Tình Quê
|
|
Huy đỡ cho Thành bao lúa to cở 2 giạ, cười cười: - Nổi hôn mậy. Ăn học mấy tháng trời, không quen làm nặng coi chừng yếu đó. Thành xốc bao lúa cho vững trên vai, trả lời: - Giỡn chơi hoài mậy. Tao có thể vác mày đi cả cuộc đời chứ đừng nói chi bao lúa có bốn mấy kí này. Chuyện nhỏ! Gió xuân phả nhẹ trên cánh đồng thơm mùi rơm mới. Chỉ vài hôm nữa thôi, cả cánh đồng sẽ trơ gốc rạ. Khói đốt đồng sẽ quyện với mây chiều. Đám trẻ trong làng sẽ nô nức ra đồng rủ nhau nhặt cốm từ những hạt thóc còn sót bị lửa đốt nở bung. Thành bâng khuâng nhớ những ngày thơ ấu… Ngày ấy, cứ sau vụ mùa, chiều chiều, Thành và Huy cùng lũ bạn ra đồng bắt dế, thả diều. Cánh diều của tuổi thơ ngày ấy với những ý tưởng hồn nhiên bay bỗng vút trời xanh. Bây giờ trưởng thành rồi, vẫn còn biết bao mơ ước chảy bỏng hơn nhưng đâu còn cái tuổi vụng dại, đâu còn cánh diều nào chở những ước mơ bay cao nữa. Phải tự mình nâng cánh cho ước mơ thôi! Những chàng nông phu nhịp nhàng vác lúa về làng. Ráng chiều in đỏ phía chân trời xa thẳm. Trời chạng vạng. Mọi người khẩn trương cuốn đồ đạc về nhà, bỏ lại cánh đồng quạnh hiu với tiếng nhái “ngắt nghen” bè cho khúc nhạc cúm núm vang vọng. Mùi rơm rạ theo chân mọi người về khắp đường làng, cửa ngỏ và vào đến tận nhà. Cái thứ mùi thân thương, ấm áp biết bao. Chú Năm cũng vác về một bó rơm quăng sau hè. Chú trút cái xô gọng cá mới tát cái đìa hôm qua ngoài ruộng, đập đầu vài con cá lóc chờ một lát ung rơm nướng trui. Thành nhón chân hái ít trái me lúc lỉu trên cành vùi vào lửa cho chín mềm. Cá nướng trui chấm mắm me thì số dách! Chỉ cần ngắt vài cọng rau thơm có sẵn trong vườn, thêm xấp bánh tráng nữa, dọn lên chưa rót rượu là dân nhậu đã chảy nước miếng tới rún. Chú Bảy với Huy cũng vừa tới, cầm theo túi bánh tráng và chai rượu. Hai cha con xăng xái dọn mâm để tía con Thành rảnh tay tắm táp. Nước mát đến tê người. Cơn xót ngứa trôi đâu mất, chỉ còn làn da bóng nhẩy đón nhận cảm giác đê mê dưới từng gáo nước. Chú Bảy đi ra hái mấy trái ớt, ghẹo: - Bớ người ta, hai tía con thằng Thành tắm ở truồng nè. Chú Năm vẫy một gáo nước về phía chú Bảy làm chú nhẩy lứng tứng: - Chắc chú mày không ở truồng tắm hén. Trải chiếc đệm bàng ra ngoài sân, 4 người đàn ông ngồi xếp bằng quây quần thành một nhậu. Chú Năm bưng lyi rượu nếp trong vắt, ngửi qua, gật gù “rượu bà Tám Phí Nhiêu” rồi ực ngọt xớt, khà một cái rồi khen “Quá đã!”. Chú Bảy cũng trút nguyên, phát tay vào đùi “Đét!” một cái, miệng ngồm ngoàm vô mồi quay sang chú Năm: - Sao? Rượu hay bà Tám “đã” dạ cha nội? Chú Năm xua tay: - Thôi đi ông già! Nhắc con mẻ là nhậu hết vô hà. - Thấy người ta mê bày đặt làm phách! Ủa, hai đứa bây cũng dô đi chớ! Nè, lớn xồng xộng mà phá mồi là tao chặt đầu đa! Thành cũng dô “ót” một phát, chuyền chai và ly cho Huy: - Tới mày đó! Nhìn tao cái gì? Chú Bảy bật cười sặc văng từa lưa: - Thằng ôn con! Câu chuyện thằng rễ nhậu chung với ông già vợ, xỉn quá nạt ổng “Tới mày đó! Nhìn, nhìn cái gì!”, bây đem ra chơi bất ngờ làm chú làm xấu thấy chưa. Huy đẩy vô: - Thằng Thành mà có số làm rễ của ba dám cũng có ngày nói vậy lắm à! - Nhưng tao chỉ còn con và thằng Út, làm sao gốc rễ gì mà sợ mậy. Qua vài tua là rượu vào lời ra. Chú Bảy nhìn hai thằng trai trẻ rồi gật gù: - Nè, tao hỏi thiệt! Hai đứa con có khi nào thân nhau quá rồi yêu luôn hôn bây? Chớ tao thấy coi bộ đeo như sam vầy sao giống quá hà. Mặt