Đời Trai Bao
|
|
Hôm sau tôi, Bính và thằng Luân lên trường. Bính lại đèo tôi còn thằng Luân chở cái rương cho tôi. Tôi muốn dành một ngày ở với bố trước khi lên trường. Đã từ lâu trong tôi bố vừa là bố, bố lại cũng vừa là mẹ. Bố luôn chăm lo cho tôi từ miếng ăn đến giấc ngủ. Có những lần tôi ốm, bố chăm sóc cho tôi từng viên thuốc, từng thìa cháo. Những đêm chợt thức giấc tôi vẫn thấy bố ngồi ngắm tôi ngủ. Không biết bố ngủ lúc nào, lúc nào bố lo công việc nhà trường, sáng sớm nào thức giấc tôi cũng thấy bố đã chờ sẵn với đồ ăn sáng còn nóng hổi. Tình cảm dành cho tôi có cả cứng rắn lại có cả mềm mại. Kể từ lúc thằng Luân vào học, một lần nữa bố lại gánh vác thêm trách nhiệm chăm lo cho nó thay bố mẹ tôi. Nhưng được cái nó không hư hỏng như tôi. Nó thường ở nhà giúp đỡ bố công việc nhà và học hành bài vở. Điều tốt nhất ở nó là nó không (hay là chưa) mắc bệnh mê gái như tôi. Nói như vậy xin đừng ai nghĩ sai về bố tôi. Bố quý thằng Luân theo đúng kiểu gia đình. Nó là con của anh bố tôi. Bố dành cho nó tình cảm nhưng là tình cảm chú cháu chứ không hề lẫn lộn tình cảm như với tôi. Tôi là người duy nhất biết được những uẩn khúc trong đời ống tình cảm của bố mà thôi. Và cũng chỉ bố là người biết tôi hư đốn đến cỡ nào, mọi người khác vẫn nghĩ rằng tôi ngoan ngoãn lắm.
Ba anh me lên đến trường, bố đang bận tiếp mấy cô mấy chú ở sở giáo dục xuống thăm trường. Bính cũng đã lên đây rồi nên cũng không lạ lùng gì với căn phòng của bố con tôi. Bính ra lệnh cho tôi dọn dẹp, lau nhà còn thằng Luân chở Bính đi chợ. Căn phòng của bố con tôi lúc nào cũng gọn gàng sạch sẽ. Bính biết như vậy nhưng chắc là muốn tôi có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn nên phân công như vậy cho hợp lý. Chẳng mấy chốc Bính cùng thằng Luân đã đi chợ về và một mâm cơm ngon lành đã được dọn lên. Bố chạy về qua nhà kêu mấy anh em cứ ăn cơm vì bố phải đưa khách đi chiêu đãi.
Ăn trưa xong cả ba anh em kéo nhau ra thăm anh Kinh. Anh vẫn như ngày nào, vẫn chưa có bến đỗ mặc dù khi ở quê tôi dọn về trên này anh đã nói rằng sẽ lập gia đình để cho cuộc sống an bài hơn. Thế mà đã ba năm kể từ khi rời quê tôi đi, tôi đã học xong một cấp học mà anh vẫn thả nổi cuộc sống của mình. Vẫn lang thang nơi này qua nơi khác, mải mê với những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng. Trông anh có dáng phong trần hơn ngày trước. Cách nói năng của anh cũng bỗ bã hơn, xen lẫn trong những câu chuyện của anh là những câu chửi thề giống như cái mốt của những gã ngang tàng thời bấy giờ. Tuy vậy tình cảm dành cho tôi anh vẫn giữ đúng như ngày cũ. Mấy anh em lại ra bộ bàn ghế bằng xi măng ngoài vườn nhà anh ngồi uống nước. Anh mừng cho tôi và dặn dò tôi đủ chuyện. Khác hẳn với lúc tếu táo, lúc này anh ân cần như một người anh lớn của tôi.
Mấy anh em đang ngồi tếu táo với nhau thì bố chạy xe đến. Bố đã tiếp khách xong. Bố bảo mấy anh em về nhà chuẩn bị cơm chiều và mời anh Kinh cùng qua bên tôi ăn cơm luôn. Tính bố là như vậy, chỉ trừ những khi không đừng được bố mới chịu đưa khách đi ăn ở nhà hàng còn bình thường bố thích mọi người quây quần cùng nấu ăn ở nhà. Bố nói như vậy mới tình cảm. Trong bữa cơm chiều hôm ấy bố nhờ anh Kinh đưa tôi đi Hà Nội vì bố còn bận cho các cuộc làm việc với Sở giáo dục cũng như Phòng giáo dục để chuẩn bị cho năm học mới. Anh Kinh rất vui:
- Chú không nhờ con cũng muốn đưa nó đi. Thằng này mà để cho nó đi thì không biết nó đi đến Hà Nội hay lại đi tuốt lên Lào Cai, Yên Bái cũng không chừng. Chú cứ yên tâm, con sẽ đưa em tới nơi.
