Truyện Gay Rùa và Thỏ
|
|
Ngày cưới cũng tới, đám cưới được tổ chức khá lớn vì quan hệ của ba má. Thằng Rùa không mời người bạn nào, chỉ có thằng Bảo làm phụ rể. Ngoài ra có một số bạn chung mà Hải Yến muốn mời. Thằng Thỏ cũng không mời ai, nó không hứng thú với đám cưới mà thằng Rùa bị gài.
Ba má hân hoan đón tiếp mọi người, cố che giấu nỗi buồn phiền.
Thằng Rùa cố nhe răng cười, nhưng càng cười, nét gượng gạo lộ rõ trên gương mặt.
Chỉ có bên nhà gái là náo nhiệt, ba má cho họ được mời tự do theo ý muốn. Dường như anh em, bà con, bạn bè, chòm xóm, không thiếu người nào.
Cô dâu rực rỡ, nổi bật giữa đại sảnh. Nụ cười và đôi mắt ánh lên sự mãn nguyện.
Mẹ và em gái cô dâu lộ rõ niềm vui rộn rả trong lòng. Ba của cô dâu tươi cười hớn hở, nhưng hình như nơi khóe mắt vẫn còn vương, còn đọng một chút gì đó… Hình như là man mác…
Thằng Thỏ đang ngồi chơi với hai má ở phòng khách. Chợt mọi người ngưng nói chuyện, lắng nghe… Tiếng thằng Rùa la hét bên nhà. Má nhỏ bật dậy: Cái gì vậy cà?
Cả ba cùng chạy qua, lên phòng thằng Rùa. Thằng Rùa đang chớm bước ra khỏi phòng.
Má nhỏ: Chuyện gì vậy con?
Thằng Rùa hằn học: Nó gỡ hình thằng Thỏ xuống.
Hải Yến vừa khóc vừa nói: Con nghĩ phòng riêng vợ chồng thì treo hình cưới, còn hình Thỏ treo chỗ khác chớ có gì đâu.
Thằng Rùa trừng mắt lớn tiếng: Riêng? Cái gì riêng? Phòng này là của thằng Thỏ, cái nhà này cũng của thằng Thỏ, sao lại riêng…
Má lớn thở dài: Thôi thì vợ con không muốn, thì đem về bển chớ có gì đâu.
Thằng Thỏ bước tới định cầm khung hình về, thằng Rùa: Để đó cho anh, không đem đi đâu hết.
Thằng Thỏ khựng lại, nhìn vô mắt thằng Rùa, rồi nó quay xuống.
Trở về phòng ngồi chống tay lên càm. Sẵn xấp giấy, nó vẽ nguệch ngoạc những hình vô nghĩa.
Nó sẽ không khóc, chắc chắn nó sẽ không khóc, không có gì phải khóc… Nhưng sao hai hàng nước mắt nó lại lăn dài. Lăn dài rồi lăn về đâu? Như cuộc đời của nó…
|
Tối, thằng Thỏ đang ngồi tự lự, thằng Rùa mở cửa bước vô: Em đang làm gì đó?
Thằng Thỏ: Em đâu làm gì, ngồi chơi vậy mà. Vợ anh làm gì bển? Sao anh qua đây.
“Kệ nó, anh qua chơi với em” - Thằng Rùa vừa nói vừa ngồi xuống giường rồi nằm dài ra, hai tay gối đầu.
Thằng Thỏ xoay qua: Anh Rùa nè…
Thằng Rùa: Em nói gì?
Thằng Thỏ: Em không học ở đây nữa, em qua Mỹ…
Thằng Rùa bật dậy, mặt hốt hoảng: Sao… em nói sao? Em… em…
Thằng Thỏ: Em muốn đi cho biết đó biết đây.
“Em… em bỏ… anh…” - Thằng Rùa nghẹn lời, nói không thành tiếng. Lòng nó quặn thắt, tim nó nát tan… Tất cả cũng tại nó.
Thằng Thỏ ngó thằng Rùa: Gì bỏ, học xong em về. Nghĩ đông, nghĩ hè ở bển chi.
Thằng Rùa ngồi chết lặng trên giường, nó nhìn vô hồn ra cửa sổ… Nó như một người nhìn thấy chiếc xe hơi lao về phía mình, thấy rõ, biết rõ, nhưng đành đứng yên vì hai chưn đã bị chôn chặt dưới đường.
Thằng Thỏ: Mai em xin má, chắc má cho.
Thằng Rùa: …
Thằng Thỏ: Má không cho, em cũng nghĩ học.
Thằng Rùa: …
Thằng Thỏ: Anh ráng giữ sức khỏe, bớt uống bia đi.
