Đời Trai Bao
|
|
Còn nhiều trò quậy phá nữa giúp chúng tôi qua đi những ngày tháng học trò. Một trong những trò nghịch ngu dại nhất đó là đi phá phòng Lab. Ngày ấy trường tôi có một phòng lab, tức là phòng học nghe nhìn khá nhất trong khối trường Đại học lúc bấy giờ. Mỗi tuần chúng tôi lên phòng lab học hai buổi. Ở đó chúng tôi nghe băng và xem phim. Tất cả cũng là những tài liêu học tập thời bấy giờ thôi chứ không có nhiều phim hoặc các thứ ngoài luồng như bây giờ để xem. Cái mà chúng tôi khoái nhất đó là cạy những ngăn đựng băng cassete để lấy cuộn băng và rứt tai nghe đem ra ngoài. Chẳng lằm được cái gì cả. Cuộn băng thì có khi cho mấy đứa con gái trường khác chúng bận thành những củ ấu hoặc đơn giản là đem chăng thành rèm. Tai nghe thì lấy ra cũng đâu có làm được cái gì nhưng rứt thì cứ rứt chứ có vì mục đích nào đâu. Chẳng phải lấy để bán cũng chẳng phải vì động cơ phá hoại tài sản XHCN gì đâu. Nghịch thì nghịch, phá thì phá vậy thôi.
Những ngày tháng của năm học thứ nhất qua đi. Lại đến lúc chúng tôi cùng nhau về quê. Ngày ấy không có chuyện sinh viên đi Mùa Hè Xanh như bây giờ những những năm thứ hai, thứ ba thì chúng tôi phải đi về các vùng nông thôn. Về nông thôn vừa là để giúp đỡ nông dân cũng như đi để làm công tác đoàn, đội và học tập kinh nghiệm cuộc sống thực tế. Chúng tôi mới là năm thứ nhất nên chưa phải đi thực tế. Hè là phóng về nhà quậy cho đã.
Thằng Quang rủ tôi không về vội mà ra ngoài Hà Nội kiếm tiền. Ngày ấy sinh viên chúng tôi thuộc diện ưu tiên mỗi khi đi đâu đó. Phương tiện giao thông ngày xưa cũng kém lắm nên chuyện quanh các bến tàu, bến xe bao giờ cũng có một đội quân ăn theo rất đông. Họ móc ngoặc với cánh bán vé và cánh tài xế lấy vé tuồn ra ngoài bán lấy tiền chênh lệch chia nhau. Bến xa, bến tàu lúc nào cũng đông nghẹt những người năm, ngồi chờ mua vé tàu, vé xe. Nằm thì nằm đó nhưng chưa chắc đã mua được vé để đi. Cách nhanh nhất là bỏ tiền ra mua vé chợ đen thì mới đi nhanh được. Chúng tôi khi đi đâu cũng được xếp theo hàng ưu tiên và tiền mua vé chỉ phải trả có 1/3 hay 1/4 số tiên vé. Tôi cũng quên mất cái tỷ lệ ưu tiên ấy rồi. Nhưng chỉ nhớ láng máng là hình như ngang với vé dành cho thương binh.
Ở Hà Nội ngày ấy chỉ có hai nơi tập trung đông người nhất đó là khu vực ga Hà Nội, một bên là ga Hàng Cỏ còn ga bên phía Bắc gọi là ga Trần Quý Cáp. Ngoài ra xế xuống phía cuối đường Nam Bộ phía ngay đối diện với công viên Thống Nhất là bến xe Kim Liên. Bến xe nằm ngay phái đối diện với công viên, trước cửa rạp xiếc Hà Nội. Sau này người ta phá bến xe Kim Liên đi xây toà nhà gì đó giờ tôi cũng không rõ nữa. Ngày ấy vùng Giáp Bát còn được coi là vùng nông thôn. Ngay phái trước bệnh viện Bạch Mai ngày ấy bên cạnh đường tàu điện vẫn còn những ruộng rau muống nên vùng Giáp Bát là nông thôn rõ rệt.
Nghe lời thằng Quang, tôi cùng nó đi ra ga Hàng Cỏ và bến xe Kim Liên để xếp hàng mua vé, bán lại cho người đi xe kiếm lời. Chúng tôi đem đò đạc vào nhà Kim Anh ở ngay ngõ chợ Khâm Thiên để gửi. Tôi nói dối Kim Anh là hai đứa có việc đi lên Lạng Sơn, gửi đồ nhà Kim Anh đi cho tiện. Hai thằng chỉ đem theo một cái cặp cùng với mảnh ny lông to đùng lững thững đi ra bến xe Kim Liên. Chúng tôi trải Ny lông nằm ngay gần cửa bán vé để chờ đợi giờ mua vé. Mỗi đứa canh một cổng rồi lại gửi chỗ ở vài cổng khác. Nói chung là mỗi ngày mua được ít nhất cũng bốn, năm, hoặc sáu vé gì đó. Ngày đó vé trong và vé chợ đen chênh lệch nhau nhiều lắm. Hai thằng tôi kiếm ăn cũng được. Ngày đầu trôi qua nhanh, chúng tôi đã có rủng rỉnh trong túi ít tiền. Ngày thứ hai chúng tôi gặp chuyện. Số là chúng tôi xếp hàng mua được vé thì thường bán thấp hơn những người phe vé ngoài kia. Hơn nữa khi xếp hàng cùng mua vé những người đi xe họ biết là chúng tôi mua vé thật từ nhà xe bán ra nên khi chúng tôi bán lại họ thích mua hơn vì cũng sợ mua vé bên ngoài còn sợ vé giả nữa. Mấy mụ phe vé gườm gườm kiếm chuyện với hai thằng tôi. Trưa hôm đó tôi thấy một tốp mấy thằng ăn mặc gớm ghiếc xộc lại chỗ bọn tôi. Chúng lôi hai thằng ra ngoài khu vực bãi đậu xe. Một thằng mặt bậm trợn chỉ thằng mặt hai thằng tôi nói:
- Đại ca, đây hai thằng nhóc ranh này ở đâu xuất hiện mua vé bán tranh giá với bọn em đây. Đại ca cho ý kiến để em xử đẹp chúng nó. - Hai thằng mày từ đâu đến đây? - Bọn em là sinh viên, em mua vé đi nhưng chưa đi nên nhường lại cho người khác đi thôi mà. - Nhường cái con mẹ chúng mày à. Nhường gì mà ngày mua tới mấy vé rồi còn nhường cái gì. Chúng mày tính làm trùm ở đây hả?
