Giả Sử Con Và Cậu Út Yêu Nhau (Nhật Ký Của Cậu Út)
|
|
Vĩnh Hưng, ngày … tháng … năm 2013 (51)
Lúc tôi bước ra mé sông thì thằng Bình đã ngồi chờ sẵn dưới xuồng. Trong khoang xuồng có để sẵn hai cái rổ đan bằng tre, một cái rổ có cái nón kết màu cà phê sữa úp lên trên. Úi chà tôi thích mấy cái rổ tre này lắm. Có điều ở nhà tôi, chắc là hầu hết Sài Gòn luôn ấy, toàn xài rổ nhựa không à. Thằng Bình không lăng xăng đứng lên đón đỡ tôi như lần trước mà chỉ ngồi chăm chú nhìn cái cách tôi bước xuống xuồng. Ánh mắt hiền từ với nụ cười cũng hiền từ, dù vui khi thấy tôi lại làm con xuồng tròng trành nhưng vẫn không xoá được nét buồn thoang thoảng.
- “Bữa nay tập bơi xuồng nữa không Út?” – Bình hỏi
- “Ờ ha, tập tui bơi xuồng nữa đi” – Tôi hớn hở
- “Để tui bơi vô trong đồng né dòng chảy thì Út mới bơi nổi” – Bình chậm rãi – “Bữa nay nước hơi xiết, tui chèo còn thấy nặng tay”
Tôi chẳng quan tâm mấy cái thông tin hết sức “chuyên môn” đó. Miễn sao hôm nay tôi phải bơi xuồng đi thẳng thóm đàng hoàng chứ không quay mòng mòng như lần trước là đạt yêu cầu. Mà nói nặng tay gì gì đó chứ con xuồng vẫn lướt nhẹ bâng. Cặp bờ xanh um những vạt cỏ tranh, khóm sả, cỏ dại, lâu lâu xen lẫn những cây bình bát, vòi voi. Dĩ nhiên là không thiếu những bụi cà na đang trĩu quả. Tôi say mê nhìn những trái cà na xanh mướt mà tưởng tượng ra món cà na ngâm muối đường ngon số một miệt Vĩnh Hưng. Nuốt nước miếng cái ực nữa chứ. Rồi hơi bẽn lẽn nhìn sang anh chàng Bình, hắn ta tài tình thật, chèo thẳng băng băng với cặp mắt chẳng rời tôi.
- “Gì nhìn tui dữ vậy?” – Tôi ái ngại hỏi nửa đùa nửa thật – “Bộ dính lọ nghẹ hay sao?”
- “Đâu có!” – Hắn giật mình nói – “Vẫn trắng trẻo hồng hào mà!”
- “Làm tui tưởng mặt tui có lọ nghẹ” – Tôi thở phào tiếp tục ngắm nghía những bụi cà na
- “Út thích ăn cà na lắm hả?” – Thằng Bình hỏi tiếp
- “Ai nói thích?” – Tôi làm mặt nghiêm trọng – “Quá thích luôn á, hehe! Tui thích món cà na ngâm muối đường nhất”
- “Thiệt hả?” – Bình hỏi – “Vậy Út giở cái nón kết kia ra đi, trong rổ có hủ cà na má tui làm, biểu tui biếu Út mà không biết Út có thích mấy thứ dân dã này không nên không dám đưa”
- “Sao tự nhiên chị Tám biếu tui vậy?” – Tôi hơi bất ngờ
- “Má tui nói thích Út nhiệt tình, dễ mến…” – Hắn khựng lại rồi tiếp – “Đẹp trai nữa!”
Có thể chị Tám quý tôi nhiệt tình với dễ mến chứ cái vụ đẹp trai thì tui không tin là lời của má thằng Bình đâu. Chắc hắn ta nhân cơ hội cài thêm lời khen ngợi của hắn vô cho tôi đấy mà. Mặc dù đề cao cảnh giác nhưng là người ai mà không thích được khen ngợi. Hơn nữa, hắn ta khen ngợi tôi với vẻ mặt thành thực lắm. Chắc hai gò má tôi đang ửng hồng lên hay sao mà nóng nóng. Tôi giả đò cúi xuống khoang xuồng lật cái nón lên lấy cái hủ cà na ra. Nhìn thôi đã muốn chảy nước miếng rồi. Tôi nhịn không được mở nắp nhón tay bốc ra một trái cho vào miệng nhai nhóp nhép. Ở mũi xuồng bên kia, thằng Bình lại tiếp tục nhìn tôi cười hiền từ rồi lại vội quay đi khi thấy tôi nhìn về phía hắn ta.
- “Trời ơi chị Tám làm cà na ngon dễ sợ” – Tôi tấm tắc khen trong khi đang nhồm nhoàm nhai – “Ngon hơn chị Hai tui làm nhiều”
Thằng Bình không trả lời, chỉ giữ nét cười hiền thường trực. Tôi bèn quay mặt sang một bên, tay nhón cà na cho vào miệng, mắt nhìn những trảng cỏ non tơ, vài bụi bình bát cổ thụ hoặc những gốc cà na xanh um lùi về phía trước mắt. Con xuồng đang lao băng băng chợt giảm tốc độ rồi rẽ vào một con rạch nhỏ. Tôi dựa vào những hàng cây mọc lơ thơ trên mặt nước để đoán chừng xuồng đang lướt trong con rạch chứ khi tôi quay lưng lại thì trước mặt mình đang là biển nước mênh mông. Nhưng lần này thằng Bình chắc đưa tôi đến địa điểm khác vì trước mặt tôi, nhô lên biển nước là rực rỡ hoa vàng điên điển, lẩn khuất trên những cành cây lá kép xanh biếc một màu.
