Tình Chị Duyên Em
|
|
Chương 1:
Người ta thường hay nói gái Liễu Mai, trai làng Vân với ngụ ý rằng con gái làng Liễu xinh đẹp, dịu dàng, con trai làng Vân vạm vỡ, khoẻ mạnh, làm ăn buôn bán giỏi. Hai làng Liễu Vân nằm sát cạnh nhau cùng những làng khác tạo lên một thương cảng Vân Đồn làm ăn thịnh vượng.
Ở làng Liễu có một cái giếng nước to lắm, người dân ở đây gọi đó là giếng Hệu. Từ nhỏ tôi đã nghe thầy bu kể rất nhiều về giếng Hệu của làng. Bu hay bảo rằng, giếng Hệu chẳng những là một cái giếng phục vụ nước cho dân làng mà còn là nơi hẹn hò của trai gái làng Liễu, làng Vân và ngày xưa nhờ giếng nước ấy mà thầy bu mới quen nhau. Mỗi lần bu kể, mắt bu sáng như sao, tay bu thoăn thoắt vá áo, miệng bu liến thoắng nói. Lúc ấy ba chị em tôi xúm lại quanh bu, tôi ngồi dưới nhất nhìn thấy hết những nếp nhăn trên gương mặt khắc khổ của người đàn bà mới qua tuổi băm. Tính cả tuổi mụ thì năm nay bu mới ba mươi lăm tuổi còn ít hơn tuổi phu nhân của xã trưởng. Dưng mà phu nhân xã trưởng trẻ lắm, trông như chỉ hơn chị Hạnh tôi mấy tuổi. Chị Hạnh hay nói, bu vất vả nên bu già, phu nhân xã trưởng nhàn hạ nên trẻ trung phơi phới. Thế nhưng với tôi bu vẫn là người đàn bà đẹp nhất.
– Dung ơi, ra đồng gọi bu với chị Hạnh về cho thầy.
Tiếng thầy tôi cất lên kéo tôi khỏi dòng suy nghĩ miên man. Trên nhà hình như có khách, tôi khẽ đáp dạ sau đó bắc ấm thuốc trên bếp rồi mở cửa đi ra đồng. Trời sang thu mà vẫn nắng gay gắt, trên bầu trời còn chẳng gợn một đám mây. Mấy năm nay thầy tôi bệnh nên đã nghỉ dạy, tính ra từ lúc ấy nhà tôi chẳng còn mấy khách khứa đến thăm như hồi thầy khoẻ nên tự dưng tôi thấy là lạ. Tôi men theo con đường đi ra cánh đồng, lúa mùa gặt vàng ươm cả một vùng, mùi lúa thơm lâu lâu lại xộc vào mũi khiến tôi thích thú vô cùng. Khi thấy thấp thoáng bóng bu, chị Hạnh và thằng Tý đang khom lưng cắt lúa tôi liền cất tiếng gọi:
– Bu ơi, chị Hạnh ơi về thầy bảo.
Gọi mấy câu bu với chị Hạnh mới lên bờ, còn chưa kịp nói bu đã mắng tôi:
– Làm gì mà cứ ầm ĩ lên thế? Bu dặn bao nhiêu lần rồi? Con gái con đứa đi nhẹ nói khẽ cười duyên. Cứ thế này rồi ai chịu rước đi, mười bốn tuổi rồi mà không có cái mối nào, mày xem con Hà, con Dinh kém mày mấy tuổi đã có chồng rồi mày vẫn nhởn nhơ lông bông? Thế có chuyện gì đấy?
– Bẩm bu. Nhà có khách, thầy kêu con mời bu với chị Hạnh về ạ.
Bu tỏ ý hơi ngạc nhiên nhưng rồi liền đưa chiếc non mê cho tôi, dặn dò tôi với thằng Tý đẩy lúa về sau, bu với chị về trước. Tôi với thằng Tý chất lúa lên xe thồ rồi lại men theo đường làng đi ra khỏi cánh đồng. Khi tôi với thằng Tý về đến sân cũng có tiếng cười nói xôn xao. Mấy người khách từ trong gian nhà chính bước ra đi về, người nào người nấy áo hoa, khăn xếp nom đến là sang trọng. Tôi khẽ cởi nón mê cúi đầu chào rồi chạy ra sân giếng dội nước cho mát. Đến lúc vào trong nhà, bỗng dưng tôi thấy chị Hạnh khóc, chị vừa khóc vừa tức tưởi nói:
– Con xin thầy bu, đừng gả con đi. Thầy bu cũng biết con thương cậu Phúc…
Chị còn chưa nói hết câu thầy đã rít lên:
– Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Ba ngày nữa nhà người ta sẽ đem trầu cau sang hỏi, người ta lấy chính thất chứ có nạp lẽ đâu mà chị khóc với lóc. Chị xem cái làng này ai sướng hơn chị? Nhà ông Lý giàu nhất ở đây của ăn của để không hết, lấy về là phúc phận của chị đấy, cậu Bảo còn là cháu quan viên. Thầy nói cho chị biết, chuyện này thầy đã quyết, chị đừng có mà làm loạn. Từ xưa tới nay chỉ có chuyện cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy chứ làm gì có chuyện con cãi lời cha mẹ như chị?
Chị Hạnh nghe xong chạy vào buồng đóng sập cửa lại, thầy bu tôi ngồi bên ngoài khẽ thở dài. Tôi rón rén gọi mấy câu nhưng chị Hạnh không mở, chị khóc nức nở. Mãi đến tận chiều khi tôi đang đốn củi nấu cơm chị Hạnh mới bước xuống. Hai mắt chị sưng vù, chị ngồi xuống cạnh tôi thẫn thờ nói:
– Dung, giúp chị một việc.
– Việc gì thế chị?
– Em mang bức thư này gửi đến cậu Phúc giúp chị. Để chị nấu cơm cho, mang mau đi, cầm cả mấy hào này đi mua muối nữa.
Tôi hiểu ý nhận lấy bức thư rồi đi ra cổng. Thầy tôi vẫn nằm trên giường ho sù sụ, bu tôi thì ở phía sau vườn hái rau. Tôi đi qua khẽ nói nhỏ:
– Bẩm thầy, con đi mua ít muối ạ.
– Ừ đi nhanh đi, thằng Tý đâu ra đấm lưng cho thầy một chút.
Nghe thầy nói vậy tôi liền ba chân bốn cẳng chạy ra đầu làng. Tôi biết chị Hạnh và cậu Phúc thương nhau từ lâu. Mấy lần chị kể với tôi, chỉ cần qua tang thầy cậu, bu con cậu sẽ mang trầu cau sang rước chị về. Tính ra, nhà cậu Phúc mới là môn đăng hộ đối với nhà tôi vì cả hai nhà đều nghèo rớt mồng tơi. Thầy tôi trước kia làm thầy đồ, nhưng bệnh nên cáo lão lui về. Mẹ tôi làm nông nhưng lại chẳng có đất đai, đồng lúa thực chất là được ông Lý cho mượn để trồng trọt. Nhà ông Lý giàu lắm, ở cái vùng này không ai giàu hơn ông, đất đai nhà ông rộng bao la bát ngát, người làm cũng ngót cả mấy trăm. Ông Lý có ba bà vợ, cậu Bảo là con của người vợ cả, là cháu ngoại quan viên. Đấy là tôi biết loáng thoáng như vậy chứ còn chi tiết thế nào tôi không rõ.
Khi tôi đến nhà cậu Phúc thấy hai bu con cậu đang xếp trứng vào giỏ. Thầy cậu mất hai năm trước vì bệnh tật. Nhìn thấy tôi cậu liền nói:
– Cô Dung đến nhà tôi có việc gì à?
– Dạ, chị Hạnh tôi muốn nhờ tôi gởi cho cậu bức thư.
– Mời cô vào nhà đã.
Tôi lắc đầu đưa thư cho cậu sau đó chào hai bu con cậu rồi chạy ra chợ mua muối rồi lại chạy về. Buổi tối hôm ấy ăn cơm xong, thầy bu tôi ngồi bàn chuyện cho chị Hạnh. Thấy chị nguôi nguôi thầy bu cũng có vẻ yên tâm, tối bu còn mua cho chị mấy cái bánh rán khiến tôi với thằng Tý ghen tỵ ra mặt. Chị Hạnh là niềm tự hào của thầy bu tôi, chị năm vừa tròn mười bảy, thực ra cái tuổi này hơi muộn để lấy chồng nhưng riêng chị Hạnh thì nếu có lấy mọi người vẫn cứ tiêng tiếc. Ở cái làng Liễu Mai này chị nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng lại tề gia nội trợ, công dung ngôn hạnh thứ gì cũng có. Cái chuyện chị thương cậu Phúc thầy bu tôi biết, nhưng chẳng ai cấm đoán chị. Dạo trước tôi còn nghe bu nói đợi chị Hạnh đi lấy cậu Phúc bu tôi sẽ tìm cho tôi một mối. Ai dè hôm nay thầy bu lại định gả chị Hạnh cho cậu Bảo nhà ông Lý. Nhưng tôi biết kể cả thầy bu có thương chị Hạnh cỡ nào thì cũng khó mà từ chối. Nhà ông Lý vừa giàu có, lại có thân có thế đừng nói là một chị Hạnh, đến mười chị Hạnh ông đã muốn cũng phải chấp nhận.
– Dung.
Tiếng chị Hạnh nghèn nghẹn cất lên.
– Dạ.
– Nghèo là một cái tội đúng không?
Tôi chẳng biết đáp lại gì, câu hỏi này đâu cần có câu trả lời. Nó là rõ ràng rồi, nhất là đã nghèo còn mang phận nữ nhi. Chị Hạnh đưa tay quệt nước mắt rồi quay vào trong tường. Ở bên kia buồng thầy tôi lại ho, bệnh của thầy đến nay vẫn không thuyên giảm ngược lại ngày càng nặng. Tiền nong trong nhà cắt thuốc cho thầy giờ cũng kiệt quệ. Bu tôi ngoài ngày làm đồng, hết mùa lúa lại đi theo mấy đám dân làng sang tận làng khác để mò cua bắt ốc bán kiếm tiền. Mấy năm trước tôi với thằng Tý còn được thầy dạy cho con chữ, nhưng đến năm nay thầy yếu không còn dạy nổi. Nhà cũng không có tiền cho thằng Tý lên huyện để học. Thầy tôi lắm lúc ngồi trong buồng lại thở dài rồi nói với bu:
– Cô Diệp nhà xã trưởng ấy thế mà được lên kinh thành học. Người ta phận nữ nhi còn được học hành đàng hoàng vậy mà thằng Tý nhà mình lại phải ở nhà đi cắt lúa với bu nó. Cũng tại tôi bệnh tật, để cho bu nó, cho mấy đứa con phải khổ.
Mỗi lần thầy nói xong, bu lại ra giếng ngồi lặng lẽ. Ở nhà này xét ra tôi lại được học nhiều nhất. Chị Hạnh từ bé chỉ học để biết chút ít còn suốt ngày quanh quẩn ở nhà lo việc đồng áng. Thấy chị khóc mà tôi xót hết cả lòng, từ nhỏ chị vất vả cùng bu vất vả bươn trải, việc gì nặng chị cũng nhận làm, có gì ngon cũng nhường cho tôi với thằng Tý. Tôi thương chị, nhưng không biết an ủi thế nào cho phải.
Tôi nằm nghĩ vẩn vơ, thực lòng tôi cũng muốn chị được lấy người mình yêu. Nhưng suy cho cùng, trong cái xã hội này tình yêu là thứ tình cảm rẻ mạt. Vốn dĩ, làm gì mấy ai yêu nhau đến được với nhau, ngoài môn đăng, hộ đối lại còn có trăm vạn giáo điều hà khắc chắc gì vượt qua nổi? Tôi khẽ thở dài, đưa tay ôm lấy chị nhưng rồi cơn buồn ngủ ấp đến khiến tôi không muốn suy nghĩ nữa. Đến nửa đêm khi tôi còn đang say sưa bỗng thấy có tiếng lạch cạch bên ngoài. Lúc mở mắt ra chợt thấy chị Hạnh khẽ vén màn bước vào trong. Đêm hôm rồi chị đi đâu về? Tôi muốn hỏi, nhưng không mở mắt nổi lại tiếp tục cơn mộng mị.
Mấy ngày tiếp theo bỗng dưng chị Hạnh như người mất hồn. Lắm lúc chị cứ thần người ra, thầy bu tôi thì nghĩ chắc chị sắp được gả đi nên tâm lý bất ổn. Nhưng tôi thấy chị cứ lạ lạ. Thế rồi đêm trước khi nhà ông Lý mang trầu cau sang, canh năm tôi đang ngủ bỗng nghe tiếng quát tháo ầm ĩ còn có tiếng khóc lóc của chị Hạnh. Tôi liền bật dậy, mở then cài đi ra ngoài gian giữa, chị Hạnh quỳ dưới đất, thầy tôi thì cầm roi mây vừa vụt chị vừa rít lên:
– Sao mày lại làm ra cái trò gia phong bại hoại này hả Hạnh? Tại sao? Mày muốn cả nhà này không ngẩng đầu lên nổi với mày à? Mày muốn cạo đầu bôi vôi thả trôi sông sao hả Hạnh?
