Thám Tử Kỳ Duyên
|
|
Chương 30 Chương 30 --- Bóng đèn bị vỡ, âm nhạc tắt ngúm. Căn phòng trở nên tối om. Vừa xảy ra sự cố chập điện. Những ánh mắt trong đêm mò mẩn. Có tiếng người nói với nhau… (…) Sự cố nhanh chóng được khắc phục. Nhạc lại nổi lên. Mọi người tiếp tục la ó. Khôi Nguyên kéo người đàn ông vừa bắt tay ra bên ngoài nói gì đó rất mau, sau đó quay trở lại chỗ tôi đang ngồi, từ từ thưởng thức chai bia nữ phục vụ vừa mới mang ra. Tiếng nhạc ồn ào khiến chúng tôi không thể nói chuyện với nhau được. Sau một hồi bị tra tấn màng nhĩ, Khôi Nguyên đã chở tôi đi ăn đêm, rồi về lại căn nhà trên đồi trà. Bóng đêm đậm đặc đã trở lại với khu đất ma quái đó. Mặt trăng méo mó, ánh trăng nhợt nhạt như mặt xác chết. Những đám mây bay với tốc độ hối hả, lướt qua… lướt qua… Tiếng côn trùng ếch nhái im bặt. Mùi hăng của tà khí xông lên nồng nặc. Khí trời buốt như cắt da, cắt thịt. Sương đậm ngấm vào môi, tôi có cảm giác thịt chỗ miệng đang nẻ ra, và cảm giác lờm lợn trong cổ họng. Có tiếng sáo văng vẳng trong màn đên luồn sâu những lối mòn hun hút. - Khôi Nguyên, anh nghe thấy gì không? Tôi bấu vào cánh tay anh ấy. - Tiếng sáo. - Nó từ đâu vậy? - Từ rất xa, có lẽ phía bên kia đồi có người thổi sáo vọng về đây. - Tôi sợ quá Khôi Nguyên à! - Bình tĩnh Ngọc Diệp. - Khôi Nguyên nắm chặt lấy tay tôi. Cái am thờ màu đỏ gạch đứng trơ trọi. Cơn gió rít qua vuốt lên mái tóc đen huyền của tôi, tôi cảm thấy như có bàn tay vừa nghịch ngợm. Những cây trà rung lên bần bật như muốn bức gốc. “u... u... u...” tiếng gió luồn qua khe núi. Từ xa xa vẳng về tiếng chó hú. Mây đang lướt rất nhanh trên đỉnh đầu, đột nhiên đứng lại, không gian như bức quang phổ cứng đờ. Trong trí tưởng tượng của tôi, một cái bóng trắng cao quá khổ đang ngồi trên am, người con gái mang áo dài trắng, mái tóc u huyền chảy xuống, cô gái không có chân... thế rồi cô ta lướt đi trên những cây trà... Xương sống tôi lạnh buốt, tóc gáy dựng lên, da gà nổi cộm. Tôi rùng mình. - Sao tự nhiên tay cô lạnh vậy Ngọc Diệp? - Tôi không biết nữa Khôi Nguyên à! Tôi sợ... rất sợ. - Đừng lo lắng Ngọc Diệp, sắp về đến nhà rồi. Có chị đây! Giọng Khôi Nguyên bỗng thay đổi làm tôi kinh người, cái giọng trỏng trỏng đó tôi đã nghe một lần. Người đang nắm tay tôi có mái tóc dài, bàn tay con gái lạnh như băng. Người đó từ từ quay đầu lại... - Á...! Tôi la hét, giãy dụa. Mồ hôi ướt sũng cả người. Tôi vừa trải qua một giấc mơ. Từ chỗ quán nhạc rock trở về, tôi đã thiếp đi lúc nào chẳng biết Khôi Nguyên nằm bên cạnh tôi, anh ấy cũng giật mình tỉnh giấc. Tôi ôm lấy anh ấy, miệng nói như bấn loạn: - Tôi đã gặp... gặp cô ấy... gặp... khủng khiếp lắm... khủng khiếp lắm Khôi Nguyên à! - Không phải chỉ có cô đâu, tôi cũng vừa nằm mộng thấy cô ấy. - Anh đã gặp những gì hả Khôi Nguyên? - Tôi đang nắm tay cô lên đồi trà, khi đi qua am, tôi ngoái lại thì thấy mình đang nắm tay cô ấy. - Trời ơi! Tôi cũng nằm mơ như vậy. – Tôi thốt lên. - Đã 12 giờ đêm rồi. Cô hãy ngủ lại đi. Đừng có ám ảnh quá, giống như tôi vậy này. - Khôi Nguyên, hãy ôm tôi đi! Ôm thật chặt vào. Anh ấy đã ôm lấy cơ thể tôi, như tôi yêu cầu. Tôi cảm nhận được rất tường tận hơi ấm từ cơ thể anh truyền sang tôi. Tôi nằm trong ngực ảnh mềm mại, như con chim non bé bỏng nằm lọt trong lòng mẹ. Khôi Nguyên vuốt ve mái tóc nhung mượt của tôi, môi anh ấy hôn lên trán tôi, ngực ép sát vào người tôi, chúng tôi cứ như vậy mà ngủ. --- Sáng sớm ngày hôm sau, Khôi Khuyên đã gọi điện thoại cho anh Quốc Việt. Nhờ anh ấy liên hệ khẩn trương với bên tổng công ty điện lực , lấy cho anh ấy những hóa đơn sử dụng điện của căn nhà trên đồi trà, những hóa đơn trong khoảng thời gian từ năm 1985 cho đến nay. Khôi Nguyên lại càng nghi ngờ về mục đích ông Trịnh Vỹ mua ngọn đồi và cho xây dựng căn nhà, theo anh ấy là quá tốn kém. Chi phí bỏ ra để xây lắp những cột trụ dẫn điện lên đồi trà là không nhỏ chút nào. Nhất định phải có một mục đích rất lớn, chứ không thể đơn giản là để cách ly mụ Thùy Dung, như dự định ban đầu của ông Trịnh Vỹ, theo lời kể của bà Hiền. Đến 10 h 30 phút, có một người đến tìm chúng tôi. Đó chính là người đàn ông tối hôm qua chúng tôi gặp tại quán nhạc rock. Khôi Nguyên nhờ ông ta đến để quan sát căn nhà. Sau một hồi kiểm tra mọi ngóc ngách của căn nhà, người đàn ông đó lắc đầu nói: - Khôi Nguyên à! Không phải đâu. - Anh khẳng định chắc chắn sao? - Tôi đã từng lăn lộn với nghề này bao nhiêu năm cậu cũng biết mà. - Tôi hiểu rồi. Cám ơn anh! Ngồi lại nói chuyện phiếm với nhau thêm một lát nữa, thì người đàn ông đó ra về. Khi ông ta đi rồi, tôi mới hỏi Khôi Nguyên: - Người đó là ai vậy? - Một chuyên gia trong thế giới ngầm đấy. - Anh chơi với những người như vậy sao? - Anh ta đã hoàn lương rồi. - Anh mời anh ta đến xem nhà làm gì vậy? Tiếng chuông điện thoại trong túi áo Khôi Nguyên vang lên. Khôi Nguyên nghe điện thoại. - Alo(…) ồ!(…) Tốt lắm! (…) Kết thúc cuộc điện thoại, tôi mới hỏi Khôi Nguyên: - Là anh Quốc Việt phải không? - Không, là đội thám tử nhí của tôi đấy. Bọn nhỏ báo lại, đã nghe được tin tức của Bính Lù. Bọn nhỏ đã trà trộn vào những quán cà phê đầu gấu, những sòng bạc, và những bến xe… chúng xuất hiện với thân phận là “nhân viên” bán báo, đánh giày, bán vé số… để tiếp cận mục tiêu và nghe ngóng. Cuối cùng cũng nghe được tin quan trọng, Bính Lù hiện đang trốn tại một sòng bạc, số 115 đường Đào Duy Từ. Tôi phải cùng đi với Quốc Việt đến đó một chuyến mới được. - Cho tôi theo với. - Không được đâu, như thế nguy hiểm lắm! - Tôi thấy ở lại căn nhà này mới là nguy hiểm. Hãy cho tôi theo, tôi sẽ ở bên ngoài chờ các vào bắt ông ta đem ra. - Như thế cũng được. Cô chuẩn bị đi, tôi sẽ gọi cho Quốc Việt. --- 12 h 45’ Chúng tôi: tôi, Khôi Nguyên và anh Quốc Việt đến căn nhà số 115 đường Đào Duy Từ. Tôi ở bên ngoài quán cà phê gần đó, để đợi hai ảnh. Khôi Nguyên cùng với anh Quốc Việt vào căn nhà, - đó là một sòng bài hoạt động lén lút, - Khoảng 10 phút sau hai ảnh trở ra với kết quả không như ý muốn. Hình như, Bính Lù đã biết được chỗ lẩn trốn của mình bị phát hiện, nên đã bỏ trốn trước khi chúng tôi tìm đến. Buổi sáng ngày hôm đó, coi như công cốc. Khôi Nguyên vẫn giữa được thái độ điềm tĩnh, còn anh Quốc Việt thì điên tiết nói: - Hừ, rõ ràng là chúng đã được báo tin. Nhưng, làm sao chúng có thể biết được nhỉ? Thật là vô lý. Trước khi đi, tớ chưa hề nói cho ai biết cả. Cái gã Bính Lù này làm tớ thấy bực mình rồi đó. Trước sau gì tớ cũng thộp được gã cho xem. - Chỉ có một khả năng thôi. Bọn chúng luôn để mắt đến chúng ta. Khi tổ chức sòng bài, để tránh bị truy quét, chúng đã cho người cài ở những chốt canh. Khi thấy người lạ đáng khả nghi, xuất hiện trong con hẻm, những tên lính canh này sẽ cấp báo về cho bọn đầu nậu và những con bạc tìm đường tẩu thoát. - Không ngờ kinh nghiệm đầy mình rồi mà vẫn dính. - Thôi, cậu đừng tự trách mình nữa. Ngay cả tớ cũng quá bất cẩn còn gì. Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ không phải là đay nghiến những sai lầm, mà là khắc phục hậu quả, chuyển hướng hành động. Cậu yên tâm, nhất định chúng ta sẽ bắt được con chuột nhắc đó. - Ừm, nhất định rồi. - À, về chuyện liên hệ với bên để tìm hóa đơn cho tớ, cậu giúp tớ làm khẩn trương nhé! Tớ cần gấp lắm! - Nhưng, cậu cần những thứ hóa đơn đó để làm gì? - Tớ sẽ nói cho cậu biết sau. Hiện tại tớ đang muốn kiểm tra, đối chiếu một số thứ. - Được rồi. Tớ sẽ mau chóng lấy về cho cậu. --- Sau cuộc truy bắt không thành Bính Lù, Khôi Nguyên và tôi tạm biết anh Quốc Việt. Chúng tôi đi mua hai bộ võ phục Karate-Do với cả phù hiệu đầy đủ. Khôi Nguyên chở tôi đi siêu thị mua ít đồ về dành để nấu buổi tối. Còn bữa trưa thì chúng tôi đành ăn bụi. Cả buổi chiều hôm đó Khôi Nguyên ngồi ở ghế sofa suy nghĩ không dứt. Anh ấy hết bấm chóp mũi, lại đứng lên đi qua đi lại trong phòng khách. --- Sáng sớm hôm sau, anh Quốc Việt mang đến cho Khôi Nguyên những hóa đơn sử dụng điện. Đưa xong những hóa đơn đó thì anh Quốc Việt chào tạm biệt chúng tôi đến cơ quan. Khôi Nguyên ngồi ngay xuống ghế sofa, xem và đối chiếu những hóa đơn sử dụng điện, mà anh Quốc Việt vừa mới đưa cho ảnh. Xem được một chặp, Khôi Nguyên lắc đầu, có vẻ không vừa lòng cho lắm. - Anh không tìm thấy gì sao? - Mọi thứ đều bình thường, lạ thật! - Tôi không hiểu gì cả. Anh làm tôi tò mò quá. - Cô nhớ cái ông chủ quán nhạc rock chứ? - Mới đây mà, làm sao tôi quên được. - Người đó từng là “nông dân” trồng cần sa chuyên nghiệp đấy. Tôi mời đến để xem thử căn nhà này có thể được dùng để trồng cần sa không. Vì tôi thấy không gian ở phòng khách này quá lớn. Hôm qua, sau khi vô tình nhắc đến giá trị của cỏ dại, tôi đã liên tưởng đến việc: Ông Trịnh Vỹ và đám người Hoa kia đã dùng đồi trà, và cụ thể là căn nhà này để trồng cần sa. - Ồ, liên tưởng cũng khá thú vị đấy! - Nhưng kết quả thì không đúng như suy đoán của tôi. Cô cũng nghe thấy anh ta nói rồi đó. Và những hóa đơn này cũng vậy, tôi đã nghĩ đến chuyện trồng cần sa thì mức sử dụng điện sẽ cao một cách đáng kể. Nhưng mức điện từ nằm 1985 cho đến 1985 không cao đến mức khiến người ta phải đặt nghi vấn. Vậy thì, họ đã trồng cần sa bằng cách nào? - Ừm. Rốt cuộc mục đích thực sự của ông Trịnh Vỹ là gì nhỉ? Tôi cảm thấy khó hiểu ở đám người Hoa kia. Tại sao họ lại ở chung với nhau, và thuê căn nhà của ông Trịnh Vỹ, hơn nữa, còn có quan hệ khá mật thiết với ông ấy theo như bà Hiền nói. - Tất nhiên là phải có động cơ. Tôi dám khẳng định bọn họ đã làm điều gì đó mờ ám trên ngọn đồi này. --- Buổi tối rất khuya cùng ngày, tôi và Khôi Nguyên đã quyết định sẽ đột nhập nhà mụ Thùy Dung. Lúc đầu, tôi ngăn cản việc đó, nhưng Khôi Nguyên nhất định không nghe. Chúng tôi mang theo một thang xếp và một cái thang dây. Đến nơi ở của mụ Thùy Dung là đúng 2 h đêm. Chúng tôi đến chỗ bức tường cao chót vót phía sau nhà, trên đỉnh tường cắm đầy mảnh chai. Khôi Nguyên kéo thang xếp ra, rồi buột tiếp cái thang dây lên đầu thang xếp. Tôi tò mò hỏi anh ấy: - Tại sao phải làm vậy? - Khi leo vào sẽ dùng thang xếp, nhưng khi leo ra thì dùng thang dây. Cô nghe tôi dặn đây, giữ chân thang cho tôi thật chặt, hãy tựa lưng vào mà giữ, nhất định không được rời ra khỏi cái thang, cho đến khi tôi ra được bên ngoài. Nếu cô không làm đúng theo những gì tôi nói thì tôi có thể sẽ bị làm mồi cho con Rott đấy! Khi đó làm ma tôi cũng không tha cho cô đâu. - Eo ơi! Chưa vào được bên trong mà anh làm ghê quá! - Ai chứ với người đãng trí như cô tôi nghi lắm! - Nhưng anh nặng vậy tôi giữ đầu này có được không? - Tôi có nặng lắm cũng không hơn cô được đâu đồ ham ăn à! - Anh dám… - Tôi nhéo…ooo vào vai anh ấy. Khôi