Nếu Anh Là Công An
|
|
- Không có lần sau đâu anh – Tôi cười buồn – Hôm qua em say quá bọn bạn không dám cho về một mình sợ có chuyện không hay. Dạo này đơn vị mình có nhiều chuyện không vui quá!
- Chú có chuyện không vui nên mới nghĩ rằng chung quanh cũng thế thì có – Anh đã bớt gay gắt hơn – Nói chung là chẳng có gì cả!
- Ừ thì không có gì cả - Tôi nói chậm rãi – Anh có biết không, chú Minh có bà con với cậu Hoàng đấy!
- Oái - Anh Quân la lên khi vừa làm rơi cái tách xuống vỡ loảng xoảng. Nhưng anh quả thật nhanh trí, miệng chửi - DM nước gì nóng thế này suýt nữa là phỏng cả tay người ta – Rồi quay nhìn tôi, anh nói tiếp – Vớ vẩn, anh chưa nghe anh Minh nói bao giờ cả.
- Em có đến dự ngày cúng thất của Hoàng – Tôi không tin anh Quân ngây thơ đến thế - Em có gặp chú Minh và vợ chú. Vợ chú với mẹ Hoàng là chị em, giống nhau lắm! Thế mà anh bảo anh như người trong nhà của chú Minh. Có mà trong nhà.... vệ sinh thì có!
- Vẫn còn say đấy hả - Anh hơi xẵng giọng – Buồn ngủ thì đi ngủ khi nào tỉnh táo thì ra nói chuyện với anh.
- Chưa khi nào em tỉnh táo như hôm nay – Tôi bỗng thấy mình sáng suốt kì lạ - Sao anh lại đổi khẩu súng của trung đội em vậy anh Quân?
- Cái thằng điên này về phòng đi – Anh quát to – Anh không có rảnh mà đôi co với chú mày mấy cái chuyện nhảm ở đâu ấy!
- Vâng em về đây – Tôi cúi mặt và đáp bằng một giọng xa vắng như người từ cõi khác vọng về – Em hơi buồn một chút anh Quân ạ. Em xem anh như anh ruột của em vậy. Thế mà anh lại xem em như người ngoài, chuyện gì cũng giấu diếm, lén lút với em. Muốn biết có phải anh tráo hay không dễ như không ấy mà!
- Dễ thì chú mày cứ đi mà tìm hiểu nhé – Anh nói xẵng rồi bỏ đi.
Bình minh đã lên quá ngọn tre trước cổng. Ánh nắng còn đỏ hồng đã trải màu sáng lên những rặng dừa xanh. Bọn gà thức sớm đã nhường tiếng cho những bầy chim mùa xuân rộn rã. Và lát nữa đây, lũ chim rộn rã cũng sẽ nhường không gian cho những âm thanh xô bồ của những người thân lên thăm con em vừa mới là tân binh của ngày cuối tuần còn lại. Tôi chẳng muốn tham gia vào trong cái âm thanh ấy đâu.
Thế mà cũng không được. Nằm mơ màng một chút thì Trọng đến báo cáo hết xăng để chạy máy bơm. Tôi quát “còn cả một can mười lít mới được cấp mà báo đã hết là thế nào?” Cậu Trọng đưa cái bình xăng trống lỏng lên cho tôi xem. Nhưng tôi bỗng chẳng quan tâm đến số xăng đã biến đi đâu mà chỉ sững người khi thấy cái bình ấy. Cái của trung đội tôi vốn có một ký hiệu nhỏ mà lúc trước Thái làm dấu sau cái đêm suýt nữa thì tôi, anh Quân và Thái phải làm tay ba. Cái bình trên tay Trọng không có ký hiệu đó. Khẩu súng bị tráo. Bình xăng bị đổi. Vậy là sao? Nhức đầu quá đi mất!
Thế mà đã được yên thân đâu. Trực ban đến báo có thân nhân của Hoàng muốn gặp tôi. Ai thế nhỉ? Không lẽ là mẹ Hoàng? Không phải, đó là một người con gái xinh xắn mặc chiếc váy màu xanh nhạt dài quá gối, chân đi đôi giày thể thao cũng màu xanh nhạt. Và trên tay cầm cái túi con con cũng theo tông màu xanh ấy. Tuy không trang điểm nhưng làn da vẫn trắng, khoé môi vẫn hồng và gương mặt hết sức thanh tú. Tôi cũng không phải thấp nhưng cô gái kia đứng xấp xỉ với tôi. Tôi hơi bực dọc khi nghe cô hỏi “dạ cho em gặp anh Hoàng”. Thế là bọn trực ban chẳng báo tin cho cô ấy mà đùn đẩy sang cho tôi là thế nào?
- Em chẳng biết tin gì sao? – Tôi trỏ cái ghế như ý mời cô ngồi xuống
- Tin gì ạ? – Cô hơi ngơ ngác – Lẽ ra em và anh Hoàng sẽ gặp nhau vào cuối tuần trước. Nhưng em thu xếp không được nên hôm nay mới đến. Em cũng không hiểu sao số điện thoại của anh Hoàng chẳng gọi được.
Ừ nhỉ, tôi chưa bao giờ nghe đến nên cũng chẳng khi nào nghĩ đến số điện thoại của Hoàng. Nhìn cái vẻ đẹp trai ấy, người ta có cảm giác đó là vẻ đẹp của một thế giới khác, thế giới của sự tượng tượng, của thần tiên, chứ không phải là thực tế với ti vi, điện thoại, máy lạnh hoặc là xe máy ô tô… Tôi nhìn cô gái kia, là bạn gái của Hoàng đấy, và nghĩ đến một cái bình thuỷ tinh mỏng tang mà ta chỉ cần gõ nhẹ vào là vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ. Liệu cô có chịu nổi cú sốc này không?
