Thám Tử Kỳ Duyên
|
|
Chương 35 Chương 35 --- - Tôi có thể ngồi đây chứ? Trong ánh đèn nhập nhoạng, hình dung người phụ nữ hiện ra trước mắt tôi. Dáng người cô ấy thanh tao, hơi gầy nhưng nhìn rất quyến rũ. Cô ấy, mặc váy hoa sẫm màu, khoác bên ngoài chiếc áo len xanh mỏng mảnh, càng tôn lên cái vóc dáng mình hạt sương mai của cô. Trên cổ người phụ nữ ấy quàng một chiếc khăn gió ấm màu cỏ úa. Cô đi đôi guốc không cao lắm! Tôi gật đầu mỉm cười chào cô ấy, ngồi xít ra một bên để chỗ cho cô ấy ngồi. - Cám ơn cô! Nói rồi, cô ấy ngồi xuống bên cạnh tôi, lúc này, tôi quan sát được rõ hơn khuôn mặt cô, đầu tiên phải kể đến mái tóc dài ngang vai, bồng bềnh như áng mây trôi, tôi ngửi được mùi hương hoa cúc trên tóc cô ấy. Cô ấy có khuôn mặt trái xoan kiều diễm, ngũ quan cân đối hài hòa; đôi mắt của cô ấy làm người ta phải chú ý, vì đôi mắt ấy cứ long lanh, mơ hồ, mặc dù ánh sáng không đủ soi tỏ từng chi tiết trên khuôn mặt đẹp ấy, nhưng, cũng đủ cho tôi thấy một cái nốt ruồi điểm dưới mi mắt trái của cô, mắt cô ấy như vừa mới khóc xong. Sóng mũi cao, cánh mũi nhỏ xinh, và ánh mắt tôi dừng lại ở đôi môi cô, đôi môi mảnh dẻ phớt hồng. Thần sắc cô ấy nhìn tổng thể mang nét u buồn của mùa thu, nét hiu quạnh của mùa đông lạnh lẽo. Mắt cô ấy đang tập trung hướng về Văn Phú, trông cánh nhìn của cô ai cũng có thể đoán được, cô và người huấn luyện viên karate kia, có quan hệ trên mức bạn bè bình thường. Một tiếng rưỡi cực hình với tôi cuối cùng cũng kết thúc. Theo hiệu lệnh của Văn Phú, tôi trở lại hàng đứng cạnh Khôi Nguyên. Chào tổ xong, Văn Phú cho lớp nghỉ trong tràng pháo tay để củng cố tinh thần. Chúng tôi đến chỗ treo đồ và dụng cụ. Khôi Nguyên cố tình nấn ná không về, hình như anh ấy muốn đợi Văn Phú. Người phụ nữ lúc nãy. Cô ấy nhẹ nhàng tiến lại chỗ Văn Phú. Tôi rất tò mò muốn xem quan hệ của họ có đúng như tôi phán đoán hay không. Và hình như tôi đã sai rồi, vì tôi thấy được cử chỉ không vui của Văn Phú khi nhìn thấy người phụ nữ đó. Ánh mắt anh ta có những tia mệt mỏi, nặng nề. Hai người họ đi vòng ra sau sân tập để nói chuyện. Khôi Nguyên liền bám theo họ, tôi cũng đi theo Khôi Nguyên. Chúng tôi núp sau bức tường để nghe họ nói chuyện với nhau. - Chẳng phải anh đã nói rõ với em rồi sao? Chúng ta không hợp nhau, chia tay, em đã gật đầu đồng ý, giờ còn đến tìm anh là sao hả? Người phụ nữ đó không giữ được bình tĩnh nữa, cô ấy nói như kẻ tuyệt vọng: - Nhưng em, em không làm được. Em đã cố để xóa đi hình bóng của anh, nhưng không thể, không thể... anh làm ơn đi mà... đừng đối xử với em bất công như vậy. - Lại than vãn, than vãn... đến bao giờ em mới hết than vãn đây? Em làm người khác mệt mỏi vì em đấy. Em muốn anh nhắc lại cho em biết sao? Được. Nghe cho rõ đây, chúng ta cơ bản có duyên nhưng không có phận. Em giống như bộ võ phục vậy, nhưng đáng tiếc anh mặc không vừa. Bây giờ thì đã hiểu chưa hả? - Anh có thể nói ra những lời tàn nhẫn như vậy được sao, anh xé nát trái tim em rồi đó anh không thương cảm chút nào sao? Phải rồi... ngay từ đầu anh đã xem em là một kẻ qua đường. Em thì khác, vì yêu anh mà em chấp nhận làm kẻ thứ ba. Nhưng, chính anh, anh làm em tin rằng anh cũng yêu em. Đêm hôm đó em đã cạn chén tình say với anh rồi, em đã dâng lên cho anh tất cả, anh còn chưa vừa lòng ư? - Đó là do em tự nguyện, sao lại trách anh. Hơn nữa, đêm đó anh say quá! Chứ tỉnh táo thì anh không làm cái chuyện đó đâu. Cơ bản là em không hấp dẫn anh, anh nói rất nhiều lần rồi... “Bốp” - Hình như Văn Phú vừa mới bị ăn tát. - Đồ tồi! Bây giờ anh muốn phủi bỏ trách nhiệm. - Trách nhiệm? Em hãy thôi ngu ngốc đi! Hãy nghĩ lại thử coi. Sống với một người mà không bao giờ yêu mình, em hạnh phúc lắm ư? Như thế là tự chuốc lấy đau khổ cho cả hai đấy. Thấy khổ mà còn lao đầu vào có còn tỉnh táo không hả? - Hừ, anh nói thì hay lắm! Thế tại sao anh lại đâm đầu vào một kẻ không bao giờ yêu anh. Hả? Anh nói đi! - Em... - Anh không trả lời được sao? Vì cô ta đã chết hay là vì anh thấy nhột nên m... “Bốp” – Nguy rồi, lần này hình như Văn Phú vừa tát người phụ nữ đáng thương ấy. - A, đồ vũ phu kia, anh đánh tôi vì cô ta sao? - Tôi sẽ giết cô, nếu cô còn dám nhắc đến Kiều Oanh trước mặt tôi. – Văn Phú rít lên. - Hơ hơ... hơ hơ hơ... giết tôi? Vậy giết đi, tôi cũng chả muốn sống nữa. Anh là một kẻ đáng thương, anh có khác gì tôi đâu. Anh yêu một kẻ không bao giờ yêu anh, cô ta là hoa đã có chủ. Anh ta đẹp trai hơn anh, giàu có hơn anh, và điều quan trọng là cô ta yêu anh ta chứ không có chút tình cảm nào với anh, cô ta chỉ xem anh là tên tài xế, là túi xả muộn phiền của cô ta những lúc cô ta cần thôi. Anh có biết vì sao cô ta chết không... đó là vì cô ta yêu người kia giống như anh yêu cô ta vậy, cô ta bị đá và cô ta tự sát... còn anh, anh không có cái gan đó như cô ta. Anh yêu cô ta lắm mà, thế sao anh không chết theo cô ta đi... hay là anh sợ hả? Anh chỉ có thể đánh tôi thôi sao? Một kẻ hèn hạ như anh mà có bản lĩnh đứng lớp dạy võ đấy! Hơ hơ... thật nực cười. - Cô nói thêm một tiếng nữa xem! – Văn Phú nghiến răng. Người phụ nữ đó hình như đã biết sợ, cô ta không nói gì nữa. Văn Phú vô tình đẩy người phụ nữ đáng thương kia té xuống nền nhà, rồi bước đi vô tình, bỏ mặc người phụ nữ ngồi khóc nức nở. (...) - Đồ khốn! Chúng ta phải làm gì đó chứ Khôi Nguyên. - Làm cái gì kia chứ. Lúc này, cô ấy cần yên tĩnh, chúng ta đi thôi! Vừa bước đi tôi vừa làu bàu: - Loại đàn ông đáng ghét. Đồ điên! Đồ vô trách nhiệm... - Này, cô đang nói tôi đó hả? - Còn ai ngoài thằng cha đó nữa. Cô ta cũng thật là, loại đàn ông đó có gì mà cô ta mê mẩn vậy nhỉ? - Còn có gì nữa, quá rõ rồi. Đẹp trai, giàu có cộng thêm thói trăng hoa, vô tình, phụ bạc. Đủ bộ quá rồi còn gì. - Hừ, tôi vẫn còn tức quá. Chỉ muốn đấm cho chả một cái. - Với sức của cô sao? - Sao lúc nãy anh không giúp cô ấy. - Làm sao mà ngăn cản kịp, hơn nữa, chúng ta đang tìm cách tiếp cận anh ta để điều tra. Cuộc nói chuyện vừa rồi giữa anh ta và người phụ nữ đó, đã phần nào chứng tỏ cho giả thiết của tôi về cái chết của Kiều Oanh. Bây giờ thì cô đã thấy tôi nói có lý chưa nào? - Còn sớm để kết luận lắm! - Người phụ nữ đó biết về người đàn ông bí ẩn đã hẹn hò với Kiều Oanh. Lát nữa, cô hãy tìm cách bắt chuyện làm quen, xin số điện thoại của cô ta nhé! Có thể thông qua cô ta mà chúng ta tìm được manh mối về người đàn ông đó đấy. - Được rồi. Anh đi trước đi. Để việc này cho tôi. - Cô làm được không đấy? - Sở trường của tôi mà. Anh cứ đi trước đi. - Vậy tôi đi trước nhé! Chúc cô thành công. Chẳng mấy khó khăn, tôi đã làm quen và xin được số điện thoại của Lệ Quyên – người phụ nữ vừa mới bị đối xử tệ bạc. Có lẽ, phụ nữ với phụ nữ dễ đồng cảm hơn nên cô ấy rất cởi mở với tôi. Tôi đã chân thành an ủi và động viên Lệ Quyên. --- Thay đồ xong, chúng tôi chưa về đồi trà vội. Khôi Nguyên biết tôi ưa ăn vặt nên ảnh đưa tôi đi khu phố đi bộ chơi, sau đó sẽ ghé vào một quán sữa đậu nành ở đường Tăng Bạch Hổ. Khu phố đi bộ đông đúc người từ nhiều phương đổ về, thành phần chủ yếu là khách du lịch và dân bản xứ. Những con người mang trên mình đủ các loại trang phục khác nhau, từ những thứ tồi tàn rách rưới nhất đến những thứ xa hoa lộng lẫy nhất. Một đám người vây quanh một xe kẹo bông gòn, đám khác ngồi xít lại bên những bếp than hồng đang nước các loại bánh tránh mỡ hành với phô mai, khô bò... Những cái bánh tráng nóng giòn thơm phức quyện vào lưỡi vị mặn ngọt được đặt trên những cái đĩa nhựa, khi cái bánh tráng đang còn bốc hơi nóng hổi, người ta sẽ dùng kéo cắt rụm nó ra thành từng miếng giống như ăn pizza. Tương đen và tương đỏ xịt chung một chén rồi trộn đều với nhau. Khi ăn, người ta sẽ chấm miếng bánh tráng giòn tan vào những cái chén tương. Ở những gian hàng ăn uống, người ta sẽ liên tục ngửi được mùi bắp nướng thơm thơm, mùi bắp rang bơ... Những xiêng thịt bò cuốn lá lốt xèo xèo trên bếp than đỏ hỏn. Những đại lý bán hàng tạp hóa, bán đồng hồ, bán dụng cụ thể dục thể thao, bán linh kiện điện tử... những cửa hàng đó vẫn thắp đèn sáng trưng đón chào du khách đến thành phố tham quan, mua sắm. “Mua dô... mua dô... 50 ngàn... 50 ngàn... 50 ngàn... mua dô” “Bà con cô bác gần xa... hàng đẹp... đẹp mà còn rẻ nữa... mua ba cái tặng một cái... tính tiền ba cái...lại đây coi đi bà con cô bác ơi...” Đồ xôn trải bạc nằm chất đống bên lề đường. “Tuýt... tuýt... tuýt...” tiếng còi báo động của lực lượng an ninh, đội giữ gìn trật tự phường 1 đang làm việc, họ đang ra sức bắt giữ xe cộ phạm luật, và những người bán hàng đang lấn chiếm lòng lề đường... Khu phố vào giờ đi bộ ngăn cấm các loại phương tiện giao thông lưu hành, trừ những người buôn bán họ chỉ được dắt xe đi bộ chứ không được ngồi lên chạy... tôi thấy một người thanh niên, hình như chưa biết luật nên chạy xe máy vào trong khu phố, một người mặc đồ dân quân chạy đến vừa thổi còi, vừa lấy dùi cui quất vào lưng người thanh niên đó... xảy ra tranh cãi... ít phút sao một xe cơ động đến hốt người thanh niên và chiếc xe của anh ta lên, áp giải về đồn. Tiếng cười, tiếng nói râm rang không khí hội hè. Những mặt người với đủ các trạng thái, buồn, vui, hờn giận... Tiếng guitar, tiếng gõ thùng, tiếng hát của mấy bạn trẻ ngồi xếp lại thành hình vòng tròn ở ngay giữa trung tâm khu phố đi bộ. Họ đang ca những bài hát thịnh hành của giới trẻ, những thể loại dance rất sôi động. Ánh đèn rực rỡ muôn màu xung quanh chúng tôi. Đi dạo phố chán rồi, Khôi Nguyên mới dẫn tôi đi uống sữa đậu nành. Quán sữa có rất nhiều người, họ ngồi tràn ra con đường chật hẹp. Những