Nguyên leo vào bên trong nhà mụ Thùy Dung. Tôi ngồi bên ngoài giữ riệt cái thang, trong tâm trạng bồi hồi lo lắng. Khôi Nguyên vào trông được mười lăm phút thì tôi nghe thấy tiếng cho sủa inh ỏi phát ra từ bên trong. Tôi nghe thấy tiếng bước chân chạy vội vã, kèm theo những tiếng vỡ loảng xoảng... tôi thắt tim hồi hộp. Cái thang rục rịch, phút chốc Khôi Nguyên đã leo ra được bên ngoài. Khôi Nguyên nhanh như chớp cầm lấy cái thang với một động tác nhanh gọn gấp nó lại. Anh ấy khẩn trương đưa cái thang cho tôi cầm rồi mau lẹ nổ máy chiếc cào cào. - Nhanh lên Ngọc Diệp! - Tôi nhảy gấp lên xe, ôm theo cái thang. Chiếc cào cào vọi đi, sau lưng là tiếng chó sủa ầm ĩ. --- Chúng tôi phải giấu chiếc cào cào vào lại lùm cây, rồi đi bộ lên nhà. Vào nhà, Khôi Nguyên đặt cái thang dựa vào bên cửa, ngã người nằm xuống ghế sofa. Tôi tò mò chạy đến hỏi anh ấy: - Có chuyện gì đã xảy ra vậy? - Mụ ta còn thức Ngọc Diệp à. - Còn thức ư! Mụ ta đang làm gì? - Mụ ngồi trước sân nhà, chơi với mấy con mèo. - Trời ơi! Mụ điên rồi. (...) Chúng tôi ngồi bàn về mụ Thùy Dung. “Cạch” – cánh cửa bị bung ra, gió thổi qua khe làm tấm rèm che tốc lên. - Khi nãy cô vào quên đóng cửa rồi Ngọc Diệp. - Tôi nhớ mình đã đóng rồi mà. - Đi đóng lại đi! Tôi đứng dậy đi đóng lại cánh cửa, nhưng khi tôi khép cửa lại thì có một lực đẩy về phía tôi, gió thổi vào tấm rèm che cửa đủ cho tôi nhìn thấy bên ngoài... - Á... Tôi chạy lại với Khôi Nguyên, ôm cứng lấy cánh tay anh ấy. - Chuyện gì thế? Một tiếng kêu cắt đứt không gian như cắt tờ giấy trắng. Mụ Thùy Dung lù lù đứng trước mắt chúng tôi. Mụ liếc nhìn qua bên góc cửa, nơi để cái thang xếp. Mụ mặc trên người vẫn bộ đầm đỏ máu, móng tay và móng chân mụ đã dài hơn... sơn môi và móng tay đỏ lói. Cơ thể béo núc của mụ căng ra, mái tóc uốn lọn ngắn chỉ đến dái tai đen bóng mỡ, mụ đã cắt tóc ngắn. Mụ vừa bước vào tôi đã ngửi thấy mùi tanh tưởi, da thịt tôi như đóng băng tê buốt, tôi nuốt nước miếng vì cổ họng đã cứng lại. Da của mụ trắng bủng như xác chết trôi, tôi có cảm tưởng chỉ cần mình chọt ngón tay vào đó nó sẽ lún xuống, như người ta dùng đũa chọt vào cái bánh trôi nước vậy. Hai mắt mụ trợn dọc như con búp bê, mụ nói bằng thứ thanh âm khàn đục: - Các con vừa đến thăm mẹ, sao lại về sớm thế? – Mụ ta nhe hàm răng đen sì gớm guốc. - Bà cũng khá thông mình đấy. – Khôi Nguyên đáp lại mụ. - He he he he... – Điệu cười của mụ giống hệt yêu tinh, phù thủy. - Bà đến đây có chuyện gì không? Xin lỗi vì không có trà để mời bà. - Mẹ đến xem tụi mày sống như thế nào đấy mà. Mẹ thấy cũng đã đến lúc rồi đấy… he he he he… - Bà biến ngay đi trước khi tôi bẻ gãy cổ bà, con mụ thối tha kia. – Khôi Nguyên nạt lớn để dọa mụ. - He he he he… Mụ cười một tràng dài rồi bỏ đi. Tôi vẫn còn chưa hết run sợ, ôm chặt cánh tay của Khôi Nguyên. --- Sự cố đêm hôm đó, khiến tôi và Khôi Nguyên không thể ngủ được nữa. Tôi thì sợ chết khiếp rồi, còn Khôi Nguyên ngồi ở ghế sofa lấy quyển sổ tay ra ghi chép, khoanh vùng, rồi suy luận. Sau một hồi tập trung rất lâu, Khôi Nguyên đứng dậy nói với tôi: - Ngọc Diệp, lấy cây đàn guitar xuống đây cho tôi nào! Tôi ngạc nhiên, nhưng không hỏi anh ấy muốn lấy đàn để làm gì. Tôi mang cây đàn xuống cho ảnh. - Đàn đây! – Ánh mắt tôi tò mò. - Cô chưa bao giờ nghe tôi chơi đàn đúng không. - Anh biết chơi đàn ư? Thật không đấy? - Xạo với cô làm gì. Có lẽ nên dùng nó để khử cái “mùi xú uế” kia đi. - Đúng á! Coi như trừ tà. - Biết chơi thì còn có thể nói vậy được, chứ đánh đàn như cái ông Bính Lù đó, thì có mà gọi rắn vào nhà. Khôi Nguyên ngồi bắt chéo chân, ôm cây đàn guitar rất bài bản. Ảnh bấm hợp âm rồi dùng ngón tay cái rải từ trên xuống. “Roàng...” - Dây sai bét rồi. – Nói rồi Khôi Nguyên vặn vặn bộ khóa canh lại dây đàn. Mọi thứ đâu vào đó, anh ấy mới quay sang nói với tôi, khi đó tôi đang ngồi bên cạnh ảnh. - Tôi sẽ hát tặng cho cô một bài. Cái bài đó có tên là gì nhỉ? À... tôi nhớ rồi. Bài “Lâu đài tình ái”. Tôi đang rất tò mò, muốn biết ảnh đánh đàn và hát như thế nào. Vì chưa bao giờ tôi nghe ảnh hát cả. Những nốt nhạc đầu tiên vang lên giống như những giọt sương mai long lanh rơi xuống mặt băng trong suốt... “tinh... tinh.... tinh...” Rồi tiếp đến những nốt trầm lặng ấm áp nghe rất phê rót vào màn nhĩ. Khúc dạo đầu nhẹ nhàng từ tốn... luyến láy mới thật điệu nghệ. Những ngón tay thon dài lả lướt trên phím đàn... tư thế ngồi của người nghệ sĩ mới thật phong nhã cao quý... Rồi giọng hát trầm cất lên: “Anh sẽ vì em làm thơ tình ái Anh sẽ gom mây kết hình lâu đài...” Từng lớp vỏ bọc ca từ được xướng lên chắc rõ. Từng chữ từng chữ như mật rót vào lưỡi, như cà phê sữa quyện vào quyện vào... như đường mía đang ngậm trong miệng rất lịm... “Chuyện tình mình chưa nghe lừa dối. Lời hẹn đầu chưa đi vào tối Thì lâu đài mang tên tình ái Đón hai đứa chúng ta mà thôi...” Khôi Nguyên đàn và hát rất hay, khiến lòng tôi xao xuyến. Tôi ngất ngây trong sự lãng mạn. Vì ảnh vừa đánh đàn vừa hát, vừa gửi trao đến tôi ánh mắt tình tứ. Khôi Nguyên đã hát xong rồi mà tôi vẫn còn đê mê chưa tỉnh. Bài nhạc trong trẻo tươi sáng ấy đã thắp sáng lên tâm hồn tôi trong lúc đầy cam go và sợ hãi. Khôi Nguyên, ảnh bỏ đàn xuống ghế, ngồi lại gần bên tôi, vòng tay ôm nhẹ tôi vào lòng. Bờ môi anh ấy cứ thích lục tìm bờ môi tôi, đã ngậm được môi tôi thì anh cứ tha hồ mà khám phá. Tôi ngấm vị ngọt của tình yêu trong lưỡi. Một cảm giác sung sướng khó tả khi ảnh vuốt ve tấm lưng mềm mại của tôi, tôi cũng vòng tay ôm lấy lưng ảnh… tôi nhắm mắt hưởng thụ, ảnh hôn tôi bạo đến mức đè tôi nằm cứng trên ghế sofa. Sau màn hôn nhau, chúng tôi lên giường đánh một giấc từ 4 h sáng đến 10 h. --- Sau khi đã ăn xong buổi điểm tâm, chúng tôi ngồi uống trà nói chuyện phiếm. Chúng tôi tạm thời lãng quên công việc điều tra. Khôi Nguyên kể cho tôi nghe những câu chuyện cười khiến tôi cười muốn vỡ cả bụng. Ảnh thì không bao giờ cười, khi ảnh kể chuyện mặt ảnh vẫn lạnh. Tôi biết đó chỉ là lớp vỏ bên ngoài của ảnh, thực sự với ảnh, giống hệt một tảng băng bên trong lỏi là một ngọn lửa cháy rừn rực. Cũng buổi sáng hôm đó, với tài năng của mình… Khôi Nguyên đã tìm ra được một mảnh ghép, một phát hiện đánh dấu cho bước ngoặc của vụ án mà chúng tôi đang theo đuổi. Mảnh ghép đó là gì?
|
Chương 31 Chương 31 --- Tôi nói với Khôi Nguyên: - Chúng ta có cần phải theo dõi mụ Thùy Dung nữa không? - Tất nhiên là có rồi. - Nhưng bằng cách nào? - Tôi đang nghĩ cách. - Theo tôi chỉ có một cách thôi. - Cách gì vậy? - Đào một đường hầm xuyên qua bức tường. - Một đường hầm? - Ây, tôi đùa đấy Khôi Nguyên. - Khoan đã nào! Một đường hầm ư! Tại sao không nhỉ! Khôi Nguyên đột ngột thay đổi trạng thái, anh ấy ra đưa tay ra hiệu cho tôi im lặng, để anh ấy tập trung suy nghĩ. Vẫn đặc điểm đó mỗi khi Khôi Nguyên tập trung cao độ. Khôi Nguyên ngồi khoanh tay bấm chóp mũi. (…) Thế rồi bất chợt, anh ấy đứng lên đi đi lại lại trong phòng khách, Khôi Nguyên bước đi rất nhanh, có vẻ như anh ấy rất là căng thẳng. - Anh bị làm sao vậy Khôi Nguyên? Khôi Nguyên không trả lời tôi, lúc này, anh ấy không còn nghe thấy được gì nữa, vì đầu óc Khôi Nguyên đang hoạt động tốt đa công suất. (…) (…) (…) - Chiếc nhẫn! – Khôi Nguyên bỗng thốt lên. Tôi tròn mắt nhìn anh ấy. - Nhanh! Đi lấy chiếc nhẫn đó cho tôi nào Ngọc Diệp. Chiếc Nhẫn mà cô đưa tôi xem lúc trước đấy. - Anh cần chiếc nhẫn đó làm gì vậy? - Lấy đưa đây nhanh lên! Tôi lên lấy chiếc nhẫn xuống đưa cho ảnh. - Lúc trước cô đứng ở đâu nhỉ? Bây giờ cô làm như tôi nói nhé! - Làm gì? - Cô cầm nó, phải… đứng vào đúng vị trí lúc trước tôi ném chiếc nhẫn cho cô ấy… đúng rồi… và bây giờ… hãy thả nó ra nào! Tôi làm theo lời Khôi Nguyên. Cầm chiếc nhẫn thả xuống nền nhà. “Cụp” Tôi cúi xuống lượm chiếc nhẫn lên, Khôi Nguyên chạy lại nắm lấy cổ tay tôi, ngang nhiên cướp đi chiếc nhẫn. - Không được, nó là của tôi mà. - Ai thèm lấy của cô. - Vậy sao anh còn cướp nó từ tay tôi? Khôi Nguyên không đáp lời tôi, ảnh cầm lấy chiếc nhẫn thả xuống nền nhà. “Cụp” “Cụp” “Cụp” Khôi Nguyên cứ làm đi làm lại một hành động kỳ quặc; thả chiếc nhẫn xuống, lượm lên, di chuyển vị trí, rồi thả tiếp...cứ như vậy. “Kong” “Kong” “Kong” --- - Nhẫn giả thôi, không phải thật đâu anh thử làm gì cho mất công. Mắt Khôi Nguyên sáng lên, ảnh chạy lại chỗ ban đầu tôi thả rơi chiếc nhẫn; Khôi Nguyên nằm áp một tai xuống nền nhà, còn tay kia liên tục gõ lên bề mặt những viên gạch. - Bọng... viên này cũng bọng...viên này nữa... Khôi Nguyên lẩm nhẩm từng viên gạch. Anh ấy chạy lên gác, phút chốc trở lại với cái xà beng trên tay, đến nơi thì dọng thẳng mũi nhọn xuống nền gạch men, trước ánh mắt kinh ngạc của tôi. Tôi tò mò bước lại gần xem ảnh bới được thứ gì lên từ đống gạch vỡ. Phòng khách đã bị ảnh phá cho tanh bành, chuyện này mà mụ Thùy Dung biết được thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Khôi Nguyên dùng tay cào, lùa những mảnh gạch vụn và xi măng qua một bên. Tôi hồi hộp chờ đợi thứ sẽ xuất hiện… và kia rồi... Một tấm gỗ dày, hiện ra trước mắt tôi. Khôi Nguyên lấy tư thế, bằng một động tác dứt khoát đã nạy bung nắp gỗ lên. Nắp gỗ vừa bung lên, tôi giật thót, bật ngửa ra sau. --- - Á... Làm ơn, hãy đóng cái nắp hòm đó lại đi! - Cô bị làm sao vậy? Ai bảo với cô đây là cái nắp hòm. Nhìn đi đồ ngốc! Tôi nhìn lại, bấy giờ mới thở phào nhẹ nhỏm. - Ồ, ở dưới có một tầng hầm. - Chúng ta hãy trèo xuống xem sao. - Ghê lắm! Ở dưới đó tối om. - Đừng nói nhiều nữa, cô đi lấy thêm một cái đèn pin, tôi sẽ bắt thang xuống dưới. --- Mấy phút sau, tôi và anh ấy đã đứng dưới tầng hầm. Xung quanh một màu đen đặc. Khôi Nguyên rọi đèn pin để tìm lối đi, rọi đến đâu cũng thấy chuột bọ nhung nhúc; con nào con nấy béo núc ních phát lợm. Mùi xác thối bốc lên nồng nặc, tiếng giọt nước rơi tí tách hòa với những tiếng lích chích của lũ chuột đuổi cắn nhau. Những tiếng xịt xoạt căng đều làm tôi dựng tóc gáy. Tầng hầm rất rộng, và đất ở dưới chân thì rất cứng. - Khiếp quá! Khôi Nguyên à. - Tôi bấu chặt cánh tay ảnh. - Để xem chúng ta tìm thấy bí mật gì ở dưới đây nào? - Khôi Nguyên vẫn rọi đèn xung quanh để định hướng. - Đúng như anh suy đoán, ông Trịnh Vỹ cho xây dựng căn nhà này, mục đích thật không đơn giản. - Hừ, nếu không nhờ có chiếc nhẫn đó thì còn lâu chúng ta mới phát hiện được cái tầng hầm bí mật này. - Người ta nói hay không bằng hên mà. - Hãy cảm ơn cô Hoàng Lan đi. Cô ấy đã giúp cho chúng ta đấy! - Anh nói đúng á! Khi nào trở lên lại chúng ta sẽ cúng cho cô ấy. - Việc đó hãy khoan bàn đến đã, trước mắt chúng ta cần phải kiểm tra cái đường hầm chết tiệc này. Chúng tôi nắm tay nhau, càng đi