Ngủ Ngon, Paris
|
|
CHƯƠNG 34
Tôi khi ấy, là toàn tâm toàn ý muốn tiến bộ, muốn trở nên tốt hơn, vì lý tưởng vì tương lai, không chỉ là nói vài lời dễ nghe mà thôi. Nghĩ rằng, chỉ cần là hữu tâm, nơi đâu cũng có thể gặp nhau. Đến lúc đó, có lẽ tôi cũng có thể gửi bưu thiếp cho hắn, để hắn nhìn thấy bức tường Berlin, cổng Brandenburg, hoặc là lâu đài Neuschwanstein. —— “Ngủ ngon, Paris” Sau khi đoản thiên “Ngủ ngon, Paris” đăng trên chuyên mục tạp chí, đã nổi danh một cách thần kỳ. Thịnh Minh cũng đã nhận được email do độc giả gửi đến. Trong đó một bức thư dài viết thế này: “Sau khi đọc văn tự rồi rất cảm động, nó khiến tôi nghĩ đến người đã rời khỏi tôi hai năm trước, hắn xa tại La Mã. Hai năm trước, giây phút sắp sửa chia tay, tôi và anh có tâm trạng tương tự nhau. Chỉ cảm thấy hắn một đi này, thì sẽ không trở về nữa. Hắn trời sinh tính tình trầm mặc, nhưng lại lãng mạn. Chúng tôi từng có rất nhiều lần lữ hành. Lần cuối cùng, hắn đưa tôi đi Tây Tân Cổ Độ, nhìn con dốc năm mươi ba bậc của Trấn Giang. Hắn cũng giống như anh vậy, thích văn học. Ở chỗ bến đò, hắn nói, thời xưa Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên đều ở chỗ này chờ thuyền đi qua. Hắn còn ngâm “Bạc thuyền Qua Châu” của Vương An Thạch khi từ Tây Tân Độ đi thuyền lên phía bắc đã làm: “Kinh khẩu Qua Châu nhất thủy gian, Chung sơn chỉ cách kỉ trùng san. Xuân phong hựu lục Giang Nam ngạn, minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn?” Nhìn mặt trời lặn chậm rãi chìm vào dòng sông, tôi vô cùng đau lòng. … Hắn đi được khoảng chừng một tháng, tôi nhận được bưu thiếp mà hắn gửi về. Đấu trường La Mã, đền Pantheon, quảng trường Tây Ban Nha, gần ngay trước mắt. Mặt trái của bưu thiếp, là vài dòng thăm hỏi, hắn dùng tiếng Ý nói yêu tôi. Có lúc cũng có thơ từ mà hắn mới viết. … Rốt cục tôi đã lại một lần nhận thức được ý nghĩa của chia xa. Nó không phải là cuộc đời này sẽ không gặp nhau nữa, mà là vì một cuộc tương phùng tốt hơn. Còn tình cảm giữa người với người, có một chút ước vọng như thế mới có thể có được sự mỹ mãn không theo lối mòn. Nếu như là thật tâm, vậy thì bất luận cách nhau bao nhiêu khoảng cách, đều có thể gặp nhau. Chúc phúc anh.” Bức thư ấy, Thịnh Minh đọc hai lần, lưu lại trong hộp thư. Cuối tuần, hắn mở một tấm bản đồ thế giới thật to ở trên sàn nhà, bắt đầu nghiêm túc nghiên cứu. Châu Tử Bùi không rõ nguyên do, bưng ly cà phê ngồi một bên, hỏi rằng: “Cậu đang làm gì đấy?” Thịnh Minh nghiêm túc nghiên cứu, im thin thít. Qua không lâu, ngẩng đầu lên hỏi, “Từ đây bay đến Paris, cần bao nhiêu thời gian?” “Mười hai tiếng đồng hồ là dư rồi.” Chàng trai không cần suy nghĩ. “Vậy đến Frankfort thì sao?” “Ừm, ” Châu Tử Bùi buông cái ly xuống bắt đầu suy tư, “Tính ra thì, chắc chừng mười một tiếng.” “Vậy nếu như từ Frankfort đến Paris thì sao?” “Chỗ đó à, chỗ đó thì rất gần, cũng có thể không ngồi máy bay. Bởi vì Pháp Đức là giáp giới mà, diện tích lãnh thổ lại nhỏ, cũng cỡ đi du lịch trong nước thôi.” Thì ra gần như vậy. “Cũng không cần ngồi máy bay?” “Đức Pháp có đường tàu cao tốc nối liền mà, ngồi cái đó thì có thể đến rất nhiều nơi luôn đó.” “Thành phố lớn, đều có thể đến sao?” Paris thì sao, cũng đến được sao? “Đó là đương nhiên a. Vì Frankfort cũng tương đương với đầu mối giao thông trọng điểm của Đức, tựa như Paris vậy, rất nhiều chuyến bay đều đáp ở bển. Từ chỗ đó xuất phát, đi đâu cũng đều rất thuận tiện. Sao rồi, thế nào đột nhiên lại bắt đầu nghiên cứu địa lý rồi?” Thịnh Minh úp sấp lên tấm bản đồi to đùng, “Không có gì, chỉ tùy ý nhìn xem thôi.” Hắn nhìn giáp giới hai nước Pháp Đức, đầu ngón tay rà dọc theo biên giới hai nước. Ừm… xem ra khoảng cách Stuttgart với Paris gần hơn chút, Freiburg cũng được, cơ hồ trực tiếp nằm ngay tại nơi giáp giới. “Được rồi, không xem nữa.” Châu Tử Bùi đi qua, đứng đằng sau kéo Thịnh Minh dậy, “Mùa thu không thể nằm trên đất, nhanh, đứng dậy nào.” “… Mình vẫn chưa xem xong mà.” “Vậy ngồi trên sô pha cũng có thể xem thôi.” Châu Tử Bùi lùa Thịnh Minh lên sô pha, rồi nhặt bản đồ thế giới trải trên mặt đất lên, “Học kỳ này đang học địa lý nước Đức à, hay là tình hình tổng quát của Đức? Cần xem mấy cái này?” “Có học chứ.” Thịnh Minh đón lấy bản đồ, tiếp tục nghiên cứu. Khoa tiếng Đức triển khai chương trình xuất ngoại giao lưu và bảo lưu nhằm vào sinh viên năm ba năm tư, Thịnh Minh đã sớm nghe ngóng được. Châu Tử Bùi, trong khoảng thời gian sắp tới, nếu mình được quyết định sẽ xa tận trùng dương, mình nhất định ngồi tàu siêu tốc đi Paris thăm cậu. Nếu như mình ở Stuttgart, mình đi thăm cậu nếu như mình ở Frankfort, mình đi thăm cậu dù cho ở Berlin nơi phương bắc, ở Hamburg, mình cũng đi thăm cậu. Nếu như cuối cùng, mình ở đây, vậy mình sẽ ở nơi đây chờ cậu về. Cậu luôn nói mình giống như nước nguội, có đôi khi càng giống một khúc gỗ. Thực sự thì cũng chẳng phải là chất phác nhạt nhẽo cái gì cũng ko biết, trong lòng vẫn là hiểu được, chỉ là không nói ra mà thôi. Tương lai sẽ thế nào, chúng ta ai cũng không biết. Nếu như hiện thực đã không cách nào thay đổi, vậy thì đành phải tiếp nhận nó. Nơi có cậu, hoặc là nơi cách cậu gần nhất mà mình có thể đến được, mình đều muốn đi. Dường như chỉ cần cậu ở đó, mùa xuân thì chưa bao giờ ra đi vậy. — Một số địa danh nổi tiếng Tây Tân Cổ Độ (mở xem hình khu này đẹp lung linh, muốn đến quá, nguyên sơ luôn) Điểm đến hấp dẫn vầy mà không có chút thông tin nào là sao… =.=
Tây Tân Cổ Độ (西津古渡) Tây Tân Cổ Độ tọa lạc tại chân núi Vân Đài phía tây thành phố Trấn Giang, Trung Quốc. Là một khu phố cổ có nghìn năm lịch sử, khiến người ta phải ca ngợi tán dương. Toàn bộ chiều dài tuy dưới năm trăm mét, nhưng lại có con đường thanh thạch (đá đen) từ thời Đường Tống tới nay, tháp đá Nguyên Minh, lầu các thời vãn Thanh, đều là những kiến trúc phong tình đặc biệt, vài thạch môn (cửa đá) cổ kính được xây cạnh con dốc, trên cửa có những lời đề tự của danh nhân các triều đại rõ ràng có thể thấy được, bến đò nhỏ phía tây vẫn duy trì phong cách của Đường Tống, bước chậm trên con đường cổ kính này, tựa hồ là đang tản bộ trong một tòa bảo tàng lịch sử thiên nhiên, có thể lãnh hội phong cách và diện mạo của cổ thành, thương nghiệp phồn thịnh năm xưa. Đáng quý chính là, tuy rằng Tây Tân Độ nằm ở khu thành cổ dân cư đông đúc của Trấn Giang, nhưng vì là chân núi Vân Đài, lại có núi Tượng (núi Voi) che khuất, giá trị khai phá kinh tế hiển nhiên không bằng những vùng đất bằng phẳng trống trải, thế là, may mắn tránh thoát quá trình cải tạo và kiến thiết thành cổ trong những năm gần đây. Một nơi có đầy đủ giá trị văn hóa và tham quan như vậy, cũng vẫn chưa bởi vì quá trình dạo chơi của du khách mà bị khai phá quá mức, thậm chí cả vé vào cửa cũng không có, người quản lý cũng ít thấy, hoàn toàn là trạng thái nguyên sinh.
