Giả Sử Con Và Cậu Út Yêu Nhau (Nhật Ký Của Cậu Út)
|
|
Sài Gòn, ngày 30 tháng 10 năm 2013 (bonus)
Ngôi nhà của tôi vừa trải qua một cơn bão. Tính của tôi thường thích sự hoàn chỉnh cho nên có nhiều khi tôi vất bỏ một vài thứ chỉ vì nó bị chút ít tì vết nào đó. Với tính tình kỳ quái ấy, tôi đã tính vất bỏ căn nhà của mình chỉ vì sợ những rác rưởi do cơn bão mang đến sẽ làm ngôi nhà của mình không còn đẹp nữa. Trong lúc tôi đang gọi thợ thầy đến để thực hiện ý định của mình thì một điều phải nói là kỳ diệu xảy ra khiến tôi, thành thực mà nói, xúc động làm sao.
Những người hàng xóm thường ngày chỉ nhìn tôi lặng lẽ, bất quá chỉ nở nụ cười, cũng như cả những người có thói xởi lởi, đang cùng nhau chống đỡ căn nhà cho tôi, dọn dẹp rác rưởi cho căn nhà của tôi. Cả những người bạn ở phương xa cũng gửi thư, tin nhắn, điện thoại thăm hỏi và áy náy cho việc tôi gặp tai bay vạ gió. Vật chất cần thiết nhưng thật sự chẳng quan trọng bằng tinh thần. Đến lúc này tôi mới thấy rõ điều đấy.
Tôi hiểu rằng, chẳng cần phải nghe lời ngon tiếng ngọt của người ta, mà hãy nhìn vào hành động thực tế. Có quá nhiều tấm lòng dành cho tôi bất chấp tôi đã muốn rời cuộc chơi.
Các bạn thân mến,
Sự cố vừa qua tuy mang lại cho mình phiền muộn, nhưng cũng mở ra cho mình rất nhiều niềm vui và sự xúc động. Thực sự mình chẳng cần phải giả bộ khiêm tốn làm gì nữa, mình không ngần ngại tỏ ra hợm hĩnh mà nói rằng "tôi đang có những bạn đọc rất chân tình". Mỗi bạn một cách thức thể hiện nhưng đều có chung một mong muốn là vực dậy tinh thần của mình để mình tiếp tục trụ vững sau sự cố.
Vì vậy, mình đăng bài này để các bạn độc giả của mình hãy ngưng "cuộc chiến" này lại. Bởi dầu gì thì mình và các bạn cũng đang góp phần tạo ra thêm "gạch đá ngổn ngang" cho "bãi chiến trường" này, phải không? Cho mình chút thời gian để nhấn F5 (^^) rồi mới có thể quay trở lại được.
Mình sẽ không tạo ra một topic khác để thay thế. Giống như cơn sóng thần huỷ hoại Nhật Bản, người ta vẫn muốn để lại chút tàn tích để nhìn vào đó mà nhớ những ngày hoạn nạn có nhau cũng như là bài học kinh nghiệm quý giá! Topic này tuy không thể nào so sánh được với chuyện bên Nhật Bản, nhưng ít ra cũng là một kỉ niệm để chúng ta hiểu rằng, trong thế giới ảo vẫn có những tấm chân tình.
Mình mong các bạn vì mình mà dành sự vị tha cho những người có thể là không đáng được mình cư xử như vậy, ít nhất là trong topic này nhé!
Mình không thể trả lời từng comment được rồi, sức người có hạn mà đồng bọn thì quá đông, hihi. Cho nên, bài post này gửi chung cho mọi người, mong các bạn vui vẻ đón nhận!
Cảm ơn các bạn.
BABYPING (đã ký ^^)
P/S: chúc các bạn ngủ ngon!
|
Vĩnh Hưng, ngày … tháng … năm 2013 (64)
Trời bất chợt có cơn mưa to. Tôi có chạy tìm chỗ nấp cũng không kịp. Mà trong bụng cũng chẳng muốn tránh cơn mưa. Nước cứ thế mà tuôn rơi lên đỉnh đầu, chạy ngoằn nghèo trên cổ rồi len lỏi chui vào sâu trong áo quần, rồi chạy cái ào xuống hai bàn chân thấm sâu vào lòng đất. Thằng Bình cũng ngồi dưới xuồng nhìn tôi như vậy. Chiếc áo trắng của hắn đã đẫm nước mưa và dính chặt vào cơ thể để lộ ra thân hình nâu đen khoẻ khoắn. Tôi nhìn cơ thể tràn đầy sức sống nửa kín nửa hở trong chiếc áo mà lòng bỗng xuyến xao.