- “Trời ơi sao mà đẹp quá vậy?” – Tôi không giấu được xúc động kêu lên – “Sao mà toàn bông điên điển không vậy Bình?”
- “Hì, tui cũng không biết nữa” – Hắn lóng ngóng nói, tay gác mái dầm lên chân – “Chỉ biết đây là chỗ có nhiều bông điên điển nhất”
Nói rồi hắn gác cây dầm xuống khoang xuồng rồi lại rút lên một cây tre ốm thon dài ngoẵng. Hắn đứng lên đầu mũi, thả cây tre xuống nước rồi lại rút lên. Cứ đều đặn thả xuống rút lên vậy mà con xuồng lại tiếp tục lướt băng băng hay tuyệt. Thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, Bình giải thích đó gọi là chống, để bơi xuồng ở những nơi nước cạn mà thôi. Thì ra là hắn chống cây tre xuống nước để đẩy con xuồng đi. Tôi cũng muốn học cách chống như thế.
- “Út lấy thêm cây chống kia chống thử đi” – Thằng Bình gợi ý
Tôi cũng đứng lên, bắt chước làm theo động tác của thằng Bình. Cắm nguyên cây tre của tôi xuống bùn, rút không lên, tuột khỏi tay tôi, dính cứng ngắt ở đó. Thằng Bình nhìn thảm cảnh đó thì không nhịn được bật lên cười kha kha. Tôi cũng mắc cười, không hiểu sao mình lại làm tuột mất cây chống dễ dàng như thế nữa. Hắn ta cười xong thì chống cho thuyền de ngược lại để tôi tóm cây chống của mình. Rút mãi mới được đó! Hắn nói để chỉ tôi bơi xuồng trước cái rồi chỉ chống xuồng sau. Chống khó hơn chèo, thằng Bình nói vậy.
Vật lộn với cây dầm một lúc lâu, rốt cuộc tôi cũng đã có thể đưa con xuồng đi thẳng về phía trước. Có điều tôi vẫn phải thả dầm sang hai bên mạn xuồng, đổi qua đổi lại liên tục chứ không chèo một bên được như “sư phụ” Bình. Hắn ta bảo tập dần dần thì tôi sẽ chèo một bên được thôi. Thôi cái đó tính sau, nhiêu đây cũng là thành công lắm rồi. Lát nữa tôi sẽ bất ngờ khoe thằng Thịnh sự tiến triển của tôi. Xem tôi có điểm nào thua bất cứ cô thôn nữ nào mà chị Sáu Thức gì đó tính làm mai cho nó hay không.
Đấy, cứ nhớ nó lại hoá rồ như thế. Đúng là thằng Thịnh chính là nguồn cơn làm tôi trở nên nữ tính như vậy đó. Không được, trong mọi hoàn cảnh, mình phải luôn giữ bản sắc của mình, không thể cho tác động bên ngoài làm mình thay đổi. Tôi nghĩ, đến cuối cùng, bản sắc của mình cũng sẽ bộc lộ, như là lớp da cuối cùng. Và những người yêu thương quan tâm mình thật sự, chính là những người chỉ để ý và yêu mến cái bản sắc của mình mà thôi.
|
Thật là xin lỗi các bạn. Chap mới (52) chiều nay viết bằng PC trong cơ quan mà lại quên gửi về máy nhà nên bi giờ không có gì để post. Làm nãy giờ ngồi viết chap tiếp theo (53) cho xong, đang hí hửng mở email ra lấy chap 52 lên post thì ... hỡi ơi. Giờ mà viết lại chap 52 thì ko kịp mà cũng ko có tinh thần viết lại nữa.
Mong các bạn bỏ lỗi cho mình nhé, huhu! Vậy các bạn đọc tạm 1 câu chuyện viết theo thể loại truyện ngắn mà mình viết từ chuyện của một người bạn, có chút chút liên quan đến đồng tính. Ngày mai mình sẽ post chap 52 sau nha!!!! Thiệt ngại hết sức..... Câu chuyện này mình cũng tương đối là tâm đắc cũng như thích thích, chia sẻ với các bạn nhé!
--------------
CHUYỆN CÂY MẬN
Chị sinh năm Giáp Dần. Chị cứ hay nói với tôi “con gái Giáp Dần cao số lắm”. Tôi cứ nhớ hoài việc chị làm mình làm mẩy với bác Sáu, ba của chị, về việc tự nhiên lại trồng nguyên cây mận trước cửa nhà. Chị mếu máo nói “sao cha trồng chi cây mận, nhà có trồng cây ra trái chua là con gái ế chồng đó”. Mỗi lần đến chơi, thấy chị cứ càm ràm với bác Sáu tôi lại thấy buồn cười lắm.