cái bàn nhựa và những chiếc ghế nhựa xếp từng chồng lên nhau. Người phục vụ sửa soạn cho chúng tôi một bàn tươm tất. Chúng tôi gọi hai ly sữa xanh phụng – sữa đậu xanh trộn với đậu phụng. Và một dĩa bánh gồm có: bánh da lợn, bánh su, bánh tiêu... Chúng tôi vừa uống sữa nóng, vừa ăn bánh... nói chuyện vui vẻ với nhau. Khôi Nguyên nói mấy câu hài hước khiến tôi cười muốn vỡ cả bụng luôn. (Khôi Nguyên uống sữa nhưng không bỏ đường. Anh ấy cũng không ăn bánh. Tất cả đồ ngọt là dành cho tôi.) Những tiếng nói, tiếng cười của mọi người xung quanh im hẳn lại, khi một nhóm thanh niên mới trông qua nhân dạng là biết một lũ không ra gì. Đứa thì đầu xanh, đầu đỏ. Đứa thì mặt mày láo ngáo, có đứa vừa đi vừa cơn cơn như muốn thách thức, muốn gây sự với người khác. Chúng hộ tống một gã nhìn rất công tử bảnh bao, đầu tóc chải chuốt, xịt keo bóng loáng, kẹp nách hai bên gã công tử đó là hai cô gái ăn mặc rất phản cảm, hở han. Chúng đến đạp bàn đạp ghế, thái độ coi pháp luật và mọi người chẳng ra gì. Ngang tàng, hóng hách, và làm ra vẻ cha chú người khác. - Chủ quán, mau dọn một bàn vời đầy đủ các thứ ra đây! - Một thằng trong bọn nói quát mắng người ta. Ông chủ ra hiệu cho người phục vụ đến sắp xếp cho bọn chúng. Bọn mất dạy đó có cả thảy 10 tên, tên cầm đầu – tức là gã công tử - thái độ rất láo xược, bắt chéo chân ngồi ghế chủ tọa, hai cô gái theo hầu nó người thì dùng thìa đút sữa cho nó uống, người thì đút thuốc cho hút, thỉnh thoảng lại mớm cho nó một mẫu bánh vào mồm. Ngồi sau lưng nó là một đôi trai gái – nhìn cách ăn mặc chắc là khách du lịch. Cô gái nhìn có vẻ rất xinh nên bọn chúng để ý, “thằng anh đại” ra mắt cho mấy thằng kia biết, nó chuẩn bị chơi một trò rất thú vị... liền đó nó luồn tay ra sau nhéo vào mông cô gái. - Á... Cô gái giật mình đứng phắt dậy. Cả bọn cười hí hố. Cô gái tức quá chửi nó: - Đồ biến thái! “Hố hố hố...” - Cả bọn lại cười tiếp. Cô gái bị chúng làm nhục đứng lên, cùng người bạn trai của mình bỏ đi. Có một bà lão ăn xin đang ngồi la lết bên kia đường, thằng công tử nghĩ ra một trò chơi mới. Nó lấy một cái bánh su trên đĩa, thả xuống đất, sau đó nâng đôi chân ngà ngọc đi giày hàng hiệu lên, dẫm bẹp cái bánh... nó lượm cái bánh lên ném thẳng vào cái nón lá của bà lão đang chìa ra xin xỏ. Rồi cả bọn tiếp tục cười hí hố. Mọi người xung quanh ai cũng hận bọn chúng đến tận xương tủy, nhưng không dám làm gì, vì bọn chúng rất đông và mất dạy. Có thằng bé ăn xin đi từ đâu lại, nó đi xin bàn này đến bàn khác; thằng bé ốm o, mặt mày len luốt, ước chừng 10 tuổi. Thằng bé này hình như không nằm trong đội thám tử nhí của Khôi Nguyên, có lẽ nó đi ăn xin là theo lệnh của bọn đại ca. Nó đi qua các bàn rồi lần đến bàn của thằng công tử. - Chú ơi! Chú ơi! - Nó chìa tay ra. - Cút đi thằng nhóc! - Thằng công tử trừng mắt. Thằng bé sợ quá quay mặt bỏ đi, vô tình quẹt chân vào cái bàn làm ly sữa của thằng công tử nghiêng đổ, sữa chảy dính vào cái quần hàng hiệu của nó, khiến nó lồng lộn lên: - Má, mày! Nó liền đứng lên túm lấy cổ áo của thằng bé, tát liên tục mấy cái vào mồm thằng bé, khiến thằng bé chảy cả máu miệng. - Hu... hu... hu... - Thằng bé khóc la thảm thiết. Thằng công tử chưa hả dạ, nó bóp sau gáy của thằng bé ăn xin, nhấn cổ nó xuống bàn, rồi lấy chân đạp lên. - Mày dám làm bẩn đồ của ông hả thằng chó. - Nó nghiến răng, nghiến lợi. - Chú tha cho cháu... tha cho cháu...- Thằng bé van xin, máu miệng nó nhỏ từng giọt lên bàn. Khôi Nguyên đứng phắt dậy, tiến lại chỗ thằng công tử. Không nói năng gì, ảnh nắm lấy cổ áo nó quất cho một đấm như búa tạ vào mặt nó, cú đấm khiến cho thằng công tử té bật ngửa ra sau, nằm giật giật như con cá mắc cạn. Mấy thằng kia đứng lên ùa vào tấn công ảnh. Một thằng đạp vào lưng ảnh, bị ảnh chụp được chân, liền đó ảnh đạp thẳng chân vào khớp gối chân trụ của nó, khiến nó rú lên một tiếng lăn ra quằn quại. Bọn nó vây lại ôm lấy anh ấy, nhưng anh ấy nhanh nhẹn luồn tránh, không để cho bọn nó ôm được. Mọi người nép sang hết một bên quan sát cuộc ẩu đả. Một trận chiến không mấy khó khăn với Khôi Nguyên khi đối mặt với bọn ruồi bu đó. Một thằng liều mạng lao vào ăn ngay một đạp gữa mặt bật ngửa ra sau với khuôn mặt đầy máu me. Hai thằng chồm lại từ phía sau lưng, dính liền hai cùi chỏ răng môi lẩn lộn, ôm miệng môi máu nằm sóng soài ra đường. Mấy thằng còn lại thấy tình hình có vẻ không ổn cho lắm(!) Nên bỏ mặc bọn kia nằm lại, lo tìm đường thoát thân. Mọi người vỗ tay ầm ầm, hết lời khen ngợi Khôi Nguyên. “Hú... hú... hú” - Tiếng còi xe của lực lượng cơ động vang lên. Chiếc xe dừng lại, một nhóm dân quân nhảy xuống xe, trên tay cầm dùi cui sấn tới Khôi Nguyên...
|
Chương 36 Chương 36 --- - Khoan đã! Một tiếng nói vang lên, những dân quân kia dừng lại. Tạm thời khoan hãy trấn áp (!) những kẻ gây rối. Một người đàn ông khoác trên mình bộ cảnh phục của lực lượng cảnh sát 113, chân mang bốt đờ sô, lưng đeo còng số tám dắt khẩu súng lục. Người đàn ông đó rất to con vạm vỡ, anh ta tiến lại gần Khôi nguyên. - Là chú nữa sao? Tiền sử “đánh người gây thương tích” của chú đã chất đầy kho lưu trữ rồi kia kìa. Nói đi, lần này chú lại vì lý dó gì mà động tay động chân? - Anh Hạo à! Cũng may là lần này có anh, nếu không em đã nhừ xương với mấy chú dân quân đây rồi. – Khôi Nguyên còn pha trò. - Hừm, anh phát mệt với chú rồi đó. Về đồn nào! Thế là, chúng tôi bị đưa về đồn. Rất nhanh chóng, anh Hạo thả chúng tôi về. Trước khi chúng tôi rời khỏi. Anh ấy còn nhắc nhở Khôi Nguyên: - Khôi Nguyên à! Lần này, thì không như những lần trước đâu. Chú có biết cái thằng mà chú vừa “côn” cho giữa mặt là thằng nào không hả? - Em chẳng cần biết nó là thằng nào, thấy nó bố láo quá nên em muốn dạy cho nó một bài học thôi. - Nó là thằng em thứ ba của đại ca Phong đấy! - Em không biết đại ca Phong là thằng nào hết. Ngay cả anh mà cũng sợ nó sao? - Chú mày thật là… vẫn chứng nào tật nấy, coi trời bằng vung. Đại ca Phong là thằng đầu gấu nhất khu vực này đấy, những tay giang hồ vùng lân cận cũng phải sợ nó. - Thế sao anh không thộp cổ nó đi. - Chú làm như dễ lắm vậy. Nhà nó có quen biết rộng lắm! Chú nghĩ loại tầm thường mà tồn tại được đến ngày hôm nay sao? Nay chú động phải thằng em nó, thể nào nó cũng tìm chú báo thù. - Ồ, vậy thì có chút nghiêm trọng đấy! - Đâu chỉ có chút. Quá nguy hiểm đi chứ! Chú nên lánh đi một thời gian thì hay hơn. - Em chẳng đi đâu cả, một mạng đổi một tá mạng, dại gì mà em không đổi. Nếu nó đụng tới em, em sẽ chuẩn bị ba trái lựu đạn, một khẩu Ak… đợi lúc tụi nó tụ tập đông đủ ném lựu đạn vào, sau đó càng quét một lượt hết những thứ rác rưởi đó ra khỏi xã hội cho người dân được yên ổn mà làm ăn. - Chú còn nói đùa được sao? Nghe lời anh lần này đi. Tránh voi chẳng xấu mặt nào. - Cám ơn anh Hạo . Bữa nào rảnh em sẽ mời anh đi nhậu. Còn bây giờ em phải đi rồi, chúng ta đi nào Ngọc Diệp! --- Buổi sáng hôm sau, lúc 8h30. Anh Quốc Việt tìm đến nhà gặp chúng tôi trong bộ dạng gấp gáp. - Có tin tức về con chuột nhắc Bính Lù rồi đấy Khôi Nguyên. - Ồ, lão ta đang ở đâu? - Rất nhiều khả năng, lão đang trốn trong căn nhà tại con hẻm 1B... - Ở đó sao? - Cậu đã biết rồi hả? - Tớ và Ngọc Diệp đã từng theo dõi Hải Yến. Căn nhà đó rất đáng ngờ, nếu cậu không đến gặp tớ thì tớ cũng sẽ nói với cậu. Đã đến lúc chúng ta phải thăm hỏi chủ nhân của căn nhà đó rồi. Nhưng khi chúng tôi đến nơi, thì căn nhà đó đã không còn một bóng người. Dù chúng tôi đã tính trước, và tiếp cận nó một cách khá bất ngờ. Nhưng, đã muộn. Vậy là chúng tôi đến chậm một bước nữa, để Bính Lù chạy thoát. - Hừ, tớ điên lắm rồi đấy Khôi Nguyên. Đường đường là một chỉ huy cao cấp của tổ trọng án, mà lại để một tên chuột hôi như vậy qua mặt. - Cũng không thể trách bản thân mình được Quốc Việt à! Bọn này không chỉ một hai tên đâu. - Cậu tin chắc thời gian qua lão đã ở trong căn nhà này sao? - Ừm. - Chẳng lẽ cứ để lão qua mặt chúng ta hoài vậy ư? - Cứ để cho lão chạy đi. Giống như mèo vờn chuột vậy đó. Đến khi chúng ta muốn bắt, sẽ bắt được lão. - Hình như cậu không còn mặn mà lắm với lão nữa? - Tớ đã nói sao nhỉ? Cái lão phàm phu tục tử đó không thể làm được trò trống gì ra hồn đâu. Nhưng, chúng ta cần lão vì lão nắm giữ những manh mối liên quan đến ông Trịnh Vỹ và đám người Hoa kia. Bản thân lão thì không nói làm gì, mà những kẻ nào đang chống lưng cho lão, giúp lão trốn thoát khỏi chúng ta, bọn người đó là ai? Giữa chúng và lão Bính Lù đó có quan hệ gì? Thế nên, chúng ta phải tiếp tục lùng bắt lão... nhưng từ đây tới khi bắt được lão, chúng ta cần biết thêm nhiều thông tin liên quan như tớ vừa mới nói. Cái tổ chức đứng đằng sau lưng lão ấy Quốc Việt à! Chúng ta sẽ bắt trọn cả ổ, cậu thấy sao? - Đó là công việc tớ đang làm còn gì. Nếu được như vậy thì quá tốt. --- Tạm chia tay anh Quốc Việt chúng tôi đến nhà ông Ca Lạy để tìm kiếm thêm những thông tin liên quan đến ông Trịnh Vỹ. Căn nhà của ông Ca Lạy vẫn chống chọi được với hoàn cảnh. Bằng chứn là nó vẫn đứng đó, ọp ẹp và siêu vẹo, nhưng, chưa đến mức đổ sụp xuống. Vẫn kiểu tiếp khách xưa cũ, “nhà bác không có trà chỉ có nước lọc thôi” nói rồi ông Ca Lạy rót nước vào những cái ly đã ố màu, đẩy sang cho tôi và Khôi Nguyên. Bà Hai vẫn ngồi trên chiếc ghế mây với bộ dạng thất thần, vô cùng lặng lẽ... - Bác Ca Lạy chơi với ông Trịnh Vỹ đã lâu, thế bác có nghe nói đến một người phụ nữ tên là Thủy Tiên không? - Ồ! Về người phụ nữ đó thì không những bác có nghe ông Trịnh Vỹ nhắc thường xuyên. Mà còn biết được bí mật của ông bà ấy nữa kia. - Bí mật ư? - Đúng vậy cậu