Đêm. Mưa
|
|
Rồi tiến tới xoa đầu và bị nó gạt phắt tay đi, anh ta tiếp tục cười. – Gớm. Đau tí thôi. Mấy ngày là hết. Biết bao thằng đàn ông con đàn bà anal sex mỗi ngày mà còn đ.éo làm sao, mày chưa gì đã phải xù lông nhím với anh? Không sao đâu. Mấy lần là nó rão , đỡ đau hơn, mà còn sướng ra ấy chứ. – Tôi không bao giờ làm nữa! Nó gằn lên. – Ơ đấy tùy mày – Anh ta nhún vai – Anh thì đã nói rồi, mày trả tiền xong, anh không ép buộc gì mày nữa. Giờ tiền anh Trường bao đấy, mày cứ cầm, đi đâu làm gì anh chẳng can thiệp. Khó khăn lắm nó mới đứng dậy được, mỗi bước đi đều muốn tái cả người. Nó mặc quần áo, cầm phong bì tiền, bỏ đi khỏi căn nhà. Nó gọi taxi, thuê một phòng khách sạn, ước muốn đầu tiên là được nằm xuống để cơn đau dịu đi. Nó nằm đệm nhưng hễ cứ chuyển mình cơn đau như rách ruột lại nhói lên. Nó cũng không sao ngủ được. Đau, bứt rứt, nhức nhối, những cảm giác xuất hiện như châm kim trong người. Nó đánh trống ngực, vã mồ hôi, miệng khô không khốc. Nó thèm thuốc. Nó gọi xuống lễ tân khách sạn, bảo đem lên một bao Marlboro, loại nó và Thành vẫn hay dùng. Nhưng nó đã hút hết một bao nhẵn, những cảm giác ấy vẫn chưa hề biến mất, thậm chí càng lúc càng day dứt hơn, rối loạn hơn. Nó cười thành tiếng, đặt tay lên trán mà bật cười. Cười thành tràng, cười thật lớn. Cười rồi nhòe nước mắt. Nó ngỡ chút bất cẩn của nó để bị keylog cái acc game đã là điều ngớ ngẩn nhất. Và nó đổ lỗi cho hai tháng ròng chôn chân trong hàng game. Nhưng giờ nó sẽ đổ tại cho điều gì? Cho hai mươi năm sống của nó hay sao? Cho số phận mà nhẽ ra nếu mẹ nó thật lòng yêu thương nó, thì hãy ôm nó mà nhảy xuống chặn đầu tàu hay sao? Thôi cuộc đời thế là chấm hết. Nó đã đâm lao. Giờ nó phải theo lao. Cuộc đời này vốn là vũ bão. Và cái tâm bão nhỏ nhoi, ngắn ngủi đã trôi qua rồi. Chỉ có cuồng phong và sóng dữ đang chờ đợi nó. Nó quên đi hẳn cái cơn đau cứng ở dưới thân mình, ôm cái ngực đang ngứa rát, cái họng khô khát và cái đầu cuồng loạn vì những hành hạ thể xác đang đâm tua tủa từ chính dòng máu mình, trở về ngôi nhà bốn tầng hiện đại, thơm tho, sạch sẽ. Thành cười rú lên. Còn nó không khóc được thành tiếng. Anh ta quăng cho nó bao thuốc và bày lên bàn một gói nhỏ, thứ bột trắng duy nhất chấm dứt mọi dằn vặt thể xác và tinh thần nó. Khói thuốc lại bay lượn, phủ mờ, tan đi. Nó lại quên hết mọi ưu phiền, đờ đẫn chìm vào ảo mộng. Nó đi trên những con đường tối mịt mù, hướng đến những cái đích vô mục đích. Nó hình như tỉnh lại một cái đêm đông gió mùa đập vào những cánh cửa, nó nằm trên một cái giường đơn trong căn phòng bé tí tẹo, và bàn tay anh, nắm lấy nó, ấm nóng, yên lành. Bóng người đàn ông cao lớn, lực lưỡng lại che kín mắt nó. Nó lại cúi đầu xuống, làm công việc của mình như một thói quen rồi cứ để ông ta vần vò ngực mình, hai mạn sườn mình, nhét vào người mình và kệ mặc những cơn đau đến cứng lưỡi mà nếu nó tỉnh táo, chắc chắn nó đã khóc. Ban ngày, Thành đưa nó đi chơi. Đầu hạ, trời đã hết nồm, chuyển nắng. Những con phố vẫn đông đúc như thế, với những gương mặt vô sự như thế. Hà Nội đã quá lớn. Còn nó thì quá nhỏ. Đến giờ phút này, nó chợt nhận ra, mình đáng lẽ cứ nên vô hình mới phải. Cứ mãi như một cái nickname trên mạng, hoàn toàn ảo ảnh. Nó chẳng cần thế gian này có người biết đến nó, nó chỉ cần một người, trong con số bảy tỉ khổng lồ, có thể thấu hiểu tâm tư nó, là đủ.
