô ấy rất phúc hậu. Dáng dấp thanh cao, giọng nói nghe qua đã biết con người cao nhã, quý phái. Cô ấy, mặc trên người bộ áo dài màu tím hoa cà, màu mà Khôi Nguyên rất thích. Hình như Khôi Nguyên có vẻ thích thú trước dáng điệu nền nã của Minh Hằng. Điều đó khiến mình nóng ruột, mình quay sang nhìn anh ấy chằm chằm, cho đến lúc anh ấy trông thấy, mới hỏi mình: - Sao cô nhìn tôi giữ vậy? - Không nói. Thái độ của mình hờn trách. - Xứ sở khó hiểu. Khôi Nguyên tiếp tục quan sát Minh Hằng. Minh Hằng yêu cầu cậu học trò đầu tóc rối như ổ quạ: - Em hãy trả lời lại cho cô, 3 + 3 bằng mấy? - Dạ bằng 8. Minh Hằng thở dài, bọn học trò ngồi bên dưới nín thinh thít. - Không đúng. Nói lại xem nào! - Dạ bằng 8 ạ! - Này nhé! Em có ba ngón tay, cộng thêm ba ngón của cô nữa, bằng mấy? Minh Hằng gợi ý cho cậu học trò nhỏ. - Dạ bằng sáu ngón tay ạ! - Đúng rồi, vậy cô hỏi lại nhé! 3 + 3 = , – Minh Hằng viết phép tính lên bảng, sau đó quay xuống lớp học, hỏi lại cậu bé, - trả lời xem nào? - Dạ bằng 8. Cậu bé vẫn trả lời sai. Minh Hằng lắc đầu ngao ngán, hỏi: - Em tính làm sao ra bằng 8 hả Khôi Nguyên? Mình ở ngoài nghe tên thằng bé thì cười khúc khích. - Cô cười gì thế? - Hi hi, thằng bé ngốc nghếch ấy cùng tên với anh đó. - Hừ, nó không ngốc như cô nghĩ đâu. Cả tôi và cô đều kém thông minh xa nó đấy. - Anh còn bênh vực nó? Nhưng, Khôi Nguyên đã nói đúng. Mình nhìn vào lớp học nghe câu trả lời của cậu học trò nhỏ. - Dạ, lấy hai số 3 ghép (phép +) lại với nhau thì ta được số 8 ạ. Cô Minh Hằng ngơ ngác, đứng lặng một hồi lâu. Mình cũng vậy, tái người đi trước sự thông minh của thằng nhóc. - Sao rồi, cô có còn cười được nữa không? Sau này, thằng bé đó sẽ là một thiên tài đấy. Tôi chỉ mong sao cho nền giáo dục của chúng ta đủ sức để chứa nó. - Anh nói đúng Khôi Nguyên à! Trí tưởng tượng của nó thật là kỳ quặc. - Nhưng một ngày nào đó, đầu óc của nó sẽ bị nhồi nhét lắm thứ vô bổ thôi. --- Khôi Nguyên thấy đã đến lúc phải cho Minh Hằng biết đến sự hiện diện của mình. Ảnh đến trước cửa lớp để Minh Hằng trông thấy. Minh Hằng đã thấy ảnh, cô đứng ngây ra một chặp, mới mỉm cười với Khôi Nguyên. Có lẽ cô ấy bị hớp hồn trước vẻ ngoài siêu đẹp trai của ảnh. Mình nhắc lại nhé! Khôi Nguyên rất đẹp, đẹp không thua kém gì Phan An, Tống Ngọc. - Chào cô, Minh Hằng! - Chào anh! Minh Hằng đưa mắt nhìn mình. Mình và cô ấy mới thật tương phản, cô ấy trông tà áo dài duyên dáng, còn mình thì trong nhân dạng lãng tử, gái giang hồ. Minh Hằng khẽ cúi đầu chào mình. --- Tụi mình ra chỗ gốc cây khuynh diệp đứng nói chuyện. Khôi Nguyên nhanh chóng vào đề: - Chắc cô Thúy đã nói cho Minh Hằng nghe về tôi rồi. Tôi không nói lại nữa, mong Minh Hằng giúp cho. - Vâng, cô Thúy đã cho Hằng biết rồi ạ! Anh cứ hỏi, biết gì Hằng sẽ trả lời đó. Minh Hằng nói giọng mới ngọt lịm, mình dám chắc là cô ấy đang làm quá lên! Tại sao lại ra vẻ hiền thục như vậy cơ chứ? Cứ sống thật với mình đi. Giọng điệu của cô ấy khi nói chuyện với Khôi Nguyên làm mình bực bội. Mà cái gã thám tử chết băm đó cũng vậy, gã nói chuyện với cô ta ngọt cứ như mía lùi, còn với mình thì... hừ... tức quá đi mà. - Minh Hằng à! Làm phiền cô rồi. - Không có gì đâu mà anh Nguyên. “Anh Nguyên, anh Nguyên... nghe mới yểu điệu làm sao.” Mình càng lúc càng nóng ruột, chỉ mong sao ảnh hỏi chuyện cho nhanh mà biến gấp. - Nghe cô Thúy nói, Minh Hằng chơi rất thân với Kiều Oanh. Minh Hằng có nghe nói đến người bạn trai đã hẹn hò với Kiều Oanh, trước lúc cô ấy mất hay không? - Kiều Oanh hơi kín đáo trong chuyện tình cảm, và Hằng cũng không hay đề cập đến chuyện đó. Nhưng Hằng biết cô ấy có quan hệ rất khăn khít với một người con trai tên Phú – người đó đang dạy võ ở trường Yersin. Hằng biết là nhờ mấy lần đi chơi chung với nhau, anh Phú đó thường gọi điện cho Kiều Oanh, và lần nào cũng tha thiết muốn gặp Kiều Oanh để nói chuyện. - Ngoài người có tên Phú đó ra, Minh Hằng không biết về người đàn ông nào khác có quan hệ với Kiều Oanh nữa sao? Một anh chàng giàu có, đẹp trai chẳng hạng. - Không biết đâu anh Nguyên à! Vì Kiều Oanh có rất nhiều người tán tỉnh. Nhưng Hằng chỉ thấy Kiều Oanh thân với anh Phú hơn. Anh Phú cũng đẹp trai và giàu có vậy. - Một tháng trước khi Kiều Oanh mất, Minh Hằng có thấy biểu hiện gì lạ ở Kiều Oanh không? - Tội nghiệp cho Kiều Oanh lắm! Gương mặt cô ấy khi đó xanh xao hốc hác, hai mắt cô ấy bầm tím do mất ngủ. Người cô ấy gầy quánh đi, và đôi môi thì khô héo bợt bạt. Giống như thể cô ấy bị mất máu rất là nhiều vậy. - Kiều Oanh có hay kể với Minh Hằng về những cơn ác mộng của cô ấy chứ? - Có. Đó là những giấc mơ rùng rợn. Kiều Oanh nói trong mơ hay gặp một bóng ma mặc áo dài trắng, bóng ma thường vắt vẻo trên cành cây, có lúc bóng ma đó đi lởn vởn trước mặt cô ấy, bóng ma với mái tóc suông, bóng lạnh như gương, và ớn lạnh ở chỗ bóng ma không có chân. Mỗi lần kể về những cơn ác mộng đó, Hằng nhớ rất rõ biểu hiện khủng hoảng thần kinh của Kiều Oanh, mồ hôi lấm tấm trên vầng trán, toàn thân cô ấy run rẩy khiếp lắm! Nghe Minh Hằng kể về tình trạng của Kiều Oanh, người mình bỗng dưng ớn lạnh. Nói chuyện một hồi nữa, (...) (...) (...) Khôi Nguyên thấy đã đến lúc phải rời đi, không muốn ảnh hưởng đến công việc của Minh Hằng. - Cám ơn Minh Hằng rất nhiều! Nếu có thời gian rảnh, tôi muốn mời Minh Hằng đi uống cà phê. Minh Hằng mỉm cười, công nhận cô ấy có nụ cười hớp hồn người ta thật. - Dạ, chào anh Nguyên, cám ơn lời mời của anh. Khi nào rảnh, anh hãy gọi điện thoại báo cho Hằng biết. “Chà, sẵng sàng đến vậy cơ đấy!” – Mình nói thầm trong bụng. - Được rồi, tôi sẽ thu xếp và gọi cho Minh Hằng. - Dạ, Hằng vào lớp trước nghe! Chào hai người. --- Minh Hằng vào lớp rồi, tụi mình cũng rời đi. Mình điên cả đầu, chỉ muốn đá cho “hắn” một cái. Mặt mình hầm hầm, Khôi Nguyên trông thấy được. Thái độ cũng đủ biết anh ấy đang rất sướng. - Thích quá ha! – Mình bậm môi, sắp chịu hết nổi rồi. - Sao lại không thích, cô không trông thấy người ta hay sao? Nền nã, dịu dàng... kết bạn với những người đó với tôi là một vinh hạnh lớn của tôi đấy. - Ơ! Anh... - Cô bị làm sao vậy? Hình như cô không được vui cho lắm! Khôi Nguyên muốn châm dầu vào lửa. “Bốp” Mình đá thẳng vào cẳng chân anh ấy, rồi mang tâm trạng bực bội bỏ đi. - Đồ dở hơi kia, lần này mà bắt được, tôi sẽ không tha cho cô đâu! Khôi Nguyên ngồi ôm chân, hét với theo. Mấy thầy cô đang giảng bài nghe thấy âm thanh lớn, ló đầu ra những cánh cửa nhìn tụi mình. --- Trên đường trở về nhà, tụi mình đi ngang qua cánh cổng bệnh viện Hòa Phát – một chi nhánh của bệnh viện tâm thần Biên Hòa. Khôi Nguyên cho xe dừng lại bên kia đường – đối diện với cổng bệnh viện. - Có chuyện gì vậy? - Cô không nghe thấy gì sao? Mình tập trung lắng nghe, phát hiện ra những âm thanh vang lên sau cánh cổng bằng sắt to lớn của bệnh viện. “1” “2” “3” Có một ai đó đằng sau cánh cổng kia đang đếm số, nhưng đếm đến số “3” thì ngưng. Không chỉ mình và Khôi Nguyên tò mò, mà một số người đi đường cũng tò mò không kém. Một anh chàng bự con, nhìn có vẻ bặm trợn lắm! Thấy mọi người đang đứng tập trung trước cổng bệnh viện đã đóng kín bưng, thì lên mặt quát tháo: - Giải tán hết! Mọi người hình như rất sợ anh chàng, có lẽ anh chàng là giang hồ trùm khu vực đó. Anh chàng hỏi một anh thanh niên ốm yếu đang đứng gần đó, chắc là người quen biết. - Có chuyện gì thế? - Dạ, anh Đại nghe đi! Anh chàng tập trung lắng nghe. “1” “2” “3” - Ồ, có gì bên trong đó vậy ta? – Anh chàng tò mò. Liền đó, Anh chàng xáng lại cánh cổng, ló mắt nhìn qua cái lỗ nhỏ bằng quả trứng gà trước cổng bệnh viện, để xem bên trong đang diễn ra điều gì. Bất ngờ. “Phặp” Một ngón tay từ bên trong cánh cổng chọt ra đâm vào mắt anh chàng. Anh chàng rú lên trong sự kinh hoàng của người dân đứng xung quanh. Bên trong bệnh viện lại vang lên tiếng đếm. “1” “2” “3” Và lần này là: “4”