Con dốc năm mươi ba bậc (ngũ thập tam pha) (nguồn: baidu of China)
Bức Tường Berlin Tên tiếng Đức: Berliner Mauer, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít” và bị người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là “Bức tường ô nhục” là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức. Khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm trong khoảng từ 86 đến 200 người. Một phần của bức tường Berlin là di tích nổi tiếng nhất của cuộc chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ 2 giữa khối Đồng Minh và Liên bang Xô Viết. Được xây dựng vào năm 1961 nhằm ngăn cản những người bỏ trốn từ Đông Đức sang Tây Đức. Bức tường Berlin lúc đó được xem như biên giới chia cắt nội địa nước Đức. Trong thời gian tồn tại đến trước năm 1989 bức tường này đã chứng kiến rất nhiều nạn nhân đã bị bắn chết khi tìm cách vượt qua nó, sau này người Đức đã làm một khu tưởng niệm để tưởng nhớ các nạn nhân này. Sự sụp đổ của bức tường Berlin cũng đánh dấu thời kỳ chiến tranh lạnh, sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, thống nhất nước Đức. Sự sụp đổ của Bức Tường Berlin sau hơn 28 năm tồn tại chính xác diễn ra vào đêm ngày 9 tháng 11 năm 1989, rạng sáng ngày 10. Sự kiện này được người dân Đức chào đón và hiện nay tiến hành như lễ kỷ niệm thống nhất đất nước. Ngày nay phần còn lại của bức tường có thể dễ dàng được tìm thấy tại phía Đông trung tâm thành phố dọc sông Spree trên đường Mühlenstraße gần Oberbaumbrücke.
Cổng Brandenburg Tên tiếng Đức: Brandenburger Tor, là cổng thành phố trước đây và là một trong những biểu tượng chính của thành phố Berlin, Đức. Cổng này nằm ở giữa Pariser Platz và Platz des 18. März và là cổng duy nhất còn lại của một loạt cổng cổ ra vào Berlin. Cách cổng Bradenburg một khúc phố về phía bắc là Reichstag nơi Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức nhóm họp. Cổng này là trọng tâm của đại lộ Unter den Linden, con đường trứ danh với hàng cây đoạn lá bạc (Tilia tomentosa) nối liền hoàng cung và cổng Bradenburg. Vua Friedrich Wilhelm II là người ra lệnh xây cổng như một biểu tượng của hòa bình. Người thiết kế là Carl Gotthard Langhans với việc xây cất kéo dài từ năm 1788 đến năm 1791 mới hoàn thành. Biểu tượng chính thức của Berlin cũng như của nước Đức. Cổng Brandenburg và tượng thần chiến thắng Quadriga nằm bên trên là cổng duy nhất còn lại của một loạt các cổng thành để đi vào Berlin khi xưa. Chứng kiến nhiều thăng trầm của thành phố, khi bức tường Berlin được dựng lên thì đây chính là nơi qua lại giữa Tây và Đông Berlin. Cổng Brandenburg là một điểm thăm quan văn hóa lịch sự không thể bỏ qua khi tới Berlin. Cạnh cổng Brandenburg là quảng trường Pariser Platz ngày nay là nơi thường xuyên thu hút khách tham quan, chụp hình lưu niệm và cũng là nơi người dân Berlin tụ họp mỗi khi đón chào năm mới hay có một sự kiện nào đó. Bạn có thể đến đây bằng tàu điện ngầm U55, ngoài ra các loại xe bị cấm đến khu vực quảng trường và cổng Brandenburg. Từ cổng Brandenburg bạn cũng có thể dễ dang đi bộ tới đại lộ đẹp nhất của Berlin – Unter den Linden và cầu Schlossbrücke. Unter den Linden là đại lộ có những hàng cây đoan (Linden) xanh mát rượi và những hàng ghế dài, tại đây bạn chỉ bắt gặp những người đi bộ hay xe đạp, cảm giác một không thí rất thoải mái và yên bình ngay giữa lòng thành phố.
Lâu đài Neuschwanstein Là một lâu đài nằm trong địa phận của làng Schwangau gần Füssen trong miền nam nước Đức do Vua Ludwig II của Bayern cho xây dựng. Lâu đài này là lâu đài nổi tiếng nhất trong số các lâu đài của Ludwig II và là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Đức. Lâu đài còn được các doanh nghiệp lữ hành gọi là “Lâu đài trong truyện cổ tích”.Lâu đài được sử dụng làm hình mẫu cho lâu đài nàng công chúa Lọ Lem trong công viên Walt Disney. Ngay gần đấy là Lâu đài Hohenschwangau. Nếu như cung điện Versailles phô bày trước công chúng Pháp vẻ xa hoa, tráng lệ, hay Buckingham toát lên nét quý tộc lâu đời của Anh, thì lâu đài Neuschwanstein là hiện thân cho lối kiến trúc thần tiên và cách tân lãng mạn của Đức vào thế kỉ 19. Những tháp canh đỉnh nhọn lớn nhỏ ẩn hiện trong làn sương, vây quanh tòa thành vững chắc. Những chùm đèn xa hoa, lộng lẫy theo phong cách Byzantine có ở khắp mọi nơi. Đặc biệt, khung cảnh nhìn từ những ban công của lâu đài cho ta một cái nhìn toàn cảnh thảo nguyên Schwangau của vùng Bavaria hùng vĩ, bạt ngàn: Hồ Alpsee và Schwansee nằm sóng đôi nhau. Xa xa là dãy núi Tyrolean phân ranh giới giữa Đức và Áo. Giống như vua Ludwig II từng nói: “Quang cảnh này là điều đẹp đẽ nhất mà ta đã tìm thấy ở lâu đài này…”.
