Chương 46: Hoa đào trong mộng!
Tô Tĩnh Hảo ta đang lòng dạ ngỗng ngang, lo lắng vô cùng thì ngươi im lặng nãy giờ mới lên tiếng
- Các ngươi bình tĩnh đi! Rối loạn thì được lợi gì!
Ta nhìn sang Nhàn Phi miệng vẫn là nụ cười nhàn nhạt khóa chặc cảm xúc trong lòng. Nàng ta nói với Phú Sát thị vệ
- Phó Hằng thị vệ, ngươi trở về cổ tự huy động hết người tản ra đi tìm kiếm hoàng hậu nương nương đi.
Phó Hằng cung tay thi lễ nhanh chóng rời đi. Cao Ninh Hinh lòng như lữa đốt dậm chân
- Chúng ta cũng mau chia nhau ra tìm đi!
- Khoan đã! Chúng ta từ xa đến không rành đường xá còn tách ra chỉ sợ tìm được người này người kia lại lạc mất.
Nhàn Phi nói đúng làm ta cũng không thể phản bát, đành hỏi
- Vậy chúng ta nên làm sao?
- Chúng ta đi đến huyện nha, để quân lính địa phương đi tìm sẽ có cơ may nhiều hơn.
Ngụy Anh Lạc nhanh nhẹn vừa nghe liền hiểu ngay, sau đó đắn đo nói:
- Nhưng các nương nương đều đang mặc thường phục, sợ rằng huyện lệnh không nghe còn ngược lại phạt trượng hình chúng ta thì sao?
Nhàn phi nhếch môi, bình tĩnh:- Không cần lo, trước khi rời cung ta có mang theo lệnh bài của phủ nội vụ. Huyện lệnh nhìn thấy sẽ biết chúng ta là người từ trong cung đến.
Ta không khỏi giật mình, trong lòng tràn đầy hoài nghi, thầm nghĩ " Huy Phát Na Lạp Thục Thận này quả nhiên là nữ nhân không tầm thường, luôn luôn tính trước mọi sự. Một kẻ đa mưu, sắc sảo toan tính như vậy lại được giao tạm quản lục cung này, lỡ như một ngày nào đó vì quyền vị quyến rũ mà rắp tâm hãm hại hoàng hậu thì sẽ nguy hại khôn lường."
Bốn người chúng ta nhanh chóng hỏi dò tìm đến huyện đường. Vừa đến nơi người đông bao vây ngoài cữa chính, bên trong còn nghe tiếng uy vũ rất lớn. Trong nha môn, lão tri huyện ngồi trên cao chống càm ánh mắt thăm dò nhìn nàng. Chính nàng Phú Sát Dung Âm đang đứng giữa huyện đường, khí chất cao quý, uy nghi vô cùng.
- Vị phu nhân này, sư gia đã nói như vậy người còn gì để cãi?!
Dung Âm đoan chính đứng đó, nhìn về phía sư gia ngồi bên chiếc ghế gỗ thấp hơn một bậc so với huyện lệnh
- Ta nói không đúng! Hai công đất của Tam Lão Nương rõ ràng là của bà ấy, vì sao phải nộp thuế cho người Ngô phủ. Con trai lớn của Tam Lão Nương từng đi lính, lại còn là tổng binh trong Hán Kỳ Quân, gia đình được xếp vào Nông- Binh. Theo luật lệ Đại Thanh gia đình Nông Binh sẽ được cấp không cho hai công đất, vậy tại sao bao nhiêu năm nay đều phải đóng thuế đất. Đây không phải là làm trái với luật lệ sao!
Sư gia rất tức giận liền quát
- Điêu phụ to gan! Đứng trước công đương không quỳ, còn dám buông lời nói bậy bạ nhiễu loạn lòng người.
