Thám Tử Kỳ Duyên
|
|
Chương 40 Chương 40 --- - Hai cô cậu cũng biết lựa chọn địa điểm để hẹn hò đấy chứ nhỉ! Anh Quốc Việt nói trêu ghẹo bọn tôi, sau khi anh ấy đã bảo lãnh hai đứa chúng tôi ra khỏi “nơi giam giữ” của tổ bảo vệ đồi cù. Khôi Nguyên đến nước đường cùng đành bấm máy gọi cho anh Quốc Việt. Biết được tin hai đứa chúng tôi gặp phải “sự cố nghiêm trọng”, anh Quốc Việt đã trực tiếp đến “hiện trường” để giải quyết sự vụ. - Lâu lâu tớ chơi ngẫu hứng, không ngờ lại xui xẻo như vậy. - Lỗi là do em anh Quốc Việt à! Em nói muốn vào đồi cù chơi, tụi em đang đuổi bắt cào cào thì mấy người đó phát hiện ra. Cũng bởi em chạy chậm quá nên bị họ bắt, Khôi Nguyên thấy em bị tóm gọn, nên ảnh cũng tự nguyện chui đầu vào rọ luôn. - Ô mai chuối! Khôi Nguyên hoán thân thành lợn sao? Rất tiếc là ta đến không kịp lúc để quay lại clip úp lên facebook. - Thôi mà Quốc Việt, tớ đang muốn quên đi cái sự cố làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình tượng thám tử của tớ đây. - Khà khà khà khà... khà khà khà khà... – Anh Quốc Việt cười khoái trá. - Tiến trình kiểm tra những bộ hài cốt đến đâu rồi nhỉ? - Sắp có rồi đấy Khôi Nguyên đẹp trai à! Vì tình nghĩa Lưu Bình, Dương Lễ giữa hai ta, mà tớ đã phải hy sinh rất nhiều mồ hôi xương máu đấy. - Bắt đầu kể công rồi đấy! Cậu vẫn giống hệt thằng nhóc lớp 3 của ngày xưa. - Có tin tức gì tớ sẽ báo cho cậu biết, cứ yên tâm mà đi lo việc của cậu đi “ông heo rọ” ạ! Khà... khà... khà... khà... Ngọc Diệp, em phải quản lý “ông heo rọ” nhà ta thật chặt nhé! Đừng để ông ấy chạy mất. - Thôi mà anh Quốc Việt, đừng chọc anh ấy nữa. – Tôi bênh vực Khôi Nguyên. - Còn chuyện này nữa Quốc Việt, tớ đã cho đội thám tử nhí của tớ số điện thoại của cậu. Có tin tức gì của Bính Lù bọn trẻ sẽ liên lạc trực tiếp với cậu. Giúp tớ bắt lão nhé! - Oh shit! Việc đó cũng cần cậu phải nhờ vã hay sao? Tớ đã chuẩn bị một sợi dây thòng lọng rồi, lần này tớ sẽ câu được con kỳ nhông đó. - Chúc cậu may mắn! - Bây giờ cậu và Ngọc Diệp tính đi đâu? - Đi tìm chỗ ngủ. Anh Quốc Việt mở mắt tròn xoe. - Cái... cái...gì...gì...cơ... - Anh Quốc Việt, đừng nghe ảnh nói bậy bạ, không như anh nghĩ đâu. – Tôi cố giải thích cho anh Quốc Việt hiểu. - Có chuyện gì đâu mà cô cứ quýnh lên thế Ngọc Diệp! Tôi mệt cho nên tìm chỗ ngủ không được sao hả? Đầu óc của các người đúng thật là... – Nói rồi, Khôi Nguyên quay lưng bỏ đi. --- Chia tay anh Quốc Việt, tôi và Khôi Nguyên đến một ngôi chùa có tên là chùa Quan Thế Âm. Ngôi chùa tọa lạc trên một ngọn đồi phong cảnh đẹp tựa chốn thần tiên. Ngôi chùa với kiến trúc Phật giáo linh thiên cổ kính, chạy dọc theo những lối đi và sân vườn trồng rất nhiều tùng bách xanh um. Một hồ nước nằm tĩnh tại bên bức tượng Quan Thế Âm cao bảy mét. Mặt hồ màu ngọc bích, trải lên những lá sen xanh đậm, những búp sen hồng ngát tỏa hương thơm. Cơn gió phiêu diêu ghé qua mặt nước, cuốn lên tán lá bồ đề cổ thụ mọc cạnh chánh điện. Khói hương trầm nghi ngút tựa hồ làn sương la đà mang theo mùi thơm nơi chốn tây thiên cực lạc. Thỉnh thoảng có một tiếng chuông vang lên giữa không gian trong trẻo, khí nhạc rất thanh cho lòng người thanh tịnh. Chúng tôi đi trên những phiến đá rêu phong, tôi mở giầy, đặt bàn chân trần lên mặt đá xanh, cảm thấu sự mát lạnh dưới lòng bàn chân trắng hồng. - Coi chừng té dập mặt bây giờ, mang giày vào đi! - Mát quá Khôi Nguyên à! - Đừng mất thời gian nữa, đi theo tôi chúng ta tìm một chỗ ngã lưng đã. - Có tùy tiện quá không? - Cô không nghe người ta thường nói “của chùa” đó sao. Miễn chúng ta đừng phá hoại là được, hãy giữ lòng thành kính nơi chôn chốn Phật đường; đức Phật không trách tội đâu. Tôi theo Khôi Nguyên lên một cầu thang gỗ, dẫn tới lầu hai của một gian nhà (tôi nghĩ gian nhà này được xây dựng để dành cho những Phật tử thập xứ đến nghỉ ngơi.) Khôi Nguyên đẩy cửa dẫn tôi vào một căn phòng rộng, sạch sẽ, tươm tất. Dưới sàn trải những tấm chiếu. Chăn, gối, mùng, mền... xếp gọn một góc. Chúng tôi lấy gối và mền trải ra nằm ngủ. Kể từ đó Khôi Nguyên không nói thêm gì nữa, ảnh nhắm mắt thiu thiu đi vào giấc. Tôi cũng không làm phiền đến ảnh, để ảnh được ngủ một giấc cho đã mắt; mấy đêm rồi ảnh không ngủ được cũng bởi những suy nghĩ liên quan đến cuộc điều tra. Con người của ảnh rất khó đoán, ngay cả cách tư duy của ảnh cũng vậy; có những lúc Khôi Nguyên rất dễ dàng tách ra khỏi những suy nghĩ, nhưng, cũng có lúc anh ấy sa đà trong mớ ý nghĩ khiến ảnh quên luôn cả bản thân mình. Bây giờ thì ảnh ngủ được rồi đấy. Lúc đó là 1h35’ Tôi cũng nên nhắm mắt lại đánh một giấc vậy. Cứ vậy... tôi nhắm mắt... (...) Tôi mở mắt ra nhìn đồng hồ thấy đã 3h30’, nhìn qua xem Khôi Nguyên đã dậy chưa. Anh ấy vẫn chưa dậy. “Sâu ngủ đây mà.” – tôi lẩm bẩm trong miệng. - Cô nói ai là sâu ngủ đấy hả? - A, anh dậy rồi. Vậy mà còn nướng nhé! Bị tôi chọc, Khôi Nguyên trả đũa ngay. Anh ấy bất ngờ ôm lấy vai tôi đè tôi nắm xuống chiếu. Người anh ấy nằm trên người tôi, mắt anh ấy nhìn sâu vào mắt tôi, môi anh ấy bắt đầu mấp máy. Một tay Khôi Nguyên luồn ra sau gáy tôi, tay kia đút trong túi áo. Anh ấy đưa miệng lại gần đốm lửa trên môi tôi. Tôi ngậm chặt môi lại, lần này, quyết không để anh ấy tùy tiện nữa. - Ngọc Diệp, hãy xem đây! Một tay của anh ấy đang cầm con cào cào mà chúng tôi đã bắt lúc sáng, còn tay này thì vẫn giữ sau gáy tôi, cả người ảnh đè cứng lấy tôi, nên tôi không thể cứ động được. Cứ thế... ảnh đưa con cào cào sát lại mặt tôi. - Á... đừng mà Khôi Nguyên, làm ơn đi mà... tôi cầu xin anh đấy. - Tôi sẽ cho nó cấu vào mặt cô, dung nhan cô sẽ bị hủy hoại cho tan nát... đến đây nào! - Á... đừng... đừng... tôi chừa rồi... chừa rồi... không chọc anh nữa mà... làm ơn đi... Tôi cố vùng vẫy, cựa mình nhưng vô hiệu, Khôi Nguyên quá mạnh mẽ, cơ thể tôi thì mềm mại yếu đuối, gặp phải bức tường thép như anh ấy đành bó tay chịu trói vậy. Hai chúng tôi cứ dằn co như vậy, bỗng... - Ưm. Tôi đứng hình không dám nhúc nhích. Cảm giác bên ngực phải của mình có cảm giác gì đó khác thường... Khôi Nguyên đã vô ý chạm phải ngực tôi, giây lát tôi đỏ mặt. Khôi Nguyên vội buông tay ra, hai chúng tôi cùng đứng dậy, tôi chỉnh trang lại y phục mặc trên người. Khi quay đầu ra cửa thì bất ngờ... chúng tôi đứng nghệch ra. - A Di Đà Phật! Một sư thầy trông còn trẻ (khoảng 35, 36 tuổi) đang đứng trước mặt chúng tôi. Khôi Nguyên vội bỏ con cào cào vào hộp thuốc. Sơ ý, chưa kịp đóng nắp hộp, con cào cào búng ra bấu vào mặt sư thầy. - A! – Sư thầy la lên. Quýnh quáng gỡ con cào cào đang cào cấu trên mặt mình. Cuối cùng sư thầy cũng gỡ được con cào cào, sư thầy nắm con cào cào trong tay... - A! – Sư thầy lại la lên. Đúng là, “họa vô đơn chí phúc bất trùng lai”. Sư thầy bị con cào cào nghiến vào lòng bàn tay. Mặc dù đau đớn nhưng sư thầy vẫn cố nghiến răng chịu đựng chứ quyết không sát sinh, ngay cả việc rảy tay thật mạnh cũng không dám vì sợ làm con cào cào bị thương. Khôi Nguyên khẩn trương chạy đến gỡ con cào cào trên tay sư thầy, rồi lại cho nó vào hộp. Sư thầy chỉnh chu lại đạo phục, trở về tư thế trang nghiêm, chắp tay trước ngực, miệng liên tục niệm: - A Di Đà Phật... - Mô Phật! Xin lỗi thầy ạ! – Khôi Nguyên cũng chắp tay lại. Tôi cũng làm theo anh ấy, xin lỗi sư thầy. - A Đi Đà Phật! Cửa chùa là chốn thanh tịnh, xin các thí chủ hãy giữ chút lòng thành kính. – Sư thầy nói năng rất từ tốn, nhẹ nhàng. - Dạ, không phải như vậy đâu thầy, chỉ là... hiểu lầm... hiểu lầm thôi, bạch thầy... - Bần tăng là người xuất gia, đâu dám “ăn không nói có”, những hành động khi nãy của thí chủ bần tăng đã