Giả Sử Con Và Cậu Út Yêu Nhau (Nhật Ký Của Cậu Út)
|
|
Vĩnh Hưng, ngày … tháng … năm 2013 (42)
Hai thằng trèo lên bờ, lúi húi mặc quần rồi chạy ào vô nhà tắm xối nước sơ lại rồi chui vào buồng thay quần áo cho tươm tất. Sao tôi cứ thấy dường như ánh mắt của anh chàng Bình không rời khỏi hai cậu cháu tôi từ lúc trèo lên bờ cho đến lúc mất dạng vào trong nhà. Lúc này thằng Thịnh ít còn ngại ngùng với tôi thấy rõ, tuy rằng nó vẫn quay mặt đưa lưng lại với tôi khi thay quần áo nhưng ít ra nó dám để nguyên cơ thể trần truồng trước mặt tôi và cất giọng hát véo von. Cuộc đời kì cục vậy đó, hồi xưa nó cứ giấu giếm thằng cậu mỗi khi thay quần dài và mặc quần short vô khiến cậu Út cứ thèm thuồng được nhìn cái quần lót thôi cũng đủ mãn nhãn. Thế mà bây giờ, thằng Thịnh trần truồng kế bên mà tôi lại chẳng có chút tạp niệm nào. Nó đang có điện thoại.
- “Dạ… Dạ… Con ra liền” – Thằng Thịnh nói trong phone xong thì quay sang tôi – “Út qua chơi với anh Bình trước nghen, con ra chợ phụ mẹ xuống hàng cái đã, chừng nửa tiếng là cùng”
- “Vậy Út đợi Thịnh về đi luôn” – Tôi nói trong khi lẽo đẽo theo sau nó
- “Thôi không cần đâu Út. Lát con từ chợ ghé qua gần hơn.” – Thằng cháu tôi nói rồi ra mé sông réo – “Anh Bình ơi… Bơi xuồng qua đón Út em giùm em đi ra chợ một chút”
- “Ờ! Cậu Út chờ tui qua liền” – Anh chàng Bình bên kia sông cũng cất tiếng ồm ồm
Tôi nhìn bóng chiếc Wave RSX màu đen tem đỏ chạy vòng vèo trên con đường quê uốn lượn cho đến khi khuất hẳn thì bắt đầu nghe tiếng nước khua. Bình không mặc chiếc quần kaki ngả màu nữa mà thay bằng chiếc quần jean xanh xé rách lỗ chỗ với chiếc áo thun có cổ màu xám sọc ngang màu hồng sẫm. Mái chèo khua nhè nhẹ trong lòng sông để đưa con xuồng từ từ tấp vào bờ. Bình nhanh nhẹn bước lên đầu mũi định đón tôi xuống. Haiz, làm như tôi là phụ nữ không bằng. Tôi xuống xuồng cái một chứ không cần ai đón đỡ đâu. Nói vậy chứ cũng làm xuồng tròng trành một chút. Bình nhìn tôi rồi mỉm cười hiền từ ngồi xuống vị trí cầm mái chèo:
- “Út biết bơi xuồng không?” (Ủa tôi có nghe nhầm không, hắn lược bỏ chữ “cậu” rồi)
- “Chưa biết!” – Tôi đáp – “Hồi lâu có kêu thằng Thịnh dạy mà nó quên hoài!”
- “Vậy giờ tui chỉ Út bơi xuồng nghen?” – Bình từ tốn hỏi
- “Có 30 phút thằng Thịnh quay lại, kịp dạy không?” – Tôi lưỡng lự
- “Hì, được nhiêu hay nhiêu Út” – Hắn ta nói rồi chỉ cây dầm trước mặt tôi
Tôi cầm cây dầm lên nhìn với vẻ ái ngại. Hoá ra cây dầm cũng không phải nhẹ lắm đâu. Vậy mà người ta bơi xuồng sao nhẹ nhàng thư thái vậy nhỉ? Tôi thử thả cây dầm xuống nước khua khoắng và thích thú nhìn những sóng nước trắng xoá tung lên, vô ý nở một nụ cười làm đầu mũi bên kia, anh chàng Bình cũng nở một nụ cười thông cảm cho cái kẻ lần đầu mới cầm lấy cây dầm. Rồi tôi làm theo những động tác hắn ta dạy. Cũng khua bên này, chèo bên kia, chống bên nọ, tả xung hữu đột như đánh trận ngoài sa trường. Một lúc sau thì thằng Bình để tôi tự bơi một mình. Con xuồng quay mòng mòng như chong chóng.
