Đâu Chỉ Là Yêu
|
|
Tập 36: Và cuốn nhật ký bị xé
Sáng đầu tuần, mưa không nặng hạt nhưng cũng nghỉ chào cờ, cả lớp hí hửng hè nhau chuẩn bị mua đồ ăn sáng và “họp” lớp, thằng Phong đang chạy vòng vòng góp tiền, anh đẹp trai cai ngục bước vào: “Mấy đứa làm gì vậy? Có ai đang ký dạy tiết này chưa?” Cả lớp nhao nhao: “Dạ chưa! Dạ chưa!” “Chi vậy anh?”, “Chi vậy thầy?”… Anh vẫn đứng đấy, nghiêng đầu nhìn vào lớp, cả lớp nhìn anh trong bộ dạng như vậy rồi lại hả họng cười. Anh nói: “Tui định dạy bù để tiết cuối cho nghỉ về sớm, nhưng mà cái kiểu này để suy nghĩ lại đã!” Dứt câu, anh quầy quả bước đi như chạy giữa sân mưa, trong lớp vẫn nhao nhao: “Dạy đi anh!” “Học đi thầy!”…
Thầy giám thị ngang qua, thò đầu vào: “Ai anh? Ai thầy?” Cả lớp cười hí hí nên thằng Phong nói nhỏ thôi nhưng cả lớp đều nghe: “Dạ, đây là thầy, còn anh thì vừa đi ra!” Đứa nào cũng vỗ tay cười ha hả, thầy đanh mặt lại: “Tui không có đùa nghen! Thầy thì gọi là thầy, đi gọi bằng anh, có ai đời lạ kỳ như mấy đứa!” Thầy vừa quay lưng đi, cả đám liền gởi theo thầy mấy cái hứ hé, cả chục cái mỏ chu ra và không biết bao nhiêu đôi môi xinh đẹp đang vễnh lên, tôi chỉ ngồi đó nhe răng cười như con khỉ, khỏi mất lòng ông nào bà nào.
- Giờ sao? Học hay cười? – Anh cai ngục bước vào giữa lớp. - Dạ học… học… thầy - Cả lớp đứng chào, đứa ẹo qua đứa ẹo lại. - Ngồi xuống! Tui để ý giờ mấy thầy cô kia, thấy đứng chào nghiêm túc lắm mà sao tiết của tui ai cũng như cây trước bão, lạ thật! – Thầy nói cứ như nạc. - Dạ, vinh hạnh lắm mới được chào vậy đó nghen thầy! – Thằng Hưng buột miệng nói liền liền. - Ông nào mới nói đó? – Thầy quay xuống lớp. - Dạ Hưng đó thầy! – Tuyết Sương xí xọn. - Chu cha ơi! Bữa nay cũng đua đòi dữ ha, bao nhiêu năm rồi mới mở cửa miệng một lần đó ông kia! – Thầy cười cười.
Mọi ánh mắt biết cười nhìn về thằng Hưng, nó mắc cỡ: “Nhìn nhìn cái gì… gì?” Anh cai ngục lên tiếng: “Úp vở lại, kiểm tra bào cũ. Ông Hưng lên đây!” Cả lớp lại được vỗ tay, cười khoái chí.
- Ai biểu, môn Văn chơi tao hả con! - Tôi nhìn vào cái mặt nhăn nhó của nó, gật gật đầu, đắc thắng. - Cái đầu mày!
Nó đặt cuốn vở trên bàn thầy, mấy đứa tôi nhìn nó cười tủm tỉm, nó cũng nhìn xuống lớp và cười theo. Đến khi giọng anh cai ngục cất lên: “Về chỗ đi ông!” Ngay lập tức nó quay sang rút cuốn vở và lên tiếng rất dõng dạc: “Thầy kêu Chí Kiên lên đi thầy!” Anh cai ngục trố mắt ngạc nhiên: “Trời đất ơi! Lạ ghê chưa!?” Cả lớp như hiểu ra nó đang oán hận tôi, cười.
Nói xong, thầy bước về phía bảng đen và bài học mới bắt đầu, thằng Hưng về đến chỗ nó với tay đập cuốn vở vào đầu tôi, tôi né đi, lè lưỡi nhìn nó.
Hai tiết học đầu trôi qua nhanh, giờ giải lao mưa vẫn còn lất phất. Thằng Phong với nhỏ Tuyết Sương dắt díu nhau ra căn-tin gom thực phẩm, cả lớp bắt đầu dụm chùm, đàn đúm đủ chuyện gần xa, trên trời, dưới đất.
- Nhìn gì thằng kia! – Thằng Danh trợn mắt nhìn ra cửa sổ. - 4 mắt bồ đến tìm kìa! – Thằng Hưng cười cười, hất tay tôi. - … - Tôi đưa mắt nhìn về nơi quen thuộc. - 4 mắt lại biểu coi! – Hắn gọi. - Hào gọi kìa Chí Kiên! – Thằng Nghị lên tiếng. - Lắm chuyện!
Tôi vừa bước tới khung cửa, miệng càm ràm nhưng trong lòng thấy vui kỳ lạ. Vừa bước tới cánh cửa giáp mặt với hắn, thằng Phong dõng dạc: “Me ở trong song sắt/You ở ngoài cửa sắt/Gần nhau trong tấc gang/Mà biển trời… cách mặt.” Cả lớp mấy chục con mắt đổ dồn về phía tôi và hắn, hơn hai chục cái miệng ngoắc ra hết cỡ. Kể ra, bài thơ ấy đọc lúc này cũng đúng ngữ cảnh nên chúng nó “được mùa” cũng là lẽ thường tình, không có gì lạ. Biết là vậy, thế mà tự dưng tôi lại quay sang nổi gân cổ với hắn: “Đứng đó chi cho mấy đứa khùng nó cười vậy trời!” Cả đám lao xao phía sau chẳng rõ giọng thằng nào: “Ờ, Chí Kiên nói đúng á, về đi!” Cứ tưởng, hắn sẽ bỏ đi nhưng không, bản chất của hắn là người tiếp tục nhìn vào tụi nó, cười tươi roi rói.
- Tao gặp người yêu tao chứ tao gặp mày đâu, thằng quỷ! – Giọng hắn tự nhiên. - Ê! Nói nhảm gì đó, chọt phát đui mắt bây giờ! – Tôi vớ lấy cây bút, trợn mắt chọt qua song cửa. - Chứ không đúng hả! – Hắn nhìn tôi nói lí nhí, cười. - Khùng, về đi! – Hình như tôi thấy giận giận vô cớ. - Về chứ đứng đây chi, nè!
Hắn dúi mảnh giấy nhỏ vào tay tôi, cười rồi quay mặt lom khom chạy trong mưa về phía căn-tin một mình. Tôi giữ gọn tờ giấy trong tay mình, cho vào túi quần vì sợ cả đám nhìn thấy chúng nó tha hồ hát hò rêu rao. Tôi không quay lại “bữa tiệc” vì tránh tiếp xúc với mấy cái loa ngay bây giờ sẽ tốt hơn, vừa bước vào chỗ ngồi loay hoay lôi sách vở ra, thằng Hưng cũng về chỗ, nó để nửa cái bánh mì trước mặt: “An đi chứ đói mày!” Như một phản xạ không điều kiện, tôi cầm nửa ổ bánh mì cho vào mồm nhai ngon lành, gác chân lên ghế, đưa 4 con mắt nhìn tụi nó cười nói trên kia.
Gần hết giờ giải lao, tôi thấy khó chịu khi chưa đọc được hắn nói gì trong mảnh giấy, thằng Hưng cứ ngồi thừ ra đó chẳng chịu đi đâu. Tôi cứ nhìn nó, đưa tay vào túi quần, rồi lại nhìn nó…
- Ê mày lên lau bảng đi Hưng! - Để máy đứa trên đó nó lau, mệt! – Nó ngồi dùng cây thước gõ nhịp ngựa phi nước đại trên bàn. - Đồ cái mặt, đẹp trai mà lười như quỷ! Học mấy tuần tao chưa thấy mày lau bảng lần nào. - Còn mày, siêng dữ ha? - Nó nhìn tôi cười cười rồi nhỏm dậy.
Đợi nó bước đi thật, tôi nhe răng cười hi hí một mình. Khoái, vì lừa được nó. Mở vội mảnh giấy ra, hắn kêu tiết cuối lớp hắn được nghỉ, nếu tôi cũng nghỉ thì ra quán kem hắn có chuyện muốn nói. Vậy thôi mà hắn gấp mảng giấy kĩ như sợ chữ rơi ra ngoài không bằng.
Hết 15 phút làm mưa làm gió, bữa sáng tập thể cũng tan, cô lững thững bước vào lớp, ra hiệu cả lớp ngồi xuống khỏi chào. Bao giờ cũng vậy, cô không “khách sáo” như những giáo viên khác vì theo cô là mất thời gian, khoảng khắc ấy dành để trêu vài đứa trong lớp cười cho vui rồi học có khi hay hơn. Hôm nay thứ hai nên cô mặc áo dài, đứng trên bàn, nhìn xuống lớp cô cười tươi, trong cô đẹp và hiền lắm.
- Làm gì cười tui? Bộ mặt tui dính gì hả? - Dạ đâu có! Dáng cô mặc áo dài, đẹp! – Đứa nào lãi nhãi hình như thằng Nghị thì phải. - Trời ơi, bây giờ mới biết tui đẹp hay sao, tui là tui biết mình đẹp từ lâu rồi! – Cô húy hoái tìm gì đó trên bàn. - Nhưng hôm nay cô đẹp nhất! - Ừa, tui biết! “Dáng tui đi như thùng phuy di động/Miệng tui cười như cọp ngáp về đêm” mà!
Trời ơi, từ đầu năm đến lúc này, chưa bao giờ lớp tôi cười to, cười khỏe, cười sung sướng như hôm nay với hai câu thơ vĩ đại của cô giáo dạy chuyên Văn. Và hai câu thơ bất hủ cô giành để nói về mình chỉ vài ngày sau nó loang ra và nổi tiếng cả trường, từ lớn tới nhỏ, khóa trước lớp sau… đứa nào cũng biết. Có khi, đến bây giờ nó không chỉ tồn tại trong trường mà đã lân lang đâu đó trong dân gian quanh vùng.
- Hôm nay cô không kiểm tra bài cũ, vì mấy đứa làm cô vui – Cô khoanh tay đứng trước bảng. - “Chuyện gì cô!”, “Mai mốt cứ khen cô mình đẹp, khỏi bị “dò… đầu” hé hé”…- Nghe miễn kiểm tra bài cũ, cả lớp mừng lắm. - Cô mới chủ nhiệm mấy đứa chưa được một tháng, nhưng mấy đứa làm cô vui lắm! Cô hy vọng lớp mình phát huy tinh thần này. – Giọng cô thật nghiêm túc.
Nghe vậy, cả lớp lặng im, mỗi đứa một suy nghĩ với những suy đoán khác nhau. Cô đứng đó, nhìn xuống khắp lớp cười cười xong cô nói là ngày mai mới có thông báo chính thức về kết quả thi vào đội tuyển trường, tuy nhiên cô cũng muốn chúc mừng tới lớp mình và cô bất ngờ khi khá nhiều bạn điểm cao, rất cao trong lần thi này. Hỏi cụ thể, kêu cô nói tên, cô không nói. Cô bảo, sáng mai sẽ có thông báo chính thức và cô chỉ nhắc lại: “Mấy đứa làm cô vui ghê lắm!”
Tôi bây giờ như rơi vào nửa vui nửa ngờ. Vui vì tin vui chung, lo lắng vì biết đâu trong niềm vui chung ấy không có mình. Mang tâm trạng lửng lơ treo ngược trên cành cây suốt hai tiết Văn với tôi thật nặng nhọc, lo lắng và hoài nghi chính mình. Tôi quên đi niềm vui hắn mang lại bằng mảnh giấy nhỏ nhỏ được gấp chùn, gấp vụn vào giờ ra chơi.
