Đời Trai Bao
|
|
Tôi bị hụt hẫng mất một thời gian. Theo thói quen, sau khi giao báo, tôi vẫn về nhà uống trà cùng Henry và gần như một phản xạ, hay vùng dậy chạy ra xe như mọi khi để đi đón cô chủ nhỏ. Mấy lần Henry đều cười và nhắc tôi. Cái thói quen buổi sáng đi đón cô chủ đi làm ăn sâu vào máu tôi trở thành một phản xự tự nhiên. Buổi sáng ở nhà không làm gì khiến tôi thấy như thiếu thiếu đi một cái gì đó. Tôi nằm ở nhà thay vì lái xe nhông nhông dọc đường, vừa lái vừa phải đưa mắt nhìn phía trước xem có ai thấy mình đang vụng trộm hay không. Giờ đây nằm nhà không tôi thấy thiếu hẳn những nét thân thuộc tự nhiên mỗi buổi sáng. Thế mới biết con người ta khi đã hình thành một thói quen nào đó thì rất khó bỏ, nó cũng khó như khi bắt đầu làm quen. Đưa con đi học xong trở về nhà chẳng có ai ngoài Henry. Nó vẫn nhiệt tình giúp tôi mỗi buổi sáng. Ngày trước tôi thấy nó hay lang thang vào trường nhưng dạo này hình như nó ít đi vào trường hơn. Nó hay ở nhà đọc sách. Buổi uống trà của chúng tôi kéo dài hơn. Có những ngày chúng tôi pha hai lần trà ngồi uống với nhau đến tận trưa. Buổi trưa giờ không đi làm nên tôi cũng chỉ kiếm cái gì ăn cho qua chuyện. Thường là tôi và nó kéo nhau đi mua mấy món đồ ăn nhanh cho qua chuyện Bữa chính của tôi là bữa tối cùng gia đình.
Nhiều lúc đúng như các cụ nói, rảnh rỗi sinh nông nỗi. Thằng Henry dụ tôi vào những trò chơi người lớn. Nó rủ tôi vào phòng nó xem sex gay. Trong cái đống DVD của nó ở trong phòng, có đến hơn một nửa là phim gay. Nó bật lên cho tôi xem. Lần đầu tiên tôi mới thấy cảnh đàn ông cùng nhau làm tình được quay thành phim. Tôi thắc mắc tại sao những thằng đàn ông râu ria rậm rạp nhìn đến ngay cả đàn ông cũng mê mà sao lại có thể làm tình với nhau một cách nhiệt tình như vậy. Trước đến giờ tôi vẫn chỉ nghĩ những người có dạng như đồng cô bóng cậu mới có cái sở thích ấy nhưng nay xem phim của thằng Henry tôi mới biết không phải như vậy. Ngay như nó, lúc trước chưa nói chuyện với tôi, tôi vẫn nghĩ nó là một thằng đàn ông chính hiệu vì tướng tá nó ngon lành, đẹp đẽ. Có những khi nó đưa con bạn gái về nhà lắc trận nào ra trận ấy, tiếng chúng nó rên tưởng như cách hàng cây số cũng còn nghe thấy tiếng chúng nó rên. Thế mà mỗi khi gặp thằng hỏ của tôi bao giờ nó cũng say sưa húc ngay đầu vào bú lấy bú để. Thằng này quái quỷ lắm, nó dụ tôi xem phim gay để nó dắt tôi vào đời. Xem cũng thích thật nhưng tôi không khoias bằng coi mấy phim sex bình thường. Nó chiều tôi bật mấy phim người lớn loại bình thường cho tôi xem. Tôi nằm xem chẳng thèm để ý nó làm gì thì làm. Mặc cho nó kéo quần của tôi xuống và say sưa bú mút, trong đầu tôi vẫn nghĩ đến cảnh một ngày nào đó tôi sẽ được thử cùng với mấy con Latina, hoặc mấy con Mỹ đen với cặp mông thây lẩy ra như mời gọi. Chắc chắn đến lúc nào đó tôi cũng sẽ phải thử bằng được.