Ngày trước khi mới gặp bố, anh gọi bố tôi là thày cũng giống như bao nhiêu người khác vẫn gọi bố. Từ khi hai bố tôi kết nghĩa anh em, anh Kinh chuyển sang gọi bố tôi là chú. Tình cảm của anh dành cho bố tôi cũng như mấy anh em tôi dành cho bố.
Sáng sớm hôm sau anh Kinh vào đưa tôi đi Hà Nội. Bắt đầu cuộc sống tôi sẽ chuyển sang một lối khác. Một cuộc sống tự lập hoàn toàn không giống như những ngày học cấp III nữa. Tôi sẽ sống mà không có bố bên cạnh, không có Bính cùng những đứa bạn thân của tuổi ấu thơ nữa. Một cuộc sống hoàn toàn tự lập với những bỡ ngỡ đầu đời của một đứa trẻ xa quê.
|
Tôi và anh Kinh chọn tàu hoả để đi Hà Nội. Anh có vẻ thuộc đường hơn tôi. Tàu lên đến ga Hàng Cỏ vào lúc giữa trưa. Anh em định đi vào Cửa hàng ăn uống Nam Bộ ngay trước cửa ga để ăn uống nhưng trong đó có quá nhiều khách nên anh đưa tôi xuống dưới Khâm Thiên cũng chỉ các ga Hàng Cỏ không xa. Anh đưa tôi vào một ngõ nhỏ trong ngõ chợ Khâm Thiên. Đó là cái chợ nhỏ đầy những vũng nước mặc dù trời không mưa những người ta bán đủ thứ ở nơi đầu chợ và xả ra đó tất cả nước thải từ việc bán buôn. Đi sâu một chút là khu vực bán đồ ăn. Những chiếc bàn ghế kê theo lối đi đen xỉn màu của tất cả những thứ nó được bám vào. Tuy nhiên đồ ăn ở đó vừa rẻ mà lại cũng khá ngon lành.
Tôi cũng cảm thấy khá ấn tượng với cái khu ăn uống nằm trong chợ này. Nghe nói chợ thì có vẻ rộng nhưng thực tế nó chỉ là một cái ngõ mà người ta gọi đó là ngõ chợ Khâm Thiên. Tôi không biết rằng chính cái ngõ chợ Khâm Thiên ấy sau này lại là một nơi tôi có khá nhiều kỷ niệm. Ăn xong anh em chúng tôi quay lại ga Hàng Cỏ để từ đó sẽ đi lên trường tôi. Từ trước cửa ga Hàng Cỏ có một đường tàu điện chạy từ Bờ Hồ về bệnh viện Bạch Mai. Tôi và anh Kinh đón tàu điện đi ra phía Bờ Hồ. Anh em xuống tàu ở ngay khu vực Bách Hoá Cửa Nam nơi giao nhau cửa đường tàu Bạch Mai - Bờ Hồ với tuyến đường Bờ Hồ - Cầu Giấy. Ngay phía trước cửa hàng bách hoá Cửa Nam có biết bao nhiều người xách túi, đội nón đi qua đi lại làm nghề mua vé. Hầm bà lằng các loại tem phiếu được mua bán ở đây.
Những ai thời trước đã từng sống ở Hà Nội hoặc đi qua Hà Nội và dùng phương tiện này để đi lại có thể đều nhớ những tiếng leng keng của tàu điện. Nó chạy chậm lắm nhưng gần như đó là phương tịện công cộng rẻ nhất với giá cước tương đối hợp lý nên được khá nhiều bà con tiểu thương sử dụng để vận chuyển hàng hoá, chủ yếu là hàng nông sản thực phẩm từ ngoại thành vào trong nội thành bán kiếm lời. Trên tàu cũng có ghế ngồi nhưng thường ghế trên tàu lúc nào cũng được chất đầy những quanh cùng gánh của các bà, các chị buôn thúng bán bưng. Sau này khi ở Hà Nội đã lâu tôi cùng lũ bạn có những trò nghịch ngợm với cái đoàn tàu điện này.
