Siêu Thị Của Tôi Thông Kim Cổ
|
|
--- SIÊU THỊ CỦA TÔI THÔNG KIM CỔ - ĐỒ MI PHU NHÂN ---
* * * * *
CHƯƠNG 75: TẮM RỬA VÀ QUẦN ÁO.
Người Dịch: Lan Thảo Hương.
Trước câu hỏi của Vân Sơ, phản ứng của Quý Hòa là nắm lấy tay Trọng Hòa lùi lại một bước.
Nhìn hai đứa nhỏ sợ hãi bám vào cửa, Vân Sơ đưa tay sờ lên mặt mình, sau đó quay đầu nghi ngờ hỏi Trạm Vân Tiêu: "Nhìn em có đáng sợ thế sao?".
Trạm Vân Tiêu nhanh chóng phủ nhận: “Không đáng sợ, chẳng qua cánh cửa này khá kỳ quái, đoán chừng đã khiến hai đứa nhỏ sợ hãi".
Quý Hòa nhìn sàn nhà có thể soi sáng ra bóng người dưới chân, trên đó đã có vài vệt nước đọng do từ trong gùi nàng đeo chảy xuống. Thấy thế, nàng vội vàng lôi kéo Trọng Hòa uốn gối quỳ xuống sàn nhà lạnh lẽo.
Hiện tại tâm Quý Hòa còn sáng hơn cả mặt đất này. Tuy tuổi nàng không lớn, nhưng cũng tự nhận không còn là một đứa trẻ nữa. Căn phòng này có sàn nhà sạch sẽ và sáng sủa có thể soi bóng người, mặt tường trắng tới chói mắt so với tường đá xám xịt nhà nàng quả là cách biệt một trời. Còn có quả cầu trên đỉnh đầu có thể phát ra ánh sáng trắng trong đêm tối, hẳn đây chính là dạ minh châu mọi người vẫn hay nói phải không?
Lại thấy trên người Trạm Vân Tiêu mặc cẩm y lộng lẫy, Quý Hòa cho rằng chính mình dưới tình thế cấp bách đã dẫn theo A Hòa cùng nhau xông vào phủ đệ của vị đại lão gia nào đó. Nàng vô cùng hoảng sợ. Trong kinh hoảng đã quên mất tự hỏi làm sao trên một hòn đảo nhỏ lại có một cánh cửa gỗ kỳ lạ như vậy.
Trong thế giới mà Quý Hòa sinh hoạt, quý tộc đại lão gia đều là quý không thể với tới. Những người bình dân sống ở dưới đáy như nàng luôn tồn tại như sâu kiến trong mắt các quý tộc. Chỉ nói như A Quỹ đi theo A đa nàng vào trong thành bán cá năm ngoái, bởi vì đắc tội tiểu thư nhà quý tộc mà bị vị tiểu thư kia dùng roi ngựa đánh chết ngay trên đường cái. Sau người nhà vị quý nhân kia để hạ nhân đưa hai thớt vải bố tới nhà A Quỹ, chuyện này cứ vậy kết thúc.
Quý Hòa vẫn nhớ lúc đó mọi người đều nói quý nhân tâm tốt, bởi dù sao cũng là A Quỹ thất ngôn va chạm quý nhân trước, nên dù quý nhân cái gì cũng không cho thì cũng không ai nói gì. Lại nói, sau đó người ta còn đưa hai thớt vải mịn tới an ủi, cái này có thể đổi được rất nhiều lương thực, nói ra không phải quý nhân thiện tâm thì là gì?
Quý Hòa đã lớn như vậy nhưng chưa hề tới trong thành lần nào, nên cũng chưa từng thấy qua những quý tộc hay đại lão gia đó. Mọi thứ nàng biết về quý tộc đều do người trong làng kể lại.
Nàng cho rằng mình đã làm bẩn mặt đất của quý nhân, không biết quý nhân sẽ trừng trị nàng làm sao. Có thể cũng đem nàng và A Hòa cùng nhau đánh chết hay không? Nếu nàng và A Hòa cùng bị đánh chết, vậy hai vị này quý nhân này có thể đưa vải mịn cho A đa A nương nàng hay không?
Càng nghĩ Quý Hòa càng e ngại, nàng quỳ trên mặt đất run rẩy toàn thân, liên thanh xin khoan dung: "Tiện dân không phải cố ý, mong đại lão gia khoan thứ cho tiện dân".
Hai đứa nhỏ này nhìn tình huống tựa như không tốt lắm, gầy như que củi không nói mà quần áo mặc trên người đã rách rưới trông giống như trực tiếp đắp lên người một cái khăn rách. Tóc của hai đứa nhỏ cũng rối tung nhìn không ra hình dáng. Gặp hai đứa nhỏ bị dọa đến run lên bần bật, Vân Sơ nhất thời thấy không đành lòng. Cô cũng không đoái hoài tới hỏi thăm lai lịch của hai người nữa mà vội vàng đi vòng từ sau quầy thu ngân ra và đi đến trước mặt họ. Mỗi tay đỡ một người đem hai đứa nhỏ từ dưới đất kéo lên.
Đối diện với ánh mắt thất kinh của tiểu cô nương, Vân Sơ nhanh chóng ôn nhu nói: "Chị cũng chưa có nói cái gì, sao hai đứa lại quỳ xuống rồi".
Cô không nói còn tốt, vừa nói, Quý Hòa lại muốn quỳ xuống, lực đạo ấy làm Vân Sơ không thể giữ chặt được. Quý Hòa quỳ áp cả người xuống đất, thấp thỏm lo âu nói: "Là do tiện dân làm bẩn mặt đất của ngài".
Quý Hòa quỳ xuống, Trọng Hòa đang đứng bên cạnh Vân Sơ cũng nhanh chóng quỳ gối bên chân cô. Tuy hắn còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra, nhưng cũng không ảnh hưởng tới hắn học theo tư thế của A tỷ quỳ gối bên chân Vân Sơ và dập đầu với Vân Sơ.
Nhìn theo ánh mắt của cô bé, Vân Sơ mới để ý tới mấy vũng nước đọng trước cửa gỗ. Cô khẽ thở dài, lại lần nữa kéo hai đứa nhỏ đứng dậy rồi đưa tay nâng đầu tiểu cô nương lên để cô bé nhìn thẳng vào mình, sau mới nói: "Chỉ là vết nước nhỏ mà thôi, lát lau đi là được rồi".
Sợ mình vừa buông tay thì hai đứa nhỏ sẽ lại quỳ xuống nên Vân Sơ chỉ có thể quay đầu nhìn Trạm Vân Tiêu nói: "Cây lau nhà em đặt dưới gầm cầu thang, anh lấy giúp em tới đây được không?".
Trạm Vân Tiêu biết gầm cầu thang ở đâu. Sau khi lấy cây lau nhà từ bên trong ra liền rất tự giác lau khô vết nước trên mặt đất.
Vân Sơ ném cho anh một cái nhìn khen ngợi. Đạt được sự khẳng định của cô, Trạm Vân Tiêu thậm chí còn muốn xắn tay áo lên lau toàn bộ mặt đất tầng một. Chỉ là hắn không có cơ hội này, bởi vì Dương Vi là một nhân viên rất chịu khó. Mỗi ngày trước khi tan làm đều sẽ cẩn thận lau toàn bộ lầu một một lần rồi mới về, nên sẽ không có nơi nào bẩn thỉu ngoại trừ vết nước trước cửa gỗ.
Nhìn hai đứa nhỏ trên người dính đầy cát, quần áo thì mụn vá rách tả tơi, Vân Sơ không nói nhiều dẫn chúng lên lầu hai. Trước khi đi lên, cô còn không quên quay lại nói với Trạm Vân Tiêu: "Em dẫn hai đứa nhỏ đi lên tắm rửa, anh ở đây giúp em trông tiệm nhé".
Trạm Vân Tiêu gật đầu. Bảo Vân Sơ cứ thoải mái lên lầu, có hắn ở dưới lầu nhìn chắc chắn sẽ không có chuyện gì.
Quý Hòa nghe Vân Sơ nói muốn dẫn họ đi tắm, trong lòng cực kỳ nghi ngờ: Quý nhân trước khi đánh người còn muốn tắm rửa sạch sẽ cho người đó rồi mới hạ thủ được sao?
Nhìn cô thần thái như tiểu đại nhân, Vân Sơ sẽ không tự tìm phiền phức mà đi hỏi cô bé đang nghĩ gì. Dù sao đó khẳng định là một ý nghĩ cô không thể nào lý giải được.
Lên tới tầng hai, Vân Sơ không quản đến sự tò mò hay sợ hãi thán phục của hai đứa nhỏ. Cô mở cửa tủ lạnh lấy một hộp sữa chua ra và cắm ống hút, sau đó đưa tới trước mặt Trọng Hòa, ôn nhu hỏi: "Chị gọi là Vân Sơ, còn em tên gì?".
Trọng Hòa không dám vươn tay cầm lấy hộp sữa chua trong tay Vân Sơ, cậu bé rụt lại bả vai nhu thuận trả lời: "Đệ gọi là Trọng Hòa".
Vân Sơ gật đầu, cũng không ép buộc cậu bé. Cô dẫn cậu bé tới chỗ ghế sô pha, đặt sữa chua lên bàn trà rồi ngồi xổm xuống, thương lượng với cậu: "Trọng Hòa đúng không, giờ chị muốn dẫn chị em đi tắm rửa, nên em ngồi ở sô pha đợi một lát có được không?".
Nghe Vân Sơ nói muốn dẫn A Quý đi tắm rửa, Trọng Hòa vội vàng lắc đầu, sự cự tuyệt lộ rõ trên mặt cậu.
"Được rồi". Vân Sơ bất đắc dĩ thở dài, nhận mệnh cùng dẫn hai đứa nhỏ vào phòng tắm. Sau khi đưa tay đẩy bé gái vào phòng tắm, cô mới quay người nói với Trọng Hòa đang đi theo sau lưng: "Nếu em lo cho chị em thì cứ ở chỗ này chờ cũng được".
Thấy Trọng Hòa gật đầu, Vân Sơ hài lòng đưa tay sờ đầu nhỏ của cậu bé, song xoay người đóng lại cửa phòng tắm.
Mọi chuyện xảy ra sau đó khiến Quý Hòa cảm thấy không chân thực chút nào. Nàng nhìn Vân Sơ tiện tay vỗ vào trên tường, song bên trong vật kỳ quái liền chảy ra nước nóng. Tiếp đó, Vân Sơ thay tiểu cô nương cởi xuống quần áo đã rách tả tơi trên người. Lần đầu tiên để lộ thân thể ở trước mặt người ngoài ngoại trừ mẫu thân, Quý Hòa xấu hổ đến cong ngón chân lại và khẩn trương đến tay chân không biết nên để đâu.
Vân Sơ nhìn ra cô bé không được tự nhiên nên chủ động mở miệng hỏi thăm: "Em thấy nhiệt độ đã phù hợp chưa? Có lạnh quá không?”.
Quý Hòa vội vàng lắc đầu khi nghe Vân Sơ hỏi. Nước nóng chảy ra từ đường ống kỳ lạ này rất ấm. Dòng nước ấm áp bao vây lấy thân thể nàng, từng chút xua đi cái lạnh trong cơ thể nàng.
Thấy cô bé không còn phòng bị mình như lúc đầu nữa, Vân Sơ không để lại dấu vết hỏi mấy vấn đề không quá mẫn cảm với cô bé. Cũng thông qua lần tra hỏi này, Vân Sơ cuối cùng cũng biết được tình huống cơ bản của hai vị khách mới hôm nay.
Đây là một cặp chị em, người chị gọi là Quý Hòa năm nay mười tuổi, còn em trai gọi là Trọng Hòa năm nay bảy tuổi. Sống ở một làng chài ven biển, vì lúc đi bắt hải sản trên biển quá ham mà bị mắc kẹt trên một hòn đảo nhỏ ít ai lui tới. Sau đó, họ nhìn thấy cánh cửa gỗ trên đảo.
Căn cứ theo tình huống Quý Hòa nói, Vân Sơ đại khái có thể đoán ra triều đại mà hai chị em sống tương đương với thời Xuân Thu ở chỗ cô, đều ở thời đại vừa chấm dứt chế độ nô lệ mấy chục năm. Ở chỗ họ, lấy vật đổi vật vẫn là xu hướng chủ đạo. Nhìn chung các giao dịch lớn thường sử dụng vải vóc làm tiền giao dịch. Tiền đúc cũng được sử dụng nhưng theo Quý Hòa nói, thứ như tiền đúc chỉ có quý tộc và gia đình giàu có trong thành mới có.
Vân Sơ cũng nói sơ qua tình huống của bản thân và cánh cửa gỗ cho cô bé nghe. Sau khi giải thích rõ ràng, sự thấp thỏm lo âu trong mắt Quý Hòa buông lỏng xuống.
Quý Hòa nhìn xuống đầu ngón chân của mình, choáng váng nghĩ: Quá tốt rồi, tỷ tỷ đẹp mắt tựa như thần tiên không phải là người quý tộc động một chút lại muốn đánh chết người!
Nhìn thấy niên đại của khách nhân của mình càng ngày càng xa, Vân Sơ vừa gội đầu cho Quý Hòa vừa ở trong lòng nói thầm: Liệu có một ngày nào đó cánh cửa gỗ sẽ đưa một vị khách nhân là người nguyên thủy đến cho cô không nhỉ?
Quý Hòa sống ở làng chài, ước tính nguyên nhân là do nước ngọt quá ít nên cô bé thường không gội đầu nhiều. Vân Sơ thoa dầu gội và xoa nhẹ vài lần mà trên tay còn dính rất nhiều cát.
Nhìn nước bẩn chảy dài trên tóc xuống sàn, Quý Hòa xấu hổ co vai lại, hận không thể tìm một cái lỗ để chui vào. Ở trước khi gặp được Vân Sơ, Quý Hòa chưa hề cảm thấy mình bẩn. Bởi dẫu sao so với những đứa nhỏ khác trong làng thì nàng thấy mình đã sạch hơn nhiều. Ngoại trừ mùa đông quá lạnh không thể xuống nước thì cứ cách hai ba ngày là nàng lại nhảy xuống biển tắm một lần.
