Một Nửa Bầu Trời
|
|
Thiên Hoà Quân Vương ) Thế kỷ 21 Bách Thổ quốc , Lãnh điạ Bạch Thành. Trên đỉnh núi Đại Tuệ, miếu thờ Ngân Hoa cuả dòng họ Hạ vẫn được thờ phụng bởi các hậu nhân cuả tộc trưởng . Dòng họ Hạ là một trong bốn nhánh cuả trưởng tộc dòng Bạch Sa, gia tộc này được mệnh danh là gia tộc trung thành nhất cuả gia tộc chính nhưng thuộc nhánh thấp nhất nên vị thế thường bị thua kém trong bốn nhánh. Và câu chuyện sẽ bắt đầu từ đây, từ một gia tộc có vị thế thấp nhất tại lãnh điạ xa xôi này. Phu Nhân Thái Trân – người đứng đầu gia tộc Hạ cũng là chủ cuả miếu thờ Ngân Hoa hiện nay. Tuy chỉ xuất thân từ một gia tộc nhỏ nhưng niềm kiêu hãnh, tự hào cuả người phụ nữ vùng đất Bạch Thành luôn chảy trong bà, bà càng mạnh mẽ hơn khi các người con của bà đều đã được trở thành quan chức phục vụ cho lãnh điạ và đất nước. Người con trai út cuả bà đang học tập tại Kinh đô Đại Thành để trở thành thẩm phán. Bây giờ bà đang chăm sóc Bảo Nguyên – cháu trai cuả bà. Bố mẹ cuả Bảo Nguyên đang làm việc trong thành nên cậu được chuyển về đây để tiện chăm sóc. Bà đi lên phòng cuả cháu trai trên tầng gác mái. Đêm thật yên tĩnh, dường như tiếng bước chân, tiếng sàn gỗ kêu cót két sau mỗi bước chân cũng rõ lạ thường. - Bảo Nguyên , cháu chưa ngủ à ? – Bà đặt tay lên vai đưá cháu nhỏ đang cặm cụi làm bài tập. - Vâng ạ, cháu đang vẽ bài tập để nộp cho lão sư vào ngày mai. Bà Thái Trân nhìn vào bức tranh mà đưá cháu trai đang vẽ , bà mỉm cười - Cháu đang vẽ bản đồ cuả Bách Thổ quốc chúng ta phải không? - Vâng, cháu chỉ cần tô màu nưã thôi bà . - Nhưng cháu có vẽ thiếu gì không? Bà thấy nó thiếu cái gì đó ấy. – Bà Trân giả vờ trầm ngâm khi nhìn vào bức tranh. - Cháu nhìn theo bản đồ mà laõ sư đưa cho cháu mà, thiếu chỗ naò nhỉ… - Sau một hồi suy nghĩ Bảo Nguyên mới cười khoái chí – Ôi, sao cháu có thể quên vẽ đảo Bạch Ngọc được chứ. Bảo Nguyên nhìn ra ô cưả sổ, từ phiá đằng xa ngoài biển lớn, đảo núi lửa Bạch Ngọc ngaỳ đêm đang phun những cột khói lên không trung. - Bà ơi, sao quốc gia cuả chúng ta lại gọi là Bách thổ ạ, trong khi cháu nhìn lên bản đồ chỉ thấy một dải đảo dài liền mạch trên biển xanh. Nếu như thế thì phải gọi là Hợp Thổ hoặc Nhất Thổ mới đúng chứ. - Sao cháu lại thắc mắc chuyện này? Lão sư chưa giảng cho cháu à? - Lão sư bảo khi nào con vào học ở trường thì sẽ được dạy. Mà tuần này chú út không về nên con không nhờ ai mở máy tính lên được để tìm hiểu.