Thành chuyển từ trắng xanh sang đỏ ửng. Không phải do rượu đâu! Con của chú Năm là nhậu phải mặt tái! Huy đáp chầm chậm: - Thì từ giờ nào tụi con cũng vậy mà ba! - Ờ, thì ba chỉ nói vậy thôi. Chớ lỡ như có thiệt thì… Chú Năm gắp cho chú Bảy cái ruột cá lóc: - Nếu thiệt thì sao chú mày? - Ờ… Ờ… thì cũng bó tay chớ sao. Thời buổi bi giờ lòng ròng dẫn cá lóc anh Năm ơi. Thành nhìn nhanh sang Huy. Lại một khám phá mới mẻ nữa về bạn. Ánh mắt Huy sao mà ấm áp, gần gũi mà mạnh mẻ. Nhìn vào mắt Huy, Thành cảm thấy có sự tin cậy, che chở, lại thấy nao nao lòng. “Chém chết gì tối nay cũng phải ra tiệm nó ngủ rồi”. Tiêu mấy chai bửa nhậu mới tàn. Thím Bảy điện thoại sang ông ống: - A lô! Anh Năm hả? Cha Bảy quắc cần câu rồi hả? Dạ, anh làm ơn giữ chả ngủ lại dùm nhen. Chả xỉn là ca nhảm sáng đêm hỏng ai ngủ nghê nổi hết á. Cám ơn nghen anh Năm. Huy phụ Thành dọn dẹp, giăng mùng cho 2 người đàn ông rồi cùng nhau ra tiệm ngủ. Thành cứ ngồi trân trân nhìn Huy trải chiếu giăng mùng. Huy nhướng mắt: - Lạ lắm hả? Nảy giờ mày kì lắm nghen, cứ chăm chăm nhìn mặt tao hoài hà, bộ dính lọ hả? Thành lắc đầu nhè nhẹ: - Không, đến giờ mới phát hiện ra mày có ánh mắt đẹp quá, đáng yêu quá chừng. - Thì ra bây giờ mới yêu à? - Không phải vậy, mà từng ngày, từng ngày mình lại phát hiện thêm ở Huy có nhiều điểm hấp dẫn mới. Thành cởi quần áo mình và Huy treo lên sào, tiến lại bên bạn: - Còn cái này thì sao? Đã cũ rồi à? - K…h…ô…n …g… ************************** Những ngày cuối năm thật rộn rã khác thường. Trên bờ, dưới sông không ngớt cảnh người xe, ghe xuồng nhộn nhịp. Ai cũng quét dọn, trang hoàng đẹp đẽ từ nhà đến cổng, làm như nhà nào cũng sắp có cưới hỏi tới nơi. Sau ngày tảo mộ má, Thành trở lại trường 1 ngày rồi về nghỉ Tết. Tuy đã lớn, nhưng anh vẫn không thay đổi cảm giác háo hức như trẻ con trong những ngày giáp Tết. Thành xăng xái phụ tía dọn dẹp, trang trí nhà cửa, nấu nướng và vọt xe ra chợ mua những thứ cần thiết. Bánh trái thì khỏi lo, chị Hai của Thành hầu như đã đem về không thiếu thứ gì. Anh Dũng - anh rễ của Thành lại chuẩn bị khác mọi năm. Ngoài các món rượu, khô cá lóc do anh tự chế biến hoặc sưu tầm cho nhạc gia, năm nay lại khệ nệ thêm thùng bia, nháy mắt với cậu em vợ: - Ê, bác sĩ, tặng bác thùng 333 đãi bạn gái nghen. Chị Thơ lườm chồng:
|
- Anh chỉ giỏi đầu độc nhạc gia với em vợ không hà nghen. Anh Dũng cười thật hiền, gãi đầu: - Chứ hỏng lẽ em kêu anh làm bánh mứt sao? Chú Năm gở rối cho chàng rễ: - Con Thơ phá đám mậy. Mấy cái món này là tía khoái khẩu nhứt xứ. - Thấy chưa? Vậy mà em cứ cằn nhằn hoài. Huy cũng tất bật không kém. Thằng Út phải thay anh giữ tiệm. Chú Bảy mần con heo tạ chia thịt cho cả xóm nên cả nhà thiếu điều thở ra khói. Chú Bảy xả thịt, Huy cân rồi nói to cho Thành ghi vào sổ. Thím Bảy cùng con gái lớn lo nấu nồi cháo lòng to tướng và nướng cái “phú linh”- món khoái khẩu của dân nhậu. Mua bán xong là chủ nhà và người mua cùng ăn cháo lòng, vừa nhâm nhi vài ly rượu cho dễ tiêu. Vậy là cũng hết ngày 29. Huy rủ Thành cùng đi chợ hoa đêm. Năm ngoái, Thành đã từng đi chợ hoa Nguyễn Huệ nhưng không khoái bằng chợ quê mình. Chợ quê có vẻ lộn xộn, thiếu sự sắp đặt, bố trí tinh tế, thẩm mĩ nhưng chính vẻ mộc mạc, dân dã đó lại gần gũi và hấp dẫn mọi người. Huy gửi xuồng máy nhà người quen rồi cùng Thành vô chợ. Hai người cứ nhởn nhơ ngắm nghía, trả giá rồi cũng bợ được nhiều