trông thấy tất cả. A Di Đà Phật! - Chúng con chỉ đùa dỡn với nhau một chút thôi ạ! - Đùa dỡn mà như thế, e không phù hợp lắm ở chốn Phật đường này, mong các thí chủ hiểu cho. - Dạ... đã làm phiền thầy... chào thầy chúng con đi. Khôi Nguyên đánh bài chuồng, tôi cũng lo mà phắn gấp. Sư thầy cất giọng từ bi: - Hãy khoan! Thầy có việc này muốn nói với thí chủ. – Sư thầy gọi Khôi Nguyên. - Dạ, thầy còn điều chi dạy bảo? - Thí chủ có thể cho thầy xin con cào cào được không? Thầy muốn phóng sinh nó để tích thêm công đức. - Tất nhiên là được rồi ạ! Đây, con cào cào này xin giao lại cho thầy. Đưa con cào cào cho sư thầy xong, là chúng tôi dọt lẹ ra khỏi chùa. Thế đó, đừng ai dại mà đùa dỡn ở chốn Phật đường, hãy lấy chúng tôi làm một bài học. --- Ra khỏi chùa Quan Thế Âm, chúng tôi qua công viên Yersin, để vào được bãi giữ xe của siêu thị. Bây giờ tôi mới chợt nhớ ra, từ trưa đến giờ chúng tôi chưa có thứ gì vào bụng. Đã gần 4 h chiều, Những xe hàng cá viên chiên, súp cua, bánh tráng nướng mỡ hành với phô mai và khô bò, khoai lang và bắp nướng than... xếp hàng đầy công viên vui chơi giải trí. Mọi người đang nô nức thả diều, bọn trẻ con chơi xe đụng, những đôi nam nữ cặp kè bên nhau... bên những khóm păng xê tim tím. - Khoan đã Khôi Nguyên, tôi lại muốn ăn vặt rồi. - Có gì đâu mà ăn. - Anh không thấy đó sao, đủ thứ kia kìa. Tôi thèm đậu khuôn với cá viên chiên quá. – Tôi nuốt nước miếng. - Ôi, đành phải tiếp tục chiều theo ý cô vậy. - Nhưng tôi quên mang theo vì tiền rồi. – Nét mặt tôi làm ra vẻ tội nghiệp. - Cô gặp may đấy, tôi có mang tiền đây, thích ăn bao nhiêu cũng được. - Anh nói thật đấy chứ? - Cô làm như tôi là kẻ keo kiệt không bằng, thích gì thì cứ mua mà ăn, vấn đề là cô ăn được bao nhiêu chứ tiền bạc không thành vấn đề. - Ôi, cám ơn anh Khôi Nguyên. Anh thật hào phóng. Hai chúng tôi đến một xe bán cá viên chiên gần lối cầu thang dẫn lên công viên. - Chú bán cho một hộp đậu khuôn cộng với cá viên chiên. - Cô muốn mua bao nhiêu xâu cả thảy. - Dạ, miễn đầy hộp là được, hôm nay có người cho cháu ăn thỏa thích, thế nên không thể bỏ qua cơ hội này được. Những xâu đậu khuôn được bỏ vào một chảo dầu mini, đâu khuôn được chiên giòn ngập trong nước dầu sôi ùn ụt. Từng xâu từng xâu nóng hổi được gặp ra hộp (loại hộp xốp mà người ta thường dùng để gói cơm) Nhìn những xâu đậu khuôn nóng giòn mà muốn chảy cả nước miếng ra ngoài. Tiếp đến là những xâu cá viên được thẻ lần lượt vào chảo dầu, trở qua trở lại... những xâu cá viên xì xèo nghe rất đã tai, hương vị thơm ngon bay lên quyện vào mũi mới thật ngây nhất khứu giác. Mỡ cá chảy ra tan vào nước dầu. Từng xâu...từ xâu cá viên chiên vừa thổi vừa ăn được gắp ra hộp khi đã chín tới. - Của cô đây! - Dạ, cám ơn chú. Nói rồi, tôi quay sang Khôi Nguyên, nói với ảnh bằng thái độ của một cô tiểu thư cao ngạo: - Còn đứng ngây ra đó, không lo tính tiền đi. - A, cô được lắm! Tôi đến chỗ chiếc ghế đá dưới gốc cây pơ mu, vừa ăn vừa nhìn mấy con diều bay trên trời. Xung quanh tiếng nói tiếng cười rôm rả. Khôi Nguyên cũng đến ngồi cạnh tôi. Hộp đậu khuôn chiên thật quá hấp dẫn, một hộp đầu cứng tha hồ mà ăn. Tương đỏ và tương đen xịt chung vào một góc để chấm khi thưởng thức. Tôi cầm một xâu đậu khuôn chiên đưa cho Khôi Nguyên, ảnh lắc đầu bày đặc ra vẻ ta đây công tử không thèm ăn mấy thứ đồ ăn tầm thường. - Không ăn hả? Tốt quá rồi, thế thì mình đỡ mất phần. Cám ơn anh nhé! Nói rồi tôi chấm xâu đậu khuôn chiên nóng hổi vào chỗ tương, đưa lên miệng cắn một khoanh, tuốt ra, sau đó cho vào mồm nhai. Đậu khuông nóng giòn quyện với vị tương cay ngọt thấm vào lưỡi. - Quá tuyệt! – Tôi chép miệng. - Tương dính đầy miệng cô rồi kìa, ăn từ từ thôi. - Đưa đây! - Đưa cái gì? - Khăn tay của anh. - Ôi, cái cô này thật là... – Khôi Nguyên lục lấy chiếc khăn tay màu tím hoa cà đưa cho tôi. - Lau đi, trông cô gớm quá đi mất. Lau miệng xong tôi lại ăn tiếp những xâu cá viên còn nóng dầu mỡ, lúc này thì tôi chẳng cần phải giữ eo làm gì nữa, lo cứu cho cái bụng của mình đã. Viên cá nóng mặn mà thật đấy, cắn vào một miếng đã thấy vị ngon tuyệt dâng lên quấn lấy đầu lưỡi. - Quá tuyệt! – Tôi vừa ăn vừa trêu tức Khôi Nguyên. Có một đôi tình nhân ngồi ở chiếc ghế đá bên cạnh – cách chỗ chúng tôi khoảng mười mét – thỉnh thoảng liếc nhìn chúng tôi. “Rọt... rọt... rọt...” - Tiếng gì vậy nhỉ? Anh có nghe không Khôi Nguyên. - Tôi có nghe thấy gì đâu. “Rọt... rọt... rọt...” - Đó, rõ ràng là tôi nghe thấy mà. Tiếng kêu từ đâu phát ra thế nhỉ? - Cô thật là lắm chuyện, lo ăn đi, quan tâm gì mấy chuyện vớ vẩn. “Rọt... rọt... rọt...” - A, thôi chết rồi Khôi Nguyên ơi! Tiếng kêu phát ra từ trong bụng của anh đấy. - Đừng có nói sàm, hừ... - Thật đấy! - Đưa đây! – Khôi Nguyên dành lấu hộp đậu khuôn chiên trên tay tôi. - Ứ chịu đâu, trả lại cho tôi. – Tôi làm điệu bộ của trẻ con đang giận. - Tôi phạt, không cho cô ăn nữa. Tôi sẽ ăn hết, ai biểu cô... Thế là, Khôi Nguyên ngồi chấm tương ăn hết chỗ cá viên chiên của tôi. Để lại cho tôi toàn đậu khuôn đã nguội ngắt. Mặc dù anh ấy dành ăn hết phần ngon của tôi, nhưng tôi thấy trong lòng rất vui sướng, đó là một kỷ niệm đáng nhớ. Hình ảnh người con trai ấy ngồi ăn như một đứa trẻ, ở ghế đá công viên một chiều nắng nhẹ; khảm vào ký ức tôi giống như vết đinh đóng sâu vào lòng đá cuội. (...) Ăn xong chúng tôi vào siêu thị mua sắm những đồ dùng cần thiết, và thức ăn về nấu bữa tối. Khôi Nguyên có nhiệm vu đẩy xe, bây giờ tôi chính là boss, tôi phải ra dáng bà chủ chứ! - Khôi Nguyên cho xe lại đây! Tôi đạt vào xe mấy chai xà bông tắm và gội đầu. Thêm một chai nước xả comfort loại chai lớn. - Cô mua gì mà nhiều vậy hả? - Anh đừng hỏi nữa, cứ việc làm công việc của anh ta đẩy xe và trả tiền. Về nhà tôi sẽ gửi lại cho anh đầy đủ. - Cô cứ làm tôi là kẻ keo kiệt không bằng. Chẳng qua là tôi lười đẩy xa quá thôi. Ai lại bắt đàn ông con trai đẩy xe như thế chứ hả. – Khôi Nguyên nói lớn. - Đó là, không có baby đấy! Anh thấy mấy ông chồng kia không? Người ta vừa đẩy theo hàng hóa vừa đẩy cả đứa con nữa thế mà họ có than vãn gì đâu. Còn đôi tình nhân kia nữa, anh xem người đàn ông đó galant chưa, họ đang cười chúng ta đấy. - Lại là họ, cô làm ơn có lý lẽ chút đi. Họ là vợ chồng với nhau, còn tôi và cô... Khôi Nguyên bỏ lửng câu nói, hình như anh ấy cảm thấy rất khó khăn để nói ra câu: “chúng ta không phải là vợ chồng” Phải rồi, anh ấy nhắc tôi mới nhớ. Chúng tôi đã là gì của nhau đâu kia chứ! Tôi đã đòi hỏi ở anh ấy quá nhiều rồi. “Mày thật là... mày hơi quá trớn rồi đó Ngọc Diệp... mày hãy làm ơn nhìn lại mình đi... anh ấy đã là gì của mày đâu kia chứ...” - Cô bị làm sao vậy? - Không sao cả, chúng ta mua thêm một ít đồ nữa rồi về thôi. – Giọng điệu của tôi trầm xuống hẳn. (...) Chúng tôi ra bãi giữ xe mang theo những giỏ đồ. Khôi Nguyên cũng thấy tâm trạng tôi có sự thay đổi. Anh ấy không nói gì cả mà quan tâm tôi bằng hành động. Anh ấy chủ động mang mủ bảo hiểm cho tôi, xách đồ dùm tôi... - Anh đưa tôi giữ đồ cho, anh giữ rồi sao mà chạy xe được. - Được rồi, ngồi sau nhớ ôm sát tôi vào nhé! - Ừm. Anh cho xe chạy đi. Khôi Nguyên chở tôi về, trên đường đi chúng tôi không nói với nhau câu nào cả. Anh ấy cho xe đi rất chậm... - Ngọc Diệp, ôm thật chặt tôi nhé! Tôi ôm Khôi Nguyên như lời anh ấy nói. Đến chỗ có lối rẽ xuống đường Phạm Hồng Thái. Khôi Nguyên bất ngờ cho xe chẻ sang, rồi tăng tốc vụt một mạch đến chỗ có tấm biển khu phố văn hóa, anh ấy nhanh gọn cho chiếc cào cào tấp qua, rồi đi sâu vào con hẻm ngoằn nghoèo với nhiều ngã rẽ giống như một mê cung.
