Đời Trai Bao
|
|
Năm học mới diễn ra chừng nữa tháng thôi mà chúng tôi đã quen hết cả lũ trong khoa và cả sang mấy khoa khác nữa. Nói là những khoa khác cho nó có vẻ nhiều chứ thực tế là chúng tôi chủ yếu quen bọn khoa Nga và khoa đó đông sinh viên nhất. Khoa Pháp lèo tèo mấy đứa và chúng nó học riêng ở khu khác nên cũng chẳng có cơ hội làm quen. Còn khoa Trung đang trong thời gian giải tán nên cũng lèo phèo lắm. Trong khu nội trú tôi yêu hai đứa. Một đứa là dân cùng khoa, nó học lớp khác. Một đứa khác là dân khoa Nga. Nói là yêu vậy chứ thực ra cũng chẳng rõ là tôi yêu đứa nào vì hễ đứa nào rủ đi sớm là tôi theo đứa đấy chứ chẳng có hẹn hò gì hết. Bệnh của chúng tôi những thằng sinh viên sư phạm ngày ấy là như vậy. Con trai quá hiếm mà nên chẳng dại gì cột mình vào với một đứa nào cho nhẹ nợ. Nói chung ngày ấy mang tiếng là yêu nhưng cũng trong sáng lắm. Chỉ là đưa nhau đi đâu đó (chủ yếu vào những chỗ tối) rồi hôn hít, sờ soạng chứ tuyệt nhiên chưa làm chuyện kia. Đã mấy lần tôi cố gạ gẫm nhưng đều thất bại. Ngày ấy mọi chuyện người ta hay quan trọng hoá lắm. Ví dụ có đứa nào lỡ dại mà bị mang bầu là kể như cuộc đời chấm hết. Từ lớp đến khoa đến trường sẽ xúm nhau lại phê bình, giống như cảnh đấu tố vậy. Họ chẳng giáo dục gì đâu mặc dù vẫn gọi đó là giáo dục tại chỗ. Sau khi làm nhục cho ê chề rồi họ sẽ ra kỷ luật đuổi học và gửi giấy thông báo về địa phương. Lý lịch bị một vết đen, không có cơ hội làm lại nữa. Những đứa nào mà bị bắt đang cảnh "trai trên gái dưới" thì cũng bị hành hạ giống như kiểu kia nhưng có nhẹ hơn chút là đuổi học có thời hạn. Người ta sẽ gửi về địa phương cho lao động một năm và sau đó lấy giấy xác nhận tại địa phương, nếu tốt thì sẽ cho nhập học lại còn nếu không tốt thì cũng là đi tong. Thời buổi ấy ít có người học đại học nên sinh viên đại học là cái gì đó thật gương mẫu. Những bác nông dân lên làm cán bộ cũng chẳng mặn mà lắm với việc nhận xét tốt cho đương sự khi về quê lao động nên đa số đứa nào rơi vào vòng kỷ luật có thời hạn cúng chủ yếu là một đi không trở lại.
Chính vì những lý do như vậy nên bọn con gái cũng chịu khó giữ gìn trinh tiết lắm. Tìm mọi cách mà cũng chẳng xơ múi gì hơn ba cái trò sờ nắn, nghịch ngợm bên ngoài. Phải nói là bọn con gái chúng nó kìm tốt lắm. Có những lúc tưởng như xơi tái đến nơi thế mà khi chuẩn bị lột hẳn quần ra chúng nhất định không cho. Chúng si mê hơn con trai nhưng cũng tỉnh táo hơn con trai rất nhiều. Chính vì vậy mà ba cái trò chơi cứ lặp đi lặp lại liên tục mà vẫn không ăn được khiến tôi cũng dần chán. Tôi chỉ đi chơi với đứa nào chịu khó bao là được. Ồ mà sao ngày đó chẳng mấy ai nghĩ đến sĩ diện của thằng đàn ông là phải bao gái ta? Giờ ngồi nghĩ lại tôi mới nghiệm ra rằng chúng tôi là những động vật quý hiếm cần được bảo vệ tại môi trường sư phạm nên có quyền được làm hư hỏng bới những bạn gái cùng ngành. Giống như mấy thằng con trai khác, tôi vào trường với mong muốn được đi thực hành tiếng tại nước ngoài một đến hai năm nên tôi mới thi vào đó. Ngày đó bọn sinh viên và học sinh có truyền miệng nhau một câu mà đến giờ này tôi vẫn nhớ như in: "Nhất Y, nhì Dược Tạm được Bách Khoa Tan cửa, nát nhà Thì đi Sư Phạm" Nỗi nhục của bọn tôi ngày trước đó. Nhưng kéo lại chúng tôi có cơ hội đi thực hành tiếng tại một nước nói tiếng chúng tôi học nên cũng còn khá hơn mấy cái SPI, SPII. Trước đó học tiếng Anh là hay được đi Ấn Độ để thực hành tiếng. Ngày đó đâu có phân biệt nước nào vào nước nào miễn là có đi nước ngoài là được. Nhưng cũng bắt đầu từ khoá tôi thì cái tiêu chuẩn ấy cũng bị cắt vì lý do chiến tranh với Tàu năm 1979. Chẳng đứa nào còn có hy vọng được đi nước ngoài nữa. Chúng tôi như những đứa trẻ hoang dại, học thì ít mà chơi thì nhiều. Buổi sáng học trên giảng đường nhưng chỉ đến chiều khi không có lớp thì có giời mới biết chúng tôi lang thang ở những đâu. Thời gian tập trung đông đủ nhất ở ký túc xá là buổi tối sau 9 giờ đêm. Lúc ấy những con vạc đi ăn đêm với nhau đã về, chúng tôi tập trung lại với nhau và bắt đầu lôi ra những thùng, những chậu, xô, nồi, đủ thứ thành một giàn nhạc bát nháo và bắt đầu ngồi gào với nhau những ca khúc hoang dại. Ngày ấy ở các trường khác thì hay hát ca khúc gọi là nhạc đỏ bây giờ với nhau lắm nhưng chúng tôi thì khác. Chẳng gì cũng dân ngoại ngữ nên tuyệt nhiên chúng tôi không chịu hát tiếng Việt cứ tiếng Anh mà gào. Những năm ấy mấy ban nhạc nổi tiếng như ABBA, Boney, hay Smockies chúng tôi đều thuộc. Gầm gào với nhau cho đến khuya thì bắt đầu các chiến dịch đột kích.
