Anh Ở Phía Sau Em
|
|
Chương 16 : Thanh sô cô la bị ăn mất
3 Căn hộ mà tôi thuê cách văn phòng luật khá gần. Sáng nào tôi cũng dậy sớm, đi bộ vài vòng quanh hồ nước gần nhà rồi trở về chuẩn bị đi làm. Lâu rồi tôi mới sống một mình, mỗi khi trở về nhà sau giờ tan làm, đối diện với căn phòng tối om lạnh lẽo tôi lại thấy trống vắng. Có lẽ tôi vẫn chưa quen được việc phải chấp nhận rằng bên cạnh mình đã không còn ai nữa. Không muốn ăn tối một mình nên tôi hẹn Lạc Cầm đến một quán đồ nướng quen của hai đứa từ thời trung học. Đã khá lâu chúng tôi không gặp nhau. Tôi học chung với Lạc Cầm từ hồi cấp hai, cô ấy khá trầm tính, ít nói nhưng lúc nào cũng toát lên vẻ dịu dàng. Nhà hàng hôm nay khá đông khách. Lạc Cầm ngồi ở chiếc bàn bên cửa sổ, chăm chú đọc menu như thể muốn tìm hiểu ẩm thực dân tộc thông qua việc nghiên cứu bạch tuộc nướng và cánh gà tẩm mật ong. - Cậu đến lâu chưa? –Tôi ngồi xuống chỗ đối diện. Lạc Cầm bỏ menu xuống, cười hiền lành. - Mình mới đến một lúc thôi. Hai chúng tôi gọi món xong thì im lặng nướng đồ ăn trên bếp. Ở đây đồ ăn đều được tẩm ướp gia vị sẵn, khách hàng sẽ tự nướng rồi thưởng thức để đảm bảo độ nóng và thơm ngon, hơn nữa cũng có nhiều người thích kiểu tự làm. Tôi uống hết nửa cốc bia, ngẩn người nhìn con tôm đang chuyển màu trên bếp nướng một lúc rồi thản nhiên nói với Lạc Cầm. - Mình ly hôn rồi! Lạc Cầm gắp con tôm vừa chín bỏ vào bát tôi, bình tĩnh hỏi: - Bao giờ? - Hôm nay toà vừa ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Cô ấy không lên tiếng, tiếp tục tập trung vào việc nướng đồ ăn. Sau khi đã gắp đến con tôm thứ ba vào bát tôi cô ấy mới nói. - Thế cũng tốt, Nguyên Bảo không phải người thích hợp với cậu. Tôi bóc vỏ tôm một cách tỉ mỉ, làm như đó là việc cần phải cẩn thận nhất trên đời. Lạc Cầm nói Nguyên Bảo không hợp với tôi, không sai, nhưng chuyện đó dễ dàng nhận ra như vậy sao? Cô ấy rất ít gặp Nguyên Bảo. Nếu tính từ thời điểm tôi và Nguyên Bảo yêu nhau cho đến khi kết hôn thì Lạc Cầm có lẽ cũng chỉ gặp Nguyên Bảo không quá bốn lần. - Cậu nói phải. Mình không hợp với anh ấy, ngay cả cậu cũng có thể nhận ra nhưng mình lại u mê không phát hiện. Mình vẫn luôn tưởng là anh ấy yêu mình. Tôi đột nhiên nhớ đến lần tôi, Nguyên Bảo, Lạc Cầm và Khải Văn cùng đi xem một triển lãm tranh. Hôm ấy thái độ của Lạc Cầm không tốt lắm, cô ấy cứ nhìn chằm chằm Nguyên Bảo. Nếu không phải đã biết rõ con người cô ấy có khi tôi lại tưởng Thuỵ Du thứ hai sắp bước vào đời mình. - Cậu nhận thấy anh ấy không bình thường đúng không? Vì sao cậu không nói với mình? Lạc Cầm nhìn thẳng vào mắt tôi. - Cậu sẽ không nghe! Diệp Thư, cái cách cậu nhìn anh ta khi đó như thế nào cậu không biết đâu. Cậu giống như kẻ lang thang trên sa mạc, sắp kiệt sức, còn anh ta là ốc đảo xanh tươi ở ngay trước mắt. Cho dù mình bảo với cậu đừng đến đấy cậu sẽ nghe lời mình sao? –Lạc Cầm dừng lại, uống một ngụm bia. –Hơn nữa, chính mình cũng không dám chắc, cảm giác ấy rất mơ hồ. Mình cảm thấy… Nguyên Bảo có cái gì đó rất giống mẹ mình. Và mẹ mình… mình vẫn luôn trách bố mình, nhưng hoá ra mẹ mới là người đã làm khổ bố. Diệp Thư, mình không nói là Nguyên Bảo không có tình cảm với cậu, nhưng anh ta yêu cậu không giống như cậu yêu anh ta. Bàn tay cầm cốc của Lạc Cầm hơi run lên, tôi biết cô ấy đang xúc động. Nhiều năm nay Lạc Cầm vẫn sống một mình sau khi mẹ và ông ngoại cô ấy qua đời. Bố Lạc Cầm đã sang Canada và kết hôn với người phụ nữ khác. Hai bố con cô ấy mỗi năm chỉ gọi điện một hai lần, tình cảm rất nhạt nhẽo. Cho dù Lạc Cầm không nói tôi cũng đoán được cô ấy luôn thầm trách bố mình, có lẽ gần đây cô ấy đã phát hiện ra điều gì đó không giống như những gì cô ấy vẫn nghĩ. Cuộc sống luôn như vậy, khi bạn tưởng là đen thì nó lại biến thành trắng. Khi bạn tưởng thế là kết thúc thì nó lại biến thành một mớ rồi bòng bong. Nguyên Bảo có yêu tôi không, yêu như thế nào, có gì mà tôi chưa biết… thật ra đều không quan trọng nữa. Chúng tôi đã ly hôn, khi anh ấy chấp nhận kí tên lên tờ giấy đó thì trái tim tôi cũng đã thật sự từ bỏ. - Thôi, đừng nhắc Nguyên Bảo nữa, dù sao cũng là chuyện của quá khứ rồi! Cậu ăn đi này! –Tôi gắp một miếng mực bỏ vào bát Lạc Cầm. Lạc Cầm không ăn mà nghiêm túc hỏi tôi. - Chuyện của nhà Khải Văn cậu có biết không? Lại là Khải Văn, tôi không biết Lạc Cầm định cố chấp như vậy tới lúc nào. Đánh giá một cách khách quan thì Khải Văn rất tốt, đẹp trai, nhà có tiền, điều duy nhất mà tạo hoá quên không cho anh ta là cái đầu biết suy nghĩ. Lạc Cầm yêu anh ta bao nhiêu năm nay chỉ cần dùng một con mắt mà nhìn cũng nhận ra. Anh ta không những có hai mắt, còn có cả hai cái bằng đại học, không biết là dây thần kinh nào của anh ta bị chập. - Không