Hắn quay sang nhấc mông cúi người bẩm với huyện lệnh
- Bẩm đại nhân, người đừng nghe lời điêu phụ này nói lời càn quấy. Đây là đất phong của Bối Lạc Gia, người nhà Trịnh Tam Nương kia thuê mướn đất cả năm nay không trả nỗi tiền thuê, gia đinh Ngô Phủ cưỡng chế lấy lại đất là đúng thôi ạ!
Huyện thái gia miễn cưỡng đập Kính Đường Mộc một cái
- Dân phụ kia, ngươi đã nghe rõ chưa, án này coi như xử Ngô phủ thắng, Trịnh Tam Nương lập tức trả lại 2 công đất cho người ta đi!
Cao Quý Phi đứng ngoài công đường nghe xong mà trừng mắt nghiến răng:- Tên sư gia to gan hỗn xược dám gọi Dung Âm là điêu phụ sao? Nhàn phi ngươi lập tức đưa kim bài ra để ta tán nát cái miệng thối của hắn.
Ta nhìn thấy phong thái của Dung Âm liền nhớ đến thiếu nữ ngày xưa. Phú Sát Dung Âm ngày nào bên ngọn đồi Sa Tế ung dung, tràn đầy sức sống dường như đã trở về. Ta ra tay ngăn cản Cao Ninh Hình lại " ngươi đừng nóng vội, cứ để nàng chơi vui vẻ một chút!". Nhàn phi và Ngụy Anh Lạc đều gật đầu tán đồng với ta.
Dung Âm mặt không biểu tình, chỉ tay về phía nam nhân mặc đồ quản gia nói
- Thứ nhất, người đó chẳng qua chỉ là trưởng quản Ngô phủ, không hề có tước vị, gặp huyện thái gia vẫn không quỳ. Tại sao ta phải quỳ? Thứ hai, cái quỳ này của ta e không ai ở đây chịu nỗi. Thứ ba, theo tổ chế Đại Thanh từ ngày nhập quan đã đưa ra hiến pháp quy định khoản đãi nông- binh, còn có Tiên Hoàng từng cùng quân cơ xứ đưa ra luật trong Thanh Thế Tông huấn chính về việc bát vương nghị chính cho thấy Mãn Hán không phân kỵ. Kể cả hoàng thượng cũng từng đưa ra chính sách Mãn Hán một nhà, nông binh người Hán vẫn giữ nguyên đặc quyền theo luật thứ chín, chương mười sáu trang một trăm linh tám hiến pháp nhất chính.
Trên mặt tri huyện như bị ai đó trát keo lên cứng ngắt không nhúc nhích nỗi. Sư gia bên cạnh toát mồ hôi lạnh, những kẻ khác có mặt người trố mắt, kẻ trợn trắng không tin vào tai mình. Ta phì cười nói với Cao Quý Phi, Nhàn phi, Ngụy Anh Lạc
- Nói đến luật lệ Đại Thanh, hoàng thượng còn không nói lại với hoàng hậu, đừng kể là bọn tép riu này.
Ngụy Anh Lạc giật khóe mép, kinh ngạc:- Hoàng hậu nương nương bình thượng có phải hay chăng là không muốn tính toán với Anh Lạc! Mồm mép Anh Lạc so ra chẳng đáng để nói rồi!
Cao Quý Phi cảm thán: - Bình thường hoàng hậu là đọc sách gì vậy?!
Nhàn phi:- Thật đáng ngưỡng mộ!
Tri huyện day day thái dương, suy nghĩ một lát, bất đắc dĩ nói
- Nếu luật lệ đã quy định rõ thì cứ theo pháp mà hành. Trần sư gia, ông mau hạ lệnh xuống bảo Ngô gia trả đất cho Tam Lão nương đi.
Lão bà mái tóc bạc trắng, gương mặt khắc khổ nãy giờ quỳ dưới công đường nghe lời quan phán mừng rở đến rơi lệ, liên tục dập đầu:
- Tạ ơn đại nhân! Tạ ơn phu nhân! Tạ ơn quý phu nhân!
