Chương 13: Tôi quay người lại, mặt cười tươi lộ vẻ hớn hở một cách nham nhở: -Ố ồ, cậu còn có tên là Cua nữa cơ đấy. Sao tên cute thế mà không nói cho tôi hả? Nói đoạn, tôi cười phá lên.-Hahaha…ha.haha…ha. Nhưng nụ cười của tôi đã tắt ngay sau đó. Đó không phải là Huân. Một người hoàn toàn xa lạ. Khuân mặt tôi dấy lên sự xấu hổ, hai má nóng bỏng một cách kỳ lạ. Người đứng trước mắt tôi là một cậu bạn tên Cua nào đó mà tôi đã nhầm lẫn là Huân. Khuân mặt góc cạnh toát lên vẻ nam tính, đôi lông mày nhếch lên vẻ ngạo mạn, đôi mắt him lại nhìn kẻ vô duyên đang cười sa sả vào mặt mình. Môi hắn khẽ nhếch lên: -Tên “Cua” có vấn đề gì chăng? Hắn hỏi, nụ cười khẩy vẫn cứ nhếch nhếch. Tôi lúng túng, khuân mặt vẫn chưa dịu đi sự xấu hổ: À, cái đó…. Tôi… tôi… Hình như có chút nhầm lẫn ở đây… Hahaha…ha…ha. Tôi đáp, miệng lắp bắp như gà mắc đẻ. Hình như cái nụ cười chữa ngượng của tôi vẫn không nhằm nhò gì. Tên Cua đó vẫn nghiễm nhiên nhìn tôi chằm chằm, mắt chẳng rời, con ngươi chẳng có gì gọi là di chuyển đi hướng khác. Khuân mặt với làn da ngăm đen hơi nghiêng sang một bên, chiếc mũi cứ thế được nâng lên một cách không chủ động, nhìn tôi với vẻ thích thú. Ôi trời, “răng” mà đẹp trai “rứa hèo”. Ánh mắt không tự chủ của tôi “reo lên” một cách lộ liễu. -Anh Cua, anh dẫn bạn về sao không nói em chứ, để em còn chào. Tiếng con bé Nhím vang lên có chút trách móc, phá vỡ sự nghiêm trọng của sự việc. Ánh mắt dấy lên vẻ đùa cợt đó chuyển hướng. Hắn cúi xuống ngang tầm bé Nhím, lộ vẻ yêu thương: -Anh xin lỗi Nhím nha, bây giờ anh giới thiệu thì có muộn không nhỉ? -Không anh ạ. Nhím lắc đầu, nở nụ cười tươi rói như ánh nắng chiếu vào, đôi mắt em lộ vẻ chờ đợi. Tên Cua đứng thẳng người dậy, tiến sát bên tôi, quoàng tay qua vai tôi, nở nụ cười đểu cợt. Tôi đứng im như phỗng. - Đây là bạn gái anh đấy Nhím ạ. Cái mặt hắn hiện ra hai chữ “đểu cáng”. Ôi trời, đâu ra cái vụ nhận vơ này đây không biết, tôi lên tiếng phản bác. - Ở đây hình như có sự nhầm lẫn thiì phải? Không phải lời phản bác của tôi. Tôi quay người, bắt gặp hình bóng quen thuộc. Của Huân. Hắn hiện đâu ra vậy? Huân tiến sát bên tôi, hất cánh tay đang đè nặng trên vai tôi, nói vẻ đùa vẻ không: -Anh bạn có vẻ thích đùa nhỉ? Huân hỏi, vẻ mặt câng lên một cách hách dịch. Tên Cua đó cũng không vừa, xốc lại tay áo bị Huân hất làm nhăn, đáp: -Không đùa chút nào. Là sự thật. Mà không phải sự thật thì sẽ thành sự thật. Được không? Đâu ai đoán trước được tương lai? Tôi lúng túng trước tình cảnh trớ trên lúc này. Vội vội vàng vàng kéo Huân vào trong nhà, chẳng đợi Huân đôi co lại chi cho mắc mệt. Huân cũng hiểu ý