Hết tiết, mấy đứa chạy lên bàn giáo viên bắt cô “khai báo” kết quả thi tuyển, cô kiên quyết không nói vì đó là quy định của trường, cô không muốn trở thành người “cầm đèn chạy trước ô tô” làm gì. Tôi ngồi đó, một mình, lặng im ở phía cuối lớp như chờ đợi thêm một chút thông tin gì đó từ cô, nhỏ thôi cũng được, thế nhưng đều vô ích. Cô bước ra khỏi cửa lớp, mấy đứa ẹo ẹo bước theo và tôi cũng bật dậy, với tay rút cái cặp để sẵn trên bàn, xách nó đi từng bước nặng nề, tự nghĩ: “Thà cô đừng nói, có lẽ hay hơn, nhấp nha nhấp nhỏm kiểu này thì mệt chết!”
Cuối cùng tôi cũng gạt chuyện kết quả “nửa mùa” ấy sang một bên, dắt xe băng qua đường, bước vào quán thấy vắng tanh, hắn đang ngồi trong góc chăm chú đọc cái gì đó, ngước mắt lên nhìn tôi rồi nhe răng cười.
- Làm gì lâu vậy? - Cười gì, bẻ răng bây giờ! – Tôi quăn cái cặp lên bàn, ngồi xuống ghế đồi diện. - Lâu lắc rồi không ai bẻ răng mình! – Hắn nhìn theo từng động tác của tôi, nói. - Bị điên hả! – Tôi phì cười. - Ăn kem hay cái gì kêu luôn? - Gì cũng được! – Tôi nhìn ra đường, tự dưng thấy lòng rối rắm như tơ vò. - Sao cái mặt kỳ vậy 4 mắt? Còn giận hả! – Hắn chồm người tới gần tôi. - Tự dưng đi giận cái người không nhớ mình, rảnh dữ bây! – Tôi nói đểu. - Sao biết không… nhớ! – Hắn hạ giọng nhỏ cái cữ “nhớ” - Mà đúng không? – Tôi gặn hỏi. - Không! - Ờ, không thì thôi, làm dữ! - 4 mắt mất dịch dữ thì có, ai dữ hồi nào? Đang nói chuyện, ào ào đứng dậy bỏ về, giận lẫy hả? – Hắn cười mỉm. - Chuyện cũ, bỏ qua nha! Nhắc lại một hồi nữa, anh điên, anh cắn bây giờ! – Tôi mở cặp lôi cuốn nhật ký ra để trên đùi. - Ờ, đúng đó, bỏ qua đi, ha! – Hắn cười thật tươi.
Con bé để hai ly kem xuống bàn, hắn làm gì đó tôi không quan tâm, hình như với tay đẫy ly kem về phía tôi thì phải. Tôi ngồi đó với những trang nhật ký nhiều giận hờn, nhiều trách móc và cũng lắm ưu phiền giành cho hắn từ từ được mở ra. Ngước mắt nhìn hắn, tôi ngập ngừng như muốn nói điều gì đó nhưng thấy khó có thể bắt đầu, rồi lại thôi. Chỉ biết rằng, tôi bây giờ không muốn nhớ lại những ngày hôm qua có nhiều nỗi buồn, xưa cũ. Cứ thế, tôi cứ tỉ mĩ gấp hai tờ lại với nhau, xé từ từ và từ từ từng đường một theo kẽ ngang của giấy. Lạ, tôi càng xé càng ngứa tay, càng thấy thích thú và phấn chấn trong lòng vô cùng. Những đường giấy ấy không mất đi, không rách nát, không đứt đoạn và đảm bảo vẫn đọc được tốt nếu chịu khó ngồi ghép chúng lại với nhau… Đến khi tôi xé hết sáu tờ giấy vị chi là 12 trang nhật ký trong mấy ngày thì hắn cũng ăn xong ly kem.
- Làm gì vậy? Không ăn đi nó chảy nước ra kìa! – Hắn chẳng biết gì. - Gì đâu, xé… nháp! – Tôi tỉnh queo. - Thì ăn đi rồi xé, kệ nó đi! - … - Rảnh ghê! – Hắn cười nửa miệng. - Kệ anh nha cưng, không liên quan gì nha!
Gấp cuốn nhật ký lại cho vào cặp, tôi nhìn hắn cười cười như muốn thông báo rằng: “Anh 4 mắt đã xé xong nháp rồi đấy!” Kéo ly kem đến trước mặt, tôi cho từng muỗng vào miệng, cảm giác cứ tê tê ở đầu lưỡi rồi từ từ lan tỏa ra rần rần đến ê buốt tận chân răng… Trời hơi lành lạnh, kem thì quá lạnh nhưng sao lại thích thú vô cùng cảm giác này. Cứ thế, tất cả những muộn phiền đâu đây như tan đi, mất hút…
- 4 mắt mai có kết quả rồi ha! – Hắn tỉnh queo. - Ê, đang khó chịu vụ đó ghê! - Sao vậy? - Tự dưng cô vào lớp, cô nói chúc mừng mấy đứa, mấy đứa làm cô vui vì kết quả thi tuyển, vậy mà hỏi cụ thể cô chẳng chịu nói… - Thì cô chúc mừng rồi còn đòi gì nữa trời! – Hắn trố mắt nhìn. - Lỡ như… lỡ như mình bị tụi nó đá đầu ra, sao ta! – Tôi cười khè khè - Mệt quá, bình thường đi! Mà công nhận 4 mắt hơn thua dữ dội thiệt! - Ý chửi đây hám danh hả? - Biết vậy tốt! – Hắn nhe răng ra, cười khì khì. - Nhỏ giờ, luôn luôn suy nghĩ: thà hỏng đi thi chứ đừng thi hỏng. Vậy đó! – Tôi vênh mặt lên. - Vậy giờ cứ ngồi đó lo lắng và chờ đến ngày mai đi ha, anh đi về! – Hắn cười há há rồi gọi tính tiền.
Con đường hôm nay thênh thang, bởi không nhiều người đi cùng. Chỉ ba ngày không đi cạnh nhau thôi, thế mà cứ như đã từ lâu lắm. Ngang qua cây cầu, ngang qua dòng sông, ngang qua những mặt người xa lạ, tôi bây giờ đầy ắp những niềm hạnh phúc.
- 4 mắt! - Gì? - Mất dịch! - Khùng! Ha ha - 4 mắt! - Coi chừng lọt xe! - Quên ngày hôm qua đi nghen! - Đã quên hết rồi, cấm nhắc lại!
Tôi quay sang nhìn hắn, thấy ấm áp trong lòng biết bao khi ánh mắt ấy vẫn cứ như thuở nào, và nụ cười vẫn gần gũi đấy thôi. Bây giờ, tôi biết mình sẽ thật khó có thể để tất cả những gì thuộc về hắn trôi về phía ngày quên lãng…
|
Tập 37: Những niềm vui lớn
Ngủ một giấc dài, cơn đổ xuống mưa khi trời tờ mờ sáng đã đánh thức tôi dậy, vẫn nằm đó, im lặng nghe nước đổ xuống mái nhà. Những thanh âm hỗn hợp pha tạp của nước từ trời chạm vào mọi thứ xung quanh thường làm người ta thấy nặng lòng, tôi hình dung những hạt mưa đang đổ xuống mái ngói, chừng như to lớn lắm, nếu lúc này ai đó đang đi ngoài đường có khi sẽ rát cả mặt. Cứ thế, mưa rớt lộp độp trên những tàu lá chuối sau vườn, mưa như làm nhàu nát, rách bươm đi tấm nilon che chắn bầy gà sau hè, bờ ngọn cỏ ngoài kia có lẽ cũng oàn mình với những giọt nước đọng lại, rưng rưng nơi cuối đầu chiếc lá…
Những hình ảnh gần gũi quen thuộc ấy đã lang thang qua mắt tôi bao mùa, vậy mà lúc này nghe mưa đổ trong long cứ mãi xôn xao. Một cảm giác vừa thân quen, vừa xa lạ như mới chạm lần đầu. Có thể, ai đã từng đi qua, từng một lần dừng chân trú lại đâu đó trong những đêm mưa dầm dề nơi dải đất miền Trung đầy cơ cực này, ắc rằng sẽ thấu hiểu được nỗi đơn độc thấm sâu vào từng thớ thịt con người rồi lẫn khuất đâu đó đến trĩu nặng.
Tôi lúc này không có nỗi buồn, chỉ một chút hoang mang mà thôi. Mở mắt hướng lên trần nhà nhìn những lớp ngói đục màu để rồi tự vẽ ra cho mình những gương mặt không buồn không vui mong đối phó với điều không may xảy ra, và cũng tự cười một mình khi niềm vui tràn về như muốn nhấn chìm tôi trong muôn ngàn cung bậc cảm xúc, ôi khó nói thành lời…
Gần đến giờ đi học, mưa tạnh dần. Tôi bắt đầu rong ruổi qua những cánh đồng làng. Sau cơn mưa nặng hạt, lúa đang thì con gái như khỏe hơn và cánh đồng cứ như chạy dài một màu xanh và xa trong tí tắp. Đi hết con đường có nhiều ổ gà đọng nước, ra con đường quốc lộ thênh thang được một đoạn thì hắn từ sau đi tới.
- 4 mắt mất dịch! - Sáng sớm dưới này có mưa không? - Có, mưa nhỏ à! - … - Sao nay đi sớm vậy? – Hắn cười cười. - Thấy trời vừa tạnh đi liền, sợ mưa lại thì phải trùm áo mưa, mệt. - Chứ hong phải nôn nao hôm nay xem kết quả hả? – Hắn nhìn tôi cười ngoắc mồm. - Ờ, thì sao? – Tôi cũng bật cười theo hắn. - Có sao đâu, nói bậy bạ thôi mà cũng trúng tim đen tim đỏ của 4 mắt mất dịch! - Gớm, cái mặt mình cũng vậy mà nói người ta! – Tôi cười ha ha - Sao biết! - Hỏi cái gì, tự nhìn lại mặt mình đi, thấy liền à!
Tôi nghĩ thầm; nào có phải riêng mình đâu, hắn cũng vậy, cũng… hám danh giống mình thôi. Thế rồi tôi tự cười một mình, quay sang nhìn nhìn rồi hắn lên tiếng.
- Cười gì đó 4 mắt! - Tại trước giờ tưởng có mình mình hám danh, ai ngờ có đứa cũng giống mình, khác nhau ở chỗ mình thể hiện, con người khác thì giấu nhẹm đi giống mấy con mèo, khá khẩm gì đâu! - Giống mấy con mèo là sao? – Hắn ngơ ngơ cái mặt. - Trời! Đừng nói là không biết con mèo nó giấu cái gì kĩ nhất nha! – Tôi cười. - Mẹ… đúng là đồ 4 mắt mà! - …- Tôi quay sang nhìn hắn cười đắc thắng. - Cười đi, chút khóc! – Hắn gật gật đầu. - Trù hả? Tin đạp lọt xe không? – Tôi cong chân lên. - Khỏi, 5 phút nữa tự lọt xe rồi ku! Hung dữ, cái mặt càng lâu thấy càng ghét. - Ai cũng thương, có một người ghét, sợ đếch gì! – Tôi cười hờ hờ - Ai thương, có thằng Nghị nó thương chứ ai thèm!
Hình như hắn nhận ra mình vừa đi quá đà, quay sang nhìn tôi, lè lưỡi. Lơ ngơ rồi cũng tới cổng trường, tôi im lặng dắt xe bước vào, hắn vẫn đi bên cạnh, tôi chẳng nói lời nào. Tôi biết, lần này mình không giận gì hết nhưng lại thấy khó chịu khi hắn nhắc tới tên kia để trêu mình, hắn đùa thôi nhưng cứ thấy tưng tức trong lòng.
- 4 mắt! - Gì? – Tôi nhát gừng. - Đùa chút mà giận thiệt hả? - Khùng, biến đi!
Tôi bước thật nhanh qua dãy hành lang mà trước giờ rất it khi đi, vì quen sải chân dưới sân trường rồi vào thẳng nơi cửa lớp. Ai xui khiến chẳng biết, hôm nay lại bước ngang qua lớp hắn, hắn từ phía sau gọi giật giọng: “4 mắt!” Tôi quay lại: “Gọi gì trời!” Hắn cười tươi roi rói: “May mắn nghen!” Tôi nhìn hắn với ánh mắt vẫn lạnh tanh rồi cố vội quay đi thật nhanh, mong kịp giấu đi nụ cười đang muốn bật ra thành tiếng. Trời vẫn hiu hiu gió, lành lạnh nhưng lòng tôi ấm áp đến lạ kỳ. Tôi bước nhanh vào lớp với câu hỏi vừa hiện ra trong đầu: “Đến bao giờ thì mình mới giận được hắn!”