Tên trưởng quản Ngô gia mặt mày bặm trợn, kín đáo liếc Trần Sư Gia. Tên họ Trần kia liền gật đầu hiểu ý tiếp tục làm khó
- Đại nhân, nhưng mà Tam Nương không hề có khế ước, khế ước mất rồi đất sẽ xung vào đất công.
Lão bà đáng thương liền run rẫy, mặt mày hoảng sợ, xanh mét
- Tôi... tôi... khế ước đất.. có phải là tờ giấy có mộc đỏ không? Cái đó... lần trước con dâu mang đi mất rồi.. tôi không biết...
- Đại nhân thấy đó ti chức không hề nói sai!
Dung Âm nhướng mày:
- Khế đất cho dù mất thì vẫn còn bản lưu tại huyện nha. Trích lục lại không phải là được rồi sao?! Sư gia, ông là người quản lý sổ sách, chẳng lẽ ông không biết?!
Sư gia ấp úng:- Ta.. ta đương nhiên là biết! Muốn trích lục cũng được, phải đóng 20 lượng.
- Hai mươi lượng?!! Nhiều tiền như vậy lão làm gì có chứ!!? Nếu có đã không để cho các người lấy đất.- Lão bà uất ức không nhịn được buông lời oán thán.
Sư gia châm thêm một câu giải thích: - Trích lục theo quy định chỉ mất 20 hào, nhưng thuê ta viết bản mới phải tùy theo ta quyết chứ. Ở xứ này không ai biết chữ cho nên bổn sư gia là muốn 20 lượng.
Dung Âm khẽ nhắm hai mắt lại, môi mỏng gợi lên mang theo một khí thế bức người: - Ta có thể viết thay ông.
Nàng quay sang nhẹ giọng hỏi lão bà đang quỳ:- Tam lão nương, bà có 20 hào chứ?!
Lão bà vội gật gật đầu, mốc trong túi ra một ít đồng tiền được gói kỹ trong chiếc khăn cũ kỹ đưa đến trước mặt Trần Sư Gia. Hắn đỏ mặt, nhăn mày mang khế ước ra.
Nét mặt Dung Âm rất trầm tĩnh, thành thục và ung dung nâng bút hạ chữ. Nàng nghiêng đầu, chăm chú sao văn tự từ khế ước lưu, trông nàng cực kỳ diễm lệ. Hôm nay nàng chỉ mặc thường phục không quá mức uy lệ như những hôm triều lễ. Tóc đen búi cao, chỉ cài một cây trâm bạch ngọc màu sắc thuần khiết càng tôn lên vẻ đẹp đoan chính đài cát của nàng. So với nữ nhân văn nhã người Hán còn đẹp hơn gấp mấy lần.
Khẽ ước chẳng bao lâu đã được sao xong, huyện lệnh nhìn đến trân trối, vỗ đùi tấm tắc tán thưởng
- Đẹp! Quá đẹp! Chữ viết của Quý Phu Nhân đây bút lực mạnh mẽ, nét chữ tinh giai rất có phong thái của tiền nhân thư pháp.
Đương nhiên rồi, hoàng hậu tỷ tỷ của ta từ nhỏ đã nỗi tiếng tài hoa xuất chúng. Đến Ung Chính gia còn từng khen ngợi là trứ danh thi pháp. Huyện thái gia gấp đến độ trán đỗ mồ hôi kêu lên
- Bổn quan hâm mộ chữ viết này vô cùng. Cầu người thương tình cho bổn quan xin ít chữ!
- Tri huyện, ông phải biết bản thân là quan phụ mẫu, đọc sách thánh hiền, nhận bổng lộc vua. Cho dù không đòi hỏi ông Chính khí liêm minh, cũng mong ông làm quan làm người đều tròn bổn phận, không thẹn với dân, không phụ ơn vua!
Huyện lệnh cúi đầu cầu cạnh
- Lời của Quý Phu Nhần nói quả không sai. Bổn quan đã hiểu. Người coi như là thương hại, thương xót bổn quan viết cho ta vài chữ đươc không!?
