Đường xa mới biết sức ngựa. Thằng Luận lúc này đã bắt đầu lè nhè rồi. Thầy Thắng không muốn cho nó uống nữa vì nó đi xe máy mà nhà cách đây cũng gần sáu bảy cây số. Không phải sợ bị công an phạt (nó là công an mà), chỉ sợ đi đứng không an toàn thôi. “Đường quê mà, đâu có đèn đuốc sáng trưng như trên thành phố đâu!”. Mà gặp mấy đứa say rồi dễ gì nó chịu buông ly. Nó khoát tay gạt thầy Thắng ngồi xuống rồi lè nhè:
- Em không sao hết thầy ơi! Bữa nay gặp lại thằng Tuấn em vui quá chừng luôn.
- Ờ vui thiệt – Chị Sáu lên tiếng – Nhưng mà bữa khác uống nữa mày ơi. Tụi nó còn ở đây lâu mà
- Không, bữa nào ra bữa đó! – Nó tiếp – Thằng Tuấn này em thương nó lắm! Bị tụi em mất liên lạc năm sáu năm rồi cho nên mấy ngày nó ở đây là em phải giữ nó bên cạnh em.
- Ai hông biết mày thương nó – Anh Triệu đứng lên – Nãy giờ nó nói cả chục lần rồi hen chị Sáu. Mà thương nó thì cũng phải có sức mới thương được. Mày sắp gục rồi còn đâu mà thương.
- Ai nói em sắp gục? – Thằng Luận bị khích nên hỏi lại – Mấy anh em uống chung hoài, trừ mày ra nghen Tuấn (nó quay sang tôi quàng vai siết chặt)
Cái ông Triều này cũng ít có ác, cứ khích nó trong khi thầy Thắng với chị Hồng thì khuyên nó nghỉ. Được thêm vài vòng nữa thì nó quay qua anh Chiến, cầm tay anh vừa lắc vừa nói:
- Anh Chiến ơi, giờ em phải nhận là xỉn rồi đó! Anh uống mạnh gì đâu! Mày nữa Tuấn, uống mạnh quá (lại quàng vai siết chặt). Ở đây em nể nhất là thầy Thắng. Còn chị Sáu thì em hông dám nể (nó cười ha hả) chị Sáu là phải kính sợ luôn rồi. Cho nên thôi em nghe lời thầy với chị Sáu. – rồi lại quay sang cầm tay anh Chiến – cho em nghỉ ở đây bữa sau anh em mình tiếp hen! Cho phép thằng Tuấn đi uống nước với em chút nhen?
- Trời đất ơi xỉn rồi còn đi uống nước gì nữa mày – Chị Sáu chen vào – Về ngủ bữa nào uống không được.
- Hông bữa nay em gặp thằng Tuấn em không biết xỉn gì đâu – Nó xiêu vẹo khoát tay – Em nghỉ là tại em muốn đi uống nước với nó đó. Em thương nó lắm chị ơi (lại quàng vai siết chặt)
- Ờ mày cưới nó luôn đi con – chị Sáu cười sảng khoái – Thôi em Tuấn chị coi em còn tỉnh táo vậy em chịu khó đi với nó chút cho nó tỉnh táo nghen em.
Tôi “dạ, dạ” rồi đưa mắt sang anh Chiến có ý báo cáo tình hình và xin chỉ huy duyệt. Anh Chiến gật đầu. Hai thằng leo lên chiếc SH màu mận chín của nó. Thằng này nhà giàu thật chứ.
Tôi cho xe chạy chầm chậm trên con đường trải nhựa vì cảm thấy hơi lạnh. Mỗi lần nhậu vào mà cảm thấy lạnh như thế này cũng có nghĩa là sắp “tới bến” rồi đây. Thằng Luận ngồi sau chắc cũng tới bến lắm rồi nên nó thi thoảng ngã sang bên này, gục sang bên kia làm tôi khó khăn lắm mới giữ vững tay lái. Hai bên đường tiếng côn trùng kêu rộn rã. Thấp thoáng nhà ai còn thức muộn toả chút ánh đèn yếu ớt. Lác đác vào ngọn đèn đường không đủ sức soi rõ lối đi. Xã này không phải là trung tâm của huyện mà đường về nhà thằng Luận thì lại càng cách xa trung tâm xã hơn nữa nên không có được ưu tiên gắn đèn đường nhiều.
Thằng Luận chắc nó sợ tôi nghĩ nó say xỉn rồi nên cứ luôn mồm kể chuyện này chuyện nọ sau lưng tôi. Hồi xưa đây là con lộ đất đỏ. Hai bên đường là những ruộng lúa bát ngát phì nhiêu. Ngó vậy mà không phải vậy. Vùng đất này cũng thuộc về hạ lưu của sông Tiền rồi. Đi khoảng vài chục cây số nữa là đến biển. Đất đai dễ bị nhiễm mặn không thích hợp cho trồng lúa. Cho nên người dân ở đây chuyển từ ruộng thành vườn hết cả. Rồi đến lúc vú sữa Lò Rèn trở nên nổi tiếng thì bà con cũng chuyển sang thâm canh vú sữa.
Cái nghề trồng vú sữa vậy chứ mà nhàn nhã hơn trồng lúa nhiều lắm. Hệ thống tưới tiêu làm sẵn hết rồi, tuỳ theo thời tiết khô ráo hay mưa nhiều mà bơm nước lên tưới cách ngày hoặc vài ngày. Đến kỳ thì bón phân với các thuốc bảo vệ thực vật để tạo thêm dinh dưỡng cho đất và giúp cây chống lại sâu bệnh. Một năm vú sữa ra có một mùa nên cũng không tốn quá nhiều thời gian cho thu hoạch, tiện hơn nếu mình “bán mão” cho thương lái. Bán mão nghĩa là khoán nguyên một gốc vú sữa cho thương lái tự thu hoạch với một giá nào đó. Tôi nghe nó lè nhè kể chuyện mà tưởng mình đang nói chuyện với một bác nông dân chứ không phải thằng Trí Luận bạn học cấp ba của tôi ngày nào.
Thằng Luận bạn tôi ngày xưa ít nói hơn rất nhiều. Tính tình thì nóng nảy lắm. Trò chơi mà nó thích tham gia nhất là đá banh với đánh lộn. Trong khi tôi thì được giao trách nhiệm lớp phó kỉ luật. Nên tôi nhiều phen phải lôi nó ra trước thầy cô chủ nhiệm thậm chí cả ban giám hiệu nhà trường để mà xử lý vì mấy cái vụ đánh lộn của nó. Từ đó mà sinh ra thân nhau và quý mến nhau (tôi thì yêu nó, còn nó thì tôi không biết). Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Nó bớt tham gia đánh lộn hơn để dành thời gian cùng tôi đi xem đá bóng hoặc cùng nhau nhễ nhại mồ hôi trong những sân cỏ lề đường hoặc những sân bóng mini nào đó.
- Đi uống nước ở đâu thế Trí Luận? – Tôi hỏi và chợt nhận ra mình vẫn gọi nó theo cái kiểu học sinh ngày nào
- Ấy chết Luận quên mất kaka – Nó cười vang ngoài đường như thể muốn ai cũng phải nghe – Nãy giờ cứ đi theo quán tính gần về đến nhà mất tiêu
- Ừ không sao hôm khác đi uống nước cũng được.
- Không được, nãy Luận hứa là mời Tuấn đi uống nước mà – Nó nói một cách băn khoăn
- Tuấn còn ở đây lâu mà – Tôi trấn an nó – Cũng vì Tuấn thấy hơi lạnh nữa
- Chết rồi, chắc Tuấn bị nhiễm sương rồi đó - Thằng Luận lăng xăng – Vậy để Luận chở cho Tuấn ngồi sau cho đỡ lạnh.
- Không sao đâu – Tôi cũng không dám giao tay lái cho cái đứa xiêu bên này vẹo bên kia – Tuấn lạnh là do rượu bắt đầu ngấm, nên ngại nếu đi lòng vòng lâu quá thì không ổn.
- Ờ vậy hả! Chắc sợ Luận say không chở được chứ gì – Nó lại cười ha ha – Không cần lo, lâu rồi chẳng được ai chở nên Luận cũng không đổi đâu.
Nó vừa dứt lời thì bỗng đâu một cơn gió khuya mang theo nhiều hơi sương bủa lấy hai chúng tôi làm tôi lạnh quá rụt người một cái, hai hàm răng va vào nhau lộm cộp. Thằng Luận bất ngờ vòng hay tay ra trước ôm lấy tôi và bảo là chỉ biết làm vậy cho tôi đỡ lạnh mà thôi. “Ráng chút xíu nữa là tới nhà Luận rồi”. Tôi sởn cả gai ốc, không phải vì cơn gió lạnh với nhiều hơi sương mà là vì cái cảm giác êm đềm của năm sáu năm về trước bỗng nhiên hiện hữu trước mặt như chưa từng mất đi bao giờ.
Thằng Luận có hẳn một căn nhà riêng cách nhà ba má nó khoảng chừng vài chục bước chân. Xe vừa dừng trước nhà đã nghe tiếng phụ nữ “Luận về đó hả con?” nói vọng ra từ nhà ba má nó. Đáp lại tiếng “dạ con nè má”, má nó nói tiếp “lè nhè dữ chắc say sưa nữa rồi chứ gì”. Nó nhìn tôi nhún vai rồi le lưỡi ra cười như đứa con nít bị bố mẹ mắng yêu nhìn dễ thương làm sao.