Khi nó bắt đầu chuẩn bị ngồi lên tôi, tôi sực tỉnh lại và ngăn không cho nó làm. Thoáng ngạc nhiên trước sự thay đổi thái độ đột ngột với tôi, nó dang hai tay tỏ vè không hiểu. Nó có thể làm gì cũng được nhưng cái động tác như ở trong phim đi bằng cửa hậu thì chắc chắn là tôi không thể đồng ý với nó vì tôi nghĩ chỗ đó là chỗ dơ bẩn làm sao tôi có thể để con tôi chiu vào đó được. Nó ra sức thuyết phục tôi nhưng tôi vẫn nhất định không chịu. Có lần tôi cùng Bính làm chuyện đó nhưng khi đó đang ở dưới nước nên cũng không sợ dơ. Nghĩ đến chỗ đó đã thấy ghê người, không hiểu tại sao phim ảnh người ta vẫn làm như thế được. Người ta làm còn có bao cao su chứ nếu làm không chắc là tôi không làm được. Nó lắc đầu cười với tôi. Nó hẹn hôm khác sẽ kiếm bao cao su về để tôi thử với nó.
Những cuộc vui với nó cứ nhiều lên và tôi đã biết được cái cảm giác đó như thế nào. Quả tình là cũng có những cái hay. Nó khiến tôi liên tưởng đến những lần đầu với các cô gái. Cảm giác bó khít kích thích tôi lắm. Nó không giống như những lần chung chạ với những người đàn bà đã qua chửa, đẻ. Cái cảm giác với những phụ nữ đã qua lửa như vậy nó có gì nhạt nhẽo vì không được bó khít. Những lần như vậy vẫn có cảm giác ấm nóng bao trùm nhưng mất đi cái cảm giác chinh phục của đàn ông. Tất cả cứ ra vào nhẹ nhàng trơn tru không vướng mắc gì. Tôi đã bắt đầu đi chân đất được với thằng Henry. Nó càng ngày càng gắn kết với tôi nhiều hơn. Tôi với nó vẫn có cảm giác ân huệ vì những gì nó giúp tôi và vợ tôi. Nó gợi ý với tôi nên đến bưu điện nhận luôn chân đưa thư cho kín lịch làm việc. Ở Mỹ nhân viên đi giao báo là một người khác nhưng nhân viên đưa thư và giao bưu kiện lại khác. Tôi nghe lời nó và lại được làm việc full time như lúc trước. Có điều giao thư thì không giống như giao báo. Giao báo có lộ trình định sẵn còn giao thư thì không có lịch trình nào cụ thể cả, chỉ biết là địa bàn của mình từ khu vực nào đến khu vực nào mà thôi. Đưa thư có cái hay là tôi có thể chạy xe của bưu điện, xe nhà tôi để rảnh cho Loan chạy đây đó hoặc đi học. Henry cũng nhận một ít thư để trên đường đi học nó giúp tôi chuyển những bức thư đến theo từng địa chỉ. Nó không có đồng phục bưu điện nhưng cũng chẳng sao vì mấy khi người nhận thư có nhà nhận trực tiếp mà thường thì thư được bỏ vào thùng thư trước mỗi nhà. Đi đưa thư thời gian không bó buộc và thường thì tôi xong việc sớm để đi đón con.
Thỉnh thoảng tôi có nhận được những cuộc gọi từ cô chủ nhỏ của tôi. Cô nói lên Chicago gia đình cũng đã thuê được một cửa hàng và tiếp tục mở quán ăn. Cô có ngỏ lời cho vợ chồng tôi chuyển cả lên đó và tiếp tục làm cho cô. Trên đó cộng đồng Việt nhiều hơn nên thu nhập cũng khá. Cô hứa sẽ trả lương cho tôi hậu hĩ, nhưng chắc chắn là chúng tôi chẳng lên đó làm gì vì cuộc sống ở Iowa đã ổn định. Tiền share phòng, tiền ăn của mấy đứa sinh viên giúp vợ chồng tôi đỡ khoản lớn phải chi tiêu. Giờ đây tôi cũng đã làm full time nên không khó khăn gì nữa. Vả lại còn có bố tôi còn ở đây nên chúng tôi chẳng muốn đi đâu. Gia đình tôi là nơi qua lại duy nhất của bố nên tôi không muốn thay đổi chỗ ở nữa. Chỉ sang năm là Loan có thể tiếp tục nộp đơn xin học tiếp thạc sĩ rồi nên việc ở lại là cần thiết đối với gia đình. Tôi có hứa với cô là khi nào cả nhà nghỉ tôi sẽ đưa Loan và con lên đó thăm cô.