- Nè! Chí Kiên nó vào rồi nè! – Thằng Phong reo lên. - Gì đó con trai? – Tôi lầm bầm - Mấy đứa nó nói hôm nay không ăn sáng, để chút có kết quả xem thằng nào vào đội tuyển sẽ mua cho cả lớp ăn, tụi tao đang chờ này! – Thằng Phong cười đểu. - Lỡ không ai được vào thì sao? – Tuyết Sương nhẹ nhàng. - Bà bị điên à! Sao bà không chịu nghĩ tất cả đều được vào? – Thằng Danh trố mắt trừng trừng Tuyết Sương, miệng nó cứ chóp chép. - Ờ, bà này điên! Không đứa nào vào sao hôm qua cô mình vui được, đúng hong mấy bạn! – Nghị tiếp tục suy luận. - Không đứa nào vào Tuyết Sương mua cho cả lớp ăn, vì cái tội trù bậy trù bạ! – Thằng Hưng lên tiếng. - Ông về nhà trùm mền ngủ đi, mơ thấy ha! Xí…í… Mơ đi cha nội! – Tuyết Sương đanh đá. - Ê mà nói nè! Chí Kiên có rớt ra khỏi tuyển Văn thì cũng còn thằng Nghị lò dò vào tuyển Lý chứ có đâu tệ vậy bà lo! – Thằng Phong chóng cằm múa mỏ với Tuyết Sương. - Mày trù tao hả thằng kia! – Tôi sưng sỉa với nó.
Thằng Nghị biết thằng Hưng đang đá xéo, nó ngồi từ bên kia nói với qua: “Đạp đầu nó cái Chí Kiên!” Tôi dúi cặp vào ngăn bàn, ngẩn lên: “Mày qua đạp đi, tao đạp nó xong sao ngồi yên với nó được mậy!” Nghe vậy, thằng Hưng cười hì hì, nó búng ngón tay cái chốc: “Oh, anh em chơi vậy được đấy!” Thấy bộ dạng nó như thế, tôi tiếp theo: “Mẹ họ, chơi được mà sao mày cứ trù tao rớt ra đội tuyển hả thằng quỷ!”
Đến giờ vào lớp, lúc này chỗ đứa nào đã nấy ngồi, anh đẹp trai vẫn đang đâu đó chưa thấy nên lớp vẫn họp chợ tha hồ nói chuyện chim chuyện chuột. Thằng Hưng nhìn nhìn tay tôi, nó hỏi đủ mình tôi nghe: “Chí Kiên sao cái tay mày không có lông mà tay tao nhiều vậy mậy?” Tôi nhìn nó ngơ ngơ: “Sao tao biết! Chắc tai tao ở sạch, mày ở dơ nên lông ra nhiều, giống mấy khỉ già!” Tôi hả họng ra cười, biết thế nào nó cũng cú trên đầu bởi vậy tôi lùi ra xa khỏi tầm tay nó. Lần này nó không cú, không đánh, không đập, nó ngồi đó đưa tay này vuốt vuốt cánh tay kia cười và nói chầm chậm: “Trời, vậy mà tao tưởng tao dậy thì rồi, trong khi mày còn con nít chứ!” Tôi chồm tới, định bóp cổ nó thì Tuyết Sương quay xuống: “Thầy vào kìa, ngời đó mà lông ít lông nhiều, gớm hai ông!”
Anh cai ngục vào đến bàn giáo viên, cả lớp rần rần đứng dậy, thằng Hưng cũng đứng dậy: “Thầy vào kìa!” Bây giờ, nó không nhìn thầy, không nhìn tôi mà cúi đầu cười toe toét chẳng biết cười gì, chắc thấm thía câu nói của Tuyết Sương.
Bước xuống lối đi giữa lớp, tay phải anh cai ngục cầm tập giấy đang cuộn tròn đánh nhè nhẹ vào tay trái, anh nói tếu: “Thưa các anh chị lớp 11 Văn năm nay của cô Hoa và là lớp 10 Văn năm ngoái của tôi! Đây là kết quả hôm thứ năm tuần rồi mấy anh chị tham gia thi vào đội tuyển (anh vừa đi vừa đưa tay có cuộn giấy lên quá đầu), thật sự tôi lấy làm vinh hạnh vì học trò cũ tôi từng chủ nhiệm đã làm nên điều kỳ lạ trong trường từ mấy năm nay – cái này tôi nghe nhiều thầy cô nói lại chứ tôi không biết mấy năm trước ra sao hết nha! (anh cười, cả lớp tôi cũng cười rồi nhao nhao lên như ong vỡ tổ) Trước khi tôi đưa kết quả cho các bạn xem, tôi xin chúc mừng 2 bạn lớp mình vào đội tuyển rất đặc biệt, thứ nhất Hữu Nghị, đủ điểm vào tuyển Lý, thứ hai là Chí Kiên cao điểm nhất tuyển Văn năm này. Tất nhiên đây không phải kết quả cuối cùng, tôi nói vậy mấy bạn tự biết phải làm gì. Đây, kết quả, chuyền nhau mà xem!”
Cả lớp hai mươi mấy con người ào lên bàn đầu, thằng Hưng không nói gì, nó vỗ mạnh vào vai tôi, cười một cái rồi vừa chạy vừa nhảy cẫng lên để dúm tụm đầu vào tập giấy thông báo kết quả, bây giờ tiếng la hét chí chóe vang cả lớp học.
Tôi ngồi đó, im lặng ngay tại chỗ của mình, chẳng biết có phải tôi quá vui khi mình cao điểm nhất trường hay vì tôi biết mình đã chính thức vào đội tuyển nên không cần xem nữa. Nhìn ra khung cửa sổ thân quen, ngó mắt về nơi vô định nào đó không rõ, trong lòng cứ bồi hồi… bồi hồi... Bước nhanh lại bàn tôi, thầy khoanh tay đứng trước mặt.
- Chí Kiên sao vậy? - Dạ có sao đâu thầy! – Tôi cười. - Chắc Chí Kiên vui, Chí Kiên lo phải mất tiền mua đồ ăn cho cả lớp đó thầy! – Tuyết Sương chen vào. - Thầy biết em là đứa thừa năng lượng để làm nên chuyện! - Dạ! - Tôi không nói thêm lời nào. - Văn chương là cái nghiệp chứ không phải cái nghề đâu em ạ. Đọc qua bài viết của em, thầy biết em còn nặng với cái nghiệp này lắm nên thầy tin em không khó khăn để thành công! – Thầy ngồi xuống bàn đối điện, nhìn chăm chăm vào mắt tôi. - Dạ! - Nói gì thì nói, Chí Kiên phải cố gắng nhiều hơn nữa! – Thầy nói thật nhỏ. - Dạ! Em cảm ơn thầy, em biết rồi! – Tôi lí nhín trong miệng.
Thầy đứng dậy, vỗ vai tôi rồi bước đi: “Xong chưa! Học! Học! Học! Không ngồi dụm chùm nữa!”
- Sao Chí Kiên buồn vậy? – Sương quay xuống nhìn tôi tò mò. - Có buồn gì đâu! – Tôi cười cười. - Đang buồn nè! Nhìn là biết mà! – Sương liếc mắt cười cười.
Thằng Hưng đi nhiều chuyện cũng chạy ào về chỗ ngồi, bây giờ nó bắt đầu thông báo cho tôi biết ngoài tôi với ku Nghị ra, Tuyết Sương cũng vào tuyển Sử, số còn lại bị mấy anh chị 12 cho out hết. Bây giờ, tôi quay sang khều khều tay thằng Hưng.
- Ê mày! Danh sách đó là cả trường luôn hay chỉ của lớp mình thôi? - Cả trường, cả chục tờ mà! – Nó tựa lưng vào phía sau nói lơ lơ. - Đứa nào đang giữ vậy mày? – Tôi hỏi nhỏ. - Tao không biết nữa, chút hết tiết mày lên trên đó hỏi thử đứa nào đang cầm. - Ờ, chút xem! - Mày ghê thiệt ha! – Nó cười cười. - Ghê gì, tại ngày nào mày cũng trù tao bị đá đầu ra nên tao phải ghê chứ! – Tôi cười hè hè - Mẹ, vậy mà đếch thèm cảm ơn anh em tiếng nào! – Nó lãi nhãi. - Ờ, tao ĐỘI ơ…ơ…n mày! – Tôi nhìn nó và nhấn thật to chữ “đội ơn”. - Thấy gớm, muốn ói! - Ói cái đầu mày! - Tôi thò chân đạp nó một cái dưới bàn. - Á! – Nó la lên thật to. - Lại là ông Hưng! – Anh đẹp trai nhìn nhìn. - Nó đó thầy! Nó ỉ nó cầm đầu được tuyển Văn, nó đạp em đó thầy!
Thằng Hưng vừa nói vừa chỉ chỉ tay về phía tôi, anh đẹp trai chỉ cười cười chứ chẳng nói gì, thế rồi tiết học đầu tiên của ngày hôm nay với nhiều niềm vui và đầy ắp nỗi buồn len lõi qua từng ngóc ngách, từng ngăn bàn của những ai tham gia làm thân “gà chọi”. Hết tiết, anh đẹp trai chuẩn bị bước ra thì hắn đã đứng bên khung cửa sổ thò mặt vào.
- Mày tránh nó xa ra nghen, bây giờ nó thành người cầm đầu tuyển Văn rồi đó! – Thằng Hưng nói với Hắn. - Tao biết rồi, lúc nãy xem kết quả bên lớp tao thấy rồi! – Hắn đu song cửa, nhe răng ra. - … - Tôi và thằng Hưng im lặng. - Ê 4 mắt! Gỏi mậy! – Giọng hắn cứ nhừa nhựa. - Qua làm gì mà đứng rù rù đây! – Tôi cười cười - Rủ 4 mắt mất dịch chút ăn sáng, được không? – Hắn cơn cơn cái mặt. - Ông về đi! Chí Kiên hôm nay ăn sáng với tụi tui rồi nha! – Tuyết Sương chen vào. - Biến mày! Chút nó phải rửa chức cho lớp tao rồi, về đi mày! – Hưng xua tay. - Đuổi tao về, chút tao cũng qua nữa à! - Ờ, tui đội ơn ông! Biến về bên đó ăn đi! – Tuyết Sương cười và đưa tay xua xua hắn về.
Hắn cười ha ha rồi quay lưng đi, thằng Hưng cũng đi đâu đó, trong đầu tôi lại nghĩ về những điều thầy tôi vừa nói. Đúng, văn chương là cái nghiệp. Nó lung linh rực rỡ nhưng cũng lắm khắc nghiệt, đa đoan, nó thừa sức làm con người ta mềm lòng những cũng dư khả năng đốt cháy cả những kiếp nạn làm người, nó có thể cho người ta cao sang nhưng cũng lắm người chết thật anh dũng như Nguyễn Thi, nhưng cũng không ít nhà văn như Yukio Mishima ở Nhật đã quyết định kết thúc đời mình bằng nghi thức seppuku với một thanh kiếm bén ngọt của người võ sĩ đạo, ông tự mổ bụng moi gan mình… Tôi rùng mình khi thấy mình đi quá xa trong suy nghĩ. Trở về thực tại, việc đầu tiên của tôi là 14h chiều mai tập trung đội tuyển để nhận lịch bồi dưỡng, để bắt đầu thắp lửa cho những bước đi riêng mình.
Suốt thời gian còn lại của buổi học tôi như ở trên mây, thầy cô nào vào lớp cũng chúc mừng, cũng khen tôi có giọng văn tốt, người thì nói đọc xúc động vì quá cảm xúc, người thì bảo giọng văn Chí Kiên cứ vun vút đi lên và sẽ là chính trị gia tương lai… Nghe vậy, chỉ biết cười và cười. Giờ giải lao, tốn tiền xôi, bánh mì cho cả đám, tụi nó cũng bố thí cho tôi vài lời, có đứa hỏi Chí Kiên viết cái-con-mẹ gì mà cao điểm nhất trường, tôi lại ngoắc mỏ ra cười trừ.