|
Nó vẫn viết những điều lan man, mộng mị, rồi gạch bỏ, xóa đi. Nhưng hiện thực vẫn sờ sờ ở đó, như thực mà không thực, như hư mà không hư. Mỗi cuộc đời chỉ như một câu chuyện ngắn ngủi, một ngày cái kết sẽ đến mà chẳng ai buồn hay biết. An nhìn những con đường trôi qua mắt mình, vô cảm. Nó chỉ một thoáng giật mình khi nhìn sang những hàng cây bằng lăng lún phún bên vệ đường, với một đôi nam nữ đang tản bộ, trò chuyện. Nó nhận ra anh, vẫn mộc mạc chân thành như thế. Tại sao cứ mộc mạc chân thành đến thế? Nếu không nó đã được quy chụp cả nhân gian bảy tỉ người này, toàn những kẻ tham lam, ích kỉ, tàn ác, để nó có thể khóc hận mà không ăn năn, giận dữ mà không hối tiếc. Nó lại rút bao thuốc của Thành, vội vã châm lửa. Không được khóc nữa. Nó đã tự dằn mình như thế. Câu chuyện này, cuộc đời này là của riêng mình nó. Nó đã trơ lì, chai cứng hai mươi năm, nó sẽ tiếp tục cho đến phút cuối cùng, dấu chấm cuối cùng. Cho đến khi, nó chỉ còn là hòn đá cuội bên đường. 12. “Ở đời, vẫn có những chuyện dại khờ trong quá khứ mà nhẽ ra người ta thậm chí có thể không bao giờ buồn vì nó, nhưng lại là dấu mốc thay đổi cuộc đời mình.” Nghĩ mà chán chường. Thành thở dài khi hai đứa nó đang ngồi trong một quán cà phê ở lầu mười một khu chung cư sang trọng. – Hồi cấp ba anh từng yêu một người – Anh ta nói – Yêu say đắm. Anh ta học đại học, hơn anh ba tuổi. Trước đó anh không nghĩ mình là gay, chỉ đơn giản là không thấy yêu con gái. Bạn bè anh có bạn gái, đi cưa gái hết. Mình anh tương tư một thằng đàn ông khác. Anh cũng thấy mình bệnh hoạn. – Một kẻ như anh nên chết đi cho rồi – An độc địa. – Ờ mày nói phải. Anh cũng đã tự tử rồi. Mà trời chưa cho chết, vẫn bắt anh sống ở đây. – Anh cứ lao đầu ra khỏi cửa sổ kia xem có chết đi không? – Sao phải thế? – Anh ta cười – Đời anh đang vui, đang sướng thế này. – Để một con lợn cưỡi lên người mà gọi là vui. An những tưởng anh ta sẽ lại văng tục chửi nó. Nhưng không, anh ta cười khẩy một tiếng, nhìn ra không gian rộng lớn bên ngoài. Rồi anh ta nói, rất khẽ. – Long tốt với anh hơn bất cứ ai anh từng quen trên đời, hơn cả bố mẹ anh nữa. Câu nói ấy làm An giật mình. – Bố mẹ anh tệ bạc lắm à? – Không. Yêu anh lắm. Thương anh lắm. Anh là con một, hai ông bà chiều anh như của quý. Nhưng, càng yêu thì sẽ càng hận. Khi anh nói mình là gay, bố anh đánh anh thừa sống thiếu chết, mua một cái xích xích anh vào giường suốt nửa tháng liền. Mẹ anh thương, tháo xích cho anh. Anh bỏ nhà đi từ đó. An nhìn Thành chăm chăm. Ánh mắt xa xôi của anh ta, nét mặt trầm mặc của anh ta, biểu lộ những tình cảm không chỉ là buồn bã đơn thuần. Nỗi buồn ấy sâu sắc chẳng kém gì mặc cảm ẩn sâu trong nó. – Rồi anh quen lão Long à? – Không. Anh lên Hà Nội tìm người yêu anh, cái tay hơn anh ba tuổi ấy … – Rồi sao? Thành im lặng. Ly sinh tố lâu không động đến đã chia thành hai tầng, một tầng sinh tố, một tầng nước. – Anh đi làm thêm, làm bồi bàn, phát tờ rơi, kể cả ve vữa để tự nuôi sống mình, để có