Ngày đó cánh đồng rau trải dài chứ chưa làm con đường đi cầu Thăng Long như bây giờ nên phía giáp với khu chuyên ngữ của trường tôi là cánh đồng trồng rau bạt ngàn của dân Dịch Vọng. Ký túc xá của chúng tôi toàn nhà tranh vách đất nhưng tường xây ngăn cách với cánh đồng rau lại xây bằng gạch đàng hoàng. Tường khá cao, lúc trèo ra chúng tôi có khi đứa này phải công kênh đứa kia lên mới vượt qua được tường thế nhưng khi bị dân canh đồng đuổi thì chúng tôi vẫn phóng qua vèo vèo. Những cảnh đi ăn cắp rau ngoài đó mà chạy cứ như những cảnh trong phim kiếm hiệp bây giờ. Chạy không nhanh mà bị bắt thì cũng chẳng khác gì cảnh mấy đứa con gái có bầu. Người ta sẽ liệt vào tầng lớp thanh niên chậm tiến rồi cũng bị đưa về địa phương giáo dục. Ngày ấy chỉ có bọn sinh viên khoa Anh đi ăn cắp rau kiểu đó thôi còn khoa Nga bọn chúng cày xới như lũ điên để mong được đi thực hành tiếng. Đứa nào điểm kém là không được đi. Lũ khoa Anh chúng tôi chẳng có đi đâu nên cứ mặc sức phá.
Rau ăn cắp xong về được bọn con gái cắt rửa và cho vào ít mắm muối hay gì gì đó, cũng có khi là ít gạo nữa. Tất cả những thứ xà bần ấy được cho vào một cái nồi lớn mà chúng tôi ăn cắp từ bếp ăn tập thể. Lại một công đoạn nữa của trò phá phách. Chúng tôi đem cái nồi ấy trèo qua bức tường thấp ở phái sau nhà ăn tập thể với dãy nhà chúng tôi ở. Ngày ấy các bếp ăn đều nấu bằng than pha bùn. Mấy cô nhà bếp bao giờ cũng nhóm lò trước khi ra về nghỉ tối. Sau đó họ giữ lửa lại bằng cách gọi là ủ lò. Tôi cũng chẳng rành cái chuyên môn đó lắm chỉ nhớ láng máng người ta gọi như vậy. Lũ chúng tôi thì dùng que sắt chọc ngược lên cho than rụng xuống và đặt nồi thập cẩm lên đó. Chờ chừng mươi, mười năm phút gì đó thì trèo qua tường lấy nồi đó về và cùng nhau sì sụp. Nội quy ở trường ngày đó là không được nấu nướng gì vì tất cả đều là đồ dễ cháy. Ai bị bắt được nấu ăn trong khu tập thể cũng phiền lắm. Thế mà chúng tôi gần như vẫn nấu mỗi đêm. Mà cái món ăn hồi đó chúng tôi ăn ngon lành không biết bây giờ đem cho lợn chúng có chịu ăn hay không thì tôi không dám chắc.
Chúng tôi vẫn nói với nhau mình là được xép vào vị trí cao nhất của xã hội lúc bấy giờ. Các cụ ngày xưa có dạy: "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò". Thời đó toàn những ngwoif tiến bộ nên có ai chấp nhận chuyện có ma, có quỷ vậy nên chúng tôi nghiễm nhiên đứng đầu. Cứ hở ra có cái gì cũng đem bán và quy đổi ra có khi chỉ vài điều thuốc lá cuốn, hoặc dăm ba ly chè là hết. Bán hết tem phiếu nhà nước bán đến cả quần áo. Rồi cũng có khi lên thư viện ăn cắp được sách hay từ điển cũng đem bán luôn. Nhiều lắm mỗi đứa cũng chỉ có hai bộ, một bộ nghỉ một bộ nghiêm. Bộ nghiêm dành cho lên giảng đường còn bộ nghỉ là mặc ở nhà. Sáng chủ nhật những đứa nào còn ở lại ký túc xá là biết đứa đó dậy muộn. Những đứa dậy sớm đã mặc hết những bộ đẹp và tạm được đi lang thang ngoài Hà Nội chỉ còn lại những bộ chẳng ra sao chúng mới không chịu mặc vậy là những đứa dậy muộn nằm nhà.
Nói đến việc đi Hà Nội chơi cũng nhiều gian truân lắm. Thường thì chúng tôi ra trước cổng SPI đón chuyến xe buýt từ Phùng hoặc Nhổn về và leo lên. Người soát vé quát nạt chúng tôi cũng không sợ cứ lằng nhằng miễn sao ra được đến đầu Cầu Giấy thì có đuổi xuống cũng được rồi. Lâu dần cánh lái xe rất hay bỏ cái điểm dừng Sư Phạm. Không lên được xe thì chúng tôi kéo nhau đi bộ ra Cầu Giấy. Từ đó có tàu điện chạy ra Bờ Hồ. Tàu điện ngày đó rẻ lắm nhưng chúng tôi vẫn không chịu trả vé. Cứ cù nhằng với bác soát vé. Người ta không cho lên tàu cũng chẳng sao, chúng tôi đứng chờ dưới đất, tàu bắt đầu chạy là hè nhau chạy lên sau bám lấy đu lên. Không phải chỉ có bám vào đu lên mà chúng tôi còn kéo cái dây tiếp điện để cho tàu dừng lại cho lũ con gái ùa lên. Ngày ấy ai đi tàu điện chắc sẽ biết tàu bao giờ cũng có một cái dây nối giữa tàu và trục dây điện trên cao. Muốn dừng tau chỉ việc kéo cái dây ấy xuống là tàu dừng. Đấy là cách chạy tàu của bọn sinh viên chúng tôi. Không biết bao nhiêu trò ma chước quỷ ngày ấy chúng tôi nghĩ ra và kế thừa từ lớp đàn anh..