|
Mùa đông lạnh lẽo lại về. Những đợt lạnh tràn về khiến con người co ro. Đây là năm thứ hai đón nhận cái lạnh nơi xứ người nên tôi không thấy nó tê buốt như năm trước. Sau những ngày Giáng sinh và Năm mới, gia đình chúng tôi lại chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền nơi xứ người. Tôi nhớ năm trước, mới chân ướt, chân ráo qua Mỹ nên cái Tết gần như không đến với gia đình chúng tôi. Những ngày Tết tôi vẫn phải đi làm như ngày thường. Cái lâng lâng chỉ thoáng đến và day dứt khi buổi chiều ba mươi theo lịch âm tràn đến. Năm trước, mời ông bà về đón Tết, chúng tôi không có gì ngoài mấy bông hoa và ít trái cây. Bữa cơm cúng ông bà ngày tất niên cũng chẳng được đàng hoàng. Những ngày Tết cũng vậy, vợ tôi cùng mấy cậu sinh viên Việt Nam vội vàng chuẩn bị cơm và dâng lên cúng rồi cũng tất tả ra đi. Ai có công việc của người ấy. Năm nay do đã quen đường, thông thổ nên chúng tôi chuẩn bị đàng hoàng hơn. Quan trọng nhất là tôi đã tìm được một gia đình người Việt, nhất là gia đình ấy cũng đến từ Hải Phòng như chúng tôi. Tôi biết gia đình anh là do sự tình cờ của công việc. Một bữa đi đưa thư tôi thấy tên người nhận là tên Việt Nam tôi hồi hộp lắm. Nếu như ở các bang khác có nhiều người Việt thì có lẽ cái cảm giác ấy chẳng thể nào có được. Đọc cái tên lên tôi đã thấy hồi hộp. Vùng tôi ở không có nhiều người Việt lắm. Tôi chạy qua nhà đó vài lần nhưng vẫn thấy đóng cửa và không có dấu hiệu có người ở nhà. Tôi vẫn giữ lá thư chứ không bỏ vào thùng thư như những lá thư khác. Đến chiều tối tôi mới quay lại căn nhà ấy. Bên trong căn nhà đã sáng đèn, tôi bấm chuông mà hồi hộp. Ra mở cửa là một người đàn ông cũng trạc tuổi như tôi. Mới nhìn khuôn mặt đã biết ngay đó là người Việt. Chủ nhà nhìn thấy tôi cũng ngờ ngợ:
- Are you Vietnamese? - Yes, I'm Vietnamese.
Sau vài câu xã giao ấy, tôi cùng người đàn ông vứt tiếng Anh qua một bên. Tôi và anh ta dùng tiếng Việt nói chuyện với nhau. Anh mời tôi vào nhà. Tôi giải thích với anh về lý do tôi đưa thư trễ, tôi muốn gặp thêm những người Việt Nam trên đất khách. Quá đỗi vui mừng khi anh nói anh cũng người Hải Phòng. Anh gọi mọi người trong nhà ra và giới thiệu cùng mọi người một đồng hương mà anh mới biết. Gia đình anh có bốn người, hai vợ chồng và hai đứa con. Anh hơn tôi một tuổi. Gia đình anh qua Mỹ trước chúng tôi mấy năm. Anh chị đi theo diện thuyền nhân. Thời gian anh đi cũng ngang với thời gian bố vợ tôi đi. Anh cùng vợ trốn qua Hongkong và sau đó qua Mỹ theo diện tỵ nạn. Hai đứa con anh, một trai, một gái đều sinh bên này. Tôi kể sơ cho anh chị về hoàn cảnh chúng tôi. Gia đình tôi sống ở khu downtown còn gia đình anh sống ở phía bắc của thành phố, nơi đó dân cư thưa thớt hơn. Câu chuyện về những người đồng hương kéo dài tưởng như vô tận. Ở Hải Phòng chúng tôi chỉ cách nhau có mấy khu phố, sang đây cũng coi như vậy vì khoảng thời gian lái xe bên này nhanh hơn nên từ khu tôi đến khu anh ở cũng chẳng xa bao nhiêu. Ngày trước khi mới qua định cư gia đình anh ở vùng Des Moines. Những người qua định cư lúc đầu được đưa về đó để làm công việc farm. Ở đó có nhiều người Việt hơn nhưng công việc ở farm cũng chẳng mấy thuận lợi nên anh chị đã đưa nhau dọn lên Iowa city. Tính ra anh chị đến vùng Iowa city cũng chỉ hơn vợ chồng tôi một năm.