chậu cúc, vạn thọ và hồng nhung chất đầy xuồng. Quán cà phê Sương Đêm đón hai người khách quen. - Hai anh uống gì? Ủa, anh Thành về hồi nào? Còn Anh Huy, mấy bửa nay không thấy ghé quán em vậy? Thành cười cười với cô bé bán quán: - Ờ, anh về mấy hôm rày. Cho anh ly phê đá. Huy uống gì mậy? - Cũng phê đá luôn. - Vẫn “Nô sờ mót kinh” hả hai anh? - Ờ. Thành nhìn theo cô nàng ỏng ẹo bước đi, dường như ẻm biết có người nhìn theo nên cố tình đánh mạnh cái mông tròn bó căng trong chiếc quần Jean: - Ê, bộ ghé thường lắm sao mà con bé nói “mấy hôm rày thấy vắng” vậy mậy? Huy liếc sang Thành, cười cười: - Ghé uống cà phê chớ có gì đâu. Ghen hả mậy? Mất niềm tin hả? Thành gõ gõ nhẹ cái muỗng vào thành phin cà phê theo nhịp tiếng nhạc, giọng tưng tửng: - Nói chơi vậy thôi. Hỏng lẽ tao vầy đi ghen với con bé bán quán cà phê sao? - Khinh địch mậy! Con bé cũng ngộ gái chớ bộ. Mà mày nói vậy hỏng lẽ thằng nào muốn mê nó thì phải mê mày trước à. - Ai biết được. Hiện giờ có thằng đang vậy đó. Í mà thôi, khi không cãi nhau ba cái chuyện tầm phào không hà. Cảm giác đi xuồng máy trong đêm xuân thật thích thú. Tiếng máy xuồng máy tành tạch xé toang đêm thanh vắng. Thành ngồi phía mũi xuồng pha đèn cho Huy lái. Sóng liên tục vỗ oàm oạp vào mạn xuồng, hơi nước cùng khí trời lành lạnh thật phấn khích. Thỉnh thoảng chiếc xuồng ba lá lại lướt qua dãy nhà cón sáng ánh đèn. Người ta thấy một chiếc xuồng đầy hoa, một anh chàng ngồi phía sau đang chắc tay lái. Lạ một điều người ngồi mũi không phải là một người phụ nữ, mà cũng lại một người con trai. Cả hai cùng đẹp như hai thiên sứ đem mùa xuân về khắp thế gian. ************************** - Mai phải về ngoại sao tía? Con định mùng Một rồi hẳn đi. Để tía đón giao thừa một mình buồn lắm. - Đành vậy, nhưng ngoại trông tụi con dữ lắm. Thôi, mai con cứ sang ngoại. Ngoại vui là hương hồn má con cũng vui. Không thôi ở dưới bả trách tía à. Mà con lo gì, anh Hai mày với mấy cha trong xóm năm nào hỏng đón giao thừa ở nhà mình con. Thành chỉ ngại vì để tía thui thủi một mình ngày cuối năm thôi, chớ thật ra anh cũng nôn nao về thăm ngoại lắm rồi. Huy chở Thành trên chiếc xe máy rong ruỗi suốt nửa tiếng đồng hồ thì tới bến phà. Phía bên kia là cù lao quê ngoại. Sông Tiền lộng gió phả vào mặt mát lạnh. Bao nhiêu năm nay bến phà vẫn người chủ cũ – Một ông già, hai vợ chồng trung niên, một đứa con gái. Có điều, ông cụ mỗi ngày già thêm và con bé ngày nào sắp trở thành thiếu nữ. Thành cười chào họ như người thân gặp nhau. Phà mới vừa cập bến nên còn chờ khách. Ông lão với tay lấy chiếc đàn kìm ra gảy bản Đoản khúc Lam giang. Thành và Huy ngồi cạnh nhau, ngắm sông nước mênh mang, những dề lục bình nhấp nhô trên sóng khoe những đóa hoa tím nhạt. Cảnh vật và tiếng đàn buồn man mác dễ lay động hồn người. Thành ngồi sát vào Huy: - Lãng mạn quá! Huy quay sang, cởi cái áo khoác đưa cho bạn: - Trời này mà lạnh gì Thành? Coi chừng sắp bệnh đó. Thành cười khùng khục: -Thằng trâu. Ai nói lạnh hồi nào? Huy ngớ người vì hi sinh vô nghĩa: - Chứ mày nói gì? - Tao nói lãng mạn quá. Oải mày thiệt tình luôn. Huy cũng bật cười vì hành động lãng xẹt của mình, chống chế: - Thì tao cũng có cử chỉ lãng mạn chớ bộ. Tiếc là nó hơi… vô duyên thôi. Phà cập bến phía cù lao, lần này Thành giành lái vì quen đường hơn. Xe bon bon trên con đường lót đan khang trang, lướt qua những vạt vườn cây ăn quả. Nhãn xum