|
Tôi còn nhớ hình như ngày đó vé tàu điện đi về Cầu Giấy có giá vé là 2 xu. Từ Cửa Nam đến Cầu Giấy, khu vực ngay trước Trường Đại học Giao thông vận tải bây giờ thế mà cũng ì ạch chạy khoảng gần một giờ đồng hồ mới tới nơi. Ngày đó công viên Thủ Lệ mới xây dựng trên bãi rác. Dấu tích của rác vẫn còn ngổn ngang ngay cạnh công viên. Từ phía Hà Nội về ngay cạnh đó là một bãi rau muốn bè rộng. Khu Cầu Giấy ngày đó vắng hoe vắng hoắt. Thị trấn Cầu Giấy lèo tèo một dãy nhà chạy dọc theo con đường. Bắt đầu từ bệnh viện Từ Liêm về phía trường sư phạm là cánh đồng không. Chùa Hà ngày ấy đứng từ đường nhìn vào thấy rõ và cũng không đông người viếng thăm như bây giờ. Chùa Hà nằm ngoài cùng của làng. Tôi cũng không nhớ tên làng đó là làng gì nữa.
Anh Kinh đưa tôi vào nhà người quen anh ở ngay phía sau thị trấn Cầu Giấy. Ngôi làng đó có tên Làng Hậu. Chẳng biết sao nó lại tên là làng Hậu vì tôi cũng chẳng có ý định tìm hiểu. Nhà trong làng ở chen nhau, chật chội. Nước từ các nhà thải cứ tràn hết ra những con ngõ nhỏ thành ra trời không mưa nhưng con ngõ vẫn có những chỗ lầy lội. Ngày đo người ta chỉ đi xe đạp là chủ yếu chứ nếu nhiêu xe máy như thời nay chắc chắn là những người đi bộ trong ngõ xóm thế nào cũng bị nước văng lên khắp người. Cái xóm ấy cũng thuộc dạng xóm nghèo vùng ngoại ô. Đa số nhà xây bằng gạch, chắc cũng lâu năm nên tường đa số đã lỗ rỗ. Thảng hoặc trong xóm vẫn còn những ngôi nhà vách đất. Xóm có vài nhà làm nghề rèn nên tiếng búa chí chát vào những giờ làm việc.
Nhà mà anh Kinh đưa tôi đến là nhà bác họ anh. Ngôi nhà nằm gần cuối ngõ, có một mảnh sân nhỏ đằng trước và một ngôi nhà năm gian kiểu ngang như những nhà cố truyền ngày xưa. Khu nhà sẽ không chật nếu gia đình không làm nghề rèn dao. Các loại dao được rèn ở đây và chở đi bán đâu đó. Anh Kinh định đưa tôi vào ở đó để đi học, trong thâm tâm tôi không thích lắm vì cái xóm đó có vẻ chật chội mà người trong xóm cũng vẻ chẳng mấy thân thiện. Anh Kinh giải thích với tôi người Hà Nội người ta như vậy. Họ lạnh lùng và không mấy quan tâm đến những người xung quanh. Tôi thấy không đúng như thế vì nếu nói Hà Nội thì phải nói vùng từ Kim Mã trở ra chứ còn từ Kim Mã vào đây thì khác gì quê tôi, mà có khi lại không bằng vì nhà nào cũng chật chội. Gia đình bác anh Kinh có mấy người làm công cùng với hai đứa con. Trưa hôm đó anh em tôi ăn cơm ở đó. Chiều anh Kinh mượn cái xe đạp và tìm đường đi ra trường. Từ làng Hậu đi ra trường tôi cũng không xa lắm nếu như so với thời bây giờ nhưng thời đó chỉ với cái xe đạp là phương tiện giao thông chủ yếu còn lại là đi bộ thì quãng đường đó cũng khá xa. Tôi còn nhớ Học Viện báo chỉ và tuyên truyền ngày nay, thời ấy là Trường Tuyên Giáo. Nó quay mặt ra cánh đồng nên quay lưng ra đường. ĐI qua đó chỉ thấy một bức tường chạy dọc suốt từ đường Nguyễn Phong Sắc bây giờ chạy lên đến bến xe (hình như là trạm xe thì đúng hơn) Cầu Giấy. Ngay khu đó có cái chợ cóc ven đường gọi là chợ Hàng Xanh. Nói là chợ chứ ở đó người ta bán phân tươi cho mấy làng trồng hoa và trồng rau ở Dịch Vọng. Buổi chiều thì mới có thêm một số hàng rau, cá lung tung. Ngay phía trong chợ có cái cửa hàng phân phối thực phẩm. Nói đến cái chợ đó tôi vẫn còn hoảng hồn vì họ bán phân tươi, phân sống lấy từ những nhà vệ sinh trong vùng ra bán. Bên trên mỗi thùng phân phủ một lớp tro để làm giảm bớt cái mùi hôi thối. Đi qua khu đó ai cũng phải bịt mũi, đi cho thật nhanh. Nhiều khi hàng bán phân lan dài tới trước cổng Đại Học Sư phạm I. Trường Sư Phạm goại ngữ ngày ấy nằm khiêm tốn lắm. Nó là một cái ngách ngay cạnh tường của ĐHSPI. Tưởng tượng trường Sư phạm Ngoại ngữ ngày ấy như một cái làng ở nông thôn. Cái cổng vào thì không có bảng tên. Con đường dẫn vào trường thì ngoài khu tập thể giáo viên ngay đầu lối vào là một cái hồ nước kéo dài đến tận toà nhà Pháp bây giờ. Còn phái trong là khu ký túc xá của sinh viên và một bên phía Trường Chuyên Ngữ ngày đó là khu tập thể của cán bộ công nhân nhà trường.