Nói đến đàn anh, cùng dãy với chúng tôi ngày ấy có cả những sinh viên năm tư ở cùng. Ngay cạnh phòng tôi là phòng của sinh viên năm Tư. Phòng duy nhất có hai anh, mà hai anh đều già cả. Một ông đi lính về còn ông kia hình như trước khi vào trường là diễn viên chèo thì phải. Ông ấy người quê Thái Bình. Cái tên của anh ấy cũng mềm như con người của anh: anh Trúc. Anh có vợ và con vẫn ở quê. Vợ anh ấy vẫn là diễn viên đoàn chèo Thái Bình. Ông này quý tôi và thằng Quang lắm. Hai chúng tôi ngày ấy cũng tương ứng nam vương bây giờ chứ đâu phải dạng xoàng. Phòng hai anh ấy rộng lắm mà chỉ có hai người. Anh kia tên là Cư. Ông đó thì phải nói là dạng cực hâm. Mùa hè đi ngủ ngày cũng phải mang tất (vớ). Chẳng ai gần ông ấy cả. Khoá đó cũng có bốn năm mạng gì nhưng sau khi hết năm hai thì có hai người đi thực hành tiếng nên phòng chỉ còn hai người. Anh Trúc ngày ấy cũng khá đẹp trai, cười có hai lúm đồng tiền trên má cũng có duyên lắm. Tính thì hiền lành, phải nói là dịu dàng thì đúng hơn. Tôi quý anh ấy phần cũng vì tính hiền dịu của anh mà phần nữa là còn lý do khác nữa. Tôi sẽ kể sau.
|
Anh Trúc nhìn mặt thì có nét gì đó bậm trợn vì anh có ngay một cái sẹo dài vắt ngang bên má. Nhìn anh ngày ấy giống như nhân vật Trần Sùng trong phim Vĩ Tuyến 17 Ngày và đêm nên chúng tôi thường gọi anh bằng cái tên Trần Sùng. Vết sẹo ấy theo lời anh kể đó chính là vết sẹo trong chiến trường để lại. Tôi rất ngạc nhiên là sẹo đã quẹt vào cỡ đó mà anh vẫn sống thì thật kỳ tài. Mà nó là của vết đạn chứ không phải dao như Trần Sùng trong phim bị. Trên khuôn mặt của anh còn có một điểm nhấn khác nữa đó là cặp chân mày của anh. Nó như hai con sâu róm mọc ngược lên trông có phần giống như nhân vật ông Thiện trong các chùa. Mặt anh như vậy nhưng tính anh lại hiền dịu đến lạ. Ngay từ giọng nói của anh nghe cũng nhẹ nhàng chứ không rổn rảng như những người đàn ông khác. Anh đi bộ đội, về lấy vợ, vào đoàn chèo của tỉnh công tác được hơn một năm thì chuyển vào học. Anh có giọng hát nghe rất hay đặc biệt những làn điệu chèo. Tôi nghe anh hát thấy êm tai lắm nhưng tuyệt nhiên chẳng biết một điệu nào mặc dù lần nào hát anh cũng có giải thích mà sao cái đầu tôi kém quá. Đầu tôi toàn chứa chuyện bẩn thỉu là nhiều nên chắc mấy cái điều thánh thiện khó lọt vào được.
Anh rất hay gọi tôi qua phòng chơi. Thường thì qua đó ăn uống với anh thì đúng hơn. Do tiêu chuẩn của anh vẫn giữ chế độ sĩ quan nên cũng khá hơn hẳn bọn tôi. Anh kể cho tôi nghe chuyện chiến trường. Nói chung là mọi chuyện anh kể cũng hấp dẫn lắm vì ngày ấy với chúng tôi hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là cái gì đó cao cả, thiêng liêng lắm. Nhưng tôi vẫn khoái nghe anh kể chuyện về những đoàn dân công hoặc thanh niên xung phong hầu hết là con gái mà bọn anh gặp trên đường đi chiến dịch. Có những cảnh các cô thanh niên xung phong sống cùng nhau trong những tuyến đường trọng điểm lâu không gặp đàn ông, có những người đã phát điên. Cái bệnh điên ấy thì có cả ở những người sống ở những vùng quê mà họ chưa được tiếp xúc với đàn ông. Bệnh điên đó gọi là điên tình. Anh kể lúc đầu vào chiến trường gặp cảnh các cô tự dưng lăn đùng ra mồm miệng trào bọt, cả người co quắp giật từng cơn thì sợ lắm. Mọi người cứ nghĩ đó là những người bệnh tâm thần. Nhưng bệnh đó cũng ít gặp. Có khi một vài tháng mới bị lên cơn một lần. Những lúc bình thường thì họ vẫn là những cô gái đảm đang trên các tuyến đường. Bệnh đó có cách chữa thật đơn giản đó là kiếm chàng trai nào đó làm cho một phát là hết điên ngay. Tôi vẫn nghi ngờ về những chuyện anh kể vì tôi nghĩ làm gì có chuyện người ta lại chữa bệnh bằng cái việc đó. Nhưng anh vẫn thề với tôi rằng đó là sự thật và chính anh đã từng bị chỉ định thực hiện việc đó rồi. Tôi tò mò hỏi cảm giác anh lúc đó ra sao. Anh nói thực ra là cũng ngại chết đi vì tự dưng người ta lại đề nghị làm việc đó. Bình thường mỗi khi hành quân qua các đơn vị thanh niên xung phong thì anh nào anh ấy háo hức lắm. Ai cũng cố lại gần các cô được một chút và nói những câu thật lãng mạn thậm chí là tục tĩu nữa. Nhưng cái chuyện đó khác hoàn toàn với việc tự dưng trước mặt bao nhiêu người mà đề nghị mình làm chuyện đó thì chẳng có chút nào là hững thú cả. Thế nhưng khi chỉ còn hai người mà nhất là người kia chỉ biết nằm thiêm thiếp thì cũng khá hay. Anh nói lần đầu tiên anh biết đến mùi đàn bà là ở chiến trường. Những người lính ngày ấy chỉ có xác định ra đi còn ngày về thì chẳng ai biết được. Rất nhiều anh đã phải tranh thủ để biết được mùi đàn bà. Có những người vĩnh viễn không một lần biết đến mùi đàn bà như thế nào nữa. Họ đã gửi hồn mình vào gió và gửi thân ở một cánh rừng nào với cuộc đời hoàn toàn trong trắng.
