Những Mối Tình Không Tên
|
|
CHƯƠNG 5
Vị đắng của bia lạnh lạnh uống công nhận đã thật, phải nói cứ như nước lạnh pha rượu vậy, tôi mở mắt ra nhìn anh Huy, sao tôi có cảm giác gì đó thân quen đến kỳ lạ, hồi thời đó đồng tính giống như là một bệnh kinh khủng lắm, ai mà mắc nó được gọi với hai cái tiếng khiếm nhã mà bọn con nít vẫn hay thường nói “bê-đê”. Tôi không nghĩ gì hết, chỉ coi anh Huy là bạn bè như thằng Hải, thằng Tuấn,… mà thôi. Cái lẩu ra, tôi bỏ hết thau rau vô, hồi đó cái nồi lẩu nhiều kinh khủng, tới cả thau lận, rau thì bao la, miễn phí, ăn bao nhiêu cũng có, muốn thêm bao nhiêu người ta cũng cho chứ không như bây giờ, cái gì cũng quy ra tiền, hễ đụng một cái là tiền, tiền, tiền và tiền. Tôi bỏ ly bia xuống rồi đưa tay ra ngăn anh Huy lại: - “Hông, uống ngon lắm, nãy em uống không quen, giờ uống công nhận đã thiệt anh” – Tôi nói Nét thật thà lúc đó vẫn còn, anh Huy hỏi: - “Em sinh viên trường nào?” – Huy nói - “Đại học Cần Thơ” - “Ngành gì em?” – Huy nói - “Em học ngoại thương, anh đi làm rồi à?” – Tôi nói - “Ừ, anh cũng chỉ mới đi làm được 4 năm nay” – Huy nói Sau nhiều câu đối thoại không đầu, không đuôi, tôi biết được Huy làm bên một công ty kinh doanh thiết bị điện tử, trước đây mấy cái điện thoại, máy tính không phổ biến như bây giờ, Cần Thơ làm gì có Thế Giới Di Động hay Viễn Thông “A”, lúc đó nhớ không nhầm chỉ có siêu thị số Ninh Kiều và Phương Tùng là bá chủ thiên hạ, hễ mua máy tính, điện thoại là cứ vác mặt vào đó, còn khu Tân Trào lúc đó kinh doanh điện máy rất đắt khách, thằng Hải bạn tôi nhà nó cũng thuộc dạng thứ dữ, kinh doanh điện tử, điện máy mà xây nhà lầu ba bốn tầng ngây mặt tiền trung tâm thành phố, còn anh Huy thì sau này mới biết, ảnh có nguyên một cửa hàng lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn chuyện sống tại Cần Thơ chỉ là cái nguyên nhân nhỏ trong việc ảnh xuống đây để mở cửa hàng thôi. Huy thì vui vẻ, trái ngược với vẻ ngoài của tôi, anh Huy chững chạc hơn tôi nhiều, có những cái Huy biết và nói say sưa còn tôi chỉ biết ngồi dòm, nghe và giả bộ hiểu chứ ai đời đi nhậu chung, mạnh anh, anh nói, mạnh em, em nói hai bên không ai hiểu ai nói gì, cứ tranh giành nhau mà nói thì cũng kỳ. Ly nước đá tan phân nửa, tôi tiện tay bóc cục nước đá bỏ vô ly, anh Huy cười tôi rồi nói: - “Em đi làm chạy bàn chắc quán đó ế lắm” - “Sao anh” – Tôi nói - “Người ta để sẵn cây gắp, không xài, chơi bóc tay không” Tôi gãy gãy đầu, hồi đó giờ quen rồi, ở nhà mình cái gì tiện mình cứ việc làm, còn đi quán, phép lịch sự cơ bản tôi cũng quên mất, đúng là phải có nhiều thứ để học hỏi.
