Siêu Thị Của Tôi Thông Kim Cổ
|
|
--- SIÊU THỊ CỦA TÔI THÔNG KIM CỔ - ĐỒ MI PHU NHÂN ---
* * * * *
CHƯƠNG 85: HIẾN MUỐI.
Người Dịch: Lan Thảo Hương.
Từ làng chài đến trong thành mất gần ba giờ lộ trình, hai người Trọng phụ là đại nhân còn tốt, riêng hai đứa nhỏ như Quý Hòa chỉ mới đi được nửa chặng đường đã thấy đuối. Nhất là Trọng Hòa, do tuổi còn nhỏ lại thêm trước kia chưa từng đi xa như vậy bao giờ nên cậu vừa đi vừa thở phì phò. Thỉnh thoảng còn phải dừng lại chống hai tay lên đầu gối lấy hơi nghỉ ngơi.
Nhưng cậu không dám ồn ào, sợ Trọng phụ mất hứng liền không cho cậu theo tới trong thành nữa.
Đây chính là vào thành, người trong làng luôn nói trong thành chơi vui ra sao, đẹp ra sao. Hôm nay vất vả lắm mới có được cơ hội vào thành, nói thế nào cậu cũng muốn vào thành một cái xem sao. Sau đó về làng kể lại cho đám tiểu đồng bạn nghe những gì cậu đã thấy trong thành, khẳng định sẽ rất có mặt mũi.
Thấy nhi nữ đi cố sức, Trọng phụ vươn tay lấy hai thớt vải trong gùi ra. Sau cả người ngồi xổm xuống, nói với Quý Hòa: "A Quý, ngồi vào đây đi, ta cõng ngươi đi một đoạn".
Trang Cơ nhìn hành động của trượng phu, bật cười hiểu rõ. Nàng cũng ngồi xổm xuống để Trọng Hòa ngồi vào trong gùi.
Nhìn A đa ngồi xổm trước mặt, chỉ cần nhấc chân lên là có thể bước vào gùi, Quý Hòa do dự một lúc nhưng vẫn lắc đầu nói: "A đa, ta có thể đi mà không cần ngươi cõng".
Mặc dù Quý Hòa hơi gầy, nhưng nàng vẫn nặng chừng bốn mươi cân. Nàng đau lòng Trọng phụ, cảm thấy mình còn chưa tới tình trạng mệt đến nâng không nổi bước chân nên nói cái gì cũng không chịu ngồi vào trong gùi.
Trọng phụ không phải loại người chu đáo, thấy nữ nhi nói thế cũng không nghĩ nhiều. Hắn gật đầu rồi bỏ thớt vải vào gùi của Trang Cơ, sau đó ôm lấy Trọng Hòa lên. Hai cánh tay hơi xoay một cái liền vững vàng đặt Trọng Hòa vào trong gùi của mình.
Một loạt động tác của hắn làm Trọng Hòa rất phấn khích. Cậu đứng trong gùi, hưng phấn ôm lấy đầu Trọng phụ nói: "A đa, chơi thật vui".
Nhìn nhi tử bởi vì không ngừng động làm trượng phu phải ngửa ra sau, Trang Cơ vội vàng nhắc nhở: "A Hòa, mau ngồi xuống đi đừng có nhúc nhích nữa. Ngươi như thế sẽ làm A đa ngươi rất mệt".
Nghe A nương nói, Trọng Hòa ngồi trong gùi quay đầu lại ấm ức nháy mắt với Quý Hòa. Sau đó quay đầu nhìn về phía trước, ngoan ngoãn nghe lời không lộn xộn trong gùi nữa.
Thấy nhi tử thành thật ngồi yên, Trang Cơ mới yên tâm quay đầu lại và vươn tay nắm lấy tay nữ nhi, còn không yên lòng dặn dò: "Nếu lát nữa ngươi đi mệt thì phải nói cho A nương biết. A nương sẽ cõng ngươi".
Quý Hòa gật đầu, biểu thị mình biết rồi. Sau người một nhà lại nhấc chân đi về phía trong thành.
Trọng Hòa còn nhỏ, tối hôm qua hưng phấn quá nên ngủ không ngon. Ngồi trong gùi mới không bao lâu đã ngủ thiếp đi, tới cuối cùng vẫn là bị Trang Cơ đánh thức dậy. Cậu dụi dụi con mắt, có chút mơ hồ hỏi: "Đến trong thành rồi ạ?".
Trang Cơ vươn tay thay Trọng Hòa chỉnh lại vạt áo, lại thấy trên mặt hắn hằn ra vết sợi đan gùi cũng là không nhịn được bật cười: "Đã đến rồi, mau mau xuống dưới đi. A đa ngươi còn phải vào thành tìm đại nhân, các ngươi đi theo A nương cùng nhìn đường phố quanh đây".
Nồi đất trong nhà bởi vì nấu muối nên đã hỏng, vì vậy Trang Cơ muốn dạo một vòng trong thành tìm chỗ đổi hai cái nồi mới về để nấu muối. Nồi đất lớn hơn so với bình gốm, một lần đựng được nhiều hơn nửa lượng nước biển. Giờ trong nhà không thiếu lương thực vải vóc, nên nàng cũng bỏ được xuất ra tiền lớn mua thêm đồ cho trong nhà.
Hầu phủ của Di Bá hầu mới được xây và là tòa phủ đệ hoành vĩ nhất ở Tân thành. Tuy nhiên, khi Trọng phụ đến trong thành để đổi cá khô, hắn chưa từng đi qua khu vực bên đó bởi Tân thành có phân chia một phiến khu vực riêng dành cho các bình dân, nơi đây cung cấp cho bọn hắn để dễ dàng đổi đồ.
Nhìn cửa chính đầy uy nghiêm của Hầu phủ, Trọng phụ cầm hũ sành đựng muối trên tay, hít sâu một hơi rồi quay lại không yên lòng dặn dò vợ con: "Ta vào đây, trong một khắc nửa khắc sẽ không ra ngay được. Ngươi dẫn bọn nhỏ tới quán ăn đầu đường chờ ta. Bọn nhỏ khó lắm mới được tới trong thành một chuyến, nên ngươi mua cho bọn chúng bát canh thịt và bánh nếp cho bọn hắn nếm thử đi".
Sau khi dặn dò xong, Trọng phụ bước chân lên bậc đá trước cổng Hầu phủ. Tuy nhiên, Hầu phủ không dễ vào như vậy, cần phải chờ thủ vệ gia nô đi xin phép Di Bá hầu để Di Bá hầu quyết định xem có muốn gặp mặt hắn hay không.
Mấy người Quý Hòa không dám đến quá gần cổng Hầu phủ. Chỉ xa xa nhìn Trọng phụ đang đưa nồi đất đựng muối trong tay cho người bên trong cửa, tiếp đó lẳng lặng đứng ở cổng chờ.
Trang Cơ chưa bao giờ trải qua chuyện như vậy, nàng chuyển đầu nhìn qua nhi nữ của mình rồi nhỏ giọng lầu bầu: "Đây là ý gì? Tại sao chỉ lấy muối đi mà lại không cho người vào?".
Thấy Trang Cơ có chút nóng nảy, Quý Hòa tựa như tiểu đại nhân lên tiếng an ủi: "Có lẽ cần phải thông báo Hầu gia rồi mới cho A đa vào".
Hai mẹ con dẫn theo Trọng Hòa không dám tiến lên hỏi mà đứng đó chờ. Một lúc sau, cửa lớn Hầu phủ lại mở ra một khe hở, sau khi Trọng phụ liếc nhìn mấy mẹ con một cái liền nhấc chân theo người bên trong cửa đi vào.
Nhìn cánh cửa đóng kín của Hầu phủ, Trang Cơ nắm chặt tay Quý Hòa có chút không xác định hỏi: "Chuyện này thành rồi hả?".
"Hẳn là vậy". Quý Hòa không chắc lắm. Nhưng biện pháp chế muối là Vân tỷ tỷ dạy nàng, chỉ cần A đa nói chuyện tốt với Hầu gia, vậy chuyện hẳn cũng là thành.
Mấy người Trọng phụ vào thành là để hiến phương pháp chế muối, và nghĩ muốn dựa vào phương pháp này mà lộ mặt ở trước mặt Hầu gia. Nói sao Di Bá hầu chính là chủ nhân của một mảnh thổ địa này, nếu bọn hắn giấu diếm Di Bá hầu vụng trộm chế muối rồi mang đi bán mà bị người vạch trần ra, vậy rất dễ sẽ xảy ra chuyện.
Trọng phụ chỉ là một bình dân bình thường, hắn không muốn vì chút muối biển mà làm cho toàn gia bị giáng xuống thành nô tịch.
Ba người ở bên ngoài đợi chừng một khắc đồng hồ thấy Trọng phụ mãi chưa ra. Sau lại thấy nhi nữ tinh thần ủ rũ, Trang Cơ liền mở miệng nói: "Chúng ta tới quán ăn mà A đa các ngươi nói ngồi đợi hắn đi".
Nghe Trang Cơ nói muốn đi quán ăn, Trọng Hòa lập tức cao hứng tới nhảy cẫng lên: "Hoan hô, bánh nếp, canh thịt".
Trang Cơ dẫn theo nhi nữ tới quán ăn và gọi hai bát canh thịt, hai cái bánh nếp. Mặc dù trong nhà giờ có tiền, nhưng Trang Cơ đã quen tiết kiệm, tư tưởng trong một chốc một lát chưa thể đổi ngay được. Nhìn một cái bánh nếp đã hết hai lượng lương thực tinh, nên nàng nào nỡ bằng lòng ăn. Cũng là do thấy nhi nữ nhìn bánh nếp trong tay người khác hai mắt phát sáng, nàng mới bỏ được mua cho mỗi người một cái bánh nếp nếm thử. Về phần nàng, lúc ra cửa có mang theo bã đậu, nàng có thể dùng thứ này lấp bụng cũng được.
Chủ quán rất nhanh mang đồ ăn lên. Cả Quý Hòa và Trọng Hòa cùng ngồi quỳ chân trước bàn thấp, tham lam nghe mùi thơm của canh thịt trước mặt. Quý Hòa còn khá kiềm chế, nàng cầm lấy bánh nếp trước mặt xé ra một nửa đưa cho Trang Cơ. Sau mới cúi đầu cắn từng miếng nhỏ theo chỗ bị xé.
Còn Trọng Hòa không quản được nhiều như vậy. Nhìn bánh nếp cùng canh thịt trước mặt, cậu hoan hô một tiếng liền lập tức vùi đầu say sưa bắt đầu ăn ngon lành.
Bát sành đựng canh của quán rất lớn nên phân lượng rất đủ. Trong một bát canh thịt có tới bảy tám miếng thịt dài hai centimét vuông. Quý Hòa ăn nửa cái bánh nếp lại uống thêm nửa bát canh thịt, sau liền đẩy nửa bát còn lại tới trước mặt Trang Cơ.
Trang Cơ uống một ngụm nhỏ, lại nếm thử bánh nếp sau đẩy về lại cho Quý Hòa. Bảo nàng ấy có thể tự mình ăn mà không cần lo lắng cho nàng. Thấy A nương A tỷ đẩy qua đẩy lại, không ai chịu uống nốt chỗ canh còn lại. Trọng Hòa liếm đôi môi đầy váng dầu của mình, dù trong lòng có không bỏ được nhưng vẫn kiên quyết dứt khoát đẩy chén canh của mình qua cho Quý Hòa.
"A tỷ uống chén của ta đi, canh này nhiều lắm, ta không uống được nữa". Lại sợ Quý Hòa không tin, cậu còn đưa tay vỗ nhẹ vào cái bụng căng phồng của mình.
Thấy bụng nhỏ của cậu phình lên xác thực đã ăn no, Quý Hòa mới đưa tay kéo bát canh đến trước mặt mình, từng ngụm uống hết.
Trang Cơ vừa uống canh thịt vừa thở dài trong lòng: Thời gian trôi qua thật nhanh, chớp mắt một cái bọn nhỏ đều đã hiểu chuyện rồi.