Vân Sơ ngược lại không cảm thấy có vấn đề gì, bởi đây tương đương với một bé gái thời Xuân Thu và thân thể có chút dơ bẩn là điều có thể hiểu được. Bởi ngay cả chính mấy đứa nhỏ ở Trạm gia trang cũng chả khác mấy so với Quý Hòa. Ở cổ đại, miễn là không phải một gia đình sống trên núi thì chuyện củi lửa cũng khá khó kiếm, nên họ căn bản không nỡ lãng phí quá nhiều củi lửa và nước để vệ sinh cơ thể.
Cô kiên nhẫn gội đầu cho Quý Hòa ba lần, cho đến khi nước trong như nước sạch mới cầm khăn lông khô hơi lau khô rồi bọc lại cho cô bé. Rốt cuộc, Quý Hòa đã là một cô gái mười tuổi, Vân Sơ có thể gội đầu thay cô bé nhưng lại không tiện tắm rửa cho cô bé. Cô lắc lắc những giọt nước trên tay, sau đó cẩn thận chỉ dạy cô bé sử dụng máy nước nóng, còn đưa tay lấy chai sữa tắm từ trên kệ xuống và dạy Quý Hòa cách dùng sữa tắm. Xong xuôi, cô cúi xuống nhặt quần áo đã cởi ra của cô bé trước khi rời khỏi phòng tắm.
Tuy nhiên, khi vừa bước ra khỏi phòng tắm, cô đã suýt dẫm phải Trọng Hòa đang ngồi cạnh cửa.
Sau khi Vân Sơ khập khiễng nhảy rụt về sau hai cái, mới khó khăn đổi một tư thế khác dẫm qua bên cạnh.
Cô nghĩ mà sợ vỗ vỗ ngực, cúi đầu hỏi: "Sao em lại ngồi ở đây thế? Nguy hiểm lắm em không biết à? Nếu như lúc nãy chị không đủ linh hoạt, thì thiếu chút nữa dẫm gãy chân em rồi đấy".
Bởi vì kinh hãi nên khi Vân Sơ nói chuyện, thanh âm không khống chế được có hơi lớn. Trọng Hòa bị cô làm cho hoảng sợ, nhanh chóng đứng dậy khỏi mặt đất.
Nhìn cậu nhóc đứng tựa vào vách tường như học sinh mắc lỗi bị phạt, lời trách cứ trong miệng Vân Sơ làm sao đều nói không ra miệng. Thôi, dù sao thằng bé vẫn còn nhỏ, đoán chừng do lo lắng cho chị mình nên mới canh giữ ở ngoài cửa.
Vân Sơ bất đắc dĩ thở dài, nói: "Nếu em không yên tâm thì cứ ở đây đi. Một lát nữa chị gái em sẽ ra, còn giờ chị muốn đi tìm quần áo cho chị em mặc".
Nói là tìm quần áo nhưng khi vừa mở tủ quần áo ra, cô liền sầu đến nhíu chặt lông mày.
Quý Hòa và Trọng Hòa một người mười tuổi một người bảy tuổi, nhưng do suy dinh dưỡng nên trông như chỉ mới tám với năm tuổi. Mà quần áo trong tủ đồ của Vân Sơ căn bản không có bộ nào dành bọn trẻ ở độ tuổi này có thể mặc được.
Sau khi ném quần áo đã thay của Quý Hòa vào máy giặt, cô lướt qua Trọng Hòa đang đứng đó đi xuống tầng một với vẻ mặt sầu mi khổ kiếm.
Nghe cô nói về tình huống của hai người Quý Hòa, sau lại nghe hai người không có quần áo để thay, Trạm Vân Tiêu lơ đễnh vỗ vỗ ngực: "Chuyện này cũng đáng để nàng sầu muộn? Nàng đừng lo, ta sẽ giải quyết".
Đúng nha. Nghe Trạm Vân Tiêu nói, Vân Sơ mới nhớ tới trong nhà bạn trai cô không thiếu quần áo trẻ con. Bởi trong nhà anh ấy còn mấy cháu trai cháu gái nữa đấy.
Trạm Vân Tiêu trở lại với sự tha thiết chờ đợi của Vân Sơ. Vì để dỗ các cháu anh, cô còn để anh lấy một hộp kẹo mút to mang về. Không phải tất cả trẻ em đều thích đồ ngọt sao, nên mang theo kẹo mút trở về chắc chắn không sai được.
Cũng không biết sau khi trở về anh đã nói với người trong nhà như thế nào. Nhưng một tiếng sau, anh trở lại với một túi quần áo lớn trên vai.
--- HẾT CHƯƠNG 75 ---
|
--- SIÊU THỊ CỦA TÔI THÔNG KIM CỔ - ĐỒ MI PHU NHÂN ---
* * * * *
CHƯƠNG 76: LƯƠNG THỰC VÀ HẢI SẢN.
Người Dịch: Lan Thảo Hương.
Trạm Vân Tiêu đem cái túi lớn trong tay đặt lên quầy thu ngân, rồi quay đầu lại nói với Vân Sơ: "Sau khi trở về ta cẩn thận nghĩ lại, thấy gia cảnh hai đứa bé này bần hàn. Nếu để chúng mặc quần áo của chất tử ta về có thể sẽ dẫn tới mầm tai vạ, nên ta tìm hạ nhân trong phủ tới muốn một số quần áo của tiểu hài tử. Đây đều là một số quần áo vải bông và áo vải, hai người bọn họ hẳn sẽ mặc vừa vặn".
Nghe anh nói, Vân Sơ cũng nhận ra ý nghĩ trước đó của mình chưa thành thục, cô vội vàng gật đầu nói: "Vẫn là anh nghĩ chu đáo hơn".
Cháu trai cháu gái của Trạm Vân Tiêu mặc quần áo đều là làm từ tơ lụa, ngay cả một mảnh quần áo làm từ vải bông cũng không có. Nếu đưa quần áo đó cho hai người Quý Hòa đúng là không thỏa đáng. Ban nãy Quý Hòa cũng đã nói gia đình họ chỉ là dân thường sống ở một làng chài xa xôi, với điều kiện như thế căn bản là không có khả năng tự bảo vệ mình. Nếu để cả hai mặc quần áo vải tơ từ chỗ Vân Sơ trở về, không tránh khỏi sẽ chọc cho người chỉ trích và không duyên cớ lại khiến một nhà cô bé gặp nạn.
Trạm phủ là nhà huân quý, ngay cả quần áo hạ nhân mặc còn tốt hơn quần áo của nhiều đứa trẻ bình thường. Vì Trạm Vân Tiêu đích thân đến hỏi nên hạ nhân đưa lên đều là quần áo làm từ vải bông.
Vân Sơ đại khái nhìn qua thì thấy có năm bộ quần áo trẻ em và một bộ quần áo nam người lớn. Ngoài ra, còn có một bộ váy áo của nữ màu chàm điểm hoa trắng nhỏ. Ngoại trừ bộ quần áo của nam là làm từ vải bố thô ráp thì những bộ còn lại đều được làm từ vải bông mịn.
Chẳng qua vì chi phí in ấn nhuộm màu thời cổ đại đắt đỏ, nên ngoại trừ bộ váy áo nữ có in hoa màu trắng thì những bộ quần áo còn lại đều chỉ có màu xanh đen và xám đơn giản nhất. Nhìn sao cũng không thấy quá bắt mắt lắm.
Cầm bộ váy áo nữ trong tay, Vân Sơ nhướng mày nhìn Trạm Vân Tiêu: "Quần áo này hẳn không phải là thứ người khác không muốn đấy chứ?".
Những y phục này mặc dù không phải hoàn toàn mới, nhưng trên quần áo không có vết vá nào. Nhìn thế nào cũng không thấy giống quần áo người khác không muốn mặc.
Trạm Vân Tiêu gật đầu, dù sao cũng không có gì phải che giấu: "Dĩ nhiên không phải quần áo người khác không muốn, đây là ta bỏ bạc ra để mua. Chỗ quần áo này nhà hắn thường xuyên mặc ở nhà".
Tặng người quần áo vá thực sự là đi ngược lại phong cách cư xử của hắn. Thực ra nếu không phải điều kiện nhà Quý Hòa quá mức bần hàn thì hắn khẳng định sẽ đưa quần áo của đám chất tử nhà hắn cho hai đứa nhỏ. Một đống lớn quần áo này là hắn bỏ ra mười lượng bạc mua lại từ gia phó trong phủ.
Có trời mới biết gia đình đó đã kinh hoảng thế nào khi bị công tử đập cửa vào lúc nửa đêm. Sau lại nghe công tử nói muốn mua một ít quần áo tiểu hài tử có thể mặc, tên gia phó đó liền bận rộn thu thập tất cả những bộ quần áo mấy đứa bé nhà mình thường mặc ra và để Trạm Vân Tiêu từ trong đống quần áo đó chọn lựa ra mấy bộ khá bắt mắt.
Lúc Trạm Vân Tiêu cho bạc, gia phó đó nói cái gì cũng không dám muốn. Nhưng hắn cũng không phải là một chủ nhân tồi tệ, hắn kêu gia phó cầm lấy bạc ngày mai đi phố xá mua ít vải vóc trở về làm quần áo, như thế gia phó mới dám đưa tay nhận lấy bạc hắn đưa.
Sau khi Trạm Vân Tiêu rời đi, người một nhà đó nhìn nén bạc trong tay vui mừng khôn xiết, mười lượng bạc đủ mua được ba thớt vải bông thượng hạng ở bố trang. Mà ba thớt vải bông đó đủ làm cho mỗi người trong nhà được hai quần áo mới để mặc.
Thật ra, cắt quần áo cũng mất thời gian nhưng người xưa không có nhiều trò giải trí, nữ nhân ở nơi này phàm là có thời gian nhàn hạ là việc may vá đều không rời tay. Cho nên làm mấy bộ quần áo đối với các nàng mà nói không tính là chuyện hao tâm tốn sức gì.
“Sao anh lại thông minh như vậy thế chứ!”.
Nghe Trạm Vân Tiêu kể lại quá trình mua quần áo, Vân Sơ bỏ quần áo trong tay xuống rồi tiến lên nhéo nhéo hai má anh. Nhìn gương mặt tuấn mỹ của anh ở dưới ma trảo của cô không ngừng thay hình đổi dạng, mới thỏa mãn bỏ qua cho anh.
Trạm Vân Tiêu được Vân Sơ tán dương, cũng không đoái hoài tới hai gò má nong nóng của mình. Hắn nhìn chằm chằm cô nở nụ cười ngốc nghếch.
Thật đáng yêu!
Người đàn ông đẹp trai ngây thơ, trên khuôn mặt có dấu tay đỏ ửng, trong lòng trong mắt đều là hình dáng cô khiến Vân Sơ thật sự không chịu được sự công kích như thế. Cô ôm ngực lùi về sau một bước nói: "Thôi, em cầm quần áo lên cho hai dứa nhỏ thay đây, anh ở đây chờ em một lát".
Nhìn Vân Sơ kinh hoảng đào tẩu với quần áo trên tay, Trạm Vân Tiêu không khỏi nhếch lên khóe miệng. Xác định người đã đi lên lầu, hắn mới duỗi ngón tay sờ lên gò má, nhiệt độ nóng bỏng vào tay làm hắn không khỏi lắc đầu: "Thật là, tuy Tiểu Sơ nhìn nhu nhu nhược nhược, nhưng lực trên tay này thật không nhỏ".
Khi Vân Sơ cầm quần áo lên lầu, hai chị em Quý Hòa và Trọng Hòa đang ngoan ngoãn ngồi ở trên ghế sô pha xem phim hoạt hình. Trên người cả hai được bọc bởi khăn tắm và áo choàng tắm của Vân Sơ.
Nhìn hai đứa nhỏ đang chăm chú xem phim hoạt hình, ngay cả cô lên lầu cũng không phát hiện. Quả nhiên, phim hoạt hình chính là ma thuật đối với trẻ em. Mặc kệ là trẻ em hiện đại hay trẻ em cổ đại, chúng đều không thể cưỡng lại được mị lực của nó. Vân Sơ lắc đầu, đi tới đặt quần áo lên tay vịn của sô pha, rồi ho khan hai tiếng để thu hút sự chú ý của hai đứa nhỏ. Sau đó chỉ vào quần áo trên sô pha nói: “Đây là quần áo mà anh trai ở dưới lầu tìm cho các em. Hai đứa nhanh đi mặc thử xem có vừa hay không".
Nhìn quần áo trên sô pha, hai mắt Quý Hòa và Trọng Hòa đều sáng lên. Cả hai không đoái hoài tới xem phim hoạt hình nữa mà hoan thiên hỉ địa cầm lấy quần áo mặc lên người.
Còn Vân Sơ đi tới chỗ máy giặt lấy quần áo đã giặt xong ra, sau mới dẫn cả hai đứa nhỏ đã thay xong quần áo đi xuống lầu.
Quần áo của Quý Hòa hơi rộng, lúc xuống lầu phải kéo ống quần lên một chút. Vân Sơ thấy thế liền cúi xuống xắn ống quần ống áo lên cho cô bé, nhưng nó vẫn hơi lỏng. Nhưng với điều này, Quý Hòa lại tỏ ra thật vui vẻ. Bởi với nàng, quần áo rộng một chút thì có thể mặc được thêm mấy năm.
Sau khi hai đứa nhỏ đi tắm và thay quần áo tương đối vừa người, cuối cùng cũng có thể nhìn hợp mắt hơn. Vân Sơ chỉ vào mấy bộ quần áo đã đóng gói lại của Trạm Vân Tiêu, và nói với Quý Hòa lớn hơn: "Trong này còn có một số bộ quần áo, đây đều là anh trai này cho các em. Lúc trở về nhớ rõ mang theo nhé".
Sau, Vân Sơ nhét quần áo cũ mà hai người đã thay trước đó vào một cái túi và buộc lại. Tuy hai bộ quần áo này theo cô thì nên vứt đi, nhưng với hai chị em Quý Hòa thì hai bộ quần áo này có lẽ vẫn còn hữu dụng.
Quý Hòa nhìn mấy cái túi đã được gói cẩn thận trên bàn liền vội vàng kéo lấy Trọng Hòa cùng quỳ xuống. Cả hai vừa dập đầu vừa nói cảm tạ: "Cảm ơn ca ca, đa tạ tỷ tỷ".
Quý Hòa biết những bộ quần áo này là của người khác đã mặc qua, nhưng nàng không hề ghét bỏ nó chút nào. Bởi vì nàng đã lớn như vậy, nhưng đây là lần đầu tiên nàng được mặc quần áo mềm mại như thế. Sờ lên ống tay áo của mình, nàng say mê nghĩ: Vải vóc mềm mại như thế, ngay cả những đại lão gia trong thành cũng chưa từng được mặc đâu!