Trong lúc ăn sáng bằng tiền của mấy đứa vào đội tuyển, Tuyết Sương hứng chí rủ học xong về nhà bạn ấy ăn mừng, chiều tối về. Tôi có hẹn với hắn cuối giờ học nên cứ do dự mãi. Tan trường, gần chục đứa đứng túm tụm trước cổng, tôi vừa dắt xe ra, Sương gọi.
- Chí Kiên đi ha! - Tui hẹn với Hào lớp Lý có chút việc rồi, sao giờ! – Tôi làm mặt thảm. - Thì cứ hẹn hò đi, xong rồi rủ nó đi chơi luôn, nha! – Sương cứ kèo nài. - Mày biết nhà Tuyết Sương không? – Thằng Nghị hỏi. - Sao không! – Tôi cộc lốc. - Vậy chút mày với thằng bồ mày vào sau! – Nó cười ha ha rồi cả đám cười theo. - Bồ cái đầu mày á, thằng khùng! – Tôi lườm nó. - Bồ gì đây trời! – Tuyết Sương nhìn tôi, nhìn thằng Nghị. - Kìa kìa, thằng quỷ nó ra kìa! – Nghị cười, chỉ tay về phía hắn. - Ông Hào! Ông hẹn với Chí Kiên hả? – Nhật hỏi. - Ờ, gì vậy? Tự dưng đứng cả đám đây nhìn tui vậy trời! – Hắn cười cười. - Hai người hẹn hò đi, xong chút ông với Chí Kiên vào nhà tui chơi nghen! – Tuyết Sương lôi kéo. - Sao 4 mắt? – Hắn quay sang tôi. - Sao trăng khỉ gì, mấy người đi trước đi, chút tui với Hào vào sau! - Chí Kiên không vào, mai đi học tui bóp cổ ông! – Tuyết Sương vừa nói vừa cười.
Vậy là một đám loi nhoi đang bắt đầu cho hành hành trình ăn chơi, gần chục chiếc xe đạp đang đi chầm chậm qua cầu, tôi với hắn cùng băng qua đường, ngoái đầu nhìn tụi nó lần nữa, những tà áo dài trắng đang nhè nhẹ bay, trôi lướt đi lang thang giữa dòng đời rộng rinh này. Tôi cười thầm: Đi làm bánh ăn mà mặc áo dài, ớn mấy nàng dễ sợ!
Quán kem lúc này hình như toàn là dân đội tuyển kéo nhau ra ăn mừng, tôi bước ngang qua mấy cái bàn đầy người với đủ thứ âm thanh cười nói. Thấy tôi, họ đưa mắt nhìn rồi thì thầm: “Thằng Chí Kiên nè!”; “Thằng mang mắt kiếng đó…”; “17,5 điểm, trùm môn Văn luôn mầy ơi!” Tôi vẫn như không nghe thấy gì nhưng trong lòng lại vui, vui lắm. Hai đứa ngồi xuống chiếc bàn dưới gốc cây xoài, hắn gọi hai ly kem rồi nhìn tôi cười cười.
- 4 mắt ghê thiệt! - Nữa, sáng giờ không biết bao nhiêu người nói mình ghê rồi, giờ thêm người nữa đây. - Chứ không đúng hả? – Hắn với tay búng vào tai tôi. - Đau! Ghét nhất mấy người nhéo tai, búng tai người khác! – Tôi nhăn mặt cười cười. - Người gì đâu mà vô tình thấy ớn! – Hắn dở giọng trách móc. - Biết rồi, không chịu chúc mừng vì CHƯA bị thằng Nghị đá ra đúng không? – Tôi gằn chữ “chưa” nghe đểu lắm. - Còn gì nữa! – Hắn gân cổ lên. - Giờ chúc mừng nè! - Chúc đi, mau! - Từ từ, làm gì ghê vậy? Làm quá anh đổi ý nha!
Hắn hả họng cười, tôi đợi con nhỏ để hai ly kem xuống bàn xong nó quay đi, tôi lôi từ trong cặp ra một cây bút bi để trước mặt hắn: “Đây, em chúc mừng ngài Quang Hào nhân ngày ngài vào đội tuyển Lý. Dùng nó mà làm bài khi thi tỉnh, cấm dùng để viết bậy hoặc cho mượn dưới bất kỳ hình thức nào. Tui mà bắt được ngài sẽ bị đá nát mông!” Hắn cười, cầm cây bút trên tay, niềm vui hiện rõ trong ánh mắt như đang dần loang về phía tôi, khi hắn đưa mắt nhìn mình. Hai tay hắn cứ vân vê mãi ở thân cây bút, tôi biết hắn muốn nói điều gì đó nhưng cứ ngập ngừng. Tôi cười: “Ê! Đời mình có nhiều thăng trầm lắm. Nhìn cho lắm vào đi, rồi mai mốt sẽ có người nhớ cái kiểu nhìn này chết, chắc vậy mới vừa lòng!” Hắn nhoẽn miệng cười thật hiền rồi chồm người về trước: “Chẳng lẽ, mai mốt chỉ nhớ có cái kiểu nhìn thôi hả, còn lại 4 mắt quên tuốt luốt hết luôn à!” Nghe cái giọng điệu ngây ngô của hắn, tôi thấy thương hắn nhiều hơn nữa: “Mai mốt tính tiếp, ăn kem đi chứ nó tan hết rồi kìa ngồi đó nói!”
Bây giờ, những ánh mắt hướng về nơi hai đứa đã không còn, hắn gọi giật giọng con nhỏ ra tính tiền rồi hai thằng đứng dậy xách cặp bước đi. Đạp xe một đoạn, hắn quay sang nói với tôi.
- 4 mắt ơi! Vào nhà anh bỏ xe ở đó, hai đứa đi chung chiếc nghen! - Cũng được, nhưng mà vào đó tụi nó thấy vậy, tụi nó biết… hai đứa thì sao? – Tôi cười cười. - Biết gì? - Biết hai đứa đi chung xe thì… - Thì sao? – Hắn dồn dập. - Thì nó nghĩ hai thằng yêu nhau! – Tôi cười hà hà mà lòng thấy ngại. - Trời tưởng gì, thì đứa nào hỏi nói xe 4 mắt bị xì hơi, được chưa! - Rồi! – Tôi cười hè hè
|
Trời hôm nay không nắng, gió thoang thoảng thôi se ngang qua da thịt, một cảm giác dễ chịu vô cùng, nhưng với tôi dễ chịu nhất lúc này vẫn là biết mình đang đi bên hắn, mặc cho hai đứa có khi không nói với nhau lời nào, chỉ đạp xe ngang hàng nhau thôi, như thế cũng đã là trọn vẹn rồi. Ôi! Tình yêu học trò lãng mạn và thật là xa xỉ.
Ngang qua cánh đồng trống, lúc này trên đường chỉ còn hai đứa, tự dưng hắn gân cổ lên hát, hát mà giống như tru tréo “ôi đàn bà là những niềm đau, đàn bà là ngọc ngà trăng sao… làm tim rỉ máu.” Hát xong, hắn cười ha hả, nghe hắn hát vậy tôi cũng chẳng thể nhìn được cười. Tôi hỏi: “Ê! Đàn bà là những niềm đau, còn đàn ông là niềm gì vậy?” Hắn ậm ờ một hồi rồi lên tiếng: “Đàn ông hả, đàn ông như Quang Hào là những niềm yêu, còn cỡ như thằng 4 mắt mất dịch là những niềm… kinh dị!”
Hắn quay nhìn tôi, cười to, rồi chồm người đứng lên, rướn về phía trước cố đạp xe thật nhanh để tránh điều đáng tiếc xảy ra từ tôi. Cứ thế, trên con đường QL1 thênh thang vắt qua cánh đồng đầy gió này, có hai thằng con trai với hai chiếc xe đạp một trước, một sau đang đuổi nhau chạy và cười vang dưới trời. Tôi bị bỏ lại phía sau, giọng hắn từ trước vọng về, thoảng trong gió: “Ôi! Yêu 4 mắt quá điiiii! Yêu 4 mắt quá điiii…”
Hắn cứ la thật to và lặp đi lặp lại, cớ như hắn đang sợ, sợ những điều hắn vừa nói cánh đồng và con đường không nghe thấy. Và tôi, nghe một lần, giật mình. Nghe lần thứ hai, lần thứ ba… rồi không đuổi theo hắn nữa. Thả rong bàn chân cho xe tự chạy, ngược gió, xe chẳng chạy bao xa, vậy mà giọng hắn vẫn cứ văng vẳng bên tai, hắn làm tôi vừa mắc cười nhưng cũng nhiều hạnh phúc. Chợt thấy thương khi nhìn dáng hắn xiêu quẹo giữa con đường…
Dựng xe hắn đó rồi dắt xe tôi vào nhà. Bác gái đang ngủ trưa lồm cồm ngồi dậy, nhìn hắn, nhìn ra tôi đang đứng ngoài sân.
- Hai đứa sao về trễ vậy? Xuống ăn cơm đi! - Dạ không, giờ con với Chí Kiên đi vào nhà bạn chơi chiều về - Hắn bước ra sân. - Ăn cơn rồi hẵn đi, trưa rồi nhịn đói sao! Vào ăn cho Chí Kiên nó ăn với! - Dạ thôi bác, mấy đứa kia đang chờ tụi con. - Hào ơi! Có bánh chuối kìa, không ăn cơm thì lấy ăn. - 4 mắt ăn bánh chuối nghen! – Hắn hỏi nhỏ. - Lấy đi! – Tôi cười hí hí
Chào bác xong hắn quay xe ra chở tôi, cầm miếng bánh chuối trên tay, cho vào miệng nhai ngon lành: “há há lâu lắm mới ăn món mình thích, đội ơn nghen!” Hắn ngoái cổ lại: “4 mắt thích bánh chuối lắm hả?”; “Ờ! Hồi trước má hay làm cho ăn, giờ má không làm nữa.” Hắn cười khì khì: “Ủa sao vậy?” Tôi không trả lời, nuốt miếng bánh: “Hết!”
Lâu lắm, tôi mới được ngồi sau xe hắn, mùi mồ hôi trên lưng áo phả vào tôi cứ dìu dịu, nhè nhẹ sao nó thân quen vô cùng. Tôi vòng tay qua eo hắn.
- Cho ôm eo cái nghen! - Ai cấm đâu mà xin! – Hắn nói lí nhí. - Xin chứ, ôm đại người ta tưởng mình có giá! – Tôi cười. - Ê! Nhớ chỗ này không? – Hắn quay lại hỏi. - Sao không? Cái con người! - Bày đặt, giận lẫy, đang uống cà phê bỏ về! - Ê! Tui đã cấm nhắc lại chuyện cũ rồi mà, còn chỉ cái quán đó chi vậy! Muốn chết không? – Tôi hờ tay hai bên eo hắn, chuẩn bị nhéo. - Ối ối xin thề, thề không nhắc nữa! Anh lạy 4 mắt, đừng nhéo!
Hắn vừa cười vừa nói lãi nhãi trên đường, tôi vòng tay ngang eo hắn, ôm riết thật chặt một cái, thì thầm: “I love you more than i can say…!” Hắn nghiêng cổ qua: “Gió, nói gì không nghe, nói lại đi!” Tôi cười khì khì và lại ôm eo hắn, nói to hơn một chút: “I love you more than i can say…!” Hắn lại nghiêng tai: “Hỏng nghe gì hết 4 mắt ơi!” Tôi cười khà khà: “La làng lên bây giờ à nghen!”
Đi đến đoạn ngang qua chợ chuối trên QL1, tự dưng tôi như tìm gặp lại điều gì đó của riêng mình và hắn đã trôi vào miền quá khứ, nó vừa xưa cũ nhưng cũng vừa như mới đâu đây. Trong lòng tôi lăng tăng muôn ngàn con sóng vỗ, cứ dạt đi rồi lại dội về, không bờ mà cũng chẳng bến. Tôi biết lòng mình đang rộn lên một cảm xúc rất thật để rồi sẽ lặng im, ngoái nhìn.