thể đến nhà anh, đi chợ nấu cơm cho anh, giặt giũ cho anh, nhiều khi còn đi trả tiền chè nước, nợ đề lô cho anh. Nhưng một buổi sáng anh đến, thấy phòng đóng cửa. Khi anh gọi cửa, một cô gái mặc đồ ngủ bước ra. – Anh ta bắt cá hai tay à? – An nói. – Không. Vốn dĩ chỉ là anh đơn phương. Anh cãi nhau với anh ta. Anh ta nói anh ta ghê tởm anh, chửi rủa anh. Anh thấy mình chỉ là một thằng nhóc dại dột hồ đồ. Thành bóp hai hốc mắt, tránh khỏi cái nhìn của An. – Anh uống thuốc ngủ tự tử. Nhưng hàng xóm thấy nghi khi anh mua thuốc nên phát hiện kịp, đưa anh đi cấp cứu. Mẹ anh lên Hà Nội chăm sóc anh, bảo anh về lại nhà. Nhưng kí ức về trận đòn của bố quá tệ hại. Anh không gạt đi được. Và lại, anh biết, dẫu thế nào bố cũng không bao giờ chấp nhận con người anh như thế. Ông thà giết anh còn hơn thấy anh là gay. – Không đời nào – An ôm miệng. – Có đấy. Em ạ. Bố anh đã đánh anh đến rách cả mảng sườn, dội nước lạnh lên người anh khi trời chỉ có mười mấy độ, không cho anh đến bệnh viện, chỉ gọi một bà cô từng làm hộ lý đến băng vết thương cho anh. Ông bảo thẳng thừng với anh, nếu anh không chịu tỉnh ra, chắc chắn ông sẽ để mặc anh chết. Mấy năm sau anh mới quen lão Long. Lão ấy xấu mã nhưng tốt tính. Lão thời trẻ cũng từng đơn phương nên khi anh kể chuyện, lão thấy đồng cảm. Dù đã là ông già năm mươi tuổi sắp có cháu rồi, kí ức của một ngày tuổi trẻ đó vẫn đủ sức ám ảnh lão. Nên lão yêu chiều anh lắm, anh thích gì là lão cho. Thỉnh thoảng anh buồn lão có thể ngồi cả đêm nghe anh tâm sự. Người như thế, chẳng phải quá tốt hay sao? – Chính lão chu cấp cả ma túy cho anh đấy à? – Không. Anh nghiện từ trước khi gặp lão. Lão cũng bảo anh đi cai, nhưng sao mà cai được? Trần đời này anh chỉ thấy những thằng chết đi rồi mới hết nghiện được thôi – Anh ta bật cười. – Vậy mà anh làm thế với tôi? – An sừng sộ. – Vậy mày thử nói anh xem, có cái gì trên đời này mới khiến được mày quên đi quá khứ? Nếu không có ma túy anh chắc chẳng đã sống đến giờ này. Mày, cũng thế. Tiền mới giúp mày sống, ma túy mới giúp mày quên, còn tình thì chỉ mãi là thứ chó chết. An ngồi bần thần. – Rồi mày sẽ hiểu, có tiền là có hết. Chẳng có thứ gì không quy phục đồng tiền bây giờ. Lão Long thời trẻ yêu một thằng trai đẹp, nó khinh không yêu cho. Giờ lão giàu, lão thích thằng nào trẻ đẹp theo hầu cũng được. Anh với mày đã may mắn bám được thì cứ bám. Đằng nào với một thằng gay, nắm được hạnh phúc là điều xa vời lắm. An chưa từng nghĩ mình là gay, nực cười là thế. Nó từng có bạn gái, và có tình cảm thật, dù hai đứa chẳng đi đâu đến đâu. Nhưng xem ra, cái mốc thay đổi cuộc đời nó lại chưa từng gắn với cô gái ấy, mà trái lại, mang tên một người đàn ông. Từ cái ngày đầu tiên An gặp anh ta, trong cái đêm mất điện tối mò ấy, cuộc đời nó đã sang một ngã rẽ khác. Nó cũng không vội xét đoán ngã rẽ ấy có tồi tệ hơn con đường mà nhẽ ra nó đã đi hay không. Dường như cũng đều trắc trở thế, đa đoan thế. Nhưng chỉ biết, nó chưa từng hối hận vì mình đã gặp anh. Nó chỉ hối hận vì mình sinh ra, đã không thể yêu anh. —