tốt lắm, công trình công ty xây dựng nhà anh ấy đang thi công phải dừng lại vì thiếu vốn. - Có nhiều không? - Vấn đề là có bên thứ ba cố ý phá hoại, các ngân hàng đã ngừng rót vốn rồi. Cho dù đem hết tài sản ra thế chấp để có tiền tiếp tục thì cũng vẫn thiếu khoảng trăm tỷ. Người mà bố Khải Văn đắc tội không phải nhân vật tầm thường, chẳng ai dám ra mặt giúp nhà bọn họ đâu. Lạc Cầm im lặng gắp miếng mực trong bát lên ăn, chắc cô ấy chẳng biết chúng có mùi vị gì. So ra thì cô ấy là người thiên về tình cảm, cho dù Khải Văn không yêu cô ấy thì Lạc Cầm vẫn sẽ tìm cách giúp đỡ anh ta. Tôi thì không tốt đẹp được như thế. Lúc thanh toán xong, tôi và Lạc Cầm cùng gọi taxi về nhà. Hai chúng tôi ở hai hướng khác nhau nên không đi chung xe. Trước khi lên taxi Lạc Cầm đột nhiên quay sang nhìn tôi, có vẻ ngập ngừng. - Diệp Thư, mấy hôm trước mình ra sân bay đón một người bạn. Mình đã gặp Ngô Giang. Tôi hơi sững lại, suy nghĩ hình như bị đình trệ vài phút. Ngô Giang… Đã mấy năm trôi qua, cái tên này từ lâu tôi không còn nghĩ đến nữa. Bây giờ nhắc đến tôi thậm chí còn không nhớ rõ dáng vẻ ngày trước của anh ấy như thế nào . Khi anh ấy cười, khi anh ấy chữa bài, khi anh ấy nói chuyện… tôi cảm thấy ký ức về Ngô Giang dường như đã trở nên quá mức mơ hồ, cứ như việc chúng tôi quen biết nhau đã từ một năm xa xôi nào đó. Rõ ràng tôi đã gặp rất nhiều người, ngay cả những người không mấy quan trọng tôi cũng có thể nhớ được, duy chỉ có anh ấy là hình ảnh ngày càng mờ nhạt đến nỗi tôi sắp hoàn toàn quên mất. - Ngô Giang đi cùng một người phụ nữ và một đứa bé trai, mình nghe thấy đứa bé gọi anh ấy là bố. Tôi không rõ cảm xúc trong lòng tôi hiện giờ là gì, khó chịu, nhẹ nhõm, vui mừng? Hình như đều không phải, hoặc là tất cả chúng trộn lẫn vào nhau. Các chuyên gia dinh dưỡng đều nói sữa và sôcôla không nên ăn cùng nhau vì có thể dẫn đến những vấn đề về tiêu hoá. Giả sử bạn luôn uống sữa và tin rằng mình không thể sống thiếu sữa, nhưng đột nhiên có một thanh sô cô la mà bạn cực kỳ thích xuất hiện trước mắt bạn. Bạn có ăn hay không? Tôi lựa chọn không ăn, bực mình là thanh sô cô la cứ lơ lửng ở đó làm tôi cắn rứt không chịu nổi, thế là tôi cất nó đi. Một ngày, tôi phát hiện ra rằng sữa không thích hợp với tôi nên tôi quyết định từ bỏ. Sau đó tôi biết rằng thanh sô cô la mà tôi vẫn cất giấu đã có người thưởng thức. Khi còn trẻ, chúng ta đều sẵn sàng chấp nhận vài cái răng sâu để thưởng thức hương vị tuyệt vời của sô cô la và sữa. Ngay cả nếu biết trước rằng sẽ phải chấp nhận đau đớn khi nhổ răng thì chưa chắc chúng ta đã lựa chọn khác đi. Bởi vì đau đớn cũng đi kèm với ngọt ngào, nếu chúng ta không thử thì có thể sẽ không đau, nhưng cũng không bao giờ biết cảm giác ngọt ngào là thế nào. Bây giờ tôi đã qua cái tuổi điên cuồng không sợ răng sâu, có lẽ cũng đến lúc tôi nên bắt đầu tìm một thứ phù hợp với mình, có thể là nước khoáng hoặc trà xanh, chúng có lợi cho sức khoẻ và mặc dù không hấp dẫn bằng hai thứ kia nhưng ít nhất chúng cũng không làm tôi sâu răng. P/S: hix, sao các bạn lại tưởng tượng ra là Nguyên Bảo bị… vậy? Ko phải đâu, tớ làm j mà mẹ kế thế (^o^)
|
Chương 17 : Hiến gan
3 Trong tiểu thuyết vẫn thường có câu này “không có vô sỉ nhất, chỉ có vô sỉ hơn”. Hôm nay tôi quả thực đã được chứng kiến ví dụ thực tế vô cùng sinh động. Bà tôi từng nói không nên giữ mãi lòng thù hận, phải để bản thân mình thanh thản thì mới tìm được niềm vui trong cuộc sống. Tôi rất cố gắng để làm theo, nhưng có những kẻ quá khốn kiếp để có thể tha thứ, mà kể cả chúng ta có nỗ lực đem bọn họ thành virus bệnh tả, tránh càng xa càng tốt thì họ cũng chẳng để ta yên. Huệ Lan, cái tên nghe thì đầy hương hoa, người phụ nữ này mặt mũi cũng dễ nhìn, chỉ có lòng dạ là rắn rết. Nhiều năm trước, bà ta đuổi tôi ra khỏi chính ngôi nhà mà tôi đã sống mười bảy năm, đập phá giày xéo đồ dùng cá nhân của tôi, xỉa xói mẹ tôi… Còn bây giờ, bà ta mang dáng vẻ của một phu nhân sang trọng ngồi đối diện tôi trong quán cà phê, dùng bộ mặt trát đầy phấn son và cái miệng đỏ chót giống như một con quái vật nói ra những lời mà ngay cả người đã quen ẩn nhẫn như tôi cũng phải dùng toàn bộ sức kiềm chế để không hỏi bà ta rằng: “thưa bà, có phải bà mới rời khỏi trại tâm thần cách đây ít ngày không?” Mà thật ra tôi thấy bà ta nên vào trại phục hồi nhân phẩm thì thích hợp hơn. - Thế nào, sao cô không nói gì? Ngày mai cô xin nghỉ rồi theo tôi đến bệnh viện ngay, bệnh của bố cô không thể để lâu được! Người ta vẫn thường nói gieo gió thì gặt bão, ở hiền gặp lành, trời không phụ lòng người. Thật ra khối kẻ gieo gió mà chẳng thấy bão đâu, ở hiền toàn bị người ta bắt nạt và trời thì phụ đầy người. Sau những gì họ đã làm với