Anh cũng kể cho tôi nghe chuyện bọn lính xa nhà, thiếu hơi hướng đàn bà nên cũng sinh ra chuyện này nọ với nhau. Cái chuyện này thì tôi biết. Thanh niên chúng tôi không ở chiến trường gì đâu nhiều khi cũng hay cùng nhau lôi chim ra đọ với nhau xem thằng nào lớn, thằng nào nhỏ. Rồi cũng nghịch ngợm với nhau cho tới khi trào dâng đến tột cùng của sự sung sướng. Nhưng anh kể với tôi chuyện làm tình của đàn ông qua lỗ hậu thì quả thật là tôi thấy choáng. Tôi cứ nghĩ chuyện của tôi với Bính là duy nhất và đó là bí mật của riêng chúng tôi ai ngờ đó cũng là cách cánh đàn ông giải toả khi không có đàn bà. Vậy mới biết rằng bản năng con người chẳng qua một trường lớp nào, chẳng qua bất cứ sự dạy dỗ nào mà cuối cùng bản năng từng giống vẫn được thể hiện trong cuộc sống. Bản năng con đực vẫn tự biết phải làm trách nhiệm của con đực. Chưa bao giờ bố tôi dạy tôi cách làm thế nào cho người khác sung sướng cũng như chính bản thân mình sung sướng, hay các anh tôi cũng vậy, có ai dạy tôi đâu thế mà tôi cũng tự biết những gì tôi cần làm. Giống cái cũng vậy nữa. Chả ai dạy ai mà cũng biết làm cách nào để chinh phục được giống đực. Nói chung chuyện đó không ai dạy ai, không ai học ai một cách chính thức nhưng tôi thấy có một điều thú vị là chẳng riêng gì cánh đàn bà, mỗi khi vắng mặt đàn ông họ cũng xúm nhau lại nói chuyện với nhau mà về độ bậy bạ thì có khi còn hơn đàn ông vẫn hay bô bô nói với nhau nữa. Họ cũng bàn nhau chuyện của thằng này to của thằng kia nhỏ, thằng này làm lâu, thằng kia chưa đi đến chợ đã hết tiền. Cánh đàn ông cũng chẳng kém. Có dịp ngồi với nhau là lại rủ rỉ của đứa này thích, của đứa kia không đã. Chỉ bằng cách truyền miệng như vậy cộng với trí tưởng tượng phong phú của tuổi trẻ mà chức năng giống vẫn được thực hiện một cách trọn vẹn.
Giờ đây có nhiều người lên án lối sống của những người chẳng may bị đồng tính. Họ cho rằng đó là cách sống đua đòi hoặc một số cho rằng lối sống đó là do nhiễm từ người khác. Tôi không kết luận ai đúng, ai sai nhưng với góc độ của cá nhân tôi thấy đó hoàn toàn là quyền của một con người. Như những người bình thường, họ cũng có những nhu cầu về sinh lý. Chỉ khác là nhu cầu của họ không phải là với người khác giới mà là với người cùng giới. Chuyện đó chẳng có gì đáng làm ầm ĩ như những người bây giờ vẫn lên án. Người đáng lên án là chính những người hay lên án người khác. Họ quá ích kỷ vì chỉ nghĩ đến bản thân mà quên đi là người khác cũng có nhu cầu cho riêng họ. Giống như cuộc đời này có người uống rượu, có những người chẳng bao giờ nhấp môi thì cũng là nhu cầu bản thân thôi có gì đâu mà ầm ĩ. Chuyện anh Trúc kể cho tôi về những năm tháng ở chiến trường tôi lại thấy nó minh chứng một chuyện đó là nhu cầu sinh lý đã có thì nhất định nó phải có một giải pháp. Nói lộn xộn chút thôi chứ tôi cũng chẳng chắc rằng cái mớ lý luận tôi đang nói là đúng hay sai nữa. Còn về chuyện xã hội có người kết cho đồng tính là do nhiễm từ lỗi sống không lành mạnh mà có thì tôi thấy có phần chấp nhận được. Bản thân tôi trước khi đến với Bính tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình và một người đàn ông lại có thể quan hệ với nhau được. Nhưng khi tiếp xúc với Bính rồi tôi nghĩ đó cũng là một chuyện hết sức bình thường. Chuyện thì bình thường nhưng không phải ai cũng giúp được những người đồng tính vượt qua được những giới hạn của bản thân. Chỉ những người thực sự thông cảm và có tình yêu thì mới có thể giúp được họ cân bằng được cuộc sống. Sau này còn nhiều lần trong đời tôi tiếp xúc với những người đồng tính nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ họ là những người đồng tính. Tôi dùng từ đồng tính đơn giản vì tôi chưa tìm được từ để thay thế. Dần dần tôi sẽ kể các bạn nghe về những mối tình của tôi với người đồng tính. Mọi người bây giờ nói chuyện với tôi họ thường nói tôi là người lưỡng tính (Bi) nhưng tôi chỉ nghĩ đơn giản là tôi là một thằng đàn ông. Bản năng của đàn ông là chính phục, nhiệm vụ của đàn ông là làm cho người khác sung sướng, đàn ông không đơn giản chỉ làm mỗi việc truyền giống.