|
Chương 22 Chương 22 --- “ú” “ớ” “ú” … Tiếng kêu phát ra từ bên trong cánh cổng sắt, phút chốc cánh cổng mở ra, với tiếng kẻo kẹt của khung bản lề hoen gỉ. Đập vào mắt mọi người chứng kiến cảnh tượng có một không hai trên đời, là một đội ngũ y bác sĩ đang ra sức ghì, đè, bác sĩ nằm chất chồng lên nhau tạo thành một “trái núi” giam giữ “con yêu nghiệt” đang ngoan cố chống cự quyết liệt. - Mau lên! Đưa bệnh nhân vào phòng đặc biệt. Cánh cổng mau chóng được khép lại, Một người bác sĩ ở độ tuổi trung niên, khuôn mặt tròn trịa, da dẻ hồng hào, lên tiếng. Có thể đoán đây là vị giám đốc của bệnh viện, vì xem qua phong thái người đó rất có thần tướng. Cái anh chàng hổ báo lúc nãy, đã được cậu thanh niên kia chở đi bệnh viện khám mắt. Không biết tình hình là con mắt đó có bị múc hay không, vì ngón tay ác hiểm của “con yêu nghiệt” kia đâm chọt quá bất ngờ, khiến người ta trở tay không kịp. Khôi Nguyên cho xe tấp sang lề bên phía cổng bệnh viện. Ảnh xuống xe, rồi ra hiệu cho mình đi theo ảnh, tụi mình đến chỗ những bác sĩ đang đổ mồ hôi hột, do vừa phải khống chế một con bệnh quá nguy hiểm. Người có khuôn mặt tròn, mà mình đoán là giám đốc bệnh viện; ông ấy ra ngoài cổng, chỗ đang tụ tập rất nhiều người để hỏi hang tình hình nạn nhân xui xẻo nhất trong ngày. Nhìn đã đoán đúng, theo như lời giới thiệu của ông ấy, thì ông chính là giám đốc của bệnh viện tâm thần Hòa Phát. Mình để ý đến cái bảng tên đeo trên cổ ông ấy, Nguyễn Văn Trung, chức vị giám đốc bệnh viện. Ông Trung nhanh chóng cử một người đi xem tình hình của nạn nhân vừa mới bị con bệnh của Hòa Phát chọt vào mắt. Tình hình này, phải khéo mà thu xếp, chứ cái tay khi nãy, xem ra, đầu gấu lắm chứ không phải dạng hiền lành gì. Ông giám đốc liếc qua chỗ tụi mình, bỗng dưng ông ấy vui mừng, thốt lên: - A, Khôi Nguyên. Có phải Khôi Nguyên đó không? Tụi mình chưa kịp nói gì, thì ông ấy đã chạy đến gần đưa tay ra bắt. Khôi Nguyên bắt tay ông giám đốc, có vẻ anh ấy không nhận ra người đang đứng trước mặt mình. - Cậu không nhớ tôi sao? - Xin lỗi ông, ông có thể nói rõ hơn không? - Ồ! Có thể cậu không nhớ tôi. Nhưng cô bé bị bắt cóc trong vụ “kế hoạch hoàn hảo” chắc cậu không bao giờ quên. Cây dương cầm và hàng phong lá đỏ. Khôi Nguyên suy nghĩ một lúc… Rồi nói: - Tôi nhớ ra rồi. Ông chính là cha của Thụy Du. Con gái ông dạo này sao rồi? Tôi nhớ hồi đó, cô ấy chơi dương cầm rất hay. - Nó nhắc đến cậu mãi thôi. Tôi có hứa với nó khi nào gặp được cậu sẽ chuyển lời giúp nó. - Thụy Du nói sao thưa ông? - Ở đây nói chuyện không tiện, chúng ta hãy ra sau vườn vừa đi vừa nói chuyện. Tụi mình theo ông Trung vào bên trong bệnh viện, đi qua một dãy hành lang dài, mở ra một khung cảnh yên bình phẳng lặng. Sân vườn rộng, thoáng đãng với những hàng dừa cảnh xanh tươi mơn mởn, màu mát rượi thiên thanh hòa kết với từng chuỗi liễu um tùm xao xác gió miên mơn. Dọc theo con đường trải nhựa là những cây phượng tím tỏa bóng mát, với những cánh hoa chung thủy trên cành, hoa lá vàng ươm… thảm tím trải ven con đường đẹp lạ lùng. Người ta sẽ không ngờ rằng, chỉ cách nhau có một dãy hành lang thôi, nhưng một bên là thế giới của địa ngục với những thân người vật vờ, những con bệnh bước đi như kẻ du hồn, khuôn mặt ngờ nghệch, hoặc những ánh nhìn đầy ám ảnh, những suy nghĩ bệnh hoạn và chết chóc. Một bên, lãng mạn nên thơ, tái hiện khung cảnh của một vùng trời bình yên không hề lạ lẫm ở nơi đây. - Con bé rất biết ơn cậu, nó muốn gặp lại cậu để mời cậu đi ăn một bữa, nó muốn chính miệng nó nói lời cảm ơn cậu. Lần đó, sau khi giải quyết xong vụ của chúng tôi, cậu lại tiếp tục điều tra một vụ khác nên không có thời gian rảnh mà gặp gỡ, tôi cũng thấy áy náy lắm! - Xin lỗi ông! Đúng là khi đó tôi rất bận. Sau khi giải quyết xong vụ án đó, tôi lại đi nước ngoài, nên có lẽ cả ông và Thụy Du đã không liên lạc được. - Phải, tôi đã thử liên lạc với cậu nhưng không có kết quả. Sau này, tôi có đọc trên mạng và biết cậu đã chuyển văn phòng, tôi định đến gặp cậu, nhưng, lại sợ ảnh hưởng đến công việc của cậu nên thôi. Tôi có nói với con gái của mình, nếu có duyên được gặp cậu lại một lần nữa, tôi sẽ gửi lời giúp nó. Con bé cũng đồng ý, cậu cũng biết mà, nó là người hay tin vào chuyện duyên số. - Công nhận tôi và ông cũng có duyên, nếu không thì chúng ta đâu có gặp nhau trong hoàn cảnh này. (…) (…) (…) Ông Trung say sưa nhắc lại chuyện cũ, ông ấy khen ngợi sự thông minh của Khôi Nguyên không ngớt lời. Sau đó, ông hỏi thăm tình hình của Khôi Nguyên, hỏi ảnh có đang điều tra vụ nào không? Ông ấy cười, và hỏi tên mình. Ông Trung không hỏi quan hệ của mình và Khôi Nguyên, có lẽ ông đã đoán được mình và anh ấy là một cặp trời sinh. - Con bệnh khi nãy có vẻ nguy hiểm đấy nhỉ? - Ôi, chúng tôi đã mệt mỏi với anh ta đã hơn mười năm rồi đấy! Ông Trung thở dài, bộ dạng ông ra chiều mệt mỏi. - Nguy hiểm như vậy không cách ly ra sẽ nguy hiểm lắm. - Anh ta trốn ra đấy chứ! - Chắc đã xảy ra nhiều lần tương tự rồi? - Tính thêm ông ngày hôm nay nữa là 4 người rồi đấy Khôi Nguyên. - 4 người rồi ư! Ông Trung bắt đầu kể cho tụi mình nghe về “hành trình gây án” của bệnh nhân nguy hiểm nhất mà ông đang điều trị. - Mười năm trước, bệnh viện chúng tôi tiếp nhận một ca bệnh đang ở trong tình trạng rất tồi tệ. Họ đã đưa anh ta đến đây quá muộn màng, nếu không thì cũng chưa đến nổi nào đâu. Chúng tôi đã phải khổ sở biết bao với anh ta, chỉ hở ra một tí xíu thôi là xảy ra chuyện liền, ngày hôm nay cậu cũng thấy rồi đó. Anh ta bị mang một nỗi ám ảnh kì quặc, tôi chẩn đoán trước lúc phát bệnh anh ta gặp phải một san chấn tinh thần rất khủng khiếp, anh ta đã gặp một chuyện gì đó rất hãi hùng, nó đã ảnh hưởng rất sâu lên thần kinh của anh ta, anh ta không muốn nhìn thấy điều mà mình đã chứng kiến… - Vì vậy mà dẫn tới hành vi phá hoại thị giác của người khác sao thưa bác sĩ? - Chúng tôi vẫn đang tích cực tìm kiếm nguồn cơn của chứng bệnh thần kinh này, tất cả chỉ là phỏng đoán, cũng là lần đầu tiên bệnh viện chúng tôi tiếp nhận một trường hợp đặc biệt giống như vậy. - Những nạn nhân trước đây bị anh ta làm tổn thương vẫn ổn chứ? - Người đầu tiên phải hứng chịu hành vi bệnh hoạn của bệnh nhân chúng tôi, cũng là bác sĩ của bệnh viện. Anh Lê Hải Bình, một bác sĩ trẻ, khi đó Hải Bình mới chân ướt chân ráo vào ngành. Xui xẻo lại được phân công đúng ca của Hải Ninh… - “Hải Ninh!” – Mình thốt lên. Ông Trung quay sang nhìn mình, thấy biểu hiện của mình ông liền hỏi: - Có chuyện gì sao cô Ngọc Diệp? Mình định trả lời thì Khôi Nguyên nói chen vào: - Không có gì đâu thưa bác sĩ, ông cứ kể tiếp đi! Lát nữa tôi sẽ nói với ông sau. Ông Trung lại tiếp tục: - Hải Bình mấy ngày liền quan sát thấy một hiện