mẹ tôi, cậu tôi, và cả tôi, bà ta còn dám đến đây đòi tôi hiến gan cho người cha đáng kính của tôi. Lúc bọn họ cướp gia sản của ông ngoại tôi, giết chết mẹ tôi, đuổi tôi không xu dính túi ra khỏi nhà… vì sao không nghĩ đến ngày này? Họ tưởng tôi là ai, thánh mẫu chắc, tưởng chỉ cần hô một câu tôi sẽ tình nguyện không chút oán hận đi hiến gan cứu người cha máu lạnh kia à? - Từ nãy đến giờ bà nói gì tôi hoàn toàn không hiểu. Bố tôi bị bệnh cần ghép gan sao bà lại đến tìm tôi? Chẳng phải hai cậu con quý tử của bà cũng có thể hiến gan hay sao? –Tôi thản nhiên hỏi lại bà ta, nhìn sắc mặt Huệ Lan đanh lại tôi vô cùng hài lòng. - Gan của chúng không phù hợp với bố cô. Tôi à lên vẻ đã hiểu, gật gù nói: - Lúc muốn nhận người thân để hưởng sung sướng thì không thấy nói không hợp. Bà Huệ Lan, hôm nay tôi đúng là nhờ bà mà được mở rộng tầm mắt. Có điều hợp hay không hợp tôi chẳng quan tâm, phiền bà chuyển lời tới bố tôi, sau khi ông ấy để mặc mẹ con bà đuổi tôi ra ngoài đường thì tôi coi như ông ấy đã chết rồi. - Mày… mày dám nói thế à? Đồ mất dạy! –Bà ta đứng phắt dậy, chỉ vào mặt tôi rồi quát lên. Tôi ngay lập tức đứng lên. So về chiều cao, cơ bản tôi đã nhỉnh hơn bà ta, cộng thêm đôi giày cao gót gần chục phân, tôi đứng hơn hẳn bà ta một cái đầu. Phải nói thật là chưa bao giờ tôi cảm thấy giày cao gót lại là một phát minh vĩ đại như bây giờ. Cái cảm giác nhìn xuống đối thủ một cách khinh miệt vô cùng thoải mái, nói chung là khi bạn cao hơn, bạn cũng sẽ thấy mình có ưu thế hơn. - Tôi mất dạy thì chí ít cũng học hành tử tế, kiếm việc đàng hoàng. Còn hai cậu con trai có dạy của bà bây giờ đang làm gì, chẳng phải cứ năm hôm ba bữa lại ẩu đả nhậu nhẹt lung tung ở khắp các vũ trường sao. Tôi rất ngưỡng mộ phương pháp giáo dục con cái của bà, hy vọng sau này có dịp được học hỏi thêm. Trương Huệ Lan nghiến răng nghiến lợi, giơ tay lên định tát tôi. Buồn cười thật, bà ta tưởng tôi vẫn là đứa con gái ngốc nghếch dễ bị bắt nạt năm ấy chắc! Tôi túm lấy tay bà ta, xiết thật mạnh, thản nhiên mỉm cười. - Bà đừng nghĩ có thể bắt nạt được tôi! Nếu tôi là bà, có khi tôi sẽ xuống nước mà cầu xin đấy. Bà thử nói xem, nếu bố tôi chết thì ai sẽ là chỗ dựa cho bà? Hai thằng con cả ngày chỉ biết chơi bời lêu lổng, ăn tàn phá hại… hay là gã tình nhân trẻ mà bà vẫn bao nuôi? Sắc mặt bà ta tái đi, miệng lắp bắp không thành lời. Tôi hài lòng buông tay bà ta, nhẹ nhàng nói: - Bố tôi gây thù chuốc oán với không ít người đâu. Chỉ cần ông ấy nằm xuống, những kẻ đó sẽ đạp mẹ con bà xuống bùn, suốt đời cũng không ngoi lên được. Các người chắc chắn còn thê thảm hơn gia đình tôi năm đó! Mặc kệ người đàn bà đang luống cuống trong quán cà phê, tôi thản nhiên ra về. Tôi biết bà ta sẽ không đơn giản bỏ qua chuyện này, vừa rồi tôi chỉ doạ nạt được bà ta chốc lát, chắc chắn Trương Huệ Lan sẽ tìm ra thủ đoạn đối phó với tôi. Đúng là xúi quẩy, chắc tôi nên tính chuyện cúng giải hạn xem sao. Nếu bây giờ tôi vẫn là vợ Nguyên Bảo thì Trương Huệ Lan còn lâu mới dám có thái độ như vừa rồi, thế lực của gia đình Nguyên Bảo không phải nhỏ. Nhưng tôi và anh ấy đã ly hôn, chuyện này chắc bọn họ đã biết rồi nên mới nhân lúc tôi không có chỗ dựa đến bắt nạt tôi. Từ sau cuộc nói chuyện với Trương Huệ Lan, thi thoảng tôi lại thiếu tập trung, cứ vô tình đặt tay lên bụng mình. Diệp Chí Minh, bố tôi, ông ta bị bệnh gan. Nếu tôi không hiến gan thì ông ta có chết không? Không, ông ta còn hai đứa con quý tử cơ mà, làm sao chết dễ dàng như vậy được. Trương Huệ Lan chắc chắn đang nói dối, bà ta sợ động dao kéo lên người hai thằng con yêu nên mới đến tìm tôi. Hừ, đừng hòng! Cho dù bà ta nói thật hay nói dối thì tôi cũng không hiến gan, bố tôi có gặp chuyện gì cũng là quả báo của ông ta. Nếu so với việc cậu tôi bị tù oan rồi mất trong tù, so với cái chết tức tưởi của mẹ tôi, chút bệnh tật đó của ông ta có đáng là gì. Chỉ là… ông trời thật sự có mắt nhanh như vậy sao? Những kẻ ác độc nhất, tham lam nhất chẳng phải luôn sống đến cuối cùng sao. Ngay cả phim truyền hình cũng nắm được đạo lý ấy, các nhân vật phản diện toàn tới tận cuối phim mới chết, mà để tiêu diệt kẻ xấu thì vô số người tốt cũng phải xuống chỗ Diêm vương lót đường rồi. Ngươi duy nhất may mắn sống sót là nhân vật chính anh hùng (thường là lúc ấy cũng đã trầy vi tróc vảy). Phải nói rằng gừng càng già càng cay. So với Trương Huệ Lan thì tôi dù đã trưởng thành hơn đứa con gái mười bảy tuổi năm đó nhưng vẫn chưa đủ thâm hiểm bằng bà ta. Buổi sáng thứ ba, khi tôi đang ở văn phòng thì nhận được điện thoại của Ngọc Kỳ, em họ tôi, giọng nói của nó có vẻ rất hoảng loạn. - Chị Thư, Ngọc Anh bị một bọn côn đồ chặn đường, con bé… nó đang ở viện A, chị vào viện bây