Đời Trai Bao
|
|
Về nhà bàn với Loan, tôi quyết định cùng anh Kinh lên đường vào Lâm Đồng. Cũng chẳng hy vọng sẽ tìm được công việc ở đó nhưng tôi muốn đi xa một thời gian để cho đầu óc thoải mái và cũng nhân tiện thăm lại chị Hiên và con tôi. Loan có vẻ buồn nhưng cũng không cản tôi lên đường. Loan là như vậy, luôn tôn trọng những gì tôi quyết định. Việc tôi làm chỉ cần bàn với Loan là được. Những ngày tôi chuẩn bị đi Lâm Đồng cũng là ngày Loan chuẩn bị đi làm. Loan chỉ buồn với tôi vì đã mấy lần bố muốn tạo điều kiện nhưng lần nào tôi cũng thất hẹn. Tôi cũng biết như vậy nhưng phần thì không muốn làm bố khó xử phần nữa tôi cũng bắt đầu cảm thấy ngột ngạt vì những ngày đi làm theo kiểu công chức sáng đi chiều về. Lý do sâu thẳm trong lòng là việc đi thăm con thì tôi không hề hé cho Loan biết.
Tôi và anh Kinh lên đường vào một buổi chiều đầu thu. Chúng tôi đi từ Hải Phòng vào Sài Gòn bằng tàu khách Hạnh Phúc. Những năm ấy việc mua vé tàu Thống Nhất đường sắt rất khó khăn, có khi phải đăng ký đến hàng tháng cũng chưa chắc gì đã mua được vé. Nếu nhờ Tiến thì chắc chắn là sẽ được nhưng tôi không muốn phiền tới Tiến quá nhiều. Vả lại chuyến đi này tôi cũng chưa nói với Tiến. Tôi muốn đi một chuyến trước rồi về sẽ trao đổi cụ thể với mọi người sau. Chuyến tàu biển năm ấy tôi và anh Kinh đi có nhiều điều đáng ghi nhớ. Ngày ấy ở Hải Phòng có một đôi tàu biển chạy chở hành khách từ Hải Phòng đi Sài Gòn mỗi tuần hai chuyến. Tuy cũng phải xếp hàng chờ mua vé nhưng cũng không quá khó khăn như mua vé đường sắt. Tuy nói là dân đất cảng nhưng chưa lần nào tôi vào trong một khu cảng nào cụ thể, cũng có khi chạy vòng vòng quanh nhưng vào trong cảng thì lần đi Sài Gòn đó là lần đầu. Một hàng dài người xếp hàng chờ lên tàu trông như một con rắn lượn ngòng nghoèo. Nhìn con tàu đỗ ở bến thấy cũng choáng ngợp. Nó phải cao ngang với một toà nhà cỡ năm sáu tầng. Một cái cầu thang dài bắt từ dưới đất chạy lên khoảng tầng ba của thân tàu.
Ngày ấy vé đi tàu biển được chia làm ba hạng: hạng nhất. hạng nhì và hạng ba. Tôi và anh Kinh mua được vé hạng nhì. Vé hạng nhì tức là vé có phòng riêng, mỗi phòng có hai hành khách một người nằm giường trên và một người nằm giường dưới. Vé hạng ba là dành chủ yếu cho hành khách có nhu cầu đi lại. Vé đó không có phòng riêng mà chỉ có giường riêng. Một sảnh rộng của tàu được bố trí trên tầng ba trên đó có rất nhiều giường tầng. Khách được bố trí cho nằm mỗi người một giường. Số đông còn lại của hành khách đi tàu là cũng mua vé nói là hạng ba tuy nhiên là vé thấp hơn vé hạng ba thứ thiệt là vì họ không được bố trí vào toa giường nằm mà được phát cho mỗi người một cái chiếu một và muốn nằm đâu thì nằm. Họ nằm tràn lan ngoài boong tàu. Ngày đó tôi mua vé hạng nhì nên không biết hành khách hạng nhất nằm đâu. Mãi sau khi làm quen với những người hành khách đi tàu tôi mới biết được là phòng dành cho hành khách đi vé hạng nhất là khu buồng nằm chính giữa tàu nơi đó ít bị lắc nhất còn vé hạng nhì là những phòng nằm dài theo mạn tàu.
Tuy nhiên nằm ở trong phòng tôi cảm thấy ngột ngạt hơn nên thường lên trên boong tàu nới hành khách hạng ba vét để chơi cho thoáng. Cho dù là hành khách hạng nào đi chăng nữa thì trước khi lên tàu (tức là lúc mua vé) ai cũng phải đăng ký các bữa ăn trên tàu và trả tiền trước. Đến bữa ăn chỉ việc đi lên toa ăn ở tầng bốn, xếp hàng và nhận đồ ăn, khách có thể ăn ngay tại phòng ăn hoặc có thể đem ra ngoài boong ăn cho thoáng. Mãi sau này tôi mới biết tại sao rất nhiều hành khách từ chỗi mua vé ăn trên tàu khi mua vé. Tôi cứ nghĩ đơn giản là lênh đênh trên biển mấy ngày, mấy đêm mà không mua đồ ăn thì biết ăn ở đâu. Còn một điều hay nữa khi đi tàu biển là hành khách có thể đăng ký mua hai xuất ăn cho các bữa hàng ngày cúng được. Tuy giá vé ăn trên tàu biển có đắt hơn bình thường nhưng sau khi đi lại bằng nhiều loại phương tiện khác nhau tôi mới biết rằng vé ăn trên tàu biển là loại vé cung cấp chất lượng bữa ăn chất lượng nhất cho hành khách và nó còn rẻ hơn rất nhiều so với vé máy bay.