Từ lần gặp đó, tôi cũng có số anh Huy, cứ cuối tháng là anh em đi nhậu, nhưng nói thật, thời đó khái niệm giới tính thứ 3 là món hàng xa xỉ mà không phải ai cũng dám công khai mình đang sở hữu nó. Tôi cũng vậy, gặp mặt anh Huy, nhiều lần tôi muốn hỏi đại xem coi có phải đúng như tôi suy nghĩ “Huy đồng tính” hay không. Nhưng rồi tâm trí tôi lại không cho phép tôi đặt ra cái thắc mắc đó, vì nếu nói ra có khi tình bạn mất mà tình anh em cũng không còn, rồi bản thân anh Huy sẽ nghĩ sao…quá nhiều thứ rủi ro mà tôi gặp phải, tôi học kinh tế, nên có lúc suy nghĩ của tôi cũng theo một quy luật, không có việc đầu tư nào mà không gặp phải rủi ro dù xác suất rất nhỏ, nó cũng có thể rơi vào cái “nhỏ” đó. Thôi quay trở lại vấn đề chính, còn vài tuần nữa là tôi tốt nghiệp, luận văn tới nơi, máy tính thì không có, đĩa mềm vẫn là cái phương tiện lưu trữ của sinh viên, luận văn tôi chép lên cái đĩa mềm 1,44 MB kinh dị thật, cũng cả chục năm rồi mà, rồi cũng nghe lời đám bạn, lưu ra nhiều bản có điều lưu trên cùng 1 cái đĩa, lỡ cái đĩa hư chắc tôi có nước khóc quá, lúc đó “khờ” thật. Tôi ngồi nguyên đêm để xem lại mấy cái báo cáo, này nọ và chỉnh sửa, bây giờ tính ra tiện lợi thật, máy tính rẻ, sinh viên thì sở hữu có khi cả chục thiết bị, nào điện thoại, máy tính bảng đủ thứ trên đời, còn lúc tôi đi học, tôi chỉ có cái điện thoại cùi bắp, bài vỡ muốn làm phải ra ngoài phòng NET mướn máy 1 ngàn rưỡi mỗi tiếng làm bài, làm mà đau xót cho tiền bạc, còn máy tính trong thư viện trường thì ôi thôi, phải nói rất hiện đại, có cả một trung tâm học liệu rộng lớn loại hiện đại nhất nhì đông nam á, nhưng sinh viên vào đó, chen lấn nhau giành cho được máy để sử dụng làm tôi thấy ngán, nên tôi thường ra ngoài hơn là vào trong thư viện. Đang ngồi thẩn thơ liên tưởng đủ thứ thì anh Huy nhắn: - “Em ngủ chưa Khang?” - “Chưa anh” – Tôi nói - “Bài vở tới đâu rồi” - “Đuối quá anh” – Tôi nói - “Nếu cực quá đừng đi làm em à” Không đi làm thì tiền đâu mà xài, ba mẹ tôi cũng ở Cần Thơ, nhưng tận trên Cờ Đỏ, nếu như xét về tiền bạc thì tôi cũng có đủ xài, cứ mỗi 3 tháng tôi về trên nhà một lần, để xin tiền học và ít tiền xài, nhà tôi cũng không khá lắm, mấy sào ruộng, mảnh vường ông già tôi làm còng lưng mới có được mớ tiền gom góp cho tôi lên thành phố đi học, nếu như không đi làm thêm, thì tôi vẫn đủ sống nhưng hơi chật vật cho ba mẹ, tôi cũng không nghĩ công việc của mình là cực khổ nên định gắn bó nó cho hết thời sinh viên, mặc dù lương không bao nhiêu, nhưng nó dư giả xài thời bấy giờ. - “Xúi dại, nghĩ rồi tiền đâu em xài” – Tôi nói - “Anh lo” Tôi không nghĩ là mặt tôi đủ dầy để xoè tay ra xin tiền từ anh Huy, đó giờ mấy chầu ăn nhậu mỗi lần đi chung, nhậu đã thật, đồ ăn ngon thật, nhưng bắt người ta trả một lần, hai lần, rồi ba lần…thấy cũng kỳ, tôi biết anh Huy thương tôi nhưng không cần đến mức phải nhận tiền từ Huy: - “Thôi, anh để đó xài đi, em đâu có dùng đến” – Tôi nói. Anh Huy không trả lời tin nhắn, tôi cũng không quan tâm cho lắm, mình nhận cái gì của người ta, mình ngại lắm, mang nợ người ta rồi. Còn mấy bạn nữ thì không biết sao. Tôi buông cái cuốn luận văn vừa đóng bìa xuống, liếc con mắt nhìn cái đồng hồ cũng nửa đêm rồi, nhanh thật, mới hồi nãy 7 giờ bây giờ đã 5 tiếng đồng hồ ngồi coi bài rồi, thời sinh viên còn có thể ngồi mấy tiếng coi bài, chứ mà bây giờ ngồi kiểu đó chắc “lên bàn thờ, ăn xôi” luôn. Tôi nằm xuống chớp mắt, thằng Quốc nó ngáy như bò rống mới đó mà hai đứa nó đã ngủ như chết, tôi nằm xuống cắm xạc cái máy rồi xem anh Huy có nhắn tin cho tôi hay không, không thấy một tin nhắn hay một phản hồi nào hết, tôi cũng cho qua và đi ngủ, chắc giờ này ảnh cũng ngủ quên rồi.