"Được rồi, mau đứng dậy đi". Vân Sơ biết ngay sẽ như thế. Thật may, sau khi đã trải qua nhiều lần, giờ cô đã có thể bình tĩnh vươn tay kéo hai người lên.
Quý Hòa thuận theo lực tay của Vân Sơ đứng dậy. Bỗng nhiên, trong bụng nàng kêu vang làm nàng nhanh chóng vươn tay che bụng lại và có chút ngượng ngùng ngẩng đầu nhìn Vân Sơ.
"Đói bụng à? Vậy chờ chị lát, chị lấy đồ ăn cho".
Đứa nhỏ vốn là dễ đói, lại thêm buổi sáng hai chị em đều ra biển bắt hải sản. Cả ngày nay còn chưa có gì vào bụng nên đói bụng cũng là bình thường.
Vân Sơ lấy bánh mì và sữa chua từ trên kệ xuống, rồi lại cảm thấy bọn trẻ chỉ ăn những thứ này thì không có dinh dưỡng. Vì vậy cô lại chạy lên lầu lấy một vài quả chuối từ trong tủ lạnh xuống.
Chuối tiêu đối với Trạm Vân Tiêu cũng là thứ hiếm lạ. Thấy ánh mắt anh rơi vào trên chuối tiêu, Vân Sơ nhanh chóng lột một quả đưa cho anh, sau lại lột thêm hai quả khác đưa cho Quý Hòa và Trọng Hòa. Trà ngâm lúc trước đã nguội, Vân Sơ không còn tâm trạng ăn điểm tâm nữa. Cô lấy mấy khối điểm tâm từ trong hộp đựng thức ăn ra nhét vào tay hai chị em Quý Hòa, sau vươn tay đóng hộp đồ ăn lại.
Có được nhiều đồ ăn ngon trong một lần như thế, Quý Hòa cũng không biết nên ăn cái nào trước, . Nàng cúi đầu cẩn thận cắn một miếng bánh mì, sau đó hai mắt sáng lên rồi nhanh chóng vùi đầu tiêu diệt ổ bánh mì trong tay.
Trọng Hòa ngồi bên người nàng cũng học theo, vùi đầu từng ngụm từng ngụm ăn bánh mì. Chỉ là Trọng Hòa dù sao vẫn nhỏ tuổi hơn nên không biết khống chế tâm tình của mình như Quý Hòa. Cậu bé vừa ăn bánh mì vừa líu ríu nói cho Vân Sơ nghe về độ mềm và ngọt của bánh.
Cậu bé là thực sự cảm thấy chiếc bánh mì trông bình thường này ăn rất ngon. Nghe cậu nói, Vân Sơ cũng cảm thấy chiếc bánh mì cậu đang ăn ngon hơn bình thường làm cô nhịn không được cũng đi lấy một cái ăn thử. Tuy nhiên, sau khi cắn một miếng bánh mì, cô khẽ cau mày: Đây không phải vẫn là bánh mì bình thường sao. Bên trong không có kem cũng không ngon như bánh mì nướng, và nó vẫn là hương vị nhạt nhẽo mà cô không thích.
Cô mang chiếc bánh mì đã cắn dở trở lại quầy thu ngân, và lặng lẽ đẩy chiếc bánh mì trong tay qua một bên.
Trạm Vân Tiêu trước đó chưa từng ăn qua bánh mì, nhưng đây là lần đầu tiên hắn thấy Vân Sơ không thích một loại đồ ăn nào đó. Trong lòng hắn không khỏi tò mò. Rõ ràng lúc trước khi nàng ở Trạm gia trang, ngay cả thê tử quản gia lỡ tay thả nhiều muối vào đồ ăn mà nàng vẫn có thể ăn hết một cách say sưa ngon lành.
Hắn cầm lấy bánh mì bị Vân Sơ ghét bỏ đặt sang một bên lên, dưới ánh mắt nghi hoặc của Vân Sơ há miệng cắn một miếng. Một miếng bánh vào miệng, Trạm Vân Tiêu liếc nhìn Vân Sơ một cách khó hiểu, ý trong mắt ấy là----- Món này không ngon sao?
Vân Sơ không phục cãi lại: "Đấy là do anh ăn ít nên mới cảm thấy thứ này ăn ngon. Suốt mấy năm em học đại học và đi làm, em hầu như dùng món này cho bữa sáng của mình, nên đã sớm chán ngấy có được không".
Dù không thích ăn bánh mì lắm nhưng Vân Sơ vẫn phải công nhận rằng bánh mì với sữa bò là sự kết hợp ăn sáng tiện lợi nhất. Và nó khá được các học sinh sinh viên và nhân viên văn phòng ưu ái, bởi xét cho cùng nó hợp vệ sinh và gọn nhẹ. Rất thích hợp cho những người có tiết tấu sinh hoạt nhanh.
Sau khi tán gẫu, Vân Sơ nhìn hai chị em đang ăn mà không ngẩng đầu lên, đưa tay chỉ vào hai cái gùi hải sản trước cửa gỗ nói: "Các em cứ ăn đi. Chị có chuyện muốn nói với các em về số hải sản mà các em mang tới".
Số hải sản hai người Quý Hòa mang đến không hổ là hải sản tươi sống mới nhặt về. Chỉ mới có hai tiếng mà Trạm Vân Tiêu đã nhặt về tôm bự và cua bò quanh nhà vài lần.
Nghe Vân Sơ nói tới hải sản trong gùi, Quý Hòa đặt hộp sữa chua trong tay xuống, vội vàng nói:"Những thứ đó không đáng giá bao nhiêu tiền, nếu tỷ tỷ không chê ta liền tặng cho tỷ".
Trọng Hòa trong miệng đầy đồ ăn nhưng cũng không ảnh hưởng tới cậu phụ hoa A tỷ: "Đúng đúng đúng, là đưa cho giải giải".
Anh chàng nhỏ con chưa kịp nuốt đồ trong miệng xuống, một tiếng tỷ tỷ đều bị cậu gọi thành giải giải.
Vân Sơ lắc đầu nói: "Không, không, chị không thể nhận đồ của các em. Chị sẽ dùng lương thực đổi với các em".
Đây vẫn còn là những đứa nhỏ. Lại thêm tình huống trong nhà của hai đứa gian nan như thế, Vân Sơ không đành lòng lấy đồ của hai người. Trong hai cái gùi có rất nhiều cá biển và tôm cá, Vân Sơ tuy không rõ giá cá biển nhưng giá ba con tôm bự kia vẫn là rất có ấn tượng. Trong ba con tôm, con lớn nhất cũng khoảng bốn hoặc năm cân, hai con hơi nhỏ hơn kia chí ít cũng có hơn hai cân.
Thành phố Vân Sơ ở thuộc về đất liền nên giá hải sản cực đắt. Mà Thanh thành là huyện thành nhỏ nên căn bản không có bán hải sản gì cả. Thỉnh thoảng có cửa hàng ở chợ thuỷ sản có bán tôm bự thì giá bán cũng chưa bao giờ thấp hơn sáu mươi tệ một cân.
Ba con tôm của Quý Hòa là tôm càng xanh. Vân Sơ nhìn không ra cụ thể thuộc chủng loại nào, nhưng nhìn dáng vẻ giống loại tôm hùm đá Úc*. Về vấn đề chủng loại này, Vân Sơ không quá xoắn xuýt nhiều, cô quyết định sẽ đưa cho hai đứa nhỏ hai trăm tệ một cân. Bởi tôm này vẫn còn tươi sống và điểm này không thể nào mua được ở trên chợ thủy sản.
-----
(*) 澳龙 - Tôm Hùm Đá Úc: Tên khoa học của “tôm hùm đá Úc” là Australian Spiny lobster. Động vật chân đốt thuộc giống Tôm hùm đá, Tôm hùm đá Úc thuộc loài tôm kinh tế nước ngọt quý hiếm. Toàn thân có màu đỏ rực, các móng có màu vàng, thịt rất thơm ngon.

------
Cua, cá biển và sò, Vân Sơ không phân biệt được loại nào, chỉ có con cua có cái mai hình thoi thì nhận ra là loại cua Thanh Hoa*.
-----
(*) 青花蟹 - Cua Thanh Hoa:

-----
Đồ trong gùi lẫn lộn quá nhiều loại, nếu tính rõ ra thì quá phiền toái nên Vân Sơ nghĩ không bằng đóng gói tất cả lại rồi tính giá cho nhanh.
"Chị ước tính đại khái đám hải sản này của các em và quyết định đưa các em hai ngàn khối tiền. Nếu hai đứa không có ý kiến vậy chị sẽ đổi ngang giá sang lương thực cho hai đứa nhé".
Tuy nhiên, cả Quý Hòa và Trọng Hòa căn bản không có khái niệm gì về tiền bạc nên không biết hai ngàn khối tiền đến cùng là bao nhiêu. Chẳng qua Vân Sơ đã nói vậy, bọn họ cũng gật đầu đồng ý.
Thấy hai người đều không có ý kiến nên chuyện này cứ giải quyết như thế.
"Vậy chị sẽ trực tiếp đưa cho các em một ngàn cân lương thực". Trên lầu ba vẫn còn chất đống rất nhiều lương thực, xem khả năng Ngô Bảo Tú và Đổng Thừa Trạch có thể trở lại rất khó. Mà đám lương thực kia không có người mua, hiện tại vừa vặn lấy ra đổi hải sản ăn.
Nghe Vân Sơ nói sẽ đưa một ngàn cân lương thực cho bọn hắn, cả Quý Hòa và Trọng Hòa đều ngừng ăn. Cả hai không bao giờ nghĩ rằng những thứ không mấy đáng giá của họ lại có thể đổi được nhiều lương thực như thế.
Lúc hai người ngây người, Trạm Vân Tiêu ở bên cạnh liền nhắc nhở: "Cho lương thực chỉ sợ không được. Cả hai vẫn còn là tiểu hài tử, lại còn đang ở trên một hòn đảo hoang, lúc trở về còn phải bơi mới về được. Nàng đưa nhiều lương thực cho chúng như thế, chúng căn bản là chuyển không được về nhà".
Vốn dĩ Vân Sơ chỉ nghĩ rằng trong túi lương thực đã có biện pháp chống ẩm nên không lo sẽ dính nước biển, mà quên mất hai đứa nhỏ nhỏ như vậy không thể nào mang theo nhiều lương thực như thế bơi về nhà.
Vân Sơ trầm tư một lát, lại đề xuất tiếp: "Nếu không như vậy đi, các em đổi thành lương thực ít đi chút, số tiền còn lại thì đổi thành đường cát và muối ăn. Hai thứ này ở cổ đại hẳn rất nổi tiếng, thêm nữa chúng được đựng trong túi nhỏ riêng nên chỉ cần đi hai chuyến là các em có thể chuyển xong".
Quý Hòa vốn không muốn thu tiền của Vân Sơ, chẳng qua Vân Sơ liên tục giải thích rằng cô mở siêu thị này để mua bán kinh doanh. Mãi sau cô bé mới tiếp nhận giá tiền hải sản hai ngàn tệ.
Tuy tuổi Quý Hòa còn nhỏ nhưng quả thực rất có chủ kiến. Sau khi cân nhắc lợi và hại, nàng mở miệng nói với Vân Sơ: "Sau khi trừ tiền đồ ăn và quần áo ban nãy, số tiền còn lại một nửa đổi thành lương thực, nửa kia sẽ đổi thành đường. Chờ khi trời sáng, ta và A Hòa sẽ đi thêm vài chuyến là có thể chuyển hết mấy thứ này trở về".
Chỉ là những thứ này không thể chuyển thẳng về nhà được, Quý Hòa tính toán sẽ tìm một hang đá ngầm để giấu chúng sau khi được chuyển lên bờ. Đợi khi trời tối lại tránh đi người trong làng chuyển chúng về nhà.
Vân Sơ gật đầu: "Cũng được, nhưng quần áo và đồ ăn vừa rồi là chị cho các em, không tính tiền".
Không đợi Quý Hòa phản bác, cô lại nói tiếp: "Chị sẽ cho các em năm trăm cân lương thực, một túi đường cát, một thùng muối ăn. Hai đứa thấy được chứ?".
Một túi lớn đường cát trắng có năm mươi túi nhỏ bên trong, mỗi túi nhỏ có khoảng 500 gam. Mà một thùng muối ăn có bốn mươi túi bên trong, mỗi túi cũng 500 gam.
Sắp xếp như vậy chắc chắn không chiếm tiện nghi của Quý Hòa. Xét cho cùng, cân nhắc đến cô bé còn nhỏ không thể mang được vật quá nặng nên lúc lên tầng lấy lương thực, Vân Sơ không chọn lấy loại một trăm cân một túi gạo giá rẻ mà là lấy loại mười cân hoặc là hai mươi cân một túi gạo tinh phẩm hay bày bán trong tiệm. Với hai ngàn khối tiền, cô lấy cho hai đứa nhỏ năm trăm cân gạo, cộng thêm muối và đường, tuyệt đối là giá nhập hàng.
Tuy Quý Hòa không biết một túi đường và muối nặng bao nhiêu, nhưng nàng vẫn liên tục gật đầu nói: "Được ạ, được ạ".
Đối với Quý Hòa, những thứ Vân Sơ cho chắc chắn là một niềm vui ngoài ý muốn, dù nhiều hay ít nàng cũng đều thấy cao hứng. Bởi khi lần đầu tiên bước lên sàn nhà trong căn phòng này, nàng còn tưởng rằng mình và A đệ sẽ bị chủ nhân căn phòng này đánh chết.
Hiện tại Quý Hòa ngửi thấy mùi thơm từ mái tóc của mình, lại đưa tay sờ lên bộ quần áo vải bông đang mặc trên người và một lát nữa sẽ nhận được nhiều lương thực cùng muối đường, nàng cảm thấy hạnh phúc sắp ngất đi. Nếu không phải trước đó nàng đã vụng trộm nhéo mạnh mình đến mấy lần thì khẳng định sẽ cho là mình đang nằm mơ. Bởi vì chuyện tốt như vậy thường chỉ xuất hiện trong giấc mộng mới có.
Như người xưa vẫn nói, thủ lĩnh vừa mở miệng, thuộc hạ chạy đến gãy chân.
