Tô An Cưới Vợ
|
|
Chap 37 Đông Tận, Năm Biến Động Mùa đông trôi đi nhẹ nhàng như bản thân nó chưa hề đến, vụ mùa đầu năm Tô An đã bắt đầu rụt rịt trồng. Nàng ngồi ở án thư, lên kế hoạch sắp xếp cho chuyến hàng mùa xuân. Nghe đâu phong phanh bên nhà Phong thúc đã có tiểu hài, sau mùa xuân này sẽ sinh. Tô An đã tỉ mỉ chuẩn bị một vòng thạch anh cầu phúc cho tiểu hài. -Nàng đã xem xét bên tiền trang của Huệ Nhi chưa?. – Tô An ngưng viết lại, hỏi. Nam Cung Uyển đang chăm chú tính toán liền ngước mặt lên, trả lời: -Thiếp đã xem rồi, thiếp đã giảm lại một số tiền lời, tiền lời khá cao điều này sẽ gây ảnh hưởng đến người muốn đem đồ đi vay mượn, hoặc vay tiền, gửi tiền thành ngân phiếu. Thiếp vẫn nghĩ nên là một tiền trang của dân chúng thì hơn, ai cũng có thể vào. -Ta cũng thấy nó cao, cám ơn nàng, Uyển Nhi. Nói rồi Tô An lại tiếp tục với sổ sách của mình, việc trồng trọt không dễ như nàng nghĩ vì nàng hoàn toàn không biết chút gì về trồng trọt. Mà nhà nàng cũng không có ai rảnh rỗi đảm đang chuyện này, Tô An bèn mướn người làm nông về cho họ làm chủ quản, dạy bảo những người làm vườn. Nàng mua lại một ngàn mẫu đất ở Gia Lý thôn, nơi sát dòng sông lớn của Nam Quốc, Hoàng Hà. Dòng chảy của Hoàng Hà quá lớn, nó cũng được xem là biên giới của Nam quốc – Cảnh quốc, phù sa màu mỡ nhưng đồng nghĩa với việc vỡ đê là mất trắng. Tô An vẫn ngày đêm nghĩ xem biện pháp để ngăn chặn thảm họa do bão lũ này. Ngay lúc nàng chau mày suy nghĩ thì Tuyết Y đẩy cửa vào, nàng ấy mặc y phục trắng thuần tựa tuyết, trên váy thêu những đốm trắng nhỏ tựa tuyết sa những ngày cuối cùng mùa đông. Đẹp và thuần khiết, đó là những gì Tô An thấy lúc này, nàng ấy nói: -Tướng công, ngưng tay một lúc uống canh thiếp nấu nhé. Nàng lấy từ trên mâm nhỏ của mình xuống hai bát canh hầm, dù nàng vẫn ghét Nam Cung Uyển nhưng Tô Huệ tỷ nhất mực khuyên nàng không nên đối đãi với Nam Cung Uyển quá tệ bạc, dù sau nàng ấy cũng là tam phu nhân của Tô gia, nếu không thể yêu thương thì phải đối đãi như khách. Vậy nên canh hầm này Nam Cung Uyển cũng có một phần. Vì là sắp đến tết cho nên nhu cầu mua sắm của các nữ nhân trong thành tăng lên đáng kể, Tuyết Y phải cố gắng hoàn thành cho xong công việc mới rỗi ra một chút thời gian, đi thăm Tiểu An Trúc xong liền nấu bát canh cho tướng công của mình. Nàng biết so với nàng, Tô An còn mệt hơn gấp bội. -Cảm ơn nàng- Tô An nâng bát canh lên ngang miệng, chưa kịp uống liền nghe tiếng gia nhân hôn hoán. -Không hay rồi, lão gia, trước cửa có người bảo cửa hiệu phấn son của ta có vấn đề!. Đúng là một mảnh hiên náo, Tô An lấy áo choàng của mình choàng vào người, nhanh chóng cùng Tuyết Y và Nam Cung Uyển ra ngoài cổng. Tô An buôn bán phấn son bấy lâu nay chưa hề mang đồ không tốt về cho khách hàng, Tô An có quy tắc buôn bán của mình và nàng cũng rất tin nhân cách của Phong thúc. Vì thế nàng thấy bản thân chẳng có việc gì phải sợ vấn đề này, khi nàng ra tới cổng thì thấy dân chúng đang đứng xung quanh một người phụ nữ trạc ba mươi, tay ẵm một tiểu hài. Có người tỏ ra tán đồng dỗ dành lấy lại công đạo cho người kia. Người phụ nữ được dịp khóc to hơn, giòn giã hơn, nói rằng: -Không ngờ dùng đồ Tô gia liền ra nông nỗi này, các người xem. Nói rồi nàng ta đưa đứa trẻ lên, người đứa trẻ đầy bọng nước và bốc mùi hôi thối của xác chết. Triệu chứng này Tô An rất quen thuộc vì chính nàng cũng từng là người bệnh, năm ấy khi phát bệnh bọng nước này Tô An đã phải chữa trị rất nhiều mà không khỏi, người nào chỉ uống loại lá nào Tô Huệ cũng thử cho nàng uống. Cuối cùng thuốc rủi may thầy, Tô An thành công ở đơn thuốc của Hoành Thanh thần y, người sống ẩn dật trên núi. -Nàng có thể cho ta biết đã sử dụng gì không? – Nam Cung Uyển cũng có nghi hoặc trong lòng, nàng biết đây không phải bệnh dị ứng. Người phụ nữ đó tức giận bước thật nhanh về phía ba người các nàng, gằn giọng, nói: -Còn không phải hôm đó mua phấn thơm cho tiểu hài tử của ta, đến ra nông nỗi như vậy!!. -Phấn thơm vốn làm từ phấn các loại hoa, nếu dị ứng cũng không phải triệu chứng này, thẩm có phải nhớ nhầm không?. – Nam Cung Uyển lại dò hỏi. Người phụ nữ đó càng điên tiết hơn, mụ khóc lớn; -Các người coi này, còn không có trách nhiệm.. Khổ thân Tiểu Thố nhà ta bị các người hại!. Tiếng xì xầm vang lên ngày một nhiều, phần lớn người trong thành không ai nghĩ xấu về Tô gia bởi vì trước đây Tô gia rất tốt với dân chúng, mới đây còn phát áo cứu người qua đông rét. Nhưng cũng phải nghĩ lại, bởi vì chẳng