Thầy tôi vừa đánh, vừa ho, bu tôi đứng bên cạnh khóc nức nở. Thằng Tý thì ôm lấy chị gào lên:
– Thầy ơi, đừng đánh chị nữa, thầy đánh chết chị mất thôi thầy ơi.
– Để tao đánh chết nó đi, thứ đàn bà con gái mất nết. Nuôi mày bằng này tuổi mà mày dám làm ra cái trò đấy sao? Thằng Tý cút ra ngoài không tao đánh cả mày đấy.
Tôi vẫn chưa hiểu chuyện gì, nhưng thấy chị Hạnh bị đánh thì cũng lao vào ôm chị. Thầy bỗng dưng ngồi bệt xuống đất ho thành cơn, thầy ho đến mức bật cả máu. Tôi sợ hãi lấy cho thầy chén thuốc, thế nhưng thầy hất văng xuống nền nhà vỡ tan tành. Rốt cuộc chị Hạnh làm gì khiến thầy bu tôi tức giận đến vậy? Tôi muốn hỏi, nhưng không mở lời được. Bu đưa thầy lên giường, thầy nằm đó, hai hàng nước mắt cũng chảy ra. Chưa bao giờ tôi thấy thầy khóc, vậy mà lúc này nước mắt lại chảy trên gương mặt nhăn nheo già nua ấy. Chị Hạnh vẫn quỳ không đứng dậy, chiếc áo nâu của chị cũng không che được bờ vai rớm máu. Bu tôi đưa cho tôi mấy quan tiền rồi nói:
– Dung, con chạy đến chỗ ông lang Mười mua ít thuốc cho thầy. Con cứ bảo người ta thầy con ho ra máu. Đi mau lên.
Thầy tôi vẫn đang ho, tôi ba chân bốn cẳng chạy đi, đến lúc trở về trời đã sáng hẳn. Chị Hạnh không còn quỳ nữa mà ngồi trong buồng, tôi mang thuốc xuống bếp sắc cho thầy. Sắc xong mang lên bu khẽ nói:
– Con đặt thuốc ở bàn đi, rồi vào buồng bu bảo.
Tôi gật đầu, đi theo bu. Bu đưa cho tôi bộ quần áo tứ thân bảo tôi mặc, bên ngoài hình như nhà ông Lý đã đến. Bu dặn dò tôi mấy câu rồi lại tất tưởi chạy ra, chị Hạnh ngồi bên cạnh vẫn mặc quần áo nâu mỏng manh. Tôi định quay sang hỏi chị Hạnh mấy câu xem vì sao sáng chị bị đánh, vì sao chị không thay quần áo thì đã thấy chị quay mặt đi. Có lẽ chị đang buồn không muốn nói chuyện, tôi cũng không còn cách nào khác đành ngó đầu ra ngoài. Nói thì nói vậy, chứ tôi làm gì đã biết mặt mũi ông Lý và hôn phu của chị Hạnh thế nào nên tò mò lắm liền đứng nép vào cửa buồng nhìn ra. Ôi cha, đến bao nhiêu là người khiến tôi hoa cả mắt, cái tráp lễ cũng sang lắm đấy. Tôi đứng một lúc lại quay sang chị Hạnh lựa lời an ủi. Chẳng biết chị có nghe không, nhưng tôi cứ nói. Đột nhiên bu tôi đi vào buồng đưa cho tôi tráp trầu rồi nói:
– Mang mau trầu ra mời các ông, các bà đi con.
Bên ngoài lại có tiếng cất lên:
– Con bé Dung lanh lợi hoạt bát lại hợp tuổi với cậu Bảo nhà ông Lý đây. Dưng mà bà Vương nói tuổi này vẫn chưa phải tuổi đẹp nên ông Lý hôm nay đến xin để mấy nữa ngày đẹp thì mang con bé về để ở bên nhà ông dạy phép tắc. Bao giờ con bé Dung đủ mười sáu tuổi thì hai đứa chính thành thân
Tôi nghe xong bất chợt sững người, chị Hạnh lại khóc, hai mắt chị đỏ hoe nhìn tôi cúi mặt nói:
– Dung chị xin lỗi.
|
Chương 2:
Bu tôi ấn tráp trầu cau vào tay tôi rồi kéo tôi ra ngoài. Cả người tôi lúc này như trên mây trên gió, bu tôi lại cất lời:
– Con bé nó còn nhỏ quá nên chưa hiểu được phép tắc. Xin các ông các bà có gì không hay không phải thì bỏ qua cho.
Lúc này tôi cũng mới như bừng tỉnh, thế nhưng nhìn chị Hạnh ngồi bên trong khóc lóc, tôi không còn biết mình phải làm gì, chỉ biết đứng đứng như trời trồng rất lâu. Bu tôi thấy vậy thì ấn tôi ngồi xuống bên cạnh rồi lựa lời thưa gửi. Đến khi người nhà ông Lý về hết bu khẽ nhìn tôi rồi nói:
– Dung, giờ con cũng mười bốn tuổi rồi, chẳng phải hội cái Hà cũng thành thân hết rồi sao? Vả lại bên nhà ông Lý muốn mang con về dạy phép tắc đến năm mười sáu tuổi mới cùng cậu Bảo thành thân. Cậu Bảo nhà ông Lý ngoan ngoãn, lại cao to vạm vỡ. Bu xin con, con nghe lời bu nếu con không về làm dâu nhà ông Lý thì cả nhà mình không còn chỗ mà dung thân.
Tôi không còn nghe được gì, chạy về buồng khóc nức nở. Chị Hạnh cũng khóc, bu cũng khóc, bên ngoài thầy tôi lại ho lên từng cơn. Khóc chán chê tôi mới xuống bếp. Trên nhà có tiếng bu chửi chị Hạnh. Tôi bị khói bếp làm cho cay mắt nhưng vẫn nghe rõ lời của bu. Lúc này tôi mới hiểu ra, chị Hạnh thất tiết. Bu không thể gả một người con gái thất tiết đến nhà ông Lý, bu đành để tôi thay chị thành thân. Sáng nay bu lấy cớ chị Hạnh không hợp tuổi cậu Bảo, lại thêm bà Vương cũng nói xem tuổi thì tôi hợp hơn nên ông Lý dễ dàng đồng ý để tôi thay chị Hạnh về nhà ông làm dâu.
Đàn bà con gái, kỵ nhất là thất tiết chị Hạnh đã không còn giữ được trong trắng, vậy nên chị chỉ có thể lấy người đàn ông duy nhất là cậu Phúc. Tôi biết cuối cùng mình đã không còn đường lui. Chị Hạnh từ nhỏ tới lớn luôn sống theo ý thầy bu, tôi cũng không ngờ chị lại làm chuyện ấy với cậu Phúc để không phải gả cho cậu Bảo. Bỗng dưng tôi lại thấy sờ sợ, đến giờ vẫn không dám tin người công dung ngôn hạnh như chị mà vì tình yêu lại hy sinh nhiều đến vậy. Và hơn hết, tôi bỗng lo cho thân phận mình. Nhà ông Lý giàu có, tôi thì không được như chị Hạnh, chỉ là đứa trẻ con ham chơi lại không biết phép tắc, không công dung ngôn hạnh. Liệu rằng, cuộc đời tôi sẽ đi về đâu?
Đêm hôm ấy chị Hạnh xin lỗi tôi rất nhiều. Tôi tuy còn ấm ức nhưng không thể giận chị nổi, chị vẫn là chị tôi cơ mà. Nếu như lúc này tôi không lấy cậu Bảo e rằng chị sẽ lâm vào đường cùng. Nhỡ mà… nhỡ mà chị bị cạo đầu bôi vôi như thầy tôi nói thì cả đời này tôi day dứt không nguôi. Những ngày tiếp theo ở nhà, bu với chị Hạnh ra sức dạy tôi thêu thùa may vá. Nhưng thực lòng tôi không có hứng nên học không nổi. Xỏ kim cả canh giờ chẳng xong, đến lúc thêu thì đâm ngang đâm dọc đâm cả vào tay đến mức bật máu. Chị Hạnh bảo tôi thêu bông hoa, tôi thêu thành một mớ bòng bong rối rắm. Bu tôi có vẻ bất lực, nhưng thấy tâm trạng tôi không tốt nên cũng không nỡ mắng chửi. Từ ngày nhà ông Lý sang thưa chuyện nhà tôi cũng có chút tiền cắt thuốc cho thầy, phần thóc gặt được cũng không cần trả lại phân nửa như trước kia. Ở nhà ai cũng phấn khởi, chỉ có mình tôi là vẫn đang sầu não. Nhưng thôi, việc đến nước này, vui vẻ chấp nhận vẫn hơn là ngồi đó buồn rầu. Ai mà chẳng như tôi chứ, có gì phải ấm ức. Vả lại tôi còn ba năm để học phép tắc rồi mới phải thành hôn cơ mà, nghĩ vậy tôi cũng an ủi phần nào.
Thời gian cũng cứ thế thấm thoắt trôi, trước ngày tôi về nhà ông Lý học phép tắc để làm dâu một ngày tâm trạng tôi lại sầu não. Cứ trấn an rằng vui vẻ lên, nhưng càng gần ngày xa thầy bu, xa chị Hạnh, xa thằng Tý tôi lại lưu luyến.
Buổi tối sau khi ăn cơm tôi bu giục tôi ra giếng Hệu múc nước về tắm. Tục con gái làng trước khi đi lấy chồng phải tắm nước giếng Hệu thì hôn nhân mới bền chặt đã có từ thời xa xưa, ngày mai không chính thức thành thân nhưng vẫn là ngày tôi về nhà ông Lý. Tôi xách xô gỗ đi, trời lúc này cũng đã nhá nhem tối liền cầm thêm cả cây đuốc. Bu tôi bảo giếng nước đầy lắm, ấy thế mà ra soi nước chỉ được một phần ba. Chẳng có lẽ lâu rồi bu không có thời gian ra đây nên không biết? Tôi thở dài cắm cây đuốc xuống đất rồi đưa xô xuống. Thế nhưng tôi mới có mười bốn, người đâu to lớn được như bu, cúi xuống xô vẫn không chạm được vào nước. Chẳng còn cách nào tôi đành cúi gập người xuống, có điều khi xô nước còn chưa kịp múc đột nhiên một bóng đen từ đâu lao đến xô mạnh khiến tôi bất ngờ lộn cổ xuống giếng. Đến khi toàn thân bị nhấn chìm trong làn nước tôi mới biết giếng rất sâu, qua cả đầu tôi. Phía trên xô gỗ che toàn bộ khoảng không gian, chỉ có một màu đen thui. Tôi sợ hãi cố nhoài người lên, nhưng càng khiến cơ thể bị chìm sâu hơn. Cổ họng tôi ngậm đầy nước, liệu có phải ai đang cố ám sát tôi không? Một đứa con gái nghèo rớt mồng tơi như tôi hà cớ gì phải gϊếŧ? Thầy bu tôi cũng đâu gây thù chuốc oán với ai? Chắc chắn là có kẻ biết tôi sắp làm dâu nhà ông Lý nên định ra tay. Ông trời ơi, chồng của tôi sẽ mang tiếng sát vợ cả đời, còn hai năm nữa mới thành thân mà vợ đã chết, người ta phải sống sao với những lời đàm tiếu này đây. Đột nhiên xô nước được kéo lên, rồi uỳnh một phát một bóng đen nhảy xuống dưới giếng. Bóng đen một tay ôm tôi, một tay bám vào những mẩu đá gồ ghê leo lên. Khi bóng đen đưa tôi lên được miệng giếng, dưới ánh đuốc lập loè tôi nhận ra đó là một người đàn ông. Gương mặt hắn còn trẻ lắm, chỉ độ hơn chị Hạnh một hai cái xuân, sống mũi hắn cao vút đôi mắt cương nghị dưới hai hàng lông mày rậm. Tôi khẽ bật dậy đẩy hắn ra, thế nhưng bỗng dưng hắn kéo chặt tôi lại rồi lôi tôi vào một lụm cây gần giếng. Quỷ tha ma bắt, hắn định làm gì tôi đây? Không muốn gϊếŧ mà định bắt cóc tống tiền, hay định làm nhục tôi để mất hết thanh danh nhà ông Lý? Tôi muốn hét lên nhưng đã bị hắn bịt miệng chỉ kêu lên được những tiếng ú ớ. Không được, không được tôi không thể để mình liên luỵ đến người khác. Nghĩ vậy tôi liền lấy hết sức bình sinh đưa chân lên thụi mạnh một phát vào háng hắn sau đó rút luôn ngọn đuốc đã cháy hết đập hết sức lực vào gáy khiến hắn ngã lăn quay ra ngay tức khắc. Xong xuôi tôi liền gánh xô nước chạy về nhà. Cũng may khi ấy thầy bu tôi đang ở buồng nên không để ý, tôi chạy ra sân giếng tắm táp qua loa rồi chui vào buồng. Đêm hôm ấy cả nhà tôi không ngủ, bu với chị Hạnh nằm bên cạnh dặn dò tôi rất nhiều. Đến canh ba bu đã dậy cùng thầy chuẩn bị. Tâm trạng của tôi cứ trống rỗng mông lung đến lạ.