sâu vào đường hầm càng phát hiện thêm nhiều thứ kỳ lạ, những ống nghiệm vung vãi dưới đất, chai lọ, dao kéo, mô tơ, máy biến thế... mọi thứ đều ngổn ngang, cái nọ chồng chất cái kia. Có vừa đạp phải thứ gì đó mềm mềm… dài dài… - Á…! – tôi hét lên, - rắn, rắn… Khôi Nguyên rọi đèn xuống chân tôi, nói lạnh như băng: - Ống dây thôi Ngọc Diệp à! Tôi hoàn hồn lại nói: - Khôi Nguyên, không biết những thứ này để làm gì nhỉ? - Quá rõ rồi còn gì! - Thôi chết! - Tôi thốt lên. - Chuyện gì vậy? - Nhỡ có người nào đó rút cái thang trên nhà thì chúng ta sẽ bị chôn vùi ở đây mất. - Thế nên. Hãy đi cho lẹ mà lên lại. - Ối! - Gì nữa đây? - Chân tôi bị lún xuống đất rồi thì phải. Khôi Nguyên rọi đèn xuống dưới chân tôi. - Rút chân lên! Tôi làm theo lời ảnh, rút chân lên kéo theo một cục sình nặng chịch. - Khốn nạn thật! - Tôi phát cáu. - Đừng có chửi thề chứ! - Gặp anh thử có điên không? Khôi Nguyên không đáp lời tôi, ảnh rọi đèn qua những ngóc ngách khác của tầng hầm. Ánh đèn dừng lại ở một chỗ… - Á.... - Tôi té bật ngửa ra sau khi trông thấy một bộ hài cốt. - Cô không sao chứ Ngọc Diệp? – Khôi Nguyên đỡ tôi đứng dậy. - Có… có…có người… người chết! Ánh đèn đi qua một góc khác, lần này là cả một núi sọ người và hài cốt chồng chất lên nhau. Tôi kinh hoàng hét lên, vít chặt lấy cổ Khôi Nguyên. Hai chân tôi bấu víu lấy lưng ảnh. - Ặc ặc... Cô... làm ơn… cho tôi thở. Tôi không còn tâm trí đâu nghe ảnh nói nữa. Cứ riết chặt lấy ảnh. - Đứng xuống nào Ngọc Diệp! - Tôi sợ lắm! - Cái cô này thật là… Bấy giờ mình mới chịu đứng xuống. Khôi Nguyên tiếp tục rọi đèn kiểm tra phía dưới mặt đất. - Hừ, sự thể nghiêm trọng rồi đây. - Phải làm sao đây anh Nguyên? Tại sao lại có nhiều đầu sọ đến vậy nhỉ? - Chúng ta phải tiếp tục đi thôi! Phải đi xem tận cùng đường hầm này có những gì, rồi sau đó gọi điện báo ngay cho Quốc Việt; xem ra lần này chúng ta phải cần đến cậu ấy vào cuộc rồi. Tụi mình đi đến tận cùng đường hầm, phải vượt qua một chặng đường khá dài, quanh co, khúc khủy. Đến được một ngã ba (nơi có ba đường hầm giao nhau) Khôi Nguyên phải khổ sở dùng tay cào xới dưới nền đất. - Anh làm gì vậy? - Đánh dấu. Ở đây có những ba lối đi nếu đi vào một trong những lối này, mà lại đẻ ra thêm những lối khác thì sao hả? Chúng ta sẽ lạc vào mê cung đấy, và chắc chắn sẽ chôn xác ở nơi đây thôi. Khôi Nguyên đã nói rất đúng. Chúng tôi chọn một lối đi, và đi đước một đoạn khá dài lại đẻ ra thêm 3 lối khác. Khôi Nguyên tiếp tục đánh dấu trước một lối đi được chọn, cứ như vậy chúng tôi tiếp tục khám phá cái tầng hầm bí mật. Có không ít lối đi dẫn vào thế bí (đường cụt) những lối đi được nối thông nhau như một mê cung, nếu không đánh dấu thì chắc chắn chúng tôi sẽ bị lạc. Khó khăn lắm chúng tôi mới đến được chỗ có cái thang dẫn lên trên. Chúng tôi leo thang đi lên. Nắp hầm được mở.... Tôi và Khôi Nguyên lần lượt chui ra ngoài. Thấy được ánh sáng mặt trời thật là hạnh phúc. Tôi thở phào nhẹ nhỏm. Nắp hầm được ngụy trang dưới một mảng đất trồng cỏ phủ lên, thoạt nhìn không thể phát hiện được. - Ghê gớm thật! Từ trên ngọn đồi mới phút chốc đã xuống đến chân đồi. Nó đã được tính toán từ trước cho những cuộc vận chuyện, và đào tẩu. - Không được rồi Khôi Nguyên! Lỡ mụ Thùy Dung biết chuyện này thì không tốt đâu. Chúng ta phải làm gì đây? - Cô nói phải lắm Ngọc Diệp. Chúng ta cần xóa sạch mọi dấu vết ngay trong ngày hôm nay. Phải mua gạch và tráng lại cái nền nhà thôi. Nhanh lên nào! Trước khi nó bị phát hiện. Chúng tôi khẩn trương về lại nhà. - A! Khôi Nguyên quay lại nhìn tôi. - Tôi bị vướng gai rồi, làm ơn gỡ dùm! - Ôi, Ngọc Diệp, hậu đậu đến thế là cùng. Khôi Nguyên cúi xuống gỡ cây dâu gai móc vào ống quần tôi. - Khoan đã! - Khôi Nguyên bỗng dưng rất chăm chú. - Có chuyện gì thế? Ảnh không đáp lời tôi, mà lấy tay bứt một lá cỏ dính vôi trắng (phân chim), vò nát, sau đó đưa lên mũi ngửi. Hành động kì quặc của ảnh khiến tôi tò mò. - Đến nay thì đã chắc như đinh đóng cột rồi. - Chắc gì cơ? - Mục đích mà ông Trịnh Vỹ mua lại đồi trà và xây dựng căn nhà. Khôi Nguyên đã tìm ra được điều gì đó là điểm mấu chốt của vấn đề. Nếu không thì ánh mắt của ảnh đã chẳng đắc ý đến vậy. --- Chúng tôi về lại nhà, Khôi Nguyên gọi điện ngay cho anh Quốc Việt. Tôi, Khôi Nguyên và anh Quốc Việt mau chóng xóa sạch mọi dấu vết. Sau đó, chúng tôi chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho cuộc khám phá lần thứ hai; trở lại cái đường hầm đen tối đó. Nhưng lần này cả ba chúng tôi bắt đầu từ phía dưới đồi trà đi ngược lên. Chúng tôi sục sạo, tìm kiếm được cả thảy tám bộ hài cốt. Anh Quốc Việt sau đó đã nói với Khôi Nguyên: - Khôi Nguyên à! Đây là một vụ trọng án đấy. - Tớ hiểu ý cậu. Nhưng mà cần phải gữ bí mật tuyệt đối, vụ này đang ở giai đoạn rất nhạy cảm, chỉ cần bứt dây động rừng là coi như xong. - Theo cậu thì chúng ta phải là gì đây? Rất nguy hiểm đấy Khôi Nguyên, nhiều khả năng chúng ta đang phải đối mặt một thế lực tội phạm có tổ chức lớn mạnh. Khôi Nguyên đứng lặng suy nghĩ một lát rồi quay sang nói với Quốc Việt: - Nếu kiểm tra từ A tới Z những bộ hài cốt này thì mất khoảng thời gian bao lâu? - Phải gửi đi nước ngoài nếu muốn tại tạo lại khuôn mặt, hiện tại khoa học hình sự của chúng ta thiếu rất nhiều máy móc, thiết bị và những chuyên gia có tay nghề cao. Hơn nữa, khoa học hình sự của chúng ta chưa đủ khả năng để kiểm tra một cách toàn diện. Nếu gửi đi ít nhất cũng phải nửa tháng mới làm xong. - Lâu đến vậy sao? - Tớ sẽ “nói chuyện” với cấp trên. Có khả năng sẽ rút được thời gian lại. Sẽ có cách thôi. - Tất cả trông cậy vào cậu. Hãy cho kiểm tra tất cả. - Được rồi. Tớ sẽ cố. À! Còn điều này nữa(-) - Điều gì cậu nói đi! - Tớ nghĩ với tình hình này, cậu và Ngọc Diệp không nên ở lại căn nhà này nữa, hiện tại tớ có một căn nhà ở đầu đèo Mimosa; tốt nhất hai người hãy dọn về đó ở đi. - Tạm thời vẫn chưa được Quốc Việt à! - Tùy cậu thôi, nhưng nhớ phải cẩn thận đấy. --- Ba người chúng tôi trở lại nhà, có mang theo tám bộ hài cốt để anh Quốc Việt đem về kiểm tra. Trước khi mang những bộ hài cốt đi, chúng tôi có làm một mâm cơm để cúng bái những người đã khuất. Tôi, anh Quốc Việt và Khôi Nguyên lại ngồi nói về vụ án. - Khôi Nguyên, như kết luận của cậu thì tầng hầm đó là để trồng và chế biến cần sa. Nếu đúng vậy thì ông Trịnh Vỹ là một kẻ phạm tội. Ông ấy và cả đám người Hoa kia nữa. - Lúc ra khỏi đường hầm, cúi xuống gỡ cành dâu gai vướng trên chân Ngọc Diệp tớ đã phát hiện ra một cây cần sa. Nếu chịu khó tìm khắp đồi trà này sẽ còn thấy nhiều cây khác nữa đấy. Trước đó, tớ đã cố tìm ra một giả thiết khả dĩ, về mục đích ông Trịnh Vỹ mua lại ngọn đồi này và việc xây dựng căn nhà. Nhưng không có giả thiết nào thuyết phục được tớ cả. Chỉ có một điều chắc chắn là ông Trịnh Vỹ và đám người Hoa kia có một mối liên hệ với nhau, và tất cả bọn họ đều kết nối với đồi trà và căn nhà này. Hành vi và quan hệ của họ rất mờ ám. Việc mua ngọn đồi để trồng trà, xây dựng nhà ở, cách ly mụ Thùy Dung... đã được tính toán từ trước. Ông Trịnh Vỹ và đám người Hoa kia đã quen nhau từ trước khi mua đất và làm nhà, họ có thể là đồng bọn, ông Trịnh Vỹ rất giàu có, tiền đó ở đâu ra? Trút hết tiền dành dụm cả đời để mua lại một quả đồi, trồng được một vụ thì bỏ, ông ấy tiêu tiền có vẻ thoáng nhỉ! Ngay từ đầu lý do mua đất để trồng trà của ông ấy đã không thuyết phục được tớ. Đám người Hoa kia đã cùng với ông Trịnh Vỹ bàn bạc, trước đó họ đã thám thính và tìm được một nơi lý tưởng để thực hiện kế hoạch, họ muốn tạo dựng một cơ sở trồng cần sa tương đối an toàn và ổn định. Mới hôm rồi, tớ và Ngọc Diệp có ra quán net, tớ đã tìm kiếm những bài báo viết về nạn trồng cần sa ở trong nhà, tại Anh Quốc, Úc và một số quốc gia trên thế giới... thời điểm trước và gần những năm 85, trong những bài báo đó, có bài viết của BBC, về một cơ sở trồng cần sa trong nhà, của một băng nhóm không rõ lai lịch, cơ quan điều tra của Anh Quốc sau đó, đã phát hiện được rất nhiều những cơ sở như vậy trên toàn quốc, nhưng khi họ đến thì những người “nông dân” đã đào tẩu trót lọt. Ngay đêm đó tớ đã nhờ ông chủ quán Heavy Metal, người mà cậu cũng biết rồi, trước đây, anh ta là một chuyên gia trong lĩnh vực trồng và chế biến cần sa. Tớ đã nhờ người đó đến để kiểm tra căn nhà, xem thử có dấu vết gì của một cơ sở trồng và chế biền cần sa, ở ngay trong căn nhà này không. Nhưng kết quả là không có dấu vết gì chứng tỏ có một cơ sở như vậy. Tớ vẫn bị đeo bám bởi ý nghĩ căn nhà được dùng để trồng cần sa, linh tính đó rất mạnh, nhưng, tớ đã không nghĩ đến việc trồng cần sa dưới một tầng hầm, cho đến khi, nhờ nghe được một câu nói của Ngọc Diệp. “Đào một đường hầm vào nhà mụ Thùy Dung.” Ngay lập tức, một tia sáng lóe lên trong đầu tớ. Tớ bắt đầu lục tìm những dữ kiện trong não bộ để suy luận và cuối cùng đã tìm ra được cái tầng hầm bí mật mà cậu đã thấy đó. - Những dữ kiện? - Đúng vậy Quốc Việt, đó là những mảnh ghép, những manh mối và thông tin tụi tớ, tớ và Ngọc Diệp tìm được trong quá trình điều tra suốt từ đầu đến giờ. Một cái phòng khách rộng lớn khác thường, tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh mỗi đêm, những ụ đất như những nấm mồ, những cái hố sâu với những cái “hang chồn”... Tờ bắt đầu suy luận, đặt giả thiết là có một đường hầm bên dưới căn nhà. Để xây một tầng hầm như vậy, trước tiên phải đào đất, đất sẽ được đưa lên và xóa dấu vết bằng cách đắp thành những cái ụ. Tinh vi hơn nằm ở những cái hố, những cái hố đó sẽ làm người ta nghĩ rằng đất được đào lên từ đó chứ không phải ở một tầng hầm rất rộng, với một mê cung ngoằn nghoèo. Tụi mình tìm được ba cái hố, nhưng mình tin chắc ở trên đồi trà này còn thêm những cái khác nữa. Những cái hố rất sâu, bên dưới mỗi cái đều có lỗ hỏng (những cái hang) thực ra, đó là những lỗ thông hơi của một tầng hầm địa đạo. Những đêm trước, tớ và Ngọc Diệp đã nghe thấy tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh, nhưng tìm mãi mà không biết nguồn cơn từ đâu, ban đầu tớ nghĩ, đó là tiếng mèo kêu, những con mèo đến mùa sinh sản, trong quá trình hẹn hò tán tỉnh nhau, chúng phát ra những tiếng kêu giống như một đứa trẻ sơ sinh khóc. Tớ, đã ra ngoài nhà rọi đèn tìm kiếm nhưng lại chẳng phát hiện được con mèo nào. - A, bây giờ thì tôi đã hiểu vì sao lúc đó tôi hỏi anh đang tìm thứ gì vậy, thì anh đáp rằng: anh không tìm được thứ mà mình muốn tìm, thì ra anh tìm những con mèo để xác minh cho phán đoán của anh khi đó. - Đúng đấy Ngọc Diệp, và bây giờ thì cô cũng biết rồi đó. Tiếng trẻ sơ sinh, thực ra là tiếng mèo kêu, chúng phát ra từ dưới tầng hầm này, hèn gì chúng ta không phát