Mặt Nạ Của Hoàng Tử
|
|
Thật ra thì tôi cũng muốn … rú ầm lên lắm chứ. Nhưng vừa ngẩng mặt lên, gặp ngay ánh mắt của tên Ju ngồi bên cạnh, tôi nuốt nước bọt cái "ực". Đôi mắt nâu của cậu ta trong, rất trong. Trong veo đến mức tôi nhìn thấy cả nét mặt vừa nghi ngờ, lại có chút sợ sệt của mình. Nhưng tôi cũng nhanh chóng lấy lại phong độ, gì chứ tưởng rằng cậu ta vừa cứu nguy cho một bé Dâu Tây nào đó là có quyền nhìn tôi bằng ánh mắt có phần đề phòng đấy hở. Tôi hùng hồn hỏi. - Bộ mặt tớ….. - Không có nhọ. Nhưng đi cắm trại thì bằng ô tô đấy. Cũng khá xa. Mất chừng 2 đến 3 tiếng. Có hai xe, ngồi theo thứ tự bàn trên lớp. - Có liên quan đến tớ à? - Why not? Why not? Why not? Cậu ta trả lời là Why not? Why? Tôi bắt đầu thấy bực mình rồi đấy! - Thế nghĩa là sao? - Tôi la lên. - Vomina! - Vomina? - Tôi hỏi vặn lại - Vomi….mina……..- giờ thì tôi chỉ lắp bắp. Một đoạn quảng cáo với những dòng chữ xanh đỏ chạy xoẹt qua trước mặt tôi. “ Say tàu xe? Đã có thuốc Vomina. Vomina có chứa Dimenhydrinate. Không dùng Vomina cho phụ nữ có thai ba tháng đầu, trẻ em dưới hai tháng tuổi,…đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Vomina - thuốc chống say tàu xe hiệu quả.” Tôi chính thức thành con kì nhông khi mặt chuyển từ xám ngoét, sang đỏ rồi giờ thì tối om! Ra là cậu ta vẫn còn nhớ cái lần tôi có "vô tình" chưa uống thuôc say xe và kết quả thì …. ra người cậu ta. Trời ạ, sao cậu ta có thể nhớ dai đến thế cơ chứ. Lần ấy tôi cũng thấy ngại, cậu ta cũng ngại. Hai người đều ngại, vậy là huề. Thế mà bây giờ cậu ta còn nhắc tới làm chi? Được rồi. Lần này tôi sẽ mang một hộp thuốc Vomina cho mà coi! Chúng tôi được nghỉ ngày mai để chuẩn bị cho ngày cắm trại sắp tới cơ mà.!!! …..Có một chút hí hửng!
|
- Không biết Yul có đi cắm trại cùng lớp mình không nhỉ? - Ước gì Yul đi cùng lớp. Cắm trại mà được ngắm cậu ấy thì quả là một điều tuyệt vời đấy. - Tớ nghe nói là Yul chẳng bao giờ thích những hoạt động kiểu như thế này đâu. - Suỵt. Các cậu nói nhỏ thôi. Yul nghe thấy bây giờ. … Có vài tiếng xì xào trong lớp. Có nhiều tiếng xì xào trong lớp. Có rất nhiều nhiều tiếng xì xào trong lớp. ……………Rất nhỏ. Nhỏ. To. Hơi to……………. Nhưng bỏ qua tất cả những tiếng xì xào, những lời đoán già đoán non. Sau khi Hạnh Nhi đọc xong thông báo mới cho cả lớp, Yul đứng dậy và ra khỏi lớp trong sự ngỡ ngàng của các thành viên còn lại. Thật ra thì việc Yul ra khỏi lớp vào giờ ấy thì chẳng có gì là không hợp lí cả. Vì sau tiết sinh hoạt, học sinh có thể về nếu muốn. Chỉ vì Yul quá nổi bật trong lớp, trong trường, và thậm chí còn ngoài trường và sức ảnh hưởng của Yul mạnh mẽ thế nào thì tôi cũng chưa biết. Nhưng mà nếu chỉ nhìn Yul không thôi, thì chắc cả ngày không ăn gì tôi cũng chịu được. P/s: Nếu có ai bao đi ăn thì tôi có thể suy nghĩ lại. Ngồi trong lớp học, tôi vẫn có thể nghe thấy những tiếng reo, hò, hú, hét của con gái. Ban đầu là ngoài lớp học, sau đến hành lang, rồi đến sân trường, cổng trường và cuối cùng thì….Brừm…..mmmmmmmmmmm! Đó là tiếng xe máy của Yul! *** Hôm sau, tôi cứ đoán già đoán non mãi. Thế rốt cuộc thì thầy hiệu trưởng giàu đến cỡ nào vậy? Này nhé, tính riêng trường Ping Yi này thôi cũng đủ làm người ta choáng ngợp rồi đấy. Sau rồi lại nghe thầy hiệu trưởng làm thương gia. Trời ạ. Sao có thể giàu và thành đạt đến mức đó được cơ chứ! Đang loay hoay search tên thầy hiệu trưởng trên mạng, tôi có nghe thấy tiếng của mẹ, vọng từ cầu thang lên - Linh Đan. Mai con đi cắm trại cùng lớp đúng không? Tôi vẫn gõ bàn phím lạch cạch, đáp thật to. - Vâng. Mẹ tôi lại hỏi.