|
Chương 41 Chương 41 --- Chúng tôi về lại căn nhà trên đồi trà, Lúc này, tôi mới hỏi Khôi Nguyên: - Khi nãy sao đột nhiên anh lại rẽ qua đường Phạm Hồng Thái vậy? Còn chui vào con hẻm mê cung đó nữa? - Tôi cắt đuôi những tên do thám đấy. - Những tên do thám ư? - Cô không để ý đấy thôi, chúng đã theo đuôi chúng từ lúc sáng kia. - Sao tôi không thấy dấu hiệu khác thường nào vậy nhỉ? - Cặp tình nhân ngồi bên trái chúng ta lúc ở công viên cũng chính là hai vợ chồng gặp trong siêu thị đấy. - Sao có thể như vậy được, rõ ràng là hai cặp khác nhau mà. - Hừ, đó chỉ là thủ thuật hóa trang thôi. Mặc dù bọn chúng đã thay đổi vẻ bề ngoài, nhưng làm sao có thể qua mắt được tôi kia chứ! Tôi là cha đẻ của trò chơi đó mà. - A, bây giờ tôi mới nhớ, cặp tình nhân đó có mang theo một cái va li, nếu đúng như anh nói, thì đó là đồ nghề tác nghiệp rồi. - Những kẻ đó là thám tử đấy. Nhưng, loại thám tử đó khác hoàn toàn với những người như tôi. - Khác ở chỗ nào vậy Khôi Nguyên? - Ví dụ cụ thể: loại thám tử như tôi chỉ quan tâm đến những vụ án lớn, cân não và chính nghĩa. Còn loại kia thì chỉ quan tâm đến những vụ án nhỏ, vô cùng đơn giản và sẵn sàng làm chuyện phi nghĩa vì những khoản thù lao béo bở. - Ra là vậy, nếu đúng như anh nói thì chúng ta đang bị theo dõi, rốt cuộc ai đã thuê những kẻ đó theo đuôi chúng ta? - Còn quá sớm để kết luật đó là ai, nhưng chắc chắn là chúng chẳng tử tế gì đâu. - Anh nói đúng Khôi Nguyên à! Trong thời điểm này, chúng ta cần thận trọng trong mọi hành động. --- Sáng hôm sau, Từ sớm cho đến giữa trưa, Khôi Nguyên chỉ tập trung suy nghĩ, không để tâm đến bất cứ chuyện gì khác, ngoài vụ án mà chúng tôi đang điều tra. Đầu óc của Khôi Nguyên giống như một bộ máy chuyên biệt, đến khi cần hoạt động tối đa công suất, sẽ huy động hết toàn bộ nội lực dồn vào một mục tiêu duy nhất. Buổi trưa hôm đó, anh ấy không ăn cơm. Sự coi thường sức khỏe như vậy khiến tôi rất lo lắng cho anh. Đến 1h chiều thì anh Quốc Việt đến tìm chúng tôi, anh ấy mang đến cho Khôi Nguyên một “món quà vô giá” – kết quả kiểm tra những bộ hài cốt. - Đây là kết quả tương đối đầy đủ, còn một phần nữa, là quá trình tái tạo lại khuôn mặt của các nạn nhân, họ sẽ gửi cho chúng ta ngay khi hoàn tất. – Nói rồi, anh Quốc Việt chuyển cho Khôi Nguyên chiếc cặp đựng hồ sơ chứa kết quả kiểm tra của các chuyên gia nước ngoài. - Chắc cậu đã xem qua rồi, cậu thấy có gì bất thường không? – Vừa hỏi Quốc Việt, Khôi Nguyên vừa mở chiếc cặp đựng hồ sơ ra xem kết quả. - Có đấy cậu bạn của tôi à! Theo như kết quả cậu đang cầm trên tay thì có ba điểm chúng ta cần lưu ý. Điểm thứ nhất, là trong tám bộ hài cốt đó thì có ba bộ được xác định là hài cốt của phụ nữ. Điểm thứ hai, theo như kết luận của các chuyên gia, thời điểm tử vong của những nạn nhân là không giống nhau; cụ thể, năm bộ hài cốt của những người được xác định là nam giới... - Chết cùng một thời điểm cách đây khoảng hai mươi năm, còn những nạn nhân là nữ giới thì mới chết trong khoảng thời gian mười năm trở lại đây. – Khôi Nguyên nói thay lời anh Quốc Việt. - Điều đó đưa đến một giả thiết đáng lưu tâm, ba bộ hài cốt là nữ giới, rất có khả năng là của ba nạn nhân bị mất tích trong thời gian ở tại căn nhà này. - Từ đó suy ra, sau khi ông Trịnh Vỹ qua đời, có một cá nhân, hoặc một tổ chức nào đó đã dùng tầng hầm của căn nhà, giết người sau đó giấu xác. Động cơ của kẻ đó là gì? - Cậu có nghĩ đến một tổ chức tội ác giết người, với mục đích lấy nội tạng của nạn nhân không Khôi Nguyên? - Cậu đã liên hệ điều đó với kết luận thứ ba của các chuyên gia? - Đúng vậy đó Khôi Nguyên, theo như kết luận thứ ba, thì trên những bộ hài cốt có những vết xước rất lạ. Cụ thể là ở những bộ phận như: xương sường, xương chậu... - Điều đáng nói là xương cẳng tay, xương cẳng chân và xương sọ cũng có những vết xước tương tự. - Rốt cuộc kẻ nào đã giết người? Và giết người với mục đích gì? Một cá nhân hay một tổ chức đã thực hiện tội ác? - Chúng ta cần có thêm những manh mối, những dữ kiện, và một khoảng thời gian để suy luận. Nhất định tớ sẽ tìm ra sự thật. --- Sau khi anh Quốc Việt rời đi, Khôi Nguyên lại tiếp tục suy nghĩ. Không thể cứ để anh ấy nhịn đói mà làm việc như vậy được. Tôi đánh bạo nói với anh: - Khôi Nguyên, anh hãy ăn chút gì đó đi, từ trưa đến giờ chưa có gì vào bụng cả, như thế không tốt cho sức khỏe đâu anh. Để tôi đi hâm nóng thức ăn cho anh nhé! Nói rồi, tôi đứng lên, xuống bếp hâm lại thức ăn, bày biện thật chu đáo trên khay, sau đó, tận tay bưng lên phục vụ anh. - Đến rồi đây! đến rồi đây! – Tôi đặt khay thức ăn lên bàn. Khôi Nguyên vẫn ngồi ở ghế sofa bấm chóp mũi suy nghĩ, anh không thèm ngó ngàng gì tới khay thức ăn trên bàn, và cũng chẳng bận tâm gì đến thành ý của tôi. Khôi Nguyên liếc nhìn tôi hờ hững. Sự thờ ơ của anh làm lòng tôi quặng lại, tôi cũng thừa biết lý do vì sao anh ấy lại có thái độ như vậy, nhưng tôi vẫn thấy buồn, vẫn thấy khó chịu trong lòng. Tôi cảm thấy tủi thân và tự trách bản thân mình đã quá nhỏ nhen, khi để bụng đến một chuyện rất nhỏ nhặt. “Rò... rò... rò...” “Tính tinh tình... tính tinh tình... tính tinh tình tinh...” Tiếng chuông điện thoại nokia trong túi áo Khôi Nguyên vang lên. Khôi Nguyên nghe máy: - Alo (...) Cuộc điện thoại đó khiến anh ấy dừng lại mọi suy nghĩ. Khôi Nguyên quay sang tôi, nói rất điềm nhiên: - Cô ở lại đây chờ tôi một lát nhé! - Anh đi đây vậy? - Tôi xuống dưới đồi trà, sẽ trở lên ngay thôi. Nói rồi, anh quay lưng bước đi, anh chẳng thèm bận tâm đến cảm xúc của tôi. Khay thức ăn trên bàn lúc này đã nguội ngắt. Tôi không phải chờ đợi lâu, khoảng mười lăm phút sau, Khôi Nguyên trở lại nhà. Nhưng, anh ấy không đi một mình, anh đi với một người khác, và... đó là, một người con gái. Cô ta rất đẹp, rất xinh, rất quyến rũ. Nữ nhân đi cùng anh ấy là một cô gái xuân xanh vừa tầm đôi mươi. Vóc người mình hạt sương mai, phong thái đại tiểu thư kiêu sa cá tính, không hề mèo nheo, nhu nhược. Cô tiểu thư có vẻ ngoài lạnh lùng băng giá ấy, mặc trên mình chiếc áo sơ mi trắng mỏng, loại áo được thiết kế dành riêng cho cô ấy. Người đẹp mặc quần tây màu đen, quần cũng như áo, được may đo đúng chuẩn mực. Ngay cả đôi giày của cô nàng cũng vậy, nó đẹp một cách lạ lùng, đẹp một cách mà người ta muốn “soi” để chê lắm! Mà không thể chê được. Y phục quyến rũ một phần, mà vóc dáng của người mặc tuyệt nhiên là quyến rũ mê đắm lòng người. Cô nàng tóc hạt dẻ buông xõa ngang lưng. Khuôn mặt trái xoan mỹ miều, nét đẹp ngưng tụ ở chiếc cằm duyên dáng đầy đặn. Dưới vầng trán trâm anh ấy là cặp mày thanh thanh nhã nhặn. Đôi mắt của nàng ta mới xứng thật danh hiệu đệ nhất mỹ nhân. Mắt nàng to tròn, đường nét sắc sảo, mi cong cỏ mượt, suốt tựa hồ thu. Sóng mũi cao cao rõ là bậc nữ nhân quý phái. Đôi môi trái tim của nàng thắm đỏ như đóa son môi. Nàng không cười. (...) - Giới thiệu với cô đây là Ngọc Trinh, trợ lý của tôi. Còn đây là Ngọc Diệp – cái cô ham ăn, ham ngủ mà huynh viết trong thư cho muội đó. – Câu nói của Khôi Nguyên dành cho tôi, một kẻ ham ăn, ham ngủ... làm lòng tôi thắt lại. Ngọc Trinh khẽ cúi đầu chào tôi, nét mặt vẫn lạnh như băng. Đôi trai tài, gái sắc đó đứng bên nhau thật xứng đôi vừa lứa. Tự dưng tôi chạnh lòng, cảm thấy tự ti, mặc cảm lắm! Tôi cúi đầu đáp lễ: - Chào cô, Ngọc Trinh. Cô ấy thật lạnh lùng, khô khốc. “xứng đôi đấy, cả tính cách cũng tương đồng nữa.” Tôi thầm thì với cõi lòng. - Ngọc Trinh sẽ ở đây với chúng ta. – Khôi Nguyên tuyên bố như vậy đó. Tôi lặng thầm, không biết phải xử trí thế nào. Bởi đầu tôi lúc này rất rối. Tôi đang rất hoang mang. - Muội sẽ về văn phòng. - Sao vậy muội muội? (cách thân mật Khôi Nguyên dùng để gọi Ngọc Trinh) - Bức thư mà huynh gửi cho muội. - Có vấn đề gì sao? - Không. Theo ý muội, chia ra sẽ tốt hơn. - Cũng được. - Vụ án ở Hà Thành tình hình rất lạc quan. Chắc anh Vũ sẽ sớm lo xong, rồi về đây giúp chúng ta thêm một tay. - Vụ này một mình huynh giải quyết được rồi, huynh chỉ viết thư kể cho muội nghe về vụ án ly kỳ huynh đang giải quyết, không ngờ muội lại bỏ cậu Vũ để về đây giúp huynh. Huynh còn chưa phạt muội cái tội không thèm tuân theo chỉ thị giám đốc đấy nhé! – Khôi Nguyên cốc nhẹ tay lên trán nàng ấy, hai người quả tình là thân mật hơn mức bình thường. - Ở đó một mình anh Vũ là dư sức rồi. - Có phải muội bị quyến rũ bởi vụ án huynh đang theo đuổi không vậy? - Có hai lý do muội quay lại, một như huynh đã nói. - Còn lý do thứ hai? - Huynh cũng biết mà. Khôi Nguyên nhìn rất kỹ khuôn mặt của người trợ lý. Nét mặt cô ấy vẫn lạnh lùng, vô cảm. Rồi bất ngờ anh nắm lấy tay nàng ta kéo lại ghế sofa. - Muội ngồi xuống đây đã, chắc muội chưa ăn gì rồi, lại đây nào muội muội! Thức ăn này dành riêng cho muội đấy. - Huynh nói dối. - Thôi được rồi, huynh nhận, đây là, lúc nãy Ngọc Diệp nấu cho huynh, nhưng huynh chưa kịp ăn. - Vậy thì huynh ăn đi! - Nhưng huynh không thấy đói, lát nữa đói huynh sẽ ăn, còn muội muội của huynh đi đường xa chắc chắn là đói lắm rồi. Ngồi xích lại đây nào! - Vẫn như mọi khi sao? - Không thay đổi. - Ở đây không tiện đâu. - Có gì đâu mà không tiện. - Chị Ngọc Diệp sẽ cười cho đấy. - Không sao, tôi sẽ đi. - Chị đi đâu? - Tôi lên lầu có chút việc. - Phải đấy Ngọc Diệp, cô tránh mặt một lát đi. Muội muội của tôi ngại ngần vì có cô đứng gần đấy. - Huynh, sao lại nói vậy, chị Ngọc Diệp cứ ngồi lại đây đi, không sao đâu. - Hai người cứ tự nhiên. - Tôi đắng lòng, quay mặt bước vội lên gác. - Chị Ngọc Diệp. – Ngọc Trinh gọi với theo. - Mặc kệ cô ấy đi muội muội. Nghe lời huynh, ăn chút gì đó, rồi từ từ huynh muội mình sẽ bàn về vụ án, chắc chắn là muội sẽ bị cuốn hút cho mà xem. - Được rồi, để muội tự làm lấy. - Không có cãi lời huynh. Tôi ngồi ở bậc thang, lén nhìn họ. Ngọc Trinh ngồi xích lại gần Khôi Nguyên, để anh ấy tự tay đút cơm cho ăn. - Cũng được đấy. – Cô ta khen thức ăn tôi nấu cũng tạm. - Đây, ăn thêm muỗng nữa nhé! - Để muội nuốt đã chứ, huynh muốn muội nghẹn chết sao? - Lớn thế này rồi mà huynh còn phải đút cơm cho ăn đấy thôi. (...) Tận mắt nhìn thấy họ thân mật với nhau, nhìn người tôi yêu đút từng muỗng cơm cho một cô gái khác. Khay thức ăn mà tôi dành tất cả tình yêu thương, sự quan tâm để vào trong đó, những muốn anh có được một bữa ăn ngon miệng. Nào ngờ... anh chẳng để tâm đến thì thôi, anh còn đáp lại bằng một thái độ hờ hững. Anh không coi trọng sức khỏe của mình, anh lo lắng cho một con gái mà anh gọi với cái tên thân mật là muội muội, anh bỏ mặc tôi. “Hức... hức” Anh vô tâm lắm, anh ác lắm Khôi Nguyên à! Không thể dằn lại dòng cảm xúc, không thể bịt lại những dòng chua xót trào lên trên khóe mắt... Tôi chạy vào phòng, vùi mặt sâu dưới tấm nệm, lấy gối bưng kín đầu, để hai người ở dưới nhà không nghe được tiếng tôi nức nở. --- (...) Tôi ngồi lặng lẽ một góc giường, úp mặt trên gối buồn rũ rượi. Ở dưới kia, họ đang nói chuyện với nhau thân mật. Tôi còn nghe được cả giọng nói của Khôi Nguyên, anh ấy đang lấy tôi ra làm trò cười cho cô muội muội của anh ấy. Giọng nói trầm ấm ngày nào của anh, giờ phút này làm tôi ghét kinh khủng. Tôi vỡ mộng. Tôi đã ngây thơ trong tình yêu. Đã kết luận quá vội vàng rằng: người đàn ông đó cũng có tình cảm với tôi. Tôi xấu hổ và cảm thấy nhục nhã biết chừng nào, vì đã lỡ thể hiện trước mặt anh ấy những biểu hiện vui sướng, hạnh phúc... lúc tôi, còn lầm tưởng anh thích tôi, yêu tôi... tôi làm duyên, làm dáng, làm đủ trò hề... bây giờ mới thấy bẽ mặt hay sao? Người đàn ông đó không hề xem tôi là một đối tượng tiềm năng, về cơ bản anh ấy chỉ coi tôi như một con ngốc. Muốn thì anh ấy hôn, thích thì anh ấy đụng chạm. Chứ yêu thương tôi cái nỗi gì. “Mày ngu... ngu lắm Ngọc Diệp... mày...trời ơi...iii...” “Mặc kệ cô ta.” Tôi nhớ lại câu nói vô tình của anh ấy. Rồi... nước mắt lại rơi. Tôi úp mặt vào gối khóc thút thít. Tôi đã quá vội vàng. Đã quá dễ dãi. Tôi yêu anh bằng tình cảm chân thật, anh đáp lại tôi bằng thứ tình cảm giả dối. Với người còn gái nào anh cũng có thể gần gũi được. Đáng lẽ tôi phải nhận ra từ sớm kia. Anh là người đàn ông đa tình, mái tóc xoăn là dấu hiệu sờ sờ đó, vậy mà tôi đã không phát hiện sớm hơn. Anh ấy đẹp trai, tài giỏi, anh ấy có thiếu gì người phụ nữ xinh đẹp, trẻ trung... tại sao lại cứ phải đi yêu một con vịt vừa mập, vừa xấu xí, vừa ham ăn, thô lỗ như tôi. “Hu... hu...hu...” Nước mắt ơi, sao mày cứ rơi hoài thế. Nín đi! Nín đi. Đừng vì một người đàn ông như vậy mà làm khổ mình chứ. “Mày mạnh mẽ lắm mà Ngọc Diệp, hãy đứng lên, đứng lên nào! Hãy chứng tỏ cho người đàn ông đó thấy mày là một cô gái có lòng kiêu hãnh, không có tình yêu của anh ấy mày vẫn sống tốt, vẫn là Ngọc Diệp của ngày nào, lạc quan, yêu đời.” Phải rồi. Mày phải vui lên. Phấn chấn lên. Phải biết buông tay ra, hãy chúc phúc cho anh ấy, vui cho anh ấy tìm được hạnh phúc của mình. Hãy chôn tình yêu đó vào lòng. Mày không cần phải nó ra đâu, nếu có nỗi đau thì hãy xin cho riêng một mình mày thôi. Mày sẽ làm được mà, mày rất mạnh mẽ. Tôi kéo chăn lau khô những dòng nước mắt. Hít vào một hơi thật sâu, lấy lại tinh thần lạc quan vui vẻ. --- Ngọc Trinh đã về, Sau khi đưa cô ấy xuống dưới đồi trà, Khôi Nguyên trở lại, lập tức chạy lên phòng gặp tôi. - Cô làm sao thế Ngọc Diệp? Nãy giờ cứ ở lì trên phòng. Ngọc Trinh có gửi lời chào cô đấy, muội ấy sợ làm phiền cô. - Vậy à! – Tôi đáp hờ hững. - Nhất định là có chuyện rồi. - Chẳng phải vừa rồi anh đã đuổi tôi đi đó sao? – “hừ” Tôi nhếch mép, thái độ khinh khỉnh. - Thì ra là chuyện đó, đừng giận Ngọc Diệp, tôi không có ý gì đâu. - Tôi có nói anh có ý gì đâu, chẳng qua tôi muốn được yên tĩnh thôi. - Thôi đừng giận nữa mà. Chúng ta đi ra ngoài ăn tối đi, hôm nay tôi không đến lớp võ. Ăn tối xong tôi và cô sẽ cùng đi xem phim 3D. Chịu không? – Khôi Nguyên nắm lấy tay tôi. Tôi lập tức nguôi giận, mặc đồ vào đi ăn tối, rồi đi chơi cùng anh ấy. Xem ra, tôi không đủ kiên định để giữ khoảng cách với người đàn ông quyến rũ như Khôi Nguyên. Tôi sẽ còn phải đau khổ dài dài.
|
Chương 42 Chương 42 --- Trải qua hai ngày nặng nề, Khôi Nguyên lúc thì tập trung suy nghĩ về vụ án. Khi thì gọi điện thoại hỏi thăm cô muội muội của anh. Hai ngày liền, Ngọc Trinh đến “nhà chúng tôi” chơi. Cô ấy ngồi từ lúc sáng sớm cho đến cuối giờ chiều mới chịu về. Khôi Nguyên đã rất nhiều lần khuyên cô ấy hãy ở lại với chúng tôi, nhưng, lần nào cô ấy cũng từ chối. Cô ấy vẫn giữ bộ mặt đó, lạnh lùng băng giá, hình như cô ấy không có chút cảm xúc nào. “Cô ấy là một người máy.” Tôi lại rơi vào dằn vặt, tự trách bản thân mình nhỏ nhen, ích kỉ; khi tôi cảm thấy ghét Ngọc Trinh. Càng ghét Ngọc Trinh bao nhiêu thì tôi lại thấy mình nhỏ bé, tầm thường bấy nhiêu. Điều đó chứng tỏ tôi là người thiếu tự tin, dấu hiệu của một kẻ thất bại, đại thất bại. Nhưng, tôi không thể lừa dối chính mình, tôi muốn lờ đi tất cả, muốn tự tin ngẩn mặt lên cao, vậy mà tôi làm không được. Khi họ ngồi gần bên nhau, tôi có cảm giác mình là kẻ thứ ba, mình bị cho ra rìa, không ai thèm để ý đến mình, số phận mình vô phước… sinh ra để thất bại và cô đơn, như vậy và mãi mãi vô lượng kiếp sẽ như vậy. Tôi rơi vào mặc cảm tự ti, khí sắc trầm xuống, buồn phiền day dứt. Tôi vò gạo nấu cơm, nén cho nước mắt và nỗi ấm ức chảy ngược vào trong. “Ngọc Diệp à! Mày không được ích kỷ, hãy cao thượng lên, hãy nấu cho họ những bữa ăn thật ngon để họ được vui vẻ, để họ có sức khỏe mà làm việc. Đừng chiếm hữu Ngọc Diệp à! Loại bỏ hai từ đó ra khỏi đầu, tình yêu là lặng thầm, cho đi chứ đừng nghĩ đến việc nhận lại. Hãy thả lỏng Ngọc Diệp ơi!” Sang ngày thứ ba, Nàng công chúa muội muội của Khôi Nguyên không đến nữa, hình như cô ấy đã đi đâu đó có việc. 8h sáng, anh Quốc Việt chạy đến nhà báo tin đã bắt được Bính Lù. - Ồ, chiến công lần này thuộc về cậu rồi, Quốc Việt. - Cậu đang dùng son môi chét lên mặt tớ đấy nhóc à! Lần này, lũ nhí lại lập công rồi, lần trước cũng thế… ôi! Chắc thằng tôi đây sắp chết đói rồi, bị bọn trẻ con dành mất chén cơm thì lấy gì mà sống. - Thôi mà, đừng làm quá lên thế. - Nghe lũ nhí nhố đó báo tin đã phát hiện ra Bính Lù trong một quán “cà phê casino” là tớ tới xúp đầu ngay. Lần này, tiện tay dắt dê luôn; không chỉ bắt được con chuột nhắc Bính Lù mà còn thộp cổ được một mẻ cá rô phi đang chăm bẳm “chặt hẻo” (đánh bài tiến lên). - Chúng là một bọn với nhau cả sao? Chắc cậu đã lấy lời khai rồi. - Cá mè một lứa đấy. - Gã khai nhận tất cả rồi chứ? Việc gã, ông Trịnh Vỹ và đám người hoa kia có quan hệ mật thiết với nhau. - Gã nhất định chối bỏ tất cả, cái gã này đúng là lì như bò đội nón. Gã thừa nhận mình có qua lại với ông Trịnh Vỹ, nhưng chỉ là bạn nhậu với nhau chứ cũng không thân thiết lắm, anh họ của gã (ông Ca Lạy) mới chơi thân với ông Vỹ. Về việc gã là chiếc cầu nối giữa ông Vỹ và đám người hoa, gã khai rằng, gã chỉ đi cùng đường với bọn người hoa đến nhà ông Vỹ. Thực ra, gã cũng có quen biết sơ giao với đám người này, khi đó chúng thường đến quán nước Di Cư Lèo (một sòng bạc trá hình) để đánh bạc. - Muốn xác nhận điều này cũng dễ thôi. - Bằng cách nào vậy Khôi Nguyên? (...) Khôi Nguyên đã đưa bà Hiền đến tận nơi để nhận mắt Bính Lù, xem ông ta có phải là người đàn ông mặt sẹo mà bà từng gặp tại nhà ông Trịnh Vỹ hay không. Vừa trông thấy bà Hiền, ông Bính Lù đang ngồi tại phòng tra khảo chồm chồm tới bà như con cún bị bắt lâu ngày vừa mới gặp lại chủ nhân của nó. - A, cô Hiền, cô đến để bảo lãnh tôi đó sao? - Ôi, chú Bính. Sao lại đến nông nổi này. Bính Lù nắm lấy tay bà Hiền hôn lên đó, rồi áp vào má mình. - Cô Hiền ơi! Nhìn qua là biết cô có quen biết với các sếp ấy rồi. Xin hãy cứu tôi, cứu tôi với cô Hiền, tôi sẽ mang ơn cô suốt đời. Các sếp nói tôi mà còn ngoan cố sẽ đem nhốt đến khi rục xương mới cho người nhà đem xác về mai táng đấy. - Chú Bính cũng thật là... chú từng này tuổi rồi mà pháp luật chẳng biết tý gì cả, ai lại đi bắt chú giam cho rục xương bao giờ, nếu chú không có tội thì sẽ được thả thôi. - Bà Hiền nói phải đấy, ông hãy khai thật đi, đừng để chúng tôi mất thời gian nữa. – Anh Quốc Việt nói. - Sếp ơi! Tôi không biết về bọn người đó thật mà. Nếu biết thì tôi đã khai ra rồi, hơi đâu để khổ thân khổ xác thế này. - Không có tật giật mình thế sao lại bỏ trốn? Những kẻ đã giúp ông bỏ trốn là những ai, khai ra đi! - Sếp ơi! Sếp hiểu lầm rồi. Tôi sợ sếp bắt tôi vì tội đánh bạc và đánh người gây thương tích. Trước ngày sếp đẹp trai này – ông Bính Lù chỉ Khôi Nguyên, - đến tìm tôi, tôi đã gây ra một vụ đánh người lình xình ở trung tâm thương mại, lúc đó tôi cũng say rồi... tôi cầm một cái vá múc canh lấy từ gian hàng bày bán dụng cụ nấu bếp, tôi quất một cái cốp lên đầu thằng đầu trọc trước mặt vì cái tội dám đứng ngán đường tôi. Cú đánh mạnh quá khiến cho thằng đó ngã lăn quay ra đất, mọi người la hét ầm ĩ, tôi còn định đánh tiếp thì các chiến hữu đi cùng đã kéo tôi đi chỗ khác, họ đưa tôi ra bãi giữ xe, đẩy tôi lên rồi tẩu thoát. Hôm sau, tôi lại nhậu tiếp, rồi ngựa quen đường cũ, ma men khi đã nhập vào người, tôi lại dở chứng, ngứa ngáy tay chân. Tôi đã dùng đàn đập lên đầu các chiếc hữu của mình, họ bỏ chạy, tôi xách dao rượt theo. Ra đến cửa thì gặp sếp ấy đang đứng gần ông anh họ của tôi, thấy tướng tá sếp ấy nhỏ con tôi định hù chơi một tăng, nào ngờ... - Đúng là không có cái dại nào như cái dại nào. Ông biết cậu ta là ai không hả? Bảy năm liền quán quân karate quốc gia đấy! Chưa lấy mạng ông là may lắm rồi, còn không biết thân biết thân biết phận... còn định bỏ trốn đến bao giờ? - Sếp ơi! Đáng lẽ tôi không có ý định