Tôi ngờ ngợ giọng nói của lão đàn anh. Có gì đó quen quen. Tôi ghé tai lão ta:
- Anh ơi, anh ra ngoài này chút em có chuyện nói với anh. - Lão ta cũng dễ dãi đi theo tôi - Anh quên em hả? - Mày là thằng nào mà nói tao quên mày? - Anh còn nhớ ở ga Hàng Cỏ năm ngoái không? Anh em mình gặp nhau rồi mà anh lại quên em? - Gặp bao giờ? - Cái đêm chị gì dắt anh đến gặp em. Em nằm trong nhà chờ đó. Anh em mình tình cảm với nhau thế mà anh quên em được.
Chính xác là gã. Tôi đã nhớ ra chính gã là người làm tôi ghê sợ. Hôm đó trời tối nhưng cũng may là tôi đã nhận ra giọng rất đặc biệt của gã nên cứ đánh liều bắt chuyện theo kiểu ấy. Thế mà cũng may, chính gã là gã đàn ông năm trước đã say mê với thằng nhóc của tôi.
- Mày đó hả? Anh không bao giờ nghĩ là gặp lại mày đâu. Anh kiểm tra chút xem đúng không nào.
Nói rồi chẳng chờ tôi có đồng ý hay không, gã đưa ngay bàn tay hộ pháp bóp chặt thằng nhỏ khiến tôi cảm thấy đau điếng.
- Đúng mày rồi. Anh sao quên được cái này. Mà sao giờ đi đâu lại ở đây?
Tôi kể cho gã nghe chuyện tôi đã vào học ở trên Hà Nội đã được một năm, giờ tranh thủ trước khi nghỉ hè kiếm chút tiền về quê. Gã dắt tôi quay lại đám đông đang vây quanh thằng Quang.
- Người quen rồi bọn mày ơi. Thằng em này ở dưới quê. Lâu lắm không gặp, nó lớn quá nên nhận không ra. Không có chuyện gì đâu. Có gì xin giải thích với anh em sau. Nó là người quen cả thôi. Thôi giờ giải tán. Hai thằng đi theo anh.
Thằng Quang chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra nhưng cũng đi cùng tôi và gã trùm đại ca. Gã lôi chúng tôi ra cửa hàng ăn uống Khâm Thiên ngay đầu phố Khâm Thiên chỗ ngay gần đường tàu mé đường Nam Bộ. Nơi đó ngày xưa có cây bàng lớn lắm đứng ngay ngã tư, đối diện với cửa hàng ăn uống Khâm Thiên. Nói chung ngày ấy cái gì cũng theo chế độ quốc doanh. Cửa hàng nào lớn cũng thuộc về nhà nước hết. Những nhà tư nhân có mở hàng để bán thì cũng nhỏ nhẹ khiêm tốn còn chủ yếu vẫn tình trạng buôn gánh bán bưng qua ngày. Vài cái ghế, vài cái ly, bình trà đặc, vài hũ kẹo.. thế là đã thành một gian hàng sống qua ngày rồi.
Lôi hai đứa vào trong cửa hàng, lão gọi mỗi người một tô phở đặc biệt và hẳn một con gà luộc vàng ươm. Lão hỏi tôi lần trước gặp gã rồi sau khi đó gã quay alij tìm thì không thấy hai đứa chúng tôi đâu nữa. Tôi nói dối lúc đó tàu đến nên chúng tôi đã ra ga để về quê. Lão véo mặt tôi:
- Nỡm! Làm cho người ta nhớ muốn chết. Lúc ấy không đưa vé vì muốn còn phải ở lại mau vé thì còn gặp lại được, ai ngờ đi mất. Tìm đâu cũng không thấy. Ngày đó nói là sẽ ra Hà Nội buôn vé thế mà giờ đây đi làm sinh viên cơ đấy. Mà sao chú em này thấy khác ngày xưa quá? - Không thằng này là bạn em, nó đang học cùng em. Còn thằng năm ngoái nó ở quê chứ không đi học. - Vậy là hai thằng tính làm thêm trước khi về quê nghỉ hè hả? - Vâng kiếm thêm một chút chứ về quê thì cũng có làm gì đâu. - Giờ hai đứa ở đâu? - Bọn em ngủ ngay bến xe chứ có chỗ nào đâu. - Khổ thân chưa? Vậy tý nữa anh đưa hai đứa về nhà trọ chỗ anh ở cùng.
Nói là làm, ăn xong gã đưa hai thằng về khu nhà trọ. Nhà trọ ấy nằm ngay phía sau bến xe Kim Liên. Nói chung đó là một khu nhà tồi tàn. Nó thường dành cho cánh lái xe liên tỉnh lên Hà Nội ngủ qua đếm, cánh phe vé hoặc vài người bán hàng rong quanh khu vực mấy bến xe, bến tàu mướn qua đêm hoặc cũng có trường hợp thuê lâu dài như gã cùng vài thằng đàn em. Dân đi đường ít ai vào đây ngủ lại qua đêm. Chủ yếu họ nằm ngay tại mấy cái nhà chờ, nhà bán vé của bến xe, bến tàu mà thôi.