Chắc cũng gần đây thôi, thằng Thịnh cũng đang ướt sũng. Chiếc áo cũng màu trắng đẫm nước và dính bết vào thân. Cơ thể tuy không phải là rắn rỏi của người nông dân lao động nhưng vẫn là nét quyến rũ làm say lòng cậu Út. Thế mà, cơ thể đó đang e ấp gởi trao cho một người con gái chứ nào phải tôi đâu. Tôi chưa bao giờ nghe trong nước mưa có muối mà sao có vị mằn mặn trên môi? Nước mưa sao cứ xộc vào làm cay mắt? Sao nghe như có chút hờn ghen? Tôi hít một hơi thật sâu cho tinh thần trấn tĩnh, vuốt nhẹ nước đang chan hoà trên gương mặt, rồi cất tiếng bảo thằng Bình:
- “Thôi Bình về bển đi, mưa lớn quá rồi! Tui vô nhà đây! Cảm ơn Bình!”
Chỉ thoáng thấy thằng Bình gật đầu khẽ, tôi đã trở bước vào nhà. Căn nhà không phải của tôi mà cũng giống như căn nhà của tôi trên Sài Gòn vậy. Trống vắng mỗi khi không có thằng Thịnh. Và cũng chỉ có mỗi mình tôi. Cảm giác tăm tối làm tôi hơi sờ sợ. Tôi bật vội thật nhiều đèn. Ánh đèn nê-ông màu trắng mà không mang đến cho tôi cảm giác dịu nhẹ. Tôi thấy chung quanh màu nóng khá nhiều và mắt mũi cứ tù mù.
Đổ bệnh rồi còn đâu! Hơn ba năm qua tôi mới bị bệnh trở lại. Ba năm dài cô đơn không người để yêu cũng là ba năm tôi chưa biết đến mùi viên thuốc. Giống như lâu ngày dồn lại, tôi nằm bẹp dúm trên giường, toàn thân đau nhức kinh khủng. Cánh tay muốn giở không lên. Tôi định gọi cho ai đó giúp mình trong cơn yếu đuối. Mà thiệt lòng chẳng biết gọi ai ở cái xứ Vĩnh Hưng vắng vẻ này. Cho nên cứ nằm trong căn buồng tối om om khác hẳn bên ngoài mà đơn chiếc như con thú dữ bị thương, rút vào sâu trong một bờ bụi nào đó chờ chết.
- “Út ơi! Út!”
Tiếng thằng Thịnh kêu vang bên ngoài làm tôi mừng rỡ suýt chút nữa là bật dậy chạy ra. Cơ khổ, cái thân già đang đau nhức như ai dần xé. Đầu óc thì quay quay còn tệ hơn lúc say rượu nữa. Thằng cháu tìm cậu Út một lúc thì thôi không gọi nữa. Rồi nó xồng xộc vô buồng, áo quần ướt đẫm. Dù trong bóng tối lờ mờ, tôi vẫn nhận ra được những hình ảnh đã từng trong trí tưởng tượng của tôi lúc này. Đang với tay lên sào đồ thì chợt như phát hiện ra điều gì đó, thằng Thịnh quay lại nhìn tôi đang nằm thở khò khè trên giường. Nó vội quỳ xuống bên cạnh rồi hỏi với giọng hơi hốt hoảng:
- “Út! Út bịnh hả?”
- “Chắc vậy quá!” – Tôi mệt mỏi nói – “Tự nhiên đầu óc quay cuồng, rồi chỗ nào cũng đau nhức hết”
- “Con mua thuốc cho Út uống nghen?” – Thằng cháu tôi hỏi – “Út còn bị gì nữa không để con mua đúng thuốc”
- “Ừa?” – Tôi khó nhọc khai cho nó thêm vài triệu chứng nữa – “Chừng bạn về rồi đi mua cũng được”
- “Nãy con đưa ra xe luôn rồi!” – Nó nói khẽ - “Út ăn cháo vịt không?”
Đang mệt muốn chết mà nghe nó hỏi ngây ngô vậy tôi cũng không nhìn được cười. Khổ quá! Cười vô cái là ho sù sụ kèm theo đau họng, đau cổ, đau bụng… đau tùm lum hết! Ai nói một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ chứ lúc này tôi thấy cười là một cực hình. Thằng cháu dễ thương vội áp tay vào xoa xoa ngực cho tôi rồi vội vàng rụt tay về. Nó sực nhớ ra là đang ướt sũng nên vội vội vàng vàng đứng dậy, rút đại bộ đồ nào đó phơi trên sào. Tuy nó vội vội vàng vàng như vậy, nhưng tôi vẫn thấy rõ ràng chiếc áo được cởi bỏ để lộ tấm lưng dài rộng và vững chãi, tôi vẫn thấy nó cởi bỏ từng chiếc quần một ra để lộ cặp mông săn chắc căng tròn. Tôi vẫn thấy cả thân thể của nó trần truồng hoàn toàn trong vài giây ngắn ngủi rồi hình ảnh đẹp đẽ lại mất đi.