Nói về cây mận bác Sáu trồng thì đúng là bi hài kịch. Cái khoảng đất trống đó bác Sáu đã trồng những ba lần cây mận và mãi đến cây thứ ba thì mới sống sót nổi và bắt đầu đơm hoa kết trái. Tôi không hiểu sao bác Sáu cứ phải trồng mận cũng như bất chấp sự "phản kháng quyết liệt" của con gái. Tôi chưa kịp thưởng thức mấy quả mận đấy xem nó chua hay ngọt, y như chị, cũng chưa nếm thử lần nào. Chị không kịp chờ mận chín. Ngày quả mận đầu tiên chín chắc chị đã qua Mỹ định cư được một tuần rồi, tôi đoán vậy. Đến khi chị về thăm gia đình lần thứ nhất thì cây mận thứ ba cũng đã chết và bác Sáu cũng đã biến phần đất trồng đó thành cái hồ nhỏ nuôi cá tai tượng.
Chị và tôi thân nhau ghê lắm, lúc nào cũng đi chung với nhau như hình với bóng. Mãi đến khi bác Sáu trồng cây mận thứ hai, tôi và chị mới bị chia cách về mặt không gian. Ba mẹ tôi dời nhà về mãi tận quận 12 trong khi nhà cũ ở Thủ Đức cách nhà chị có một căn. Xa lắm nên một hai tháng chị em mới gặp mặt một lần. Mà toàn là tôi mò lên đấy chơi với chị một hai ngày cuối tuần do chị không biết đi xe máy.
Ngày chị đi, tôi có ra tiễn. Chị không khóc. Tôi cũng không khóc và giữ nước mắt đó cho đến khi bên cạnh tôi không còn một ai liên quan đến chị nữa. Chỉ còn mình tôi ngồi gục trên chiếc xe đẩy hành lý, loáng thoáng thấy bóng người yêu của chị hớt hải chạy vào, rồi tuyệt vọng ngồi bệt xuống đất khóc rưng rức như một đứa trẻ. Lúc đó, tôi cảm thấy có gì đó uất ức, có gì đó khó hiểu.
Tôi không hiểu sao chị lại không ở lại Việt Nam để tiếp tục câu chuyện tình lãng mạn. Không lẽ chị sợ nó không đi đến đâu vì nhà có cây mận trước sân hay sao? Có lẽ lãng mạn mấy rồi cũng phải thực tế. Hai người yêu nhau đâu phải chỉ biết hẹn hò, nắm tay nhau đi dạo, đi xem phim, vân vân và vân vân, những cái gì lãng mạn nhất. Họ sẽ phải cưới nhau, sống cuộc sống bươn chải, lo cho con cái, và cả những người thân thuộc nữa. Mình là chị cả không lẽ để cha mẹ già cả phải vất vả nuôi đàn em đứa thất nghiệp đứa còn đi học hay sao?
Chị chỉ nói “chị phải đi thôi”. Không nói thêm gì. Và tôi cũng không hỏi thêm cũng như không góp ý gì cả. Mỗi người có một định số, tôi luôn tin vào điều đó. Người anh con cô cậu định cư bên Mỹ mai mối cho chị một anh kiến trúc sư Việt kiều 30 tuổi, ngoại hình dễ nhìn, tánh tình dễ chịu, con út, rồi sẽ thừa hưởng gia tài của cha mẹ, đúng là tầm ngắm của biết bao cô gái Việt Nam cả trong nước và hải ngoại. Ai cũng nói chị là "chuột sa hũ nếp".
Đột nhiên tôi nghĩ đến câu chuyện "Tái ông thất mã". Và tôi luôn thù ghét những cái suy nghĩ bất chợt mang tính giác quan thứ sáu của mình như thế.
Anh chị về thăm gia đình với một thằng nhóc kháu khỉnh. Cả nhà tràn trề hạnh phúc, mãn nguyện. Bác Sáu hân hoan mặc bộ đồ “made in USA” chị mang về, thăm viếng từng nhà hàng xóm, tận tình kể lại cuộc sống bên Mỹ của chị. Má chị cứ chốc chốc lại đi thắp nhang cảm tạ tổ tiên phù hộ. Lũ em chị tíu tít giành giật những món đồ lạ mắt mà trước giờ chúng chỉ biết đến trong giấc mơ, “cái này xài sao vậy chị Hai”, “cái này của em nha chị Hai”, “chị Hai ơi cái này...”
Tôi nhìn mặt chị. Đột nhiên tôi cảm nhận một điều gì đó và lại cảm thấy bực tức cho cái giác quan thứ sáu của mình. Do mày ganh tị với hạnh phúc của người khác phải không? Thật là đứa bạn không ra gì!
Tối hôm đó, hai chị em ngủ chung. Chị tất bật soạn cho tôi những món đồ mà chị mua bên Mỹ từ rất lâu, có những món đã lạc hậu, để dành cho tôi. Tôi thấy khoé mắt cay cay.
“Bên đó chị cô đơn lắm”. “Chị chẳng có ai để tâm sự cả”. “Chung quanh toàn đàn ông con trai cả”. “Thằng con này là hạnh phúc cả một đời của chị”.