Nó đưa tôi sang chào ba má nó. Hai người không nhận ra tôi nhưng mà tỏ vẻ vui mừng lắm. Má nó ôm tôi vỗ vỗ lưng nói “thằng Luận có phước quá chừng có bạn tốt như vầy nè”. Tôi cũng vui lây, rồi vô thức cầm lấy bàn tay nó bóp bóp mạnh. Nó cũng làm lại y như thế. Bên ngoài trời bỗng đổ cơn mưa rào mát lạnh. Má nó không cho tôi về sợ “đi khuya mưa gió độc là trúng gió bệnh chết à con”. Ba nó biểu tôi ở lại ngủ sáng “thằng Luận đưa con về sớm”. Thú thật tôi cũng buồn ngủ lắm rồi.
Vậy mà khi hai thằng nằm trên giường rồi thì lại chưa ngủ được. Chắc tại tiếng mưa rơi lộp độp trên mái ngói làm cho không gian hơn ồn ã. Tôi nghe ngoài sân tiếng nước mưa theo cái máng xối đổ vào trong cái lu to nghe rào rào. Hai thằng nhắc lại những kỉ niệm ngày xưa với biết bao vui buồn của thời học sinh vụng dại. Tôi cũng để ý xem trong những lời nó ấy, nó có tình ý gì với mình hay không. Chắc là không có rồi hoặc là thằng này nó giấu kỹ quá. Tôi muốn nghĩ theo hướng thứ hai hơn để trong lòng còn thấy được niềm vui.
- Tuấn có vợ con gì chưa? – Thằng Luận đột nhiên hỏi một vấn đề mà hai đứa tôi chưa từng đề cập đến.
- Thấy tay Tuấn có đeo nhẫn không?
- Ừ haha… Luận cũng không có đeo nhẫn
- Cần gì phải nói, Tuấn đang nằm chung giường với Trí Luận mà
- Ừa haha… Luận ngố thiệt chứ - Nó cười và quay sang nhìn tôi – Vậy có bạn gái chưa?
- Chưa…
- Sao vậy? Hotboy cỡ như Tuấn khối cô mê lắm đấy sao lại chưa chịu ai thế?
- Trong quân đội mà – Tôi chống chế. Rồi ngẫm lại tôi mới thấy mình rối quá hoá dại, cứ lo trả lời nó mà chẳng hỏi tình trạng bồ bịch của nó thế nào.
- Luận thì chán mấy đứa con gái lắm rồi – Thằng Luận buông ra một câu rồi im lặng. Câu này nghe có vẻ thật lòng đây, chứ điều kiện tốt như nó phải bắt cá ba bốn tay luôn ấy chứ. Mãi một lúc nó mới nói tiếp – Tuấn gọi “Trí Luận” nghe ngộ lắm. Không có nghe ai gọi vậy hết.
- Tuấn quen miệng rồi, để sửa lại từ từ.
- Thôi khỏi – Nó gạt đi – Luận thích nghe Tuấn gọi vậy mà. Còn lạnh nữa không?
Tôi nhìn nó cười không đáp. Nghĩ sao mà còn lạnh nữa Trí Luận đại ngố. Bây giờ nằm trong phòng cũng khá kín. Lại cùng đắp chung cái chăn nữa. Và đêm nay là một đêm không cô đơn như bao nhiêu đêm đã qua trong đời tôi. Thế nên mặc dù mưa gió ngoài hiên nhà mà tôi vẫn thấy sao mà ấm áp lắm. Cái thằng này đúng là ngố thật, thấy tôi không đáp lại chắc nó tưởng tôi lạnh mà ngại không nói ra thế là xích lại nằm sát bên rồi ôm lấy tôi. Tôi không phản đối, im lặng lắng nghe hơi thở của nó bắt đầu trở nên đều đặn. Nó ngủ mất rồi.
Trời mát lạnh và trong lòng thì ấm áp nên tôi ngủ một hơi đến sáng bạch mới thức dậy. Trí Luận đại ngố của tôi vẫn còn nhè nhẹ “kéo gỗ” bên tai tôi. Nó vẫn ôm tôi như sợ tôi sẽ rời xa nó như năm sáu năm về trước vậy. Tôi lay nó dậy mấy lần mà nó vẫn không cục cựa gì. Cái thằng gì mà ngủ như chết. Tôi vỗ vỗ vào má nó mấy cái mà nó cũng không thèm mở mắt ra. Nhìn nó ngủ sao mà bình an đến vậy? Tôi bỗng thèm quá, cúi xuống hôn một cái lên môi nó. Cũng vẫn im ru. Tôi nhìn đồng hồ, thấy vẫn còn sớm nên để cho nó ngủ tiếp.
Tôi lò mò xuống giường rồi ra ngoài sàn nước rửa mặt. Bên nhà ba má Trí Luận khói bếp bay theo sương sớm làm cảnh vật rất chi là mờ ảo. Nghe tiếng nước bên này, má thằng Luận gọi với sang:
- Tuấn dậy đó hả con?
Sao má nó hay quá vậy ta? Nghe tiếng dội nước thôi cũng biết không phải là con của bác ấy. Tôi “dạ” một tiếng rồi lững thững đi sang bên ấy. Bác gái đang thổi cơm sáng.
- Thằng Luận giờ này nó chưa dậy đâu con ơi – Bác gái nhìn tôi cười – Kêu nó tới Tết Công-gô cũng vậy à
- Hèn gì mà nghe tiếng bác đã biết là con phải không? – Tôi hỏi
- Chứ gì nữa – Bác gái nói – Thiệt tình muốn kêu nó dậy sớm phải có cách riêng. À mà có thằng gì bạn nó, in như là tên Phước tên Huệ gì đó, có đến chơi vài lần là kêu nó dậy sớm được cũng tài lắm!
Tôi bỗng thấy hơi ghen tị với cái thằng Phước thằng Huệ nào đó. Rồi tôi lại gạt thằng đấy sang một bên vì nó đến chơi mấy lần mà bác gái chẳng thèm nhớ tên trong khi tôi mới đến có một lần thì bác đã nhớ tên tôi là Tuấn rồi. Chắc bác gái chấm tôi cho con trai cưng rồi đây. Nghĩ vậy tôi bất giác phì cười:
- Chắc người yêu của Trí Luận cũng kêu Trí Luận dậy sớm được hả bác?
- Trí Luận? – Bác hơi khựng lại khi nghe tôi nói cái tên hơi là lạ – Mèn ơi từ đó giờ có dẫn một đứa con gái về mà cách nay ba bốn năm gì rồi con ơi. Ôi bác cũng muốn nó có vợ sớm chứ để nhậu nhẹt hoài hư thân hết.
- Vậy sao bác không tìm ai làm mai mối cho Trí Luận?
- Mấy đám rồi mà nó không chịu ưng đó chứ – Bác quay lại tôi nói nhỏ – Như mới đây là đám con Hồng nhà anh Ba Hoà ở bên xã Song Thuận. Con nhỏ dễ thương mà ngoan nữa. Bên anh Ba gia đình cũng thanh thế. Mà nó cũng không chịu. Bác trai con đang hối thúc nó lắm.
Bác vừa nói vừa chỉ tôi ngồi xuống ghế. Tôi nhỏm dậy định phụ bác dọn chén bát thì bác khoát tay:
- Ngồi chơi đi con. Không biết chỗ vướng tay bác nữa à. Ủa mà con có vợ con gì chưa?
- Dạ chưa bác…
- Chắc trong quân đội hiếm con gái lắm hả con?
- Dạ phải – Tôi mừng như gặp tri âm
- Ừ, tội nghiệp! – Bác tặc lưỡi – Thôi con vô kêu nó dậy được rồi đó
Quả hiểu con không ai bằng cha mẹ. Tôi vừa vào buồng thì thấy Trí Luận của tôi vừa mở mắt nhìn trân trân lên mái nhà. Thấy tôi vén mùng lên thì nó nhìn qua cười. Tôi hỏi:
- Cười gì đó?
- Gì đâu! Luận chào buổi sáng mà! Giống bên Tây không?
- Tây Ninh hả? – Tôi châm chọc – Mà sao hai đứa cùng chào Tuấn thế?
- Đứa nào nữa? – Nó ngơ ngác nhìn tôi
- Ha ha – Tôi vừa cười vừa chỉ vào phía quần của nó đang vun lên một cục. Thì ra là nó chỉ mặc quần cụt thôi chứ không có mặc quần lót nên sáng sớm “nòng pháo” đã “vươn lên trời cao”.
- Trời đất – Nó hơi mắc cỡ lấy chăn đậy lại nhưng vẫn độn cái chăn lên.
- Để cho em nó chào Tuấn đi nào – Tôi nhào tới gỡ cái chăn ra
- Ê! Ê! Đưa cái mền đây – Thằng Luận lấy một tay che cây súng lại, còn tay kia cố níu cái chăn.