Nhưng thắc mắc của tôi về chuyến hải hành cũng dần được hé lộ. Tàu ra khơi với những háo hức của mọi hành khách. Chẳng mấy chốc nó đã ra đến phao số không. Nói là phao số không tức là để phân biệt với lãnh hải đất liền trực thuộc nước mình với lãnh hải quốc tế cái đó mọi người biết được là vì nghe thông báo trên tàu chứ thực tế thì có ai thấy cái phao nào nằm giữa biển mênh mông đâu. Từ trên cao tầng ba nhìn xuống biển chỉ thấy một màu nước xanh thẫm như màu mực. Sóng tung bọt trắng xoá dọc theo hai thân tàu. Tôi và anh Kinh rủ nhau lần mò theo các mũi tên chỉ dẫn đi khám phá con tàu. Trên tầng bốn là nhà ăn và cửa hàng giải khát. Nơi đó còn được gọi là Câu lạc bộ Thuỷ thủ. Nó cũng giống như những quán bar trên đất liền nhưng rộng rãi và thoáng hơn các quán bar ở đất liền. Khu nhà ăn ngoài giờ phát cơm hộp cho hành khách đi tàu cũng vẫn bán những đồ ăn khác dành cho hành khách. Leo lên tầng năm trên đó có một phòng chiếu phim kiểu như rạp chiếu ohim ở đất liền nhưng nhỏ hơn về kích cỡ. TRên đó còn rất nhiều thứ khác nữa. Có các cửa hàng bán đồ lưu niệm, cửa hàng bách hoá và cả một thư viện dành cho hành khách. Hành khách có thể đọc sách tại chõ hoặc mượn đem về phòng riêng để đọc. Con tàu thực sự là một thành phố thu nhỏ. Có đầy đủ các thứ dịch vụ phục vụ trên đó. Nếu ai muốn có những tấm hình chụp làm kỷ niệm thì cũng có thể đến phòng chụp ảnh và nhân viên ở đó sẽ theo hành khách đi chụp ở bất cứ chỗ nào trên tàu. Tôi cảm thấy khoái với dịch vụ chụp hình đó. Tôi cùng anh Kinh mượn đồ thuỷ thủ mặc và chụp mấy kiểu trên tàu. Trông chúng tôi giống như những thuỷ thủ chính cống.
Càng chạy ra xa tôi thấy trên tàu càng có nhiều người bắt đầu say sóng. Họ nằm ngả nghiêng khắp nơi. Tàu càng lắc càng say. Những chuyến đi sau đó tôi học được một kinh nghiệm để biết trước chuyến nào sẽ có nhiều người say và chuyến nào ít người say hơn. Những con sóng bạc đầu đánh ầm ầm trên biển không làm cho người ta say vì đó là sóng nổi, nó chỉ làm tàu lắc lư đôi chút vì chằng ăn nhằm gì với độ lớn của cả con tàu. Những khi thấy trên mặt biển là những con sóng trắng xoá chạy ầm ầm thì không có gì đáng sợ. Loại sóng làm cho người ta dễ bị say nhất vẫn là loại sóng ngầm. Dân đi biển gọi đó là sóng lừng. Mặt biển vẫn yên ả như bình thường chỉ thấy những vùng nước cáo, nước thấp trên mặt biển thì đó là khi những cơn sóng lừng bắt đầu hoạt động. Con tàu cứ bị nâng bổng lên và nhấn xuống những hố sâu. Nhìn mặt biển im lặng nhưng loại sóng này thực sự làm cho tàu bị lắc nhiều nhất. Nó nâng bổng tàu lên và hạ tàu xuống. Người ta thường say vì loại sóng lừng như thế này. Tuy nhiên say sóng còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Có những người bị say ngay lần đầu đi biển nhưng cũng có những người lại bị say những lần sau đó. Say sóng là một loại say rất khó chịu. Ruột gan người ta cứ cồn lên khiến cho đầu óc xê xẩm, nằm ngồi đều không yên. Say sóng khác hẳn với các loại say khác như say xe. Người say sóng luôn cảm thấy khó chịu ngay cả khi tàu đã hết lắc lư người ta vẫn cứ say. Chỉ khi nào chân chạm được đến đất liền mới là lúc cảm giác say hết hẳn. Cũng rất lạ khi còn ở trên tàu thì người ta say ngả ngốn nhưng khi đặt chân lên đất liền thì cảm giác say đó bỗng dưng biến mất hết.
Những người say sóng nằm vạ vật, đồ đạc vứt lung tung. Cả những cái vé ăn người ta cũng chẳng muốn giữ nữa. Ăn bao nhiêu sẽ bị nôn thốc nôn tháo ra ngoài hết nên người ta chẳng thiết ăn uống. Những người không bị say thì khác hẳn. Người không say sóng đi trên biển sẽ cảm thấy mình đói nhanh hơn. Một ngày có thể ăn đến bốn năm bữa vẫn cảm thấy mình đói. Lúc có những người say sóng tôi mới biết lý do tại sao nhiều người không mua vé ăn hoặc có những người mua hai lần vé. Những ai muốn ăn lúc đó không khó gì để có được những tấm vé ăn mà hành khách bỏ. Tôi và anh Kinh không bị say nhưng cũng chẳng lấy vé ăn của ai. Chúng tôi chỉ ăn đúng một ngày ba bữa theo vé đã mua. Để bớt cảm giác say, hành khách thường lần xuống dưới tầng ba nơi dành cho vé hạng nhất để nằm. Họ nằm dọc theo những lối đi, những hành lang giữa các buồng. Nhưng thuỷ thủ và tiếp viên trên tàu thường không cho họ nằm ở đó mà bắt buộc họ phải lên lại khoang hành khách hạng ba.
Trong số những hành khách bị say, tôi chú ý đến một gã đàn ông lớn hơn tôi mấy tuổi, chắc cũng gần trạc tuổi anh KInh. Tôi chú ý đến gã vì ngay lúc mới lên tàu, gã đã thao thao bất tuyệt nói cho mọi người nghe về kinh nghiệm đi biển. Chắc chắn gã là người đi tàu biển khá nhiều lần. Những điều gã nói đều đúng cả. Ai cũng há mồm nghe gã phổ biến kinh nghiệm. Thế nhưng chuyến đó gã lại là người bị say. Về sau tôi mới biết chuyến đó tàu của chúng tôi gặp phải áp thấp nhiệt đới ngoài biển nên mọi người say nhiều hơn. Có cả những thuỷ thủ và tiếp viên trên chuyến tàu đó cũng bị say. Gã nằm như một cọng rau héo. Cái miệng được viền quanh bằng bộ râu xanh rậm rì từng hấp dẫn người nghe thì giờ này chỉ còn nặng nhọc hé ra để thở. Cả cái thân hình vạm vỡ chia thành những khu riêng biệt giờ này cũng như nhàu nát ra. Cả người gã cứ dúm dó, co gập lại sau mỗi lần nôn quặn ruột. Gã cũng xuống khu tầng ba để nằm nhưng lại