bỏ trốn đâu. Cũng tại con vợ nhà tôi mà ra cả, chuyến này về nó không yên với tôi đâu; túc tôi vừa tỉnh dậy sau khi bị sếp ấy nốc ao xong, nghe nói sếp ấy đã đi ăn cơm. Nó nói với tôi: “Ông làm gì để công an vào nhà điều tra thế hả?” “Bà nói gì, người vừa đánh tôi khi nãy là công an sao?” “Chứ còn gì nữa, anh ta cùng đồng nghiệp đi ăn cơm rồi, đợi ông tỉnh lại sẽ gông cổ lôi đi đấy.” “Chúa ơi, họa đến rồi... đến rồi... nhất định là cái thằng khốn nạn kia đã ngủm củ tỏi nên công an mới tìm đến tận nhà, không được, tôi phải trốn đi thôi. Họ có đến thì bà cứ nói thế này...” Vậy đó sếp ơi, sợ quá nên tôi mới bỏ trốn... mới bỏ trốn đó sếp. - Ai đã ở đằng sau lưng giúp ông trong cuộc chui rúc vừa rồi hả? - Về chuyện đó... chuyện đó... - Hừ, giấu đầu lòi đuôi. Rõ ràng là có chuyện mờ ám nên mời vậy. Ông liệu hồn đấy, chuyến này ông sẽ rục xương với một mớ tội danh. - Không phải đâu mà sếp, chỉ là... chỉ là... - Chỉ là sao hả? - Nói ra tôi cũng sẽ chết vậy, thôi thì ở trong tù còn hơn, cứ như vậy đi, tôi không thể... mong sếp hiểu cho. – Bính Lù đổ lầy. - Được lắm, thế thì tôi sẽ cho ông được toại nguyện(...) Các đồng chí, hãy đưa ông ta trở lại phòng giam, ông ta có liên quan đến một vụ trọng án, nhất định phải canh phòng cẩn mật. - Vâng, thưa sếp! – Một đồng chí mặc thường phục vào đưa ông Bính Lù đi. Lúc này, Khôi Nguyên mới hỏi bà Hiền: - Không phải người đàn ông mặt sẹo đó sao ạ? Bà Hiền lắc đầu: - Không phải đâu Khôi Nguyên, tên kia dữ tợn hơn nhiều. Còn chú Bính coi hung hăng vậy chứ không đến nỗi nào đâu, thấy chú ấy bị bắt như vậy bà cũng buồn lắm! - Bà yên tâm đi. Điều tra xong vụ án, nếu ông ấy không liên quan gì chúng cháu sẽ thả ông ấy ra thôi. - Khôi Nguyên nói vậy là bà yên tâm lắm rồi. Bà chúc cho các cháu sớm kết thúc vụ án. Thấy các cháu chạy đôn chạy đáo như vậy bà cũng thấy thương. - Dạ cám ơn bà! Có thời gian chúng cháu, cháu và Ngọc Diệp sẽ đến thăm bà, để nghe bà kể chuyện. - Hai cô cậu thật giống với họ (Hoàng Lan và Thế Anh) ngày xưa. – Bà Hiền mỉm cười hồn hậu. --- 2h chiều, Chúng tôi nhận được cuộc điện thoại của ông giám đốc bệnh viện Hòa Phát. Ông ấy thông báo một tin khiến chúng tôi bàng hoàng sửng sốt. Bệnh nhân Hải Ninh đột ngột qua đời hồi 12h. Chúng tôi lập tức đến bệnh viện Hòa Phát để gặp ông Trung để hỏi xem chi tiết vụ việc. Lúc chúng tôi đến, xác bệnh nhân Hải Ninh vừa mới được người nhà đem về. - Vậy đó, khi sống thì chẳng thèm quan tâm, đến khi chết rồi lại bày đủ thứ lễ nghĩa. – Ông trung lắc đầu ngao ngán. - Thưa bác sĩ! Nguyên nhân nào đã khiến anh ta chết đột ngột như vậy? - Chiều hôm qua anh ta lên cơn sốt cao, đến 12 h trưa hôm nay thì tử vong. - Bị sốt ư? – Khôi Nguyên không tin lắm. - Cậu đừng nghĩ chúng tôi như vậy chứ Khôi Nguyên, dù gì chúng tôi cũng là bác sĩ, chúng tôi xem trọng mạng người hơn tất cả. - Bác sĩ hiểu lầm rồi, rôi không nghĩ vậy đâu. Tôi muốn hỏi bác sĩ, trước khi anh ta sốt cao rồ đột tử, bác sĩ có phát hiện ra được một dấu hiệu gì đó khác thường không? Người nấu bếp mới vào làm có còn xuất hiện trước mặt Hải Ninh không, thưa bác sĩ! - Nếu nói những dấu hiệu khác thường với bệnh nhân Hải Ninh thì tôi không thấy. Nhưng, chiều hôm qua cả bệnh viện của tôi phải tiếp đón một người rất khác thường đấy. - Một người rất khác thường ư? - 3 h chiều ngày hôm qua, toàn thể nhân viên bệnh viện, bao gồm cả bệnh nhân... theo chỉ thị của tổng giám đốc, chúng tôi phải tiếp đón một mạnh thường quân (người đã đầu tư rất nhiều tiền cho bệnh viện chúng tôi) Ms Thùy Dung, vốn là một bệnh nhân tâm thần phân liệt của bệnh viện, đã bình phục hoàn toàn, trở lại cuộc sống đời thường, làm ăn kinh doanh phát tài phát lộc, một niềm tự hào của bệnh viện chúng tôi, người ấy đã trở lại thăm mái trường xưa, và có đôi lời muốn nhắn gửi với “các bạn” niên khóa mới. Nhân viên của bệnh viện Hòa Phát chúng tôi thấy đó là một trò hề lố bịch, ai lại đi diễn thuyết với những con bệnh tâm thần bao giờ, nhưng đó là chỉ thị của cấp trên, chúng tôi không thể chống lại được. - Ms Thùy Dung? Tôi rất ngạc nhiên khi nghe được tin đó. - Ms Thùy Dung đấy Ngọc Diệp, một sai lầm tai hại của của đội ngũ y bác sĩ chúng tôi khi đưa ra kết luận: “Bệnh nhân Thùy Dung đã bình phục hoàn toàn.”, rồi cho xuất viện. Những gì xảy ra hồi chiều hôm qua đã là minh chứng hồn hồn cho sự sai lầm đó. Ms Thùy Dung vẫn còn bệnh, và bệnh đang trong giai đoạn rất nặng. - Người đó đã lên bục diễn thuyết ư? Đúng là trò hề có một không hai trong lịch sử loài người. - Phải đó Khôi Nguyên, chúng tôi tập trung ở sân đánh cầu lông, bệnh nhân được cho xếp hàng ngay ngắn... tất cả hướng về con người đó, Ms Thùy Dung trong nhân dạng vô tiền khoán hậu, khủng khiếp đến mức làm cho không ít bệnh nhân sợ hãi la hét. Chúng tôi lại phải một phen đổ mồ hôi để ổn định tình hình. - Thế lúc đó bệnh nhân Hải Ninh có cho ra xếp hàng không thưa bác sĩ? - Bệnh nhân Hải Ninh thì vẫn giam trong phòng đặc biệt, ai dám cho ra chứ Khôi Nguyên. - Buổi diễn thuyết chắc là rất thú vị đây. - Ôi, thật là điên quá sức tưởng tượng, từ đây cho tới lúc xuống lỗ tôi mãi khắc ghi về buổi chiều hôm đó... Anh Trung nhớ lại... Ms Thùy Dung bước lên bục diễn thuyết trong trang phục đầm đỏ. Ms Thùy Dung hắng giọng, cất tiếng hùng biện: “Hỡi các con! Những phần tử bị xã hội ruồng bỏ. Các con là những con gà bị chột mắt, là con chó bị cụt chân, là con heo con bò bị lở mồm long móng... các con đến đây do sự mặc định của tạo hóa để vinh hạnh được nhân loại chà đạp. Mặc dù bị đối sử bất công, bị vi chiếm đoạt quyền con người một cách trắng trợn, nhưng các con chẳng phải vẫn được cho ăn và sống đó sao? Đó là nhờ ai? Là nhờ có mẹ. Mẹ rất thương các con, và những ai ăn hiếp tới các con là đụng tới mẹ rồi đó nhé! Mẹ sẽ gh... ồ không, mẹ sẽ trừng phạt những kẻ dám coi thường những giá trị nhân bản, mẹ sẽ kiện ra tòa oán quốc tế nếu có đứa con nào của mẹ bị khai thác trong vấn đề cấy ghép nội tạng. Mẹ thương các con lắm, nên đứa nào bị ăn hiếp phải nói lại cho mẹ biết...” “Mẹ Dung muôn năm! Mẹ Dung muôn năm!” Đám bệnh nhân tung hô điên loạn. “Tuýt... tuýt... tuýt...” Các bác sĩ thổi còi để ổn định tình hình. “Giữ gìn trật tự nào...” Đám bệnh nhân không chịu nghe lời, chuẩn bị có dấu hiệu làm loạn. “Bốp” Ms Thùy Dung điên tiết cầm trái xoài đặt trên bục diễn thuyết chọi vào đầu một bệnh nhân, rồi rống lên: “Tất cả nín hết cho ta...aaa...” Tiếng hét thật có uy lực, cả đám ổn định hàng lối để nghe tiếp bài diễn thuyết. Ms Thùy Dung chỉnh lại tóc tai, đằng hắng lấy giọng, tiếp tục chương trình: “Các con hãy xem mẹ đây, mẹ như thế nào? Trước đây mẹ cũng giống hết các con, mẹ từng bị chà đạp. Nhưng, mẹ đã đứng lên, đã dùng nghị lực siêu phàm của mình để chống lại số phận đã an bày. Và đúng như triết lý của Na - bồ - lê – ông – hiu (Napoleon Hill), số phận không nằm trong tay thượng đế mà nằm trong tay ta, nằm trong tư duy của ta. Những kẻ tin vào số phận là những kẻ hèn mọn và luôn là kẻ thất bại. Hãy thay đổi tư duy của các con để thành công, hãy đọc những cuốn sách hay để phát triển tư duy thay vì ngồi tán dóc và viết thư tình cho chàng hoặc nàng...” “Khúc... khúc... khúc... khúc...” Đám bệnh nhân nhe răng cười. “Trật tự, nghe mẹ nói hết đã nào... đó chính là thông điệp mà hôm nay, mẹ muốn truyền tải đến các con của mẹ. Các con có thắt mắc gì thì hãy hỏi mẹ ngay hôm nay đi, vì công việc của mẹ rất bận, phải chạy sô thường xuyên... mẹ cũng muốn cho các con thấy được cái tinh thần dân chủ bình đẳng của mẹ. Mẹ nói được, thì các con cũng nói được, mẹ không bịt miệng đứa nào cả, có gì thì hỏi đi, mẹ sẽ trả lời. Nào! Bắt đầu giơ tay là vừa rồi đấy các con.” “Con muốn hỏi.” Bệnh nhân có chỉ số iq cao nhất (240) của bệnh viện dơ tay phát biểu. “Ồ, một đứa con lém lỉnh, lanh lợi, mẹ nghe mấy bác nói chỉ số iq của con rất cao.” “Dạ cũng xấp xỉ 240 thôi ạ!” “Woah, mẹ rất thích những người thông minh. Mẹ thấy sướng.” “Thưa mẹ, cho con hỏi thế nào là điên?” “Điên tức là tỉnh, tỉnh tức là điên.” Cả đám bệnh nhân vỗ tay bồm bộp. “Con đã hiểu thưa mẹ.” “Còn câu hỏi nào khó hơn nữa không?” “Dạ có. Con xin hỏi mẹ một câu hỏi liên quan đến vấn đề cơ bản của triết học, định nghĩa về vật chất và ý thức. Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau... cài nào quyết định cái nào...” “Chẳng có cái nào có trước, cũng chẳng có cái nào có sao, chẳng có cái nào quyết định cái nào ở đây cả... vật chất là ý thức... ý thức là vật chất...” “Con vẫn chưa hiểu.” Ms Thùy Dung cầm một trái xoài lên giảng giải: “Đây là trái gì?” “Dạ trái xoài.” “Đó là vật chất.” “Dạ, nhưng mà...” “Bốp” Ms Thùy Dung ném trái xoài trúng ngay đầu bệnh nhân iq 240. “Bây giờ trong đầu con đang nghĩ gì?” “Trái xoài mất dạy.” “Lúc này trái xoài chính là ý thức, đã hiểu chưa con trai?” “Dạ, con đã hiểu, cám ơn mẹ đã khai sáng.” Đám bệnh nhân lại vỗ tay bồm bộp. Tiếng vỗ tay lần này kéo dài không ngớt, chỉ ít phút sau đã chuyển sang một cuộc bạo loạn. Bệnh nhân phá vỡ hàng lối, chạy đến bục diễn thuyết ôm Ms Thùy Dung khênh đi như một vị thánh. Những bệnh nhân khác thì đi đập phá lung tung khắp bệnh viện. Chúng tôi lại phải một phen “đàn áp” để ổn định trật tự “xã hội”. - Sau đó thì sao thưa bác sĩ? Ms Thùy Dung có đi thăm bệnh nhân Hải Ninh không? - Làm sao mà bỏ qua được phần đó Khôi Nguyên. Cũng giống như một số bệnh nhân khác khi lần đầu trông thấy nhân dạng của Ms Thùy Dung, bệnh nhân Hải Ninh hoảng sợ đến ngất đi. Chúng tôi phải cấp cứu cho bệnh nhân ấy, bệnh nhân Hải Ninh sau khi hồi tỉnh đã trở lại trạng thái bình thường, đến cuối giờ chiều thì đột nhiên lên cơn sốt... những gì xảy ra tiếp theo, thì cậu cũng biết rồi đó Khôi Nguyên. - Vâng, thưa bác sĩ! Một buổi chiều “rất rất” khác thường đấy!
