CHAP 9: THẦY GIÁO “MỚI” Nm bước ra từ phòng của Quân thì thấy chị Hoa đang đứng chờ nó ở đầu cầu thang. Khe khẽ chạy đến, cả hai cùng áp vào tường chờ đợi điều gì đó xảy ra. “Đừng cắt tóc bà, đừng cắt tóc bà, để bà yên. Bà có chết cũng hiện về tìm chúng mày để đòi lại tóc.” Nm cùng chị Hoa tái mặt nhìn nhau. Không hẹn mà làm, cả hai cùng ba chân bốn cẳng chạy xuống bên dưới, tìm kiếm chút sinh khí mang lại từ ánh đèn sáng lạn. - Trời, gì vậy? Lúc trước em nói chị cứ không tin vì đã làm việc ở đây ba năm rồi. Thôi chết, sống mà lo sợ thế này thì sao mà chị làm việc nổi. - Dạ… Ơ mà tự nhiên lại sợ ta? Mình ở đó là để bắt “nó” cơ mà. Mình có hai người lận mà chị. - Ừ phải rồi. Mình lên lại nữa đi em. Chứ chuyện này nói ra cho cô Hòa thì cô lại la là linh tinh. Em mà về thì chị cũng đắp chiếu dưới này luôn. Nm và Hoa cùng rón rén tiến liên. Hoa thò tay vào trong nhấn công tắc điện còn nm thì nhắm mắt cầu nguyện đừng có chuyện gì xảy ra. Phòng thờ vụt sáng, nm thấy tê lạnh trước di ảnh của các tiền bối nhà họ Hoàng. Chị Hoa dẫn nó vào phòng, cả hai dáo dác nhìn quanh dè chừng. Căn phòng yên ắng lặng lẽ, chỉ có mùi nhang thoang thoảng thoát ra từ chiếc lư hương vàng óng. - Ủa ai sạc điện thoại trong này vậy? – Hoa nhìn xuống chiếc điện thoại cũ kỹ theo hướng chỉ tay của nm. - Ủa cái điện thoại này là của… - Em – Hoa và nm giật bắn mình trước một giọng nói lạnh lùng vang lên từ đằng sau. ……………………………………………………………………………………… - Thằng khỉ này, là em dọa anh hết lần này đến lần khác sao? - Thấy vui mà. – Quân tỉnh bơ, ngồi ngả lưng trên giường, tay xoay xoay hai chiếc điện thoại một mới một cũ. - Nhưng lần trước chị vào có thấy cái điện thoại nào đâu? - Muốn thành công… Thì phải biết thủ tiêu bằng chứng. – Quân huýt sáo. - Thôi chị ra làm việc. Hai đứa cứ tự do mà giải quyết ân oán đi nhé. – Chị Hoa lấy tay che miệng tủm tỉm. - Giỏi. Giỏi. Biết rõ người ta… - Nm định mói mình sợ ma nhưng sợ quê độ - … lạ nước lạ cái nên bày trò. Mà lại mấy trò kiêng kỵ này. Anh không hiểu trong đầu em nghĩ gì nữa. - Nghĩ về anh… - Quân buột miệng. – Em từng muốn đuổi anh đi nên nghĩ ra mấy trò đó. Người gì đâu sợ ma thấy ớn. - Hay ha, bịa chuyện ha, mở cửa phòng thờ ha… Đừng có chơi mấy cái trò dại đó nữa nha. Đem những thứ linh thiêng ra đùa giỡn có ngày mang họa vào thân. Mà “đã từng” rồi còn chơi trò này là sao? – Nm bỗng thấy lòng hụt hẫng. “Chẵng lẽ những điều mình làm chưa khiến nó toàn tâm thay đổi?” - Thí điểm… Phòng khi có gia sư khác sợ ma té đái. – Quân đáp tỉnh queo làm nm lộn ruột. “Dám đem mình ra làm vật thí nghiệm, rồi cái gì mà “té đái”, thằng này đúng là hết thuốc chữa thật rồi mà. Trời ơi, con không muốn giết người”. - Mà sao cái giọng đó vang lên đúng hơn 9 giờ tài dữ vậy? - Anh không biết cài báo thức à? – Quân nhướn mày nhìn nó đầy kiêu ngạo. Nm lườm Quân một cái sắc lạnh. Quả thật nó nên đề phòng thằng nhóc này nhiều hơn nữa, biết đâu trong tương lai thằng quỷ sứ này lại bày trò gì khác ghê gớm hơn thì sao. Nó định hỏi gì đó nhưng cảm thấy không nhớ nổi. - Từ tuần sau anh sẽ dạy tới 9h15’. Em liệu thân mà học hành cho đàng hoàng. Quân nhìn theo dáng nm khuất sau cảnh cửa. Cậu bật cười, nghĩ về nét mặt nhăn nhó của nó lúc đôi co với mình. “Anh thế này trông vui thật đấy”. Tay cậu vuốt vào dưới gối, lấy ra một tờ giấy trắng được gấp gọn gàng. “Dám coi tui là cái con bán cẩu bán nhân này sao. Anh cũng chẳng phải vừa”. ……………………………………………………………………………………… Nm cùng Vân Anh và Quang đến E-farm hơi trễ hơn thường lệ, nên bọn nó đành phải ngồi vào những chỗ trống chật chội nằm cuối