ai muốn kết cục ghê gớm này sẽ bị vào người mình. Tô An đằng hắng giọng, cổ họng có vẻ thanh hơn, mọi người nghe tiếng đằng hắng liền im lặng nghe Tô An nói: -Phấn thơm của Tô gia tuyệt nhiên không có vấn đề gì, nếu ta nói không cũng chẳng có ai tin. Ta có thể hỏi thẩm thẩm này một câu, "Ngươi có yêu hài tử của mình không?". -Đương nhiên là có! Nếu không ta đến đây tìm ngươi làm gì?!. -Ta có thể cho thẩm nhớ lại hài tử của ngươi bị bệnh trước hay sau khi dùng phấn. Người phụ nữ giận tím mặt: -Đương nhiên là sau đó, ta vừa dùng cho hài tử mấy ngày liền phát bệnh, ngươi xem!. – Nói đoạn còn đưa con của mình lại gần Tô An. -Thẩm tên gì? – Tô An hỏi. -Liên Thái! Tô An cho Nam Cung Uyển vào tra danh sách người mua, phát hiện Liên Thái chỉ mới mua phấn thơm vào cuối tháng trước, tức là vừa hai mươi ngày. Nam Cung Uyển mang theo sổ sách ra, nói khẽ vào tai Tô An những gì mình tìm được. -Nếu ngươi tiếp tục nói dối, muốn chứng minh phấn thơm của ta là nguyên nhân khiến con ngươi bị dị ứng, ta sẽ bồi thường. Ta không hề thiếu tiền bạc, nhưng ngươi nói dối con của ngươi không đến một năm liền mất mạng, có đáng hay không ngươi tự suy xét đi. Ngươi tới Tô gia mua phấn thơm khoảng hai mươi ngày, nói vừa dùng liền phát bệnh tại sao đợi hai mươi ngày mới tới đây?. Người phụ nữ im lặng không nói, đám đông bắt đầu xì xào bàn tán, tiếng bàn tán ngày một to hơn. Tô An lại nói: -Ngày ta còn nhỏ cũng bị căn bệnh này rồi, da bị phồng rộp cả người. Nếu ngươi không chữa sẽ chết rất nhanh! Vốn không phải dị ứng. Rốt cuộc người phụ nữ ấy cũng mở miệng ra, ấp úng, lí nhí trong miệng: -Ta có thể chữa cho con ta bằng cách nào?. -Ta biết có một người chữa bệnh này vì ta đã từng chữa trị khắp nơi, tất cả những thứ gì có thể ta đều thử. Nhưng ngươi nói con ngươi bị dị ứng, vậy thì đến y quán mà chữa trị. Nàng ta quỳ sụp xuống, bồng theo đứa con nhỏ đang ngủ liệm trong vòng tay mẹ, khóc đến lê hoa đái vũ. -Tô An, Tô lão gia xin giúp cho hài tử của ta.. Con ta vốn không phải bị dị ứng, ta cùng đường rồi, phụ mẫu của phu quân ta đều đổ cho ta tội chăm nội tử của họ không tốt, để bị bệnh này. Ta chỉ có thể dối họ là do dùng phấn Tô gia, họ liền kêu ta đến gặp người để nói rõ ngọn ngành. Nếu ta nói là do ta chăm bẵm không kĩ thì họ sẽ giết chết ta mất!!, Nói rồi còn khóc róng lên, những người lắng nghe nãy giờ òa lên hiểu ra mọi chuyện. Tô An lắc đầu mệt mỏi, bảo: -Ta không trách thẩm, nhưng nên nhớ, chuyện gì không có thì không nên nói. Sát biên giới Cảnh quốc, phía đông có một lão tên là Hoành Thanh thần y, là người từng chữa cho ta. Đến đó càng sớm thì cơ hội chữa được càng cao. -Tạ ơn lão gia, tạ ơn lão gia. Lúc này phu quân của nàng ta cũng xuất đầu lộ diện, cùng nàng ta bồng con về nhà chuẩn bị lên đường chữa bệnh.
|
Chap 38 Thành Giai Kỳ, chốn cũ. Bữa cơm ở Tô gia vẫn rộn ràng tiếng cười nói, Huân Nhi dạo này đã hồi phục sức khỏe nên Tô An đã dự tính cho việc về Giai Kỳ một chuyến. Các phu nhân ở nhà người bàn tán thêm một ít, không khí ồn ào náo nhiệt hơn hẳn. Tuyết Y tuy không thích về lại nhà nhưng nàng rất nhớ quê, nhớ từng con phố nàng đã từng đi qua cùng Tô An, nhớ vườn hoa, nhớ con suối, nhớ tất cả. Tâm trạng nôn nóng mong được về chốn cũ, Trường An hoa lệ này mới là nhà của nàng, còn nơi ấy, nơi ấy mãi mãi là quê mà nàng cất trong tim. -Huân Nhi và Uyển Nhi ở nhà quán xuyến Tô gia dùm ta nhé?- Tô An mỉm cười nhìn hai phu nhân của mình, đến khi các nàng gật đầu thì thôi. Tối đó Tô Huệ vui vui vẻ vẻ thu xếp đồ đạc cùng về quê với Tô An, Tuyết Y cũng thế, nôn nóng đến ngủ còn không được. Tô An thì không ngủ được vì nàng còn bận dỗ dàng Tiểu Trúc chưa bao giờ xa phụ thân, Huân Nhi ngồi trên giường nhìn Tô An bế An Trúc đi qua đi lại, mỉm cười: -Tiểu Trúc sẽ nhớ phụ thân lắm. -Ta cũng sẽ nhớ nàng và Tiểu Trúc lắm. Tô An lấy ngón tay khều khều đôi má tròn căng mịn của An Trúc, hình như biết được phụ thân sắp đi nên An Trúc dù đã tối cũng không ngủ, mở mắt thao láo nhìn Tô An rồi mếu máo cả đêm. Dỗ mãi, dỗ mãi Tiểu Trúc mới chịu ngủ, nàng đặt con vào chiếc nôi nhỏ ở gần giường rồi leo lên giường nằm cạnh Huân Nhi, ôm ấp nàng ấy trong lòng dỗ dành. -Ta đi sẽ rất mau trở lại, nàng ở nhà đừng buồn nhé. Đôi môi hồng của Huân Nhi hôn nhẹ lên má nàng như chuồn chuồn điểm nước, nàng ấy lắc đầu khe khẽ. -Thiếp không buồn, thiếp đợi. Đợi tướng công nàng về với thiếp. -Haha, đợi con cứng cáp hơn ta sẽ dẫn nàng và con ngao sơn ngoạn thủy, đợi ta về nhé?. Huân Nhi