giờ được không ạ, một mình em không biết làm thế nào! Tôi lập tức xin nghỉ rồi đến bệnh viện. Trong lòng không hiểu sao lại có dự cảm chẳng lành, chuyện này và Trương Huệ Lan liệu có liên quan gì không? Bà ta biết rõ tôi vẫn luôn áy náy với gia đình cậu… Trong phòng bệnh, Ngọc Anh nằm mê man. Ngọc Kỳ đứng bên cạnh, sắc mặt tái mét. - Kỳ, em đã nói chuyện này cho mợ chưa? - Chưa ạ, sức khoẻ của mẹ em không tốt. Em sợ nói ra mẹ lại… Tôi cũng nghĩ Ngọc Kỳ làm đúng, tạm thời chưa nên vội vàng, còn phải xem thương tích của Ngọc Anh đến đâu. - Bác sĩ nói Ngọc Anh bị làm sao? - Nó bị đánh, cộng thêm với việc quá hoảng sợ nên ngất đi. Em nghe người đi đường đưa nó vào viện bảo là có mấy gã chặn đường chọc ghẹo nó, nó kháng cự, bọn chúng… May mà lúc đấy có một nhóm sinh viên đi qua, họ hô hoán gọi công an nên chúng bỏ chạy rồi. Tôi nghi hoặc nhìn gương mặt còn vết bầm tím vô cùng đáng sợ của Ngọc Anh. Chuyện này liệu có phải do Trương Huệ Lan làm không hay chỉ là tình cờ? Cánh tay và mi mắt Ngọc Anh hơi cử động. Cả tôi lẫn Ngọc Kỳ vội vàng cúi xuống xem con bé. Vừa mở mắt ra nhìn thấy tôi, Ngọc Anh liền run rẩy thốt lên. - Chị… chị đi đi! Ngọc Kỳ ngạc nhiên đỡ con bé. - Ngọc Anh, em làm sao thế? Hai mắt Ngọc Anh đỏ hồng, nó nhào vào lòng Ngọc Kỳ,khoé miệng sưng phù mếu máo. - Anh, là tại chị ta. Bọn chúng đánh em là tại chị ta! Tôi cứng đờ người nhìn con bé. Quả nhiên là Trương Huệ Lan đã ra tay. Bà ta không tấn công tôi mà nhằm vào những người bên cạnh tôi. Người đàn bà này thực sự không từ thủ đoạn nào để bức tôi vào đường cùng.
|
Chương 17 : Hiến gan
3 Trong tiểu thuyết vẫn thường có câu này “không có vô sỉ nhất, chỉ có vô sỉ hơn”. Hôm nay tôi quả thực đã được chứng kiến ví dụ thực tế vô cùng sinh động. Bà tôi từng nói không nên giữ mãi lòng thù hận, phải để bản thân mình thanh thản thì mới tìm được niềm vui trong cuộc sống. Tôi rất cố gắng để làm theo, nhưng có những kẻ quá khốn kiếp để có thể tha thứ, mà kể cả chúng ta có nỗ lực đem bọn họ thành virus bệnh tả, tránh càng xa càng tốt thì họ cũng chẳng để ta yên. Huệ Lan, cái tên nghe thì đầy hương hoa, người phụ nữ này mặt mũi cũng dễ nhìn, chỉ có lòng dạ là rắn rết. Nhiều năm trước, bà ta đuổi tôi ra khỏi chính ngôi nhà mà tôi đã sống mười bảy năm, đập phá giày xéo đồ dùng cá nhân của tôi, xỉa xói mẹ tôi… Còn bây giờ, bà ta mang dáng vẻ của một phu nhân sang trọng ngồi đối diện tôi trong quán cà phê, dùng bộ mặt trát đầy phấn son và cái miệng đỏ chót giống như một con quái vật nói ra những lời mà ngay cả người đã quen ẩn nhẫn như tôi cũng phải dùng toàn bộ sức kiềm chế để không hỏi bà ta rằng: “thưa bà, có phải bà mới rời khỏi trại tâm thần cách đây ít ngày không?” Mà thật ra tôi thấy bà ta nên vào trại phục hồi nhân phẩm thì thích hợp hơn. - Thế nào, sao cô không nói gì? Ngày mai cô xin nghỉ rồi theo tôi đến bệnh viện ngay, bệnh của bố cô không thể để lâu được! Người ta vẫn thường nói gieo gió thì gặt bão, ở hiền gặp lành, trời không phụ lòng người. Thật ra khối kẻ gieo gió mà chẳng thấy bão đâu, ở hiền toàn bị người ta bắt nạt và trời thì phụ đầy người. Sau những gì họ đã làm với mẹ tôi, cậu tôi, và cả tôi, bà ta còn dám đến đây đòi tôi hiến gan cho người cha đáng kính của tôi. Lúc bọn họ cướp gia sản của ông ngoại tôi, giết chết mẹ tôi, đuổi tôi không xu dính túi ra khỏi nhà… vì sao không nghĩ đến ngày này? Họ tưởng tôi là ai, thánh mẫu chắc, tưởng chỉ cần hô một câu tôi sẽ tình nguyện không chút oán hận đi hiến gan cứu người cha máu lạnh kia à? - Từ nãy đến giờ bà nói gì tôi hoàn toàn không hiểu. Bố tôi bị bệnh cần ghép gan sao bà lại đến tìm tôi? Chẳng phải hai cậu con quý tử của bà cũng có thể hiến gan hay sao? –Tôi thản nhiên hỏi lại bà ta, nhìn sắc mặt Huệ Lan đanh lại tôi vô cùng hài lòng. - Gan của chúng không phù hợp với bố cô. Tôi à lên vẻ đã hiểu, gật gù nói: - Lúc muốn nhận người thân để hưởng sung sướng thì không thấy nói không hợp. Bà Huệ Lan, hôm nay tôi đúng là nhờ bà mà được mở rộng tầm mắt. Có điều hợp hay không hợp tôi chẳng quan tâm, phiền bà chuyển lời tới bố tôi, sau khi ông ấy để mặc mẹ con bà đuổi tôi ra ngoài đường thì tôi coi như ông ấy đã chết rồi. - Mày… mày dám nói thế à? Đồ mất dạy! –Bà ta đứng phắt dậy, chỉ vào mặt tôi rồi quát lên. Tôi ngay lập tức đứng lên. So về chiều cao, cơ bản tôi đã nhỉnh hơn bà ta, cộng thêm đôi giày cao gót gần chục phân, tôi đứng hơn hẳn bà ta một cái đầu. Phải nói thật là chưa bao giờ tôi cảm thấy giày cao gót lại là một phát minh vĩ đại như bây giờ. Cái cảm giác nhìn xuống đối thủ một cách khinh miệt vô cùng thoải mái, nói chung là khi bạn cao hơn, bạn cũng sẽ thấy mình có ưu thế hơn. - Tôi mất dạy thì chí ít cũng học hành tử tế, kiếm