bị đuổi về khu tầng bốn. Thấy gã có vẻ mệt mỏi, tôi và anh KInh đã quyết định cho gã vào nằm trong phòng chúng tôi. Gã cảm ơn rất nhiều nhưng không chịu nằm lên giường mà chỉ yêu cầu anh em tôi cho gã nằm dưới sàn. Gã nói như vậy cảm giác chóng mặt bớt đi nhiều, nằm trên giường khiến gã thấy chóng mặt nhiều hơn. Tôi và anh Kinh đồng ý để gã nằm dưới sàn tàu mặc dù trong lòng cũng thấy ái ngại đôi chút. Tôi như một con thoi chạy đi chạy lại giữa các khoang hành khách và nhà ăn, lúc thì lấy cho gã ít sữa, lúc thì lấy cho gã những ca nước nóng. Cả hai ngày lênh đênh trên biển, bốn xung quanh chỉ có sóng và sóng cũng khiến tôi buồn. Tôi và anh Kinh thường mò lên kh tầng năm để xem những vật lưu niệm bán trên tàu và cũng có mua vé xem phim để cho bớt đi thời gian chờ đợi. Biển chỉ làm cho người ta say nhiều nhất khi chạy trong khoảng từ Đà Nẵng vào đến Quy Nhơn. Những hành khách dần bình phục lại. Khánh - tên gã say tàu - vẫn nằm ở phòng anh em chúng tôi. Gã đã có thể ngồi dậy trò chuyện cùng chúng tôi. Qua câu chuyện của gã mà thôi biết được rằng gã cũng đi về Lâm Đồng. Gã là một tên săn lùng loại trầm có từ những cây gió vốn nổi tiếng có nhiều ở mấy tỉnh cao nguyên. Tôi chẳng biết cây gió là cây gì và nó cho ra loại trầm nào nhưng cũng thấy hấp dẫn qua câu chuyện kể của Khánh. Mỗi năm Khánh đi từ Hải Phòng vào Lâm Đồng rất nhiều lần để mua bán cái loại sản phẩm quý hiếm đó. Khi hỏi tại sao Khánh lại chọn đường biển để làm nghề, Khánh cho biết rằng đi trên tàu biển an toàn hơn nhiều so với đi bằng các loại phương tiện khác. Sự kiểm tra không diễn tra thường xuyên như đi trên các loại phương tiện khác. Những người đi lại chuyên nghiệp trên tàu biển như Khánh đều có các nhân viên thân trên tàu. Họ sẽ bỏ qua những kiểm tra ngặt nghèo cho những người bạn hàng kiểu như vậy. Một điều thú vị nữa là đi tàu biển không mấy khi bị ăn cắp như đi trên tàu hoả hay xe khách vì hành khách vẫn nằm ngay trên tàu nên có ăn cắp cũng chẳng biết giấu vào đâu hoặc chạy đâu cho thoát giữa biển khơi như vậy.
Lên tàu nhờ có Khánh nên anh em chúng tôi chẳng gặp khó khăn gì khi về Lâm Đồng. Khánh đưa chúng tôi đi cùng, không mất công hỏi đường cũng như chẳng bị bác xích lô, xe ôm nào có thể lừa được chúng tôi một đồng nào. Thú thực nếu chuyến đi đó không có Khánh chắc chắn anh em chúng tôi cũng sẽ vất vả nhiều mà chưa chắc đã tìm được đúng nơi mình muốn đi. Xa cảng miền Đông là một sự choáng ngợp đầu tiên của tôi với đất phương Nam. Bao nhiêu những bến tàu, bến xe tôi đã đi qua cũng chẳng thể sánh với sự bề thế của bến xe miền đông. Sự màu mỡ, trù phú của mảnh đất phương Nam cứ trải dài theo mỗi quãng đường chúng tôi đi qua.
Đã vào đến Đà Lạt, thủ phủ của Lâm Đồng. Tôi còn nhớ lần đầu tiên toi thấy có nhiều hoa dã quỳ đến như vậy. Hoa mọc trên suốt con đường và lấp ló ở rất nhiều những mảnh đất trống. Ở ngoài Bắc cũng có hoa dã quỳ vàng rực nhưng chỉ là những mảnh đất hiếm hoi dọc đường sắt mới có chỗ cho laoaij hoa này mọc được vì nó thuộc diện quản lý của công ty đường sắt. Ở Đà Lạt, hoa dã quỳ mọc khắp nơi. Ngày đầu tiên thấy hoa dã quỳ tôi thấy hơi ngạc nhiên vì nó giống như hoa hướng dương tuy nhiên cái đài hoa của nó nhỏ hơn nhiều. Tôi cứ nghĩ đó là hoa hướng dương nhưng sau này mới biết đó là loại dã quỳ mọc hoang dã. Chằng khó khăn gì, Khánh đã được tôi và anh Kinh đến chỗ chị Hiên. Khánh hẹn sẽ trở lại tìm chúng tôi sau.
|
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt đến Sở Nông nghiệp Lâm Đồng nơi chị Hiên đang công tác khá gần. Thành phố này quyến rũ tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nét quyến rũ nằm ở những bông Dã Quỳ nở dại khắp nơi trong thành phố. Nó bung ra ở bất cứ góc nào của từng con phố, nó nhô ra từ sau những hàng rào sau những căn biệt thự, nó rở rộ trên những khu đất trống. Cái màu vàng rực rỡ của nó gây cho tôi cảm giác xốn xang nhưng yên bình lạ. Nét quyến rũ thứ hai của thành phố cao nguyên này chính là ở những nét kiến trúc độc đáo của từng căn nhà, từng căn biệt thự cả cũ lẫn mới. Thành phố này có nhiều nét giống với những con phố sơn cước tôi từng qua. Một thành phố không nhỏ nhưng lại không quá đông đúc, ồn ào. Vẻ lãng đãng của nó khi chiều xuống, sương mù nhẹ nhẹ đáp xuống từng con phố, từng con người khiến nó bảng lảng như ở một xứ không có thật trên đời mà chỉ tồn tại trong những miền cổ tích.
Chiếc xe ngựa rất đặc trưng gõ từng tiếng lọc cọc xuống nền đường lát nhựa đưa anh em chúng tôi đến Sở Nông nghiệp. Con đường Hùng Vương hình như là một con phố chính của Đà Lạt. Có rất nhiều những toà nhà của các sở ban ngành của Lâm Đồng nằm trên con đường này nhưng vẫn có rất nhiều khoảng đất trống xen giữa các toà nhà nên cảm giác như thành phố này giống những khu làng ở đâu đó. Sau khi trình bày với bác bảo vệ của Sở chúng tôi được đưa vào phòng khách ngồi chờ chị Hiên. Chỉ sau ít phút tôi đã thấy chị Hiên xuất hiện. Một cảm giác hồi hộp dâng ngập lòng tôi. Không có những nét thay đổi trên khuôn mặt cũng như vóc giáng của người tôi từng yêu quý. Thoáng sững sờ rồi chị cũng nhanh chóng vồn vã đón chúng tôi:
- Kinh, Lâm, sao lại tìm được đến đây? - Đường đi ở miệng mà chị?