Bài trí trong lâu đài: link (phong cách Tân lãng mạn mình khoái nhất) Xem thêm những điểm nên đến ở Đức Đấu trường La Mã – Đấu trường Colosseum Đấu trường La Mã được biết đến đầu tiên dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfiteatro Flavio tiếng Ý, sau này gọi là Colosseum hay Colosseo, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Công suất chứa lúc mới xây xong là 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu thi đấu và trình diễn công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã được hoàn thành năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus, với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian. Đấu trường Colosseum ban đầu là một nhà hát ngoài trời, được xây dựng dưới thời vua Titus, sau đó bị Hoàng đế Nero đốt cháy. Đến năm 72 sau CN, đấu trường mới được vua Vespasian cho xây lại bằng đá. Đấu trường được xây dựng như một sân vận động lớn, cao khoảng 48,5 m, hình ê-líp, chiều dài 188m, rộng 156m, 80 bậc thang ngồi vòng quanh, có sức chứa khoảng 87.000 người.
Mặt ngoài đấu trường cao 57m, mỗi tầng có 80 vòm cửa cuốn. Toàn bộ công trình khổng lồ ấy được xây cách đây gần 2.000 năm, không sắt thép, bê tông, xi măng, chỉ có đá, gạch, vữa và lao động thủ công hoàn toàn nhưng vẫn đứng vững tồn tại đến ngày nay. Vào bên trong, giữa sân là một bãi nổi cao rộng như một sân đá bóng dùng làm nơi thi đấu, dưới các bậc ngồi là những hầm giam nô lệ, võ sĩ và thú dữ. Nơi đây đã từng diễn ra những cuộc thi đấu đâm chém đẫm máu giữa các nô lệ với nhau và với thú dữ để mua vui cho các hoàng đế, quý tộc, chủ nô và thị dân La Mã. Có trận đấu lên đến 5.000 nô lệ chiến đấu với mấy ngàn thú dữ như hổ, báo, sư tử, voi. Đó là những trận đấu sống còn của các võ sĩ giác đấu thời La Mã Lịch sử có lưu truyền rằng, người nô lệ anh hùng Spartacus – người được bọn chủ nô La Mã nuôi và huấn luyện để trở thành đấu sĩ, vào năm 73 trước CN đã kêu gọi các nô lệ bị bắt làm đấu sĩ đứng lên khởi nghĩa: “Nếu các bạn tự cho mình là những con vật thì các bạn cứ việc chờ lưỡi dao của bọn đồ tể, còn nếu các bạn coi mình là người thì hãy đứng lên theo tôi… Nếu phải chết thì chúng ta sẽ chết dưới bầu trời tự do, còn hơn là chịu chết trên trường đấu làm trò giải trí cho kẻ thù”. Tuy nhiên, những trận đấu dã man như thế vẫn đã diễn ra trong mấy trăm năm dưới thời đế chế La Mã. Chỉ đến khi đế chế La Mã sụp đổ vào năm 476, đấu trường mới bị bỏ hoang phế Mặc dù ngày nay đấu trường La Mã đã bị tàn phá nặng nề bởi các trận động đất và bàn tay của con người, song nó từ lâu đã trở thành một nơi mang tính biểu tượng của đế chế La Mã huy hoàng và là một trong nhưng minh chứng sinh động về kiến trúc La Mã. Ngày nay, đấu trường là nơi tham quan du lịch nổi tiếng của Roma nói riêng và đất nước hình chiếc ủng nói chung. Đền Pantheon Là một công trình kiến trúc ở Roma, Ý. Chiếm vị trí nổi bật nhất trong pho sử đền đài La Mã và thế giới là đền Pantheon – “Ngôi đền của mọi vị thần” được xây dựng vào năm 118 – 126 dưới triều vua Hadrianus. Hình thức và quy mô ngôi đền vượt lên tất cả các đền đài có trước đó. Thật hiếm có công trình kiến trúc cổ đại nào còn giữ được khá nguyên vẹn như đền Pantheon ở Roma, thủ đô nước Ý. Đây là một trong những di tích lịch sử và công trình kiến trúc độc đáo thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan.
Quảng trường Tây Ban Nha Quảng trường Tây Ban Nha được gọi là “trái tim du lịch” của Rome – nơi thu hút nhiều du khách nhất. Đây là điểm hẹn lý tưởng để tỏ tình với người yêu là nơi lý tưởng để hoài niệm, tiếc nuối những mối tình dang dở… Quảng trường này đẹp nhất là vào mùa xuân khi hàng dài hoa đỗ quyên bừng nở chạy dọc theo từng bước chân lên xuống. Nếu có dịp sang Rome, bạn đừng quên dừng chân ngồi lại trên các bậc cầu thang của quảng trường, lắng nghe tiếng đàn nghệ sỹ và ngắm nhìn các đôi uyên ương.
Quảng trường Tây Ban Nha bao bọc bởi cây cọ và các cửa hiệu thời trang thanh lịch. Tên của quảng trường xuất phát từ sứ quán Tây Ban Nha gần đó thế kỷ 17. Những bậc tam cấp do người Pháp xây từ 1723-1725 từ quảng trường lên đến nhà thờ Pháp Trinita dei Monti ở đỉnh đồi (nhà thờ Tam vi nhất thể được xây năm 1502 với tháp chuông bằng đá) là nơi hẹn hò của những đôi tình nhân và lúc nào cũng đông du khách và người dân địa phương. Vào mùa xuân từ dưới chân lên đến đỉnh các bậc thang phủ đầy hoa azaleas. Dưới chân là đài phun nước Fontana della Barccacia có hình dạng con thuyền cỗ. Ý tưởng thiết kế đài phun nước hình con thuyền do gợi ý từ trận lụt 1598 từ con sông Tevere ở Rome, nước rút đi để lại một con thuyền trên bờ. Qua khỏi đài phun nước là một trong những con đường có các cửa hiệu thời trang cao cấp mắc nhất Rome. (nguồn: tổng hợp)
— Vương An Thạch Chữ Hán: 王安石 Wang Anshi 18/12/1021 – 21/5/1086), tự Giới Phủ (介甫), hiệu Bán Sơn Lão Nhân (半山老人 Banshan Laoren), người ở Phủ Châu – Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.
Bạc thuyền Qua Châu – Vương An Thạch 泊船瓜洲 – 王安石 京口瓜洲一水間 鐘山只隔幾重山 春風又綠江南岸 明月何時照我還 + Hán Việt: Bạc thuyền Qua Châu – Vương An Thạch Kinh Khẩu, Qua Châu nhất thủy gian, Chung san chỉ cách kỉ trùng san. Xuân phong hựu lục Giang Nam ngạn, Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn? + Bản dịch của Nam Trân: Đỗ thuyền bến Qua Châu – Vương An Thạch Qua Châu, Kinh Khẩu cùng sông, Cách vài dãy núi, núi Chung cũng gần. Bờ nam cỏ biếc hơi xuân, Đường về còn đợi đến tuần trăng nao? XIV. Châu Tử Bùi, mình không quên cậu nói muốn cùng mình một đời một kiếp.
|
CHƯƠNG 35
Khi ấy tôi đã hiểu được rằng, sau khi hắn đi rồi, hồi ức chỉ biết trở thành kỷ niệm. Những điều mà hắn gánh vác thay tôi, tôi phải tự mình đảm đương tất cả trở lại. —— “Ngủ ngon, Paris” Mấy ngày nay chung quy cũng hoàn thành xong xuôi sự vụ trong công ty, nên cuối tuần có thời gian để ở nhà nghỉ ngơi thoải mái. Biết rằng trước đây mình công tác bận bịu quá, ít quan tâm được người trong nhà nọ. Châu Tử Bùi khó có dịp rảnh rỗi, vốn nghĩ cùng Thịnh Minh ra ngoài xem bộ phim điện ảnh, không ngờ thằng cha kia lại có chuyện đi xã giao —— một số giáo viên trong trường tổ chức tụ họp. Bữa tối pha tô mì ăn liền giải quyết một cách tội nghiệp. Rảnh chẳng có gì làm, lấy quyển “Ngủ ngon, Paris” nọ trên giá sách xuống. Bản sách này bây giờ các hiệu sách lớn đều bán sạch trơn, từ khi hắn đi công tác hồi tháng trước về cũng vẫn chưa có dịp xem. Đọc tên quyển sách, mơ hồ cảm thấy có liên quan tới mình, hắn mở ra đọc. Ở mục lục, mỗi một chương đều lấy thời gian phân thành giai đoạn. CHƯƠNG THỨ CHÍN, THÁNG 8 NĂM 2003. ĐÂY LÀ THỜI GIAN HẮN VỪA MỚI ĐI PARIS. VÌ PHÂN ĐOẠN RIÊNG CHO KHOẢNG THỜI GIAN ĐẶC BIỆT ẤY, CHÂU TỬ BÙI CÀNG CẢM THẤY HỨNG THÚ ĐỐI VỚI QUYỂN TRUYỆN NÀY, THẾ LÀ BẮT ĐẦU ĐỌC TỪ CHƯƠNG THỨ CHÍN.