gật đầu, Tô An thấy trên khóe mắt nàng ấy một giọt long lanh đang chực trào rơi xuống. Sợ hồng nhan rơi lệ, Tô An liền hôn vào chiếc cổ trắng nõn của Huân Nhi, ân ân ái ái cả buổi tối. Huân Nhi khó dỗ hơn An Trúc, cho nên đến khi Huân Nhi mệt mỏi chìm vào giấc rồi Tô An mới rời khỏi Trúc Hiên. Đường từ Trúc Hiên qua Mẫu Đơn Các khá xa, bóng trăng hôm nay tản mát ánh sáng xuống hành lang nhà Tô An, từng cây cột chạm khắc đều là những dụng tâm của nữ nhân nhà nàng. Lồng đèn rủ xuống, bên dưới là những chiếc đồng tâm kết Huân Nhi kết, từng chiếc đèn trong nhà đều được gắn đồng tâm kết. Trong đêm, ánh đèn còn không sáng bằng trăng. Trước cổng nguyệt là khóm trúc Huân Nhi trồng, báo hiệu là đã ra khỏi Trúc Hiên đạm bạc. Bước qua cổng đó thôi nàng liền nghe mùi hương mẫu đơn nồng nàn xộc vào mũi. Quả thật đèn còn sáng, Tô An nhấc váy lên bước qua thềm cửa, đi sâu vào bên trong Mẫu Đơn các. Nữ nhân ngốc nghếch ấy vẫn còn thức, trên tay đang cầm quyển sách Trung Dung, Tô An khẽ khàng khép cửa lại rồi đi lại kề bên nàng, hầu hạ nàng đọc sách. -Tướng công giờ này không phải chuẩn bị đi sao? Còn có thời gian qua Mẫu Đơn các?. Nam Cung Uyển hừ giọng mũi, phen này không xong rồi, Tô An thầm than trong lòng. Nàng ôm sau lưng Nam Cung Uyển, thì thầm: -Tướng công nhớ nàng, sợ xa nàng ngày dài tháng rộng không chịu nổi. Vừa dỗ xong tiểu An Trúc liền qua đây. -Coi nàng.. Ngày càng ăn nói miệng lưỡi hơn, làm sao thiếp không tin được?. Nam Cung Uyển xoay người ôm thắt lưng Tô An, ban nãy nàng còn sợ nàng ấy không nhớ đến nàng, còn may nàng ấy vẫn nhớ. Chỉ cần như vậy thôi nàng đã thấy đủ lắm rồi, vòng tay của nàng ấy, tình yêu của nàng ấy... xa cách nàng sẽ nhớ biết bao. Trời chưa sáng Tuyết Y đã vui vẻ gọi Tô Huệ dậy, hai người huyên náo đến tận chỗ ngủ của nàng và Nam Cung Uyển. Dù cho tối qua thức tới gần sáng nhưng Uyển Nhi vẫn cố gắng mở mắt dậy, chuẩn bị quần áo cho Tô An và tiễn nàng ấy đi. Phong thúc cữ Tiểu Lam, Tiểu Bạch đánh xe chở nàng và hai phu nhân đi. Mấy hôm trước khi đi Tô An cũng đã nhờ Nam Cung Kiện bảo hộ hai nữ nhân của mình ở nhà, nàng biết nàng không nói hắn vẫn cử người bảo hộ, vì Uyển Nhi là tâm can bảo bối của hắn. Vì thế để hai nữ nhân ở nhà cũng không thấy lo sợ lắm, cả nàng cũng được người bảo vệ sau lưng, chuyến đi trở nên thoải mái hơn nhiều. Đường từ Trường An về Giai Kỳ khoảng gần một tháng, ngày đi thì lo sợ lên tới Trường An sẽ không biết cuộc sống trôi dạt ra sao, ngày về lại Giai Kỳ lại thấy nô nức. Dù cho Tô Huệ ngồi xe đến ói vài trận, ăn ngủ vật vờ trên xe, nàng ấy vẫn mỉm cười và nói, "Thiếp háo hức được về quê". Ba người cứ ăn và ngủ trên xe, Tô An đếm ngày thấy đã tới hai mươi bảy ngày, xe ngựa thong dong đi vào cổng thành Giai Kỳ. Ngày trước thì Tô An thấy Giai Kỳ thật to lớn, phồn hoa, nhưng lần này nàng về Giai Kỳ này chỉ hơn Hoa thôn được một chút. Xe ngựa đỗ ở khách điếm Lưu Trường, đối diện bên đường là tiền trang Tô gia, thế nên Tô gia đi vào trong đổi ngân phiếu ra lượng bạc. Một lão niên cẩn thận kiểm tra ngân phiếu của nàng, mỉm cười nói: -Khách quan chờ một chút!. Sau khi kiểm tra xong lão liền đưa cho nàng một túi ngân lượng, còn cẩn thận dặn nàng coi chừng trộm cướp. Tô Huệ vừa ý cùng Tô An ra ngoài, trên mặt Tô An cũng hiện lên vẻ hài lòng. Ngày đầu tiên ở Giai Kỳ mọi người ngủ mê mệt, đến buổi cơm tiểu nhị lên gõ cửa nhắc thì ba người mới nhớ phải ăn cơm. Vì để các phu nhân của mình ở phòng riêng Tô An không an tâm nên ba người cùng ngủ trong phòng khách quý to nhất của khách điếm. Khách điếm Lưu Trường này có khoảng hơn mười năm tuổi đời, ngày xưa Tô An còn chẳng dám mơ được bước chân vào, đừng nói là được ngủ, được ăn tại đây. Nghĩ lại thật hoài niệm. Ngày thứ hai ở Giai Kỳ Tô An quyết định dắt Tuyết Y về Diệp phủ, nàng quen miệng gọi nàng ấy là Tuyết Y chứ chẳng bao giờ nàng quên nàng ấy họ Diệp. Tô Huệ cũng bằng lòng để nàng dắt Tuyết Y về trước, sáng sớm Tô Huệ cẩn thận là lượt y phục của nàng, vấn tóc mây đội kim quan. Tuyết Y gương mặt trắng bệch, nàng biết nàng ấy vừa muốn về lại vừa không dám về, nơi ấy vốn từ trước không hề cho nàng chút tình cảm nào cả. Diệp phủ, biển hiệu sơn son thiếp vàng đã cũ kỹ, Diệp lão gia vốn là tuần phủ của Hoàng Thiêm thôn bên phía tây thành Giai Kỳ, con trai Diệp Quốc Hỷ bất tài vô dụng không nối được chức quan của cha mà lão cũng đến tuổi về vườn nên gia cảnh không còn sung túc như trước. Đó là những gì Tô An nghe được ở khách điếm Lưu Trường.