Tôi được biết nhiều về "cuộc sống thiên đường" của chị. Mẹ chồng khó tính, phong kiến. Gia đình chồng đã thất thế, làm ăn thua lỗ nhưng vẫn sĩ diện sống cuộc sống sang cả. Anh chồng chỉ biết nhất nhất nghe lời cha mẹ, không biết tính toán gì cho cuộc sống tương lai. Cái danh kiến trúc sư chỉ là một sinh viên học hành chưa tới được thổi phồng lên. Chị phải dọn nhà ra ở riêng, một mình bươn chải nơi xứ người, cực khổ gấp trăm lần lúc ở Việt Nam. Động lực của chị là đứa con rất thương mẹ, là vẻ hãnh diện của ba, là ánh mắt mãn nguyện của mẹ, là sự hân hoan của đàn em.
Ngày đưa tiễn chị về Mỹ. Chị kéo tôi ra một góc, ôm chặt tôi khóc như mưa, giọng nấc lên từng hồi:
“Những khó khăn khổ cực mà chị nói cho em... chẳng là cái gì cả... chị chịu được hết... chỉ một điều... chồng của chị... ảnh không phải là... đàn ông... chị khổ lắm em à.”
Tôi không còn sức mạnh để đóng vai cứng rắn nữa. Ánh mắt nhạt nhoà nhìn chị tay ẵm con, tay khoác giỏ xách, kéo lê chiếc va-ly to tướng, lủi thủi đi vào phòng cách ly. Sau lưng chị là vẻ hãnh diện của ba, là ánh mắt mãn nguyện của mẹ, là sự hân hoan của đàn em. Những điều đó lớn hơn cả việc phải chung sống với một người chồng đồng tính.
|
Vĩnh Hưng, ngày … tháng … năm 2013 (52)
Thằng Bình cho xuồng cập vô một cụm điên điển dày đặc. Hoa trổ vàng trên ngọn, nổi bật trên nền lá xanh ngút mắt và màu nước nổi xám nâu mỡ màng. Hắn chồm tới lấy một cái rổ rồi chỉ cái rổ còn lại ngỏ ý là của tôi. Tôi cũng hí hửng tóm lấy cái rổ, tay cũng vin cành, thoăn thoắt ngắt những bông hoa hình nửa trái tim màu vàng chanh be bé. Thật ra, khi hái bông điên điển, người ta ngắt từng chùm chứ không ngắt từng bông hoa như tôi vì hoa nhỏ và mọc thành chùm, "nếu hái từng hoa biết chừng nào mới đầy rổ". Thằng Bình hái được một lúc thì quay sang nhắc tôi như thế. Hèn chi cái rổ của hắn nhiều quá trời hoa vàng trong khi tôi thì chỉ loe ngoe mấy chục bông lẻ tẻ. Tôi vừa hái tiếp vừa cười mình sao mà ngố quá chừng! Dường như thằng Bình có quay sang nhìn tôi thêm lần nữa.
Tôi vốn không cao như thằng Bình, càng không so được với thằng Thịnh. Trong khi đó, bông điên điển hay trổ trên ngọn, thân cây lại mọc cao. Thành ra lâu lâu tôi lại phải với tay, nhón chân mới hái được. Thế rồi trong một lúc nhón chân với cái cành cây bị hụt, tôi hốt hoảng chụp lấy một cành cây khác to hơn. May mà chụp được nên tôi không ngã xuống nước, chỉ làm con xuồng tròng trành rất dữ. Thằng Bình chắc đúng lúc mê say ngó tôi hay hái hoa gì đó không rõ nên không giữ được thăng bằng, ngã nhào xuống biển nước mênh mông. Cái rổ cũng rơi theo chủ nhân làm hoa vàng rải đầy trên mặt nước đẹp lung linh như những đêm Hội An thả đèn lồng trên sông cầu phước vậy.
- “Trời ơi, tui xin lỗi nha” – Tôi nói xin lỗi mà trong miệng đang kềm chế tiếng cười thích thú – “Chết cha không, ướt hết ráo rồi”
- “Không sao đâu Út” – Thằng Bình ngước nhìn tôi vui vẻ nói – “Tui thấy trời nóng nên nhảy xuống tắm luôn. Út tắm không?”
- “Thôi… tui mới tắm hồi nãy mà!” – Tôi ngần ngừ nói
Thật ra thì trời không nóng như thằng Bình nói. Hôm nay tiết trời rất đẹp, nắng trải ánh vàng nhàn nhạt. Mặt nước vẫn còn giữ hơi lạnh của đêm qua nên sức nóng trộn với sức lạnh tạo thành cảm giác mát mẻ lan toả chung quanh. Trong cái nắng sáng rõ như vậy, bóng áo trắng của thằng Bình đang từ từ đổi sắc. Hắn đang cởi áo ra, vắt nước rồi trải lên thành xuồng như để phơi cho mau khô. Rồi tiếp theo là chiếc quần jeans xanh nhạt cũng được hắn cởi ra, vắt nước trải lên thành xuồng. Tôi hơi hồi hộp không biết hắn còn định vắt cái mảnh vải nào nữa lên xuồng không. Chẳng biết là may hay rủi khi mà cái quần jeans xanh chính là thứ cuối cùng. Tôi bất giác thở phào, chả rõ là nhẹ nhõm hay tiếc nuối nữa.
- “Tui phơi cho ráo lát về mặc lại” – Thằng Bình ngượng ngùng tỏ ý giải thích
- “Ừa, trời nắng đẹp chắc cũng mau ráo” – Tôi nói – “Xin lỗi Bình nha!”