|
hay lắm a.viết tiếp đi a.e rất thích chuyện a viết...⌒.⌒
|
CHƯƠNG 6 Công việc, và nhiều chuyện phải lo làm con người ta quên mất khái niệm thời gian, để khi nhìn lại thì tôi và anh Huy đã quen nhau hơn nửa năm rồi, quen ở đây là khái niệm tình bạn, tình anh em, không đi quá giới hạn của nó. Tôi nằm ngủ quên luôn không hay biết, cứ để những chuyện buồn, những thứ làm mình không vui gác nó sang một bên, đừng bận tâm quá đến nó, nếu bận tâm quá thì cũng không giải quyết được gì mà chỉ làm cho bản thân trở nên lấp lửng mắc sâu trong cái mối quan hệ mà không ai được vui. Sáng đó tôi dắt chiếc xe đạp ra định đi kiếm gì ăn sáng, đói quá, mới sực nhớ hôm qua đến giờ ăn có gói mỳ với bó rau muống luộc trong bụng. Vừa lật đật khoá cửa phòng lại thì anh Huy đứng trước cửa: - “Em dẹp xe vô đi” – Anh Huy nói. - “Chi vậy anh” - “Anh em mình đi ăn sáng” – Anh Huy nói. - “Thôi anh ơi, em ăn sáng rồi” Vẻ mặt tôi ấp úng, bản chất vốn dĩ đã thật thà, bắt tôi phải nói những thứ mà tôi không cho là đúng làm cho bản thân tôi cảm thấy khó chịu, anh Huy bắt gặp ngay và cũng không muốn làm tôi khó xử: - “Ừ vậy mình đi uống cà phê” Hôm nay Huy đi xe máy, bình dị quần lửng áo thun khác xa vẻ xa hoa xế hộp sơ mi như thường ngày, tôi thích những cái bình dị như vậy, vì không phải lúc nào con người ta cũng giữ được vẻ bình dân đó khi mà xung quanh họ là một cuộc sống sung túc không thiếu thứ gì. Tôi leo lên xe, anh Huy chở tôi ghé quán bún trên đường Trần Hưng Đạo, hình như đến tận bây giờ, quán bún đó vẫn còn bán đó các bạn. Tôi hơi ngỡ ngàng, vì rõ ràng lúc nãy rủ nhau đi cà phê mà, anh Huy nhìn tôi cười: - “Anh uống cà phê chờ em từ 6 giờ sáng tới giờ, anh thấy hai thằng bạn em đi làm, tụi nó nói em chưa thức, em không thích đi ăn với anh sao Khang?” Câu nói làm cho tôi câm họng, chuẩn không cần chỉnh, bí mật bị người khác phát hiện mà họ vẫn vờ như chưa từng hay biết làm cho bản thân vừa trở thành người bị hại lẫn bị cáo. Tôi ấp úng chỉ biết nói đúng mấy từ: - “Đâu có đâu anh” – Tôi nói Anh Huy hỏi tôi ăn gì rồi kêu luôn một lượt, ảnh không nói làm tôi cảm thấy buồn kinh khủng, từ chỗ quán ăn cho đến quán cà phê vẫn im lặng. Tôi không giỏi những chuyện xả giao cho lắm, chỉ biết đến vài câu quen thuộc: - “Anh Huy, anh có gia đình chưa” – Tôi hỏi - “Chưa, nhìn anh già lắm hả thằng quỷ” Tôi mắc cười quá nên không hỏi tiếp: - “Mày chắc gái đeo dữ hả?” – Anh Huy nói. - “Dạ cũng có nhưng em không có quen” Gái đeo tôi cũng có vài bạn. Tôi cũng không biết vì sao, có một lần thằng Quốc còn đòi làm mai em gái nó cho tôi, những lúc đó chỉ biết cười cho qua chuyện, người ta nhận xét tính tôi thật thà và chịu khó, trình độ cũng không thua kém ai, lúc đó không có “Hot-Girl” như bây giờ, dù là nam hay nữ thì vẫn cứ vui vẻ, hoà đồng với nhau, không tranh đua, không phải kiểu cách và phiền phức, chính vì thế mới có bạn “đeo đuổi” tôi, mà càng đeo thì tôi lại càng đuổi, không phải vì tôi không có cảm tình, mà vì những chuyện khác không tiện nói, lúc đó đi chơi uống ly nước mía có 1-2 ngàn đồng, đi chơi với nhau có khi chưa tới 5 ngàn mà hai đứa đã vui vẻ lắm rồi. Nên chuyện tiền bạc cũng không là yếu tố quyết định. Chuyện làm tôi không muốn quen với các bạn gái là vì…tôi cảm thấy sự ấm áp, nhưng không đảm bảo bất kỳ thứ gì sau này. Tôi với Huy ghé cái quán cóc quanh đường Nguyễn Thái Học, quán cà phê bụi giá hơn 2.000đ mỗi ly, đông đến kín chỗ, ngày cuối tuần, chẳng ai đi học, không đứa nào đi làm, việc làm của mỗi người là mua tờ báo, ngồi coi rồi uống cà phê, phì phà khói thuốc, không có điện thoại hay máy tính bảng như bây giờ. Anh Huy kể tôi nghe một số chuyện và những ý định anh Huy sắp kinh doanh, cái nhà trên đường 3 tháng 2 hôm