tôi, chẳng buồn đáp lại, quay lưng bước vào nhà. Tôi kéo cậu ấy nhanh vào chõng trong nhà, nghe loáng thoáng sau lưng vang lên tiếng gọi: - Nhím ơi, về mà vo gạo nấu cơm đi con. Rồi sau đó là tiếng đáp trả lảnh lót của con bé vang lên. Tôi còn nghe con bé chào: - Em về nha anh Cua, chiều mình nướng cua đồng ăn nghe anh. Rồi sau đó vang lên tiếng cười khe khẽ. Tôi ngồi bên cạnh ngoại Mai, đối diện là Huân và bên cạnh cậu ấy là tên Cua có tật nhận vơ kia. -Ngoại quên giới thiệu với con, đây là Hiểu Khánh, cháu của bạn Ngoại bên Pháp năm nào cũng về đây chơi con ạ. Sáng nay nó đi thăm làng xóm nên hai đứa bây không gặp. Bây giờ gặp rồi thì tụi bây đi với nhau cho vui. Ngoại quay qua tôi nói rồi chuyển hướng sang Huân với tên Cua, cười vẻ mến thương. - Con biết rồi ngoại. Tên Cua đáp. Vẻ mặt hắn lộ rõ thích thú, hướng ánh nhìn sang tôi, môi khẽ nhích. Còn Huân chẳng có vẻ gì là vui chút nào. Không biết sao tôi cũng chẳng thấy hào hứng mấy. Huân kéo tôi ra vườn ngồi lên cái bờ bể cá. Chìa ra hai củ khoai luộc biểu tôi ăn cho đỡ đói. Tôi nhanh nhẩu lột vỏ khoai còn nóng hổi trên tay. -Úi da, nóng dễ sợ. Tôi hét lên, xém rớt mất củ khoai. Củ khoai cứ nẩy lên, nẩy xuống trên tay tôi. Nhìn sang thì Huân vẫn không phản ứng gì trước lời kêu than của tôi, nghiễm nhiên ăn khoai nóng, miệng thổi phù phù vào củ khoai. Nghĩ ra cách, tôi kéo mảnh áo của Huân, bỏ củ khoai vào trỏng. Vậy là khỏi nóng. Ôi cái đầu óc thông mình này. Tôi phục mình quá. Huân bất giác giật mình khi có một tên biến thái lôi áo mình. Cậu ấy nhìn qua tôi một cách ngạc nhiên. Chắc hắn nghĩ tôi “dâm dê”. Moam..moam… tôi ăn khoai một cách ngon lành, không thấy nóng chút nào, hơi ấm len lỏi qua từng tế bào miêng, mùi khoai ngọt chiếm lấy đầu lưỡi, nhai nhồm nhoàm. Huân cũng chẳng để bụng, thản nhiên ngồi ăn tiếp. Lúc này, sau khu vườn, trên bể cá. Có đôi bạn ngồi ăn khoai luộc một cách hết sức buồn cười. Người ngồi bên cứ kéo kéo áo người bên kia để bỏ khoai cho đỡ nóng. Người bị kéo áo cứ nhăn mặt một cách nham nhở, miệng vẫn chóp chép nhai khoai. Cảnh tượng hết sức dễ gây hiểu lầm. Tôi vẫn ham ăn nên không nghĩ rằng có hai người đang đứng đằng sau nhìn. - Tụi nó trông thân nhau nhỉ? Bà Loza khẽ cười mím. Không có tiếng đáp trả của người kia, chỉ có một nụ cười khinh dễ nhếch lên.
|