xuê, xoài lúc lỉu, chôm chôm mướt rượt, sầu riêng treo lủng lẳng. Huy bất giác chép miệng: - Cứ như thiên đàng há Thành? - Vậy nảy giờ thấy thần tiên nào chưa? - Rồi, tới mày vô duyên nữa rồi. Nếu đi với mày, thì dù đó là địa ngục tao cũng coi như thiên đàng cả. Thành bớt ga, tấp xe vô lề, lục các túi như tìm vật gì. Huy bồn chồn: - Kiếm gì vậy? Bộ rớt bóp hả? - Không, tìm giấy viết đặng ghi lại câu nói hay nhất cuối năm. - Toi vật mày. Làm hết hồn. Trước đây, Thành rất thường hay về quê ngoại. Thuở bé, có khi cu cậu về ngoại nghỉ hè suốt cả tháng trời. Đến nỗi gia đình chú Bảy sang nài chú Năm rước Thành về vì “thằng cu Huy cứ ủ rủ suốt ngày vì thiếu bạn”. Mấy năm nay vì bận học nên Thành ít về thăm, chắc ngoại năm nay đã già nhiều lắm. Lần nào về thăm, bà cũng sụt sùi ôm cháu vào lòng khóc vì nhớ đến đứa
|
con gái đầu lòng vắn số, vì thương cảnh cháu mồ côi. Ông ngoại thì không thế, nhưng ông thương Thành số 1. Đến nỗi thằng Bưởi - cháu nội đích tôn - lắm phen ganh tị với người anh bà con cô cậu (mà nó cũng rất yêu quý). Xe chạy đến cuối con đường đan thì chậm lại rồi rẽ vào cổng nhà phủ đầy hoa giấy. Thành dựng xe trên cái sân gạch rồi bước lên bậc thềm tam cấp. Một người đàn bà chầm chậm bước ra, lấy tay che trán,nheo mắt nhìn rồi thảng thốt kêu lên: - Mèn đéc ơi…, Thằng Thành!…., Ông ơi!… cháu ngoại dìa nè ông ơi. - Ngoại! Bà ôm chầm lấy Thành, rồi cứ như cháu mình vẫn còn bé bỏng, ngoại sờ tay, nắn vai, bẹo má, hun khắp mặt mũi tóc tai. Rồi bà chợt úp mặt vào vai Thành, khóc mùi làm mắt anh cũng đỏ hoe. Phải rồi, ngoại đã già thêm nhiều lắm. Tóc ngoại bạc nhiều hơn, làn da trắng tái nhăn nheo và nổi nhiều gân xanh hơn trước. Đôi bàn tay có phần run rẩy vuốt ve mái tóc đứa cháu yêu. Đuôi mắt chân chim, nhăn nheo làm ánh mắt bà thêm phúc hậu. Thành thích ngắm ánh mắt bà và cũng thích bà nhìn mình. Với anh, đó không phải là mắt mà là đại dương tràn ngập yêu thương Thành đã đắm mình trong ấy suốt quãng đời ấu thơ. - Đâu, thằng cu Thành đâu rồi? Tiếng người đàn ông lớn tuổi ồm ồm vang vọng làm bà tỉnh người, cầm chéo khăn chầm nước mắt. Ông ngoại đứng sừng sửng trên thềm, cười rạng rỡ đáp lời chào của 2 chàng trai: - Thằng chó con, giờ mới vác mặt dìa thăm ngoại đó hả. Coi bà kìa, mừng mà cũng khóc được hà. Hỏng cho tụi nó vô nhà sao? Thành và Huy vác túi quà Tết vô nhà. Nhà ngoại dường như đã chuẩn bị đón Tết thật tươm tất. Xứ cây trái có khác, mâm ngủ quả ngút trời, bàn thờ còn thiếu hoa tươi và mai vàng thôi. Ông ngoại hiểu ý, bảo: - Nghe tía con điện, tao chừa cho mày lo bình bông đó. Cây mai con trồng Tết này trổ thiệt đã. Ngoại dẫn Thành và Huy ra vườn. Cả 2 mẫu đất bạt ngàn cây trái do ông và cậu Út chăm sóc. Với ông ngoại, mảnh vườn này cũng là một trong những đứa con cưng của ông. Hầu như suốt ngày ông ở ngoài vườn nhiều hơn ở trong nhà. Năm nay ông đã hơn 65 tuổi nhưng do vóc dáng cao to, lại quen lao động nên trông vẫn rất tráng kiện. Tính ông rộng lượng, ăn to nói lớn, giọng cứ vang rỗn rãng thiệt sảng khoái. Ngoại chỉ vào cây mai gần cái chòi, gốc to bằng bắp chân nhưng cánh rất sung mãn đang khoe những tràng nụ xanh xanh lác đác hoa vàng. - Đó, con thấy chưa, bông quá sá bông. Nhưng để chiều rồi cắt. Giờ rủ bạn đi hái trái ăn chơi đi. Thành thót lên cây măng cụt, hái liệng xuống cho Huy. Huy chợt kêu lớn: - Chôm chôm kìa Thành. - Làm gì có. Chôm chôm mùa hè mới có mà. - Nhưng