Nếu như nói đó là một quyển tiểu thuyết, không bằng nói đó là một quyển bút ký chân thực thì hơn. Mùa hè năm 2003, ngày đi của Châu Tử Bùi đã như lửa sém lông mày. Mùa hè ấy trời vô cùng nóng bức, ánh nắng mặt trời chiếu xuống mà da đầu như muốn bỏng. Châu Tử Bùi cầm tay Thịnh Minh đi trên đường, cảm giác trong lòng bàn tay hắn toát ra một tầng mồ hôi. Thịnh Minh có lẽ sẽ không quên tình cảnh ngày ấy, đó là trước khi Châu Tử Bùi đi một ngày. Chàng trai về nhà sau bữa cơm chia tay với bạn học trong lớp. Đi trong hành lang, mới bước hai bước, đèn cảm ứng trong hành lang đã sáng lên, hắn tìm chìa khóa nhà dưới những tia sáng. Người trong nhà nhạy cảm nghe được động tĩnh, Châu Tử Bùi còn chưa kịp đút chìa khóa vào trong lỗ khóa, cửa đã mở ra. Phần lớn hành lý đã sửa soạn đóng gói xong từ trước, chiếc vali lớn dựa vào bên bức tường phòng ngủ. Thịnh Minh vẫn chưa ăn cơm tối, pha mì trong bếp một mình, “Cậu có đói bụng không?” Châu Tử Bùi không lên tiếng, chỉ lắc đầu, ngồi một bên im lặng hút hai điếu thuốc. Hắn bưng mì đã nấu xong đi ra nhà bếp. Đối lưng với Châu Tử Bùi thản nhiên nói: “Sau này, hút thuốc ít một chút nhé.” “Mình biết.” “Rượu cũng không thể uống nhiều nữa.” “Ưm.” “Ăn cơm cho đúng bữa… Tự chăm sóc tốt cho bản thân.” Thay mình, chăm sóc thân thể cho tốt. “… Ưm.” “Gặp ba mẹ rồi, hỏi thăm giúp mình.” “…” “Còn nữa…” Rõ ràng không phải người dông dài như thế, lúc này lại một khắc không ngừng. Nếu không nói tiếp, sợ rằng sau ba năm, cũng không còn cơ hội nữa. “Hôm nay dọn hành lý cho cậu, bỏ thêm hai bộ đồ mùa thu trong vali lớn nhất. Nếu không đủ đến nơi rồi đi mua thêm… Còn…!” Châu Tử Bùi an tĩnh lắng nghe, chần chừ đưa tay kéo Thịnh Minh qua ôm lấy. Hắn dựa vào đầu vai Châu Tử Bùi, ngẩn người, rồi cũng vòng tay ôm lấy tấm lưng chàng trai. Hắn vùi đầu thật sâu vào cần cổ người nọ, im ru. Sau đó, Châu Tử Bùi buông hắn ra, đưa tay lấy kính mắt hắn xuống. Họ hôn môi. Cơ hồ không để lại một lối thoát nào, kịch liệt và ngang ngạnh. Châu Tử Bùi ngang ngược giữ rặt lấy gáy Thịnh Minh, họ trao nhau những nụ hôn sâu chồng chất. Tựa như sắp thiếu dưỡng khí, như là chết đuối vậy, trong cổ họng phát không ra tiếng. Cuối cùng Thịnh Minh thấy khó thở, quay đầu đi, vùng ra khỏi nụ hôn kịch liệt mà ngang ngược ấy. Châu Tử Bùi lại không để ý, mà đi hôn cổ hắn, bên tai, cướp đoạt như thể một tấc cũng không chịu dễ dàng bỏ qua. Lúc này Châu Tử Bùi dường như trầm lặng khác thường, chăm chú với trận tính ái sắp xảy ra trước mắt. Thịnh Minh bị anh chàng liếm chịu không nổi, thở ra thành tiếng. Có bàn tay giảo hoạt lần tìm vào trong áo, vuốt ve cột sống lộ xương của hắn. Tiếp đó áo cũng bị kéo hết lên ***g ngực, đầu lưỡi ấm áp không thể chờ đợi thêm bắt lấy hai điểm trước ngực, liếm láp mút vào, Thịnh Minh rên nhẹ một tiếng, rồi ôm chặt lấy Châu Tử Bùi. Người có mái tóc nâu dốc hết sức khiêu khích người trước mắt, bàn tay trái linh hoạt mau lẹ kéo khóa quần ra, nắm chặt thứ đã có phản ứng nọ. Hôm nay vậy mà cương khác thường. Thịnh Minh nghiêng mặt qua tìm đến môi chàng trai, hôn lên. Là sự chủ động nhiệt tình khó có được. Châu Tử Bùi vừa cùng Thịnh Minh hôn môi, vừa săn sóc phía dưới cho hắn. “… Cho mình.” Nghe thấy Thịnh Minh chủ động yêu cầu như vậy, Châu Tử Bùi có chút bất ngờ. “Nhanh lên một chút… Mình muốn cậu…” Ý thức được Thịnh Minh đang chủ động dùng tay đi xuống sờ mình, anh chàng mới tin tưởng đây cũng không phải mình đang lỗi giác. Nhìn thấy Thịnh Minh khó có dịp như thế này ở ngay trước mắt, bản thân cũng sắp đến cực hạn, có phần cầm giữ không nổi. Không có làm mở rộng cho đàng hoàng, vịn bức tường, Châu Tử Bùi đỡ thứ của mình, trực tiếp đi vào Thịnh Minh. Hẳn rất đau. Bởi vì cánh tay víu lấy Châu Tử Bùi đang dùng sức dữ dội, ghìm đến mức cổ hắn thấy mỏi nhừ. Nhưng người trước mắt lại chịu đựng không la một câu, chỉ là ấm ức rên hai tiếng. “Chặt thật…” Nâng bắp đùi hắn lên, chỉ cảm thấy cả thân thể người nọ cơ hồ không có nhiệt độ gì. Mà nội bích thì lại nóng không thể tưởng tượng. Mới vào được phân nửa, không dám làm càn tiếp, khe khẽ hỏi hắn: “Có phải đau không?” Thịnh Minh dùng sức ôm chàng trai, giọng nói thoáng chút mơ hồ, “Vào đi… Đi vào hết đi…” Bên trong quấn lấy hắn sít sao, Châu Tử Bùi không kềm được lại đưa vào bên trong từng chút một. Sau khi vào đến tận cán, có chút kích động run run. Ngừng một lát, rồi bắt đầu trừu động chầm chậm. Không bôi trơn, làm có hơi khó khăn. Thế nhưng đối với người tiến vào mà nói, thì lại có khoái cảm không thể sánh nổi bình thường. Khuôn mặt Thịnh Minh đỏ bừng bừng, mi đầu cũng khóa chặt lại. Hắn vùi vào trong bờ vai Châu Tử Bùi nức nở. May mà Châu Tử Bùi không nhìn thấy hắn như thế này. Châu Tử Bùi cố nhẫn nại đưa đẩy một trận, đã có phần không khống chế nổi. Trừu động nhanh mang đến khoái cảm cường liệt cho chàng trai, cơ hồ sắp sửa cao triều. Nhưng mà người trên vai, bởi vì đau đớn nên chỉ một mực ôm lấy hắn, vài tiếng rên rỉ cuối cùng mang theo tiếng khóc. Châu Tử Bùi cảm thấy hình như có thứ gì rơi trên vai mình, thấm ướt áo, nóng hổi nóng hổi. Một trái tim, thắt thật đau. Châu Tử Bùi, mình đau quá. Châu Tử Bùi, đừng quên mình.