Nói chung là ngôi trường ngày đó đìu hiu lắm. Vẫn còn nặng nét nông thôn. Đêm đêm chúng tôi vẫn nghe thấy tiếng ếch nhái kêu oàm oạp. Trường tôi ngày ấy nhỏ lắm. Do là thời bao cấp nên chỉ đào tạo theo nhu cầu thực tế chứ không tràn lan như bây giờ. Trường chỉ có 4 khoa: Nga, Anh, Pháp, Trung nhưng khoa Trung thì ngay chính năm tôi vào học đã bị giải tán vì chiến tranh với Tàu năm 1979. Số sinh viên khoa Trung một là chuyển sang các khoa khác để học hai nữa là xung phong vào quân đội. Những ai không chấp nhận một trong hai nguyện vọng như vậy thì có thể nộp đơn thi hoặc chuyển sang một trường trung cấp nào đó. Khoa Nga ngày đó mạnh nhất vì đang thời kỳ hữu hảo với Liên Xô. Số trường phổ thông dạy tiếng Nga cũng nhiều nên sinh viên khoa đó đông nhất. Kế với khoa Nga là sinh viên khoa Anh bọn tôi. Năm tôi vào học cả khoa chỉ có 50 tân sinh viên mà cũng chia thành 7 lớp. Những lớp mà có đông sinh viên là những lớp học khá, còn những lớp chỉ có ít sinh viên là những lớp học kém. Cũng năm đó bắt đầu chương trình đào tạo tiếng Anh theo hệ cải cách. Cái cách là vì năm đó có thi môn ngoại ngữ trước khi vào trường. Tất cả những sinh viên vào học khoa Anh năm ấy sẽ được đào tạo tiếp cái mớ kiến thức từ phổ thông. Những năm trước đấy không thi môn ngoại ngữ nên vào học thì được bắt đầu từ ABC. Khoa còn lại của trường là Khoa Pháp. Sinh viên của khoa đó cực ít, nhưng chúng tôi phát ghen vì sách vở, giáo trình khoa Pháp ngày đó đẹp lắm. Sách in màu gửi từ Pháp qua còn chúng tôi chỉ có vài tập tài liệu lơ phơ in bằng Roneo đọc toét mắt mới thấy chữ. Sách của bọn khoa Nga ngày đó cũng đẹp lắm. Nói chung khoa Anh ngày đó tệ hại nhất trường. Cũng năm đó nhà trường bắt đầu xin được kinh phí của Pháp xây dựng toà nhà mà ngày nay vẫn còn lại đó là khu nhà Pháp. Trường tôi ngày đó ăn gian, khai khống số học sinh khoa Pháp lên cao nên họ xây cho một toà nhà tương đối lớn. Chúng tôi là sinh viên tiếng Anh mà cũng bị liệt kê là sinh viên khoa Pháp. Một sự dối trá nhưng cũng có lợi.
Nói về giảng đường ngày đó của trường thì duy nhất chỉ có một toà nhà 4 tầng nằm tuốt góc trong cạnh với trường SPI. Phía dưới của khu giảng đường đó là một dãy nhà vách đất dành cho các môn học chung như Triết, Mác-Lê, Tâm lý, Nhạc.... Những lớp đó thường là gồm cả khoá học chung còn khi học tiếng thì lớp chúng tôi nhỏ lắm. Lớp tôi dạng đông nhất khoá mà cũng chỉ có 14 đứa. Còn có những lớp chỉ có 6 sinh viên. Ngày đó họ đào tạo kỹ lắm. Không nói không được. Chính vì vậy mà cho đến sau này mặc dù tôi không đi làm đúng chuyên ngành nhưng khả năng tiêng Anh của tôi vẫn sử dụng tốt sau bao nhiêu năm. Sinh viên bây giờ mới ra trường là đã quên hết cả. Có dịp tôi được phỏng vấn mấy cô cậu sinh viên ra trường xin vào dự án của tôi mà các em hồn nhiên nói tôi:
- Thôi anh hỏi bằng tiếng Việt đi cho dễ.