|
Chap 39 Diệp Phủ hoa đào nở. Hai tên người hầu canh gác trước cửa có vẻ buồn ngủ vì thường chẳng còn ai đến Diệp phủ nữa, một tên dựa vào trường thương ngủ khò khò thành tiếng, Tô An đằng hắng giọng thì hai người lơ mơ dậy. -Tam tiểu thư! Tam tiểu thư!. – Tên canh gác nhận ra, hô to tam tiểu thư vài lần rồi lật đật chạy vào nhà bẩm báo, mà chính hắn cũng quên mất Diệp gia vốn chẳng cần một tam tiểu thư này. Tô An cùng Tuyết Y bước vào nội phủ, cảnh vật thật hoang tàn, đến nàng còn chẳng nhận ra đây là Diệp phủ ngày nào. Vườn tược nhà cửa không quét dọn bám một tầng bụi dày, Tô An còn chẳng biết lối nào dẫn đến căn phòng đầy hoa đào của Tuyết Y, chỉ thấy cây cỏ chết rụi. Cảnh người đến kẻ đi tấp nập cũng không còn, vắng tanh, tan hoang. Diệp lão gia ngồi ở ghế gỗ ở chính điện, râu còn chưa cạo, thấy Tuyết Y, gương mặt của ông cứng lại chẳng biết nói gì. Đại nương cũng ngồi cạnh, thấy y phục của Tuyết Y liền trố mắt ra, vải Lăng Di, một năm chỉ dệt ra đúng 5 xấp, ngoại trừ hoàng thân quốc thích ra không ai có thể có được. Bà nhìn lại y phục của mình, nghĩ rằng đã mặc đồ đẹp nhất, đắt nhất ngồi đây thị uy nhưng lại chịu một phen bẽ mặt. -Hiền tế bái kiến nhạc phụ. Tô An phải phép cúi người hành lễ, Tuyết Y cũng như thế. Lúc này Tuyết Y cũng chẳng biết nói gì với chính cha mình, chỉ nhìn chằm chằm ông, thấy ông già hơn nhiều, đôi mắt tinh anh đó dần thay thế bằng sự phiền muộn. -Không cần đa lễ đâu, cứ như bình thường là được. Ông phất tay, Tuyết Y đứng lên nên ông thấy rõ con mình hơn, đã trưởng thành hơn rồi, đã gả cho được người có thể mang lại sự ấm no cho mình. Điều này thôi cũng đủ để ông an tâm nhắm mắt. Bấy lâu nay, điều tâm niệm trong lòng ông chính là đứa con đã bỏ nhà đi này, mất đi rồi ông mới biết, nhi tử này đối với mình cũng là con, thậm chí so với Quốc Hỷ còn ngoan hiền hơn nhiều. Ngay cả một câu phụ thân xin lỗi ông cũng không nói được. -Tuyết Y, con phải chuẩn bị kĩ lắm cho lần về nhà này đúng không?- Đại nương móc mỉa nàng, ý chỉ bộ y phục nàng mặc trên người không biết là mượn từ ai. -Dạ không ạ, chỉ tùy tiện đến Giai Kì thăm quê rồi tới đây. Tô An mỉm cười, hướng Diệp lão gia hầu chuyện, nàng biết đây là người thân cuối cùng của Tuyết Y, vậy nên bao nhiêu buồn phiền trước đây đều dẹp bỏ hết. Hai người trà dư tửu hậu nói chuyện với nhau, Tô An lấy trong người ra một bầu rượu nhỏ, Mai Hương túy. Vốn là rượu của vua thường uống, lấy nước từ cánh mai dịp tuyết tan đem ủ dưới đất, sau đó nấu rượu, ủ đúng bảy năm mới ra mười bầu rượu như vậy. Đây cũng chính là Uyển Nhi lấy từ trong cung ra cho nàng. Diệp lão gia nhâm nhi một chung, tán thưởng nói: -Đúng là hảo tửu!. -Vâng ạ, nếu nhạc phụ thích thì con sẽ gửi lên thêm. -Thật là quý hóa quá, con đến đây chơi là được rồi. Ông bật cười ha ha, Tuyết Y xin phép cáo lui đi về phòng của mình. Nàng phát hiện ra phòng mình vẫn như trước, rất sạch sẽ, bên hiên, hoa đào vẫn thơm ngát. Trong Diệp gia này cây cỏ héo úa tất cả, chỉ có duy nhất vài khóm hoa trước phòng nàng là tỏa hương. Tiểu Phúc thấy nàng bèn quăng chiếc chổi trên tay xuống, mừng rỡ chạy lại ôm chặt lấy nàng. -Tiểu thư, tiểu thư về rồi. -Ngươi không đi quét những phòng khác, quét ở đây làm gì, có ai ở à?.- Tuyết Y ngó vào bên trong, một điểm cũng không giống có người ở. Tiểu Phúc dụi đôi mắt đẫm nước của mình: -Lão gia nói ngày nào cũng phải dọn phòng của tiểu thư, kẻo tiểu thư về phòng vẫn còn bụi. Tuyết Y nghe trong lòng một mảnh chua xót, nàng bước vào trong phòng, từng vật dụng vẫn như dạo trước. Cây cổ cầm nằm yên ở giữa phòng, chiếc bình cổ, bức bình phong, chậu rửa mặt, tất cả vẫn nằm yên như hôm qua nàng mới vừa đi khỏi. Đột nhiên một giọt nước mắt chực trào trên khóe mắt, Tuyết Y liền lấy khăn lau đi, nàng đi lại giường mình, ngồi xuống cảm nhận một chút hoài niệm còn xót lại. -Tiểu thư lần này về rồi đừng đi nữa, lão gia đã biết sai rồi. – Tiểu Phúc đứng bên cạnh nàng, thì thầm những lời làm trái tim cứng nhắc của nàng như mềm nhũn ra. Nàng xúc động, đứng lên mau chóng đi ra khỏi phòng của mình. Lang thang ở Diệp phủ. Tô An nói chuyện với Diệp lão gia rất vui vẻ, có lẽ áo gấm này đã làm ông quên đi nàng chính là kẻ ăn mày ngày xưa, đến lúc cáo biệt, Tuyết Y đã nói: -Phụ thân có muốn cùng con lên Trường An? Để con phụng dưỡng người. Ông lắc đầu: -Khi nào có thời gian con hãy về thăm phụ thân, vậy là được rồi, sống xứ người phụ thân không quen. Người đến báo với Tô An đồ nàng chuẩn bị đã tới Diệp phủ rồi, nàng cùng Diệp lão gia ra ngoài xem. Nàng chỉ mang đến cho Diệp lão gia gấm vóc và một rương ngân lượng, rượu và châu ngọc. Diệp lão gia không nói gì nhưng nàng biết, ông ấy khá hài lòng với biểu hiệu này. Đại phu nhân