Cơm nước xong xuôi, Trang Cơ dùng bố tệ nàng mang theo trả tiền, chỗ tiền thừa còn lại thì để chủ quán đổi ra thành tám cân rưỡi lương thực tinh và bỏ nó vào trong gùi. Nghe nàng nói đang đợi người, chủ quán lại cho các nàng thêm ba bát canh nóng. Bây giờ đã là buổi trưa, hầu hết mọi người chỉ ăn hai bữa sáng chiều, vì vậy trong quán giờ không có một thực khách nào. Chủ quán cũng không để ý các nàng ngồi trong quán chờ người, dù sao có thể kết thêm được một thiện duyên cũng rất tốt.
Chẳng qua do chủ quán nhìn Trang Cơ ăn mặc rất thể diện nên mới có thể mở cửa cho các nàng. Chứ nếu đổi thành một khách nhân quần áo tồi tàn thì sẽ không có thái độ tốt như vậy.
Mấy người Trang Cơ ngồi trong quán ăn đợi gần nửa canh giờ mới thấy Trọng phụ trên tay ôm một đống vải lớn, bước chân lững thững từ đầu phố đi tới.
Thấy trượng phu dáng vẻ mất hồn mất vía, Trang Cơ vội vàng kéo lấy tay hắn, lo lắng hỏi: "Làm sao vậy, dáng vẻ này của ngươi là sao thế? Còn có vải trên tay ngươi là của vị đại nhân kia cho à?".
Trọng phụ ngơ ngác xua tay nói: "Chờ đã, trước hết để cho ta nghĩ xem nên nói với các ngươi thế nào đã".
Thấy trượng phu tuy có dáng vẻ kinh hãi nhưng cũng may là đủ tay đủ chân trở về, trong lòng Trang Cơ liền thấy an tâm. Rồi lại nghĩ tới Trọng phụ chạy nửa ngày đường còn chưa có ăn gì, nên vội vàng để chủ quán lại cho một bát canh thịt và hai cái bánh nếp tới.
Trong khi chờ bánh nếp canh thịt được đưa lên, sự chú ý của Trang Cơ không khỏi bị mấy thớt bố Trọng phụ ôm về hấp dẫn. Nàng vươn tay sờ lên mặt vải và cảm thấy nó rất mịn, chất vải không giống vải bố chút nào.
Nàng yêu thích không buông tay sờ mặt vải trong tay, trên mặt tràn đầy ngạc nhiên nói: "Vải này thật là mềm, sờ tới sờ lui thấy không giống vải bố cho lắm?".
Trọng phụ vẫn là dáng vẻ còn đang tiêu hóa tin tức. Vừa vặn chủ quán bưng canh thịt lên lại nghe thấy Trang Cơ nói, hắn vừa cười vừa nói: "Đúng vậy, đây là lụa, được dệt từ tơ tằm. Vải này so với vải bố chính là một cái trên trời, một cái dưới đất".
Thứ như tơ lụa rất quý giá, bốn, năm mươi thớt vải bố chưa chắc đã đổi được một thớt tơ lụa. Vậy nên tơ lụa này thường chỉ dành cho giới quý tộc hay các thương nhân giàu có trong thành dùng.
Nghe chủ quán nói một thớt tơ lụa có thể đổi được bốn, năm mươi thớt vải bố, Trang Cơ nhanh chóng thu tay lại: Đùa gì thế, thứ trân quý như vậy nếu không may bị bàn tay thô ráp cẩu thả của nàng sờ hỏng, vậy còn không phải khiến nàng đau lòng chết rồi.
Trọng phụ mang về năm thớt tơ lụa, Trang Cơ sau khi ở trong lòng âm thầm chuyển đổi liền chấn kinh che lấy miệng.
Chỉ bằng mấy thớt tơ lụa này cũng có giá trị hơn hai trăm thớt vải bố!
Hết lần này tới lần khác Trọng phụ chỉ sợ nàng còn chưa đủ chấn kinh, lại không tiếc ném ra một quả bom.
"Hầu gia rất coi trọng phương pháp chế muối ta dâng lên. Chẳng những ban thưởng cho ta những thứ này, mà còn phong ta làm trưởng làng. Từ nay trở đi, bắt đầu từ làng của chúng ta cho tới Mộc Câu thôn ở phía sau núi đều sẽ do ta quản".
--- HẾT CHƯƠNG 85 ---
|
--- SIÊU THỊ CỦA TA THÔNG KIM CỔ - ĐỒ MI PHU NHÂN ---
* * * * *
CHƯƠNG 86: TẠ LỄ.
Người Dịch: Lan Thảo Hương.
Quán ăn khó giữ được bí mật, Trọng phụ không muốn ở đây nói tỉ mỉ nên ném cho vợ con một ánh mắt. Trang Cơ và Quý Hòa đều hiểu chuyện không tiếp tục hỏi nữa.
Vốn bọn hắn mang theo hai thớt vải bố vào thành để đổi thành bột đậu hỗn hợp và lương thực tinh. Nhưng giờ trong tay lại có thêm năm thớt tơ lụa của Di Bá hầu ban thưởng, Trọng phụ không muốn đổi thành bột đậu hỗn hợp nữa mà đổi thành lương thực tinh và bột mì.
Giá lúa mì không đắt bằng gạo trắng đã thoát vỏ, một thớt vải bố có thể đổi được tám mươi cân hạt lúa mì. Sau khi đổi lương thực, người một nhà Quý Hòa lại ở khu Tây thành dạo một vòng và mua thêm ba chiếc nồi đất và hai chiếc bình gốm.
Thời tiết đã hạ nhiệt. Trước đây cứ mỗi khi vào mùa đông, nhà Quý Hòa dù là chăn bông hay áo bông đều chỉ dùng bông lau nhét trong ruột chăn ruột áo. Thứ này vừa không tốn tiền lại chẳng tốn lương nhưng vẫn giữ được ấm. Vào mùa đông lạnh giá, người dân làng chài thường sẽ không mấy khi ra ngoài mà sẽ chen chúc với nhau ở nhà. Chính giữa nhà lại dùng mấy khối đá đắp chồng lên nhau để nhóm lửa sưởi ấm.
Đây cũng không phải là việc dễ dàng, bởi vì củi lửa không phải là dùng mãi không cạn. Đó đều là mọi người ở trước khi trời đông giá rét đến mà chạy lên núi nhặt củi khô về nhóm lửa. Có đôi khi ban đêm ngủ quên mất để lửa trong nhà tắt, gió lạnh lùa vào sẽ dễ bị nhiễm phong hàn. Nếu may mắn thì có thể khỏi bệnh, còn không may, hoặc thân thể yếu như lão nhân hay trẻ nhỏ bị lạnh tới chết cóng cũng không phải số ít. Chỉ như các làng chài xung quanh chỗ Quý Hòa ở, hàng năm cứ tới mùa đông là lại có người chết cóng.
Trọng phụ không phải thần giữ của. Tuy có được tơ lụa hắn không nỡ lấy ra làm y phục mặc nhưng nhìn trời đông giá rét sắp đến rồi, hắn sau một hồi giãy dụa liền xuất ra một thớt tơ lụa đổi lấy một đống lớn da lông phẩm tướng không đẹp từ chỗ thương nhân buôn da lông.
Nói là phẩm tướng không đẹp chẳng qua do khi thợ săn bắt giữ thỏ rừng, sói hoang không khống chế tốt mới dẫn tới trên mấy bộ da lông có một, hai chỗ bị mâu và kiếm đâm rách. Những kiểu da lông như này các quý tộc đều chướng mắt. Vì thứ bọn hắn truy cầu là da lông không chút tổn hại nào, mà nếu màu lông của da lông càng thuần khiết vậy lại càng đáng tiền hơn.
Tơ lụa xác thực đáng tiền, Trọng phụ chỉ dùng một thớt tơ lụa lại đổi về được năm trăm tấm da lông thỏ rừng. Ngoài những bộ da lông này, thương nhân buôn da lông còn trả lại hắn hơn tám trăm đồng bố tệ.
Những bộ da lông này sau khi được tiêu chế, bộ lông lớn nhất cũng chỉ to gấp đôi bàn tay Trọng phụ một chút. Đương nhiên, thắng ở chỗ chúng có số lượng nhiều và để đầy tràn hai cái gùi bọn hắn mang đến. Bởi vậy, lương thực tinh cùng vải vóc trong gùi đều dựa vào hai tỷ đệ Quý Hòa và Trọng Hòa ôm.
Trên tay trong gùi đều đã đầy ắp đồ, nhưng trên đất vẫn còn đặt nồi đất, bình gốm trước đó bọn hắn đã đổi. Vậy nên giờ bọn hắn không có biện pháp để cầm.
Trọng phụ suy nghĩ một hồi rồi tháo chiếc gùi trên lưng xuống, nói với Trang Cơ: "Các ngươi ở chỗ này chờ ta. Ta ra cổng thành xem có người từ làng chài chúng ta vào thành đổi đồ hay không. Nếu có, vậy chúng ta đưa ra ít lương thực nhờ họ giúp chúng ta mang mấy thứ này trở về".
Trang Cơ nghĩ thấy đây là biện pháp tốt. Sắp bước vào mùa đông rồi, hầu hết người trong làng đã dừng thuyền đánh cá của họ nên hầu như mỗi ngày đều có người vào thành để đổi đồ.
Trọng phụ rời đi không bao lâu liền mang theo một người trở lại. Người này không phải ai khác mà là Bá Thân.
Nhìn thấy Bá Thân, Quý Hòa và Trọng Hòa vội vàng nhảy cẫng lên chào hỏi hắn: "A thúc".
Hôm nay, Bá Thân vào thành vốn muốn tìm đổi chút lương thực tinh trở về để mời người trong làng giúp nhặt đá về xây nhà. Không nghĩ tới vừa tới cửa thành lại gặp được Trọng phụ đang tìm người dọn đồ, vậy nên mới cõng theo cái gùi đựng nửa thớt vải và lương thực tinh đi theo hắn đến đây.
Nhìn hai cái gùi chất đầy da lông màu đen xám, Bá Thân không khỏi cảm thán trong lòng: A huynh thật dám bỏ được tiền. Mới kiếm lời chút lương thực vải vóc đã xuất ra đại thủ bút mua nhiều da lông như thế trở về. Chỗ này chắc cũng phải tốn mười mấy, hai mươi thớt vải đi.
Bá Thân không phải là người nói nhiều. Hắn chỉ thầm nói mấy câu cảm thán trong lòng rồi đi qua cầm nồi đất, bình gốm trên đất xách lên, thậm chí còn thuận tay cầm lấy vải vóc trong tay hai người Quý Hòa một mạch nhét vào trong cái sọt trống đang ôm trên tay của mình.
Vốn Trang Cơ còn muốn đổi chút bông gòn về để nhét vào trong áo, nhưng giờ thấy không còn chỗ đựng được đồ nữa nên đành buông tâm tư này xuống.
Còn may có những tấm da lông này, đợi khi trở về nàng sẽ chọn ra một ít tấm da có nhiều lông ấm áp may ráp lại với nhau làm chăn bông. Dù cho mùa đông năm nay có lạnh hơn nữa thì vẫn có thể chống cự qua được.
Thấy một đoàn người bọn họ người thì cõng gùi kẻ thì ôm sọt rời đi, thương nhân buôn da lông sờ lên thớt vải tơ lụa mềm mại trong tay mà mừng thầm: Đơn sinh ý hôm nay thật làm hắn kiếm lợi lớn. Dùng một đống da lông hạ đẳng đổi về một thớt tơ lụa thượng đẳng. Đợi ngày mai hắn lại bán qua tay là có thể dễ dàng đổi lấy năm sáu mươi thớt vải bố.
Đến cùng chỉ là một lũ ngư dân làng chài không có mắt, căn bản không biết một thớt tơ lụa bọn chúng lấy ra có bao nhiêu giá trị. Chỉ là hắn sẽ không ngốc đến mức đi nhắc nhở bọn hắn, bởi không gian thì sẽ không thương mà, lại nói----- Có tiền mà không kiếm chính là kẻ đầu đất!
Ra khỏi Tân thành, người đi đường cũng ít đi hẳn. Trọng phụ lúc này mới có cơ hội kể cho bọn hắn nghe chuyện sau khi hắn tiến vào Hầu phủ.