Tuy đây chưa phải lễ thành thân chính thức nhưng bên nhà ông Lý vẫn cho kiệu hoa tám người khiêng để đưa tôi về. Bu tôi thì khóc rấm rứt, chị Hạnh cũng khóc, thằng Tý với thầy thì đỏ hoe mắt. Tôi cứ phải ra điều lựa lời mà lòng dạ buồn thối. Lúc đi qua cánh đồng làng đột nhiên tôi nghe tiếng gia nô nhà ông Lý khẽ cất tiếng:
– Sao mà ngáp ngắn ngáp dài thế?
– Đêm qua đâu ngủ được? Cậu hai nhà ông Lý bị người ta đánh ngất ngoài giếng Hệu, cả đêm mọi người náo loạn đi tìm đâu có được ngủ nghê gì? Ai như ông đi canh chòi đánh chén mấy giấc.
– Cậu hai bị đánh sao? Ai to gan mà dám đánh cậu ấy thế? Đã tìm ra được người đó chưa?
– Chưa, cậu ấy cũng không nói là bị ai đánh. Nhưng thấy nằm ở giường không dậy nổi, ông Lý đang cho người tìm ra nhẽ.
Tôi nghe xong bỗng giật thót mình nghĩ lại buổi tối hôm qua. Liệu có phải hắn ta là cậu hai được nhắc đến hai không? Nếu đúng thì toi đời tôi rồi, hôm qua tôi đá vào hạ bộ hắn, có khi nào hắn liệt dương luôn không? Chuyện này mà làm ra nhẽ tôi không sống nổi mất. Trên đường về nhà ông Lý mà tôi cứ bồn chồn không yên. Đến lúc mấy gia nô gọi xuống kiệu tôi vẫn không dám xuống, thế nhưng có tiếng ông Lý gọi tôi đành phải bước ra. Lúc này tôi mới được thấy hết cơ ngơi của nhà ông, cũng quên luôn cái việc cậu hai nhà ông Lý bị đánh. Trời đất ơi, tôi tưởng nhà ông giàu lắm, vậy mà bên ngoài còn giàu gấp cả trăm ngàn lần trong tưởng tượng của tôi. Nhà ông Lý có một cái nhà to vật vã ở chính giữa gồm bảy gian. Hai bên là hai cái nhà nhỏ hơn một chút. Nhà chính giữa là nhà của ông và bà cả, hai bên là nhà của bà hai, bà ba. Ông Lý đưa tôi vào nhà rồi dặn dò bà vú Bảy mấy câu sau đó lại tất bật đi sang phố huyện. Vì chưa phải lễ thân nghinh chính thức nên chưa có gì đặc biệt, cũng không cần thắp hương gia tiên, chỉ là đến làm quen trước.
– Mợ Dung, từ nay mợ ở đây với bà, buồng của mợ ở bên kia, mợ với cậu Bảo chưa chính thức thành thân nên hai người vẫn phải giữ phép tắc. Ông Lý cũng dặn mợ còn trẻ con nên để mợ tự do thoải mái, mợ cứ coi như đây là nhà mình. Cậu Bảo lên kinh thành, một hai hôm nữa mới về sau hai cậu mợ từ từ làm quen nhau sau. Mợ muốn ăn uống gì cứ nói với tôi. Từ mai sẽ có người đến dạy mợ và các cô trong nhà những phép tắc cơ bản. Mợ lạy bà đi, chưa thân nghinh nhưng vẫn phải gọi một tiếng bu – Tiếng bà vú Bảy cất lên rồi chỉ vào người vợ cả của ông Lý đang đứng trên gian nhà giữa.
Tôi quỳ xuống lạy ba lạy rồi lễ phép nói:
– Dạ, con lạy bu.
Thế nhưng bỗng dưng tôi thấy mặt bà cả khẽ cau lại còn không thèm liếc mắt nhìn tôi lấy một lượt bỏ đi luôn. Tôi cũng không biết tại sao bà lại như vậy, rõ ràng tôi được ông Lý lấy về làm chính thất của cậu Bảo, hôm trước bà cũng sang nhà tôi còn vui vẻ lắm mà tự dưng giờ thay đổi thái độ. Thế rồi tôi nghe con Mít, cháu vú Bảy, cũng là ở đợ của nhà ông Lý nói bà cả không thích cậu Bảo lấy tôi, bà thích cậu lấy cô Giang con quan Tam phẩm. Nhưng vì ngày xưa ông Lý nợ thầy tôi một ân tình lại thêm việc ông đi xem bói ở nhà bà Vương, không ai biết bà Vương nói gì mà ông nằng nặc muốn lấy một trong hai đứa con gái con ông đồ Đạt về cho cậu Bảo, bà tuy không thích nhưng không dám cãi lời ông nên đành đồng ý. Con Mít nói xong bị vú Bảy lườm cho cháy mặt. Mít không được nhanh nhẹn cho lắm, kém tôi một tuổi nhưng người đù đờ được cái chăm chỉ. Nó là cháu vú Bảy nên được đặc cách ở đợ ở đây. Nó với vú Bảy hầu hạ cơm nước và quét tước dinh bà cả. Tôi thực lòng cũng hơi buồn buồn, mười bốn tuổi đã bị gả đi lại thêm bu chồng không ưng. Hôn nhân không tình yêu còn không được ủng hộ quả là não nề. Nhưng thôi, tôi cũng không dám nghĩ ngợi nhiều đành ngồi nghe vú Bảy nói qua về nhà ông Lý. Bà Trinh là bà cả con gái quan viên, bà hai tên Hiền là thiếu nữ thôn quê bình thường, bà ba tên Bích còn trẻ lắm mới hơn hai mươi xuân xanh không biết ông Lý yêu đương thế nào nạp bà làm thiếp. Thú thực tôi nghe nhưng không để tâm lắm, tôi còn đang bận nghĩ xem tôi đi rồi thằng Tý hay chị Hạnh là người sắc thuốc cho thầy, thóc bu xay hết chưa, chị Hạnh với cậu Phúc thế nào rồi. Về đây chán ngắt, toàn người xa lạ, bu chồng thì không thiện cảm, ông Lý thì bận rộn, cậu Bảo thì chưa biết mặt, vú Bảy nhìn tôi thương cảm nói:
– Phía sau nhà là ao, phía trước là vườn, mợ muốn đi đâu cứ đi nhưng đừng để bị lạc. Hôm nay mợ cứ chơi thoải mái, từ mai mợ phải học hành phép tắc lễ nghi nên sẽ không có thời gian chơi bời gì nữa.
Tôi nghe vậy liền cười hớn hở chạy một mạch ra ngoài sân. Mấy gia nô chẳng ai để ý tới tôi, được thể tôi càng thích. Ở sau nhà ông Lý có ao to lắm, bên cạnh ao là một cây đa cổ thụ. Tôi đứng ở mép ao là nhìn được sang bên làng Liễu, đấy, nhà thầy bu kia kìa, nhỏ xíu xiu một chấm. Bỗng dưng tôi không kìm được bật khóc tu tu. Tôi nhớ nhà, nhớ mọi người quá, cách nhau một làng nhưng xa vạn dặm. Con gái đã đi lấy chồng cũng như bát nước hất đi, từ nay tôi là dâu nhà ông Lý, chứ không còn là con gái nhà ông đồ Đạt. Khóc chán chê, tôi khẽ đưa tay quệt nước mắt rồi thơ thẩn ném mấy viên đá xuống ao. Bỗng dưng có tiếng nói lớn phía sau:
– Cậu hai, cậu đang không khoẻ sao chạy ra đây làm gì? Bà hai đang tìm cậu đấy
Tôi giật thót mình quay lại, đột nhiên toàn thân như chết lặng. “Cậu hai”. Cậu hai nhà ông Lý… đúng thực là gã đàn ông bị tôi đánh ngất ở giếng Hệu. Hắn ta đứng ngay dưới gốc đa, nhìn chằm chằm vào tôi, có vẻ đứng cũng lâu rồi nên tên gia nô kia mới léo nhéo nhiều như vậy. Chết tôi rồi hắn mà khai ra chắc tôi bị đòn rũ xương. Tôi nuốt nước bọt, run rẩy cúi gằm mặt. Lúc này tôi không còn nghĩ được gì, liền nhanh tay lấy đống cát đen thui dưới chân quệt ngang, quệt dọc lên mặt. Thế nhưng hành động vừa rồi của tôi không qua được đôi mắt cú vọ của hắn. Có lẽ hắn đã theo dõi tôi từ lâu, chầm chậm tiến lên. Tôi càng lúc càng sợ, liền bật dậy cắm đầy cắm cổ chạy. Hắn đang đi, thấy tôi chạy cũng co giò lên đuổi theo. Chân hắn dài, tôi chạy ba bước mới bằng hắn chạy một bước. Có cần truy cùng gϊếŧ tận vậy không, sao mà ác quá vậy. Tôi cũng chỉ là một cô gái thôi mà, chuyện hôm qua tôi đâu cố ý? Tôi bị hắn đuổi quanh ao, bất chợt trượt chân ngã uỳnh một phát. Số đời hẩm hiu, đứa không biết bơi như tôi lại hay dính phải cái thị phi của nước. Đột nhiên gã cậu hai kia liền nhảy tùm xuống lôi tôi lên bờ, tôi vừa nhục, vừa xấu hổ nhắm nghiền mắt. Hắn có hỏi gì, nói gì tôi cũng giả vờ không nghe, kể cả khi hắn vả nhẹ vào mặt tôi tôi cũng mặc kệ. Một lúc sau hắn khẽ đứng dậy rồi bỏ đi, lúc này tôi mới dám thở phào chạy một mạch về nhà. Thế nhưng khi mới đến sân đã thấy hắn đứng đó cùng ông Lý. Trời đất ơi, ra tay với hắn làm gì để giờ sống trong nơm nớp lo sợ. Tôi cố cúi gằm mặt, nép vào góc tường ấy thế mà mới đến cây cột gỗ lim hắn đã cất lời:
– Thầy, cô gái kia là ai vậy?
– Con gái ông đồ Đạt, vợ của thằng Bảo.
Hắn liếc mắt nhìn tôi rồi lại nói rất lớn:
– Thầy, con có chuyện muốn thưa. Cái chuyện hôm qua con bị đánh ở giếng Hệu.
Cái tên chết tiệt này, ban nãy thấy cứu tôi cứ tưởng đã buông tha, ai ngờ còn ghim hận thù như vậy. Người ta làm trai cho đáng thân trai, ấy mà hắn lại sân si, chấp vặt với tôi. Dẫu sao mà nói tôi cũng là phận đàn bà, lại là chị dâu hắn, hắn có cần tính toán nhỏ nhen vậy không? Trông rõ cao to, đẹp trai ngời ngời, lại còn có tướng làm quan, mày ngài mắt phượng, thế mà xấu tính kinh khủng. Tôi không dám nghe nữa chạy thẳng một mạch vào buồng nhốt mình trong đó. Thôi đằng nào hắn cũng nói, nói sớm xem ông Lý xử tôi thế nào còn hơn cứ sống trong hoang mang sợ hãi. Ấy thế mà cả ngày hôm ấy ông Lý không thấy nói gì. Buổi tôi ăn cơm xong tôi có gặp ông nhưng ông không hề đả động gì đến chuyện cậu hai bị đánh. Tôi về buồng nằm mà cứ nghĩ mãi không ra, rốt cuộc hắn đã nói gì?
|
Chương 3:
Tôi nghĩ không ra cuối cùng chả thèm nghĩ nữa. Tính ra, nhà này ngoài bà cả, cậu hai thì tôi vẫn chưa biết hết mọi người. Từ sáng bà cả đã lên huyện có việc, bà hai thì chiều đi sang làng Liễu thăm người thân, bà ba nghe gia nô nói rất ít khi ra ngoài. Bà sống khép kín, quanh năm suốt tháng trừ khi có tiệc, có lễ còn lại đa phần bà ở trong dinh. Tôi ngẫm mà cứ thấy ông Lý sướng, một mình ba vợ, mỗi bà một dinh, lại hoà thuận êm ấm chứ chẳng như ông Phú làng tôi. Giàu thì giàu thật, vợ cũng năm bảy bà nhưng suốt ngày chí choé hạnh hoẹ nhau.
Sáng hôm sau, khi còn đang miên man trong giấc ngủ đột nhiên nghe tiếng đập rầm rầm ở cửa buồng. Tôi liền bật dậy chạy nhanh ra mở then cài, còn chưa kịp biết ai đứng ở cửa đã bị ăn nguyên một cái vả. Đến khi định thần lại mới biết đó là bà cả, tôi sợ hãi run rẩy nói:
– Bu…
– Mấy giờ rồi mà còn chưa dậy? Mày về làm dâu chứ không phải làm tướng biết chưa? Còn cả bà vú Bảy nữa, canh năm rồi còn để cho nó ngủ thế này à?
Bên ngoài vú Bảy đang chạy vào nhìn tôi ái ngại đáp:
– Bẩm bà, bên nhà bà hai cô Chi với cô Yến cũng chưa dậy nên tôi định để mợ ấy ngủ thêm một lát.