Phòng gã thuê cũng không rộng lắm. Căn phòng kê được hai cái giường đơn không ra đơn, đôi không ra đôi. Có một cái nhỉnh hơn một chút nhưng cũng chưa tới mức giường đôi. Tôi đoán đó là giường của gã. Còn cái giường bên kia chắc là dành cho một tay đàn em nào đó. Gã bảo chúng tôi ngồi nghỉ ngơi. Gã nói cứ ở tạm đấy cùng gã rồi chuyện mua vé, bán vé, gã sẽ sắp xếp cho. Về phần tôi thì cũng chẳng có gì đáng nói, thằng Quang thì vẫn chưa thấy yên tâm. Nó nói với tôi:
- Mày biết lão này à? Biết như thế nào? Có tin tưởng được không? - Mày nghĩ tao với mày là ai? có gì mà tin hay không tin? Hai thằng trên răng dưới dái có gì đâu àm mất. Mày cứ yên tâm đi. Không sao đâu. Có chỗ nghĩ là sướng rồi.
Đêm ấy gã nói thằng đàn em sang phòng khác ngủ vì hai thằng chúng tôi sẽ ở lại đó cùng gã. Đi ăn tối về xong gã bảo chúng tôi đi ngủ sớm vì sáng sẽ phải dậy sớm ra mua vé. Tôi có hỏi chuyện xếp hàng, xếp lốt. Gã nói cứ ngủ đi, sáng mai ra bến là có chỗ. Gã còn nói chúng tôi phải tranh thủ chạy ra cả ngoài ga Hàng Cỏ mua vé nữa mới được nhiều. Tôi cũng chẳng buồn hỏi lại nhiều. Gã bảo tôi lên giường gã ngủ còn thằng Quang nằm giường bên kia. Đêm ấy gã cứ nhồi lên, nhồi xuống. Gã khát khao ngụp lặn như đứa trẻ khát sữa lâu ngày vậy. Gã rên hầm hầm chứ không nhỏ nhẹ như cái đêm ngoài ga nữa. Thằng Quang nằm bên kia chắc cũng biết chuyện, hình như cu cậu không ngủ được. Tôi thấy nó cứ trở qua, trở lại.
|
Gã tên thật là Tiến, người quê gốc Nam Định. Ngày trước khi lên Hà Nội, gã đã từng làm phe vé ở ga Nam Định một thời. Nhưng xứ đó ở xa trung tâm quá, khách hàng không nhiều. Nói chung cũng đủ sống qua ngày dư giả một chút. Gã không muốn chỉ dừng lại ở mức đủ ăn nên lân la lên Hà Nội lập nghiệp. Thời gian đầu cũng khá vất vả. Gã phải làm cấp dưới của cấp dưới cho đại ca đến 2-3 năm gì đó. Nhưng nhờ cái bản tính khéo léo, mềm mỏng nên chẳng mấy chốc gã cũng được lòng tin của đại ca. Gã có cái tài là biết phục vụ các đại ca mỗi khi bí bách về kinh tế. Nhờ có số vốn đem theo từ Nam Định lên gã giải quyết giúp đại ca những lúc khó khăn tạm thời. Những lúc khó khăn ấy là lúc các nhân viên phòng vé bị thuyên chuyển phải mất thời gian mới móc nối được với những nhân viên mới. Dần dần gã được giao cho quản lý tài chính cho cả nhóm. Chẳng mấy chốc gã lấy lại đủ số vốn đã đầu tư ra lúc trước. Năm ngoái, trong một vụ ẩu đả tranh địa bàn khu vực ga Hà Nội, đại ca của gã bị bắt và tạm thời đi nghỉ mát trong bốn bức tường trại giam. Gã được nhận chỉ thị là tạm thời thay thế đại ca trong lúc đi vắng. Giới giang hồ tuy vậy nhưng cũng có những luật lệ riêng. Một lời của đại ca nói ra là mọi người đều phải tuân theo bất chấp người đó có thích hay không. Việc gã lên thay cho đại ca cầm quân cũng không phải ai cũng thích, trong đó có những người phản đối nhưng tất nhiên chỉ phản đối sau lưng.
Cuộc đời gã sang trang mới. Gã cũng biết cách đối nhân xử thế nên dần dần đám người phản đối gã lúc trước cũng tuân thủ gã như một đại ca chính thức. Cộng với cách gã quan hệ với những quan chức từ bến trưởng bến xe, các phòng ban và cả khổi cảnh sát quan khu vực nên giờ băng phe vé của gã có điều kiện sống thoải mái hơn. Gã không theo phương châm của đại ca tiền nhiệm là lấy bạo lực làm đầu, gã lấy nhu thắng cương. Rất ít khi gã manh động với các đối thủ. Gã tìm mọi cách mềm mỏng để giải quyết công việc. Tôi là một trong số may mắn khi dám đứng ra mua vé, bán vé ở trong địa bàn của gã quản lý. Nếu như còn thời đại ca trước chắc chắn chúng tôi đã bị nhừ đòn và bị lột hết sạch các thứ ngay từ khi bén mảng đến địa bàn của gã hoạt động. Gã nhận chúng tôi ở lại và chúng tôi không mất công xếp hàng chầu chực ở các quầy bán vé nữa mà việc xếp hàng đã có người khác lo. Đến giờ bán vé chúng tôi chỉ chạy ra và chìa cái thẻ sinh viên cho người bán vé đối chiếu khuôn mặt trên đó là lấy được vé rồi. Nói chung là mọi thứ thuận lợi. Việc bán vé tôi và thằng Quang cũng không phải lo nữa. Có người bán vé và đưa tiền về nộp lại cho gã. Gã không trích phần trăm của chúng tôi mà cho chúng tôi giữ hết.