- “Ủa sao tui cũng làm vậy mà xuồng nó quay vòng vòng không vậy Bình?” – Tôi hỏi
- “Tại Út bơi không đúng thế!” – Hắn ta tiếp tục phong thái từ tốn – “Út để cây dầm song song với cái xuồng, vầy nè… ngửa mặt dầm ra… tiếp nước… rồi kéo nhẹ về sau thôi”
Tôi kiên trì làm theo chỉ dẫn của thằng Bình. Bơi xuồng là điều tôi thích và muốn học từ lâu lắm. Vậy mà chiếc xuồng vẫn cứ quay mòng mòng, theo con nước trôi tuốt luốt đi đâu không rõ. Đến khi tôi ngước nhìn lên thì thấy phía bên trái của mình là biển nước mênh mông sóng lượn lờ. Lẫn trong biển nước đó là những hàng cây cao đơn độc. Có những cụm cây lá lưa thưa đang trổ đầy những bông hoa vàng chanh bé li ti. Tôi hơi bất ngờ, cất tiếng hỏi ngớ ngẩn:
- “Chết rồi, ra sông lớn rồi phải không Bình?”
- “Không phải!” – Thằng Bình cười nhẹ – “Cánh đồng của nhà em Thịnh đó Út! Cận bên là cánh đồng nhà tui, nhà cô Ba Thế... (ai mà nhớ nổi). Đang mùa nước nổi ngập hết trọi!”
- “Trời đất! Ngập hết vậy luôn đó” – Tôi trầm trồ – “Ui, mấy cây bông vàng đẹp quá chừng!”
- “Đó là bông điên điển” – Bình vừa nói vừa tấp xuồng vào trong một bụi hoa vàng cho tôi nhìn rõ – “Út hái một mớ đi, lát về má tui nấu mấy món mùa nước cho Út ăn thử”
- “Ngon không?” – Tôi hỏi xong thì thấy hơi vô duyên
- “Chắc không bằng đồ ăn Sài Gòn đâu”
Tôi nghe câu đó lại nghĩ ra một tình huống tương tự trong vở cải lương gì mà tôi quên tựa rồi. Chàng trai Sài Gòn được người con gái miền sông nước đưa đi vòng vòng trên sông. Anh ta cất tiếng khen ngợi miền quê giàu đẹp. Cô gái liền hỏi, “vậy con gái miền Tây có đẹp không?", rồi cũng giả thuyết một câu trả lời, “chắc là không bằng con gái thành phố đâu!”. Trong lúc đó, thằng Bình đã đứng lên, tay níu cành, tay hái những bông hoa vàng chanh hình trái tim gấp đôi bỏ vào trong cái thau nhỏ có sẵn trong xuồng để múc nước phòng khi ngấm vô xuồng.
Đúng lúc đó thằng Thịnh gọi cho tôi. Thì ra nó đã xong việc ngoài chợ và đang ngồi trong nhà thằng Bình. Tôi không muốn nó ngồi chờ nên hối thằng Bình quay về. Mái chèo khua nhẹ nhàng mà sao con xuồng ngược dòng trôi băng băng. Bỏ lại sau lưng tôi những hàng cây cây trơ trọi, những cụm điên điển trổ hoa vàng chanh, bỏ lại cả biển nước mênh mông mà sóng vỗ lăn tăn yên bình đến lạ. Và trước mắt tôi, dần dần hiện ra khung cảnh quen thuộc, bờ bên trái là căn nhà của thằng Bình, bờ bên phải là căn nhà của chị Hai tôi. Nhưng thằng cháu thân thương của tôi không đứng chờ ở bờ bên phải mà đang chống nạnh bên trái, nhìn cậu Út của nó, nở nụ cười tươi tắn bình yên.
- “Coi Út bơi xuồng nè Thịnh” – Tôi vơ vào vài nhát dầm lấy lệ và hớn hở khoe – “Thấy giống dân miền sông nước không?”
- “Giống lắm Út!” – Thằng Thịnh đáp – “Nhưng mà dân miền sông nước không biết làm cho xuồng quay vòng vòng đâu, ho ho”
|
Sài Gòn, ngày … tháng … năm 2013 (43)
Sáng nay thứ Bảy, tôi đang ngồi trong ngân hàng để thanh toán lại mấy khoản nợ thẻ tín dụng mà tôi dùng tháng vừa rồi. Thẻ tín dụng cũng tiện mà có điều qua bên châu Âu thì mấy cái thẻ do Ngân hàng Việt Nam cấp lại không được chấp nhận. Nghĩ đến châu Âu tôi lại muốn sang thăm chị Ba tôi lần nữa. Lần này, ngoài việc thăm chị, tôi sẽ tranh thủ đi Ý, nhất là đến Venice và Vatican. Lần trước tôi chỉ mới đi Vienna, thủ đô của Áo mà thôi. Phần lớn thời gian của chuyến đi tôi ở nhà chị Ba tôi ở Berlin và có sang Frankfurt thăm một người bạn. Lần đi này có lẽ sẽ khó vì tôi cũng muốn dẫn thằng Thịnh đi cùng cho nó biết xứ người. Mà như thế thì chuyện xin visa sẽ rất khó khăn. Đó là chưa nói đến khoản chi phí vé máy bay, di chuyển tới lui cũng rất là đáng kể.