Ngày đó chúng tôi không có sách vở nhiều nhưng học đến đâu thuộc đến đó nên khả năng sử dụng trong cuộc sống khá tốt.
|
Khu ký túc của bọn khoa Anh chúng tôi nằm ngay cạnh nhà ăn tập thể và sát dãy nhà của trường Chuyên ngữ. Vỏn vẹn cho toàn khoa Anh mới có hai dãy nhà lèo tèo. Khu ký túc của bọn khoa Nga nằm ngay trên đường vào khu giảng đường và giáp phía bên trường SPI. Dãy nhà chúng tôi ở gồm cả các khoá khác. Sinh viên cả 4 năm mà cũng chỉ có bấy nhiêu nhà mà cũng ở chưa chật. Nam và nữ ở cùng dãy nhà. Khu vực dành cho nam sinh chỉ có ba phòng. Lúc mới vào tôi ở cùng phòng lớn của cả khoá. Mà chỉ có khoá tôi là đông nam sinh nhất, những khoá trước có khi chỉ có 2-3 người. Riêng khoá tôi có tất cả 12 nam sinh. Nhà ở chúng tôi vách trát bùn, mái lợp bằng lá mía. Ngày đó tôi thấy như vậy cảm thấy lạ lắm vì quê tôi chỉ có nhà lợp bằng rạ hoặc bằng ngói chứ có nhà nào lợp bằng lá mía bao giờ đâu. Cả phòng chúng tôi có 12 đứa gồm 6 cái giường tầng. Đứa nằm giường trên đứa nằm giường dưới. Chuyện cãi nhau, đánh nhau giữa giường trên và giường dưới xảy ra như cơm bữa. Có khi thằng nằm trên nhưng lại đi chơi về muộn, không chịu leo nhẹ lên giường mà nhảy ầm lên làm thằng ở dưới mất giấc ngủ làu nhàu có khi dẫn đến cãi nhau. Cũng có khi thằng nằm trên thả hơi xuống thế là cũng chửi nhau. Có những khi nửa đêm còn thấy lịch huỵch đánh nhau.
Khoá tôi năm ấy đông nam nhất là vì có rất nhiều anh đã lớn nhưng trước kia đi nghĩa vụ quân sự giờ xuất ngũ cũng về học lại. Cả khoá có 4 anh lớn tuổi. Lớn nhất có anh Thuỵ, ngày ấy chúng tôi thường gọi anh là bố. Mà anh là bố cũng đáng vì anh đã làm giáo viên một thời gian nhưng do anh dạy cấp II nên không thích nữa và đăng ký thi học tiếp đại học. Anh khá vui tính. Quê anh ở Ninh Bình. Ngày vào học anh đã có vợ và có hai con. Ông này nói tục thì một cây. Lúc nào cũng gợi chuyện với bọn trẻ về chuyện trai gái, đàn ông, đàn bà. Chúng tôi vẫn gọi anh là anh giáo "mất dạy". Sau này anh bị cả bọn gọi là bố. Chuyện gọi anh là bố vì có sự nhầm lẫn của cái Quang người Nam Định. Buổi sáng Chủ nhật, nó ngủ dậy muộn, ra ngoài trước cửa nhà đánh răng, anh Thuỵ đi ăn sáng về, không hiểu con bé mắt nhắm, mắt mở thế nào mà nó nhầm là bố nó từ Nam Định lên. Nó hét toáng lên tưởng bố. Anh Thuỵ thì cứ quay xung quanh tìm xem bố nó đâu mà chẳng thấy ai. Nó chạy ra ôm chầm lấy anh miệng cứ bải hải gọi bố. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ là nó nhầm anh Thuỵ với bố nó. Từ đó anh được lũ trẻ chúng tôi gọi bằng bố. Lúc đầu anh phản kháng nhưng sau dần cũng mặc nhiên. Anh thành bố của chúng tôi từ đó. Người gần tuổi anh Thuỵ là lão Quang. Không hiểu sao khoá tôi học có nhiều Quang đến vậy nữa. Tất cả có tới 5 Quang. Lão này là bộ đội phục viên về nên tiêu chuẩn cao lắm. Phụ cấp cũng cao, tem phiếu cũng nhiều. Nhưng lão sống chán lắm, chúng tôi gọi lão là Quang Short vì bản thân lão cũng lùn thật. Năm ấy lão chưa có vợ nhưng chẳng cua được dứa nào vì bẩn tính. Anh Hà là người lớn tuổi thứ ba, anh cũng là bộ đội phục viên và đã có gia đình trước khi vào đại học. Nhà anh ở Nam Định. Khoá tôi học có khá nhiều người là người Nam Định. Anh sống khá hoà đồng và luôn là người hoà giải những mâu thuẫn giữa chúng tôi nên đứa nào cũng quý anh. Sau anh Hà là ông Văn người Hải Hưng (ngày ấy nhà nước nhập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng). Ông này là dân đi lao động nước ngoài về. Ông ấy có tất cực kỳ xấu là thận quá yếu. Mỗi khi đến cơn mắc tiểu