|
Bà Trân xoa đầu cháu trai rồi nói: - Vậy cháu vẽ xong bài tập cuả lão sư, lát nưã trước khi cháu đi ngủ, bà sẽ kể cho cháu nghe truyền thuyết lập địa cuả Bách Thổ được không. - Vâng ạ - Bảo Nguyên hứng khởi hơn để vẽ xong tấm bản đồ, vì cậu ấy biết môĩ câu chuyện, mỗi điều bà kể sẽ là một thế giới mới mở ra trước mắt cậu. Không khuôn đúc và cứng nhắc như khi laõ sư dạy và cũng chẳng nực cười như mấy câu chuyện cuả các ông anh họ cuả cậu kể môĩ khi từ thành về. Baỏ Nguyên nằm ngoan ngoãn trên giường để nghe chuyện từ bà. Bằng sự từng trải, kiến thức sâu rộng bà Thái Trân đã vẽ trước mắt nó toàn cảnh Bách Thổ quốc 2500 năm trước. Có lẽ phải bắt đầu từ dòng họ Thạch Khởi , dòng họ Quân Vương – đứng đầu Bách Thổ quốc. Thạch Khởi – Sự sống bắt đầu từ thiên thạch từ trời, đó là ý nghiã cuả dòng họ này. Suốt hơn 2500 năm chiều dài lịch sử cuả đất nước, Quân Vương chính là linh hồn cuả quốc gia này. Theo truyền thuyết kể lại, thuở hoang sơ, Bách Thổ quốc còn là một vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt. Họ sống thành các bộ tộc riêng rẽ nhau . Trong một bộ tộc kia, có hai vợ chồng già cả vẫn chưa sinh được một mụm con. Bà laõ cầu xin Thần mặt trời, Đất mẹ, Thần mưa, bà sống rất tốt lành nhưng trong suốt 60 năm qua những điều đó vẫn chưa lay động được thần linh trên cao. Một ngày kia, hai vợ chồng trên đường đi gánh củi thì bắt chợt mây đen ùn ùn kéo về, từng tia chớp sáng loá như xé ngang cả bầu trời, từng tiếng sấm vang lên làm rung động cả khoảng đất. Hai vợ chồng già sợ hãi vội chạy vào một hang động trên sườn núi để trú mưa. Hai vợ chồng ôm nhau trốn trong góc hang động, bầu trời trong xanh nay chỉ còn lại một maù đen tối. Hai vợ chồng già thiếp đi, họ ngủ bao lâu cũng không rõ. Bất chợt một tiếng “ ĐÙNG” lớn vang lên , một tia sét đánh vào tảng đá trước cưả hang, hòn đã vỡ đôi. Vợ chồng già không dám nhìn ra ngoài nưã, nhưng khi có tiếng cuả một đưá trẻ vang lên. Người vợ mạnh dạn hơn, bà dò dẫm đi ra phiá cưả hang. Kià, trước mắt bà, trong những miếng vỡ kia , một cậu bé da còn đỏ hỏn đang khóc giữa trời mưa gió. Bà lão gọi ông ra ngoài. Lúc này hai ông bà không sợ mưa gió, cũng chẳng sợ những tia sét xé ngang trời kia. Vậy là Thần Linh đã gưỉ đưá bé này đến với hai ông bà. Họ quỳ xuống cúi lạy trời đất. Tán cây phiá trên che chở cho cậu bé khỏi những giọt nước mưa giá buốt. Lạ thay khi bà lão ẵm cậu bé lên tay, cậu ta lập tức nín khóc, lại còn cười đuà nưã. - Nó được sinh ra từ tảng đá, lại được cây che chở trong cơn phong ba như thế naỳ. Ta lấy tên cho nó là Thạch Khởi Mộc Bảo bà nhé. - Cái tên ý nghiã quá – Bà lão ôm chặt lấy đưá bé vào lòng. - Vậy là từ bây giờ chúng ta đã có con trai rồi, mình về nhà thôi bà ơi. Vưà lúc đó, mây đen cũng vừa tan biến, ánh nắng lại trở về.