|
CHƯƠNG 36
Buổi chiều ngày ấy tiễn hắn đi, tôi vờ như không có chuyện gì xảy ra, vẫn quay về trường học hai tiết Tình hình chung của Đức. Đến buổi tối tôi nằm vào trong ổ chăn rồi, hắn vẫn đang bay. Hừng đông ngày kế, tôi giật mình tỉnh giấc khỏi cơn ác mộng với một thân mồ hôi lạnh. Sau đó an tâm khi biết được rằng, máy bay chở hắn đi Paris không hề gặp tai nạn trên không như tôi đã thấy trong mơ. Tôi muốn hắn năm năm tháng tháng bình an. —— “Ngủ ngon, Paris” Một đêm trước khi chia tay, làm một cách dữ dội. Rất đau. Khi đó Thịnh Minh cố chấp nghĩ rằng, có lẽ đau một chút, thì sẽ nhớ kỹ một chút. Bởi vì quá mệt mỏi, cho nên đi vào giấc ngủ thật nhanh. Trong khi đang ngủ mơ mơ màng màng, cảm giác được Châu Tử Bùi nắm lấy tay hắn. Chàng trai mở lòng bàn tay hắn ra, vuốt ve, nắn nót vẽ mấy chữ. Trong bóng tối, hắn loáng thoáng nhận ra được chúng. Viết xong rồi, Châu Tử Bùi nắm chặt nó. Một, đời, một, kiếp. Châu Tử Bùi nắm lấy tay hắn mạnh lắm, cũng có lẽ bởi vì vậy, Thịnh Minh cơ hồ muốn khóc ra. Thế nhưng hắn không dám tạo thành tiếng. Châu Tử Bùi, mình không quên cậu nói muốn cùng mình một đời một kiếp. Bởi vì không dám mở mắt, cho nên hắn cũng sẽ không biết được, Châu Tử Bùi đang nắm chặt tay hắn kia, đang lau khóe mắt của mình trông rất tội. Trên chiếc vali lớn của Châu Tử Bùi, dán một tờ giấy do Thịnh Minh tự tay viết. Lúc đến sân bay rồi, chàng trai mới để ý thấy. Nghiêng đầu nhìn, là một câu tiếng Đức: Ich warte immer auf dich. Là những chữ cái latinh rất đẹp của Thịnh Minh. “Nó có ý gì?” Chàng trai hỏi hắn. Thịnh Minh nhìn đi nơi khác, bộ dạng đầy vô tình, “Tự mình nhìn đi.” “Ngốc ơi, mình làm sao đọc hiểu tiếng Đức được chứ.” “…” Vậy thì hãy dùng ba năm của cậu để đọc hiểu nó. Vẫn tưởng rằng chia tay rất khó khăn, nhưng thực tế ngược lại cũng thật nhẹ nhàng. Châu Tử Bùi chỉ cảm thấy mũi hơi cay, mang theo chút cưng chiều bất đắc dĩ, xoa xoa đầu Thịnh Minh. Người thấp hơn mình nửa cái đầu, tựa như động vật họ mèo, ngoan ngoãn cúi đầu im lặng. Sau đó, hắn tiễn chàng trai vào cửa, chàng trai dừng ở lối vào ngoan cố không chịu đi vô. Thịnh Minh vẫy vẫy tay với hắn rồi kiên quyết xoay người, bởi vì chỉ có như vậy, mới không bị bóng lưng ra đi của chàng trai đánh bại. Sau đó, máy bay chở chàng trai cất cánh trên đầu, trong chốc lát đó, Thịnh Minh chỉ cảm thấy màng tai lùng bùng kinh khủng. Châu Tử Bùi đi được một tháng, kế hoạch lữ hành của khoa tiếng Đức, không ngờ điểm đến lại là Hạ Môn. Thịnh Minh từ chối bảo “Tớ đã đi rồi a”, nhưng vẫn bị bác bỏ —— mỗi người trong lớp đều muốn đi mới được. Loại cảm tình vi diệu ấy, hình như rất đỗi phiền não. Trên máy bay, hắn lại đọc “Bình minh” của Hải Tử một lần nữa —— nhớ năm ấy, khi cùng Châu Tử Bùi đi du lịch, cũng là đọc Hải Tử. Quét dọn sạch sẽ bầu trời và mặt đất Trả về một người mà đường ruộng không quen Tôi cô đơn đợi, tôi âm trầm đợi Tuyết tháng Hai, mưa tháng Hai Nước suối trắng xóa chảy xuôi Đóa hoa vì ai mà nở Vĩnh viễn là lúa mạch mỹ lệ bị thương kia Tỏa hương thơm, đứng ở trên núi. Giờ đây đọc lại, dường như càng có sự bi thương khi đến một nơi lạ lẫm — Quét dọn sạch sẽ bầu trời và mặt đất. Trả về một người mà đường ruộng không quen. Tôi cô đơn đợi, tôi âm trầm đợi. Đêm khuya, hắn ở trong phòng khách sạn, bật TV nhỏ tiếng, trên màn hình vừa lúc đang chiếu một trận bóng. Tủ đầu giường có bày hai lon Heineken, vậy mà hắn một hơi uống sạch sẽ, viền mắt ướt, cuối cùng chảy ra hai giọt nước. Châu Tử Bùi, mình nhớ cậu. Chừng nào cậu mới về? —— À, còn hai năm mười một tháng nữa. Nỗi đau buồn mà chia xa mang đến, nó giống như lớp bụi trong căn phòng nhiều năm không được quét dọn, phủ dày kín cõi lòng. Đau là thế, cũng không phát ra âm thanh. Nhìn thấy cảnh sắc giống hệt như năm đó, nhưng cõi lòng cũng đã hoàn toàn khác hẳn khi xưa. Nếu như không phải bởi lần ly biệt này, có lẽ Thịnh Minh sẽ không biết, thì ra bản thân sợ hãi ly biệt nhường ấy. Một tuần sau đó, trở về từ Hạ Môn. Tìm được một tấm bưu thiếp có tiếng Pháp trong hộp thư. Đỉnh tháp Eiffel nhọn nhọn nấp trong tầng mây dày. Chàng trai viết bằng tiếng Trung: “Mình vừa đến nơi. Mình rất ổn, cậu đừng lo lắng cho mình nhé.” Sau đó còn dùng tiếng Pháp chép lại bốn dòng thơ của Baudelaire cho hắn, là bài mà hắn thích nhất. Một tấm bưu thiếp mỏng manh ấy, mất hơn cả hai tuần mới gửi về. Thịnh Minh cầm ở trong tay, cảm thấy cứ như trọng lượng tháp Eiffel đang nằm ngay trong lòng bàn tay mình vậy. Ich warte immer auf dich. Câu tiếng Đức treo trên vali của Châu Tử Bùi ấy, chính là như thế này, cùng chàng trai vượt qua những eo biển và đại dương. “Tôi vẫn mãi đợi bạn.”