Nói chung nhìn gã cũng không đến nỗi nào. Gã có khuôn mặt nói chung là cũng thuộc diện dễ nhìn, giọng nói gã mềm, ấm chứ không nhéo nhéo nên cũng không mấy gì lộ diện. Chỉ có những người từng tiếp xúc sâu với gã mới biết được gã là một thằng đàn ông mê giai mà thôi. Gã kể rằng gã mê trai từ cái thuở còn là một thằng thanh niên 15 tuổi. Gã tốn không biết bao nhiêu tiền cho trai để đổi lại những cuộc vui với họ. Nói cuộc vui nhưng cũng chỉ là sờ soạng bên ngoài chứ thực chất là không có sex như sau này. Khi trưởng thành, gã càng mê trai nhiều hơn. Gã luôn khao khát có được một người đàn ông cho riêng mình, nhưng đó là một ước mơ viển vông. Không ai chấp nhận sống chung với gã như gã mong muốn. Gã chỉ biết có một cách duy nhất là bỏ tiền ra để mua những cơn khoái lạc từ đàn ông. Không ít kẻ cũng lợi dụng gã để lừa tiền, cũng may ông trời cho gã khả năng kiếm tiền tốt nên gã vẫn có đủ tiền để cung phụng và cho các gã đàn ông khác lừa. Một lý do nữa để gã có thể có đủ tiền cho người khác lừa vì chủ yếu gã hay kiếm những người đàn ông khó khăn cùng tầng lớp với mình để mua bán nên cũng không tốn kém bao nhiêu. Gã quan sát và biết các bác xích lô, ai là người thiếu thốn, ai là người gã có thể đề nghị trao đổi được. Cái lý do mà gã bỏ quê lên Hà Nội lập nghiệp phần vì gã muốn có điều kiện để phát triển kinh tế hơn, phần nữa gã cũng không chịu được áp lực gia đình và xã hội, người ta gọi gã là đồng cô khi còn ở Nam Định mặc dù chưa bao giờ gã theo những người hầu đồng. Ngày ấy người ta gọi tất cả những ai có sở thích thích đàn ông là đồng cô chứ không phải riêng những người có tính cách ẻo lả, đồng bóng.
Gặp lai tôi, gã mừng lắm. Gã hầu như không cho tôi làm việc gì. Mọi việc có đàn em gã lo hết. Tôi chỉ có việc chạy ra, chạy lại mấy cái bến xe, bến tàu lúc thì đưa thẻ sinh viên lấy vé, lúc thì thay mặt gã thu tiền từ đám đàn em. Gã cũng mê thằng Quang nhưng không bao giờ thằng Quang cho gã động vào người nó. Nó nói với tôi là nó thấy ghê tởm lắm với những người như vậy. Nhưng nó cũng không lên án tôi vì những việc tôi làm. Nó biết nếu tôi từ chối nữa thì lẽ dĩ nhiên chúng tôi sẽ không được trọng dụng ở đó nữa. Nó nói với tôi cần phải tranh thủ kiếm thêm tiền trước lúc về quê. Tôi cũng đồng ý với nó như vậy. Tiến tỏ ra khá hạnh phúc khi sống có tôi và Quang. Gã không bén mảng đến Quang từ sau hai lần nó khước từ. Gã vẫn nói rằng có một chồng thôi cũng đủ làm cho cuộc sống của gã hạnh phúc lắm rồi. Gã còn lý luận rằng nếu ăn cả hai thằng thì khác nào ngày xưa các cụ có câu "mía ngọt đánh cả cụm". Tôi chẳng thèm đính chính những điều gã đã nói ra. Tôi và thằng Quang chẳng phải là mía một cụm, hơn nữa tôi cũng chưa lần nào xác định là chồng gã cả nhưng gã thích thì cứ để cho gã nói. Suy cho cùng tôi cũng chẳng mất mát thiệt thòi gì trong cái phi vụ giao dịch này giữa tôi và gã. Tôi đâu phải là con gái, đàn bà mà sợ rằng mất trinh. Cái chữ trinh của tôi nó mất từ thời tám hoánh nào rồi. Có chăng chỉ là vài ngày tôi phải cho gã uống sữa một lần mà thôi. Mà cái sữa đó cũng được hình thành từ những bữa ăn ê hề thức ăn mà gã đã bao chúng tôi. Tôi chẳng mất cái gì mà hơn nữa cũng là cách mà tôi giải phóng năng lượng sau những bữa ăn ngon lành cộng với những lon bia mát rượi. Tôi chẳng biết mình suy nghĩ như vậy có đúng hay không, có phải là mình đang lợi dụng gã hay không nhưng lúc đó tôi gần như sống bản năng. Tôi cũng chẳng biết cảm giác của gã như thế nào mỗi khi gã ngậm chặt khúc thịt của tôi trong miệng lão. Tôi chỉ biết làm đúng cái bản năng của con đực mách bảo, cứ nhằm đúng cái đích mà đi đến. Có những khi gã chịu không nổi, nôn oẹ mà vẫn chẳng chịu rời khúc thịt nống hổi của tôi. Gã không cho tôi phóng ra ngoài mà gã đón nhận nó, thưởng thức trọn vẹn những dòng sinh lực của tôi. Gã nói rằng uống thứ đó là bổ nhất, còn bổ hơn nhiều so với các thứ khác như sâm, quy, hoặc giời đất các thứ gì khác nữa. Tôi không biết nó bổ béo tới đâu nhưng nếu có cho tôi tiền mà bảo tôi uống chắc chẳng bao giờ tôi dám. Gã cứ gạ chúng tôi ở lại đó đến hết hè sẽ làm được thêm nhiều tiền. Chúng tôi nói rằng sẽ phải về quê một thời gian. Gã bày vẽ cho tôi nhiều cách kiếm tiền khác sau này khi ở quê lên chúng tôi có thể vừa học vừa kiếm thêm tiền. Ậm ừ cho qua chuyện nhưng chắc chẳng bao giờ tôi theo những cách mà gã bàn cho tôi kiếm tiền. Gã muốn tôi ra ngoài ở. Gã muốn thuê cho tôi căn phòng để ở và học hành. Tôi biết là gã cũng sẽ về đó ở cùng tôi, chăm sóc cho tôi để vắt sữa tôi. Tuy nhiên không muốn để gã buồn tôi nói sẽ liên hệ với trường sau khi tôi lên nhập học trở lại. Tôi cũng hứa sau khi lên học tôi sẽ đến tìm gã. nhờ gã giúp đỡ khi có khó khăn. Gã trách tôi mãi về việc lần trước nói dối gã là người Thanh Hoá. Tôi khoả lấp cho qua vì đó là lần đầu gặp mặt hơn nữa cũng chẳng biết là có gặp lại gã hay không nên cũng nói đại cho xong chuyện. Gã đã khóc khi đưa tôi và thằng Quang lên xe về quê. Thằng Quang lên xe về Hưng Yên, nó đi trước xe tôi. Gã cũng buồn lắm. Cứ luôn miệng ước rằng một trong hai chúng tôi có thể ở lại cùng gã. Lúc tôi lên xe, gã khóc sụt sùi nhưng vẫn phải để cho tôi đi. Tôi phải hứa khi lên Hà Nội sẽ gặp lại thì gã mới chịu. Chuyến xe đó gã đưa tôi ra trực tiếp gửi cho lái xe nên cũng khá dễ chịu. Các lái xe ở bến xe hầu như ai cũng biết gã và lại có những mối quan hệ làm ăn nên tôi được đối xử như một thượng khách trong suốt chuyến đi.