Lát sau chúng tôi cùng đi về nhà chị nơi con trai tôi đang sinh sống. Chỉ một quãng ngắn từ cơ quan về đến nhà chị vì nhà cũng nằm trên con đường Hùng Vương. Xin các bạn ở Đà Lạt đính chính dùm tôi nếu trí nhớ của tôi không chính xác. Tôi nhớ căn nhà của chị nằm trong con hẻm 17 của đường Hùng Vương, một đầu ăn thông qua đường Phạm Hồng Thái. Đó là một căn hẻm lớn. Trong đó có rất nhiều căn hộ của các gia đình. Ở đây không có cảm giác chật chội như ở các thành phố lớn. Căn nhà nào cũng có những khoảnh vườn rộng và có rất nhiều loại hoa được trồng ở trong. Những bông hoa khoe sắc tràn ra từ những hàng rào hoặc vươn lên tận bậc cầu thàng bước vào nhà.
Căn nhà của chị Hiên khá rộng rãi. Nhà có rất nhiều phòng ngủ tuy nhiên rất gọn gàng, ngăn nắp. Hoa từ ngoài vườn tràn vào đầy cả phòng khách. Ngay trong gian phòng khách tôi đã thấy được hình con trai tôi cùng chị Hiên. Chỉ nhìn qua tấm hình tôi và anh Kinh đã nhận ra chính là con trai tôi. Vầng trán cao bướng bỉnh của thằng bé chẳng khác tôi. Một cảm giác xốn xang trong lòng tôi.
Đến khoảng năm giờ chiều, một chiếc xe kiểu như xe lôi ở dưới miền Tây dừng ngay trước cửa, trên xe có mấy đứa trẻ con, tôi nhận ra ngay con trai tôi trong số mấy đứa trẻ ấy. Cu cậu chào bác lãi xe và chạy ùa vào nhà. Thoáng sững sờ vì nhà có khách, cu cậu bẽn lẽn chào chúng tôi rồi chạy ùa vào với mẹ.
- Ai đấy mẹ? - Kia là chú Kinh, còn kia là chú Lâm. Con chào các chú chưa? - Con chào rồi. Chú Lâm có phải bố Lâm của con không mẹ? Sao chú lại cùng tên với bố con? - Chú Lâm là bố nuôi của con đấy. Chú là bố nuôi của con từ khi con mới sinh nhưng bây giờ con mới được gặp. - Con có được gọi là bố Lâm không mẹ? - Ừ con gọi bố đi.
Có gì đó thật rưng rưng và cũng thật xót xa trong tôi. Thằng bé là con tôi nhưng tôi lại không thể nhận rằng đó là con tôi. Tôi trở thành một ông bố nuôi bất đắc dĩ. Thằng bé nghe lời mẹ chạy lại chỗ anh em tôi. Kinh nghiệm ngày xưa các cụ dạy rằng những đứa trẻ không bố thường rất lanh. Con tôi sinh ra không có bố, không biết có phải như vậy hay không àm sao tôi thấy nó lanh lợi quá.
- Bố Lâm có biết bố của con đang ở đâu không? - Bố biết. - Sao mẹ nói bố đi công tác mà lâu quá không thấy bố về với con. Bố biết chỗ bố con ở, mai mốt nói bố con về với con nghe? - Ừ bố con sẽ về với con sớm thôi. Con có ngoan không? - Con được phiếu bé ngoan hàng tuần. Mẹ nói phải có nhiều phiếu bé ngoan thì bố mới về.
Nghe con nói mà tôi ứa nước mắt. Nó trèo lên lòng tôi, choàng tay quanh cổ tôi và gục đầu vào vai tôi. Tôi cảm nhận rất rõ sợi giây liên kết giữa tôi và thằng bé. Một kết quả của một tội lỗi ra chào đời. Đã bao ngày tôi mong đợi tiếng gọi Bố từ con tôi, nhưng nay cũng là bố mà là bố nuôi. Thật chua xót, thật ngậm ngùi. Sau bữa cơm chiều thì thằng bé gần như quấn lấy tôi và anh Kinh. Nó nhất định đòi ngủ với tôi chứ không ngủ với mẹ như mọi khi. Chị Hiên cũng để tôi ngủ cùng con. Nó liên tục hỏi chuyện tôi, hết chuyện này sang chuyện khác, tất cả những chuyện mà một đứa con nít có thể nghĩ ra được. Trước khi ngủ nó bắt tôi vừa xoa lưng vừa kể chuyện cổ tích cho nó nghe. Phải đến mấy câu chuyện nó mới ưng ý cho tôi kể. Lại một kiểu nằm sấp khi ngủ! Nó ngủ sấp nhưng tay vãn vòng qua ôm lấy lưng tôi.
Những ngày sau đó trừ lúc đi học ở lớp mẫu giáo, thời gian còn lại lúc nào thằng bé cũng quấn lấy tôi. Càng gần thằng bé tôi càng cảm thấy bối rối vì không biết phải xử sự ra sao. Lúc rảnh rỗi, chị Hiên đưa tôi và anh Kinh đi ngắm phong cảnh Đà Lạt. Đi là đi cho có chứ thực tâm là tâm trạng của tôi không chú ý lắm đến những nơi tôi đến.
Ba ngày sau Khánh đến tìm chúng tôi. Khánh trở lại phong độ, chững chạc chứ không như ngày tôi gặp Khánh trên tàu. Khánh đưa anh em tôi đi thăm nơi này nơi kia. Buổi tối rủ chúng tôi đi ăn bắp nướng Đà Lạt. Tôi không nghĩ một thứ đồ ăn bình thường lại có sức hấp dẫn đến như vậy. Cái se se lạnh của Đà Lạt về đêm khiến cho những trái bắp như dậy mùi hơn. Những hạt bắp ăn như béo hơn. Khánh đưa chúng tôi đi tìm thú vui tại Đà Lạt. Khánh không biết về quan hệ của tôi và chị Hiên chỉ nghĩ đơn giản đó là quan hệ chị em như tôi xưng hô với chị. Khánh không hề biết rằng giữa tôi và chị có một mối quan hệ thật đặc biệt. Khánh biết tôi có gia đình và có con rồi nhưng hiện tại tôi đang xa gia đình nên muốn giới thiệu với tôi tìm cảm xúc nơi các cô gái cao nguyên. Anh Kinh thích thú với chuyện đó nhưng tôi không mấy gì hứng thú. Tôi ngồi nhâm nhi những ly cà phê đắng nghét chờ đợi họ tìm lạc thú.