– Đừng so sánh bên nhà này với bên nhà mụ ta. Cái thứ dâu con mà không dạy cho đường hoàng rồi nó nhảy lên đầu lên cổ cho ấy chứ. Nhìn nhìn cái gì, cút ra rửa mặt rồi xuống bê đồ ăn sáng lên đây. Con dâu nhà người ta thức khuya dậy sớm, ngủ dậy là bê nước cho thầy bu chồng rửa mặt rồi nấu nướng đường hoàng dâng lên tận miệng. Còn mày thì ngủ sớm dậy muộn, nom không được cái tích sự gì.
Tôi nghe xong vội vội vàng vàng chạy ra ngoài sân giếng rửa mặt rồi bê đồ ăn sáng lên cho bà cả và ông Lý. Thế nhưng bà không cho tôi ngồi ăn cùng mà bắt tôi xuống bếp ăn với gia nô. Tôi nghe xong liền lủi thủi đi xuống dưới bếp, mùi khói bốc lên khiến tôi cay xè mũi. Ở làng tôi đã từ lâu không ai còn chia mâm ngồi ăn, từ dâu cho đến rể cùng ngồi một mâm ăn chung lâu rồi. Có lẽ bà cả ghét tôi, ghét ngay từ cái nhìn đầu tiên nên dù tôi có được làm chính thất của cậu Bảo bà vẫn không ưng. Tôi đưa tay lên xoa xoa má, ăn xong bát bún thì đi theo vú Bảy ra ngoài sân chính. Vừa ra đến nơi tôi đã một người phụ nữ trạc tuổi vú Bảy nhưng ăn mặc sang trọng đang đứng đó. Vú Bảy hẩy hẩy tay tôi rồi nói:
– Đây là vú Ngọc, người được bà cả mời từ huyện xuống dạy phép tắc, lễ nghi cho mợ và hai cô nhà bà hai. Đây là mợ Dung, hôn thê tương lai của cậu Bảo, còn đây là cô Chi năm nay mười hai tuổi con gái ba hai, đây là cô Yến mười bốn tuổi cháu ruột được bà hai nuôi từ tấm bé.
Tôi nhìn sang bên cạnh khẽ gật đầu. Chi, Yến tuy chạc tuổi tôi nhưng lại có vẻ chín chắn, chững chạc và ra dáng tiểu thư hơn rất nhiều. Vú Bảy giới thiệu xong thì đi về, lúc này chỉ còn ba trò một thầy. Vú Ngọc đứng bắt đầu nói:
– Nữ nhi ở thời đại nào cũng phải coi trọng phẩm đức. Thế nhưng phẩm đức không phải là cái nói là được, mà cần được trau dồi dần dần. Hôm nay chúng ta sẽ học về việc đi đứng, quỳ trước.
Nghe nói thì đúng là rất đơn giản, thế nhưng lúc vào học mới thấy khó nhường nào. Yêu cầu của vú Ngọc rất cao, đi trên đôi hài cao nhưng phải giữ được thăng bằng, lưng phải thẳng nhưng không được cứng, khi đi không được tạo ra những âm thanh lớn, khi quỳ không được cao quá mười phân, cũng không được thấp hơn năm phân, ba điểm vai, hông, đầu phải tạo thành một đường thẳng. Cả ba đứa tôi đều liên tục bị vú Ngọc nhắc nhở mãi không thể hoàn thành tốt. Mà có vẻ như vú Ngọc rất ác cảm với tôi, mỗi khi tôi quay sang bên cái Yến định hỏi gì lại bị vú dùng cái roi mây quất mạnh một phát vào lưng. Tôi bị đau, sợ hãi không dám nói chuyện chỉ cúi đầu học theo. Mặt trời càng lúc càng lên cao, mồ hôi tôi túa ra như mưa. Cái Chi không còn chịu được nữa ngồi vào một góc hổn hển nói:
– Vú, con không làm được nữa đâu, con mệt lắm. Con phải nghỉ thôi.
Vú Ngọc nghe vậy thì đáp lại:
– Được, cô Yến, cô Chi muốn nghỉ thì ra ngoài. Nhưng cô Dung phải ở lại học.
Tôi nghe vú Ngọc nói đầy vô lý thì vội hỏi lại:
– Bẩm vú. Sao con không được nghỉ ạ?
– Vì chính bà cả đích thân mời tôi xuống đây dạy cho riêng cô. Đây là ý chỉ của bà, cô muốn biết vì sao thì tự đi hỏi.
Lại là bà cả, bảo sao ban nãy tôi liên tục bị vú Ngọc quất roi, trong khi cái Chi và cái Yến có nói chuyện cũng không hề hấn gì, hoá ra sự ác cảm của vú Ngọc dành cho tôi cũng là do bà cả. Chân tôi đã như sắp nhũn ra, đầu gối liên tục quỳ lạy xuống nền đất bắt đầu rớm máu. Vú Ngọc lại lôi tôi đứng dậy bắt làm theo. Cái Yến đứng bên ngoài tần ngần nói:
– Bẩm vú, cái Chi nó còn nhỏ để nó nghỉ. Nhưng con vẫn muốn học. Vú dạy cả con đi, đây vú, con đứng thế này được chưa?
Thấy cái Yến nói vậy, tôi cũng cảm kích đôi phần, nó quay sang tôi gật đầu ra dấu cố gắng lên. Thế nhưng, tôi không cố gắng được, bởi vú Ngọc dường như không muốn để ý tới nó mà liên tục dùng roi quất vào tôi. Tôi bị đau cả toàn thân, trước kia ở nhà cấy lúa với bu cũng chưa từng phải mệt mỏi và đau đớn đến vậy. Chiếc áo tôi mặc đã bắt đầu rớm máu, roi mây nhìn thì nhỏ, nhưng khi quất lên thì rát vô cùng. Cái Yến thấy vậy liền chạy vội ra ngoài lấy một cốc nước đưa cho, có điều tôi còn chưa kịp uống đã bị vú Ngọc quát lớn:
– Cô Dung không được phép uống nước, không có chuyện đang học lại tu nước vào miệng. Cô Yến, cô Chi là phận gái trong nhà, cũng chưa có mối thành thân nên các cô ấy làm gì cũng được. Nhưng riêng cô Dung, ngay khi bước chân về đây tức là đã làm dâu nhà ông Lý. Vì vậy phép tắc phải học cho chuẩn mực, cho ra dáng một thê tử.
Tôi nhìn vú Ngọc, cổ họng khô khốc, không nghĩ rằng nhà ông Lý còn sống cổ hủ đến thế khác hẳn với những gì tôi tưởng tượng ra. Nhà tôi tuy nông dân nhưng cũng không hà khắc giáo điều như vậy. Cái Yến bị vú Ngọc mắng thì lủi thủi cầm cốc nước lui ra. Vú Ngọc lại tiếp tục bắt tôi đứng lên, quỳ xuống, đến khi cái Chi, cái Yến được gia nô gọi về ăn cơm tôi vẫn chưa được về. Càng trưa nắng càng gay gắt, bụng tôi thì đói cồn cào, vú Ngọc lại ra tay rất ác, tôi gần như kiệt sức khẽ van xin:
– Bẩm vú, cho con về chiều con học được không vú?
– Không được, tôi còn chưa đòi về, cô đòi cái gì.
– Nhưng dù sao con cũng là vợ của cậu Bảo…
Còn chưa dứt lời, vú Ngọc đã cười nhạt:
– Chính vì cô là vợ cậu Bảo mà tôi càng cần nghiêm khắc, lời bà cả đã dặn tôi không thể trái. Cô mau đứng lên, lần này vai không giữ được thẳng nữa đừng trách tôi.
Tôi nghe xong đành loạng choạng đứng dậy, mới về đây được một ngày mà tôi cứ ngỡ bị đày xuống địa ngục cả năm. Thế nhưng khi còn chưa kịp đi vào bước đầu óc tôi đã tối sầm cả lại rồi lảo đảo ngã vật ra. Vú Ngọc cứ nghĩ tôi giả vờ nên dùng roi quất liên tiếp vào người, tôi nằm dưới đất, vẫn cảm nhận rõ mồn một nhưng không thể nào chống cự được nữa. Đột nhiên có tiếng quát của một người đàn ông:
– Bà làm gì đấy? Bà định đày chết người ta à?
Tôi cố mở mắt nhưng không mở nổi, chỉ thấy người đó bế tôi lên, bờ vai người đó rất rộng nhưng lại vô cùng xa lạ. Mãi đến khi được đưa về buồng, tôi mới tỉnh. Lúc này, ngay trước mắt tôi là gương mặt vô cùng đẹp trai, sống mũi người này rất cao, cặp mắt đen láy với phần mí mắt rõ ràng, lông mày rậm, đôi môi căng mọng.
– Bảo, tránh ra cho bu.
Tiếng bà cả cất lên đanh thép khiến tôi giật mình bừng tỉnh. Nhìn lại mới biết đây không phải buồng của tôi mà là buồng của vú Bảy. Bảo? Bu? Tôi lúc này mới như bừng tỉnh, hoá ra đây là cậu Bảo, là chồng của tôi sao? Trời ơi, tôi không nghĩ cậu lại đẹp đến vậy, đẹp đến điên dại cả con tim yếu đuối của tôi. Thế nhưng lúc này tôi đâu dám nhìn nữa mà quay sang bà cả. Bà kéo cậu Bảo ra ngoài rồi hất nguyên ca nước lên mặt tôi nói:
– Muốn giả vờ thì cũng phải giống thật một tý chứ. Mày định lừa tao sao? Mấy chiêu trò mánh khoé của đám đàn bà quê mùa tham vọng như mày tao biết tỏng hết. Mau đứng dậy, cút ra ngoài học tiếp cho tao. Vú Ngọc còn chịu được mày mới thế đã giả ngất à?
Tôi bị ca nước của bà làm cho tỉnh hẳn, run rẩy nói:
– Bẩm bu, trời cũng quá trưa rồi, bu để con nghỉ một lát rồi ra học tiếp được không bu?
– Không được.
Còn chưa kịp đáp lại cậu Bảo đã cất lời:
– Bu, cô ấy là ai vậy?
– Vợ của anh chứ ai? Thầy anh không biết đi xem bói toán thế nào nằng nặc lấy nó về rồi chờ nó đủ mười sáu tuổi thì cho anh thành thân.
– Vợ của con?
– Ừ!
Hoá ra cậu chưa biết tôi, cũng như tôi chưa biết cậu, có điều ít nhất tôi cũng còn biết bản thân được lấy về cho cậu, còn cậu đến ngay cả việc này cũng không biết. Cậu chau hai hàng lông mày khiến toàn thân tôi co rúm rồi rít lên:
– Bu sao mọi người lại nhân lúc con không ở nhà lấy vợ cho con?
– Ý thầy anh chứ bu đâu muốn.
– Con không chấp nhận cuộc hôn nhân này đâu.
– Thì bu cũng có thích đâu, nhưng mà thầy con đã quyết, bu không nói nổi. Chứ bu là bu thích cái Giang cơ. Con bé xinh xắn, hiền lành, lại môn đăng hộ đối với nhà mình.
– Con không thích Giang giếc gì hết, cũng không thích cô này. Con muốn tự định đoạt hôn nhân của mình.
Cậu vừa dứt lời thì có tiếng guốc gỗ lạch cạch của ông Lý bước vào, ông không nói không rằng cầm gậy đập mạnh cậu một cái sau đó mới nói:
– Không thích thì mày định làm gì?
– Thầy! Sao thầy lại tự ý làm vậy chứ. Công danh sự nghiệp con còn chưa xong, giờ con được bao nhiêu tuổi mà thầy đã lấy vợ cho con là sao? Còn lấy một cô gái con chẳng biết là ai, chưa tìm hiểu cái gì.
– Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng, người ta ăn cư rồi lạc nghiệp. Bây giờ người đàn ông cần nhất một người phụ nữ bên cạnh vun vén để yên tâm mà đèn sách có gì không tốt?
– Con sẽ không thành thân đâu, thầy đừng ép con.
– Được! Trừ phi mày cút khỏi đây, thì mày muốn làm gì cũng được.
– Thầy!
– Đừng có nói nhiều, một là cưới cái Dung, hay là cút, mà cút là sẽ từ mặt tao với bu mày luôn. Mày được nuông chiều từ bé nên định cái thói hống hách à?
Nói rồi ông hất hàm về phía vú Bảy ra hiệu vú đưa tôi về buồng. Khi lên đến buồng, vú Bảy rót cho tôi cốc nước rồi trở về. Tôi nằm nghĩ đến lời ông Lý mà buồn tái tê. Bà cả là con quan, suy cho cùng ông cũng phải nể nang bà đôi phần. Còn cậu Bảo thì giống như tôi, đều không muốn cuộc hôn nhân này, nhưng vì những giáo điều lại phải chấp nhận. Khi tôi còn đang nằm nghĩ miên man thì có tiếng bà cả bên ngoài cất lên rất nhỏ:
– Bảo à. Thôi, thầy con đã nói vậy con cũng chấp nhận đi, hay cha con cãi nhau như vậy còn ra thể thống gì. Đến bu còn không dám cãi lời thầy con cũng đừng cãi. Dạo này thầy con bắt đầu để ý tới thằng Thành, con lấy lòng thầy một tý, chứ gia sản nhà này do thầy bu gây dựng lên không thể để mẹ con nhà nó hưởng được. Sau này con muốn nạp lẽ bu nạp cho. Bao nhiêu bu cũng nạp cho con được. Con muốn yêu ai cứ nói với bu. Nó làm chính thất chắc gì đã sướng, như bu đây, chính thất của thầy con nhưng sống lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Con cứ chấp nhận nó, sau này đỗ đạt rồi tính sau, có mất gì đâu.