|
Về đến quê tôi đi tìm Bính. Em đón tôi với một vẻ hết sức bình thường nhưng tôi biết trong lòng em vui lắm. Tôi tìm Bính không phải vì cảm xúc nhục dục mà tôi tìm em vì trong suốt thời gian tôi đi học, Bính vẫn thường xuyên qua lại gia đình và chăm sóc gia đình tôi như một người con thực sự trong nhà. Bính cũng sắp xếp ổn thoả cho gia đình anh và chị dâu tôi. Tạm thời chị đưa hai đứa nhỏ lên trên Lạng Sơn ở cùng anh. Chị vẫn ở nhà phụ mẹ tôi chăm sóc gia đình và công việc đồng áng. Chị nói khi nào thằng Luân hoặc tôi có vợ bấy giờ chị mới yên tâm đi lên với anh. Ông trời dường như thương mẹ tôi nên đã cho gia đình tôi một người con dâu tuyệt vời như vậy. Đã từ lâu tôi vẫn coi chị như chị gái trong nhà. Tôi quên chị là chị dâu. Bính thì khỏi nói, với chị từ lâu Bính đã là em trong nhà. Chị cùng Bính gánh vác công việc hai nhà, nhà tôi và nhà Bính. Chị muốn giới thiệu cô em họ bên nhà chị cho Bính. Cô đó tôi biết, ngoan, hiền và cũng đẹp người lắm. Cô ấy học xong cấp III nhưng ở lại quê hương làm kế toán hợp tác xã. Tuy làm kế toán nhưng cô gái ấy không quản ngại mọi công việc đồng áng. Đã nhiều lần chị tôi rủ cô gái đến cùng giúp gia đình tôi và gia đình Bính. Bính cũng quý cô gái ấy, nhưng mỗi khi chị tôi đề cập đến chuyện đi xa hơn mối quan hệ bạn bè, Bính chỉ cười:
- Ai người ta chịu lấy em hả chị? Em dạng cơ bắp, mồ hôi dầu, lam lũ thì em biết chứ còn làm công việc giấy tờ em đâu có biết. Chắc là tìm người khác hợp hơn cho cô ấy đi chị. Lấy em cô ấy sẽ vất vả lắm. Chị không sợ em chị vất vả sau này à? - Em xem, nó cũng đâu có nề hà công việc đồng áng đâu. Chị nghĩ chỉ cần hai đứa thực sự yêu thương nhau thì cũng đâu có gì xa cách nhau.
Nói chung là Bính cũng có cảm tình nhưng hình như em vẫn né tình cảm của cô gái dành cho. Tôi mới về đến nhà đã nghe chị Duyên nói:
- Chút nữa chạy đi gọi thằng Bính tối về ăn cơm chú Lâm à. Ngày nào nó cũng nhắc tới chú đấy. Anh em gặp nhau chắc nó vui phải biết.
Quê tôi, chị dâu cho dù thân với em chồng đến mấy cũng hay gọi các em bằng cô, chú chứ ít khi gọi nhau như anh chị em ruột. Tôi đã cố gắng làm bớt cái khoảng cách ấy nhưng chị là người rất có ý. Chị luôn gọi tôi bằng chú. Ngay Bính, chị cũng gọi bằng chú, chỉ khi có tôi với chị thì chị mới gọi Bính là nó chứ trước mặt bố mẹ thì lúc nào chị cũng gọi chú này, cô kia.
Bính nhìn tôi từ đầu đến chân và mỉm cười:
- Trông dân Hà Nội cũng không có gì khác mấy nhỉ? - Ai dân Hà Nội? - Ai chẳng lẽ là em? - Nếu nói vậy thì người Hà Nội về Hà Nội đây. Không dám ở Hải Phòng nữa đâu.
Tự dưng chúng tôi có kiểu nói chuyện nhầy nhựa như vậy. Nghe nó sến súa quá. Đêm đó nằm trong vòng tay tôi, Bính cứ sục mãi vào nách tôi. Bính nói để ngửi cho bõ những ngày xa nhau. Tôi làm bộ đẩy đầu Bính ra:
- Thôi tìm người Hải Phòng mà ngửi cho nó đúng mùi. Người Hà Nội sợ mùi không hợp mũi.