Khánh lại hiểu lầm về tôi, tưởng là tôi chung thuỷ với vợ nên càng ra sức lôi kéo tôi nhiều hơn. Tôi nói liều với Khánh rằng tôi không thích phụ nữ cho lắm. Không ngờ rằng câu chối quanh ấy của tôi lại dẫn đến kết cục mà chẳng bao giờ tôi mong đợi.
|
Cả tôi và chị Hiên cùng có nhu cầu nói với nhau chuyện gì đó nhưng chẳng ai biết bắt đầu ra sao. Anh Kinh có những lúc giữ ý đã đi chơi cùng với Khánh để cho tôi và chị dễ xử nhưng thực tế tôi và chị đều không biết bắt đầu câu chuyện như thế nào. Tôi vốn dĩ kiệm lời như mọi người vẫn nói. Chị cũng chẳng biết bắt đầu như thế nào thành ra những trao đổi giữa tôi và chị chỉ quanh đi quẩn lại là chuyện về tôi và gia đình. Chị biết tôi và Loan đã lấp gia đình và có con, việc đó thông qua anh Kinh. Tôi cũng biết là chị hiện đã ổn định cuộc sống ở thành phố cao nguyên này. Đây sẽ là quê hương thứ hai và có lẽ là cuối cùng của chị. Chị cũng giải thích cùng tôi là khi sinh con chị đã mạo muội lấy tên tôi làm tên bố cho con. Tôi không hề trách chị chuyện đó. Tôi cũng biết rằng con tôi cần có tên cha trong khai sinh. Con tôi vẫn được mang tên họ của tôi. Con tôi mang họ và tên đệm của tôi: Lương Thành Trung. Tôi ước gì có quyền công khai là cha của con tôi. Nhưng vào hoàn cảnh tôi lúc đó sao tôi có thể làm được. Tôi đã có Loan và con trai của tôi. Điều trùng hợp là hai con tôi cùng mang một tên như nhau mặc dù bây giờ ở nhà vẫn gọi con tôi bằng cái tên Cún Con. Tôi ước hàng ngày tôi có thể đi đón con tôi từ trường mẫu giáo về, kiệu con lên vai, ngắt cho con tôi những cánh dã quỳ vàng rực.
Thằng con tôi sau mấy đêm ngủ cùng tôi thì bắt đầu trở chứng. Nó nằng nặc bắt tôi vào ngủ với mẹ. Nó không còn con nít ở cái tuổi đòi mọi thứ bằng tiếng khóc nữa nhưng mặt nó không vui khi tôi và chị Hiên không chịu ngủ chung với nó. Nó cứ đi ra đi vào và ngồi lỳ ở bàn mà không chịu đi ngủ. Nó vẫn thắc mắc tại sao tôi là bố nó mà lại không chịu ngủ với mẹ như cha mẹ những đứa bạn nó vẫn làm. Tôi giải thích rằng tôi chỉ là bố nuôi nên không thể ngủ với mẹ nó được. Nó không cần biết bố nuôi nghĩa là gì chỉ biết rằng nó thích ngủ mà có cả bố lẫn mẹ. Thương con tôi hỏi ý kiến chị Hiên để ngủ chung với con cùng chị. Miễn cưỡng rồi cuối cùng chị cũng đồng ý. Tôi hồi hộp lắm khi lần đầu sau bao nhiêu năm được ngủ chung giường cùng chị. Thằng con nằm chính giữa cứ muốn kéo chúng tôi xích lại gần nhau. Tôi nằm đó cho đến lúc nó ngủ thì lại ra phòng khác ngủ. Nửa đêm thằng bé thức giấc và lại đòi tôi vào ngủ cùng. Thật là tiến thoái lưỡng nan. Cứ như vậy, tôi thường xuyên bị mất ngủ. Ban ngày con và chị Hiên đi làm tôi đều phải tranh thủ ngủ để đêm lấy sức chiều cậu con trai của tôi.
Anh Kinh vẫn say mê với trò phiêu lưu tình ái cùng Khánh. Anh Kinh rủ tôi đi chơi cùng nhưng thực tế tôi cảm thấy có lỗi, không phải có lỗi với vợ con mà có lỗi với chị Hiên và con của tôi. Những ngày ấy chủ yếu là tôi nằm khoèo ở nhà. Khánh thấy tôi từ chối trong lần giao lưu với con gái phố núi và sau đó lại ở nhà mà không đi chơi cùng hai người thì lại nghĩ rằng có lẽ tôi thuộc diện khác. Một hôm Khánh dẫn đến nhà tôi một sĩ quan quân đội. Qua giới thiệu của Khánh tôi biết anh ta là giảng viên ở Trường sĩ quan Đà Lạt. Thì ra Khánh lại hiểu lầm rằng tôi không thích phụ nữ vì tôi thích đàn ông. Chúa ơi, tôi không từ chỗi đàn ông trong những lúc muốn giải toả năng lượng nhưng như cách hiểu này của Khánh thì tôi lại là một con người khác hoàn toàn. Chàng sĩ quan võ bị Đà Lạt trông cũng khá điển trai. Nói chung vẻ đẹp phong trần của một người lính cũng hấp dẫn lắm nhưng dẫu sao tôi cũng phải giữ ý vì dù sao tôi cũng là trai có vợ rồi và hiện tại đang trong tình thế khó xử. Cháng sĩ quan đến chơi thường xuyên từ sau lần đầu Khánh dẫn đến chơi. Tất nhiên cả tôi và anh ta đều ở mức độ thăm dò lẫn nhau nên chúng tôi thường ngồi uống trà cùng nhau ở khuôn viên nhà chị Hiên.
Qua câu chuyện tôi biết anh ta cũng là một giảng viên tay ngang kiểu như tôi ngày trước. Anh ta tốt nghiệp trường Bách khoa sau đó được tuyển vào làm giảng viên ở trường này và chính thức thành một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp. Anh là người gốc Cần Thơ. Sự qua lại kiên nhẫn của anh dẫn đến tình cảm của tôi dành cho anh ta cũng không có nhiều mặc cảm. Có một điều duy nhất là tự dưng tôi có cảm giác như mình là người bị chinh phục thành ra đôi lúc tôi tự cười với bản thân. Từ một kẻ đi chinh phục giờ tôi thành kẻ bị săn đuổi bởi một chàng sĩ quan đa tình. Tâm, tên anh chàng sĩ quan, có thổ lộ với tôi rằng anh là người đồng tính. Anh biết tôi không phải là người như vậy nhưng dù sao anh ta cũng rất thích chinh phục tôi. Mọi suy nghĩ anh đều nói với tôi. Thật tội nghiệp cho anh ta, một con người đầy thành đạt nhưng lại vẫn luôn trong cảnh cô đơn chiếc bóng. Sống giưa môi trường quân ngũ, anh ta biết đâu đó vẫn có những quan hệ cùng chiều trong môi trường quân đội nhưng anh thì không dám bước qua cái giới hạn của sĩ quan và lính. Nhiều lúc tâm tư anh ta vẫn thường mơ mộng đeo đuổi một hình bóng của một cậu sinh viên mới nhập học, rồi anh lại mơ đến những người sĩ quan khác trong trường. Ai cũng an bài chỉ riêng anh vẫn ngụp lặn trong cuộc đời cố tìm cho mình một nửa mà vẫn không được. Anh ta nói rằng anh ta cảm nhận được tôi từ ngày đầu tiên mới gặp. Anh không cầu xin tôi phải dành cho anh những tình cảm anh mong muốn nhưng vẫn mong sao anh dành cho tôi một chút trong cả cuộc đời tôi. Anh chỉ cần tôi cho anh ta biết hương vị tình yêu là gì thì chỉ một lần cũng toại nguyện. Vẫn biết là có một lần thì sẽ có những lần sau nhưng sao tôi vẫn bị sa vào lưới tình anh ta giăng ra một cách công khai.