vừa rồi chính là nhà của Huy xây ở Cần Thơ, nhà 4 tầng, ở một mình, còn chỗ mà Huy đang ở là nhà của ông bà nội nên Huy ở ra vào trễ cũng không tiện, tôi chỉ cười cho xong chuyện, tôi cũng không quan tâm lắm, vì nhà người ta, chứ phải nhà của tôi đâu. Mấy chuyện kinh doanh nay lời, mai lỗ, là điều thường thấy, có người mở một cửa hàng ra, đắt đến nổi họ bực bội khi khách lại mua hàng vì quá đông, rồi vài tháng kinh doanh, những nhà bên cạnh thấy đắt nên mở cửa hàng giống hệt vậy bán, bán rẻ hơn, tốt hơn, thế là chủ cũ, chủ mới trước đây là hàng xóm, đùng một cái không nói chuyện, trở mặt với nhau, rồi bày kèo đánh lộn. Đó là một câu chuyện anh Huy kể mà tôi còn nhớ tới giờ. Cũng trưa rồi, tôi cũng hết còn gì để nói với nhau, gia đình tôi có bao nhiêu người, ba tôi làm gì, mẹ tôi làm gì, nhà ở đâu, thu nhập thế nào, anh Huy hỏi và biết dường như tường tận đến từng cọng tóc. Còn tôi thì bản chất cục mịt nên tôi chỉ biết sơ một chút về ảnh, con người vui vẻ và hoà đồng, nhiều lúc thấy ảnh quan tâm mình quá, cũng nghi nghi ảnh cùng “hệ” với mình, nhưng không dám hỏi và cứ im lặng, rồi giữ khoảng cách nhất định, gần 30 tuổi mà chưa kết hôn, sự nghiệp có và lớn mạnh, vẻ ngoài thì phải nói rất chuẩn đàn ông và cũng phải công nhận anh Huy rất đẹp trai, ngồi uống cà phê chung lúc nào cũng có những ánh mắt nhìn từ người khác hướng về ảnh, cũng chẳng biết ảnh đang nghĩ gì về tôi và càng ngày hình như tôi có chút cảm tình với Huy. Buổi trưa hai thằng chơi đầu trần đi ăn cơm, hôm nay cuối tuần hai thằng bạn chung phòng ác ôn cũng về quê hết làm tôi ở lại đây có một mình, ăn cơm một mình quen rồi, nên tôi không có ý kiến, anh Huy vỗ cái bụng tôi rồi hỏi: - “Em đói chưa Khang?” – Anh Huy nói. - “Đói chứ, giờ này em ăn cơm lâu rồi” – Tôi nói Huy cười tôi rồi nói: - “Sao không nói sớm, anh em mình đi ăn đi” – Anh Huy nói. Sau khi gọi điện thoại về nhà để ông bà nội của Huy khỏi phải chờ thì tôi và anh ghé một quán bình dân ở khúc trường Phan Ngọc Hiển, bây giờ là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ghé đó kiếm cơm ăn, ngon thì cũng ngon, ăn xong rồi tôi về nhà ngủ, anh Huy chưa về mà còn nằm lại đó định ngủ thì tôi ngăn lại: - “Anh lên giường nằm đi, dưới này em chưa quét dơ lắm” – Tôi nói Phòng tôi ở có 3 thằng con trai, thằng nào cũng làm biếng, tôi cũng vậy, phòng ít khi nào quét và lau, có khi cả tháng mới dọn một lần hồi đó không có nhiều đồ, chỉ có cái chiếu, giăng mùng với cái gối để ngủ, phòng thì toàn là tập với chiếc xe đạp là có giá trị nhất. Tôi nói vậy rồi mà ổng vậy chơi nằm đại dưới đất, cái áo thun trắng hình như cũng mắc tiền đồ hiệu dính đầy cát lấm tấm đốm đen phủ trên áo: - “Nằm đại đi, anh không sợ dơ đâu” – Huy nói. Nói vậy thôi, nhìn người Huy từ trên xuống dưới không có chút gì là dơ hết, da trắng, mặt thì mịn trơn nếu không có hàm râu thì ai biết thằng này đã dậy thì hay chưa (tôi đùa thôi). Còn quần áo thì mua hàng hiệu, tôi thì không quan trọng vẻ bề ngoài, cái khác nhau quá cơ bản, mới đó mà nó đã lăn ra ngủ như chết, ngái kinh khủng, tôi cũng dắt chiếc xe vô phòng rồi khoá cửa lại để ngủ. Đánh một giấc cũng gần tới chiều, tôi thức dậy công nhận phải nói ngủ thật là đã, bây giờ đi làm rồi, muốn tìm được giấc ngủ trưa mới thấy nó thật là xa xỉ, nhắc mới nhớ, cái bài luận văn của tôi chỉ còn có vài hôm nữa là báo cáo, tôi hoàn chỉnh rồi, nhưng bây giờ phải làm sao để chỉnh lại mấy cái biểu đồ để còn đưa cho giáo viên hướng dẫn chấm, nếu không thì chỉ có nước ngồi nghe hội đồng bảo vệ trù dập cho đến chết, anh Huy vẫn còn đang ngủ, tôi không muốn đánh thức ảnh dậy nên định soạn mấy tài liệu và cái đĩa mềm để đi ra tiệm NET sửa lại cho xong những trang kết luận và đánh giá.