- “Có gì đâu Út” – Thằng Bình trả lời – “Tui bất lịch sự quá, Út bỏ qua cho tui nghen”
Thằng Bình này lành tính thiệt. Tôi gây lỗi xin lỗi nó không nhận thì chớ mà còn tự áy náy về việc không chỉnh tề trước mặt tôi. Tôi không nói thêm nữa mà chỉ khẽ gật đầu rồi tiến lại thành xuồng, cầm lấy áo và quần của hắn ta lên vắt thêm cho thật ráo. Tôi ở trên xuồng nên có thế để vắt hơn hắn. Rõ nhất là cái quần jeans, tôi vắt ra rất nhiều nước. Bất giác tôi quay xuồng nhìn thằng Bình, trong ánh nắng vàng chói loá, ánh mắt biết ơn hay là hạnh phúc của hắn làm tôi chợt vui vui và hãnh diện làm sao.
- “Út hái một mình đi nghen…” – Thằng Bình ngại ngần trao chiếc rổ của hắn – “Để tui đẩy xuồng qua bên kia cũng nhiều bông mà cây thấp cho dễ hái”
- “Sao Bình không hái luôn?” – Tôi thắc mắc – “Tui sẽ cẩn thận không làm té nữa đâu”
- “Tui… ơ… tui… quần áo của tui chưa khô” – Hắn ấp a ấp úng đẩy chiếc xuồng nhỏ trôi mênh mang
- “Trời ơi, không có mặc quần trong hả?” – Tôi hỏi không ngại ngùng gì cả
- “Có… mà có điều… chỉ có quần lót thôi…” – Mặt hắn nâu rám mà vẫn thấy rõ nét hồng ngượng nghịu
- “Hì, tưởng gì, đâu có sao đâu” – Tôi nói rồi cắp cái rổ tiến đến hái bông điên điển – “Lên xuồng đi tui không có ngó đâu mà sợ”
- “Vậy thôi… tui càng không lên” – Thằng Bình nói khẽ
- “Ủa sao kỳ vậy?” – Tôi mắc cười quá quay lại hỏi – “Tui ngó thì mắc cở, còn không ngó thì không chịu lên là sao?”
- “Không ai ngó ngàng đến tui thấy như có một mình trong đồng nước, đơn độc lắm” – Hắn nói nghe trầm buồn xa vắng
Thằng Bình này hoá ra cũng là dạng người sống tình cảm. Tuy không cao như thằng Thịnh nhưng thể hình của thằng Bình rõ ràng là đẹp hơn. Cái đẹp hình thể này là kiểu tôi thích, là cái nét rắn chắc có được từ lao động nhiều chứ không phải từ tập tành như thằng Thịnh. Nhưng tính cách tình cảm như thế thì không hợp với vẻ ngoài rắn chắc, rám nâu của một anh nông dân chính hiệu chút nào. Tôi bỗng dưng có chút gì đó như là đồng cảm trong lòng. Tôi cũng thường tạo cho mình một vỏ bọc mạnh mẽ, hoạt bát yêu đời, nhưng thực chất trong lòng tôi cũng sợ lắm sự cô đơn lẻ loi một mình. Tôi nhìn hắn mỉm cười rồi nhẹ nhàng nói:
- “Lên xuồng hái phụ tui đi Bình”
Lời nói nhẹ nhàng mà sao như có sức nặng ngàn cân. Thằng Bình ngoan ngoãn trèo lên xuồng không suy nghĩ hay ngượng ngùng gì nữa. Hắn kêu tôi ngả sang bên kia xuồng còn hắn thì đưa tay chống lên thành xuồng bên này, hích mạnh, tung người lên thật gọn. Nước da nâu ram rám nhưng trắng dần về chính giữa, căng bóng lóng lánh ánh nước dưới những cơn nắng vàng nhè nhẹ đang trải khắp mặt nước đầy. Tôi chợt như bị thôi miên cứ mê mải nhìn những mảng màu da thịt nâu ram rám nhưng trắng dần về chính giữa ấy. Si ngốc đến nỗi không thấy ánh mắt vừa ngại ngùng vừa vui sướng của thằng Bình cũng mê mải chiếu sang tôi. Cho đến khi lý trí trở về chiếm lĩnh đầu óc, tôi thấy mình sao mà tội lỗi, sao mà dâm dục đến như vậy. Rồi tôi nhớ đến thằng cháu của tôi, nhớ vẻ ngây ngô hiền ngờ nghệch của nó. Bất chợt, trong đầu óc tôi nảy sinh một ý nghĩ mà tôi chẳng muốn hiện ra một chút nào. “Út dâm đãng quá, chẳng xứng đáng với con đâu, phải không Thịnh?”
|
Vĩnh Hưng, ngày … tháng … năm 2013 (53)
Thằng Bình lên xuồng đàng hoàng rồi thì nhìn tôi với hai bàn tay lóng ngóng thấy rõ. Che cái chỗ quần lót trắng bị ngấm nước hiện khá rõ mấy thứ bên trong thì cũng không được mà để lộ ra trước mắt tôi thì hắn cũng ái ngại lắm. Tôi đã bớt chú ý vào cái cơ thể cường tráng đó, nghĩ đến thằng Thịnh khiến tôi nghiêm túc hơn. Thanh niên nghiêm túc 2013 nhé! Tôi dúi cho hắn cái rổ tre để nằm trơ vơ dưới khoang xuồng nãy giờ, miệng đùa cợt:
- “Tướng Bình đẹp ghê! Tui thích có tướng tá như vậy! Mà phải lao động nhiều như Bình mới có được! Kiểu này chắc là gái theo đầy nhóc, sợ gì cô đơn”
- “Con gái theo nhiều thì càng mệt chứ có gì mà ham Út!” – Hắn khẽ nói có pha chút ấp úng ở những từ cuối cùng– “Đúng người mình thương chịu theo mình thì mới thích!”