Chương 14 -Băng, dậy đi con. Có tiếng gọi tôi. Giấc ngủ trưa bị gián đoạn, tôi mắt nhắm mắt mở. dụi dụi. Khung cảnh xung quanh vẫn còn nhạt nhòa. -Dậy đi con, thằng Huân nó dẫn ra làng chơi. -Nhưng đang trưa mà bà. Tôi ngáp ngắn ngáp dài đáp. -Trưa trật gì nữa, 4h mấy rồi con ơi. Bà đáp, khuân mặt vẻ trìu mến nhìn tôi. Tôi lí nhí đáp “vâng ạ” rồi bước khỏi cái giường, tiến ra sau vườn rửa mặt. Tôi mở cái cưả sau, bước chân đặt lên mảnh đất sau vườn, làn gió mát nhè nhẹ thổi qua. Tôi vươn vai, ngáp ngáp mấy cái rồi bước tới cái lu gần đó. Múc gáo nước đổ òa lên mặt. Dòng nước mát lan tỏa quanh khuân mặt, thấm nhầm vào làn da, một cảm giác khoan khoái quanh cơ thể, tràn đầy nhựa sống sau giấc ngủ trưa nóng nảy. Lấy khăn lau cho khô mặt, tôi vội vàng ra trước hiên nhà khi nghe tiếng hối thúc của Huân. -Lâu vậy má. Huân nhăn mặt càm ràm. Tôi không buồn đáp lại, hối cậu ấy đi mau mau. Tôi đang háo hức lắm đây. Ồ, giờ tôi mới thấy, có tên Cua nữa. Hắn đứng cạnh Huân, tay giơ lên cao chào tôi. Tôi đáp lại bằng nụ cười hết sức tươi rói. Dù sao cũng đi cùng nhau, làm mặt lạnh sao được. Chúng tôi (kể cả tên Cua) bước ra gần cổng rào. Có sẵn hai chiếc xe đạp phượng hoàng dựng sẵn. -Uầy, có cả xe đạp cơ đấy. Tôi reo lên. Đúng là ở quê, cái gì nó cũng “quê” hết. Nói đoạn, Huân gạt chân chống chiếc xe màu xanh trời đã bạc gần hết màu, còn tên Cua thì phóc lên chiếc xe màu cam còn lại, nó cũng phai gần hết, chỉ còn nhìn thấy vài mảng màu trên gi-đông. Tôi nhanh chóng phóc lên sau yên xe màu xanh, tay vịn vào yên xe. -Đi thôi. Tên Cua cất tiếng bắt đầu hành trình “rong ruổi”. Hai chiếc xe vừa lăn bánh, có tiếng vang lên đằng xa. -Anh Cuaaaaa. Chúng tôi cùng quay đầu lại, là Nhím. Con bé lon ton chạy đến, tóc đan hai bím lắc lư theo nhịp di chuyển. -Anh chị đi làng chơi hả, em đi với. Cái giọng lảnh lót khiến người ta muốn “nựng yêu” con bé vọng lại. Cuối cùng con bé cũng đã đứng gần sát chúng tôi, tay níu yên xe tên Cua. Con bé giương mắt ếch, chờ đợi câu trả lời. Hai tay bụm lại dưới bụng. -Không cho. Huân đùa với con bé, khuân mặt tỏ lạnh lùng. -Ứ, em nào thèm xin anh Huân. Con bé dẩu môi, đáp. Tôi xém nữa là bể bụng vì cười khi nhìn thấy cái mặt quê độ của Huân. -Anh cũng không cho. Tên Cua cất tiếng đồng tình. Lúc này mặt con bé đanh lại, hai mắt nheo nheo vẻ không hài lòng. - Anh chị có biết đường đâu mà đi, em đi em chỉ cho, anh chị khỏi lo lạc đường. Con bé “đàm phán”. - Anh hỏi người ta. Huân chêm vô một câu. Mặt lộ vẻ thích thú. Con bé lườm nguýt, chu môi: -Làng này hổng ai chỉ đâu, anh mà không cho em đi, lạc đường như chơi. Nhím hăm dọa. Vẻ nghiêm trọng. Tôi phì cười trước cái giọng điệu chua ngoa của con bé. -Vậy lỡ em đi mà cũng lạc luôn thì sao? Tôi cất tiếng hỏi. Con bé quay qua tôi, miệng nhanh nhảu đáp trả: -Thì mình hỏi người ta. Cả ba chúng tôi đều bật cười trước câu trả lời của Nhím. Đúng là phải chịu thua trước cái lời cãi “hợp