- Sao im re vậy 4 mắt? - Vừa ngang qua chợ chuối á! - Biết ngay mà! Biết thế nào 4 mắt cũng nhớ nơi này mà! - Khi nào mình mới đi canh chuối lại ha! – Tôi nói như hối tiếc. - Gần Tết xuống đây, cho canh mệt nghỉ luôn! – Hắn nói từ từ. - Nhớ hôm đó, có người ôm mình ngủ, thích ghê!
Nghe vậy, hắn cười khì khì rồi quẹo phải vào con đường đất, đi một lúc thì đến nhà Tuyết Sương. Cả đám tụi nó đang ngồi bao quanh thằng Danh với cả chục trái dừa, thấy tôi Tuyết Sương reo lên mừng rỡ lắm: “Ế Chí Kiên vào kìa!”
- Bánh đâu mà cho tụi tui ăn dừa vậy bà kia! – Hắn cười cười hỏi Tuyết Sương. - Từ từ, hai người ăn mì tôm đỡ đói nghen! – Nhỏ Hương hỏi. - Thôi, tui ăn bánh chuối no rồi! - Ở đâu vậy? - Nhà bạn này nè! Xe mềm, vào nhà bạn này bỏ xe đó, có bánh chuối lấy ăn luôn! Ê bộ mấy bà mặc đồ của má Tuyết Sương hả? – Hắn cười ha hả. - Thôi đi cha, của tui với em tui đó cha! – Tuyết Sương nguýt dài hắn. - Chí Kiên mày chặt dừa được không? – Thằng Nghị hỏi. - Được, đưa tao làm cho!
Tôi và hắn cởi chiếc áo trắng rồi để nó ra phía sau lưng, hai đứa lao vào chặt dừa cho tụi nó ăn. Cả đám cứ thay nhau thắc mắc sao tôi chặt hay vậy mà chẳng đứa nào nghĩ ra nhà tôi có quá trời dừa, thằng Nghị mò lên mấy lần cũng chẳng nhớ. Hắn với tay cầm chiếc áo tôi lên: “Sao cởi áo thả vậy!” Tôi nhìn hắn cười, thằng Danh cưới hớ hớ: “Chí Kiên! Nói thiệt mày đừng buồn nghen, bộ mày giống mấy thằng cha bán dừa ngoài chợ ác luôn!” Nghe thằng Danh nói vậy, cả đám lại vỗ tay vang lên. Bệnh đó là bệnh của lớp tôi, nói hay dở cỡ nào cũng vỗ tay.
Mấy đứa tụi nó bắt đầu lao nhao vào nhà bếp chuẩn bị làm bánh, bỏ mặc đống dừa lại đó, chặt xong hơn chục trái nhìn lại chỉ còn mình hắn ngồi đó với tôi. Mặc áo vào, hắn kêu tôi quay lưng lại để phủi rác dính sau lưng, tôi ngoan ngoãn làm theo, một tay hắn vịn vai tôi, tay kia phủi mấy cọng rác trên áo.
- Hai thằng bây làm gì vậy? – Thằng Nghị hỏi. - Phủi bụi chứ làm gì mày! – Hắn đáp tỉnh queo.
Thằng Nghị bưng trái dừa trên tay, cười cười rồi quay đi. Tôi và hắn cũng theo nó xuống nhà bếp, bắt đầu cuộc chiến giành ăn…
Trời tháng chín quê tôi nhanh tối, ăn chơi đến chán chê xong đứa nào cũng phăm phăm dọn dẹp rồi về. Lúc này đi chung với tụi nó, hắn chở tôi, thằng Nghị đạp xe bên cạnh: “Mày có sách bài tập nâng cao không Hào?” Hắn cười cười: “Tao thấy ngoài nhà sách mà chưa lấy về! Hay chiều mai họp đội tuyển xong tao mày đi tìm sách!” Nghị nhìn tôi: “Chí Kiên đi mua sách không?” Tôi cười va trả lời thật thà: “Tao chẳng biết mua cái gì, quá trời thứ. Để mai xem sao đã!”
Những câu chuyện của ba thằng cứ thế trôi đi lang mang trên đường, khi mặt trời tắt nắng, thằng Nghị vượt lên đi cùng để nói chuyện với mấy nhỏ trong lớp, phía sau tụi nó bây giờ chỉ còn tôi và hắn. Ngang qua những ngôi nhà ven đường, ngang qua những chiếc xe tải chở hàng và những chuyến xe Bắc Nam đang ngược xuôi, bạt gió… Tôi nhớ lại lúc hắn chở mình từ nơi cắm trại đi về, đẹp biết bao những tháng ngày đầu tiên ấy, khi hôm nay như vô tình tôi gặp lại chính mình và hắn trong kỷ niệm, vô tình chạm vào những ký ức chưa phải cũ xưa nhưng đang dần trôi trong nỗi nhớ mỗi người.
Đến nhà, hắn vừa dắt chiếc xe ra dựng ngoài sân, tôi bước tới quay đầu xe, miệng nói: “Về nghen, mai gặp!” Không đợi hắn trả lời, tôi bắt đầu đạp đi phăng phăng như bay khi mầu trời bắt đầu tím thẫm…
Ai trong đời cũng có chuyến đi, có điều người ta khó có thể đuổi kịp quá khứ mà xin theo, để về cùng, một thoáng thôi cũng đã là ký ức. Làm sao để lấp đầy được những khoảng vơi ra từ một góc nhỏ nào đó ở phía tâm hồn mình, đó là chuyện của mỗi người trong quá khứ và nơi hiện tại. Riêng tôi, tôi thấy tự hào vì mình đã từng chắt chiu cóp nhặt để rồi hôm nay có thể đủ lấp đầy, dẫu chỉ là một khoảng nhỏ, lại rất mong manh trong triền ký ức. Và tôi biết, hành trang mình mang theo đi dọc chiều dài thân phận của một kiếp người có duyên với văn chương cũng tạm gọi là trọn vẹn, đủ đầy.
...
|
Tập 38: Đình Nghị và giờ kiểm tra nhớ đời
Sinh ra vào những ngày nắng, vậy mà tôi yêu những cơn mưa dài đến kỳ lạ. Đôi ba lần tự lý giải vì sao như vậy, thế nhưng trí tuệ thông thái cứ đẫy đưa suy nghĩ tôi không đến với những vấn đề khác chẳng liên quan ăn nhập gì thì cũng tống tôi vào giấc ngủ. Bởi vậy, chuyện vì sao mình yêu những ngày mưa chắc chỉ có những cơn mưa mới biết.
Đi dưới mưa, hay bị cảm lạnh vậy mà vẫn cứ thích. Có lẽ, những cơn mưa giăng giăng buồn đến thăm thẳm, những dòng nước nhỏ bên hè cuốn đi cả muộn mằn ngoài kia đã nuôi dưỡng những ưu phiền không tuổi không tên trong tôi để rồi có một ngày thấm vào những trang văn, hạnh phúc. Cũng có thể, mình khùng. Lý giải không đầu không đũa rồi cuối cùng chấp nhận “ừ, mình khùng” như vậy kể ra cũng đáng tiền cơm gạo và đáng cả tội học đòi làm nhà phân tích tâm lý tuổi cặp kè.
Ngồi trước bàn, trang nhật ký đã mở tràn ra, ở đó ngập những yêu thương, tôi nhìn nó thật lâu mà chẳng biết phải viết gì, chẳng biết gởi gì vào đây hôm nay để rồi trước khi gấp lại chỉ vỏn vẹn một dòng: Ngày mai, một ngày mới dù bây giờ trời vẫn còn mưa. Tôi cứ làm như những đêm trước trời không mưa thì mai của hôm ấy không là ngày mới. Bước vào giường, kéo mền đắp ngang người và cười một mình. Tôi nghĩ: Văn chương có khi cũng làm mình cụt đuôi, thế rồi tôi cũng đi qua giấc ngủ trong đêm mưa thì thầm bên cửa sổ…
Vừa bước vào lớp, thằng Nghị xà xuống bên cạnh, mặt nó vênh lên như cái bánh tráng nướng.
- Ê hôm qua mày chạy đâu như ma đuổi vậy? - Về chứ đâu! – Tôi đáp mà không nhìn mặt nó. - Mẹ, tao đạp theo mày quá trời mà không kịp! – Nó ngó lơ ra ngoài. - Ủa chứ không phải mày về trước với mấy đứa nó hả, mà chạy theo tao chi trời! – Tôi ngơ ngác. - Không, tao đợi mày gần cổng nhà thằng quỷ kia mà! - Điên!
Tôi bỏ nó ngồi đó, bước lên lau bảng nhưng trong bụng loạn xạ cả lên với vô số “mệnh đề IF”, đại loại như nếu nó biết mình vờ không thấy nó thì sao, hay nếu nó biết mình nghe nó gọi mà cố đạp nhanh hơn thì sao, và tệ biết chừng nào khi nó nhận ra lúc đó mình nghĩ “ngu, mày theo tao thì ráng chịu” có mà đứt… Quay lại nhìn nó, Nghị vẫn ngồi đó, gần chỗ tôi. Bỗng dưng tôi thấy có gì đó dậy sóng trong lòng mình với một chút tồi tội thương thương. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là tôi sẽ dễ dàng cho nó thấy.
Về lại chỗ ngồi, nó nằm dài ra bàn nghiêng mặt nhìn tôi cười cười, tôi cũng cười cười với nó, chẳng biết vì sao mình cười với thằng này.
- Trưa ở lại hay về? - Mày hỏi ai? - Không lẽ tao hỏi tao! – Nó bật dậy. - Tao ghét mấy đứa nói không chủ ngữ vị ngữ! – Tôi cười. - À, tao quên, má cái loại học Văn! – Nó cười ha ha. - Ê! Mày tin cả lớp nó cạo đầu mày không? Sao mày dám gọi học Văn là cái loại trong khi mày cũng đang ở chung với cả lũ đó nha! – Tôi cú đầu nó. - Tao quên! Lẽ ra phải nói cái loại cầm đầu tuyển Văn mới đúng. – Nó cười ha ha - Quên ngu như mày dễ bị chết! - … - Vào lớp rồi mày, bấm nút! – Tôi chỉ tay về bàn nó ngồi. - Ê! Chí Kiên mày cho tao ngồi đây đi! - Chỗ thằng Hưng, chỗ tao đâu mày xin! - Nó bệnh, nó nghỉ, giấy phép trên bàn kìa mày. - …
Vậy là nó ngồi chỗ tôi thật, kể ra suốt buổi học nó lê lết bên cạnh cũng vui. Chí ít ra tôi cũng không phải rơi vào cảnh một mình đơn chiếc khi thằng Hưng vào “mùa bạo bệnh” như bây giờ.
- Ê 4 mắt! - Gì mày? - Sáng tao hỏi mày chưa trả lời, ở lại hay về? - Ở lại, có gì không!? – Tôi nhìn nó chăm chăm. - Thằng kia ở lại luôn hả? - Qua lớp nó hỏi, sao tao biết! – Tôi cằn nhằn. - Mày không biết thì ai biết! - … - Đúng không, đồ ngu! – Nó nhe răng lè tôi. - Ờ tao ngu, gần bằng mày luôn! - Thằng cha mày! – Nó co chân đạp mạnh vào chân tôi. - … - Tôi nhìn nó không nói lời nào.
Tiết cuối, cô vào kêu lớp lấy giấy làm bài kiểm tra 15 phút. Lớp tôi có văn hóa vỗ tay, thuộc bài hay không đâu quan trọng với tụi này, sướng là vỗ tay, thích cũng vỗ tay, buồn chán cũng vỗ tay, kể ra bệnh cũng hơi nặng và quan trọng là biết bệnh này có nhiều thầy cô không ưa cho lắm nhưng nó vẫn cứ... vỗ tay.
- Mẹ họ, tao không có học bài mà cũng hùa theo vỗ tay, Chí Kiên chút mày đọc cho tao chép với nghen! – Nó cầu cứu. - Lật ra chép, trong vở đầy mà đọc chi mất công tao! – Tôi cười cười. - Không thôi tao về chỗ tao ngồi, mấy đứa kia đọc cho chép! – Nó cười hí hí - Thì mày đi đi! – Tôi vừa lôi giấy ra vừa nói. - Quân mất dạy! – Nó gậm hực. - Ê! Thằng Hưng ngồi chỗ này, không thuộc bài là nó quay, trong góc đó không ai thấy hết á, tao nói thiệt! – Tôi bày nó. - … - Mày quay được, chút đọc cho tao dò lại với nghen! – Tôi cười hờ hờ - Cha mày, láo! – Nó đập cuốn vở trên đâu tôi. - Ngu! Rách vở, lấy gì lật mày!