|
Năm ấy ngày 20/11 lần đầu tiên được đổi tên thành ngày Nhà giáo Việt Nam vì trước đây vẫn gọi là ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam. Tôi cũng chẳng rõ sao ngày xưa lại gọi là ngày hiến chương nữa, chỉ biết từ năm chuyển sang gọi là Ngày Nhà giáo Việt Nam nghe nó thân thương và gần gũi hơn nhiều. Do là sinh viên Sư Phạm nên chúng tôi cũng được thơm lây. Năm đó được nghỉ hẳn 3 ngày cùng với ngày chủ nhật thành ra được 4 ngày. Mọi người tranh thủ về quê gần hết. Cả khu ký túc xá nam chỉ còn lại tôi, thằng Quang và anh Trúc. Thường ngày ở chung cãi nhau tùm lum nhiều khi thấy cũng bực mình nhưng khi mọi người về hết thì cái ký túc xá chật chội bỗng trở thành mênh mông. Thằng Quang không về vì nhà nó không gửi tiền lên. Anh Trúc không về vì anh cũng mới ở quê lên. Còn tôi đơn giản là vì thằng Quang rủ nên tôi ở lại. Mấy ngày đo bếp ăn vắng tanh, các cô nhà bếp cũng cho chúng tôi ăn nhiều hơn mọi khi.
Ngày đầu tiên tôi và thằng Quang ôm nhau ngủ cho đến gần 9 giờ mới dậy. Cả khu ký túc xá vắng teo không thấy một ai. Hai thằng đánh răng rửa mặt xong bắt đầu lững thững thả bộ đi ra cổng trường. Ngày ấy tôi vẫn có tiền mang theo ở nhà đi nên rủ thằng Quang ra ngoài đường ăn sáng tại cửa hàng ăn uống Dịch Vọng ở ngay đối diện với cổng trường SPI. Tôi biết nhà thằng Quang khó khăn nhiều nên vẫn thường hay chia sẻ với nó mọi thứ. Nó cũng quý tôi lắm. Đêm nào hai thằng cũng ôm nhau nằm ngủ. Tôi thấy thích chơi với nó vì nó đẹp trai mà không kiêu. Da nó trắng lắm còn da tôi thì hơi ngăm ngăm. Đặc biệt môi nó lúc nào cũng đỏ mọng. Tôi với nó cũng chưa bao giờ cãi nhau cả. Ngày ấy tôi cũng thuộc diên ngang ngạnh nên cũng thường xuyên cãi nhau với mấy đứa khác. Nó hay đứng ra bảo vệ tôi lắm. Trông nó hiền lành trắng trẻo nhưng đừng có đứa nào nhầm mà đòi đánh nhau với nó. Khi nổi điên nó cũng kinh khủng lắm. Nó đánh nhau vào loại sống chết. Nhưng nó có một thứ hạn chế là mỗi khi nó nhìn thấy máu là hay bị xỉu. Người ta gọi đó là bệnh say máu. Nó đánh nhau về ban đêm thì khỏi nói. Chỉ có đánh cho người khác gục chứ không bao giờ nó chịu thua. Đã bị bệnh say máu nhưng nõ lại thuộc diện tò mò. Bất cứ chỗ nào có đánh nhau nó cũng xúm vào xem bằng được. Thấy người ta chảy máu là nó gục liền. Tôi biết tính nó nên đi đâu ra ngoài tôi cũng hay đi kèm để đỡ nó. Có lần nó làm tôi hết hồn vì khi đi ngang qua chợ Xanh thấy một bà ngồi ăn tiết canh, máu tràn qua mép thế là thằng bé ngã vật ra. Mọi người hoảng hốt, tôi nhào vào đỡ nó ngồi dậy. Nó chỉ cần ngồi một lúc là hết say.
Hai đứa ăn xong lại lững thững đi về ký túc xá. Cả khu vẫn vắng hoe, cơm thì chưa tới giờ. Chẳng có việc gì làm hai thằng về phòng nằm. Nó hỏi tôi:
- Bây đã bao giờ chơi gái chưa? Người vùng Khoái Châu ngày ấy hay nói từ bây. Tôi quan sát thấy mấy đứa cùng quê nó đều nói như vậy. - Tao chơi nhiều rồi. - Bốc phét! _ Tao dối mày làm gì. Nói thật với mày là tao biết chơi gái từ hồi cấp II. Rồi tôi kể cho nó nghe những chuyện tình chinh chiến của tôi. Nó nằm im nghe chuyện, tay lần vào quần tôi. Tôi với nó ngủ chung từ lâu và cũng có nghịch ngợm qua lại nên tôi cũng không ngại ngùng gì cả. Nó vừa nghe vừa mân mê. - Địt mẹ! Tao mà có cái như của mày thì chắc là tốt hơn. - Tại sao lại tốt? - Hôm rồi con Huy Gia Lâm nó gạ tao chơi nó mà tao ngại quá, không dám chơi. Con đấy máu lắm, nó quen biết bao nhiêu thằng thấy thằng nào cũng to con, chỉ sợ nó chê của tao nhỏ nên tao xấu hổ chưa dám chơi nó. - Ngại đéo gì. Mẹ mấy thằng to con chưa chắc đã to chim đâu. Lần sau nó gạ mày cứ giết nó đi. Con này nhiều thằng lắm chắc không sợ dính đâu. Mà nếu mày sợ thì bảo tao. Để tao thịt nó cho. - Ừ để xem bữa nào nó gạ, tao bát xê qua mày nhá.