tình, hợp lí” kia. -Được rồi, Nhím lên xe đi, anh đèo. Cua hua tay, biểu con bé trèo lên khi đã cười đến no bụng. Con bé mừng quýnh lên, mặt lộ vẻ hớn hở trèo lên xe. Tay Nhím níu áo tên Cua để giữ thăng bằng. Miệng vẫn giữ giọng “chua ngoa”. -Thấy chưa, để em đi từ đầu phải hay không, em biết nhiều chỗ vui lắm, tới đó anh chị tha hồ mà chơi. Nhím ngồi ngay ngắn trên yên xe, trách móc ba người chúng tôi, còn ra sức “quảng cáo” cái nơi gọi là “vui lắm” của con bé. Tiếng cười vang lên khi hai chiếc xe đạp lăn bánh theo cái chỉ tay của con bé Nhím, lũy tre như đang hòa vào tiếng cười của chúng tôi, đung đưa trước gió. Phía xa xa có vài cánh diều đang luớt qua tầng mây. Hai chiếc xe đã khuất nhưng âm thanh trong trẻo của tiếng cười vui vẻ vẫn văng vẳng bên hiên nhà. Hai chiếc phượng hoàng lao vun vút qua những tán cây rì rầm tiếng gió. Trên hai chiếc xe, một đứa con trai mặc áo phông trắng, quần ngang gối màu đen, chân mang đôi tổ ong đã đứt vài chỗ, chân đưa lên đưa xuống một cách đều đều. Đứa con gái ngồi sau mặc bộ đồ bộ in hình bông hoa đủ màu, chân đi dép lê, mắt đảo qua đảo lại nhìn hết chõ này đến chỗ khác. Phía bên cạnh, một đứa nhỏ mặc áo bà ba, tóc thắt bím, lắc lư cái đầu một cách nghịch ngợm chúi người về phía người con trai đang nghoảnh mặt lại cười với nó. Thằng con trai với vẻ mặt tươi cười mặc chiếc áo phông rộng lùng thùng, quần trên gối, đôi chân đạp thoăn thoắt. đôi giày “Bác Hồ” nhấp nhô lên xuống khi xe lăn bánh qua những mảng đất ghệp ghềnh. Trông họ thật hào hứng, cứ như thể họ đang mong chờ một tuổi thơ dữ dội nào đó sẽ quay về với họ sau bao năm đã bị thời gian vùi lấp. Đằng xa, tôi nghe được có tiếng tụi con nít vọng lại. Một đám đang bu quanh, kín cả một mảng đất rộng. Hai chiếc phượng hoàng dựng dưới cây sồi, một chiếc lá khẽ rơi xuống. Sự hào hứng của tôi bây giờ không biết kể sao cho xiết, nó cứ nỗi dậy liên hồi. Nhìn qua ba “người bạn đồng hành” của tôi, có lẽ tôi đã nhầm. Họ còn hào hứng hơn tôi gấp mấy lần. Mắt người nào người nấy đảo qua đảo lại liên tục. Con bé Nhím nhanh nhảu hòa vào đám đầu tiên. -Nhanh lên anh chị. Con bé không quên hối thúc chúng tôi. Cả ba chúng tôi đồng lượt chạy ào tới, chụm đầu vào cái đám đông đang lao nhao. Là bi ve. Bọn chúng đang chơi bi ve. Là tuổi thơ. Tôi một lần nữa trở về tuổi thơ. Nói về tuổi thơ, tôi nhớ, hồi ấy, tôi thường lén lây tiền quà vặt mẹ cho đem “đổ” vào hết mấy cái hòn bi ve thay vì mua gói xôi để ăn sáng. Thằng Tuấn Anh nói tôi bị bê đê, chơi ba cái trò của con trai. Tôi nhớ mãi cái mặt ghen tỵ của hắn lúc ấy, hắn ghen tỵ vì tôi có nhiều bi ve hơn hắn. Tôi bật cười