Đó là câu hỏi thừa thãi. Cô chết lặng đi một lúc lâu rồi từ khoé mắt xinh đẹp ào ạt trào ra những giọt long lanh. Qua những giọt nước mắt thuỷ tinh ấy, tôi hiểu được phần nào vẻ ngoài buồn lặng của Hoàng. Và thông qua những thông tin lộn xộn, hơi khó hiểu của cô gái về mối quan hệ trắc trở của hai người, tôi bỗng nghĩ rằng, Hoàng không phải vô tình bị tai nạn. Tôi nhớ rồi, lúc ấy là giờ sinh hoạt trước khi ngủ và Hoàng chưa đến phiên gác đêm thì chẳng thể nào lại đi loanh quanh ra khu ấy được. Mà khu đấy cũng trống trải nếu bén mảng đến chẳng mấy chốc vệ binh cũng phát hiện ra thôi. Khẩu súng bị tráo, bình xăng bị đổi, có liên quan đến chuyện của Hoàng hay không?
|
Tập 9
Sau khi tiễn bạn gái của Hoàng về, tôi vừa suy nghĩ vừa đi thơ thẩn. Dạo này có nhiều biến cố xảy ra khiến tôi cảm thấy mệt mỏi đầu óc quá. Thật ra, trong quân ngũ mọi chuyện đơn giản vì theo lề lối, kỷ luật hết rồi. Thế nên, những chuyện vừa qua xảy đến rõ là khiến tôi bối rối. Tôi cũng không biết mình nên làm gì nữa. Những dữ kiện mà cuộc sống vô tình mang đến làm cho bức tranh trong đầu tôi thêm mờ mịt, lộn xộn và tôi chỉ muốn lấy cái giẻ lau sạch bức tranh rối rắm ấy đi.
Sau khi được lau sạch, bức tranh trở nên trong sáng thấy rõ. Xa ngút tầm mắt là những rặng cây cao mà không cần đến cũng biết chắc là những cây keo tai tượng cao tuổi đang trổ những bông hoa vàng li ti, theo gió rắc đầy sắc vàng với lá khô quanh mặt đất. Trên cánh đồng cát rộng mênh mông lơ thơ mọc vài đám mắc cỡ có lá màu xanh pha tím hồng với với hoa màu tím nhạt giương lên trời cao, chờ cơn gió nhẹ đến là e thẹn xếp lá lại tránh né. Những tấm bảng hình chữ nhật bên trong vẽ những vòng tròng nhỏ dần nhỏ dần cho đến một chấm tròn màu đen ở chính giữa gọi là hồng tâm.
Vậy là mình đang đứng trước bãi bia tập bắn, cái nơi lỡ một cuộc hẹn đã khiến tôi phải bỏ nhiều tâm sức. Tôi ngồi xuống một gốc cây keo tai tượng để tránh nắng, tay bứt một cọng cỏ cho vào miệng cắn cho đỡ buồn miệng. Cuộc đời của một người thuộc thế giới thứ ba, lại ở trong quân đội như tôi, thế mà lại có nhiều cơ duyên gặp gỡ với nhiều người cùng cảnh ngộ mà ai cũng thuộc hàng thanh lịch quyến rũ hết. Thái, Khánh rồi Phát, có người biểu hiện tình cảm rõ ràng, có người ngại ngùng, nửa thế này nửa thế kia mà cũng có người tôi vẫn còn ngờ ngợ. Dĩ nhiên, với Thái giờ chỉ còn là kỉ niệm cùng với sự tiếc nuối mỗi khi sức trẻ trai của tôi thức dậy vào mỗi sáng sớm tinh mơ không được ai làm thoả mãn. Với Phát thì tôi không còn đặt nhiều hi vọng vào cái người gì mà khó tính quá quắt. Chỉ còn Khánh là cánh cửa đang rộng mở với tôi.
Thế nhưng cả ngày nay tôi chưa nhắn tin trả lời Khánh hỏi tôi sao bỏ về sớm mà không gọi Khánh dậy. Khánh cũng hay ho lắm, chỉ một tin nhắn thế, không thấy tôi trả lời lại cũng không níu kéo gì thêm. Tôi nhớ có lần chat với một người ở tỉnh xa mà tôi xưng là người Sài Gòn, có nói rằng ở Sài Gòn thì nhiều cơ hội kiếm bạn với người yêu lắm, chứ không phải khó khăn như ở vùng quê, người ta kín đáo, sợ điều tiếng cũng như chả biết gì nhiều về cái gọi là đồng tính. Có thật thế không nhỉ?
Tôi cũng khó có câu trả lời chính xác vì thực chất tôi không hẳn là người đang sinh sống ở cái thành phố to và nhộn nhịp nhất Việt Nam. Tôi cũng bị giới hạn trong những bức tường của doanh trại, của những cánh đồng mọc đầy cỏ dại với cát vàng khát cổ, của những lối mòn tương tự nhau mà cỏ cháy vàng khô đứng chen lẫn với những bụi cây xanh um trổ hoa vàng be bé. Trong khi đó, vây quanh tôi là biết bao người đàn ông khoẻ mạnh, sung mãn và tràn đầy nam tính.
Cho nên tính ra, tôi thấy những người thuộc thế giới thứ ba mà ở trong quân ngũ thì sức chịu đựng cũng như nghị lực rõ là cao hơn “đồng bọn” đang sinh sống ở chốn phồn hoa. Kiểu như câu ví von “cám treo cho heo nhịn đói”, nhìn cảnh những thân thể săn chắc mạnh mẽ bay lượn trên sân bóng, hoặc là cảnh trai tráng nhốn nháo tắm sông trần trùng trục với cái quần lót trên người, hoặc là nhìn lố nhố màu da thịt loã lồ gợi tình lôi cuốn đang thi nhau dội nước bên cái hồ chứa nước tập thể mà cứ phải lo kềm cho thằng nhỏ đừng có mà giở chứng.