tượng kỳ quặc. Đó là, bệnh nhân Hải Ninh, liên tục mài đáy cốc nhựa dùng để uống nước, xuống nền xi măng sần sùi. Cho đến một ngày, cái cốc nhựa bị mòn thủng đáy. Mấy ngày sau Hải Ninh lại làm một việc kì cục khác, anh ta xé bị nilon bịt đáy cốc lại, rồi lấy giây thun buột chặt. Hành động đó lặp đi lặp lại rất nhiều lần khiến bác sĩ Bình chú ý. Bác sĩ Bình chưa có kinh nghiệm trong nghề nên cũng tò mò muốn xem bên trong chiếc cốc thủng đáy là gì, mà làm cho Hải Ninh thường xuyên ụp mắt vào nhìn như vậy. Nhưng, bệnh nhân Hải Ninh cứ giữ khư khư cái cốc không cho bác sĩ Bình đụng vào. Điều đó càng khiến cho bác sĩ Bình nghi ngờ, bởi vì trong lúc ăn, trong lúc ngủ, hay đi vệ sinh… bệnh nhân Hải Ninh cũng mang theo cái cốc nhựa được bịt đáy bằng miếng nilon. Bác sĩ Bình đã lựa lúc Hải Ninh đang ngủ say, cướp được chiếc cốc lạ. Sau khi, đã có được cái cốc nhựa đó, bác sĩ Bình cũng ụp mắt vào xem thử bên trong có điều gì mà khiến cho bệnh nhân của bác sĩ ấy chăm chú đến vậy. Theo lời bác sĩ Bình kể, lúc đưa mắt vào nhìn, xuyên qua miếng nilon bác sĩ nhìn thấy gương mặt Hải Ninh, anh ta đang từ từ hé mở nụ cười. Bất ngờ… thật xui xẻo cho bác sĩ Bình, một ngón tay dài chọt xuyên qua miếng nilon mỏng tanh, đâm “phặp” vào mắt bác sĩ ấy. Bác sĩ Bình chỉ kịp rú lên một tiếng. - Trời ơi! – Mình kinh hãi, thốt lên. - Bác sĩ ấy bây giờ vẫn ổn chứ ạ? - Mù một mắt rồi Khôi Nguyên à! Kể từ đó bác sĩ cũng bỏ nghề luôn, thật đáng thương. Sự việc xảy ra một tuần trước đám cưới của bác sĩ ấy. - Vậy còn đám cưới thì sao? - Cưới xin gì nữa cô Ngọc Diệp, cô dâu khóc sướt mướt, tự dưng trâu lành lại thành trâu què. Gia đình của cô muốn hủy hôn nhưng cô không đồng ý. Thế thì đã sao, bác sĩ Bình biết thân phận của mình đã tàn phế nên chủ động hủy bỏ hôn ước. - Ôi, thật tội nghiệp! – Mình than thở. Ông Trung tiếp tục kể về “hành trình gây án” của Hải Ninh: - Nạn nhân thứ hai là bác Thịnh làm vườn, hôm ấy bác bị mệt trong người, nên sau khi đã cắt được một góc vườn cỏ thì ngả lưng nghỉ ngơi một lát. Ngờ đâu thiếp đi lúc nào chẳng biết, bác ấy từ từ hé mắt sau một giấc đẫy đà. Vừa mở mắt ra đã trông thấy Hải Ninh, anh ta cũng từ từ mở một nụ cười, theo lời bác Thịnh kể lại, khi đó anh ta còn cất tiếng nói: “Bác đẹp trai, tôi đến đây!” “Phặp” – ngón tay ác hiểm kia lại đâm vào mắt, lần này, là bác Thịnh một người làm vườn tốt bụng. Nạn nhân thứ ba, là cô Xuân đầu bếp. Bữa đó, cô đang chế biến món bánh cuốn, khốn nỗi lại hết nước mắn. Cô Xuân định sai người phụ bếp đi vào kho, lấy một chai hảo hạng đem ra, nhưng nghĩ lại sao đó, cô tự mình đi lấy, cô nói với người phụ bếp là muốn vận động tay chân một chút cho khỏe người. Cô Xuân đi vào nhà kho, mở ngăn tủ phía dưới, tìm thùng nước mắm. Cô Xuân cúi người xuống nhìn xem thùng nước mắm đặt chỗ nào, nhưng không thấy nước mắm đâu mà chỉ thấy hai con mắt ráo hoảnh, cô chưa kịp la lên thì… “Phặp” – Ngón tay nhanh như chớp đâm vào mắt trái của cô. “Á…” – Cô Xuân rú lên. Thủ phạm của cả ba vụ trên đều là Hải Ninh. Lần nào anh ta thoát ra được phòng đặc biệt – phòng biệt giam, - anh ta cũng gây họa. Đầu óc của anh ta rất “thông minh”, lúc nào anh ta cũng nghĩ đến những mưu mẹo. Cậu và cô cũng thấy rồi đó, ban đầu anh ta đọc lên những con số để khơi gợi trí tò mò của người khác, nếu ai mà xấu số nhìn vào cái lỗ hỏng trước cổng thể nào cũng mắc mưu anh ta. Lần này, tôi sẽ cho người trám lỗ hỏng đó lại, và quản lý anh ta chặt chẽ hơn nữa. Sự việc ngày hôm nay, có lẽ tôi không thể làm ở đây được nữa rồi. Tôi cũng cầu mong được điều đi chỗ khác, phải sống chung với cái anh chàng Hải Ninh này, giống hệt tôm nằm trên chảo dầu vậy. Bất an quá! - Người nhà của Hải Ninh không đến thăm anh ta sao thưa bác sĩ? - Dạo mấy năm trước còn có bà cụ khòm lưng – mẹ của anh ta đến thăm – sau khi bà cụ mất thì không còn ai đến nữa. Tất cả những chi phí để chữa bệnh cho anh ta, bệnh viện phải gánh lấy hết. Một là, đạo đức nghề nghiệp không cho phép chúng tôi bỏ anh ta. Hai là, vấn đề xã hội; cậu thử nghĩ xem, một con bệnh như anh ta mà thả ra ngoài thì hiểm họa đấy. Nguy hiểm đến mức người nhà cũng phải tránh xa anh ta là cậu biết rồi. Chúng tôi cũng không dám cho phép người nhà gặp riêng anh ta, nếu họ có đến đi chăng nữa, nhưng, chẳng có ai đến cả ngoài bà cụ khòm, đã gần mười năm rồi. - Hồi đó, ai đã đưa anh ta vào đây thưa bác sĩ? - Một nhóm giang hồ, bọn xã hội đen đấy. - Xã hội đen? - Tối hôm đó, chúng tôi nghe tiếng đập cửa ầm ầm, chạy ra mở cổng thì thấy một lũ chừng 10 tên đầu gấu, chúng đi 5 xe gắn máy, chúng mang theo một người tay chân bị trói chặt, mồm nhét một miếng dẻ. “Ông kia! Đem nó vô mà xào hành ăn đi!” Nói rồi, gã đầu gấu quăng xuống kẻ tâm thần mà chúng mang theo. - Không lẽ Hải Ninh thuộc hội bọn chúng hay sao? Lạ nhỉ! - Có thể đúng đấy cô Ngọc Diệp, anh ta – Hải Ninh – có lẽ trước đây là một tay giang hồ. - Dấu hiệu là trên lưng, vai và đùi của anh ta có rất nhiều sẹo. Tôi đoán căn bệnh của anh ta cũng có nguồn gốc từ hoàn cảnh sống của anh ta. --- Sau khi, nghe giám đốc bệnh viện Hòa Phát kể về người bệnh nhân nguy hiểm của bệnh viện, Khôi Nguyên cũng nói cho ông ấy biết, ảnh đang điều tra một vụ án có liên quan đến Hải Ninh và muốn nhờ ông Trung giúp đỡ. Ban đầu, ông Trung có vẻ ngạc nhiên, nhưng sau đó, ông cũng nhận ra vấn đề và hứa sẽ giúp Khôi Nguyên. - Thật trùng hợp cậu Khôi Nguyên à! - Tôi đã nói chúng ta có duyên rồi mà. - Cậu cần tôi giúp gì, cứ nói? - Bác sĩ hãy theo dõi tình hình của Hải Ninh, nếu có dấu hiệu gì bất thường xin hãy báo cho tôi biết, tôi để lại số điện thoại cho ông. Nói rồi, Khôi Nguyên cho ông Trung số điện thoại. Sau đó, chào tạm biệt ông: - Tôi phải đi có việc cần, rất vui được gặp lại ông, bác sĩ. - Cậu là ân nhân của nhà chúng tôi mà, gặp lại cậu tôi rất vui. - Cho tôi gởi lời đến cô Thụy Du nhé! Hãy nhắn với cô ấy, tôi sẽ thu xếp thời gian đê đi ăn với cô ấy một bữa. À, còn vợ ông nữa chứ! Cho tôi gửi lời thăm cô nhà luôn. Khuôn mặt ông Trung rạng rỡ hẳn ra, ông hớn hở nói: - Được thế thì còn gì bằng, cám ơn cậu, rất cám ơn cậu Khôi Nguyên! - Tạm biệt ông! - Hai cô, cậu đi cẩn thận. Mình cúi đầu chào ông Trung. Ông ấy tiễn tụi mình ra ngoài cổng bệnh viện, hên sao ngày hôm đó những bệnh nhân đều được giữ ở trong phòng nên mình không phải giáp mặt với họ. Mình không nghĩ là mình kì thị với người mắc bệnh thần kinh, nhưng mình có một nổi ám ảnh, mình rất sợ những thân người vật vờ với mái tóc rối bù và những suy nghĩ bệnh hoạn. --- Ra khỏi bệnh viện Hòa Phát, mình mới nói với Khôi Nguyên: - Ông giám đốc và con gái ông ấy có vẻ thần tượng anh quá nhỉ? - Chắc do ông ấy nhớ ơn tôi đã cứu con gái ông ấy đó thôi. - Anh cũng thích nghe dương cầm sao? - Cô biết rồi còn gì, tôi là một cây mê nhạc cổ điển. - Nhắc tới âm nhạc tôi mới nhớ… - Nhớ gì kia? - Chuyện anh Bo con của ông Ca Lạy bị ma ám. - Cô tin vào sức mạnh đó sao? - Ừm, tôi tin. Cho nên lát nữa anh phải chở tôi đến một nơi. - Đến đâu? - Không nói, đi rồi sẽ biết. Mình làm vẻ mặt thần bí. - Chà chà, cô có tài bắt chước đấy nhỉ? - Không phải bắt chước, đây gọi là gậy ông đập lưng ông. – Nói rồi mình đánh nhẹ lên lưng ảnh, - còn chờ gì nữa mà không đi! – Mình bắt đầu học theo cách nói chuyện của Khôi Nguyên.