hiện ra được chúng. - Nhưng chúng vào bằng cách nào? - Theo những lỗ thông hơi, mèo là loài động vật leo trèo, những cái hố đó không là gì đối với chúng cả. - Để tớ nói xem đúng không nhé! Ông Trịnh Vỹ đã hợp tác với bọn người kia mua ngọn đồi, giả vờ trồng trà được một vụ thì bỏ bởi lý do trồng trà không mang lại hiệu quả kinh tế. Như vậy sẽ qua được tai mắt của cán bộ địa phương và dân làng nơi đây, một cách rào trước cho những kế hoạch tiếp theo của họ. Bước thứ hai là bịa ra chuyện mụ Thùy Dung bóp cổ Hoàng Lan, tin đó mau chóng truyền đi khắp nơi để giải thích cho lý do ông Trịnh Vỹ xây dựng một căn nhà trên đồi trà cho mụ ấy ở. Thực chất, họ đã cho xây dựng một cơ sở - tầng hầm trồng cần sa có một không hai trên đời. Việc chỉ đạo thi công xây dựng do ông Trịnh Vỹ đảm trách, mặc dù rất khó khăn trong các khâu vận chuyển vật liệu lên đồi trà, cho đến việc đào đất, xây lắp... nhưng cuối cùng họ cũng dựng nên được một “tuyệt tác”, họ có rất nhiều người, có thể đó là một tổ chức ngầm rất lớn. Với màn kịch mụ Thùy Dung bỏ trốn bí té xuống hố, sau đó được đưa vào nhà thương điên. Ông Trịnh Vỹ đã có cớ để đưa người của mình, trên danh nghĩa là chủ nhà cho đám công nhân người Hoa, đang làm việc tại xí nghiệp trà Quảng Châu thuê ở. Chưa chắc những đám người này đã là công nhân của xí nghiệp, hoặc có đi chăng nữa, cũng làm bán thời gian để tạo vỏ bọc cho những hoạt động phi pháp. - Đúng vậy đó Quốc Việt, một địa thế quá thuận tiện cho một cơ sở như vậy. Nước sẽ được bơm từ dưới hồ lên, chúng ta chịu khó tìm kiếm sẽ thấy được dấu vết của đường ống dẫn nước. Dưới tầng hầm đó sẵn có mô tơ, ống dây, có đất đen, nông cụ, và rất nhiều bình ắc quy, để phục vụ công việc trồng trọt chế biến. Dòng điện từ những bình ác quy, được đưa qua máy biến thế. Tại sao vậy? Vì nếu dùng điện với số lượng lớn sẽ bị nhà máy điện nghi ngờ, như thế thì cơ sở của họ có thể bị phát hiện. Đó là lý do vì sao hóa đơn sử dụng điện từ những năm 1985 đến 1995 – thời điểm những người Hoa đó thuê căn nhà để ở, - không thấy điểm gì khả nghi. - Chúng ta sẽ điều tra tiếp về những bộ hài cốt. Cậu đã có một giả thiết nào trong đầu chưa? - Chưa, tớ cần thêm một số thông tin nữa mới có thể đưa ra phán đoán. Việc này, còn phải chờ vào kết quả kiểm tra những bộ hài cố đó. Bây giờ chúng ta chưa thể nói gì được đâu, vì như thế rất dễ khiến chúng ta mơ màng, rối rắm và đi sai hướng. Nói chung, vụ án đã giải quyết được một câu hỏi lớn rồi. Chúng ta đã tìm ra được mục đích ông Trịnh Vỹ mua đất và xây dựng căn nhà. Cần mau chóng bắt được Bính Lù để moi ra một số thông tin quan trọng, ông ta từng có quan hệ khá thân thiết với ông Trịnh Vỹ, như lời ông Ca Lạy nói, thì chính ông ta là cầu nối liên lạc giữa ông Trịnh Vỹ và đàm người Hoa kia. - Tớ hiểu rồi Khôi Nguyên, tớ sẽ cho tăng cường lực lượng tìm bắt ông ta. --- Anh Quốc Việt đi rồi, chỉ còn lại tôi với Khôi Nguyên. Chúng tôi ngồi trên ghế sofa, (...) giây phút im lặng qua đi. Khôi Nguyên mới cất giọng trầm ấm nói với tôi: - Chúng ta chỉ còn ở lại đây thêm một thời gian ngắn nữa thôi, cô không thấy tuyệt lắm sao Ngọc Diệp? - Tôi... tôi – Khi đó tôi ấp úng. - Cô vẫn còn lo lắng? - Không hiểu sao tôi vẫn cảm thấy bất an lắm Khôi Nguyên à! - Yên tâm đi, sắp kết thúc rồi. - Tôi biết, nhưng mà... - Tôi hiểu rồi, cô đang nghĩ đến anh ta phải không? – Khôi Nguyên đột nhiên nói chuyện rất khó hiểu. - Anh ta? - Thì cái anh chàng gặp ở quán mì hoành thánh đó chứ còn ai vào đây nữa. Tôi thấy cô có vẻ rất hứng thú khi nói chuyện với anh ta, hình như anh ta rất thích cô, và cô cũng thích anh ta lắm thì phải. Khôi Nguyên thay đổi đề tài một cách đột ngột, đang nói về vụ án, anh ấy lại chuyển sang nói về Đình Văn, vậy là sao đây? Thế rồi, tôi đáp lời anh ấy: - À, anh hiểu lầm rồi. Anh ấy chỉ là một người bạn. Tên anh ấy là Đình Văn, - ảnh là một nhà hảo tâm, là Mạnh Thường Quân tài trợ cho trường mầm non Sao Mai (trường dành cho những trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) mà tôi đang là giáo viên ở đó. Mấy ngày thấy tôi không đến trường, ảnh hỏi thăm Ý Nhi, Ý Nhi đã cho ảnh số điện thoại của tôi để liên lạc hỏi thăm nhưng đã không liên lạc được vì tôi đã không dùng sim cũ nữa. Lần gặp đó tôi đã cho anh ấy số điện thoại, thế thôi! - Hèn gì thấy cô thỉnh thoảng nhắn tin, miệng thì cười nụ, chắc là cho gã đó rồi. - Anh làm ơn nói tên người ta cho đàng hoàng, gã gì ở đây? anh cứ làm như người ta là tội phạm ấy. - Tại thấy cô nói chuyện với gã có vẻ rất vui, nên tôi mới tưởng cô và gã có quan hệ đặc biệt. - Nói chung, anh ấy là người rất dễ mến! Tiếp xúc sâu hơn anh sẽ thích anh ấy cho mà xem. - Mắt tôi ánh lên niềm vui thích khi nhắc tới Đình Văn. - Hôm nay cô rất mệt đúng không? Đi ngủ sớm đi! - Khôi Nguyên bỗng dưng quan tâm đến tôi. - Còn anh không ngủ sao? Không có anh ở cùng phòng sao tôi dám ngủ. - Tôi phải uống chút rượu mới có thể ngủ được. - Tôi hiểu rồi, vậy tôi sẽ ngồi đợi anh. Tôi không muốn ở trong phòng một mình. - Không cần mất công vậy đâu, tôi sẽ mang rượu vào phòng ngồi uống. Còn cô thì cứ ngủ thoải mái, ok chứ? - Vậy để tôi đi làm cho anh chút gì đó nhâm nhi nha! - Không cần đâu Ngọc Diệp, tôi thích uống khang hơn. Khôi Nguyên mang theo chai rượu tây và cái máy nghe nhạc vào phòng. Tôi nằm trên giường nghe nhạc, còn Khôi Nguyên thì ngồi tựa lưng trên chiếc ghế gỗ nhấm nháp từng ngụm cay nồng. Trong nền nhạc sâu lắng trữ tình của bản “Dạ Khúc”, tôi ngắm nhìn Khôi Nguyên đang vô tư thả mình trong giai điệu du dương, lãng mạn. Ảnh say trong men rượu và men nhạc, tạm thời quên đi tất cả những mệt mỏi đời thường. --- Vụ án đã mở ra một bước ngoặc mới. Nền nhà đã được tôi, Khôi Nguyên và anh Quốc Việt láng lại giống như lúc đầu. Cũng may, anh Quốc Việt đã tìm mua được loại gạch men lót nền tương đối giống với loại gạch cũ, hy vọng mụ yêu tinh Thùy Dung sẽ không phát hiện ra. Sáng hôm sau, tôi và Khôi Nguyên tiếp tục hành trình phá án. Ngày hôm đó tôi sẽ không bao giờ quên, cái cách mà Khôi Nguyên tiếp cận mục tiêu, khiến tôi bị bất ngờ, anh ấy đúng là một con người liều lĩnh, táo bạo. Đó là hành động gì?
|
Chương 32 Chương 32 --- Sau khi phát hiện ra tầng hầm bí mật và tám bộ hài cốt, phải nhanh chóng điều tra về cái chết của ông Trịnh Vỹ, nhiều khả năng cái chết của ông ấy có liên quan đến cô con gái Hoàng Lan, bởi hai cha con họ mất cùng một ngày; như Khôi Nguyên vẫn thường nói: sự ngẫu nhiên không phải tự nhiên mà có. Sự khác thường luôn chứa đựng bản chất không tầm thường. Sáng hôm sau ngày tìm ra tầng hầm bí mật, chúng tôi vào một quán phở bình dân có tên Húp Nóng để dùng bữa điểm tâm. Hai tô phở tái nạm thơm phức được bưng lên, phở được múc vào những cái tô sành tráng men bóng loáng, trên bề mặt là những lát thịt bọ thái mỏng vừa chín tới trông rất hấp dẫn, một ít tiêu rắc lên trên; rau sống tươi nguyên, giá trụng nước sôi, tỏi ngâm dấm, chanh, hành tây xắc mỏng, tương đỏ, tương đen… đặt riêng ra từng cái chén kiểu nhỏ nhỏ xinh xinh. Tùy vào khẩu vị của mọi người mà thêm gia vị vào. Quán phở Húp Nóng này nỗi tiếng về khâu chế biến nước phở ngọt đậm đà, hương vị ngây ngất quyến rũ mà vô cùng sạch sẽ, việc chế biến nước phở không dùng đến một loại hóa chất nguy hiểm nào, những chất phụ gia có dùng tới nhưng không quá liều, chủ yếu là dùng những chất tự nhiên được bảo quản chu đáo, an toàn vệ sinh thực phẩm. Khôi Nguyên không sành ăn lắm! Đó là khuyết điểm lớn của anh ấy. Tôi đã xịt hai loại tương trộn lại với nhau trong một cái chén nhỏ, nếm thử đầu đũa xem vừa chưa, vắt vào đó một ít chanh, rồi nói với ảnh: - Anh chấm thịt bò tái vào tương mà ăn. - Cầu kỳ quá vậy. - Ơ, anh thật là phi nghệ thuật, anh cũng biết mà đúng không? ẩm thực cũng là một bộ môn nghệ thuật. - Đó là lý lẽ của những người ham ăn và thích hưởng thụ dùng để biện hộ cho sở thích của mình thôi. - Sao anh lại nói như vậy? Anh đang có ý nói tôi đúng không? - Không phải sao? Ăn nhiều quá không tốt cho sức khỏe đâu. - Đó là do anh không biết lựa chọn nơi để ăn, thực phẩm để ăn, ăn bậy ăn bạ làm gì cho mắc bệnh. - Ôi! Cô ngốc ngây thơ của tôi, theo cô một miếng thịt bò và một miếng thịt heo thế nào là sạch? Tiết lộ cho cô biết nhé! Trong những thứ thịt đó được tẩm đầy hóa chất đấy, những thức ăn mà những loài vật nuôi ăn vào cơ thể chúng là những thứ thuốc độc lưu dẫn, ví dụ như cám tăng trọng chẳng hạn, những thứ độc dược đó đang nằm trong miếng thịt mà cô đang ăn đấy! - Khôi Nguyên…nnn, đang ăn mà anh lại… ôi, ăn còn ngon thế nào nữa, hết nuốt vô rồi. - Tôi nói đúng sự thật thôi. - Không thèm nói chuyện với anh nữa, ăn đi! --- Tại quán phở bò Húp Nóng, tôi đã hỏi Khôi Nguyên những hướng đi tiếp theo của cuộc điều tra. - Khôi Nguyên à, theo anh chúng ta có nhất thiết phải đối đầu với mụ Thùy Dung không? - Sao lại không kia chứ! Mụ ta ít nhiều có liên quan đến những vụ mất tích. Nói không chừng, những bộ hài cốt đó chính là những nạn nhân đã thuê căn nhà đó ở và “bốc hơi”, người ta sẽ nghĩ đến chuyện ma ám, ma bắt. Nhưng, tôi lại nghĩ khác; sự mất tích của những cô gái đó, có sự liên hệ nhất định đến căn nhà họ đã thuê và đến con mụ đó. - Nếu giả thiết đó đúng thì mụ đã biết về tầng hầm, và mụ cùng với anh mình là ông Trịnh Vỹ và đám người Hoa kia, rất có thể là đồng bọn của nhau. Thế thì ngoài việc trồng cần sa ra, họ còn làm điều gì mờ ám nữa? Tại sao lại bắt những người con gái đó? Họ có liên quan gì không? Hay là họ đã vô tình phát hiện ra một bí mật nào đó nên bị thủ tiêu? Đôi lúc, tôi có cảm giác như mụ Thùy Dung là một con cáo già, giống như mụ đang giả điên vậy. - Khá lắm Ngọc Diệp, gần đây cô tiến bộ nhiều đấy. Liên tưởng rất là thú vị. Có rất nhiều giả thiết đặt ra xung quanh những bộ hài cốt đó, và những vụ mất tích. Nhưng tạm thời chúng ta hãy khoan đặt ra giả thiết vội làm gì, mà hãy tìm thêm những mảnh ghép để định hình bộ phận thiết yếu. Mọi thứ sẽ được tiến hành giống như cách mà chúng ta tìm ra tầng hầm bí mật đó. Truy tìm manh mối, ghi chép sắp xếp, suy luận rồi đặt giả thiết, loại bỏ, tập trung đến căng não, xả strees, và chờ đợi “tia sáng khai ngộ”. Cứ thế mà làm. - Thú vị thật. Bây giờ thì tôi đã hiểu phần nào cách làm việc của anh rồi. - Trên đời này có trăm triệu người thì có trăm triệu cách làm việc khác nhau. Tốt nhất cô nên chọn cho mình cách làm việc nào cô thấy là hiệu quả nhất, chứ đừng nên học theo ai. Có đôi lúc tôi rất mâu thuẫn như thế, mong cô hiểu cho. - Anh định chở tôi đi đâu vậy? - Đến chỗ đó. --- Chiếc cào cào chở tôi và Khôi Nguyên đến con hẻm lúc trước đã theo dõi Hải Yến. Khôi Nguyên dừng xe