Vấn đề muối biển là chuyện can hệ trọng đại, sau khi gia nô bẩm cáo qua, Di Bá hầu nhanh chóng để gia nô ra dẫn người vào. Trọng phụ lần đầu tiên gặp được quý tộc lại còn là chủ nhân Tân thành, ở trong lòng có bao nhiêu sợ hãi thấp thỏm chỉ có mình hắn biết. Gặp Di Bá hầu, hắn chủ yếu nói mình ngẫu nhiên có được phương pháp chế muối, sau lại dâng lên số muối khoảng thời gian này đã nấu ra cho Di Bá hầu xem. Vừa thấy muối, Di Bá hầu liên tục vỗ tay nói tốt.
Lại sau khi cẩn thận hỏi thăm phương pháp nấu muối, Di Bá hầu lập tức vung tay lên phong Trọng phụ làm trưởng làng. Phạm vi quản hạt từ chỗ làng chài của hắn tới Mộc Câu thôn bên kia núi, ngay cả ngọn núi lớn kia cũng nằm trong phạm vi quản hạt của hắn.
Ngày mai Di Bá hầu sẽ an bài kí sự quan bên người đến làng chài và Mộc Câu thôn để thông báo xuống chuyện bổ nhiệm Trọng phụ làm trưởng làng. Ngoài ra, Di Bá hầu còn lệnh cho thợ đồng trong phủ nhanh chóng chế ra mấy chiếc nồi đồng, chế xong sẽ để người đưa tới cho Trọng phụ.
Từ nay về sau, Trọng phụ không cần phải liều mạng ra biển bắt cá nữa. Hắn chỉ cần mang theo người làng chài và Mộc Câu thôn toàn tâm toàn ý giúp Di Bá hầu nấu muối, chế muối là được rồi. Và hắn có thể sử dụng toàn bộ thổ địa và cây cối ở ngọn núi lớn phía sau Mộc Câu thôn, chỉ cần sang năm giao đủ muối biển là được.
Mục tiêu mà Di Bá hầu định cho Trọng phụ là năm sau sẽ trả cho hắn ta hai vạn cân muối biển. Mặc dù số lượng lớn nhưng cộng cả người làng chài và Mộc Câu thôn lại cũng gần ba trăm nhân khẩu, nên một năm chế ra hai vạn cân muối biển hoàn toàn không có vấn đề.
Huống chi còn có phương pháp phơi muối có hiệu suất cao mà Trọng phụ còn giữ trong lòng chưa có nói ra. Đợi tới mùa hè năm sau, hắn sẽ dẫn theo người ở bờ biển đào mấy cái ao lớn và phơi vài lần nước biển, vậy hai vạn cân muối biển chẳng phải có thể góp đủ rồi sao?
Dù người làng chài bận phơi muối không có thời gian ra biển bắt cá, nhưng sau khi ai cũng nắm được phương pháp nấu muối thì lượng muối một người nấu trong một ngày cũng đủ đổi được mấy chục cân thô lương. Căn bản không cần lại vì lương thực mà phát sầu.
Trong vài trăm dặm quanh đây chỉ có Diêm thành có mỏ muối, mà muối biển của bọn hắn chất lượng tốt hơn nhiều so với muối thô của Diêm thành. Đoán rằng một khi nó được lên thị trường, nhất định sẽ nghênh đón mọi người tranh đoạt.
Bá Thân chỉ cảm thấy những điều A huynh nói quá khó tin. Hắn cũng từng nhìn thấy A nương nấu muối, bây giờ A tẩu A nương hắn chỉ cần vừa mở mắt ra là lại bận bịu đi nấu muối. Ban đầu hắn còn vui vẻ cho rằng sau này nhà mình không cần phải tốn nhiều lương thực để đổi muối về ăn nữa, nào ngờ rằng Trọng phụ đã nghĩ tới việc vào thành hiến phương pháp chế muối này lên cho Di Bá hầu.
Phương pháp chế muối này thực sự rất quý giá. A huynh chẳng những nhảy lên biến thành trưởng làng, lại còn được ban thưởng nhiều như vậy. Bá Thân không khỏi cảm thán trong lòng: Tuy đều cùng trong bụng mẹ chui ra, nhưng người quả là không thể so với người. Hôm qua hắn vẫn đang vì được nhiều lương thực vải vóc mà đắc chí, hôm nay A huynh đã dựa vào phương pháp chế muối thay hình đổi dạng lật người lên làm trưởng làng rồi.
Chuyện Trọng phụ làm trưởng làng, Bá Thân từ đáy lòng mừng thay cho hắn. Thời bây giờ mọi người vẫn hay nói, một người lên cao, huynh đệ tộc nhân đi theo dính ánh sáng. Nhà bọn hắn trước kia vì thảm hoạ chiến tranh mà phải chạy nạn đến làng chài, vốn không phải gốc ở đây nên cũng không quá được chào đón. Sau khi A đa đi, ba huynh đệ bọn hắn vẫn luôn dựa vào nhau mới chống được đến ngày hôm nay. Bây giờ Trọng phụ tốt hơn, hắn và Bá Hoa cũng có thể đi theo dính chút ánh sáng.
Không nói tới cái khác, việc nhiều người cùng chế muối như vậy cũng nên có người ở bên trông coi đúng chứ. Nước phù sa không chảy ruộng ngoài, chẳng phải hắn và Bá Hoa vừa hay có chỗ dùng à?
Bá Thân gánh cái sọt nặng nhất, trên đường đi hắn và Trọng phụ thay phiên nhau cõng. Còn hai đứa nhỏ Quý Hòa và Trọng Hòa thì cắn chặt răng gượng chống đi đường, cuối cùng cũng trở về làng chài trước khi trời tối.
A Tự nhà Bá Hoa đang chờ ở cổng làng rướn cổ nhìn chung quanh. Vừa trông thấy bọn hắn, nàng lập tức chạy tới giữ chặt ống tay áo Quý Hòa dẫn theo mọi người về nhà mình. Hóa ra Huệ Cơ thấy bọn hắn muộn như vậy vẫn chưa thấy về, nghĩ có lẽ bọn hắn có việc nên bị trì hoãn trong thành. Vậy nên lúc nấu cơm có nấu nhiều một chút, miễn cho khi mấy người Trang Cơ trở về còn phải sờ soạng đi nấu cơm.
Người hai nhà vốn thân cận, Trang Cơ cũng không khách khí với Huệ Cơ. Chỉ nói các nàng lần này vào thành có đổi rất nhiều da lông về, đợi lát nữa sẽ đưa một ít qua cho nàng ấy. Bây giờ Huệ Cơ đang có thai nên không thể để bị lạnh được.
Trọng phụ trong một lần mua về nhiều da lông như vậy, nhà mình làm hai bộ chăn mền lại thêm cho mỗi người một bộ y phục cũng còn thừa nhiều, nên Trang Cơ nghĩ đến việc làm một bộ áo choàng ngắn da lông cho A nương Trọng phụ chống lạnh. Sau chọn ra một khối da lông nhìn phẩm tướng tốt đưa cho Huệ Cơ đền đáp.
Ở lại chỗ Huệ Cơ ăn cơm tối xong, Bá Hoa và Bá Thân giúp bọn hắn chuyển một đống lớn đồ về nhà. Đợi tới khi hai người Bá Hoa đều đã đi, Trọng phụ mới từ trong ngực móc ra một hộp gỗ nhỏ đưa cho Quý Hòa.
"Cái này là Hầu gia thưởng, bên trong có hai viên minh châu. Lúc ngươi đi đảo nhỏ thì nhớ mang theo cái hộp này và bốn cây tơ lụa còn lại kia".
Minh châu chính là trân châu. Nói đến vật này, những ngư dân như Trọng phụ cũng thỉnh thoảng nhìn thấy nó. Chẳng qua hầu hết các hạt ngọc trong vỏ sò đều có hình thù kỳ quái và nó chỉ có thể dùng làm đồ chơi cho tiểu hài tử. Hai viên minh châu của Di Bá hầu cho tự nhiên là loại tốt. Chúng có kích thước bằng ngón tay cái, toàn thân mượt mà, bóng bẩy, thuộc loại tốt nhất mà Trọng phụ từng thấy.
Hắn cho rằng nữ tử như Vân Sơ hẳn sẽ thích những thứ này. Bởi các phu nhân quý tộc trong thành đều thích dùng minh châu chế thành ngọc bội đeo trên người.
Nghe A đa nói, hai mắt Quý Hòa tỏa sáng nói: "Đêm nay ta muốn đi đảo nhỏ nhìn xem".
Hai lần trước, vì không mang theo bất cứ vật gì có giá trị trên người nên khi đối mặt với Vân Sơ, nàng luôn thấy tràn đầy áy náy. Nếu hôm nay nàng mang theo tơ lụa và minh châu, vậy cũng coi như lấy ra được hai loại tạ lễ nhìn ra hình ra dáng.
Nghe vậy, Trọng phụ gật đầu: "Vậy đợi thuỷ triều xuống ta sẽ đi cùng ngươi".
Trọng phụ không yên lòng nữ nhi một mình mang theo nhiều đồ như vậy bơi trong biển. Trên thực tế, trong lòng hắn cũng không cảm thấy nữ nhi hôm nay lên đảo sẽ có thể nhìn thấy Vân Sơ.
Còn về Quý Hòa, nàng lại cảm thấy Vân tỷ tỷ sẽ không quá thích mấy thớt tơ lụa mà nàng sắp mang theo này. Vì mỗi lần nàng tới đều thấy Trạm đại ca bên người Vân Sơ mặc những bộ quần áo khác nhau. Và chất vải của mỗi bộ y phục đó nhìn đều tốt hơn so với những thớt tơ lụa này. Với sự nhiệt tình của hắn dành cho Vân tỷ tỷ, hẳn Vân tỷ tỷ không thiếu y phục làm từ tơ lụa----- phải không!
--- HẾT CHƯƠNG 86 ---
|
--- SIÊU THỊ CỦA TÔI THÔNG KIM CỔ - ĐỒ MI PHU NHÂN ---
* * * * *
CHƯƠNG 87: NỒI SẮT.
Người Dịch: Lan Thảo Hương.
Không thể không nói, vận khí của tiểu cô nương Quý Hòa xác thực rất tốt.
Trọng phụ gói tơ lụa cùng cá khô trong túi hút chân không, và đi theo sau Quý Hòa hộ tống nàng lên đảo nhỏ. Sau khi kiểm tra đồ trong túi không bị dính nước, Trọng phụ không khỏi tán thưởng trước sự thần kỳ của cái túi.
Túi chân không này là trước đó Vân Sơ đưa cho Quý Hòa và vẫn luôn bị Trang Cơ giấu dưới gầm giường. Chỉ có khi Quý Hòa muốn đi đảo nhỏ mới lấy ra để đựng đồ. Túi rộng chừng một mét, chỉ cần buộc kín phần miệng túi lại là không cần lo bị nước biển làm ướt khi bơi dưới nước. Sau khi tận mắt chứng kiến, Trọng phụ một lần nữa nhận thức đồ vị tiểu thư kia cho đều rất thần kỳ.
Một phương pháp chế muối nàng ấy thuận miệng nói ra lại để hắn trở thành trưởng làng. Một cái túi nàng tiện tay cho lại có bảo hộ được đồ trong túi không bị nước biển làm ướt. Vậy những hạt giống bông và đậu phộng nàng cho hẳn cũng không tầm thường.
Nhất là bông. Nghe Quý Hòa nói sau khi trồng ra không chỉ có thể dệt thành vải mà còn có thể dệt thành chăn bông và áo khoác để giữ ấm. Hiệu quả giữ ấm tốt hơn rất nhiều so với len sậy và bông gòn.
Từ khi Di Bá hầu phong hắn làm trưởng làng, Trọng phụ đã nghĩ trong lòng rồi. Chờ mùa xuân năm sau sẽ kêu gọi mọi người sửa ao phơi muối, sau đó đem toàn bộ mảnh thổ địa lớn từ làng chài kéo dài đến mấy ngọn núi lớn gần đó đều sửa sang lại để trồng bông và đậu phộng.