Tôi nói to, dõng dạc trong khi cả lớp im lặng chuẩn bị chép đề, nghe vậy, tất cả những con mắt còn lại đổ dồn về phía hai thằng tôi với một tràng cười rần rần, thằng Phong, thằng Danh như gầm như rú. Tuyết Sương quay xuống trố mắt ngạc nhiên… Thú thật, tôi muốn độn thổ vì mắc cỡ.
- Đình Nghị! - Dạ! - Chỗ em ngồi ở đâu? - Dạ bên kia! - Sao ngồi chỗ Chí Kiên? - Dạ… Nó buồn, nó kêu em qua ngồi… cho vui! – Nó cười, cả lớp cười. - Về chỗ mau! – Cô chỉ tay về chỗ nó. - Thôi, cho em ngồi đây luôn đi cô! - Vậy đưa vở ra đây cho cô, vở Chí Kiên nữa.
Cô bước xuống bàn tôi cười cười, cả lớp lại vỗ tay và lại cười rần rần với những câu nói leo theo kiểu té nước theo mưa: “Chết mày chưa con”, “Quay phim mà la lớn”, “Lười học mà rộng họng…” Thằng Nghị nghe vậy nó bực bội trong lòng thì ít mà thấy tức cười thì nhiều, nó la lớn: “Tao đội ơn tụi mày! Bạn tốt quá ha!” Cuối cùng thì cô cũng thu lấy hai cuốn vở và đọc đề cho cả lớp chép. Nó ngồi đó, một góc, cắn đầu bút, mặt nhăn nhó như mặt khỉ, chân nó có chủ đích va vào chân tôi không thấy mõi.
- Đọc coi Chí Kiên! – Nó vừa đạp vừa thì thào. - Đọc gì? - Bài chứ gì mày! - Hồi nãy đứa nào kêu tao ngu? – Tôi cười cười. - Tao! – Nó đáp gọn lỏn. - Hồi nãy nào kêu cái loại học Văn? – Tôi vẫn làm bài bình thường. - Thì tao! – Nó cười mà cái mặt nó nhăn. - Vậy giờ đứa nào ngu? – Tôi vừa hỏi vừa cười. - Mẹ mày, thì tao! Được chưa? – Nó cười mà rất tức giận. - Mẹ tao đâu có ngu! Nói lại. – há há - Tao lạy mày, còn 7 phút nữa thôi con, không đọc tao giựt giấy á! – Nó chạm tay vào tờ giấy của tôi. - Cô nhìn! – Tôi gằn giọng. - Xạo, không có, đọc đi! - Nè thằng ông nội, chép vào đi, mày chép giống nhau tao giết mày á!
Nó cấm đầu chép lấy chép để, chép vừa xong cô cũng vừa xuống trả hai cuốn vở và thu bài. Cô nhìn hai đứa cười cười: “Đừng có lo, giống nhau thì cộng lại chia đôi điểm!” Tôi cười he he: “Vậy tao với mày khoảng 8 điểm!” Đi lên tới bàn trên rồi, nghe vậy cô quay xuống trừng mắt, tôi cũng nhìn cô cười ỏn ẻn như không hề có gì xảy ra.
- Đội ơn mày nha! - Khỏi, ngu như mày thì biết ơn tao dài dài con à! – Tôi cười ha ha - …- Nó nhìn tôi không nói gì. - Mày tự ái hả? – Tôi nghiêng đầu nhìn nó. - Việc đếch gì tự ái với mày! - Ờ, vậy thì được. Tuy ngu nhưng bù lại được cái không có sĩ diện! – Tôi hả họng hết cỡ để cười. - Thằng cha mày! – Nó vừa chửi vừa đạp mạnh vào chân tôi.
Suốt buổi học, hai đứa cứ rì rà rì rầm nói chuyện, chẳng nghe cô đang giảng gì, mặc kệ. Nó chửi tôi, tôi cười, chửi lại, nó cười. Cứ thế đến hết tiết học.
Cô vừa ra khỏi lớp, tôi mới dợm ngồi xuống chuẩn bị dọn đồ vào cặp thì hắn từ từ xuất hiện, đứng bên cửa sổ.
- Ê 4 mắt mất dịch! – Hắn nhe răng ra. - Kêu nó gì mày, tao bẻ răng mày giờ! – Thằng Nghị chồm tay ra cửa sổ. - Mày ngon! – Hắn cười. - Về hay ở lại hả 4 mắt? - Ở lại, về rồi xuống sao kịp, mệt lắm! – Tôi ngồi đó nhìn ra hắn. - Mày về hả Nghị? - Nhà tao gần đây, ở chi, nhường chỗ cho đôi cu non! – Nó cười ha ha rồi bước ra ngoài. - Cái đầu mày! Đi 4 mắt, ra kiếm gì ăn! – Hắn đổi giọng nhỏ nhẹ khi còn hai đứa. - Ở đâu? Ăn gì đây ta! - Để mua bánh mì cho, 4 mắt ra quán kem đi ha!
Chỉ chờ tôi “Ờ” một tiếng, hắn co chân chạy ra căn tin, tôi ngồi đó, đưa mắt nhìn theo những bước chân thoan thoát giữa sân trường, lòng ngập những niềm vui bởi cả buổi học sáng nay hắn không đến, và tôi thấy nhơ nhớ…
Quán vắng, hai đứa ngồi gác chân lên bàn, gặm gần hết bánh mì, hắn nhìn tôi cười cười.
- Cười gì! - 4 mắt, nói nghe nè! - Gì? Nói mau đi. - Làm dùm cho bài văn nghen! – Giọng hắn thỏ thẻ. - Cái gì? – Tôi thả hai chân xuống đất cái rật, chồm người dậy. - … - Bị khùng hả? Mua bánh mì cho tui ăn, dụ tui hả! Đừng có mơ, ngủ đi rồi thấy nghe bạn! – Tôi khinh khỉnh cái mặt. - Thiệt mà, làm dùm đi. Mai mốt bài tập Lý làm lại dùm cho! – Hắn nhe răng dụ dỗ. - Ố ố, lạ nha! Đây không cần, đủ trình độ rồi! – Tôi cười ha ha - … - Hắn ngồi sụ mặt. - Đề gì đâu? - Dễ òm à! “Phân tích bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử” – Hắn hớn hở. - Dễ sao không làm đi, nhờ chi trời! – tôi gân cổ trố mắt nhìn hắn. - Làm dùm nghen! – Hắn cười cầu tài. - Chừng nào nộp? Muốn mấy điểm? Cứ 1 điểm là 5000 đồng chịu không? – Tôi hất hất cái mặt. - Ngày kia nộp rồi! - Sao giờ mới nói? - Quên! - Vậy chừng nào quên tui đây? - Gì! Khùng à? Đúng là 4 mắt vừa vô duyên vừa mất dịch!
Nói xong hắn cứ nhìn tôi cười cười. Tôi biết, từ rất lâu rồi, tôi đã yêu kiểu cười này của hắn. Tôi còn biết cả việc mình khó có thể từ chối hắn việc gì khi hắn chỉ cần cười như thế này thôi. Không hiểu, hắn có biết đó là lợi thế của hắn với tôi hay không. Nói vậy thôi, lợi thế hay không bây giờ với tôi cũng có là gì, bởi tôi hiểu mình đã quá “rung rinh” với hắn tự lâu rồi.
Hai đứa ngồi đó, tôi nhìn ra đường, nghĩ bâng quơ điều gì đó không rõ ràng, tất cả cứ mơ hồ, hư ảo và tôi cũng không biết mình vui hay buồn.
Bất chợt hắn gọi tên tôi, giật mình. Nhìn vào tôi thật lâu, hắn nói hắn không thích thằng Nghị ngồi bên tôi, và bây giờ tôi mới biết hắn có ngang qua cửa sổ nhưng thấy Nghị ở đó nên giải lao hắn không muốn qua…
Ừ, thì yêu. Ai yêu cũng có quyền ích kĩ, ai cũng tự cho mình được “khoanh vùng” từ chỗ ngồi cho đến con tim phân nửa còn lại của mình, hắn cũng thế và bản thân mình cũng vậy thôi. Thuở trước, ngày mới bên nhau, đi học về hắn hay đạp xe kè kè bên Tuyên Dung, trò chuyện, nói cười… trong lòng mình cứ như đeo đá, cũng nặng nề, buồn tủi với lắm mối ngổn ngang. Và thì hôm nay, khi lướt qua nơi mình ngồi, thấy thằng Nghị cười nói bên cạnh, vô tư đến vậy chắc trong lòng hắn cũng dậy lên những mối lo, cũng dọc ngang những ưu phiền, có khi rối như tơ vò, chắc cũng chẳng khác gì mình của những ngày xa xôi ấy.
Giữa trời cao thăm thẳm, giữa gió lồng lộng như buổi trưa bây giờ, ai đó đã từng đi qua những ngày mưa thì chắc rằng sẽ yêu thêm nhiều ngày nắng. Tôi và hắn sẽ còn phải đi qua biết bao nhiêu mùa mưa nữa đây, và liệu có tự tin chờ đợi ngày nắng đẹp trở về, để được thấy ấm áp, thấy mát rười rượi trong lòng như con gió cuối trời lùa qua khóm lá…
- Ê 4 mắt chiều đi mua sách với anh không? - Ai anh? – Tôi nghiêm giọng. - … - Không có tiền đây, không đi đâu. - Cho mượn, mà quên, trả tiền làm bài Văn cho nè! – Hắn cười hì hì - Khỏi, chiều đi đi, lướt qua xem có “45 Bài Văn hay” của Vũ Tiến Quỳnh thì mua dùm, không thì thôi. Ở nhà làm bài cho! – Tôi tỉnh queo. - 4 mắt sao vậy? – Hắn nhìn tôi buồn buồn. - Trời, sao trăng gì đâu! Không làm cho ngày mốt lấy bài đâu mấy người nộp đây? - Vậy thôi… - Hắn ngập ngừng. - Thôi gì? - Thôi, 4 mắt khỏi làm đi! Chiều vòng vòng mua sách rồi về anh tự tính. - Ủa sao vậy? Sợ điểm thấp hả? Ráng làm cho 5 điểm mà lo gì dữ vậy! – Tôi cười cười. - Không phải, tự nhiên không đi, một mình đi với thằng Nghị, nó dụ dỗ sao? – Hắn lại nhe răng ra “dọa” - Nói chứ họp đội tuyển xong cứ đi với Nghị đi, ở nhà làm bài cho, mai đưa. Mà chỉ làm 5, 6 điểm thôi nha! - Ờ, điểm cao quá người ta nghi ngờ! – Hắn cười khì khì.
Gần đến giờ tập trung, hai đứa lững thững bước vào phòng hội đồng, bây giờ đã có vài anh chị lớp 12 ở đây, tôi với hắn chọn đại chiếc bàn, vừa ngồi vào thì thằng Nghị cũng xuất hiện, nhập bọn. Hắn nghĩ gì, tôi không biết nhưng thấy hắn đưa mắt nhìn tôi, nhìn thằng Nghị đầy khó chịu. Tôi nghĩ: Lẽ nào, hắn khó chịu với thằng Nghị đến vậy! Trong khi đó, Đình Nghị nhà ta vẫn tí tởn, vô tư chẳng có biểu hiện gì. Ngồi nói xàm một hồi, Ban giám hiệu và mấy thầy cô trưởng bộ môn bước vào, chúc mừng cả đám “gà chiến”, mặt nào mặt nấy bừng bừng, có lẽ mặt tôi hí hửng nhất trong đám đó, bởi tên tôi được nhắc nhiều, tên tôi được nêu ra trước tiên, tên tôi được gọi đứng dậy biểu dương… Đơn giản: Tôi học lớp 11, vượt cấp và dẫn đầu môn Văn.