tao thấy có hai trái chôm chôm héo, râu đen thui hà. Thành nghe mát mát dưới quần. Thì ra anh chàng trèo cây mà ban nảy lại mặc chỉ cái quần đùi nên khi chàng hảng hái trái nó cứ tòng teng thiệt ngộ. Dạo chơi một lát, cả hai sáp vô phụ ông ngoại siết gốc nhãn, vô phân cho chôm chôm. Huy chặc lưỡi: - Làm vườn sướng thiệt hén. Bên mình làm ruộng nắng noi muốn chết. - Vậy về làm rễ cù lao đi. Ở đây con gái trắng da dài tóc không hà mầy ơi. - Thôi, thà làm ruộng hà. Hì hì… Ông ngoại bổng đứng dậy, vươn vai: - Thôi, nghỉ sớm 2 con. Đi tắm rồi vô nhà ăn cơm. Cậu mợ thằng Thành đi chợ chắc sắp dìa rồi đa. Nhắc tới đi tắm, Thành chộn rộn hẳn lên. Lâu quá rồi không tắm sông Tiền. Về cù lao không tắm sông thì kể như uổng phí cả chuyến đi. Cuối vườn cũng giáp với mặt sông Tiền lộng gió. Ở đó cũng có một cái chòi canh. Chắc là để nghỉ lưng, chớ ở đây ai cũng khá giả, nhà nào cũng trồng toàn cây trái hơi sức đâu mà hái lén, hái trộm. Cả ba người đàn ông cởi quần để trong chòi rồi trần truồng đi về mé sông. Huy ngạc nhiên và hâm mộ nhìn ông ngoại của Thành. Không thể tin ông già tuổi quá 65 mà cơ thể cứ như một người trung niên. Da dẻ hồng hào, có đôi chút nhăn nheo nhưng còn săn chắc, lưng rộng, vai ngang, bước đi vẫn nhanh nhẹn, hùng dũng. Cặp mông núng nính hơi rung nhẹ theo mỗi bước đi. Ba ông cháu bước trên cây cầu bằng gỗ sầu riêng bắc vượt ra khỏi bãi bồi với rặng bần giữ mé. Ông ngoại chỉ nhảy nhẹ nhàng xuống nước còn Huy và Thành lại nhún người nhảy ùm xuống. Nước mát lạnh, bên dưới là đáy sông sâu, cảm giác hụt hẩng thật kích thích những ai thích mạo hiểm. Thành và Huy vẫy vùng, trồi lên ngụp xuống theo từng con sóng lớn. Giữa trời nước bao la, cả hai thấy mình thật bé nhỏ. Xa xa, rặng cây của đất liền như một lằn chỉ xanh vắt ngang mặt nước. Phía bên sông này rộng lớn, vì thế thảng lắm mới có một chiếc ghe máy chạy qua. Dù ghe của họ ở xa, lúc ấy nếu Thành và Huy đang đu mấy nhánh bần thì thế nào cũng trầm người ngay xuống. Ông ngoại thì vẫn tỉnh bơ, đứng trên cầu kì cọ. Huy đang trầm người thả lỏng theo nhịp sóng bỗng giật bắn người - một bàn tay áp vào hạ bộ. Thành trồi đầu lên, cười xòa. Rồi anh chàng ôm vai Thành: - Chơi trò cõng nhau nè. Mày cõng tao trước đi. Mới đầu, Huy chỉ khẻ vịn hai vai và lấy chân phụ đạp nước với Thành. Nhưng mỗi khi sóng dập, Huy lại áp sát người vào bạn. Thành cảm thấy lâng lâng tê người khi cả thằng nhỏ của Huy cạ cạ vào lưng mình. Anh thì thào: - Thôi thằng quỷ. Nó làm tao muốn sung lên rồi nè. Hai thằng trai tắm chung mà cương lên là ông ngoại chửi chết tía luôn đó. Ông ngoại chợt kêu lớn: - Tắm nhanh rồi vô tụi bây. Thành lại kì lưng giùm ngoại coi con. Thành chống 2 tay vào đầu cầu đu người thót lên. Làn da ông lại gần mới thấy những chấm đồi mồi hơi mờ. Huy cũng bơi lại gần giúp Thành khoát nước lên người ông cho trôi mấy bệt hòm. Thành miết nhẹ bờ mông ngoại, thấy nó hơi mềm, không còn săn chắc như đám trai tráng của mình. Lòng anh thấy dâng lên nỗi thương cảm người ông kính yêu. Dưới sông, Huy hơi ngẩn người ngạc nhiên: “Thì ra, người già không chỉ tóc trắng mà lông cũng bị bạc.”Anh vừa thấy dưới chòm lông háng rậm rạp của ông mấy sợi trắng như cước.Ông ngoại chợt quay lại, nheo mắt chọc Thành: - Chà, thằng nhỏ cũng lớn đại rồi nè bây. Nhớ hồi nào giống trái ớt hiểm mà giờ cũng trọng dữ rồi chớ. Thành bẻn lẻn bụm háng: - Ngoại chơi chọc con hoài.