Chỉ cần hai thứ này trồng ra được, vậy cả làng chài và Mộc Câu thôn sẽ có thêm hai thứ dựa vào để sinh tồn.
Trọng phụ nhìn nữ nhi kéo một cái túi lớn và làm động tác đẩy cửa, sau cả người liền biến mất tại chỗ. Lúc trước đã nghe nữ nhi nói qua, cánh cửa gỗ này không phải ai cũng có thể nhìn thấy, chỉ có một vài người có thể nhìn thấy nó. Xem ra hắn cũng không thuộc về thiểu số cực ít nhìn thấy được cửa gỗ này.
Lúc Quý Hòa đi vào, siêu thị nhỏ của Vân Sơ không giống như hai lần trước chỉ có mình cô và Trạm Vân Tiêu. Nhìn đại hán vạm vỡ lạ lẫm trong phòng, Quý Hòa kéo theo túi chân không đựng đầy đồ trong tay, cẩn thận từng bước đi đến bên cạnh Vân Sơ.
Vân Sơ vỗ vai Quý Hòa, giới thiệu: "A Hòa, vị này là Lỗ Bằng Thiên, cũng là khách nhân của chị. Em cứ trực tiếp gọi Lỗ đại ca là được".
Chẳng trách Quý Hòa sẽ sợ đến vậy, Lỗ Bằng Thiên có thân hình cường tráng cao gần một mét chín. Ở hiện đại cũng tính là rất cao rồi, chứ đúng nói tới cổ đại thiếu ăn thiếu mặc. Huống chi đại đa số nam tử bình dân ở cổ đại vì còn chưa trưởng thành đã phải làm việc nặng, nên có thể cao tới một mét bảy đã được xem như là cao rồi.
Điều này không có gì đáng sợ, điều đáng sợ nhất là Lỗ Bằng Thiên có một vết sẹo dài 4-5 cm trên má trái. Phối thêm dáng người cao to của anh, không duyên cớ làm người khác cảm thấy anh không phải là người tốt.
Nhìn tiểu cô nương bị dọa cho phát sợ, Vân Sơ không khỏi thầm may mắn trong lòng: Còn may giờ Quý Hòa mới đến, chứ nếu cô bé đến sớm hơn và nhìn thấy lúc Lỗ Bằng Thiên tới. Trên lưng vác theo cung tiễn, trong tay cầm đao bổ củi còn nhỏ máu, vậy khẳng định sẽ càng sợ hơn.
Thật ra lúc ấy nếu không phải có Trạm Vân Tiêu che ở trước mặt, chỉ sợ Vân Sơ cũng bị dọa đến nhảy dựng lên.
Mặc dù đã quen từ lâu, nhưng thấy mình lại hù đến tiểu cô nương nhà người ta, trong lòng Lỗ Bằng Thiên vẫn thấy hơi khó chịu. Hắn yên lặng xê dịch tới bên cạnh cách Quý Hòa xa hơn một chút.
Thấy Quý Hòa vì có khoảng cách an toàn mà thầm thả lỏng, Vân Sơ mở miệng giải thích thay anh: "Em đừng thấy Lỗ đại ca nhìn có vẻ hung thần ác sát, trên thực tế anh ấy làm người rất hiền lành và không phải là người xấu. Vết sẹo trên mặt là do lúc trước từng tham gia quân ngũ lưu lại, bây giờ anh ấy là một thợ săn".
Vân Sơ giải thích xong, lại nói cho Quý Hòa nghe về chút tình huống của Lỗ Bằng Thiên. Anh ta chỉ tới sớm hơn Quý Hòa có một giờ.
Lỗ Bằng Thiên gặp khó ở quê quán cách đây bảy tám năm, người nhà đều không còn. Vì kiếm mấy bữa cơm no, hắn dứt khoát dấn thân vào binh nghiệp. Ở nửa năm trước bởi vì bị thương nên đã xuất ngũ hồi hương. Do không có thân nhân, lại thêm lúc trước phân đất hắn không có ở đây nên tự nhiên không có phần của hắn. Hơn nữa chính hắn không am hiểu trồng trọt, vì vậy cũng buông bỏ tâm tư mua vài mẫu đất tự trồng. Sau ỷ vào bản thân có chút thân thủ lên núi hành nghề thợ săn.
Hôm nay sở dĩ sẽ xông vào cửa gỗ là vì lúc ban ngày hắn có chạy đuổi theo một hươu tiến vào núi sâu, nhưng khi săn thành công được con hươu thì trời đã tối. Trong núi sâu dã thú nhiều vô số kể, dù hắn tự xưng có thân thủ không tệ cũng không dám khinh thường khiêng con mồi hành tẩu trong núi sâu vào buổi tối. Vậy nên chỉ có thể ở lân cận tìm một cái sơn động bị dã thú bỏ hoang nghỉ ngơi một đêm, đợi khi trời sáng sẽ lại xuống núi.
Lúc đó, hắn mệt mỏi quá nên ăn lung tung mấy miếng lương khô liền ngủ mất. Đợi khi bị tiếng sói tru trên núi đánh thức, còn chưa kịp ra ngoài xem xét đã thấy cánh cửa gỗ trong sơn động.
Một cánh cửa gỗ cũng không khiến người ta thấy kỳ quái. Nhưng nếu trong sơn động ở tận núi sâu mà xuất hiện một cánh cửa gỗ thì nó lại rất kỳ quái. Ỷ vào thân thủ không tệ của bản thân, trong lòng Lỗ Bằng Thiên cũng dâng lên mấy phần tâm tư kinh dị, hắn quơ lấy đao bổ củi đang đặt bên cạnh đứng lên đẩy ra cửa gỗ đi vào.
Nhưng hắn không nghĩ tới bên kia cửa gỗ lại là một mảnh thiên địa khác. Đợi sau khi hắn và Vân Sơ trao đổi tin tức lẫn nhau, hắn lập tức thấy rất hứng thú với đủ loại thương phẩm kỳ lạ cổ quái trong "siêu thị" của Vân Sơ.
Ở trước khi Quý Hòa đến, hắn đã chọn những ra những thứ mình thích---- Bảy tám bình lão thôn trường tửu* và nửa bình cải bẹ.
---------
(*) 老村长酒 - Lão Thôn Trường Tửu: được sản xuất ở Hắc Long Giang, Đông Bắc Trung Quốc , và nó là một thương hiệu chất lượng cao trong số các loại rượu vừa tiền ở đông bắc. Vị rượu êm dịu, ngọt dịu, uống xong không bị đau đầu, không bị khô miệng, có cảm giác rất dễ chịu, là sản phẩm tốt của thuần lương nguyên chất. Ngoài ra còn được gọi với cái tên: rượu cao lương đỏ, rượu gạo nếp.

----------
Lỗ Bằng Thiên là một kẻ thích rượu. Khi còn ở trong quân doanh, mỗi khi các binh sĩ đánh thắng trận sẽ tụ tập cùng một chỗ uống rượu chúc mừng. Rượu kia chính là rượu ngon chân chính. Đáng tiếc từ khi hắn hồi hương, ở xung quanh thôn trấn không có người am hiểu cất rượu nên hắn chỉ có thể mua một số loại rượu nhẹ nhạt như nước ở các tửu quán.
Rượu của Vân Sơ ở đây thì khác. Tuy hắn không rõ về độ cồn chính xác. Nhưng chỉ cần nhìn bằng mắt và ngửi là biết mùi vị của loại rượu này ngon. Chỉ là lúc hắn chọn xong rượu và đồ nhắm, lại nhớ ra khi mình lên núi chỉ mang theo mỗi lương khô. Trên người cũng không có tài vật gì để tính tiền.
Vốn hắn muốn ra ngoài mang con hươu mình săn được đưa cho Vân Sơ gán nợ, nhưng Vân Sơ lại nói ở đây bọn họ không được phép ăn thịt rừng. Hơn nữa, nàng cũng không có hứng thú với những thứ này nên chỉ có thể coi như thôi. Không có tiền tự nhiên là không mua được thứ gì, nhưng hắn lại không bỏ được cứ thế từ bỏ rượu ngon.
Tuy hắn không có tiền trả nhưng Vân Sơ vẫn cầm lấy năm bình rượu đế, mười gói cải bẹ đưa cho hắn. Nói xem như cho hắn nợ, lần sau tới trả tiền cô sau cũng được. Cuối cùng vẫn là Trạm Vân Tiêu mở miệng, để Lỗ Bằng Thiên khiêng con hươu kia quay lại. Hắn sẽ ra giá hai mươi lượng bạc mua cả con hươu, tiếp đó Lỗ Bằng Thiên có thể cầm bạc đó mua đồ ở chỗ Vân Sơ.
Lỗ Bằng Thiên nghe vậy làm theo. Vài giờ trôi qua, máu trên miệng vết thương của con hươu đã sớm đông lại. Vì vậy, mặc kệ hắn ôm con hươu trở về hay Trạm Vân Tiêu mở cánh cửa gỗ và để Lỗ Bằng Thiên ném con hươu qua bên kia cửa gỗ, đều không nhỏ một giọt máu nào trên sàn nhà nhà Vân Sơ.
Có được bạc, Lỗ Bằng Thiên xuất thủ liền rộng rãi. Hắn không có thân nhân không có nàng dâu không có hài tử, nên ngày thường ăn uống đều rất thoải mái. Huống hồ khi trước còn ở quân doanh, hắn đi theo đại bộ đội chạy khắp bốn phía thu được không ít tài vật. Trong căn nhà gỗ nhỏ ở lưng chừng núi của hắn vẫn còn cất giấu một bao lớn vàng bạc châu báu, đây đều là những thứ hắn sưu tầm được từ trong nhà của các đại quan, phú thân sau khi đại quân phá thành. Đây xem như là một bút thu nhập xám đi.
Lần này lên núi đã bán đi con mồi lớn nhất, trong sơn động bên ngoài vẫn còn mấy con thỏ rừng. Lỗ Bằng Thiên tự tính toán tình huống của mình rồi mua mười chai rượu đế, một thùng cải bẹ, và năm lon cá chao đóng hộp. Hắn tại chỗ xé bao bì bên ngoài chai rượu, còn cải bẹ cùng cá hộp đóng gói không thể tiêu hủy bao bì vào lúc này nhưng hắn cũng hướng Vân Sơ bảo đảm, sẽ tiêu hủy những thứ này ngay sau khi hắn trở về tìm được thứ khác đựng thay chúng.
Xử lý xong chuyện của Lỗ Bằng Thiên, Vân Sơ mới có thời gian rảnh đến giải quyết chuyện của Quý Hòa. Nhìn tiểu cô nương lại xách theo túi lớn cá khô, Vân Sơ lập tức thấy đau đầu.
Từ lúc quen biết Quý Hòa, cá khô trong nhà cô chưa từng ít đi. Nói sao nhà cũng chỉ có mình cô và Dương Vi, mỗi khi nấu cơm chỉ cần chiên một con cá khô và làm thêm một ít món ăn kèm là đủ cho hai người họ ăn rồi.
Cá khô và minh châu trong hộp gỗ, Vân Sơ nhận, còn bốn thớt tơ lụa kia cô không lấy. Bây giờ cũng không lưu hành việc tự mình làm quần áo, nên mấy thớt tơ lụa này có đưa cho cô cũng vô dụng. Lại nói, dù cho cô có cần vải làm quần áo thì chỉ cần lên Taobao vạn năng và tiêu tốn mấy chục chừng trăm khối tiền, là có rất nhiều loại vải với nhiều màu sắc và chất liệu cho cô lựa chọn.
Quý Hòa nói cái gì cũng muốn phải đưa đồ cho cô, còn Vân Sơ nói cái gì cũng không muốn thu. Vân Sơ không ngừng giải thích cho tiểu cô nương nghe, giờ cô có thu vải thì cũng chỉ có thể đặt đấy trong tủ quần áo, để lâu ngày bị bụi không nói mà còn khá chiếm diện tích không gian tủ quần áo nữa.
Cuối cùng, Vân Sơ chỉ nhận hai viên trân châu, còn cá khô để Trạm Vân Tiêu mang về ăn.