Thế nên lúc này đây tôi nghĩ có lẽ mình nên chọn con đường bình yên mà trời ưu đãi cho tôi. Thật ra, Khánh và cô gái kia chỉ mới quen nhau chứ đâu đã cưới. Khánh vẫn available và single mà, cạnh tranh công bằng, ai hơn thì đoạt được. Và tôi cũng đâu có mang tiếng là kẻ thứ ba đâu. Ít ra, trong khoảng thời gian này và sắp tới, tôi sẽ được sống trong thế giới bản năng của mình, được thể hiện con người thật của mình, dẫu rằng chỉ là trong một căn phòng khách sạn nhỏ bé, hoặc là một góc quán đìu hiu vắng vẻ hoặc là một bãi cỏ rộng mênh mông không bước chân người.
Đồng tính luyến ái hay dị tính luyến ái, đều có chữ “ái” gắn chặt vào. Nghĩa là đều phải có một mối dây tình cảm yêu thương nhất định. Sau cái đêm lấy đi lần đầu tiên của Khánh mà cũng là trao cho người ta lần đầu tiên của mình, tôi chợt hiểu ra rằng, những gì dành cho Khánh gần như chỉ là sự mong muốn, khám phá, tìm hiểu những gì mà một thằng con trai bị giới hạn thèm khát và mong muốn. Nhưng do cảm xúc quá mãnh liệt nên tôi lầm tưởng là tình yêu.
Tôi nghĩ có nhiều người có lầm tưởng này giống tôi khi bắt đầu một mối quan hệ, có thể là lần chat đầu tiên, lần café đầu tiên, hoặc là lần gọi phone đầu tiên. Sau đó, trong đầu đều dựng lên cho mình một viễn cảnh về một tình cảm đang dần nảy nở và sẽ đẹp lãng mạn như tiểu thuyết. Nhưng những thời gian sau đó, thực tế cho ta thấy do ta quá mong muốn ước ao, đã vô tình cất tình cảm sang một bên, để sự tưởng tượng làm chủ, để rồi đến khi con tim dành được vị trí, ta mới cảm thấy rằng, tương lai tiếp theo sẽ buồn chán làm sao khi mối quan hệ đó có hai con tim không đồng điệu.
Đáng buồn thay, tôi hiểu con tim mình lạc nhịp với Khánh.
* * *
Trung đội của tôi tiếp nhận thêm ba tân binh mới để thay thế cho Thái và Hoàng. Trong số ấy có một người tên Đoàn Tấn Phát. Lúc đọc danh sách tân binh, tôi đã nghĩ đến Phát bên C20 được điều động sang nhưng mà tuổi thì lại không khớp. Người này nhỏ hơn tôi một tuổi trong khi cái tên khó chịu quá quắt kia thì bằng tuổi với tôi mà. Hai người còn lại thì đều còn nhỏ tuổi cả, vừa tròn đôi chín mà thôi. Nghĩ đến cũng thấy buồn buồn, thêm người mới nhưng lại chẳng thấy vui gì. Nếu Thái còn sống thì tôi có dần dần nuôi lớn tình cảm dành cho em hay không nhỉ? Thế mới biết cuộc đời trớ trêu, khi có không cần và khi cần thì không có.
Ba tân binh bước vào trình diện. Tôi ngước lên mà suýt tí nữa là kêu “Á” rồi. Cũng may là tôi vẫn giữ được tính nghiêm trang của một người chỉ huy. Sau khi “thẩm vấn” hai chiến sĩ đôi chín kia xong, tôi mới bắt đầu “tra khảo” cái con người khó chịu đang nhìn tôi đăm chiêu chờ đợi.
- Đoàn Tấn Phát hả? – Tôi hỏi trỏng không.
- … - Gật đầu cười mỉm mỉm không trả lời.
- Bao nhiêu tuổi – Tôi tiếp tục trỏng không
- Tuấn biết tuổi Phát rồi mà – Hắn hơi tròn cặp mắt sâu thẳm nhìn tôi
- Yêu cầu xưng hô cho có trật tự, kỷ cương - Tôi gằn giọng – Phải gọi tôi là thủ trưởng rõ chưa!
- Rõ ạ … thủ trưởng – Phát hơi kéo dài từ “thủ trưởng” nhưng không rõ có ý mỉa mai nhạo báng hay là vô tình
- Rõ rồi sao không nói bao nhiêu tuổi? – Tôi lại gắt
- Thủ trưởng biết tuổi của tôi rồi mà – Hắn không trả lời mà vẫn cứ quanh co hết sức lỳ lợm
- Tôi làm gì phân biệt được người gì mà lúc chơi bóng thì tuổi này lúc ghi lý lịch thì tuổi khác – Tôi nói xong mới thấy mình đã nói một câu hết sức nhảm nhí. Vậy chẳng hoá ra mình biết rõ rồi mà còn cứ loanh quanh hỏi làm khó người ta.