Hắn ngồi đó, huých tay tôi: “Đừng ngủ quên nha 4 mắt!” Tôi cười cười: “Ngủ đâu trời, mệt chút à!” Thằng Nghị nghe vậy, hả họng cười vô tư như trong lớp hay cười, nó quên rằng đây không phải là nơi của loại học Văn. Một hồi, tôi mới ngớ người thì ra hắn nhắc khéo mình đừng có ngủ quên trên chiến thắng.
Buổi họp mặt kết thúc, ba đứa tôi chép lịch học bồi dưỡng xong, hắn và thằng Nghị quay nhìn tôi.
- Đi không 4 mắt! – Nghị hỏi. - Không, mày đi với Hào đi, tao mệt mệt với lại không mang tiền theo. – Giọng uể oải. - Thì lấy tiền tao mua mai mốt trả lại tao sau. - … - Tôi chẳng nói gì. - Tao hỏi lần cuối, mày đi không? Nó chống tay xuống trước mặt tôi. - Thôi 4 mắt nó mệt cho ở nhà, tao mày đi cũng được mà!
Giọng khắn khó chịu, tôi im lặng, cười cười nhìn hắn và thằng Nghị rồi ba đứa bước ra nhà xe…
Đến ngã ba, hắn với ku Nghị một đường, tôi một đường. Trước khi chia tay tôi đã nhắc hắn cuốn 45 bài Văn hay của Vũ Tiến Quỳnh. Đó, là lần đâu tiên tôi không đi cùng với hắn mà lòng vẫn thấy vui lạ.
|
Tập 39: Trận đòn… oan
Còn lại một mình trên con đường, tôi lao đi vun vút giữa dòng người, trong đầu cứ mông lung về hắn về thằng Nghị, thỉnh thoảng lại nghĩ cho cả chính bản thân mình… Chán chê, quay lại suy đoán: bây giờ hai thằng đi đến đâu rồi ta!
Đến ngả ba, rẻ phải về nhà, con đường bắt đầu trống, lâu lâu một chiếc xe máy ào qua, có lẽ thế nên tôi chẳng hứng thú gì với việc lao đi vội vàng nữa, bởi tôi biết, mình yêu con đường này, tình yêu ấy thật khó giải thích.
Gió của xế chiều vẫn thổi tung qua da thịt, gió vẫn đùa nghịch lao xao rung cả những ngọn cỏ ven đường và gió đã khơi lại trong tôi nỗi nhớ nồng đượm đã làm tổ trong tâm hồn mình ở những tháng ngày qua… Tôi biết mình đã nghĩ quá nhiều và nhớ cũng quá nhiều về khoảnh khắc của đêm cấm trại, nhớ không gian thinh lặng của con đường đất chạy giữa hàng phượng vào lúc trời chưa kịp sáng, nhớ ánh trăng ngà ngà chênh chếch qua đầu… Đúng là những gì đã đi vào và được neo lại nơi tâm thức con người, thật khó có thể trôi dạt về phía của lãng quên. Dĩ nhiên, là trừ khi nào mình muốn.
Ngang qua nhà, nhà đóng cửa, tôi nghỉ bụng: chắc ba đang ở nhà trong. Chần chứ rồi rướn người đạp ào ào đến cửa quán.
Trong quán, mọi người đang ngồi đó, đông đúc như mọi khi, bởi quán của má cứ như điểm dừng của hàng xóm. Sáng sáng, mấy cha uống café nhiều chuyện kiểu mấy cha. Xế chiều, gió thổi mát rười rượi là lúc mấy má ngồi dụm lại nhiều chuyện theo kiểu riêng của mấy má. Không ít lần tôi nói đùa với cả nhà là chuyện xóm mình nó dài như con đường làng và nó nhiều như nước con mương sau hè, nói không bao giờ hết. Trừ khi mấy ba mấy má đó… chết. Nghe vậy, lần nào má cũng mắng tôi nói xàm, vô duyên. Mà chắc vô duyên thật.
Vừa thấy tôi dừng xe, má thằng ku Kẹo hất hàm: “Kìa, ông nhỏ về tới rồi kìa! Nãy không chịu về sớm sớm chút.” Tôi ngơ ngác như gà mắc tóc, chẳng hiểu chuyện gì vì mọi người cứ nhìn tôi cười, tôi nhìn má dò đoán chuyện gì, má vẫn ngồi đó nướng bánh tráng, không một lời nào. Tôi lên tiếng: “Gì vậy má!” Chỉ đợi có vậy, má thả cái bánh đang nướng dở ra, quơ tay bốc cây chổi quét quán đánh tôi tới tấp liền mấy phát.
Vừa đánh má vừa nói: “Trai gái nè! Trai gái nè! Học hành không lo ở đó trai gái, trai gái…” Tôi chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra, cũng không kịp trở tay nên cứ đứng yên cho má đánh. Thả cây chổi xuống nền quán cái xạch, má còn giận lắm nên bước một nước vào nhà. Bây giờ tôi mới khóc, khóc vì uất ức, vì tức chứ không phải vì đau. Tức là bởi tôi không biết mình đã làm gì mà phải “ăn” mấy cán chổi như vậy.
Gạt nước mắt, tôi bước thật nhanh vào nhà, thấy chị dâu đang ngồi cho cháu uống sữa, tôi hỏi.
- Chị về hồi nào? - Chị mới về hồi trưa, học hành sao em không lo, trai gái làm gì cho má đánh vậy? – Chị nói rù rì như sợ má nghe. - Tự nhiên à, em có hay biết gì đâu, chẳng biết sao bị đòn luôn! – Tôi nói như la thật to rồi khóc rống lên. - Em thiệt là em không biết vì sao má đánh không? – Chị nhìn tôi cười cười. - Em thề luôn!
Đợi má ra quán, chị hai kể tôi nghe…
- Chuyện là mới lúc nãy, có cái bà nào đó bán thuốc tễ dạo, đầu bới tóc củ tỏi, em có quen không? – Chị hai hỏi. - Không! Em làm gì quen bà già nào bán thuốc? – Tôi ngơ ngác tập hai. - Bà đó ghé vào quán mình uống nước, uống xong bà hỏi má mình đây có phải nhà Chí Kiên không, má mình nói phải, nó con tui. Vậy là bà đó kể lễ đủ điều, bà còn nói nghe Chí Kiên sắp đi Hà Lan định cư nên lên đây kêu nhà mình mang trầu rượu bước xuống đi hỏi con gái bà, vì bà biết Chí Kiên với Tuyết Sương nó thương nhau, xong cuôi hết thì Chí Kiên đi cũng được. Bà ấy nói giờ hai đứa em thương nhau như vậy, bắt hai hai đứa xa nhau tội lắm… - Trời ơi là trời đất ơi! – Tôi ngước cổ lên trời mà tru tréo như bò đang rống. - Em làm gì vậy, chưa hết đâu. Nghe vậy, má mình bực quá mới nói là làm gì có chuyện Chí Kiên đi Hà Lan, nó đi giặt quần cho ai bên đó! Bà ấy mới kể là thấy Tuyết Sương đi học về, nằm trong phòng khóc hoài, bà hỏi thì nó nói vậy. Nghe xong, má làm cho bà một trận, bà vừa đi là em về đó! - Trời ơi sao có người khùng gì khùng nhiều vậy trời! – Tôi cứ ngồi kêu trời như vậy chứ chẳng biết nói gì. - Mà sao em đi nói dối mình đi Hà Lan chi vậy? – Chị hai nhìn tôi như trách móc. - Đúng là khùng quá đi…! – Từ khóc tôi chuyển sang cười, thế là tôi cười như thằng điên. - Gì cười? – Chị nhìn chằm chằm vào mặt tôi. - Để em nói cho nghe! – Tôi đảo mắt ra quán, thấy mọi người vẫn ngồi đó. - Nói đi! - Thôi, ra quán đi! – Tôi đi như chạy, chị hai nách thằng cháu đi theo. - Lo học hành đi ông nhỏ! – Má thằng Kẹo nhìn tôi lườm lườm. - Má! Mai mốt muốn đánh người ta thì phải hỏi ra đầu ra đũa, đánh tào lao như vậy gặp đứa khác nó tức quá nó lăn ra chết coi chừng mất con. - … - Mọi người không ai nói gì, chỉ nhìn tôi. - Nhỏ đó nó thích con chứ con biết gì đâu! Mấy đứa trong lớp cáp đôi con với nó, con bực quá nên mới nói là chỉ thích gái Tây thôi, mà thích nhất là… cô gái Hà Lan, đợi mai mốt qua Hà Lan lấy vợ chứ ưng chi gái Việt Nam mà cáp đôi. Đó! Chỉ vậy đó mà tự dưng bà ấy lên nói với má vậy!
Cả quán nghe xong, ai cũng cười ha ha, người thì nói bà này khùng, người thì kêu bà bị thần kinh, người thì nói bà tào lao vì con mình là con gái mà đi nói vậy thì làm sao dạy dỗ con… Bây giờ tôi mới thật sự hậm hực trong lòng, tôi nói như quát: “Cái bà đi kiếm chồng cho con gái mình khùng đã đành, bà ngồi nướng bánh không biết đầu đuôi gì, nghe nói cái là vác chổi đánh người ta cũng chẳng giống ai!” Má tôi quơ tay lấy cây chổi: “Tổ mẹ mày ra, mày nói ai chẳng giống ai, hả?”
Thấy vậy, tôi chạy ào ra trước quán, leo lên xe lao đi…
Chiều lại, ngồi một mình trong bếp nấu cơm mà đầu óc cứ lang mang đủ thứ chuyện đã xảy ra trong ngày hôm nay, nếu chịu đi mua sách với hắn và thằng Nghị thì đâu phải ăn mấy cán chổi vô lý như vậy, nghĩ cách gì đó để mai nói chuyện với nhỏ này chứ không thể để tình trạng này được, ấm ức trong lòng ghê gớm.
- Hù! - Hù cái quần đùi, bực chết mẹ nè ở đó hù hù. – Tôi không thèm quay nhìn hắn một cái. - Gì vậy bốn mắt? – Giọng hắn lơi lơi ra. - … - Bị bắt nấu cơm nên bực hả? Ra chỗ khác ngồi, để anh nấu cho cưng! – Hắn cười hề hề - Khùng! - Chứ ai làm gì bực trời, tự nhiên à! – Hắn lại cười cười. - Nhỏ Tuyết Sương, khùng thiệt! – Tôi quăn ống thổi lửa kêu cái rôn xuống nền nhà, đứng dậy bước đi. - Mà chuyện gì vậy? – Hắn lẽo đẽo đi theo. - Má nó lên đây nè! - Trời! Chi vậy? – Hắn trố mắt ra nhìn tôi chằm chằm. - Biểu ở nhà mang trầu rượu xuống đi cưới con bà ấy. – Tôi lầm bầm. - Trời đất ơi, vụ này lạ quá lạ, dzui quá dzui, kể nghe đi! – Hắn cười ngoắc miệng ra.
Mặt trời gần lặn, bữa ăn chiều cũng nấu xong, tôi đóng cửa lại và hai đứa dắt xe lang thang trên đường hóng gió, tôi kể hắn nghe hết mọi chuyện xảy ra trong sự ấm ức, hậm hực. Hắn chẳng nói gì, ngồi đó chỉ nghe và cười, lúc cười mỉm, khi cười ha hả. Nhìn thấy hắn cười vui vẻ với nét mặt tươi roi rói, tôi như điên hơn.
- Cười cười con khỉ, cười giống gì! – Tôi trợn mắt, quát. - Bốn mắt bị điên, coi chừng điên hơn con nhỏ kia là mất người yêu! – Hắn lại nhe răng ra. - Ai điên? – Tôi đạp chân hắn. - Chứ còn gì nữa? Thử nghĩ xem, bà mẹ đó già lớn đi làm vậy kệ bà đi, còn bà con mê trai vậy cũng kệ bà con đi, tại họ có vấn đề! Mà ai lại đi trách chi người có vấn đề? Giờ bốn mắt cứ tức tối, hậm hực như vậy, không điên cũng khùng. - … - Mà nói nghe, ngay lúc này không nên khùng, phải thật bình tâm để tối về làm bài dùm anh! – Hắn nói tỉnh queo. - Ê! Vậy lên đây chỉ có mỗi việc nhắc làm giúp bài tập, hết? - Ai nói? - À, sách đâu? - Đợi chút, đây nè!