lại trước lối vào con hẻm. Sau đó, ngoái đầu lại nói với tôi: - Cô xuống xe đi Ngọc Diệp! - Anh bỏ tôi ở đây sao? - Sau khi xong việc, tôi sẽ ra đón cô, đứng yên đây đợi tôi nhé! - Anh đi lâu không vậy? - Cũng không lâu lắm đâu. Nhớ tôi dặn kỹ nhé! Dù có xảy ra chuyện gì cũng không được ra mặt nghe chưa! Cô tạm lánh đi trước đã. - Được rồi. Tôi xuống xe như lời của Khôi Nguyên, anh ấy cho chiếc cào cào chạy thẳng một mạch, tôi đứng nhìn theo lưng anh ấy. Khi chiếc cào cào đến chỗ căn nhà lúc trước Hải Yến tìm đến, Khôi Nguyên bất ngờ chặt tay lại, đâm thẳng vào cánh cửa ra vào đang đóng kín bưng. Xe và người ngã nhào xuống, Khôi Nguyên lăn ra đất nằm đau đớn quằn quại. Tôi đứng từ xa trông thấy cảnh tượng đó, định chạy lại xem ảnh có bị gì không, thì nhớ lại lời căn dặn của Khôi Nguyên, dù có xảy ra chuyện gì cũng không được lộ mặt. Tôi rất nóng ruột, nhưng đành phải cắn răng đứng nhìn người tôi yêu đang rất đau đớn. Gã đầu bò hôm nào ra mở cửa cho Hải Yến lại xuất hiện. Khi gã vừa ra, thì Khôi Nguyên lóp ngóp bò dậy, hình như anh ấy có nói gì đó với gã trong bộ dạng đau đớn, vì anh ấy đang còn một tay ôm bụng, một tay bám lấy vai gã đầu bò, rồi cứ thế lăn vào người gã, tìm cách lọt vào căn nhà. Nhưng, anh ấy chưa kịp ló đầu vào trong căn nhà, thì đã bị gã đầu bò to như hộ pháp đó, ôm cả người ném qua bên kia đường. Gã đóng cửa lại, bỏ mặt Khôi Nguyên nằm đó với bộ dạng vật vã. Khôi Nguyên đứng dậy trong tư thế của người bị thương, đi khập khiễng “cố gắng hết sức” đỡ chiếc cào cào lên, quay trở lại chỗ tôi đang đứng núp quan sát. - Anh có bị làm sao không? Vừa rồi anh làm tôi sợ quá! - Đó chỉ là mưu kế của tôi thôi. Tôi đã đạt được điều mình muốn rồi. - Nhưng, tôi thấy anh chưa vào được bên trong mà. Anh muốn xem thử có ông Bính Lù trong đó không à? - Tôi không dám khẳng định lão chuột nhắc đó có ở trong căn nhà đó hay không? Nhưng tôi dám chắc bên trong đó đang chứa đựng những điều mờ ám. Cái gã đầu bò đó, thực chất là một tên canh cửa. - Gã đó mạnh thật đấy! Ném anh bay qua tận bên kia đường. - Những tên đó đầu to chỉ bằng trái nho thôi. Muốn hạ gục gã thì có khó gì, tôi cũng muốn cho gã một bài học vì cái tội vô nhân tính. Nhưng vì hoàn cảnh công việc nên thôi vậy. - Vô nhân tính? - Thấy người bị tan nạn không giúp đỡ, mà còn đối xử nhẫn tâm như vậy không vô nhân tính thì là gì. - Đó là con đỡ đấy, anh đã nghe mấy vụ tai nạn, mà người gây ra tai nạn sau khi đã cán nạn nhân bị thương lại quay trở lại chà cho chết luôn để chỉ trả tiền bồi thường nhân mạng, chứ không phải trả tiền chữa trị, vì chữa trị thì tốn kém hơn nhiều so với một mạng người. - Thế giới này vốn như vậy mà. Thời nào thì cũng có kẻ ác cả. Chúng mãi mãi và vĩnh viễn không bao giờ bị diệt trừ, vì chỉ một lẽ rất đơn giản. Bản chất của vũ trụ là cuộc chiến giữa thiên thần và ác quỷ. Nhưng cuộc chiến đó cứ tiếp diễn không ngừng… không ngừng. - Tôi lại nghĩ tà không thể thắng chính, trước sau gì thì chính nghĩa cũng chiến thắng thôi. - Đừng mất thời gian với những chủ đề triết học nữa. Chúng ta tiếp tục công việc của mình thôi, lên xe nào Ngọc Diệp! --- 9h 30’, Địa điểm tiếp theo mà chúng tôi tìm đến là nhà bà Hiền. Khôi Nguyên muốn đến gặp bà Hiền, để hỏi về một số thông tin liên quan đến cha con ông Trịnh Vỹ. Cụ thể là anh ấy muốn điều tra về cái chết của ông Trịnh Vỹ. Để xem, có thật là ông ấy chết do bất cẩn hay không. Khi chúng tôi đến thì nhà chỉ có một mình bà Hiền, thằng cu Bi đã đi tám biển Nha Trang với ba mẹ nó. Bà Hiền đã rất vui mừng khi gặp lại chúng tôi, bà ấy nắm tay tôi hỏi han tình hình, tất nhiên là không thể tránh được những câu hỏi liên quan đến tiến trình điều tra phá án của chúng tôi. Tạm thời chúng tôi không nói đến phát hiện của mình về tầng hầm bí mật và những bộ hài cốt, còn những chuyện khác thì chúng tôi kể cho bà nghe. Ngồi uống trà nói chuyện một hồi lâu, Khôi Nguyên bắt đầu quá trình lần tìm thêm những manh mối qua những gì bà Hiền biết về gia đình ông Trịnh Vỹ. - Sinh thời ông Trịnh Vỹ có bị mắc chứng bệnh gì không bà? - Ông ấy hay bị chóng mặt, mỗi lần ông ấy nằm hay ngồi lâu, đứng lên là hay bị xâm xoàng. Bà nhớ có một lần, đó là vào đầu giờ chiều, lúc cậu Thế Anh và bà Thủy Tiên đã bị đuổi khỏi nhà, ông ấy nằm ôm đầu nằm trên ghế sofa, lúc đứng lên đi lại chỗ cánh cửa ra vào, thì Trịnh Vỹ đứng không vững, xém chút nữa ông đã ngã nhào xuống nền nhà nếu không kịp bám vào tay vịn của cánh cửa. - Từ khi nào thì ông ấy mắc phải chứng bệnh đó ạ? - Từ sau khi chuyện tình của cô Hoàng Lan và cậu Thế Anh bị phát hiện và đổ vỡ. Đuổi mẹ con họ đi rồi ông ấy mới thấy hối hận, không thể tin được đâu cậu Khôi Nguyên à! Một con người mạnh mẽ, lạc quan như ông ấy, phút chốc đã biến thành một con bệnh trầm cảm. Biểu hiện của ông ấy khiến bà lo sợ, ông ấy bỏ mặc bản thân mình không thèm chau chuốt nữa, râu tóc ông ấy xồm xoàm trông gớm lắm! Một tuần liền ông ấy không tắm rửa, cứ nằm lì trên ghế sofa; bà không thể biết trong đầu ông ấy đang nghĩ gì, nhưng, chắc chắn ông ấy rất khổ tâm dằn vặt. - Thế còn công việc thì sao ạ? - Cậu nghĩ coi, khi con người mà bản thân họ còn không thèm quan tâm nữa thì còn quan tâm gì đến công việc và những người xung quanh. Lúc đó ông ấy bỏ mặc tất cả, ông ấy bắt đầu trở lại với rượu, thứ mà ông đã cai được hơn hai năm trời. Thời gian sau này, ông ấy thường xuyên vắng nhà, ông ấy đi từ sáng sớm và đến khuya mới về với chai Vodka trên tay. Căn nhà thời điểm đó buồn tênh, trống vắng. Mẹ con cậu Thế Anh đi rồi, người nào cũng buồn, chắc trừ thằng Hoài Phong ra thôi, vì nó rất hớn hở khi hai mẹ con họ bị đuổi ra khỏi nhà. Cô Hoàng Lan thì chẳng khác gì một cái xác không hồn, ngay từ thời điểm đó bà đã có một linh tính không lành về cha con họ. Một bi kịch đã được nhen nhúm từ trước, và đã sắp đến lúc hạ màn. - Cháu muốn hỏi bà chuyện này nữa. - Cậu Khôi Nguyên cứ hỏi, biết gì bà sẽ trả lời đó. - Trước khi chết, cô Hoàng Lan có để lại thư từ gì không ạ! - Ngoài những thứ cồng kềnh phải đem đốt ra. Những tư trang cá nhân, những vật bất ly thân của cô ấy, được để trong một cái rương cổ bằng đồng. - Bây giờ cái rương đó ở đâu ạ? Bà Hiền nói chỗ giấu cái rương cho chúng tôi biết. Ngồi lại nói chuyện với nhau thêm mười phút nữa, chúng tôi xin phép bà ra về để tiếp tục công việc điều tra phá án. Bà Hiền thật “tinh quái” hết chỗ nói. Tiễn chúng tôi ra ngoài cửa, bà còn nắm lấy tay tôi đặt vào tay Khôi Nguyên, chúc chúng tôi sớm thành công, phá được vụ án, giải nỗi oan cho cô Hoàng Lan, và khi nào đã “tính được ngày” thì hãy nói cho bà biết sớm. --- Trên đường đi tôi vẫn còn băn khoăn câu nói của Bà Hiền, tôi mới ghé sát tai hỏi Khôi Nguyên, khi đó anh ấy đang lái xe. - Bà ấy nói tính được ngày gì vậy? - Chính ình ra đó rồi, cô còn không thấy sao? - Có thấy gì đâu? - Cô chẳng tinh ý chút nào cả? - Nói lẹ dùm tôi đi! - Ý của bà ấy là khi nào tôi và cô tính được ngày kết hôn thì nói cho bà ấy biết sớm, để bà ấy còn bỏ heo. - Ối trời ơi! Không lý nào lại như vậy. Sao bà ấy có thể nghĩ tôi với anh là một cặp nhỉ? - Thì cũng tại cô, lúc nào cũng cà nẹo… cà nẹo bên tôi. - Đừng có chảnh, anh mới là thứ lúc nào cũng cà nẹo bên tôi đấy. - Em mà thèm lấy cô kia chứ! Bà Hiền đúng là... - Thế tôi đã nói là lấy anh hay sao? Anh không phải là mẫu người đàn ông mà tôi nhắm đến đâu. - Chắc cái gã Đình Văn gì đó là người cô nhắm đến hả? Cô yên tâm đi! Sắp kết thúc vụ án rồi, khi đó tôi sẽ trả tự do cho cô. Nhưng từ đây tới lúc đó, tôi cấm cô không được hẹn hò với bất cứ người đàn ông nào. Trong thời gian này cô thuộc về tôi... và chỉ tôi thôi... hiểu chứ! Khôi thắng “kít” dừng xe lại, vội bước xuống xe, đến đứng trước mặt tôi, khi đó tôi vẫn còn đang ngồi trên xe. “Chụt” Anh ấy bất ngờ ôm lấy khuôn mặt tôi, hôn lên môi tôi. Tôi không kịp phòng bị nên lại bị ảnh ăn cắp thêm một nụ hôn nữa. Tôi sững người, chỉ còn biết im lặng mặc cho ảnh thích làm gì thì làm. Khôi Nguyên lại ngồi lên xe, cầm hai tay tôi thít chặt vào lưng ảnh. Chiếc cào cào vọt đi, tâm trạng tôi khi đó thật rối bời, cảm giác sung sướng xen lẫn với buồn cười, ngạc nhiên. --- Chia tay bà Hiền, chúng tôi đi ăn trưa tại căn tin của bệnh viện Y Học Dân Tộc. Khôi Nguyên biết những quán ăn rất là bình dân, những chỗ bờ bụi mà anh ấy thường đến. Ăn cơm xong chúng tôi về lại căn nhà trên đồi trà để ngủ trưa và để cho Khôi Nguyên có khoảng không gian yên tĩnh để suy luận. Khi đó, tôi chưa ngủ, tôi phải ngồi nói chuyện với anh ấy một chặp, từ ngày có tôi xuất hiện trong đời, tôi thấy Khôi Nguyên cũng có những thay đổi nhất định. Anh ấy đã bớt lạnh lùng và trầm lặng như trước đây, dù cho bề ngoài của ảnh, nét mặt ảnh vẫn không hề thay đổi, tức là ít biểu lộ cảm xúc, đôi khi rất vô cảm. Anh ấy nhất định không cười dù cho tôi có dùng mọi cách để chọc cho ảnh cười. Khôi Nguyên thích nói chuyện với tôi, tôi nghĩ ảnh có thể lạnh lùng với bao người con gái khác, nhưng với tôi ảnh vẫn có gì đó phấn khích, ảnh xem tôi đặc biệt hơn những người kia. Tôi có đang ảo tưởng không nhỉ? - Chiều nay chúng ta sẽ cùng đi với bà Hiền đến chỗ đó sao? - Đúng vậy Ngọc Diệp. Chúng ta cần có cái rương đó. - Sẽ ổn chứ? - Chắc chắn rồi. - Nhỡ có chuyện gì xảy ra thì sao? - Cô không nhớ Quốc Việt là ai sao? Cậu ấy có những cái quyền và lợi thế mà một người bình thường như chúng ta không có đâu. - Nghe anh nói vậy tôi an tâm. Chúng ta sẽ chuẩn bị tất cả mọi thứ chú đáo. Tôi sẽ lo phần đó, phần còn lại là của anh và anh Quốc Việt đấy. - Được rồi, cô nằm xuống ngủ một chút đi! - Ngủ trên ghế sofa luôn sao? - Ừm. - Nhưng anh sẽ nhìn tôi. - Cái cô này đúng là… tôi đang còn cả một đống suy nghĩ, hơi đâu mà nhìn cô. - Vậy tôi nằm một chút nhé! Cứ thế, tôi nằm co giò trên ghế sofa mà ngủ. Tuy mơ màng nhưng tôi vẫn cảm nhận được, Khôi Nguyên vừa mới cởi áo khoác ngoài của ảnh, nhẹ nhàng đắp lên người tôi. Tôi nhắm mắt mỉm cười. Khôi Nguyên trông thấy hết! Ảnh nói giọng trầm ấm: - Bé con, ngủ mà cũng cười nữa, thật là hết chỗ nói. - Nhưng tôi vẫn cứ cười, bởi đơn giản vì tôi đang rất hạnh phúc. --- Một giấc ngủ ngắn, yên bình, và ấm áp. Để chuẩn bị cho một hành động kinh thiên động địa sắp được chúng tôi tiến hành. Khôi Nguyên đã gọi cho anh Quốc Việt, đúng 3 h chiều thì anh ấy đến. Kế hoạch được chúng tôi bàn bạc lại với nhau thêm một lần nữa. Khôi Nguyên đã hỏi anh Quốc Việt, làm như vậy có ảnh hưởng gì đến anh Quốc Việt không? Nhưng anh Quốc Việt cười nói: “Tớ luôn tin tưởng ở cậu Khôi Nguyên à!” Hai người đàn ông siết chặt tay nhau để khẳng định thêm sự gắng kết thiêng liêng trong tình bạn giữa hai người.