Tôi có cảm giác hắn ta đang ám chỉ tôi nên sợ nếu mình tiếp tục chủ đề này thì sẽ dẫn đến nhiều tình huống bất ngờ khó xử lắm nên tôi chỉ nhún vai rồi ra vẻ chăm chú vào mấy cái hoa vàng chanh be bé và thoăn thoăn đôi tay để chiếc rổ chóng đầy. Lo hái cho lẹ rồi về nhà coi thằng Thịnh đã về chưa. Sao nãy giờ chẳng thấy nó gọi ghiếc gì cho tôi thế nhỉ? Tôi sờ tay vào túi quần. Trống trơn. Túi quần túi áo nào cũng trống. Bỏ cái điện thoại ở trong buồng rồi còn đâu.
- “Út tìm gì vậy?”
- “Tui bỏ quên điện thoại ở nhà rồi” – Tôi đáp
- “Hên bữa nay tui cũng không có đem điện thoại theo” – Thằng Bình nói tiếp – “Nếu không lúc nãy ướt mất rồi!”
- “Ừa, cũng hên thiệt ha” – Tôi hùa theo
Rồi tôi bỏ cái rổ khá đầy hoa vàng xuống khoang xuồng, bước tới chỗ quần áo thằng Bình đang phơi. Chiếc áo thì khô rồi nhưng cái quần jeans dầy quá chỉ mới ráo nước. Thấy tôi đăm chiêu, thằng Bình như hiểu suy nghĩ của tôi, hắn cũng thả cái rổ xuống, tròng chiếc áo vào rồi xỏ luôn chiếc quần còn ẩm ướt vào hai chân nâu màu nắng với nhiều lông rậm xoăn tít vào nhau. Hắn nhìn tôi một lúc như tóm tắt gương mặt tôi vào trí não, rồi khẽ khàng nói:
- “Thôi… về nghen Út! Chắc… em Thịnh… đang chờ ở nhà hả?”
Tôi cũng chỉ biết gật đầu khi nghe câu nói đầy thương cảm xen lẫn tủi thân của hắn. Có phải tôi suy nghĩ nhiều, phán đoán nhiều hay không? Mọi chuyện chắc chỉ bình thường chứ không phải như tôi nghĩ, phải không? Thằng Bình chắc chỉ thích tôi vì tôi lạ so với hắn, so với cái vùng quê còn lạc hậu này. Hắn rủ rê tôi đi đây đó là vì tôi tỏ rõ sự thích thú một cách thành thật với những thứ nghèo nàn, quê mùa ở đây. Chứ có lẽ nào, chỉ vài ba ngày ngắn ngủi, à không, còn một lần hồi Tết nữa, hắn đã bị tôi làm cho mê muội, bỏ luôn cái sự trầm lặng hàng ngày, bỏ luôn cái sự đàn ông cố hữu để bước sang thế giới thứ ba đầy những đau khổ, cô đơn nhưng có tôi trong đó? Và có lẽ nào, hắn cũng nhận ra cái tình cảm trái luân thường đạo lý mà tôi dành cho thằng Thịnh? Nếu có, chẳng lẽ nào hắn thoáng đến nỗi không phản đối điều đó hay sao?
Tôi ngồi nhìn con xuồng trôi băng băng. Ánh mắt cứ ngó nghiêng, tỏ vẻ hớn hở hoặc là chăm chú một thứ gì đó, một mớ lục bình trôi nở hoa tím nhạt, những bụi cà na xanh mướt, những cây điên điển cô đơn vẫn trổ hoa vàng… nhưng không dám nhìn thẳng về phía trước. Dù rằng tôi biết chắc ở đó có một gương mặt hiền hậu mà buồn buồn, lặng lẽ giữ nhịp chèo. Có lẽ trái tim hắn đang cảm thấy lạnh lẽo dù chiếc áo đã khô. Hẳn là chiếc quần ẩm ướt khiến cho hắn không thoải mái nên im lặng như thế. Tôi chẳng nên suy nghĩ quá nhiều làm gì, có khi những điều tôi nghĩ chỉ là viễn vông.