Những lần đi chơi dạo quanh những khu đồi thông vi vút ở Đà Lạt anh ta đã có tôi. Anh tận hưởng những giờ phút hiếm hoi đó để tận hưởng những gì từ tôi cho anh. Anh tỏ ra ủng hộ tôi rất nhiều khi tôi nó có khả năng tôi sẽ đưa vợ con vào lập nghiệp tại đất Lâm Đồng này. Những quan hệ mà anh đang có có thể giúp tôi kiếm được một chỗ làm tốt ngay tại trường sĩ quan Đà lạt nơi anh công tác. Biết rằng Loan sẽ không đồng ý với việc chuyển vào Lâm Đồng lập nghiệp, hơn nữa chính tôi cũng không muốn chọn vùng đất này làm nơi lập nghiệp cho mình vì tôi biết rằng như vậy sẽ khó cho tôi và quan hệ với chị Hiên và con trai tôi, tôi vẫn đẩy đưa đem lại cho Tâm nhiều hy vọng ở tương lai.
Sau một tháng lang thang ở nơi cao nguyên đầy nắng và gió tôi quyết định đã đến lúc phải trở về quê. Anh Kinh cũng không có ý định sẽ lập nghiệp tại đất Đà Lạt. Cho đến những ngày cuối tôi và chị Hiên mới có thể trao đổi được với nhau mấy câu chuyện cần nói.
- Cảm ơn Lâm đã cho chị niềm tin yêu vào cuộc sống. Chị cũng thành thực xin lỗi rằng đã lợi dụng để xin của Lâm một đứa con mà không cho Lâm biết trước. Chị yêu Lâm nhiều lắm nhưng dù sao tình yêu đó cũng phải chôn chặt nơi trái tim. Chị không có quyền trói cuộc đời của Lâm với chị và con được. Chị vẫn muốn được cất tiếng gọi Lâm là anh nhưng chúng ta còn nhiều khoảng cách lắm. Chị có thể vượt qua tất cả vì đã một lần chị chấp nhận vượt qua để có một đứa con cho tuổi già thì những chuyện khác thì không có gì khó khăn, nhưng chị không cho phé mình yêu cầu Lâm vướng vào những chuyện rắc rối của cuộc đời. Lâm còn cả một tương lai ở phía trước, những dư luận sẽ giết chết Lâm của chị trước khi Lâm trưởng thành để đứng vững với sóng gió dư luận. Chị không cho phép dư luận chà đạp lên tai tiếng dư luận với gia đình của Lâm. Trong tim chị vẫn có Lâm và trong tim của con thì Lâm vẫn là cha nó, sau anyf có lúc chị cũng phải cho con biết chuyện nhưng không phải bây giờ Lâm ạ.
Tôi biết mọi chuyện chị nói đều đúng cả. Tôi cũng không có quyền xáo trộn cuộc sống yên bình của mẹ con chị được. Tôi chụp rất nhiều ảnh cùng con trai nhưng không dám giữ, đưa nhờ anh Kinh giữ hết. Tôi không có quyền bắt Loan phải chịu đựng cú sốc như vậy. Một ngày nào đó tôi sẽ thú nhận với Loan hết tất cả nhưng tuyệt đối không phải lúc này. Tôi thành một kẻ dối trá đáng ghê tởm như vậy. Tôi để lại cho Tâm bao hoài vọng nhưng rồi cuối cùng cũng thành thất vọng. Tôi rới khỏi Đà Lạt như tâm trạng của một kẻ trốn chạy. Những bông dã quỳ vẫn rực một màu vàng tiễn tôi về lại quê hương.
|
Câu chuyện về tôi và chị Hiên cùng đứa con trai dừng ở đó. Tôi sẽ quay lại sau này khi có thêm thông tin. Chỉ biết tâm trạng của tôi lúc đó là tâm trạng của kẻ chạy trốn. Tôi chạy trốn khỏi Đà Lạt một thành phố đẹp và mộng mơ. Tôi chạy trốn bởi mối quan hệ phức tạp rắc rối giữa tôi và chị Hiên. Tôi chạy trốn bới Tâm, một sĩ quan đa tình luôn săn đón tôi. Tôi chạy trốn bởi chính con trai của mình. Lúc chuẩn bị lên xe về lại Sài Gòn thằng bé cứ nhoài người với theo tôi và khóc. Nó đã quen cái cảnh được ngồi trên vai tôi đi lông nhông đâu đó quanh cái thành phố cao nguyên này. Nó nhất định không cho tôi đi. Cuối cùng chúng tôi đành lỡ một chuyến xe đi Sài Gòn để dỗ con. Tôi phải động viên con rất nhiều rằng tôi đi sẽ mang bố Lâm về cho nó. Nó khăng khăng với tôi:
- Con không cần bố Lâm. Con cần bố.
Nó cứ gục đầu vào lòng tôi khóc nức nở. Nó xua chị Hiên ra. Phải nói rằng linh cảm của con người thật lớn. Ngay khi nhìn thấy nó lần đầu tiên tôi đã biết đó là con của mình, còn nó sau những ngày gần gũi tôi nó luôn tin rằng tôi chính là bố nó. Hoàn cảnh thật oái oăm, trớ trêu, gần con mà không được nhận con công khai, gần con mà vẫn phải lừa con là bố nuôi. Mọi cảm giác cứ lộn xộn trong tôi khiến tôi không biết phải xử lý ra sao. Đòi tôi ở lại không được, nó đòi đi theo tôi. Hai cánh tay nhỏ bé của nó cứ bám chặt lấy người tôi không chịu buông. Anh Kinh cứ nhìn cảnh cha con tôi mà lắc đầu:
- Đam mê cho lắm vào em. Giờ thì biết làm sao đây.
Toi biết là những sai lầm của tôi không có cách nào giải quyết và lẽ dĩ nhiên là tôi phải chịu ân hận nhiều trong lương tâm. Mãi đến lúc mà Khánh bàn đưa thằng nhỏ đi chơi tại công viên để nó có thể quên được tôi bấy giờ tôi mới có cơ hội chạy trốn khỏi con. Nghĩ lại cái cảnh tôi đầu cúi xuống bước đi vội vã trong khi tai vẫn nghe tiếng con gọi da diết khiến tôi không cầm được nước mắt. Nhưng cuộc sống vẫn còn nhiều rắc rối ở phía trước, tôi không thể mang con tôi theo. Tôi không có quyền làm xáo trộn cuộc sống của chị Hiên hơn nữa.