chạy ra, tay mở rương ra thấy châu ngọc trâm cài liền sáng rỡ mắt. -Bà mau đi vào! – Diệp lão gia mắng. -Nhạc phụ nhận lấy tấm lòng của hiền tế, đây là ngân lệnh của Tô tiền trang, một tháng nhạc phụ ra tiền trang trên phố lĩnh một trăm lượng bạc. Khi có thời gian nhất định con sẽ dắt Tuyết Y về thăm. -Thôi, ta không cần đâu, ta còn lãnh ngân lượng ở triều đình. – Ông không định nhận nhưng đại nương nhanh chóng giật lấy, bà bảo: -Ngân lượng gì, một tháng triều đình phát có năm lượng bảy hào, ăn còn không đủ!. -Bà! – Ông giận run người. -Nhạc phụ cứ nhận đi ạ, cho Tuyết Y an lòng, có dịp con sẽ cho người đón nhạc phụ lên Trường An chơi. Ông nói lần lữa mãi cuối cùng cũng chịu nhận, Tuyết Y quỳ xuống, Tô An thấy nàng như vậy cũng nhanh chóng quỳ xuống. Hai người lạy một lạy, Tuyết Y nói: -Con đã kết hôn mà không bái cao đường, xin lỗi phụ thân. Nói rồi nàng bật khóc, ông liền đỡ nữ nhi của mình lên, cũng bùi ngùi nói: -Ta xin lỗi con, nếu ngày đó không mắng mỏ con thì con cũng không phải đi. -Nhi tử đã tìm được phu quân vừa ý, âu đó cũng là ý trời. Lần này bái biệt phụ thân không biết chừng nào con mới gặp lại được người, người bảo trọng sức khỏe. –Tuyết Y dúi vào tay cha mình một túi nhỏ, là tiền mà Tuyết Y đã chuẩn bị, nàng vốn không nghĩ Tô An cũng đã chuẩn bị ngân lượng rồi. Hai người rời khỏi, Diệp gia cao cao tại thượng sau bao nhiêu năm cuối cùng cũng thấm đẫm tình người.
|
Chap 40 Biên giới Cảnh - Thạnh, đại biến động
Mùa xuân ở Giai Kì không quá lạnh như ở Trường An, mọi người như cũ mặc áo mỏng màu sắc tươi sáng đi dạo phố. Cho dù ba người có đi đâu, chân trời góc bể, Giai Kì vẫn chính là nơi êm dịu nhất. Tô An cùng Tô Huệ, Tuyết Y đi thăm cả từng ngóc ngách ở Giai Kì, những con đường Tô An đã ngồi đó đợi Tuyết Y, cả con sông nơi Tô Huệ giặt đồ giữa cái nắng gay gắt, con chó của thím Trương vẫn mừng rỡ khi thấy Tô An, mỗi người một tư vị khác nhau trong lòng. Sau bữa sáng, họ lại quay về khách điếm chuẩn bị về Trường An. Cả ba không ngừng nhắc lại những kỉ niệm ở nơi này, cười đùa rôm rả cho đến lúc lên xe ngựa mới cảm thấy bồi hồi tiếc nuối. Tiểu Lam gặm màn thầu trong khi Tiểu Bạch phụ Tô An và các nữ nhân của nàng chất đồ lên xe. Vốn dĩ muốn đi hai tháng hơn mà đoạn đường đi đã quá dài, cho nên chỉ có thể ở lại chơi vài ngày rồi lên Trường An, thời gian quá nhanh chóng làm cho ba người thấy vẫn chưa thỏa. Đến lúc chuẩn bị đi thì Diệp lão gia đến, Tô An thấy có vẻ ông đã đỡ phiền ưu hơn rồi. Ông mặc trường y màu bạc, so với màu trắng lãnh đạm của Tuyết Y bây giờ thì thật cân xứng, phụ hiền tử hiếu. -Con.. đi đường cẩn thận. Tuyết Y nắm lấy bàn tay già nua của ông, lần đầu tiên nàng lưu luyến nắm lấy đôi bàn tay ấy, bóp chặt trong bàn tay mình. Truyền một chút hơi ấm, một chút lòng tin, một chút yêu thương của mình qua bàn tay ông, nàng nghĩ thế. -Vâng ạ, phụ thân bảo trọng sức khỏe. Hai người bùi ngùi chia tay nhau, vó ngựa xa dần, lần này từ biệt không biết có phải âm dương cách biệt. Đường về Trường An phải băng qua núi cao nên cả tháng ba người mới về tới Tô gia, ngày mà ba người về tới Huân Nhi và Uyển Nhi cùng đứng ở cửa đợi. Tiểu Trúc Nhi ở trên tay Huân Nhi thấy phụ thân liền quơ quào không khí, khóc ré lên mong mỏi được phụ thân ôm vào lòng. Tô An bế Tiểu Trúc, cười yêu: -Coi con kìa, phụ thân đây, phụ thân đây. -Tướng công đã về- Huân Nhi mỉm cười nhìn gương mặt mà nàng mong nhớ cả trong giấc mơ, nàng ấy ốm đi nhiều quá. -Lão công đã tới nhà!- Uyển Nhi cũng nhanh nhảu bám một cánh tay áo của Tô An, nũng nịu dụi đầu mình vào vai áo. -Vâng, ta đã về với hai nàng đây. Tô An hôn lên trán Huân Nhi và Uyển Nhi một cái, Trúc Nhi thấy được hôn dường như cũng biết ganh tị, cái miệng nhỏ khóc ré lên làm Tô An dỗ dành mãi mới nín. Vốn trên đường về Tô An đã dự tính cho chuyến đi Phú Lang Sa vào năm nay, mục đích của nàng là thu mua mặt hàng mới, xem xét xu hướng ở Phú Lang Sa. Cho nên khi nàng nói, các nữ nhân trong nhà đều gật đầu đồng ý. Ngày nàng đi định là hai ngày sau đó, Tô An dành những ngày còn lại để chơi với Tiểu Trúc, bàn bạc về chuyến đi với Phong thúc. Uyển Nhi vừa mới đón nàng về lại phải tiễn nàng đi nên không nỡ, khóc đến đỏ cả mắt. Huân Nhi cũng buồn ra mặt, nhưng nàng nói: "Mau về với mẹ con thiếp!. Thiếp đợi". Tô An thấy trong lòng mình một mảnh xót xa, con nàng còn bé, thê tử thì vừa sinh nở xong lại phải chia xa gần năm trời dài dẳng, ai lại không buồn?. Lòng nàng buồn đến lạ, những giọt nước mắt của Uyển Nhi như xoáy vào tâm can nàng, tối hôm qua nàng ấy khóc cả đêm. Nhưng nàng không thể làm gì khác hơn, thị trường luôn thay đổi trong khi mặt hàng của Tô An đã lâu rồi, cũng cần có sự thay đổi. Bồi hồi, nàng đành phải chia xa các thê tử của mình một quãng thời gian, nàng ngàn vạn lần không muốn thế. Phong thúc mặc dù có con nhỏ cũng cùng nàng qua Phú Lang Sa, để bảo vệ nàng, hay đơn giản chỉ là người góp ý lựa chọn hàng hóa cho nàng. Ông lúc nào cũng không yên tâm khi giao nàng cho các phu xe khác chở đi, mặc dù mấy năm nay Tiểu Lam Tiểu Bạch đã thay ông đi lấy hàng không biết bao nhiêu lần. Lần này đích thân Tô An đi lấy hàng, phải là ông đi cùng Tô An ông mới an tâm. Tiểu hài tử ở nhà chắc sẽ hiểu cho ông. Tô An thúc ngựa đi cùng mọi người, mấy năm nay nàng rất chăm chỉ cưỡi ngựa, có thể nói có thể so với Tiểu Lam Tiểu Bạch rồi. Nàng lấy ra một bầu nước, thúc ngựa lên song song với Phong thúc, truyền bầu nước ấy qua cho thúc ấy: -Đi nãy giờ mà không thấy thúc uống miếng nước nào. Phong thúc mỉm cười, nhận lấy bầu nước tu ừng ực: -Mãi lo đi, cũng quên mất uống nước. Băng qua biên giới Nam quốc là Cảnh quốc, dưới sự trị vì của Cảnh Minh, Cảnh quốc cũng phát triển không kém Nam quốc, chỉ có điều về ruộng lúa của Cảnh quốc không tốt, giá cả của thức ăn hơi cao so với Nam quốc. Mọi người đi một mạch tới Cảnh quốc, dừng lại tại khách điếm tắm rửa rồi ăn uống một bữa, sau đó lại tiếp tục đi. Đoàn người hướng theo hướng Tây Bắc đi xuyên biên giới Cảnh quốc để tới Thạnh Khương quốc, trên đường đi cảm thấy khí hậu ở Cảnh quốc khá lạnh lẽo. Tô An lấy ra áo khoác lông chồn của mình mặc vào, mọi người ai nấy cũng trang bị quần áo ấm. Bàn tay siết chặt dây cương ngựa thật lạnh giá, Tô An xoa xoa tay mình, thở ra từng làn khói lạnh lẽo. Đến khi gần biên giới Cảnh- Thạnh Khương thì đoàn người của Tô An bất ngờ gặp thổ phỉ. Toán người áo đen tay cầm gươm sáng loáng chặn trước mã xa, ngựa hí dài lên một tiếng rồi khựng lại. Lúc này Tô An không ngồi trên xe ngựa mà đang cưỡi ngựa cùng đoàn người. Nàng thấy đám người đó xông vào bên trong, tiếng kim loại va chạm vào nhau nghe đinh tai nhức óc. -Không có người trên xe!- Một ai đó hô lên, lúc này Tô An bận núp sau lưng Phong thúc, nhờ thúc ấy bảo vệ nàng. Phong thúc vung kiếm sang trái đỡ lấy một đòn liền bị chém vào bả vai, thê thảm thốt lên tiếng kêu đau đớn. -Tô An hắn là người nhỏ con nhất đoàn. -Kia kìa, là hắn, tiểu tử hồng bào đứng sau lưng lão già kia!! -Đi!- Phong thúc dẫn Tô An chạy, đoàn người của Phong thúc cũng vừa đánh vừa lui về sau. Mặc dù cảnh gặp thổ phỉ này đoàn người Phong thúc đã gặp không ít lần, nhưng lần này không phải họ muốn lấy tiền, lấy vàng, họ muốn lấy mạng Tô An. Chưa nói gì liền xông vào chém chém giết giết, không thể thương lượng hay thỏa hiệp được. Tô An cũng bị thương không ít, cánh tay nàng bị lạc kiếm chém vào, một đường máu đỏ tươi nhiễm lẫn với màu áo nàng, không biết sắc máu làm cho áo trở nên đỏ tươi, hay là màu áo vốn dĩ như thế. Nàng không biết người của Nam Cung Kiện đã trốn đâu mất, cách đây hai dặm họ nói có việc gấp, khoảng canh giờ sau sẽ đuổi theo mọi người, bây giờ có chuyện liền biến mất dạng. Mà toán người của Nam Cung Kiện quả thật đã bị giương đông kích tây, sau khi tìm không được đám người A Miêu của Thạnh Khương quốc liền biết mình trúng kế, thúc ngựa như điên đuổi theo đoàn người Tô An. Thập hoàng tử của Thạnh Khương quốc là Triển Giang vốn từ lâu si mê Nam quốc tiểu công chúa Nam Cung Uyển, biết điều này nên khi Tô An có việc đi qua Thạnh Khương Nam Cung Kiện đã phái những thủ vệ của mình bảo vệ phò mã. Vậy mà đám người này lại sơ suất, tạo nên cục diện như bây giờ. Lúc này Tô An cảm thấy không ổn, chỉ còn chưa tới mười bước nữa đám người Phong thúc sẽ lùi lại gần vực. Nàng hô to: -Sau lưng là vực! Phong thúc không quay đầu lại, ông quá bận để giải quyết một lúc nhiều người như thế. Việc mãi phòng vệ đợi đội thủ vệ của Nam Cung Kiện tới không biết có trở nên vô vọng không. Ông lại lui thêm một bước, đem Tô An bên dưới tiến gần vực hơn. -Tô An, cẩn thận.. Ông gấp gáp nói, kiếm vung lên nghe chạm nhau loảng xoảng thật kinh người. -Giết người áo đỏ!- Tiếng ai đó phía địch lại la lên thật to, thật rõ ràng. Tô An thấy như mình sắp chết đến nơi rồi, nước mắt không hiểu sao rơi đầy trên mặt. Nàng nhớ Tô Huệ, nhớ Tuyết Y, Huân Nhi và Uyển Nhi rất nhiều. Con nàng, đứa đáng thương sắp phải lìa xa phụ thân mãi mãi. Tiếng vó ngựa dồn dập vang lên làm đám thổ phỉ chậm tay lại, Phong thúc thừa cơ đâm được một tên, hào khí hô lên rằng: -Tiếp viện tới rồi, anh em tiến lên!!. Thế nhưng khi ông vừa lách người tiến lên vừa vặn tạo một lỗ hỏng cho phe địch tấn công, Tô An đã bị đánh một chưởng rơi xuống vực trong sự ngỡ ngàng của huynh đệ. -Tô An!!! Tiếng kêu thất thanh vang lên, Tô An nghe được mà thấy cơ thể mình lơ lửng. Kết thúc rồi, thì ra cuộc sống của nàng kết thúc như thế này.