Con xuồng cũng im lặng trôi như hai người ngồi hai đầu mũi, tuy đối diện mà chẳng nhìn nhau và cùng dành cho nhau sự im lặng lạ kì. Tôi quên mất việc ăn tiếp những quả cà na ngâm muối đường ngon nhất xứ Vĩnh Hưng này. Quên cả việc những cơn nắng ban mai đã trở thành khó chịu về ban trưa và đang toả cái nóng gay gắt lên khắp không gian bao la rộng lớn. Những cái nắng gắt gao ấy phủ đầy lên gương mặt trắng trẻo của tôi làm tôi khẽ nheo mắt lại. Lúc ấy thằng Bình mới chịu cất giọng ồm ồm:
- “Út lấy cái kết đội vô cho đỡ nắng”
- “Bình đội đi!” – Tôi nói – “Có một cái à, Bình chèo cực hơn, đội cho mát”
- “Tui lấy theo hờ cho Út đó” – Hắn đáp giọng hiền từ – “Tui đen đúa vầy rồi đội vô có lợi ích gì đâu. Còn Út trắng thì khác!”
- “Vậy thôi để da đen cho đẹp”
- “Trắng mới đẹp chứ!”
- “Trắng đẹp hả?” – Tôi muốn đùa cho không khí đỡ nặng – ““Hèn chi thích mặc quần lót trắng hen? Hi hi!”
- “Vậy chắc… Út đang mặc… màu đen hả?” – Hắn đùa lại nhưng mắt nhìn tôi chăm chú
Cậu Út từng trải là thế mà nghe câu bông đùa của một anh nông dân lại trở nên thẹn thùng bối rối. Không phải là do hắn đoán trúng cái màu quần lót bên trong tôi đang mặc mà là cảm giác thích thú và ngượng ngùng khi có ai đó quan tâm đến những thứ sâu kín bên trong của mình. Thằng Thịnh thì chẳng bao giờ đùa nghịch kiểu đó. Nó cũng chẳng bao giờ quan tâm xem tôi thích mặc quần áo màu gì chứ nói gì đến quần lót của tôi.
Cũng may khung cảnh chung quanh đã cứu tôi khỏi phải trả lời câu hỏi ấy. Tôi nhận thấy những khung cảnh quen thuộc đang dần hiện ra trước mắt và chạy ra thật xa. Tôi vội quay người lại, bên trái là nhà thằng Bình im ắng như con người của hắn. Còn bên phải, thấp thoáng trong những bụi cỏ lau sậy là dáng thằng Thịnh chồm lên, hụp xuống, chẳng rõ là làm gì. Nhìn bóng dáng thân thương của nó, tôi lại thấy mừng rỡ làm sao, vội vàng cất tiếng kêu vang:
- “Thịnh! Thịnh!”
Thằng Thịnh nghe tiếng tôi liền đi ào ào ra mé sông, ánh mắt rạng rỡ tươi vui quen thuộc. Tôi giơ giơ cái rổ đầy hoa vàng lên cho nó xem. Bỗng tôi quay lại, thấy thằng Bình cũng cười mà sao gượng gạo với đầy nét buồn cứ mênh mang trên gương mặt hắn?
|
Vĩnh Hưng, ngày … tháng … năm 2013 (54)
Thằng Bình cho xuồng cập vô bờ bên phải. Thằng Thịnh chờ sẵn như ý muốn kéo tôi lên. Thì ra nó đang rửa xe nên nhìn xa xa thấy cứ chồm lên hụp xuống. Cạnh bên chiếc Wave RSX màu đen tem đỏ còn vương vãi bọt xà phòng là chiếc SH của tôi bóng loáng đã được rửa xong đang nghiêng nghiêng mình phơi nắng. Vậy chắc là nó tìm tôi không được nên tranh thủ lôi xe ra, vừa rửa vừa chờ đó mà. Chiều nay, tôi sẽ về lại Sài Gòn để sáng thứ hai đi làm đúng giờ đúng giấc nữa. Thời gian sao mà qua thật là mau, hai ngày cuối tuần cứ như là 2 tiếng đồng hồ xem một bộ phim trong rạp.
- “Út cầm hủ cà na thôi” – Thằng Bình nhắc khi thấy tôi chuẩn bị lấy đồ đạc trong khoang – “Điên điển để má tui làm đồ ăn trưa, chút Út… với em Thịnh qua nhà tui ăn nha?”
- “Vậy có phiền chị Tám quá không?” – Tôi nói rồi quay sang hỏi thằng Thịnh – “Nhà mình chắc cũng nấu cơm rồi phải không Thịnh?”
- “Có Út!” – Thằng Thịnh đáp – “Anh Bình cho Út em cái một rổ bông để mẹ em nấu cho… tụi em ăn được rồi”
- “Ừa, cũng không có phiền gì đâu” – Thằng Bình tiếc rẻ nói – “Nhưng thôi trưa nay cậu Út ăn cơm nhà đi, chiều qua nhà tui ăn chiều nha?”
- “Chiều tui về Sài Gòn rồi Bình” – Tôi đáp – “Khoảng chừng ba giờ là về, chắc không ăn được. Cảm ơn chị Tám giùm tui nha!”
- “Đi mau vậy ha?” – Hắn đáp không chỉ bằng cái giọng tiếc rẻ mà nét mặt cũng tràn đầy thất vọng thấy cũng tội tội.
- “Ừa, mai thứ hai tui phải đi làm mà!” – Tôi đáp – “Vậy thôi tạm biệt Bình ở đây luôn hen. Bữa nào tui về nữa!”