Bính chẳng thèm tranh luận với tôi. Dằn mạnh đầu xuống cánh tay tôi, Bính vòng tay qua ôm chặt vào vòng eo. Vậy là mọi chuyện lại hoà. Bính thú nhận với tôi rằng đã rất nhiều lần Bính cố tìm đến phụ nữ để tìm cái cảm giác lứa đôi như thế nào vì dù gì thì Bính vẫn phải lập gia đình, nhưng bao nhiêu lần Bính cố tìm thì là bấy nhiêu lần Bính thất bại. Bính lo lắng lắm, chẳng biết giải quyết việc đó như thế nào. Nếu như trước đây ai nói với tôi rằng người ta không có khả năng với phụ nữ chắc chắn là tôi sẽ không bao giờ tin, nhưng từ khi gặp Bính tôi biết đó là những tâm sự thật của em. Em nặng lòng với gia đình lắm, em cũng đã nghĩ kiểu gì rồi cũng phải có một gia đình nhưng sự thật phũ phàng đã cho biết rằng khó thể nào em vượt qua được cái khoản mà cặp vợ chồng nào cũng cần phải có. Càng nghĩ tôi càng thương em. Em mạnh khoẻ, đẹp trai, tốt bụng nhưng sao ông trời lại không công bằng như vậy. Tôi nghĩ ân hận với em nhiều vì những ngày xa nhau tôi chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện gìn giữ cho em. Em cũng hiểu tâm sự ấy nhưng vẫn động viên tôi rằng tôi phải là đàn ông, đừng bao giờ vì tình cảm yếu đuối mà mất đi bản lĩnh đàn ông. Em yêu tôi nhiều lắm nhưng không muốn giữ tôi cho riêng mình.
Trong thời gian ở quê, tôi cố gắng bù đắp cho Bính những thiệt thòi em đang phải gánh chịu. Suốt quãng thời gian ngắn ngủi ấy cả em và tôi ngụp lặn trong yêu đương. Tôi chỉ có thể dành một khoảng rất nhỏ thời gian của mình dành cho những người cũ. Hơn một tháng trời tôi gặp lại "chị Mến" được một lần duy nhất, Thuý gặp được hai lần, một lần hoàn toàn trong sáng, một lần chung đụng thể xác. Xuyến ngoài đơn vị pháo tôi gặp được một lần. Bính vẫn thường xuyên nhắc nhở tôi phải tranh thủ đi gặp bạn bè cũ trong những ngày ở quê nhưng tôi hạn chế đến mức có thể. Em không hề ghen với tôi nếu tôi đi chơi với những bạn cũ nhưng tôi biết sâu thẳm trong con tim khắc khoải của Bính vẫn có những lúc nhói đau. Tôi biết trong tất cả mọi lĩnh vực người ta có thể thoải mái chia nhau bất cứ thứ gì nhưng chuyện tình cảm, nhất là chuyện tình cảm lứa đôi thì chẳng mấy ai chịu chia sớt với ai. Bính chiều tôi nhưng tôi biết mình không có quyền làm cho em phải đau trong tim. Nỗi đau em đang gánh chịu đã là quá sức rồi, em còn phải đau với tôi thì thật bất công. Em nâng niu, chăm bẵm tôi suốt những ngày ở gần nhau. Chuyện của tôi và em cũng chỉ gói gọn trong quan hệ hai đứa. Không bất cứ một ai trong gia đình hoặc bạn bè biết được quan hệ thực sự của tôi và Bính.
|
Năm thứ hai đại học Thấm thoát vài ngày hè ngắn ngủi cũng qua. Gần ngày lên đường, tôi cảm thấy đã quen hơi với Bính. Mỗi đêm nằm ngủ không có em tôi đã thấy trằn trọc. Thế mới biết cái gì đó rồi cũng quen. Nếu như trước kia tôi không bao giờ nghĩ đến việc quan hệ với Bính như vợ chồng thực sự thì nay việc ấy là chuyện thường ngày. Tôi đã lại nghĩ đến việc ở nhà không đi học nữa. Nói không phải là thanh minh nhưng thực ra khi vào trường và biết là khoa chúng tôi đã bị cắt chế độ thực tập tiếng tại nước ngoài thì rất nhiều trong số chúng tôi đã không muốn học ở đó rồi. Chẳng mấy đứa chúng tôi muốn sau này ra trường đi làm ông giáo ở một nơi nào đó. Trong suy nghĩ của tôi, con trai theo ngành sư phạm có gì đó yếu yếu, tất nhiên là trừ bố tôi ra.
Bính phản đối quyết liệt với những suy nghĩ của tôi. Hai đứa tôi cãi nhau một trận không hề nhỏ. Cũng may mà có cuộc cãi nhau ấy mà tôi lại lên đường đi Hà Nội. Tôi thấy buồn lắm. Trong lòng tôi cứ nghĩ là chắc chắn là Bính đã không còn yêu tôi mặn nồng nữa. Có rất nhiều ý nghĩ lộn xộn trong đầu tôi. Cái cảm giác đó hình như còn có chút màu sắc ghen tuông. Tôi nghĩ có lẽ Bính đã có ai thay thế hình ảnh của tôi. Cuộc đời quả là oái oăm, có bao giờ tôi lại nghĩ rằng có ngày mình ghen vì nghĩ rằng Bính đã dành trái tim cho người khác. Lần đầu tiên trong đời tôi có cảm giác ghen với ai đó đang trong tim Bính.