Tôi không nghe được tiếng cậu Bảo đáp, nhưng thấy xót xa quá. Phải rồi, làm chính thất như tôi có gì mà sướng, mới về một ngày đã bị hành cho nát người, chẳng biết đời tôi còn trôi dạt thế nào. Tôi ngồi dậy, cố lê xuống bếp ăn chút cơm, lúc đi qua chỉ thấy mình bà cả ngồi đó, cậu Bảo không biết đi đâu. Bà cả không đếm xỉa đến tôi, ánh mắt đầy coi thường. Thời nào cũng vậy, cái chuyện bu chồng con dâu cũng vẫn mãi là đề tài chẳng bao giờ có hồi kết. Trước kia khi ở nhà, tôi từng nghe bu tôi ca
“Thật thà cũng thể lái trâu
Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng
Trời mưa ướt lá dai bì.
Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu…”
Tôi ngẫm lại, quả là đúng. Bà cả đối với tôi thậm chí còn chẳng bằng người dưng. Ăn cơm xong, tôi uống thêm chút nước rồi mới lên nhà. Sau việc bị hành sáng nay, tôi xác định lại. Dù sao cũng phải đối mặt, tôi càng phải mạnh mẽ hơn mới được, tôi lấy ít cao thoa cho đỡ rồi nằm ngủ một giấc đến tận trưa.Buổi chiều hôm ấy, tôi với cái Chi, cái Yến được kiểm tra về quỳ, đi, đứng. Thế nhưng may sao vú Ngọc không còn đánh tôi như sáng. Có lẽ sáng nay vú khiến tôi ngất nên cũng lo sợ, lại thêm ông Lý biết chuyện nên vú chỉ chửi bới mấy câu. Đến chiều học xong, cái Yến quay sang tôi nói:
– Học xong rồi, chúng mình ra ao chơi đi.
Tôi nhìn vú Ngọc rồi quay sang nhìn vú Bảy, vú Bảy thấy vậy xua xua tay đáp:
– Được rồi, mợ đi đi, nhưng đi sớm rồi về đấy nhé.
Tôi mới nghe được vậy liền cười hớn hở đi theo Yến, Chi. Hôm nay trong lúc học tôi cũng làm quen được. Cái Yến là cháu ruột của bà hai, thầy bu nó chết từ khi nó còn nhỏ, bà hai đón nó lên đây ở cùng. Cái Yến xinh lắm, mái tóc đen láy, đôi mắt hiền hậu mà nói năng cũng dịu dàng tao nhã. Tôi mới về đây còn bỡ ngỡ nhiều thứ, ví dụ như bà ba trông thế nào, cậu Bảo tính cách ra sao… tôi đều không biết. Ấy cũng may là quen được Yến, nó ngồi kể cho tôi tường tận lắm. Khi ba đứa đang ngồi dưới gốc đa cười vui vẻ thì phía sau có tiếng gọi:
– Yến, Chi, có đói không?
Tôi khẽ quay lại nhìn, cái Yến bấu bấu tay tôi nói:
– Bu cái Chi, dì ruột của tôi đấy.
Là bà hai đây sao, nghe rồi hôm nay mới được thấy bà, bà thấy ba đứa vẫn ngồi im liền đi lên đưa cho một hộp bánh sau đó lên tiếng:
– Mợ Dung vợ cậu Bảo đây hả? Con có đói không cầm bánh ăn đi. Hôm nay học mệt lắm phải không?
Bà hai thật khác với bà cả quá, từng câu từng chữ bà nói nhẹ nhàng mà lại đầy sự quan tâm chân thành. Bà đưa cho tôi chiếc bánh, còn rót cho cốc nước chanh đường rồi mới về. Cái Yến kể bà hai thiện lương lắm, bà đối với nó, hay với kẻ hầu người hạ trong cái gia đình này đều rất nhẹ nhàng, ôn nhu. Tôi ngồi ăn bánh, uống nước, nói chuyện với hội cái Yến đến chập choạng liền chạy về. Lúc này ông Lý, bà cả với cậu Bảo cũng ăn cơm xong. Tôi như thói quen liền xuống bếp, thế nhưng… dưới bếp trống trơn, đến một hạt cơm cháy cũng không còn. Con bé Mít ở đợ nhìn tôi ái ngại nói:
– Bà bảo mợ không ăn nên bà đổ hết cho chó rồi.
Tôi nghe xong mà muốn khóc nguyên một dòng sông. Biết bà cả cũng ác, nhưng không nghĩ lại muốn triệt đường sống của tôi như vậy. Bà trông rõ đẹp, rõ sang mà sao tính cách lại trái ngược với vẻ ngoài như vậy? Cũng may ban nãy được ăn chút bánh, nhưng cả ngày hôm nay học mệt rã rời, nếu giờ không ăn đêm nay bụng ruột cồn cào mất. Tôi thở dài lê đôi chân lên buồng, bà cả đi đánh tổ tôm rồi, ông Lý thì đi ra đồng chỉ có mình cậu Bảo trên nhà. Sáng nay cậu giúp tôi, tôi đôi phần cảm kích, nhưng thái độ cậu không muốn thành thân lại khiến tôi sợ. Cậu ngồi ở gian buồng, cánh cửa mở toang, hình như cậu đọc sách, dưới ánh đèn dầu tôi mới nom cậu rõ. Ông Lý tính ra có phúc, cậu Bảo, cậu Thành ai cũng đẹp trai, cao to, cái Chi thì xinh xắn, hoạt bát. Mà hình như mỗi bà ba chưa có con cái, lúc nãy đi qua dinh của bà tôi thấy có ánh đèn nhưng không trông rõ xem bà thế nào. Lạ thật, một người có thể ở mãi trong nhà không ra đến ngoài mà cũng chịu được sao?
– Này, đứng thập thò ngoài cửa làm gì? Nhìn trộm tôi hay gì?
Tiếng cậu Bảo cất lên khiến tôi giật bắn mình. Tôi lắc đầu nguầy nguậy đáp:
– Dạ… dạ không có gì.
– Vào đây.
– Dạ?
– Dạ cái gì mà dạ? Điếc hả? Tôi bảo vào đây.
Tôi chậm chậm bước vào, cậu Bảo đứng dậy ngắm nghía một hồi. Tôi bị đỏ mặt khẽ cúi xuống. Cậu Bảo còn cao hơn cậu Thành một chút, đứng cạnh tôi khiến tôi thấy mình nhỏ xíu xiu. Cậu ngắm xong thì thì cất giọng nói:
– Dù sao thì tôi với cô chắc chắn phải thành thân. Cuộc hôn nhân này do thầy tôi sắp xếp, tôi cũng biết cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nhưng tôi nói thật, tôi không một chút hào hứng. Tôi cũng biết cô vì ham hư danh mà chấp nhận. Mấy kiểu con gái tham lam phú quý như cô tôi gặp không thiếu, lại còn được làm chính thất nên cô lời quá lời.
“Ham hư danh, lời, tham lam phú quý”, tôi nhìn cậu nhếch mép đáp lại:
– Tôi cũng chẳng hào hứng đâu. Cậu đừng nghĩ tôi nghèo là tôi ham hư danh. Nói thật nếu không vì chị…
Tôi nói đến đây lại phải im bặt, suýt thì vì tức giận mà tôi nói ra cái chuyện tày đình của chị Hạnh. Cậu Bảo thấy vậy nhún vai hỏi lại:
– Vì sao? Nói hết đi chứ?
– Vì nhà tôi nghèo, bị thầy cậu ép cưới. Chứ tôi cũng đâu hứng với cậu đâu. Cậu hơn tôi ở cái việc con nhà ông Lý, chớ cỡ cậu với tính cách thế này mà sinh ra là con nhà thường dân cậu không có cửa mà lên mặt với tôi đâu. Cậu nghĩ cậu đẹp lắm á? Nhìn lại mình đi, mặt mũi thì như con cá trê, chân tay thì như con vượn, xấu hoắc, hôm nào có tiền tôi mua tặng cậu cái gương để cậu soi mình trong đó nhé, đừng tự tin thái quá cậu Bảo ạ.
– Cô!!
– Tôi làm sao?
– Đàn bà con gái mà mồm năm miệng mười.
– Còn hơn cậu, nam nhi đại trượng phu mà nói những lời mỉa mai châm chọc phụ nữ có gì tốt đẹp chứ?
– Được! Cô khá lắm, chưa ai dám nói những lời lỗ mãng này với tôi vậy mà cô lại dám nói. Cô định bám riết lấy tôi?
– Tôi nào có thèm, cậu đừng ăn nhiều dưa bở quá không lại tưởng bở đấy.
Cậu Bảo bị tôi nói tức tím mặt, cùng lúc đó bụng tôi sôi lên ùng ục. Tôi không thèm nói nữa, cũng kệ cậu tức giận chạy thẳng qua dinh nhà bà hai, trước hết phải giải quyết cái bụng đói này đã.
|
Chương 4:
Chú thích ở đây một chút: Ngày xưa ngày người ta tính có sáu khắc, đêm thì có năm canh, canh tư là từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, canh năm là 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng. Đầu canh tư có nghĩa là 1 giờ sáng nha mọi người.
Người đầu tiên tôi gặp ở dinh bà hai là cái Yến, nó nhìn tôi khẽ hỏi:
– Cô sang đây có việc gì à? Tôi còn chưa tắm rửa gì nữa.
Tôi nhìn cái Yến, xấu hổ lí nhí nói:
– Nhà cô còn cơm không? Cho tôi xin ít.
– Cô chưa ăn cơm nữa hả?
– Tôi chưa?
Nó thấy vậy cũng đoán được ra tình hình liền chạy vào trong sau đó đưa cho tôi một tẹo cơm với thịt kho rồi thở dài:
– Từ sau học xong cô qua bên này ăn cơm rồi hãy về, hôm nay dì nấu ít nên còn có ngần này. Dì tôi nấu ngon lắm, tự dì nấu chứ không để cho gia nô nấu đâu. Mà bà cả không ưa cô hả?
Tôi không đáp, sáng nay vú Ngọc nói nó cũng nghe được, lại đến chiều về không có cơm ăn phải sang ăn chực tất nhiên nó biết rồi. Tôi lặng lẽ bê bát cơm về buồng ngồi xuống xúc ăn, vừa ăn nước mắt cũng chảy ra. Tôi nhớ thầy bu, nhớ chị Hạnh, nhớ cu Tý quá. Ở nhà dù có nghèo cỡ nào tôi cũng không bao giờ bị bỏ đói, tôi không kìm được bật khóc thành tiếng. Ăn xong cơm tôi mang ra giếng rửa rồi mang trả cho cái Yến. Nói thật bát cơm được có hai ba thìa, bụng tôi vẫn đói meo. Đến lúc trở về buồng nằm bất chợt nằm phải thứ gì nóng nóng ấm ấm. Tôi liền bật dậy cầm lên, hoá ra là một nắm xôi giò. Cái mùi giò mới thơm làm sao, thơm nức cả mũi. Nhưng mà ai lại cho tôi thế này? Nghĩ một hồi tôi liền chạy xuống buồng vú Bảy hỏi, ấy mà vú nói vú không mua, vú làm gì có tiền mà mua xôi với giò cho tôi. Tôi về buồng mà cứ ngẫm nghĩ mãi, rốt cuộc là ai mua hay là cậu Bảo, vì ở trên này chỉ có tôi với cậu? Nhưng ý nghĩ đó mới thoáng qua tôi đã gạt đi, cậu Bảo ghét tôi như vậy, còn lâu cậu mới mua cho tôi. Nhưng thôi, đói quá, phải ăn cái đã, ăn đi sáng mai còn có sức mà học tiếp. Ăn xong tôi lại lăn quay ra ngủ, đến đầu canh tư tôi liền bật dậy chạy ra giếng múc một thau nước rồi gõ cửa buồng bà cả. Nhìn qua khe hẹp tôi thấy bà vẫn đang ngủ, đêm qua ông Lý xuống chỗ bà ba nên bà ngủ một mình. Tôi gõ mấy hồi bà mới dậy mở cửa quát lên:
– Mày điên hả? Giờ mới canh tư mày gõ cửa ầm ĩ không cho ai ngủ à?
Tôi liền nhanh chân bê thau nước vào trong rồi nói:
– Bẩm bu, hôm qua con học lễ nghi, vú Ngọc có nói mỗi sáng sớm dậy việc đầu tiên là bê nước cho thầy bu chồng rửa mặt. Mà hôm qua canh năm con dậy bu bảo muộn với không bê nước cho bu, lần này rút kinh nghiệm con dậy sớm hơn. Con đặt nước ở đây, bu rửa mặt xong gọi con bê đi nhé.