Thằng Bình không đáp lời chỉ khẽ gật đầu, trong đôi mắt sâu thẳm một nỗi buồn lãng đãng. Khua nhẹ mấy nhịp chèo, con xuồng tách bến xa bờ một quãng xa xa mà sao tôi vẫn còn đứng yên nhìn theo cái bóng lẻ loi trôi ngang dòng sông ấy. Có lẽ tôi sẽ vẫn còn đứng như vậy cho đến khi con xuồng cập sang bờ bên kia nếu như thằng Thịnh không khều khều vai tôi hỏi:
- “Út thích bơi xuồng lắm hả?”
- “Ừa thích chứ!” – Tôi khẽ giật mình – “Mà sao tự nhiên hỏi vậy?”
- “Con thấy về đây cứ có chiếc xuồng ở đâu là có Út ở đó à!”
Nói xong nó quay trở lại rửa cho xong chiếc Wave RSX. Hai chiếc xe sóng đôi nhau óng ánh trong nắng mặt trời. Mà sao nhìn thấy có gì đó không cân xứng. Giống như tôi với thằng Thịnh, cũng không cân xứng với nhau rất nhiều thứ, chiều cao chẳng hạn, rồi tuổi tác, rồi trình độ… Vậy mà chẳng hiểu sao ông trời lại run rủi cho tôi có cảm tình với nó làm gì. Đã thế lại còn là cậu cháu nữa mới khổ tâm chứ. Tôi cứ giữ cái sự băn khoăn đó trong lòng suốt bữa ăn trưa và mang cả vào trong buồng khi hai cậu cháu ngả lưng lấy sức để chiều khoẻ khoắn mà về thành phố. Thành ra tôi trở thành yên lặng hơn mọi khi mà không hay biết. Tôi chỉ biết sự khác lạ của mình khi thằng Thịnh nằm trằn trọc một hồi chứ không ngủ ngon lành như mọi khi rồi chợt quay sang hỏi tôi:
- “Sáng sao Út đi chơi với anh Bình mà không nhắn lại cho con biết?”
- “Út quên!” – Tôi đáp vậy nhưng sao tôi nhớ là mình có nhắn với anh rể rồi – “Mà con cũng mắc kẹt chuyện hôn nhân đại sự rồi có rảnh đâu! Út nhắn làm gì!”
- “Cái gì mà hôn nhân đại sự hả Út?” – Nó ngạc nhiên
- “Cha con nói con chở mẹ đi coi mắt cháu chị Sáu Thức nào đó” – Tôi vẫn nhớ rõ cái tên và nét mặt của bà khách hàng đòi giới thiệu cháu cho thằng Thịnh”
- “Trời đất ơi coi mắt đâu mà coi mắt” – Thằng Thịnh giãy nãy lên, làm một tràng một hơi – “Sao tự nhiên cha con nói gì kỳ vậy? Con theo mẹ mua cà na về cho Út đem lên thành phố mà! Mua xong con về liền mà tìm Út đỏ mắt không thấy đâu. Gọi điện cho Út thì nghe tiếng chuông đổ trong buồng. Tìm được cha con thì nói thấy Út đi tập bơi xuồng với anh Bình. Con chạy men men theo bờ sông cũng không thấy đâu hết…”
- “Bình đưa Út đi vô trong đồng cho dễ tập” – Tôi giải thích theo kiểu người có lỗi – “Ở ngoài sông nước chảy xiết gì đó…”
- “Ơm… nhưng mà tập bơi xuồng thì con cũng làm được mà” – Thằng Thịnh vẫn còn ấm ức – “Trong nhà Út không biểu mà đi nhờ người ngoài người ta cười con!”
Ha ha, có ai bị khùng như tôi không. Thằng cháu cằn nhằn cửi nhửi vậy mà tôi thấy vui và mát lòng mát dạ lắm.Tuy không dám khẳng định là nó ghen nhưng tôi thấy rõ sự khó chịu của nó khi tôi đi tít mù khơi với thằng Bình tới gần trưa mới ló mặt về. Đã vậy còn tỏ vẻ luyến lưu không muốn rời “chiếc xuồng nhỏ đưa em về xóm nhỏ” nữa chứ. Gặp người yêu của tôi mà “lăng loàn trắc nết” như vậy tôi đánh cho một trận cho chừa cái thói trăng hoa! Từ đầu đến giờ tôi vẫn luôn nằm ngửa mặt nhìn lên mái nhà lắng nghe lời thằng Thịnh. Rồi khẽ khẽ đặt tay lên bụng nó, ôn tồn nói:
- “Út xin lỗi, Út tưởng Thịnh đi coi mắt, chắc là lâu lắm mới về! Không có gì làm Út buồn quá chừng! Rồi thằng Bình qua rủ nên Út đi cho khuây khoả mà! Tại Thịnh không báo lại cho Út trước làm chi”
- “Tại con thấy Út ngủ say quá! Tối qua ngủ trễ! Với lại… ơ…”
- “Với lại có người dai quá làm Út mỏi miệng muốn chết, phải không?” – Tôi quay qua trề môi châm chọc
- “Mười bảy bẻ gãy sừng trâu mà Út” – Tuy có hơi mắc cỡ nhưng thằng Thịnh nói câu này trơn tru lắm không ấp úng gì.
- “Nhưng rồi cũng phải đầu hàng thôi, hờ hờ” – Tôi đắc chí đưa tay vỗ cái bộp vô hạ bộ của nó – “Vỏ chuối dày có móng tay siêu nhọn nhé!”
|