Bỗng nhiên chuông điện thoại vang lên cái bản nhạc chuông mà mấy năm rồi tôi không nghe đến. Thế mà vẫn còn rất quen thuộc trong lòng tôi, gây lại cho tôi cái cảm giác thường trực mỗi khi nghe đến. Đó là cảm giác run bắn người, hồi hộp và vui mừng. Tiếng nhạc chuông của thằng người yêu cũ đã bỏ tôi mà đi lấy vợ. Màn hình điện thoại hiện ra gương mặt thân thương của những ngày tháng cũ. Tôi chỉ lưu hình của hai contact, một là thằng cháu, tôi nhớ. Còn contact của người yêu cũ thì tôi đã quên rằng mình cũng lưu hình ảnh vào và kèm theo đó là một tiếng nhạc chuông riêng. Và tôi lại trở thành tôi của ngày xưa, không cưỡng nổi mong muốn nghe giọng nói trầm và hơi cà lăm khi nói nhanh của hắn.
Bao nhiêu năm qua rồi mà cả hai vẫn giữ thói quen cố hữu. Tôi vẫn đến chỗ hẹn sớm và hắn ta vẫn đến trễ như mọi khi. Nhìn vào menu, tôi chợt muốn nhấm nháp một ít kem khoai môn và trà xanh trong khi chờ đợi. Khoai môn và trà xanh là hương vị tôi ưa thích còn hắn ta lại thích mùi dưa lưới với dâu tây. Bây giờ vừa bước vào mùa thu với chút gió nhè nhẹ lãng đãng quẩn quanh. Dưới bàn, chút kem cũng đang tan chảy vội vàng. Chung quanh có chút nhạc ồn ào ray rứt. Cái góc tôi ngồi tạo ra chút bóng tối phủ che gương mặt. Và thẳm trong lòng chợt có chút đau xót tuy nhỏ nhưng dâng từng cơn. Trong những phút giây chờ đợi ấy, chút kỉ niệm cũ lại ùa về như cơn lốc. Cứ từng chút một như từng mũi dao nhọn chích vào người đang ngồi lặng lẽ như pho tượng chìm đắm trong hư không.
Điều chờ đợi rồi cũng đến trong sự run rẩy nhẹ nhàng của tôi. Những cảm giác ban đầu vẫn còn tồn tại. Cũng như tình yêu dành cho hắn, có lẽ là như thế.
- “Ăn kem nhe? Mùi dâu và dưa lưới ha?” – Tôi hỏi hắn trước khi người phục vụ mang menu đến
- “Không! Cho anh kem dừa và sầu riêng” – Hắn lặng lẽ gấp quyển menu lại, trả cho người phục vụ rồi chìm đắm trong im lặng.
Hắn thay đổi nhiều đến vậy ư? Thay đổi những gì mà tôi đã in sâu vào tim vào óc. Hai thứ kem mà hắn thường không thích nhất lại đang hiện diện trong sự lựa chọn của hắn. Một sự thay đổi mà tôi không cách nào khống chế được. Có những điều đơn giản và xảy ra với biết bao người nhưng tôi chẳng gặp phải bao giờ nên tôi cứ nghĩ rằng không thể nào có. Trong một thời gian dài, tôi đã không nhận ra chân lý đó. Để giờ đây, chân lý đó là một vết dao trong muôn ngàn vết dao tàn nhẫn cứa buốt tinh thần.
- “Lúc này thế nào?” – Tôi phá tan sự im lặng thông thường.