|
Chương 33 Chương 33 --- Chúng tôi đã chuẩn bị xong tất cả mọi thứ. Tôi, Khôi Nguyên, anh Quốc Việt và thêm một nhóm gồm 5 người, với đầy đủ những dụng cụ cần thiết. Nhóm người này thuộc vào nhóm cộng tác với tổ trọng án quốc gia. Tôi và Khôi Nguyên vẫn dùng chiếc cào cào là phương tiện di chuyển, anh Quốc Việt và những người theo cùng trên một chiếc xe bảy chỗ, họ đến đón thêm Bà Hiền nữa là vừa đủ ghế. (…) Nghĩa trang Du Sinh, hoàng hôn 6h30’. Chúng tôi đi thẳng đến trạm gác của nghĩa trang. Hai người vệ sĩ thuộc công ty bảo vệ Hoàng Gia Danh Môn đang đánh cờ tướng với nhau. Chúng tôi đến gõ cửa bất ngờ phá tan sự tập trung khiến họ có vẻ hơi bực mình. Nhưng, sau khi biết được anh Quốc Việt là người của tổ trọng án, thì họ đã nhanh chóng thay đổi thái độ, họ cười niềm nở và ăn nói rất có phép tắc. Anh Quốc Việt nói cho họ biết về những gì mà chúng tôi sắp tiến hành, và hy vọng họ sẽ vui vẻ hợp tác. - Ồ, về chuyện đó thì các đồng chí không phải lo lắng, hai chúng tôi rất kín mồm, kín miệng. Nhất định không để ai biết được chuyện này đâu. - Nếu chuyện này mà lộ ra thì ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều tra của chúng tôi, các anh hãy ghi nhớ cho điều đó. - Dạ! Đồng chí cứ tin tưởng ở anh em chúng tôi. - Chúng ta vào việc thôi các đồng chí! – Anh Quốc Việt ra hiệu lệnh. - “Các đồng chí đi thư thả, đi thư thả...” – Hai người bảo vệ cung kín tiễn đưa. Bầu trời một màu đỏ thẫm như máu. Hoàng hôn buông xuống rất đậm, bóng đêm lan tràn với tốc độ rất nhanh. Không gian rộng thênh thang, chi chít những lăng mộ, và rừng cây thánh giá. Gió lùa hiu hắt, tiếng gió rít xơ xác, dễ làm người ta rùng rợn. Ở nghĩa trang này không khí đặc quánh lại, những làn khói trắng ẩn hiện, len lỏi dưới từng nấm mồ, xa xa tôi nhìn nhìn thấy một đụn khói bị hút vào chân thánh giá, của ngôi mộ nằm trơ trọi biệt lập về phía rừng thông. Thấp thoáng những cánh dơi bay qua đầu chúng tôi rồi mất hút trong màn trời âm u tĩnh mịt. Nghĩa trang Du Sinh bao quanh là những cánh rừng rậm rạp... chúng tôi bước đi theo một hàng dài, bóng đêm xuống rất nhanh, có một đám mây hắc ám rất lớn che phủ trên đầu chúng tôi. Mùi tử khí xông lên nồng nặc, gió cũng mang theo cái hơi muối mặn xát vào da thịt, buốt và rát lạnh khủng khiếp. Tôi cảm giác trong lưỡi mình đang ngậm một ngụm muối mặn chát. Và những tiếng hú nghe có vẻ rất xa xăm mất hút trong những cánh rừng sâu thẳm. - Đó là mộ của cô ấy. Bà Hiền chỉ cho chúng tôi ngôi mộ nằm trơ trọi lúc nãy mà tôi đã nhìn thấy một đụn khói bị hút vào. Ngôi mộ đất, cắm trên đó một cây thánh giá đã mục nát. Tôi rợn tóc gáy, lúc này tôi tin chắc cái đụn khói khi nãy là linh hồn của cô Hoàng Lan. Cô ấy định đến đồi trà thì phát hiện ra chúng tôi, nên đã quay lại. Mọi người nhanh chóng bắt tay vào việc, trước tiên thắp nhang làm nghi thức cúng bái, để xin phép oan hồn cho chúng tôi được khai quật phần mộ của cô. Những người phu mộ tiến hành công việc của họ, Khôi Nguyên và anh Quốc Việt giám sát, còn tôi và bà Hiền thì tránh ra xa một góc, hai bà cháu tôi thật không dám nhìn hài cốt của cô Hoàng Lan. Những ánh đèn pin công suất lớn hoạt động liên tục, tiếng cuốc xẻng, tiếng đào bới hì hục... Sau gần cả tiếng đồng hồ chúng tôi lấy được cái rương cổ bằng đồng lên. Bà Hiền đã xác nhận đó chính là cái rương chứa toàn bộ tư trang cá nhân và những vật dụng bất ly thân của cô Hoàng Lan lúc sinh thời. Sau khi, lấy được cái rương, chúng tôi an táng lại phần hài cốt cho cô Hoàng Lan, thắp nhang, cúng quả cho cô ấy đâu vào đó, rồi chúng tôi mới rời đi. Trên đường trở về, tôi đã ngoái đầu lại nhìn nấm mộ của cô nằm trơ trọi, tôi thấy đụn khói trắng xóa lại chui ra từ chân cây thánh giá, đụn khói đi vào rừng cây, rồi mất hút. --- Chia tay anh Quốc Việt, và mọi người; tôi và Khôi Nguyên mang cái rương đồng về nhà. Đến nhà chúng tôi mới mở ra xem thử bên trong cái rương chứa những món đồ gì. Cái rương hình chữ nhật không lớn lắm! Ướt chừng chiều dài khoảng hai gan tay, chiều cao và chiều rộng thì khoản một gan. Vừa bung nắp rương ra, một mùi hương ma mị nhập vào khứu giác tôi, tôi cảm thấy hơi choáng váng, buồn nôn. Bên trong là tư trang cá nhân của phụ nữ bao gồm: gương, lược chải đầu, son môi, kem phấn, lọ sơn móng tay... bên cạnh những vật dụng đó là một quyển sổ có bìa màu đen, kích thướt cỡ quyển vở hai trăm trang. Những lá thư được xếp rất vuông vứt, giấy viết thư là loại giấy ngày xưa có màu như cà phê sữa. Tôi và Khôi Nguyên mở quyển sổ ra xem trước, đó là một quyển nhật ký nhưng lại không ghi ngày tháng. Hình như chủ nhân của nó – là cô Hoàng Lan – không thích thời gian cho lắm. Quyển nhật ký được viết đúng vào ngày đầu tiên cô Hoàng Lan chuyển lên đồi trà sống, hình như trước đó, cô ấy không có thói quen viết nhật ký. Những dòng mực tím được viết bằng ngòi bút máy, nét chữ nghiêng nghiêng rất đẹp đập vào mắt chúng tôi. “Một ngày mệt mỏi vì phải chuyển một đống đồ linh tinh lên nhà mới. Tôi không hiểu vì sao ba mình lại quyết định như vậy nữa. Tại sao không để cô Thùy Dung sống ở đó? Một căn nhà lạnh lẽo, tẻ ngắt.” Khôi Nguyên tiếp tục lật những trang nhật ký của cô Hoàng Lan, để tìm kiếm những thông tin mà anh ấy quan tâm. “Nó thật là tôi nghiệp, có cha mẹ cũng như không. Hình như, nó sinh ra là để cho người ta ghét thì phải, số nó khổ quá! Nhưng nó thật đáng thương, tôi không ghét nó... tôi là dì của nó kia mà, có dì nào lại đi ghét cháu của mình kia chứ.” (...) - Đoạn này chắc nói về Hoài Phong. - Phải đấy Ngọc Diệp. Những đoạn sau này rất khớp với những gì bà Hiền đã kể cho chúng ta. - Anh lật qua xem tiếp nào! Khôi Nguyên tiếp tục lật từng trang nhật ký. Đến chỗ có bông lan được ép khô vào trang giấy. “Tôi phải làm sao đây? Chẳng lẽ lại đi nói với ảnh là tôi đã thích ảnh. Không được đâu, ảnh sẽ cười vào mặt tôi cho mà xem. Nhưng không nói thì lòng tôi rất khó chịu, chẳng lẽ tôi mãi giữ kín trong lòng tình cảm chân thật của mình. Tôi chợt nhận ra cuộc đời sẽ tẻ nhạt biết chừng nào nếu không được ở bên ảnh.” “Anh ấy giống mẹ tôi đến lạ...” Đọc đến đoạn đó tự dưng mặt tôi đỏ lên. Khôi Nguyên bỗng dừng lại nhìn tôi. Tôi vội lấp liếm: - Đọc tiếp đi chứ! Anh làm sao vậy? Nhanh lên! “... giống mẹ tôi đến lạ, nhiều khi tôi tự hỏi mình, cũng một câu hỏi ngớ ngẩn, tôi có thật sự yêu ảnh hay không? Có khi nào tôi yêu mẹ mình, rồi thấy ảnh là hình ảnh phản chiếu của mẹ tôi nên tôi có cảm tình, rồi tôi lầm tưởng đó là tình yêu? Lúc này đầu óc của tôi rất rối rắm.” “Nó rất ghét ảnh, tại sao nó lại ghét ảnh đến như vậy kia chứ? Trước đây nó làm tôi thấy thương cảm, tội nghiệp nó, nhưng càng ngày nó càng làm tôi ghét. Vậy là đã rõ rồi, đó là số phận của nó, nó sinh ra để bị người khác xa lánh đó mà.” (...) “Tại sao ông lại đối xử như vậy đối với tôi, tôi với ông là cha con kia mà. Tôi hận ông... hận ông... ông là con ác thú!” Khôi Nguyên tỏ ra đặc biệt quan tâm đoạn nhật ký cô Hoàng Lan viết về ông Trịnh Vỹ. Ảnh xem đi xem lại rất nhiều lần đoạn viết đó. - Có một chút manh mối rồi đây. - Manh mối ư? Sao tôi chẳng thấy gì cả. - Cô không thấy cô ấy gọi cha mình là ác thú sao? - Có thể do tức giận quá nên mới vậy. Ông ấy đã từng đánh đập hai người ấy tàn nhẫn còn gì. Khôi Nguyên lật tiếp những trang nhật ký. “Ảnh đi rồi... đi thật rồi... vậy là kết thúc rồi đó ư... nhanh quá! Tàn nhẫn quá...” ... ... ... “Không, sẽ có một ngày tôi và ảnh gặp lại nhau. Chúng tôi sẽ bỏ trốn đến một nơi rất xa... nơi mà ba tôi không thể tìm được, nơi mà không có bộ mặt khốn kiếp của nó...” “Thế là từ nay tôi lại có lý do để tồn tại.” - Ồ, cái gì đây. - “Từ nay tôi có lý do để tồn tại.” - Tôi nhắc lại dòng nhật ký. - Dòng này rất đáng để quan tâm. – Nói rồi Khôi Nguyên mở quyển sổ tay của mình ra ghi lại phát hiện đó. (...) “Không còn là người nữa rồi, con người không đối xử với nhau như vậy. Khốn nạn!” “Tại sao? Tại sao ông trời lại thích trêu ngươi và hành hạ tôi vậy? Tôi đã làm gì có lỗi, đã làm gì đắc tội với ông?” Kết thúc quyển nhật ký. - Quyển nhật ký lạ lùng nhất mà tôi từng đọc. – Khôi Nguyên nhận xét. - Đây là những dòng tâm trạng thì đúng hơn. Tôi thật sự hơi thất vọng, vì hình như chúng ta chẳng tìm được manh mối nào có giá trị từ quyển nhật ký này cả. - Quyển nhật ký có nhiều trang bị xé mất. Lạ thật! - Lạ ư? - Nếu chú ý cô sẽ thấy. Không có đoạn nào nhắc đến việc tự tử cả. Ít ra nếu cô ấy có ý định làm điều rồ dại cũng phải để lại những dòng tuyệt mệnh chứ. Đằng này... - Như anh vừa nói đó, quyển nhật ký bị xé mất những trang viết đó rồi. Có lẽ khi đọc lại cô ấy thấy đó là những lời lẽ yếu đuối, ủy mị, nên đã xé bỏ đi. - Người đã chẳng muốn sống nữa liệu có còn quan tâm tới mấy chuyện tiểu tiết đó không hả? - Ai mà biết được, đầu óc con người phức tạp giống như vũ trụ, nên anh đừng có khẳng định vội vàng. Khôi Nguyên không thèm đôi co với tôi, anh ấy chỉ tập trung vào việc chính. Anh ấy bắt đầu nói về những bức thư. - Có 3 bức thư. Để xem thử nội dung bên trong là gì. --- Bức thư thứ nhất viết: “Cuối cùng thì kết cục của chúng ta cũng như bao chuyện tình bi kịch từ xưa cho đến nay. Ông trời thích trêu ngươi chúng ta, nên mới ném chúng ta vào một vòng dây oan trái. Em sẽ không khóc, vì có khóc cũng chẳng thể thay đổi được thực tế phũ phàng rằng chúng ta là nhưng kẻ bạc phước. Thế thì đã sao? Em đã hết nước mắt rồi, niềm hy vọng trong em cũng đã tắt ngúm giống như bếp than vừa bị xối lên thau nước lạnh. Những tưởng còn có thứ để níu kéo lại một cái xác như đã không hồn này, nhưng xem ra đó chỉ càng thêm đau khổ. Người ta cứ sợ cái chết, nhưng đến lúc người ta tuyệt vọng nhất thì cái chết lại là lối thoát duy nhất. Người ta cứ sợ rằng linh hồn sẽ bị hủy hoại nhưng thực ra linh hồn nên bị hủy hoại sau một lần đầu thai. Vì khi chết đi, con người sẽ không còn phải đau khổ do luân hồi nữa, một sự yên nghỉ nghìn thu, không còn mệt mỏi và khổ đau. Chúng ta còn có tương lai ư? Còn có những cánh cửa để thoát ra khỏi sự dằn vặt? Không. Tất cả đã khết thúc rồi. Tình yêu cũng đã chết theo sự tàn nhẫn của ông trời kia. [Kiếp này là kiếp đoạn trường Kiếp này là kiếp vô thường đảo điên Phận này bạc quá tình duyên Ngoài trời mưa gió ưu phiền... lệ rơi.]” Bức thư thứ hai viết: “T.A yêu dấu của em! Tình yêu đã chín mùi, đơm