|
- Cắm trại hai ngày hả? Tôi vẫn gõ bàn phím, đáp. - Vâng. - Thế giờ này mà chưa chuẩn bị gì à? Tôi lại đáp. - Vâng. - Xuống đây mauuuuu! Răng tôi suýt vập vào bàn phím khi âm lượng của mẹ tôi to một cách đột ngột. Sau rồi cũng thẫn thờ khi nghĩ tới điều mà mẹ tôi vừa nói " Chưa chuẩn bị gì à?". Tôi tắt máy tính, rồi lập cập bước xuống cầu thang. Vừa đến chân cầu thang, mẹ tôi đã nghiêm túc. - Con gái con đứa, mai đi cắm trại thì hôm nay cũng phải lên lịch xem mình cần mua cái gì, chuẩn bị cái gì cho buổi cắm trại của ngày mai chứ. Tôi lẩy bẩy kéo chiếc ghế đối diện, nhưng chỉ dám ngồi chớm mé, sau rồi mới thều thào: - Con tưởng bố ở nhà. - Thế bây giờ thì con hết tưởng chưa? Sao việc gì con cũng chờ đợi và ỷ vào người khác thế? Tôi đưa mắt dáo dác nhìn quanh phòng ăn một lần nữa, lại cẩn thận đưa tai sang ngóng bên phải hướng phòng giặt đồ, sau rồi buột miệng. - Hình như con không thấy tiếng máy giặt. - Bố con đi công tác rồi. Bây giờ thì việc của con, con tự lo lấy. --- Lên phòng thay quần áo, xỏ đôi giày vải và khẽ khàng đóng cửa một cách cẩn trọng nhất, tôi rụt rè ra ngoài trong yên lặng. Thực ra thì sau khi đi qua nhà bếp lấy vài tờ tiền mẹ tôi để sẵn trên bàn, tôi vẫn còn nghe thấy tiếng mẹ tôi. " Đúng là con hư tại bố mà." Ầy, thật ra thì mẹ tôi nói không đúng cho lắm. " Con hư tại mẹ" mới đúng cơ chứ! Vì sao ư? Vì thực ra trong suy nghĩ non nớt của tôi, bố tôi đang nhận đảm đương trách nhiệm chăm sóc tôi như một người mẹ thì đúng hơn! Mẹ tôi nghiêm khắc và khá là khắt khe, dù tôi là con gái một. Mẹ tôi luôn hướng tôi tới mẫu " Tự làm". Nghĩa là : Đừng bao giờ ỷ vào người khác và chờ đợi sự giúp đỡ.
|
Cái gì không làm được thì hỏi. Hỏi để làm. Khó quá không làm được thì mẹ tôi sẽ làm mẫu. Một lần duy nhất. Sau đó tôi phải làm lại lần nữa cho mẹ tôi coi lại. Bố tôi ban đầu đứng cổ vũ tôi nhiệt tình. Sau thấy cái vẻ vụng về của tôi, bố có ra tay giúp đỡ. Nhưng là bằng một cách lén lút. Tôi vẫn còn nhớ năm lớp 6, hồi ấy tôi rất thích để tóc ngắn. Càng ngắn tôi càng thích. Có lần mẹ tôi đưa tiền cho ra quán cắt tóc, thế là tôi phi thẳng ra quán cắt tóc và một mực khẳng định: - " Cháu muốn cắt đầu đinh!". Mặc cho lời can ngăn của chú thợ cắt tóc, tôi vẫn leo tót lên chiếc ghế cạnh đó, ngồi im lìm như pho tượng. Khuyên mãi không thành, cuối cùng chú nọ cũng chịu cắt tóc cho tôi. Nhìn quả đầu mới tinh đầy ăn ý của mình. Tôi lấy làm thích thú và đắc chí lắm. Nhưng ngay khi vừa về đến nhà, chẳng phải kể thêm, mẹ tôi giận tới cỡ nào. Cũng bởi quả đầu mới này, tôi bị phạt lau nhà cho tới khi tóc mọc dài như cũ thì thôi. Tôi mếu máo khóc lên khóc xuống. Đến bao giờ thì tóc tôi có thể mọc dài đến ngang vai như cũ được đây? Nhưng mặc kệ những giọt nước mắt " cố ý" hối lỗi của tôi, mẹ tôi vẫn quay vào phòng của mình. Chỉ còn lại tôi với cây chổi lau nhà trước mặt. Lần ấy, bố tôi đi công tác về muộn. Vừa về tới nhà, bố tôi đã la lên: - Em ơi, cháu em mới lên chơi à. Tiếng mẹ tôi trong phòng vọng ra. - Con gái anh đấy. Tôi mếu máo quay mặt ra. Bố tôi cứ đứng nhìn tôi mãi. Sau thấy vẻ mặt giận dỗi của tôi, bố ôm tôi vào lòng, nói nhỏ. - Con gái bố trông thật cá tính. Tôi mừng muốn khóc, hỏi lại. - Thật không bố? - Thật. Nhưng bố vẫn thích tóc cũ của con hơn. Nó hợp với con. Bố chẳng kịp thay quần áo vừa đi làm về, cùng tôi lau sàn nhà bếp. Lần ấy, tôi biết ơn bố lắm lắm. Lúc lau nhà xong, tôi còn thủ thỉ. - Bố ơi. Bây giờ con gọi bố là mẹ được không? Bố tôi phì cười.