- “Cũng bình thường như trước” – Hắn cười phớt – “Lương vẫn ba cọc ba đồng, vẫn đang thuê nhà để ở”
Dường như nét mặt hắn không hề thay đổi. Vẫn chút đen rám nắng, vẫn đôi mắt dài lơ đãng, vẫn hàng chân mày đen mọc thành hàng ngay ngắn, vẫn cái mũi hếch kiêu ngạo, vẫn đôi môi tràn đầy sự yêu thương. Tất cả đã là của tôi trong một thời gian và cũng đã không là của tôi trong một thời gian. Vậy rốt cuộc chỉ có tôi là thay đổi, trong chuyện này. Tôi không còn trao lên bờ môi đó những nụ hôn nóng bỏng, không còn ve vuốt đôi mắt khép hững hờ, không còn mơn man dọc theo sống mũi hênh hếch kiêu ngạo. Còn nhiều, nhiều nữa, đã là của tôi trong một thời gian và cũng đã không còn là của tôi trong một thời gian. Tôi khẽ liếc vào cánh tay của hắn để tìm chiếc nhẫn nơi ngón tay áp út.
- “Thế có con chưa?” – Tôi khó khăn thốt lên.
- “Chưa nữa, sự nghiệp chưa có mà?” – Hắn chẳng dài dòng – “Có con sợ không nuôi nổi”
Chợt tôi nhận ra sự biến đổi nhẹ nhàng trong đôi mắt hắn. Sự biến đổi đến thật nhanh và ra đi cũng thật nhanh. Thật nhanh. Những vẫn đủ để tôi hiểu và cảm thấy an ủi. Có một sự nuối tiếc đang tồn tại trong đôi mắt ấy. Tôi biết hoàn cảnh của hắn trong thời gian qua, một khoảng thời gian đau khổ của tôi. Mà giờ đây tôi nghĩ có lẽ là của hắn nhiều hơn. Một chút xót xa nhen nhóm trong lòng tôi. Bao nhiêu hờn giận chất chứa bấy lâu chợt tan biến. Tôi nhìn hắn thật đáng thương. Vóc dáng to lớn vững vàng kia bỗng trở nên lạc lõng. Khoảng thời gian qua tôi chìm đắm trong đau khổ rồi dần thoát ra thì hắn cũng lạc lõng trong những quy tắc của cuộc sống. Rõ ràng, vây quanh hắn là một không gian to lớn, xa lạ mà hắn phải cố gắng hoà vào. Một giọt nước mắt định lăn đi nhưng kịp kềm lại. Lâu rồi tôi mới thấy mình lại trở nên dễ xúc động.
- “Gọi anh có việc gì không?” – Tôi hỏi tiếp vì biết chắc nếu tôi không hỏi trước, hắn sẽ để không gian chung quanh chìm đắm mãi trong im lặng
- “Em nhờ anh chút việc được không?” – Hắn ngồi ngay ngắn lại và nói – “Em ngại quá nhưng thật tình em chỉ biết nghĩ đến mỗi mình anh mà thôi”
- “Đâu có gì đâu!” – Tôi thoáng xúc động rồi dịu dàng đáp với giọng nhỏ dần – “Chỉ cần anh làm được điều gì đó cho…”
- “Vì vậy mà em thấy ngại” – Hắn nói tiếp – “Em nhờ anh giúp nhưng anh đừng nghĩ đây là cơ hội để hai đứa mình trở lại như ngày xưa nhé?”
- “Ừ, đâu có nhất thiết phải quay trở lại như ngày xưa đâu…”
Tôi vẫn đáp dịu dàng với gương mặt tỉnh táo khá vô cảm nhưng trong lòng tôi đang dậy sóng một nỗi đau của ngày xưa. Tôi nhìn người con trai mà mình từng yêu nhất trên cuộc đời này nói ra điều cần nhờ vả bằng nét mặt khác hẳn tôi của ngày xưa. Thản nhiên, tươi tỉnh. Mà trong lòng tôi vẫn là tôi của những ngày cũ. Lo lắng, quan tâm và u uất làm sao? Bất chợt tôi cúi xuống nhìn hai ly kem, một ly vẫn còn hình dáng viên kem tròn, một ly đã hoàn toàn tan chảy, bị ai đó khuấy thành những vòng tròn vô tận.
|
Sài Gòn, ngày … tháng … năm 2013 (44)
Tôi đang ngồi trong một cái bệnh viện nhỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh, ngắm nhìn bầu trời qua khung cửa sổ. Từ đó đến giờ, tôi đi chắc cũng hết các bệnh viện ở Sài Gòn rồi. Vì bệnh của mình thì ít, vì bệnh của người ta thì nhiều. Đi riết hết biết sợ cái mùi của bệnh viện luôn. Nhớ hồi ba tôi nằm hơn một tuần ở Chợ Rẫy, mấy anh em tôi chia nhau ra chăm sóc ban ngày còn buổi tối thì có chị Hai tôi canh giùm. Có bữa thằng Thịnh bị bệnh, chị Hai tôi phải về Vĩnh Hưng nên tôi phải ngủ đêm lại. Vậy mà cũng ngủ vô tư, sáng thức dậy còn đi vào cái nhà vệ sinh dơ dơ mà súc miệng rửa mặt nữa. Phần cơm cho người nhà nuôi bệnh được tôi ăn ngon lành khi chung quanh tôi toàn là bệnh nhân đủ các loại và nheo nhóc người nhà dòm bệ rạc lắm.