- Thưa thủ trưởng, khi chơi bóng tuổi ta của tôi bằng với thủ trưởng, còn khi khai lý lịch tuổi tây của tôi nhỏ hơn thủ trưởng một tuổi – Hắn trả lời một cách rành rọt rõ ràng mà sao tôi nghe lùng nhùng thế nhỉ
Cái tên này cũng đáo để thế nhỉ. Tôi đang bối rối suy nghĩ về cái sự lùng nhùng ấy mà chưa biết “tra khảo” cái gì tiếp theo thì thời may anh Trung đi vào. Tôi bảo anh đưa ba chiến sĩ ấy về phòng và phân chỗ nằm cho họ. Chợt tôi nảy ra một ý nghĩ tinh quái. Tôi ghé vào tai anh bảo phân cái giường của Thái cho cái tên khó chịu ấy. Cái giường của Thái trước giờ bị đồn là có ma nên ít có ai dám nằm. Thái thì gan dạ nên cậu ta không sợ gì. Thành ra rốt cuộc tuy là chiếc giường tầng nhưng chỉ có mỗi cậu ta nằm, “chừa” hẳn tầng trên cho tiếng đàn ghi ta quái dị. Tôi chưa nghe qua tiếng đàn ấy, Thái cũng bảo thế.
Nhưng nhiều người đồn đại là vào những đêm khuya mùng hai âm lịch, ai thức dậy đi tiểu đêm thể nào cũng nghe tiếng ghi ta bài “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”. Vốn trước khi tôi về đại đội này, có anh chiến sĩ tên Hoài Nam đàn hay hát giỏi được bố trí lẻ loi nằm một mình ở cái giường tầng này. Có một mình nên có khi anh nằm tầng dưới lúc thì nằm tầng trên nghêu ngao khảy đàn. Sau khi anh vào quân ngũ được có hơn hai tháng, chị người yêu sáu năm trời gắn bó với anh bỗng nhiên đi lấy chồng, có gửi cả thiếp mời cho anh nữa. Anh đau lắm, cứ hay nằm một mình đàn bài “Tôi ơi đừng tuyệt vọng” hoặc những đêm tối trời lẻn ra ngồi buồn khóc một mình ở cái hồ mà chúng tôi thường tắm mỗi khi trời nóng.
|
Rồi vào đúng một đêm mùng hai âm lịch, cái ngày mà dân kinh doanh hay cúng cô hồn, kiểm tra quân số chẳng thấy anh đâu. Tìm khắp mấy hôm sau mà cũng chẳng thấy. Sau đó ai chỉ vẽ cúng bái khấn vái thế nào thì sáng hôm sau thấy xác anh nổi trên mặt hồ. Kì quái là gần một tuần mất tích mà xác anh vẫn chưa phân huỷ, nhìn như mới chết vậy. Từ sau đó, cái hồ ấy thi thoảng lại lấy đi cuộc đời của một chiến sĩ tội nghiệp và chiếc giường tầng ấy thì chẳng ai dám nằm vì rất hay bị mất ngủ bởi tiếng ghi ta hoặc là bị hất văng xuống đất. Thái vốn không tin chuyện ma cỏ nên vừa nghe đã xin chọn ngay cái giường ấy. Thế rồi xui khiến thế nào em cũng mất rồi còn đâu.
Anh Trung dẫn bọn họ đi rồi thì tôi lại thấy hơi hối hận. Mặc dù vẫn cứ bán tin bán nghi và nghĩ là chuyện đời trùng hợp nhưng nhỡ như hắn ta bị gì đó thì làm sao? Hoá ra là tôi đã ép người ta vào tai nạn ư? Mà giờ lỡ vậy rồi, thôi cho hắn nằm vài ngày rồi sẽ đổi. Từ đây đến mùng hai âm lịch cũng còn hơn nửa tháng lận. Mong anh Hoài Nam hù hắn vài bận trả hận giùm tôi là được rồi.
Bận rộn thế nào đó mà tôi quên bẵng đi chuyện ma cỏ dành cho Phát. Đến mấy hôm sau tôi mới nhớ ra và đi dò hỏi thì cũng chưa xảy ra chuyện gì trầm trọng. Có điều các anh em quan sát thì thấy Phát hay ngồi tư lự một mình, thả hồn về nơi nào xa xăm lắm hay sao mà có khi đứng sát bên kêu cũng không hay biết gì. Ghê nhỉ? Không lẽ anh Hoài Nam nhập hắn hay sao á? Hắn cũng thích viết lách nữa. Vài lần anh em bắt gặp Phát hí hoáy viết gì đó rất lâu trong ánh sáng mờ mờ của cây đèn pin nhỏ. Chắc hắn cũng viết văn làm thơ những khi không ngủ được như tôi ấy mà. Rồi cái tự nhiên tôi nhớ đến vụ hẹn hò ở bãi bia tập bắn. Thấy tức tức mình làm sao, muốn gặp hắn hỏi một lần cho hai năm rõ mười tôi mới yên bụng được. Nhưng mà chưa có dịp vì thứ nhất là tôi bận quá, thứ nữa là hắn có vẻ né né tôi hay sao đó. Chắc do hôm đầu tiên tôi tỏ vẻ chỉ huy quá nên giờ hắn thấy xa cách, khác với những lần đánh bóng chuyền hắn có vẻ thân thiện với tôi hơn.
Mà kể cũng lạ, từ hôm chuyển sang trung đội tôi, hắn chẳng còn tham gia vô hội bóng chuyền luôn thì phải. Nói chung là hắn cũng ít vận động lắm. Chỉ có sáng sớm là có hích đất với tập xà đơn. Hôm nào nóng nực một chút thì hắn có tham gia bơi lội với mấy anh em ở “cái hồ của anh Hoài Nam”. À mà có ai kể cho hắn nghe chuyện anh Hoài Nam chưa nhỉ? Chắc chưa quá! Mà anh Hoài Nam cũng chưa “thăm nom” gì hắn hay sao đó! Thấy hắn vẫn cứ tỉnh táo và thơ thẩn như bình thường thôi. Tôi nghĩ mình phải chọn một dịp nào đó cho hắn biết cái câu chuyện ma đáng sợ này mới được. Ủa mà như vậy thì mình có ác quá không ta?