|
CHƯƠNG 7 Đang lật đật mở cửa ra chắc tiếng rít của cái cửa sắt lâu ngày làm Huy thức giấc: - “Ê đi đâu đó? Tính nhốt anh mày ở đây hả?” – Huy nói - “Đâu, em ra tiệm NET để chỉnh sửa luận văn thôi” - “Thôi thôi bỏ đó đi, tối nay em rảnh không” – Huy nói - “Rảnh, tối nay em không có đi làm” – Tôi nói - “Ừ ừ, rồi được rồi” – Huy nói. Đặt sấp bài lên bàn rồi anh Huy đi về, tôi tính đi ra chợ mua đồ về nhà nấu cơm, nhưng sực nhớ giờ này hơn 6 giờ chiều rồi, thôi thì đi ăn cơm tiệm cho nhanh. Tôi lang thang đạp xe lang thang, đi ăn cơm một mình rồi ghé qua nhà sách để tìm thêm tài liệu xem cái nào giúp ích gì được cho mình thì gom một ít viết vào bên trong cái luận văn cho nhanh đỡ khỏi vắt óc mà suy nghĩ nhiều, sách thì bao la, ngồi đọc từng cuốn biết bao giờ mới xong, bởi thế mà nhà sách vẫn kinh doanh đắt khách mặc cho người ta vào đó đọc miễn phí là thế. Tôi đi về nhà cũng gần 8 giờ tối, xe anh Huy đậu trước cửa chắc là kiếm tôi nãy giờ, thấy tôi về, Huy tính tiền cà phê rồi đi lại chỗ tôi: - “Tối rồi qua kiếm em có gì không anh?” - “Báo cáo chuyên đề em viết xong chưa?” – Huy nói - “Gần xong định chỉnh lại nhưng chắc để mai, giờ này cũng trễ rồi” - “Anh vô phòng em một chút được không?” – Huy nói Tôi mở cửa ra anh Huy bước vào ngồi xuống rồi đưa cho tôi cái cặp anh đang đeo trên người. - “Cái gì đây anh” – Tôi nói - “Anh thấy em làm luận văn, bài vở nhiều mà còn chạy ra chạy vào tiệm mướn máy bất tiện quá, em lấy máy tính anh dùng đi, rồi khi nào báo cáo xong trả anh cũng được” Lúc đầu tôi hơi bất ngờ vì anh Huy không nói trước, tôi cũng vui vẻ nhận, lúc đó mỗi lần đi thuê máy tính thì không làm được bao nhiêu việc mà lại nhót tiền, bởi vì cái lý do đó mà không riêng gì tôi, hầu hết sinh viên trong xóm trọ nghèo không có cơ hội hoàn thành luận văn ngay từ ban đầu mà phải đợi gần đến hạn, thậm chí trước hôm báo cáo còn ngồi lật đật gõ phím chỉnh bài. Mà lúc đó còn lúa lắm, đưa cái máy chứ tôi còn không biết mở nguồn thế nào, tuy vậy trong bụng mừng lắm, ít ra còn cái để mình sử dụng và hoàn thành bài luận cho kịp thời gian nộp. Anh Huy hì hục ngồi chỉ tôi cả tiếng tôi mới quen với mấy cái thao tác bên trên máy. Hai hôm liền tôi thức tới gần 3 giờ sáng để hoàn thành cho xong từng chương từng chương cuối cùng, đến ngày thứ 3 thì hầu như không còn gì để chỉnh sửa nữa, tôi gọi cho anh Huy để trả máy nhưng không gọi được. Vô trường xem lịch báo cáo thì thời gian dự kiến dời lại đầu tháng sau. Coi xong cái thông báo chỉ muốn lên đấm vô mặt ông thầy, bà cô nào ra cái quyết định này, 3 ngày liền thức đêm làm tôi mệt mỏi, giờ chỉ muốn ngủ cho đã, lịch dời đến hơn 1 tháng, còn tôi cứ đinh ninh tuần sau sẽ báo cáo nên xin nghĩ làm chạy bàn để lo cho xong vụ học hành vậy mà giờ đùng một cái mọi kế hoạch tan rã. Tôi qua nhà anh Huy để trả máy thì ảnh không có nhà, tôi gặp bà của anh Huy