- “Út nghĩ tầm bậy chi rồi cười cho mệt không” – Nó quay lại nói – “Con nói cháo vịt thiệt chứ không phải cháo vịt của mẹ con đâu”
Số là chị Hai tôi có cái tính xởi lởi gặp ai cũng tán chuyện rất lâu, có khi bê trễ việc nhà. Anh rể tôi xem được ở đâu đó vở kịch, người ta chọc ghẹo thói nhiều chuyện bằng cụm từ “bán cháo vịt”, giống như “buôn dưa lê” trong tiếng Bắc vậy đó. Anh rể tôi bèn đặt cho chị Hai cái mỹ danh “cô ba cháo vịt” (anh rể tôi thứ ba). Có lần, chị Hai qua nhà chị Tám bên sông “bán cháo” bên ấy khá lâu. Anh rể tôi mới kêu thằng Thịnh chống xuồng mang qua cho mẹ nó một mớ củ gừng với hành lá. Thằng nhỏ ngây ngô làm theo. Hậu quả là mẹ nó xách tai nó về, trong hai tay vẫn còn cầm mớ hành lá với gừng. Lúc đó hình như nó mới 14 – 15 tuổi gì đó.
- “Khùng quá ông thần ơi” – Tôi lại đau khổ uống thêm mười thang thuốc bổ nữa – “Ai đời cho người bịnh ăn cháo vịt, nó vật chết toi đó biết không?”
- “Ủa vậy hả, hề hề” – Thằng Thịnh quê quê cười thè lưỡi – “Vậy con mua cháo huyết nha Út”
- “Ừa, miễn là đừng cháo gà cháo vịt” – Tôi đáp bằng vẻ mệt mỏi
- “Út chờ con chút xíu nha” – Thằng Thịnh vừa nói vừa bấm bấm cái phone của tôi – “Con bấm sẵn số con nè, Út cần gì thì gọi cho dễ”
- “Đi lẹ đi ông! Tui có bại liệt đâu mà lo xa dữ”
Nó đi rồi tôi mới thấy mình mệt thiệt chứ! Nãy có nó, tôi thấy vui vẻ ấm áp nên tinh thần cũng khoẻ khoắn hơn. Giờ còn lại trong căn buồng, dù không còn tối nữa do thằng Thịnh đã với tay bật đèn trước khi ra khỏi, nhưng sao tôi vẫn cứ bị cảm giác cô đơn dù biết rằng lát nữa nó lại về ngay thôi mà? Thú thiệt thì cũng có chút cảm giác vui vui và an ủi khi mà thằng cháu vẫn còn tự nhiên thay quần áo trước mặt tôi chứ không có tránh né hay kỳ thị gì. Cũng có thể là nó vội lo cho tôi nên quên mất chuyện ấy. Mà thôi kệ, dù là thế nào thì thằng Thịnh vẫn còn quan tâm đến cậu Út của nó mà, phải không?
Ăn xong chén cháo, uống xong mớ thuốc, tôi chính thức bệnh rất nặng! Người sốt ầm ầm mà sao tôi cứ lạnh run bần bật. Chắc là do cái mạng Đại Hải Thuỷ nên tính hàn đây mà. Tôi là nước biển lớn lạnh lẽo còn thằng Thịnh là ngọn lửa trên đầu núi cháy hừng hực. Thế mà sao nước lại bị lửa thu hút là sao? Tôi tưởng phải là kỵ nhau mới đúng. Trong cơn sốt mê man tôi cũng suy nghĩ miên man, chắc cũng có nói lảm nhảm cái gì đó. Tôi còn lờ mờ thấy thằng Thịnh cứ luýnh qua luýnh quýnh rờ trán rờ ngực tôi rồi móc phone ra gọi cho mẹ nó miết. Chắc con mẹ chị Hai tôi đang bận bán cháo vịt ở đâu rồi chứ gì.
- “Thịnh ơi! Út phải đi công tác ngoài Bắc ba tháng. Út buồn quá chừng à!” – Tôi khò khè nói miên man mà chẳng biết là nói cho ai nghe, tự nhủ hay là cho thằng Thịnh.
|
Vĩnh Hưng, ngày … tháng … năm 2013 (65)
Trong cơn mơ mơ màng màng, tôi lờ mờ thấy thằng cháu mình cứ cuống quýt lo lắng, lúc thì quay lại nhìn tôi, rờ trán tôi, lúc thì gọi phone cho ai đó tứ tung hết cả. Như những khúc phim bị hư, hình ảnh cứ nhạt nhoà rồi cuối cùng chỉ còn là một màu đen. Có lẽ tôi đang chìm vào giấc ngủ. Một giấc ngủ do bệnh, do thuốc chứ không phải là cơn buồn ngủ thông thường. Thành ra, giấc ngủ đó không ngon, không êm, không sâu mà cứ chập chờn chập chờn càng làm tim tôi thêm mệt mỏi. Tôi mơ thấy thằng Thịnh ngồi lên giường, nhẹ nhàng cởi bỏ quần áo trên người của tôi nên tôi khẽ mở mắt.