Vốn dĩ ngoài chợ rau có bán rất nhiều thứ, Vân Sơ cũng không muốn làm khó mình cả ngày chỉ ăn mỗi cá khô.
Thấy Quý Hòa không tiếp tục kiên trì muốn đưa tơ lụa cho cô, Vân Sơ như trút được gánh nặng vỗ vai cô bé: "A Quý, lần sau em tới đừng lấy cá khô nữa nhé. Ừm, nếu em thực sự muốn mang chút gì đó cho chị, vậy mang ít hải sản tươi sống đi. Tôm, cua, cá, sò, hến đều được".
Vốn Quý Hòa còn đang thất lạc, lại nghe Vân Sơ nói thế liền hai mắt sáng lên: "Tôm cá tươi sống ạ?".
Vân Sơ gật đầu khẳng định. Quý Hòa vội vã đưa tay kéo ra cửa gỗ, thần thái sáng láng chỉ vào bãi cát bên kia cửa gỗ và nói với Vân Sơ: "Ở trên đảo bên ngoài có rất nhiều tôm cá tươi ngon. Hiện tại ta đi nhặt cho tỷ".
"Hử!". Vân Sơ mở to hai mắt khi nghe cô bé nói. Đúng thế! Đi biển bắt hải sản cũng là một hạng hoạt động cô hướng tới. Tại sao trước đây đầu óc cô không nghĩ tới vấn đề này nhỉ?
Vân Sơ ngẩng đầu nhìn thời gian, vẫn chưa tới năm giờ, cách lúc cửa gỗ biến mất còn một khoảng thời gian. Cô vội vàng mở miệng gọi lại Quý Hòa: "Đợi đã, đợi chị đi lấy thùng rồi chị đi với em".
Nghe Vân Sơ nói muốn đi cùng, Quý Hòa sửng sốt hai giây liền vội vàng nói: "A đa của ta vẫn ở bên ngoài, không có vấn đề gì chứ?".
Vân Sơ chạy đến chỗ gầm cầu thang lấy ra thùng nhựa cùng chậu nhựa Dương Vi hay dùng rửa rau ra, trong giọng nói tràn đầy phấn khởi trả lời: "Không sao, chị cũng không phải không thể gặp người".
Trạm Vân Tiêu tiến lên cầm lấy cái xô và chậu trong tay Vân Sơ. Tuy hắn không nói gì thêm, nhưng thái độ của hắn đã hết sức rõ ràng: Hắn muốn cùng theo qua để bảo hộ nàng.
Ngay cả Lỗ Bằng Thiên cũng sốt sắng hỏi: "Cái đó, ta còn chưa từng nhìn thấy biển bao giờ. Nên có thể cho ta đi theo các ngươi nhìn một chút được không?".
Đối với vấn đề này, Quý Hòa không có phản đối. Vì vậy lấy Quý Hòa làm hướng dẫn viên du lịch, Vân Sơ, Trạm Vân Tiêu và Lỗ Bằng Thiên như lực lượng chính của tiểu đội bắt hải sản khởi hành.
Có trời mới biết Trọng phụ chỉ đang đứng đợi ở chỗ nữ nhi biến mất mà thôi. Kết quả theo Quý Hòa bước ra cửa gỗ đầu tiên, hắn còn chưa kịp hỏi nữ nhi đã xảy ra chuyện gì thì đám người Vân Sơ đã theo gót từ trống rỗng xuất hiện.
Không còn bao lâu nữa cho đến khi cánh cửa gỗ biến mất, nên Quý Hòa không có thời gian để nói rõ chi tiết cho A đa nghe. Nàng chỉ qua loa giới thiệu tính danh cùng thân phận của hai bên, nhất là sau khi trịnh trọng giới thiệu qua về Vân Sơ, một đoàn người ngay lập tức vội vàng xách chậu lên chạy thẳng đến bãi biển.
Nói thật tài nguyên bên chỗ Quý Hòa xác thực phong phú. Mấy người chỉ tốn có hơn nửa giờ đã nhặt đầy một thùng lớn cộng thêm một chậu tôm cá và cua. Nhất là Trọng phụ, người có kinh nghiệm đi biển bắt hải sản phong phú, còn bắt được con lươn dày bằng ba ngón tay ở một góc bãi biển.
Nhìn con lươn vặn vẹo thân mình kịch liệt trong xô nhựa, Vân Sơ khống chế không nổi ý cười nơi khóe miệng mình. Trong lòng mỹ mỹ nghĩ: Lươn tươi ngon như thế, vậy trưa nay sẽ làm một bữa cơm lươn thơm ngào ngạt.
Mọi người cần phải quay lại trước khi cánh cửa gỗ biến mất, nên sau khi Vân Sơ cám ơn Trọng phụ liền đi theo sau lưng Quý Hòa trở lại siêu thị. Lúc chạy ra biển bắt hải sản, Vân Sơ đã nghe Quý Hòa nói qua tình huống gần đây bên chỗ cô bé. Biết nhà cô bé bởi vì nấu muối mà nấu hỏng một cái nồi đất, nên sau khi trở về Vân Sơ lập tức đặt chiếc chậu nhựa đựng đầy tôm cá trên tay xuống, xoay người đi tới kệ hàng nằm tận trong cùng với lấy hai cái nồi sắt xuống.
Nồi sắt này là hàng tồn kho của bà ngoại Vân Sơ trước kia. Hầu như bây giờ mọi người sử dụng nồi chống dính hay nồi đa năng, nên chiếc nồi sắt mộc mạc này bày trên kệ hàng đã lâu mà không ai đoái hoài tới. Hiện tại vừa vặn đưa cho Quý Hòa mang về nấu muối.
Hai cái nồi sắt cộng lại chưa tới một trăm khối tiền, xem như thù lao ra biển vớt hải sản hôm nay.
Đồng và sắt là những thứ quý hiếm ở chỗ Quý Hòa, nên khi Vân Sơ đưa cho Quý Hòa hai cái nồi sắt dường như là thứ tốt nhất đối với nàng ấy. Lại nghe Vân Sơ nói người ở đây không thích nồi sắt này, nàng không khỏi mang kính ý mà nghĩ: Tầm mắt của người ở thế giới của Vân tỷ tỷ thật là cao, ngay cả thứ tốt như nồi sắt cũng không thích.
Nhìn Quý Hòa cầm nồi sắt trong tay. Hai mắt Lỗ Bằng Thiên nóng lên từ trong ngực móc ra bạc, nói cũng muốn mua một cái nồi sắt giống vậy: Nồi sắt này nhìn rất rắn chắc, nếu dùng cẩn thận vậy dùng chừng mười mấy hai mươi năm khẳng định không thành vấn đề.
Chủng loại nồi sắt như trong tay Quý Hòa, Vân Sơ đã không còn hàng. Nên chỉ đành lấy cho anh một chiếc chảo chống dính đáy tròn sâu dùng cho bếp ga từ trên kệ hàng. Bên trong cũng bằng sắt nhưng bên ngoài được tráng một lớp phủ chống dính.
Nhìn mười hai lượng bạc nhận được từ Lỗ Bằng Thiên, Vân Sơ quay đầu nhìn Trạm Vân Tiêu, sau đó bất đắc dĩ thở dài: Bây giờ trong két bạc của cô có rất nhiều thỏi bạc và thỏi vàng sắp bị phủ bụi rồi.
Lúc Quý Hòa kéo theo hai chiếc nồi sắt cáo biệt mấy người Vân Sơ chuẩn bị rời đi, Lỗ Bằng Thiên bỗng mở miệng gọi lại nàng. Hắn mở cửa gỗ và đi ra ngoài, khi quay lại, trên tay liền nhiều hơn hai con gà rừng. Nhét gà rừng vào trong tay Quý Hòa, khi ngẩng đầu lên bắt gặp ánh mắt khó hiểu của nàng, hắn khô cằn giải thích: "Ngươi không phải sống ở ven biển sao? Ta nghĩ ngày thường hẳn ngươi không mấy khi gặp được động vật hoang dã này. Tình cờ ta có săn được rất nhiều, vốn còn đang lo không biết xử lý ra sao, vừa hay chúng ta có thể ở đây gặp mặt cũng coi là một loại duyên phận. Cho nên ngươi cầm về ăn đi".
Quý Hòa nghe Lỗ Bằng Thiên giải thích cũng không nghĩ nhiều, nàng chân thành cám ơn hắn rồi khiêng nồi sắt và hai con gà rừng bị trói chân tiến vào cửa gỗ.
Lỗ Bằng Thiên nhìn thân hình nho nhỏ của Quý Hòa biến mất tại cửa gỗ, tới lúc quay đầu lại bỗng nhiên đối mặt với ánh mắt hoài nghi của Vân Sơ.
Không trách Vân Sơ lại mẫn cảm như thế, bởi hiện tại có rất nhiều chuyện liên quan tới luyến đồng hay đam mê biến thái, và nó nhiều không kể xiết. Lỗ Bằng Thiên lần đầu tiên gặp mặt Quý Hòa lại nhiệt tình như thế, thật sự rất khó không để cô nghĩ nhiều.
Thấy biểu hiện của Vân Sơ càng ngày càng tệ, Lỗ Bằng Thiên không muốn để cô nghĩ xấu mình. Bởi sau này hắn còn muốn tiếp tục đến chỗ cô mua rượu mua thức ăn nữa, nên nhanh chóng giải thích cho hành vi vừa rồi của mình trước khi Vân Sơ trở mặt.
"Ta vừa gặp tiểu cô nương kia liền thấy dáng dấp của nàng ấy giống tiểu muội ta. Nếu tiểu muội ta giờ còn sống, chắc cũng trạc tuổi tiểu cô nương kia".
Lỗ Bằng Thiên đã nói trước đó, khi gia đình hắn đang chạy nạn thì chết đói. Cho nên tiểu muội của hắn cũng không còn nữa. Khi hắn nói điều này, ánh mắt thuần khiết, thái độ bằng phẳng, xác thực không giống loại người gian ác. Lúc này, Vân Sơ mới biết mình lúc trước đã nghĩ sai anh.
Cô ngượng ngùng xin lỗi Lỗ Bằng Thiên, nói thẳng mình vừa rồi đã hiểu lầm anh. Lỗ Bằng Thiên không thèm để ý chút nào xua xua tay. Bởi bề ngoài của hắn trông doạ người nên thường bị hiểu lầm hoặc hãm hại. Nhưng Vân Sơ là người duy nhất chịu xin lỗi hắn.
Trong tay xách chảo sắt, cực kỳ hâm mộ nhìn thoáng qua Trạm Vân Tiêu đang đứng bên cạnh: Cái thế giới chỉ xem mặt này, nếu là hắn có một gương mặt tuấn tú như vị công tử kia thì thật tốt. Lại thêm trên người tự mang khí chất chính nghĩa, vậy sẽ không còn ai hiểu lầm phỏng đoán hắn nữa rồi.
[ LTH: Tiêu ca chương này ít đất diễn ghê! Nếu không phải Đồ Mi tỷ đôi khi có nhắc 1 2 lần, không thì chắc tôi quên luôn anh tôi rồi. Thật tội lỗi! ]
--- HẾT CHƯƠNG 87 ---
|
--- SIÊU THỊ CỦA TÔI THÔNG KIM CỔ - ĐỒ MI PHU NHÂN ---
* * * * *
CHƯƠNG 88: TRỌNG PHỤ THĂNG CHỨC.
Người Dịch: Lan Thảo Hương.
Nói về Lỗ Bằng Thiên trước. Sau khi hắn đem con hươu bán cho Trạm Vân Tiêu và mua được một cái nồi sắt, mười chai rượu trắng, một thùng cải bẹ và năm lon cá hộp. Từ chỗ Vân Sơ trở lại sơn động, hắn đặt nồi sắt xuống đất, nhét rượu đế, cải bẹ, cá hộp vào trong túi da thú lớn hắn mang theo vào núi trước đó.