- Làm như Tuấn chưa nhìn thấy thằng em của Trí Luận bao giờ vậy – Tôi bĩu môi
- Ờ… thì... thấy rồi… – Nó bỏ cái chăn ra đưa tay lên gãi đầu, còn tay kia vẫn nắm chặt lấy cây súng.
- Đưa coi mấy năm xa cách em nó có gì khác xưa không? – Tôi đưa tay gỡ cái tay còn lại của nó ra.
Thằng Luận cũng không phản kháng gì nữa. Nó bỏ tay ra để mặc cho cây súng chỉa thẳng lên như muốn xé toạc cái quần chật chội. Đường gân máu ngay thái dương của nó đang giật giật theo nhịp tim hẳn là cũng rất rộn ràng của nó. Chắc thằng Luận cũng đang bị kích thích lắm đây. Tôi hơi tần ngần không biết nên làm gì tiếp theo cho phù hợp. Thằng Luận lên tiếng:
- Coi thử đi! Lúc này dài hơn lúc trước một chút nữa đó!
Nghe nó gợi ý tôi liền đưa tay cởi cái quần của nó xuống phía đầu gối. Nó khẽ nảy người lên cho dễ cởi. Trước mặt tôi là một khẩu pháo rất to và dài, dễ chừng phải mười tám xăn-ti. Lông mu mọc rậm rạp kéo xuống nửa đùi thành một vệt. Khẩu pháo đang giật giật như bị kích thích lắm vậy. Da quy đầu vẫn còn chưa tuột hết nên đầu khấc vẫn chưa lộ ra. Đúng là dài hơn nhiều so với hồi cấp ba thật. Tôi ngơ ngẩn nhìn mà quên mất chung quanh mình là gì. Chợt nghe tiếng thằng Luận ồ ồ: “Có thấy khác gì không?”. Tôi muốn nói “có” mà chỉ “ực” được một tiếng kèm theo cái gật đầu. Cũng may là tôi không đưa mặt về phía nó nên nó không thấy được mặt tôi đang đỏ lên. Thằng Luận lại nói:
- Chọc cho nó chửi thề phun nước miếng đi Tuấn! Giống hồi trước đó!
|
Sao dạo này tôi thiếu dứt khoát thế nhỉ? Tôi cứ ngồi tần ngần nhìn con cu cương cứng của nó mãi mà chẳng làm bất cứ hành động gì. Ngày trước hai thằng thủ dâm cho nhau và gọi là đứa này chọc cho thằng em của đứa kia chửi thề phun nước miếng. Thằng Luận phải kéo bàn tay tôi đặt vào cái khối thịt nóng hừng hực đang giật giật vì quá kích thích. Tôi như cái máy khe khẽ sục chầm chậm rồi từ từ tăng tốc dần lên. Được một lúc thì thằng Luận bắt đầu rên khẽ nghe kích thích lắm. Nó gọi tôi:
- Tuấn… hơ!
- Sao? - Tôi quay lại nhìn nó hỏi bằng giọng khô khốc
- Ừm… Luận… - Nó bỗng nhiên ấp úng
- Nói đi! – Tôi ngừng tay, quay mặt hẳn về phía nó
- Đừng có giận gì nha? – Nó rào đón
- Giận gì, bạn bè lâu rồi mà – Tôi hồi hộp không biết nó muốn nói gì
Nó toan nói ra thì má nó gọi váng lên “Qua ăn sáng rồi đi làm nè hai đứa con”. Thằng Luận tiếc nuối một chút rồi kéo quần lên. Nó cầm lấy cổ tay tôi kéo ra ngoài sàn nước. Con cu nó vẫn chưa hết cương nên cứ chĩa thẳng ra phía trước như cái cần ra đa dò đường nhìn buồn cười lắm. Tôi búng vào đó một cái mạnh rồi cười ha hả. Nó la “ui da” muốn bể cái nhà rồi thoi vào bụng tôi đau điếng. Tôi tính búng một cái nữa nhưng thằng Luận này cũng có võ nên tránh được. Nó toan đá tôi thì tôi đã bỏ chạy qua nhà ba má nó rồi.
Ăn sáng xong thì nó chở tôi ra Ban chỉ huy quân sự huyện. Hai thằng hai bộ quân phục khác nhau. Nó công an còn tôi là bộ đội. Cũng đều là lực lượng vũ trang cả. Cũng đều có tướng tá ngon lành hết cả. Tôi nhỉnh hơn nó một chút vì chưa có bụng. Tôi là trung uý nó chỉ mới có một sao. Nhưng bù lại tôi biết của mình không dài như của nó được, hic hic. Chạy được một lúc nó hỏi tôi còn lạnh không. Sao giờ nó khác thế nhỉ? Biết quan tâm đến người khác nhiều thế? Con người càng lớn thì càng thay đổi nhiều đến vậy hay sao?
Xe dừng trước Ban chỉ huy quân sự huyện. Nó vỗ vào háng tôi cái bốp rồi rồ ga phóng đi, không quên quay lại nhìn tôi đang ôm thằng em mà nhăn nhó mặt, nó quăng lại một câu: “đau không Tuấn haha?”. Tôi dứ nắm đấm trước mặt một cách tức tối và bất lực. Thằng quỷ này may mà nó chạy nhanh không là chết với tôi. Sáng nay tôi gặp quỷ, chưa gặp ma và sắp đón bọn học trò.
Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Bọn này cũng không thua kém thằng quỷ kia chút nào hết. Mới đứng lớp có một buổi thôi mà bọn bộ đội chúng tôi đã bị bao nhiêu trò nghịch ngợm của chúng nó. “Cựu chiến binh” như tôi với anh Chiến thì có nhiều kinh nghiệm ứng phó chứ mấy “anh bộ đội đẹp trai 9X” thì chịu không xiết.
Nhiều nhất là thư tỏ tình của mấy em nữ sinh. Ban sáng chúng tôi bảo các em có thắc mắc gì có thể hỏi trực tiếp hoặc viết thư tay thì đến trưa đã nhận được gần hai chục lá thư. Toàn thắc mắc là anh ơi anh thích loại con gái thế nào, anh có người yêu chưa, em muốn làm bạn gái của anh được không. Mà tôi cũng nghi là có bọn con trai “trà trộn” vào chứ con gái gì mà có thư chữ xấu hãi hùng. Con trai thì có đứa còn bạo dạn lắm, viết thư gửi cho chúng tôi. “Em là một thằng con trai đau khổ bao tháng ngày qua sống trong vô vị. Nhưng hôm nay em hạnh phúc vô cùng vì em đã tìm được niềm tin và lẽ sống cho mình. Anh chính là chàng trai mà em ước mong chờ đợi bấy lâu…”
Đang giờ học thì đòi kể chuyện quân ngũ cho bọn nó nghe. Không kể thì cứ nhao nhao như cái chợ vỡ. Có cậu cộc tính gắt tướng lên. Thế là có bé nữ sinh kia khóc ngon lành cả buổi trời. Dỗ mãi không nín nên tôi đành nhờ cô chủ nhiệm đến giải quyết thay. Vừa thấy bóng cô giáo là cô bé kia bỗng hoàn toàn thay đổi, không còn một giọt nước mắt nào luôn làm chúng tôi chả biết giải thích làm sao với cô giáo cả.
Trong đoàn có cậu Hùng đẹp trai lắm (ngang ngửa tôi, hehe). Khi cậu đang mê mải thao tác tháo lắp súng thì thấy các em gái chăm chú nhìn theo rất say sưa. Thế mà khi hỏi lại thì cứ ngơ ngơ ngác ngác như trên trời mới xuống. Hỏi “sao các bạn chẳng chịu tập trung gì hết” thì bảo là “tại anh đẹp trai quá em không có tập trung học được”. Cậu Hùng chỉ biết đỏ mặt với sự bạo dạn của các em nữ sinh. Lúc đó anh Chiến đứng cạnh nên hỏi đùa “làm sao để các bạn tập trung” thì trả lời ngay “chỉ cần ảnh bớt đẹp trai một chút thì tụi em mới không bị phân tâm”. Anh Chiến mới bảo là chúng tôi cố tình để người đẹp trai dạy còn người chấm điểm thi là những bác rất nghiêm khắc. Lúc đấy mới bớt nhao nhao lên mà lo chuyên chú vào việc học.
Mệt mỏi gì đâu. Thế mà phải ở đây đến ba tuần cơ đấy. Chả hiểu bên văn phòng họ bố trí nhầm thế nào mà lịch phải kéo dài thêm một tuần mới đủ học phần. Cũng may là về đây gặp lại thằng Luận nên cũng đỡ phiền muộn ghê lắm. Chiều nay hết giờ làm nó lại ghé vào ban chỉ huy đón tôi đi uống nước bù lại tối qua. Tôi bảo không cần gấp nhưng nó cứ nhất nhất như thế cấm tôi cãi. Bỏ anh em trong đoàn đi mãi tôi cũng hơi ngại nhưng anh Chiến bảo dễ gì gặp lại bạn bè lâu năm như thế chú cứ đi không cần bận tâm gì đâu. Cảm ơn anh Chiến nhiều lắm.
|
Thằng Luận không chờ được đến chiều. Buổi trưa nó đã lượn qua Ban chỉ huy quân sự huyện để rủ tôi đi ăn trưa. Tôi bảo là ăn chung với anh em rồi thì nó chạy tọt vào trong ăn ké luôn. Ở đây tôi không thấy công an và bộ đội kỵ nhau hay sao đó. Nó vào cứ như là đi chợ, gặp ai cũng cười chào làm tôi hơi bỡ ngỡ và cái ác cảm dành cho bộ quân phục công an cũng giảm đi phần nào. Ăn xong nó chạy đi lấy cái đệm (một loại như chiếu nhưng thường được dùng để phơi lúa) trải dưới một gốc vú sữa rồi cùng nằm ngủ trưa với tôi. Hai thằng nằm nói lảm nhảm một hồi rồi cũng hồn ai nấy thăng. Tôi vật lộn với bọn học trò cả buổi nên ngủ trưa một cách ngon lành. Thằng Luận ngủ còn nhanh hơn tôi và lại thức dậy muộn hơn tôi.