nên tiện tay đưa luôn cho ảnh, cả tháng không biết làm gì nên tôi dọn đồ định về quê ở, ở nhà trọ chán chết đi được, vừa buồn vừa nhớ ba má, tôi khoá cái xe đạp vô góc tường rồi bắt xe buýt về quê. Về nhà ba má tôi hơi ngạc nhiên vì tự dưng tôi về đột xuất nên hai người tra tấn cứ như là hỏi cung: - “Mày làm gì mà về nhà vậy Khang, bộ trên đó mày gây sự hay kẹt tiền gì sao mà về ngang vậy, nói cho tao nghe coi” – Ba Tôi nói. - “Đâu có đâu ba, con đâm thằng kia mới chết, nên bị dí quá về nhà trốn ít bữa” – Tôi nói Ba má mặt mày xanh lét, công nhận về nhà là vui nhất, mới hù chút thôi mà hai người muốn xỉu, tôi mà giữ cái nét mặt đó thêm chút nữa chắc hai người chết thật chứ chả chơi, tôi chỉ biết cười trừ rồi từ từ giải thích: - “Tuần sau đáng lẽ con báo cáo luận văn ra trường rồi, nhưng không biết sao lịch hoãn lại cả tháng nên con về đây ăn bám vài chục ngày” – Tôi nói. Tôi ra nhà sau xách cái khăn đi tắm, rồi ăn cơm, ba với mẹ thì ngồi nhà trên coi truyền hình, dưới quê không phải như các bạn thấy trên phim nhà lá, cột tre xiêu vẹo thấy ghê vậy đâu, nói quê vậy chứ cũng nhà tường mái tôn, có điều nhà tôi làm nông, ba thì làm bộ đội nhưng về hưu, đồng lương phụ cấp cũng khá nhưng ông thích làm vườn hơn, nên có mảnh vườn, đào bới lên suốt, tôi dở tệ mấy khoảng nông dân đó, lúc đó tôi nghĩ, có miếng vườn, cày cày cuốc cuốc biết bao giờ mới giàu lên được, sau này tôi mới ngộ ra rằng, đi làm nông dân đầu óc còn khoẻ hơn mỗi ngày lên văn phòng làm kế toán. Mẹ tôi làm cho uỷ ban xã, vài năm nữa là về hưu luôn rồi, nên giờ bà nhận đồ về may tại nhà, kiếm thêm tiền lo cho mình cái miệng ăn của tôi thôi đã mệt mỏi. Mỗi lần buồn và cô đơn tôi lại hỏi mẹ: - “Mẹ, sao hồi đó không đẻ nhiều nhiều, để có gì con đi đánh lộn, còn có đứa tiếp, mẹ đẻ có mình con, toàn bị người ta đánh không.” – Tôi nói Lúc đó má tôi không nói gì mà lườm tôi rồi xả nguyên tràng chửi xối xả vô mặt, đại loại kiểu như có mình ên mày nuôi gần chết, không báo hại tao với ba mày là mừng rồi, đẻ thêm vài đứa chắc nát cửa banh nhà. Mỗi lúc như vậy tôi mắc cười lắm. Tôi đang nằm ngủ trưa thì nghe có tiếng bíp bíp vang lên trong tủ, tôi sực nhớ cái điện thoại để trong ba lô mấy ngày nay bỏ quên luôn, hồi thời đó không có thói quen kiểm tra điện thoại thường xuyên, có khi bỏ nó tắt quéo nguồn có khi cả tháng sau mỗi khi sực nhớ cần có việc gọi mới tìm nó, tôi móc điện thoại ra định cắm sạc thì thấy số anh Huy gọi với nhắn tin cho tôi cũng 2-3 tin. Tôi định gọi lại mà sực nhớ điện thoại có còn tiền đâu mà gọi, muốn mua cái thẻ cào phải chạy đi mấy cây số nên thôi tôi im luôn. Sấp luận văn hoàn chỉnh tôi in ra bỏ trong ba lô tôi moi ra đọc đi đọc lại xem có những vấn đề nào mà mình còn vướng mắt, tài ăn nói tôi không có, có lúc gặp mặt người thân mà mình còn không giải bày được lời mình muốn nói ra cho tròn câu văn nữa, huống