khi nhớ lại. Cái khuân mặt thằng Tuấn Anh lúc ấy như thế nào nhỉ? À, cái khuân mặt nhăn nhúm, lườm nguýt và hứ một tiếng rõ dài khi thấy trên tay tôi là một túi ni-lông đựng những bi là bi. Tôi cũng như vậy. Tôi ghen tỵ với thằng Tuấn Anh vì nó chơi giỏi hơn tôi. Tôi có nhiều bi chẳng qua tiền vặt nhiều hơn nó mà thôi. Vậy là chúng tôi quyết định “bắt tay” nhau, cùng trải qua biết bao nhiêu là “trần đấu nảy lửa”, thắng không biết bao nhiêu là bi. Tôi cung cấp bi cho hắn, còn hắn “chiến đấu” để đem về làm đầy “gia tài” của hai đứa. Hồi ấy mà nó, bi ve đối với chúng tôi cũng quý như những “viên kim cương” bây giờ, trong veo, sáng lấp lánh và đem tuổi thơ của chúng tôi “lăn” theo suốt quãng đời còn lại. Nhưng tôi đã quên mất. Bây giờ, trước mắt tôi, bọn trẻ nơi đây chẳng khác gì tôi hồi đó. Trong vòng vây, có hai đứa con trai ngồi dưới đất, chân trái làm trụ, chân phải quẹt qua quẹt lại dưới mặt đất để lấy “thế”. Đám quanh cứ lao nhao liên hồi. -Bắn qua bên trái tề Tí. -Hạ nó đi Tí. -Này, liệu hồn mà thua là tao về mét mẹ mày lấy bi tao nghe không thằng tê. Có con bé đứng bên hăm dọa, tay cầm một bao đựng đầy bi ve (Chắc “đồng minh” của thằng Tí). Mặt căng thẳng chờ kết quả. Tôi nhớ thằng Tuấn Anh. -Ê, mày coi mà chơi cho thắng cho tao nghe không hả, nếu thua thì coi chừng tao đấy. Tôi đứng bên lưng Tuấn Anh càm ràm. -Biết rồi, mày mà nói nữa là tao thua bây giờ. Thằng Tuấn Anh nghoảnh mặt lại, nhăn nhúm mặt rồi trở về “trận đấu”. Những lúc ấy, tôi thường không nghe lời hắn, vẫn đứng léo nhéo bên tai hắn cho đến khi viên bi về tay một ai đó. Là Tuấn Anh, tôi vỗ vỗ vai hắn, khen lấy khen để. Là “địch”, tôi nghoảnh mặt bỏ vào lớp, lẫy hắn mấy tuần liền. Chỉ đến khi hắn lủi thủi đem về vài viên bi mới thắng khác, tôi mới nguôi giận. Tôi đã từng có một người bạn như thế. Tôi quên mất. Đám đông vẫn hòa vào không khí náo nhiệt, cả Huân, Cua và bé Nhím đã quên mất mọi chuyện xung quanh, đắm chìm hoàn toàn vào những viên bi ve lăn trên đất. Nhưng tôi thẫn thờ, tôi đắm chìm vào quá khứ đẹp đẽ mà tôi đã vô tình quên mất. Tôi không gặp Tuấn Anh nữa, tôi nghỉ chơi với hắn khi tôi đã có những người bạn mới. Tôi không chơi bi ve nữa, tôi đã có trò vui hơn. Tôi không biết rằng, tôi đã đánh mất những điều quý giá vô hình kia. Đến bây giờ nhìn lại, thật khiến người ta phải đau lòng. Rời khỏi đám đông, tôi không muốn phải suy nghĩ nhiều nữa. Thật ra, tôi đang trốn tránh sự thật. Rằng tôi không có người bạn nào trước đấy, tôi là kẻ “có mới nới cũ”. Tôi nhìn qua bên kia, có vài ba cô bé cũng chúm chụm một góc. Tôi tiến đến. Là “quầy hàng”. Không biết chúng “bán” “món” gì nhỉ? Tôi ngồi chổm xuống trước “quầy hàng”, nhìn con bé “bán hàng” đang măn mo đống đồ chơi bằng bùn, đất. -Chị muốn “mua” thì phải làm thế nào? Tôi cất tiếng hỏi. Con bé ngẩng đầu lên, bất ngờ trước sự có mặt của một “khách hàng” lớn đầu. -Chị có “tiền” không? -Chị không. Tôi lắc đầu. -Vậy chị qua bên kia nhặt “tiền” đi ạ. Con bé nói, tay chỉ qua gốc cây sồi có hai chiếc phượng hoàng đặt cạnh. Tôi nhanh chóng chạy lại cây sồi. Ở đấy cũng có vài cô bé đang khom lưng nhặt lá. Trông chúng mới vui vẻ làm sao. Nhặt được khoảng dăm lá, tôi trở lại “quầy hàng”. Thấy tôi trở lại, con bé “bán hàng” lập tức chào đón “vị khách” lớn đầu. -“quý khách” muốn ăn gì? Con bé “trịnh trọng” hỏi. -Em bán gì? -Bánh cuốn ạ. -Cho chị một đĩa nhé! -Đợi một lát thưa “quý khách”. Con bé đáp rồi nhanh nhảu bắt tay vào “chế biến”. Con bé lấy cái lá xanh, trải ra thẳng thớm trên bàn tay một cách khéo léo. Nó đặt một nhúm đất vào trỏng, rải thêm vài ba hạt sỏi nhỏ. Rồi cái tay dẻo dai của con bé cuộn “cái bánh” lại, tướt cái lá chuối nằm bên cạnh ra một “sợi dây”, cột “bánh” lại. Vậy là đĩa bánh hoàn thành khi cái thứ ba được cuốn xong. Nom cũng ngon phết. Tôi đón nhận đĩa “bánh” từ con bé, hỏi: -Bao nhiêu “tiền” vậy bé? -Hai lá ạ. Con bé đáp, vẻ hiền lành. Tôi lấy ba chiếc lá đã nhặt, nói: -Thêm một lá cho sự khéo léo của em. Con bé nở nụ cười tươi rói, cúi đầu chào tôi rồi tiếp tục với “khách hàng” kế tiếp. Tôi rời khỏi đó, tay vẫn cầm đĩa “bánh cuốn”. Hai kẻ “đam mê” kia rốt cục cũng thoát khỏi được cái “trận đấu” bi. Bé Nhím thì khác. Bây giờ nó đã chuyển sang trò nhảy dây với đám con gái bên kia. Tôi cũng muốn tham gia nhưng nghĩ lại cái xác nặng trịch này, tôi từ bỏ. Ba chúng tôi tới quán nước gần đó. Có mấy bà già đang ngồi nghỉ, bên cạnh là gánh rau vẫn còn sót lại vài cọng. Nói là quán, nhưng thực chất chỉ có cái chòi đã xơ xác gần hết. Chúng tôi chào hỏi mấy bà, rồi nhanh chóng kéo cái ghế gỗ ngồi lên. Quán nước chỉ có hai cái ấm nước chè, một khay đựng ly với dăm ba cái ly nhỏ. Còn có một thẩu ô mai chua đặt bên cạnh cái hộp kẹo mềm trên bàn. Chúng tôi gọi ba ly nước chè đá, tôi còn lấy thêm một quả ô mai. Vị chua mặn của ô mai cứ thế lan tỏa. Đầu lưỡi như bị rút lại, thật ngon làm sao. Dòng nước mát, hương lá chè chiếm lấy khứu giác. Cả ba đều nhìn nhau, lộ vẻ sảng khoái. Tôi gọi Nhím. Trông con bé vẫn chưa có gì gọi là thỏa mãn nhưng vẫn ngậm ngùi theo chúng tôi trờ về nhà. Hai chiếc phượng hoàng rời khỏi bãi đất trống, rời khỏi “quầy bánh cuốn”, rời khỏi đám đông lao nhao, rời khỏi quầy nước có thẩu ô mai. Rời khỏi tuổi thơ thêm lần nữa.
|