|
Nó đã hiểu Thành hơn, không còn nghĩ anh ta là kẻ thù đã vùi mình xuống đáy cuộc đời. Không có anh ta, cuộc đời nó chắc sẽ còn khổ đau hơn thế. Nó biết anh ta đã tự mở cho mình một lối thoát, và giờ, anh ta kéo nó đi theo. – Xem ra em sẽ chẳng bao giờ thắc mắc bố mình là ai nữa – An lắc đầu cười cợt – Có lẽ nếu em có bố, ông ta sẽ như bố anh thôi. – Ôi giời biết làm sao được. Nhưng một thằng đàn ông vứt bỏ cả con bồ lẫn đứa con của mình, thì mày còn tiếc làm gì. Nếu anh là mày, giả dụ gặp được ông ta, anh sẽ đâm cho ông ta một nhát. – Thế còn với bố anh? – Nếu ông ta thấy anh bây giờ, ông ta sẽ đâm cho anh một nhát – Thành cười đến rung người. Sau một ngày trời đi dạo phố chán chê, Thành đưa nó về nhà. Buổi tối, hai người kia không đến, nó với anh ta ăn uống, xem phim, để anh ta chỉ cho nó cách dùng mĩ phẩm, dùng các loại thuốc nọ, thuốc kia, để luôn thấy hài lòng với mình, và để người kia hài lòng khi thấy mình. An vẫn chưa chắc lắm mình là gay hay không. Nhưng vì mưu sinh, nó cứ nghe vậy đã. Đêm xuống, nó ngủ cùng Thành. Anh ta lại dựng nó dậy, muốn quan hệ với nó. Nhưng, nó đang tỉnh, ít ra, tác dụng của ma túy đã giảm đi phần nào. – Anh có bao đấy chứ? – Anh thì luôn dùng Durex. Yên tâm. Mà tốt nhất, để mày đỡ đau, mày ngồi lên anh đi. An nhắm mắt, cắn răng để mình ngồi dần xuống. Khi đến gốc, nó phải bóp ngực vì đau. – Đau … – Nó rên rỉ – Đ.éo chịu được đâu anh … – Lần thứ mấy rồi mà cứ đau thế? Cố một tí đã. Đừng đứng dậy vội. – Đau lắm … Đau chết đi được … – Nó rơi nước mắt. – Thôi được rồi. Anh ta đẩy nó lên. Thế cho anh dùng tay nhé, được không? Anh làm cho mày. Thành rờ tay khắp người nó, đến từng viền ngón chân, kích thích dương vật của nó. Rồi anh cho tay vào bên trong nó, chỉ một rồi hai ngón tay. An ưỡn cả người lên, vật mình sang hai bên giường. – Thoải mái nào – Anh ta nhỏ nhẹ – Thả lỏng ra đã nào. Làm gì mà như bà cô đau đẻ thế? Yên. Rồi sẽ cảm nhận được. Đó là lần đầu tiên An đạt được cực khoái nhờ một người khác. Trước khi nó nhắm mắt ngủ say, nó vẫn còn thấy chiếc lưỡi của Thành quấn quít trong miệng nó. Nó cũng đáp lại anh. Rồi nó gác chân lên anh, áp đầu vào người anh, nhận ra hương gỗ trên da thịt anh và chìm vào giấc ngủ. 13. “Tôi sống để tự giải thoát khỏi những gì tôi sống” Antonio Porchia “Lần đầu tôi nghe Requiem for a dream là vào một dịp cách đây gần ba năm. Tôi xem một số clip trên Youtube và không cưỡng lại được trước hình ảnh poster cho bộ phim làm từ năm 2000, Requiem for a dream, bản cầu hồn cho một giấc mơ. Poster có hình một con mắt mở to bất ngờ/mê sảng/phê thuốc, rất nhiều giả định, và phía dưới, một lan can trước biển xanh mênh mông. Tôi liên tưởng vô cùng trước tấm ảnh đó, càng đắm chìm hơn khi nghe bản nhạc chủ đề của bộ phim. Một bản giao hưởng sáu phút, không lời, có lên, có xuống, có êm ái, có cao trào, có những lúc như sóng dâng lên rồi hạ xuống nhịp nhàng, lại có lúc bức