hồ đứng trước hội đồng báo cáo có cả chục đứa ở phía dưới “tra khảo” các thể loại. Tốt hơn nên chuẩn bị cho tốt để còn bớt run sau này. Về quê là khoảng thời gian phóng sông ầm ầm, lần nào về tôi với thằng Nghĩa cũng đi tắm cho đã, thằng Nghĩa với tôi ở chung xóm, nó học cùng lượt với tôi, chơi thân với nhau cực kỳ, sau này tôi đậu đại học còn nó thì không, nó cũng không ôn lại, mà lấy bằng phổ thông xin vào uỷ ban xã làm, giờ lương nó cũng ổn định, ăn mặc bảnh bao đi làm, nhìn nó kiếm ra đồng tiền mà tôi thấy ham, trong khi đó tôi đi học cho cố, không biết ra trường đi làm gì và ai nhận tôi hay cũng long đong thất nghiệp rồi báo hại gia đình tiếp. Thằng Nghĩa mồ côi cha, ba nó hy sinh trong kháng chiến, cái thời mà tôi nằm trong nôi, gia đình cách mạng, mẹ nó nuôi nó ăn học với gia đình nội ngoại hết sức thương yêu nó, thằng Nghĩa làm trong công an ở xã, nên mọi việc ai làm gì, làm thế nào, nó quản gần hết.
|
CHƯƠNG 8 Hai thằng mặc quần cụt thi nhau phóng xuống dòng nước, nước càng đầy càng thích, trên thành phố thì đi tắm hồ bơi, hay đụng chút sợ dơ, còn ở dưới quê, cứ ra phóng sông là vui nhất. Tôi ngồi trầm ngâm suy nghĩ, không biết rồi vài tháng nữa ra trường làm cái gì khi mà tôi chẳng biết mình thích gì và muốn làm gì, hình như hiểu được ý tôi nên thằng Nghĩa vỗ vai làm tôi giật mình quay lại: - “Sao mày ngồi thấy rầu vậy ba?” – Nghĩa nói. - “Tao sắp ra trường rồi, nhìn mày có việc làm lương ổn định, tao thích quá, còn tao thì…” – Tôi nói - “Đm, tưởng gì lớn lao. Nếu ra trường không xin được việc về đây, tao xin cho rồi anh em mình làm chung với nhau, tao với mày mà” Lúc đó tôi thật sự chẳng muốn về vùng quê nghèo này làm chút nào, sống ở thành phố đã quen, nhà cửa, đường phố, siêu thị, tất cả mọi tiện nghi được phơi bày ra trước mắt, chỉ cần ra đường là có bao nhiêu thứ, bao nhiêu dịch vụ phục vụ cho bạn, còn ở vùng quê này thì. Đó chỉ là cái suy nghĩ nhất thời thôi, ai cũng có suy nghĩ “nông cạn” cho đến lúc quá mệt mỏi để nhìn lại thì chỉ muốn về nơi càng an nhàn, càng ít biến động càng tốt. Mưa bắt đầu xuống, hai đứa tắm sông gần cả tiếng đồng hồ, thằng Nghĩa thả mình nhắm mắt lại trôi theo dòng nước, tôi ngồi trên bờ lấy cục đá chọi trúng chân nó, nó đau quá vét nguyên thố sình chọi lên mặt tôi tóc tai đầu cổ đầy sình non, tôi buộc phải phóng xuống sông túm cổ nó rồi siết đến khi nào nó mở miệng xin tôi tha thì tôi mới buông ra, hai đứa giỡn ầm ầm cứ như là con nít, nhớ quá, nhớ thời còn nhỏ, tôi với nó thi nhau giỡn, la hét, rồi nói chuyện đến con cua bắt bỏ vô lon sữa bò, lấy lá đốt để nấu cho chín rồi đem đổ bỏ. Mỗi người đều có một kỷ niệm, mà chắc chắn không bao giờ quên được. Về quê mẹ chăm lo tôi từng chút một, không phải dạng con cưng nhưng nhà có mỗi mình tôi nên không lo cho tôi thì ba mẹ biết lo cho ai bây giờ, nên đôi lúc thấy mình sống ít kỷ quá.