Hôm sau tôi đưa vợ con và cả bố vợ tôi đến thăm gia đình anh chị. Câu chuyện lại một lần nữa nở ra như không có điểm kết thúc. Do đã ở Mỹ lâu nên anh chị biết những chỗ nào có nhiều người Việt Nam sinh sống. Anh chị còn nhờ người mua được hoa đào từ Cali chuyển qua mỗi dịp Tết. Hàng năm anh chị đều gói bánh chưng ăn tết giống như Việt Nam duy chỉ có điều là bánh chưng bên này được gói bằng lá chuối chuyển từ Florida qua chứ không có lá bánh chưng như ở quê nhà. Năm ấy anh chị dặn chúng tôi đừng gói bánh chưng, anh chị sẽ gói và đem qua. Tôi cảm ơn anh chị.
Năm ấy do làm việc đã được hơn một năm nên Tết tôi lấy phép để nghỉ. Mỗi năm làm việc được nghỉ một tuần vocation. Năm ấy nhờ khéo léo với gã quản lý nên tôi xin nghỉ được mười ngày. Gia đình tôi và gia đình anh cùng nhau đi Chicago sắm Tết. Ở Chicago có nhiều người Việt và nhất là Tàu-Việt nên chợ trên đó nhiều hàng hoá Việt Nam lắm. Chúng tôi sắm sửa đủ thứ bánh trái, giò lụa, rồi bao nhiêu thứ khác. Vợ tôi mua cả thùng nước mắm khiến anh chị cứ cười chọc chúng tôi mãi. Chuyến đi Chicago năm ấy chúng tôi cùng mướn khách sạn để nghỉ lại vài ngày trước khi về lại Iowa. Tôi gọi phone cho cô chủ nhỏ của chúng tôi. Cô rất vui khi biết cả nhà chúng tôi đang ở Chicago. Không đầy nửa tiếng sau, cô phóng xe tới đón chúng tôi. Cả hai gia đình lên xe cùng đến quán ăn mới của cô. Một bữa cơm tất niên sớm được dọn ra nhanh chóng. Tất nhiên là bữa cơm tất niên năm ấy là theo kiểu miền nam chứ không giống như tất niên miền bắc. Cô để mặc cửa hàng cho đám nhân viên, tiếp đón chúng tôi nồng nhiệt.
Sau khi cơm nước xong, cô đưa chúng tôi đi quanh thành phố. Phải nói là Chicago đẹp. Nơi nào đến chúng tôi cũng cùng nhau chụp hình làm lưu niệm. Chiều hôm ấy cô đưa xe đến đón vợ chồng tôi đi mua sắm. Tôi giải thích với cô rằng chúng tôi đã mua sắm xong. Cô khăng khăng nhất định bắt chúng tôi đi cùng. Thì ra có những chỗ khác mua sắm còn đầy đủ hơn chỗ tôi và anh bạn từng đến vì chủ chợ là một người Việt chính gốc và chủ chợ chính là nơi cô vẫn mua sắm các thứ cho cửa hàng. Bao nhiêu thứ khi đi mua sắm vợ chồng chúng tôi chưa nghĩ ra đều được cô mua đầy đủ. Năm ấy cô hẹn Tết sẽ xuống ăn Tết cùng gia đình tôi.
|
Đúng hẹn, năm ấy cô chủ nhỏ của tôi xuống ăn Tết cùng gia đình. Đáng lẽ cô sẽ thuê một phòng ở một hotel hoặc một motel nào để nghỉ như những người dân ở đây vẫn làm. Có một tập quán mà tôi cần giải thích qua với bạn đọc: ở Mỹ nhiều khi người ta thường không thích ai đến nhà mình, nhất là ngủ lại vì họ sợ những rắc rối có thể xảy ra. Khách đến nhà có thể thưa chủ nhà bằng bất cứ lý do gì. Do ăn uống gặp phải sự cố, vấp ngã trong nhà, hay do bất cứ thứ lý do gì mà họ có thể nghĩ ra để kiện chủ nhà. Chính vì vậy àm nới gặp nhau thường là những quán bar hoặc các quán ăn nào đó để khỏi vướng vào những rắc rối không cần thiết. Một số người Việt cũng học cách sống như vậy nên chẳng mấy khi mời khách đến nhà chơi. Nhưng gia đình tôi và cô chủ thì khác, chúng tôi đã có những gắn bó mật thiết với nhau hơn nữa tất cả đều là người Việt nên cũng chẳng câu lệ cho lắm. Cô cũng muốn có cảm giác như một gia đình nên cô ngủ lại là tiện nhất.