Thật là một giấc mơ êm đềm, dù đang diễn ra khi tôi đang bệnh. Trong cơn mơ ấy, tôi nhân lúc mình đang mệt mỏi nên cứ giả vờ thiêm thiếp mà thôi. Nằm yên để tận hưởng cảm giác bàn tay có chỗ mịn màng, có chỗ thô ráp của thằng Thịnh lướt trên cơ thể mình. Cảm giác khoan khoái, hạnh phúc, sung sướng mà xen lẫn chút gì đó mắc cỡ ngại ngùng, như những chiếc lá trinh nữ khẽ khàng khép lại khi ai đó bất chợt chạm vào.
Cho đến lúc tôi đã hoàn toàn trần truồng trước mặt thằng cháu, sự xấu hổ mới thực sự đạt mức cao nhất. Cũng may cơ thể tôi đang mệt mỏi thật nên “thằng nhóc” của tôi chỉ hơi khẽ trở mình, hoặc là do tôi cảm giác ra như thế. Tôi nửa muốn lấy tay che lại, nữa muốn giang hai chân ra thành hình chữ V để cái nơi thường nay nhạy cảm thật sự thoải mái nhất. Tôi chờ thằng Thịnh chạm bàn tay có chỗ mịn màng, có chỗ thô ráp vào nơi ấy. Nhưng những cơ quan tạo cảm giác đó của thằng Thịnh thì lại đang bận rộn trên trán của tôi.
Thằng Thịnh đặt chiếc khăn chườm đá lên trán để giúp tôi hạ sốt. Hai bàn tay nó áp lên má tôi, rồi lên hai bên cổ, rồi đến hai kẽ nách. Sao giống như nó đang thăm dò nhiệt độ tại những nơi thường phát nhiệt trong cơ thể của tôi. Thằng cháu tôi nó học kỹ thuật chứ có phải y tá bác sĩ gì đâu mà biết làm thế nhỉ? Chợt tôi thấy có chút lạnh nơi xương sống, rồi sởn người như thế gai ốc mọc lên. Hai bàn tay của “thiên thần” đang lướt qua hai bên kẽ háng nhột nhạt của tôi. Tôi muốn há miệng ra rên rỉ nhưng miệng khô quá không mở ra được. Tiếng “ươm ươm” chỉ lòng vòng trong vòm họng chẳng thoát được ra ngoài.
Chắc thằng Thịnh mua thuốc có tác dụng gây ngủ. Mặc dù đang sung sướng và muốn tỉnh táo để cảm nhận cảm giác mà thằng Thịnh đang mang lại cho tôi nhưng sao hai mắt cứ ríu ríu lại, chẳng cần tôi phải giả vờ thiêm thiếp nữa. Ngược lại, lúc này tôi đang cố gắng banh hai mí mắt ra một cách khó khăn. Giấc mơ kì cục và y như thật vậy. Tôi định giơ tay lên vỗ nhè nhẹ vào mặt xem có phải đây là giấc mơ hay không thì chút sức lực cuối cùng trong người chợt tiêu tan. Thằng Thịnh đang chạm vào dương vật ỉu xìu của cậu Út. Nó ngập ngừng, kéo lên sụt xuống như đang muốn kích thích cái vật ấy to lên.
Trời ơi, có lẽ nào lại như thế? Mà cũng lạ một điều, sao “thằng em” của tôi chẳng lớn lên mà cơn buồn ngủ lại tranh mất phần đó? Giấc mơ gì kì cục và chẳng theo ý muốn của tôi tí nào. Thôi mơ đến vậy thôi, mơ nhiều quá rồi lỡ bắn ra tùm lum thật thì dơ hết quần còn phải mắc công đi lau rửa nữa.Vả lại tôi biết khi mơ là lúc ta sắp thức giấc. Nhắm mắt lúc này cho đỡ tiếc, chứ đợi lúc tôi đang phê đến tận cùng mà thức tỉnh thì có phải “đau đớn” hay không. Tôi tiếc rẻ ngưng việc chống cự cơn buồn ngủ lại, khép hai mắt hoàn toàn.
Rồi tôi cũng thức dậy thật. Ngoài khung cửa sổ, trời vẫn chỉ mới tờ mờ. Buổi sáng vùng quê thật là yên tĩnh. Tôi nghe rõ từng tiếng chim kêu buổi sáng. Tiếng con trao trảo nào đó vừa bay xẹt qua. Tiếng gà con líu ríu đi theo con gà mái luôn mồm chửi “tục, tục”. Hơi nước của con sông trước nhà hẳn đang bao vây lấy căn phòng làm tôi thấy vô cùng mát mẻ. Vài tiếng gà gáy sáng nghe sao rộn rã như không khí mùa xuân.
Chợt có cơn gió lùa vào cửa sổ làm tôi như nghe được những ngọn lúa rạp mình hoặc là thơ thới đón lấy luồng hơi mát rượi đó. Mà cũng không phải như thế. Có gì kì kì lắm. Tôi nhìn xuống cả thân mình, không lẽ mình vẫn còn mơ? Tôi nhọc mệt đưa tay phải lên vỗ mặt. Đau đấy mà! Thế sao tôi đang nằm trần truồng đây? Bên trong, thằng Thịnh vẫn còn say ngủ. Cánh tay trái của tôi, phân nửa nằm trên giường, phân nửa dựa vào thằng Thịnh và đang được giữ chặt vào đó bằng vòng tay phải của nó.