Về đến quê Loan cho biết luật sư báo rằng tuần sau đó chúng tôi phải gặp ông ta để làm nốt một số thủ tục về giấy tờ cho việc định cư. Suốt những ngày đó tôi như người ốm đứng. Nguyên nhân tại đâu tôi cũng không biết được.
|
Những ngày mới về quê tôi cứ như người mất hồn. Làm cái gì cũng không nên chuyện. Vừa mới về đến nhà nhưng tôi lại phải vội vàng chuẩn bị đưa vợ con trở lại Sài Gòn để gặp luật sư làm giấy tờ. Tôi vẫn trong tâm trạng nhớ con, lúc nào hình ảnh thằng bé cũng luôn lởn vởn trong đầu. Giá như tôi có cả hai đứa cùng một lúc, thằng lớn và thằng nhỏ. Điều lạ lùng là cả hai đứa đều cùng tên. Tôi chẳng biết chị Hiên có linh cảm gì hay không mà đặt tên con đúng như tôi nghĩ. Vậy là tôi có hai thằng Trung một lúc. Tôi luôn ước ao một ngày nào đó có thể nhìn thấy Trung anh dắt tay Trung em chạy sà vào lòng tôi. Chúng sẽ lớn lên cùng nhau và thành bạn với tôi bất cứ lúc nào. Tôi không muốn con tôi lớn lên mà không có anh em. Nghĩ đến cảnh Trung lớn phải lớn lên một mình cùng mẹ là một điều se sắt lòng tôi. Tôi biết chị Hiên sẽ nuôi dạy con tôi thật tốt nhưng dù sao con tôi cũng cần sự mạnh mẽ từ bố để giúp con trưởng thành. Tôi muốn con tôi được lớn lên trong vòng tay bảo bọc của chính tôi, cho chúng một tuổi thơ tràn đầy. Con tôi sống cùng chị Hiên sẽ phải trưởng thành sớm hơn vì trong nhà cần có người đàn ông trong những công việc lớn. Sự thiệt thòi của con luôn là điều ám ảnh trong tôi.
Vào Sài Gòn lần này tôi và Loan cùng thuê một khách sạn nhỏ để nghỉ ngơi. Trung nhỏ lúc ấy mới hơn một tuổi, cái tuổi luôn khiến cho cả bố lẫn mẹ mệt mỏi vì hễ hở ra là nó cắm đầu chạy, những bước chạy chưa vững vàng. Làm việc với luật sư cũng chỉ hết một buổi nhưng chúng tôi quyết định ở Sài Gòn thêm mấy ngày rồi sẽ cùng nhau đi xuống miền Tây nơi quê nội tôi. Đó cũng là lần đầu tôi về thăm quê nội. Bố tôi vốn là dân tập kết nhưng không về lại miền Nam sau giải phóng giống như những người lính tập kết khác. Ông chỉ đưa vợ con về quê nội rồi lại trở ra ngoài Bắc sinh sống.
Quê nội tôi ở Rạch Giá. Bố tôi là người duy nhất đi tập kết trong số mấy anh em của ông. Ngày còn trẻ ông cũng là một dạng nghịch ngợm trong nhà. Không biết bao nhiêu người đến mắng vốn ông nội vì sự nghịch ngợm phá phách của bố tôi. Tới hồi nghe mấy người nói đi tập kết, ông nạp đơn xin đi tập kết liền chứ không phải như những người khác là do lòng yêu nước hay gì. Về quê nội, tôi được nghe biết bao nhiêu chuyện về bố. Ông học hành rất giỏi nhưng quậy thì cũng nhất nhà. Mọi người rất ngạc nhiên không biết sao khi lấy mẹ tôi chẳng bao giờ ông lăng nhăng hay có quan hệ với bất cứ ai. Theo bác Hai và các chú nói hồi còn ở quê, bố tôi nổi tiếng lăng nhăng. Con gái qua tay ông không biết bao nhiêu người. Mọi người gọi bố tôi bằng cái tên "thằng tốn gái". Có lẽ cái thói lăng nhăng của ông truyền sang tôi hay sao mà tôi thấy mình cũng khá tốn gái. Nhưng tôi khác bố tôi ở chỗ khi lấy vợ rồi tôi vẫn ccòn dễ mềm lòng với các đối tượng lắm. Tôi không sâu nặng với ai nhưng quan hệ lăng nhăng thì khó mà đếm hết. Nói như mọi người thì "cũng may tôi là đàn ông chứ nếu không chắc hàng tháng tôi đều phải đi bệnh viện phụ sản để giải quyết hậu quả. Những ngày còn trẻ tôi khó tính hơn một chút, kén chọn bạn tình nhưng càng lớn tuổi tôi càng dễ tính. Ai muốn tôi cũng có thể chiều được. Điều duy nhất tôi giống bố là khi đã lấy vợ rồi thì chắc chắn không bao giờ tôi dám nghĩ đến chuyện bỏ vợ, bỏ con.
Ngày trước đi từ Sài Gòn về Rạch Giá cũng vất vả lắm. Rất nhiều trạm kiểm soát dọc đường đi khiến cho xe đò có muốn chạy nhanh cũng không nhanh được. Rời thành phố chẳng mấy chốc đến trạm thuế Tân Hương. Trạm đó nổi tiếng khó và cũng làm không biết bao nhiêu bạn hàng điêu đứng. Người ta nói rằng trạm đó lớn bao nhiêu thì nước mắt bạn hàng cũng nhiều bấy nhiêu. Xe dựng tại trạm Tân Hương khá lâu mà cũng vẫn chưa đến lượt xét xe. Cũng chẳng cóc cách nào tránh được Tân Hương nên xe nào cũng phải qua. Hồi đó đi Rạch Giá mọi người thích đi xe giác khuya để dọc đường ngủ và sáng hôm sau thì đến Rạch Giá. Qua khỏi trạm thuế Tân Hương chẳng bao xa thì lại đến bắc Mỹ Thuận. Chờ một chuyến phà qua bắc cũng tốn rất nhiều thời gian. Mặc dù đêm đã về khuya nhưng những người bán hàng rong trên bến bắc thì không giảm chút nào. Vẫn những tiếng mời chào, những tiếng rao hàng trộn lẫn vào nhau làm cho bến bắc không bao giờ có cảm giác muộn hay khuya. Qua bến Mỹ Thuận chẳng bao lâu thì lại phải sắp hàng chờ qua bắc Cần Thơ. Bắc Cần Thơ rộng hơn nên hình như thời gian chờ đợi cũng lâu hơn. Có một điều may mắn là những người có con nhỏ thì phụ xe cho ở lại trên xe mà không phải xuống xe qua bắc nên con tôi vẫn ngủ say sưa. Đường từ Cần Thơ đi Rạch Giá chỉ được một quãng là đẹp, xe chạy êm. Tới gần khúc Lộ Tẻ đường bắt đầu xấu và nhỏ nên xe lắc lư chẳng khác nào chuyến xe bão táp. Đến Lộ Tẻ chỗ ngã ba đi An Giang và Kiên Giang lại là trạm thuế Lộ Tẻ. Trạm đó cũng chẳng khác gì trạm Tân Hương. Mức độ khét tiếng của nó thì không kém gì trạm kia. Trước khi xe vào trạm, tôi thấy tài xế cho bớt một số người xuống lội bộ. Họ không phải là hành khách đi xe đơn thuần mà họ chính là những bạn hàng, xuống xe trước, xách theo hàng, lòn theo những lối tắt để tránh bị xét ở trạm. Thường thì người ta phải băng đồng mà lội chứ nếu đi trên lộ thì vẫn bị bắt như thường. Vợ chồng tôi cũng được một bà ngồi phía sau gửi một túi đồ. Khi nhân viên kiểm soát hỏi thì chúng tôi nhận giùm. Những nhân viên họ rành mặt mấy người bạn hàng lắm, còn những hành khách như chúng tôi họ biết là chẳng có hàng hoá gì nên khi nhận cũng dễ bỏ qua.