Bà cả nhìn tôi chắc muốn chửi lắm, nhưng nếu chửi thì vô lý quá, hôm qua bà nhiếc móc tôi dậy muộn cả cái nhà này ai cũng biết. Giờ canh tư tôi dậy lấy nước cho bà, bà mà chửi khác tự chửi mình. Chỉ có điều canh tư trời vẫn còn khuya lắm, ngoài trời tối đen thui, bà cả uể oải xua xua tay rồi nói:
– Thôi được rồi, để đấy tý tao rửa mày cút đi luôn đi.
Cút là cút thế nào, nhân lúc bà vào trong tôi liền xuống bếp nấu bánh đa với tôm khô rồi bê lên. Thau nước vẫn để nguyên dưới đất, bà thì lại nằm trên giường nhắm mắt thở đều đều, cửa thì hơi hé ra. Tôi đưa chân đá cửa rồi bê bát bánh đa vào khẽ nói:
– Bẩm bu, con mời bu dậy ăn sáng.
Bà cả vừa chợp mắt nghe tiếng tôi gọi liền bật dậy rít lên:
– Mày lại làm gì nữa đây?
– Dạ, con mời bu dậy ăn sáng. Con nấu bánh đa rồi, bu dậy ăn đi ạ. Từ nay cái việc ăn sáng con sẽ đảm nhận, con tranh thủ dậy sớm nấu cho cả nhà xong con mới đi học như vậy thì gia nô đỡ một phần công việc, để thời gian đó ra đồng cấy lúa cũng còn hơn.
Tôi nói xong khẽ quan sát sắc mặt bà, bà con quan tính tiểu thư đâu có như người ta mà thức khuya dậy sớm. Bát bánh đa có thơm phức thì giờ này bà cũng không nuốt nổi. Thế nhưng ở nhà này ông Lý quy định không được lãng phí đồ ăn, bà không nuốt cũng phải nuốt. Cuối cùng bà cũng phải rửa mặt rồi ngồi vào sập ăn bát bánh đa. Nhìn bà ăn dưới ngọn đèn dầu mà tôi không kìm được nhảy chân sáo xuống bếp ăn phần còn lại. Đến khi ăn xong, tôi lại lên bê thau nước với bát sứ đi xuống, bà cả mệt mỏi dựa lưng vào vách liên tục thở dài. Đêm qua chắc bà đi đánh tổ tôm về muộn, giờ lại gọi dậy sớm nên buồn ngủ lắm. Tôi dọn dẹp xong đống bát lại ra sân quét lá. Bỗng dưng tôi thấy bà cả đứng trên hiên nhìn xuống dinh của bà ba. Bà nhìn rất lâu, trời cũng lờ mờ sáng, tôi chợt thấy trên khoé mắt bà có chút nước rỉ ra. Hình như bà khóc!Tôi cũng không dám nhìn nữa mà cúi gằm mặt xuống quét sân. Xong xuôi tôi trở về để lát đi học, hôm ấy vú Ngọc không đánh tôi nhiều như sáng hôm qua. Đến trưa tôi cũng vẫn còn được về ăn cơm. Chỉ có điều, lúc về ăn mọi người đã ăn xong và vẫn chẳng chừa cơm cho tôi, tôi đành lững thững sang nhà bà hai ăn chực. Nhà bà hai nhỏ hơn nhà bà cả, nhỏ hơn cả dinh của bà ba luôn. Gia nô chỉ độ hai ba người, thế nhưng tôi lại cảm giác không khí gia đình vui vẻ lắm, giống giống nhà thầy bu tôi. Nghe cái Yến nói cậu hai lên kinh thành từ ngày tôi mới đến cuối tháng mới về. Hình như cậu đi buôn gỗ cho ông Lý, thế thì tốt rồi, từ hôm nay hôm nào tôi cũng sang nhà bà ăn chực. Phải công nhận bà hai nấu ăn ngon thật, tôi ăn xong mà vẫn cứ thòm thèm mãi. Cái Yến nhìn tôi ngạc nhiên nói:
– Cô mang tiếng là vợ cậu Bảo mà bị bên nhà ấy bỏ đói thế cơ à? Thế cậu Bảo có thương cô không?
– Thương cái xương không còn ấy.
Cái Yến nghe vậy không nói nữa, dưng mà tôi thấy nó hơi cười cười. Chẳng biết nó cười tôi ăn nói bộp chộp hay cười cái gì. Thôi thì kệ, có sao tôi nói vậy thôi. Ăn xong tôi lại trở về buồng nằm một lúc rồi mới ra học tiếp. Những ngày tiếp theo sáng nào tôi bắt đầu thân thiết với bà hai và cái Yến. Có lẽ đều xuất phát từ thường dân như nhau nên tôi thấy được đồng cảm. Riêng cái Yến nó trở thành người bạn thân duy nhất của tôi lúc này. Tính nó hơi giống chị Hạnh, hiền lành, công dung ngôn hạnh, lại còn biết lễ nghĩa, xinh đẹp, tốt bụng gi gỉ gì gi cái gì cũng có. Chắc ông trời biết tôi hậu đậu nên cũng thương tình, lúc ở nhà ban cho chị Hạnh, lấy chồng ban cho đứa bạn như Yến.
Ở trên nhà, cậu Bảo dạo này suốt ngày ở buồng để dùi mài kinh sử, còn hơn một năm nữa mới đến kỳ thi Hội nhưng cậu miệt mài học tập lắm. Lại nói về bà cả hôm nào tôi cũng dậy sớm mang nước với nấu ăn sáng cho bà. Đến ngày thứ năm bà không chịu được nữa liền nói:
– Từ nay mày không cần dậy sớm nữa, cũng không cần nấu nướng hay bê nước nôi gì cho tao nữa.
– Bẩm bu, thế sao được, con phải…
– Tao bảo không cần là không cần, mày thích cãi lời tao à?
– Dạ không thưa bu.
– Cút cút cút..
Mấy hôm nay bà bị tôi gọi dậy sớm nên bơ phờ hết cả. Tôi bê thau nước lui xuống, đột nhiên tôi thấy có tiếng cười cười, quay lại nhìn mới biết hoá ra là cậu Bảo. Cậu nhìn tôi châm chọc:
– Cô xem ra cũng mưu mẹo phết đấy nhỉ.
– Tôi… đâu có.
Tôi nói xong liền vội vàng bê thau nước ra giếng, thế nhưng vội vàng quá liền ngã uỳnh một phát. Khi còn đang choáng váng thì cậu Bảo đã chạy lại đỡ tôi dậy rồi rít lên:
– Mắt để trên đỉnh đầu à?
Tôi bị đau không nói nên lời, đầu gối rách toạc một mảng. Cậu Bảo thấy vậy liền bế thốc tôi vào buồng sau đó lấy khăn mặt sạch thấm nước rồi nói:
– Chưa thấy đứa con gái nào hậu đậu như cô đâu. Khăn mặt sạch để đây tý lau đi rồi chấm thuốc vào.
Tôi bị đau, nhưng lúc này còn kinh ngạc hơn cái thái độ của cậu Bảo, chẳng lẽ cậu bị tôi làm cho si mê rồi. Đấy, tôi biết mà, dù sao tôi cũng là con của bu Hoa, sắc đẹp này e đã làm điên đảo cậu Bảo. Tôi cười cười đánh bạo hỏi:
– Cậu… cậu hết ghét tôi rồi hả?
Cậu nhìn tôi bình thản đáp:
– Tôi đâu có nói hết ghét.
– Vậy sao cậu giúp… giúp tôi?
– Vì tôi nghĩ kỹ rồi, tôi với cô không tránh được việc phải ở cùng nhau. Giờ thầy tôi đang làm căng, tôi không trái ý được thôi thì tôi phải giả vờ chấp nhận. Thầy tôi bảo chỉ cần tôi đỗ đạt làm quan tôi muốn gì thầy cũng nghe. Đợi sau khi tôi đỗ, tôi sẽ bán cô vào kỹ viện làm gái lầu xanh rồi lấy vợ mới. Mà giờ kỹ viện cũng chỉ chọn những cô nương xinh đẹp, cô xấu thế này còn bị sẹo thì làm gì được giá.
Tôi bị cậu nói tức nghẹn cổ, cậu lại nhét cho tôi nắm xôi giò rồi nói tiếp:
– Ăn đi, ăn cho nhiều vào, ăn rồi bôi thuốc khỏi sẹo. Đằng nào cũng bán, chăm bẵm một tí bán còn được giá, mặt mũi dáng dấp xấu xí thì phải bù lại được cái nước da. Mà cô vừa béo vừa lùn lại còn xấu, không biết kỹ viện có thu mua không. Thôi cứ ăn đi, kỹ viện không thu mua tôi bán cho thương lái mang lên kinh thành cũng được.
– Cậu!
Nói xong cậu liền đi ra ngoài. Tôi ức, tôi hận, tôi cay vì nốc phải một nồi dưa bở siêu to khổng lồ. Thực lòng tôi chỉ muốn lao vào cậu mà chửi mắng nhưng lúc này cái chân đau làm tôi không còn tâm trí và cũng không đủ can đảm. Thôi, cứ sống được ngày nào hay ngày ấy đã, tôi nghĩ vậy liền lau bụi bẩn trên chân sau đó chấm thuốc vào rồi ăn ngon lành nắm xôi giò. Mà cậu Bảo điêu thật là điêu, cả cái làng tôi ai cũng khen tôi xinh, trắng trẻo, cao ráo, ấy thế mà cậu chê tôi béo lùn. Cậu đúng là có mắt không tròng, mười bốn tuổi người cũng gần thước sáu, đợi mấy nữa phổng phao còn cao hơn nữa ấy chứ. Hay tại hôm trước tôi chê cậu xấu nên cậu ghim hận tôi. Đàn ông gì mà bẩn tính, còn bẩn tính hơn cả cậu Thành. Cậu mà đỗ làm quan ư, đừng có mơ, hôm nào tôi cũng sẽ cầu trời khấn Phật cho cậu trượt sấp mặt thì thôi. Khi tôi còn đang nghĩ ngợi lung tung thì vú Bảy vào rồi nói:
– Mợ Dung, hôm nay mợ không cần phải đi học đâu. Bà cả chút lên phố huyện với cả vú Ngọc cắt thuốc đau đầu, mấy nay bà không ngủ được, mợ ở nhà ngơi nghỉ nhé.
Vú Bảy nói xong liền đi ra ngoài, tôi bị đau chân nên cứ nằm mãi trong đó. Tôi đang nằm thì cái Yến sang, nó nhìn vết thương trên chân tôi rồi nói:
– Cô bị sao đấy?
– Bị ngã.
– Bảo sao từ sáng không thấy cô sang. Nghe nói bà cả lên huyện rồi tôi mới dám mò sang đây. Cô bị đau thế này cơm cháo gì chưa?
– Tôi chưa?
– Vậy để tôi về lấy cơm cho, rồi mang thuốc sang cho mà chấm. Dì tôi có thuốc hiệu nghiệm lắm, bôi một thời gian vết thương lành ngay.
Tôi nhìn cái Yến cảm kích vô cùng. Ở cái nơi xa hoa giàu có này tình người thì ít, vậy mà lại có một người đối xử với tôi tốt như Yến. Từ ngày đầu gặp, nó đã luôn giúp đỡ tôi, coi tôi như một người bạn. Khi cái Yến sang, nó đưa cho tôi ít thuốc rồi cả một bát cơm đầu đủ rau thịt, đợi tôi ăn xong lấy bát rồi mới mang về. Đúng thực cái thuốc cái Yến cho hiệu nghiệm thật, mới bỏ chút ít vào chân đã đỡ nhức. Đến chiều tôi đã đi lại được. Hôm nay bà cả đi lên huyện tôi suиɠ sướиɠ gần chết, mà có khi nào vì tôi bà mất ngủ không nhỉ? Tự dưng tôi hơi áy náy, tôi lê chân ra khỏi buồng, lúc đi đến hiên chợt thấy cậu Bảo đứng ngoài sân. Sợ cậu để ý nên tôi liền nhanh chân vụt xuống bếp. Vú Bảy còn thương để cho tôi thức ăn từ trưa nhưng tôi ăn cơm cái Yến mang qua rồi nên giờ lạnh tanh lạnh ngắt. Tôi hơi chán chán lại bước lên trên, dưới dinh của bà ba bất chợt mở cửa. Ông Lý bước ra cùng một người đàn ông đi về phía cổng, lúc này cậu Bảo cũng đã trở về buồng. Tôi thấy ông Lý vỗ vỗ vai một người đàn ông nói:
– Được rồi cảm ơn ông, thuốc bao nhiêu tôi cũng mua được, chỉ cần bà ấy giữ được đứa bé là được
– Vâng, tôi cũng cố hết sức, nhưng tôi nói thật, bà ba sẩy thai quá nhiều lần, cơ địa lại yếu nên tôi cũng không thể chắc chắn bất cứ điều gì.
– Trăm điều nhờ cậy ở ông…
– Vâng, chào ông tôi về.
Thực lòng, tôi vẫn cứ tò mò lắm, tò mò xem bà ba thế nào. Cũng nghe loáng thoáng nói bà hay bệnh tật nên cớm nắng cớm gió, cái dinh của bà cứ âm u, tù mù thế nào ấy. Ông Lý tiễn thầy lang xong thì cũng đi luôn, tôi liền đi ra sân rồi về hướng bên trái. Dinh của bà ba hôm nay không đóng cửa, tôi đánh bạo đi xuống nhìn vào. Đột nhiên tôi thấy ngay gian giữa một người đàn bà chỉ chừng độ hơn hai mươi cái xuân xanh bước ra. Nước da bà rất trắng, nhưng trắng xanh, nhợt nhạt. So với bà cả bà không đẹp bằng nhưng lại trẻ hơn, chỉ có điều nhìn yếu ớt vô cùng. Bà nhìn thấy tôi hơi lùi lại, cảm giác như rất sợ người.