|
Chương 23 Chương 23 --- Đã gần 12 h trưa, Việc đầu tiên tụi mình cần làm là kiếm một quán ăn. Mình đã cảm thấy đói bụng rồi, nên đánh vào vai Khôi Nguyên, lúc đó ảnh đang lái xe. - Việc gì nữa đây, đồ phiền toái. - Tôi đói rồi. - Trời ạ! Mới một buổi sáng thôi cô đã ăn ba lần rồi đấy. - Đó là ăn vặt, không thể tính là một bữa được. - Thôi được rồi, cô muốn ăn gì đây? - Tùy anh thôi! Anh biết gần đây có quán cơm nào ngon không? - Không. Tôi làm gì có tâm hồn ăn uống. - Có quán mì hoành thánh, ở số 6 đường Lê Hồng Phong, anh ăn ở đó bao giờ chưa? - Chưa ăn. - Vậy đến đó đi. - Cô trả tiền đấy nhé! Tôi không mang theo tiền. - Cái anh này, có khi nào tôi bắt anh trả đâu. - Vậy thì được. --- Tụi mình ghé lại quán mì hoành thánh số 6 Lê Hồng Phong. Mình gọi hai tô mì hoành thánh. Quán số 6 ngày nào cũng như ngày nào, rất đông người. Tiếng xôn xao, rầm rì, mọi thứ âm thanh pha trộn với nhau… vang lên không dứt. Bên ngoài xe cộ tấp nập qua lại. Tiếng còi xe tải, rúc lên inh ỏi giữa phố chợ hối hả. Đó là, giờ cán bộ công nhân viên chức tan sở, và học sinh, sinh viên tan trường về. Ông chủ vừa trông thấy mình đã chạy đến tươi cười niềm nở: - Chào con! Lâu rồi mới thấy con ghé. Ông chủ đã ngoài 60 tuổi, nhưng nhìn vẫn rất trẻ trung, mái tóc và râu của ông đen bóng không có lấy một sợi bạc. Ông chủ tên Vinh, là người rất lạc quan yêu đời. Lúc nào cũng thấy ông cười rất sảng khoái, tay chân lúc nào cũng hoạt động và thần sắc rất tươi nhuận, tràn trề sinh lực. Ông nói giọng rặc Nam Bộ. - Dạ! Lâu nay mấy anh chị có ghé tới ăn không chú? - Họ cũng hay ghé lắm! Đặc biệt là cái cô Ý Nhi đó. Cô ấy thường đến, chú có hỏi về con, nghe nói dạo này con xin nghỉ ở trường để lo việc nhà. - Vậy hả chú! Ý Nhi thường đi một mình ạ? - Ý Nhi thường đi với cậu Đình Văn. Có khi đi chung với mấy cô trong trường Sao Mai của con đấy. - Dạ. Anh phục vụ phong thái ôn nhu, lịch thiệp bưng lên một khay có hai tô mì hoành thánh. Một tay bưng khay, còn một tay để sau lưng. Đặt khay xuống, anh ta còn hài hước đưa tay mời khách giống như cách tiếp đãi, trong các nhà hàng sang trọng vậy. - Cám ơn anh Hiếu! – Mình mỉm cười với anh phục vụ. - Thôi, hai đứa ăn đi, chú không làm phiền nữa. Nói rồi, chú Vinh bỏ đi quán xuyến công việc buôn bán. Khi chú Vinh đi rồi, Khôi Nguyên mới hỏi mình: - Cô hay đến đây ăn lắm à? - Ừm. Mì hoành thánh ở đây ngon hơn những chỗ khác nhiều. Mình vừa đáp lời Khôi Nguyên, vừa bỏ gia vị, rồi vắt tí xíu chanh vào tô mì hoành thánh, sau đó đưa sang cho ảnh. - Anh ăn thử đi. - Ôi, cô làm cho tôi luôn sao. Cứ làm tôi như em bé vậy. - Thôi ăn đi mà, đừng lắm chuyện nữa. - Cám ơn! Khôi Nguyên lấy muỗng múc thử nước mì xem có ngọt đậm đà không. Cắn thử cục hoành thánh xem có thấm tháp, có dẻo dai, nhân có ngon; có vị đặc biệt không. - Anh phải bỏ rau sống vào. Giống như tôi vậy này. - Cô làm ơn nói nhỏ miệng lại một chút. Người ta đang nhìn tôi giống như sinh vật ngoài hành tinh kia kìa. - Tại vì anh không biết ăn chứ bộ... - Cô ăn đi, nói nhiều quá! --- Chú Vinh cho gọi anh Hiếu lại sai việc: - Hiếu ơi! Con đi mua thùng bia đem qua nhà anh Khánh giúp chú. - Dạ. - À, Hiếu con, khi về ghé qua nhà anh Phương, gọi cho Ngọc, cho Đường chiều ghé lại quán chơi nghe con. Nói là chiều nay chú đãi món gỏi gà. Anh Hiếu vừa ra khỏi nhà, thì một ông lão ăn xin đi vào. Ông lão tật ở chân, tướng người khọm rọm, áo quần rách rưới tả tơi. Ông lão đến chỗ chú Vinh đang ngồi cầm một xấp tiền với đủ mệnh giá trên tay. 500 ngàn, 100 ngàn, 50 ngàn, 20 ngàn, 10 ngàn, và tiền lẻ các loại. Chú Vinh là một người rất giàu có, chú thường làm từ thiện ở khắp nơi với những bình nước uống và mì chay miễn phí, tên tuổi của chú được đài đưa tin, là một nhà hảo tâm tốt bụng, một tấm gương sáng để xã hội noi theo. Ông Lão chìa cái nón lá về phía chú Vinh, chú Vinh nhìn ông Lão từ đầu đến chân, không nói gì, chú rút từ cọc tiền dày cộm của mình ra 2 ngàn bạc lẻ cho ông cụ tội nghiệp. Ông cụ cúi đầu tạ ơn, rồi lủi thủi bỏ đi. Khôi Nguyên trông thấy cảnh đó, ảnh quay sang mình nói: - Ngọc Diệp, cô cho tôi mượn 100 ngàn được chứ! - Tất nhiên là được, nhưng anh cần tiền làm gì? - Cứ đưa cho tôi đi. Mình mở ví lấy cho ảnh 100 ngàn. Khôi Nguyên cầm lấy 100 ngàn chạy theo ông lão ăn xin lúc nãy, anh ấy cho ông lão 100 ngàn bạc trước sự chứng kiến của nhiều thực khách và cả chú Vinh nữa. Ảnh quay lại chỗ ngồi, ăn cho hết tô mì hoành thánh. Bây giờ mình mới hỏi ảnh: - Tại sao anh lại làm vậy? - Cô không thấy sao còn hỏi. Khi người giàu ban phát cho cô những ân huệ, cô cứ tưởng rằng họ tôn trọng và quý mến cô nên mới làm vậy, cô nghĩ họ hào phóng... nhưng không phải, họ chỉ đang lợi dụng cô, những gì họ cho cô không bằng miếng dẻ rách, lau nhà của họ, nên cô đừng lấy đó làm sung sướng, đừng lấy đó mà biết ơn. Chỉ cần cô nhìn sâu vào bản chất, cô sẽ thấy bộ mặt thật của cái gọi “xã hội thượng lưu.” Khôi Nguyên nói to, cố tình cho mọi người xung quanh, và chú Vinh nghe thấy. - Khôi Nguyên, tôi ăn xong rồi. Chúng ta đi thôi! Nghe những lời “chồng mình”... à không, nghe những lời Khôi Nguyên nói xong, từ đó, mình không có thiện cảm với quán ăn đó nữa, có lẽ lập trường của mình không vững vàng, nhưng cảm xúc thì rất thật, mình bỗng mất hết thiện cảm với chú Vinh. Tụi mình định đứng lên bỏ đi thì... - Ngọc Diệp! Có người gọi tên mình, mình quay mặt về nơi tiếng gọi, mình vui sướng reo lên: - A, anh Đình Văn. Người đàn ông tướng tá rất phong độ, đẹp trai, lịch lãm bước lại gần. Anh ấy mặc trên người bộ veston chính hãng, bộ đồ gam màu xám với từng đường nét bóng mượt, anh ấy đi giày tây hàng hiệu, trên tay trái đeo chiếc đồng hồ Rolex... Đình Văn có thân hình vạm vỡ săn chắc, cuồn cuộn cơ bắp, là do anh ấy rất chăm đến phòng tập thể hình. Khuôn mặt của anh ấy đậm chất nam tính, nếu so với Khôi Nguyên thì không đẹp bằng, nhưng so với nhiều người đàn ông khác thì Đình Văn vẫn được xếp vào hàng mỹ nam. Tóc anh ấy được cắt theo kiểu đầu thời thượng giống như anh Sơn Tùng mtp – thần thánh của giới trẻ thời bấy giờ. Đứng gần anh Đình Văn người ta rất dễ bị nghiện bởi mùi hương độc đáo, ma mị ảnh sức trên người. - Lâu rồi mới gặp lại em đấy Ngọc Diệp. Hình như em đổi số điện thoại rồi phải không? Anh có xin số chỗ Ý Nhi, nhưng gọi thì số máy không liên lạc được. - Dạ! Anh Đình Văn cũng đi ăn trưa ở đây sao? - Ừm, ủa! Mà chú Vinh đâu rồi nhỉ? Nãy giờ không thấy mặt mũi chú. Anh Đình Văn nhìn quanh nhìn quất để tìm chú Vinh. Mình không nói cho anh Đình Văn biết chuyện vừa xảy ra. Chú Vinh bị quê quá lánh mặt đi rồi. - Chú ấy mới đó mà. Chắc đâu sau nhà thôi. - Ngọc Diệp này! - Dạ. - Nghe nói em bị ốm sao? Anh Đình Văn tỏ ra quan tâm mình. Mình mỉm cười đáp: - Dạ. Nhưng khỏi rồi anh. - Khi nào em tính đi làm lại? - Chắc cũng gần rồi á! Em bắt đầu thấy nhớ công việc và bọn trẻ rồi. Anh có thường hay đến trường không? - Tiếc là anh không đến được, công việc chất đống lên. Em cũng biết mà, điều hành mấy cái công ty cũng rắc rối lắm! - Dạ. (...) (...) (...) Mình liếc trông thấy bộ dạng của Khôi Nguyên thật “thảm hại”, anh ấy đứng đút tay túi