bách, kìm nén rồi bùng phát. Một bản nhạc diễn tả đến tột độ sự hành hạ của giai điệu, tiếng violin như muốn dứt đi dứt lại, như muốn cứa sâu, cứa mãi vào cái choáng ngợp, mất mát, bi phẫn của hy vọng, của ước mơ. Ước mơ đẹp đã bị xé tan thành từng mảnh. Đó là hình dung mà bản nhạc ấy đem đến cho tôi. Biển xanh vẫn êm đềm ngoài kia, chờ đợi bên lan can lộng gió. Nhưng ta nhìn thấy mà không bao giờ có thể bước đến được.” (Lời của An, viết trên blog)
|
Một trong những điều anh thấy kì lạ nhất ở mày – Thành nói – Là anh thấy mày rất ngạo mạn. An lắc đầu, mỉm cười. – Thật đấy. Mày ngạo mạn lắm. Mà tính cách ấy không hợp với hoàn cảnh của mày. Với một tính cách như thế, đời mày chỉ khổ. – Sao anh lại nghĩ em ngạo mạn nhỉ? – Nó nói – Em có cái quái gì để mà ngạo mạn cơ chứ? – Thế giờ anh muốn quan hệ với mày, mày bảo sao? – Không. – Đấy! Thành cười ầm lên. Đấy là vì sao anh nói mày ngạo mạn đấy. Một đứa ở dưới đáy xã hội không có quyền từ chối, mày biết chưa? Chừng nào mày còn có thói quen nói “Không” như thế, đời mày sẽ còn khổ. Khổ lắm, em ạ. Tự nhiên, nó nghĩ đến Kiên. Tự nhiên thế thôi. Là anh từ chối nó, hay chính nó từ chối anh? Tự nhiên, nó thấy buồn. Thành mở laptop, mở một bản nhạc rap Việt nghe cũng khá êm tai. – Mày thích ca sĩ nào? – Em không nghe nhạc Việt. – Ngạo mạn nhỉ? – Sao anh cứ gán cho em cái tính từ mà em đếch thấy liên quan gì đến mình thế? – An nổi đóa – Trước nay, em chỉ nghe US UK. – Thôi được rồi. Thế mày thích bài nào, để anh nghe thử. Trong đầu An hiện lên những giai điệu của Requiem for a dream. Sực nhớ lại bản nhạc ấy khiến nó bần thần đến nỗi quên cả gạt tàn và nó giật bắn mình khi đầu thuốc rơi xuống đùi mình. – Thôi nghe thử Progress của Take That đi. Có mấy bài em thích. Eight letters chẳng hạn. – Anh tưởng bọn này lâu lắm rồi. – Thì đúng thế. Từ cái thời Back for good, The day after tomorrow. Nhưng album này thì có vẻ xuất sắc hơn cả. Em thích hơn bất cứ album nào của họ trước đó. Dẫu vậy, Thành vẫn không thích nghe, vậy nên chỉ một lúc anh lại trở về với mấy bài rap Việt của mình mà nghe một lúc, An cũng thấy hay hay. – Tối nay, mệt đấy – Đột nhiên Thành ngao ngán thở dài. – Có chuyện gì sao? – Anh nhớ không nhầm thì hôm nay sinh nhật một người bạn của mấy lão già ấy. – Thì sao? – Thì anh em ta trở thành trò giải trí, chứ sao? Năm ngoái Long đưa anh đến một lần. Cũng không đông lắm, chỉ khoảng một chục người, mấy lão làm ăn với nhau. Long nói bất đắc dĩ mới phải đưa anh đến, nhưng nếu không thì khó bề ăn nói. Mình với họ chỉ đáng giá vài chục triệu một tháng, nhưng họ làm ăn với nhau thì là tiền tỷ, không nể mặt nhau không được. – Cũng vẫn thế thôi. Anh đi với lão Long, em đi với lão Trường. – Chú em ngây thơ bỏ mẹ. Khi đến đó, đâu còn khái niệm ai của ai. Mà có một lão còn bạo đòn. Nhớ lại anh còn sởn gai ốc đây này. – Thôi anh đừng dọa em nữa – An nuốt nước bọt. – Biết làm sao. Đã làm cái nghề này, thì phải chịu. Cũng như gái nhảy thôi, khách đã