Tôi ngọ nguậy tìm quần áo để mặc vào. Lúc này không nên để mấy cái vụ đụng chạm thể xác cố ý này xảy ra. Tôi không muốn bị thằng Thịnh coi thường hoặc là tránh né. Thằng Thịnh thức giấc, nhìn “con nhộng” đang ngọ nguậy và hiểu tôi đang định làm gì. Nó bóp bóp cánh tay trái của tôi vài cái rồi buông ra, chuyển lên vùng trán. Thế rồi nó bảo:
- “Út vẫn còn nóng lắm! Khoan mặc đồ vô!”
- “Là… là sao?”
- “Chiều tối qua Út nóng hãi hùng luôn. Con sợ quá mà đâu có biết làm gì đâu.” – Nó ề à kể – “Cái con gọi cho bác sĩ… biểu cởi đồ Út ra cho giảm sốt, rồi chườm khăn lạnh hai tiếng… Giờ Út đỡ hơn chút rồi đó. Để con đi lấy khăn lạnh chườm tiếp!”
Nó tót xuống giường, ra khỏi buồng, chắc là đi lấy khăn để chườm cho tôi nữa. Quần áo của tôi đâu không thấy. Tôi đang định ngồi dậy, lấy cái quần thằng Thịnh tròng vô đỡ thì nó đã quay trở vào. Nó ra dấu cho tôi nằm xuống tiếp rồi đắp cái khăn lên trán của tôi. Xong rồi nó quay xuống nhìn “thằng em” ỉu xìu của tôi một lúc. Sau đó, nó quay lại nhìn tôi:
- “Cũng bớt nóng chút rồi chắc không cần phải làm cái đó nữa”
- “Vụ gì?” – Tôi thảng thốt – “Cái đó là cái gì?”
- “Thoát bớt khí nóng trong người ra?” – Nó bình thản nói - "Con tưởng Út cũng biết"
- “Bằng cách nào?” – Tôi lại càng ngạc nhiên hơn
- “Bằng cách làm cho Út xuất tinh ra” – Nó nói hơi ngượng nghịu – “Mà tối qua con làm nhiều lắm… mà… Út cũng cứ vậy à!”
- “Trời đất! Bác sĩ chỉ vậy đó hả?” – Tôi vừa ngạc nhiên vừa buồn cười
- “Dạ!”
- “Bác sĩ ở đâu vậy?” – Tôi hỏi tiếp
- “Cậu Kha bạn của Út đó!” – Thằng Thịnh đáp – “Quýnh quá mà gọi ai cũng không nghe, thời may con nhớ ra cậu Kha cũng là bác sĩ. Thôi Út nằm đây để con hâm cháo cho Út nghen. Mẹ con nấu sẵn rồi!”
|
Vĩnh Hưng, ngày … tháng … năm 2013 (66)
Tôi gọi cho thằng Kha quá trời lâu nó mới chịu bắt máy. Vừa nghe tôi hoạch hoẹ là nó đã cười sặc sụa ở đầu dây bên kia. Chừng cười đã rồi nó mới nói bằng cái giọng khiêu khích chứ không còn ngái ngủ như hồi nãy:
- “Sao, tối qua phê như con tê tê không cậu Út? Định cảm ơn bạn hiền thế nào đây?”
- “Ông đấy nhé! Chỉ bậy bạ lỡ tôi bệnh nặng rồi ngủm luôn có phải cháu tôi nó ân hận suốt đời không!”
- “Ừ nhỉ, cũng có khi ngủm vì sung sướng cực độ đó haha!” – Thằng Kha lại cười – “Nói vậy chứ tôi có hỏi kỹ lưỡng thuốc men rồi mới tư vấn đấy ông ạ! Ở dưới đó nhà thuốc họ bán toàn thuốc ngủ không, hehe!”
- “Thiệt không đó?”
- “Thật chứ sao không!” – Nó đáp – “Không tin ông hỏi thằng cháu ông xem có phải tôi là bác sĩ tận tình và kỹ lưỡng không nhé! Ơ.. mà đối xử với ân nhân thế à?”
- “Chờ đấy! Tôi lên rồi biết tay tôi”
Thằng Kha này nhiều trò ghê. Coi tôi nói dữ dằn vậy đó mà lần này tôi thích cái trò trị bệnh này của nó. Hèn chi tối qua cứ mơ màng bị thằng Thịnh “quần thảo” mà cứ tưởng là nằm chiêm bao. Tiếc quá chừng là tiếc đi à! Không lẽ bây giờ giả cho bịnh nặng trở lại nữa? Hu hu, tôi muốn được thằng Thịnh làm “thoát bớt khí nóng trong người” ra quá đi! Dâm dật trở lại chắc là đỡ bệnh hơn rồi đó! Thế rồi tôi nghe loáng thoáng tiếng ai đó như thằng Bình đang hỏi thăm sức khoẻ của tôi. Thằng cháu tôi trả lời là “Út em đỡ hơn rồi! Thức rồi nhưng còn đang nằm trong buồng đó anh”. Trong lúc tiếng dép lệch xệch đi về hướng tôi thì cũng là lúc thằng Thịnh la lớn ngăn cản:
- “Ê… Anh Bình khoan vô đã!”