Tháng ngày ở dưới này tôi cảm thấy vui vô cùng, tuy không có những con đường nhuộm màu đèn phố, buổi tối chỉ là cảnh bình yên, yên đến nổi người ta chỉ biết đùng radio để nghe cải lương mỗi buổi tối, tôi ngồi một mình ngoài bờ sông, thằng Nghĩa nó gọi, tôi cũng nghe cho vui, hôm nay nó được nghĩ làm sớm, nên nó với tôi rủ nhau lên quán cà phê uống cho đỡ buồn, quán xá ở dưới này đi khoảng 5 cây số mới có, quán thì cũng có vài người khách nhưng toàn là người đứng tuổi, có thể nói trong quán chỉ có đám trẻ trâu là la ó om sòm nhất. Tôi với thằng Nghĩa bước vào quán. Nó kêu luôn hai ly cà phê, tôi cũng không buồn quan tâm đến chuyện uống gì, ly cà phê được bà chủ quán đem ra đặt lên trên bàn.: - “Nhìn mày dạo này ốm quá Khang, trên đó chuyện học hành của mày sao rồi” – Thằng Nghĩa châm điếu thuốc hút rồi hỏi. - “Vài tháng nữa là tao hết đời sinh viên rồi, cuộc sống trên đó cũng không cực lắm, chỉ có điều hơi buồn, ê mà mày tập hút chích khi nào vậy” – Tôi nói - “Chích con cặt, tại đi làm mấy thằng làm chung rủ nên tao hút thử, bây giờ không hút thấy lạt miệng quá, còn mày, có hút không?” – Nghĩa nói. - “Không, tao không có hút, tiền ăn còn không có, hút nữa tiền đâu mua thuốc hả thằng quỷ, tính dụ tao ghiền xì ke giống mày à?” – Tôi nói - “Thằng mất dạy, tao muốn mầy ghiền là tao chích cho mày rồi huống chi dụ mày hút làm gì, tao đi hốt mấy ổ xì ke ở huyện vài lần, thằng nào thằng nấy hốc hác như chết rồi, sa vào đó có nước chết thôi.” – Nghĩa nói. - “Mày nói tao làm cái gì, nhìn mặt tao có giống đang quan tâm không?” – Tôi nói Tôi chọc làm nó quê nên nó nín thin, mà cũng đúng, tự nhiên đi nói mấy cái chuyện tàu lao đó làm gì tôi có phải nhìn giống dạng hút chích lắm đâu. Thấy nó nín thin tôi mắc cười quá nên khều nó một cái: - “Ê, đàn bà quá vậy em, nín mỏ dảnh mày lại rồi à, kể gì tao nghe coi, Nghĩa còi” – Tôi nói - “Cái đéo, bố đéo nói nữa, quê mày nãy giờ rồi” – Nghĩa nói - “Thôi nói đi anh thương, không nói hồi đi bộ về nhe con trai” – Tôi nói - “Sao đi bộ về” – Thằng Nghĩa nói Tôi giơ cái chùm chìa khoá xe lên, thằng Nghĩa mới sực nhớ là nãy giờ nó làm rớt mất tiêu cái chìa khoá, cũng hên là tôi nhặt được, tôi dụ nên giấu luôn xâu chìa khoá, chủ yếu cho nó kiếm chơi chứ không gì, để xem nó có khả năng phát hiện ra không, ai ngờ thằng này ngờ nghệch kinh khủng, giấu vậy mà nó cũng không phát hiện ra cái gì khác, tôi mắc cười quá, nên cười hơi lớn làm mấy thằng nhóc trẻ trâu kế bên dòm dòm qua tỏ thái độ khó chịu, dưới quê tốt nhất đừng nên đụng đám thanh niên vô công rỗi nghề này, thằng nào thằng nấy cũng cỡ 15-16 tuổi, chắc cũng chẳng học hành gì nên tối ngày ở nhà tụ tập ăn cắp trái cây, cắp gà đem bán lấy tiền, tôi thấy vậy nên không cười nữa, thằng Nghĩa nó hiểu nên mới nói: - “Mày cũng biết sợ nữa à?” – Thằng Nghĩa nó cười rồi nói. - “Sợ sao không ba, bên đó mười mấy thằng, tao với mày có hai đứa gây chuyện có nước giập dái lếch về” – Tôi nói Thằng Nghĩa mắc cười quá nó mới cười rồi kể cho tôi nghe: - “Hôm trước tao mới bắt đám tụi nó hai đứa tính đi ăn cắp chiếc xe đạp của con nhỏ lớp 9, má nó lên bảo lãnh nó về nhà mấy bữa nay, chắc nó còn tức tao lắm, bởi vậy mày đi chung với tao cũng coi chừng chết lúc nào không hay nhe con chó” – Thằng Nghĩa nói - “Thiệt vậy hả, biết vậy nãy tao ở nhà cho lành, đi với thằng như mày nguy hiểm quá, tao éo dám đi lần thứ hai đâu ba” – Tôi nói
|