|
Thạch Khởi Mộc Bảo kể từ đó sống cùng ông bà lão tại gia tộc. Cậu bé lớn lên cùng với các bạn bè cùng trang lứa. Những sự vật xung quanh cuộc sống, săn bắn, khai phá đất đai. Cậu luôn chú ý đến những gì xảy ra trong làng. Thời gian trôi qua, Cậu cũng đã trưởng thành, với sức mạnh phi thường chẳng mấy chốc Thạch Khởi đã trở thành thủ lĩnh bộ tộc. Trước đây, bộ tộc cuả Thạch Khởi sống trong các hang đá trên các vách núi cao để tránh thú rừng, nhưng khi vùng đất khai phá đã rộng lớn, dã thú muông rừng cũng đã tránh xa khỏi bộ tộc. Việc di chyển từ hang động đến nương ruộng trở nên bất tiện Thấy chim trên cành biết tha lá cây, dây rêu về đan kết làm tổ, hải li ghép từng khúc gỗ để thành tổ nơi dòng nước Thạch Khởi quyết định đưa người dân xuống dưới những vùng đất đã khai phá, đục đẽo những thân gỗ lớn đã đốn hạ để làm cột nhà và dùng lá cây cọ cùng cây dây leo để lợp phiá trên nhà Nhưng vì vẫn sợ dã thú, rắn rết bò vào nhà , người ta làm sàn nôỉ lên trên mặt đất một khoảng, trước khi vào phòng chính, sẽ có 1 lớp tường gỗ có thể gấp kéo lại bên ngoài để ban ngaỳ có thể hứng ánh sáng , ban đêm có thể đóng lại bảo vệ những người ngủ bên trong. Vậy là từ đó bộ tộc này đã biết xây nhà để ở, không còn sống trong hang động tăm tối nưã. Nhưng có một điều khiến Thạch khởi phải trăn trở đó là lũ từ thượng nguồn đổ về khiến thung lũng bị ngập lụt hằng năm. Sau mỗi cơn lũ, bao nhiêu nhà cưả bị cuốn trôi, chưa kể luá trong kho, trâu bò , lợn gà và cả những cánh đồng chưa kịp thu hoạch đều bị cuốn đi sạch. Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với những người già có kinh nghiệm trong làng. Thạch Khởi quyết định đưa dân chúng đi đến một vùng đất khác cao ráo và rộng rãi hơn vùng đất hiện tại. Vậy là cuộc di dân đầu tiên cuả bộ tộc bắt đầu. Họ băng qua bao mảnh đất, bao ngọn đồi nhưng vẫn chưa tìm được một vị trí thuận lợi để trú ngụ. Khi đi qua ngọn núi ngày xưa bố mẹ nhận được Thạch Khởi từ tay thần linh. Thạch Khởi đi cùng vợ cuả mình đi lên để bái lạy trời đất cùng xin thần linh chỉ cho Thạch Khởi biết phải đi theo hướng nào để tìm được vùng đất mới. Cũng để viếng mộ phần cuả hai vị song thân. Sau khi hai vị mất họ được Thạch Khởi an táng trong hang đá năm xưa. Khi vưà từ trong động đi ra, trên cái cây năm xưa đã che Thạch Khởi khỏi mưa ướt nở ra một bông hoa. Bông Hoa đó rụng xuống và hoá thành một thiếu niên mặc áo trắng. Cậu ta chỉ tay về hướng đông : “ Hãy đem gia tộc, người dân cuả Người về hướng đó”. Chàng thiếu niên quỳ xuống , hôn lên góc áo chòang cuả Thạch Khởi, sau đó đứng lên, đặt tay lên đầu cuả Minh Ngọc – vợ cuả Thạch Khởi. Nhưng ngay sau đó , Thạch Khởi cùng Minh Ngọc quỳ xuống tạ ơn. Từ đó, thiếu niên áo trắng với danh hiệu Thần Hoa – hoa cuả trời đã cùng đi với bộ tộc đến vùng đất mà họ sẽ cư ngụ. Thạch Khởi dẫn người dân đi theo sự chỉ dẫn cuả Thần Hoa đi xuống phiá đông, chẳng mấy chốc họ đã đến một đồng bằng cao ráo và phì nhiêu. - Nơi đây sẽ là nơi người đóng đô và mở rộng đất đai cuả mình. – Thần Hoa nói với Thạch Khởi. Khi đó xe ngựa chở lương thực cũng vưà đến nơi. Bách Thổ quốc – quốc gia mở rộng đất đai nhờ chiến tranh và khai phá và được xây dựng bằng hoà bình. Sau khi bộ tộc đã ổn định tại vùng đất mới. Người ta gọi nó là Đại Thành, thế lực cuả Thạch Khởi dần gia tăng khi các bộ tộc khác