|
CHƯƠNG 37
Khi đó bốn năm học kết thúc, có người nói bốn năm này của tôi như là trôi qua vô ích —— cả người vẫn giống như khi mười chín tuổi, giơ tay nhấc chân, một chút cũng chưa thay đổi. Chính bản thân tôi cũng thấy thời gian đi quá nhanh. Nhoáng cái, người bên cạnh đều tản đi cả, người nọ đi Paris cũng đã được một năm. Còn tôi thì vẫn duy trì dáng vẻ như vậy mà chờ đợi, giống hệt như mười chín tuổi năm ấy lần đầu gặp gỡ hắn. —— “Ngủ ngon, Paris” Năm đó, Thịnh Minh vốn có cơ hội đi Đức. Là hạng mục lưu học hai năm. Tuy nói số lượng rất có hạn, nhưng thành tích trong mấy năm của hắn vẫn luôn rất tốt, hơn nữa phỏng vấn cũng rất thành công, cảm thấy tương lai và hi vọng đều nắm ở trong tay. Nhưng một người xuất sắc như hắn, lại bất ngờ không được chọn. Thay vào đó, là Thẩm Dao – người cơ hồ chơi bời nguyên thời đại học. Lời đồn đãi và các loại tin tức hành lang không chân mà chạy, lập tức đẩy Thẩm Dao về phía đầu sóng ngọn gió. Ngay cả đi trên hàng lang thôi, cũng có thể nghe được tiếng nghị luận đều đều của các nữ sinh viên. “Nghe nói danh ngạch năm nay, học trưởng Thịnh Minh năm tư lớp II không đạt!” “Ế? Vì sao chứ? Vậy ai được?” “Thẩm Dao, cậu biết chứ?” “Người nào người nào?” “… Chậc, cái người mà có cha là cục trưởng ấy, thường chơi bóng ấy. Nghe nói hai người bọn họ còn cùng phòng nữa kia.” “Huầy, học trưởng Thịnh Minh thật đáng thương…” “Đây cũng là chuyện không có cách nào. Theo tớ thấy, lần này là trong khoa không xử lý tốt. Chuyện mà người có mắt đều hiểu được, còn đặt trên mặt bàn nữa chứ. Giờ thì làm cho mọi người biết hết…” Thịnh Minh vẫn giống như mấy năm trước, một chút cũng không thay đổi. Bất luận gặp biến cố gì bất công gì, cũng chỉ nhẹ nhàng cười một cái gác qua bên, thật sự là hoàn toàn tốt tính, nước nguội. Ngược lại với hắn, Thẩm Dao thấy áy náy nhiều lắm. Đối với chuyện học tập này trước giờ cậu ta đã không đề nổi hứng thú, nhưng cha vẫn kiên trì muốn con trai xuất ngoại tiếp tục học. Đến khi Thẩm Dao biết được, cha đã một tay xử lý xong tất cả từ lâu. Cậu ta biết rõ Thịnh Minh có bao nhiêu muốn mượn cơ hội lần này để đi Đức. Châu Tử Bùi học ở Paris, Thẩm Dao cũng hiểu. Nhưng cứ thế mà, giờ đã đi đến nước này… Hai người cùng một phòng, Thẩm Dao vài lần định mở miệng, cũng không biết mào đầu làm sao. Ngược lại Thịnh Minh thì thoải mái, nhìn thấu tâm tư Thẩm Dao, cũng chỉ cười nói: “Việc này, cậu không cần để ở trong lòng.” Nếu đã phải đi Đức, vậy thì cố gắng học hành chăm chỉ vào. Có vài thứ, có người có, có người không có có người cầu mà không được, có người vứt như dép rách. Nếu như nhất định phải cho một cái giải thích, đó chính là mệnh. Đầu năm nay, thao tác trong hộp tối nhiều đến mức đã chẳng lạ lẫm gì. Nếu nói đến những thói đời kia, Thịnh Minh là có biết, cũng nhìn thấu cả, nhưng bản thân không làm. Hoặc là những điều đó, chưa từng vào được mắt hắn bao giờ. Trước đây Châu Tử Bùi cũng từng nói hắn, một trái tim cô đơn tịch mịch, bình tĩnh đến có chút làm người ta thấy sợ, thiếu phân dã tâm. Kỳ thực cũng không phải không có ý thức sinh tồn. Chỉ là có một số vật ngoài thân, thấy người ta đầu rơi máu chảy đi tranh đi đoạt, còn mình chỉ đứng bên ngoài nhìn như đang xem kịch, cảm thấy có chút buồn cười. Trước nay hắn không thích những điều đó, chỉ chuyên tâm giữ tốt vườn nhà của mình, tuyệt đối không đến chiến trường hỗn tạp với người khác. Có đôi khi ngẫm nghĩ, đơn giản một mình viết sách, kiếm chút tiền nhuận bút, cứ như vậy qua ngày là được. Muốn thực hiện cuộc sống mà bản thân mong muốn —— nếu như đó cũng xem như là một cái dã tâm. Rất nhiều người bên cạnh vội vàng tìm một công việc, còn hắn cuối cùng quyết định thi tiếp học tiếp. Sau này nếu có thể lưu lại trường, vậy cứ cả đời ở chỗ này, dạy học. Đại học dù sao cũng tương đối tự do, chuyện cá rồng hỗn tạp cũng ít hơn đôi chút, thời gian rảnh rỗi có thể tiếp tục viết chuyên trang, làm những chuyện mà bản thân yêu thích. Sau lại nói lý tưởng ấy với Cát Giai, Cát Giai cười khẽ, tỏ ra ủng hộ đồng thời bảo: “Dự tính này cũng thích hợp với cậu.” Hắn đã thật lâu không cùng ăn cơm với Cát Giai. Cô gái này với một phong “thư tình dài nhất, động lòng người nhất” hắn không hề lãng quên, nhưng bởi vì có Châu Tử Bùi rồi, cũng sợ đôi bên lúng túng, cho nên những ngày sau đó vẫn luôn nơi nơi lưu ý, lảng tránh. Giờ đây, thời gian bốn năm cũng sắp đi hết, cô cũng có hướng đi của cô. Trước khi sắp chia tay, rốt cục lại có cơ hội ngồi cùng nhau, mở lòng nói một ít tâm sự. Nói văn học, nói chụp ảnh, nói lý tưởng, nói nhân sinh. Thịnh Minh ăn mặc đơn giản với áo sơmi kẻ vuông và quần jean. Tóc vẫn là đen đen ngắn ngắn, kính gọng đen cũng là cái cũ. Cát Giai ngồi đối diện hắn cảm thán: “Cậu thật đúng là nhất thành bất biến, bốn năm qua như một ngày. Trông vẫn hệt như năm mười chín tuổi.” Mà phụ nữ lại không thể, năm tháng dễ dàng ném người ta đi. Bốn năm trôi qua, không nói già dặn, cũng nói trưởng thành. Cuối cùng nói đến Châu Tử Bùi. Cát Giai vẫn chưa gọi thẳng tên, mà là khéo léo dùng một từ “người đó” nhắc đến. Cô hỏi: “Một năm rồi, thường có tin tức của người đó chứ?” Thịnh Minh mỉm cười, cúi đầu, “Lúc này lúc kia thôi.” Mùa hè này, Châu Tử Bùi vốn là có dự định trở về. Thế nhưng lịch học căng quá, muốn chuyên tâm sớm ngày hoàn thành. Càng huống chi, cha mẹ đều sống cùng ở Paris, dường như, cũng đã tìm không được lý do để về. Cảm tình trên thế