Khôi Nguyên à! Cậu cũng biết rồi, bác đã dã từ với rượu, nhưng, hồi đó bác xin thú thật mình cũng là một con bợm đấy. Mỗi lần uống say lên, ông Trịnh Vỹ lại kể về cuộc đời của ông ấy cho bác nghe. Chủ yếu là chuyện tình cảm hôn nhân của ông ấy. Thực ra, trước khi lấy bà Thanh Mai ông ấy đã có tình cảm với một người phụ nữ khác. Người đó chính là mối tình đầu của ông, và không ai xa lạ, nàng thơ đó lại chính là bà Thủy Tiên sắc nước nghiêng thành. Nhưng, mối tình đó đã không đi đến được chặn dừng chân cuối cùng. Con ngựa mỏi gối và té quỵ trên đường đời. Bà Thanh Mai – vợ của ông Vỹ - bà ấy cũng chẳng sung sướng gì đâu khi lấy ông. Vì trước đó, bà cũng có một mối tình đầu với một sĩ quan cảnh sát thời chế độ cũ. - Thế mà cháu nghe bà Hiền kể, ông Trịnh Vỹ rất thương bà Thanh Mai. – Tôi thấy khó hiểu. - Ngọc Diệp không biết đấy thôi. Đó chỉ là biểu hiện bên ngoài của ông Vỹ. Ông ấy luôn tỏ ra là yêu thương vợ. Và bà Thanh Mai cũng luôn tỏ ra trước mặt thiên hạ là yêu thương chồng. Nhưng thực chật, họ không hợp nhau. - Nếu như vậy thì tại sao họ lại lấy nhau nhỉ? - Chuyện dài lắm Khôi Nguyên. Nhưng tóm lại là như vậy; Cuộc hôn nhân đó là do cha mẹ của bà Thanh Mai sắp đặt. Khi đó chàng thanh niên Trịnh Vỹ mới vừa tốt nghiệp ngành xây dựng còn chân ướt chân ráo. Trong thời gian thực tập tại công ty xây dựng của ông Kiến Thành – ba của Thanh Mai – Trịnh Vỹ và ông Thành (sau này là bố vợ của Trịnh Vỹ) quen biết nhau. Ông Thành sau nhiều lần tiếp xúc với chàng trai Trịnh Vỹ, đã rất vừa mắt, ông đã chấm Trịnh Vỹ làm con rể để chuyển giao quyền thừa kế và điều hành công ty sau này. Bởi ông Thành chỉ có hai cô con gái. Oái ăm thay cả hai cô đều đem lòng yêu một tay sĩ quan đẹp trai, với sở thích phóng đãng, ăn chơi, gái gú qua đường. Cô con gái đầu đã có thời gian bị ông Thành từ vì đã bỏ nhà theo gã phóng đãng đó. Sau này, cô ấy mới trở về với chồng và thằng bé (hậu quả của thời tuổi trẻ đam mê hào nhoáng). Đã lấy chồng, và có cuộc sống mới nên cô con gái đầu của ông Thành cũng nguôi quên đi mối tình cay đắng với tay sĩ quan ăn chơi. Nhưng cô em (bà Thành Mai) thì hình như vẫn còn lưu giữ hình bóng người tình của cô chị. Khôi ai có thể lý giải được tại sao cô gái trẻ Thanh Mai nết na, hiền thục lại đi say mê một con ngựa bất kham như gã đàn ông phóng đãng đó. Để chấm dứt tất cả những ảo mộng mê muội của cô con gái kế, ông Thành một mực ép cô kết hôn với Trịnh Vỹ. Ây... – Ông Ca Lạy thở dài khi nhớ lại câu chuyện. - Bác kể tiếp đi ạ! – Tôi nóng ruột, tò mò. - Phải nhiều phen đau đớn, khổ sở lắm! Thanh Mai mới nuốt nước mắt, lên xe hoa cùng người mà mình không yêu. Cuộc sống hôn nhân của hai người ấy thời gian đầu chua chát lắm! Bác nhớ có một lần ghé lại nhà ông ấy chơi, khi đó ông Vỹ đã mắng bà Thanh Mai dữ lắm! Ông ấy căm ghét việc bà Thanh Mai, đã chung chăn gối với ông ấy, mà đầu óc lúc nào cũng ôm ấp tình cũ. Chưa bao giờ bác thấy ông Vỹ đánh vợ mình, nhưng chửi rủa bà ấy thì thật thậm tệ. Về sau này, tính cách của ông Vỹ có thay đổi nhiều so với thời trai trẻ, ông ấy trở nên đằm tính hơn. - Ông Trịnh Vỹ thì vì nguyên nhân gì mà bỏ người yêu là bà Thủy Tiên để lấy bà Thanh Mai, bác có biết không? - Biết chứ Khôi Nguyên. Lúc say ông ấy tâm sự hết. Ông ấy thú nhận đó là một sai lầm lớn nhất trong đời mình, việc ông ấy đã bỏ rơi bà Thủy Tiên để lấy một người mà mình không yêu. Lý do cũng xưa như trái đất rồi, đến ngày hôm nay người ta vẫn quan niệm rằng, người đàn ông phải coi sự nghiệp là trên hết, chuyện nhi nữ thường tình gạc qua một bên. Vì tiền tài, danh vọng mà người ta bất chấp tất cả, kể cả hạnh phúc của chính bản thân mình Khôi Nguyên à! Bác xem những người đó là những kẻ bất hạnh, bị trời đày... tại sao lại phải vì một thứ hư ảo đó mà làm khổ mình. Tiền bạc nhiều thì sao? Danh tiếng lừng lẩy thì đã sao? Đứng trước cuộc đời vô thường này những thứ đó chỉ là những cái vỏ ốc trống rỗng. Bác không nhiều tiền, không có danh tiếng... nhưng bác sống rất hạnh phúc... một túp lều tranh hai quả tim vàng. – Nói rồi ông Ca Lạy âu yếm nắm tay bà Hai đang ngồi giống như thân ma vật vờ. Nhìn cái cảnh của ông bà ấy, tôi càng thấm thía hơn những thứ gọi là hạnh phúc ảo mộng. Một kiểu tự an ủi chính mình. Căn nhà chưa biết đổ xuống lúc nào chôn vùi hai thân già với hai quả tim vàng. Mới hay, hạnh phúc khó có thể đạt được nếu thiếu thốn tiền bạc, và danh tiếng. Vấn đề là con người ta có làm chủ được đồng tiền và danh tiếng hay không? Hay lại làm nộ lệ cho những thứ đó để rồi chuốc lấy đau khổ. Tùy thuộc vào tư duy và góc nhìn của chúng ta thôi. - Nói như vậy, tức là, ông Trịnh Vỹ đã bỏ bà Thủy Tiên để lấy bà Thanh Mai. Để rồi, sau đó nhận ra mình đã quyết định sai lầm, thì hối hận không kịp. - Đúng vậy Khôi Nguyên. Thực ra, chính bà Thủy Tiên đã chủ động chấm dứt với ông Vỹ, bác cũng không hiểu nổi tại sao bà ta lại làm như vậy. Hồi con trẻ, bà ấy đẹp lắm! Hoa hậu gì gì thời bây giờ thua xa. Hận đời hay sao đó, cô gái sắc nước hương trời ấy lại ném bản thân mình là đóa hoa nhài vào bãi cứt trâu Phước Tuệ - một thằng cha mà bác nghe ông Vỹ kể lại đã thấy ghét cay, ghét đắng, - xưa giờ bác ghét nhất mấy thằng đàn ông vũ phu, thu bạo. - Một cuộc hôn nhân như thế thì khổ cho bà ấy quá! - Quá khổ đi chứ Ngọc Diệp. Hai người phụ nữ ấy, ai cũng có nổi khổ riêng. Nhưng thực tế đập vào mắt bác lúc đó là bà Thanh Mai. Mang trong mình cốt nhục của ông Vỹ nhưng ông ấy lại không thừa nhận. - Bác bảo sao cơ? – Khôi Nguyên hơi chồm người về phía trước. Thông tin ông Ca Lạy vừa mới đề cập đã thu hút sự quan tâm của anh ấy. - Lần đó bác tận mắt chứng kiến hai vợ chồng họ cãi nhau. Bà Thanh Mai vốn dĩ hiền hòa, nhu mì nên bà ấy không đáp lại những lời lẽ cay độc của chồng. Ông Vỹ khi đó đã sỉ nhục bà thậm tệ, nói bà không bằng một con đĩ. Và cho đinh ninh, rằng đứa con bà đang mang trong bụng không phải là con của ông, mà chính là thứ nghiệt chủng của bà Thanh Mai với gã phóng đãng kia. Bà Thanh Mai khóc hết nước mắt thanh minh, rằng đó là con của ông Vỹ, và cầu xin ông đừng nghĩ bậy bạ mà tội cho đứa nhỏ. Thế rồi, ông Vỹ cũng bỏ đi uống rượu với bác. Bác đã lựa lời khuyên nhủ ông ấy, nhưng lúc đó tuổi đời của bác còn trẻ quá, ông Vỹ nào chịu nghe. Ông cứ bỏ mặc bà Thanh Mai, lúc sinh cô Hoàng Lan xém chút nữa bà đã chết vì sự vô tâm của chồng. Sinh ra đứa con gái tội nghiệp, không có tình thương của cha, ngay cả cái tên của đứa nhỏ cũng phải tự đặt cho con. Hai mẹ con họ rất thân với nhau, con bé Hoàng Lan nó yêu mẹ tha thiết lắm! Ngày bà Thanh Mai mất, nó khóc dữ lắm! Bác và những người đến dự đám tang hôm đó nhớ như in. Con bé nằm lăn lóc khóc giữa trời mưa bão, chiều hôm đó cũng lạ. Mưa như trút nước, lạnh tím da tím thịt... vậy mà nó cứ khóc... mọi người ra kéo nó vào trong, nó rị lại nhất quyết không chịu vào nhà, hình như nó muốn chết theo mẹ nó, nó không thích ba nó, người đã bỏ mặc nó từ lúc mới lọt lòng. - Sau đó thì sao hả bác? - Chắc bà Hiền đã kể cho cậu nghe rồi. - Dạ, bà Hiền có nói ông ấy rất thương cô Hoàng Lan. - Đúng vậy. Sau khi bà Thanh Mai mất. Ông Vỹ rất hối hận, cũng từ ngày đó ông đổi tính hẳn. Ông trở nên rất yêu thương cô con gái mình, đôi lúc tình yêu của ông ấy dành cho Hoàng Lan khiến bác lấy kỳ lạ. Một kiểu tình thương chẳng giống ai cả. - Như vậy là sao ạ? - Bác nhớ có một lần đang ngồi uống trà nói chuyện với ông Vỹ tại nhà ông ấy. Lúc đó Hoàng Lan cũng ở trong nhà. Cũng nói luôn là thời điểm đó Hoàng Lan đang học lớp 9. Bác nghe có tiếng huýt sáo bên ngoài, khoảng 10 phút sau, Hoàng Lan đi ra khỏi nhà, được một lát thì vào lại hay tay đút trong túi áo, cử chỉ có chút lo lắng như thể sợ người ta phát hiện ra điều gì đó của mình. Ông Trịnh Vỹ trông thấy thì gọi cô ấy lại, bảo cô ấy đưa thứ trong túi ra cho ông ấy xem. Hoàng Lan rất nghe lời, lấy từ trong túi ra một lá thứ được xếp vuông vứt đưa cho ông Vỹ. Ông Vỹ xem thư xong, liền đó chạy ra bên ngoài đuổi theo người đã đưa thư cho con gái ông. Ông Vỹ đuổi kịp cậu nhóc đó, ông đã mắng cậu ta rất dữ, xém chút nữa đã đánh cậu ta nếu bác không can kịp. Sự việc rất đơn giản thôi, thằng nhóc đó viết thư tán tỉnh Hoàng Lan. Nhưng, nó đã không ngờ đến phản ứng của ông Vỹ, bác cũng bị bất ngờ với lối hành xử của ông ấy. Dường như ông Vỹ rất khắc khe, phải nói là quá khắc khe và đặc biệt “nhạy cảm” với những kẻ có “ý đồ” với con gái ông. Ông Vỹ thường viện cớ, lấy lý do học hành ra để biện minh cho sự cấm đoán quá tay của mình. Cậu thấy đó Khôi Nguyên, một tình yêu phụ tử gần như chiếm hữu, thế nên bác mới nói là kỳ lạ. - Không phải chỉ có bác mới thấy lạ đâu. Ngay cả cháu khi nghe bác kể lại cũng thấy vậy. Rõ ràng , đó là một thứ tình yêu chiếm hữu. Ông Trịnh Vỹ giống như xem cô Hoàng Lan là một viên bảo ngọc lúc nào cũng ôm khư khư bên mình vậy. (…) --- Từ chỗ nhà ông Ca Lạy ra, tôi và Khôi Nguyên tiếp tục vừa đi vừa bàn chuyện. - Khôi Nguyên, anh có cảm giác gì không? - Cảm giác về vấn đề gì cơ? - Về quan hệ cha con của ông Trịnh Vỹ với cô Hoàng Lan. Có gì đó rất khác thường ở đây. - Ý của cô là phản ứng thái quá của ông ta, đối với những mối quan hệ tình cảm của con gái mình? - Ừm. - Đầu óc tư hữu của con người không chỉ đối với tài sản vật chất, mà còn đối với một con người cụ thể. Nhưng, ở ông Trịnh Vỹ, điều đó mãnh liệt hơn những người khác nhiều. Cô ấy không chỉ là tài sản vật chất của ông ấy mà còn là tài sản tinh thần nữa đấy Ngọc Diệp. - (…) – Tôi định nói tiếp với Khôi Nguyên thì giật mình khựng lại, bấu chặt lấy cánh tay ảnh.