Nhưng chắc thằng Bình vốn nôn nóng với bệnh tình của tôi nên đã nhanh chóng bước vào. Hắn nhìn thấy hết tất cả rồi…. Toàn thân cậu Út… Đang nằm thiêm thiếp trên giường, mệt mỏi vì bệnh. Một cái mền đắp ngang che từ trên rốn xuống tới quá đùi. Tôi đã kịp thời che phủ cơ thể trần truồng của mình lại. Thằng Bình đứng ngay giữa chiếc giường trong khi thằng cháu tôi cũng đã kịp tót về cuối giường, tay cầm tô cháo, nhìn chúng tôi nói chuyện.
- “Cậu Út… khoẻ rồi hả?” – Thằng Bình ngập ngừng nói
- “Ừa, tui cũng đỡ hơn nhiều rồi” – Tôi giả bộ nhọc mệt nói
- “Vậy cũng mừng! Cậu Út đi xa về đã mệt mà còn dầm mưa nên bệnh là phải”
- “Lâu rồi mới bệnh một lần cho đã!” – Tôi nói – “Cảm ơn Bình nghen!”
- “Có gì đâu Út” – Thằng Bình nói rồi quay sang nhìn thằng cháu tôi như định nói gì mà lại thôi, hắn quay lại nhìn tôi nói tiếp – “Phải cậu Út không bịnh tôi đưa đi đổ dớn cho biết. Thôi tui đi!”
“Thả dớn” và “đổ dớn” là một hoạt động của người dân vào mùa nước nổi. Dớn bao gồm những đoạn lưới bao lấy một cái khung dài hình trụ vuông hoặc tròn tuỳ vào sở thích của người làm dớn. Đem dớn ra thả xuống nước như con rồng dài quanh co nằm há miệng chờ thời, gọi là thả dớn. Cá tôm mùa nước nổi theo dòng nước mà chui vào trong lưới và sẽ bị mắc vào trong dớn không ra được. Chừng vài ba bữa, người ta sẽ đến vị trí thả dớn, thu dớn lên để thu hoạch gọi là đổ dớn. Thằng Thịnh giải thích cho tôi nghe như vậy. Thấy cũng thích quá ha. Tôi cũng muốn đi thả dớn đổ dớn.
- “Vậy chờ bữa nào anh Bình đưa Út đi!” – Thằng Thịnh ỉu xìu – “Con không biết coi nước, không biết chỗ thả dớn”
- “Thèm vậy thôi chứ Út bệnh mà đi đâu” – Tôi bùi ngùi nói – “Lần về sau chắc hết mùa nước rồi cũng đâu có đi được”
- “Út không đi công tác ngoài Bắc được không?” – Thằng Thịnh ngồi xuống giường
- “Chắc khó!” – Tôi đáp nước đôi
Thằng Thịnh chợt ngó lên mái nhà ra chiều suy nghĩ. Rối nó đứng lên lấy cho tôi cái quần đùi của nó để tôi mặc vào. Nó nhìn tôi lúi húi mặc quần sao cho không lộ mấy phần nhạy cảm trước mắt nó thì nhoẻn cười khó hiểu. Khi tôi mặc xong thì nó nói ngập ngừng:
- “Út để con ở coi nhà cho Út được không?”
Tôi nhìn ánh mắt khẩn khoản của nó, thấy trong đó hình ảnh của ba tôi nằm trong phòng cấp cứu. Ánh mắt cũng van nài khẩn khoản, bảo tôi đừng để cho bác sĩ mổ bữa hôm nay. “Ngày mai rồi hãy mổ nghen Út. Mổ bữa nay là ba chết đó! Mai ba khoẻ rồi hãy mổ”. Bác sĩ thì hối gia đình tôi ký giấy vì sắp hết thời gian, rề rà thêm sẽ không kịp. Chị Hai dưới quê chưa lên kịp còn anh Tư và anh Năm đều né không chịu ký cái tờ giấy đó. Lúc đó tôi không hiểu họ sao lại trốn tránh như vậy nhưng sau đó một tuần thì mọi sự đều thông tỏ. Hai anh tôi sợ cái cảm giác ăn năn dằn vặt khi tự tay mình ký cái tờ giấy mà sẽ dẫn đến cái chết của ba tôi vài ngày sau đó!
- “Ở nhà một mình đâu có ai nấu cơm cho mà ăn” – Tôi cười gượng gạo giấu đi giọt nước mắt định nhoè ra – “Ăn bờ bụi riết rồi ốm nhom ốm nhách…”
- “Con tự nấu được!” – Nó đưa tô cháo cho tôi – “Trưa nay con nấu cháo cho Út ăn thử coi sao hen?”