Chiều tôi hoàn thành xong buổi dạy thì thấy nó ngồi trước cổng tự lúc nào. Tôi ra gặp nó hỏi đùa:
- Nhớ Tuấn lắm hả Trí Luận?
- Em yêu, anh nhớ em quá đi! – Nó nói còn hai tay giang ra như thể để tôi chạy lại ôm nó.
- Yêu cái cùi chỏ này!
Tôi thúc cùi chỏ vô mặt nó rồi sực nhớ ra vụ hồi sáng tôi liền vỗ một cái vào háng nó. Nó như biết trước nên đỡ được. Nó nói:
- Thôi không giỡn nữa, lên xe đi lẹ nè
- Đi đâu?
- Về nhà Luận!
- Để làm gì?
- Làm tình – Nó nói rồi cười khặc khặc khi tôi gõ cái bốp vào nón bảo hiểm của nó – Nói chứ để Tuấn thay đồ.
- Sao phải thay?
- Trời ơi đi đâu ông cũng mặc bộ quân phục này hay sao? – Nó càm ràm
Nó mở tủ đưa cho tôi một cái áo thun sọc ngang nâu trắng và quần jeans xanh đậm còn mới tinh. Tôi mặc vào khá vừa vặn. Thằng Luận bảo đồ nó mới mua hồi trước Tết chưa kịp mặc mà do mập lên nên mặc không vừa nữa. “Yên tâm đi, không sợ bị lây bịnh ếch đâu (AIDS)”. Tôi giả bộ làu bàu: “Không biết có ghẻ lở hắc lào gì hay không nữa đây!”. Nó kẹp cái đầu tôi vô nách nó thật bất ngờ nên một lúc sau tôi mới thoát được. Nó thì chạy tọt ra xe và nói vọng vào: “Bao nhiêu ghẻ lở hắc lào của Luận mọc hết trong nách đó haha”. Tôi bay ra tính “đục” cho nó mấy cái thì má nó đi tới. Bác nói:
- Hai đứa qua ăn cơm chiều rồi đi đâu thì đi.
- Trời má này – Thằng Luận nhăn nhó – Con tính chở nó đi ăn cháo cóc mà
- Bữa khác ăn – Bác gái gạt đi – Bữa nay má nấu canh chua cá lóc nè.
- Wow thương má quá – Thằng Luận này nhiều khi như tửng tửng vậy, nó ôm má nó giở hổng lên quay quay mấy vòng làm bác gái la bài hãi.
Nó thả má nó xuống nhưng hai tay vẫn giữ chặt nên bác cũng không bị lảo đảo nhiều. “Cái thằng chơi dại hết sức. Lỡ má lên tăng xông chết queo nghe con!” “Má còn khoẻ lắm tăng xông cái nỗi gì! Con quan tâm sức khoẻ má lắm chứ bộ!” Tôi nghe hai má con nó nói chuyện mà cũng vui lây. Quanh nhà trồng toàn vú sữa với lá sẫm màu càng làm không gian thêm tối. Bọn gà con mỏi mệt bắt đầu rúc vào đôi cánh mẹ kêu những tiếng líu ríu hết sức êm tai. Má thằng Luận như con gà mẹ lông vàng bông trắng kia đang kêu những tiếng “túc túc” trìu mến, xoè đôi cánh rộng cho đàn con rong chơi khắp nơi về tìm chốn nghỉ. Trong những tiếng líu ríu của gà con, tôi nghe vọng vang đâu đó tiếng ồm oạp của ễnh ương. Chắc tối nay lại có mưa nữa rồi đây!
Tôi chợt nhớ đến mẹ mình. Không biết chiều nay mẹ đang làm gì và có được vui vẻ hay không?
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Trông về quê mẹ chín chiều ruột đau.
Má thằng Luận nấu canh chua ngon tuyệt vời. Thêm món cá lóc kho tộ nữa. Tôi vốn gốc Hà Nội nhưng trưởng thành trong miền Nam nên cũng quen dần với các món ăn địa phương. Nhiều khi tôi thấy món ăn miền Nam có vẻ ngon hơn nữa. Cái này mà bố tôi nghe được thế nào cũng có xung đột cho xem. Bố tôi có vụ này là hơi bảo thủ. Lúc nào cũng đọc cái câu “Ăn Bắc mặc Nam” rồi bảo “các cụ đã nói rồi cấm có sai nhé con”. Tôi có nói các cụ sai đâu. Chỉ là tôi thích món ăn miền Nam hơn các cụ, hì hì.
Nhìn thằng Luận ăn ngon gì đâu. Nó nhai nhồm nhoàm như thể sợ tôi ăn tranh phần của nó ấy. Vậy chứ mà lâu lâu vẫn đưa đũa ra gắp cho má nó, cho tôi nữa. Hôm nay ba thằng Luận “đi đám cưới trên thành phố mai mới dìa” (nguyên văn của má nó). Thằng Luận đúng là thay đổi nhiều ghê. Khi gắp thức ăn cho tôi nó biết trở đầu đũa nữa. Nhưng mà khách sáo vậy thì tôi lại không thích nên có càm ràm nó mấy câu. Nó cười ha hả nói “tại Luận sợ lây ghẻ lở hắc lào cho Tuấn mà”. Bác gái cầm cây đũa gõ lên đầu nó cái cốp. Nó không tránh mà chỉ làm bộ nhăn mặt lắng nghe má nó là “thằng cha bây, ăn cơm mà nói mấy chuyện dơ bẩn không có lịch sự gì hết”. Tôi cũng nhân thể đó mà khỏ đũa lên đầu nó. Nó không né kịp trợn mắt nhìn tôi còn má thằng Luận thì cười hể hả.
|
Ngoài trời tối hẳn rồi. Côn trùng đã cất lên những bài ca quen thuộc của miền quê hẻo lánh. Xa xa vọng về tiếng sấm chớp râm ran. Văng vẳng đâu đó là tiếng chó sủa sau mỗi tiếng sấm. Chắc là bọn chó sợ sấm sét đây này. “Mấy con chó hay lắm nha, nếu sấm chớp mà thấy tụi nó chui vô gầm giường nằm trốn và mình mẩy run run là sắp có mưa rất lớn luôn”. Thằng Luận nói vậy nhưng tôi không kiểm chứng được vì nhà ba má nó không có nuôi con chó nào cả. Má nó nhìn tôi ngước mắt tìm kiếm thì bật cười:
- Cần gì coi chó con ơi, thấy thằng Luận ở nhà buổi tối là biết sắp có trời mưa lớn kinh khủng khiếp.
- Vậy tối nay con ở nhà, tối mai, tối mốt cũng ở nhà luôn cho má coi có mưa gió gì không nghen!
- Thôi thôi má can – Má nó cũng thiệt là tinh nghịch – Đi chơi đi con để không thôi ngập lụt xứ mình hết.
Má nó ngộ thật chứ. Tôi chỉ nghe cha mẹ bảo con đừng đi chơi và ở nhà nhiều chứ ai đời như má thằng Luận bao giờ. Tôi nghe xong buồn cười đến sặc cơm, ho quá trời. Thằng Luận liền quay qua vỗ vỗ lưng tôi như hồi còn nhỏ mẹ tôi hay làm mỗi khi tôi bị sặc. Má nó thì tất tả đi lấy nước cho tôi uống, mắt nhìn tôi uống xong ly nước rất đỗi quan tâm. Hic, sao tôi muốn khóc quá chừng. Phải chi tôi ở đây ăn cơm tối hoài như vậy chắc chẳng biết cái gì gọi là buồn lo đau khổ gì nữa cả. Cũng may là khi sặc, mặt mày cũng đỏ ké, nước mắt cũng ứa ra nên hai má con Trí Luận đại ngố không nhìn thấy một phút giây yếu lòng của tôi.
Ăn cơm dọn dẹp xong hai thằng ra ngồi trước hiên nhà cho tiêu hoá bớt. Má nó không cho tôi rửa chén. Bác nói “chuyện đàn bà con gái để bác làm, ra trước ngồi cho mát đi con”. Chuyến này về nhà thế nào tôi cũng phải kể cho em gái tôi để nó lấy bác gái mà làm gương. Con gái gì mà ăn xong cứ bắt tôi oẳn tù tì, ai thắng thì dọn, thua thì đi rửa chén. Mà trò đó thì tôi chơi dở ẹc à!