hoa kết trái trong ngày đó. Ngày em đã dâng lên anh trọn vẹn tất cả. Ai đó đã nói đúng, khi yêu ai thực sự, người ta sẵn sàng hy sinh tất cả. Bản thân em cũng không ngoại lệ anh à! Em không hối hận, không bao giờ hối hận vì mình đã bất chấp giáo lý và sự răn dạy của người lớn, để trở thành một người lớn thực sự. Nhưng kể từ lần đó, chúng ta cũng đã vi phạm lời răn dạy của thượng đế. Chúng ta bị phạt phải xa nhau, phải chịu đớn đau dằn xé vì nhau. Sự chia cắt tàn nhẫn đó có khác gì lưỡi dao bén rọc vào trái tim non yếu của em. Mưa! Trời lại mưa... mang theo cả sự lạnh lùng vô hậu. Em ngồi lại với cô đơn, lục tìm những kỷ niệm dấu yêu của hai ta. Nhưng lục hoài mà vẫn chỉ thấy được sự bạc bẽo vô tình của số kiếp. Anh đã từng nói gì với em, em nhớ hết, nhớ hết. Anh là người rất ghét hai chữ số phận, bằng giá nào anh cũng đạp vào mặt số phận mà đứng lên, số phận do bàn tay của chúng ta tạo ra, anh không muốn ai làm chủ số phận của mình, kể cả đó là thượng đế. Một sự chọc tức và trêu ngươi ông ấy. Nhưng, chúng ta có thật sự chiến thắng. Hay chúng ta đang bị ông ấy chà đạp, ông ấy xem chúng ta như một trái bóng để đùa dỡn. Và dù đã cố tránh cái đau, nhưng em vẫn đau. Con người sao lại sống và đối xử với nhau tệ bạc như vậy hả anh? Người ta sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để mà sống. Một cái sống như vậy có ý nghĩa lắm ư? Em không xứng với anh đâu, ngàn lần, vạn lần, triệu lần không xứng. Em đáng bị như vậy lắm! Đáng lắm anh à! T.A yêu dấu của em. Mong cho anh cả cuộc đời này không phải hứng chịu nỗi đau hiện tại của em. Em sẽ hứng hết nó cho anh, đó cũng là lần đầu tiên em van xin ông ấy, van ông hãy buông tha cho anh.” Bức thư thứ ba không có chữ viết, mà vẽ hình một cô gái ngồi khóc bên khung cửa sổ. Bức vẽ nói lên tâm trạng buồn bã não nề của người họa. Tôi buồn rầu nói với Khôi Nguyên: - Thê thảm quá! Anh thấy chưa, những lời tuyệt vọng mà anh muốn tìm nằm ở những lá thư này đây. - Những lá thư này không được gửi đi. Có lẽ, cô Hoàng Lan đã viết nó cho riêng mình. Theo tôi, những lá thư này cũng giống như cuốn nhật ký. Nó đã bị mất đi rất nhiều tình tiết quan trọng. - Nói như anh, tức là có người đã xé, và hủy những trang nhật ký và những lá thư? - Rất có thể điều cô vừa nói là sự thật. - Chúng ta tính sao với cái rương này đây? - Ngày mai tôi và cô sẽ chôn nó ở chỗ am thờ cô Hoàng Lan. Những thứ này rất quan trọng đối với cô ấy. - Anh nói phải đó. Ngày mai chúng ta sẽ chôn nó cho cô Hoàng Lan có cái mà dùng. --- Tôi và Khôi Nguyên lại nói chuyện với nhau về những bộ hài cốt, và sự nghi ngờ của chúng tôi hướng về mụ Thùy Dung. - Anh nghĩ xem, mụ ta có phải đang giả điên hay không? - Mụ ta điên thật chứ không giả đâu. - Nhưng, tôi lại thấy mụ rất đáng ngờ. Ánh mắt của mụ ta không đơn thuần là để hù dọa chúng ta đâu. Tôi sợ mụ đang rắc tâm làm điều gì đó hãm hại chúng ta. Tôi có linh cảm chẳng lành chút nào. - Cô nói đúng. Đã đến lúc chúng ta phải cảnh giác với mụ rồi. - Về cái chết của cô Hoàng Lan thì đích thị là tự tử rồi, anh có cùng kết luận như vậy với tôi không? - Có. Nhưng không đơn giản như cô nghĩ. - Anh nói vậy là sao? - Tức là, khi còn sống cô ấy có điều gì đó oan khuất không thể giải bày được. Chính vì vậy mà chết rồi cô ấy không thể siêu sinh. Phần việc của chúng ta là tìm ra điều oan khuất đó. Mà muốn tìm ra sự thật, chúng ta buộc phải tiếp cận từ ngoại vi đi sâu vào. Những gì có liên quan đến cô ấy, chúng ta cũng phải làm sáng tỏ. - Kể cả việc điều tra mụ Thùy Dung? - Đúng vậy Ngọc Diệp. Mụ Thùy Dung đó là một trong những câu hỏi lớn mà chúng ta cần trả lời đấy. Bên trong cái vỏ bọc ma mị đó là gì? Chúng ta sẽ biết được thôi. Tôi sẽ lần mò theo từng đường mao mạch, và sẽ tìm ra đáp án cho bài toán chúng ta đang giải. - Anh tự tin nhỉ? - Chúng ta có nhiều lý do để tự tin, tôi thấy chúng ta đang đi rất đúng hướng. Hơn nữa, chúng ta còn có cô Hoàng Lan phù hộ, cộng thêm khả năng và kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi, sự giúp sức của Quốc Việt, cả cô nữa Ngọc Diệp à! Cô thấy đó, chúng ta có lý do gì mà không tự tin? - Có cả tôi trong đó nữa sao? - Tất nhiên rồi. - Nhưng tôi có giúp được gì đâu? - Cô chỉ cần ngày nào cũng cho tôi hôn cô, thế là giúp rồi đó. - A, anh ma lắm nhé! Có mơ mà tôi cho anh hôn nữa, tôi đã biết cảnh giác anh rồi. - Tôi chưa thấy ai có thể ngăn cản được tôi làm những gì mà tôi muốn cả, cô lại càng không thể. - Tôi lại càng không thể? Anh có nhầm lẫn gì không? - Ngọc Diệp à! Xin cô đấy, đừng có tỏ vẻ đó với tôi nữa. Tôi đang chờ đợi cô chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nói với tôi cái điều đó đây. Mặt tôi theo phản xạ tự nhiên đỏ bừng lên. Tôi không biết nói gì nữa vì cảm thấy xấu hổ, Khôi Nguyên đã nói trúng tim đen tôi rồi. Anh ấy đi guốc trong bụng tôi mà, biết tôi cũng thích ảnh, yêu ảnh nên ảnh mới tự tin như vậy. Nhưng, Khôi Nguyên à! Anh còn nhiều điều chưa biết về tôi lắm. Anh thường khiến tôi phải bất ngờ đúng không? Được, rồi một ngày tôi sẽ bắt anh phải nếm cái cảnh “gậy ông đập lưng ông”.
|
Chương 34 Chương 34 --- Sáng ngày hôm sau, 10 h 45 phút. Chúng tôi nhận được cuộc điện thoại của ông giám đốc bệnh viện tâm thần Hòa Phát. Chẳng là, bệnh nhân Hải Ninh có những biểu hiện theo ông rất là kỳ lạ. Đã nhận lời Khôi Nguyên nên ông phải gọi điện đến báo cho ảnh biết tình hình. Khôi Nguyên rất nhạy cảm với những dấu hiệu lạ, nhận được tin của ông Trung, chúng tôi đến ngay bệnh viện tâm thần Hòa Phát, nơi mà chúng tôi đã từng vào một lần, và được nghe chính miệng ông giám đốc bệnh viện nói về một bệnh nhân nguy hiểm của mình, - đó cũng là người đã từng thuê căn nhà trên đồi trà và có xích mích với mụ Thùy Dung. Đến nơi, chúng tôi được ông Trung dẫn vào con đường hôm rồi đã từng đi dạo nói chuyện với ông. Nhưng, lần này ngoài ba chúng tôi ra còn rất nhiều người khác nữa. Đó là những bệnh nhân mặc đồ bijama với nhiều hình dáng khác nhau, người thì đầu tóc rối bù, người thì nước dãi dễu đầy miệng, người thì đôi mắt như kẻ vô hồn, người thì tinh nghịch linh lợi, - một kiểu linh lợi bệnh hoạn, nói chung, những người đó điều giống nhau ở đặc điểm thần kinh có vấn đề nghiêm trọng, thế nên, họ mới được đưa vào đây. Ông Trung nói với chúng tôi rằng, đây chỉ là một cơ sở của bệnh viện Biên Hòa thôi nên bệnh nhân như vậy là tương đối ít. Chứ vào bệnh viện Biên Hòa mới thấy sự khác biệt như thế nào. Chứng tỏ người bị tâm thần có rất nhiều trong xã hội, - đó là nói đến những người bị tổn thương nặng nề, - chứ còn loại người bị tâm thần ở dạng tương đối nhẹ và nhẹ thì xã hội nhiều như rươi. - Có hai loại điên, điên trí thức và điên đần độn. Cũng có trường hợp một người bị cho là điên chỉ vì người đó không chịu sống giống như ý muốn của người khác. - Cậu nói đúng đấy khôi nguyên à! Thế giới này người điên nhiều hơn người tỉnh. Chúng ta là những người điên nhưng được cho là tỉnh, còn những người tỉnh như Newton chẳng hạn lại được cho là điên, và là điên trí thức giống như cậu nói. - Sao lại có chuyện như vậy? - Ngọc Diệp, cô thử hình dung nhé. Có một người chăn cừu, trong đàn cừu của ông ta chỉ có độc nhất một con cừu đen, con cừu đen đòi ăn bắp, còn vô số con cừu trắng đòi ăn lúa mạch... ông chủ chăn cừu sẽ làm gì? Tất nhiên ông phải chiều ý những con cừu trắng, sẽ lấy lúa mạch làm thức ăn chính cho cả đàn cừu. Vấn đề về tư duy của con người cũng giống vậy, tư duy của những con cừu trắng bầy đàn rất giống nhau, giá trị sống của chúng cũng giống nhau... nó trở thành phổ biến và được công nhận. Và những thứ khác biệt thì bị xếp vào dạng điên, man mát, và khùng... khi chúng ta có một lối suy nghĩ khác, cảm quan về thế giới của chúng ta cũng khác với số đông, chúng ta sẽ có lối sống và hành động khác biệt... khi đó chúng ta sẽ trở thành những kẻ điên theo trường hợp mà tôi đã nói đó là, bị cho là điên bởi vì không chịu sống giống như ý muốn của người khác. - Ồ, vậy còn những người ở đây thì sao? - Những người ở đây là những người có vấn đề về đầu óc. Chắc chắn rồi, não bộ chắc chắn có khiếm khuyết nào đó. Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện, vừa quan sát cảnh vật xung quanh. Có một nhóm bệnh nhân ngồi quay tròn bên cạnh gốc dương liễu trò chuyện. Tất cả đều mặc đồ bijama, nhưng trong số đó có một người mặc bộ màu đen, còn lại đều mặc màu trắng. - Ồ, mới nhắc đã có rồi. Chúng ta hãy đi khe khẽ đến xem họ đang nói chuyện gì vậy nào! – Khôi Nguyên đề nghị. Chúng tôi đi lại rất nhẹ nhàng, giữ khoảng cách để có thể vừa nghe được những gì đám bệnh nhân đó nó với nhau, vừa không làm cho họ hoảng sợ. Sau đây là cuộc nói chuyện của những người điên: - Anh đen ơi! – muốn nói người mặc bộ bijama màu đen, - sao anh lại mặc đồ khác với tụi em, em thích có một bộ đồ giống như anh, bữa nào mẹ em vào thăm em, em sẽ nói với mẹ mua cho em một bộ giống như anh... hi hi hi... - Phải đó anh đen, em cũng muốn mua một cái, em sẽ nói với pa pa của em mua cho em... - Em nữa, tuy pa pa và ma ma của em đã mất rồi, nhưng em còn bà bà... em sẽ nói bà bà mua cho em... anh đen đặt mua ở công ty thời trang nào vậy? Ôi, thiết kế mới đẹp làm sao. (...) - Ha ha ha, mấy em nhìn anh đẹp lắm có đúng không nào! Đồ này các em mua không được đâu, đừng mất công tìm kiếm mà làm gì. - Sao vậy anh? - Anh ơi, sao dzạ? - Ứ chịu đâu, em phải mua được. (...) - Các em có muốn biết vì sao không? - “Có” - Vì bộ đồ này chỉ dành cho một người thông minh nhất thế giới, đó chính là anh của các em đó. - “Hả, thông minh nhất thế giới!” Một bệnh nhân nhỏ con nhất trong nhóm, mặt mày ngờ nghệch, nước dãi dễu đầy cái yếm trước cổ. Khờ khạo hỏi bệnh nhân mặc đồ đen: - Thông minh là gì vậy anh? - Ngốc quá! Thông minh mà cũng không biết sao! Anh sẽ cho mấy đứa thấy thế nào gọi là thông minh. Bệnh nhân mặc đồ màu đen cầm một trái táo xanh trên tay thả rơi xuống đất. Nhặt lên rồi quay sang hỏi mấy người kia: - Có phát hiện gì không? Cả đám ngơ ngác nhìn nhau. - Ngốc... ngốc... ngốc... đó là hiện tượng trái táo rơi, chỉ thế thôi mà cũng không biết. - Thông minh đơn giản vậy thôi sao anh? – Người nhỏ con, đeo yếm khi nãy hỏi. - Chú em nói nghe hay lắm! Chứ theo chú em thế nào mới gọi là thông minh? – Người mặc đồ đen lên giọng phách lối. - Được