- “Ăn vô bệnh có nặng hơn không trời?” – Tôi đón lấy tô cháo rồi chọc nó
- “Bao có luôn!” – Thằng Thịnh giơ nắm đấm lên trời – “Bảo đảm bệnh ghiền sẽ nặng lên dữ lắm, ho ho!”
|
Vĩnh Hưng, ngày … tháng … năm 2013 (67)
Tối hôm qua, cả nhà cùng ngồi coi tuồng cải lương “Sân khấu về khuya”. Chị Hai tôi rất thích cải lương. Tôi thì không thích lắm, chủ yếu là bây giờ người ta hát ẹ quá, nghe không có hứng. Tuy không thích nhưng tôi hát cải lương cũng ổn lắm đó, hehe. Thằng Thịnh có lần nghe tôi nghêu ngao bài “Tình anh bán chiếu” thì nó khen tôi hát hay hơn mấy chú bác trong nhóm đờn ca tài tử mà anh rể tôi có tham gia. Mà thôi chuyện đó không liên quan.
Tôi muốn nói về cái tuồng “Sân khấu về khuya”. Anh chồng gặp lại vợ cũ, lòng còn lưu luyến tình cảm nhưng do đã có vợ mới rồi nên không tiện nấn ná lâu hơn. Cô vợ cũ bất chợt quỵ ngã vì lên cơn đau tim. Thế là anh chồng có “dịp” chăm sóc vợ cũ và hỗ trợ vợ diễn cho tốt vai tuồng trước khán giả. Chừng xong việc thì người vợ mới xuất hiện, nghe anh chồng giải thích thì có nói là: “Ông Lĩnh Nam, tôi thấy hết, tôi biết hết, ông kiêu hãnh, ông tự ái, ông không khi nào chịu quỳ phục trước người đàn bà. Nhưng may quá, bà ấy nghĩ ra cái bệnh đau tim ấy kịp thời quá”!
Chẳng biết bà vợ cũ đau tim thật hay là giả bệnh đúng lúc. Nhưng tôi thì bệnh thật. Và thế là thằng Thịnh cũng như nhân vật ông Lĩnh Nam trong cái tuồng kia, chắc nó đã quên mất những chuyện trong quán trà sữa để mà tận tình chăm sóc cho tôi, chẳng lảng tránh, tránh né gì tôi cả. Lúc coi đến khúc đó, tôi chợt quay nhìn nó đang nghệch mặt ra coi cải lương, thấy bình yên trong lòng lắm. Nét mặt hồn nhiên của nó khiến tôi thật sự bình yên. Nếu không có nó thì hẳn tôi đã không mau hồi phục đến vậy. Tôi chỉ phải nằm trần truồng giải nhiệt có một lần thôi, đến trưa hôm qua là khoẻ lại hẳn rồi. Nghĩ cũng hơi tiếc nhỉ, hì hì!
Có lẽ nên cảm tạ thằng Kha bác sĩ mới được. Không ngờ cái trò nhảm nhí của nó lại khiến cho thằng Thịnh cháu tôi tin là thật. Chứ nếu là cậu Út của nó thì… cũng giả bộ tin theo à, hihi. Ngu sao không tận dụng cơ hội để lại được nhìn ngắm những da thịt quyến rũ, những quả trái ngon lành! Thế mà hôm nay tôi lại phải lên xe về Sài Gòn rồi. Thằng Thịnh đưa tôi ra bến xe Mộc Hoá. Bất giác tôi nghía qua bên kia sông xem có ai đứng vẫy tay hay không. Thật tình cũng không có ngóng đợi gì thằng Bình mà chỉ là một phản xạ. Cũng may là chẳng có ai bên đấy. Tôi chợt thấy thằng Thịnh có chút gì đó không vui. Có lẽ là tôi nghĩ ngợi nhiều quá mà thôi! Tôi hay như thế lắm, tự nghĩ ra chuyện!
Hai cậu cháu ngồi ăn sáng cà phê chờ xe xuất bến. Chiều nay tôi có một cuộc họp khá quan trọng chứ nếu không đến chiều tôi mới về lại Sài Gòn. Tối qua chị Tám với thằng Bình có qua chơi thăm tôi và biếu cho tôi cái hũ cà na ngâm muối đường bự xự. Đôi khi, tình cảm của thằng Bình cũng hay hay, cứ êm đềm lặng lẽ như một cái bến đợi dành sẵn cho con thuyền hay trôi lang thang là tôi đây cập bến. Nếu không có thằng Thịnh và gặp được một người dành nhiều tình cảm cho tôi như thằng Bình, liệu tôi có tương lai gì với hắn ta không? Mà cũng không chắc là hắn yêu đương gì tôi, chỉ là do tôi nghĩ ngợi nhiều quá chăng? Hắn chưa thổ lộ tình cảm trực tiếp với tôi mà. Đôi khi sự thụ động cũng gây thiệt thòi cho chủ nhân nhỉ. Giả như hắn chủ động bày tỏ vào một thời gian và không gian phù hợp, chắc gì tôi đã chẳng lung lay...