quần, mắt nhìn đi hết chỗ này đến chỗ khác, làm như kiểu không quan tâm gì đến cuộc trò chuyện của mình với anh Đình Văn. - Ngọc Diệp! - Dạ. - Lấy số của anh nha Ánh mắt anh Đình Văn nhìn mình đầy ý tứ. Anh ấy rút chiếc điện thoại Tag Heuer Meridiist ra đưa cho mình bấm số. Một số thực khách sành về điện thoại, liếc nhìn tụi mình. Mình nghe cả tiếng họ đang xì xào bàn tán về chiếc điện thoại mình đang cầm trên tay. “Gần 500 triệu một chiếc đấy” “Chà, anh ta giàu quá!” “Cô ấy thật may mắn!” ... Mình chẳng hiểu biết gì nhiều về điện thoại. Ảnh đưa cho thì cầm thôi, mình mò mẩn chẳng biết cả cách mở khóa. - Để anh! Đình Văn nói. - Dạ. Mình đưa lại điện thoại cho Đình Văn. - Em đọc số đi. - Dạ, “0” “1” “6”... Mình đọc số điện thoại mới cho ảnh. - Anh m... Đình Văn định nói với mình điều gì đó nữa, thì Khôi Nguyên bất ngờ nắm tay mình kéo đi trước sự ngỡ ngàng của Đình Văn. Khôi Nguyên cứ nắm riết lấy tay mình dắt ra chỗ đậu xe. - Anh buông tôi ra! Anh làm cái trò gì vậy hả? Mình vùng ra khỏi tay Khôi Nguyên. - Cô thật quá lắm! - Tôi làm sao hả? Anh bị điên mất rồi, đồ mất phép lịch sự. Có biết người đó là ai không hả? - Tôi chẳng cần biết gã đó là đứa quái quỷ nào. Tôi chỉ biết cô đang vi phạm hợp đồng đấy! - Tôi vi phạm hợp đồng gì chứ? Anh không còn lý lẽ nào thỏa đáng hơn nữa sao? - Cô quên mình đã hứa gì với tôi rồi hả? Cô đang định phủi sạch hết cái trách nhiệm đó sao? - Ơ, anh... - Tôi đã nói gì nào? Từ đây cho đến lúc tôi nghĩ ra sẽ muốn cô chịu trách nhiệm gì, cô thuộc về tôi, và không được hẹn hò với ai cả, vậy mà cô dám... Trời ơi! Tâm Đan ơi! Mình không còn dám tin vào tai, mắt của mình nữa. Anh ấy đang ghen, đang ghen đó Tâm Đan à! Mình được một phen sướng rơn cả người, đó thấy chưa, mình đã nói rồi, không một gã trai nào có thể vượt qua được sự cám dỗ của mình, và Khôi Nguyên cũng không ngoại lệ. - Còn chưa chịu lên xe! Khôi Nguyên hối thúc mình, ảnh làm như mình sắp bị bắt đi không bằng. Không còn cách nào khác nữa, mình đành phải lên xe đi với anh ấy thôi. Chỉ tội nghiệp cho anh Đình Văn, đang còn chưa hết bàng hoàng ở trong quán chú Vinh.
|
Chương 24 Chương 24 --- Khôi Nguyên không chở mình về nhà. Đầu giờ chiều ngày hôm đó, tụi mình đến khu chợ Hòa Bình. Khôi Nguyên đỗ xe ở phía trên chợ lầu, sau đó, tụi mình cùng đi bộ xuống dưới khu buôn bán, theo lối những bậc thang dài. Hai đứa chúng mình theo con hẻm nhỏ, ngoằn nghèo… đi một chặp mới đến được nơi tổ hợp những căn nhà ổ chuột. Đến trước thềm một căn nhà xây xơ xác, căn nhà mà những viên gạch đỏ bên trong tường, lòi cả ra ngoài lớp da xi măng bao bọc. Khôi Nguyên chụm hai ngón tay lại, cho vào miệng… “Huýt…” Gần như ngay tích tắc, một đám trẻ con chạy ùa ra. Đứa nào đứa nấy mặt mày nhem nhuốc, dơ dáy, bẩn thiểu. Một đứa lớn nhất, ướt chừng học lớp 8, đứng ra phát hiệu lệnh: - Chuẩn bị! Nghiêm…! Thằng bé kéo dài giọng ra như kiểu trong quân đội. - Đằng trước thẳng! Dóng hàng! Mấy đứa kia đồng loạt theo hiệu lệnh rất nghiêm. - Đằng sau quay! Chào! – Thằng bé chỉ huy gạt mạnh tay xuống đất như thể phất cờ. “Kính chào thủ lĩnh!” Cả bọn cùng hướng về phía Khôi Nguyên, đồng thanh hô lớn. Khôi Nguyên cũng đứng nghiêm trang, đưa tay lên ngực, cúi đầu chào bọn trẻ con. Xong đâu vào đó rồi, anh ấy mới ra hiệu cho lũ nhóc rời hàng ngũ. Trước đó, Khôi Nguyên và mình đã mua rất nhiều bánh kẹo, ban đầu, mình không hiểu anh ấy mua nhiều bánh kẹo vậy để làm gì, nhưng giờ thì đã rõ. - Các chiến hữu của ta, hãy đến cô Ngọc Diệp nhận quà đi. Nhớ chia cho đều đấy, không được dành nhau đâu. - “A, có quà!” Cả bọn chạy ùa đến chỗ mình, để tránh tụi nó dành nhau, mình phải chia cho thật đều. Tất cả bọn chúng đều là những đứa trẻ mồ côi, phải lang thang, làm đủ việc từ đánh giày, bán vé số, và kể cả ăn xin để sống qua ngày. Khôi Nguyên rất thương bọn chúng, sau mỗi vụ án có được tiền thù lao anh ấy đều mua bánh kẹo và đem tiền đến chia cho bọn chúng mỗi đứa một ít. Bọn trẻ xem anh ấy như cha mình, chúng đặc biệt thần tượng và sùng bái Khôi Nguyên. Anh ấy nói gì chúng cũng nghe theo. - Báo cáo cho thủ lĩnh biết tình hình ở nhà xem nào! Thằng bé ra dáng chỉ huy lúc nãy, bước ra, nó đứng nghiêm trang, bên tay kẹp ổ bánh mì, nó báo cáo: - Thưa thủ lĩnh! Đã một tháng rồi, tất cả anh em đều làm ăn lương thiện để sống, không ăn cắp, không sinh sự đánh nhau, đoàn kết một lòng, và tuyệt đối giữ vững nội quy. Báo cáo, Hết…ttt! - Tốt lắm! Tiếp tục phấn đấu. - “Dạ thưa thủ lĩnh!” Cả đám đồng thanh. - Có việc cho các chiến hữu làm rồi đây? Nghe đến có việc làm, bọn trẻ đứa nào đứa nấy mắt sáng lên. Chúng hồ hởi vây quanh Khôi Nguyên: - “Thủ lĩnh nói đi ạ!” “Nói đi thủ lĩnh, việc gì ạ?” …. - Ta cần các chiến hữu lắng nghe cho ta tung tích của một người. - Đối tượng nào vậy ạ? – Thằng bé chỉ huy hỏi Khôi Nguyên. - Bính Lù. Ta muốn biết tung tích của gã này, nhưng, các chiến hữu phải thận trọng đấy nhé! Hãy tản ra các nẻo đường, nghe được tin gì về người đó, thì phải về báo lại cho ta biết. Chỉ huy trưởng – Khôi Nguyên quay sang thằng bé chỉ huy, - hãy liên lạc cho ta qua điện thoại nếu có tin nhé! Điện thoại ta đưa cho hôm bữa còn sử dụng được không? - Dạ, vẫn sử dụng tốt thưa thủ lĩnh. – nói rồi, nó quay sang đám thám tử nhí phát lệnh: - các đồng chí, bắt đầu… xuất phát…- nó tiếp tục kéo dài giọng. Tích tắc bọn nhỏ đã mỗi đứa một phương. Còn lại mình và Khôi Nguyên, mình mới hỏi anh ấy: - Đưa bọn nó đi như vậy có nguy hiểm hay không? Nhỡ có chuyện gì… - Tụi nó thông minh lắm chứ không như cô tưởng đâu. Tôi đã phá được rất nhiều vụ án nhờ vào đội thám tử nhí đó cả đấy! - Bọn nhóc tội nghiệp quá! Tụi nó thường xuyên bị bỏ đói thì phải, lúc tôi chia bánh ngọt và kẹo cho chúng, mấy đứa nuốt nước miếng ừng ực tội thật đấy! - Hừ, đó là cô chưa thấy nhiều nơi trên thế giới này, bọn trẻ còn đáng thương hơn vậy nữa. Tôi đã được may mắn đi nhiều nước trên thế giới, tôi lần vào từng hang cùng ngõ hẽm… nơi nào cũng vậy, quốc gia nào cũng vậy… một chân lý không thể thay đổi được, một sự bất công đã được mặc định cô Ngọc Diệp à! Mình thở dài, chua xót. Khôi Nguyên nói cũng đúng. Trẻ con có biết gì đâu, ấy vậy mà khi sinh ra có đứa ở trong chăn êm nệm ấm, nhung lụa xa hoa… có đứa lại phải la lết ở những đường mương cống rãnh nhặt nhạnh từng mẫu bánh mì, của những đứa trẻ may mắn ném đi, chỉ để có cái bỏ vào bụng, sống qua ngày thôi. - Cô lại khóc rồi, cô mích ướt thật đấy Ngọc Diệp. - Con người anh mới thật lạnh lùng, anh không có chút rung cảm gì sao? - Thôi nào, đừng sa đà trong tình cảm như vậy. Chiều nay chúng ta sẽ không đi điều tra nữa, đã đến lúc phải xả stress rồi. - Xả stress? - Cô không thích sao? - Nhưng chúng ta sẽ đi đâu? - Lúc sáng, cô có nói, muốn tôi chở cô đi đâu đó mà. Đi đâu vậy? Đến đó xong, tôi sẽ dẫn cô đi xả stress. - Thật chứ! Tôi không tin. Sao anh lại tốt với tôi như vậy? - Vì cô có rất nhiều tiền không phải sao? Tôi không mang theo tiền. - A, tôi biết ngay mà! - Nói vậy thôi, chứ cô cứ sài thoải mái đi, kết thúc vụ án, tôi sẽ làm hóa đơn gửi cho cô xem. Tôi sòng phẳng lắm đấy! Yên tâm! - Hừ, anh tưởng tôi tính