Thấy Dung Âm mãi không lên tiếng, tri huyện nhấc quan phục từ thượng đường bước xuống, hời cúi người. Dung Âm mềm lòng, viết lên giấy trắng 4 chữ " Người làm trời nhìn" tặng lão. Quan tri huyện nhận được chữ vui mừng khôn siết nâng trong tay, hạ lệnh phân phó " Trần sư gia, ông mau tìm ngày lành để bổn quan lộng khung treo chữ trong từ đường."
Tiết xuân se se, gió thổi làm cho vài sợi tóc trước trán Dung Âm phất phơ. Nét cười mĩm đầy phong tình, gương mặt điềm tĩnh như nước. Trái ngược với ta và Cao Ninh Hinh đang ngồi bên cạnh hai mắt sắp dính vào nhau, máu sộc thẳng lên não. Cao quý phi nhịn không nỗi than thở " Lại là đậu hủ thúi sao?! Thúi đến chết ta!". Ta lấy khăn bịt miệng không dám thở, chịu không nỗi cũng lên tiếng
- Dung Âm à, tỷ thích món này dữ vậy sao?
Nàng mặt mày hớn hở thổi một miếng đậu hủ cho vào miệng vừa nhai vừa trả lời ta
- Uh, ăn ngon lắm!
Cao quy phi lăn ra đất nhét hẳn 2 ngón tay vào 2 lỗ mũi " Nhưng nó thúi quá Dung Âm!"
Ánh mắt nàng long lanh ngơ ngác: - uh, thì đậu hủ thúi mà! Lần sau Ninh Hinh làm cho ta nha!
Quý phi ngục ngã!
Lão Tam nương từ trong nhà cười không khép được miệng cùng với cậu con trai bưng khoai luộc và đậu hủ mang ra đặt lên bàn gỗ.
- Dung Âm à, người ăn nhiều vào nhé! Nhà của Tam Nương không có gì nhiều, nhiều nhất là đậu hủ thúi thôi!
Dung Âm cười rộ lên vui vẻ ăn thêm đậu hủ.
Chuyện là lúc trưa khi Cao Ninh Hinh dắt tay Dung Âm đi nghe kể chuyện, cô ta say mê lo nghe lại không để ý nắm nhằm tay người khác để lạc mất nàng. Dung Âm đang lóng ngóng tìm đường trở về thì gặp gia đinh Ngô phủ ra tay đánh đập một lão bà cùng một nam thanh niên ngốc. Nàng bất bình cho nên mới chen vào nói lý lẽ, nói đến kéo nhau tới quan phủ. Có lẽ gia nhân Ngô gia nghĩ trong nha môn có người của mình nên tin chắc thắng mới chịu đi đến kiện cáo. Lại không nghĩ đến hoàng hậu tỷ tỷ quá lợi hại đi! Trịnh Tam Nương cãi thắng kiện, giữ được đất, mừng vui vô cùng cứ nằn nặc đòi bọn ta đến nhà đãi một bữa để cảm tạ. Dung Âm lại không hiểu sao ăn qua đậu hủ thúi một lần liền nghiện món này. Nên thành ra kết cục bọn ta ngồi quanh chịu đựng mùi của đậu hủ thúi quanh quẫn mũi.
Ta ngẩn ngơ nhìn xung quanh khoảng sân chậc hẹp. Nhà họ Trịnh này nghèo thật, ngoài hai mẫu đất mà Dung Âm vừa cãi thắng lấy về, thì chỉ có căn nhà tranh rách nát, cùng vơi khoảng sân sơ sác này. Kể cũng cảm thương cho lão bà, đã ngoài bảy mươi vẫn còn phải làm lụm vất vả. Nhà có mỗi hai người con trai, con trai thứ lại bị bệnh khờ từ nhỏ, đã hơn ba mươi vẫn đần độn ngờ nghệch. Con trai lớn đi lình mới vừa về tháng trước. Khi trở về nghe tin thê tử vì không chịu nỗi cảnh túng quẫn gánh nặng nhà chồng nên đã bỏ trốn, từ đó hắn trở nên trầm mặc, lầm lì.