Thằng Rùa: …
Thằng Thỏ: Lo cho má.
Thằng Rùa: …
Thằng Thỏ: Lo cho vợ con đàng hoàng.
Thằng Rùa: …
Từ lâu, ba má đã mua một căn nhà ở Houston. Những lần tới lui thăm cô Hai, ba má quá thích khu vực này. Nó là một khu biệt lập, trong đó có khoảng trăm căn biệt thự. Đường nội bộ rộng rãi, mỗi nhánh rẽ là khoảng vài chục căn nhà nằm dọc hai bên, nên nhà nào cũng ở trong đường cụt, vì vậy yên lặng gần như hoàn toàn.
Biết ý định của ba má, nên khi căn nhà đối diện rao bán, cô Hai lập tức báo cho ba má biết. Từ NY ba lớn chạy qua coi nhà và thủ tục được làm nhanh chóng, vì tất cả đều online.
Mua rồi để đó, chẳng qua có cô Hai ở đối diện trông coi. Thuế nhà và điện nước gas trừ thẳng vào tài khoản của ba lớn. Việc cắt cỏ chung quanh ăn theo nhà cô Hai, tưới cỏ hằng ngày thì được lập trình sẵn. Chỉ nhờ cô Hai thỉnh thoảng chạy qua chạy lại “cho có hơi người”.
Đến nghỉ hè, hoặc là ba má lớn hoặc là ba má nhỏ chia nhau đi vì phải coi chừng nhà. Nhưng chia gì chia, lần nào cũng có anh em Rùa Thỏ.
Thằng Thỏ nói với má lớn: Má… con muốn qua Mỹ học, cho con đi nhe má…
Má ngạc nhiên, rồi thở dài nhè nhẹ: Hồi trước má biểu hai đứa đi thì không chịu đi, rồi bây giờ…
Thằng thỏ: Má… Tụi con đi hết sao được, nhà mình ít người mà…
Má lớn: Không có anh Rùa má lo lắm.
Thằng Thỏ: Má ơi… con lớn rồi mà, con tự lo được mà, con biết nấu cơm mà…
Má lớn: Bộ chỉ có chuyện nấu cơm thôi sao?
Thằng Thỏ: Má… con muốn đi mà…
Má lớn thở dài, vuốt tóc thằng Thỏ: Má nói cho con nghe, má biết con buồn. Anh em sống với nhau từ nhỏ, giờ anh Rùa có gia đình riêng, thế nào con cũng cảm thấy mất mát. Nhưng rồi con cũng có gia đình, anh em vẫn sống chung với nhau như ba má đây…
Thằng Thỏ buồn buồn: Con biết mà má… Con muốn đi mà…
Má lớn: Thôi được rồi, để má bàn với ba, học bên đó cũng tốt. Có cô Hai cũng đỡ lo…
|
Mọi thủ tục du học của thằng Thỏ đã xong. Ngày đi đã cận kề. Nó phải đi ngay trong hè này cho kịp kỳ khai giảng. Hành lý mang theo chỉ một ít quần áo và vật dụng, một ít quà cho gia đình cô Hai. Thằng Thỏ không đem theo một vật kỷ niệm nào. Đem gì bây giờ? Tất cả đều là kỷ niệm. Nó muốn nhốt tất cả vào trong hộp sắt, rồi cất kín trong tim nó.
Nó gom mấy con gấu bông, sắp lên cây đàn. Nó kéo từng ngăn kéo ra, nhìn buồn bả. Ngăn nào cũng đầy ắp những kỷ niệm mà nó muốn trốn chạy. Sau giây phút bồi hồi, nó nhớ đến một kỷ niệm… cầm trên tay, nó mỉm cười… có lẽ suốt đời, nó không quên được…
Trời đang xế chiều, không gian vọng lên cái rực rở của buổi chiều sắp tắt nắng. Giống như ngọn đèn bừng lên để rồi tắt hẳn. Màu vàng sang trọng tô phết mọi vật. Thằng Thỏ ngồi trong phòng trên lầu, thẩn thờ nhìn ra vườn, gió mơn man nhè nhẹ trên những cành lá. Nó yêu cái nắng chiều kỳ lạ, nó cũng không hiểu vì sao và từ khi nào, chỉ biết là nó bị quyến rũ bởi ánh vàng của nắng chiều, trong không gian êm ả yên bình…
|
Không gian phẳng lặng yên bình, nhưng lòng nó có phẳng lặng không? Nó cố nghĩ không có gì buồn, cũng chẳng có gì vui, mà cũng có buồn, cũng có vui. Cứ để mọi việc đến theo tự nhiên, phải chấp nhận để tìm sự thanh thản trong lòng. Nhưng nó có lừa gạt được chính mình không?