|
Chương 37 Chương 37 --- Đập vào mắt chúng tôi là một nhân dạng đã thành nổi ám ảnh thường trực. Không ai xa lạ, đó chính là mụ Thùy Dung. Mụ đang đứng gần bãi rác, dưới chân mụ là mấy con mèo đen mặt mập. Mụ vẫn mặc bộ đầm đỏ, nhưng lần này có khác khi mụ khoác trên thân hình béo mập của mụ chiếc áo măng tô đen, đến thời điểm này thì tôi dám chắc, mụ yêu tinh không bao giờ thay đồ. Khi nhìn thấy chúng tôi mụ cười nhe hàm răng đen sì. Mụ tiến lại gần khiến tôi phải giật lùi. Khôi Nguyên giữ chặt lấy tay tôi, như muốn nói với tôi: “Cô hãy can đảm lên! Đã có tôi đây thì không phải sợ mụ.” Mụ đút một tay trong túi măng tô đen, nói: - Chúng mày cũng thích tám chuyện ghê nhỉ? Thế sao không vào nhà mẹ nhà tám. Lúc nào mẹ cũng sẵn sàng, chờ đợi để nghênh tiếp chúng mày đấy các con ạ! - Tôi sẽ cho bà quay trở lại đó sớm thôi. Bà hãy đợi đấy! - He he he. Mẹ sợ mày chắc thằng con gián kia. Thế mày và nó đã làm tình với nhau chưa, mẹ rất tò mò muốn biết. Sinh cho mẹ một thằng cháu con gián đi chứ! Mẹ nhìn thấy tướng tá của đứa con gái mẹ cũng được đấy! Mắn lắm! Mắn lắm! Mụ điên, nói chuyện có khác người thường. Sự trơ trẽn và dơ dáy của mụ đã hiện rõ. - Tôi tưởng bà không quan tâm chứ! Sao rồi, hôm nay bà định sẽ dùng thứ gì để hù dọa chúng tôi? Mèo cũng rồi, thằng lằn cũng rồi, còn thêm g… Khôi Nguyên chưa nói dứt câu, thì mụ lôi từ trong túi áo măng tô ra một con chuột cống. Con chuột béo núc ngoe nguẩy trong bàn tay ngắn ngủn ngấn thịt của mụ. Mụ đưa con con chuột ra trước tầm mắt chúng tôi, và… Mụ nghiến tay bóp chặt… - Óe… Con chuột giãy giụa trong tay mụ. Nó bị bóp nghẹt đến mức hai con mắt lòi ra ngoài. Máu trong miệng nó chảy ra nhỏ giọt lên tay mụ. Mụ ném con chuột đang co giật xuống đất, lũ mèo đen mặt mập lập tức lao vào tranh nhau xâu xé con mồi. Sau đó, là một hành động dớp dúa, tởm lợm, ói mửa. Mụ đưa bàn tay dính máu chuột lên miệng liếm sạch, trông mụ lúc đó chẳng khác gì một con mèo thành tinh. Hành động đó của mụ đã khiến tôi ói tại chỗ. Mụ không cười, không nói… nét mặt mụ nghiêm lại… ánh mắt khắc sâu lòng hận thù… mụ bỏ đi cùng với lũ mèo. --- Quán cơm chay Tâm Lạc, Thực khách cũng nhiều, thậm chí còn nhiều hơn cả mấy quán ăn mặn. Người ta đã ngán đến tận cổ những thứ thức ăn béo ngậy, nhiều dầu mỡ… ăn chay là một giải pháp tốt để cân bằng cuộc sống, vừa mang lại cảm giác lạ miệng, vừa tốt cho sức khỏe (nếu như ăn đúng cách) và quan trọng nhất là bớt đi nghiệp sát sinh. Hơn nữa, sau khi nhìn thấy cảnh tượng gớm guốc của con mụ kia, tôi nuốt không vô thức ăn mặn nữa; cứ ngậm vào miếng thịt là nghĩ ngay đến hình ảnh con chuột bị mụ ta bóp cho lồi mắt, màu me nhầy nhụa trên tay. - “Gớm… gớm… gớm…” Tôi đứng lên vào nhà vệ sinh nôn ọe thêm lần nữa. Sau khi trở ra, Tôi gọi đĩa cơm thập cẩm, Khôi Nguyên thì gọi món cơm với rau trộn, đậu que xào dầu, vừa ăn vừa nói chuyện với nhau để quên đi cảm giác tởm lợm. Tôi có tật xấu là khi ăn phải vui vẻ, chứ không kiểu cứ cúi đầu cặm cụi. Khôi Nguyên thì từ tốn hơn tôi, ảnh ăn uống xem ra nhẹ nhàng, lịch thiệp. Tôi biết ảnh rất khó khăn khi vừa ăn vừa nói chuyện, đối với ảnh đó là hình ảnh không đẹp. Nhưng, biết làm sao được, khi tôi cứ hỏi hết chuyện này đến chuyện khác. - Cô làm ơn im lặng và tập trung chuyên môn đi. - Ưm. Tôi không… không thích như vậy. - Mặc kệ cô có thích hay không. Hãy để yên cho tôi ăn nào! Tôi lặng lẽ xúc cơm ăn. Thỉnh thoảng tôi lại ngước mặt lên nhìn mọi người xung quanh. Tôi phát hiện thấy có một người phụ nữ mang bầu, ngồi ở một bàn sát góc tường. Cô ấy đang cặm cụi xúc cơm ăn, trông cách ăn mặc của cô ấy rất nhà quê. Cô ấy không mặc đồ bà bầu giống như những người khác, mà mặc trên người bộ đồ làm vườn bằng vải đen, khoác bên ngoài chiếc áo lụa màu nâu mỏng mảnh. Cô ấy búi tóc thành một cục trên đỉnh đầu, khuôn mặt có đôi nét tàn nhang. Cô ấy vừa ăn, vừa nuốt lốn, hình như cô ấy đang rất đói. - Ăn từ từ thôi con. Bữa sau cứ ghé lại đây, cô cho ăn miễn phí không lấy tiền đâu. Và con cũng đừng ngại. Cô chủ quán chay Tâm lạc, một nữ bồ tát có khuôn mặt phúc hậu kéo ghế lại gần người phụ nữ mang bầu. Vì hai người ngồi rất gần chỗ tôi và Khôi Nguyên nên họ nói gì tôi đều nghe rõ. Giọng nói của họ không bị tiếng ồn xung quanh lất át, bởi một lý do nữa là quán cơm chay Tâm Lạc những thực khách rất có ý tứ, họ nói chuyện rất nhẹ nhàng từ tốn chứ không xì lô, xì la như những quán mặn nhan nhãn khắp đường phố. - Cám ơn cô, cô đúng là bồ tát. – Người phụ nữ mang bầu cúi đầu biết ơn bà chủ. - Con đừng nói vậy. Thấy hoàn cảnh của con đáng thương nên cô mới giúp. Ây… đó cũng là một trong những kiếp nạn của con người vậy. A Di Đà Phật! - Sau khi sinh con, chắc con đi tu quá cô à! - Như thế đứa trẻ phải làm sao? - Con sẽ gửi vào chùa luôn. Hy vọng các sư cô sẽ tiếp nhận. - Nếu nhân duyên đã hội đủ thì khắc được. - Dạ. Một tiếng nói vang lên cắt ngang không gian yên tĩnh của mọi người, khiến mọi ánh mắt đều đổ dồn về hướng cửa ra vào của quán. Người đàn ông tướng tá thô kệch, nhìn có vẻ rất bặm trợn, thô bạo quát lớn: - Con đĩ kia! Cuối cùng tao cũng tìm ra mày. – Ông ta hướng mắt về chỗ ngồi của người phụ nữ mang bầu. Người phụ nữ ấy vừa trông thấy kẻ thô lỗ đó, mặt liền biến sắc, trở nên lo sợ khác thường. Cô ấy bấu chặt lấy tay bà chủ quán phúc hậu như muốn tìm sự che chở của bồ tát. Kẻ vừa quát mắt đó là một tên đầu trọc, mặc áo ba lỗ màu trắng sữa, trên bắp tay, cánh tay xăm kín chỗ những vảy rồng. Khuôn mặt của y mới thật sự vô phước cho ai vớ phải y làm chồng, nó hung tợn và thô kệch đến gớm ghiếc. Cái mặt bạnh ra, và cặp chân mày đậm như hai con sâu róm. Y hùng hổ chạy đến bàn người phụ nữa mang bầu, gạt phắt nữ bồ tát (bà chủ quá) té nhào xuống đất. Y hất đổ bàn ăn, miệng không ngớt chửi bới. - Đ.mẹ, mày đã làm đĩ chưa đã hay sao, mày còn định qua mắt bố mày à! Mày coi bố mày không ra gì à! Ngày nào bố mày còn sống thì mày không dễ bỏ đi như vậy đâu. - Chồng ơi! Chồng tha cho em. Em lạy chồng, lạy chồng. – Người phụ nữ mang bầu quỳ xuống lạy y. - Tha cái đầu cha mày. Này thì tha... – Tên vũ phu khốn nạn đó tung chân mang đôi giày sô thô kệch, đạp thẳng vào lưng người phụ nữ mang bầu khiến cô ấy ngã nằm xuống đất. Y tiếp tục chửi bới: - Bà con hãy xem con mất nết này, nó đi ngủ với trai mang bầu, còn về nhà lừa cả chồng nó, cái ngữ như mày mà chung thủy mẹ gì, bọn điếm thúi. Bố nói cho mà biết nhé! Chọc đến bố thì no đòn. Không cần y phải biện minh, bà con cô bác tự hiểu ai mới là vai phản diện. Bất ngờ y nắm tóc người vợ kéo lên. Rồi y tát liên tục mấy tát tai vào mặt cô, chưa đã tay y còn dùng nắm đấm thụi một cú như búa vào bụng cô. - Á... Người phụ nữ ôm bụng nằm lăn dưới nền nhà rên rĩ: - Đ...đđđ..au... đau quá! Mọi người lao vào can ngăn thì đã muộn, máu đã chảy đầy dưới nền nhà. Thực khách một số người la hét ầm ĩ. Cô chủ quán miệng liên tục niệm kinh. Có mấy người đàn ông vào can liền bị tên hung bạo độc ác đó đánh cho tơi tả. Khôi Nguyên đấm mạnh tay xuống bàn, nãy giờ anh ấy đã nhịn lắm rồi. Có lẽ anh ấy cũng hối hận vì đã không kịp ngăn cản con ác thú đó, không ai dám nghĩ y ác đến mức đấm vào bụng bầu của vợ. Khôi Nguyên lầm lũi tiến lại chỗ con ác thú, đầu tiên anh ấy thộn cho y một cái vào bụng. - Ứ... ứ...ứ... chết mẹ tao rồi. – Cú đấm làm cho y đái cả ra quần. - Tao sẽ cho mày ba tháng không biết mùi cháo là gì. Nói rồi, anh ấy một tay giữ lấy gáy của y, còn tay kia liên tục đấm vào mặt y khiến cho y răng môi lẫn lộn, máu me nhầy nhụa. Cú đấm cuối cùng làm cho y bể hết cả xương sụn, ngã bịch xuống nền như trái mít rụng. - “Đáng đời lắm! Đồ độc ác.” – Bà con xôn xao. Ngay lập tức họ chạy đến xem tình hình người phụ nữ mang bầu. Cô ấy đang ra máu rất nhiều, đau đớn quằn quại. Mọi người mau chóng chở cô ấy đi cấp cứu. --- Tôi vừa đi vừa khóc thút thít... - Thôi nào Ngọc Diệp, cô ấy sẽ không sao đâu. - Cô ấy thật tội nghiệp, tại sao ông trời lại mang xuống thế gian này những người độc ác như vậy hả Khôi Nguyên? - Vì ông trời cảm thấy buồn và đơn điệu nếu trên giới chỉ toàn là người tốt. - Nói như vậy thì ông trời cũng ác lắm. - Ông trời không ác đâu, thực ra, là quyền năng của ông ấy có hạn, ông ấy không thể tiêu diệt được cái ác, bởi trong bản thân ông cũng có một nửa là ác. - Tôi lại không tin trời nữa rồi, bây giờ tôi tin luật nhân quả thôi. Người phụ nữ đó chắc kiếp trước vay nợ nhiều quá, nên kiếp này trả. - Sẽ có một ngày, khi cô nhìn thấy cuộc sống như một dòng sông đang trôi qua trước mắt mình với lắm thứ bẩn thỉu nở ra đóa hoa phúc đức, còn lắm thứ tươi đẹp lại mang những mầm bệnh hiểm nghèo. Khi đó, cô cũng sẽ không tin nhân quả, cô sẽ nói rằng, chẳng biết có kiếp sau hay không, mà kiếp này cô thấy toàn những điều bất công. - Không có cách nào cữu rỗi được ư? - Có, một phần thôi, đó là tư duy, nói cách khác đó là tâm của cô. Nếu cô nhìn thấy cuộc đời đẹp thì nó sẽ đẹp, nhìn thấy xấu thì nó sẽ xấu. (...) Chúng tôi lên xe trở về đồi trà, Khi chiếc cào cào đến gần chân đồi, Khôi Nguyên cho xe đi chậm lại. Một đám đông, nói chính xác hơn là một đám giang hồ đang đứng trước mặt chúng tôi. Những kẻ với đầu tóc, thân hình, trang phục... toát lên rất rõ ràng, là những kẻ đâm chém đã trở thành thú tiêu khiển của bọn người đó. Chúng cầm trên tay típ sắt, mã tấu sáng loáng, có đứa còn cầm súng điện trong tay bấm tành tạch. Tôi đánh vào vai Khôi Nguyên: - Quay đầu thôi Khôi Nguyên. - Hừ, cô hãy nhìn ra sau lưng đi! Chúng ta bị bao vây rồi. Tôi ngoái đầu nhìn lui phía sau, có một nhóm khác đã chặn đường rút lui của chúng tôi. Bọn người này quá đông, chỉ có hơn chứ không dưới năm mươi tên. - Bây giờ phải làm sao đây? - Đến nước này rồi thì phải tùy cơ ứng biến thôi. Khôi Nguyên cho xe chạy tới gần đám giang hồ đang ở trước mặt. “Kít...” Chiếc cào cào dừng lại. Khôi Nguyên và tôi bước xuống xe. Lúc đó, tim tôi đập thình thịch, tôi đang rất khiếp sợ, sắp sửa có chuyện không hay xảy ra, và tôi lo lắng cho Khôi Nguyên còn hơn chính bản thân tôi. - Các anh đến tìm tôi? Tôi đây, hãy để cô ấy đi, cô ấy không liên quan gì cả. - Mày cũng được đấy! Không đến mức chuột nhắc như những kẻ tao đã dạy cho một bài học. Người vừa nói là tên cầm đầu, hắn mở cặp mắt kính ra khi nói chuyện với Khôi Nguyên. Đó là một gã trông rất điển trai, hình tướng nam nhân, vai năm tất rộng thân mười thướt cao. Khuôn mặt chữ điền, sóng mũi dọc dừa. Hắn có cặp chân mày tướng, mắt hổ và nổi bật ở hàm râu quai nón rậm rạp. Hắn mặc trên người chiếc áo lính đã phai màu nắng gió, mang quần jean bạc phớt rách rưới, và đi bốt đờ sô đã tróc lớp da bên ngoài... nhìn hắn rất bụi bặm lãng tử. - Anh thích chơi kiểu gì? Không lẽ làm đại ca rồi lại thích cái kiểu hội đồng. – Khôi Nguyên khích tướng hắn. - Hừ, mày nghĩ tao là một thằng giang hồ dơ sao? – nói rồi, hắn quay sang đám đàn em, - tụi mày, đưa nó đi, cả con nhỏ đó nữa. Bọn chúng áp giải tôi và Khôi Nguyên qua con đường mòn, đến bãi cát gần hồ Ma Cô. Bọn chúng bắt giữ tôi, và đẩy Khôi Nguyên ra chỗ bãi cát trắng. Tên đại ca cũng bước ra đứng đối diện với Khôi Nguyên, những kẻ hung dữ khác tay cầm mã tấu sáng loáng đứng vây quay. Tên đại ca lúc này mới cất tiếng nói dõng dạt: - Tụi bay nghe tao nói rõ đây, - hắn đang nói với đám đàn em đứng vây quanh, - bây giờ tao sẽ chơi solo với nó, tao cấm thằng nào nhảy vô hội đồng dù tao có bị nó đánh chết, nếu thằng nào chống lại lệnh của tao, tao sẽ cắt tiết thằng đó, tụi mày đã nghe rõ chưa hả? - “Dạ, đại ca!” – Cả bọn đồng thanh. - Còn mày, thằng kia! Mày đã đánh anh em tao như thế nào, hôm nay, mày sẽ trả gấp trăm vạn lần. Chính tay tao sẽ bẻ cổ mày, mày có chết cũng đừng nói tao ỉ đông ép người. - Được, tôi sẽ đấu với anh. Nếu tôi thua thì không nói làm gì, còn nếu tôi thắng thì sao hả? - Mày còn muốn ra điều kiện với tao! - Một cuộc chơi mà thắng cũng như bại thì còn chơi làm gì nữa. Thôi thì, anh cứ chém phắt đầu tôi đi cho xong. - Hừ, mày muốn gì thì cứ nói thẳng đi. - Nếu tôi thắng, anh phải để cho tôi đi. Và lần sau không được bén mảng đến khu vực này nữa. Đồng ý chứ? - Đừng nói nhiều nữa, bắt đầu đi. Hắn và Khôi Nguyên bước ra đấu trường (là bãi cát trắng), hai người khởi động tay chân để đấu tay đôi với nhau. Có tiếng sáo vang lên buồn bã, ủ ê... Đó là, tiếng sáo của ông đánh cá, ông ấy đang neo xuồng cách bờ khoảng 20 mét. - Cái lão kia! Đang chuẩn bị đánh nhau mà lão thổi sáo buồn não ruột thế thì ai mà đánh cho nổi hả? Dẹp cây sáo đi! Còn không thì thổi một bài khác vui hơn. – Hắn nói lớn để ông đánh cá nghe thấy. Ông đánh cá đội nón lá, thân thể ốm o, so bại, mặc trên người bộ đồ bà ba. Ông cũng đáp lại lời hắn, (không đáp cũng không được, vì hắn mà điên lên thì lật xuồng của ông là chuyện dễ như bỡn.) - Anh muốn tôi thổi bài gì nào? - “Máu nhuộm bến thượng hải.” - Được rồi. Thế là ông ấy thổi: “ù u ú... ù u ù... ù u u ú u u ù ú u...” - Hay đấy! Nào, vào cuộc chơi thôi chú em. Hai người đàn ông đó lao vào cuộc chiến đấu trong nền nhạc “máu nhuộm bến Thượng Hải” Một số kẻ đứng xem mở điện thoại quay clip chuẩn bị úp lên facebook. “Rầm... rầm... bịch... bốp... chát... hự...” Hắn tung người lên cao như con chim én, rồi từ trên không trung xoay một vòng 360 độ, thốc cú đá bằng cạnh bàn chân nhanh như chớp, uy lực như trái tên lửa nhắm vào Khôi Nguyên. Thân thủ của hắn quả là nhanh nhẹn phi phàm, tốc độ ra đòn và động tác mang đậm tính nghệ thuật, tài hoa. Khôi Nguyên nhanh chóng né đầu sang một bên, vừa đủ né cú đá xoay tống thẳng bằng chân sau của hắn. Cú đá làm tôi thót tim, vì ai mà xấu số trúng phải quả đó chỉ có nước bay đầu. Động tác di chuyển của Khôi Nguyên vô cùng đơn giản, không huê dạng. Nhưng phải công nhận là vô cùng hiệu quả. Khi hắn vừa đáp chân xuống bãi cát, Khôi Nguyên đã nhanh chóng lướt tới dùng chân thủ đầu nhá một đòn hư tầm bụng, rồi tấp một đòn thực uy lực vào tầm mặt đối phương; hai cú đá như dính liền một nhịp khiến người ta hoa mắt. Hắn cũng không vừa gì, đôi tay của hắn nhanh nhẹn chẳng thua gì huyền thoại Lý Tiểu Long, hắn gạt đòn đá dưới của Khôi Khuyên, chặn đòn đá tầm cao bằng những động tác phẫy tay nhẹ nhàng; tốc độ cũng nhanh khiến người ta chóng mặt. Thân thủ hắn bắt đầu trở nên nhịp nhàng như một điệu nhảy, miệng thì liên tục “à u... à u... au au...” Hình như thần tượng của hắn là Lý Tiểu Long. “ồ ta... ồ ta... a” Hắn tung liên hoàn những đòn đá vòng cầu, đòn đá xoay bằng gót chân, kết hợp rất điệu nghệ với những đòn tay, những cú đấm vòng và đấm thẳng hướng vào mục tiêu. Khôi Nguyên chống đỡ rất bình tĩnh, bước di chuyển của anh ấy cũng chậm rãi từ tốn giống như cách anh ấy ăn cơm. Nhìn tổng thể trình độ võ thuật của anh ấy hơn hẳn đối thủ một bậc. Bằng chứng là đối thủ bắt đầu rớt mồ hôi, động tác đã có chút nao núng và tốn quá nhiều sức mà chẳng đánh trúng được đối phương cái nào. Trong khi đó, Khôi Nguyên không có dấu hiệu gì là mỏi mệt, nhịp thở điều hòa và thần sắc vô cùng điềm tĩnh. Bài nhạc của ông đánh cá bước vào giai đoạn cao trào. “u u ù ú... u ú u u... u ù ú... u ù... u ú...” Hai đối thủ giống hai con gà gắng kiếm bén đang ghìm nhau, chuẩn bị ra đòn quyết định, ai nhanh hơn thì người đó thắng. (...) Tôi và những tên đàn em của hắn hồi hộp chời đợi. (...) (...) (...) “ồ ta!” Tiếng hét vừa dứt thì tôi đã thấy chân hắn bị Khôi Nguyên chặn đứng lại bằng lòng bàn chân thủ sau. Hắn tung một đòn quyết định vào bụng đối phương, nhưng, không ngờ bị Khôi Nguyên bắt bài, khi hắn vừa giãn chân mày, Khôi Nguyên đã bắt lấy thời cơ ra đòn lúc hắn còn rơi trên quỹ đạo... có thể nói đó là một đòn mang yếu tố trực giác, tôi đoán như vậy, vì nó quá nhanh khôn kịp để suy nghĩ. Chân này vừa chặn được đòn của đối phương thì chân kia đã vắt một đòn vòng cầu như trời giáng xuống mặt hắn, tiếp sau đó là ba đòn liên hoàn bằng kỹ thuật đá xoay vòng. “Bốp... bốp... bốp” “Phặt” đòn cuối cùng là cú tống thẳng bằng chân sau trực tiếp và thẳng như kẻ chỉ. Cạnh bằng chân sắt như kiếm của Khôi Nguyên chỉ cách cổ của đối phương khoảng 1 cm. Tôi và đám đàn em của hắn đứng ngớ người. Còn hằn thì đứng nguyên một chỗ, hơi ngửa người ra sau. Khôi Nguyên nhẹ nhàng rút chân về. Bài sáo của ông đánh cá đi vào đoạn kết não nề của khúc tuồng “Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà” “u u ú u u ù u u...” Tạm dịch: “Biên cương là rơi Thu Hà em ơi! Đường dài mịt mùng em không đến nơi Mây nước buồn cơn lửa binh Kể chi chuyện chúng mình... Khóc thương riêng em... một... mình...” - “Lão kia, có ngưng ngay không hả?” – Đám đàn em quát mắng ông đánh cá. Bọn chúng định xông vào úp Khôi Nguyên nhưng tên đại ca quát bảo bọn chúng dừng lại. Bất ngờ hắn rút từ trong túi áo lính ra khẩu súng ngắn, chỉa vào mặt Khôi Nguyên.