nếu không chạy nhanh là tè ngay ra quần. Tôi thấy cái bệnh ấy cũng lạ. Mọi người nói do ông ấy cũng chịu khó quan hệ khi đi lao động nước ngoài nên đã bị hỏng thận hay gì đó. Đã vậy lại cứ nằm giường trên nên chuyện ông Văn với thằng Duyến nằm giường dưới cãi nhau là cơm bữa. Khoá ấy còn một người nữa lớn hơn tuổi tụi tôi đó là anh Thành người Nam Định. Ông này trước đó học cao đẳng sư phạm Nam Định nhưng học hết năm thứ hai thì trở chứng không chịu học nữa, thi lên đại học cùng chúng tôi. Nhưng trước khi vào cao đẳng Sư phạm Nam Định ông ấy cũng mất một hai năm đèn sách gì rồi nên tới khi học cùng chúng tôi thì tuổi cũng lớn hơn chúng tôi. Một đứa nữa cũng được coi là lớn tuổi đó là thằng Tư người Hưng Yên. Nó học khoá trước nhưng bị lưu ban ở lại nên học cùng chúng tôi. Mặc dù nó hơn tuổi nhưng chẳng ai chịu gọi nó bằng anh cả. đứa nào cũng chỉ mày tao với nó.
Ngay phía sau dãy nhà chúng tôi ở là bếp ăn tập thể. Sáng sớm nào chúng tôi cũng bị đánh thức bới mấy bà làm ở nhà ăn. Chậu nồi cứ khua ấm hết cả lên. Bếp ăn ngày xưa nghèo nàn lắm. Nào có bàn ăn hay gì đâu. Đa số là chúng tôi lấy cơm về phòng ăn chứ bàn có vài cái chẳng tranh kịp nữa. Cũng có khi chúng tôi lấy cơm ra và ngồi bẹt ngay nền nhà ăn mà ăn ngon lành. Mà những đứa con trai như chúng tôi đi ăn cũng chẳng có đầy đủ như bọn con gái đâu. Đứa nào cũng chỉ có duy nhất một cái thìa đút túi ngay khi lên giảng đường, trưa tan học ghé nhà ăn, lấy thìa ra ăn và đi về phòng nghỉ. Những ngày ấy đứa nào có người nhà lên thăm cũng lo cuống lên vì chuyện đi muợn bát, đũa. Sinh hoạt như vậy thành thói quen chứ lúc đầu thấy cảnh đó tôi cũng thấy ghê ghê nhưng lâu dần thành thói quen. Thói quen ấy ăn sâu vào người lúc nào không hay. Có những khi về nhà tôi thích lấy một cái tô trộn tất cả đồ ăn vào đó và cầm cái thìa lềnh nghềnh vác bát đi ăn khắp nhà. Ở quê mà ăn uống như vậy là hay bị chửi lắm.
|
Thời bao cấp ngày xưa kể cũng hay. Mọi thứ được nhà nước lo hết, tuy chẳng nhiều và đủ đâu nhưng nó đánh dấu sự khác biệt giữa người nông dân và những người thuộc tầng lớp công nhân, trí thức. Ngày ở quê, mỗi người hai năm được phát một cái phiếu vải bốn mét. Bốn mét vải cho hai năm, bây giờ mỗi khi nghe kể chuyện mấy đứa nhỏ vẫn kêu là tôi kể chuyện cổ tích. Thế mà ngày đó quần áo vẫn mặc cả ngày chứ có ai ở truồng đâu. Chúng tôi là sinh viên nên cũng được hưởng theo chế độ người nhà nước. Mà người nhà nước thật vì ngày đó chúng tôi đâu có phải đóng học phí. Hàng tháng lại có cả tem mua thực phẩm, phụ cấp đi học nữa. Tháng cũng được 5 đồng. Cao như lính rồi đấy. Rồi còn bao nhiêu thứ nhu yếu phẩm khác nữa. So ra thì cũng chẳng bao giờ đủ cho những thằng con trai đang độ lớn như tôi đâu. Tháng chúng tôi được nuôi theo chế độ 15kg gạo. Nhiều hơn công nhân gián tiếp vì như bố tôi tháng cũng chỉ có 13kg mà thôi. Nhưng chúng tôi đâu có chịu ăn hết tiêu chuẩn. Cứ hai hoặc ba đứa nộp một phiếu ăn thôi còn đâu đem bán tem phiếu ngoài chợ đen. Phiếu vải 5 mét cho hai năm thì chúng tôi bán ngay khi mới nhận. Còn phiếu thực phẩm thì hàng tháng lĩnh xong đem bán và lấy tiền chia nhau. Lúc đầu không biết chúng tôi thường đem bán phiếu thực phẩm ngay tại chợ xanh phía trước trường SPI mà thôi nhưng sau này tôi biết là ở khu Bách hoá Cửa Nam mấy bà phe ngoài đó mua cao hơn nên tôi thường gom tem phiếu thực phẩm của chúng nó lại và đem ra ngoài đó bán. Chênh lệch thì cũng không nhiều nhưng do gom được nhiều nên mỗi lần đi bán tôi cũng kiếm được kha khá.