Linh thật, vừa nghĩ đến hắn là bóng dáng lấp ló rồi kìa. Kể ra nhìn Phát cũng điển trai nhưng mà do mặt buồn quá nên vừa gặp lần đầu chắc ít có ai nhận ra điều đó. Sao gương mặt buồn và khổ sở thể nhỉ? Đến cả cười cũng thấy khổ nữa chẳng hiểu có gặp biến cố gì hay không. Như lúc này vậy, hắn đang nằm vật ra giường, gần hai mươi phút rồi mà chẳng nhúc nhích lấy một lần, trong khi chân của tôi tê mỏi phải đổi thế ba bốn bận rồi đấy. Đứng một lát thì tôi cũng hết kiên nhẫn nên đi về phòng chợp mắt một chút.
Chiều nay anh em đãi sinh nhật cho cậu Trọng đây. Trọng nấu ăn ngon lắm mà lại có biệt tài chế biến món ăn nữa chứ. Nhiều khi chỉ là vài thứ rau củ tăng gia mà cậu ta vẫn chế ra những món rất đẹp và ngon. Tôi nghĩ nếu có vốn mở cái quán ăn hoặc nhà hàng rồi đem Trọng về làm đầu bếp là đắt lắm. Vì nấu ngon như thế nên mặc dù là sinh nhật, mọi người vẫn phải để Trọng nấu, chỉ khác chút là anh em xúm lại phụ cậu đủ mọi chuyện trong bếp. Khi tôi bước vào bếp thì mọi người đang rôm rả, tay làm hàm nhai rất là vui.
Hắn cũng đang ở trong bếp và phụ trách khâu lặt rau. Mấy chuyện bếp núc thú thật tôi cũng không rành rẽ lắm nên cũng chẳng hiểu nghề ngỗng bếp núc của hắn đến mức nào. Chỉ thấy hắn vừa lặt rau vừa cười đùa, nhưng hơi gai gai người ở chỗ là tự cười với mình chứ không phải đang góp vui với anh em. Nhưng do mọi người ồn ào náo nhiệt quá nên chẳng để ý thấy sự lạ ấy. Đến cả việc tôi vừa lướt vào rồi lướt ra cũng chẳng mấy ai chú ý đến chứ nói gì đến hắn!
Lang thang một vài bước thì tôi đã đến phòng ngủ của anh em. Những chiếc gối được xếp ngay ngắn, bọc bọc vuông vức gọn gàng bởi chiếc chăn màu rêu sậm. Đó là những màu sắc thân quen đã gắn bó vào sâu trong trí não tôi. Áo xanh, quần đùi xanh, quần xanh, mũ xanh và vớ cũng xanh. Đôi khi tôi nghĩ nhờ màu sắc đó mà tôi cảm thấy lòng mình dịu lại. Hồi xưa không biết ai chọn màu cho quân phục nhỉ? Không hẳn là tiệp với màu xanh cây lá dễ ẩn sâu tránh né quân thù đâu. Màu lá cây cũng giúp cho tâm hồn những anh lính xa nhà vơi bớt nỗi buồn chia cách và dấy lên những niềm hi vọng đoàn tụ với những chiến thắng thành công phía trước.
Đấy là chỗ hắn nằm. Cũng gọn gàng như mấy anh em khác. Bất chợt tôi ngước nhìn lên tầng trên của “chiếc giường anh Hoài Nam”. Có một vật gì giống một quyển sổ nhỏ lấp ló sau cái ba lô nằm sát trong tường. Tôi tiến đến gần để nhìn cho rõ. Đúng là một quyển sổ. Của hắn phải không nhỉ? Nghe nói hắn hay viết lách, chắc là cuốn sổ tay này chứa nhiều “tác phẩm” của hắn lắm đây. Thế mình có nên xem không nhỉ? Vậy cũng hơi bất lịch sự đấy! Nhưng mà muốn xem coi cái tên khó chịu này “thổ lộ” gì vào trong cái quyển sổ kia. Nếu hôm nay không xem qua thì biết bao giờ lại có dịp nữa. Mà trời ơi cái sổ gì mà dày thế kia nếu viết nhiều thì xem đến khi nào mới xong? Nhưng tôi cũng ngại nhỡ đang xem thì hắn vào quê lắm!
Tôi bỗng nghĩ ra một cách. Đi ra khu bếp, tôi gọi anh Trung và Phát bảo sang C17 lấy lại cho tôi mấy quyển sách nhạc mà hôm trước tôi cho anh bạn bên ấy mượn để lát nữa anh em hát mừng sinh nhật cậu Trọng. “Dẫn cậu Phát theo cho vui với để cậu ấy biết đường biết chỗ luôn nhé”. Hè hè, tôi có ranh ma không! Từ đây đi qua đó chắc cũng mười lăm phút, đi về mất ba mươi phút. Ít nhất có ba mươi phút đọc trộm.
Anh Trung và hắn vừa đi khỏi là tôi lao ngay vào chỗ “chiếc giường anh Hoài Nam” và lẹ làng lôi quyển sổ ấy ra. Phân vân quá nhỉ? Có nên mở ra hay không? Có nên đọc hay không? Hay là chỉ đọc trang đầu xem nói gì rồi đóng lại chắc cũng đâu có sao đâu phải không? Kiểu như mình vô tình thấy cuốn sổ này đúng lúc gió làm bay tờ giấy bìa cứng bên ngoài và mình đang lúc dí mặt gần đấy nên đọc phải. Sự cố ấy mà!