Hiện tại chính là như vậy. Vân Sơ dễ dàng liền cho ra năm trăm cân lương thực, một túi đường và một thùng muối ăn. Sau khi nói xong, cô còn có thể thư thư phục phục ngồi ở trên ghế nghỉ ngơi, nhưng Trạm Vân Tiêu lại phải chạy lên chạy xuống để chuyển những thứ này.
Sau khi lương thực và muối đường đều chồng đến trước cánh cửa gỗ, Quý Hòa liền đưa tay ra mở cửa. Vân Sơ ở sau lưng cô bé nhìn nước biển sắp ngập đến đỉnh hòn đảo, lắc đầu nói: "Không được rồi, nước biển sắp ngập lên rồi. Không thì hai đứa chờ nước biển hơi lui rồi hãng trở về".
Quý Hòa đối với điểm này cầu còn không được. Nàng không muốn quay lại và trải qua cảm giác bị biển nhấn chìm bất cứ lúc nào.
Tiểu quỷ cơ linh trong Vân Sơ nhảy ra để cô chạy nhanh lên lầu lấy thùng nhựa cùng chậu nhựa xuống, sau đó liền chỉ huy Trạm Vân Tiêu cầm nó đổ đầy nước biển vào rồi đem ba con tôm bự bỏ vào trong thùng. Còn tất cả cua và cá trong gùi đều bỏ vào trong chậu nhựa.
Một mình cô chắc chắn không thể ăn hết nhiều hải sản như vậy. Chẳng qua điều đó không quan trọng, bởi nhân khẩu trong nhà Trạm Vân Tiêu rất nhiều. Vân Sơ dự định lưu lại một con tôm bự và một ít cua, chỗ còn lại để lát anh mang về.
Cũng không còn sớm nữa, Vân Sơ đoán hôm nay sẽ không có thêm khách nhân nữa nên sau khi đặt đồng hồ báo thức lúc năm giờ, cô liền dẫn Trạm Vân Tiêu và hai chị em Quý Hòa lên lầu hai.
Trên lầu, Vân Sơ không có bố trí khách phòng nhưng cũng may ghế sô pha đủ lớn. Vân Sơ và Quý Hòa ngủ trên giường, còn Trạm Vân Tiêu và Trọng Hòa cùng nhau ngủ trên ghế sô pha.
Tất cả mọi người đều thật sự rất buồn ngủ. Ngay cả Quý Hòa lần đầu tiên nằm trên chiếc giường mềm mại và ấm áp như vậy mà trong lòng cũng không nổi sóng, nàng vừa nhắm mắt lại liền ngủ thiếp đi.
Nhìn tiểu cô nương đang ngủ say, Vân Sơ buồn cười lắc đầu: Rốt cuộc vẫn còn là đứa nhỏ đang tuổi ăn được ngủ được. Dù cho đêm nay bị lo lắng hãi hùng một đêm thì vừa thả lỏng đã lập tức ngủ mất.
Trạm Vân Tiêu tập võ nhiều năm, tai mắt so với người bình thường linh mẫn hơn chút. Lúc đầu hắn có thể nghe thấy tiếng xoay người của Vân Sơ, đợi một lúc sau chỉ nghe thấy tiếng hít thở nhè nhẹ của cô.
Nghĩ đến việc đợi một lúc nữa hai người sẽ lại chia tay, hắn liền không thấy buồn ngủ chút nào.
Hắn đặt tay lên sau đầu mà suy nghĩ mông lung: Không biết nếu lát nữa hắn mời nàng qua chơi, liệu nàng có đồng ý hay không.
--- HẾT CHƯƠNG 76 ---
|
--- SIÊU THỊ CỦA TÔI THÔNG KIM CỔ - ĐỒ MI PHU NHÂN ---
* * * * *
CHƯƠNG 77: HAI CHƯƠNG HỢP MỘT.
Người Dịch: Lan Thảo Hương.
Năm giờ sáng, đồng hồ báo thức của Vân Sơ đúng giờ vang lên. Cô vươn tay sờ soạng bên gối cầm điện thoại lên tắt đồng hồ báo thức, rồi ngồi ở trên giường vỗ nhẹ lên má lấy lại tỉnh táo. Sau mới xoay người đẩy Quý Hòa đang ngủ say bên cạnh.
Nhìn cô bé dụi mắt buồn ngủ, Vân Sơ ngáp một cái nói: "Đã đến giờ rồi, chúng ta phải chuyển lương thực và muối đường qua bên kia cửa gỗ nên mau dậy thôi".
Quý Hòa tuy tuổi nhỏ nhưng không nằm ỳ trên giường không chịu dậy. Nghe Vân Sơ nói thế, cô bé liền lập tức ngồi dậy bò xuống giường.
Gặp cô bé cứ thế muốn đi ra ngoài, Vân Sơ vội vàng gọi lại: "Đợi đã, để chị chải lại tóc cho em đã".
Tóc Quý Hòa vốn rất sơ, vừa rồi lại nằm ở trên giường ngủ một đêm nên toàn bộ mái tóc đều rối tung rối mù quấn lấy nhau. Vân Sơ phải mất vài phút mới chải xong đầu cho cô bé. Vốn dĩ cô muốn dùng dây chun buộc lại tóc cho cô bé, nhưng nghĩ lại cô thấy sợi dây chun này quá đặc biệt ở thời cổ đại. Vì vậy mà đổi thành chiếc kẹp tóc bằng đồng do Trạm Vân Tiêu mua lúc dạo trên đường cái ở Kinh thành.
Còn nhớ rõ lúc ấy chỉ vì Vân Sơ nhìn sạp hàng của người ta nhiều mấy cái mà Trạm Vân Tiêu trực tiếp vung tay lên, đem tất cả hàng trên sạp đó mua hết. Đồ bày bán ở các quầy hàng ven đường vốn không đắt tiền, chiếm phần lớn đều là trâm gỗ hay đồ trang sức bằng đồng. Và chỉ có hai, ba loại trang sức bằng bạc với chất lượng tốt hơn một chút.
Thấy tiểu cô nương nhìn chằm chằm đống đồ này không chớp mắt, Vân Sơ khẽ cười nói: "Nếu em thích mấy thứ này, vậy thì chọn một ít mang về nhà đi".
Trong túi này có năm sáu mươi món trang sức. Ngoại trừ một đôi bông tai bạc nhỏ mà Vân Sơ rất thích ra thì mấy thứ khác cô đều chưa từng đeo.
Quý Hòa hỏi với vẻ mặt không dám tin: "Thật ạ?".
Vân Sơ gật đầu cười: "Thật, xem như lễ vật nhỏ chị tặng em".
Quý Hòa cẩn thận nhặt một cây trâm kiểu dáng đuôi phượng bằng đồng lên, cầm trong tay nâng niu nói: "Vậy muội muốn cái này. Muội muốn đem về đưa cho mẫu thân đeo".
Nghe Quý Hòa nhắc tới mẹ mình, Vân Sơ mới nhớ tới trước đó cô bé nói mẹ mình bị nhiễm phong hàn. Cô lập tức xoay người lấy ra hộp thuốc từ trong tủ và lục tung tìm hộp thuốc Sài Hồ. Cô nhớ rõ thuốc này dùng để trị phong hàn cảm mạo.
Vốn cô định đưa thêm mấy loại thuốc khác nữa, nhưng sau khi nghĩ lại thì không thấy cần thiết nên đưa nguyên hộp thuốc cảm mạo cho Quý Hòa: "Thuốc này cầm về pha với nước ấm cho mẹ em dùng. Sáng trưa tối mỗi lần dùng một gói. Thuốc này trị phong hàn".
Song, Vân Sơ lại cầm thêm hai cây trâm gỗ đưa cho cô bé, nói: "Còn có trâm gỗ này, em cầm hai chiếc này về cho cha và em trai em dùng buộc tóc".
Nhìn những thứ trong tay, Quý Hòa ngước mắt nhìn Vân Sơ đầy sùng bái: "Tỷ tỷ, ngươi là đại phu à?".
Quý Hòa cảm thấy Vân Sơ thực sự toàn năng. Không chỉ cho nàng lương thực, đường, muối, còn cho nàng cả quần áo. Bây giờ ngay cả thuốc trị phong hàn mà chỗ tỷ tỷ cũng có. Đây chẳng phải là tiên nhân không gì làm không được sao?
Vân Sơ buồn cười sờ đầu tiểu cô nương, nói: "Chị không phải đại phu, thuốc này là chị mua được từ hiệu thuốc......tiệm thuốc. Nên em cứ yên tâm đưa cho mẹ em uống đi".
Quý Hòa siết chặt hộp thuốc trong tay, nói chắc chắn: "Em đã biết. Tỷ tỷ là người tốt, sẽ không làm hại A nương".
Đúng lúc này, Trạm Vân Tiêu ở bên ngoài gõ cửa. Vân Sơ cuối cùng nhớ ra còn có việc phải làm, sau khi đáp lại anh một tiếng, cô quay người nhìn Quý Hòa, nói: "Được rồi, chúng ta nên xuống lầu thôi. Nếu không sẽ không kịp chuyển lương thực qua bên kia cửa gỗ mất".
Quý Hòa nâng niu bỏ cây trâm trân quý vào trong ngực, sau đó đi theo sau Vân Sơ ra ngoài. Thấy họ đi ra, Trạm Vân Tiêu gật đầu với Vân Sơ rồi cũng muốn xuống lầu.
Vân Sơ vội vàng gọi lại anh: "Chờ chút, em có mua nho cho anh. Tiện đường anh cũng chuyển xuống dưới đi".
Hai giỏ nho cô mua trước đó đều được để trong bóng râm, mặc dù đã qua mấy ngày nhưng nhìn vẫn còn rất tươi.
Nghĩ đến việc Vân Sơ vẫn luôn nghĩ đến mình khi ở đây, nỗi bất an trong lòng Trạm Vân Tiêu liền biến mất. Hắn hấp tấp đi đến chỗ nàng đặt nho, cúi người xếp hai giỏ nho lại với nhau. Hai tay cầm lấy vành rổ, cánh tay hơi dùng lực liền dễ dàng ôm được hai giỏ nho lên.
Trước khi đi xuống lầu, Trạm Vân Tiêu lề mà lề mề một hồi lâu mới nhỏ giọng nói với Vân Sơ: "Ta thấy quả chuối ta ăn trước đó rất ngon, vừa ngọt lại mềm. Tổ mẫu ta khẳng định sẽ thích nó".
Nghe vậy, Vân Sơ vội vàng đi tới tủ lạnh lấy ra bảy tám quả chuối còn lại. Sau cô nói với vẻ mặt thật có lỗi: "Đúng rồi, số mỹ phẩm lần trước đều chỉ có phần của mẹ anh và hai chị dâu anh. Bà nội anh không tức giận đấy chứ?".
Trạm Vân Tiêu tùy tiện lắc đầu: "Không có, bà đã lớn tuổi rồi nên không còn trang điểm nữa nên sao có thể sinh khí".
Nói là nói như vậy, nhưng Vương thị dù sao cũng là trưởng bối, lúc Vân Sơ đưa đồ lại quên phần của bà nói sao đều thấy không đúng. Cô không có thần kinh thô như Trạm Vân Tiêu, thật sự cảm thấy đây không phải là một vấn đề lớn.
Trên thực tế, từ lần trước trở về cô đã lên mạng đặt mua rất nhiều đồ lót giữ nhiệt, chăn lông vũ, áo khoác dạ và những thứ khác cho Vương thị. Cô nhớ rằng Vương thị sợ lạnh, mà thấy thời tiết cũng đang sắp chuyển lạnh rồi nên đưa những vật này cho Vương thị là rất phù hợp.
Hầu hết những món đồ này đều đã được giao đến, trùng hợp hôm nay Trạm Vân Tiêu đến vậy thì lát để anh mang về luôn.
Nghe Vân Sơ nói nàng đã chuẩn bị rất nhiều thứ cho tổ mẫu, trong lòng Trạm Vân Tiêu liền thấy ấm áp. Từ điều này có thể thấy rõ phân lượng của chính mình ở trong lòng nàng. Nếu Vân Sơ không đối với hắn lưu tâm, thì sao lại phí lòng để chuẩn bị lễ vật cho tổ mẫu hắn chứ.
Nhìn hai đứa nhỏ Quý Hòa và Trọng Hòa nắm tay nhau đi xuống lầu phía trước, hắn cong lên một chân để giữ trọng lượng giỏ nho rồi vươn tay nhéo lấy má nàng như Vân Sơ đã làm trước đó. Hắn vừa nhéo vừa nói: "Nàng sao lại nghĩ chu toàn đến như thế.....Hử?".
Hắn nhéo thì nhéo nhưng không quá dùng sức như Vân Sơ, chỉ hờ hờ đụng một cái. Bởi vậy Vân Sơ dễ dàng tránh được tay hắn.
Vân Sơ nhặt ra hai chuỗi nho từ trong giỏ ra, ước chừng phải nặng khoảng ba cân. Cô dùng túi gói nho lại sau đó nhét nó vào túi đựng quần áo. Từ Quý Hòa duỗi tay ra mở cửa, qua cánh cửa gỗ, rất rõ trông thấy mực nước bên kia đã hạ xuống. Bọn họ thế mới yên tâm chuyển lương thực và những thứ khác ném qua cửa.
Sợ lương thực sẽ bị ẩm khi qua biển, Vân Sơ còn tìm ra một chiếc túi chân không lớn đựng mền ở nhà và đưa nó cho Quý Hòa.
Nhìn nước biển gầm thét đập vào trên đá ngầm trên đảo nhỏ qua cánh cửa gỗ, Vân Sơ không yên lòng căn dặn thêm: "Trở về nhớ phải cẩn thận và chú ý an toàn. Tốt nhất hai đứa nên nhờ người lớn trong nhà qua giúp chuyển đồ thì hơn".
Quý Hòa và Trọng Hòa đứng ở trước cửa gỗ, ngoan ngoãn gật đầu.
Hai chị em lại nói lời cảm tạ với Vân Sơ lần nữa rồi mới nắm tay bước vào cửa gỗ.
Đợi hai người Quý Hòa rời đi, Vân Sơ không dừng lại bất cứ lúc nào, mà giúp Trạm Vân Tiêu chuyển đồ vào cửa gỗ.
Trước giờ hai người chỉ là quan hệ giữa khách và chủ cửa hàng, mặc dù Vân Sơ có phàn nàn về thói quen ăn vặt không tốt của Trạm Vân Tiêu nhưng chưa từng có tư cách can thiệp vào chuyện của anh. Bây giờ đã trở thành bạn gái của anh, cuối cùng cô cũng có thể đứng ra quản thúc anh khi anh muốn chuyển Cocacola cùng mì tôm không chút lưu tình.