muốn, thì phải chiều. Trong mắt họ, mình đâu còn là những người có tự trọng? — Năm giờ chiều, xe đỗ ở trước cửa nhà. Nó với Thành ra ngoài. Nhưng khi Thành vào xe thì Trường chặn nó lại. – Em ở nhà đi. Ông ta nói. Bạn anh chưa biết em, em cũng không cần phải đến. Thành nháy mắt với nó trước khi quay sang bên cạnh hôn lão Long một cái say đắm. Còn Trường cũng lên xe, quay vô lăng, đi khỏi đó. Một mình, nó khóa cửa, lên nhà. Từ bao lâu nó không còn ở một mình thế này. Nó lên mạng, vào nick, một số người avai, một số người invi. Một số người nó còn nhớ, một số người không. Nó để avai hai mươi phút, không một ai pm. Nó hiểu ra không một ai thiết tới nó. Con người vô sự. Nó lại hút thuốc, xem một bộ phim. Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân của Hàn Quốc. Vừa xem, vừa suy nghĩ. Đột nhiên, có người Buzz nó. – An. Khỏe không? Nó nhận ra đó là bạn gái nó thời cấp ba. Cô để ava là một bức ảnh nhỏ chụp cùng một người con trai khác, cũng không phải người mà trước đây cô đã chia tay nó để đến với. – Khỏe. Còn Ngọc thế nào rồi? – Cũng khỏe. Nhưng dạo này đi làm rồi. Mệt. – Thế à. Ngọc đi làm gì? – Bạn làm NGO. An sắp tốt nghiệp rồi nhỉ? Có định học liên thông lên đại học không? – An bỏ học rồi. – Sao vậy? – Chán thôi. Bỏ qua đi. Ai ở trong ava Ngọc thế? – New của bạn. Đang học ở Anh. An chống tay lên cằm, để điếu thuốc tàn rơi xuống nền nhà. Họ, những người bạn của nó, đang đi trên những con đường khác, sáng sủa, vinh quang, tương lai rạng rỡ. Không ai như nó, không ai đang ngày một chìm sâu hơn, rơi xuống sâu hơn. Cũng ai không ai có thể nghĩ rằng nó sẽ như thế. Ngọc không hề biết gia cảnh của nó. Hồi cấp ba, nó không hé miệng với ai về việc mình ở nhà thế nào. Nó sợ khi bạn bè biết sẽ khinh thị nó. Ngay cả khi thầy cô giáo có hỏi ai trong lớp có hoàn cảnh gia đình không, nó cũng không dám giơ tay. Nó chỉ muốn được lẫn vào đám đông, như một con tắc kè hoa, trốn trong những đám lá như một cách thích nghi với hoàn cảnh của mình, để bảo vệ cuộc sống của mình. Khi nó học cao đẳng cũng vậy. Lớp học gần năm mươi người, thậm chí không ai biết nó ở đâu. Nó hèn nhát. Nên nó đã quay lưng đi với tất cả bạn bè mình, những ava tươi vui rạng rỡ, những trang facebook đầy những nụ cười. Nó đố kị. Nên nó phải cố phân bua rằng mình quá bất tài, quá vô dụng, không hề có tương lai. Như Antonio Porchia đã nói: “Người ta càng tin rằng mình kém cỏi bao nhiêu, người ta càng chịu đựng thêm bấy nhiêu. Người ta tin rằng mình chẳng là gì cả, người ta chịu được hết.” — Năm giờ sáng, An giật mình tỉnh dậy khi nghe tiếng chuông cửa. Nó đón Thành, đang gục xuống lạnh ngắt như một cái xác. – Nhờ em – Long nói – Anh phải về nhà bây giờ. Bảo Thành bao giờ đỡ hơn thì gọi điện cho anh. Nó vác Thành lên phòng. Anh ta sặc mùi rượu, ám mùi thuốc lá và có cả mùi máu. Khi nó cởi chiếc áo sơ mi, nó thấy người anh ta chi chít vết bầm, nhiều chỗ còn sưng tấy, tứa máu. Khóe mắt anh ta dính nước, hậu môn vẫn còn ri rỉ máu.