Quay lại chuyện cuộc sống ký túc xá của chúng tôi ngày ấy. Thường thường thời bao cấp nên mọi thứ khó khăn. Điện trong ký túc cũng hay bị cắt lắm. Ban ngày thì cũng chẳng sao vì chúng tôi thường lang thang khắp nơi chẳng mấy khi chịu ngồi nhà. Ban đêm mất điện thì cả lũ lại ra ngồi ngay trước cửa nhà và chuyện trên trời dưới đất với nhau. Những lúc như vậy bố Thuỵ bao giờ cũng là tâm điểm. Chúng tôi quây quanh bố giỏng tai lên nghe chuyện. Chuyện của bố thường là tục tĩu. Có lần bố hỏi mấy đứa trẻ chúng tôi:
- Chúng mày có biết khi chơi nhau thì có cảm giác như thế nào không? Đứa nào biết nói tao nghe. - Nó giống như là có ai mút ấy bố ơi. Tê tới óc luôn. - Tôi buột miệng. Nói xong mới biết mình lữo lời nhưng đã muộn. - Mẹ thằng giặc này biết rồi chúng mày ơi. - Con biết gì đâu. Nghe mấy ông người lớn kể thôi. - Nó biết đấy, chúng mày lôi nó lại đây tao khám xem nào.
Cả lũ chúng xúm vào lôi tôi lại chỗ bố. Tôi quẫy đạp cũng chẳng ăn thua. Đứa giữ chân, đứa giữ tay thành ra tôi chẳng cựa quậy vào đâu được. Cố gắng gập người lại nhưng cũng chẳng ăn thua. Bố Thuỵ cởi cúc quần tôi ngay lập tức. (Ngày đó cũng lạ mặc quần âu nhưng chẳng mấy ai có thắt lưng gì cả, chỉ có mấy cái cúc cài ở cạp quần mà thôi.) Bố luồn tay vào khám tôi và kêu toáng lên:
- Mẹ thằng này người nhỏ mà ghê quá chúng mày ơi.
Rồi mọi người xúm vào cởi thốc cả cái quần tôi đang mặc ra. Giẫy lắm cũng mệt. Tôi buông xuôi để mặc cho bọn nó nghịch. Khi chiếc quần tôi bị lột ra cũng là lúc điện bật sáng. Cả lũ ồ lên ngạc nhiên. Khốn nạn nhất là lúc ấy nó lại sừng sững đứng dậy nữa. Thế là đứa thì vuốt, có đứa ác độc hơn còn búng vào chim tôi nữa. Vừa xấu hổ, vừa bực lại vừa đau nữa. Tôi đau đến phát khóc. Lúc ấy đèn sáng nên bọn chúng cũng tạm tha cho tôi. Kéo vội cái quần lên, tôi nhào vào thằng Duyến đấm nó một cú thục mạng. Giá như chúng nó chỉ nghịch không tôi không giận, đằng này nó lại nhằm vào chim tôi mà búng. Thằng Duyến vốn nhỏ con hơn tôi nên chẳng mấy chốc tôi đã cho cái mặt nó dính đầy máu. Máu nó tràn từ mũi nó tràn ra. Mọi người xúm vào can. Không có mọi người can chắc tôi đánh thằng đó què mất.
Bố Thuỵ cũng xúm vào can và chửi thằng Duyến là quá đáng. Mỗi người một câu tôi cũng nguôi ngoai. Nhưng cũng từ đó tôi hay bị lột quần khi ngủ. Chẳng biết ai là người bày ra cái trò ấy. Tôi bực lắm nhưng cũng chẳng biết đứa nào để đánh nhau nữa. Thằng Duyến sau trận bị tôi cho ăn đòn cũng cạch hẳn không dám trêu chọc tôi. Ác một nỗi là tôi hay ngủ say nên lúc bị cởi quần cũng chẳng thức giấc bao giờ.