Cái bệnh viện này sạch hơn vì là bệnh viện tư nhân. Nhưng dù sao cũng là bệnh viện, cũng mùi bệnh viện, cũng bệnh nhân, cũng ngao ngán à. Tôi đến cái bệnh viện này lần thứ hai rồi. Lần nào cũng là nuôi bệnh, cùng một bệnh nhân, cùng một loại bệnh. Chắc chừng bốn năm trước thì phải, tôi cũng ngồi tại cái ghế này, trước mặt là cái phòng mổ. Tôi ngồi chờ từ lúc cái xe băng ca đưa người thân vào. Mấy người y tá bảo tôi cứ đi đâu đó, chừng 1 tiếng hãy quay lại. Tôi cũng cứ ngồi chờ, tính tôi là như vậy quen rồi. Lỡ tôi bỏ đi, có chuyện gì cần đến tôi thì biết làm sao. Đâu có phải đóng tiền trọn gói là không có gì cần lo nữa đâu chứ.
Lần này không phải đóng tiền mua súng phẫu thuật. Bác sĩ bảo có thể tận dụng từ súng cũ của người được mổ trước. Tiết kiệm được mấy chai đó. Nếu tôi lấy cây súng mà tôi cất kỹ trong tủ ở nhà thì còn tiết kiệm thêm chai nữa. Nhưng mà tôi cũng gàn dở, tôi nghĩ, lấy cây súng đó đi lần này thì là mất luôn không quay về với tôi nữa đâu. Trên cây súng ấy, vẫn còn vết máu của người tôi thương, mất đi tôi tiếc lắm. Nhưng mà hắn bỏ tôi để đi lấy vợ rồi, tôi giữ làm gì nữa, dần dần cũng phải quên hắn đi chứ. Huống chi là giờ tôi đang bắt đầu chuyển tình cảm qua cho thằng cháu đang phụ chị Hai tôi bán mấy cái đồ nhựa ngoài chợ dưới Vĩnh Hưng kìa.
Ngồi không cũng buồn, tôi lôi điện thoại ra gọi cho thằng Thịnh. Chuông reo ba bốn bận chưa thấy nó bắt máy. Chừng tôi sắp gác máy thì có cái giọng con gái vang lên làm tôi giật bắn mình tưởng đâu gọi lộn số. Tôi nhìn vào màn hình, chính là cái mặt cười cười khó ưa của thằng Thịnh, sao mà lẫn lộn được chứ. Tôi chú ý nghe tiếng trong điện thoại để xem đó là ai. Các bạn có biết ai không? Con kim chi Ngọc Diệp đó. Cái cây cọc này từ Sài Gòn lặn lội xuống tuốt Vĩnh Hưng để chơi với con trâu Thịnh luôn. Mà ai cho nó bắt máy của thằng Thịnh? Lại là cuộc gọi của tôi nữa chứ. Bực quá tôi cúp máy luôn không thèm trả lời trả vốn gì nữa.
Thằng Thịnh có gọi lại cho tôi ba bốn lần gì đó, tôi cũng không buồn trả lời. Bữa trước chị Hai tôi hỏi bộ nhớ con bả hay sao mà về liền liền nên tôi cũng ngại. Vả lại tôi đang nhận lời giúp đỡ cho thằng người yêu cũ, nuôi bệnh hắn mấy ngày. Hắn đang trong phòng mổ kia kìa. Thế nên tuần này tôi không tiện về Vĩnh Hưng chơi với cháu. Thế sao con kim chi Ngọc Diệp kia nó biết được tôi không về mà tranh thủ về dưới đó thế? Lại còn bắt máy của thằng cháu tôi nữa. Chúng nó thân thiết đến vậy rồi sao? Lại có báo tin nhắn. Không thèm đọc luôn.