Ngay cả khi bắt gặp đôi mắt nai ngây thơ của anh, Vân Sơ cũng cố khắc chế xuống sự dao động trong lòng mà quả quyết lắc đầu nói: "Không thể, em sẽ không đồng ý cho anh lấy hai thùng mì ăn liền và hai thùng Cocacola trở về".
Đương nhiên Vân Sơ không nhẫn tâm đến mức không để anh lấy tí gì về. Cô vẫn cầm hai chai Coca và hai gói mì tôm đưa cho anh.
Khi nhét Coca và mì gói vào tay Trạm Vân Tiêu, cô vẫn tận tình khuyên: "Những thứ này không bổ dưỡng, ăn nhiều còn sẽ bị béo phì. Em không cho anh ăn cũng là vì tốt cho anh".
Thật ra Trạm Vân Tiêu không còn là tiểu hài tử nên căn bản hắn sẽ không vì một hai ngụm ăn ngụm uống mà cảm thấy khó chịu. Hắn chỉ là thấy dáng vẻ tận tình khuyên bảo của Vân Sơ cảm thấy thú vị thôi. Và điều làm hắn không nghĩ tới chính là, Vân Sơ nhìn dáng vẻ (giả bộ) phiền muộn của anh và nghĩ tới lát nữa hai người sẽ lại phải xa cách một thời gian. Vì an ủi anh, cô nhón chân nhẹ nhàng đặt một cái hôn lên mặt anh.
Hôn xong, Vân Sơ thấy anh sờ mặt mình đứng sững người tại chỗ, trong lòng khó nén được ngượng ngùng. Cô nhanh tay nhân lúc anh chưa kịp phản ứng đã vươn tay đẩy người vào trong cửa gỗ.
Nếu là trước đây, hắn không có khả năng sẽ bị một chút lực của Vân Sơ đẩy được. Nhưng hiện tại bị hành vi đột ngột vừa rồi của nàng làm cho chấn động, nên cả người không phòng bị mới để cho nàng thuận lợi đắc thủ.
Sau khi bị Vân Sơ đẩy vào cánh cửa gỗ, Trạm Vân Tiêu đứng ở trong sân Kình Thương viện sờ mặt sửng sốt một hồi lâu mới định thần lại. Nhìn cánh cửa đóng chặt trước mặt, phản ứng đầu tiên của hắn là muốn gặp lại nàng. Nhưng hắn lại nghĩ chắc hẳn Vân Sơ cũng thấy xấu hổ, nếu hắn đi mà quay lại có thể khiến nàng càng không được tự nhiên hơn. Suy đi tính lại, bàn tay đang dán trên cửa gỗ của hắn buông xuống.
Trạm Vân Tiêu ngây ngốc đứng trong sân một lúc. Trong lòng luôn cảm thấy quá trống trải, hồi lâu cũng không nghĩ ra mình nên làm gì tiếp theo. Đúng lúc này, con cua biển có mai hình thoi từ trong túi bò ra, vô cùng phách lối giơ hai cái càng lên bò lên trên mu bàn chân của hắn nằm ngang.
Hắn không hoảng hốt hay bất mãn nhấc chân hất con cua trên giày ra, mà ngồi xổm xuống bắt lấy "phạm nhân" dám can đảm vượt ngục. Bỏ con cua trở về cái túi đang treo trên chạc cây Hải Đường ở trong viện, hắn mới nhớ tới cần phải chuyển đồ trở về phòng. Nếu không, chờ lát nữa bọn hạ nhân đi qua lại thấy mấy thứ này, vậy trong phủ ắt sẽ lại nổi lên rất nhiều suy đoán.
Quần áo ấm và chăn mà Vân Sơ mua cho Vương thị được để riêng. Đợi khi lột bỏ túi ngoài và nhãn mác trên đó mới có thể đưa tới trong viện bà. Hải sản phải đưa tới phòng bếp, vì được nuôi trong nước biển nên những con tôm cá biển này vẫn còn nhảy nhót tưng bừng. Vừa hay để phòng bếp nấu cho người một nhà nếm thử tươi mới.
Kinh thành cách hải vực rất xa, dù cho thỉnh thoảng có thương nhân không ngại cực khổ vận chuyển từ biển về một ít hải sản, thì nó rất nhanh sẽ bị quan lại quyền quý trong Kinh thành tranh mua không còn. Chỉ nói như Trạm phủ, quanh năm suốt tháng chưa chắc đã ăn được hai lần hải sản tươi sống như hôm nay. Đấy là Trấn Quốc tướng quân phủ còn vậy, thì càng đừng nói tới dân chúng bình thường ở Kinh thành, có người thậm chí cả đời chưa từng ăn hải sản.
Sau khi Trạm Vân Tiêu dọn hết mọi thứ vào phòng, hắn đổ đầy hải sản vào chậu và tự mình đưa tới phòng bếp. Được nguyên liệu trân quý như vậy, đại sư phó ở phòng bếp lập tức nổi lên ý chí chiến đấu. Nhìn hải sản quý hiếm còn chạy nhảy trong chậu, trong lòng hắn thầm nghĩ hôm nay nhất định phải xuất ra công phu áp đáy hòm, làm ra một bàn tiệc hải sản ngon lành cho chủ gia.
Sau, Trạm Vân Tiêu cầm những thứ Vân Sơ mua đi một chuyến tới viện Vương thị ở. Nghe nói đây đều là Vân Sơ cố ý chuẩn bị cho mình, Vương thị quả nhiên cực kỳ cao hứng. Bà vừa ăn chuối tiêu vừa lôi kéo tay hắn hỏi rất nhiều chuyện của Vân Sơ. Nhưng hắn chỉ chọn ra một vài điều có thể nói và nói đại khái.
Thật vất vả mới thoát thân rời khỏi viện Vương thị, Trạm Vân Tiêu học được thông minh bỏ đi ý nghĩ tự mình đưa nho tới chủ viện. Hắn tiện tay gọi gã sai vặt đang đứng ngoài cửa viện phân phó hắn ta ôm một giỏ nho đưa tới chủ viện. Giao phó xong hết thảy, hắn liền yên tâm khóa trái cửa rồi ngã lên giường ngủ bù.
Trạm Vân Tiêu có thể ngủ bù, nhưng hai tỷ đệ Quý Hòa lại không có đãi ngộ tốt như hắn.
Sau khi rời khỏi chỗ của Vân Sơ và quay trở lại hòn đảo, cả hai suốt một đêm câu nệ cuối cùng đã có thể nói chuyện thoải mái.
Tuổi Trọng Hòa còn nhỏ nên không giữ được bình tĩnh. Cậu vừa dùng hai chân giẫm lên tảng đá trên đảo nhỏ vừa vui sướng nhảy dựng lên: "Tỷ tỷ, chúng ta có thật nhiều lương thực!".
Nhìn lương thực chồng cao bên người, Quý Hòa cũng không áp chế được vui sướng trong lòng, liên tục gật đầu nói: "Đúng thế, còn có rất nhiều muối và đường nữa".
Nhà Quý Hòa thường ăn muối thô, đây là do A đa cầm cá khô trong nhà tới trong thành đổi về. Mười cân cá khô chỉ đổi được một cân muối thô. Do đó mỗi lần A nương nấu cơm đều không nỡ cho quá nhiều. Cũng may, bọn họ thường ăn tôm cá biển, mà trong chúng vốn có lượng muối nhất định nên mỗi bữa đều không cần dùng đến nhiều muối. Nhà Quý Hòa có bốn miệng ăn, mỗi lần đổi được muối từ trong thành về nhà họ có thể ăn hơn nửa năm.
Khi đang cao hứng, Quý Hòa không quên kéo lấy vai Trọng Hòa cảnh cáo: "A Hòa, ngươi nghe A tỷ nói, không được kể cho người khác nghe chuyện tối hôm qua sau khi trở về đã biết chưa?".
Trọng Hòa ngoan ngoãn gật đầu nói: "A tỷ, ta sẽ không nói cho bất cứ ai biết".
Đạt được A đệ cam đoan, Quý Hòa cuối cùng cũng cảm thấy yên lòng. Nhìn mặt trời mọc trên bờ biển, nàng xoay người cởi bỏ quần áo trên người xuống và bỏ nó vào cái túi đựng quần áo trân quý. Sau lại cầm lấy quần áo cũ của mình đã thay ra trước đó mặc lên.
Quần áo mềm và tốt như vậy không thể bị nước biển làm hỏng được.
Trọng Hòa thấy A tỷ thay đồ, liền không cần Quý Hòa nói đã tự giác đổi lại quần áo cũ.
Hai người Quý Hòa suốt một ngày chưa trở về nhà, không biết A đa A nương và người trong làng có đi ra ngoài tìm bọn hắn không. Ở dưới tình huống không biết rõ tình hình bên kia bờ, nàng lập tức mở thùng chứa muối ra và cẩn thận nhét ba, bốn túi muối vào trong ngực mình và Trọng Hòa.
Hộp thuốc mà Vân Sơ đưa để chữa cảm gió và trâm gài tóc bằng đồng cũng được Quý Hòa cẩn thận nhét vào trong ngực. Nàng cho rằng mấy thứ này không coi là nhiều, dù cho sau khi lên bờ đụng phải người trong thôn thì vẫn có thể lừa gạt qua được.
Nhìn số lương thực và quần áo lưu lại ở trên đảo, sau một lúc do dự, Quý Hòa vẫn là đưa tay gỡ xuống trâm gài tóc mà Vân Sơ mới cài lên không bao lâu xuống. Cầm cây trâm băng lãnh cứng rắn trong tay, nàng dẫn đầu lặn xuống nước bơi vào trong biển. Trọng Hòa chạm vào muối trong ngực, ổn định lại tâm thần cũng theo sau nhảy vào trong biển.
Hai người bơi gần hai mươi phút mới vào tới bờ. Sau khi vào bờ, Quý Hòa không thấy ai ngoài hai tỷ đệ bọn hắn. Thầm ở trong lòng kêu may mắn, nhưng cũng tránh không được lại có chút mất mác.
Nàng và A đệ biến mất lâu như thế, sao A đa A nương còn chưa đi tìm họ?
Quý Hòa quay đầu lại liếc nhìn qua đảo nhỏ, sau lại sờ lên túi muối trong ngực mình. Thở dài bất đắc dĩ: Trước đó, nàng đã đánh giá quá cao thể lực của mình. Cảm thấy với nhiều đồ như vậy, ít nhất phải bơi đi bơi về mười mấy lần mới có thể chuyển hết toàn bộ trở về. Nhưng giờ mới bơi có một chuyến mà nàng đã cảm thấy cố hết sức rồi.
Trong nội tâm nàng hiểu rõ, lấy thể lực của nàng đi thêm một chuyến nữa đã là cực hạn rồi.
Không thể chuyển đồ trở về, Quý Hòa lại không yên lòng khi cứ thế đặt đồ ở trên đảo nhỏ. Quanh khu vực này có rất nhiều làng chài, người dân trong làng họ thường không đi tới chỗ hòn đảo đó nhưng không có nghĩa những người thôn khác cũng không đi tới đảo nhỏ đó.
Cảm giác bất lực từ trong lòng tuôn ra khiến Quý Hòa cảm thấy thất bại không thôi. Cho đến khi chiếc trâm gài tóc cấn đau nhức bàn tay nàng do bị nàng siết chặt, Quý Hòa mới như nhớ ra chuyện gì mà vội vàng kéo lấy Trọng Hòa chạy về phía nhà mình.
Sau khi chạy đến khu vực mà những người dân trong làng bình thường thường đi biển, hai người Quý Hòa đã gặp được rất nhiều người quen trong làng.
Thấy hai tỷ đệ tay trong tay hoàn hảo không tổn hại gì trở về, người dân trong làng đều thấy lạ. Có một đại nương có quan hệ thân cận hơn với nhà Quý Hòa ngừng lại động tác trong tay, dắt cuống họng trách móc hai người: "A Quý, A Hòa, các ngươi mau về nhà đi. A đa A nương các ngươi tưởng rằng các ngươi bị sóng biển cuốn đi nên đang ở nhà khóc rất thương tâm đấy. Nhất là A nương ngươi, khóc đến ngất mấy lần".
Nhìn thấy hai tỷ đệ bình an trở về, người trong làng đều mừng thay cho bọn họ. Mọi người đời đời kiếp kiếp đều dựa vào vùng biển này để mưu sinh, đối với họ biển vừa nhân hậu lại vừa tàn nhẫn. Biển cả mang đến cho bọn hắn vô số tôm cá, để bọn hắn có thể ở lại khu vực này sinh sôi. Nhưng biển cả cũng nguy hiểm, bởi hàng năm sẽ có vô số người trầm thi biển cả chỉ vì tai nạn trên biển. Có thể như tỷ đệ A Quý từ trong biển khởi tử hoàn sinh trở về, là một trong số ít may mắn.
Nghe đại nương nói A nương khóc ngất mấy lần, Quý Hòa vội vàng kéo lấy Trọng Hòa chạy về nhà. Vừa chạy nàng vừa trách cứ chính mình ở trong lòng. A đa A nương bởi vì bọn hắn mà khóc thương tâm muốn chết, thế mà nàng ban nãy còn tưởng rằng họ......Nàng thật đáng chết.
Hai người mới chạy đến cửa nhà đã nghe thấy tiếng nghẹn ngào thương tâm của A nương Trang Cơ truyền ra. Hai tỷ đệ liếc nhìn nhau, rồi giống như hai viên đạn cùng vọt vào trong phòng, vừa chạy vừa gọi: "A nương".
Nghe thấy tiếng la hét của bọn trẻ, Trang Cơ đang nắm lấy cánh tay của trượng phu khóc liền quay ngoắt nhìn ra cửa, trên mặt tràn đầy khó có thể tin.
Tới khi thấy hai đứa trẻ lao vào nhà, Trang Cơ bấu chặt lấy cánh tay của trượng phu tựa như không thể kìm được nữa. Trong nháy mắt liền vui đến phát khóc: "Là A Quý và A Hòa, bọn hắn còn sống, còn sống!".
"Đã để A đa và A nương lo lắng rồi". Quý Hòa nhìn hai mắt mẫu thân sưng đỏ, trực tiếp khóc té quỵ trên đất.