Buồn sao được? Thằng Rùa không giống nó, thằng Rùa yêu nó vô cùng vô tận. Trên đời này, nó không thể tìm được một tình yêu như vậy một lần nữa. Nhưng trong sâu thẳm, thằng Rùa vẫn thích con gái. Thằng Rùa có lỗi không?
Nó muốn trả thằng Rùa trở về đúng cái sâu tận trong tâm hồn mà thằng Rùa đang mang. Nó muốn thằng Rùa được sống đúng với bản chất của chính mình, cũng như nó muốn sống đúng với bản chất của chính nó.
Ai cũng vậy, ai cũng muốn được sống đúng với chính con người mình. Sẽ là khổ đau trọn kiếp, dằn vặt trọn kiếp với cái giả tạo mà người ta phải mang, hết ngày này qua ngày khác…
Buồn sao được? Thằng Rùa đã có vợ, có con. Một mái ấm gia đình đúng nghĩa. Nó yêu thằng Rùa, mối tình đầu vĩ đại của nó, và nó cũng biết rằng sẽ là mối tình cuối cùng trong đời nó. Với tình yêu như vậy, nó cảm thấy hạnh phúc với những hạnh phúc mà thằng Rùa có được.
Dù hiện tại, thằng Rùa vẫn mang trong lòng nỗi bực tức bị lừa. Và quan trọng hơn, chính là sự có mặt của nó, thằng Rùa không tránh khỏi ray rức dằn vặt. Mọi chuyện sẽ tốt hơn, sẽ đẹp hơn với thời gian và với sự vắng mặt của nó.
Nó cũng rộng lòng tha thứ cho Hải yến. Nó hiểu Hải Yến bị quyến rũ bởi nhiều thứ mà thằng Rùa sở hữu. Khuôn mặt đẹp trai, với ánh mắt hút hồn, hiền lành, học giỏi, con nhà khá giả, quá nhiều thứ để một đứa con gái như Hải Yến phải dùng thủ đoạn để chiếm hữu. Nó sẵn lòng tha thứ với điều kiện Hải Yến phải đem lại hạnh phúc cho thằng Rùa, phải thật lòng xây dựng một mái ấm đúng nghĩa, một người vợ đúng nghĩa và một gia đình đúng nghĩa.
Vui được sao? Nó đã mất thằng Rùa rồi, tình yêu của nó, thằng Rùa của nó, cuộc đời của nó. Thằng Rùa cho nó tất cả, thể xác tới tâm hồn. Thằng Rùa lo cho nó từng chút một, thằng Rùa sợ nó buồn, thằng Rùa sợ nó giận, nghỉ chơi. Thằng Rùa dẫn dắt nó từ bước đầu chập chững với những khám phá tuổi dậy thì. Thằng Rùa dẫn nó đi hết thiên đường này tới thiên đường khác, bay lên hết tầng mây này tới tầng mây khác, bay đến tận trời xanh.
Tuổi thơ êm đềm của nó, tuổi thanh xuân tươi đẹp của nó, hạnh phúc sướng vui của nó, sẽ ở đâu? Nếu không có thằng Rùa.
Vui được sao? Khi giờ đây, nó phải xa căn nhà này, xa những người thân yêu. Nơi đây, nơi nó chào đời, nơi nó chập chững những bước đầu tiên, những tiếng nói đầu tiên.
Từng hàng cây ngọn cỏ, từng luống bông, từng mô đất trong vườn, nơi nào cũng là kỷ niệm. Nó muốn giang tay ôm trọn tất cả vào lòng, nhưng đôi tay nó nhỏ bé quá…
Từ giàn máy, tiếng violin của Vanessa, I’ll always love you, sao nghe như tiếng thổn thức. Dường như Dolly viết bài này cho nó, nói với nó.
Cô ấy cũng ra đi? Nhưng điều gì chờ cô ấy phía trước?
If I should stay, I would only be in your way. So I’ll go, but I know I’ll think of you every step of the way… I’ll always, I’ll always love you…
|
Thằng Thỏ xuống phi trường George Bush lúc 11h trưa, Houston đón nó với nắng hè rực rở. Trời lộng gió, cái gió khác hẳn gió Saigon, cũng không giống nắng gió vùng cao nguyên quê hương nó.
Thằng Thỏ vai mang ba lô, tay kéo case. Nó mở nút áo khoác cho đở nóng, đi từ từ ra cổng. Tóc thằng Thỏ bồng bềnh trong gió, nó vừa ngủ dậy sau nhiều giấc ngủ dài. Bù lại những ngày thiếu ngủ vừa qua.