- “Út! Đá tan hết rồi kìa!” – thằng Thịnh xen vào – “Sao không uống đi Út?”
- “Để đá tan ra cho bớt ngọt” – Tôi nửa đùa nửa thật – “Dưới này ăn đường thấy ớn thiệt. Nước ngọt mà cũng bỏ thêm đường nữa”.
- “Mốt Út nói trước để người ta khỏi bỏ”
- “Ừa” – Tôi đáp – “Chừng nào tựu trường vậy Thịnh? Tính chừng nào lên thành phố?”
- “Dạ hết tuần sau” – Nó đáp – “Chắc chừng đó con lên luôn”
- “Ừa, quen có Thịnh trong nhà nên mấy bữa con về quê Út cũng ít về nhà, về vắng teo cũng hơi chán” – Tôi nói bằng ánh mắt xa xăm
- “Cha con nói đúng, Út giống mẹ con thiệt!” – Thằng Thịnh nhìn tôi – “Nét mặt đã giống, tính tình, cách nói chuyện cũng giống. Hôm qua mẹ con cũng nói chừng con đi rồi cái nhà vắng teo”
Chị Hai tôi nói đúng. Mà chẳng cần bả nói tôi cũng có thể nhìn ra, thằng cháu tôi là đứa giàu tình cảm mà ít thổ lộ. Bữa nay sao tự nhiên nó chịu nói mấy lời tình cảm thế nhỉ? Nét mặt nó có chút gì đó gợn buồn. Hẳn là thời gian qua nó ở lì dưới này là do nó muốn làm cho chị Hai tôi vui. Nghĩ cũng đúng, chị Hai tôi chỉ gần nó được có 3 tháng là cùng. Tôi chiếm hữu con của bả 9 tháng còn lại. Thôi thì bớt tham lam một chút. Tôi nhìn cháu tôi rồi nói:
- “Ừa, thôi ráng ở chơi cho chị Hai bả vui, thủng thẳng rồi lên nghen Thịnh!”
Nói nghe hay vậy chứ, nếu hết tuần sau mà chưa thấy mặt nó chắc tôi phi ngay về cái xứ Vĩnh Hưng này “lôi cổ” nó lên quá! Tôi nhìn nét mặt cười gượng gạo của thằng Thịnh đang đưa tay vẫy vẫy chào tôi trong khi chiếc xe từ từ lăn bánh. Lần này thằng Thịnh đứng nhìn tôi rất lâu, cho đến khi cái dáng của nó chỉ còn mờ mờ thì tôi đã không còn nhìn nó nữa nên chẳng biết là nó vẫn cứ đứng đó hay không. Tôi bận nhìn gói thuốc đang uống dở và nhớ lại lời mấy cái kỉ niệm lan man của kì bệnh vừa qua. Cũng vui vui và sảng khoái, cứ thế mà từ từ đưa tôi vào giấc ngủ.
Trong cơn mơ, tôi thấy thằng Thịnh không để tôi một mình về lại Sài Gòn. Nó sợ Út bệnh không ai chăm sóc dọc đường. Tôi hạnh phúc khủng khiếp mặc dù biết rõ là mình đang mơ. Tôi biết rõ là vì lúc lên xe, băng ghế bên cạnh tôi vẫn còn trống. Thế nên tôi chẳng buồn vỗ vào mặt để kiểm chứng xem nhận thức đó là sai hay đúng. Cho nên, tôi cứ thế chẳng ái ngại gì, khẽ nắm lấy bàn tay thằng Thịnh, kéo về đặt lên đùi của mình. Tôi “cả gan” tựa hẳn đầu vào vai thằng Thịnh, miên man nhìn qua khung cửa kính. Những hàng cây xanh non lùi vùn vụt. Xa xa những hàng điên điển trổ bông vàng chanh thơ thớt. Cơn gió thu hây hây mát rượi ùa vào khung cửa, thổi tốc vào mặt tôi làm tôi đánh mất cơn mơ đẹp êm đềm.
Thực tại, tôi cũng đang tựa đầu vào vai của ai đó. Cái băng ghế trống ban đầu giờ đã có sự hiện diện của một hành khách. Hành khách đó thật kiên nhẫn, cứ để yên cho tôi tựa đầu vào vai mà mơ màng giấc mơ hạnh phúc, mà nhìn ngắm những hàng cây điên điển trổ hoa vàng, mà sảng khoái đón lấy những cơn gió thu mát dịu. Hành khách ân cần đó chính là thằng Bình, con chị Tám bênkia sông. Tôi hốt hoảng ngồi thẳng lưng lên, dịch ra một chút và hỏi hắn bằng nét mặt vẫn chưa tỉnh táo:
- “Ủa sao Bình lại ở đây?”
- “Tui cũng đi thành phố!” – Hắn trả lời với nét mặt mất đi đôi chút nét chất phác của những lần đầu gặp gỡ – “Thấy Út ngồi một mình nên ghé xuống ngồi chung”
|