Một túi da thú lớn để đầy ắp đồ. Trong lúc di chuyển, hắn cực kỳ chú ý động tác để không di chuyển quá mạnh tránh làm vỡ chai thủy tinh đựng rượu. Mỗi lần Lỗ Bằng Thiên vào núi đều không dễ, bởi sơn động cách nhà gỗ nhỏ dưới chân núi của hắn có hơn nửa ngày đi đường. Đi rồi trở về càng là khó khăn, hắn cũng không thể ngày ngày đều chạy tới sơn động trông coi được.
Vậy nên hắn tính cứ cách ba ngày sẽ tới một lần, còn chuyện có gặp lại cửa gỗ hay không còn phải xem vận khí rồi.
Sau khi trời hừng sáng, Lỗ Bằng Thiên xách tốp năm tốp ba gà rừng, thỏ rừng bị trói với nhau lên trực tiếp xuống núi. Tới khi trở lại nhà gỗ nhỏ, hắn đặt túi da thú xuống rồi sờ soạng ở vách tường kéo ra hai cái bình gốm.
Mười bình rượu đế, mỗi bình chưa tới một cân nên cộng lại chỉ chứa đầy nửa bình gốm. Hắn khui một gói cải bẹ, uống thêm hai chén rượu đế và gặm nốt hai cái bánh bột ngô đã nguội từ lâu. Ăn xong, lại dùng đao bổ củi nạo một cái nút gỗ và cẩn thận đậy kín bình gốm đựng rượu lại. Sau mới có thời gian rảnh đi xử lý con mồi hắn mang về.
Với ngần ấy đồ, Lỗ Bằng Thiên không nghĩ tốn sức mang chúng chạy tới trấn trên bán. Thỏ thì hắn lột da, còn gà thì nhổ sạch lông, sau rửa sạch sẽ lại thoa lên chút muối rồi treo ở trên bếp lò. Treo ở đây để lúc nấu cơm, hơi nóng sẽ bốc lên từng chút từng chút đem mấy con gà rừng, thỏ rừng này hơ cho khô. Vào mùa đông, việc ăn được con mồi sẽ rất khó nên đây sẽ là lương thực dự trữ cho mùa đông này của hắn.
Thu thập xong con mồi, Lỗ Bằng Thiên cũng cảm thấy rất mệt. Hắn trở về giường nằm không buồn nhúc nhích.
Loại rượu này vốn dĩ có đồ cồn không thấp. Tuy rằng trước đó hắn chỉ uống hai chén, nhưng chén hắn dùng uống rượu quá lớn. Lại thêm bận rộn từ nãy tới giờ, rượu trong người đã bị huy động hết lên. Lỗ Bằng Thiên nằm ở trên giường vươn tay sờ lên vết sẹo trên mặt, lòng thầm nghĩ tới chuyện đêm qua, đầu óc hỗn loạn làm hắn không biết mình đang ở nơi nào.
--------
Vân Sơ vừa tiễn Quý Hòa và Lỗ Bằng Thiên đi liền vội vàng xoay người chọn ra một ít cá, tôm và cua để riêng ra, chỗ còn lại như trước để Trạm Vân Tiêu mang về. Ngoài ra, trước đó Vân Sơ còn mua một ít hoa quả cho Trạm Vân Tiêu, nên cũng để anh khiêng về nốt.
Lần trước khi anh tới đã nói bây giờ thời tiết lạnh nên không còn loại trái cây nào để ăn. Dâu tây anh trồng đã nở hoa, anh thậm chí còn để hạ nhân dựng một cái nhà ấm nhỏ trong sân và chuyển tất cả mầm dâu tây qua nhà ấm. Chắc hẳn chúng có thể thuận lợi vượt qua cái mùa đông lạnh giá này, để anh có được quả dâu mà ăn.
Khi anh nói câu này, Vân Sơ cũng thầm ghi lại trong lòng. Ba ngày sau, khoảng thời gian ngắn nhất để cánh cửa gỗ xuất hiện, cô đã đặc biệt chạy qua chợ mua rất nhiều hoa quả trở về. Bao gồm chuối tiêu, dứa, lê, táo, cam, mỗi loại cô đều mua tới hai hộp xốp lớn, đủ cho anh và người nhà ăn trong một thời gian dài.
Trước khi Lỗ Bằng Thiên tới, Trạm Vân Tiêu đã chuyển gần hết số hoa quả này. Hiện tại chỉ còn hai hộp ở tầng hai, và anh chỉ cần một chuyến là chuyển xong.
Việc tốn thể lực Vân Sơ giúp không được gì, chỉ đành nhìn chằm chằm vào đồng hồ treo tường trong khi anh xuống lầu, nhắc nhở: "Còn mười phút nữa là tới sáu giờ. Anh chuyển nhanh lên, ở trên tầng em còn đặt mua mấy cái gương to nữa".
Đối diện với ánh mắt nghi hoặc của Trạm Vân Tiêu, Vân Sơ trừng mắt giải thích: "Không phải lần trước anh nói mẹ anh cầm số mỹ phẩm kia đi tham dự tiệc trà xã giao à? Chiếc gương nhỏ ở trên hộp trang điểm còn dẫn tới oanh động rất lớn nữa. Nên lần này em có mua mấy cái gương lớn có thể soi rõ cả người, mang về đưa cho dì khẳng định dì sẽ rất cao hứng".
Chuyện này lần trước Trạm Vân Tiêu tới chỉ coi như chuyện cười mà kể lại cho Vân Sơ nghe. Lại không nghĩ rằng cô ấy đặt nó trong lòng, còn lên mạng đặt mua vài chiếc gương trở về.
Trạm Vân Tiêu mắt mang ý cười, tiến lên nắm lấy tay Vân Sơ, ôn nhu nói: "Ngươi tại sao lại tri kỷ như thế? Nếu ta mang chúng về, nương nhất định sẽ cao hứng muốn chết".
Vân Sơ dù có lòng muốn cùng anh vuốt ve an ủi một hồi, nhưng ngẩng đầu thấy đồng hồ treo tường đã sắp tới sáu giờ rồi. Cô lập tức rút tay mình về, rồi đuổi người lên tầng khiêng gương xuống. May có Vân Sơ nhìn chằm chằm thời gian nên Trạm Vân Tiêu vừa khiêng gương lớn bước vào cửa gỗ, cánh cửa gỗ ngay sau đó đã biến mất trước mặt cô.
Nhìn siêu thị lại trở về an tĩnh, Vân Sơ với cảm xúc không mấy cao đi vòng quanh hai vòng nơi cửa gỗ biến mất. Sau liền nhận mệnh cúi xuống nhấc cái thùng nhựa đựng nửa thùng tôm cá đi tới chỗ gầm cầu thang. Cô lưu lại một tờ giấy ghi chép cho Dương Vi ở trên quầy thu ngân, dặn cô ấy giữa trưa chế biến cá, tôm và lươn. Sau liền xoay người lên lầu ngủ bù.
Khi Dương Vi đi làm vào buổi sáng nhìn tờ giấy ghi chú kẹp trên quầy thu ngân, liền vội vàng chạy tới chỗ gầm cầu thang xem cá tôm trong xô. Nhìn thấy tôm cá vẫn còn sống nhảy nhót tưng bừng, Dương Vi không khỏi tặc lưỡi: Không hổ là bà chủ, hải sản tươi sống như thế không biết cô ấy có được bằng cách nào. Chỗ này hẳn đã tốn không ít tiền đi.
Đối với chuyện Vân Sơ để mình xử lý tôm cá, Dương Vi không hề thấy bất mãn chút nào. Vân Sơ đối với cô trước nay rất hào phóng, nhìn trong xô có nhiều tôm cá như vậy mà chỉ bằng hai người họ khẳng định ăn không hết. Dựa theo tình huống trước kia, vào lúc cô tan làm vào chiều tối khẳng định lại có thể mang một ít về cho Tiểu Bảo nếm thử.
Đây chính là đồ tốt. Nếu không có chút phương pháp, thì những người bình thường như các cô dù có tiền cũng chưa chắc đã mua được.
Dương Vi không biết làm cơm lươn, nhưng trù nghệ của cô rất tốt. Sau khi mần mò tìm một cái công thức từ trên mạng và làm theo từng bước một, thành phẩm cuối cùng trông rất đẹp mắt. Tôm và cua còn lại trong xô được Dương Vi đem đi hấp trong nồi.
Giữa trưa ăn được cơm lươn thơm lừng dị thường, cả người Vân Sơ như được sống lại. Trong lòng cô bắt đầu ngóng trông lần sau cửa gỗ lại xuất hiện để cô lại qua chỗ Quý Hòa bắt hải sản.
Mà Quý Hòa, người đang bị Vân Sơ nhớ mong sau khi từ cửa gỗ đi ra liền thừa dịp trên bờ biển không có ai, vội vã bơi trở lại bờ cùng với A đa nàng. Thấy bọn họ bình an trở về, tâm Trang Cơ vẫn luôn treo cao từ khi hai cha con ra cửa cuối cùng cũng cảm thấy nhẹ nhõm.
Hai chiếc nồi sắt mà Vân Sơ cho quá quý giá. Nồi đồng trên thị trường bây giờ chỉ có quý tộc mới có thể sử dụng, những bình dân như Trang Cơ thậm chí chưa bao giờ nghe nói đến những thứ như nồi đồng. Ngay trưa hôm đó, Trang Cơ dùng nồi sắt nấu một nồi canh gà lớn cho cả nhà nếm thử.
Đúng thế, gà này là hai con gà Lỗ Bằng Thiên đưa. Trang Cơ để lại một con ướp muối sau này ăn, con còn lại chặt thành miếng nhỏ nấu canh gà. Canh gà nấu xong, Trang Cơ lại múc mấy muôi lớn canh gà cho vào bình gốm, và chọn ra bốn năm miếng gà nhiều thịt để Quý Hòa bưng qua cho A nãi của nàng.
Thành thật mà nói, thời bây giờ căn bản không có nhiều loại gia vị đa dạng như sau này. Một nồi canh gà lớn như vậy chỉ được rắc mỗi một ít muối biển vào nấu, nhưng dù thế lại rất được mấy người Trọng phụ ủng hộ. Ai cũng vừa ăn vừa khen canh gà này ngon hơn so với canh thịt họ đã ăn ở quán ăn hôm qua.
Nhất là Trọng Hòa, còn vô sự tự thông chế ra món bã đậu ngâm canh gà. Thấy cậu ăn say sưa ngon lành, Trọng phụ cũng ngâm thử hai miếng bã đậu. Bã đậu nhúng canh gà có hương vị thật sự rất ngon, làm cho người ta không khỏi xuýt xoa ăn không dừng được.
Trang Cơ vừa uống canh gà vừa xuýt xoa tán dương với trượng phu và các con: "Cái nồi sắt này dùng thật là tốt, chỉ mới đặt trên bếp có lát mà đáy nồi đã nóng rất nhanh. Lúc dùng nó hấp bã đậu cũng rất tiện nữa. Nếu mà chúng ta dùng cái nồi sắt này nấu muối, vậy nhất định có thể tiết kiệm được không ít củi lửa đấy".
Quý Hòa có chút tự đắc ngẩng đầu lên: "Đương nhiên, đồ Vân tỷ tỷ cho có cái nào mà không tốt đâu".
Nhớ lại lúc gặp được Vân Sơ ở trên đảo nhỏ, Trọng phụ cũng đồng ý: “Đúng vậy, Vân tiểu thư không những trạch tâm nhân hậu mà mỹ mạo cũng rất đẹp".
Thật ra để Trọng phụ nhớ rõ ràng nhất ngoài vẻ đẹp của Vân Sơ, thì chính là câu cảm ơn của nàng nói với hắn lúc rời đi. Trọng phụ vạn vạn không nghĩ tới Vân Sơ sẽ nói câu cảm ơn, rõ ràng là nhà bọn hắn vẫn luôn thụ ân huệ của nàng, dù có để bọn hắn làm trâu làm ngựa cả đời này cũng báo đáp không hết. Nhưng hắn chỉ giúp nàng nhặt một ít cá tôm không đáng tiền trên đảo, vậy mà lại đạt được hai chữ "cảm ơn" của nàng.