|
- Khà… khà… Ba người đi thong thả về chòi cho ráo nước trên mình vì đi vườn không mang theo khăn tắm. Huy giúp Thành cắt một nhánh mai thiệt ưng ý. Ông ngoại ngắm cành mai gật gù: - Ờ, ba đỉnh đề huề, cân lắm. Cành mai này đem chưng là phát lộc phát tài cả năm đó con! ************************** Đêm cù lao thật yên tĩnh. Thỉnh thoảng chỉ nghe tiếng máy tàu vang vọng phía xa xa. Nhìn ra vạt cây trước nhà chỉ thấy lập lòe đom đóm. Độ chín giờ tối thì không khí cả xóm chợt sôi động hẳn lên. Đó là đám trai tráng trong xóm kéo nhau thành đoàn đến từng nhà hẹn đón giao thừa. Đêm nay, điểm dừng chân của họ là nhà ông ngoại. Nhà ngoại có 3 tay nhậu chiến mà! Trước đây chỉ có ông và cậu Út, giờ lại thêm thằng Bưởi. Đúng là con nhà nòi, nó mới học lớp 12 thôi nhưng nhậu thì thầy chạy. Thằng Bưởi mắc kéo đèn điện ra tận mấy cây nhãn, cùng với chùm đèn trước thềm nữa là đủ soi sáng cả khoảng sân. Chỉ có Thành và Huy thích đưa cay bằng trái cây. Cánh đàn ông cù lao lại khoái món khô lóc, khô chuột - quà của chú Năm nhưng lại là sản phẩm của anh Dũng – anh rễ Thành. Mọi người vừa lai rai vừa trò chuyện, hỏi thăm nhau, chẳng mấy chốc mà đã khuya. Hàng xóm lục tục ra về để xông đất nhà mình. Bà ngoại và mợ Út chuẩn bị đi chùa, dặn ông: - Tui đã pha nước ấm một lu rồi, ông với tụi nó lo tắm tẩy trần cuối năm rồi cúng kiến hen. Chừng 5 phút nữa là giao thừa rồi đó ông. Mấy người đàn ông lật đật xúm lại dọn dẹp rồi đi tắm. Ông ngoại biểu: -Thôi pha nồi nước nóng vô cái lu ở sàn nước rồi tắm chung cho kịp các con. Cả 5 người hối hả cởi quần áo ra sàn nước múc nước xối lên người để cho trôi đi những xui rũi của năm cũ. Ông ngoại lau khô người, mặc áo dài khăn đống, đốt nhang làm lễ trời đất, tổ tiên. Trong không khí trang nghiêm, cổ truyền với mùi trầm phảng phất, Thành nhớ về bên nhà. “Giờ này chắc tía cũng đang cúng giao thừa đây.” Anh móc điện thoại- A lô, tía ơi, năm mới con chúc tía luôn dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý… ************************** Chuyến đi Tết về cù lao với Thành làm Huy thật vui. Mỗi ngày, giữa anh với Thành lại có thêm nhiều kỉ niệm đẹp. Huy không tin vào chuyện tâm linh, nhưng khi yêu anh lại luôn van vái tình yêu của mình mãi mãi bền vững, dù cho cả hai có thể không được công khai đến với nhau thì cầu mong nó vẫn luôn êm đềm thế này. Bình yên như con sông trước nhà đều đặn lớn ròng, như cánh đồng quê quanh năm 3 mùa lúa trổ, như…. Trưa mồng Một về đến nhà. Sau khi làm lễ ông bà, mừng tuổi tía, Thành lăn ra ngủ, tiện thể giữ nhà cho tía đi chúc Tết trong chòm xóm. Đang ngủ, chợt có dáng người cúi xuống với làn hơi rất quen thuộc làm Thành mở mắt. Huy đang say sưa ngắm Thành nằm ngủ. - Ngủ tiếp đi mà. - Thôi, hổng lẽ bỏ mày ngồi chực đó à. Nằm xuống đi. Huy nằm xuống cạnh Thành: - Khai trương đầu năm hén! - Cũng muốn lắm nhưng… sợ có người đi chúc Tết. - Con chó nhà mày dữ như quỷ, ai tới đầu ngỏ là đã sủa rân trời. Sợ gì…. Huy nói chưa hết câu, Thành đã chồm sang hôn lên môi anh ngấu nghiến. Huy cũng hưởng ứng nồng nhiệt. Đôi lưỡi quấn vào nhau, sục sạo thám hiểm và tận hưởng hương vị ngọt ngào. Bàn tay sờ soạng, cởi cho nhau tất cả những thứ vướng víu. Hai cơ thể trần truồng sung mãn áp chặt, nóng bỏng. Môi họ rời nhau, rà dần xuống cổ, dừng lại vòng ngực căng phồng với 2 núm hồng hồng, rồi đến lỗ rún sâu hoắm nằm khuất dưới đám lông rậm rạp. Bàn tay nhường chỗ cho đôi môi chiếm lấy thằng nhỏ đang kiêu hảnh ngẩng cao chiếc đầu đỏ hồng. Đêm qua, cả hai uống biết bao ly rượu nhưng vẫn không hề hấn gì. Bây giờ thì họ say thật rồi. Giọt tình chưa uống đã say, huống hồ họ đã dâng cho nhau cả một bể xuân tình lai láng. Sáng mồng Hai Tết. Bầu trời lãng đãng hơi sương, cảm giác lành lạnh thật khoan khoái. Thành lững thững đi chúc Tết mấy nhà trong xóm. Chà, cổng nhà chú Tám Trà Ôn hoành tráng thiệt ta! Dàn hoa giấy được công phu uốn tỉa hóa thành hai con rồng lửa chầu hai bên cổng. Ông nội chú Tám xưa vốn là một điền chủ giàu có nhứt vùng. Đến thời chú gia tài chỉ còn hơn mẫu ruộng, một mẫu vườn. Ngôi nhà năm gian cổ xưa lợp ngói âm dương thênh thang mà chỉ có 3 người ở. Chú Tám bỏ vợ đã 5 năm rồi. Nghe đâu thím vốn người đanh đá, không biết kính trọng mẹ chồng, lại suốt ngày chỉ thích lê la nhiều chuyện nên gây miết rồi bỏ nhau. “Thôi, con mẻ vô thảo bất nghì thì bỏ phứt mẹ cho rồi!”