Trang Cơ giãy dụa từ trên giường đứng lên. Tới khi đi đến trước mặt nữ nhi giống như đã rút sạch chút sức lực cuối cùng trong thân thể mà cũng trực tiếp ngã oặt ở trước mặt con gái.
Trang Cơ vừa trách cứ tát vào lưng Quý Hòa vừa khóc không thành tiếng oán trách: "Các ngươi đã đi đâu, tại sao một đêm không trở về nhà. Ta và A đa các ngươi còn tưởng rằng......".
Nói đến đây, Trang Cơ không thể kiên trì được nữa ôm chặt lấy đôi nhi nữ đã mất mà tìm lại được, im ắng chảy nước mắt.
A đa của Quý Hòa, một đại nam nhân đã sắp ba mươi tuổi nhìn vợ con ôm thành một đoàn, hai mắt cũng đỏ hoe. Hắn yên lặng đi qua đem cả ba người đều ôm vào trong lồng ngực của mình. Vừa sờ Quý Hòa một chút, lại sờ Trọng Hòa một chút, không ngừng thì thào nói: "Trở về là tốt rồi, trở về là tốt rồi".
Sau một thời gian ngắn ngủi phát tiết cảm xúc, Quý Hòa cuối cùng cũng nhớ tới chính sự. Nàng vội vàng lấy hộp thuốc do Vân Sơ đưa từ trong ngực ra, kích động nói: "A nương, đây là thuốc trị phong hàn. Ngươi mau ăn đi, ăn vào là bệnh sẽ hết".
Trang Cơ nhìn thứ kỳ quái trên tay nữ nhi, bối rối hỏi: "Thuốc gì? Thứ này từ đâu ra?".
"Ta trước đi nấu nước cho ngươi uống thuốc đã. Còn lai lịch của thứ này lát ta sẽ nói cho các ngươi nghe".
Nghe Quý Hòa nói như vậy, Trọng Hòa ngốc ngốc hỏi một câu: "Nhưng lúc trước không phải A tỷ nói không thể nói cho người khác biết sao?".
Quý Hòa ghét bỏ nhìn đệ đệ mình một cái, tức giận nói: "Ta khi đó nói chính là người khác, A đa A nương chẳng lẽ là người khác à".
Quở trách Trọng Hòa xong, Quý Hòa không để ý tới dáng vẻ ủy khuất của hắn mà cầm lấy hộp thuốc đi ra ngoài nấu nước. Nhà Quý Hòa không có nhà bếp, chỉ đơn giản dựng một cái nhà lá ngay cạnh nhà để làm nơi nấu nướng.
Nàng múc một ít nước ngọt từ trong vạc ra, sau khi cọ rửa sạch cái nồi đất liền cẩn thận phủ một lớp cỏ khô lên vạc đá. Vạc đá này là nhà bọn hắn dùng đựng nước ngọt để cả nhà ăn, nước trong vại đều nhờ hứng nước mưa mà có. Nên nếu nước trong vại bị làm bẩn thì sẽ phải đi mất vài dặm để đến ngọn núi ở phía trước gánh nước tinh trong núi trở về ăn.
Nước nóng của Quý Hòa vẫn chưa sôi, đã nghe Trọng Hòa tự thuật xong sự việc ngày hôm qua. A đa bọn hắn sau khi nghe xong đã không thể ngồi yên.
Nghĩ đến có nhiều đồ như vậy cứ thế ném ở trên hòn đảo nhỏ, Trọng phụ liền đứng ngồi không yên, rất sợ sẽ có người nhặt được đồ khi nào không biết. Nhưng dù hắn có gấp cũng vô dụng, bởi người trong làng vẫn còn ở lại bờ cát. Do đó, hắn là không có biện pháp để lén lút dời những thứ đó trở về.
Nhà Quý Hòa có một chiếc thuyền nhỏ, đây là Trọng phụ mua bằng tất cả tiền tiết kiệm của gia đình vào năm ngoái. Ngày bình thường, hắn đều chèo chiếc thuyền nhỏ này để đánh cá ở những vùng nước sâu hơn. Trọng phụ đã ước tính sơ sơ trong đầu, chờ trời tối hắn sẽ vụng trộm chèo thuyền ra đảo. Vừa đi vừa về hai chuyến hẳn là có thể chuyển toàn bộ trở về mấy thứ nhi tử nói.
Hắn ngồi ở nhà mà như ngồi bàn chông đợi suốt hai khắc đồng hồ. Tới khi thấy thê tử uống hết chén thuốc nữ nhi pha xong liền quyết định muốn đi đến chỗ Quý Hòa nói để trông coi, tránh cho sẽ có những người khác lên đảo.
Khi Trọng phụ đi ra ngoài, Quý Hòa tựa ở trên khung cửa không yên lòng dặn dò: "A đa, ngươi nhớ phải cẩn thận. Nhớ đừng cùng người ta tranh chấp, mấy thứ kia mặc dù trân quý, nhưng nó không trọng yếu bằng tính mạng của ngươi".
Trọng phụ gật đầu, biểu thị trong lòng mình hiểu rõ. Sau khi trấn an vợ con, hắn đeo lấy cái gùi dùng để yểm hộ rồi rời đi.
Trang Cơ sau khi uống thuốc cảm giác thân thể đã tốt hơn rất nhiều. Nàng không quay lại giường nằm mà nắm lấy tay nhi nữ đứng ở cửa không yên lòng nhìn chằm chằm bóng lưng trượng phu.
Thấy mẫu thân lo lắng, Quý Hòa nhớ ra A nương vẫn đang bị bệnh nên không thể quá sầu lo. Nàng kéo tay mẫu thân trở lại trong phòng, sau từ trong ngực móc ra hai chiếc trâm gài tóc bằng đồng. Cầm trâm gài tóc đung đưa trước mặt Trang Cơ, nói: "A nương, ngươi nhìn xem đây là cái gì nè!".
Nhìn trâm gài tóc chói mắt trước mặt, Trang Cơ quả nhiên bị thu hút. Nàng nhìn trâm gài tóc khó có thể tin nói: "Đây là.......Đây là trâm gài tóc viền vàng hả? Vật trân quý như thế, ngươi từ đâu mà có được?".
Quý Hòa nhét cây trâm kiểu dáng đuôi phượng vào tay Trang Cơ, vô cùng đắc ý nói: "Trâm gài tóc này là Vân tỷ tỷ cho. Cái này là của ta, còn cái trong tay A nương là của ngươi. A nương thấy đẹp không? Cái của ngươi do chính ta chọn đấy".
Mặc dù trong lòng cũng có suy đoán, nhưng khi Trang Cơ nghe nữ nhi nói vẫn nhịn không được ở trong lòng âm thầm tặc lưỡi: Vị tiểu thư họ Vân này khẳng định trong nhà vô cùng phú quý. Một cây trâm viền vàng trân quý như vậy nói đưa là đưa. Còn có lương thực và muối đường mà nhi tử nói tới nữa, đây là thứ mà các lão gia quý tộc trong thành cũng không dám tùy tiện xuất ra để tặng người. E rằng chỉ có công tử, tiểu thư của Quân quốc mới có thể tiện tay xuất ra những thứ này để tặng người thôi.
Trang Cơ yêu thích không buông tay sờ lên trâm gài tóc xinh đẹp trong tay. Lát sau, nàng cầm lấy trâm gài tóc trong tay Quý Hòa, nhẹ giọng dỗ dành: "Trâm gài tóc này quá trân quý, không thể cứ thế tùy tiện mang ra cho người khác xem được. A nương trước sẽ giữ lại cho ngươi, chờ khi ngươi xuất giá thì sẽ trả lại cho ngươi sau nhé".
Quý Hòa cũng biết lo lắng của mẫu thân là rất có lý. Nhưng đến cùng vẫn là tâm tính tiểu hài tử, nàng quấn lấy Trang Cơ muốn tự tay giữ lấy trâm gài tóc.
Trang Cơ lắc đầu, rất lãnh khốc từ chối thỉnh cầu của nữ nhi: "Không được, trâm gài tóc đắt tiền như vậy, vạn nhất ngươi làm mất thì làm sao bây giờ".
Nhìn cây trâm bị mẫu thân thu mất, Quý Hòa không vui nhếch miệng nghĩ: Làm sao bây giờ? Trâm gài tóc này là lễ vật Vân Sơ cho nàng, nàng còn nghĩ thỉnh thoảng sẽ lấy ra nhìn một cái đấy.
--- HẾT CHƯƠNG 77 ---
|
--- SIÊU THỊ CỦA TÔI THÔNG KIM CỔ - ĐỒ MI PHU NHÂN ---
* * * * *
CHƯƠNG 78: CHUYỂN LƯƠNG THỰC.
Người Dịch: Lan Thảo Hương.
Ngày này rất kích thích đối với gia đình Quý Hòa, nhất là Trọng phụ và Trang Cơ. Ban đầu tưởng rằng nhi nữ đều đã táng thân biển rộng, nhưng khi họ vô cùng đau buồn thì nhi nữ lại bình an trở về. Không chỉ thế, khi cả hai đứa nhỏ lưu lạc trên hoang đảo lại gặp được kỳ ngộ và kiếm được rất nhiều lương thực cùng tài vật.
Trang Cơ uống thuốc Quý Hòa pha không bao lâu đã cảm thấy toàn thân nhẹ nhàng hơn nhiều. Nói ra, đây chính là thuốc kháng sinh độc quyền của Trung Quốc, và khi nó sử dụng cho những người chưa bao giờ uống thuốc kháng sinh như Trang Cơ thì hiệu quả tuyệt đối nhanh chóng.
Mới không bao lâu, Trang Cơ đã cảm thấy mình gần như khỏi hẳn nên nàng đứng lên bận trong bận ngoài muốn làm một bữa tiệc lớn cho hai người Quý Hòa. Trước đó nàng bị bệnh liệt giường nên dậy không nổi, do đó cơm canh trong nhà đều là một tay Quý Hòa thu xếp.
Quý Hòa vẫn còn nhỏ nên đồ ăn làm ra cũng chỉ tính là tạm chấp nhận để no bụng. Ngày thường, nhà Quý Hòa chỉ ăn hai bữa một ngày. Sau bữa ăn nóng vào buổi sáng, cha của Quý Hòa và Trang Cơ sẽ đi ra biển trên chiếc thuyền nhỏ, còn hai tỷ đệ Quý Hòa sẽ loanh quanh trên bờ biển tìm kiếm tôm cá mắc cạn ở trên bờ.
Mọi người ở làng chài không ai ăn trưa, nên nếu thấy đói khi ra khơi bắt hải sản thì họ sẽ nhặt tạm một vài con ốc con sò ở bờ biển và cạy mở ăn cho no bụng.
Trang Cơ nấu một nồi canh cá lớn từ con cá mà trượng phu bắt được ngày hôm qua. Sau khi để lại một phần riêng cho Trọng phụ, mẹ con ba người mỗi người cầm một bát canh cá và nhúng vài miếng bã đậu vào đó bắt đầu ăn. Với họ, đây đã là một bữa cơm rất phong phú.
Bột đậu trộn với ngô của nhà Quý Hòa là do bọn hắn dùng cá khô mang tới trong thành đổi về từ người khác. Làng chài gần biển, tuy có một số nơi cũng có đất nhưng nó không thích hợp để trồng lương thực. Lúc trước cũng có người đã thử trồng nhưng sản lượng cực kỳ thấp, mặc kệ là hạt kê hay cao lương thì hầu như bận rộn suốt hơn nửa năm cuối cùng chỉ thu hoạch được nhiều hơn mấy nắm so với lúc gieo hạt. Với thời gian và sức lực đó, hai chuyến ra khơi đổi lại những mẻ cá đánh bắt được còn nhiều hơn thế.
Sau khi ăn xong, Quý Hòa đi ra cửa để đổi cho Trọng phụ trở về ăn cơm. Nàng tránh mọi người đi về phía chỗ bờ cát lúc sáng nàng lên bờ, nhưng ở đó lại không bắt gặp bóng dáng Trọng phụ đâu. Quý Hòa đoán A đa đã ở trên đảo, sau khi đi loanh quanh hai vòng, nàng kiễng chân lên nhìn hòn đảo nhỏ bằng lòng bàn tay trước mắt.
Một lúc sau, nàng thấy bọt nước nổi lên trên mặt biển lặng sóng. Đó là Trọng phụ đang kéo lương thực trên tay và từ từ bơi về phía bờ. Thấy thế, Quý Hòa kinh hoảng nhìn xung quanh, sau khi xác định phụ cận không có người khác mới yên lòng.
Đợi Trọng phụ lên bờ, Quý Hòa vội vàng bước tới cầm lấy lương thực trên tay hắn, không hiểu hỏi: "Không phải nói đợi tới đêm sẽ chèo thuyền qua đó chuyển đồ sao A đa?".
Trọng phụ không để nữ nhi cầm đồ, mà bước nhanh đi vòng qua nàng và đặt hai bao gạo trong tay vào một hang đá ngầm: "Còn không phải do ta thấy chung quanh không có người, mà chính mình ngồi không ở đây lại thấy không thoải mái nên mới bơi qua chuyển một ít về trước".
Quý Hòa đứng sau lưng hắn nghiêng người nhìn vào bên trong. Thấy đã có mấy bao lương thực chất đống trong đó liền biết A đa đã về về tới tới mấy lần.
Trọng phụ đặt túi gạo xuống liền muốn trở lại nhảy xuống biển tiếp. Thấy thế, Quý Hòa nhớ ra mình tới để gọi A đa về ăn cơm nên vội vàng gọi lại hắn: "A nương bảo ta tới trông thay cho A đa về ăn cơm".
"Ta còn chưa thấy đói nên chưa ăn vội. Ngươi tới vừa đúng lúc, ngươi ở đây trông coi để ta đi chuyển thêm hai chuyến nữa. Nếu có người tới thì ngươi nói lớn một chút để nhắc nhở ta".
Dứt lời, Trọng phụ lại lao vào trong biển tiếp.
Phải nói rằng ngày hôm nay vận may của họ rất tốt. Trọng phụ ở trong biển đi đi về về hết sáu, bảy lần mới chuyển hết tất cả mọi thứ lên bờ. Và trong lúc đó không hề có người tới đây.
Nhìn lương thực cùng tài vật chồng cao trong hang đá ngầm, Trọng phụ tuy mệt đến mức ngồi thở hổn hển trên bờ cát nhưng toàn thân hắn từ trong tới ngoài đều tản ra tâm tình vui sướng.