toán vậy sao? Được thôi, muốn đi chơi chứ gì. Tôi sẽ chơi cho anh biết, anh dẫn tôi đi đi. - Tuyệt lắm! Chúng ta khởi hành thôi. Khôi Nguyên đưa tay ra, anh ấy muốn được nắm tay mình. Mặc dù hơn e ngại, nhưng mình cũng nắm lấy tay anh ấy, tụi mình dắt nhau đi dưới phố giống như tình nhân vậy đó. Đó là một trong những kỷ niệm đẹp nhất trong đời mình. Mình cám ơn thượng đế vì đã ban cho mỗi thân phận một kỷ niệm riêng tư để mỗi lần nhắc lại, ta thấy mình được sống là chính ta, một con người cá biệt giữa biển người tấp nập. --- Cửa hàng bán nhạc cụ, Diễm Xưa, 16 Trương Công Định. Khôi Nguyên cho chiếc cào cào tấp vào bên lề. Mình cởi mũ bảo hiểm đưa cho anh ấy móc lên cần lái. - Anh khóa mũ dưới yên xe đi! - Cô sợ mất cắp à! - Anh cũng biết mà, đó đã là chuyện thường gặp ở Việt Nam mình rồi. Trên trường quốc tế mình thường xuyên bị xấu mặt vì thói ăn cắp vặt đấy. - Cô nói cũng phải. Nhưng cô muốn đi đâu, nếu đến chỗ có thể quan sát được thì không cần thiết phải vậy đâu. - Trước mặt anh đó. – Mình chỉ vào cửa hàng nhạc cụ. - Gì thế? Đừng nói với tôi là cô định mua đàn nhé! - Đúng là tôi định mua đàn. - Cô có biết chơi đàn đâu, mua làm gì? - Để trừ tà. Anh không nghe ông Ca Lạy nói hay sao? - Cô mất trí thật rồi Ngọc Diệp à! Đừng mất thời gian nữa... đi nào! - Anh cứ mặc kệ tôi, nếu anh không muốn đi thì đứng đây đợi tôi một lát. Nói rồi mình đi thẳng vào cửa hàng phía đối diện. Mười phút sau mình trở ra, trên lưng mang theo cây đàn guitar. - Xong rồi, chúng ta đi thôi! - Tiểu thư ạ! Cô là một trong những người tiêu tiền hoang phí nhất mà tôi từng thấy đó. Nếu không biết sài tiền thì đưa tôi sài giùm cho. - Chừng nào anh là chồng tôi đã. - Được rồi, tôi sẽ cầu hôn cô. - Hư, ai thèm lấy anh. - Tôi nói đùa thôi, đừng ăn dưa bở. - Đi thôi nào, anh nói muốn đưa tôi đi xả stress mà. --- Khôi Nguyên chở mình về văn phòng của anh ấy, tìm lấy con diều cá mập đen. Chiều hôm đó hai đứa mình ra công viên thả diều. Công viên Yersin về chiều, mây trời lãng đãng. Gió nhẹ mơn man. Nắng chiều tà ánh vàng rải xuống những khóm păng xê. Thành phố ngàn hoa, Cẩm tú cầu, violet, hoa mào gà, trà mi... từng đóa khoe sắc rực rỡ. Khôi Nguyên cầm cuộn chỉ vừa chạy vừa gọi mình: - Ngọc Diệp còn đứng đó, theo tôi mau lên! - Anh chạy chậm thôi, coi chừng ngã bây giờ. - Hura! Nó bay lên rồi. Cô lại đây nào Ngọc Diệp. Mình nở một nụ cười duyên dáng, tiến lại bãi cỏ chỗ ảnh đang ngồi. Xung quanh mọi người cũng đang rất vui vẻ, chủ yếu là trẻ con và người lớn. Chắc chỉ có mình với anh ấy “lạc loài” thôi. - Của cô này! Khôi Nguyên cầm cuộn chỉ đưa cho mình. Con diều cá mập đang bay ngạo nghễ giữa nền trời. - Ôi ôi... Khôi Nguyên nó đảo rồi kìa, giúp tôi! - Giật dây đi, lớn vậy rồi còn không biết thả diều sao. - Khôi Nguyên, mau lên giúp tôi! – Người mình nghiêng theo cánh diều, mình chỉ sợ con diều bị rơi mất. - Để tôi chỉ cô thả diều. Khôi Nguyên đứng ở sau lưng mình, hai tay anh ấy nắm lấy bàn tay búp măng của mình, anh ấy đang hướng dẫn mình thả diều, mình có cảm giác như anh ấy đang ôm mình từ phía sau vậy, vì cơ thể mềm mại của mình phút chốc nằm gọn trong lòng ngực ảnh. - Thế... đúng rồi... cô phải giật nhẹ nhàng thôi... nhưng nhớ là phải dứt khoác... thế... đúng rồi... - A, tôi làm được rồi Khôi Nguyên, tôi làm được rồi. Mình vui sướng reo lên, cuối cùng mình cũng làm chủ được “con cá mập ngang tàng” đó. Khôi Nguyên buột cuộn chỉ diều vào gốc cây trạng nguyên gần đó, cứ để mặc cho con diều bay. Mình và anh ấy cùng nằm trên thảm cỏ xanh rì, ảnh nằm bắt chéo chân, còn mình nằm duỗi thẳng chân, gối đầu lên thùng đàn. Nắng chiều nhẹ nhàng rơi trên mái tóc nhung huyền, gió thổi làm tóc bay, vướng vào mặt Khôi Nguyên. Anh ấy đưa tay gở những sợi tóc vương trên má, mùi hương tóc thơm tho phảng phất làn trinh nguyên. Không ai bảo ai, tụi mình không nhìn lên bầu trời trong xanh ngắm con diều nữa, đã đến phiên con diều ngắm tụi mình. Hai đứa mình quay mặt nhìn nhau, bất giác lòng mình xốn xang, có dòng điện chạy qua xương sống mình. Mình như ngây dại! Đôi mắt của anh đẹp hút hồn, vầng trán tinh anh, cặp lông mày thanh tú, sóng mũi dọc dừa, và đôi môi mỏng mảnh đáng yêu. Khôi Nguyên nhìn sâu vào mắt mình, ánh nhìn của anh ấy như thôi miên mình. Đến mức, mình không kịp ý thức bàn tay ảnh đang vuốt ve mái tóc Ngọc Diệp. Môi ảnh xít lại gần hơn vành môi trái tim đỏ thắm của mình. Đến lúc mình nhận ra được hoàn cảnh thực tại, thì bờ môi trên của mình đã bị ngậm chặt rồi. - Ưm. Ảnh hôn được một lần, thì sẽ có lần thứ hai, lần thứ ba, và lần thứ tư. Đến khi đã cảm thấy đủ cho ngày hôm đó, ảnh dành lại nụ hôn cho ngày hôm sau. Khôi Nguyên nói với mình ngọt lịm: - Môi cô thơm lắm Ngọc Diệp à! Mình xấu hổ chết đi được, mặt mình đỏ bừng lên. Mình quay mặt đi chỗ khác. Lúc đó mình mới nở một nụ cười mãn nguyện. --- Khôi Nguyên tiếp tục đưa mình đến một cái quán tên là “quán thịnh nộ”. Cái tên cũng kì cục giống như thiết kế của nó. Quán thịnh nộ có diện tích khá lớn, có rất nhiều phòng nhỏ kín như bưng. Tụi mình được đưa vào một phòng như vậy, bên trong bài trí có vẻ lạ lẫm, một cách sắp xếp mình chưa bao giờ thấy. Phòng tuy nhỏ nhưng có gian pha chế hẳn hoi nhé! Trên một cái bàn gỗ thông thơm phức, những chén đĩa bằng sành chất chồng lên nhau. Bốn góc phòng, và xung quanh, là những hình nhân đại diện cho những tầng lớp khác nhau trong xã hội. Từ một giám đốc giàu đến người lao động tay chân, tài xế, cô lao công, vận động viên thể hình... chúng cũng được chất đống ngổn ngang. Trên tường đá tổ ong, có treo hai cây gậy đánh bóng, một sợi roi da. Còn ở giữa căn phòng là một sợi dây thòng lọng kéo từ trần xuống. Một em gái phục vụ, có nụ cười hồn nhiên bưng vào một khay đựng thức uống gồm có: hai ly kem thuyền tình, một bình trà nóng và hai cái ly nhỏ bằng sành. - Chúc anh chị ngon miệng! - Cám ơn em! Mình mỉm cười nói với em ấy. Em phục vụ đi ra ngoài đóng cánh cửa lại. Trong căn phòng lúc này chỉ có hai đứa mình. Căn phòng kín đáo kinh khủng, đúng là thích hợp cho những vụ hẹn hò lén lút. - Cô ăn kem đi, còn nghĩ ngợi gì nữa! - Quán này kì cục quá! - Chủ nhân của quán này từng bị mắc bệnh tâm thần đấy. - Eo ôi! Anh nói thật đấy chứ! - Tôi lớn thế này rồi, đi gạt cô làm gì. - Thôi đi, anh gạt tôi hoài đó thôi. Mình múc kem ăn, múc trái chùm ruột ngào đường cho vào miệng. Khôi Nguyên ăn rất từ tốn, mình cũng bắt chước nết ăn chậm rãi của ảnh. - Cô ăn xong chưa? Mình ngạc nhiên nhìn ảnh: - Đi vội vậy sao? - Ai nói với cô là ta sẽ đi! Hãy chuẩn bị tinh thần. Nói rồi, Khôi Nguyên đứng lên cởi áo khoác ngoài ra, sau đó cởi luôn cả áo sơ mi, chỉ mặc độc bên trong áo ba lỗ. Ánh mắt của anh ấy nhìn mình rất mờ ám. Mình hoảng sợ, tay run run… làm muỗng kem rớt xuống nền nhà. Mình nói lắp bắp: - Anh… anh… anh định… định… làm.. làm gì vậy hả? Khôi Nguyên đi lại chỗ mình đang ngồi, mặt mình nóng phừng phừng lên. Khôi Nguyên cầm lấy ly kem đang ăn còn thừa của mình, anh ấy liếm lưỡi… làm điệu bộ gớm ghiếc của những gã trai bao. - Khôi Nguyên, anh điên rồi. Tôi không làm chuyện đó đâu. - Cô đã đến đây rồi, không làm thì tiếc