|
Chương 38 Chương 38 --- - Không… - Tôi hét lên. - “Con nhỏ này, mày có im không hả?” - Hừ, định nuốt lời sao? – Khôi Nguyên nói. - Cuộc chiến vừa rồi mày thắng. Nhưng tao cảnh cáo mày, lần này coi như mày gặp may, nhưng nếu để tao gặp lại lần sau, tao sẽ không tha đâu. - Rốt cuộc ai đã sai anh đến truy sát tôi? - Mày không nên biết làm gì. Nói tóm lại, nếu mày muốn toàn mạng thì hãy chấm dứt cuộc điều tra đi. Mày hiểu ý tao rồi chứ! Nói rồi, hắn quay sang ra lệnh cho đám đàn em: - Bọn bay, rút lui! Chúng khẩn trương lên những chiếc mô tô, “ùn ùn ùn…” Bọn chúng đã đi hết, chỉ còn lại tôi với Khôi Nguyên và ông đánh cá lúc này không còn thổi sáo nữa. --- Về lại nhà, tôi mệt mỏi ngã lưng xuống ghế sofa. Khôi Nguyên thì nhẹ nhàng ngồi xuống ghế, lấy xì gà mồi hút. Trong làn khói mờ đục, mùi xì gà thơm phức. Khôi Nguyên trong tư thế bắt tréo chân, thong thả thưởng thức hương vị của điếu thuốc. Lúc anh ấy gạt tàn, tôi tranh thủ thời cơ để mở đầu câu chuyện. Tôi thấy đã đến lúc phải nói điều gì đó. Và tôi hỏi: - Khôi Nguyên, tình hình là chúng có chịu để yên cho chúng ta không? - Cô yên tâm đi! Cái gã khi nãy đấu với tôi được xem là một tay hảo hán đấy. Hắn không nuốt lời đâu. - Ừm, anh nói đúng á! Tôi thấy hắn cũng không đến nổi nào. Nhưng, rốt cuộc nguyên nhân nào khiến hắn truy sát anh vậy Khôi Nguyên? Có lẽ nào... lẽ nào lại là nguyên nhân đó... cái thằng mà anh đã đánh ở khu phố đi bộ ấy. - Cô cũng nghe hắn nói rồi còn gì. Tôi đã đánh anh em của hắn, không phải thằng đó thì thằng nào nữa, chẳng lẽ là cái thằng vũ phu hồi trưa sao? - Hắn cũng nói đến vụ điều tra, điều đó mới khiến tôi thắc mắc. - Đúng vậy. Hắn đe dọa tôi không được tiếp tục điều tra nữa. Hắn là người của tổ chức nào? Hắn, Bính Lù và đám người hoa liệu có quan hệ gì không? Hắn biết chúng ta đang điều tra vụ án liên quan đến một tổ chức trồng cần sa, và về những bộ hài cốt ư? Nếu đúng như vậy thì chúng ta đang như cá nằm trên thớt, bất cứ lúc nào chúng cũng có thể ra tay với chúng ta. - Nếu vậy thì chúng ta phải chấm dứt cuộc điều tra sao Khôi Nguyên? – Tôi cảm thấy lo lắng. - Sẽ chấm dứt điều tra... - Sao cơ? - Khi nào đầu tôi rơi xuống. Dù bọn chúng có là ai tôi cũng cóc sợ. Tôi đã từng đối đầu với những tổ chức Mafia khét tiếng, cái bọn con nít đó hù được tôi sao? Thế nhưng, kiêu binh tất bại, dù sao có phòng bị vẫn tốt hơn. Từ giờ trở đi tôi và cô phải luôn thận trọng trong mọi hành động đấy. - Tôi hiểu rồi. Cả một buổi chiều hôm đó, Khôi Nguyên tập trung suy nghĩ. Anh ấy tiếp tục làm việc với quyển sổ tay, khoanh vùng, kết nối những chuỗi sự kiện... ngồi trầm ngâm, bấm chóp mũi suy luận những giả thiết đã định hình trong đầu. Đến 4 h 30’ Anh ấy mới gọi tôi lại bàn bạc. - Ngọc Diệp, tôi biết cô không ưa đến lớp võ lắm đâu. - Ồ, sao anh biết hay vậy? - Cái điệu bộ lười biếng của cô nhìn là thấy ngay ấy mà. Nhưng, cô hãy vui lên đi, vì tôi không bắt cô phải đến lớp võ cùng với tôi nữa. Có việc cho cô làm rồi đấy Ngọc Diệp. - Việc cho tôi làm ư? - Phải. Tôi muốn cô điều tra thông tin liên quan đến người đàn ông bí ẩn của Kiều Oanh. Thông qua cô gái đó. - Lệ Quyên? - Ừm. Ngay bây giờ cô hãy liên lạc với cô ấy. Tôi sẽ chở cô đến nhà cô ấy, hãy khéo lựa lời an ủi và nói chuyện với cô ấy, cốt sao tìm hiểu được thông tin về người đàn ông đó là được. - Sở trường của tôi mà. Thế còn anh? Anh sẽ tiếp tục đến cái võ đường của thằng vô trách nhiệm đó sao? - Ngọc Diệp, sao cô lại nói anh ta như vậy? - Còn không phải à! Hừ, nghĩ lại mà tôi điên cả người... tôi ghét nhất là loại đàn ông hở một xíu là đánh đập phụ nữ. – Mặt tôi bừng bừng lửa giận. - Tôi phải ở lại đó, để tìm cách tiếp cận, làm thân với anh ta. Cũng để moi thêm thông tin về Kiều Oanh và người đàn ông bí ẩn kia thôi. - Được rồi. Chúng ta thống nhất vậy đi. Xong việc anh hãy đến nhà Lệ Quyên đón tôi, bây giờ tôi gọi điện thoại cho cô ấy đây. --- Đúng như kế hoạch, Khôi Nguyên chở tôi đến nhà Lệ Quyên, còn anh ấy tiếp tục bám trụ ở cái võ đường đó. Nhà ở của Lệ Quyên là một căn biệt thự kín cổng cao tường. Tôi đã có hẹn với cô ấy từ trước, bấm chuông ngồi đợi cũng không lâu lắm, Lệ Quyên ra mở cổng đưa tôi vào nhà. Cô ấy vẫn mang bộ mặt u uất, cô ấy có mỉm cười với tôi, nhưng đó chỉ là nụ cười xã giao. Biệt thự cô ấy đang ở có sân vườn rất rộng rãi thoáng mát, hai chúng tôi đi dưới một con đường nhựa hai bên trồng rất nhiều violet, và những chậu tím hột (loại địa lan bảng a trồng rất nhiều ở thành phố sương mù), xen kẽ với đó là hàng liễu rũ tóc nghiêng bay trong gió, nắng chiều quạnh quẽ xuống nơi đây, chút nắng vàng hắt bên hiên nhà, xuống mặt đường buồn tênh và vương trên mái tóc mây bồng bềnh của Lệ Quyên. Tiếng chim bồ câu gù trong buổi hoàng hôn lạnh lẽo, một con bồ câu co ro sầu thảm khép mình bên cành phượng tím xơ xác một vài chiếc lá vàng thu ảm đạm. Phảng phất đâu đây mùi hương đặc biệt của những đóa phong lan mềm mại. Lệ Quyên đã đổi một chiếc váy khác, buổi chiều hôm đó, cô mặc váy tím (màu mà anh ấy rất thích) áo len cô mặc cũng màu tím, và khăn choàng cổ... vẫn một màu cỏ úa. Cô ấy có gầy hơn lần gặp trước đây, mắt cô ấy ngấn lệ đậm hơn, và nỗi buồn lại thêm chiều u uất... Lệ Quyên đưa tôi vào phòng khách căn biệt thự sang trọng. Tại đó chúng tôi đã nói chuyện với nhau. Tôi cũng biết được Lệ Quyên, không chỉ là con của một đại gia giàu có. Mà cô ấy ngoài nhan sắc đẹp mỹ miều ra, thì tài năng cũng đáng để người khác phải ngưỡng mộ. Cô ấy biết đánh đàn piano, phòng khách đặt một cây đàn hiệu Yamaha (chắc là rất đắc tiền), trên bức tường gần chỗ đặt cây đàn có bức ảnh đóng khung nghệ thuật, đó là ảnh chụp Lệ Quyên đang chơi đàn trong một cuộc thi âm nhạc. Mãi sau này tôi mới biết Lệ Quyên còn là thạc sĩ khoa quản trị kinh doanh trường đại học quốc gia, và từng du học ở Mỹ. Lệ Quyên tự tay rót trà mời tôi. Loại trà ô long thượng hạng. Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau rất hợp. Lệ Quyên vì thế mà mở lòng với tôi, dường như cô ấy không muốn che giấu một điều gì, liên quan đến chuyện tình yêu của cô ấy và Văn Phú. Cô ấy tin tưởng tôi, kể từ ngày hôm đó, ngày mà tôi đỡ cô ấy đứng dậy. Lúc cô ấy đang trong trạng thái suy sụp về mặt tinh thần, khi cô ấy đang rất đau khổ và cần một vòng tay ấm áp. (...) - Ngọc Diệp à! Cô thấy tôi có ngốc lắm không? - Không, cô không ngốc... không hề ngốc chút nào. - Không ngốc? Thế sao tôi tự làm khô héo thân tôi vậy. Tôi đã yêu một người đàn ông không có chút tình cảm với mình, người mà tôi đã dâng hiến những gì quý giá nhất của một người con gái cho anh ta, để rồi anh ta vô tình quay mặt và còn tàn nhẫn đánh tôi nữa. - Vẫn chưa muộn đâu Lệ Quyên à! Khi đã nhận ra bộ mặt thật của anh ta, nó giúp cô có đủ quyết đoán để chấm dứt tất cả với con người vũ phu đó. - Nhưng tôi vẫn không thể làm được Ngọc Diệp à! Tối hôm qua tôi thức trắng để làm gì cô biết không? Để khóc, tôi khóc vì hận chính bản thân mình đã không đủ bản lĩnh giữ được ảnh. Tôi đã không làm một người phụ nữ quyến rũ để làm ảnh sung sướng, tôi chỉ là một kẻ ích kỉ lúc nào cũng đòi hỏi ảnh phải vì tôi này nọ, tôi càm ràm và làm khó ảnh... lỗi do tôi, và tôi tự trách mình đã đánh mất chàng. - Trời ơi, sao cô lại nghĩ vậy chứ Lệ Quyên, hành động của anh ta đã sờ sờ ra thế rồi cô còn không thấy sao? - Thấy, tôi thấy chứ Ngọc Diệp. Ôi, tôi cũng không biết tại sao nữa... tôi bị đánh đập tàn nhẫn, tôi hận con người đó... nhưng càng hận chàng, tôi lại càng yêu chàng. Cú tát của chàng làm tôi thấy cuộc sống có hương vị... tôi bị điên mất rồi Ngọc Diệp... tôi, tôi không thể sống mà không có Văn Phú, anh ấy là ý nghĩa của đời tôi. – Lệ Quyên ra sức giải thích, cứ làm như tôi không thể hiểu được những gì đang diễn ra bên trong nội tâm của cô ấy vậy. - Không được đâu Lệ Quyên, là phụ nữ với nhau, t... - Tôi sẽ chết, phải rồi, chỉ có cái chết mới giúp tôi quên được anh ấy, tôi mới không đau khổ nữa... và anh ấy cũng sẽ vì đó mà hối hận, mà đau khổ vì đã bỏ rơi tôi. - Đừng nghĩ rồ dại thế chứ Lệ Quyên, thật không hay chút nào, này, cô hãy nghe tôi một lần này thôi... Đừng làm thế, anh ta sẽ không đau khổ, cũng không hối hận đâu... con người vô trách nhiệm đó chỉ càng khoái trá vì đã trút bỏ đi một gánh nặng. Hãy lạc quan lên! Hãy sống cho thật tốt, hãy xây dựng hạnh phúc cho bản thân mình... hãy biết yêu bản thân mình, đó là cách trả đũa tốt nhất với những kẻ đã phụ ta, cô hiểu tôi nói không Lệ Quên. – Tôi nắm lấy đôi vai thon của Lệ Quyên. - Ừm. Tôi sẽ làm vậy. – Tuy nói vậy, nhưng lòng cô ấy đau lắm! Hai dòng nước mắt chảy dài bên khóe mắt. - Phải thế chứ Lệ Quên, cố lên nhé! - Có phải do tôi quá dễ dãi trong chuyện đó nên anh ấy mới coi thường tôi không Ngọc Diệp? - Về chuyện đó thì... tôi... nói chung là tùy người nữa Lệ Quyên à! Cô cũng hiểu mà... vấn đề nằm ở chỗ khác kia... – Tôi không biết phải giải thích làm sao. - Nếu là cô, cô có sẵn sàng hiến dâng cho người đàn ông mình yêu không? - Tôi... - Cô làm sao thế Ngọc Diệp? - Quan điểm của tôi thì, nói chung là tôi chỉ làm chuyện đó khi nào đã kết hôn và danh chính ngôn thuận là vợ chồng của nhau. - Thế thì đúng rồi, tôi đã quá dễ dãi. - Lúc đó, cô đang mang trong mình tâm lý của kẻ đang yêu. Giữa lý trí và con tim thì... cũng không trách cô được, chúng ta nói là nói thế thôi chứ nó xảy ra thì cũng chẳng biết được đâu mà lần. - Cô đã từng chưa? - Tôi... - Tôi ngốc quá! Chẳng phải khi nãy cô đã nói rồi còn gì, xin lỗi cô Ngọc Diệp. - Không có gì đâu mà Lệ Quyên. À, phải rồi... - Chuyện gì vậy Ngọc Diệp? - Lúc trước tôi có nghe... trước tiên phải xin lỗi vì tối hôm đó, đã nghe lén hai người nói chuyện. - Không sao đâu Ngọc Diệp, cô cứ nói đi! - Như Lệ Quyên nói thì anh ấy đã có yêu một cô gái khác nên mới không đón nhận tình cảm của cô? Lệ Quyên nét mặt buồn rượi khi nghe tôi nhắc đến Kiều Oanh (người con gái trong mộng của Văn Phú.) - Ừm. Nhưng mà cô ta không có chút tình cảm nào với anh ấy cả. - Chắc cô ta cũng yêu một người đàn ông khác theo một vòng lẩn quẩn. - Phải đó. Cô ta yêu người đó giữ lắm! - Lệ Quyên cỏ vẻ biết nhiều về cô gái đó nhỉ? - Cô ta là tình địch của tôi, tôi