Thằng Luận ngồi trên bậc thềm nhà thả hai chân xuống đất, hai tay chống ra sau. Tuy nó có bụng một chút nhưng không to lắm, chỉ mới nhô nhô ra thôi, nhìn vào vẫn còn hấp dẫn chán. Hai bắp tay nó rất to, lại mặc áo thun tay bo nữa nên nhìn cơ bắp khá rõ. Ngực nó cũng nở nang và căng phồng trong chiếc áo thun vừa người. Nếu nó chịu khó tập thể dục như tôi thì chắc tôi chỉ còn hơn nó ở mấy cái ngôi sao trên cầu vai áo. Đột nhiên thằng Luận quay qua tôi hỏi:
- Sao nhìn Luận lom lom vậy? Chưa thấy ai đẹp trai hả?
Không lẽ tôi thừa nhận điều đó cho nó nghe. Dĩ nhiên là không thể rồi. Tôi chỉ biết bĩu môi nhìn nó chứ chẳng chọn được câu trả lời nào ưng ý. Nó càng ra chiều nhơn nhơn đắc ý nhìn thấy muốn… hôn gì đâu. Rồi nó kéo tôi cùng đứng lên nói “thôi đi chơi Tuấn ơi”. Tôi cảm thấy mình như cái máy trước những “mệnh lệnh” của nó vậy. Leo lên xe, nó phóng ào ào trên con đường quê nhỏ xíu chỉ vừa đủ chỗ cho một chiếc xe bảy chỗ. Kiểu này mà có con chó nào dại dột băng ngang thì con chó đó lên đường còn hai thằng tôi sẽ đo đường. Nhưng tôi cũng chẳng phản đối hay càu nhàu gì cả. Chẳng hiểu sao tôi có cảm giác rất an toàn khi ngồi sau tay lái của nó (lúc nó tỉnh táo thôi nhá).
- Biết đang đi đâu không? – Nó quay ngang hỏi
- Biết…
- Đi đâu?
- Chết liền – Tôi cười sặc sụa
Nó cũng cười bảo là đi Mỹ Tho chơi. Mỹ Tho thì tôi biết. Đó là tỉnh lỵ của Tiền Giang, một thành phố nhỏ nằm ven sông Tiền, nổi tiếng là thị tứ từ hồi trước giải phóng. Từ ngã ba Trung Lương nếu quẹo phải sẽ đi về quê hương vú sữa Lò Rèn nhà thằng Luận còn nếu ôm cua quẹo trái vào cái cổng chào thì sẽ đến thành phố Mỹ Tho. Đó là kiến thức trong sách vở chứ tôi cũng chưa bao giờ đến. Thằng Luận thì vẫn đang lao bon bon trên đường lộ trải nhựa một cách bình an.
Thế rồi tự nhiên nó thắng một cái két làm cả người tôi đổ về nó. Theo phản xạ tôi ôm chặt lấy nó trong khi mặt mày thì ngơ ngác hốt hoảng không biết chuyện gì. Cái thằng ông nội Trí Luận thì đang cười khùng khục phía trước. Nó cố ý thắng gấp cho vui vậy đó! Nhưng mà nói thật, tôi không thấy bực mình, lại thấy vui theo mới lạ chứ. Có điều bề ngoài tôi không thể hiện như thế. Thay vào đó tôi cho nó một chõ vô trong đầu. Cũng đau mà sao thằng Luận lại càng cười dữ hơn. Vừa cười nó vừa rồ ga lao đi tiếp.
Cười hoài hả, tôi liền cho một chiêu “ưng trảo thủ” vô thằng nhóc của Trí Luận đang “ngồi hóng chuyện” phía trước. Nó cũng thúc chỏ về sau nhưng không trúng được tôi. Tôi giữ tay ở vị trí đó một thoáng, định rút về thì thấy thằng nhóc đó "thay đổi hình dạng". Còn thằng lớn đang chạy xe thì nói như ra lệnh “để vậy đi”. Tôi nghe “lệnh” một lúc thì thấy mình sao ngoan ngoãn thế, nên tôi không để yên vậy mà bắt đầu mò mẫm mân mê cho con cu nó cương lên hết cỡ. Tôi thấy nó nhấp nhỏm chắc là bị vướng quần lót nên cấn đau hay sao đó.
- Để Tuấn giúp Trí Luận thanh thản hơn nhé! – Tôi nói như thổi những hơi ma mị vào tai nó.
- Là sao? – Nó thoáng rùng mình hỏi lại
Tôi không đáp mà kéo dây kéo quần của nó xuống, luồn bàn tay vào trong. Cái khe hở hơi nhỏ so với bàn tay tôi nên cũng hơi vất vả một chút mới lôi được thằng em của Trí Luận ra ngoài.
Đường quê vắng vẻ Lúa trổ đòng đòng Tội nghiệp thằng bé Súng đã lên nòng
Tôi vừa mân mê con cu lớn khủng khiếp của thằng Luận vừa ngâm nga bài thơ chế lại bài “Lượm” của tác giả Tố Hữu, không cần biết phía trước tôi, nó đang nghĩ gì và cảm giác thế nào. Chỉ thấy nó im ru. Được một lúc thì nó lại gỡ tay tôi ra, miệng nói “quậy nhiêu đó thôi, quậy nữa ướt quần không có đi chơi được”. Nghe giọng nó khô khốc tôi biết nó tiếc rẻ và thèm lắm nhưng vẫn còn tỉnh táo kềm chế. Mà vậy cũng hay, chứ mân mê của nó cũng khiến của tôi khó chịu lắm chứ. Hai đứa ngồi ngay ngắn và nghiêm chỉnh trở lại, nhìn hai bên đường tối mờ mờ lác đác vài ánh điện lùi lại sau lưng vun vút.
Thành phố Mỹ Tho rồi cũng hiện ra trước mắt với chiếc cầu Rạch Miễu sáng choang và dài ngoằng ngoẵng. Dĩ nhiên là Mỹ Tho không thể sánh với Sài Gòn về sự phồn hoa nhưng có nét êm ả như dòng sông Tiền uốn lượn kế bên. Thằng Luận lái xe lòng vòng khắp những con đường của thành phố Mỹ Tho. Nó như một hướng dẫn viên du lịch tay chỉ trỏ chỗ này chỗ kia, giới thiệu cho tôi những quán ăn ngon những công trình đẹp. Tôi hân hoan nhìn theo hướng tay nó, im lặng nuốt từng lời hướng dẫn viên. Chuyến đi chơi này cũng chẳng có gì nổi trội mà sao lòng tôi vui thế nhỉ?
Lòng vòng một hồi, thằng Luận chở tôi lên cầu Rạch Miễu hóng gió. Cầu Rạch Miễu cũng là một loại cầu dây văng như cầu Mỹ Thuận tôi đã từng đi qua. Dây văng của cầu màu đỏ chứ không phải màu xanh da trời như của cầu Mỹ Thuận. Cũng bắc ngang qua sông Tiền, cầu Rạch Miễu nối liền hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang và cũng xoá luôn bến phà Rạch Miễu. Ở miền Tây người ta gọi phà lớn là bắc, nên cũng gọi là bến bắc Rạch Miễu (cũng như bến bắc Mỹ Thuận, bến bắc Cần Thơ v.v…).
Đứng trên cầu cao nhìn xuống mặt nước sẫm màu lấp lánh ánh sáng của những ngọn đèn chói chang trên cầu chiếu xuống. Gió hai bên bờ thổi lồng lộng mát rượi làm sao. Thằng Luận dựng xe sát vào lề đường rồi ngồi tót lên thành trong của cầu. Nó quay lại nhìn tôi, tay đập đập lên thành như ý bảo tôi cùng ngồi. Tôi nhìn chung quanh, cũng khá đông đúc nhưng không có cảnh hai thằng con trai ngồi chung nên bất giác cũng hơi e ngại thoáng qua rồi cũng ngồi cạnh nó.
- Ê Tuấn – thằng Luận nhìn về hướng dòng sông nói vu vơ – Nếu từ trên đây mà nhảy xuống dưới sông thì có bơi nổi không?
- Cũng không biết nữa – Tôi đáp – Nhưng Tuấn nghĩ chắc không nổi đâu. Nghe nói cầu cao mấy chục mét so với mặt nước đấy. Nhảy xuống chắc hết hơi với lại bị phản lực của mặt nước nữa.
- Vậy ra đây tự tử là thành công 100% rồi hen – Nó quay sang tôi cười hóm hỉnh.
Tôi không nghĩ một con người mang ngập tràn niềm vui đến cho tôi suốt hai ngày qua lại có ý niệm về tự tử, dẫu chỉ là nói chơi cho vui, nhưng chuyện vui đùa này có vẻ không thích hợp. Tôi bèn nói:
- Khùng vậy! Tự nhiên nói chuyện tự tử?
- Ai biết được tương lai ra làm sao đâu – Thằng Luận giả nét trầm tư rồi cười xoà – Luận cũng chỉ thuận miệng nói vui đó mà! Đừng có nghĩ là thật!
- Ừ đúng là tương lai không ai biết trước được nhỉ - Tôi hoạ theo – Cũng như Tuấn không ngờ lại gặp Trí Luận ở Tiền Giang này.