|
Chap 41 Vào Túy Hương Lâu làm thư đồng Dòng nước như uốn quanh núi cao, kéo dài đến tận Thạnh Khương quốc. Tô An thấy thân thể mình bồng bềnh nửa dưới nước nửa trên bờ nhưng không dậy nổi, thời tiết lúc này đang rất lạnh nên cũng chẳng có ai ra bờ suối giặt đồ. May thay có một vị tẩu tẩu phải gánh nước về xài, thấy nàng nằm trên bờ liền la thất thanh, rớt cả hai gầu nước rỗng xuống đất. -Cứu.. cứu ta.. Nàng thều thào, sớm đã chẳng có mấy phần thanh tĩnh. Máu trên trán nàng chảy xuống, loang lổ trên mặt sông một màu đỏ kinh người, vốn mặc một thân áo bào hoa lệ màu đỏ rực nên nàng nằm đó càng trở nên nổi bật hơn nữa. Tẩu tẩu dò xét đi lại gần nàng, sờ mũi thấy hơi thở vẫn còn dẫu mong manh. Thấy vậy liền vứt đồ ở đó lại, mang nàng về nhà, người Tô An mặc nhiều quần áo mà lại đẫm nước lên rất nặng. Phải mất hai khắc vị tẩu tẩu đó mới đem được nàng về nhà, đốt lửa sưởi ấm, mời đại phu cho nàng. Dòng nước mạnh như vậy mà cô nương này vẫn còn sống thật là một kì tích, tẩu ấy thầm quan sát, bộ trang phục trên người vị cô nương này đảm bảo rất đắt. Thế nên cởi ra, thay vào bộ đồ phu quân mình, lục lọi trên người thấy được xấp bạc và ngân phiếu bèn lấy hết. Thầm nghĩ lần này giàu to rồi, thế nên tẩu ấy liền nghe theo đại phu sắc thuốc bổ đắt tiền cho vị cô nương này, tính ra vẫn lời to. Tô An mê man đến tận nửa tháng mới hồi phục được, Liên tẩu mừng rỡ cuối cùng cũng đuổi được người này ra khỏi nhà liền mang Tô An vứt ra phố với một chút bạc vụn. Nàng ngồi ở góc thành, ngơ ngách nhìn mọi người qua lại, có người dừng lại cho nàng chút bạc thương xót nàng cũng nhận lấy, như một thói quen. Tô An còn rất yếu, chịu không được lại ngất đi vài lần, tỉnh tỉnh mê mê. -Trời lạnh thế này mà tên này nằm đây, chết mất. Lý tú bà ở Túy Hương lâu đi lại gần nàng, dùng quạt hất mặt nàng qua lại để xem mặt, sau đó lại xem đến tay chân. Thấy nàng cũng được bèn nói với Xuân Nhi rằng: -Ta thấy mang hắn vào trong, đợi hắn tỉnh xem hắn có chịu làm thư đồng cho Bính Đình cô nương không. Người này mà không được nữa thì khỏi thư đồng gì xấc, người thứ mười rồi. Tiểu cô nương với hai chùm tóc bánh bao trên đầu liền cung kính dạ, sau đó sai hai người lực lưỡng mang Tô An vào trong. Được sưởi ấm nên Tô An từ trong mê man tỉnh dậy, thấy tiểu cô nương mang cho mình bát canh nóng bèn thều thào hỏi: -Sao ta lại ở đây? Phong thúc đâu?. -Phong thúc? Lý ma ma nói là ngươi nằm ở đường một ngày nữa sẽ chết thôi, cho nên muốn mang ngươi vào đây, nếu ngươi không chê đây là chốn lầu xanh dơ bẩn thì ở lại làm thư đồng cho Bính Đình cô nương. Thật ra Bính Đình cô nương cũng rất tình cảm, ngươi nhịn nhục xíu là được. Tô An đưa chén canh nóng lên ngang miệng, thổi một cái rồi uống, cảm giác ấm nóng lan tỏa trong người nàng, làm nàng thấy thật thoải mái. -Ta? Tại sao lại phải làm cho Bính Đình cô nương. -Ngươi làm được thì làm, không thì mai sang bên đường ăn xin tiếp đi. Bính Đình cô nương có yêu cầu ngươi biết chữ đâu, chỉ cần sai vặt thôi. Đến buổi trưa Tô An mới biết được tiểu cô nương đó tên là Xuân Nhi, Xuân Nhi dẫn nàng đến gian phòng ở phía Tây, nàng ngơ ngác đi theo sau lưng. Sau rèm châu, cô nương Bính Đình dữ dằn trong truyền thuyết kia đang thong thả gảy đàn, nghe có người vào thì đàn chậm lại rồi ngưng hẳn. -Lại là một tên vô dụng nào nữa?. Xuân Nhi nói: -Đây là Tiểu Đông tử, hầu hạ Bính Đình cô nương ạ. -Ơ? Tiểu Đông tử? Ta là Tô Vĩnh An. Xuân Nhi lè lười chọc nàng, sau đó cáo lui. Trong căn phòng rộng lớn chỉ còn Tô An và Bính Đình, không khí thật ngượng ngập, Tô An đứng đó cũng thấy thừa thãi. -Đi đến bếp lấy cho ta một ít trà Bích Loa Xuân!. -Dạ!