phải biết chứ. - Lệ Quyên đã gặp người đàn ông đó chưa? Người đó không biết ra sao, tôi tò mò quá! - Anh ta giàu có, đẹp trai, tóm lại, theo cách nhìn của cô ta, người đàn ông đó xét về mọi thứ hơn hẳn anh Văn Phú. - Lệ Quyên đã thấy anh ta rồi sao? - Chưa Ngọc Diệp à! Tôi chỉ nghe chính miệng cô ta nói ra thôi. Bữa đó tôi đến gặp cô ta, bảo cô ta hãy dứt khoát với Văn Phú, đừng có làm ảnh khổ sở nữa, đừng có hành hạ ảnh nữa... cô ta đã nói thẳng: “Văn Phú tự chuốc lấy khổ, tự đem lòng yêu tôi rồi thêu dệt ảo tưởng, tôi xem anh Phú như một người anh trai, chứ tôi không hề yêu anh. Tôi có người yêu rồi, anh ấy là một người đẹp trai, giàu có, mọi mặt đều hơn hẳn Văn Phú, Văn Phú còn lâu mới lọt vào mắt xanh của tôi, nên cô cứ yên tâm mà ngủ, đừng sợ tôi cướp Văn Phú của cô.” - Vậy ư? - Vậy đó Ngọc Diệp. Cô ta chỉ yêu có duy nhất một người đó thôi. Nhưng anh Phú lại vẫn cố chấp mà lao vào, anh ấy cũng như tôi vậy. Biết mình đang làm con thiêu thân, nhưng vẫn không tránh được số phận. --- Hết giờ tập võ, Khôi Nguyên đến đón tôi về. Lúc đưa tôi ra đến cổng, Lệ Quyên còn mỉm cười với Khôi Nguyên – vẫn nụ cười che giấu đi nỗi đau sâu tận tim. Đúng vậy, khi yêu một người (si mê một người) ta sẽ thấy người đó là tuyệt vời nhất, một loại ảo giác không hiếm gặp ở những kẻ đang yêu. Vừa về đến nhà Khôi Nguyên đã hỏi ngay kết quả mà tôi thu lượm được. - Cô tìm được thông tin gì có giá trị không? - Lệ Quyên không biết rõ về người đàn ông đó, ngay cả tên tuổi, mặt mũi anh ta thế nào cô ấy cũng không biết. Nhưng, về chuyện tình cảm của Lệ Quyên thì tôi biết khá nhiều, vì cả buổi cô ấy chỉ tập trung nói về cái anh chàng vũ phu đó thôi. Cô ấy đã quá si mê rồi. - Cũng không thể nói như vậy được, đó là tình yêu. - Tình yêu? Có loại tình yêu sâu bọ như thế sao? - Trên đời này có bao nhiêu người thì có bấy nhiều cách yêu. - Phần anh thì sao? Anh đã tiếp cận được anh ta chưa? - Rồi, lúc ra về tôi đã lấy được số điện thoại của anh ta, tôi hứa sẽ mời anh ta đi nhậu. Cô cũng biết mà, khi có chút men trong người đối tượng cũng chúng ta sẽ lật sổ trình bày từ A tới Z chuyện riêng tư của mình cho người “bạn nhậu tri âm”. - Tửu nhập ngôn xuất đây mà. - Tạm thời gác lại mọi chuyện, chúng ta tắm rửa, rồi đi ngủ thôi Ngọc Diệp. - Anh quyên ăn luôn à! Tối nay chúng ta đã ăn gì đâu? - Phải rồi, tôi thật đãng trí. - Anh đi tắm trước đi, tôi sẽ đi nấu thức ăn. - Khổ thân cho cô rồi Ngọc Diệp. - Cái anh này thật là... – Nói rồi, tôi đứng lên xuống bếp. Khôi Nguyên cũng đứng dậy, bất ngờ hôn lên má tôi. - Cám ơn! Anh ấy đi lấy đồ tắm, tôi đứng lại miên man với niềm hạnh phúc. --- 7h30 sáng, Quán mì quảng Hằng, Thực khách đông nườm nượp, người đứng đợi để mua mì quảng mang về thành xếp hàng dài, một đám khác vây quay cô chủ đang chậm chạp khỡ từng sợi mì, họ đang tranh dành với nhau từng gói mì quảng, họ tranh cãi và lý sự với cô chủ quyền đến trước và đến sau. Những thực khách ngồi ăn tại quán cũng một cảnh ngộ “éo le”, bụng thì đói gần chết mà phải vừa cầm muỗng, đũa... ngóng đợi dài cổ. Những con mắt đồng loạt hướng về phía cô chủ quán, xem đã đến phiên mình hay chưa? - Thật mất thời gian khi cô đưa tôi đến một cái quán như thế này? - Anh không thấy một quy luật sao? - Quy luật gì? - Luật mì quảng. - Tôi không biết cái quy luật đó, chỉ biết là chúng ta đang giống như... thôi, tôi không nói nữa. - Anh này... không biết thì để tôi giải thích cho mà nghe. Luật mì quảng tức là: anh muốn đạt được thứ gì đó thì phải có một cái giá để trả, khi ấy anh mới quý trọng, và thấy thứ đã đạt được là thứ có giá trị để đánh đổi. Tô mì quảng ở đây cũng vậy, muốn ăn được nó thì cái giá để trả là một cái bụng đói, một thời gian chờ đợi nóng ruột, và một cảm xúc bực mình khó chịu. - Sao giống như món mầm đá của Trạng Quỳnh vậy? - Đúng rồi đấy. Loại tâm lý này ông bà mình ngày xưa đã biết rồi. Cho nên những người bán hàng ăn họ khai thác về yếu điểm tâm lý con người. Để món ăn của họ trở nên khác biệt và có giá trị, họ phải làm sao để người khác chờ đợi trong sự nóng ruột, không được thỏa mãn ngay lòng ham muốn của người khác, bởi vì bản tính của con người là vậy, họ sẽ thấy nhàm chán với những thứ có được quá dễ dàng. - Mọi việc khác ở đời cũng tương tự sao? - Có thể nói như vậy. Anh phải nắm bắt được tâm lý muôn thuở của con người. Kéo căn sợi dây thun ra đến gần mức giới hạn, sau đó mới thỏa mãn ham muốn của họ. - Như thế thì phải làm ra vẻ khó khăn một chút. - Anh hiểu rồi đấy! – Tôi cười híp mắt. - Bữa nào tôi đưa anh đi ăn bánh tráng chảnh. - Bánh tráng chảnh? - Hàng quán đó nổi tiếng lắm đấy. Chủ quán là một bà lão khó tính, thông thường người bán hàng phải chiều khách, nhưng bà lão này thì không, bà ta thậm chí chửi cả khách. Ăn được cái bánh tráng của bà lão cũng phải đợi dài cổ, và số lượng bánh tráng bán cho người mua là có số lượng nhất định. Mỗi người bà chỉ bán cho 1 cái thôi, ăn xong mà có muốn ăn nữa bà lão cũng không bán. Mua về thì miễn luôn, khi ghét ai rồi thì không bán... thế nên mọi người đặc cho là hàng quán của bà lão là quán bánh tráng chảnh. - Chảnh thế thì sao có khách? - Thế mà khách đông như kiến bu quanh cục đường mía vậy. Lý do, như lúc nãy tôi đã nói về quy luật tô mì quảng đó. Đó là hiệu ứng tâm lý cả thôi. - Tôi thấy giống một cô cái kiêu kỳ hơn. Bây giờ thì tôi hiểu vì sao mẫu con gái đó, nhiều người mê đến vậy. - Hì hì... còn tôi thì sao? - Cô thì kiêu kỳ cái nổi gì, tâm địa phản chiếu quá rõ rồi. - Ơ... - Ơ gì mà ơ, cái gì cũng vừa phải thôi. Đúng không nào! Không biết đến mấy giờ tôi với cô mới được ăn sáng đây. Nãy giờ đợi gần một tiếng rồi đấy! (...) Chúng tôi đang nói chuyện, thì phải dừng lại. Một câu chuyện khác ở bàn bên cạnh thu hút sự chú ý của chúng tôi. Chúng tôi tập trung lắng nghe họ kể về... một câu chuyện động trời.
|
Chương 39 Chương 39 --- Nội dung cuộc nói chuyện ở bàn bên cạnh: (…) - Hắn nói sao? - Con hắn sinh đẻ ra, hắn thích làm gì là quyền của hắn. - Bắt hai cô con gái ruột của mình làm nô lệ tình dục cho mình, còn hơn cả cầm thú, đã vậy mà còn nói cái giọng đó ư! Loại đó mà xét xử làm gì, bắn mẹ đi! - Anh nói vậy thôi, chứ còn quy trình này nọ phức tạp lắm! Phải xử đúng luật thôi, đâu phải muốn bắn ai là bắn đâu. - Vụ việc này gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây. Nghe đâu hai đứa con gái tội nghiệp đó đã làm nô lệ tình dục cho hắn hơn 1 năm nay rồi. - Hơn 4 năm rồi ông bạn à! Tin này đài chính thống đưa đấy! - 4 năm cơ à! - Cô con gái đầu năm nay học 12, bị lạm dụng từ năm lớp 8. Cô con gái út năm nay học lớp 10, cũng bị lạm dụng kể từ năm lớp 8. - Trời ơi! Thật là vô luân, bệnh hoạn. Hai đứa con gái đó nhất định không phải là con ruột của hắn. - Con ruột hẳn hoi đấy, cơ quan điều tra đã xác nhận rồi. Nhiều khả năng hắn bị mắc bệnh tâm thần. - Còn vợ hắn thì sao? Chẳng lẽ chừng ấy năm mà cô ta không hề hay biết gì? - Biết, biết hết nhưng cô ta giấu. - Giấu á? - Giấu. Cô ta trả lời với người lấy khẩu cung rằng, cô ta đã biết chồng làm việc đồi bại với con gái ruột của mình, nhưng vì thanh danh (!) với lại, bị hắn đe dọa, nếu nói cho ai biết chuyện đó thì sẽ giết… giết… giết… - Đồ chó má! - Hơn cả chó nữa, chó không đến mức như hắn đâu. - Cô vợ cũng thật là ngu ngốc. Vậy mà còn sống chung được với hắn ngần ấy năm. - Nghe đâu, ban đầu khi được công an hỏi, cô ấy còn chối quanh chối co, phủ nhận đủ thứ, ra sức bảo vệ cho con thú kia. Mãi sau này, tang chứng đã rành rành, hai cô con gái đã khai nhận, thì cô ta mới bắt đầu nói ra sự thật. Nếu không phải bà hàng xóm ở cạnh nhà, phát hiện ra hành vi đồi bại của hắn, đang thực hiện với cô con gái sau; thì không biết bao giờ con yêu nghiệt đó mới chịu dừng lại. Cũng bởi cô vợ quá yêu (!) chồng, sợ chồng bị tù tội, thậm chí còn ghen với cả hai đứa con nữa. Thật quá thể. - Ôi, mẹ ơi! - Nhưng anh yên tâm đi! Vụ này chỉ khu vực chúng ta biết với nhau thôi. Sẽ không lan tràn ra dư luận khắp cả nước đâu. - Tại sao vậy? - Hừ, liên quan tới nhiều thứ lắm! Nó không tốt cho hình ảnh của quốc gia, làm hư hỏng rường cột của xã hội. Nóm tóm lại, những vụ như thế không nên để lan truyền, không hay. - Anh nói cũng phải. Có những thứ không phải lúc nào cũng công khai được. - Thế nhưng, cũng có những thứ công khai mà chẳng ai làm được gì. - Làm gì có thứ như vậy? - Bọn cướp. - Cướp mà công khai ư? - Cướp cũng có nhiều dạng, nhưng có hai dạng chính đó là, cướp công khai và cướp lén lút. Với bọn cướp lén lút thì không bàn tới làm gì, vì cái thứ đó vừa ló đầu ra đã bị thộp cổ tống vào tù. Loại công khai mới đáng để nói đến. Bọn chúng không chỉ cướp tiền cướp bạc, mà cướp luôn cả cái quyền tố giác bọn cướp. Bọn chúng cướp giữa ban ngày ban mặt, cướp lộ liễu và cướp có quy trình… chúng cướp đến tận cái đáy quần đàn bà, cướp vào mọi ngốc ngách từ thành thị đến thôn quê… chúng cướp… cướp công khai, cướp cho người ta thấy chúng cướp, nhưng Đ.mẹ, chúng cướp vậy đó mà chẳng ai dám làm gì chúng. - Anh làm ơn nhỏ miệng lại dùm đi. Nhỡ có tên cướp nào ở đây do thám thấy thì… - Anh nói cũng phải, họa vào từ miệng, họa ra cũng từ miệng, từ nay phải trung thành với câu minh triết: “im lặng là vàng.” --- Cuối cùng tô mì quảng cũng đến được bàn chúng tôi. Những sợi mì vàng, dai đập vào mắt, chưa ăn mà đã nếm thấy vị mỡ béo xứ quảng. Nước mì mặn mà, màu sắc đậm đà cuốn hút được làm từ củ xắn cắt hình hột lựu, thịt nạc, thịt ba chỉ hầm đến độ chỉ cần cắn vào một miếng đã muốn tam vào trong lưỡi. Nước chưa ăn đã cảm được vị ngon, ngọt. Bánh tráng giòn, đậu phộng, rắc lên trên bề mặt tô mì. Dĩa rau gồm: xà lách, cảnh giới, tía tô, cắt thành từng sợi mỏng trộn lại với nhau. Gia vị khác gồm: Chanh, ớt chín giã nhuyễn… Chúng tôi tập trung vào chuyên môn, phải như vậy thì mới tận hưởng được hương vị đậm đà của tô mì quảng có giá trị. “Rò… rò…rò…” “Tính tinh tình… tính tinh tình… tính tinh tình tinh…” chuông điện thoại của Khôi Nguyên rung lên. Anh ấy nghe máy: “Alo(…)” --- Từ chỗ quán mì quảng Hằng, chúng tôi đến thẳng bệnh viện Hòa Phát. Giám đốc Trung vừa gọi điện cho Khôi Nguyên nói về những dấu hiệu khác thường của bệnh nhân Hải