Xe rời khỏi lộ Tẻ trời đã sáng bửng. Đoạn đường từ qua Lộ Tẻ cũng khá hơn duy chỉ có điều nhỏ quá nên mỗi khi xe ngược chiều tránh nhau thì hành khách lại bị một phen xô nghiêng. Đến quãng Tân Hiệp xe phải chạy chậm lại vì giờ đó mọi người trở dậy và bắt đầu nhịp sống thường nhật. Những người dân đi nhà thờ về cũng bắt đầu toả ra các hàng quán ăn uống, rồi xe lôi, xe lam chạy đan vào nhau khiến cho xe không thể nào chạy nhanh được. Cũng may là thị trấn Tân Hiệp không lớn lắm nên không mất quá nhiều thời gian cho xe chạy qua. Nhưng con đường chỉ thực sự thoáng để xe chạy nhanh hơn là từ quãng cầu quay Rạch Sỏi về đến thị xã Rạch Giá. Nhưng qua Rạch Sỏi cũng chẳng còn mấy mà về đến bến xe Lạc Hồng, một bến xe lớn của Rạch Giá, ngay sát cạnh cổng Tam Quan. Tới bến xe Lạc Hồng lúc đó cũng đã gần 8 giờ sáng. Giống như bất cứ bến tàu xe nào, bến Lạc Hồng cũng nhộn nhịp những hoạt động buôn bán. Vợ chồng anh ba con bác Hai tôi đều làm ở bến xe Lạc Hồng, Tôi biết văn phòng của anh chị nên cũng vẫn bình tĩnh đưa vợ con đi ăn sáng rồi mới vào chỗ phòng anh làm việc. Ngày đó anh ba tôi là trưởng ban điều hành bến xe nên chẳng khó khăn gì để tìm anh. Hỏi bất cứ ai ở bến từ lãi xe đến dân buôn bán họ đều có thể chỉ chỗ anh ba tôi làm việc. Vợ ảnh làm trong phòng hành chính. Anh em tôi gặp nhau mừng rỡ khôn tả. Anh đưa gia đình tôi vào chỗ chị. Mọi người hỏi chúng tôi ăn sáng chưa, tính đưa đi ăn nhưng vợ chồng chúng tôi ăn rồi nên anh ra bến kêu một xe chở chúng tôi về nhà. Nhà anh nằm ngay ngã tư Cây Bàng chỗ đường Nguyễn An Ninh. Bác hai tôi ngày ấy còn mạnh lắm. Trông dáng bác giống như một tướng nhà nho chính hiệu. Không hiểu tại sao nhà bác tôi có anh Hai thì làm ở dưới phòng thương nghiệp Hòn Đất, sau đó là anh ba tôi làm ở bến xe Lạc Hồng và mấy chị khác nữa nhưng từ bến xe đến gia đình ai cũng kêu anh ba tôi là anh Tư. Tôi không giải thích được mà cũng chẳng cần hỏi xem lý do ra sao. Tôi cũng kêu anh bằng anh Tư Hoà, giống như những người khác. Bên nội nhà tôi chủ yếu sống ở Rạch Giá, sau này có một số xuống Sóc Xoài, Hòn Đất sinh sống còn chủ yếu vẫn ở tại chợ Rạch Giá. CÓ một người sống xa nhất là chú Út tôi thì lại đưa gia đình xuống tận iệt Gò Quao sinh sống.
Lang thang thăm thú bà con bên nội cũng mất gần tháng trời. Vợ chồng tôi đưa con hết từ nhà này qua nhà khác chơi. Mấy đứa cháu có vẻ quý tôi lắm. Những đứa gần bằng tuổi thì không nói làm gì mà cả những đứa hỏ xíu thấy tôi đi đâu cũng bám theo cả đám. Thành ra vợ chồng tôi chỉ có hai cùng con tôi là ba nhưng mỗi khi chúng tôi đến nhà ai là coi như nhà đó lại làm cơm mời tất cả người lớn, trẻ con của những nhà kia qua ăn cơm. Bữa cơm nào cũng giống như tiệc vì ít nhất cũng năm bảy mâm mới đủ. Mấy anh em con nhà chú bác thì cứ giữ vợ chồng tôi ở lại trong đó để lập nghiệp cho có anh có em. Phần nào họ cũng tự hào vì vợ chồng tôi đều tốt nghiệp đại học, xin việc trong đó thì hoàn toàn dễ. Mấy đám anh chị em tôi cũng các cháu trong đó học ít lắm. Họ chủ yếu sống bằng nghề buôn bán nên kiến thức cũng chỉ cần cộng trừ nhân chia là đủ. Có mấy người trong họ học hành khá thì đi Sài Gòn sống hết.
Ở chơi quê nội gần một tháng, vợ chồng tôi lại về Sài Gòn để làm việc với luật sư lần nữa trước khi ra Bắc. Cũng may trong lần trở lại luật sư cho biết là gia đình tôi đã có lịch đi khá sức khoẻ. Do cái tật thích lang thang đây đó mà chúng tôi đã gặp may, đỡ phải từ Bắc trở vào khám sức khoẻ. Vậy là gia đình tôi chỉ còn chờ ngày đi phỏng vấn, lấy visa và ra đi.
|