Nghĩ sao làm vậy! Trang đầu tiên làm tôi thất vọng ghê, chẳng có chữ gì hết, trắng trơn. Cái tên Phát này chắc giống mẹ tôi đây này, tập vở lúc nào cũng buộc tôi phải chừa trang đầu, trang sau mới bắt đầu viết. Sao tự dưng tôi quên khuấy cái vụ chừa trang đầu ra nhỉ? Thôi thì gió vô tình “thổi” thêm một trang chứ không lẽ tôi đọc giấy trắng thế này có phí công sức hay không?
Trang thứ hai trắng trơn!
“Gió vô tình thổi” thêm trang thứ ba cũng trắng trơn!
“Gió phải vô tình thổi” thêm vài trang nữa thì mới có sự hiện diện của màu mực. Góc trên cùng bên trái có vẽ hình một trái tim bên trong có dòng chữ “Luân” viết bằng kiểu chữ rất cầu kỳ mà người ta hay dùng viết trong giấy khen hoặc thiệp cưới, giống với font chữ VNI-Maria trong máy tính ấy. Tự nhiên tôi thấy có gì ấm ức trong ngực. Tôi cũng thích có ai đó viết dòng chữ “Tuấn” vào một trái tim như thế và tôi chợt khám phá ra rằng tên “Luân” nghe rất dở và xấu, không nên dùng để đặt cho con cái của mình nhé các bạn! Tôi liếc xuống góc dưới cùng bên phải, có dòng chữ rất bay bướm và đẹp bằng tiếng Anh “When I think of you”. Tôi bỗng muốn đóng quyển sổ lại, hết cả hào hứng khám phá. Hoá ra hắn ta có ai đó trong tim rồi. Người đó tên Luân nè! Còn quyển sổ này là những nỗi niềm của hắn khi nhớ về người ta. Thế tôi đọc vào làm gì có mà buồn thôi chứ ích chi đâu.
|
Nếu anh là Bộ đội Tập 10
Một trang trong quyển sổ của Phát làm tôi thấy buồn ghê. Rồi bỗng tôi nghĩ đến Thái. Nếu em còn sống hẳn em cũng sẽ dành cho tôi biết bao thứ đầy tình cảm. Nếu em còn sống, tôi sẽ nhận được sợi dây đeo tay thắt bằng chỉ nhiều màu với dòng chữ “T love T”. Thái yêu Tuấn. Tôi nhớ bài thơ Rừng ơi của Nguyễn Thị Hồng Ngát mà Thái viết cho tôi. Oài, không biết có phải vậy không nhưng mà thôi kệ, trong tim Thái lúc ấy rõ ràng chỉ có chỗ cho tôi chứ không phải như Phát chỉ để dành cho cái tên “Luân” xấu xí nào đó.
Có lẽ Thái cũng đóng một vai trò nhất định trong trái tim tôi. Thế nên việc tôi hay nghĩ về em cũng không có gì quá đáng. Thái từng nói thích được đi Đà Lạt một chuyến và mừng ra mặt khi tôi hứa sẽ sắp xếp một chuyến vì tôi cũng muốn đi lên đó. Thái nói như đứa con nít rằng “em thích thở ra khói” như hút thuốc vậy. “Chà chà, trời lạnh mà thở ra khói chắc là lạnh lắm mà em thì không có cái áo lạnh nào không biết làm sao”. Khi đó tôi không hiểu lắm nét u buồn thoáng qua của Thái. “Ừ thì đi mua một cái trước khi đi chứ sao em!”. Giờ tôi hiểu em nghèo và tiết kiệm lắm. Để đi được Đà Lạt hẳn là phải cố gắng lắm rồi nói gì đến mua sắm quần này áo nọ. Nghèo cũng làm người ta buồn lắm nhỉ?
Vừa xem mấy bài báo trên mạng mới biết bây giờ đang là mùa phượng tím trổ trên Đà Lạt. Tôi chưa từng có dịp nào nhìn ngắm cây phượng tím ở ngoài đời nhưng mà nhìn những tấm hình trên mạng thôi đã thấy mê lắm rồi. Thế rồi từ sau đó, tôi gắn liền Thái với cây phượng tím mà chẳng hiểu có bất cứ sự liên quan hợp lý nào giữa em với cái cây hoa ấy nữa.Có lẽ cây hoa phượng nên trổ màu tím thì hơn là trổ hoa màu đỏ. Hà hà, sẽ có rất nhiều người lắm đây, nhất là người dân Hải Phòng, “thành phố hoa phượng đỏ”, thể nào cũng phản đối cái ý tưởng này của thằng tôi đây. Mà thôi cũng chẳng có gì quan trọng, quan điểm cá nhân thôi mà.
Có lẽ tôi sẽ còn tiếp tục thả mình theo mây gió trời trăng, theo hoa cỏ mùa xuân, theo Đà Lạt lạnh mềm tuôn khói trắng. Cho đến khi cậu Trọng ấp úng bên cánh cửa phòng “Sếp ơi sang dự sinh nhật em cái ạ”. Thế là đời bỗng vui. Tôi nói rồi mà, bạn nào chịu khó đọc lại phía trên sẽ thấy. Bạn bè quan trọng lắm đấy. Mỗi lúc mình bị ức chế, dồn nén hay thảm hại trong tình yêu thì cái tình cảm bè bạn sẽ gúp ta lấy lại biết bao nhiêu cân bằng một cách kì diệu. Thế nên tôi cũng nhắn các bạn rằng hãy giữ gìn tình bạn, đừng để tình yêu làm nhạt nhoà tình bạn sau này sẽ hối hận lắm đấy nhé! Thái ạ, bây giờ thì anh qua ăn sinh nhật cậu Trọng một chút, lát về sẽ suy tư tiếp với em nhen! Tôi nhớ mấy tiếng “nhen” “nhen” miền Nam của Thái ghê á!