lắm! - Anh, thôi đủ rồi, tôi muốn về. - Ít ra cũng phải để tôi giải trí đã chứ. - Anh dám! - Sao lại không, hãy xem tôi đây! Mình định vùng chạy… “Xoảng” Khôi Nguyên cầm ly kem nép thẳng vào tường. Sau đó, ảnh nhảy phắt tới gian pha chế, đến chỗ cái bàn lấy một chồng đĩa cầm lại chỗ mình. - Ngọc Diệp! Chúng ta bắt đầu chơi thôi. Và miệng nói tay làm, anh ấy cầm lấy một cái đĩa liếc vào tường. “Xoảng” - Đã quá! Mình vẫn còn sửng sốt. - Cô bị làm sao vậy? Đập đi, tha hồ mà đập. Thử đi, vui lắm! - Trời ơi! Anh không sợ người ta bắt đền hay sao? - Cô ngốc à! Đặc điểm của quán này là thịnh nộ, hãy nổi cơn thịnh nộ đi chứ! Nói rồi, Khôi Nguyên tiếp tục ném đĩa vào tường. Chưa đã tay, anh ấy còn chạy đến chỗ tường gở lấy cái chày đánh bóng. Và cứ thế… ảnh đập cho tan nát mọi thứ có trong căn phòng. “Xoảng… xoảng… xoảng…” Thấy ảnh chơi vui quá, mình cũng bắt chước làm theo. Đầu tiên mình cầm một cái đĩa chọi vào tường. “Xoảng” - A, nó bể rồi. – mình sung sướng nhảy cỡn lên. Được nước làm tới, mình vớ lấy một chồng đĩa, nhặt từng cái lia vào tường. “Xoảng… xoảng… xoảng…” - Thế nào! Thích chứ? - Thích. - Tôi và cô cùng thi xem ai đập nhiều hơn nhé! Khôi Nguyên chạy đi lấy cho mình cái chày đánh bóng. - Của cô này! Bắt đầu chưa? - Rồi. Anh đếm đi. - “1” “2” “3”. Liên hoàn những chuỗi âm thanh của ly và đĩa sành vỡ. Tụi mình thi nhau đập cho tan tành căn phòng luôn. - Ha ha ha… ha ha ha... – thích quá, mình cười như điên. - Hừ, tôi mệt quá rồi, còn cô? Cả người mình và người Khôi Nguyên, mồ hôi nhễ nhại. - Anh xem người tôi đi. Ướt hết cả rồi. - Tôi cũng có hơn gì cô đâu. Chúng ta chơi trò khác đi. Nói xong, Khôi Nguyên đi tìm kiếm, bê ra một hình nhân là con gái, có mái tóc dài và chiều cao tương đối với mình. Anh ấy treo cổ hình nhân vào dây thòng lọng ở giữa phòng. Sau đó, đi lại chỗ mình lấy cái chày đánh bóng. Anh ấy đứng trước hình nhân đang bị treo cổ, chỉ mặt nói: - Ngọc Diệp! Cô có biết đụng đến tôi là tội lớn thế nào không hả? Bây giờ tôi sẽ dạy cho cô một bài học. Hừ! Thế là, anh ấy lao vào quất như điên lên hình nhân đó. “Hụych… huỵch… bốp… chát… hự…” Quá đáng hơn anh ấy còn nắm đầu hình nhân lên gối nữa. Mình điên tiết, rít lên: - Khôi Nguyên...nnn. Nhà ngươi dám to gan vậy sao…ooo?” Rồi mình cũng trả đũa ảnh bằng cách tìm một hình nhân giống với nhân dạng của ảnh, gỡ hình nhân kia xuống, treo hình nhân mới lên. Mình đứng trước hình nhân mới đang bị treo cổ, chỉ tay mắng: - Khôi Nguyên, nhà người giám chọc giận bổn cô nương phải không? Bổn cô nương sẽ cho nhà ngươi biết thế nào gọi là sống không bằng chết. A…aaa… Mình hét lên, rồi lao vào tẩn cho con hình nộm Khôi Nguyên một trận thê lương. Đánh đến khi tay đã mỏi nhừ mới chịu buông. Cả mình và anh ấy ngồi bệch dưới sàn nhà. Mồ hôi, mồ kê, dính đầy mặt và tóc. Hai tụi mình liếc mắt nhìn nhau. Khôi Nguyên lấy tay gỡ những sợi tóc ướt dính trên mặt mình. Tụi mình ngã lưng xuống, mình nằm gối đầu lên cánh tay ảnh cười khúc khích. - Khôi Nguyên, chơi cũng mệt rồi. Tụi mình đi kiếm gì đó ăn tối đi! Mình đề nghị. - Ừm, đi nào! - Để tôi đi đền bù cho cơn thịnh nộ của tụi mình đã nhé! - Không cần đâu. Đây là chỗ quen của tôi, tôi đã ghi sổ lại rồi. - Ai lại làm vậy anh Nguyên, để tôi trả cho. - Đừng có cãi lời tôi. Chúng ta đi ăn tối nào! --- Ra khỏi quán thịnh nộ, tụi mình đi ăn cơm chay, đi dạo phố. Sau đó, đến quán cà phê trí tuệ nằm ở đầu đèo. Ở trên quán đó, có thể nhìn thấy gần như toàn cảnh thành phố sương mù. Thành phố về đêm mới đẹp diệu kỳ, lung linh những ánh đèn vàng trong thanh khí ngân vang. Sau tiết mục ca hát là đến tiếc mục hấp dẫn nhất của quán trí tuệ. Đó là, cuộc chơi giải câu đố. Mình và Khôi Nguyên ngồi bên nhau trên băng ghế sofa mềm mại. Trên tay mình đang ôm một cái gối bông. Khôi Nguyên quấy đều ly sữa ca cao lên, rồi đưa sang mình: - Uống đi bé con! - Đánh chết anh bây giờ, ai là bé con hả. – Mình làm bộ trẻ thơ. Anh chàng mc, đầu tóc chải chuốt bóng mượt, anh ta mặc trên người bộ vest trắng tinh tươm, cổ áo thắt nơ. Sau khi kể một câu chuyện cười, anh mc duyên dáng từ từ dẫn dắt mọi người vào thể lệ cuộc chơi giải câu đố. - Thưa quý vị! Mọi người bắt đầu im lặng, ổn định chỗ ngồi để tập trung lắng nghe. Anh mc tiếp tục vai trò của mình: - Phần thưởng cho những ai trả lời đúng câu hỏi của tuần này là một bộ đồ cặp, veston dành cho chàng, và váy dành cho nàng. Phần thưởng là thiết kế siêu đặc biệt, siêu sành điệu của nhà thiết kế thời trang Lu Lu và nhà sản xuất An Bình, thương hiệu Việt rất có danh tiếng trên thế giới. Câu hỏi của tuần này như sau: 3 câu hỏi lần lượt là: 1)Con gì dữ nhất? 2)Con gì ham ăn nhất? 3)Con gì đẹp nhất. Điều kiện: Thứ nhất: 3 trong 1. Tức là ba con mà quý vị trả lời phải thuộc cùng một loài. Thứ hai: Không được trả lời trùng lắp giữa các câu hỏi. Thứ ba: Câu trả lời phải nói về con vật. Thì dụ: Con ma, con quỷ… là không hợp lệ. Thư quý vị! Quý vị đã rõ luật chơi chưa ạ? Anh mc nói to lên, đáp lại là câu trả lời của những khách ngồi uống cà phê: “Bắt đầu đi!” - Vậy thì cuộc chơi chính thức được bắt đầu. Quý vị nào muốn trả lời đầu tiên ạ? - Tôi! – một người phía bên góc phải đứng lên. - Ồ, một quý ông lịch lãm. Mời ngài lên đây ạ! Ông ta tiếng lên sân khấu, đó là một ông đầu hói bóng loáng, dung mạo thấp lùn phục phịch, ăn diện có vẻ ra dáng thượng lưu lắm! Trên tay ông ta đeo chiếc nhẫn vàng có đính một hột xoàng to tướng. - Tôi đã sẵn sàng! Ông ta vừa dứt lời thì mọi người bên dưới đồng loạt vỗ tay hưởng ứng. - Dạ, bắt đầu câu hỏi thứ nhất. Thưa quý ngài cao sang! Con gì dữ nhất? - Con hổ. Bên dưới vỗ tay ầm ầm sau khi ông dứt lời. Ông ta có vẻ tự hào với trí tuệ của mình lắm thì phải, đầu ông ta cứ lắc lư theo tiết tấu xướng họa của dàn nhạc. - Quý ông thật là thông mình. Thưa quý ông! Câu thứ hai là, con gì ham ăn nhất? - Con heo. – Ông ấy đáp dường như tức khắc. Mọi người lại vỗ tay ầm ầm. Ông ta có vẻ rất đắc ý. - Ôi! Thật đáng tiếc nhưng quý ông đã trả lời không đúng rồi. - Sao cơ? – Ông ta còn chưa tin rằng mình sai. - Con heo và con hổ khác loài thưa quý ông! – Anh mc cúi mình đáp trịnh trọng. Quý ông ta lủi thủi về lại chỗ, vậy là hết cơ hội để thể hiện. Phải nhường lại phần thưởng cho người khác rồi. - Còn ai muốn thử sức không ạ? - Có tôi đây! Giám đốc công ty Cá Viên Chiên. Một ông để đầu tóc nham nhở, nhân dạng giống như hột mít cắm hai que tăm xỉa răng bước lên sân khấu, trong tràn vỗ tay hăm hở của mọi người. - Dạ, xin cho một tràng pháo tay nữa chào đón giám đốc Cá Viên Chiên. - Đừng dài dòng nữa. Vào đề luôn đi! - Được, thưa quý ông! Câu hỏi đầu tiên. Con gì dữ nhất? - Con heo. - Ồ, con heo dữ nhất sao quý vị? – Anh mc hướng mắt xuống chỗ ngồi của mọi người. “Khặc... khặc... khặc...” Mọi người cười rôm rả. - Xin lỗi, nhưng hình như không đúng rồi thưa quý... - Sao lại không đúng, anh cứ thử vào rừng gặp phải con heo lăn chai xem nó có húc cho anh lòi ruột không. “Khặc... khặc... khặc...” Mọi người lại cười sặc sụa. - Ồ, có vẻ hợp lý. - Câu thứ hai đi! – Ông ta phách lối. - Con gì ham ăn nhất? - Con lợn. - Chính xác thưa quý ông. - Câu thứ ba đi! - Con gì đẹp nhất? - Con ủn ỉn. “Khặc... khặc... khặc...” Mọi người lại tiếp tràng cười, cả mình cũng cười. - Hình như có vấn đề rồi thưa quý ông. – Anh mc trịnh trọng. - Vấn đề gì kia chứ? Không đúng sao? Ba con đều cùng loài, câu trả lời không trùng lắp... - Nhưng con ủn ỉn chưa dành quán quân hội thi sắc đẹp lần nào thưa quý ông! “Khặc... khặc... khặc...” “Về đi thôi!” “Sai rồi, về để người khác lên” - Hu hu hu... – bỗng dưng ông ấy bật khóc, mếu máo: - mẹ ơi, con trả lời sai rồi. Cả phòng nín lặng. Anh mc phải đỡ ông giám đốc Cá Viên Chiên lại chỗ ngồi của mình. Ông ấy đang rất luyến tiếc vì xém chút nữa đã lấy được phần thưởng. --- Khôi Nguyên ghé tai mình nói: - Hình như váy không hợp với cô cho lắm? - Ai nói với anh vậy? - Có khi nào tôi thấy cô mặc váy đâu. - Đó là anh chưa có diễm phúc để thấy thôi, tôi mặc váy hơi bị đẹp. - Ở đó có chiếc váy có một không hai trên đời đó, cô lấy đi mà mặc. - Anh làm như dễ lắm vậy! Giữa ước muốn và khả năng là hai chuyện khác nhau đấy anh à! - Tôi sẽ lấy nó cho cô. - Anh có khả năng sao? - Hừ, xem tôi đây. Anh mc tiếp tục rao: - Váy đẹp, váy độc đây! Còn quý ông nào muốn dành lấy nó về làm quà tặng cho tình nhân của mình hay không ạ? Xem r… - Tôi! Khôi Nguyên đứng lên trước bao con mắt bị hớp hồn. Cả anh mc cũng vậy. Anh ta đứng ngây ra một hồi, mới chịu lên tiếng: - Ôi chao! Một quý ông đẹp trai nhất mà tôi từng được thấy. Với quý ông đây, một chiếc váy e không đủ. Bên dưới những bàn nữ là tiếng xì xào: “Trời ơi! Người đâu mà đẹp quá!” “Chàng ơi! Em muốn làm quen” “Bạch mã hoàng tử ơi! Chàng tên gì?” “Siêu đẹp”… Còn mấy ông chồng, và tình nhân của các cô thì khỏi nói, mặt mày mếu máo trông thật thảm hại. Có ông còn quát vợ mình: “Về nhà, cô chết với tôi.” Khôi Nguyên bước lên sân khấu trong tiếng vỗ tay huyên náo. - Quý ông đã sẵn sàng chưa ạ? - Anh hỏi đi. - Con gì dữ nhất? - Con bướm. - Con bướm? - Phải, con bướm. Anh mc xanh mặt nói: - Sao quý ông có thể... - Đúng không nào? - Thưa quý vị! Con bướm là đáp án hoàn toàn chính xác. Cả đám đông ồ lên! Có người còn rời khỏi vị trí của mình. “Con bướm mà lại dữ nhất ư?” “Ôi thật là lú lẩn” “Có sai lầm gì không?” - Câu hỏi thứ hai, - anh mc tiếp tục, - con gì ham ăn nhất? - Con vịt trời. Cả phòng nín lặng, hồi hộp chờ mc lên tiếng. - Chính xác tuyệt đối. Cả đám đông lại ồ lên một lần nữa. “Trời ơi! Mc bị vẻ đẹp của hắn làm cho lú rồi.” “Có gian lận, không thể như vậy được.” “Làm sao có thể.” - Xin quý vị làm ơn giữ trật tự cho ạ! Mọi người lắng xuống. Mc tiếp tục: - Câu hỏi số 3, con gì đẹp nhất? - Con ghẹ. “Ồ” Căn phòng như trái bóng vỡ tung. Một số người đã bắt đầu hiểu chuyện. Phải khó khăn lắm mc mới có thể “dẹp loạn” được. Anh ta hướng xuống bên dưới, nói trịnh trọng: - Quý ông đây không chỉ đẹp trai mà còn thông minh xuất chúng. Đây là, đáp án của của người ra câu đố. Chính xác tuyệt đối với câu trả lời của quý ông đây. – Anh mc đưa đáp án ra cho mọi người xem. Rồi giải thích, điều kiện đều thỏa đáng, con bướm, con vịt trời, và con ghẹ cùng chung một loài. Một ông râu ria đứng lên bắt bẻ: - Nói vậy mà nghe được à! Con bướm và con vịt sao cùng một loài được, lại còn con ghẹ nữa chứ? - Xin quý ông đây bình tĩnh nghe tôi giải thích ạ! - Giải thích đi! Nếu nói không có lý, chúng tôi sẽ bắt anh trình diện giới tính thật của mình đấy nhé! - Dạ, tôi là trai nguyên chất, khỏi cần trình diện. Tôi sẽ giải thích. Quý vị à! Chẳng phải con bướm, con vịt trời, và con ghẹ đều ám chỉ đến phụ nữa chúng ta... à không phụ nữ như những quý bà ở đây đó sao. Phụ nữ có Dữ không? Có. Dữ còn hơn sư tử hà đông nữa. Phụ nữ có ham ăn không. Có. Phụ nữ là chúa ăn vặt, đó là điều không ai chối cãi rồi, nói về tâm hồn ăn uống phải nói đến phụ nữ chúng t... à không, phụ nữ như những quý bà ở đây. “Khặc... khặc... khặc” Phụ nữ có đẹp không? Điều này thì chắc tôi không cần nói nữa... Cả đám người bên dưới bấy giờ mới vở lẽ, người thì tức, người thì tiếc, người thì thầm thán phục, người thì khen ngợi ra mặt. Bên dưới xôn xao. “Đúng rồi” “Chính xác” “Hợp lý” “Ba điều kiện đưa ra điều hội đủ” “Câu trả lời không trùng lắp”... - Chúc mừng quý ông! Và đây là phần thưởng cao quý của quý ông. Xin hỏi, quý ông đi một mình hay đi cùng với “xxx” của ông ạ? Khôi Nguyên chỉ tay xuống chỗ ngồi của mình. - Ồ! Quý bà của quý ông đó sao. Quý bà tên gì vậy thưa ông? - Bà ấy tên Ngọc Diệp. - Xin trân trọng mời quý bà Ngọc Diệp lên đây, để nhà đại diện trao quà ạ! Mình vừa vui, vừa tự hào, vừa ngại ngùng xấu hổ, mình bước lên sân khấu với bộ dạng thiếu tự nhiên. - Xin quý bà hãy thở sâu... thở sâu... – Anh mc đưa bàn tay lên xuống làm như nhịp thở. Quý bà đây thật là hạnh phúc vì lấy được một quý ông vừa đẹp trai lại vừa thông minh đến như vậy. - Cám ơn! – Mình mỉm cười, cúi đầu. - Xin hỏi quý ông, bí quyết nào đã giúp quý ông trả lời chính xác và nhanh gọn đến vậy ạ? Quý ông có thể bật mí cùng mọi người ở đây được không? Khôi Nguyên trả lời qua mic: - Những đặc tính mà anh nêu ra giống khủng khiếp với vợ tôi. Nói vậy chắc anh và mọi người đã hiểu rồi... “Khặc... khặc... khặc...” Mọi người cười khoái trá. - Ồ, thú vị thật! – anh mc có vẻ nói không được tự nhiên, nét mặt của anh ta cũng vậy. Mình nhéo vào vai Khôi Nguyên, nói bằng giọng cổ: - Về nhà, anh chết với tôi. Nhà đại diện trao giải thưởng cho tụi mình trong tiếng vỗ tay chúc mừng của mọi người. Ai nấy đều vui vẻ. --- Rời quán trí tuệ là đúng 10 h đêm, Tụi mình cặp kè bên nhau đi bộ ra chỗ gửi xe. Mình cười rất sảng khoái: - Ha ha ha... ha ha ha... - Làm hơn giữ ý tứ chút đi, cô xem người ta đang nhìn mình chằm chằm kia kìa. - Mặc kệ họ, tôi thấy vui thì tôi cười. - Ôi! Cái cô khùng này. Biết vậy không lấy váy cho cô làm gì. - Hôm nay, vui quá anh Nguyên à! Nếu ngày nào cũng được như vậy thì tốt quá! - Chè ăn hoài cũng ớn thôi, lâu lâu đi một lần mới vui. - Bữa nào anh dẫn tôi đi nữa nha! Mọi chi phí tôi chịu. - Ồ, thú vị đấy! Tôi còn khối chỗ vui nữa để đưa cô đến. - Thật không? - Ngốc ơi là ngốc! Tôi hay gạt cô lắm sao. - Còn phải nói nữa. - Đến nơi rồi, cô bưng đống đồ này giúp tôi một lát. - Đưa đây cho tôi! Mình giữ đồ, để Khôi Nguyên quay xe. Chiếc cào cào nổ máy. - Lại đây nào! Mình bước lại gần để anh ấy đội mũ bảo hiểm cho mình. Phút giây đó lòng mình trào lên một cảm xúc khó tả, mình đứng lặng giây phút. Cho đến khi Khôi Nguyên nói: - Bé con, lên xe đi! Mình ngồi lên xe, chủ động ôm lấy lưng ảnh. Mình áp mặt vào lưng Khôi Nguyên, nước mắt lăn dài trên má, mình đã khóc, nhưng không phải vì buồn mà khóc, mà bởi mình cảm động. Đó là, những giọt nước mắt hạnh phúc. --- Tụi mình về đến dưới đồi trà là đúng 11h. Đêm ấy tiết trời thanh tao, Trăng tròn sáng vằng vặc. Như mọi khi Khôi Nguyên sẽ giấu chiếc cào cào vào bụi cây, rồi nắm tay mình lên căn nhà đó. Nhưng, lần này thì không. Khôi Nguyên ngoái đầu lại nói với mình, ánh trăng làm khuôn mặt anh ấy mang một vẻ rất huyền ảo. - Ngọc Diệp, đi với tôi đến chỗ này. - Đi đâu nữa, đã khuya lắm rồi. - Sẽ nhanh thôi! Đừng bỏ phí cơ hội này. Không cần mình chấp nhận. Ảnh cho xe rẽ qua con đường mòn.
|