Theo trong vé, nó ra cổng 12. Số cổng nó đã báo cho Denny, con trai lớn của cô Hai ra đón. Anh Denny lớn hơn thằng Thỏ bảy, tám tuổi.
Từ xa, nó thấy một người quơ quơ tay làm hiệu rồi chạy đến.
“Wow…wow… Cậu Thỏ đây sao… Em ổn không?” - Denny vừa ôm nó vừa nói.
Thằng Thỏ: Cám ơn anh, tốt lắm, còn anh?
“Cám ơn em, anh lúc nào cũng ngon lành haha…” - Denny vừa nói vừa kéo cái case về phía xe đậu.
Thằng Thỏ: Vợ con anh cũng ổn chớ?
Denny: Ồ… cám ơn em, tất cả đều tốt… Anh không ngờ em trổ mã đẹp trai còn hơn mấy năm trước.
Thằng Thỏ cười: Anh chọc em hoài…
Lên xe, thằng Thỏ thấy dễ chịu hơn nhờ máy lạnh.
Denny: Nếu em qua mùa thu sẽ dễ chịu hơn.
Thằng Thỏ: Nhưng em không thích mùa đông ở đây.
Denny: À… anh cũng vậy… Nè… nếu không nhìn GPS em có thể lái xe từ đây về nhà được không?
Thằng Thỏ: Được chớ, em vẫn nhớ. Nhưng những đường khác thì không, nhiều đường quá.
Denny: Haha… chính anh còn không biết hết, mà ai cũng vậy, họ chỉ biết những đường nào họ đi thôi. Thật ra quanh năm đi tới đi lui làm ăn thì cũng một số khu vực. Đi xa thì đi máy bay. Không có GPS là cùi luôn.
Thằng Thỏ: Mình đang trên Beltway 8 phải hôn?
Denny: đúng rồi.
Thằng Thỏ: Rồi mình sẽ exit qua đường 10. Về nhà bằng đường 6 hoặc Barker phải hôn?
Denny: Haha… em nhớ giỏi quá.
Thằng Thỏ: Không biết đường về nhà, đi lạc sao hihi…
Denny: Khoảng hai tuần sau em sẽ đến trường để test rồi làm thủ tục xếp lớp. Trước tiên là em phải thi lấy bằng lái và mua xe. Ba em có nhờ anh chuyện này.
Thằng Thỏ: Dạ… cám ơn anh.
Denny: Em lái xe tốt không, ý anh nói là thao tác đó?
Thằng Thỏ: Dạ cũng được, em cũng hay lấy xe của ba chở má đi chợ. Em có bằng lái mà.
Denny: Nhưng em cũng phải học rồi thi.
Thằng Thỏ: Đi học sao?
Denny cười: Chuyện thi lấy bằng lái ở đây tức cười lắm. Anh sẽ nhờ tay này quen anh, ổng sẽ nói những thao tác cơ bản, rồi để em chạy thử. Nếu thấy tốt thì đi thi, đi thi thì bảo đảm đậu. Haha… nhưng em sẽ toi mất 400.
Thằng Thỏ: Trời… gì ghê vậy, chỉ có vậy mà 400?
Denny: Vậy mới nói, người ta có đường dây của người ta chớ bộ. Nếu em không chịu tốn thì hihi… em phải thi ba lần.
Thằng Thỏ: Là sao?
Denny: Thường thì em thi tới lần thứ ba, thế nào cũng đậu. Nhưng ở đây không ai rảnh để làm chuyện đó.
“Chuẩn bị exit kìa” - Thằng Thỏ chỉ tay về phía trước.
Denny: Em nhớ tốt lắm.
Thằng Thỏ: Dạ, có gì đâu anh, tấm bảng nó ghi chình ình kia kìa.
Denny: Ok, anh nói tiếp cái vụ bằng lái. Em sẽ thi lý thuyết, nếu em biết rồi thì không có gì nói, cũng trắc nghiệm mấy câu tào lao. Dễ lắm, vì họ không đánh đố mình đâu. Vui nhứt là thi thực hành. Hồi trước, thí sinh phải chở giám khảo ra highway chạy qua chạy lại, nhưng có một thí sinh đạp lộn thắng gây tai nạn chết giám khảo. Từ đó trở đi, không giám khảo nào dám ngồi với thí sinh ra hightway, họ cho thí sinh chạy lòng vòng trong khu phố haha… Miễn là em đừng cán chó cán mèo là đậu. Sao?... không tiếc 400 chớ?
Thằng Thỏ: Hihi… chắc chắn vậy rồi.
“Tới ngã tư nhà mình rồi” - Thằng Thỏ chỉ qua bên kia đường nói: Cái store Mỹ này em đi bộ ra mua đồ hoài.
Denny: Ok left hé…
|