Sao thấy buồn quá chừng! Tôi ngả dài người lên băng ghế. Đó là những lúc cái đầu tôi trở thành cái rạp chiếu phim. Nhiều thể loại phim lắm, chủ yếu là tình cảm lãng mạn và buồn, những phim về quá khứ, về hiện tại, có cả tương lai nữa. Tất tần tật được trí óc của tôi dựng thành những bức ảnh mờ ảo lờ lững trôi qua đầu tôi. Vậy mà lần này, tôi chẳng thấy được những thước phim tương lai. Thấy mờ mịt quá, tôi chẳng ước định được tương lai nữa rồi. Tôi nghĩ, cho dù thằng Thịnh có yêu mình đi chăng nữa, thì rồi nó cũng lựa chọn con được kết hôn với con gái mà thôi, không con Ngọc Diệp này thì cũng con Kim Chi khác. Giống y chang cái thằng thấp hơn thằng Thịnh 3 phân trong phòng mổ kia kìa. Hắn cũng chọn bỏ tôi lại với thế giới thứ ba, trở về thế giới thứ một thứ hai cho bình thường với xã hội, dù rằng giữa tôi và hắn đã có với nhau sáu năm dài gắn bó.
|
“Út gọi con có gì không Út?”
Thằng Thịnh chỉ nhắn vậy thôi không nhắn thêm gì nữa cả. Hơn cả tiếng trôi qua nó cũng không gửi cho tôi tin nhắn thứ hai. Lúc đó, cửa phòng mổ mở ra, cái xe băng ca màu trắng chở người mặc áo bệnh viện màu xanh ngọc. Đôi mắt vẫn đang nhắm vì thuốc mê chưa tan. Đôi mắt lồi một mí, khác với thằng cháu tôi hai mí rõ ràng. Gương mặt tuy cũng rám nắng như thằng Thịnh nhưng nhiều vết rỗ và vẫn đang lấm chấm mụn nhỏ mụn to. Cũng có đôi môi dày như thằng Thịnh nhưng hàm răng hơi hô hơi vểu thành ra ít khi khép kín miệng được như thằng Thịnh. Đang nằm mê man là thế mà vẫn hở miệng thở đều đều kia kìa.
Lại nhớ đến chuyện bốn năm về trước, cũng đón ra y chang thế này. Nằm thiêm chiếp chừng đến chiều là hắn sẽ tỉnh. Lúc hắn vừa tỉnh thì tôi cũng vừa đi mua cháo về. Lần này tôi sẽ mua hai hộp cháo để tôi cùng ăn luôn. Lần trước hắn ăn được có nửa hộp nên tôi xơi luôn phần thừa, rồi ăn hộp cơm của mình, vậy thấy ngán ngán không ngon. Lần này không có nhiều người nằm cùng phòng như bốn năm về trước. Hắn vẫn không tự ăn được, hoặc là vẫn muốn tôi đút cho ăn như lần trước, và cũng không lên tiếng đề nghị, để tôi tự động làm như vậy. Chăm sóc cho hắn vốn là việc ủa tôi, quen rồi, và thực hiện thuần thục, nhuần nhuyễn đến độ lúc ấy có bà nằm bên cạnh thắc mắc sao mà bạn bè lại chăm sóc tận tình đến vậy, quý lắm! Chắc cũng vì sự thắc mắc ấy mà lần này hắn giới thiệu với chung quanh, tôi và hắn là hai anh em. Chẳng giống nhau một chút nào, từ ngoại hình đến tính tình, thế mà vẫn cứ là anh em thôi.
Hắn ăn xong, uống nước, uống thuốc xong thì lại than mệt và nằm thiêm thiếp ngủ. Tôi ngồi bên cạnh đọc tin tức, chủ yếu là chờ hắn có tỉnh dậy kêu gì thì có tôi sẵn đó. Có lúc tôi ngước lên nhìn nét mặt hơi cau có của hắn, lúc nào cũng thế, lúc nào cũng hơi cau có, tôi lại cảm thấy thân thuộc và yêu thương. Thật ra, nếu không vì phải đi lấy vợ, tôi và hắn đã có thể tiếp tục kéo dài cuộc tình đang tồn tại được sáu năm. Tôi lại tìm chiếc nhẫn cưới trên tay của hắn. Tôi muốn xem cái nhẫn thay cho cái nhẫn mà chúng tôi mua tặng cho nhau nhân dịp kỉ niệm 5 năm ngày quen nhau, có gì khác biệt, đặc biệt hơn hay không. Chẳng có chiếc nhẫn nào trên bàn tay của hắn cả. Chắc phải đi mổ nên hắn tháo nhẫn ra chăng? Tôi nhớ hôm gặp lại nhau tại quán nước, hình như hắn cũng đâu có đeo nhẫn cưới. Ôi mà thôi kệ đi, đeo hay không đeo cũng có liên quan gì đến tôi nữa đâu chứ.