Hai cha con ở quanh hang đá ngầm trông cả ngày, ngẫu nhiên có người ra biển bắt hải sản có đi ngang qua thấy họ đã ở đây liền sẽ không tiếp tục đi tới nữa. Dù sao đường ven biển dài như vậy, có rất nhiều chỗ có thể ra biển bắt hải sản nên hoàn toàn không cần thiết phải chen chúc với những người khác.
Đợi khi trời tối hẳn, Trọng phụ và Quý Hòa bắt đầu hóa thân thành con kiến dọn nhà, từng chút từng chút chuyển lương thực về nhà. Lúc đầu, bọn hắn còn không dám một lần chuyển quá nhiều vì sợ trên đường về sẽ bị người đụng phải. Nhưng sau mấy chuyến không thấy bóng dáng một bóng người, bọn hắn càng trở nên lớn gan hơn.
Sau khi hai cha con dọn hết đồ về nhà sau mấy chuyến, Trang Cơ đã đổ hết gạo vào một chiếc vạc gốm lớn trong nhà. Gạo trắng trong bao khiến cả Trang Cơ và Trọng phụ đều rất ngạc nhiên. Trang Cơ thậm chí còn vừa khóc vừa cười khi nắm chặt một nắm gạo trắng trong tay. Nếu không phải sợ âm lượng quá lớn sẽ dẫn người tới thì nàng khẳng định sẽ hoan hô thật lớn.
Gạo trắng Trang Cơ có biết, nhưng nàng chưa từng mua bao giờ. Thứ lương thực quý giá như gạo trắng và bột mì trắng chỉ có các quý tộc mới dám mua về ăn. Còn những bình dân như bọn hắn, bã đậu mới là món chính. Ngẫu nhiên ăn được một bữa cháo ngô trộn đã xem là hiếm.
Số gạo trắng này, Trang Cơ không nỡ ăn. Nàng dự định đợi Trọng phụ trở về sẽ để hắn vụng trộm chở số gạo này đến nơi xa hơn để bán. Đổi thành vải vóc hoặc là hạt kê đều được và nó đủ cho một nhà bọn hắn ăn được mấy năm.
Những chiếc túi dệt đựng gạo, túi ni lông và thùng giấy đựng muối đường đều được Trang Cơ tháo ra và xếp ngay ngắn ở một bên. Vì có thể đựng hết số đường mối này mà Trang Cơ đã phải lật hết tất cả các đồ đựng trong nhà ra. Giờ các bình gốm, vạc gốm, nồi gốm trong nhà đều dùng để đựng gạo, muối và đường cát.
Nhìn chiếc túi dệt xếp chồng lên nhau ở dưới chân, Trang Cơ lưu luyến không rời hỏi Quý Hòa: "Ta thấy mấy cái túi này rất tốt, vừa rắn chắc lại đẹp mắt. Nếu dùng nó làm màn cửa hay quần áo đều rất tốt. Thật sự không thể giữ lại được sao?".
Trong nhà Quý Hòa không có cửa và ở trong làng chài cũng không nhà ai có cửa cả. Nếu nhà nào có điều kiện tốt một chút thì họ sẽ dùng vải thừa của nhà may thành màn cửa và treo nó trên cửa, cũng coi như có thể chắn gió lạnh bên ngoài. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không có vải thừa. Phàm là trong nhà có một ít vải thừa đều bị nữ chủ nhân quản gia công việc trong nhà tiết kiệm dành dụm lại, để sau này vá vào những bộ quần áo bị hỏng.
Ngày nay mỗi người chỉ có một hoặc hai bộ quần áo. Thường thì họ chỉ mặc một hoặc hai bộ quần áo khi ra biển hoặc là làm việc, bởi đó là khi quần áo nhanh cũ nhất. Nhất là nam nhân, trên quần áo luôn khôn tránh được sẽ có vết thủng hoặc rách.
Giá vải bây giờ khá cao, nhà Quý Hòa đã hai năm không mua quần áo mới, chứ đừng nói đến có vải thừa để làm màn cửa cản gió. Màn cửa nhà Quý Hòa đang dùng hiện tại là do Trọng phụ lên núi lấy cỏ khô trở về đan lại. Mặc dù nó cũng có thể cản gió nhưng rèm cửa làm bằng cỏ khô sẽ mục nát rất nhanh mỗi khi trời đổ mưa vào mùa thu đông. Cho nên một năm nhà họ phải bện hai, ba tấm màn cửa cỏ mới đủ.
Trang Cơ ngày thường đã quen tiết kiệm, giờ bảo nàng vứt bỏ và thiêu hủy thứ tốt như vậy, chẳng khác nào đang đào tâm can của nàng.
Tuy trong lòng Quý Hòa cũng có chút không nỡ, nhưng nghĩ tới lời cam đoan của mình với Vân Sơ, nàng lắc đầu nói: "Không được, ta đã đáp ứng đại tỷ tỷ một khi trở về thì sẽ tiêu hủy mấy thứ này. Bây giờ không thể nói mà không giữ lời".
Trang Cơ còn muốn đấu tranh thêm chút: "Nói thì nói như thế, nhưng nếu chúng ta vụng trộm giữ lại mấy thứ này thì nàng ấy cũng không biết mà".
Nghe vậy, Quý Hòa còn chưa lên tiếng thì Trọng phụ đã không đồng ý mở miệng quở trách trước: "Nói thế mà ngươi cũng nói được à? A Quý nói đúng, công tử đối với chúng ta không tệ nên chúng ta không thể nói mà không giữ lời được".
[LTH: Công tử? Lộn hả Đồ Mi tỷ? ]
Trọng phụ cúi người ôm lấy những cái túi đi tới chỗ hay nhóm lửa thổi cơm thường ngày. Hắn không hề lưu luyến chút nào ném hết mấy chiếc túi trên tay vào đống lửa. Tuy nhiên, mùi hôi của những chiếc túi ni lông này khi đốt lên quá nặng, làm hắn phải vội vàng khều những chiếc túi chưa cháy ra khỏi đống lửa trước khi mùi khét khuếch tán.
Sau khi xác định hàng xóm trái phải không bị mùi lạ hấp dẫn, Trọng phụ vội ôm lấy mấy chiếc túi còn lại và lấy đá lửa và chạy về phía ngoài làng. Gió lạnh trên bãi biển vào ban đêm không ngừng thổi, Trọng phụ đi lòng vòng và tìm được một đống đá ngầm để tránh gió. Sau hắn như tên trộm lén lút đốt sạch hết mấy cái túi còn lại.
Nhìn đống tro tàn còn sót lại sau khi bị đốt cháy trên đống đá ngầm, hắn cảm thấy đặc biệt không an toàn nên lại nhấc chân đá tất cả chỗ tro còn lại trên đá ngầm vào trong biển. Làm xong tất cả, Trọng phụ rón rén sờ soạng trở về nhà.
Đột nhiên có được nhiều lương thực và tài vật như vậy khiến Trang Cơ và Trọng phụ kích động cả đêm không ngủ được.
Hoặc cũng có thể nói là------- Hai người họ không dám đi ngủ.
Bọn hắn lo sợ nếu mình ngủ say, ngày mai thức dậy lại thấy đồ trong nhà đã bị người khác lấy trộm hết.
Đây quả thật là hai người bọn họ buồn lo vô cớ. Làng chài chỉ có lớn ngần ấy, cộng lại chỉ mới có mười mấy nhà. Mà nhà Quý Hòa còn là nhà nghèo khó bần cùng nhất trong làng, tiếp theo chính là nhà Bá thúc của họ.
Đúng vậy, nhà Bá thúc của họ cũng đang ở làng chài này. A đa của Trọng phụ đã gặp phải trận mưa khủng khiếp khi đi đánh cá mấy năm trước, và không ai trong số những người đi biển hôm đó có thể trở về. Hiện tại A nương Trọng phụ đi theo một nhà Đại huynh Bá Hoa của hắn cùng ở.
Bá Hoa và thê tử hắn sinh được hai nữ một nam. Bá Hành là nhi tử lớn nhất của hắn, phía trên còn một người tỷ tỷ đã kết hôn với một nam tử ở phía bên kia núi vào năm ngoái. Còn tiểu nữ nhi của Bá Hoa năm nay mới năm tuổi, gọi là A Tự, thường là cái đuôi chạy theo sau hai tỷ đệ Quý Hòa.
Trước đây Bá Hành cũng là thành viên của tiểu đoàn thể này. Nhưng năm nay hắn vừa tròn mười hai tuổi đã bị Bá Hoa kéo ra biển bắt cá, cho nên không còn thời gian để theo chân họ chơi đùa nữa.
Trọng phụ còn có một người đệ đệ tên là Bá Thân, hắn ta nhỏ hơn Trọng phụ tám tuổi. Bởi vì phụ thân đi sớm nên không có người giúp đỡ, do đó đến giờ hắn vẫn còn chưa thành gia và đang cùng lão mẫu ở lại nhà Bá Hoa. Đợi khi để dành đủ tiền mới có thể cưới vợ thành gia.
Ngày nay, chuyện kết hôn giữa những người dân thường không có nhiều điều kiện như sau này. Chỉ cần điều kiện phù hợp, lại đưa cho vài thớt vải bố là có thể lấy được nàng dâu. Chẳng qua, Bá Thân khó ở chỗ hắn giờ chưa có nhà. Nếu muốn thành gia, còn cần phải tích lũy đủ tiền để xây hai gian phòng trước, còn không sẽ chẳng có nhà nào nguyện ý gả nữ nhi cho hắn.
Một nhà Bá Hoa cũng không phải nuôi không Bá Thân và mẫu thân Trọng phụ. Hàng năm, Trọng phụ đều sẽ đưa qua đó hai mươi cân cá khô và năm mươi cân bột đậu hỗn hợp. Đây xem như là phí phụng dưỡng của hắn. Vì Bá Thân còn chưa thành gia nên không cần đưa phí phụng dưỡng cho mẫu thân, nhưng hắn cần phải đưa ba trăm cân lương thực cho Bá Hoa, xem như đó là khẩu phần lương thực của hắn.
Sau tất cả, Bá Hoa cũng cần nuôi cả một gia đình riêng của hắn, nên không có khả năng hắn nuôi ấu đệ đã trưởng thành mãi được.
Tóm lại, dựa theo ấn tượng mà nhà Quý Hòa đã để lại cho người trong làng, thì dù ai có tâm tư muốn trộm đồ cũng sẽ không mắt nhắm mắt mở mà chọn tới nhà các nàng.
Những lương thực và muối đường này cần phải được đưa đến trong thành đổi thành vải vóc cùng lương thực càng sớm càng tốt. Mà muốn bán những thứ này chỉ dựa vào một mình Trọng phụ quả là không được.
Hắn trằn trọc suy nghĩ nguyên một đêm, vẫn là cảm thấy nên gọi Bá Hoa và Bá Thân tới. Nếu mang tới trong thành gần đây thì hắn lại không dám đi, bởi người trong làng chài cũng thường xuyên tới trong thành để đem cá khô đổi sang lương thực nên sẽ rất dễ dàng bị người nhận ra. Mấy thứ này nhất định phải chuyển tới thành trấn xa hơn để đổi lương thực, và việc gọi theo Bá Hoa và Bá Thân đi cùng sẽ càng an toàn hơn chút.
Còn về lai lịch của mấy thứ này, Trọng phụ đã nghĩ kỹ nên nói như thế nào.
Chuyện hai tỷ đệ Quý Hòa biến mất một ngày một đêm người trong làng đều biết tới. Sau khi Bá Hoa và Bá Thân ra biển trở về cũng nghe được tin tức còn tới hỏi qua. Vì vậy, Trọng phụ tính toán sẽ nói mấy thứ này là hai tỷ đệ Quý Hòa ở bờ biển cứu được một quý tộc và được họ đưa cho mấy thứ này làm báo đáp.
Dù sao mấy thứ này người bình thường cũng không lấy ra được. Trọng phụ cũng không sợ Bá Hoa và Bá Thân sẽ không tin, bởi mấy thứ này chính là sự tồn tại chân chân thật thật nhất. Bọn hắn ngoại trừ tin vào lời nói của hắn thì không nghĩ ra được giải thích hợp lý nào khác.
Sự tồn tại của cánh cửa gỗ quá nguy hiểm lại khó tin. Nếu không phải tự mình đã trải qua thì hắn có suy nghĩ nát óc cũng nghĩ không ra sẽ có chuyện như vậy.
--- HẾT CHƯƠNG 78 ---
|
--- SIÊU THỊ CỦA TÔI THÔNG KIM CỔ - ĐỒ MI PHU NHÂN ---
* * * * *
CHƯƠNG 79: CHUYỆN ĐỔI LƯƠNG THỰC.
Người Dịch: Lan Thảo Hương.
Tuy nói họ là huynh đệ nhà mình, nhưng bây giờ là lúc từng nhà đang cố hết sức để chuẩn bị cho mùa đông. Nếu Trọng phụ muốn mời Bá Hoa và Bá Thân cùng đến thành trấn xa hơn để đổi lương thực thì hẳn phải bày tỏ chút gì đó.
Sau khi Trọng phụ và Trang Cơ thương lượng qua với nhau, bọn hắn quyết định sẽ đưa cho Bá Hoa và Bá Thân mỗi người một thành lương thực làm thù lao. Có nghĩa là, nhà mình sẽ lưu lại tám thành lương thực, còn hai thành sẽ phân cho Bá Hoa và Bá Thân.
Hiện tại khắp nơi đều đang chiến tranh, mặc dù Trang Cơ sống ở làng chài nhỏ bé nhưng cũng nghe không ít người trở về từ trong thành nói bên ngoài có bao nhiêu hỗn loạn và nguy hiểm. Vì lần này có thể thuận lợi đem số gạo trắng, đường và muối đổi thành thô lương vải vóc, Trang Cơ không đoái hoài tới đau lòng xuất ra hai thành lương thực.
Đã quyết định xong, Trọng phụ không tiếp tục lề mề thêm ở nhà nữa mà vội vàng ra khỏi nhà.
Không vội vàng không được, bởi lúc hai người bàn bạc xong thì trời cũng đã hửng sáng rồi. Trọng phụ tính toán hôm nay sẽ lên đường luôn, nên muốn đuổi kịp trước khi Bá Hoa và Bá Thân ra biển thì cản họ lại.