Hắn từ từ lôi trong cặp ra, cuốn sách còn thơm mùi giấy mới, tôi ngó lơ đi nơi khác, vờ như không nhìn thấy.
- Bốn mắt ơi! - Gì? – Tôi cười cười. - Tìm hoài không có cuốn nào của Vũ Tiến Quỳnh hết… Đi mấy nhà sách luôn rồi, hỏi người ta mà không chỗ nào có… Thằng Nghị nói mua đại cuốn này về đọc đỡ đỡ… Mai mốt tính sau. – Giọng hắn cứ thậm thụt. - Đâu đưa coi! – Tôi với tay lấy cuốn sách, lật ràn rạt. - … - Sách thơm quá vậy trời! – Tôi nhìn hắn cười cười. - Đúng là cái thứ mất dịch, không xem nó có hay không, đi khen sách thơm! – Hắn cười hớ hớ - Khùng vừa thôi, giờ ngồi đọc để xem hay dở chỗ nào tới khi nào về. - Ờ, đúng là bốn mắt mất dịch! - Ê khùng! Ngửi thử coi, sách thơm thiệt mà! Hình như có mùi… nhang. – Tôi cười ha ha - Là sao? - Ngu! Đồ của chùa nó hay có mùi nhang, sách này là sách của chùa… - Tôi đập nhẹ cuốn sách vào vai hắn. - Ê… ê… Tiền mượn của thằng Nghị đó, lo trả cho nó chứ ở đó mà mùi nhang, đồ chùa!
Hai thằng gân cổ lên cãi nhau chuyện trả nợ hay không trả nợ, ai là người mượn, ai là người đọc… chán chê rồi chở nhau lang thang ăn chè. Đến nhà tôi đã gần 9h đêm, trời rần rì rền vang đang muốn trút nước, hắn vội vàng quay đầu xe: “Ê bốn mắt! Tối nhớ làm bài tập dùm nghen, đừng ngồi đó nhớ hai mẹ con bà kia mai không cò bài cho anh chép anh nộp, anh chém nghen bốn mắt!”
Nhà vẫn tối âm u, mở của ra bước vào chợt thấy đùi hiu lạ, đồ ăn chiều vẫn nguyên đó chứng tỏ ba chưa về. Chợt nghĩ: Có khi nào ba đang ngồi với má, nghe mọi chuyện diễn ra trong buổi chiều hôm nay không ta! Có khi nào ba không tin những gì xảy ra… Có khi nào mình lại bị “ăn chả chồi” vào đêm nay nữa không…
Lật cuốn sách thơm “mùi nhang” ra trước mặt nhưng không cách gì đọc nổi lấy một câu. Tôi cứ ngồi đó, trầm ngâm, lo lắng, nghĩ ngợi đủ điều. Ba đẫy cửa bước vào, bây giờ tôi mới hay ngoài trời đã mưa lâm thâm từ khi nào, cái sân gạch vuông vuông đã thấm ướt. Thế rồi một chút lao xao đã dậy lên trong lòng: không biết hắn về có bị ướt như cái sân gạch này không…
- Dọn cơm ăn, ba đói quá! – Vừa cởi chiếc áo là hối thúc. - Ủa ba không ăn cơm trong má hả? – Tôi vừa đi vừa hỏi. - Chiều giờ ba ở nhà nội với bác hai bàn công việc ngoài đình chứ có về trong đó đâu mà cơm với nước. - Hú hồn! – Tôi buột miệng. - Chuyện gì mà hú hồn? – Ba nhìn nhìn. - Có gì đâu, chuyện nhảm nhí mà, ba về hỏi má là biết à! - Nói xong, tôi mới thấy mình ngu.
Hai cha con ngồi ăn với nhau, ba chê tôi thứ chuyện. Hình như tôi chưa bao giờ làm điều gì ba thấy vừa lòng. Cũng có khi bực bội quá tôi nói ngang tang như cua, dĩ nhiên với những lần như vậy ba tôi luôn kết thúc chuỗi “lời qua tiếng lại” bằng một cụm từ: táng cho bể cái đầu.
Ba không bao giờ biết khen con cái mà nhất là với tôi, vậy chứ chê thì thế nào cũng tìm ra chỗ. Mười bảy tuổi, thế gian này người chê tôi nhiều nhất chắc chỉ có ba. Bởi tôi học thế nào cũng chê tôi dở, tôi ăn nhiều cũng chê tôi đàn ông con trai cái miệng lúc nào cũng thấy nhai, tôi nói nhiều thì chê miệng tôi có quai ngay mép, hôm nào tôi điên điên hay mệt mệt không muốn nói chuyện thì lại mang tiếng “nói ra sợ mắc bịnh”, còn nếu tôi có nói nhanh hơn bình thường chút thì thế nào cũng kêu giống đang lặt rau. Chiều nay vì vội đi với hắn nên tôi không xào rau, chỉ nấu canh thôi, thế là cho rằng tôi lười… Nghe vậy, tôi gầm mặt ăn nhanh cho rồi, ngồi nghe nữa, mệt.
Vậy chứ nhiều khi ngẫm lại, tính ba vậy mà hay, những gì ba mình chê có khi đúng. Nếu ngày ấy ba không chê tôi những điều nhỏ nhặt thì chưa chắc tôi tự tin, chưa chắc tôi biết cố gắng nhiều hơn trong những giờ học và cả trong những lần thi cũng như những va vấp trong đời mình…
Giải quyết xong “thôn Vĩ Dạ” cho hắn, tôi ngước nhìn đồng hồ đã gần 3h sáng. Mưa ngoài trời rất lớn, mở cửa bước ra ngoài, nhìn thấy cả những chiếc bóng bóng lấp loáng trôi qua chầm chậm chầm chậm… Đóng cửa lại, bước vào giường, quấn kín người lại và bắt đầu ước gì có hắn ở đây, để hai cánh tay của hắn ôm mình vào sát người hắn, ước gì hắn đang ở đây, để mình được thêm một lần nữa gác chân ngang qua người hắn… Càng ước, càng thấy nhớ hắn nhiều hơn, mặc cho cả ngày nay thời gian bên hắn là không ít. Bật dậy, dở cuốn nhật ký ra, tiếp tục gieo vào đấy những yêu thương, những nồng nàn để kín thêm mộn trang giấy…
Sáng hôm sau, vừa bước tới cổng trường thì Tuyết Sương đã đứng ngay cổng từ lúc nào. Tôi cúi mặt dắt xe ngang qua, Sương chạy theo, kéo giật ngược chiếc ba lô tôi ra phía sau.
- Chí Kiên, hôm qua mẹ tui lên nhà ông nói gì vậy? - Thì về nhà hỏi, tui có ở đó đâu mà biết mọi người nói gì! – Tôi hơi bực bội. - Ở nhà tui hỏi được thì tui ra đây hỏi Chí Kiên làm gì? – Giọng Tuyết Sương bắt đầu nghẹn nghẹn. - Tui nói là tui không có biết, hôm qua tui đi mua sách, không có ở nhà. Về, chỉ bị đập mấy cán chổi lên người thôi. - Nói tui nghe đi…! – Tuyết Sương vẫn ghì ngược chiếc xe tôi ra phía sau và bắt đầu khóc rưng rức.
Tôi vẫn cứ bước đi, cố đi cho thật nhanh như chạy để tránh biết bao ánh mắt dòm ngó, vậy mà chiếc xe cứ bị giật ngược lại phía sau. Đành chịu! Có lẽ, đây là lần đầu tiên khi tôi bước chân vào trường này, tôi có cảm giác mình bị “dòm ngó” nhiều đến vậy. Một cảm giác thẹn trong lòng cứ lớn dần. Bước vào lớp, cả đám nhìn tôi rồi nhìn Tuyết Sương, tôi vội đi thẳng về chỗ ngồi, thằng Hưng hỏi đủ hai đứa nghe. Truyện được đăng tại website kenhtruyen.com
- Mày làm gì nó vậy Chí Kiên? – Hưng chỉ tay về phía Tuyết Sương. - Sao mày không nghĩ nó làm gì tao? - Trời! – Hưng ngạc nhiên. - Trời con khỉ!
Tôi đứng dậy, lôi cuốn tập có bài viết sẵn ở trang giữa mang qua lớp hắn, tôi bước nhanh giữa hành lang như đang bay chứ không phải chạy. Tôi biết, sẽ không ít ánh mắt nhìn theo, tò mò, có khi tụi nó cũng đặt ra trong đầu một câu hỏi lớn: “Chí Kiên làm gì mà Tuyết Sương lẽo đẽo theo sau, níu kéo vừa vùng vằn đi vừa khóc…” Nghĩ đến đó thôi, một cảm giác trống rỗng như xâm chiếm vào mình. Bất chợt, có giọng thằng nào đó lanh lảnh bên tai: “Quang Hào đâu rồi! Có người yêu Chí Kiên qua tìm kìa mày!” Bình thường, chắc tôi hả họng ra cười thả ga khi nghe mấy câu như vậy, nhưng lúc này thì chỉ ngoáy cổ sang nhìn nó, cười mỉm một cái thôi cũng khó khăn vô cùng.
Hắn bước ra: “Gì đó bốn mắt mất dịch?” Thấy mấy thằng đứng nhìn nhìn, tôi cố nói to: “Trả tập nè!” Hắn cầm lấy, nhìn tôi bằng ánh mắt thật khó hiểu: “Làm gì mà Tuyết Sương nó khóc lóc ghê vậy?” Tôi cấu: “Nhiều chuyện!”
Quay về lớp, tôi vẫn thấy khó khăn khi phải đi qua cả đám bồ nhao đang ngồi phía trên. Bấy giờ, tôi mới hiểu được khi đi ngang qua đám đông đang dòm ngó mình thì như thế nào, mà càng kinh khủng hơn khi mình ý thức rất rõ đám đông này rất nhiều chuyện, tò mò.
- Ô ố ồ… hoàng tử đã về! – Thằng Danh khùng khùng lên tiếng. - Sao hoàng tử nỡ lòng để công chúa phải rớt nước mắt vậy? – Thằng Phong chêm vào. - Lôi nó lại, lôi nó lại, đừng cho nó xuống! – Thằng Nghị nhảy chồm chồm lên.
Tôi vẫn lững thững bước vào chỗ ngồi, mặt lạnh tanh. Thằng Hưng như hiểu ý tôi nên nó cũng ngồi im, nhìn nhìn chứ chẳng nói lời nào. Tôi cố tình làm cho mình bận rộn để tránh đi những ánh mắt cũng như không muốn phải nghe thêm lời trêu đùa nào của đám bồ nhao phía trên ấy. Vô tình ngước mặt lên, bắt gặp anh mắt thằng Nghị đang nhìn. Nó bước từ từ bước về phía tôi, vừa tới chỗ thì trống báo vào lớp, nó chỉ kịp hỏi một câu: “Vụ gì vậy?” Và tôi cũng đáp lại rất ngắn gọn: “Vào lớp rồi!”
Đứng đó, chần chừ một lúc rồi nó về chỗ ngồi, tôi vẫn ngồi đó loay hoay với bao la suy nghĩ trong đầu: Không biết những gì xảy ra có nên nói cho mọi người biết hay không. Không biết, hắn sẽ nghĩ gì khi ngày mai, ngày kia và cả ngày sau nữa hết cái trường này mọi người đều nghĩ tôi và Tuyết Sương có vấn đề về tình cảm. Tôi thấy sợ, bởi một người nói có khi hắn không nghe, hai người nói hắn còn chần chừ, mông lung. Thế nhưng cả khối, cả trường dòm ngó, bàn tán, trêu đùa thì niềm tin đó dẫu có xây bằng gì đi nữa, vững đến đâu đi nữa thế nào cũng phải lung lay. Thầy bước vào, cả lớp đứng dậy chào cũng là khi tôi bắt mình tạm gác lại những băn khoăn.
- Nhìn mặt mày ngu dữ Chí Kiên! – Thằng Hưng rù rì. - Kệ cha tao! – Tôi nhìn nó trừng trừng.
Như một phản xạ tự nhiên, tôi nhìn lên phía thằng Nghị, nó vẫn đang đưa tay chống cằm nhìn xuống chỗ tôi, một ánh mắt khó nói hết bằng lời…
|