tường, quay lưng lại với bảng. Lúc này, cả gian phòng đã ồn ào với những câu nói xì xào phát ra từ những người muốn học hỏi kinh nghiệm giao tiếp tiếng Anh. - Hey guys. Thanks for joining us today. Can I have your attention? Okay. Today we are talking about influence of behaviors of adults on children in their families”. First, we invite you to play a fun game named “identify relationship”. On picture you will see ten people matched by lines indicating their direct relationship. So, the game is about two indirect people who are not connected directly by these lines. For instance, Ms. Loan is Ms. Hoa’s mother, Ms. Hoa is Mr. Tuan’s wife. How can Mr. Tuan call or address Ms. Loan?... Do you get it?... Okay, let’s game right now.” (Xin chào các bạn. Cám ơn vì đã tham gia ngày hôm nay nhé. Các bạn chú ý một chút được không nào? Rồi, ok. Hôm nay chủ đề của chúng ta là ảnh hưởng từ hành vi của người lớn lên nhận thức của trẻ nhỏ trong gia đình. Đầu tiên chúng ta chơi một trò vui nho nhỏ mang tên “xác định quan hệ” nhé. Trên bức tranh này các bạn sẽ thấy mười người được nối với nhau bởi các đường kẻ, nói lên quan hệ trực tiếp giữa họ. Nhiệm vụ của các bạn là chỉ ra quan hệ của hai người mà không được nối trực tiếp với nhau bằng những đường kẻ này. Ví dụ, bà Loan là mẹ cô Hoa, cô Hoa là vợ chú Tuấn, vậy thì chú Tuấn sẽ gọi bà Loan bằng gì?... Các bạn đã hiểu chưa nào?... Rồi, chúng ta bắt đầu ngay nhé) Mọi người phấn khởi nói theo khi ngón tay của người dẫn chương trình bắt đầu di trên bức tranh. Trò chơi kết thúc, mọi người lại nhao nhao thảo luận chủ đề trong thời gian năm phút ngắn ngủi. Người dẫn chương trình mời người đầu tiên lên để trình bày về ý kiến của mình. Từ giữa phòng, một chàng trai to cao mà gọn ghẽ đứng lên, ra khỏi bàn và quay mặt lại phía những ánh mắt đang ngẩn ngơ bên dưới. Chàng trai khẽ đưa tay lên miệng tằng hắng một hơi lấy đà khiến những cô bé độ tuổi nữ sinh nhìn nhau cười khúc khích. - Hi everybody. I will present my thinking about effects of adults’s behaviors on children. Normally, children are taken to schools whose teachers are responsible for teaching and leading them to the right way in complicated society. Apparently, we always remain a stereotype that children’s behaviors are literally affected by their teacher’s teaching. Therefore, when some children are engaged in something considered harmful and annoying such as being addicted to games or dumping garbage, trash without caring the environment…; especially, recently, violence among young colonists has been tremendously reaching alarming peak, cautioning us about dark future for a couple of young children; we always blame school education on not considerately teaching our children. But for me, the effects of schools just make up less than 30%. To declare my opinion, I will tell you a thing I saw when standing waiting for my mother in front of a big grocery store. A family including a wife, a husband and their two children whose age is between 10 and 12 stopped by me. Suddenly, the mother angrily took her son’s plastic tea cup and quickly threw it into a small bunch of trash nestling next to the pavement. She grumbled: “Why do you constantly keep your cup like that? Remember to let it go next time. Don’t take anything unrecyclable anymore.” I was extremely surprised because they looked like they were in the high class with modern motorbike and stunning dresses. The mother raised her eyes at me, and I thought she felt a little embarrassing while her husband was like not caring about