Tôi đặt bàn tay của hắn xuống giường thật nhẹ nhàng, kéo mền đắp ngang ngực rồi bỏ ra ngoài hành lang. Tôi biết tính mình, nếu tôi cứ ngồi trong đó, tình cảm ngày xưa sẽ lại ùa về. Như vậy thì bao vỏ bọc mà tôi dựng lên để giữ cho con tim bình thản sau cúc sốc tình cảm lớn nhất đời sẽ rách tả tơi và nỗi đau của mấy năm về trước sẽ tái hiện lại. Cái nỗi đau ấy đáng sợ lắm, đáng sợ đến mức tôi không thể tả thành lời được. Nỗi đau kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng đến tâm hồn lẫn thể xác của tôi. Trong lúc ấy, đầu tôi bỗng vang lên tiếng khuyên bảo đừng đi lại con đường đã từng đi. Nhưng con đường tôi định đi cũng có hay ho gì hơn đâu chứ?
|
Vĩnh Hưng, ngày … tháng … năm 2013 (45)
Tôi cho xe chạy chầm chậm để có thời gian nhìn biển nước mênh mông hai bên đường. Những cánh đồng lúa xanh bát ngát hoặc chín trĩu vàng biến đâu mất cả mà thay vào đó là bao la bát ngát nước lăn tăn gợn sóng. Những con đường đê mất tích được nhận diện qua những hàng so đũa, bạch đàn lêu nghêu lúm nhúm một chùm lá phía trên đầu. Xa xa là những rặng cây đen báo hiệu những ngôi nhà lẩn khuất với khói bếp chiều bay lên. Tôi gọi đó là bức tranh sẫm buồn mùa nước nổi. Bức tranh ấy sẽ thật sự sẫm buồn nếu không có ánh vàng tươi sáng của những bông hoa điên điển hình trái tim gấp đôi. Làm tôi nhớ đến món cá linh bông điên điển nhúng dấm mà chị Tám Lũ, má của thằng Bình, đãi tôi ăn lần trước.
Tôi không chạy về nhà chị Hai ngay mà dạo ra chợ. Tôi muốn nhìn thằng cháu mình buôn bán ra làm sao. Cái chợ Vĩnh Hưng này cách đây vài tháng xảy ra chuyện lùm xùm giữa người dân với chính quyền. Mâu thuẫn nảy sinh từ việc di dời chợ không thoả lòng dân. Bữa trước nghe chị Hai tôi kể người ta tụ tập đông đúc như biểu tình vậy đó. Công an xuống giải quyết đông lắm. Bởi vậy, người nông dân vốn hiền lành chơn chất, nhưng nếu bị ép quá họ cũng phải làm những điều trái ngược với bản tính của mình. Nghĩ như thế xong, trong đầu tôi chợt mường tượng ra một điều gì đó tôi cũng không rõ, chỉ thấy có nét mặt cười cợt của thằng cháu tôi trong đó.
Từ xa, tôi thấy nó đang dùng cây sào dài tương tự với chiều cao của nó để treo móc mấy món đồ nhẹ lên cao cho trống. Nếu không có thằng Thịnh thì chị Hai tôi hẳn sẽ rất vất vả với cái vụ treo móc này. Chắc bả phải kê ghế thêm để đứng lên chứ lùn è như bả thì làm sao mà với tới. Tội nghiệp mấy chị em chúng tôi, ba má vốn không có cao ráo, lại sinh ra trong thời ly loạn khó khăn, cho nên ngoại hình không có được bắt mắt như mấy em mấy cháu 9x sau này.
- “Trời ơi Út!”
Thằng Thịnh quay lại, vừa nhìn thấy tôi nó đã la bài hãi như người trúng số. Nó quýnh quáng té lên mấy cái mớ đồ nhựa để lổn nhổn trên nền sạp rồi lồm cồm đứng dậy chạy ào ra chỗ chiếc xe SH của tôi. Nó bỏ luôn cái tiệm bán đồ nhựa của chị Hai tôi luôn kìa. Chắc nó biết rõ là cậu Út của nó sẽ luôn luôn ở phía sau, ở bên cạnh để mà để ý giùm những thiếu sót của nó và giúp nó hoàn thiện những thiếu sót ấy.
- “Sao Út về bất tử không báo cho con biết trước?” – Nó vịn tay vào mặt kính đồng hồ xe hân hoan hỏi
- “Về bất tử vậy coi có giấu gái gú gì trong tiệm không” – Tôi đáp nửa đùa nửa thật
- “Út này” – Thằng cháu tôi đỏ mặt – “Có gái gú gì đâu mà giấu. Cháu của Út còn ngây thơ lắm á”
- “Phải à, ngây thơ mà…” – Tôi định nhắc lại cái vụ con Ngọc Diệp bắt máy mà sợ mất vui nên thôi – “… Đụng tới là bắn tinh ào ào vô miệng người ta”
- “Trời Út này, ngoài đường ngoài sá… Nói gì đâu không!”