Lão Tam nương ánh mắt đầy yêu thương nhìn đến đứa con trai lớn đang ngồi trong góc ôm con ngựa gỗ như người mất hồn. Bà thở dài trần tình
- Đại Ngưu rất thương thê tử của nó. Nó cùng với thê tử luôn mong mõi có một đứa con. Ngày trước nó còn làm ngựa gỗ và rất nhiều đồ chơi con nít, còn nói đợi sau này có con sẽ cho con nó chơi. Thật ra lão không tin Tố nương là người phụ bạc, ruồng bỏ chồng đâu. Thê tử của Đại Ngưu – Tố nương là người có ăn học, là thứ nữ của một nhà thư hương trong sạch, không chê con trai lão nghèo hèn, thô kệch mà gả cho nó. Hai đứa ở với nhau 6 năm mà vẫn chưa có con. Tội nghiệp phu thê tụi nó đều buồn mà không dám nói với nhau sợ phiền lòng đối phương. Đại Ngưu phải đi tồng quân 3 năm, mới đi được hơn ba tháng lão lại bệnh tưởng không qua khỏi, một mình Tố nương vừa lo thuốc than cho lão, vừa chăm sóc em chồng. Thứ gì trong nhà bán được đều đã đem bán sạch. Cho đến một ngày trời mây đen che lấp mặt trời, mưa lớn cả ngày, Tố Nương mang theo khế ước hai công đất và vòng ngọc đi mất. Người trong thôn đều nói nàng không chịu nỗi khổ mới ba tháng chồng đi vắng đã ôm đồ bỏ trốn, nhưng ta không tin. Con dâu của ta không phải loại người như vậy. Chỉ thương cho con trai từ lúc trở về nghe tin vợ mất tích được ba năm, nó không ngừng tìm kiếm đến tuyệt vọng.
Dung Âm nghi hoặc hỏi:- Vòng ngọc?
- Phải, nói ra thiệt xấu hổ. Nhà tam nương quá nghèo, chỉ cho con dâu được mỗi chiếc vòng ngọc mã não. Nhưng mà Tố nương rất trân quý, bình thương cất kỹ, sợ làm trầy không bao giờ chịu lấy ra đeo đâu.
- Ta biết Tố Nương đang ở đâu. Đại Ngưu, ngươi theo ta đi đón thê tử của ngươi về đi
Đại Ngưu đang u buồn nghe nhắc đến thê tử chợt ngẫng đầu lên nhìn Dung Âm.
Sắc chiều đỏ rực, mặt trời dần khuất bóng sau lưng núi. Dung Âm hớn hở như đứa trẻ ngồi trên lưng con lừa trắng được Nhị Ngưu dắt đi. Ta cùng với Cao Quý Phi, Nhàn Phi, Ngụy Anh Lạc ngồi trên xe bò của Đại Ngưu. Cao Quý Phi mặt ủ mày chau:
- Tin được không!? Cao quý phi ta đây gặp phải hạn xui xẻo gì? Bổn cung còn phải ngồi xe bò thê thảm như thế này! Để cho bọn nô tài thấy được còn gì là mặt mũi của ta!
Ta cười cười: - Cung nữ già như ngươi được ngồi xe bò là may lắm rồi còn muốn gì nữa!
Quý Phi nghe đến đó liền nỗi đóa với ta
- Ngươi còn dám nhắc, lão tam nương đó thiệt có mắt không trong!