their son’s question: “Why did my teacher say that we had to throw garbage in dust bins?” The mother didn’t answer and urged her husband to go away. See? Parents, as well as grandparents or all that kind of jazz approach and get in touch with their young so well day by day, as a result, becoming subjects that children always completely look up to and, consequently, try to imitate everything they learn or see from their families. In schools, children only need to know how to study and treat well with their friends and teachers alike. But at home, they do everything that a human has to do. It’s far broader and more sophisticated than that in schools. In brief, I want adults to determine their responsibilities to take care of their children more intellectually and deliberately. Thank you guys for listening my presenting today. (Chào mọi người. Bây giờ tôi xin mạn phép được trình bày quan điểm của mình về tác động của các hành vi từ người lớn lên nhận thức trẻ nhỏ trong phạm vi gia đình. Thông thường, trẻ em được đưa đến nhà trường để được các giáo viên giáo dục và dẫn dắt đến những điều tốt đẹp, đúng đắn giữa xã hội phức tạp này. Và hẳn nhiên, chúng ta đều mang tư tưởng rằng thái độ của học sinh hoàn toàn trực tiếp ảnh hưởng từ sự dạy dỗ của giáo viên trong khuôn khổ nhà trường. Do đó, mỗi khi xảy ra tình trạng một vài học sinh dính líu tới những vấn đề xã hội nhức nhối, khó chịu như nghiệm game, xả rác bừa bãi do kém quan tâm đến vấn đề môi trường; mà nổi cộm gần đây là tình trạng bạo lực nghiêm trọng của cộng đồng lớp trẻ, cảnh báo về một tương lai đen tối của những thế hệ mai sau của nước nhà; chúng ta luôn đổ hết mọi trách nhiệm lên đầu nhà trường về việc thiếu quan tâm, tận tụy với học sinh của mình. Nhưng theo tôi, tác động từ nền giáo dục nhà trường chỉ chiếm nhỏ hơn 30%. Để làm sáng rõ hơn, tôi sẽ kể một chuyện mà tôi đã tận mắt chứng kiến. Trong khi đứng đợi mẹ trước một cửa tiệm tạp hóa lớn, tôi thấy một gia đình gồm bố, mẹ và hai con nhỏ trong độ tuổi 10 – 12 tấp vào bên lề ngay gần chỗ tôi đứng. Bất thình lình, người mẹ giật phăng chiếc cốc trà bằng nhựa của con mình rồi quăng thẳng vào một đùn rác tự phát nhỏ kế vỉa hè. Bà ấy càu nhàu: “Làm gì mà giữ khư khư vây? Lần sau nhớ là giục đi nghe chưa? Đừng có giữ mấy cái thứ nhựa nhoẹt không tái chế được này làm gì.” Tôi thật sự bất ngờ vì trông họ có vẻ khá giả với xe sang, đồ đẹp. Người mẹ ngước mắt lên và thấy tôi đang nhìn họ, trông thoáng chốc tôi thấy bà có vẻ hơi xấu hổ, trong khi người chồng thì dửng dưng trước câu hỏi của con trai: “Sao cô giáo lúc nào cũng nói là mình nên giục rác vào thùng đàng hoàng hết vậy mẹ?”. Người mẹ không trả lời, hối chồng chạy đi mất. Bạn thấy chưa? Ba mẹ, và cả ông bà ngoại hay những ai đại loại như vậy, tiếp xúc gần gũi với con em họ hàng ngày, và trở thành đối tượng để con em kính trọng, và từ đó cố gắng bắt chước bất kỳ điều gì mà chúng học được từ gia đình. Ở trường, trẻ em chỉ cần học giỏi và đối xử với bạn bè, thầy cô thật tốt. Nhưng ở nhà, chúng phải làm tất cả mọi điều mà một con người trong xã hội này phải làm. Những điều đó còn phức tạp hơn những gì mà chúng có thể lĩnh hội trên ghế nhà trường. Tóm lại, tôi muốn các bậc trưởng thành hãy xác định trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc con em một cách khôn khéo và tận tụy hơn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe. Chàng trai diễn giải mọi thứ môt cách gọn gàng, trôi chảy với chất giọng điềm tĩnh, ánh mắt không ngừng hướng về nơi cuối bàn. Ở đó có bốn con mắt mở to và hai cái