Lên đến Hà Nội, tôi ghé qua nhà Kim Anh, mang cho cô bạn chút quà quê biển. Sau đó tôi đi tìm Tiến. Gã mừng ra mặt, ôm chầm lấy tôi. Đêm hôm đó tôi mặc sức cho gã vần vò. Không hưởng ứng cũng không phản đối. Gã cứ vục mặt vào mà tận hưởng tất cả những gì tôi có. Hôm đó vì trong lòng đang trống rỗng nên tôi cũng chẳng thèm tắm rửa gì cả. Tôi biết rằng cả ngày không tắm chắc chắn là khu vực đó nặng mùi lắm. Nặng hay nhẹ cũng chẳng liên quan đến tôi. Gã có vẻ thích thú lắm. Cứ để luôn cả khuôn mặt ập lên háng tôi. Trong đầu tôi vẫn chập chờn hình ảnh của Bính. Không một chút cảm tình với Tiến nhưng vì tôi đang trong tâm trạng khó diễn đạt nên việc duy nhất mà tôi có thể làm là đến với Tiến. Gã vẫn làm việc miệt mài mà không đem lại cho tôi sự sung sướng được. Bực mình tôi hất mặt gã ra khỏi háng tôi. Hất mạnh cho gã nằm vật ra, tôi đè lên người gã. Tay kia luột tất cả những mảnh vải còn lại trên người gã. Gã rú lên tỏ vẻ ngạc nhiên. Không chút nhẹ nhàng tôi túm cẳng gã banh ra, một tay tôi đút luôn cậu nhỏ vào nơi cửa mình của gã, không thèm kích thích, không cần nước bọt. Tôi làm luôn cái việc đàn ông vẫn làm khi muốn gieo giống và tìm cảm giác sung sướng. Gã rên lên hự hự. Hình như gã cũng đau lắm nhưng tôi chẳng cần quan tâm. Làm một mạch cho đến những tinh lực của tôi trút gọn vào người gã tôi buông thõng và nằm xuống giường. Gã chồm ngay người lên và nhìn sâu vào mắt tôi:
- Có phải anh không đấy Lâm? Hôm nay anh làm em ngạc nhiên quá. Em không ngờ Lâm của em lại tuyệt vời đến như vậy. Lâm ơi mình ở với nhau đi. - Ông điên à? Ai mà ở với ông được. Nói vớ vẩn!
Tôi nghe gã xưng em với mình mà thấy rợn cả xương sống. Gã đâu biết rằng tôi đến với gã chỉ là sự khoả lấp trống vắng trong lòng chứ còn người như gã sao có thể lấy được trái tim của tôi. Hôm sau tôi dậy sơm và chuẩn bị đi về trường. Gã có vẻ tiếc nuối lắm nhưng không thể dừng được bước chân tôi. Lúc đưa tôi ra tàu điện về Cầu Giấy, gã dúi cho tôi một nắm tiền. Tôi cũng chẳng khách sáo, đút luôn mớ tiền vào túi. Gã dặn đi dặn lại rằng nếu có thời gian thì ghé qua với gã. Gã vẫn đề nghị tôi chuyển ra ngoài ở, gã sẽ lo cho tôi đầy đủ. Tôi chẳng thèm chấp lời. Trong lòng tôi lúc ấy thật khó tả. Tôi buồn và nhớ Bính nhiều lắm, tôi vô cớ trút lên đầu Tiến những gì vô lý nhất của tình cảm lúc bấy giờ. Tôi biết là những gì tôi đối xử với gã là hoàn toàn không đúng vì lão đâu có lỗi gì. Lão chỉ làm theo những gì bản năng và trái tim mách bảo thôi. Gã cũng có quyền yêu đương và khát khao tình dục chứ. Tôi giận Bính và trút cả những bực dọc lên gã. Gã đâu có biết tâm trạng của tôi lúc đó.
|
Năm thứ hai của tôi bắt đầu bằng những chuyện không vui đại loại như vậy. Cái sự không vui ấy còn được tăng lên khi nhận lịch học tôi thấy có thêm môn Tâm lý. Năm thứ nhất học Âm nhạc thì thấy thoải mái và rất hay. Ngày ấy trường Sư Phạm ngoại ngữ thì môn Âm nhạc là một môn bắt buộc. Chúng tôi phải học ký xướng âm suốt cả năm đầu tiên. Môn đấy học cũng thú vị chỉ khố cho đứa nào không có giọng hát tốt thì cũng mệt vì giáo viên thường bắt lên xướng âm. Môn Âm nhạc là niềm vui của người này thì lại cũng là ác mộng với những kẻ khác. Môn ấy tôi qua một cách nhẹ nhàng với kết quả cũng tương đối tốt. Một môn phụ khác mà chúng tôi học ở năm thứ nhất đó là môn Triết học. Môn này thì nổi tiếng là khó chẳng phải từ thời tôi mà bây giờ tôi vẫn thấy nó là một trong những môn tiêu diệt sinh viên nhiều nhất. Giáo viên của các môn đó hầu hết là những người có tính man man, đứa nào học giỏi môn đó thì hầu như cũng man man mới có thể giỏi được. Môn Triết tôi cố lắm cũng chỉ đạt được kết quả suýt chết. Năm điểm đủ cho tôi vượt qua môn Triết mà không cần băn khoăn suy nghĩ nhiều gì về nó sau khi đã kết thúc môn học.