|
- Sao lại gọi vậy con? - Vì bố cứ như mẹ ấy. Chỉ có mẹ mới không mắng và đánh con chứ. Bố tôi mỉm cười. - Không con à. Cả bố và mẹ đều yêu thương con. Nhưng cách thể hiện tình yêu của mỗi người sẽ là khác nhau. Con hiểu chứ? --- Những kỉ niệm về tuổi thơ và nụ cười ấm áp của bố như cuộn phim tua chậm trong tâm trí tôi. Dù thời gian có trôi thật chậm như ngày xưa, hay vèo vèo như lúc này, tôi vẫn cảm thấy gia đình mình chẳng có gì thay đổi. Mẹ tôi vẫn là một người nghiêm khắc, ít ra thì với tôi. Bố tôi vẫn vậy, vẫn nụ cười ấm áp, luôn cổ vũ và dộng viên tôi mỗi khi tôi có chuyện buồn. Và đó là lí do tôi ra khỏi nhà với tiền của mẹ trong tay và nụ cười phơi phới. Gia đình luôn là điều tuyệt vời nhất. Gì chứ, tôi sẽ chứng minh cho mẹ tôi thấy, tôi tự lập như thế nào. Bằng chứng là giờ thì tôi đã tới siêu thị. Lượn lờ vài vòng quanh khu Mì Ăn Liền mà tôi cứ lưỡng lự mãi. Không biết cắm trại ở trường mới có dùng Mì không? ầy, thật ra thì nghĩ cũng hơi "hai lúa", nhưng tô thề là mấy gói Mì Ăn Liền này đã cứu sống cái dạ dày của tôi ở lần cắm trại gần nhất mà tôi tham gia. Trường cũ tôi học cũng hay tổ chức những hoạt động ngoài trời thế này. Lần ấy cũng bởi lớp tôi toàn con trai, nên việc nấu nướng khá là chật vật. CŨng may mà nhờ mấy gói Mì tôi vô tình trúng khi chơi trò " Ném Vòng" ở hội trợ, cả lũ mới được một bữa no nê. Ầy, thực ra thì đó là lần ăn Mì ngon nhất mà tôi nhớ, có lẽ chẳng phải tại gói Mì, mà là bởi không khí mà chúng tôi tạo nên: tranh nhau từng sợi mì một. Rõ là cái gì tranh về ăn lúc nào cũng ngon hơn bình thường. " Alo. Alo. Kính chào quý khách. Hiện nay, siêu thị Pazu của chúng tôi đang có chương trình " Chơi ghi-ta thần kì, nhận ngay Mì" ở quầy số 8, ngay đại sảnh. Vậy chúng tôi thông báo cho những quý khách ở tầng 3. Quý khách có thể đăng kí tham gia ngay bây giờ để nhận những thùng Mì may mắn nhất. Chúc quý khách chọn được những món đồ ưng ý tại hệ thống siêu thị Pazu. Cảm ơn quý khách vì đã mua hàng tại hệ thống siêu thị của chúng tôi." Tôi nghe trọn bộ nội dung thông báo tại quầy bán Mì không bỏ sót một từ nào. Bên tai trái tôi, phụt. " Chơi ghi-ta thần kì" Bên vai phải tôi, phụt. " Nhận ngay Mì." Trong lòng cũng xuất hiện cảm giác kì quái khi mường tượng ra hình ra viễn cảnh cả lớp mới của tôi nhìn tôi bằng con mắt hai gói Mì lấp lánh. Rồi là Tùng béo, rồi là Hạnh Nhi, rồi là cậu bạn Ju và ngay cả Yul kiêu ngạo và lạnh lùng nữa. Tất cả sẽ bị khống chế bởi cái dạ dày, mà cái dạ dày thì bị khống chế bởi thức ăn, còn tôi thì khống chế thức ăn bằng cả một THÙNG MÌ. Trời ạ. Cơ hội là đây.
|