Rồi không hẹn mà gặp, hai thằng tự nhiên khoác vai nhau. Thằng Luận nhìn tôi cười nói nhỏ: “Chắc trời thương Trí Luận lắm nên vẫn giữ cho Trí Luận người bạn này”. Tôi hơi phồng mũi một chút. Cũng cảm động nữa. Có thể thằng Luận là gay hay trai thẳng chưa rõ, nhưng dù là gì thì chắc chắn việc bày tỏ cảm xúc chân thành như thế là một việc rất khó khăn. Tôi cũng khó làm được như thế. Rồi như chợt nhớ ra điều gì tôi bèn hỏi:
- Sao lại xưng là Trí Luận thế?
- Thích! Ho ho!
- Ừ! Nghe cũng hay hay! – Tôi gật gù
- Xời! Sến như con hến luôn – Thằng Luận bĩu môi – Nãy Luận bị trúng gió nên xưng vậy thôi!
- Ha ha! Có vụ trúng gió vậy nữa à?
- Có chứ - Nó cười hớn hở rồi bỗng nghiêm mặt lại nói khẽ - Tuấn nè! Tuấn có bạn gái chưa?
- Hỏi hoài thế? – Tôi hơi phật ý – Tuấn trả lời Trí Luận rồi!
- Không ý Luận hỏi đã từng có bạn gái chưa?
- Từng tuổi này rồi thằng nào chưa có bạn gái?
|
Thật lòng thì tôi cũng từng có bạn gái. Đó là người bạn học chung, nhà cũng gần nhau, chơi thân từ khi học chung cấp hai. Tôi bắt đầu nhận ra mình cảm mến bạn ấy trong một buổi sinh nhật có chơi trò bốc thăm và bạn ấy phải hôn người mình thích nhất trong tiệc và bạn ấy đã chọn người bạn thân nhất là tôi để hôn cho đỡ ngượng. Lên lớp 11 bạn ấy chuyển trường khác nên thằng Luận không biết đến.
Tôi nghĩ đó là tình cảm trai gái thật sự vì tôi cũng có ghen tuông với những người con trai theo đuổi bạn ấy. Đến khi quen biết và từ từ yêu thằng Luận vào những tháng cuối cấp ba, tình cảm giành cho bạn gái kia vẫn không giảm đi. Có lẽ trái tim tôi lúc ấy chia làm hai ngăn, một cho thằng Luận, một cho Quỳnh Anh, tên cô bạn ấy. Ngăn cho thằng Luận chắc nhỏ thôi, không thể to bằng ngăn dành cho Quỳnh Anh được. Thời đi học tôi có thói quen gọi tên bạn bè bằng hai từ kiểu như Trí Luận, Quỳnh Anh v.v… chính là ảnh hưởng từ cô ấy. Tuy có tình cảm nhưng tôi lại chưa thổ lộ bao giờ vì người ngoài nhìn chúng tôi là hai người bạn thân khác giới.
Hồi đó, có chị nọ (là con người bạn rất thân đã quá cố của mẹ tôi) và anh kia yêu nhau lắm. Nhưng anh này thì chẳng quan tâm lắm đến cuộc sống tương lai chỉ lo yêu và chơi bời thôi. Chị đấy thì gia đình nghèo, là con trưởng và còn em nhỏ nên chấp nhận lấy một Việt kiều để gia đình khá lên. Hôm đưa tiễn, tôi có theo mẹ đi ra sân bay, chứng kiến cảnh chị gọi điện thoại báo cho anh người yêu việc bất ngờ đó và nghẹn ngào chia tay trong nước mắt. Rồi chị nhanh chóng vào phòng cách ly khi biết anh ta đang hộc tốc đến sân bay. Nhưng rốt cuộc thì cũng muộn, chị đã vào trong, bỏ lại anh ngồi ngẩn ngơ khóc hu hu như một đứa con nít trên chiếc xe đẩy hành lý. Lúc đó, tôi bỗng nghĩ mình nên nói ra tất cả những tình cảm của mình với Quỳnh Anh để lỡ có chuyện gì cũng không ân hận. Khi ấy tôi vừa dự xong ngày cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông.
Quỳnh Anh cũng có tình cảm với tôi tự lâu rồi, nên tính ra tôi cũng có một giai đoạn yêu đương trai gái. Nhưng thời gian ấy ngắn thôi. Chỉ chừng hai ba tháng sau, Quỳnh Anh cũng tiếp bước người chị con người bạn rất thân của mẹ tôi mà đi lấy một người đàn ông khác lớn hơn tôi mười tuổi, sự nghiệp ổn định vững vàng để trả nợ cho mẹ của cô ta. Món nợ ấy quá lớn so với tuổi đời của hai chúng tôi.
Tôi vẫn nhớ cảm giác đớn đau khi giằng lòng đi dự đám cưới để không hổ tiếng “bạn thân của Quỳnh Anh”. Tiệc tàn, tôi chui ra một góc khuất để những giọt nước mắt học trò bị kềm nén biết bao lâu tuôn rơi lã chã. Nhìn qua những bụi cây rậm rạp, tôi thấy Quỳnh Anh đứng yên như pho tượng với áo cưới màu tím nhạt, buông thõng bó hoa trên tay và mắt vẫn không rời cái hướng tôi ẩn náu. Mặc kệ chồng tiễn khách về. Mặc kệ đám con gái lao nhao đòi cô dâu tung bó hoa để nhặt lấy may mắn tiếp theo.
Kể đến đây, tự nhiên mắt tôi rơm rớm. Tôi thật không tin nổi bao nhiêu năm qua mà cảm xúc của tôi về Quỳnh Anh vẫn chẳng phai đi là mấy. Thằng Luận nhìn thật sâu vào đôi mắt của tôi với vẻ ngạc nhiên nhè nhẹ. Không biết nó tin đó là sự thật hay nghĩ là tôi bịa chuyện, tôi cũng chẳng quan tâm. Tôi cũng chẳng nói cho nó biết những biến cố sau đấy dồn dập đến, bố tôi bệnh mất đi, mẹ tôi đi thêm bước nữa. Tôi như cánh chim non yếu đuối bỗng chốc bị bỏ rơi khỏi bầy đàn phải tìm kiếm những điểm tựa khác phù hợp hơn. Tôi chọn quân đội để tiếp bước bố mà cũng là để gác những chuyện buồn qua chỗ khác. Và rồi trong môi trường chỉ toàn đàn ông khiến cho cảm giác yêu đương với phái đẹp bị giảm đi và dần bị thay thế bởi những cảm xúc mang lại từ những người con trai mạnh mẽ.
Đôi lúc tôi tự hỏi, nếu mình không gặp nhiều biến cố như thế, thì liệu tôi có đi hẳn vào con đường của thế giới thứ ba này hay không? Đến giờ tôi vẫn không trả lời được. Nhưng ít ra, mỗi khi gặp lại Quỳnh Anh hoặc lúc nào đó nghĩ về cô ấy, tôi lại cảm thấy thanh thản và mừng cho Quỳnh Anh đã có được một mái gia đình ấm êm. Chứ nếu dính dáng vào tôi, liệu đến giờ Quỳnh Anh có được hạnh phúc với một người chồng yêu vợ chí thú làm ăn và hai nàng công chúa bé con xinh xắn như mẹ của chúng?
- Thôi mình về đi Tuấn ơi! – Thằng Luận bất chợt cầm lấy cổ tay tôi kéo tôi đứng dậy.
Hai ngày qua kể từ lúc gặp lại thằng Luận, đây là khoảnh khắc đầu tiên tôi cảm thấy buồn. Nó như cũng hiểu được tâm trạng của tôi nên lặng im cho xe chạy. Chầm chậm lướt qua từng căn nhà, ngọn cây, bụi cỏ. Chầm chậm bỏ lại những con đom đóm lập loè trong bóng đêm. Và chầm chậm bỏ lại sau lưng thành phố Mỹ Tho không náo nhiệt như Sài Gòn mà đượm buồn với vẻ êm ả như dòng sông Tiền uốn lượn kề bên.
Thằng Luận bảo tôi về nhà nó ngủ nhưng tôi ngại với anh em nên nó đưa tôi về Ban chỉ huy quân sự huyện. Ông bà ta nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” quả là đúng thật. Cái buồn của tôi cũng lây sang thằng Luận nên nó chẳng nói năng gì suốt quãng đường. Cũng chẳng bày trò nghịch ngợm gì. Chỉ biết cặm cụi lái xe thật chậm như sợ chóng đến nơi. Đời việc gì đến sẽ đến, như đoạn đường về dù sao cũng có giới hạn, phía trước mặt đã là cánh cổng Ban chỉ huy nhàn nhạt ánh đèn nê-ông. Nó đỗ xe cách cổng chừng năm mươi mét rồi bỗng nhiên cất tiếng lặp lại chuyện cũ:
- Về nhà Luận ngủ sáng Luận đưa Tuấn ra đây sớm nha?
- Trời, sao mà luyến lưu thế kia? – Tôi cười rồi bỗng nói đùa – Về nhà Luận ngủ hoài nhỡ bác gái nghi hai đứa mình là gay thì chết!
- Gay thì gay có làm sao? – Nó nhướng mặt lên – Miễn mình sống vui vẻ và không hại đến ai là được.