Ta nghĩ đến tình cảnh vừa nãy khi lão bà hỏi đến bọn ta. Dung Âm không nói rõ thân thế, chỉ nói mình là người trong cung đến. Bà lão rất ngạc nhiên nhìn Cao Quý Phi cảm thán " Lão nghe nói hoàng hậu nương nương rất nhân từ. Đúng là lời đồn không sai, vì nữ nhân này có tuổi rồi, tính khí lại không tốt còn được giữ lại trong cung làm cung nữ." Cao quý phi liền phản bát " Ta không phải cung nữ già". Lão bà ái ngại " Cao phu nhân à, dù có được làm ma ma thì tâm tính cũng nên sữa đổi chút ít đi. Lão nghe nói trong cung nhiều thị phi, tính tình hung dữ sẽ bị người ta tính kế trù dập, không được chủ tử yêu quý đâu"
Ta nghĩ thôi không khỏi cười rộ lên khoái chí!
Ánh dương vừa chớm tắt, bóng đêm điêu linh đã nhanh chóng bao trùm lấy cả tòa cổ tự khiến cho chùa nhỏ càng thêm âm u. Những cánh hoa đào đỏ như máu rơi rụng như một cơn mưa hoa chập chờn triền miên. Không khí tĩnh lặng, chỉ có tiếng gió thổi hoa rơi. Cảm giác Dung Âm đang lặng người. Ánh mắt nàng ảm đạm, chỉ tay về phía cây đào trầm giọng " Đại Ngưu, thê tử ngươi đang ở đó, hay dùng tay xới đất thật nhẹ lên đi"
Đại Ngưu thất kinh một hồi lâu, hốc mắt đỏ lên, lảo đảo bước tới gốc cây hoa đào già cỗi. Hắn ngồi xỏm xuống đào đất lên thì thấy một bộ xương cốt ở đó. Tay hắn run rẫy nâng lên một mãnh vỡ từ chiếc vòng ngọc, nước mắt cũng đã rơi đầy trên thi hài.
- Là nàng! Thì ra ba năm qua nàng vẫn luôn ở đây?!
Dung Âm thở dài tiếc thương mà rằng:
- Tố nương đã có mang cốt nhục của ngươi được 3 tháng. Ta tin chắc tâm niệm sau cùng của cô ấy là muốn ngươi đưa con cùng trở về để nó nhận tổ nhân tông có danh phận rõ ràng.
Hắn cúi đầu nhẹ nhàng ôm bộ thi hài vào trong lòng khóc nức nở. Làn mưa bụi lất phất kéo đến, sắc hoa đào dịu dàng bay bay phiêu du theo cơn gió như người con gái mĩm cười đầy lưu luyến nhìn người mình yêu thương " Tố nương! Chúng ta về nhà thôi. Ta cùng nàng và con trở về thôi!". Trong mông lung ta như thấy hồn phách phi tán của thiếu phụ ôm con mĩm cười, mắt ngấng lệ cúi đầu cảm tạ với hoàng hậu tỷ tỷ.
Dung Âm rũ mắt khẽ thở dài nói với ta
- Tĩnh Hảo à, trước giờ muội giỏi nhất là tra án, muội giúp ta điều tra cái chết của Tố Nương, để cô ấy ra đi cũng được rõ ràng.
Ta cúi thấp đầu nói Dạ.
Nàng lại nhìn tới Nhàn phi:- Ta nghe Tam Lão Nương nói cả trấn này không ai biết chữ. Thường nói trẻ nhỏ là hy vọng của đất nước, không thể để cho đất nước này suy tàn được. Thục Thận à, sau khi trở về nàng hãy cầm lệnh bài của ta phân phó phủ Nội Vụ cứ một vài tiên sinh đến đây dạy chữ cho bọn trẻ trong trấn đi.
Nhàn Phi nhúng người làm một cái lễ :- Thần thiếp lãnh chỉ!
------------------------------
Xin hãy ủng hộ truyện mới của tôi
https://my.w.tt/vwmipZbKmU Truyện ngắn: NGÀY TUYẾT NGƯNG RƠI
Thể loại: Bách hợp, hiện đại, ngược
Lam- Ngôn CP