giới này, không có nhiều kẻ thứ ba như vậy. Kẻ địch lớn nhất của chúng ta, nếu như nói là thời gian, không bằng nói là chính bản thân mình. Có lẽ là nhìn ra Thịnh Minh trầm mặc, Cát Giai chuyển đề tài, hưng phấn bừng bừng nói: “Mấy ngày nay, tớ soạn sách và những ghi chép trước đây ra, mới thấy dạo đó mình chép rất nhiều thơ cổ, thích nhất là Hoàng Trọng Tắc.” “Hoàng Trọng Tắc… Khởi hoài thập lục thủ?” “Ừ. Mười sáu bài, bài nào cũng đẹp. Nhưng vẫn nhất thích là bài thứ mười lăm.” Nghe Thịnh Minh đọc thơ xong, Cát Giai chắt lưỡi, “Tớ đã tụng không ra từ lâu lắc, vậy mà cậu lại nhớ kỹ hết cả. Lợi hại!” Hắn chỉ khiêm tốn đáp: “Hồi đó tớ cũng thích vô cùng, còn chép vào bìa trong của nhật ký nữa kìa.” —— Tự thử tinh thần phi tạc dạ, vi thùy phong lộ lập trung tiêu. Cát Giai cười lên sảng khoái: “Mai này cậu còn phải tiếp xúc với văn học Đức. Khi nào gặp nhau lại, cậu phải đọc thêm vài câu của Goethe, Shearer nghe nha.” Đang nói đến chuyên ngành nghiên cứu sinh của hắn —— văn học Đức. “Được thôi.” “Muốn nghe nguyên bài đó.” Hắn gật đầu, “Nhất định, nhất định.” — Tự thử tinh thần phi tạc dạ, vi thùy phong lộ lập trung tiêu: Trích từ: “Kỷ hồi hoa hạ tọa xuy tiêu, ngân hán hồng tường nhập vọng diêu. Tự thử tinh thần phi tạc dạ, vi thùy phong lộ lập trung tiêu. Triền miên tư tẫn trừu tàn kiển, uyển chuyển tâm thương bác hậu tiêu. Tam ngũ niên thì tam ngũ nguyệt, khả liên bôi tửu bất tằng tiêu.” (Thanh triều Hoàng Trọng Tắc “Khởi hoài” thập lục thủ chi thập ngũ) Về câu thơ thứ hai: Dịch nghĩa: Dường như sao hôm nay không phải sao hôm qua, vì ai mà đứng giữa sương gió vào nửa đêm. ( tinh thần: ngôi sao, tạc dạ: đêm qua, phong lộ: sương gió, lập: đứng, trung tiêu: quá 12 giờ ) Đại ý: Cảnh còn người mất. Đêm nay đã chẳng phải đêm qua, sao đêm qua ghi lại câu chuyện lãng mạn thổi tiêu dưới hoa, mà sao nay đêm ngược lại chỉ có thể làm bạn với mỗi con người thương tâm là hắn. Thi nhân tỉnh táo, hắn biết rõ chuyện cũ không có khả năng tái hiện, mà chính là bởi vì sự thanh tỉnh đó, mới khiến cho hắn lâm vào tuyệt vọng càng sâu. Trong thơ, tất cả an ủi hư huyễn hoàn toàn biến mất, chỉ có một người cô độc vẫn như cũ duy trì một loại tư thế nhìn trăng tức tư thế tưởng niệm. Thử nghĩ, thi nhân đứng một mình trong đình, nhìn trăng thật lâu, mặc cho sương giá buổi tối làm ướt xiêm y mình, làm ướt tâm linh mình. Mà sự đợi chờ ấy kết thúc lại chỉ có thể là một mảnh hư vô, loại tư tưởng tưởng niệm tiêu tan cùng với rõ ràng biết rằng tưởng niệm tiêu tan nhưng trái lại vẫn không thể không tưởng niệm. (Phần đại ý dịch từ tư liệu web Trung) XV. Nơi có cậu, mới là nhà.
|
CHƯƠNG 38
“Rõ ràng đã đem người khóa lại trên đất mộng, kinh thư nhật nguyệt, phấn đại xuân thu. Người nhưng lại bay qua quan lĩnh, đuổi kịp tháng năm chưa muộn, đến trước mặt ta. Trong hai năm bán mạng hoàn thành khóa học ba năm, một lòng muốn trở về. Tôi hỏi nguyên do, người nọ đáp một cách trẻ con: Nơi có cậu, mới là nhà.” —— “Ngủ ngon, Paris” Mùa thu năm ấy, hắn bắt đầu học nghiên cứu sinh. Tháng Mười thu vàng, cũng là cái sinh nhật thứ hai hắn đón một mình. Sinh nhật đầu tiên sau khi Châu Tử Bùi đi, nói cô đơn cũng không cô đơn. Dù sao người đang xa tận bên kia Địa Cầu ấy, vẫn tâm tâm niệm niệm nhớ kỹ sinh nhật hắn. Gửi một bưu kiện về nói, đầu gỗ, sinh nhật vui vẻ. Lúc trước Thịnh Minh thường đi Hamo mua cho mình một cái bánh kem phômai nhỏ sáu tấc. Nến cũng chẳng có, xem chừng hơi đáng thương. Trước khi ăn bánh kem, hắn ước nguyện: Châu Tử Bùi, nguyện cậu ở nơi ấy bình an, sớm ngày trở về. Phômai New York thơm béo, trắng mịn như thế. Hắn vẫn là thích đồ ngọt như thế. 0 giờ mở hộp thư, hộp thư trống. Sáng sớm hôm sau nhìn lại, vẫn là trống. Nghĩ rằng có lẽ là sinh hoạt của Châu Tử Bùi quá bận rộn, quên mất rồi, quên mất thì thôi. Bấy giờ là mùa thu năm 2004, Châu Tử Bùi đi Paris đã một năm có thừa. Có lúc hắn không cầm được lòng muốn tính toán ngày về của Châu Tử Bùi. Ba năm, đã sắp đi xong một nửa. Sang năm, chờ mình đón xong một cái sinh nhật nữa, có lẽ qua không lâu, cậu ấy sẽ trở lại thôi. Nhanh lắm, nhanh lắm. Hai ngày sau đó, khi hắn đã triệt để đặt chuyện sinh nhật ra sau đầu, công ty chuyển phát nhanh lại đưa một bưu kiện quà tặng gửi từ Paris đến cho hắn. Gói hàng rất lớn, bên ngoài bao giấy kraft thật dày. Trông như một bức tranh. Sau khi ký nhận, Thịnh Minh đặt nó nằm yên trên sàn phòng khách. Hắn đứng trước món quà kỳ lạ đó rất lâu, rốt cục cúi người xuống xé mở giấy gói —— không ngờ đó lại là một tấm hình ghép cỡ lớn, nhìn quy cách khoảng chừng là ba nghìn mảnh —— trên bối cảnh có chút âm u của bầu trời nhiều mây và lá vàng rụng, là cây cầu Alexandre III nguy nga lộng lẫy. Con sông Seine dưới chân cầu gợn sóng lấp lánh, yên ả bình lặng. Châu Tử Bùi tự tay ghép từng mảnh từng mảnh lại, sau đó gửi về. Trong lá thư gửi theo cùng hình ghép, người nọ viết: “Đây là mùa thu Paris, mình tặng nó cho cậu. Như vậy, cậu có cảm thấy mình và cậu lại gần thêm một chút không?” Chàng trai viết, đây là cái sinh nhật thứ hai không thể đón cùng cậu. Đầu gỗ, xin lỗi. Và mình chúc cậu sinh nhật vui vẻ. Thịnh Minh hơi sững sờ, ngơ ngác nhìn Paris do ba nghìn mảnh nhỏ ghép thành, nói không nên lời. Trong đầu bất chợt hiện lên rất nhiều cảnh tượng của thật lâu trước đây. Khi ấy, Châu Tử Bùi gắp cà rốt hắn không thích ăn ra khỏi đĩa của hắn. Khi ấy, Châu Tử Bùi dùng lối viết ngoáy thật đẹp, viết cho hắn một lá thư tình tiếng Pháp. Khi ấy, Châu Tử Bùi vuốt tóc hắn dưới ánh mặt trời, cười cái dáng hắn mặc quần áo hệt như đứa nhỏ. Khi ấy, Châu Tử Bùi đứng trên lối mòn lan tràn xanh ngắt trong khu rừng, khom lưng xuống buộc lại dây giày cho hắn. Khi ấy, Châu Tử Bùi cực cực khổ khổ làm giúp việc ba tháng ở Hamo, góp tiền tặng hắn một cái máy Nikon mới toanh. Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi. Đã hơn một năm tới nay, liên hệ với Châu Tử Bùi gián đoạn sơ sài, cuối cùng trở thành động lực để hắn kiên trì tiếp tục chờ đợi. Trong quãng thời gian khi thì cô đơn khi thì u buồn ấy, tin tức của Châu Tử Bùi trở thành một cảnh đẹp liễu ám hoa minh ẩn náu trong đó. Thịnh Minh từng đọc được trong sách một đoạn văn thế này: “Bạn đã từng yêu một người ở nơi xa xôi hay chưa? Người đó cho tới bây giờ cũng chưa từng khiến bạn tuyệt vọng, là dũng khí và sức mạnh để bạn tiếp tục tiếp tục sống. Anh ta vĩnh viễn là trẻ tuổi, mỹ hảo, hào quang vạn trượng, anh ta vĩnh viễn ở nơi đó, giống như là tín ngưỡng vậy.” Có lẽ nên cảm kích, một người có cá tính im im như mình, may mắn gặp gỡ được một Châu Tử Bùi. Trước đây không biết cách biểu đạt, yêu không mở miệng, hận không mở miệng, lại còn thích tự nhốt mình, chỉ biết lặng lẽ viết chữ. Tính tình kiểu ấy, thực sự tệ hại cực độ. Thực sự chính hắn cũng cảm thấy cần phải sửa đổi. Mà mỗi một ngày ở bên Châu Tử Bùi, dường như đều tràn ngập hân hoan. Thời gian đi tới mùa hè năm 2005. Châu Tử Bùi người đã nói lần này kiếm không ra thời gian rảnh để về, ai ngờ lại một thân bụi bặm kéo theo hành lý thật lớn đến gõ vang cửa. Thịnh Minh lúc này, đang sáng đèn bàn vùi đầu quyết tâm, chuẩn bị cho cuộc thi chung khảo năm đầu. Chàng trai nhoẻn miệng cười, “Đầu gỗ, mình về rồi đây.” Khí trời đầu hạ oi bức, trong phòng bật máy lạnh, vừa mở cửa, không khí khô nóng bên ngoài liền ập thẳng vào mặt. Thịnh Minh đứng bên trong cánh cửa, lại có cảm giác mồ hôi sắp sửa nhỏ xuống. Sao người lại đến đây? Rõ ràng đã khóa người lại trên đất mộng, kinh thư nhật nguyệt, phấn đại xuân thu. Người nhưng lại bay qua quan lĩnh, đuổi kịp tháng năm chưa muộn, đến trước mặt tôi. Chàng trai vẫn là như vậy. Mái tóc ngắn màu nâu mềm mại, đôi mắt màu nâu nhạt dịu dàng, lúm đồng tiền nho nhỏ khi cười, còn có chút râu mờ mờ vì chuyến bay đường dài không kịp cạo. Chàng ta vươn cánh tay, giang vòng tay rộng lớn ôm ấp lấy Thịnh Minh. Bên tai Thịnh Minh chỉ lướt qua hai tiếng thật trầm: “Đầu gỗ, đầu gỗ.” Vô hạn thâm tình. Họ ôm nhau trong bóng đêm, hôn môi, thăm dò nhau. Thời gian xa cách lâu lắm, dường như ngay cả động tác cũng bắt đầu trở thành vụng dại. Bọn họ làm tình kịch liệt, dùng nó bù đắp nỗi cô đơn dài đằng đẵng trong tháng ngày cách biệt ấy. Cái hôn của Châu Tử Bùi nóng bỏng và ắp đầy, đáp lên hai má Thịnh Minh, cái trán, mắt mi, chóp mũi, đôi môi. Một trái tim chân thành nóng hổi, giống như những tương tư mà hắn đã từng ngày ngày đêm đêm vì Châu Tử Bùi viết xuống. Tình sự qua đi, Châu Tử Bùi im lặng nằm bên người Thịnh Minh, giống như khi đó, hắn vững vàng nắm lấy tay Thịnh Minh. “Chẳng phải bảo, kỳ nghỉ này bận quá, không thu xếp được thời gian trở về sao?” Châu Tử Bùi khe khẽ cười trong bóng đêm, “Đó đương nhiên là gạt cậu rồi. Không thì làm sao có kinh hỉ này chứ?” “Vậy… Có thể nghỉ ngơi bao lâu?” Cánh tay ôm Thịnh Minh xiết thật chặt, kéo người bên cạnh vào trong lòng mình, “Cậu còn muốn mình trở lại?” Câu phản vấn mang theo chút hàm ý không rõ. Người phía trên đỉnh đầu lại cười trong bóng đêm, Thịnh Minh không cần nhìn cũng biết vẻ mặt của chàng ta. Chàng trai nói: “Không quay về nữa, ngốc ơi.” — Tác giả ghi chú: Sao ngươi lại tới đây? Rõ ràng đã đem ngươi khóa lại trên đất mộng, kinh thư nhật nguyệt, phấn đại xuân thu, còn cho phép ngươi nhàn đến viết thơ, ngươi nhưng lại bay qua quan lĩnh, đuổi kịp tháng năm chưa muộn, đến trước mặt ta nói: “Nửa cuộc đời phiêu bạt, mỗi một lần đều mưa đón thuyền về.” —— Giản Trinh — TDT ghi chú: Văn của Giản Trinh rất hay, nhưng chỉ có nhiêu đó thật chẳng hiểu mấy. Mình ghi chú ra đây ai hiểu gì hiểu vậy — kinh thư: sách của Nho giáo, nhật nguyệt: ý chỉ tháng năm, phấn đại: phấn trang điểm và than chì vẽ mắt mày, xuân thu: cũng là chỉ năm tháng, hoặc tuổi tác. “Mưa đón thuyền về” là ý nói ngày mưa gọi thuyền chỗ bến đò để về chứ hổng phải mưa đón thuyền đâu nha. một cảnh đẹp liễu ám hoa minh: ý nói là một tia hi vọng, nhưng chị Ivy đã muốn viết như thế cho hay (ẩn tình ẩn thơ???) thì mình phải để như thế thôi, dù đặt vào câu có phần khó hiểu =.= giấy kraft (giấy 2 da) là loại giấy tái sinh, bề mặt tương đối thô, thường có màu nâu vàng nhưng có thể được tẩy trắng để dễ cho việc sản xuất đa dạng. Giấy Kraft sử dụng làm túi giấy hàng tạp phẩm, phong bì, bao bì & đóng gói… Cầu Alexandre III
Cầu Alexandre-III (tiếng Pháp: Pont Alexandre-III) là cây cầu bắc qua sông Seine giữa quận 7 và quận 8 thành phố Paris. Được công nhận di tích lịch sử, đây là một trong những cây cầu đẹp nhất thành phố.
Hoàn thành năm 1900 cùng với các công trình Petit Palais và Grand Palais, cầu Alexandre-III vốn là quà tặng của Hoàng đế Nga Alekxandr III cho nước Pháp nhân dịp Triển lãm quốc tế tại Paris năm đó. Cầu được đặt tên theo tên vị Sa hoàng, nhưng viết theo tiếng Pháp thành Alexandre-III. XVI. Vì sao cậu muốn nắm tay mình? Bởi vì ở bên cậu, mình cảm thấy rất ấm áp.
|