việc đàng hoàng. Còn hai cậu con trai có dạy của bà bây giờ đang làm gì, chẳng phải cứ năm hôm ba bữa lại ẩu đả nhậu nhẹt lung tung ở khắp các vũ trường sao. Tôi rất ngưỡng mộ phương pháp giáo dục con cái của bà, hy vọng sau này có dịp được học hỏi thêm. Trương Huệ Lan nghiến răng nghiến lợi, giơ tay lên định tát tôi. Buồn cười thật, bà ta tưởng tôi vẫn là đứa con gái ngốc nghếch dễ bị bắt nạt năm ấy chắc! Tôi túm lấy tay bà ta, xiết thật mạnh, thản nhiên mỉm cười. - Bà đừng nghĩ có thể bắt nạt được tôi! Nếu tôi là bà, có khi tôi sẽ xuống nước mà cầu xin đấy. Bà thử nói xem, nếu bố tôi chết thì ai sẽ là chỗ dựa cho bà? Hai thằng con cả ngày chỉ biết chơi bời lêu lổng, ăn tàn phá hại… hay là gã tình nhân trẻ mà bà vẫn bao nuôi? Sắc mặt bà ta tái đi, miệng lắp bắp không thành lời. Tôi hài lòng buông tay bà ta, nhẹ nhàng nói: - Bố tôi gây thù chuốc oán với không ít người đâu. Chỉ cần ông ấy nằm xuống, những kẻ đó sẽ đạp mẹ con bà xuống bùn, suốt đời cũng không ngoi lên được. Các người chắc chắn còn thê thảm hơn gia đình tôi năm đó! Mặc kệ người đàn bà đang luống cuống trong quán cà phê, tôi thản nhiên ra về. Tôi biết bà ta sẽ không đơn giản bỏ qua chuyện này, vừa rồi tôi chỉ doạ nạt được bà ta chốc lát, chắc chắn Trương Huệ Lan sẽ tìm ra thủ đoạn đối phó với tôi. Đúng là xúi quẩy, chắc tôi nên tính chuyện cúng giải hạn xem sao. Nếu bây giờ tôi vẫn là vợ Nguyên Bảo thì Trương Huệ Lan còn lâu mới dám có thái độ như vừa rồi, thế lực của gia đình Nguyên Bảo không phải nhỏ. Nhưng tôi và anh ấy đã ly hôn, chuyện này chắc bọn họ đã biết rồi nên mới nhân lúc tôi không có chỗ dựa đến bắt nạt tôi. Từ sau cuộc nói chuyện với Trương Huệ Lan, thi thoảng tôi lại thiếu tập trung, cứ vô tình đặt tay lên bụng mình. Diệp Chí Minh, bố tôi, ông ta bị bệnh gan. Nếu tôi không hiến gan thì ông ta có chết không? Không, ông ta còn hai đứa con quý tử cơ mà, làm sao chết dễ dàng như vậy được. Trương Huệ Lan chắc chắn đang nói dối, bà ta sợ động dao kéo lên người hai thằng con yêu nên mới đến tìm tôi. Hừ, đừng hòng! Cho dù bà ta nói thật hay nói dối thì tôi cũng không hiến gan, bố tôi có gặp chuyện gì cũng là quả báo của ông ta. Nếu so với việc cậu tôi bị tù oan rồi mất trong tù, so với cái chết tức tưởi của mẹ tôi, chút bệnh tật đó của ông ta có đáng là gì. Chỉ là… ông trời thật sự có mắt nhanh như vậy sao? Những kẻ ác độc nhất, tham lam nhất chẳng phải luôn sống đến cuối cùng sao. Ngay cả phim truyền hình cũng nắm được đạo lý ấy, các nhân vật phản diện toàn tới tận cuối phim mới chết, mà để tiêu diệt kẻ xấu thì vô số người tốt cũng phải xuống chỗ Diêm vương lót đường rồi. Ngươi duy nhất may mắn sống sót là nhân vật chính anh hùng (thường là lúc ấy cũng đã trầy vi tróc vảy). Phải nói rằng gừng càng già càng cay. So với Trương Huệ Lan thì tôi dù đã trưởng thành hơn đứa con gái mười bảy tuổi năm đó nhưng vẫn chưa đủ thâm hiểm bằng bà ta. Buổi sáng thứ ba, khi tôi đang ở văn phòng thì nhận được điện thoại của Ngọc Kỳ, em họ tôi, giọng nói của nó có vẻ rất hoảng loạn. - Chị Thư, Ngọc Anh bị một bọn côn đồ chặn đường, con bé… nó đang ở viện A, chị vào viện bây giờ được không ạ, một mình em không biết làm thế nào! Tôi lập tức xin nghỉ rồi đến bệnh viện. Trong lòng không hiểu sao lại có dự cảm chẳng lành, chuyện này và Trương Huệ Lan liệu có liên quan gì không? Bà ta biết rõ tôi vẫn luôn áy náy với gia đình cậu… Trong phòng bệnh, Ngọc Anh nằm mê man. Ngọc Kỳ đứng bên cạnh, sắc mặt tái mét. - Kỳ, em đã nói chuyện này cho mợ chưa? - Chưa ạ, sức khoẻ của mẹ em không tốt. Em sợ nói ra mẹ lại… Tôi cũng nghĩ Ngọc Kỳ làm đúng, tạm thời chưa nên vội vàng, còn phải xem thương tích của Ngọc Anh đến đâu. - Bác sĩ nói Ngọc Anh bị làm sao? - Nó bị đánh, cộng thêm với việc quá hoảng sợ nên ngất đi. Em nghe người đi đường đưa nó vào viện bảo là có mấy gã chặn đường chọc ghẹo nó, nó kháng cự, bọn chúng… May mà lúc đấy có một nhóm sinh viên đi qua, họ hô hoán gọi công an nên chúng bỏ chạy rồi. Tôi nghi hoặc nhìn gương mặt còn vết bầm tím vô cùng đáng sợ của Ngọc Anh. Chuyện này liệu có phải do Trương Huệ Lan làm không hay chỉ là tình cờ? Cánh tay và mi mắt Ngọc Anh hơi cử động. Cả tôi lẫn Ngọc Kỳ vội vàng cúi xuống xem con bé. Vừa mở mắt ra nhìn thấy tôi, Ngọc Anh liền run rẩy thốt lên. - Chị… chị đi đi! Ngọc Kỳ ngạc nhiên đỡ con bé. - Ngọc Anh, em làm sao thế? Hai mắt Ngọc Anh đỏ hồng, nó nhào vào lòng Ngọc Kỳ,khoé miệng sưng phù mếu máo. - Anh, là tại chị ta. Bọn chúng đánh em là tại chị ta! Tôi cứng đờ người nhìn con bé. Quả nhiên là Trương Huệ Lan đã ra tay. Bà ta không tấn công tôi mà nhằm vào những người bên cạnh tôi. Người đàn bà này thực sự không từ thủ đoạn nào để bức tôi vào đường cùng.