mồm há hốc vươn thẳng về phía chàng trai, tỏ ý ngưỡng mộ. Miệng xếch lên thật khẽ, chàng trai ung dung tiến về chỗ trong ánh nhìn tò mò của những cô bé xung quanh. ……………………………………………………………………………………… - Anh làm gì mà im lìm vậy? - Hì. – Nm ngại ngùng nhìn Quân, rồi tự quay mặt sang chỗ khác, cười đau khổ. - Này, điên à? – Quân lấy tay chọt mạnh vào hông của nm làm nó la oai oái. - Muốn chết hả thằng kia? Lo làm bài đi. - Anh không nói thì dẹp, không làm nữa. Nm ngước mắt nhìn Quân, rồi lại đảo sang bên trái, đánh sang bên phải. Nó không biết phải mở lời sao cho hợp lý. - Tiếng Anh ngó giỏi quá ha. - Xàm. - Em học tiếng Anh lâu chưa mà nói liến thoắng quá vậy? - Học từ nhỏ. Lúc đó chắc anh còn bận ở truồng tắm mưa. - Thằng này, ăn nói vậy đó. – Nm đanh mặt nhìn Quân. Còn cậu thì thích thú trước vẻ ngại ngùng pha giận dữ của nó. - Hề. – Nm lại cười khổ. - Tóm lại anh muốn gì? – Quân đã bắt đầu hết kiên nhẫn. - Anh muốn… Mà thôi bữa sau nói. - Muốn gì thì nói mọe đi, còn xàm. - Anh… anh… - … - Em… chỉ anh học tiếng Anh với được không? – Nm lí nhí cất lời. Nó cảm thấy ngại khi để đứa học trò thua mình những bốn tuổi lên… theo nó… là đè đầu cưỡi cổ. Nó rùng mình nghĩ về những yêu sách mà thằng nhóc quỷ quái trước mặt có thể nghĩ ra để làm eo với mình. - Hả… À à. – Quân gật gật đầu, miệng xếch lên. - Thái độ đó là sao? - Chỉ cái gì? - Ngữ pháp, từ vựng, phát âm, cả cách nghe nữa. Nếu được thì chỉ viết luôn, hờ hờ. - Anh đọc truyện “ăn khế trả vàng” chưa? - Không đọc cái đó sao lên lớp?! Hỏi nhảm. - Anh biết sau khi rơi xuống biển, thằng anh nó làm gì không? - Gì vậy? Liên quan dữ. - Nó đầu thai thành anh. – Quân cười nhìn mặt nó nghệch ra. - Thằng điên. Nghĩ gì vậy? - Chứ gì? Anh đòi học hết, không phải là quá tham sao? - Thì anh sẽ trải ơn lại cho em. - Không cần cái đó. - Chứ gì? - Trừ vào lương tháng. – Quân lại cười khi mặt nm tiếp tục nghệch ra như khỉ đột. - Em… Em… - Nm lắp bắp, nó không thể nói thêm gì nữa. Lương gia sư ba cọc ba đồng chưa đủ nhét kẽ răng giờ lại bị bòn rút một cách không thương tiếc chỉ vì cái sự ngu – tiếng – Anh (thật ra cũng không tệ lắm đâu các bạn, hi hi) của mình. Nó đang phân vân suy nghĩ có nên tiếp tục trả giá với thằng nhóc này không. Hay là từ bỏ cho khỏe thây. Nó cần tiền, nhưng cũng cần ngoại ngữ, vì đó là một phần tương lai của nó. “Tiền hiện tại? Tương lai phía trước? Tiền hiện tại? Tương lai phía trước? Tiền hiện tại? Tương lai phía trước?” Những câu hỏi đó khiến đầu óc nó xoay mòng mòng. - Thôi. – Cảm thấy bản thân đùa hơi quá đáng. Quân xuống nước. – Anh muốn học khi nào? - Nếu được thì chiều chủ nhật chắc đẹp. – Nm chống tay lên cằm nhìn xa xăm, cố tình nhấn mạnh hai chữ “nếu được”. - Ok. Không cần trừ lương. Với điều kiện. - Điều kiện gì vậy trời? – Nó quắc mắt đề phòng. - Mỗi buổi, anh nợ em một chuyện phải làm. - Khùng, không chơi. – Nm giãy nãy, nó không dám đụng vào cái yêu sách vô định nào của thằng nhóc nữa. Nó muốn mọi thứ thật rõ ràng. Cái thằng trước mặt, có thân mình của một con người, cứ cho là đẹp đi, nhưng đầu óc của một con cáo, khẳng định trăm phần trăm là cực kỳ gian xảo. - Yên tâm, đảm bảo không làm anh sợ. Anh bỏ chạy ai chơi với bé Ly nhà này. – Quân cười giã lã. - Sao người ta biết được? - Sure. Nếu không đau tim mà die. – Quân giả vờ đưa tay ôm ngực, mặt khổ sở. - Rồi vậy đi. Chủ nhật tuần này nghe. – Nm xua tay. Nó cứ hứa đại như vậy, đâu có nói là sẽ giữ những điều mình đã cam kết. Với ai thì nó có thể cảm thấy tội lỗi. Còn với thằng quỷ trước mặt thì giữ lời hứa lại là có lỗi với chính bản thân mình.
|