đến quy hàng và cũng có cả chiến tranh, giao tranh và chiếm đất với các tộc người khác. Sau khi chiến thắng, Thạch Khởi vẫn để cho trưởng tộc cuả các bộ tộc khác giữ quyền lãnh đạo nhưng phải quy phục người như là người đứng đầu mảnh đất này. Chẳng mấy chốc cả một vùng đất lớn quy thuận dứơi trướng cuả Thạch Khởi. Có đến gần hơn một trăm bộ tộc đã tôn người lên làm vua. Vậy là từ những mảnh đất cuả các bộ tộc hợp thành, quốc gia Bạch Thổ ra đời. Minh Ngọc và Thạch Khởi sinh ra một người con trai và đặt tên là Quân Vương. Quân Vương tiếp tục kế thừa ý chí và sức mạnh cuả Thạch Khởi để mở rộng bờ cõi và thiết lập bộ máy nhà nước. Trải qua 40 đời Quân Vương , người con kế ngôi Quân Vương đời 40 đã lấy niên hiệu Thái Tông Quân Vương và mở ra thời kỳ cuả Quân Vương và các lãnh chủ. Giờ đây Quân Vương không phải là niên hiệu cuả những vị đứng đầu đất nước nưã mà là để biểu thị chức vị cuả vua.
|
Dòng máu cuả Thạch Khởi được duy trì và truyền lại ngôi báu với chế độ cha truyền con nôí. Còn với Thần Hoa – bông hoa cuả trời đất, là biểu hiện sự trong sạch và khiết tịnh cuả Bách Thổ quốc. Sau khi giúp Thạch Khởi đóng đô tại Đại Thành, xây đắp thành trì và thiết lập các điều kiện với các bộ tộc chư hầu. Thần Hoa đi khắp đất nước thu nhận đệ tử - những ngươì này được gọi là Hoa Quân. Thần Hoa dạy họ những trí thức và những lễ tế thần linh. Hoa Quân sẽ ở lại các bộ tộc để giúp người dân và cử hành các ngày lễ quan trọng cuả đất nước. Đến cuối đời, ngài ấy đã truyền lại ngọn lửa nhiệt thành, cùng chức vị Thần Hoa cho một Hoa Quân giỏi giang mà ông yêu qúy. Cứ như vậy theo từng đời Quân Vương, các đời Thần Hoa cũng được duy trì. Nhưng khác với Quân vương truyền ngôi vị theo thể thức cha truyền con nối thì ngôi vị Thần Hoa lại duy trì theo cách khác , các Thần Hoa sẽ sống độc thân và khiết tịnh nên sẽ không có con nối dõi. Nên Thần Hoa sẽ chọn ra Hoa Quân gỉoi giang và có đức độ để kế thưà và giúp Quân Vương điều hành đất nước. Đến đời Thái Tông Quân Vương, Thần Hoa không còn đi khắp nơi trên đất nước nưã mà đã được mời về Đại Thành. Thái Tông Quân Vương đã xây dựng Thần Điện bênh cạnh Đại Điện . Để Thần Hoa có thể giúp đỡ các đời Quân Vương trong việc cai trị đất nước. Các đời Quân Vương đã tiếp tục kế thừa và phát triển đất nước cho đến ngày nay. Câu chuyện truyền thuyết về sự kiến quốc cuả Bách Thổ quốc kết thúc. Bà Thái Trân xoa đầu cháu trai và hỏi : - Cháu đã hiểu được vì sao đất nước chúng ta mang tên Bách Thổ chưa. - Có phải là quốc gia được hình thành từ trăm mảnh đất không ạ? - Đúng rồi. Mảnh đất mà gia tộc chúng ta được khai phá muộn nhất, nhưng vị thế cuả chúng ta luôn được giữ vững vì những người tài giỏi xuất thân từ vùng đất này đã nhiều lần giúp Quân Vương qua các thời kỳ khó khăn. Các bác và bố cuả con cũng đang dốc hết sức gíup lãnh chủ trong thành, con phải nhớ điều đó đển cố gắng học tập. - Cháu biết rồi - Đến giờ đi ngủ rồi. Bà Thái Trân chỉnh lại chăn cho cháu trai rồi tắt đèn đi ra ngoài. Một người giúp việc chờ sẵn bên ngoài dể dìu bà xuống bậc cầu thang. - Cậu chủ ngủ rôì phải không, để con dìu phu nhân về phòng. Tiếng sàn gỗ kèo kẹt trong đêm khi mỗi bước chân đặt xuống. Phiá ngoài kia ngọn núi lưả Bạch Ngọc đang âm ỉ, những dòng suối nước nóng hằng ngày vẫn tuôn chảy ra. Đêm tại Bạch Thành thật tĩnh lặng.