Ninh. Trên đường đi đến phòng đặc biệt, chúng tôi (giám đốc Trung, Khôi Nguyên, tôi) vừa đi vừa nói chuyện. Giám đốc Trung kể lại: - Bệnh nhân Hải Ninh vừa rồi lại trốn ra khỏi phòng đặc biệt. Cũng may là không có thiệt hại về người. - Như vậy tức là có thiệt hại về của rồi? - Cũng không thiệt hại về của luôn Khôi Nguyên à! Nhưng, thiệt hại vì sinh linh thì có. - Đó là dấu hiệu bất thường mà bác sĩ muốn nói tới? - Khi biết được anh ta đã thoát ra ngoài, chúng tôi tá hỏa chạy đi tìm kiếm. Tìm hoài mà chẳng thấy anh ta đâu, khi đó chúng tôi ai cũng tái mặt; bệnh nhân Hải Ninh mà thoát ra được bên ngoài thì đúng là hiểm họa. Cũng may cho chúng tôi, lúc đang quýnh lên thì một bệnh nhân khác đến mách: “mấy bố ơi! Em nó đang đu trên cây hồng sau vườn kìa.” Chúng tôi tức tốc chạy ra sau vườn, đến chỗ cây hồng thì phát hiện ra Hải Ninh đang ngồi trên cành cây, trên tay đang cầm một tổ chim. Chúng tôi tìm đủ mọi cách dụ bệnh nhân Hải Ninh xuống nhưng vô ích. - Cuối cùng mọi người đã dùng đến cách gì để đưa anh ta xuống? - Tự anh ta trèo xuống sau khi đã dùng bữa điểm tâm. - Dùng xong bữa điểm tâm? - Khủng khiếp lắm Khôi Nguyên à! Chúng tôi, những người chứng kiến, đến nay, vẫn không nuốt nổi cơm. Bác sĩ Quân là tội nghiệp hơn cả, lát nữa tôi sẽ kể sau… trước mắt nói về buổi điểm tâm của bệnh nhân Hải Ninh, thật muốn lộn mửa. Anh ta bắt từ trong tổ chim ra một con chim non còn đỏ hỏn, lúc anh ta bốc con chim non lên chúng tôi còn nghe tiếng kêu chiêm chíp tội nghiệp của nó, anh ta ngửa họng thả con chim vào mồm, sau đó nhai rùm rụm. Bác sĩ Quân ói tại chỗ… cứ thế… hết con này đến con khác… ăn xong bữa sáng, anh ta trèo xuống, các bác sĩ lao vào khống chế con bệnh. Lần này, cũng lại là bác sĩ Quân xui xẻo, bị Hải Ninh cắn ngấu nghiến vào bắp tay phải. Bác sĩ ấy rú lên đau đớn lắm! Đến giờ vết thương vẫn còn xưng tấy, chỗ giấu răng rất độc, bầm tím lên rất gớm. bác sĩ ấy đã bị liệt, tạm thời xin nghỉ phép để điều trị. - Nguy hiểm quá vậy bác sĩ. - Tôi đau đầu lắm rồi Khôi Nguyên à! Không biết đến bao giờ mới chấm dứt cái cực hình này đây? – Ông giám đốc thở dài não ruột. Chúng tôi đã đến phòng đặc biệt, nơi giam giữ bệnh nhân nguy hiểm Hải Ninh. Vẫn cái nhân dạng khùng khùng điên điên đó, Cái đầu rối như tổ cưởng nghiêng sang một bên vai. Bệnh nhân Hải Ninh mặc bộ bijama kẻ sọc trắng đen. Nước miếng dễu đầy trên cổ áo. Bệnh nhân trong như kẻ mộng du, đang áp sát mặt vào những chấn song. Một tay cầm cái ly nhựa, liên tục cạo cái miệng ly vào chấn song sắt. - Anh ta đang làm gì vậy bác sĩ? - Anh ta cứ làm vậy từ mấy ngày nay rồi cô Ngọc Diệp. Chúng tô đang cố tìm ra nguyên nhân đưa đến hành động đó. Nó xuất hiện kể từ ngày anh ta lên cơn động kinh, sợ hãi khác thường khi nhìn thấy cô nấu bếp. --- Từ chỗ bệnh viện tâm thần Hòa Phát ra, Khôi Nguyên chở tôi đến siêu thị Ngọc Bích, ở đó chúng tôi đã gửi xe, sau đó, ra ngoài đi dạo quanh bờ hồ. Hồ Xuân Hương sóng gợn lăn tăn. Những mái tóc liễu xanh um soi bóng dưới tấm thủy kính. Một chiếc lá vàng lìa cành… chiếc lá nhẹ nhàng đáp xuống mặt hồ gợn sóng lan tỏa. Chúng tôi đi bên nhau, tôi hỏi lý do vì sao đưa tôi đi dạo, thì Khôi Nguyên đáp: - Thư giản một chút cho đầu óc được thoải mái. Bên kia đường là hàng rào dâm bụt, những đóa hoa đỏ thẫm phơi mình trong nắng ấm. Có chú ong lượn lờ xung quay một đóa hồng dại, có lẽ nó đang phân vân xem có nên lao vào hút ít mật hay để dành cho ngày mai. “Để ngày mai thì muộn mất, con khác sẽ hút” Cuối cùng, bản năng đã chiến thắng, nó lao vào mơn trớn và hút sạch mật ngọt có trong đóa hoa kiều diễm. Phía bên trong hàng dâm bụt là đồi cỏ xanh mươn mướt, đồi cỏ rộng thênh thang với những cây thông xanh tỏa bóng mát quanh năm, những bãi cát trắng, hồ nước trong mát… đồi cỏ được dùng làm sân gôn (ở đây người ta gọi là đồi cù) Hiện nay chủ sở hữu của đồi cù là ai thì tôi không được biết, nhưng trước kia nó thuộc về người nước ngoài. Đồi cù được rào kín xung quanh, có bảo vệ thay nhau túc trực. Người dân không được vào bên trong, chỉ có những khách VIP đến chơi gôn mới được nghênh đón, cung phụng. Đó là, một đặc quyền của người giàu và là ước mơ cũng những người nghèo. - Anh thấy những người giàu như thế nào? - Sao tự dưng cô lại hỏi vậy? - Tôi muốn biết tình cảm của anh dành cho tầng lớp đó. - Tôi kính phục họ. - Kinh phục ư! – Tôi vẫn chưa tin lắm. - Ở đây tôi chỉ nói đến những người giàu làm ăn chân chính, và lương thiện thôi. Họ tạo ra được cơ ngơi đó là cái giỏi, cái hơn người của họ, họ thành công và chúng ta sẽ mừng cho thành công của họ. Tôi thấy đa số con người ta hay ghen ăn tức ở lắm! Đó là một trong những tật xấu của người dân nước mình. Thấy người ta giàu có thì ghét, đâu phải người giàu nào cũng làm ăn bất lương, cũng vô nhân tính. Họ có đam mê của mình, có tài năng và hoài bão của mình. Nên gặp những người thành đạt đó tôi rất kính trọng. - Ừm, tôi hiểu rồi. Nhưng, tôi vẫn ước gì được vào trong đó một lần. - Có khó gì đâu, ngay bây giờ tôi và cô sẽ vào. - Anh không đùa đấy chứ? Chúng ta đâu được phép. - Cô không nghe người ta nói sao, đất đai là tài sản của nhân dân do nhà nước quản lý, họ chỉ là người quản lý của chúng ta thôi, chúng ta mới là những người chủ thực sự. Nào! Theo tôi! Thế là, Khôi Nguyên vạch hàng rào dâm bụt chui vào bên trong đồi cù, tôi cũng liều mạng đi theo ảnh luôn. Vào bên trong mới thấy quan cảnh đẹp thơ mộng mở ra trước mắt. Những ngọn đồi xanh tươi mát mẻ nhấp nhô. Cỏ dưới chân tôi rất mềm mịn, một loại cỏ đặc biệt không thể có ở bên ngoài. Đã gần trưa rồi mà sương còn đọng trên những cuốn lá nõn nà. Từng đàn chim sáo mỏ vàng, chim cưởng đùa dỡn với nhau quanh những bãi cát trắng. Tiếng chim ríu rít, khèn khẹt, quen quéc… thôi thì đủ các kiểu. Tôi ngửi được mùi thơm của cỏ non, mùi hương hoa cúc thoang thoảng, và mùi của nắng vàng. Tôi cảm được vị lờ lợ của nước mát. Mặt hồ trong vắt như gương, suối nguồn tinh khiết mát mẻ vô ngần. Chúng tôi nắm tay nhau đi dọc theo những quả đồi tí hon. Nghe rõ tiếng xồm xộp của thảm cỏ dưới lòng bàn chân mình. Nắng vàng hanh ngã mình trên tóc tôi và trên vai Khôi Nguyên. Có con vật gì đó vừa búng qua chân tôi. - A, Khôi Nguyên, anh nhìn kìa. Con cào cào lớn quá! Một con cào cào xanh lá cây to bằng ngón tay cái đang đậu trên thảm cỏ. Nó ngoe nguẩy cái đầu to bự, nghiến nghiến bộ càng, dùng chân trước vuốt vuốt đầu, và dùng miệng chải chuốc lại những sợi râu (ăng ten) định hướng. Tôi thấy cả những chiếc gai nhọn mọc trên chân con cào cào. Nhìn bộ cánh của nó xanh mát thấy là thích rồi. Tôi lay lay cánh tay Khôi Nguyên, đòi ảnh: - Khôi Nguyên, làm ơn bắt nó cho tôi đi. - Chúng ta đã có một con to đùng đang để ở siêu thị rồi, bắt con này làm gì nữa. - Nhưng mà tôi thích, nó đẹp quá! - Bắt chơi rồi thả nó ra lại đấy nhé! - Ừm, tôi sẽ phóng sinh nó sớm thôi, anh bắt nó cho tôi đi. - Trò này tôi đã chơi từ hồi còn bé cơ. Hồi đó, bà ngoại tôi chỉ cho tôi biết đấy. Bây giờ chúng ta cần phải tìm những cành cây trụi lá – loại cây bụi ấy – bó chúng lại với nhau làm thành một cái chổi bắt cào cào. Bây giờ cô đứng lại đây canh chừng nó nhé, nhớ đừng để mất giấu nó. Tôi sẽ đi tìm những cành cây. (…) Khôi Nguyên đi một chặp thì trở lại với một cái “chổi xuể”. - Cô xem này. - Bắt nó bằng thứ này sao? - Coi đây! Khôi Nguyên chụp bó cây lên thân con cào cào bằng một động tác nhanh chóng, dứt khoát. Con cào cào nằm gọn dưới bó cây. Lúc này, anh ấy mới dùng tay để bắt con cào cào to bự. Hai chân của nó búng tành tạch… - Ngọc Diệp, lấy dùm tôi bao thuốc lá trong túi áo. Tôi mò lấy bao thuốc lá. - Còn một điếu này. - Lấy điếu thuốc bỏ lại vào túi tôi, rồi đưa cái vỏ đây. (…) - Ok rồi. Này, giữ lấy đừng để nó xổng mất đấy. – Khôi Nguyên đưa cái bao thuốc nhốt con cào cào cho tôi. - Thôi, tôi sợ lắm. Bỏ trong túi áo của anh đi. - Cô bảo bắt nó cho cô chơi còn gì. - Lát nữa tôi sẽ chơi, nhưng bỏ trong hộp thuốc vậy nó có chết không? - Tôi đục lỗ cho nó thở rồi, hơn nữa, còn bỏ cỏ non vào cho nó gặm, không chết đâu mà sợ. - Anh cất nó đi! Tôi thích bắt cào cào quá. Chúng ta sẽ tìm và bắt những con khác. Tôi muốn bắt thêm một con màu nâu nữa để ghép đôi với con đó. - Ôi, thật là nhảm nhí Ngọc Diệp à! Nhưng mà nếu cô thích thì tôi chiều ý cô vậy. Lần này đến phiên cô ra tay, tôi sẽ đánh động cho bọn nó nhảy ra khỏi những đám cỏ, cô chỉ việc chụp cổ bọn nó thôi. - Được á, chúng ta bắt đầu nha. (...) Hai đứa già đầu chúng tôi lại thích cưa sừng làm nghé, muốn học đòi theo bọn trẻ con chơi ba cái trò thơ ấu. Chúng tôi lùng sục khắp nơi để tìm bắt cào cào. “Vụt” “Bộp” Một vật gì đó vừa bay xược qua mặt tôi đập vào thân cây. - Cái gì vậy? – Tôi kịp hoàn hồn. - Không được rồi, đi chỗ khác thôi, chỗ này nguy hiểm quá! Xém chút nữa thì cô đã bị trái banh gôn đập trúng đầu rồi đấy. Cô nhìn xem! Tôi nhìm xuống thảm cỏ, rõ ràng là một trái banh gôn. - Hú hồn! Xém chút nữa thì... “Tuýt... tuýt...tuýt...” Âm thanh khiến tôi giật mình, nhìn về phía có những người mặc áo đen (đồng phục của nhân viên bảo vệ đồi cù), những người đó đang chạy về phía chúng tôi, trên tay cầm theo dùi cui và bộ đàm. - “Báo cáo! Báo cáo! Có thích khách... có thích khách... đề nghị cho lực lượng chốt các điểm gác lại.” – Người chỉ huy đang phát lệnh. - Chạy thôi Ngọc Diệp cô còn đứng ngây ra đó làm gì hả? Tôi nhìn lại thì đã thấy Khôi Nguyên chạy được một đoạn khá xa rồi. - Trời ơi! Khôi Nguyên, anh nỡ bỏ lại tôi sao! Chờ tôi với nào. Tôi ba dò bốn cẳng chạy theo Khôi Nguyên. Bọn người phía sau vẫn đang đuổi theo tôi. “Ôi, lạy chúa! Giúp con với!” Bọn người đó đang ngày một thu ngắn khoảng cách với tôi. - Khôi Nguyên ơi! Cứu tôi, không được rồi. Tôi vừa chạy vừa gào muốn khản cả cổ. Khôi Nguyên vẫn chạy phía trước tôi... Tôi đã quá mệt rồi... Tôi ngã bịch xuống hố cát. Đám người kia cũng vừa chạy đến túm lấy tôi. - Thích khách đã bị bắt một tên, còn một tên. – Người chỉ huy gọi bộ đàm cho đầu bên kia. Thấy tình hình của tôi không ổn, Khôi Nguyên đành phải tự chui đầu vào rọ. Chúng tôi bị áp giải đi... không biết điều gì sẽ xảy đến với chúng tôi nữa, tôi đang rất hồi hộp, lo sợ.
|