Lúc Vân Sơ trở về, Trọng phụ vẫn còn đứng đó ảo não không thôi. Hắn lúc ấy quá kinh ngạc nên không kịp hướng Vân Sơ biểu đạt lòng cám ơn của mình. Chẳng qua, Trọng phụ cảm thấy vị tiểu thư này hẳn là cực kỳ thích những tôm cá tươi sống, hắn tính toán đợi lần sau nữ nhi lại ra đảo, hắn sẽ dùng lương thực đổi cá tôm tươi sống với người trong làng và để nữ nhi mang qua cho Vân Sơ.
Buổi trưa vừa mới qua không bao lâu, kí sự quan do Di Bá hầu phái đi mới lững thững dẫn theo giáp nô và ba chiếc xe bò chở đầy tràn lương thực đến làng chài.
Nhìn đoàn người thần sắc rã rời, Trang Cơ vội vàng nhóm lửa làm cơm canh cho kí sự quan. Trận thế lớn như thế tất nhiên dẫn tới người trong làng đều bị kinh động. Phàm là người không có ra biển đều chen chúc tới trước cửa nhà Quý Hòa xem náo nhiệt. Huệ Cơ và nãi nãi Quý Hòa nghe được động tĩnh cũng vội vàng chạy tới giúp Trang Cơ sắp xếp đồ ăn.
Kí sự quan với giáp nô và gia nô cùng đẩy xe bò cộng lại cũng hơn mười người, chỉ riêng làm bánh nếp đã phí không ít thời gian. Hơn nữa, đây đều là quý nhân, nếu chỉ làm mỗi bánh nếp đưa lên thì cũng không ổn. Trọng phụ nhanh chóng chạy tìm người trong làng mua một ít cá biển tươi sống trở về để Trang Cơ nấu một nồi canh cá biển.
Nhà Quý Hòa chỉ có một cái bếp lò nên không thể nào nấu canh hải sản nếu đang hấp bánh nếp được. Do đó chỉ có thể mang bột qua nhờ nhà Huệ Cơ làm bánh nếp. Huệ Cơ đã nghe Bá Thân nói chuyện Trọng phụ được Di Bá hầu phong làm trưởng làng, nên trong lòng nghĩ muốn thừa dịp nhà Trọng phụ còn chưa quá phát đạt mà nhanh chóng bán chút nhân tình. Vậy nên nàng rất quyết đoán ôm lấy thau bột và nồi gốm trở về nhà mình.
Huệ Cơ không phải kẻ ngu dốt. Sau khi về nhà hấp được mười mấy cái bánh nếp, nàng liền sai Bá Hành lấy chén sành tới đựng rồi bưng qua bên nhà Trọng phụ.
Trọng phụ cầm bát bánh nếp, cung kính đi đến trước mặt kí sự quan, cười lấy lòng nói: "Các vị đại nhân một đường vất vả rồi, mau ăn ít bánh nếp lót dạ trước đi".
Kí sự quan còn tốt, bởi nói sao hắn cũng là phụ tá đắc lực bên người Di Bá hầu nên được Trọng phụ gọi tiếng đại nhân cũng không hề thấy đuối lý chút nào. Ngược lại, mấy giáp nô và gia nô đứng đằng sau nghe vậy liền vội vã nói không dám không dám. Giờ Trọng phụ đã được thăng lên làm trưởng làng trông coi hai, ba trăm kẻ thứ dân, bọn hắn thân là nô tịch nào có điểm xứng đáng với hai chữ "đại nhân" này.
Kí sự quan biết chuyện Trọng phụ thân là kẻ dân quê chân lấm tay bùn, bởi vì có công hiến muối mới được Hầu gia phong làm trưởng làng. Bằng không, chỉ bằng việc hắn ta dám đánh đồng hắn với lũ nô bộc đê tiện kia cũng đủ hắn cho Trọng phụ đeo một trăm lần giày nhỏ rồi*.
(*) ý làm khó dễ.
Ăn bánh nếp lại uống thêm một bát canh hải sản, kí sự quan mới để cho người dưới chạy tới Mộc Câu thôn gọi người già đức cao vọng trọng trong làng tới. Thấy người đến đông đủ, kí sự quan ở trước mặt mọi người tuyên đọc công văn bổ nhiệm Trọng phụ.
Bởi kí sự quan còn ở đây, nên cả người làng chài và bên Mộc Câu thôn không dám biểu hiện ra cái gì. Nhưng trong tâm lại âm thầm mặt mày kiện cáo không ít.
Vẫn còn một chặng đường dài để quay lại trong thành nên kí sự quan sau khi ở trước mặt mọi người giao lương thực cho Trọng phụ xong, liền mang theo cá biển và muối biển (lấy từ chỗ Bá Hoa) rời đi cùng đám gia nô. Cho tới khi thấy kí sự quan dẫn người rời khỏi làng chài, người trong làng mới đồng loạt nổ tung như giọt nước rơi vào chảo dầu.
Những người có quan hệ khá tốt với Trọng phụ đều ào ào tiến lên, ngươi một câu ta một câu truy vấn.
"Đây rốt cuộc là có chuyện gì, Hầu gia tại sao lại phong ngươi làm trưởng làng?".
"Phương pháp làm muối mà ngươi nói là cái gì? Ngươi thật biết chế muối à?".
"Đúng vậy, sao trước kia ta chưa từng nghe ngươi nói qua?".
"Đúng thế nha, thật không biết ngươi gặp phải vận cứt chó gì".
Những người này rất ghen tị với số phận tốt của Trọng phụ. Không những có được phương pháp chế muối, lại còn vào được mắt Hầu gia. Cũng có một số người tương đối thiết thực, họ không quan tâm Trọng phụ gặp được đại vận gì. Thứ họ quan tâm chính là mấy xe lương thực của kí sự quan ban nãy.
Mùa đông sắp tới rồi, quản hắn có làm trưởng làng hay không, chỉ cần có lương thực nhét đầy bao tử là được rồi.
"Những lương thực kia là Hầu gia cho chúng ta à?".
Bị người vây vào giữa, Trọng phụ chỉ cảm thấy thanh âm líu ríu xung quanh khiến đầu hắn óc choáng váng. Hắn hắng giọng, cất cao thanh âm nói: "Ta biết trong lòng mọi người bây giờ có rất nhiều vấn đề muốn hỏi. Nhưng giờ người còn chưa đến đủ nên ta cũng chưa thể nói cái gì. Như vậy đi, chờ chạng vạng tối người ra biển trở về, người làng chài và người bên Mộc Câu thôn đều tới đây, sau chúng ta sẽ thương lượng chuyện chế muối và phân lương thực".
--- HẾT CHƯƠNG 88 ---
|
--- SIÊU THỊ CỦA TÔI THÔNG KIM CỔ - ĐỒ MI PHU NHÂN ---
* * * * *
CHƯƠNG 89: NẤU MUỐI KHAI HOANG.
Người Dịch: Lan Thảo Hương.
Với rất nhiều lương thực như vậy, suốt cả buổi trưa một nhà Quý Hòa không dám ra khỏi cửa. Chỉ sợ không chú ý một cái thì lương thực sẽ bị người ta trộm đi mất. Ba mẹ con Quý Hòa còn tốt, mệt nhất chính là Trọng phụ. Chẳng những cần phải nhìn chằm chằm lương thực, mà hắn còn phải ứng phó với đủ loại thăm dò, nghe ngóng của người trong làng.
Trọng phụ bây giờ cũng được coi là có tiếng nói, nên phàm là người khác có điều hiếu kì hắn đều tận lực giải thích. Nhưng điều không thể nói đều bị hắn dăm ba câu chuyển chủ đề đi mất. Thông qua cách nói của Trọng phụ, hầu hết mọi người trong làng chài đều biết lý do khiến nhà hắn đột nhiên biết chế muối là do ngày đó hai tỷ đệ Quý Hòa và Trọng Hòa biến mất suốt một ngày một đêm.
Bọn hắn thật ra không phải rơi xuống nước mà chúng ở trong biển cứu được một vị quý nhân. Quý nhân kia chẳng những mời bọn hắn lên thuyền của mình nghỉ ngơi, còn tặng hai tỷ đệ phương pháp chế muối và một ít tài vật làm báo đáp. Cũng nhờ đầu óc linh hoạt của Trọng phụ, sau khi thành công chế ra muối, hắn lập tức dâng phương pháp này lên cho Di Bá hầu, nhờ vậy đổi được một chức trưởng làng trở về.
Trước lúc này, dù là ở làng chài hay bên Mộc Câu thôn đều không có trưởng làng hay trưởng thôn gì cả. Ngày thường nếu giữa quê nhà có ma sát, cãi cọ với nhau đều là mời người già trong thôn trong làng ra mặt điều tiết. Giờ Trọng phụ lên làm trưởng làng, vậy tức là sau này mấy chuyện như vậy đều sẽ do hắn phụ trách.
Tính ra chức trưởng làng của Trọng phụ tương đương với chức bí thư chi bộ thôn của tương lai. Chuyện cần quản tuy nhiều, nhưng quyền lợi trong tay cũng không hề nhỏ. Có thể nói, cả làng chài cùng Mộc Câu thôn về sau đều là địa bàn của hắn, chỉ cần hắn làm việc đừng quá khiến người người phẫn nộ thì dù hắn có đi ngang trên nơi mình quản hạt cũng không ai nói gì.
Ở Tân thành, lời Di Bá hầu nói ra chính là thánh chỉ. Người Mộc Câu thôn sau khi nghe người già trở về nói chạng vạng tối qua bên làng chài tập hợp để học cách chế muối và phân lương thực, ai nấy đều nhanh chóng ném xuống công việc trong tay dẫn theo người nhà chạy qua bên làng chài.
Hiện tại mọi người ở nhà cũng không có chuyện gì làm, mỗi ngày không gì khác ngoài việc sửa lại mái nhà hoặc tường đá để đảm bảo nhà không bị hở vào trời đông giá rét này. Riêng phụ nhân cả ngày đều ôm lấy cái sọt nhỏ, cẩn thận vá lại những bộ quần áo bị hỏng hay rách của người nhà để đầu xuân sang năm còn tiếp tục mặc.
Từ lúc đổi được rất nhiều da lông từ trong thành trở về, Trang Cơ càng thêm bận rộn hơn. Nàng không chỉ phải làm áo choàng ngắn cho bốn người trong nhà, mà còn phải gấp gáp làm thêm bộ đệm giường bằng da lông cho mùa đông này dùng. Trang Cơ là người khéo tay, nàng đặt từng bộ lông mang về trên tấm ván giường theo màu sắc và kích thước trước, sau lại dùng chỉ khâu từng cái một lại với nhau.
Tay chân Trang Cơ lưu loát, chỉ thấy nàng cầm một cây kim xương cá đã được mài sắc bén, phần đuôi của cây kim đang kéo một sợi chỉ dài lên xuống tung bay giữa hai tấm da lông. Mới thoắt cái đã đem hai tấm da lông không quy tắc ráp lại thành một tấm lớn. Khâu xong, lại vuốt thẳng lớp lông thỏ bên trên ra là vừa vặn che đi đường chỉ bên dưới.
Quý Hòa năm nay đã mười tuổi nên đã biết làm ít may vá đơn giản. Chẳng qua mấy tấm da lông quá quý giá nên Trang Cơ không bỏ được đưa cho nàng luyện tập, vì vậy sai nàng ngồi ở cửa may vá lại mấy bộ quần áo cũ trước kia của người nhà. Cái này chỉ cần lấy một hai miếng vải nhỏ đáp lên chỗ bị thủng, và khâu vài đường đơn giản là xong. Dù đường chỉ trông có xấu xí cũng chả sao cả.
Đợi đến chạng vạng tối, người của làng chài và Mộc Câu thôn đều đã tới đông đủ. Trọng phụ đứng trên bậc đá trước cửa nhà mình, trước nói cho mọi người nghe về phương pháp nấu muối. Người làng chài còn tốt, chứ bên Mộc Câu thôn nghe xong đều nhốn nháo cả lên. Thôn bọn hắn cách bãi biển những hai ba dặm đường, để bọn hắn nấu muối còn phải chạy một chuyến tới bờ biển để lấy nước biển. Đây so với để bọn hắn trồng trọt còn vất vả hơn nhiều.