|
Chương 18 : Chấp nhận
3 Tôi đóng sầm cửa ra vào, đá giày lung tung, ném túi xách xuống nền. Gối ôm, áo khoác, tài liệu, bất cứ thứ gì có thể quăng quật nằm trong tầm mắt đều bị tôi hành hạ. Điên mất, tôi không tin nổi là sau chừng ấy năm bọn họ còn dám làm ra những chuyện như thế này! Muốn ép buộc tôi hiến gan, đừng hòng! Nhưng phải làm thế nào để đối phó với Trương Huệ Lan đây? Báo cảnh sát? Không được. Với thế lực của nhà họ thì cảnh sát sẽ coi như mắt mù tai điếc. Hơn nữa chứng cớ không đầy đủ, có thể báo án vì cái gì mới được chứ. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình vô dụng như vậy? Tôi đã không còn là đứa trẻ ngốc nghếch năm ấy, đã trưởng thành, tự lập, tôi cứ tưởng mình có thể hoàn toàn đứng vững mà không cần dựa vào người khác, kết quả là kẻ thù quá mạnh, cho dù đôi cánh của tôi có lớn đến đâu cũng dễ dàng bị người ta bẻ gãy. Tôi vào phòng làm việc, mở ngăn kéo bàn. Bên trong này có một tập tài liệu chứng minh rằng năm đó bố tôi mới là người đã biển thủ tiền của công ty còn cậu tôi bị oan, nhưng tài liệu này lại không đủ tính pháp lý để mang ra làm bằng chứng trước toà, muốn dùng nó để uy hiếp lại họ là không có khả năng, thậm chí còn tự gây nguy hiểm cho mình. Cho dù chưa có biện pháp đối phó với Trương Huệ Lan thì tôi cũng không thể dễ dàng chịu thua như vậy, trước hết phải thuê người đưa đón và bảo vệ người nhà cậu, đặc biệt là Ngọc Anh. Tiền thuê vệ sĩ thật sự không rẻ chút nào, thuê có ba người mà gần như vắt kiệt tiền lương của tôi, đấy là họ đã tính phí ưu đãi lắm rồi, cũng may mà hiện tại tôi đã có mấy vụ béo bở, nếu không chỉ có nước ăn mì gói cả tháng. Tôi cứ nghĩ tạm thời có thể bảo vệ an toàn cho người nhà của cậu, không ngờ Trương Huệ Lan thật sự là người quá am hiểu phải làm thế nào để người ta sống không bằng chết. Ngọc Anh không muốn đi học, ở lớp con bé không rõ ai đã loan tin bố Ngọc Anh là tội phạm tham ô, đã chết trong tù. Bạn bè xung quanh bắt đầu xì xào bàn tán về gia đình cậu tôi. Cuộc đời vốn là như vậy, không có ai thật sự thông cảm cho hoàn cảnh của bạn nếu người ta không ở trong đó. Chỉ có hai cách cư xử, hoặc là thương hại, hoặc là khinh thường, hiếm hoi lắm mới có người theo cách thứ ba: không quan tâm. Người ta luôn dễ dàng lấy nỗi đau của người khác ra làm câu chuyện phiếm mua vui, điều đó không giết chết ai, không phạm pháp, nhưng nó lại trở thành lưỡi dao vô hình đâm người khác máu chảy đầm đìa. Chuyện không dừng ở đấy, ngay cả Ngọc Kỳ cũng gặp rắc rối. Trước đây có một khoảng thời gian Ngọc Kỳ làm việc trong bar để kiếm tiền, nó quen một cô gái ở bar, hình như hai người yêu nhau mấy tháng rồi chia tay. Bây giờ cô ta đột nhiên bị giết chết ở nhà nghỉ, cảnh sát điều tra thế nào lại dẫn tới Ngọc Kỳ thành kẻ tình nghi. Trên đời này làm gì có chuyện trùng hợp như vậy, tất cả chắc chắn là trò quỷ của Trương Huệ Lan. Tôi quả thực đã bị ép đến điên. Luật sư có là cái quái gì đâu, quyền lực nằm trong tay kẻ mạnh, quy tắc sinh ra chẳng qua chỉ để bảo vệ kẻ yếu. Mà khi kẻ mạnh không muốn, quy tắc sẽ bị bọn họ phá vỡ hoặc bóp méo một cách dễ dàng. Lẽ nào… thật sự phải chịu thua Trương Huệ Lan? Tôi vớ đến chiếc phao cứu sinh cuối cùng, Nguyên Bảo. Anh ấy chắc chắn sẽ không bỏ mặc tôi. Di động của Nguyên Bảo không liên lạc được, gọi đến công ty thì thư ký nói anh ấy đã sang Mỹ vì cạnh tranh hợp đồng gì đó với Phoenix. Tôi cũng nghe Tỉnh Thành nói loáng thoáng về việc này, là một hợp đồng rất quan trọng, ngay cả Richard Ngô cũng quay về Mỹ để trực tiếp thực hiện. Cơ hội của Bảo Hoà không lớn bằng Phoenix, dù sao thì Phoenix cũng đã đóng đô ở Mỹ nhiều năm, xét về mọi khía cạnh họ đều có ưu thế hơn Bảo Hoà. Vấn đề quan trọng nhất hiện giờ là Nguyên Bảo không ở thành phố H, tôi phải làm sao đây? Gọi sang Mỹ tìm anh ấy thì không ổn lắm, đang là thời điểm quan trọng, nếu vì chuyện của tôi mà ảnh hưởng đến công việc của Nguyên Bảo… Chúng tôi đã không còn là vợ chồng nữa, anh ấy không có trách nhiệm phải giải quyết rắc rối của tôi, cũng không có nghĩa vụ phải bảo vệ tôi. Cho dù tôi nhờ vả được một lần cũng không nhờ được mãi mãi. Điện thoại reo, tôi nhìn những con số nhấp nháy trên màn hình, là Trương Huệ Lan. - Thế nào? Cô đã suy nghĩ kĩ chưa? Nếu cô còn do dự thì tôi e là thằng em họ cô không chờ nổi đâu. Tội của nó chưa đến mức tử hình, nhưng chục năm tù thì cũng đến đấy. Cô là luật sư, chuyện này chắc cô rõ hơn tôi chứ? –Bà ta có vẻ rất vui sướng khi hành hạ người khác. - Bà làm những việc như vậy mà không sợ quả báo à? Tiếng cười kiêu ngạo của bà ta vang lên qua điện thoại giống như tiếng vỡ của thuỷ tinh, đâm vào màng nhĩ của tôi đau điếng. - Ha ha ha, tôi tuần nào cũng đi lễ chùa, thành tâm khấn phật, quả báo gì chứ! Đúng vậy, cái gọi là trời có mắt, gieo gió gặt bão… chẳng qua chỉ là hy vọng an ủi của những kẻ yếu ớt mà thôi. Muốn bọn họ nhận báo ứng, phải chính tay mình gieo xuống. - Được, tôi sẽ hiến gan, nhưng bà phải tìm cách để Ngọc Kỳ được thả đã! Trương Huệ Lan đắc ý cười to. - Có thế chứ, cuối cùng thì cô cũng biết điều hơn bà mẹ cứng đầu của cô. Ba ngày nữa thằng em họ của cô sẽ được thả, nhưng nếu cô dám giở trò thì lần tới nó không đơn giản là bị mời vào trại giam chơi vài ngày đâu. Bà ta cúp máy, còn tôi vẫn nắm chặt điện thoại áp lên tai. Những ngón tay siết lại trắng bệch nhưng tôi không cảm thấy chút đau đớn nào. Người đàn bà đáng ghê tởm đó còn dám nhắc đến mẹ tôi. Mẹ tôi có thể xấu xa thật, vô lương tâm thật, nhưng bọn họ không có tư cách mắng chửi bà ấy! Đúng như Trương Huệ Lan nói, ba ngày sau Ngọc Kỳ được thả. Tôi đến viện làm xét nghiệm để hiến gan, kết quả tất nhiên là phù hợp. Tôi là con gái của Diệp Chí Minh, làm sao có thể không hợp cơ chứ. Kể từ khi bố tôi bị bệnh, đây là lần đầu tiên tôi tới thăm ông ấy. Còn nếu tính từ thời điểm mẹ con Trương Huệ Lan đuổi tôi ra khỏi nhà thì đây cũng là lần đầu tiên bố con tôi nói chuyện với nhau. Bố tôi nằm trên giường bệnh, chưa đến mức phải thở máy nhưng sắc mặt vàng như nến, có vẻ rất mệt mỏi. Cả người tiều tuỵ ốm yếu. Tôi bình tĩnh kéo ghế ngồi bên giường. Căn phòng chìm vào bầu không khí nặng nề đến khó thở. Tôi luôn căm ghét bố tôi, ngay cả việc hiến gan này cũng không phải là tự nguyện. Nếu ông ấy có chết vì bệnh thì đó cũng là báo ứng, tôi thật sự rất tò mò sau khi chứng kiến Trương Huệ Lan và hai thằng con trai bảo bối không muốn hiến gan cho mình liệu ông ta có cảm thấy đau thương chút nào không? Nếu có thì chí ít tôi cũng thấy bản thân được an ủi.
|
Chương 19 : Không thể tha thứ
Tôi nhìn túi hoa quả đặt trên tủ đầu giường, nhẹ giọng hỏi: - Bố có muốn ăn táo không, con gọt nhé? Thật ra tôi chẳng muốn làm gì, chỉ là không khí quá mức nặng nề, cần phải có người lên tiếng trước. Bố tôi lạnh lùng nhìn tôi, nhắm mắt lại vẻ khó chịu. - Sau khi cô hiến gan xong, tôi sẽ bảo Huệ Lan đưa tiền cho cô. Tôi mỉm cười châm chọc. Diệp Chí Minh, ông còn muốn bỏ tiền ra mua gan của con gái mình sao? Nếu không muốn có liên quan gì đến tôi, không muốn thấy tôi, ông cứ việc bắt hai thằng con bảo bối của ông hiến tạng là xong, còn dùng thủ đoạn ti tiện bắt ép tôi làm gì chứ! - Bố, con không cần tiền của bố. Con chỉ muốn hỏi bố hai câu. Bố tôi hơi hé mắt ra, khoé miệng nhếch lên nụ cười lạnh lùng. - Cô muốn hỏi gì? - Câu đầu tiên, con muốn biết việc bà ta ép con hiến gan bố có đồng ý không? Cho dù đã nhiều năm không gặp mặt, tôi vẫn hy vọng rằng chí ít bố tôi sẽ không phải là loại người tuyệt tình tàn nhẫn đến mức ấy. Nếu ông ta cũng đồng ý hành động của Trương Huệ Lan thì chứng tỏ trong mắt ông ta tôi chẳng qua chỉ như một con thú nuôi lớn để giết thịt chứ không phải con ruột của ông ta. - Biết, Huệ Lan đã nói với tôi rồi. Con gái như cô có tác dụng gì đâu, tôi là bố cô, cô hiến gan cho tôi cũng là lẽ đương nhiên. Phải, con cái cứu cha mẹ là lẽ đương nhiên. Nhưng ông ta xứng làm cha tôi sao? Bởi vì tôi là con gái nên ông ta vứt bỏ tôi, bởi vì tôi là con gái nên tôi không phải là người sao, đều là con cái sao ông ta có thể thiên vị tới như vậy, coi hai thằng con phá phách kia là bảo bối, còn tôi chỉ là thứ vứt đi. Tôi cố ổn định lại nội tâm đang dậy sóng, có một tảng đá vẫn luôn đè nặng trong lòng tôi những năm qua, hôm nay tôi muốn trút bỏ tất cả một lần. - Câu thứ hai, con muốn biết năm ấy… có phải bố đã giết mẹ không? Bố tôi cứng người lại, trong mắt xuất hiện tia hoảng loạn nhưng rất nhanh đã trở nên điềm tĩnh. Ánh mắt sắc bén lướt qua gương mặt tôi. - Cô muốn nói gì? Tôi đứng dậy, nghiêm túc nhìn thẳng vào mắt ông ta không chút sợ sệt. - Con chỉ muốn biết sự thật, bố cứ yên tâm, con sẽ không báo cảnh sát đâu. Năm đó con đã im lặng thì bây giờ cũng sẽ như vậy. Con chỉ muốn nghe sự thật! Cái đêm trước khi mẹ tôi mất tích rồi được tìm thấy ở ven sông, bố mẹ đã cãi nhau to. Tôi đứng trên cầu thang lặng lẽ nhìn hai người họ cãi vã. Sau đó bố kéo mẹ lên ô tô đi suốt đêm không về. Tôi gà gật ngủ trên ghế dài chờ bố mẹ, không hiểu sao lúc ấy trong lòng tôi cũng dấy lên một nỗi lo lắng mơ hồ. Sáng sớm hôm sau, bố tôi về nhà một mình, không thấy mẹ tôi đâu cả. Ba ngày sau, người ta vớt được mẹ tôi ở ven một khúc sông ở ngoại thành. Cảnh sát kết luận mẹ tôi không may rơi xuống nước chết đuối. Thật nực cười, làm sao một người phụ nữ giàu có sống ở một trong những toà biệt thự sang trọng nhất thành phố lại lần mò tới cái con sông hẻo lánh đó chứ? Cảnh