|
Chương 43 Chương 43 --- Thêm một ngày nữa Khôi Nguyên ngồi suy nghĩ đến căn não. Lúc thì, anh ấy ngồi một chỗ bấm chóp mũi, khi thì, anh ấy đứng lên đi qua đi lại trong phòng khách. Tôi biết rằng, trong những giai đoạn như vậy, tôi không nên làm phiền anh. Tôi lên phòng ngồi suy nghĩ vu vơ; thời gian đó đã nảy sinh khoảng cách – dù không quá lớn – nhưng, đã có khoảng cách, giữa tôi và anh ấy. Có lẽ, Khôi Nguyên không nghĩ nhiều như tôi, vì anh xem công việc điều tra là ưu tiên hàng đầu. Nhưng, tôi thì sao? Tôi nghĩ… và nghĩ rất nhiều, nghĩ về mối quan hệ giữa tôi và anh ấy; nỗi bất an lo sợ trong tôi cứ lớn dần lên. Với đà này, e rằng… tôi sẽ cô đơn, sẽ không còn ai để tôi có thể tin tưởng được trong lúc dầu sôi lửa bỏng, đầu óc tôi rất rối… tôi mâu thuẫn. Sáng sớm ngày hôm sau, Sau khi đã ăn sáng xong, Khôi Nguyên muốn chở tôi đi đến một nơi, tôi tò mò hỏi lại anh: - Đó là đâu? Chúng ta đến đó để làm gì? - Chúng ta cần đến đó để hòa mình với thiên nhiên. Cô không nhớ những gì tôi đã nói sao, phải có một khoảng thời gian để bộ óc được nghỉ ngơi, có như thế mới mở đường cho những ý tưởng sáng giá tìm đến. - Tôi hiểu rồi, anh muốn xả stress, vậy thì nói đại đi, anh dài dòng quá! – Thái độ của tôi hơi gắt. Khôi Nguyên không để bụng chuyện đó, Anh ấy vẫn chở tôi đến địa điểm – nơi mà anh ấy nói là để hòa mình với thiên nhiên. Đi được 15 cây số, chúng tôi ra khỏi khu dân cư, cứ thế tiến sâu vào chốn rừng rú. Chiếc xe băng qua những con đường ngoằn nghoèo, gập ghềnh lên lên xuống xuống. Xung quanh là đồi núi nhấp nhô, những ngọn đồi trọc lóc trải thảm xanh tươi mơn mởn. Có những quả đồi thông cây nào cũng lùn tỉn mọc lưa thưa. Có những quả đồi thông tán um tùm mọc san sát nhau. Rừng lau vi vút nghiêng theo chiều gió. Bông lau trắng như những mái tóc xế tàn. Từng cơn gió vuốt vào mặt tôi mát lạnh. Tôi nhìn khắp xung quanh, rồi ngoái ra sau… Có một chiếc xe chở khách đang chạy ở sau lưng. Tôi vỗ vào vai Khôi Nguyên: - Này, có người bám theo chúng ta đấy. Hình như Khôi Nguyên đã trông thấy chiếc xe từ trước, anh đáp: - Cô bị nhiễm truyện trinh thám rồi Ngọc Diệp, nhìn lại đi, đó là xe du lịch. Họ đi tham quan Thung Lũng Vàng đấy. - Vậy à! Tôi thật là ngốc. – Tôi buồn, tự dưng lại như vậy. Cũng đúng thôi, vì tôi thực sự ngốc, chính vì ngốc như vậy nên Khôi Nguyên mới không coi tôi ra gì. Từ chỗ quán ăn, đi mất gần tiếng đồng hồ mới đến được địa điểm đó. Tôi chẳng biết Khôi Nguyên định dở trò quái quỷ gì nữa. Anh ấy giấu xe vào một bụi cây, sau đó ra hiệu cho tôi đi theo anh ấy. Chúng tôi đi vào một khu rừng cây cối rậm rạp, khổ thân tôi mấy lần vướng phải bụi gai, bị những mụt gai nhọc cào xước da thịt, đau buốt nhức nhối rất khó chịu. Thế mà, tôi vẫn kiên nhẫn đi theo lưng Khôi Nguyên. Tôi nghe tiếng chim lạ, và nghe được tiếng thác nước đổ ầm ầm… Mở ra trước mắt tôi là một quan cảnh hùng vỹ. Chúng tôi đang đứng trên đầu thác nước nhìn xuống bên dưới là hồ nước tung bọt trắng xóa. Nước đổ từ trên cao xuống đánh đập tàn bạo những phiến đá lởm chởm. “Ầm… ầm… ầm…” Tiếng thác nước muốn ù cả tai. Tôi nói như hét vào tai Khôi Nguyên: - Anh muốn leo xuống đó hả? - Không. Chúng ta sẽ tìm đường khác. (…) Chúng tôi tiếp tục vạch lá tìm đường, lẩn khuất vào những bụi cây. Bóng râm bao phủ quanh chúng tôi. Ánh nắng mặt trời xuyên qua những tán lá thông xanh cao lớn và thẳng tắp, tạo thành những tia sáng đẹp như thuở hồng hoang. Khói sương mơ hồ bao quanh những cánh bướm la đà. Bướm đủ màu sắc, từ trắng đến hồng, rồi đến kẻ sọc, bướm đột biến đủ các loại. Con chim gõ kiến đang thổ chiếc mỏ sừng vào thân cây phát ra những tiếng kêu “cộc… cộc…” Một nải chuốt rừng chín vàng ươm đập vào mắt tôi. Ôi, tôi nuốt nước miếng. - Cô muốn nếm thử chuối cau rừng không? - Điều đó anh còn phải hỏi hay sao. - Tôi biết ngay mà, để tôi hái nó xuống cho cô đã đời mà ăn luôn. Khôi Nguyên bẻ mấy trái chuối chín đưa cho tôi. Còn chờ gì nữa mà không “xử đẹp” sản vật quý hiếm đó. Tôi lột vỏ trái chuối chín vàng ươm, đưa lên mũi ngửi mùi hương mật thơm lừng của nó. Cắn vào trái chuối rừng mới thấu được vị ngọt đặc biệt của nó, mùi vị không thể có được ở những trái chuối vườn. Của rừng bao giờ cũng vậy, quý hiếm, và rất có giá trị. Mặc dù những thứ có giá trị đó không bao giờ phô bày ra bên ngoài cho người ta thấy, nó nằm ở sâu bên trong những tán lá, nằm ở một nơi mà người ta khó thấy nhất, hình như nó muốn trốn người ta, nhưng người ta thì cứ cố lùng sục để tìm nó… Nhưng tìm không hề dễ chút nào, phải có cái giá để trả và cần phải có duyên nữa. (…) Chúng tôi tiếp tục đi, đến chỗ có khe đá nước chảy róc rách, dưới những tán dương xỉ tôi thấy có một vật gì đó đang bò. Tôi chỉ cho Khôi Nguyên: - Khôi Nguyên, anh nhìn kìa. Có con gì đó… Đến gần hơn, mới nhìn rõ được một con rùa vàng. Khôi Nguyên bắt con rùa nhỏ bằng lòng bàn tay lên cho tôi xem. - Con rùa này đắc giá lắm đấy! - Sao cơ? - Chúc mừng cô, bỏ túi đem nó về rao bán, cô sẽ có không dưới 100 triệu đồng đâu. - Nhiều vậy sao? - Đây là loại hoàng quy rất quý hiếm. Cô là may mắn lắm đấy! - Anh bỏ nó lại chỗ cũ đi! - Sao vậy? Cô không tiếc à? 100 triệu lận đấy. - Không. Tôi không cần tiền. - Không cần tiền? - Có, cô cần tiền. Ý tôi là không cần những đồng tiền khiến cho lương tâm mình dằn vặt khổ sở. Rừng là nhà của nó, nó còn có cha mẹ, còn có bạn bè, đồng loại của nó ở quanh đây. Hãy để nó ở lại, đừng vì lòng tham của mình mà làm khổ nó. - Cô thường nói tôi là tín đồ Phật giáo, tôi thấy cô mới là tín đồ Phật giáo. Thôi được rồi, chúng ta sẽ bỏ lại con rùa, cho nó về nhà với gia đình nó. Bé rùa này chắc ham chơi đi lạc đây mà. – Khôi Nguyên thả con rùa xuống, - về nhà đi rùa, lần sau đừng co đi lung tung để người ta bắt nhé! Tôi bật cười, - Cái anh này thật là… làm như rùa biết tiếng người không bằng. - Cô không phải là rùa, sao cô biết rùa không biết tiếng người? - Anh cũng không phải là rùa, sao anh biết rùa biết tiếng người? – Tôi vặn lại Khôi Nguyên. - Chà chà, cũng giỏi bắt bẻ đấy nhỉ! - Cám ơn, anh đã quá khen rồi. - Chúng ta tiếp tục cuộc hành trình thôi. --- Chúng tôi đi đường vòng để xuống dưới con thác. Nhưng, hình như chúng tôi đã đi chệch hướng. Tiếng thác nước xa dần… xa dần… rồi mất hút. Chỉ còn lại rừng rậm với tiếng chim muông, côn trùng… (…) “Huýt” “Éc… éc… éc…” Âm thanh rít lên phía sau lưng. Tôi giật mình quay đầu nhìn về phía âm thanh vừa phát ra. Một đám người trên tay cầm theo nào là mã tấu, dao găm, típ sắt… thứ nào cũng sáng loáng ớn lạnh cả người. Bên tay kia bọn chúng kẹp nách mấy con heo con, hình như chúng mới bắt được trong rừng. Tôi nhận ra tên cầm đầu chính là kẻ mấy hôm trước đã đánh nhau với Khôi Nguyên. Hắn đã bám theo chúng tôi, tại sao hắn làm được điều đó? Qua mắt Khôi Nguyên không hề đơn giản chút nào. - Chào chú em! Nhận ra anh chứ? – Hắn cùng bọn đàn em tiến lại chỗ chúng tôi. - Lại là anh sao. - Bây giờ thì hết chạy nhé! Tao đã giữ lời hứa không bén mảng đến khu vực tụi mày đang ở, nhưng nơi đây thì không ai cản được tao đâu. Tao đã cáo mày không được tiếp tục cuộc điều tra, thế mà mày vẫn ngoan cố. Lần này, thì đừng trách tao vô tình. - Anh đã bám theo tôi bằng cách nào vậy? Tôi có lời khen đấy! - Có gì khó đâu, với một chiếc xe du lịch là tao đã có thể qua mắt bọn thám tử như mày. - Thì ra là chiếc xe đó. Cô đã đúng Ngọc Diệp, tôi mắc sai lầm rồi. - Biết được thì đã muộn rồi, hôm nay hai cô cậu sẽ được chôn xác ở đây, có điều gì trăn trối không? - Tôi không thù không oán với anh, sao lại ép nhau vậy? - Đừng lắm lời nữa, hãy chuẩn bị tinh thần mà về gặp ông bà. Hắn rút khẩu súng ngắn từ trong túi áo lính ra, chỉa vào Khôi Nguyên. - Á… - Tôi hét lên. - Bình tĩnh Ngọc