|
Thiên Hoà Vương năm thứ 19 ( Thiên Trạch Nhân Hoà Quân Vương ) Lãnh điạ Bạch Thành, Thần miếu Ngân Hoa. Một chiếc taxi chạy vào trong khu đền Ngân Hoa, phiá sau có một chiếc ô tô đen đang đuổi theo. Bảo Nguyên xuống xe taxi và chạy vào trong nhà. Vưà lúc đó chiếc xe ô tô đen cũng dừng lại người đàn ông đuổi theo cậu . Lúc này ông tài xế taxi mới bảo rằng cậu bé đó chưa trả tiền taxi. Người đàn ông ra lệnh cho tài xế trả tiền taxi rồi đi thẳng vào nhà. Bà Thái Trân ngạc nhiên khi giữa buôỉ như thế này bố con Bảo Nguyên lại đi về với vẻ mặt hung hục thế. Khi thấy Bảo Nguyên đã chạy lên lầu, bà ngăn cản bố cuả Bảo Nguyên đuôỉ theo. - Bảo Trạch, có chuyện gì vậy? Không phải hôm nay là ngày thi tốt nghiệp trung đẳng cuả Bảo Nguyên à? Sao hai bố con lại về giờ này. - Con không có thằng con vô dụng như thế. - Sao, có chuyện gì xảy ra ở trường thi? - Nó còn thua cả một người xuất thân từ chi tộc thấp kém. Cả phần thi cưỡi ngựa và bắn cung nó đều trượt. Sao con lại có thằng con vô dụng như thế chứ - Vốn dĩ Bảo Nguyên bắn cung không tệ sao lần này lại như thế. - Con chỉ mới mắng nó một tí mà nó đã bỏ về ngay lúc thi. Làm con mất mặt với Lãnh Chủ cùng các gia tộc khác quá. - Giờ con nó lên mắng nó cũng không giải quyết được gì, chẳng phải con còn việc trong thành sao. Ta sẽ nói chuyện với nó. Con vào lại thành đi, hành động đuôỉ theo Baỏ Nguyên về đến đây cũng khiến con mất mặt trước lãnh chủ rồi - Con…. Chết tiệt. Ông Bảo Trạch nới lỏng cravat rồi chưỉ thề, sau đó bỏ ra ngoài xe ô tô để quay vào lại trong thành. Bà Thái Trân ra hiệu cho những người làm tiếp tục làm việc rôì một mình đi lên phòng cháu trai. Bảo Nguyên nằm úp mặt vào bàn học. Cậu không khóc chỉ là cảm thấy thất vọng về bản thân. - Có chuyện gì xảy ra ở phòng thi à? - Cháu vô dụng quá phải không bà? Cháu đã trượt phần cưỡi ngưạ và bắn tên. Không những không thể bắn vào tấm bia mà còn bị trượt nưã. - Ngày thường cháu bắn cung cũng không đến nỗi tệ. Sao hôm nay lại vậy? - Cháu đã nhắm thẳng vào hồng tâm cuả bia rồi, nhưng đột nhiên trước mắt cháu xuất hiện rất nhiều người đang quỳ xuống chắp tay van xin điều gì đó. Nên mũi tên bắn chệch về phía khác
|