– Bà ba, bà cứ đứng ngoài này một lát, thầy lang bảo rồi cứ phải phơi nắng thì mới khoẻ được – tiếng người gia nô dinh bà ba cất lên.
Tôi không dám đứng đó thêm nữa, cúi đầu đi về buồng. Không hiểu sao gương mặt của bà ba, lẫn cách rụt rè khi nhìn thấy người lạ cứ khiến tôi ám ảnh mãi không thôi. Gần tối, vú Bảy nấu cơm xong mời tôi và cậu Bảo ra ăn, hôm nay bà cả đi vắng nên cậu giục tôi ngồi xuống ăn. Giữa sập gỗ rộng lớn chỉ có mình tôi với cậu ngồi. Nghĩ đến mấy lời hôm nay cậu nói tôi tự dưng sờ sợ, nhỡ mà tôi bị bán rồi biến thành gái lầu xanh thì thầy bu tôi nhục chết mất, thân xác này dẫu sao cũng còn trong trắng, tôi không thể để bị mấy gã đàn ông béo hú dày vò. Nghĩ vậy tôi liền đánh liều nói:
– Cậu Bảo này.
– Sao?
– Cậu đừng bán tôi đi làm gái lầu xanh. Cậu ghét tôi, coi thường tôi cũng được. Nhưng đừng bán tôi làm gì, chả phải cậu bảo tôi xấu xí, béo như lợn, lại còn lùn tịt, bán không được giá. Tôi có cao kiến thế này cậu nghe xem có ưng không nhé.
– Cao kiến gì?
– Dù sao tôi cũng lành lặn không sứt mẻ gì, lại cũng nhanh nhẹn chịu khó, chi bằng cậu cho tôi làm ở đợ như cái Mít cũng được. Tôi nói thật nha, cái đồng lúa nhà tôi, mình tôi cấy còn nhanh hơn bu tôi với chị Hạnh, thằng Tý gộp lại. Bán vào kỹ viện cậu được một cục tiền nhưng tiêu phát hết ngay. Còn để tôi cấy lúa, xát thóc, làm việc đồng áng với còn có lợi lâu dài hơn nhiều. Cậu cứ tính xem, giả dụ độ tôi sống được tám mươi xuân, một xuân mười hai tháng, một tháng ba mươi ngày, một ngày sáu khắc, năm canh…
– Từ từ… cô có chắc cô sống được tám mươi xuân không?
– Tôi nghĩ tôi còn sống dài hơn thế, cậu xem, tôi ăn khoẻ, ngủ khoẻ thế này tám mươi xuân còn ít. Vả lại ý, nếu cậu làm quan mà bán tôi đi chẳng há mang tiếng cậu ra, rồi dân người ta nhìn vào lại bảo tư cách cậu không tốt. Cậu chả cần phải bán tôi vào nơi đó làm gì cho bẩn tay cậu, cậu cứ cao cao tại thượng để tôi nguyện ý làm trâu làm chó cho cậu. Cậu Bảo nhờ.
Cậu Bảo đột nhiên bật cười, chưa bao giờ tôi được nhìn thấy cậu cười, lúc này tôi mới biết cậu có một bên lúm đồng tiền. Thực lòng… hôm trước chê cậu xấu mà tôi cứ ngượng mồm. Trai làng Vân có khác, tuy ghét nhưng không phủ nhận cậu đẹp lắm luôn. Cậu gắp hạt lạc rang bỏ vào miệng từ tốn nói:
– Chuyện này cần suy nghĩ lại đã.
– Cần gì suy nghĩ, cậu cứ quyết đi. Tôi sẽ làm tất cả những gì cậu sai bảo, sống làm người ở đợ cho cậu Bảo, chết cũng làm ma ở đợ của cậu. Miễn không làm gì thất đức là được, mà tôi tin, nhân cách cậu Bảo đây ắt hẳn không cần nói ra điều đó.
– Thật?
– Thật đấy, cậu có muốn tôi thề không? Cậu yên tâm, tôi không mơ mộng hão huyền gì làm vợ cậu đâu. Cái này tôi cũng bị ép thôi, làm vợ cậu thà tôi làm ở đợ còn sướng hơn.
Cậu nghe đến đấy thì ho sù sụ, tôi cũng im bặt. Một lúc sau cậu mới đáp:
– Thời gian còn dài, cứ từ từ rồi tôi sẽ trả lời.
– Cậu cứ suy nghĩ đi, nhưng trả lời tôi sớm nhé. Thực sự… được tôi làm ở đợ lời lắm luôn á?
– Ừm!
Bên ngoài chợt có tiếng guốc gỗ của bà cả, tôi thấy vậy liền bật dậy, thế nhưng cậu Bảo đã giữ chặt tôi ngồi xuống. Bà cả nhìn thấy tôi ngồi ăn cơm với cậu không nói không rằng một mạch đi thẳng vào trong buồng. Lạ thật, lẽ ra bà phải chửi tôi té tát, sao lại lặng thinh như vậy? Tôi vội ăn nhanh bát cơm rồi bê mâm bát ra giếng ngồi rửa rồi đi về buồng. Chưa biết cậu Bảo có đồng ý không, nhưng thái độ hợp tác hôm nay của cậu cũng khiến tôi thấy vui vui. Tôi nằm đó, đánh chén một giấc, đến nửa đêm bất chợt thấy mưa gió ầm ầm. Chết rồi, đêm qua tôi phơi quần áo của mình ngoài sân giếng, tôi liền vội chạy ra thế nhưng lúc đi ngang qua buồng bà cả bỗng thấy tiếng vú Bảy cất lên:
– Chiều tôi thấy thầy lang đến khám có điều sắc mặt ông Lý không được tốt lắm. Chắc bà ta lại có chửa bà ạ.
– Có hay không không quan trọng, quan trọng là có giữ được không?
Bà cả vừa dứt lời đột nhiên một tiếng “rầm” lớn của sấm sét vang cả khoảng trời.
|
Chương 5
Tôi giật mình sợ hãi về đóng chặt cửa buồng, tiếng bà cả cứ vang vọng mãi trong tai tôi. Không cần nghe quá nhiều, chỉ nhiêu đấy cũng đủ tôi biết người mà bà cả với vú Bảy nói đến là bà ba Bích. Không hiểu sao trong lòng tôi lại có những linh cảm bất an vô cùng. Bỗng dưng, cái suy nghĩ rằng ba bà nhà ông Lý hoà thuận êm ấm lại có vẻ không đúng. Cứ ngỡ về đây yên bình, nhưng những đợt sóng trong gia đình này hình như đang bắt đầu dữ dội.
Tôi nằm nhắm nghiền mắt đến canh hai mới ngủ được tiếp, khi nghe tiếng gà gáy liền bật dậy. Trời lúc này vẫn còn tối thui, tôi khẽ lậu đèn cho lửa lớn hơn, đột nhiên toàn thân tôi như chết lặng. Ngay dưới chân giường, một đưa bé trai độ chừng hai ba tuổi đang ngồi cười. Tiếng cười của nó lúc vang, lúc trầm khiến vô cùng sợ hãi. Ở đâu ra lại xuất hiện một đứa bé như vậy, tôi vặn đèn cho lớn hơn, nhưng ngọn đèn bỗng dưng tắt phụt. Tôi nuốt nước bọt ú ớ nói:
– Này… này… em… em là ai…
Vì trời quá tối, một lúc sau mắt tôi mới làm quen được với bóng tối ấy nhưng cũng không thấy rõ đứa bé, chỉ thấy một cục đen thùi lùi trên giường. Nó ngồi bất động, đột nhiên nghe tiếng khóc ré lên cùng những tiếng kêu cứu. Tôi sợ hãi nhoài người về phía nó, nhưng lúc này không còn thấy đứa bé, chỉ thấy một khoảng không vô hình, tiếng kêu cứu vẫn vang vọng khiến tim tôi như muốn lao ra khỏi lồng ngực. Bỗng dưng, ngọn đèn dầu cũng tự dưng phát sáng, mồ hôi tôi cũng túa ra như mưa, tôi không còn kìm được khẽ kêu lên. Bất chợt có tiếng sét lớn lại vang, tôi mở mắt nhìn ra bên ngoài mới biết mình vừa mơ. Giấc mơ gì lại sợ hãi đến vậy cơ chứ? Từ nhỏ tới lớn, tôi chỉ mơ mò cua bắt ốc, cái giấc mơ này ám ảnh đến độ tôi không ngủ thêm được nữa. Tôi cứ nằm vậy đến canh năm, trời bên ngoài tờ mờ sáng tôi mò dậy trời đã tạnh mưa. Đêm qua mưa lớn là thế, ấy vậy lúc này bầu trời yên tĩnh vô cùng. Cái thời tiết lạ lùng càng khiến tôi rùng mình giấc mơ đêm qua.
Cả sáng ấy tôi cứ thất thần mãi, cũng may vú Ngọc về phố huyện ba bốn hôm, vú Bảy cũng không có nhà nên tôi là người lo cơm cháo quét tước, đã vậy còn phải giúp vú Bảy may nốt đoạn áo dang dở cho bà cả. Bà cả thì ở mãi trong buồng không ra đến ngoài, lúc tôi với cái Mít nấu cơm xong mang lên cho bà, bà đột nhiên hất văng tung toé cả mâm cơm xuống đất. Bà vốn dĩ xưa nay học theo ông Lý thói tiết kiệm đồ ăn, hành động này khiến tôi với con Mít kinh hãi vô cùng. Thế nhưng cả hai không dám nói gì chỉ lủi thủi nhặt đống đổ vỡ bên dưới rồi cun cút ra ngoài. Tôi luôn có một cảm giác thường trực là bà cả buồn, mà cái buồn ấy chính là từ cái thai của bà ba. Đàn bà ai chẳng có máu ghen, đằng này ông Lý lại ba vợ lận, cái yên bình kia có lẽ chỉ là vỏ bọc cho sóng gió bên trong. Nhất là câu chuyện của vú Bảy và bà cả đêm qua càng khiến nhưng nghi ngờ trong lòng tôi trỗi dậy. Nhưng tôi không dám nghĩ quá nhiều, mà thực ra là không nên thì đúng hơn.
Khi tôi với cái Mít ăn cơm xong tôi để nó rửa bát lên may áo cho bà. Thú thực nấu cơm nấu cháo, quét tước tôi còn giỏi chứ khoản thêu thùa may vá tôi vụng thối vụng nát. Cái áo của bà cả vải tơ lụa được dệt rất công phu, vú Bảy may được một nửa bên trái, còn một nửa bên phải vẫn nguyên. Đường may của vú rất đẹp, mũi chỉ đều nhỏ tăm tắp mà không lộ. Tôi nhìn mà muốn khóc, trách bản thân mình sao lúc ở nhà không chăm chỉ học để rồi giờ rơi vào thế bí. Thế rồi tôi sực nhớ ra, cái Yến rất may rất khéo, mấy bộ quần áo nó may còn đẹp hơn cả chị Hạnh may cho tôi. Tôi không nghĩ được gì nữa liền chạy sang nhà bà hai tìm gặp cái Yến. Nó nghe tôi trình bày liền đồng ý giúp tôi. Hai đứa mang cái áo của bà cả ra gốc đa ngồi, ban đầu Yến may trước, may đến đâu chỉ cho tôi đến đấy. Lần này tôi chăm chú nghe lắm không như hồi ở nhà nên một lúc sau tôi đã học được cách may của Yến. Phần tay áo nó để tôi tự may, tuy rằng tôi không may đẹp và hoàn hảo như nó, nhưng quả thực không hề tệ. Khi tôi với cái Yến về đến sân chợt thấy cậu Bảo đang đứng đó đọc sách. Cái Yến thấy vậy khẽ cất tiếng:
– Chào cậu Bảo ạ.
Cậu nghe tiếng thì khẽ quay lại, thế nhưng không đáp chỉ khẽ gật đầu rồi lại cầm quyển sách lên đọc. Cái Yến cũng cúi mặt chào tôi rồi đi về, trong giây lát tôi bỗng nhận thấy ánh mắt hơi khác thường của cái Yến.
– Này, con kia, may xong áo cho tao chưa?
Tiếng bà cả phía sau the thé cất lên khiến tôi giật mình, quên luôn cả ánh mắt cái Yến ban nãy. Tôi cầm chiếc áo đưa cho bà đáp:
– Bẩm bu, con may xong rồi ạ.
– Mang vào buồng treo tủ cho tao tuần sau tao mặc đi cưới, rồi mau đi nấu cám cho lợn đi. Con Mít giờ nó phải sang bên làng Liễu với tao có việc. Mày ở nhà mà không làm xong hết việc thì đừng có trách tao.