Năm thứ hai chúng tôi vẫn phải học tiếp môn Âm nhạc nhưng là phần âm nhạc thực hành tức là học cách sử dụng các loại nhạc cụ. Môn đó không bắt buộc, ai muốn thì đăng ký học. Kết quả không bị ghi vào bảng điểm sau khi tốt nghiệp. Ai theo học thì học còn ai không muốn thì thôi. Tôi thuộc dạng lười nên không học. Coi như có thêm thời gian để lang thang quậy phá. Nhưng môn học phụ thứ hai tôi cảm thấy ngán ngẩm đó là môn Tâm lý học. Môn đó chủ yếu là học về tâm lý lứa tuổi học sinh, nếu như vậy thì cũng hấp dẫn vì nó thiết thực cho nghề nghiệp tương lai. Nhưng môn đó tôi thấy oải vì nghe các khoá trước nói ông thày dạy môn ấy tính nết đồng bóng lắm. Ông ta gọi sinh viên lên kiểm tra và thường cho điểm theo cảm tính. Ông ta mà ghét ai thì chắc chắn sẽ gọi lên bảng hành hạ mỗi buổi học. Mà nghe nói ông này giảng bài chán lắm. Sinh viên gọi ông ta là thuốc ngủ biết đi. Cái gì chứ cái khoản nghe giảng viên giảng bài chán thì tôi dễ bị ngủ gật lắm. Tôi hơi lo về môn này. Nghe kinh nghiệm mấy khoá trên nói rằng với ông này phải nên chú ý từ đầu, đừng bao giờ đi học muộn. Khi lỡ bị gọi thì cố gắng trả lời rành rẽ cho dù không hiểu gì cũng phải cố. Có thể câu trả lời chẳng mấy gì liên quan đến câu hỏi nhưng nếu nói có vẻ gãy gọn, văn chương một chút thì cũng có thể được cho qua.
Ngày đầu tiên của môn Tâm lý thì tôi được thực mục sở thị. Quả như lời đồn, ông này đồng bóng cũng không sai. Ai đời mới tháng chín mà ông ta đã quấn một cái khăn quanh cổ. Khăn đó không phải để làm ấm vì lúc đó đã lạnh gì, khăn đó dùng để trang trí. Nó hoa hoét, khá loè loẹt. Đó là bên trong còn bên ngoài thì ông ta khoác một cái áo choàng giồng như kiểu áo của Jame Bond vậy. Rõ ràng là điệu chảy nước ra. Trời nóng đi ngoài đường thì khoác áo dạ, vào trong lớp học cởi áo khoác ra thì đập vào mắt là ngay cái khăn thù lù ở cổ. Tôi thấy ông thầy này có tướng giống như những đồng cô nhiều hơn là tư thế của một ông giáo. Nghe nói ông ta tốt nghiệp ở nước ngoài về, giỏi lắm. Giỏi đâu không biết nhưng chỉ nhìn bề ngoài thì chắc chăn là tôi không có cảm tình gì với môn học này là cái chắc rồi.
Cũng bắt đầu từ năm thứ hai môn học chính của chúng tôi là tiếng Anh bắt đầu có giáo viên nước ngoài giảng dạy. Dạy khoá chúng tôi năm ấy là hai giáo viên người Nga, thày Dementi và cô Olga. Đại khái tên là như vậy chứ không biết tôi viết có đúng hay không nữa. Có được hai giáo viên nước ngoài dù là người Nga chăng nữa cũng là một điều tốt và khá hiếm cho khối trường có học ngoại ngữ như chúng tôi. Rất nhiều trường ngày ấy còn không có phòng lab nữa thì làm sao mà có giáo viên nước ngoài giảng dạy được. Lúc đầu nghe mấy thày cô đó cũng khó nghe lắm. Người Nga không có chữ H trong hệ thống chữ cái nên họ khi phát âm chữ H người ta chuyển sang thành âm của chữ KH. Nghe lúc đầu ngộ lắm, khác với những băng tiếng mà chúng tôi được nghe vì những băng học tiếng là từ người Anh chính cống.
Môn Tâm lý học tôi bắt đầu bằng cái tâm lý đã được chuẩn bị từ kinh nghiệm của các khoá trước. Tôi không ngồi mấy dãy bàn đầu, cũng không ngồi mấy dãy bàn cuối giảng đường mà ngồi khu giữa giảng đường. Tôi giả vờ như ngồi học rất nghiêm trang, mắt chăm chú quan sát giảng viên. Nói chung là tạo thiện cảm với ông thày khó tính này. Giả vờ nghe vậy thôi chứ thực ra nghe giọng ông ta chán lắm. Nó có âm kim nên hơi chói tai một chút cộng với những cái kiểu luyến láy lung tung thành ra rất khó mà vào được tai tôi. Chẳng thà là ông ta có giọng mái hẳn và cứ nói bình thường có khi còn có cảm tình và dễ chịu hơn là cái cách ông ta đang diễn trên bục giảng. Khó chịu quá mà biết làm sao được. Giáo viên là cha là mẹ mà nên họ nói gì cũng tốt nhất là giả vờ nghe để cho qua chuyện.
Vài tuần đầu trôi qua một cách êm thấm. Hôm ấy tôi bị ho từ đêm trước nên bị mất tiếng. Vào lớp học một lúc, tôi nghe thằng Tuyên ngồi dưới với chọc lên, nó muốn mượn tôi cái bút. Tôi nói với nó là không có, do mất tiếng nên giọng tôi cũng trở nên the thé.
- Tao không có!
Ác một nỗi nó lại không là tiếng khàn khàn của người mất giọng mà nó chợt bật lên the thé như giọng của ông giáo viên đáng kính đang say sưa trên bục giảng. Ông ta dừng lại:
- Anh chị nào vừa nói gì đấy? - Thưa thày, em vừa nói bạn Tuyên là em không có bút cho bạn ấy mượn thôi ạ. - Anh đang nhại giọng tôi đấy à? - Không ạ. Em bị mất giọng chứ không phải bắt chước thày đâu ạ. - Tôi biết các anh chị là sinh viên ngoại ngữ, khả năng ngôn ngữ cao lắm. Ốm à? Vậy mà tôi không biết. Tôi xin lỗi vì đã không quan tâm đến sinh viên. Thôi được, anh tên gì để tôi còn tiện xưng hô và theo dõi sức khoẻ của anh.
Vậy là đi tong. Lão đã đưa tôi vào sổ đen. Tôi sẽ bị lão quan tâm đến chết đây. Chợt thấy hoang mang trong lòng vì chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa.
|