- Chú Tám thường gạt phắt khi có ai thắc mắc chuyện thôi vợ. - Dạ, thưa bà Ba con mới tới. Bà Ba - má chú Tám - nằm trên chiếc tràng kĩ xem cải lương, nhổm dậy, nheo nheo mắt: - Úi trời đất, dữ ác hôn, thằng Thành đó hả con? Mèn đéc ơi, một năm rồi bà mới gặp mày đa. - Dạ, tại con bận học quá trời, bà Ba. Thành lại bàn thờ lấy nén nhang đốt xá thật thành kính để làm tuổi ông bà. Ông Ba vốn là em trai ruột của ông nội Thành. Trong gia đình, ông Ba lại là trai út nên thờ luôn ông cố của Thành. Đốt nhang xong, Thành lại gần bà Ba khoanh tay:- Dạ, thưa bà Ba, năm mới con kính chúc bà Ba sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi, gia đình an khang thịnh vượng.Bà Ba cười rung rung làn tóc trắng, mấy nếp chân chim khép lại khiến ánh mắt bà thêm phúc hậu:- Phải sống lâu trăm tuổi chớ. Bi giờ có thằng cháu bác sĩ rồi, phải sống khỏe chớ, lo gì. Đây, bà Ba lì xì con. Bà cũng chúc mày luôn khỏe mạnh, đẹp trai, ước gì được nấy, thành danh phát tài, rồi thì mau có vợ hiền con ngoan để tía bây có cháu nội ẳm bồng. Cha chả, phải chi thằng anh… - Anh nào dạ bà Ba? Bà Ba chợt giật mình khi thấy mình nói hớ điều gì, phủi tay lia lịa: - Ờ ờ…, có thằng anh nào đâu, bà già rồi, lẩn chuyện nọ sang chuyện kia. Thôi, con ra sau coi chú Tám đâu rồi hai chú cháu uống vài ly rượu Tết đi con. Thành đi tuốt ra gian nhà sau. Chú Tám đang đứng mình trần, mặc độc cái quần đùi, mồ hôi nhễ nhại, đứng trên cái ghế đẩu nhón chân treo mấy đòn bánh tét lên xà nhà: - Thành hả? Lại vịn ghế cho tao cái coi mậy. - Gói bánh hồi nào mà chín sớm quá dạ chú? - Hồi khuya. Năm nào hổng vậy. Chớ đợi ban ngày tao đi nhậu lấy ai phụ bà Ba mày.
|
Thành chuyền tiếp cho chú Tám mấy đòn bánh. Có người vịn ghế, chú Tám mạnh dạn rướn người lên treo cho chắc. Bỗng “Phựt” một tiếng. Thành ngước nhìn lên định chụp lại nhưng hụt mất rồi. Chú Tám cất giọng thản nhiên: - Thây kệ nó, mày cứ vịn chặt để tao treo cho xong cái đã. Cái quần đùi lỏng dây thun tuột cha nó dưới chân chú. Chú đá cái quần rơi xuống đất cho khỏi vướng. Thành tức cười nhưng ráng mím. Kể ra chú Tám cũng phong độ thật. Mới bốn mươi chứ mấy. Thân hình vạm vở, da nâu bóng nhẩy bởi lớp mồ hôi. Mỗi khi chú lắc người buộc, ngoáy mấy cọng dây, thằng bé to đùng, khất đỏ hồng đung đưa qua lại làm Thành liên tưởng nó như mấy đòn bánh trên xà nhà. Anh chàng cố giữ chặt ghế, cười khùng khục. Xong việc, chú Tám nhảy phóc xuống ghế, lượm cái quần mặc vô, trừng mắt: - Cười gì thằng quỷ? Của mày đẹp hơn chú sao cười? - Không, của chú đẹp hơn. Tại con thấy nó giống mấy đòn bánh tét quá. - Đồ cúng kiếng không đó, nói bậy bạ mậy .- Chà, con nói thiệt, chú Tám ở truồng coi phong độ lắm đó. Định để đàn bà thèm chơi sao chú? - Chú hỏi thiệt, con có thích không? Thành tròn xoe mắt, ngơ ngác: - Dạ không. Nhưng… sao lại thích chú ở truồng? Chú Tám rít một hơi thuốc, thoáng trầm ngâm: - Mày không thích làm chú lo hơn là mày thích, con à. Vậy là mày với thằng Huy yêu thiệt rồi đó. Không phải ngộ nhận hay ham muốn nhất thời đâu. Thứ tình cảm thật của tụi bây, không xuất phát từ tình dục, thì không cách gì lay chuyển, thay đổi được đâu. - Chú… chú Tám… Chú biết chuyện tụi con rồi sao? - Biết chớ! Biết từ lúc tụi bây còn chưa nhận ra tình cảm của nhau nữa kìa. Tao với tía bây tiên đoán trước cả. - Vậy chú với tía con… nghĩ sao? - Thì chuyện của tụi con thì tụi con quyết. Nhưng khổ lắm nghen con. Đã biết tình yêu tụi con không hợp lẽ tự nhiên, nhưng cấm đoán ngăn cản cũng là không thuận theo tự nhiên. Tụi bây đâu có quan hệ huyết thống, nên cấm đoán tình cảm con người là có tội con à. Thành xúc động quá trước những chia sẻ chân tình của chú Tám. Anh thấy chú nhận định thật chính xác. Đúng là mỗi khi nghĩ tới Huy bằng tình cảm thật sự, có nhớ mong, hồ hởi, có lo lắng, rạo rực, có bồn chồn, có ấm áp, có sướng vui,… chứ không chỉ vì tình dục đơn thuần. Khi đi học xa, Thành sống chung phòng, gần gũi thậm chí hầu như thân thể trần truồng mỗi đứa thế nào anh đều mục kích, với biết bao thằng con trai trí thức, đẹp mã nhưng anh không hề có cảm giác gì cả. Còn mỗi khi bên Huy hoặc chỉ nghĩ đến Huy thôi, anh lại có cảm giác thật ấm áp, cứ như Huy là một phần máu thịt của đời anh vậy. Thành sương sương với chú Tám ít ly rồi về nhà. Tới đầu ngõ chợt anh thấy trong nhà xôn xao, nhiều tiếng người nói chuyện và có cả tiếng khóc. Thành chạy vội vào. Tới bậc cửa, anh sửng lại. Tía đang ngồi ghế giữa, đối diện là một người phụ nữ trông rất giống má của anh. Đứng bên bàn thờ má là một người thanh niên giống anh như tạc nhưng độ lớn hơn vài tuổi. Cả ba người đều đỏ hoe mắt. Còn nhiều người nữa nhưng Thành không để ý, anh hỏi vội: - Tía, có chuyện gì vậy tía? Chú Năm nói chậm rãi: - Thành, ngồi xuống đi con. Có nhiều chuyện mà hôm nay tía mới kể cho các con nghe. Người đàn bà giống má của Thành nhìn anh âu yếm: - Thì ra cháu đây là thằng út của anh Hai. Người thanh niên cũng nói giọng cưng cứng: - Ồ, Thành đây à. Chào em. Cho anh ôm em cái nào. Thấy Thành lúng túng, chú Năm từ tốn: - Đừng vội Công à. Em con chưa biết đầu đuôi sự việc. Để tía kể cho nó tường tận rồi anh em nhận nhau cũng không muộn. Thành, chuyện là vầy nè con… Thì ra chú thím Năm có đứa con trai đầu lòng đặt tên là Công. Khi sinh Bích Hữu (chị hai Thơ của Thành), vì người em rễ của thím Năm vô sinh nên hai vợ chồng quyết định giao Công làm con nuôi. Công trở thành con trai của dì dượng Ba từ đó. Rồi dì dượng đi vượt biên. Qua đến Mỹ, trong một lần tai nạn, dì Ba bị chứng mất trí nhớ, chỉ nhớ người thân hiện tại chớ không thể nhớ nỗi quê xưa và người thân ở Việt Nam của mình là ai, ở đâu. Rồi dượng mất, dì Ba đi bước nữa và sinh một đứa con gái. Lớn lên, Công luôn đau đáu về nguồn cội của mình. Anh tìm đủ cách trị liệu cho mẹ nhưng đều vô vọng. Thế rồi, ba năm gần đây, một chuyên gia tâm lí đã khuyên anh thử cho bà xem các bức ảnh cũ của gia đình để may ra đánh thức được kí ức của bà. Những bức ảnh cũ đã thất lạc hết trong lúc vượt biên. Anh liền tìm những đĩa phim về Việt Nam – đặc biệt là các phim về vùng quê Nam Bộ - cho mẹ xem. Không hiểu sao, linh tính cho Công biết quê hương mình nhất định phải là một miền quê nào đó, có sông nước bốn mùa xanh biếc, có vườn cây trái ngọt trĩu cành, có cánh đồng bát ngát chân mây, và những cánh cò bay trắng cả trời chiều,…Và điều kì diệu cuối cùng đã đến. Mẹ anh đã nhớ ra tất cả. Và ngỡ ngàng hơn, anh biết rằng mình còn một gia đình ruột thịt khác nữa. Hai mẹ con - dì cháu quyết định thật chóng vánh: về Việt Nam! Sở dĩ chị em Thành không hề biết chuyện này vì cả nhà đều giấu. Trước đây, mọi người ngại Công biết chuyện sẽ mặc cảm thân phận con nuôi. Sau đó, vì bặt vô âm tín nên ai cũng nghĩ cả nhà dì Ba đã mất tích hay chết rồi trong lúc vượt biên cũng nên. Nhắc chi thêm buồn nên mãi đến hôm nay mới hé màn bí mật… Công sung sướng ôm chặt đứa em trai mấy chục năm nay mới gặp lần đầu. Thành cũng vui vô cùng vì bỗng dưng bây giờ mình lại có thêm một người anh ruột. Chị Thơ cũng từ nhà sau chạy lên, gục đầu vào vai anh trai nức nỡ. Dì Ba ngậm ngùi nhìn lên bàn thờ chị gái: - Chị Hai… Em đã đem thằng Công về cho chị rồi đó. Đừng buồn em nữa … nghen chị…. Chú Năm cố bình tĩnh: - Thôi, bây giờ vui quá xá rồi. Phải lo ăn uống rồi về bên ngoại tụi nó dì Ba à. Tui đã điện qua bển rồi. Lát nữa, cậu Út cho ghe qua đón. Dì với tụi nó nhín nước mắt để về bển tuôn cho ngập lụt luôn nghen. Bữa cơm diễn ra thật vui. Bây giờ Thành mới phát hiện ra và làm quen với những người khách. Một cô bé xinh xắn chừng 15 tuổi tên Rose Lý, con gái của dì Ba với người chồng sau. Dượng mới về chưa quen thay đổi của múi giờ nên nghỉ lại ở khách sạn. Một người thanh niên da trắng tóc vàng – cháu của dượng và cũng là đồng nghiệp của anh Công. Anh ta là Robert, nói tiếng Việt bập bẹ nhưng không chịu nói chuyện bằng tiếng Anh.
|