Diệp, cái chết cũng không đáng sợ lắm đâu. Một sự giải thoát triệt để, rất tuyệt! Bắn đi nào! – Khôi Nguyên nói thản nhiên. - Mày… mày không sợ chết à? - Lúc này tôi như cá nằm trên thớt rồi, sợ còn có ích gì nữa. - Tao đã nói rồi, chỉ cần mày không điều tra nữa thì có chuyện gì đâu, đằng này mày quá ngoan cố, không thể trách tao được. Chỉ tiếc cho mày vừa đẹp trai, vừa tài giỏi lại phải uổng mạng, con kiến còn muốn sống, nói gì con người bằng xương bằng thịt, mày hãy suy nghĩ lại đi. - Anh đang dài dòng quá đấy! Muốn bắn thì bắn lẹ đi. - Mày đang thách tao đó hả? - Nhanh nào! Hãy giúp tôi giải thoát. - Không, Khôi Nguyên tôi không để anh chết đâu. – Tôi ôm chặt Khôi Nguyên, xoay lưng về phía hắn. Lúc đó, mà hắn có nổ súng thì tôi sẽ chết trước, tôi không muốn chứng kiến cảnh Khôi Nguyên bị bắn… không… tôi không thể chịu đựng được… không… - Con nhỏ kia, tránh ra! – Hắn quát lớn. - Không… muốn bắn thì bắn tôi đi! - Mày cũng muốn chết sao? - Phải. Muốn bắn muốn giết tùy các người. - Chà chà… uyên ương sống chết có nhau đây mà. Được, vậy tao sẽ tiễn hai đứa cùng đi về chầu ông bà, cho có đôi có cặp. Nhân đây có heo con, tao sẽ cho quay hai con để làm đồ cúng cho đôi uyên ương bọn bay. Nhắm mắt lại nào, tao chuẩn bị bắn đ... “Ụt… ụt… ụt…” Hắn chưa nói dứt câu thì… Cả bọn đàn em và hắn cùng nhìn về bên tay trái, chỗ bụi cây dương sỉ rậm rạp. Đứa nào đứa nấy tê dại tay chân, đứng nín lặng, ngay cả thở cũng không dám thở mạnh. Một sinh vật lầm lũi độ lì không ai dám đọ. Con heo lăn chai (heo lục nanh, loài heo rừng rất dữ tợn đến hổ báo còn phải sợ) khoác trên mình bộ giáp vàng óng. Hai chiếc nanh xốc ngược lên trời bén nhọn như dao cạo. Chân trước của nó đang bới đất để lấy tư thế. Không ai nói cũng biết nó chuẩn bị xông vào chiến trường. - Á… Chạy mau thôi đại ca ơi! Nó sắp lao vào đấy! - Một tên trong bọn hét toáng lên rồi bỏ chạy. Còn heo lăn chai lì lợm ùn ụt lao thẳng tới. Như tổ kiến bị vỡ, cả đám vứt cả vũ khí và những con heo con đang bồng trên tay, nháo nhác tìm đường thoát thân. Có tên bị con heo con cắn vào cánh tay, rú lên một tiếng buông con heo ra chạy như ma đuổi. Bọn chúng ai cũng là giữ mạng không có thời gian đâu mà nghĩ đến chúng tôi nữa. Cũng may cho chúng tôi, lúc đó con heo hung tợn đang dí sát bọn chúng. - Ngọc Diệp, trèo lên cây nhanh lên nào! Tôi kịp nhận ra hoàn cảnh của mình, bất chấp gai góc, trầy xước; tôi ra sức trèo... vít… cố gắng đưa cái thân thể nặng nề của mình lên cây thông lùn tịt. Nhờ có Khôi Nguyên giúp đỡ tôi mới có thể đến được nơi an toàn cách mặt đất chưa đầy mét rưỡi. Tôi nín lặng xem “cảnh tượng đồ sát” đang diễn ra dưới mặt đất. Tên đại ca và đám đàn em của hắn đã trèo hết lên cây, chỉ còn xót lại một tên đang bị con heo lăn chay rược chạy quanh gốc cây bạch đàn. Gã xấu số đó nhảy tót lên… ôm lấy thân cây bạch đàn… trèo trược như con mèo vậy. “Ụt… ụt… ụt…” Con heo ở dưới tức khí, ủi liên tục vào gốc cây bạch đàn khiến cho cái cây như muốn bứt gốc. - Đại ca ơi, tính làm sao đây, thằng Tin sẽ chết mất. - Mẹ kiếp! Tao lại ném khẩu súng dưới kia rồi. Cây bạch đàn quá gầy, không chịu được trọng lượng của gã xấu số. Người gã mỗi lúc một trĩu xuống gần mặt đất. Con heo lăn chai hình như đoan nhoẻn miệng, nheo mắt khoái trá. Nó đứng chỉa hai thanh kiếm bén (răng nanh) lên trời, chuẩn bị hứng trái mít chín rụng. - Á... chết em rồi đại ca ơi, cứu em...mmm! Tên đại ca lúc này không thể ngồi trên cây đứng nhìn được nữa. Hắn bất chấp tính mạng nhảy xuống, chạy đi nhặc khẩu súng. Con heo phát hiện mồi mới thơm hơn, nên chuyển hướng tấn công đuổi theo hắn để tên kia lại. “Ụt... ụt... ụt...” “Đoàn...nnn” Tiếng súng vang lên, chim rừng bay nhao nhác. Con heo lăn chai nghe thấy tiếng súng, lúc này mới ba dò bốn cẳng lủi vào bụi, chỉ một chốc sau đã mất dạng. - Đồ hèn nhát. Biết vậy tao bắn ngay từ đầu. Làm tao bị một phen hú vía. – Hắn lầm bầm. Bọn đàn em thấy tình hình đã ổn, chúng lần lượt từ trên những cái cây tụt xuống. Chúng nhặt lại “binh khí”, tiếp tục công việc còn đang dang dở. - Hai con uyên ương kia, leo xuống được rồi đấy. – Hắn ra lệnh cho chúng tôi. Chúng tôi làm theo ý hắn. Xem ra, lần này chúng tôi khó mà thoát được hiểm họa.
|
Chương 44 Chương 44 --- - Lần này, để xem ai cứu được hai đứa tụi bay. – Tên đại ca nói. Nói rồi, hắn chỉa súng lên trời bắn chỉ thiên. Mục đích của hắn là muốn hù dọa chúng tôi? Cũng không thật rõ, nhưng, phát đạn của hắn thêm một lần nữa, làm kinh động núi rừng. - Thế đấy! Đó gọi là sống phận, tao rất tiếc… nhưng… - Bắn thì bắn lẹ đi, nói nhiều quá! – Khôi Nguyên khiêu khích hắn nổ súng. Hành động liều lĩnh của Khôi Nguyên khiến tôi vừa lo sợ, vừa băn khoăn khó hiểu. Rốt cuộc, anh ấy làm như vậy có ý đồ gì. Càng chọc cho hắn điên lên thì càng nguy hiểm, ai lại đâm đầu vào chỗ chết bao giờ. Nhưng, Khôi Nguyên chắc chắn có cái lý của anh ấy. Và hơn nữa, tên đại ca có vẻ nấn ná… Hình như hắn chờ đợi một câu nói nào đó từ phía chúng tôi, có thể giúp hắn sau khi trở về “dễ ăn nói” với “ông chủ”. - Vĩnh biệt đôi uyên ương. – Hắn chỉa thẳng súng về phía Khôi Nguyên, nhưng mặt thì quay đi chỗ khác. Làm như thể hắn phải đấu tranh dằn vặt dữ lắm, trước quyết định hạ sát một bậc hảo hán đã từng đọ sức với hắn. “Vò… vò… vò…” Âm thanh làm chúng tôi và cả đám giang hồ đứng lặng để nghe. “Vò… vò… vò…” Những sinh vật có cánh giống như ruồi, nhưng, lớn hơn những con ruồi, đang bay lòng vòng trên đầu chúng tôi. Số lượng mỗi lúc một tăng lên… - Thôi chết rồi đại ca ơi, anh bắn trúng tổ ong rồi. Chạy mau lên! – Tên đàn em, nét mặt hốt hoảng. Cả đám kinh hãi, nhưng không đứa nào dám bỏ chạy cho đến khi… “Á…” – Một tiếng rú lên, có tên vừa mới bị ong đốt. Như tổ kiến vỡ, cả đám ù té, chạy thục mạng. Khôi Nguyên hét bên tai tôi: - Ngọc Diệp, nằm nhắm mắt! Úp mặt xuống đất! Tuyệt đối không cử động! Khôi Nguyên kéo tôi ngã xuống đất. Tôi kịp nhận ra hoàn cảnh nguy hiểm, nhất nhất làm theo lời anh ấy. Tức là, nằm nhắm mắt lại, úp mặt xuống đất, không dám nhúc nhích. “Vò… vò… vò…” Tiếng “máy bay” oanh tạc trên đầu. “Á… á… á…” Tiếng la ó của những nạn nhân bị trúng “bom đạn”. - Chết em rồi đại ca ơi, em bị "chít trúng" con mắt rồi. Á… - A… khốn kiếp... dám đốt tao hả... A... a... - Anh em, hãy làm theo lời nó, nằm xuống! Nằm xuống ngay!... – Tên đại ca hét lớn. “Vò... vò... vò...” (...) (...) (...) Một hồi im ắng.... Ước chừng 3 phút trôi qua... 5 phút... 10 phút... 15 phút... Tiếng “máy bay oanh tạc” không còn nữa. Không gian đã trở lại bình thường. Tình hình có vẻ đã ổn. Nhưng, không “em nào” dám cử động. Cho đến khi Khôi Nguyên kéo tôi đứng dậy, thì đám giang hồ cũng đứng dậy theo. Mặt mày “đồng chí” nào cũng sưng chù dzù. Tiếng rên rỉ lúc này mới vang lên sầu não, thật khổ thân cho bọn họ. Cũng may là tổ ong ruồi, chứ gặp như ong vò vẽ thì đã tiêu mạng rồi chứ không còn đứng mà rên rỉ được đâu. Tên đại ca sáng nay ra khỏi nhà chắc dính phải phong long, xui xẻo, đen đủi quá thể. --- Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai. Chúng chưa kịp hoàn hồn lại để hỏi tội Khôi Nguyên, thì đã phải xanh xám mặt mày... Ngay cả tôi cũng vậy, mặt tái nhách... Chỉ có Khôi Nguyên là còn giữ được bình tĩnh. Chúng tôi kịp nhận ra, mình đang bị một nhóm người bao vây. Những kẻ đó ăn mặc không giống người bình thường. Đám người ở trần, đống khố; kẻ nào cũng da đen trùng trục. Trên mũi xỏ những cái khuyên rất lớn giống như mũi trâu, mũi bò vậy. “Đám thổ dân” vây xung quanh chúng tôi. Trên tay là những chiếc nỏ săn bắn, chỉ cần chúng tôi nhúc nhích là chết ngay lập tức. Biết thân biết phận nên ai trong số chúng tôi cũng đứng im thinh thít. “Đám thổ dân” đánh trống mừng cuộc săn bắt thành