Bà nói xong tôi cũng sợ hãi co rúm người chạy vào buồng bà đặt áo lên sập. Đến khi bà cả với cái Mít đi ra khỏi cổng tôi liền chạy ù xuống bếp băm rau nấu cám cho lợn. Đàn lợn nhà ông Lý cả trăm con, tôi phải nấu hẳn một cái nồi khổng lồ mất đến nửa canh giờ. Khi tôi vừa rút củi nhỏ đi thì bên ngoài bỗng có tiếng guốc gỗ cộc cộc sau đó là tiếng cậu Bảo cất lên:
– Xong chưa? Lên mài mực cho tôi.
Khói bếp làm mắt tôi cay xè, tôi đứng dậy loạng choạng bước ra phải dội mấy gáo nước mới đỡ một chút. Nhà cửa sân vườn tôi quét sạch từ sáng rồi liền theo cậu lên buồng. Buồng của cậu thế mà gọn gàng lắm, sách ốc được sắp xếp đâu ra đấy. Cậu đẩy nghiên mực cho tôi, ngày trước ở nhà tôi vẫn thường mài mực cho thầy nên việc này chẳng đánh đố được tôi. Vừa mài mực tôi vừa nói:
– Cậu Bảo, chuyện kia cậu suy nghĩ thế nào rồi.
– Xong rồi.
– Vậy… vậy cậu đồng ý không?
– Tạm thời sẽ đồng ý, nhưng sau này còn xem xét thái độ của cô. Từ hôm nay ngày nào cô cũng phải sang đây hầu tôi đèn sách. Biết chửa?
Tôi nghe xong suýt nhảy cẫng lên, giờ cậu có bảo tôi làm gì tôi cũng nguyện ý. Miễn cứ không bán tôi vào kỹ viện là tôi biết ơn cậu lắm rồi. Thấy tôi vui, cậu cũng cười rồi lại nghiêm mặt nói:
– Nghe nói cô là con thầy đồ Đạt?
– Bẩm cậu đúng rồi ạ.
– Trước kia tôi cũng học thầy ở trên phố huyện, sau thầy bệnh cáo lão về quê. Hoá ra… cô lại là con gái của thầy. Tôi còn không nhận ra nổi.
– Cậu từng gặp tôi sao?
Nghe tôi hỏi vậy, không hiểu sao cậu lại hơi cau mày. Thế nhưng rất nhanh cậu đáp:
– Không biết.
– Vậy cậu cũng biết tôi không phải ham hư danh phú quý mà bị ép cưới rồi đúng không.
– Ừm.
Tôi nghe cậu nói xong tự dưng trong lòng lại vui vui. Cảm giác khó chịu vì bị cậu nghĩ oan cũng không còn.
– Cô Dung này.
Tiếng cậu Bảo lại cất lên, nhưng mà lần này tôi hơi bị ngạc nhiên. Lần đầu cậu gọi tên tôi cảm giác lòng dạ cũng xôn xao ghê gớm. Tôi cúi mặt nhỏ nhẹ đáp:
– Dạ.
– Cô bảo làm ở đợ cho tôi cả đời, vậy chắc cô không lấy chồng sao?
– Không, tôi không cần chồng đâu.
– Không lấy chồng thì không sinh được con, mà không sinh được con sau này già ai chăm sóc cho cô? Cô định sống cô độc cả đời sao?
Ừ nhỉ, cậu Bảo nhắc tôi lại mới nhớ. Như nhà cậu Phúc, bu cậu goá chồng nhưng có cậu nên cũng đỡ cô đơn. Tự dưng tôi thấy hơi sờ sợ, đàn bà không chồng mà chửa thì bị chửi là chửa hoang mất nết, đàn bà có chồng không chửa thì bị chửi là gái độc không con. Như sau này… tôi vừa chả có chồng, lại không có con, nếu nhỡ ốm đau già yếu rồi chết lay chết lắt không ai biết. Tôi nhìn cậu, một lúc lâu sau mới nói:
– Hay là… hay là sau này cậu cho tôi đi lấy chồng…
Còn chưa dứt lời cậu Bảo đã đáp:
– Cho cô đi lấy chồng để tôi bị lỗ à? Rồi cô ở đợ trả nợ ra sao?
Hu hu, cậu Bảo càng nói, tôi càng rối như mớ tơ vò. Tôi lấy chồng thì phải lo cho bên nhà chồng, ở đợ sao được? Có thì đi làm thuê, làm mướn cấy lúa còn được, nhưng tôi trót thề với cậu làm trâu làm chó cho cậu mất rồi. Dung ơi là Dung, không suy nghĩ kỹ giờ thì hay rồi. Tôi ngồi vò đầu bứt trán rồi đánh bạo nói:
– Cậu Bảo ơi, hay là cậu cứ để tôi làm vợ cậu đi, vừa làm vợ vừa ở đợ hầu hạ cậu luôn. Cậu đừng vội… đừng nghĩ tôi tham vọng… nhưng… nhưng ông cũng mua tôi về làm chính thất của cậu. Giờ tôi chấp nhận xuống làm lẽ, cậu muốn nạp ai làm chính thất cũng được, muốn nạp bao nhiêu vợ tôi cũng chịu. Chỉ có điều cậu cho tôi xin đứa con, với trên danh nghĩa là vợ lẽ của cậu cũng được. Như vậy… như vậy vẹn cả đôi đường cậu nhỉ? Cậu cũng không mất gì, không thiệt đi đâu tý nào. Cậu xem, sau này tôi lớn tôi xinh lắm chứ chẳng đùa đâu, mà nhỡ không xinh ý, cậu cứ uống mấy lít rượu cho say rồi cho tôi xin đứa con là được cậu ạ. Khác nhau mỗi cái danh xưng chứ tôi vẫn là người làm miễn phí của cậu.
Không hiểu tôi nói gì sai mà cậu Bảo tủm tỉm cười rồi nói:
– Thôi được rồi, cô mài mực xong thì xếp lại sách cho tôi. Cô là con gái thầy Đạt chắc cũng biết phân loại sách đúng không?
– Vâng, nhưng mà cậu đồng ý rồi đúng không, quân tử không nói hai lời đâu nha.
– Ai bảo tôi đồng ý?
– Cậu vừa chẳng nói thôi được rồi đây sao? Tôi biết mà, cậu là đấng nam nhi đại trượng phu, trông tướng cậu tôi biết cậu là người quân tử rồi. Thôi cậu cứ học đi, để tôi xếp sách cho cậu nha nha.
Cậu Bảo không thèm đáp nữa, lấy nghiên mực tôi vừa mài ra viết chứ. Bên ngoài có mấy tia nắng chiếu vào, tôi xếp xong sách mà cứ ngây người ra nhìn. Đằng nào cũng phải có chồng có con, làm vợ cậu Bảo cũng được đấy chứ, đẹp trai, lại học giỏi, cậu không muốn cho tôi làm vợ cả thì để tôi làm lẽ. Mà sao mới nghĩ đến đây lòng tôi lại buồn buồn nhỉ, dẫu biết rằng phận phụ nữ phải chấp nhận nhưng đường đường là chính thất bị đày xuống làm lẽ. Sầu không tả nổi. Cả ngày hôm ấy tôi ở buồng cậu Bảo hầu hạ đèn sách, cậu học tôi cũng tranh thủ lúc cho lợn ăn xong thì lôi sách ra đọc, chỗ nào không biết thì hỏi cậu. Nữ nhi bây giờ cũng không đến mức cổ hủ như xưa, tuy không thi làm ông to bà lớn nhưng vẫn có thể được học chữ đàng hoàng. Đến chiều bà cả vẫn chưa về, tôi xuống bếp nấu cơm xong thì dọn lên tôi với cậu Bảo ăn trước vì bà cả đánh điện khuya mới về. Tối hôm ấy ăn cơm dọn dẹp xong tôi liền leo tót lên giường đi ngủ. Cậu Bảo bên buồng cũng tắt đèn ngủ sớm, trưa nay học nhiều quá đầu óc tôi cũng mụ mị kinh khủng.
Sáng hôm sau bỗng dưng trời lại đổ mưa rất to, bà cả đêm qua đã về lúc nào tôi không hay biết. Khi tôi còn đang ở buồng định bước ra thì có tiếng la hét om sòm, còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy mới mở cửa chạy ra đã bị một tên gia nô kéo mạnh lôi xềnh xệch về gian chính giữa của nhà. Vú Bảy, bà cả đều đứng đó, vừa nhìn thấy tôi bà cả đã lao ra tát mạnh rồi rít lên:
– Mày to gan lắm, mày giỏi lắm, hôm nay tao phải đánh cho mày nhừ tử để thôi cái thói mưu mô độc ác đi.
Tôi bị bà tát choáng váng cả mặt mày, máu miệng không biết từ đâu chảy ra tanh tưởi vô cùng. Thực lòng, tôi vẫn đang không hiểu chuyện gì xảy ra liền kêu lên:
– Bẩm bu, con làm sai gì sao? Sao bu đánh con?
– Mày lại còn hỏi lại tao à? Mày định chối tội hay sao? Mày nhìn đi, nhìn đi.
Nói đến đâu bà giơ chiếc áo hôm qua tôi may cho bà đến đấy, trên phần cổ là hai chiếc kim nhọn hót được ghim ở giữa chỉ lộ đầu kim ra ngoài. Tôi dường như hiểu được ra, lắc đầu run rẩy nói:
– Bu, con không hề để kim ở đó. Hôm qua con thêu xong còn xếp kim vào hộp cho vú Bảy, đủ năm chiếc luôn.
– Mày lại còn cãi à, vú Bảy vừa mở ra có đúng ba cái, hôm nay giả như tao không phát hiện ra mà nằm xuống nó đâm thì nhà này đã có án mạng xảy ra rồi. Ngay từ đầu tao đã không ưa gì mày rồi, hôm nay tao phải đánh cho mày nhừ tử thì thôi. Thằng Thìn, thằng Tỵ đâu, lôi nó ra sân đánh cho bà, bà đứng đây, đánh đủ một trăm roi bà xử tiếp.
Bà vừa nói vừa ném hai sợi roi mây to đùng về phía thằng Thìn thằng Tỵ. Tôi nuốt nước bọt nói lớn:
– Bu, bu nghe con nói đã, thực sự con không hề để kim ở đấy. Không tin, bu có thể hỏi cái Yến. Hôm qua con với nó ra ao may áo cho bu, lúc xong con còn kiểm tra lại..
– Câm mồm! Đánh!
Thằng Thìn, thằng Tỵ nhìn bà cả rồi lôi tôi ra sân. Bên ngoài mưa rất lớn, mưa trắng xoá nổi cả bong bóng trên nền sân lạnh lẽo. Tôi bị ấn quỳ xuống, có van xin, thanh minh thảm thiết thế nào bà cả cũng không nghe. Thằng Thìn giữ tay tôi, trời sắp sang đông, mưa đầu mùa lạnh buốt đến tái tê. Thằng Tỵ sợ bà cả, liền quất mạnh roi vào sống lưng tôi, sợi roi mây này to và chắc hơn sợi roi hôm trước vú Ngọc cầm rất nhiều. Tôi nghe tiếng vút, cũng cảm nhận lưng như muốn gãy làm đôi. Cửa buồng cậu Bảo mở toang nhưng lại không thấy cậu ở bên trong. Tôi bị đau không chịu được vậy mà bà cả vẫn đứng bên trên đếm từng cái. Mới cái thứ tám, tôi đã tưởng mình như chết đi sống lại, mỗi lần đánh, từ trong họng lại nôn ra máu tanh tưởi bị nước mưa cuốn đi tạo thành những vệt loang lổ. Tôi cố hết sức để đẩy thằng Tỵ ra nhưng bất thành, giống như một con sâu không có xương sống, oằn mình lên để rồi càng bị đau. Bà cả đứng bên trên cột gỗ lim rít lên:
– Bà nuôi mày tốn cơm tốn gạo mà mày vô dụng thế hả Thìn? Đánh mạnh lên, nếu không đừng trách bà.
Thằng Thìn nghe xong, sợ hãi lấy hết sức lực quất mạnh lên lưng tôi. Tôi không còn giữ được thằng bằng ngã vật ra đất. Tim gan phổi bên trong như muốn dập hết ra, tôi bật khóc tức tưởi yếu ớt van xin:
– Bu, nghe con nói đi mà. Con thực sự không hề…
– Mày đến giờ vẫn không chịu nhận đúng không? Chính mày may áo cho tao giờ lại nói không hề. Cái loại mày tao không dạy đến nơi đến chốn để mày lại giống mấy con đàn bà xảo quyệt độc ác chỉ biết đi hại người. Thằng Thìn, tao bảo mày đánh mạnh lên cơ mà, mạnh nữa lên mạnh lên.
Tôi không thở nổi nữa, cánh tay cũng bị quất đến độ không còn lực mà bám xuống đất. Thằng Tỵ thấy vậy thì kéo tôi dậy cho thằng Thìn đánh. Lời bà cả chửi rủa bên trên, tiếng roi mây vun vút bên dưới, tôi còn tưởng chừng như xương cũng vỡ vụn. Mái tóc tôi rũ xuống mặt, từ trên khoé mắt thứ nước mặn chát hào cùng nước mưa chảy xuống miệng. Tôi bị đánh đến nhiều đến mức tê liệt toàn thân, hai mắt tôi lúc này cũng mờ dần…
|