|
An cắn nhẹ vào bàn tay mình, thấy người mình cũng đang gai lên. Nó cảm ơn Trường vì đã giúp nó tránh khỏi hoàn cảnh này. Nó hít lên một hơi, tự vỗ mặt mình một cái rồi đi lấy bông băng, cao dán. Nó đắp chăn cho Thành, đi xuống nằm ghế salon. Nhưng nó không ngủ được nữa. Trời mùa hè, mau sáng. Đã có tiếng chim sẻ hót véo von, trêu cợt con người phải sống trong tâm sự. Giá ta cứ được sống vô tư, hồn nhiên, như đứa trẻ con chạy nhảy chơi đùa, rồi sà vào lòng mẹ. Sao lại sinh ra làm một con người? Sao phải sinh ra có suy nghĩ, có tình cảm? Những tham sân hận si vẫn nằm trong nó bền bỉ như ở trong cõi lòng của bất kì ai. Nhưng mưu cầu hạnh phúc, chẳng phải một trong những quyền cơ bản của con người hay sao? Nó nhớ trong bộ phim The pursuit of happyness, nhân vật chính có nói: tại sao bản tuyên ngôn độc lập lại ghi, con người sinh ra có quyền bình đẳng, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Tại sao hạnh phúc mãi mãi là thứ mà con người chỉ có quyền mưu cầu, chứ không thể có được? Nhưng, nó có đang mưu cầu hạnh phúc không? Và nó có hạnh phúc không? 14. – Anh ổn chứ Thành? – Ừ. Ổn – Thành đáp nhẹ bỗng, rồi lại tươi cười với nó – Vất vả cho chú em nhỉ. Chắc nhìn thấy anh thế này chú em sợ hết hồn. – Ờ. Sợ. Nếu như không phải ông Trường bảo em ở nhà hôm qua, chắc em cũng như anh. – Ầy Trường nỗi gì. Là anh bảo lão ta đấy. Chú em còn chả ngồi lên được anh quá năm giây, đi với hội ấy thì khéo một đi không trở lại. – Họ dữ vậy cơ à? – Lại không? Rượu vào. Thuốc vào. Tay nào cũng phừng phừng lên. Chả sung sướng gì. – Mà anh Long bảo anh gọi điện cho anh ấy. – Ừ. Lát nữa. Phải phiền chú em rồi. Mấy ngày nữa chưa chắc anh đã đứng lên được. – Anh cứ nghỉ đi. An đi chợ, nấu cơm, những việc trước nay Thành vẫn làm. Nó chợt nhận ra rằng Thành là một anh chàng hết sức đảm đang. Một cái nhà bốn tầng không hề có người giúp việc, lúc nào cũng sạch bong, thơm phức. Quần áo không bao giờ để đến ngày thứ hai mới giặt. Cơm nước luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào. Thành nằm liệt giường, một mình nó chạy quanh không xuể. Nó chỉ nấu được hai bữa thì đã hết sức, và nó cũng chẳng hề nấu ăn ngon. Nên đến bữa thứ ba thì Thành cũng nhất trí là tốt nhất nên gọi thức ăn nhanh hoặc cơm hộp về. – Mày như thế, không chiều được các top khó tính đâu. An chỉ gãi đầu cười nhũn nhặn. Mỗi ngày nó dùng hai liều. Thành nhiều hơn. Với nó, ma túy đúng nghĩa một thứ thần dược. Những cảm xúc tiêu cực bị tiễu trừ, nó ăn tốt, ngủ tốt, lên cân trông thấy. Đến mức nó không thể tin được rằng những người nghiện luôn bị miêu tả như những hình hài liêu xiêu gió đổ. – Chả có chuyện ấy – Thành nói – Chỉ cần đủ thuốc là em khỏe. Những thằng gầy gò, ốm yếu, chẳng qua là do thiếu thuốc. Tuần hai, ba lần, Trường qua chỗ chúng nó. Ông thường đến vào tám giờ tối và đi trước mười một giờ đêm, cũng có khi ngủ lại. Thỉnh thoảng, mấy người lại cùng nhau đi bar, đi sàn, hoặc đi nhà hàng ăn tối. Nhưng, vì họ đã đứng tuổi, không còn thích những nơi ồn ào nên đa phần, họ vẫn tới nhà Thành, và chúng phục vụ cho họ đủ mọi thứ.
|