Ái chà cũng hoành tráng thật. Không biết ai tìm được cả một ổ bánh kem nữa kìa. Ở trên này muốn tìm được bánh kem sinh nhật không phải dễ đâu nhé. Mặc dù cái nắng nóng của quân ngũ đã làm cái bánh hơi biến dạng một chút nhưng dòng chữ “Sinh nhật vui vẻ! Miss you!” vẫn còn đỏ nguyên và rõ nét lắm. Bạn gái của cậu Trọng mang lên tặng người yêu đấy. Sao mà cuộc đời bất công quá nhỉ? Tướng tá cao ráo đẹp trai như tôi (cho tôi làm cảm tử quân tí nhé) mà lại cứ ngồi nhìn hạnh phúc của người ta rồi thèm khát và ganh tị là sao?
Hôm nay có salad dầu giấm, thịt heo kho củ cải trắng, rau luộc chấm nước mắm kho quẹt, cơm trắng, “hào chiên trứng” (món này tên như vậy chứ không phải làm từ “hào”, chả hiểu cậu ấy chế kiểu gì nhưng ngon lắm nhé). À có cả món mà tôi rất thích ăn là canh rau bồ ngót với thịt băm nữa. Đời chiến sĩ, bữa sinh nhật đơn sơ! Vậy mà ngọn nến vẫn lung linh, tiếng nói vẫn giòn tan. Những ly rượu đầy tràn. Ấm lòng những người lính xa nhà đang vui cười nghiêng ngả!
Tôi thấy Phát không giữ nét buồn như thường lệ. Trong đôi mắt thường ưu tư đăm đắm, có hai ngọn nến lấp lánh như ánh sao. Những nét thời gian giãn đi trên gương mặt làm Phát trở nên trẻ trung và hấp dẫn. Có ai từng nói với Phát rằng, khi cười Phát sẽ đẹp lên rất nhiều lần hay không? Có ai thổ lộ rằng, khi Phát cười sẽ có một người đang dần dần say men rượu muốn ôm chầm lấy Phát mà siết thật chặt trong đôi tay rắn chắc mà thiếu tình cảm này hay không?
Ôi chao Phát khảy đàn ghi ta nghe rất hay. Hoà theo tiếng đàn dặt dìu đó là giọng hát cao vời vợi như ca sĩ Bằng Kiều. Tôi biết bài hát này. “Phút cuối” của nhạc sĩ Lam Phương.
Chỉ còn gần anh một giây phút thôi Một giây nữa thôi là xa nhau rồi Người theo cánh chim về vui với đời Để lại thương nhớ cho kiếp đơn côi …
Biết chi một đêm. Tha thiết chi một đêm. Rồi xa nhau nghìn trùng? …
Nếu ngày nào tình ta đã phai Ngày vui của anh cùng ai trên đời Là hôm tiễn em về nơi cuối trời Anh ơi bao giờ nhớ thương này nguôi. …
Tự nhiên tôi cảm thấy sống lưng mình lành lạnh. Trước mặt tôi có phải là Phát đang vừa khảy đàn réo rắt vừa cất giọng hát cao vun vút nghe như đến từ cõi nào. Trong lòng bỗng có cảm giác gì đó khó tả, tựa như mình cảm nhận được trước một điều mất mát lớn sắp xảy ra. Đó là bóng ai mờ mờ ảo ảo ngồi trên chiếc giường tầng, hát hay đàn giỏi mà ôm một mối u uẩn trong tâm hồn, ẩn sâu trong ánh mắt buồn đăm chiêu. Đâu đó trước mắt tôi nhạt nhoà những làn khói trắng như ai đó vừa cất hơi thở trong cái lạnh êm êm của Đà Lạt đang rộ mùa hoa phượng tím.
|
Có một giấc mơ thật êm đềm lướt qua tôi. Tôi nghe phảng phất cái mùi rượu thấm sâu vào cơ thể vốn đã ngập tràn chất đàn ông ấm nồng nằm đó. Và tôi sẽ chỉ thích được nằm bên cạnh tự do nhìn ngắm nhìn một cơ thể trần truồng bất động. Tôi sẽ khẽ khàng áp má mình vào cái ai kia ngực to rộng. Sẽ áp mũi hướng về cái mũi ai kia đang phà ra nhè nhẹ hơi rượu nồng nàn hoà lẫn với cái hương vị riêng của một con người. Tôi sẽ thấy buồn cười với cái sở thích kỳ quặc đó của mình. Và cứ thế, môi tôi sẽ cứ chạm từ từ vào cái môi dày cong cong kia, sẽ chầm chậm, sẽ nhẹ nhàng, cứ như hai con chó âu yếm nhau vậy.
Những chú chim siêng năng đánh thức tôi khỏi giấc mơ đầu hạ nhiều mật ngọt. Tôi đưa tay bóp nhẹ trán để cố gắng nhớ lại những gì đã diễn ra tối hôm qua. Sớm tinh mơ nên trời se se lạnh. Tôi thấy cả cơ thể như có cảm giác mơn man vừa quen thuộc vừa xa lạ. Và trước mắt tôi là một anh sĩ quan cô đơn nằm trần truồng trên chiếc giường của mình. Nòng súng đang giương lên thật cao đón những cơn gió vô tình lùa qua khe cửa, len lỏi vào từng sợi lông xoăn xoăn làm cơ thể thêm nhột nhạt. Bên trên những vùng lông đen rậm rạp vẫn còn vương vãi những vết tích của một cuộc xuất binh. Sao mà tôi lại nằm đây trong tình trạng khoả thân với nhoè nhoẹt tinh dịch vậy nhỉ? Chẳng biết có ai đi ngang nhìn vào thấy tôi tênh hênh như thế này hay không? Ngoài trời vẫn còn phủ chút màu u ám nhạt và ánh mặt trời vẫn còn uể oải nằm thật sâu dưới những rặng cây.