- Nghĩ vậy thật chứ? – Tôi hỏi lại
- Mắc gì phải nói xạo! – Nó nói giọng chắc nịch
Thằng Luận làm tôi nhớ đến câu nói của một anh tài xế taxi ở bên Singapore khi được hỏi về triết lý về cuộc sống của mình: “To live well, stay healthy and to share real-life experience”. Tuy để làm được điều đó không hề dễ dàng đối với những người thuộc thế giới thứ ba nhưng dẫu sao cách nói hùng hồn của thằng Luận cũng làm tôi vui lên rất nhiều. Cho dù nó không phải là gay đi nữa thì ít ra nó cũng không kỳ thị và sẽ là một người bạn đáng tin cậy cho tôi. Đó cũng là những may mắn mà cuộc đời dành cho mình. Và tôi cũng từ những may mắn đó mà đúc kết được một điều an ủi rằng: “Trời không lấy hết của ai mà cũng không cho ai tất cả”.
- Đi hén? – Thằng Luận sốt ruột hỏi lại.
- Thôi về ngủ đi ông tướng – Tôi bật cười, tay vỗ vai nó – Tuấn biết Trí Luận sợ Tuấn buồn nhưng nói thật, chuyện cũ chỉ làm cho Tuấn buồn mỗi khi nhắc lại, chứ để qua một bên rồi thì Tuấn cũng ít nghĩ đến lắm.
- Ừ… vậy thôi… – Nó nói giọng tiếc rẻ – Mai Luận ra sớm đi ăn sáng hén?
- Mai ra sớm được mới tính!
- Ừ hãy đợi đấy! – Nó xỉa hai ngón tay vào giữa ngực tôi – Không chúc bạn Trí Luận ngủ ngon à?
- Ngủ ngoan anh thương nhé bé cưng! – Tôi đưa tay véo má nó
Nó há miệng ra cắn vào tay tôi thì tôi đã kịp thời rụt về. Hai thằng cùng bật cười y như cái thời học sinh năm nào vậy. Nó phóng xe đi rồi, tôi vẫn còn đứng yên một chỗ. Nhìn bóng chiếc SH mờ dần rồi mất hút trong màn đêm dày đặc chỉ để lại trong mắt tôi màu đỏ một chấm tròn, bỗng nhiên tôi thấy cô đơn như thể mình là người cuối cùng còn trụ lại được trên tấm ván của con tàu vừa đắm. Rồi lững thững bước trong khuôn viên Ban chỉ huy rộng mênh mông, dưới những tán vú sữa to rì rào lá hát. Để cảm nhận cái lạnh se se ẩm ướt sương đêm. Và lắng nghe một chút hối hận be bé len lỏi trong trí óc. Hối hận vì chuyện gì ư? Vì tôi đã không cùng cái chấm tròn màu đỏ kia mất hút dần trong bóng đêm dày đặc.
Tôi rón rén bước vào phòng. Anh em đã ngủ say hết cả. Trong phòng chỉ còn để một ngọn đèn vàng mờ mờ. Tôi leo lên giường, cởi quần dài ra thì mới biết mình chỉ có mặc quần lót bên trong, quần đùi (và cả bộ quân phục nữa) đã để ở nhà thằng Luận rồi. Thấy mình vừa vặn trong bộ quần áo của thằng Luận, tôi bất giác mỉm cười. Tôi thay bộ quần áo ấy ra, treo lên móc cho khỏi nhăn nhúm rồi leo lên giường.
Ái chà, hồi chiều dạy xong ra gặp thằng Luận ngay nên tôi quên không mang theo điện thoại. Mười một cuộc gọi nhỡ với ba tin nhắn. Anh Chiến gọi bốn cuộc, anh Quân hai cuộc, mẹ tôi cũng góp vào đấy hai cuộc với một cuộc của em gái tôi, còn lại là từ một số máy lạ. Anh Chiến nhắn hai tin: “Tuấn đi đâu mà anh gọi không được vậy?” và “Anh không biết em bỏ quên máy ở nhà nên gọi mấy lần. Đi chơi vui vẻ nhé em! Về đọc tin này thì ngủ ngon nhé, ko có chuyện gì cả!” (anh Chiến dễ thương thật!). Anh Quân thì hỏi: “Mọi chuyển ổn hết chứ?”. Chắc mẹ và em tôi cũng gọi hỏi thăm về chuyến đi này. Để sáng mai tôi sẽ gọi lại, bây giờ cũng muộn rồi.
Thằng Luận nhắn tin “bé Trí Luận ngủ ngoan rồi đây! Nhớ giữ lời nhé!”. Chắc nó đang nói về câu chúc ngủ ngon của tôi lúc nãy, nếu bé cưng Trí Luận ngủ ngoan thì anh Tuấn nhớ giữ lời, phải thương bé đó mà! Thằng này ba trợn thiệt.
“Ừ anh hứa mà bé bự ngủ đi haha”
“Mai bé bự ra sớm đi ăn sáng đó nha!”
“Ngủ đi nói hoài. Tuấn buồn ngủ díp mắt rồi đây!”
“Hehe. G9”
Tôi định nhắn một cái tin nữa cho thằng Luận nhưng thoáng lưỡng lự rồi thôi. Cũng không hiểu sao mình lại nửa muốn nửa không như thế nữa.
Nhưng thôi tạm gác chuyện đó sang một bên. Tôi đang bận nghe những bài hát mà các bạn độc giả đáng yêu đã gửi với mong muốn chia sẻ nỗi buồn với tôi. Dĩ nhiên, tôi hiểu rằng, còn nhiều bạn độc giả rất sẵn lòng tặng cho tôi rất nhiều bài hát nhưng vì lý do nào đó nên chưa thể gửi, ví dụ như có bạn e ngại món quà không được tôi thích (vì lỡ không đúng ý tôi chẳng hạn)… Món quà mang giá trị tinh thần thì lại càng gây khó khăn cho người tặng khi chọn lựa. Tôi thật sự trân trọng những tình cảm đó, kể cả những chê trách và phê bình, tất cả đều là động lực để tôi ghi lại những dòng cảm xúc của mình trên web này để chia sẻ cùng các bạn.
Ngay lúc này, ngoài thằng Luận, tôi thật may mắn khi còn có rất nhiều bạn bè mà gần như là chưa biết mặt biết tên, chưa nghe giọng nói tiếng cười. Thế nên, tôi chỉ có thể mường tượng ra từng bạn thông qua bài hát gửi tặng.
Bạn tocxanh tặng tôi bài “Stay” do Rihana hát. Bài hát bằng tiếng Anh nên tôi cảm nhận không được trọn vẹn ý nghĩa. Vốn ngoại ngữ của tôi chỉ đủ lõm bõm để giao tiếp thôi à! Dẫu sao cảm nhận bằng tiếng mẹ đẻ vẫn sẽ giúp mình đi đến cảm xúc tận cùng. Tôi biết bài hát này, Rihana hát tặng cho Chris Brown, tình yêu lớn của cô. Như cô đã thổ lộ: “Đó là một bài hát rất xúc động và riêng tư. Khi nghe bài hát sẽ thấy như đang kể một câu chuyện, và dù là kể cho chính mình, thì lời kể vẫn to, rõ ràng và bộc lộ cảm xúc của người kể. Bài hát mạnh mẽ bởi nó gắn liền với đời thực”.
Dẫu Rihana là một cô gái mạnh mẽ, một nghệ sĩ có cá tính, nhưng rốt cuộc thì cô vẫn là phụ nữ thuần khiết, nên những lời tâm sự của một người con gái dành cho tình yêu lớn của mình, có hay biết bao đi nữa, cũng không thể nào phù hợp với với tôi được.
Để tôi làm thầy bói một tí nhé! Nói về bài hát này, Rihana cũng từng tâm sự: “Stay là câu chuyện về có được một tình yêu lớn lao đến thế và mong muốn tình yêu đó kéo dài mãi mãi”. Những người yêu thích bài hát này hẳn sẽ còn rất trẻ và năng động. Nhưng ẩn sâu bên trong là những cảm xúc hết sức tinh tế và lãng mạn. Và những ai được những người này gắn bó đời mình cùng, hẳn nhiên sẽ rất hạnh phúc trong những không gian ấm cúng, êm ả tiếng đàn piano và lập loè ánh nến với bàn ăn chỉ dành cho hai người trong góc một quán ăn sang trọng nào đó. Những người này có thể dám đối mặt với dư luận xã hội, với định kiến tầm thường của mọi người, để sống một cuộc sống là chính mình với người mà họ yêu thương nhất. Nhưng có lẽ người may mắn ấy đã rời xa họ và trong lòng những người này vẫn đầy ắp tình cảm đó chưa dễ gì phôi phai.
Bạn longnguyen1150 tặng tôi bài “Một chuyến xe hoa” do cô Giao Linh thể hiện. Bài này quả thật phù hợp với tình trạng của tôi của mấy năm về trước. Nhưng chỉ là một khoảnh khắc nhỏ trong tiệc cưới của Quỳnh Anh. Còn bây giờ thì tôi đã đứng ở bờ bên này của thế giới thứ ba và gần như tự vất bỏ những cảm xúc bình thường của thời đi học.