công mỹ mãn; không cần dùng đến một mũi tên đã bắt được hơn chục con “đười ươi trụi lông”. Tên cầm đầu – tôi đoán vậy – của đoàn thợ săn nói gì đó tôi chẳng hiểu. - U... lu, cờ nhắc... nhắc, lu... u... u... nhắc, lu... lu, cờ nhắc... u... Chỉ hiểu ra một thực tế, chúng tôi bị trói chặt tay bằng những sợi dây rất dẻo dai – chắc là, loại dây rừng. Chúng tôi bị đưa đến một bộ lạc (với những túp lều lá nằm san sát nhau), “đám thổ dân” nhốt chúng tôi trong những chiếc lồng cũi. Không biết bọn người đó định làm gì chúng tôi, chỉ thấy những kẻ quái dị đó lấy từng bó củi chất thành đống. --- Đám giang hồ và tên đại ca bị nhốt ở lồng lớn, còn tôi và Khôi Nguyên bị đẩy vào lồng nhỏ hơn - một sự sắp xếp tình cờ, xem ra tôi và anh ấy rất có duyên. Bọn đàn em của tên đại ca than khóc thảm thiết. - “Lần này thì chết chắc rồi đại ca ơi! Hu... hu... hu...” - “Em còn mẹ già và con nhỏ nữa đại ca... sao lại ra nông nổi này trời hỡi trời...” - “Em phải trở về, em mới hẹn hò... lần đầu em biết về tình yêu, em chưa ngủ với con gái lần nào, em không thể ra đi như vậy được...” - “Em thì biết hết mấy dzụ đó rồi, nhưng mà... em... em rất yêu đời, em còn phải đi du lịch khắp năm châu bốn bể, phải ăn nhiều món ăn ngon và hẹn hò với nhiều người phụ nữ.” - “Em thì lại rất mê đánh cờ, chết rồi thì ông lão hàng xóm tìm ai để đánh đây? Hu... hu... hu...” - “Em còn trẻ, còn cả trời ước mơ... em phải sống đại ca, em phải trở về...” Tên đại ca lúc này mới lên tiếng: - Hãy chấm dứt ba cái trò ủy mị đàn bà đó đi. Các chú có còn đáng mặt là dân giang hồ nữa không hả? Chưa gì đã bi quan vậy rồi, ai nói với các chú là chúng ta sẽ chết? Ai nói? - Đại ca ơi! Chúng ta bị trói chặt hai tay hai chân, củi thì được chất đống ngoài kia, đại ca thử nghĩ xem bọn mặt đen kia sẽ làm gì chúng ta? Đã quá rõ rồi. Bọn nó định xiên nướng chúng ta đó mà. Hu hu hu... - Chẳng lẽ chúng ta đành phải bỏ mạng tại đây sao? Không được, phải tìm cách thoát ra ngoài. Nghe bọn giang hồ nói chuyện với nhau làm tôi lạnh tái người. Tôi quay sang nói với Khôi Nguyên, lúc này, chúng tôi bị trói chặt hai tay, hai chân. - Khôi Nguyên, thế là hết. - Hết cái gì cơ? - Hết cơ hội để nhìn thấy mặt trời chứ còn hết gì nữa anh. Không ngờ tôi và anh, không sinh cùng ngày cùng giờ, lại chết cùng ngày cùng giờ và cùng một chỗ. - Ai thèm chết với cô. Mà sao cô vội bi quan thế hả? - Anh không thấy đó còn gì, chúng ta sẽ bị nướng như nướng cá, chắc sẽ đau lắm! Khôi Nguyên ơi, tôi không muốn chết như vậy đâu? Hức... hức... hức... – Nước mắt tôi trào ra. - Ngọc Diệp ngoan nào! Tay tôi bị trói nên không ôm cô được, cô thông cảm nhé! - Híc... anh còn đùa được sao... – Giọng tôi run run. - Còn sống được phút giây nào thì vui vẻ phút giây đó, tại sao cô cứ phải suy nghĩ cho mệt đầu mệt óc vậy nhỉ? - Anh đúng là đồ lì lợm. - Xưa giờ tôi vẫn vậy mà. Cô nghĩ lại đi, không lý do gì để cô phải phiền muộn lo âu cả. Chẳng phải cô tin vào thuyết nhân quả đó hay sao? Mọi sự ở đời đều có nhân quả, nghiệp duyên thế nào thì ta chịu thế ấy thôi. Việc của chúng ta cần làm là hiểu quy luật đó để sống sao cho có đức, đừng hại người hại vật, đừng làm điều xằng bậy là sẽ tai qua nạn khỏi thôi. Mọi sự cứ tùy duyên đi Ngọc Diệp. - Tôi biết vậy, nhưng, tôi không làm được, tôi vẫn sợ. Hức... hức... - Vậy là cô chưa ngộ rồi. Nhưng, không sao. Nói để cô yên tâm. Tôi sẽ tìm được cách cứu cô thoát ra khỏi chỗ này. Mắt tôi sáng lên: - Anh nói thật chứ! Nhưng bằng cách nào mà... - Tạm thời đừng nói gì cả. Tranh thủ lúc chúng sơ ý chúng ta sẽ tẩu thoát. --- Đến giữa buổi trưa, “đám thổ dân” đã chuẩn bị xong củi lửa. Chúng bỏ lại chúng tôi, rồi đi đâu đó, tôi đoán là chúng đi ngủ trưa. Đợi đến chiều tối chúng sẽ nướng “những con mồi” mà chúng vừa bắt được. Dường như, chúng yên chí rằng, chúng tôi không thể nào trốn thoát được. Đợi bọn chúng đi hết rồi, Khôi Nguyên mới xít lại gần. Anh ấy đẩy người vào vai tôi, nói: - Ngọc Diệp, đến lúc “ford” (bỏ chạy) rồi. - Nhưng bằng cách nào? - Cô xem nhé! Khôi Nguyên mở dưới đế dày, lấy ra một con dao nhỏ bằng ngón út. - Trời ơi! Giày của anh có cơ quan sao? - Bây giờ thì cô đã hiểu vì sao đồ dùng của tôi đều được thiết kế riêng biệt rồi chứ! - Tuyệt quá! Chúng ta thoát rồi. - Đừng nói trước điều gì cả, tôi kiêng kỵ lắm đấy. - Bây giờ chúng ta phải làm gì đây? - Khẽ thôi chứ Ngọc Diệp. - Ừm. - Đưa tay ra để tôi cắt dây trói nào! (...) Khó khăn lắm, chúng tôi đã thanh toán xong những sợi dây trói – chúng dẻo dai một cách lì lợm. Khôi Nguyên yêu cầu tôi đứng quan sát xung quanh để anh ấy cắt dây buộc lồng củi. Đổ cả mồ hôi hột chúng tôi mới thoát được ra ngoài. - Đi thôi Ngọc Diệp! Tôi đứng khựng lại. - Cô làm sao vậy? - Còn những người kia thì sao? - Tôi sẽ cứu họ ra, cô cứ yên tâm. - Ừm, chúng ta khẩn trương tới cứu họ đi Khôi Nguyên. Chúng tôi khẩn trương, đến cắt dây buộc lồng củi; Khôi Nguyên vào bên trong cắt dây trói cứu đám giang hồ. Tôi đứng ngoài quan sát. Rất nóng ruột và hồi hộp... Tim tôi đập thình thịch khi nghe thấy tiếng của “đám thổ dân” đang tiến lại gần. “Lu nhắc... nhắc, lu... lu nhu... lu nhắc... nhắc...” - Chúng đến rồi Khôi Nguyên, nhanh lên! Vẫn còn một người chưa cắt được dây trói, Khôi Nguyên vẫn đang gắng sức để cứu anh ta. - Khôi Nguyên, không xong rồi! – Tôi réo gọi. Sợi dây dẻo dai lì lợm, cắt hoài mà không chịu đứt. “Nhắc, lu... nhắc, lu... nhắc, lu...” Thôi chết! Bọn chúng đã phát hiện ra điều bất thường. Chúng chạy ùa đến. Vừa lúc Khôi Nguyên cắt được dây trói cho người cuối cùng. Hai “tên thổ dân” đứng chặn trước mặt chúng tôi, chúng dí mũi giáo về phía trước, lấy thế tấn công, miệng không ngừng la ó, báo động cho lũ kia chạy tới tiếp ứng. - Không xong rồi Khôi Nguyên. Cậu một tên, tôi một tên. Còn mọi người mau chạy đi! Nhanh lên! – Đại ca hét lớn. Khôi Nguyên ra hiệu bằng mắt cho đại ca giang hồ, hai người xông ra cản đường để mọi người tháo chạy. Ban đầu, chúng tôi còn nấn ná đứng lại. Sau đó, ý thức được tình hình nguy hiểm nếu cả bọn đều bị bắt trở lại, nên đành đoạn mà rút đi trước, bỏ lại đại ca giang hồ và Khôi Nguyên lành ít dữ nhiều. Chúng tôi chạy... chạy... và cắm đầu mà chạy. Tên bay vùn vụt trên đầu, sự sống nghìn cân treo sợi tóc. Cũng may là chúng tôi chạy được khá xa rồi bọn người kia mới đuổi theo để bắn. Chúng tôi chạy thoát trong gan tất, tất cả là nhờ có Khôi Nguyên và đại ca giang hồ chấp nhận hy sinh để cứu tập thể. Chúng tôi ra khỏi khu rừng, sốt ruột đi qua đi lại, chờ đợi hai người anh hùng gặp dữ hóa lành, sẽ trở ra với chúng tôi. Tôi chắp tay cầu nguyện. Chúa tôi cũng cầu, Phật tôi cũng cầu, thánh Allah tôi cũng cầu. - “Đại ca nhất định không sao?” - “Còn phải nói, đại ca phước lớn mạng lớn sẽ về với chúng ta.” - “Ở đây mà chờ thì bị động quá, phải tìm lực lượng ứng cứu thôi.” - “Tìm thế nào mà tìm, gọi được người vào chốn khỉ ho cò gáy này thì đại ca đã... ôi, làm sao đây... làm sao đây?” - “Hãy kiên nhẫn, kiên nhẫn... hai người đó rất giỏi võ, sẽ thoát được thôi.” - “Nhưng lũ man rợ đó thì cần gì võ vẽ, không thấy những cây nỏ của chúng sao? Phen này đại ca lành ít dữ nhiều rồi.” Nước mắt tôi bỗng dưng rơi lã chã. Tôi không thể chịu đựng nổi bi kịch mất Khôi Nguyên vĩnh viễn. Không.... anh ấy những định sẽ ra được chỗ đó. (...) 15 phút trôi qua... Nửa tiếng... Rồi một tiếng... ... --- Đến cuối giờ chiều, - Thế là hết. – Một người tuyệt vọng thốt lên. Chúng tôi ai nấy đều mang bộ mặt đó. Bộ mặt của kẻ tuyệt vọng. Chúng tôi đã không thể cứu được người thân của mình. “Lu, cờ nhắc.... nhắc, lu... lu nhắc... lu...” Cả đám chúng tôi kinh hãi quay mặt về phía âm thanh vừa phát ra. - Thôi, phen này thì bỏ mạng thật rồi. – Một người nói bên tai tôi.
|