sát hỏi tôi rất nhiều, tôi đều nói không biết, không nhớ rõ. Tôi vẫn luôn nuôi hy vọng rằng cái chết của mẹ không liên quan đến bố, cho dù tôi biết điều đó là không thể. Tôi cố che giấu tội lỗi của bố mình, nhưng sau này khi đã trưởng thành, tôi hiểu rất rõ rằng ngay cả khi ấy tôi nói ra sự thật thì mọi việc cũng sẽ không có gì thay đổi, bố tôi vẫn sẽ bình an vô sự không mất một sợi tóc. Bởi vì có điều tra bao lâu, bao nhiêu lời khai, cảnh sát đều sẽ đi đến kết luận là tự sát hoặc tai nạn, tuyệt nhiên không có ẩn tình gì khác. - Cô phiền phức quá đấy, mẹ cô chết là do tai nạn. - Vậy vì sao ba ngày mẹ mất tích bố không hề lo lắng? Tối hôm ấy bố đã đi cùng mẹ, bố dám nói rằng cái chết của mẹ không liên quan đến bố sao? Bố tôi tức giận cầm cái cốc trên bàn ném về phía tôi, chiếc cốc thuỷ tinh đập mạnh vào vai tôi rồi rơi xuống nền, vỡ tan thành nhiều mảnh. - Mày cút ngay! Đồ mất dạy, mày dám chỉ trích tao à? Mẹ mày chết cũng là đáng đời! Ông ấy đã nói ra rồi. Sau chừng ấy năm cuối cùng ông ấy cũng thừa nhận. Trái tim tôi lạnh lẽo đến mức sắp đóng thành băng. - Con hiểu rồi, cảm ơn đáp án của bố! Sau khi hiến gan xong con không nợ gì bố nữa, đây cũng là lần cuối cùng con gọi bố là bố. Tôi quay người ra khỏi phòng bệnh, đóng sầm cửa lại. Trong lòng tôi, kể từ thời khắc này, bố tôi thật sự đã chết. Làm phẫu thuật hiến gan cần phải nằm viện vài ngày, tôi xin nghỉ ở văn phòng luật, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, thuê luôn người chăm sóc trong viện mấy ngày đầu sau khi mổ. Kết quả tất yếu của lấy trứng chọi đá là tự làm mình bị thương. Tôi không muốn làm hại đến gia đình cậu, hiện giờ tôi cũng không có năng lực chống đối lại bố tôi và Trương Huệ Lan. Những gì họ làm với tôi nhất định sẽ có ngày tôi đáp trả. Năm năm, mười năm, hai mươi năm, chỉ cần Diệp Thư tôi còn sống thì bọn họ chắc chắn sẽ phải trả giá. Bà tôi đã sai, quên hận thù đi không phải là lựa chọn tốt nhất. Có những kẻ không đáng được tha thứ, chẳng có ông trời nào trừng phạt bọn họ. Gieo gió gặt bão sao? Bọn họ đã gieo đầy gió rồi, nhưng ai sẽ mang bão đến trả? Trông chờ ông trời à? Đám thủ lĩnh Khơ-me đỏ giết hàng triệu người, tàn ác đến mất hết nhân tính, cuối cùng ông trời trừng phạt chúng như thế nào? Toà án công lý xét xử còn chưa xong thì những kẻ giết người không gớm tay đó đã chết già rồi ấy chứ. Hiến gan xong rồi, tôi không còn nợ nần gì bố tôi nữa. Ông ấy cho tôi sinh mạng, là cha tôi, nhưng ông ấy đã hại chết mẹ tôi, vứt bỏ tôi, hết lần này đến lần khác hãm hại người thân của tôi. Ông ấy không đáng được tha thứ, ai cũng phải trả giá cho tội lỗi của mình. Tôi giao chìa khoá nhà cho Ngọc Kỳ, dặn nó mấy ngày tôi đi vắng thì cứ qua nhà tôi ở. Nó mới về nhà được vài ngày hàng xóm xung quanh đã xì xào về chuyện nó bị bắt, nhìn thấy Ngọc Kỳ đều sợ hãi tránh đi, rõ ràng nó không làm gì nhưng lại bị người ta kì thị. Cái gọi là dư luận quả nhiên rất đáng sợ. Tối hôm tôi nhập viện, Ngọc Kỳ đột nhiên gọi điện thoại cho tôi, giọng nói rất tức giận. - Chị Diệp Thư, chị có coi em là em chị không? Tôi ngạc nhiên hỏi nó: - Chị đương nhiên coi em là em chị, em làm sao thế? Ngọc Kỳ hét lên qua điện thoại. - Vì sao chị lại giấu em? Chị rõ ràng có bằng chứng chứng minh bố em trong sạch, vì sao chị không báo cảnh sát, chị muốn bảo vệ bố chị phải không, uổng công em bao nhiêu năm qua đều nói tốt cho chị trước mặt mẹ em, còn tin chị thật sự thương bọn em. Tôi ngẩn người ra một lúc, trong đầu thoáng nghĩ đến tập tài liệu trong ngăn kéo. Ngọc Kỳ chắc đã nhìn thấy tập tài liệu ấy. - Ngọc Kỳ, ai cho phép em lục lọi đồ của chị? - Chị đừng đánh trống lảng, chị giải thích đi, sao chị lại làm thế với gia đình em? Mẹ em nói đúng, chị cũng cùng một giuộc với bố chị! Trước những lời buộc tội của Ngọc Kỳ, tôi không muốn phản bác. Không thể nói rằng trong mấy năm qua tôi chưa từng có ý nghĩ bảo vệ bố tôi. Phải, ông ấy có lỗi, nhưng trước khi ông ấy tuyệt tình nói ra sự thật về mọi chuyện, tôi vẫn coi ông ấy là bố. Nếu ngày ấy thật sự có bằng chứng gì có giá trị có lẽ tôi cũng sẽ do dự đưa ra. Bây giờ tôi không muốn bao che cho bố tôi nữa, nhưng tập tài liệu kia không thể mang ra toà được, hoàn toàn không có tác dụng gì. - Ngọc Kỳ, em nghe chị nói, em đừng nóng vội! Sáng mai chị em mình nói chuyện tiếp… Tút! Tút…. Tôi chưa dứt lời thằng nhóc đã cúp máy, gọi lại mấy lần nó đều không nghe. Bây giờ nó đang giận, giải thích thế nào cũng không được. Dù sao ngày mai cũng chưa đến lịch mổ, tôi sẽ tìm nó nói chuyện cho rõ ràng. Nhưng tôi đã đánh giá thấp sự thù hận của Ngọc Kỳ với bố tôi, trước khi tôi kịp giải thích với nó thì Ngọc Kỳ đã làm ra hành động không thể cứu vãn được.
|