Tôi muốn nói cho các bạn nghe về hoa ti-gôn. Sở dĩ tôi muốn nói về nó vì mở đầu bài hát là những dòng thơ cuối trong bài “Hai sắc ti-gôn” của T.T.Kh. Loài hoa này còn được gọi là hoa “tim vỡ” vì hình dáng bề ngoài của nó. Nó gắn với một truyền thuyết trong thần thoại Hy Lạp. Chuyện khá dài nên các bạn có thể tìm hiểu thêm. Đại khái, hoa có tên Tigon là xuất phát từ tên người con gái Antigone, con của Oedipus và Jocasta. Xảy ra bao chuyện tang thương, cô gái ấy tự vẫn và từ ngôi mộ mọc lên loài hoa tim vỡ ấy.
Hoa ti-gôn có hai màu sắc, trắng và hồng, thường được dùng để minh hoạ cho những câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng kết thúc không trọn vẹn. Điều này cũng xuất phát từ bài thơ “Hai sắc ti-gôn” của một người con gái bí ẩn mang bài thơ đến gửi đăng với bút danh “T.T.Kh” làm say lòng biết bao người yêu thơ cũng như giới văn nghệ sĩ bấy giờ.
Và cuối cùng, bạn Rinta tặng tôi bài “Thương nhau để đó” do Hamlet Trương trình bày. Có lẽ tôi thích nhất bài hát này. Giống như bạn longnguyen1150 bảo rằng, văn phong của tôi không trau chuốt bằng Long Long, lời bài hát này cũng vậy, chân chất mộc mạc mà gần gũi làm sao. Đặc biệt là những lời nói đệm ở giữa bài hát:
Có những người trong cuộc đời này, mà ta biết là nếu ta bước thêm một bước nữa để nói với họ rằng ta yêu họ thì ta sẽ mất họ ngay. Vậy mà lúc nào anh cũng nói là anh thương em vì anh sợ tình yêu sẽ làm tan biến đi những gì ta đã có. Anh chọn cách bước cùng em nhưng không hề giữ lấy em cho riêng mình và anh tin là từ cõi ngân hà này còn nhiều lắm những người thương nhau để đó, như anh và em.
Tôi đặc biệt cảm ơn Rinta vì món quà làm tôi thích nhất. Đó chính là những gì đã theo tôi suốt thời gian qua. Tôi nghĩ tình cảm dành cho Quỳnh Anh vẫn còn, là một thứ tình cảm trong sáng thật sự, chưa bị vướng vào những ham muốn đời thường. Và có lẽ vì sự trong sáng, thánh thiện đó, tôi sẵn sàng để dành một ngăn thật sâu kín trong tim mình cho Quỳnh Anh. Tôi cũng nghĩ rằng, dẫu trải qua bao hạnh phúc của cuộc sống, Quỳnh Anh nhất định có dành cho tôi một góc khuất nho nhỏ trong trái tim cô ấy. Thương nhau để đó là vậy.
Bỗng nhiên bên ngoài cửa sổ có bóng ai lấp ló. Tôi nhỏm dậy bước ra xem là ai. Trời ơi, là Phát thật sao? Tôi dụi dụi hai mắt xem mình có phải đang ngái ngủ hay không. Sao hắn vào đây lúc này được nhỉ? Hắn im lặng đứng yên một chỗ mặc dù thoáng cười khi thấy mặt tôi. Tôi tiến đến định cầm lấy tay thì hắn lại vùng chạy đi mất. Tôi hốt hoảng đuổi theo miệng gọi liên tục “Phát! Phát!” mấy tiếng nhưng hắn vẫn không đứng lại. Tên này hôm nay sao khoẻ thế không biết. Tôi bắt đầu muốn hụt hơi và khoảng cách giữa hai đứa mỗi lúc một xa hơn. Tôi hít thật sâu rồi thu hết sức còn lại phóng mau hơn chút nữa. Chợt vấp phải mô đất cao, tôi té ngã sóng soài đập đầu xuống đất làm tai tôi đầy những tiếng ong ong. Mấy ngày đi dạy quân sự ở đây không quá gò bó về thời gian như trong đơn vị. Nhưng thói quen của mấy năm đời lính đã ăn sâu vào máu tim rồi. Tôi vẫn thức dậy sớm khi nghe tiếng kẻng. Trời sáng mờ mờ vì sương dày đặc. Tôi có thể nhìn thấy rõ những chiếc lá ẩm ướt đu đưa theo gió. Thấy cả những giọt sương cố níu vào chiếc lá đang oằn mình gánh lấy cái vật tròn trong veo và long lanh như ngọc. Tôi đưa ngón tay đỡ lấy hạt sương mai và cho vào miệng. Lạnh và ngọt là hai cảm giác rõ nhất.
Khu vệ sinh trong Ban chỉ huy cũng có một hồ nước to để anh em tắm tập thể. Sáng sớm lạnh se se thế mà có nhiều anh bạn đang trần trùng trục dội lên mình từng gáo nước mà tôi dám chắc còn lạnh hơn cả giọt sương mai tôi vừa nếm thử. Bộ đội hơn công an chứ nhỉ? Tôi thầm cười với ý nghĩ đó. Chúng tôi sống nội trú, có thời gian biểu ổn định cùng với tập luyện thể chất thường xuyên nên thể hình bộ đội không thể nào thua sút công an được. Ví dụ như thằng Luận có thể điển trai hơn tôi (cái này cần xem lại à nha!) nhưng thể hình của tôi thì hơn hẳn nó. Mấy anh bạn đang tắm đàng kia cũng thế kìa, ngực nở vạm vỡ, bụng cũng ngấn ngấn ra dáng sáu múi lắm chứ. Có điều hơi lạ, mấy anh chàng này trắng hơn bọn đồng đội của tôi.
Thôi quay đi chỗ khác, nhìn hoài lại sinh thèm muốn mệt mỏi lắm. Ở đây đất khách quê người đâu biết giải quyết ở đâu. Tôi đi thơ thẩn ra một cái ao to mà ở đây gọi là mương. Cái mương này thông với con sông cái chảy ra sông Tiền đấy. Sông cái có nghĩa là sông lớn, sông chính. Vậy thì sông Tiền là gì nhỉ? Sông bố cái, sông mẹ cái à? Trong mương có nuôi nhiều cá nên người ta khéo léo làm một cái chắn giữa mương và đường nước đổ ra sông cái (gọi là cái lờ hay sao đó, tôi nghe không rõ lắm). Cái chắn làm bằng tre nứa, cũng hay lắm nhé, cá bên sông cái có thể chui vào trong mương nhưng không thể bơi ra được.
Tôi đưa tay bốc một viên đất nhỏ quăng xuống nước nghe “tõm” một cái. Lập tức khoảng gần chục con cá nổi lên lượn lờ quay cái khuấy nước vừa rồi. Ở đơn vị tôi không có nhiều cá như thế vì hồ nước thường xuyên bị chúng tôi nhảy ùm ùm xuống tung tăng nên cá không dám vào ở. Nhớ cái hồ nước của đơn vị quá nhỉ. Nhớ lại cái hôm tự sướng, suýt chết đuối và… Phát đã cứu tôi (đang trần truồng, mắc cỡ quá đi) mang lên bờ, cõng tôi hay bế tôi gì đó tôi chưa hỏi rõ, chạy một mạch đến bệnh viện quân y. Cái thằng bé trong quần tôi sao mà bậy bạ thế không biết, hôm ấy Phát mặc quần áo lại cho tôi xong thì mới đưa tôi đến quân y chứ không phải để trần truồng như thế đâu mà đang từ từ dựng đứng lên thế kia!
Giấc mơ tối qua cũng làm tôi hơi sờ sợ. Sao có cảm giác Phát hiện về như một linh hồn, nương theo gió tìm đến đây chào tôi lần cuối rồi vụt chạy đi vì sự cách trở âm dương cùng với tiếng gà báo sáng. Nhưng rồi sự tự ái trong đầu khiến tôi nghĩ rằng chắc chỉ là một giấc mơ mà thôi, chứ nếu có gì thì anh em đã gọi báo tin cho tôi rồi, tôi không cần phải lo lắng gì cả! Có muốn cũng chưa đến lượt tôi đâu mà. Hắn đã có người yêu, lại còn khắc sâu hình bóng cái thằng khốn ấy vào sâu bên trong. Để cái hôn của tôi phải đặt lên cái môi gượng gạo đáp lại. Để cơ thể tôi ôm lấy một sự ngượng ngùng và không quá nhiệt tình đáp lại. Thế mà trong lúc ấy, sự đam mê và hạnh phúc đã khiến tôi u mê không nhận ra.
Thật ra, không phải ai cũng luôn để ý kỹ lưỡng, suy nghĩ thấu đáo và có cách xử lý vấn đề hoàn hảo. Nhất là trong tình cảm thì cách cư xử mang nhiều cảm tính hơn. Tôi cũng muốn hỏi các bạn rằng, tôi phải làm sao cho phù hợp trong mối quan hệ với Phát? Tôi đã có cư xử gì sai hay sao mà có bạn bảo rằng tôi thấy mới nới cũ? À, tôi cũng muốn chia sẻ chút nỗi lòng của mình với bạn Gấu Ròm đối với cái góp ý của bạn về vụ Khánh.
|