Hai thằng nằm nói chuyện trên trời dưới đất vừa nghịch nhau cho tới tuôn trào. Lần đầu tiên tôi thấy nó tuôn trào. Nó thở dốc làm như sắp nhất đến nơi. Nó cứ bám chặt lấy người tôi thì thào:
- Địt mẹ nó. Sướng quá Lâm ơi. Tao chưa biết thế nào là đàn bà nhưng thế này cũng khoái thật. - Vậy là từ đó đến giờ mày chưa làm bao giờ thật hả? Mày chưa xuất tinh bao giờ hay sao? - Xuất thì xuất nhiều rồi nhưng chỉ là nằm mơ hay là tự làm nó ra thôi chứ chưa được ai làm cho như thế này. Từ mai tao với mày làm nhá.
Tôi phì cười với nó. Ai ngờ đâu đẹp trai như nó mà vẫn phải tự xử một mình. Nghe nó đề nghị tôi thấy cũng khoái vì thú thực lên trên này không có chỗ xả lắm lúc cũng thấy bức bối lắm. Có nó giúp mình thì còn gì bằng.
|
Trưa và chiều hôm đó chỉ có hai đứa tôi đi ăn cơm. Cô Khánh nhà ăn nói anh Trúc dặn hai đứa ăn luôn phần cơm của anh. Anh đi ra Hà Nội chơi không về. Bình thường cô Khánh quý bọn tôi lắm, cô luôn dành nhiều đồ ăn cho chúng tôi nhưng hôm đó anh Trúc lại nhường luôn phần cơm của anh nên khá nhiều. Hai thằng ăn không hết nên mượn nồi của nhà bếp mang cơm về nhà. Đứa khác thì không bao giờ được mượn nồi của nhà bếp nhưng với hai thằng tôi cô Kanhs lúc nào cũng ưu ái hơn. Buổi tối ăn cơm xong hai thằng vẫn theo thói quen đi dạo từ trong khu ký túc xá ra ngoài đường phía cổng trường SP Ngoại ngữ. Thằng Quang rủ tôi đi vào khu miếu ở giáp trường SPI và trường tôi. Không biết bây giờ ngôi miếu ấy còn không mà ngày đó Nó tồn tại nơi đó từ bao giờ cũng không rõ. Nhà cái Hoài lớp tôi ở gần ngay khu miếu ấy. Nhà nó có nghề làm mì sợi. Những năm đó mì sợi khá phổ biến. Mì sợi luộc, mì sợi nấu, mì sợi xào. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bao nhiêu thứ mà cũng không thấy ngán. Chắc do ngày đó mọi thứ khó khăn nên người ta không có cảm giác ngán hay là chán chứ như bây giờ mì sợi ngày đó mà nấu chắc chẳng có ai ăn.
Đến gần khu miếu thì trời cũng khá tối. Thằng Quang đi sát vào người tôi. Mặc dù cũng chẳng dạn hơn nó là bao nhưng nó đã dựa vào tôi thì cũng chẳng biết làm sao tôi cũng phải lên gân cho cứng rắn. Trong miếu hoang có tiếng sột soạt và có tiếng người. Thằng Quang giật mình tính chạy nhưng tôi giữ tay nó lại. Tôi cso cảm giác sợ nhưng lại tò mò. Có tiếng người rì rầm trong miếu. Tôi biết chắc là không phải người lễ vì hôm dó cũng chẳng phải mùng một hay ngày rằm gì nên chắc chắn là không phải người lễ. Bỗng tôi nghe tiếng của một người đàn ông:
- Cho anh đi Hoài. Mình gặp nhau lâu lắm rồi mà chưa bao giờ em cho anh cả. - Cho như vậy mà còn chưa vừa ý nữa hay sao. Anh muốn có chửa mới được à? - Tiếng đứa con gái nhỏ nhưng tôi và thằng Quang nhận ra đó là tiếng cái Hoài lớp tôi.
Bóng tối làm cản tầm nhìn chúng tôi nên cũng chẳng nhìn thấy gì cả ngoài những tiếng chùn chụt hôn nhau của hai người. Thằng Quang bấm tôi đi về nhà.
- Mẹ nó hứng đéo chịu được mà không nhìn thấy gì cả. Mình xử nhau đi Lâm. - Thích thì anh chiều. Nãy giờ cũng đơ hết cả người rồi đây.
Nó đè tôi lên giường hôn ngấu nghiến, tay nó tự động lần xuống chỗ cần nắm. Thằng này chắc hôm nay nghe thấy tiếng của hai người kia hứng quá hay sao mà nó nhiệt tình hơn mọi khi. Nó vừa nghịch của tôi vừa rên lên khe khẽ:
- Ra đi Lâm, ra rồi còn làm tao sướng cái.
Cửa phòng tôi bỗng sịch mở. Hai thằng mải chơi quá nên không gài chốt cửa. Anh trúc bước vào:
- Hai thằng hôm nay ghê quá. Dám đè nhau ngay trong ký túc xá à. Anh đưa chúng mày lên bảo vệ nhá? - Anh đưa đi, em hết chịu nổi với thằng này rồi. Anh đưa nhanh không là em ngất bây giờ đấy.
Tôi quay ra nói với anh Trúc. Tôi biết tính anh hiền lắm chẳng bao giờ anh lại làm hại tôi bao giờ đâu.
- Hai thằng đứng dậy, mặc quần áo đi theo anh. - Anh làm thật hả anh Trúc? - Thằng Quang hình như thấy sợ. _ Đi với anh mau lên.
Tôi mặc quần áo đi theo anh. Qua phòng anh, anh nói:
- Vào đây.
Hai chúng tôi cùng bước vào theo anh. Thì ra anh đi ra Hà Nội thăm ngườ nhà, anh có đem về cho chúng tôi ít thịt gà. Đang tính qua phòng tôi để gọi qua ăn thì anh bắt gặp chúng tôi đang nghịch nhau. Ba anh em ngồi ăn gà với miến anh mang về. Ăn xong cả ba quay ra nghịch lẫn nhau. Lần đầu tiên tôi thấy anh Trúc bộc lộ cá tính của mình. Anh chăm sóc hai thằng thật cẩn thận. Thằng Quang chỉ được một lúc đã chịu không nổi. Nó gầm lên và phóng ra những tia sinh lực tràn trề. Tôi chịu dai hơn nó vì dù sao cũng quen với mấy việc đó. Anh Trúc lắc đầu với tôi:
- Thằng ranh ra mau đi, anh mỏi tay lắm rồi đấy.