Khuôn mặt thằng Thịnh tuy rám nắng nhưng tôi vẫn thấy nét đỏ ửng hai bên gò má. Vẻ mắc cỡ của nó càng làm tôi thấy mê man. Muốn quẳng cái xe qua một bên để ôm lấy nó, vùi đầu vô ngực nó, áp cái cằm lên vai nó. Hai tuần rồi tôi mới gặp lại thằng Thịnh mà. Nhưng dù tôi có muốn cũng chẳng kịp làm chuyện đó vì có khách đến mua đồ nhựa đang réo thằng Thịnh ầm ầm trong kia. Nó tót lên chiếc SH, ủn tôi về phía băng sau bằng sức khoe trai tráng của nó, lái chiếc xe của tôi chạy cái ào đến trước cửa tiệm.
- “Bữa nay mẹ con không có ra vì phải đi phụ đám giỗ bên nhà cô Tám Lũ, nhà anh Bình đó Út. Chừng chiều cỡ 2 – 3 giờ lận. Út vô đây ở chơi với con nghen?”
- “Trong này chật chội vậy sao đủ chỗ chơi được Thịnh?” – Tôi lại bỡn cợt
- “Nữa à, để con bán đồ cái rồi con xử Út”
Thằng Thịnh trả lời xong rồi quay qua ông khách đang nhẫn nại chờ cậu cháu tôi đối đáp. Người quê dễ thương thật chứ. Gặp trên Sài Gòn là bỏ đi mua chỗ khác hoặc là chửi bới om tỏi rồi. Tôi cũng như thế ấy chứ, hoho. Lúc đó, tôi chợt có thắc mắc, sao chị Hai tôi bỏ nguyên cái tiệm cho thằng Thịnh coi được vậy ta? Không lẽ mới có hai ba tuần mà nó đã thuộc hết giá cả mấy trăm món đồ trong tiệm? Hay là tuổi còn trẻ trí nhớ còn nhiều? Chứ mà giao cho tôi chắc tôi không nhớ nổi đâu trời ạ!
- “Làm gì tới mấy trăm món Út” – Thằng Thịnh vừa đáp vừa cột cái kệ nhựa lên xe cho khách – “Mẹ con có ghi bảng giá mà, con nhìn theo rồi bán thôi, hờ hờ”
Ừ nhỉ, đơn giản thế mà tôi không nghĩ ra. Đầu óc toàn nghĩ cách hiếp dâm thằng cháu thì lấy đâu ra nơ-ron cho mấy chuyện đơn giản ấy. Nãy giờ tôi có để ý cái tiệm này và rút ra kết luận rằng, nhận định ban đầu của tôi là đúng, trong tiệm quá trời đồ đạc, tôi và thằng Thịnh muốn “chơi” nhau thì chỉ có cách nó đứng cho tôi quỳ xuống bú mà thôi. Đấy, đó là những thứ “cao xa”, “phức tạp” mà cậu Út nghĩ ra được nãy giờ đó Thịnh.
- “Út đói bụng chưa?” – Thằng Thịnh ấn tôi ngồi xuống chiếc ghế nhựa – “Con đi mua cơm về ăn nghen?”
- “Nếu Thịnh ăn thì Út ăn luôn” – Tôi hờ hững đáp – “Thịnh đói bụng chưa?”
- “Đói quá chừng luôn rồi” – Nó nói bằng vẻ mặt tươi phơi phới rồi dúi cho tôi cái bảng giá – “Đây, bí kíp bán hàng của con nè, Út cầm coi bán giùm con chút nhen!”
- “Thôi thôi đi về lẹ, không bán đâu” – Tôi gạt tay nó ra – “Ai tới hỏi Út nói hết hàng rồi”
- “Anh ơi bán cho cái kệ để dép đi anh” – Nó giả giọng một người khách
- “Hết hàng rồi nha bé” – Tôi đáp ngay – “Nửa tiếng nữa bé quay lại nha”
- “Bé cái đầu của Út” – Thằng cháu tôi thoi nhẹ vào bụng tôi – “Cái kệ nhựa đang để kế bên Út kìa”
- “Cái đó hàng mẫu không bán bé ơi” – Tôi đáp rồi bẹo vào má nó – “Bé đi mua cơm lẹ đi hen, không là mẹ bé mất hết khách á!”
|