rồi, để em chứng minh cho các anh xem. Nói xong, người đeo yếm đó úp bàn tay lên thân cây dương liễu, quay sang nói với một người đang chăm chú ngắm nhìn. - Anh lại đây!... bây giờ anh sẽ làm theo lời em nhé... đúng rồi... anh lấy tư thế đi, hít thở thật sâu vào... phải, anh giỏi lắm... bây giờ đấm thật mạnh vào tay em đi! Người được yêu cầu, đấm liền một phát mạnh vào tay người đeo yếm. “Chát” “Á...” Đó là tiếng la của người đấm chứ không phải tiếng la của người bị đấm. Thì ra, người đeo yếm kia đã lừa người được yêu cầu, lúc người kia vừa đấm thì người này nhanh nhẹn rút tay lui khiến người kia đấm thẳng vào cây dương liễu. Cả đám vỗ tay ầm ầm. - “Thông minh quá! Thông minh quá!” - Như thế mà thông mình cái gì, anh cũng làm được. – Người mặc đồ đen lên tiếng nói. Cả đám hướng mắt về người mặc đồ đen, anh ta yêu cầu một người đứng ra giúp anh ta chứng minh trí thông minh. Sau đó, anh ta bắt chước người đeo yếm khi nãy, úp bàn tay lên... nhưng, lần này không úp lên thân cây dương liễu nữa, mà úp thẳng lên mặt của anh ta. Rồi anh ta nói rất thản nhiên: - Đấm vào tay anh đi! Người được yêu cầu đấm một cú như trời giáng vào tay anh tay. “Bốp” “Á...” Người mặc đồ đen rú lên! Chưa thấy ai thông minh giống như anh ta, khi người kia vừa đấm cũng là lúc anh ta rụt tay ra, cú đấm bay thẳng vào mặt khiến anh ta té nhào xuống đất. Cả đám nhốn nháo lên. Giám đốc Trung rút từ trong túi quần ra một cái còi bằng i nốc thổi còi báo động cho cách bác sĩ trong ca trực đến thu xếp hiện trường. - Cậu thấy đó Khôi Nguyên, chúng tôi rất khổ sở với những bệnh nhân như thế. Họ nghĩ ra những thứ mà đầu óc của chúng ta không thể ngờ được. - Thông minh đấy chứ! - Khôi Nguyên, anh muốn nói đến người đeo yếm đó ư? - Thì cô cũng thấy rồi đó Ngọc Diệp. Anh ta rất ma mãnh đấy! - Đó là một trong những bệnh nhân thông minh nhất ở đây đấy cậu Khôi Nguyên à! Test Iq của anh ta lên đến 240 lận đấy. Đáng tiếc lại bị điên do não trái bị tổn thương quá nặng nề. Đúng là, trời cho cái này lại lấy đi cái khác. - Phải rồi thưa bác sĩ. Ông có nói bệnh nhân Hải Ninh có những biểu hiện lạ. Đó là biểu hiện gì vậy? - Tôi được bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nói lại, nên báo cho cậu biết ngay. Bệnh nhân Hải Ninh hôm rồi lên cơn co giật, la hét, bấn loạn ghê lắm! Như thể anh ta đang rất hoảng sợ. - Hoảng sợ? - Biểu hiện đó xảy ra ngay khi anh ta trông thấy mặt một người. - Thấy mặt một người sao? --- Ông giám đốc bệnh viện đưa chúng tôi đến nhà bếp. Gặp mặt một người nấu bếp mới vào làm trong bệnh viện. Đó là một người phụ nữ béo núc ních, khuôn mặt to bự và có mái tóc uốn lọn tương đối giống với mụ Thùy Dung. - Tôi đi ngang qua phòng đặc biệt, cậu ta đang đứng sát cánh song, vừa trông thấy tôi cậu ta liền thụt lui, la hét, nằm bẹp một góc tường run lẩy bẩy như con chuột sắp bị mèo làm thịt vậy. – Người phụ nữ mập mạp nói. - Ồ, tôi đã hiểu lý do rồi. Ông gián đốc bệnh viện có vẻ khó hiểu. Nhưng tôi thì không. Vì tôi cũng giống như Khôi Nguyên, biết được nguyên nhân đã khiến cho Hải Ninh sợ sệt đến mức như vậy. Anh ta đã nhầm tưởng người nấu bếp là mụ Thùy Dung, vì người nấu bếp có nhân dạng tương đối giống như mụ Thùy Dung, mặc dầu mụ Thùy Dung thì khủng khiếp hơn nhiều. Ông Trung tiếp tục đưa chúng tôi đến phòng đặc biệt nơi nhốt bệnh nhân nguy hiểm Hải Ninh. Căn phòng đặc biệt đó chẳng khác gì một phòng giam, một hàng song sắt ngăn không cho bệnh nhân tác yêu tác quái. Cách hàng song sắt khoảng chừng 3 bước chân đặt một biển cảnh báo: “Cấm lại gần”. Chúng tôi đứng nhìn một người mặt đồ bijama ngồi co ro một góc. Anh ta chính là Hải Ninh với đầu tóc rối bù như tổ cưởng, anh ta không dám ngưỡng mặt lên nhìn chúng tôi. Hình như, nỗi sợ hãi trong người anh ta vẫn chưa tan đi. Rốt cuộc thì anh ta đã gặp chuyện gì khủng khiếp trên đồi trà và ở căn nhà đó. Tại sao anh ta lại sợ mụ Thùy Dung đến như vậy? Vì theo như những gì cô Thúy kể lại. Anh ta không hề sợ mụ, thậm chí anh ta đã cãi nhau với mụ. --- Chia tay ông giám đốc bệnh viện, chúng tôi ra công viên Yersin ngồi nói chuyện. Tôi đã hỏi Khôi nguyên: - Anh không thấy lạ lắm sao? - Có, tôi thấy lạ. - Để tôi nói thử có đúng không nhé! - Cô nói đi! - Có sự không logic ở đây. Theo như những gì cô Thúy nói, thì người có tên Hải Ninh, một sinh viên đại học Hoàng Phố, người đã từng xích mích với mụ Thùy Dung, - người đó, không thể là người ở trong cái “lồng sắt” đó được. Vì thời gian mà người đó vào bệnh viện Hòa phát đã hơn mười năm, trong khi sự cố xích mích mà Kiều Oanh trông thấy dưới đối trà chỉ cách đây khoảng 3 năm là cùng. - Thực ra, Kiều Oanh chơi với Minh Hằng từ buổi ấu thơ kia. Nếu không tin thì cô có thể hỏi cô Thúy, chắc chắn thời điểm đó Kiều Oanh mới chỉ là một thiếu nữ thôi. Điều này tôi đã xác nhận qua Minh Hằng rồi. - Tôi có thấy anh gọi cho cô ấy đâu? - Tôi gọi làm sao cho cô biết được, cô lại đá vào chân tôi thì làm sao. - Anh... hừ, được lắm! – Tôi đóng mặt giận. - Sao cô không đặt ra một giả thiết nào đó về căn bệnh của Hải Ninh và mụ Thùy Dung. Nó có liên hệ gì không? – Khôi Nguyên gợi ý cho tôi. - Anh nghĩ Hải Ninh bị điên là do quá sợ mụ Thùy Dung ư? - Đúng vậy. Có điều tôi không biết, là mụ ta đã làm cách nào mà khiến một người đang tỉnh táo như vậy lại nổi cơn điên. Chúng ta cần phải tìm thêm những manh mối, những thông tin để chứng thực giả thiết này. - Anh vẫn chưa nói cho tôi biết, lúc trước anh cứ khăn khăn đòi đột nhập vào nhà mụ Thùy Dung để làm gì? Cách làm việc của anh nhiều lúc khiến người ta ức chế lắm! - Tôi muốn tìm những giấu hiệu khác thường. Ngoài những con mèo, những chậu nắp ấm, giàn cây móng cọp, hai con cú mèo trước cửa, cái đầu trâu, những phiến đá đen... - Trước đây chẳng phải tôi đã nói rồi sao. Tôi có một cảm giác rất bất an về mụ ta. Tôi đã nói với anh rồi, mụ ta nhất định không phải là người. Tôi đặt câu hỏi: “Tại sao tôi cứ hay gặp ác mộng về mụ ta.” Nói không chừng, cái chết của cô Hoàng Lan có liên quan đến mụ ta. - Tôi quan tâm đến những vụ mất tích. Cách mụ ta cho thuê nhà với hợp đồng dài hạn, giá rẻ... nói lên điều gì? Mụ muốn người thuê nhà sẽ ở lại căn nhà đó lâu hơn, để làm gì? Và tại sao đối tượng bị mất tích toàn là phụ nữ thôi? Đó là những câu hỏi mà chúng ta cần điều tra làm rõ. Trong lúc chờ đợi kết quả kiểm tra những bộ hài cốt, chúng ta sẽ tranh thủ tìm những manh mối, những phát hiện mới, để có cơ sở cho quá trình suy luận sau này. --- 5h chiều cùng ngày, tôi và Khôi Nguyên đến câu lạc bộ võ thuật trường đại học Yersin. Chúng tôi xuất hiện trong bộ võ phục Karate-Do, sau quá trình ghi danh hoàn tất, chúng tôi bước vào giờ tập luyện. Chúng tôi theo hiệu lệnh của huấn luyện viên Văn Phú, đứng vào hàng lối ngay ngắn, tôi đứng cạnh khôi nguyên ở hàng sau cùng, những hàng trước để dành cho các em nhỏ đang tuổi đi học, lớp học chủ yếu là những cô cậu nhí, ở độ tuổi đó chúng rất hiếu động nên rất thích tập võ, khi đến tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành chúng sẽ rời khỏi những lớp võ vì nhiều lý do khác nhau. Thực ra, lý do chính là bắt nguồn đam mê, đến một thời điểm nào đó con người sẽ thấy được việc gì mới là quan trọng nhất đối với mình, và dành tất cả thời gian cho công việc chính, một sự tập trung cao độ. Khôi Nguyên cũng vậy, trước đây ảnh theo đuổi rất nhiều đam mê, nhưng càng về sau ảnh càng tập trung hơn vào công việc của mình, đó là, làm thám tử. Những gì mà anh ấy đã học được đều có ích lợi nhất định cho công việc mà anh ấy đang làm. Ví dụ như võ thuật, anh ấy rất giỏi võ, anh ấy không chuyên theo võ nhưng nhờ có võ mà anh ấy có thể tự vệ khi gặp nguy hiểm trong lúc làm việc, trường hợp Bính Lù lần trước là một ví dụ cụ thể. Điều gì sẽ xảy ra nếu như ngày hôm đó Khôi Nguyên không có võ, chắc chắn sẽ rất là nguy hiểm. Sau khi làm xong nghi thức chào tổ, Văn Phú giao lớp lại cho một cậu học trò đọc hiệu lệnh cho mọi người khởi động. Còn Văn Phú trực tiếp hướng dẫn cho tôi và Khôi Nguyên cách chào trước và sau lúc tập, rồi bắt đầu hướng dẫn tiếp những bài khởi động cơ bản và đơn giản nhất. Karate-Do quả thực như người ta thường nói: đơn giản hiệu quả. Ngay cả lối chào cũng rất đơn giản nhưng đầy sự tôn kính. Trong lúc tập chúng tôi không được nói chuyện, phải tập trung đến cao độ. Con người Khôi Nguyên thật quá thể, anh ấy rõ ràng là một cao thủ Karate, vậy mà còn vờ như lóng ngóng không biết gì. Nếu anh ấy muốn vận động cho khỏe người thì đâu nhất thiết phải kéo theo tôi như vậy đâu chứ! Hay là anh ấy thấy cơ thể tôi hơi đầy đặn nên ảnh muốn tôi giảm cân? Dù sao đi nữa thì tôi quá sức mệt rồi. Hai đầu gối tôi rã rời, tay chân mỏi nhừ, hơi thở gấp gáp và toàn thân nóng như hỏa lò, mồ hôi chảy ròng ròng trên mặt. Tôi đã hết sức chịu đựng, từ xưa đến nay tôi rất ít khi tập thể dục, thế nên những gì đã xảy ra với tôi tại võ đường của Văn Phú được đánh giá là một trong những cực hình tra tấn đối với tôi. Không được rồi, tôi cần nghỉ giải lao. Vậy là, tôi bước ra khỏi hàng, lên xin phép Văn Phú cho tôi được ra ghế đá ngồi nghỉ lấy lại sức. Văn Phú cũng thông cảm cho tôi, nên anh ta gật đầu đồng ý. - Một, hai... một hai... một hai… hét. - “Kiai...” - Một, hai... một hai... một… Mọi người tiếp tục khổ luyện với những động tác lặp đi lặp lại. Tôi ngồi ngoài ghế đá tận hưởng làn gió mát thổi vào mặt. Tôi đã lấy lại được sức, hơi thở đã nhẹ nhàng hơn, không còn nặng nề như mới rồi nữa. Khôi Nguyên vẫn chăm chỉ tập luyện, anh ấy rất kiên nhẫn để tiếp cận được Văn Phú. Tôi ngồi ở ghế đá suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ chuyện liên quan đến vụ án đến chuyện tình cảm. Tôi đang băn khoăn không biết tình cảm mà Khôi Nguyên dành cho tôi là thật lòng, nghiêm túc, hay chỉ là chuyện vui chơi qua đường. Anh ấy rất lãng mạn, rất thú vị… anh ấy làm tôi rất vui. Nhưng anh ấy lại cứ lửng lờ như vậy khiến tôi phải suy nghĩ. Chẳng lẽ tôi là con gái, lại đi tỏ tình với ảnh hay sao? Xưa giờ trâu đi tìm cọc, chứ ai lại để cọc đi tìm trâu. Muốn tỏ tình thì là ảnh tỏ tình chứ phần chủ động tôi không thể dành lấy được. Mà chắc tôi ảo tưởng rồi, vì với Khôi Nguyên hình như ảnh không bao giờ tỏ tình với ai đâu. Tôi miên man với những suy nghĩ… Có giọng nói gần bên tai làm tôi giật mình.
|