Vấn đề này Trọng phụ cũng đã cân nhắc đến. Ban đầu hắn cũng không tính để người Mộc Câu thôn nấu muối, mà muốn an bài họ ở trên núi nhặt củi lửa về đưa cho bên làng chài dùng nấu muối, ngoài ra còn muốn để bọn hắn đi khai hoang.
Mấy thứ cây mía, đậu phộng và hạt bông Vân Sơ cho, Trọng phụ tính trồng vào đầu xuân sang năm. Tuy Mộc Câu thôn có không ít thổ địa, nhưng đất của bọn hắn những năm qua vẫn luôn trồng không ra được hạt kê hay cao lương với năng suất lớn. Lại thêm hàng năm còn phải giao lên một phần làm thuế cho Di Bá hầu, vậy nên đất này không thể động.
Do đó Trọng phụ muốn trồng cây mía, đậu phộng và bông thì chỉ có thể đi khai hoang.
Từ làng chài đến Mộc Câu thôn có một mảnh đá vụn lớn, trước kia do thuộc thổ địa của Di Bá hầu nên không ai dám đi khai hoang. Hơn nữa, thời bây giờ muốn khai hoang đơn thuần là dựa vào nhân lực. Họ sẽ phải tự mình chuyển từng hòn đá cục sỏi rời đi. Việc này không những tốn thời gian phí sức, mà sợ nhất là chính mình bỏ công sức vất vả ra lại bị một câu tùy tiện của Di Bá hầu thu hồi lại đất. Vậy đây không phải làm cho người ta uổng công vất vả khổ cực một phen sao.
Nhưng giờ một mảnh địa thế rộng lớn như vậy đã thuộc về Trọng phụ quản hạt, nên dù đất này có khai hoang ra hẳn Di Bá hầu cũng không thu lại được đi.
Trọng phụ phân phát tất cả lương thực Di Bá hầu cho cho tất cả mọi người. Mặc kệ là người làng chài hay người Mộc Câu thôn đều được chia mười mấy cân lương thực một đầu người. Cầm được lương thực và học được phương pháp chế muối, nên không ai bên Mộc Câu thôn cảm thấy bất mãn khi nghe Trọng phụ an bài bọn hắn ngày mai đi dọn đá vụn khai hoang. Ai nấy đều cười hì hì nói ngày mai chính mình nhất định sẽ đến sớm.
Tới tối, Trọng phụ gọi cả nhà Bá Hoa và Bá Thân cùng với A nương mình qua ăn cơm. Vì bữa cơm này, con gà rừng Trang Cơ trước đó muốn lưu lại cũng không thể giữ lại. Bánh nếp, canh gà rừng đều là những món bọn hắn chưa ăn bao giờ.
Giờ nhi tử đã lên làm trưởng làng, A nương Trọng phụ từ trong lòng thấy rất cao hứng. Dù đi đường, nằm hay ngồi đều tản ra một loại cảm giác xuân phong đắc ý.
Ăn xong cơm tối, mấy nam nhân ngồi bên cạnh bàn thấp nói chuyện phiếm. Trang Cơ thừa dịp đèn trong phòng còn chút dầu mà làm nốt bộ đệm giường da lông của mình. A nương Trọng phụ lớn tuổi nên mắt thấy không rõ lắm, giúp không được gì. Còn Huệ Cơ ngồi xếp bằng trên giường gỗ giúp khâu mấy chỗ khe hở.
Trang Cơ chỉ vào cái sọt chứa ba, bốn mươi tấm da lông ở cuối giường nói: "Mấy cái kia lát tẩu nhớ mang về dùng. Tuy không nhiều nhưng cũng đủ làm được một bộ đệm giường".
Đựng trong sọt là mấy tấm da lông Trang Cơ nhặt riêng ra. Tuy lỗ hổng bên trên hơi lớn nhưng chỉ cần sửa lại là vẫn có thể dùng. Trang Cơ căn bản không nghĩ tới Huệ Cơ có vui hay không, bởi đây đều là lông thỏ rừng hàng thật giá thật. Mấy thứ như da lông này, trước kia họ còn không dám nghĩ đến, giờ có nhiều da lông như vậy dù có đưa cho ai cũng coi là một phần lễ nặng.
Phản ứng của Huệ Cơ có thể được xưng là vui mừng. Chăn bông nhà nàng là dùng bông gòn, hơn nữa mùa đông năm ngoái vừa mới làm, năm nay lấy ra nhất định vẫn còn ấm áp. Do đó không cần đến đệm giường da lông. Tuy mấy ngày trước Bá Hoa có được không ít lương thực cùng vải vóc, nhưng nghèo đã quen rồi, Huệ Cơ không nỡ tiêu xài vải vóc lương thực vất vả lắm mới có được ấy. Cho nên để nàng lấy vải vóc đi đổi da lông càng khẳng định không bỏ được.
Trong lòng nàng thầm nghĩ, lần này em dâu cho nàng nhiều da lông như vậy. Lấy về, nàng sẽ làm cho Bá Hoa một cái áo choàng.
Giờ Trọng phụ đã lên làm trưởng làng, vậy sau này sẽ không thể thiếu cần tới Bá Hoa và Bá Thân giúp đỡ. Làm cho Bá Hoa một cái áo choàng, sau này mặc ra ngoài cũng có mặt mũi hơn nhiều.
Bên chỗ bàn thấp, Trọng phụ đang cùng hai huynh đệ nhà mình thành thật với nhau. Đều là người trong nhà, hắn cũng không nói mấy lời xã giao êm tai, chỉ nói thẳng giờ mình lên làm trưởng làng cần quản gần ba trăm người. Nhiều người như thế khẳng định sẽ có chỗ chiếu cố không tới, nên muốn nhờ hai người Bá Hoa và Bá Thân giúp hắn nhìn chằm chằm.
Bá Hoa vỗ vai hắn nói: "Đều là huynh đệ nhà mình, dù hôm nay ngươi không nói mấy lời này thì chúng ta cũng sẽ làm".
Bá Hoa cũng đã thấy rõ, chỉ cần cuộc sống nhà Trọng phụ tốt hơn thì nhà hắn cũng sẽ không tệ. Chỉ cần Trọng phụ một ngày vẫn làm trưởng làng, vậy hắn thân là huynh trưởng trưởng làng, lúc đi lại trong làng khẳng định sẽ thuận tiện hơn chút. Nói tóm lại chỉ có một câu, từ đêm nay trở đi, cuộc sống của ba nhà bọn hắn sẽ ngày càng tốt hơn.
Huynh đệ mấy người ngoại trừ ngày tết ra, cũng hiếm khi được tụ tập lại với nhau. Trong bất tri bất giác liền hàn huyên không ít, phải đến tận đêm khuya họ mới chia tay nhau trước sự thúc giục của A nương Trọng phụ.
Cả Bá Hành và A tự sớm đã gật gù buồn ngủ từ lâu. Thấy thế, Bá Hoa và Bá Thân chia ra mỗi người ôm một đứa dựa vào ánh trăng trở về nhà.
Trang Cơ vội vã đặt ngọn đèn dầu trên bàn vào tay Huệ Cơ, nói: "Trời tối rồi, A tẩu cầm ngọn đèn này về đi, miễn cho không cẩn thận va chạm vào đâu đấy".
Rốt cuộc cũng là phụ nữ có mang, Huệ Cơ không cậy mạnh. Nàng cầm lấy ngọn đèn ngượng ngùng cười nói với Trang Cơ: "Ngày mai ta sẽ bảo A Tự đưa qua cho ngươi".
Huệ Cơ lấy đèn rời đi, căn phòng bỗng chốc tối sầm lại. Nhưng sau một ngày bận rộn, tất cả mọi người đều thấy mệt mỏi và không muốn tâm sự nói chuyện phiếm gì cả. Cả nhà đồng loạt bò lên giường và kéo chăn bông lên người, rất nhanh tiến vào mộng đẹp.
Ngày thứ hai, người làng chài ở dưới sự an bài của Trọng phụ đều ra biển lấy nước biển về nấu muối. Bọn hắn cần phải ở trước lúc ăn tết giao lên một mẻ muối biển cho Di Bá hầu. Sau mới có thể lại từ chỗ hắn lấy được lương thực.
Trọng phụ đã sắp xếp chỉ tiêu cho các hộ gia đình, mỗi người trong nhà phải giao cho hắn ít nhất là hai cân muối mỗi ngày. Chỉ sau khi đã nộp đủ chỉ tiêu mới có tư cách lấy được lương thực của Di Bá hầu phát. Nếu nhà nào vượt chỉ tiêu thì có thể mang tới chỗ hắn đổi sang lương thực.
Dù sao, trước khi tới lúc phải giao muối biển lên cho Di Bá hầu, người làng chài không thể tự ý mang muối biển ra trao đổi riêng. Họ chỉ có thể giữ lại để nhà mình dùng. Còn người bên Mộc Câu thôn muốn đổi muối biển cũng có thể đến chỗ Trọng phụ để đổi. Một cân muối biển chỉ cần sáu cân lương thực tinh, so với thô lương bán trong thành rẻ hơn bốn thành.
Thanh niên trai tráng bên Mộc Câu thôn từ sáng sớm đã lên núi chặt mấy chục bó củi khô trở về, đủ cho bên làng chài nấu muối trong ba bốn ngày. Trong lúc người trong làng bận rộn nấu muối, Trang Cơ cũng không nghỉ ngơi mà nhờ Trọng phụ dựng thêm một cái bếp đá ngay cạnh cái bếp ban đầu. Hai chiếc nồi sắt được đốt cùng nhau để nấu muối, vậy hiệu suất sẽ càng cao hơn.
Số muối này có thể đổi thành lương thực nên rất được Trang Cơ coi trọng. Nàng mỗi giờ mỗi khắc đều canh giữ bên bếp đá, thỉnh thoảng lại thêm chút củi. Lúc không thêm củi thì nàng ngồi may vá nốt bộ đệm giường da lông ở ngay bên cạnh.
Sau khi an bài xong chuyện làng chài nấu muối, Trọng phụ dẫn theo Bá Hoa và Bá Thân đi qua khu đất đá vụn. Quả nhiên thấy phần lớn thôn dân Mộc Câu thôn đang khiêng vác dọn đá vụn và bận rộn khai hoang đến khí thế ngất trời.
Trọng phụ để Bá Hoa và Bá Thân ở lại khu đá vụn trông coi mọi người khai hoang. Dù gì thì hắn là người ngoài thôn, bỗng chốc nhảy lên làm trưởng làng hẳn sẽ khiến người Mộc Câu thôn không quá cao hứng. Vì phòng ngừa người Mộc Câu thôn sẽ lười biếng không làm việc khi không có hắn ở đó, nên chỉ có thể để Bá Hoa và Bá Thân ở lại nhìn. Ít nhiều gì vẫn có thể dựng lên chút tác dụng chấn nhiếp.
Người làng chài nấu muối nửa tháng, người bên Mộc Câu thôn cũng chặt củi và khai hoang nửa tháng. Trọng phụ đã góp nhặt được hơn năm trăm cân muối biển, còn khu đất đá vụn kia cũng đã mở ra được gần mười mẫu vuông thổ địa.
Ở làng chài chỉ có mười mấy hộ gia đình, nên số lượng muối sản xuất được mỗi ngày cũng không nhiều. Để có được năm trăm cân muối này vẫn là nhờ nhà Trọng phụ nấu và chiếm đầu to. Hai cái nồi sắt nhà hắn cả ngày nấu không ngừng nghỉ, một ngày cho ra cũng chừng tám, chín cân muối.
Từng chút từng chút góp gió thành bão, cứ thế sau nửa tháng tích lũy được hơn năm trăm cân muối biển.
Trọng phụ nhìn số muối biển chất thành núi trong phòng, sau lại tìm Bá Hoa và Bá Thân tới thương lượng. Cuối cùng quyết định ngày mai bọn hắn sẽ chuyển số muối này tới cho Di Bá hầu, rồi đổi thành lương thực trở về phân phát cho các thôn dân. Tốt xấu cũng có thể khiến bọn hắn an tâm.
--- HẾT CHƯƠNG 89 ---
|