Anh cũng không khá hơn thằng Quang bao nhiêu. Nó chỉ nghịch một chút anh đã phóng phèo phèo. Tôi thấy hai người đã đạt đến đích thì cũng cố gắng ra cho có phong trào. Thằng Quang nằm thở hổn hển nói với tôi và anh Trúc:
- Thằng Lâm to như vậy mà yếu quá. Làm mãi mới chịu ra. Em chỉ một lúc là xong rồi.
Nghe thằng Quang nói vậy tôi biết là nó chưa gần con gái thật. Và với nó việc sinh hoạt như thế này cũng chưa trải qua nhiều lắm.
- Thằng này sai bét. Mày chưa biết rồi. Đàn bà nó khoái những đứa nào càng dai nó càng thích. Như mày mà không điều chỉnh lại là con gái nó đá mày bất cứ lúc nào đấy.
Thằng Quang lần đầu học được một bài học về cách làm đàn ông. Về phòng nó cứ băn khoăn hỏi tôi mãi về cách kìm mình như thế nào thì đàn bà, con gái mới mê. Tôi đùa với nó có gì cứ qua anh Trúc học là nhanh nhất, anh ấy có vợ rồi nên kinh nghiệm chắc chắn là nhiều. Không ngờ thằng này khờ thật. Nó tìm đến với anh Trúc thật. Lúc sau này đi đâu cũng có ba anh em. Chúng tôi thường trốn ra khu cánh đồng cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm cuộc sống. Học hành kỹ như vậy mà đến tận lúc về quê thằng Quang mới có dịp thực hành trên cơ thể của một cô gái nơi quê nó.
|
Ngày tháng trôi qua nhanh, chẳng mấy chốc mà đến kỳ nghỉ Tết. Chúng tôi rạo rực về quê. Đường về quê tôi không xa, nhưng do phương tiện giao thông ngày ấy chậm chạp lại khó khăn nên về quê cũng là một điều hết sức nhiêu khê, phức tạp. Ngày ấy đi tàu hay đi xe cũng đều phải sắp hàng mua vé. Hàng sắp đấy nhưng vé thì chưa chắc đã mua được. Ở bến xe, bến tàu nào cũng có hai cửa mua vé: cửa ưu tiên và của nhân dân. Sinh viên ngày đó được sắp vào hàng ưu tiên. Chỉ cần đưa tấm thẻ sinh viên ra là chúng tôi có quyền đứng vào khu vực ưu tiên và tiền vé giảm 50% so với vé thường. Nói nghe thì dễ như vậy nhưng để có được tấm vé lên tàu tôi cũng phải mất gần nguyên một ngày mới mua được.
Tôi về đến quê vào chiều tối ngày 29 Tết. Về quê muộn như vậy vì tôi còn mải lang thang với mấy đứa trong khu nội trú cùng mấy đứa dân Hà Nội. Tết bắt đầu từ 23 tháng chạp nhưng cho đến gần ngày cuối của năm tôi mới về được đến quê. Về đến bến xe tôi đã thấy anh Kinh ở đó hình như chờ tôi. Tôi hỏi thì anh nói vừa đi ngang qua nên ghé vào xem có ai quen về ăn Tết không thôi chứ anh cũng không biết ngày tôi về. Ngày đó không có điện thoại như bây giờ nên việc liên lạc với nhau cũng không dễ dàng chút nào. Anh đưa tôi về nhà ăn cơm trưa. Sau bữa cơm trưa, anh nói với tôi khi chỉ còn hai anh em trong nhà.
- Chị Hiên đi rồi mày ạ. Trước hôm đi chị có ghé qua đây gửi cho mày một cái hộp, tao cất trong nhà. Để tao đi lấy cho. - Chị ấy đi lâu chưa anh? Làm sao lại đi? Ở đó làm ăn cũng được mà. - Tao có biết gì hơn mày đâu. Chị ấy mới đi cách đây một tháng thôi. Tao tường mày biết. Hôm xuống đây gửi đồ, tao hỏi, chị ấy nói sau này hỏi mày thì sẽ biết. Tao cũng đang mong mày về để xem chuyện gì đây.