* * *
Kỳ lạ thật nha, vẻ mặt thằng nào cũng bình thường như đêm qua chẳng có gì xảy ra vậy. Tôi ngầm quan sát từ sáng nay chẳng thấy ai có biểu hiện gì bất thường hết. Thế không lẽ tối qua tôi tự lột quần áo của mình à? Tôi say thì cũng nhiều lần lắm rồi nhưng chưa khi nào tôi tự lột quần áo của mình ra như thế. Tôi mà say vào là nằm lăn ra ngủ như chết đến khi tỉnh táo thôi chứ không có “tự phá hoại thân thể” như thế. Mà cũng lạ lắm, sao tối qua tôi say lúc nào không biết, mà có phải uống gì nhiều đâu. Vốn đây là trong doanh trại mà, tôi đâu có để anh em say sưa bét nhè còn ra kỷ luật thể thống gì nữa. Vậy mà mình lại… thế đấy! Tôi nghĩ mãi cũng chẳng hiểu chuyện gì nữa.
Có điều có một chuyện mà tôi nghĩ là mơ mộng nhưng sao ngẫm lại tôi có cảm giác rất thật. Đó là khoảnh khắc mà Phát đàn hát bài “Phút cuối”, tôi bỗng nhiên mơ màng đi rồi tưởng tượng ra cảnh hai đứa đang âu yếm nhau. Hay đúng hơn là tôi đang âu yếm một người nằm trần truồng trên giường. Tôi vẫn còn nhớ cái hơi thở và mùi đàn ông nồng đậm từ cái cơ thể tưởng tượng đó. Tôi vẫn như chưa quên cái cảm giác thô ráp của bàn tay mình chạm vào gương mặt ai kia. Và cả cảm giác mềm ẩm của môi khi chạm vào môi người đó. Vậy rốt cuộc là thật hay không thật nhỉ? Tôi cố bóp trán và hình dung lại cái cơ thể trần truồng trong cơn mơ màng của tôi. Không giống những cơ thể khác mà tôi từng nhìn thấy qua…
- Tuấn vào anh bảo – Anh Quân thấy tôi đi ngang nên gọi vào – Chú mày dạo này làm trò gì vậy?
- Trò gì… là sao ạ? – Tôi chột dạ, không lẽ anh có thấy cảnh tượng ấy đêm qua của tôi – Em… có làm gì đâu.
- Thì bày trò nhậu nhẹt say xỉn trong đơn vị chứ gì – Anh nghiêm mặt – Không lẽ vì tình cảm mà anh cứ bao che cho chú mày hoài hay sao?
- Dạ… em xin lỗi – Tôi cúi mặt lí nhí – Em cũng không định uống say vậy mà không hiểu sao…
Tôi dám cá là mắt anh Quân vừa thoáng nét gì đó tinh quái. Nhưng do đang lúc cúi mặt xuống nên tôi không kịp nhìn cho rõ lại. Vậy hẳn là đêm qua anh thấy mất rồi. Kể ra anh Quân có nhìn thấy cơ thể tôi rồi nhưng mà lần này nhìn thằng tôi say xỉn tự cởi quần áo ra rồi tự sục cho ra thì kì cục quá đi mất. Không biết lúc đó tôi có lảm nhảm, oằn mình ưỡn mẩy hay rên rỉ gì hay không nữa. Hic sao mà xấu hổ thế không biết nữa. Tôi không dám ngước mặt lên nữa để mặc cho anh ta cười cợt vào cái đầu để tóc đinh lởm chởm của tôi như con nhím xù lông nhọn trước kẻ thù. Là tôi đoán vậy chứ không biết anh đang nghĩ gì nữa.
- Thôi lần này cho qua – Anh mở lời – Đừng để có lần sau nữa nhé! Trước hết là kỷ luật của đơn vị mình sẽ bị giảm sút. Tiếp nữa là anh em đơn vị khác người ta biết lại nói xấu hoặc chê cười thì không hay đâu.
Anh chê cười như thế tôi đã xấu hổ lắm rồi nếu để người khác biết thì còn nhục cỡ nào nữa. Bởi người ta nói khôn ba năm dại một giờ. Tôi khôn mấy chục năm nay mà dại có vài chục phút. (Nói nhỏ: tôi không có khả năng kéo dài đến một giờ đâu, thật thà vậy để các bạn thương mến và nếu lỡ có dịp “ấy ấy” với ai thì cũng không bất ngờ trước khả năng của tôi nhé ^^). Nhưng mà nghe anh Quân nói vậy tôi cũng như cất được bao gánh nặng cũng như sẽ giải được bao nhiêu là khúc mắc trong đầu. Nghĩ anh thấy hết rồi nên tôi đánh bạo hỏi:
- Anh Quân… hôm qua em… - Tôi ngượng miệng quá đi mất – Em… có rên rỉ hay… làm gì khác…. không anh?
- Ha ha… là sao… - Cái ông Quân này rõ là biết hết chuyện rồi mà còn giả bộ nên nhịn cười không nổi đây mà.
- Thôi anh đừng đùa nữa – Tôi lấy một tay bưng mặt – Sáng giờ em xấu hổ lắm. May đi ngang qua đây nghe anh nói. Với anh thì em không xấu hổ lắm
- Nói năng gì lộn xộn quá Tuấn – Anh Quân đã thôi cười nhưng nét mặt rất kì cục, như là đang kềm những tràng cười trong cuống họng vậy.
|