Làng chài chỉ có lớn ngần ấy và chỉ mất ba, hai phút đi bộ từ nhà Trọng phụ tới nhà Bá Hoa. Lúc hắn tới, Bá Hoa và Bá Thân đang ngồi xổm ở ngoài phòng để vá lưới đánh cá của họ trước khi rời khỏi nhà.
Thấy Trọng phụ tới, Bá Hoa với vẻ khó hiểu hỏi: "Sao ngươi tới đây?".
Hắn sở dĩ hỏi như vậy, thuần túy vì Trọng phụ luôn ra biển sớm nhất trong mọi người. Hai ngày trước khi Trang Cơ ốm liệt giường làm hắn khó ra biển bắt cá và tích trữ lương thực thì có thể hiểu được. Nhưng giờ thê tử hắn đã khá hơn chút, hắn không ra biển mà lại vòng qua đây, quả thật khiến cho người ta khó mà không cảm thấy kinh ngạc.
Trọng phụ đi tới cùng giúp vá chiếc lưới đánh cá, nói: "Ta có việc muốn nói với các ngươi".
Chiếc lưới đánh cá này được làm bằng sợi dây gai kết lại và ngâm trong dầu. Dây gai dính dầu mặc dù bền chắc hơn dây gai bình thường, nhưng do quanh năm suốt tháng ngâm ở trong nước biển, lại thêm ngẫu nhiên còn bị cá lớn trong biển kéo cắn nên cần phải thường xuyên kiểm tra cẩn thận để kịp thời vá lại vết rách.
Thấy Trọng phụ như vậy, Bá Hoa bất đắc dĩ thở dài. Hắn đứng dậy quay người vào phòng, tới khi trở ra còn cầm theo một cái túi vải trên tay. Không cần nhìn cũng biết bên trong chính là lương thực.
Trọng phụ khó được một lần tới cửa, lại mang theo dáng vẻ muốn nói lại thôi. Bá Hoa nhìn rồi nghĩ đến mấy ngày nay Trang Cơ bị bệnh, hai đứa bé Quý Hòa thì biến mất suốt một ngày một đêm mới trở về. Còn không biết lúc chúng mất tích có gặp phải chuyện gì hay không. Tổng kết lại các tình huống, Bá Hoa liền cho rằng Trọng phụ tới cửa mượn lương thực.
Bá Hoa nhìn dáng vẻ ngu ngơ của Trọng phụ, trực tiếp đem túi lương thực trong tay nhét vào ngực hắn, nói: "Ta chỉ có thể cho bấy nhiêu thôi. Huệ Cơ giờ có thai, mắt thấy sắp tới có rất nhiều chuyện đều không làm được nên ta cũng muốn dự trữ nhiều một chút. Tuy lương thực trong này không nhiều nhưng ngươi cứ cầm trước ứng phó khẩn cấp, sau đó từ từ nghĩ cách giải quyết những việc còn lại".
Trọng phụ đầu tiên là kinh ngạc vì Bá Hoa đưa lương thực cho hắn, sau lại kinh ngạc khi nghe Huệ Cơ lại có thai. Đây chính là đứa nhỏ thứ tư của nàng và Bá Hoa đấy.
Thật ra Trọng phụ và Trang Cơ cũng tính toàn muốn sinh thêm một đứa nữa. Hiện dưới gối họ chỉ có hai đứa bé là Quý Hòa và Trọng Hòa, mà năm nay Quý Hòa đã mười tuổi, thêm vài năm nữa là tới tuổi xuất giá rồi. Đợi nàng gả đi rồi, vậy trong nhà sẽ chỉ còn lại mình Trọng Hòa, vậy không phải quá đơn bạc rồi sao.
Vừa sợ vừa ao ước, Trọng phụ không biết phải treo lên biểu cảm gì trên gương mặt.
Còn Bá Hoa thấy hắn như thế, chỉ cho rằng hắn xấu hổ. Nói thật, đều là đại nam nhân, hắn cũng không biết nên nói cái gì vào lúc này nên chỉ có thể thô bạo nhét cái túi vào tay Trọng phụ, rồi ngồi xuống tiếp tục vá lưới đánh cá của hắn.
Nhìn túi vải đựng lương thực trong tay, Trọng phụ không cần mở ra cũng biết trong đó chứa đầy bột đậu hỗn hợp. Ước lượng cân nặng trên tay cũng phải chừng mười cân. Trọng phụ nhìn cái túi, cuối cùng vẫn không quên mục đích chuyến đi của mình.
Hắn đặt túi vải xuống tấm ván gỗ trên mặt đất bên người, vô cùng nghiêm túc nói: "Đợi đã, A huynh, ta tới không phải đến hỏi mượn lương thực của ngươi. Ta tìm ngươi và A đệ là có chuyện quan trọng cần thương lượng".
Nghe gọi tên mình, Bá Thân vốn đang ngồi xổm trên mặt đất yên lặng làm việc cuối cùng cũng dừng động tác trong tay lại. Hắn năm nay đã hai mươi bốn tuổi, nhưng bởi vì chưa có phòng ở nên chậm chạp mãi không thành gia. Dần dần đã trở thành chuyện chê cười của người trong làng, dẫn tới tính cách Bá Thân càng ngày càng hướng nội.
Ngày thường hắn đều tận lực để giữ im lặng. Như thể làm thế thì người chung quanh sẽ phớt lờ hắn và ngừng chế giễu hắn còn là đàn ông độc thân. Vậy nên lúc nghe được Trọng phụ nói có chuyện muốn thương lượng với bọn hắn, hắn không nói bất cứ điều gì mà im lặng đứng phía sau Bá Hoa chờ nghe Trọng phụ nói.
Trọng phụ nhìn quanh và thấy người trong làng đã tốp năm tốp ba khiêng lưới đánh cá kết bạn đi về phía bờ biển. Sau một hồi do dự, hắn mới mở miệng nói tiếp: "Ở đây khó nói lắm. Đi, tới trong nhà ta rồi nói tiếp".
Bá Hoa khó hiểu nhăn lông mày nói: "Đi vào trong nhà nói không được sao? Nhất định phải đi qua nhà ngươi mới nói à?".
Trọng phụ lắc đầu kiên quyết: "Vẫn nên tới chỗ ta thì hơn, ta có thứ muốn cho các ngươi nhìn. Đợi nhìn xong thì các ngươi mới sẽ tin những gì ta nói".
Bá Hoa và Bá Thân nhìn thấy vẻ thần thần bí bí của Trọng phụ, tuy trong lòng không hiểu nhưng vẫn bỏ lưới đánh cá xuống và theo hắn trở về nhà.
Trang Cơ đứng ở cửa thấy bóng ba người, từ xa liền chào hỏi: "Đại bá, tiểu thúc".
Thấy sắc mặt Trang Cơ không khác người thường là mấy, cả Bá Hoa và Bá Thân đều đầu đầy chấm hỏi. Hôm qua khi họ tới, Trang Cơ còn nằm trên giường không dậy nổi, thế nào mới một hai ngày đã thấy nàng tốt hơn nhiều thế?
Quý Hòa và Trọng Hòa đã rời giường. Hai tỷ đệ lanh lảnh chào hỏi hai người Bá Hoa, sau đều quay mặt nhìn về phía cái nồi trên bếp đá. Nghĩ tới hôm nay số gạo kia sẽ được vận tới trong thành đổi thành lương thực, nên Trang Cơ vơ lấy mấy nắm gạo lớn chuẩn bị nấu một nồi cháo đặc cho nhi nữ nếm thử.
Trước đây họ nghe người ta nói lúa ngon nuôi người, nhưng chưa ai từng nếm qua cả. Bây giờ trong nhà được gạo, nên nói cái gì cũng muốn nấu đủ để mọi người cùng nếm thử hương vị.
Nghĩ tới Trọng phụ sẽ gọi Bá Hoa và Bá Thân tới đây nên lúc Trang Cơ nấu cháo còn cố ý nấu thêm hai phần nữa. Bây giờ cháo thơm ngào ngạt đã bắt đầu sôi ùng ục trong nồi, đoán chừng một lát nữa là có thể ăn được.
Hơi nóng bốc lên trên chiếc nồi gốm mang theo từng chút hương thơm của cháo gạo phiêu tán ra. Mùi thức ăn lạ lẫm trong không khí khiến Bá Hoa và Bá Thân cũng nhịn không được hung hăng hít mũi một cái.
"Cái mùi này........". Nghe mùi hương trong không khí làm Bá Hoa không tự chủ nhíu mày.
Mùi hơi giống mùi cháo mà hắn đã ngửi thấy ở các tiệm ăn trong thành.
"Đây chính là chuyện ta muốn nói với các ngươi". Trọng phụ đưa tay vén rèm cỏ cho hai người, nói: "Vào trước rồi nói sau".
Sau khi vào nhà, Trọng phụ xốc lên lớp cỏ khô che trên vạc gốm ra. Hắn chỉ vào vạc gốm ra hiệu cho hai người Bá Hoa nhìn vào bên trong. Đợi khi thấy rõ đồ trong vạc gốm, cả Bá Hoa và Bá Thân đều không khỏi choáng váng.
Bá Hoa làm huynh trưởng, nên tương đối chín chắn hơn. Hắn run tay chỉ vào vạc gốm, không dám tin mà hỏi: "Đây là......gạo?".
Trọng phụ gật đầu. Sau đó nói một cách lưu loát những lý do thoái thác mà bản thân đã dự thảo trong lòng trước đó. Đối với cả Bá Hoa và Bá Thân mà nói, sự việc này thực sự khó tin.
Bá Hoa nuốt một ngụm nước miếng, thì thào nói: "Ý ngươi là hai đứa nhỏ Quý Hòa đã cứu một quý tộc bị rơi xuống biển vì bị lật thuyền. Để trả ơn cứu mạng, đối phương đã đưa những thứ này cho hai đứa nhỏ làm tạ lễ?".
Tuy rằng hai người thấy thật khó tin, nhưng gạo trắng và đường muối chính là chân chân thực thực đặt ở trước mặt họ. Nên dù bọn hắn có không muốn tin cũng khó. Bá Hoa còn tốt, tuy hắn đối với kinh lịch của nhà Trọng phụ cũng cực kỳ hâm mộ, nhưng tâm tính không hề thấy mất cân bằng.
Còn Bá Thân lại đỏ hồng mắt và nói với vẻ mặt cay đắng: "Tại sao ta lại gặp không được loại chuyện tốt như này cơ chứ?".
Rõ ràng hắn mỗi ngày đều có ra biển, tại sao lại không gặp phải một vị quý tộc đang gặp nạn nào đó để hắn cũng ra cứu. Nhiều lương thực và muối đường như vậy, có thể đổi được bao nhiêu lương thực và vải vóc đây!
Đó khẳng định là số lượng mà cả đời này của bọn hắn chưa từng thấy qua.
Đã nói rõ mọi chuyện, vậy chuyện kế tiếp liền dễ nói hơn. Trọng phụ nói dự định của mình với hai người bọn hắn: "Những thứ quý giá này là thứ mà những người như chúng ta không thể hưởng thụ nổi. Vậy nên ta tính toán chuyển chúng tới thành trấn hơi xa chỗ này để đổi thành lương thực cùng vải vóc, nhưng lại lo trên đường không yên ổn nên muốn để hai người các ngươi đi cùng với ta".
Sợ hai người không đáp ứng, Trọng phụ vội vàng nói: "Đương nhiên sẽ không để các ngươi đi tay không. Đợi khi đổi đồ xong, ta sẽ chia cho các ngươi mỗi người một thành".
Đây chính là lương thực cùng vải vóc đấy. Hai người Bá Hoa và Bá Thân cũng không cao thượng tới mức đẩy những thứ này ra ngoài. Chỉ cần đổi được số lương thực và đường muối này thì họ nhất định sẽ thu được rất nhiều lương thực vải vóc. Dù cho chỉ lấy được có một thành thì nó cũng không ít.
Có một tòa thành lớn nếu đi về phía đông. Tuy mấy người Trọng phụ chưa từng đi qua đó, nhưng những năm trước đây có khách thương tới làng chài thu mua cá khô có nói tới. Bọn hắn nói nếu đi bộ thì mất chừng hai mươi ngày cả đi cả về.
Mặc dù hai mươi ngày không tính ngắn, nhưng có Trọng phụ hứa hẹn chia cho một thành nên Bá Hoa và Bá Thân đã đồng ý mà không cần nghĩ ngợi. Đợi đổi được những thứ này, bọn hắn nhất định sẽ nhận được nhiều lương thực và vải vóc hơn những con cá đã đánh bắt được trong hai mươi ngày này.
Hiện tại mỗi ngày bọn hắn đều tân tân khổ khổ ra biển bắt cá, cá tươi bọn hắn đánh bắt được hầu hết chỉ có thể làm cá khô. Mà xung quanh đây có rất nhiều làng chài, cho nên giá cá khô luôn ở mức thấp. Một cân cá khô có thể đổi được ba cân bột đậu hỗn hợp hoặc là một cân ngô. Nghe thì cho rằng không ít, nhưng phải mất bốn, năm cân cá tươi mới ra được một cân cá khô. Ngày thường mọi người ra khơi đánh cá, gặp may thì đánh bắt được vài chục cân, còn khi gặp thời tiết xấu thì chuyện thuyền không trở về là chuyện thường. Cho nên coi như vẫn là không có lời.
Không có lời cũng không có cách nào khác, bởi tất cả mọi người đều là đổi như thế. Trừ phi trong nhà có thể nhịn được ngày ngày đều ăn cá tươi, còn không thì chấp nhận mang cá khô tới trong thành đổi lương thực trở về ăn.
Đã quyết định theo Trọng phụ tới thành trấn xa hơn đổi lương thực, Bá Hoa và Bá Thân cũng không vội vã trở về vá lưới đánh cá nữa. Cả hai ngồi một bên vừa trò chuyện vừa chờ cháo nấu xong, sau mỗi người bưng một bát cháo gạo nóng hầm hập uống rồi mới trở về.
Lòng hiếu tâm của Trọng phụ vẫn là có. Sau khi có được những thứ tốt như gạo trắng và đường cát, hắn khẳng định sẽ không quên mẫu thân đang ở nhà huynh trưởng. Hắn đựng đầy năm cân gạo trắng trong túi vải, lại dùng chén sành múc thêm nửa bát đường cát và để Bá Hoa mang về bồi bổ thân thể cho lão nương.
Cũng coi như đây là chút lòng hiếu thảo của bọn hắn.
--- HẾT CHƯƠNG 79 ---
|