Tôi ngỡ ngàng không biết chuyện gì đã xảy ra. Chị nói tôi biết nhưng tôi có biết gì đâu. Từ khi lên Hà Nội tôi đâu có liên lạc được với chị nữa. Anh Kinh đi lấy cái hộp cho tôi. Hai anh em hồi hộp mở ra. Đó là một cái hộp gỗ nhỏ giống như một quyển sách dày. Trong hộp có một cái quần đùi, một sợi dây chuyền, một ít tiền và tận đáy hộp là một bức thư. Anh em tôi đọc thư mới biết rằng chị đã mang thai và chuyển đi nơi khác vì chị biết là nếu mang thai mà không có chồng thì chắc chắn kiểu gì chị cũng bị kỷ luật và đuổi việc. Chị ra đi trước khi mọi chuyện vỡ lở. Cổ họng tôi nghẹn đắng khi biết chị đang mang trong mình giọt máu của chính tôi. Chị nói không muốn làm ảnh hưởng tới tương lai của tôi nên chọn việc đi một nơi nào đó để chăm sóc cho những gì trong tôi có trong người chị. Lần gặp nhau trước khi tôi đi Hà Nội đã để lại một hình hài non nớt. Tôi thẫn thờ, anh Kinh động viên mãi mà tôi vẫn chẳng thể nào nguôi ngoai được. Cũng chẳng ai biết được bây giờ chị đang ở nơi đâu vì chiều ấy anh Kinh có ghé qua trạm bơm rồi phòng Nông nghiệp nhưng ở đâu cũng nhận được câu trả lời không biết. Họ chỉ biết rằng chị nộp đơn xin thôi việc rồi đi đâu thì cũng chẳng ai rõ. Tôi như mất đi một cái gì đó thiêng liêng nhất. Không biết con tôi là trai hay là gái nữa. Bao giờ con tôi chào đời, nó sẽ ra đời ở đâu? Tất cả cứ mù mịt trong đầu. Anh Kinh chở tôi về quê, động viên tôi nhiều lắm. Anh nói cứ ăn Tết bình thường đi anh sẽ cố gắng tìm hỏi thông tin về chị cho tôi sau. Tết năm ấy tôi như một người bệnh. Lần đầu tiên cái Tết đến với tôi một cách tẻ nhạt. Tôi mong cho mấy ngày Tết qua đi thật nhanh. Anh Kinh cũng chạy xuống nhà tôi mấy lần. Năm ấy tôi cũng không đi chơi đâu nhiều, chỉ loanh quanh trong nhà. Mấy đứa bạn đến chơi, tôi tiếp chúng nó một cách lạnh nhạt. Sau này tôi có nghe bọn nó xì xào là tôi mới đi Hà Nội có mấy tháng mà đã thay đổi, quên hết bạn bè. Bính luôn ở bên tôi những ngày đau buồn ấy. Với Bính tôi không dấu em chuyện đã xảy ra. Em cũng buồn lắm. Hai đứa có khi ban ngày thì đi nơi này, nơi kia một mình vì công việc riêng nhưng tối đến thì luôn ở bên nhau. NHững ngày ấy Bính là chỗ dựa tinh thần duy nhất của tôi. Nỗi đau thắt chặt lấy tim tôi, nó cứ nghẹn ngào mà không thốt ra thành lời được. Vốn là một thằng con trai mạnh mẽ nhưng đã không ít lần tôi gục khóc trong lòng Bính. Em động viên, an ủi tôi hết lời nhưng tâm trạng cũng chẳng khá hơn là bao nhiêu. Sống như đóng kịch càng khiến tôi mệt mỏi hơn. Tôi phải đóng kịch vì chuyện đó không thể cho bố mẹ tôi biết được. Hai đứa tôi đi về trên quê chúc Tết bố mẹ, ngoài mặt tôi vẫn cố gắng vui nhưng trong lòng thì ngổn ngang trăm mối. Bố mẹ cùng các chị vui lắm. Nhất là chị lớn, luôn hỏi tôi đủ thứ chuyện về Hà Nội, về cuộc sống sinh viên xa nhà. Tôi ngồi trên nhà cùng bố, thỉnh thoảng lại ra nói chuyện với chị. Bính thì vẫn trong vai trò của một chàng con dâu, phụ mẹ tôi nấu nướng. Bính luôn như vậy, mặc cho bố gọi lên nhà ngồi uống nước nhưng Bính vẫn lẻn xuống giúp mẹ. Tính Bính là như vậy, tôi biết nếu Bính không nấu nướng thì hình như sợ mọi người ăn uống không ngon.
Bố nói tôi là cuộc sống xa nhà có khó khăn thì cũng phải cố gắng giữ sức khoẻ. Bố nói tôi không cần tiết kiệm nhiều, cứ dùng tiền ăn uống cho đầy đủ. Bố nói tôi học hành vừa phải thôi còn pahir giữ gìn sức khoẻ vì bố thấy mắt tôi thâm quầng. Tôi động viên bố là tôi sẽ nghe theo lời bố, sẽ giữ gìn sức khoẻ. Bố đâu có biết tôi mất ngủ không phải vì chuyện học hành mà là tôi đang mất một giọt máu của mình, đứa cháu nội của bố mà không biết tìm nơi đâu. Nhưng chuyện như vậy làm sao tôi dám nói cho bố biết được. Bố càng nói chuyện tôi càng buồn. Lần đầu tiên tôi thấy bố đoán sai tâm lý của tôi. Nhưng thà như vậy đi chứ để bố biết chuyện thì tôi không đành.
Chiều hôm đó tôi và Bính đi về quê. Bố nói vài hôm nữa bố sẽ xuống thăm bố mẹ tôi dưới nhà. Câu chuyện dọc đường về giữa tôi nhạt nhoà gần như không có nội dung. Đêm nằm bính vẫn cuộn tròn trong lòng tôi nhưng những gì tôi làm cho em chỉ là nghĩa vụ. Tôi nghĩ là không nên làm cho Bính buồn nhưng thực tế cách xử sự của tôi lại làm cho Bính buồn hơn.
- Em biết là anh đang đau lòng, vào địa vị em thì em cũng như thế thôi. Anh dành tình cảm cho con nhiều em hiểu lắm. Em không thể giúp gì được cho anh. Giá như đó là gánh nặng thì em có thể chia sẻ được nhưng đây là chuyện tình cảm thì em không thể làm gì cho anh hơn được. Nhưng anh tin em đi, sợi dây vô hình về tình phụ tử kiểu gì cũng giúp anh và con gặp nhau sau này. Cứ để thời gian làm việc ấy. Anh có cố thì cũng không giải quyết được gì trong lúc này đâu.
Tôi biết là lúc này không thể làm gì được nhưng không thể nào gạt được những day dứt ra khỏi đầu. Mùng 6 Tết, tôi lặng lẽ đi lên trường chỉ nói với bố là tôi phải về trường để ôn thi. Lên trường tôi cũng chẳng biết sẽ làm gì trên đó những ngày còn lại nhưng tôi chỉ muốn ở một mình vào những ngày ấy. Tôi mệt mỏi với những vai kịch mình đang phải diễn. Tôi vốn là đứa thẳng tính, giấu mãi một chuyện càng làm tôi nhức đầu.
|