Dịp may cũng đến với tôi. Ngày ấy ở đoạn giữa nhà có làm cái phòng bảo vệ nhưng chẳng ai ở. Phòng đó bất tiện vì nó năm ngay trong khu phòng bọn con gái và hơn nữa nó lại nằm ngay gần kề bể tắm nam nên chẳng ai chịu dọn ra đó ở. Cuối cùng tôi và thằng Quang ra đó ở. Quang này là Quang cùng tuổi tôi chứ không phải lão Quang short. Thằng này quê ở Khoái Châu. Nó đẹp trai gần như nhất trường. Môi nó đỏ mà da nó trắng lắm. Nó là đối tượng của biết bao nhiêu đứa con gái trong khoá. Nhà nó là nhà thuần nông nên kinh tế cũng khó khăn. Ngày ấy nó theo học được chứ nếu như bây giờ chắc nó cũng không thể nào theo học được. Nó học cũng vào dạng bình thường. Tôi và nó ngồi cùng bàn ở lớp học. Tính nó hiền lắm. Tôi cũng thích nó. Chính nó là đứa đã đứng ra cản không cho bọn những thằng kia búng chim tôi.
Cái phòng bảo vệ đó cũng nhỏ lắm. Giường kê trong ấy cũng là giường tầng. Nhưng chúng tôi không mấy khi nằm giường trên vì giường đó ngay cái vách lửng với bọn con gái. Nằm ở đó thường bị bọn con gái đứng lên đầu giường là có thể nhìn sang phòng chúng tôi được. Hai tăhngf tôi thường nằm ở gường dưới. Tôi và thằng Quang thuộc diện điển trai trong khoá. Tôi thua nó nhưng từ hôm bị bố Thuỵ hại đời đâm ra cũng nổi tiếng. Những ai học ở trường sư phạm ngày trước thì biết. Con trai vào đó giống như của quý. Không đẹp cũng dễ cua gái như thường. Khổ cái tội nữa là trường tôi lại ngay cạnh trường SPI nên càng bị chèn ép về tỷ lệ. Ngày ấy cánh giao thông, bách khoa,... thường gọi trường SPI là thủ đô của gái. Chúng tôi SPIII nên cũng quá gần thủ đô có tiếng ấy. Bọn con trai SPI nhìn yếu hơn con trai trường tôi. Chúng tôi vào trường với mục đích mong được đi thực tập tiếng tại nước ngoài nên chẳng mấy đứa nghĩ đến chuyện yêu nghề sư phạm là gì cả. Con trai Ngoại ngữ chỉ có thua sau con trai Sân Khấu điện ảnh gần đó thôi. Nhưng than ôi cả SPIII và Sân Khấu thì con trai trường nào cúng ít. Chính vì vậy ngày ấy chúng tôi cũng chảnh lắm. Một thằng có thể một lúc cua hai, ba em là chuyện bình thường và cũng chẳng cần phải dấu diếm. Đứa nào chiều mình và rủ mình đi chơi thì mình đi, chẳng mắc mớ gì phải nói dối cho nó mệt. Thứ bảy, chủ nhật nào trường tôi cũng dập dìu bóng những chàng từ các trường khác đến. Nhiều nhất là trai từ trường tài chính quân đội nằm gần đó. Sau này trường đó giải thể nhập vào học viện hậu cần bên Gia Lâm.
Tôi và thằng Quang cũng tận dụng hết những lợi thế của tuổi trẻ. Trong ký túc xá ngày đó tôi quen hai đứa, thằng Quang quen một. Nhưng trên lớp học thì tôi và nó lại theo đuổi đối tượng khác. Đó là hai trong số ba cô bé người Hà Nội. Lúc đầu cả hai thằng cua cùng một đứa, Kim Anh người ngõ chợ Khâm Thiên nhưng sau đó nó nhường tôi và chuyển sang cua Tuyết Mai người nhà ở trường Đại học Văn hoá. Sau này qua Kim Anh chúng tôi biết thêm Hoài, dân khoá trước và trượt xuống học cùng tụi tôi nhà ngay bên khu SPI. Và còn một bé nữa người phố Thuốc Bắc đó là Hà cận. Con bé cận lòi cận tĩ ra. Mất kính thì coi như nó bị mù luôn.
Tuy nói là nhiều con gái như vậy nhưng chỉ là chuyện chiều nhau trong việc ăn uống và đi chơi với nhau chứ thực tế cũng chẳng xơ múi gì nhiều lắm. Chỉ là sờ soạng theo kiểu con nít chứ chuyện người lớn thì chẳng đứa nào dám làm.
|