- Tô An cung kính cáo lui, đóng cửa phòng lại lật đật chạy ra bếp như ma đuổi. Cô nương đó sao mà tính khí kì lạ thế. Nhưng nàng đang lưu lạc đến nơi nào nàng cũng chẳng biết được, số ngân lượng mang đi lấy hàng cũng không còn. Mạng vẫn còn, với nàng đã là may phúc rồi. Nàng đi dọc hành lang rộng lớn mà không biết bếp là ở đâu, nơi này thật xô bồ, Tô An thấy vài quan gia bụng to ôm các cô nương cười giỡn ở hành lang. May mà nàng vẫn mặc nam trang, nếu không bị chòng ghẹo như vậy chắc nàng sẽ giết người mất. Đi qua vài căn phòng nát ở gian giữa, Tô An nghe tiếng rên rỉ thật rợn người, làm sao có thanh âm mềm dịu như Tô Huệ, làm sao có được thanh âm khả ái của Tuyết Y, có được nét dịu dàng của Huân Nhi và làm sao trong lầu xanh này có được một người có thanh âm mị hoặc xương cốt của Nam Cung Uyển. Thật sự tục tĩu, Tô An đi mãi mới gặp được một người trông có vẻ như chủ nơi này, liền hỏi: -Ta là thư đồng của Bính Đình cô nương hôm nay mới tới, có thể hỏi Lý ma ma chỗ bếp nơi nào không?. -Ngươi tên gì? Ngươi nhìn theo tay ta, đi thẳng rồi quẹo trái là tới bếp. -Tô Vĩnh An. -Nghe tên thật quen, thôi ngươi đi lấy mau lên đi. Tô An liền mỉm cười, cáo lui đi lấy trà. Đi về phòng liền nghe tiếng quát mắng của Bính Đình cô nương, nàng ấy quát: -Ngươi vừa đi vừa ngủ chắc! Ta đây khát đến khô cả họng. -Xin lỗi, ta mới đến lần đầu nên không biết bếp ở đâu. Lần sau sẽ nhanh hơn. Bính Đình vén rèm bước ra, nhan sắc yêu kiều lộng lẫy làm Tô An mất hồn. Có lẽ vì nàng ấy quá đẹp nên mới làm mưa làm gió ở Túy Hương lâu như vậy, làn da của nàng ấy trắng tựa tuyết ở Trường An, làn mi cong vút, lông mày thanh mảnh mà lả lơi. Nàng có cảm giác chỉ cần nàng ấy lúng liếng ánh nước trên mắt nam nhân sẽ đồng loạt xin hàng, vẻ đẹp này có thể sánh với Nam Cung Uyển, mỗi người một vẻ, không hơn không kém. Nếu Nam Cung Uyển quyến rũ, nàng ấy quyến rũ theo kiểu hoàng tộc cao sang, trên người tràn đầy ngạo khí, trong khi Bính Đình lại quyến rũ trần tục, dụ dỗ người khác cùng mình ái ân, cùng mình vi vu núi Vu Sơn đầy nhục cảm. -Nhìn cái gì? Còn không mau pha trà. Bính Đình ngồi xuống bàn tròn, đợi. Tô An thường ngày hay tán gẫu với Nam Cung Kiện, hắn ta cũng thường hay dạy nàng cách pha trà, học cũng một năm nay tay nghề cũng không kém cỏi gì. Nàng nhớ một lần hắn mang những lá trà ở đồi Phúc Thiên về, trên lá còn đẫm sương nhờ nàng pha trà dùm, pha trà lần đó được hắn khen nức nở. Lần này lại trổ tài, nhưng chỉ là Bích Loa Xuân, nàng nghĩ nàng làm không đến nổi tệ. Khi nhấp một ngụm trà Bính Đình cảm thấy tên nhõi nam không ra nam nữ không ra nữ này cũng không tệ, để lại pha trà cũng không sao. Trà đã vơi, nghĩ cũng đến thời gian, Bính Đình sai Tô An lấy một cục hương nhỏ để vào lư đốt, mùi hương nhẹ nhàng tản mát trong không khí. -Ngươi đừng ngửi nhiều kẻo lại sinh chuyện, sau ra ngoài cửa đứng, có việc ta sẽ phân phó. Tô An vâng dạ rồi đi ra ngoài, một người tướng người tráng kiện đi vào, Tô An không cần ngẫm cũng biết có chuyện gì xảy ra. Nàng ngồi chồm hỗm ở bậu cửa lùa kiến, Xuân Nhi rảnh tay được lát đi qua xem nàng sao, thấy nàng không buồn lắm liền nói: -Chưa bị la à?. Tô An ngước mặt lên, cười khì: -Chưa, tiểu cô nương xinh đẹp, cho ta hỏi đây là Cảnh quốc hay Thạnh Khương quốc?. -Thạnh Khương, ngươi đồ ngốc- Xuân Nhi che miệng cười. -Ta có thể gửi thư về Nam quốc không? Nếu gửi thì tốn bao nhiêu tiền? Từ đây cách Nam quốc bao ngày đường?. -Sao vậy? Ngươi muốn liên lạc với người nhà à? Ngươi đương nhiên là có thể gửi thư về Nam quốc, đây là biên giới phía Đông của Thạnh Khương, nếu ngươi đi thì mất hai tháng mới tới, thư cũng vậy!. -Lão thiên gia! – Tô An buồn bã, ngồi xụp hẳn xuống đất – Gửi thư hết bao nhiêu tiền, ta còn ít bạc vụn, ngươi có thể giúp ta gửi thư về không?. -Cũng được, mai ra phố ta giúp ngươi. Vậy là Tô An nghĩ đúng, nàng đang ở Thạnh Khương quốc, đề phòng kẻ muốn giết nàng lại ra tay tiếp nên nàng liền đổi tên thành Vĩnh An, ở đây chờ ngày người nhà của nàng phái người đón về. Bên trong gian phòng tiếng rên rỉ của Bính Đình khiến Tô An nóng nảy cả người, nhìn qua khe hở, nàng thấy Bính Đình đang nằm dưới một nam nhân, chân nàng bấu vào hông hắn ta, ngực nàng phập phồng run rẩy. Đôi má đỏ bừng, Tô An liền dán lại giấy không xem nữa. Xuân Nhi lại rình thấy, cười nàng thành tiếng: -Đúng là ngu ngốc, ngươi chưa hiểu sự đời gì cả à?. -Sự đời, là sao?. -Đúng là ngu ngốc, haha, thì ái ân đó, chuyện nam nữ!. - Xuân Nhi được dịp cười to hơn nữa. Tô An đỏ má, tức giận mắng: -Ta biết nhiều hơn ngươi là được!. Làm sao nàng biết được chuyện nam nữ, trong khi nàng và các thê tử đều là nữ nhân cơ mà!. Tô An hừ một tiếng rồi ra chỗ xa xa hơn ngồi.
|