Một rắc rối khác là nếu như cô ngủ lại bắt buộc tôi phải ngủ chung với Henry vì hai phòng kia mọi người đều ngủ có đôi cả rồi. Năm ấy là một cái Tết mặc dù ăn thịt rất nhiều nhưng tôi gọi đó là một cái Tết "chay". Cô chủ ngủ cùng vợ con tôi nên tôi chẳng xơ múi được ai cả cô chủ và vợ. Ngủ cùng Henry thì không chay nhưng tôi đã chán những trò nghịch ngợm với nó nên mặc sức cho thằng bé muốn làm gì thì làm. Nó vẫn nhiệt tình lắm trong chuyện chăn gối. Có một điều khác là giờ đây nó đã học được cách nhịn rên, không ầm ầm như sấm nữa vì dù sao nhà cũng còn nhiều người. Nhưng hình như nó càng kìm nén tiếng rên thì những âm thanh thoát ra từ trong cổ họng nó càng như khiêu khích. Cũng chính nhờ những âm thanh trầm đục ấy của nó tôi vẫn có thể đạt được những lần lên mây. Nó thì mười lần lên đến tầng mây thứ chín cả mười. Nó có vẻ như khoái cho nhà có khách thì phải. Nhà có khách nó có thể ngủ với tôi mà không cần sợ ai dị nghị. Nó có vẻ thân thiện với cô chủ của tôi, những lúc rảnh mà gặp nhau bao giờ nó cũng bắt chuyện với cô.
Những ngày Tết cũng chính là thời gian bắt đầu vợ tôi vào học chính thức. Những ai nói rằng nước Mỹ không chấp nhận bằng cấp từ những nước kém phát triển là không chính xác. Họ chấp nhận tất cả các thứ văn bằng đến từ các nước khác nhau. Họ sẽ đưa qua một cơ quan chuyên đánh giá những môn học từ các nước khác nhau đó là công ty Evaluation. Họ sẽ dịch văn bằng cũng như bảng điểm của từng học viên sau đó đánh giá những gì chấp nhận tương đương với hệ giáo dục của Mỹ sau đó sẽ gửi lại cho nhà trường. Can cứ vào kết quả đó mà nhà trường sẽ thông báo cho sinh viên biết họ được miễn trừ những môn nào, số học trình còn lại phải học là bao nhiêu để có thể lấy văn bằng của Mỹ. Có những chương trình mà không được sát thực với chương trình đào tạo từ Mỹ thì sẽ phải học bổ sung một số môn để chuyển đổi văn bằng tương đương trước khi có thể học tiếp chương trình cao hơn. Bằng và bảng điểm của vợ tôi được đánh giá là có nhiều môn học cơ bản giống nên vợ tôi chỉ cần thì môn tiếng Anh là đã được chấp nhận vào làm tiếp chương trình sau đại học. Tiếng Anh của Loan vẫn còn non nhưng kết quả kiểm tra thì lại khá cao nên đã được chấp nhận vào học từ mùa xuân năm ấy tức là sau dịp nghỉ tết tây. Hàng ngày Loan vẫn phải đi học, mọi việc nấu nướng do cô chủ tôi và mấy cậu sinh viên Việt đảm nhận.
Đêm giao thừa năm ấy cũng lanh, tuy không có bão tuyết nhưng ngoài trời tuyết vẫn dày đặc. Theo như tục lệ quê nhà, cả nhà tôi đêm đó cùng nhau thức chờ sang canh. Henry có vẻ thích thú với phong tục ấy. Bình thường buổi tối trong nhà, mọi người hay mặc đồ ngủ hoặc quần áo lót nhưng hôm ấy, đã muộn mà vẫn thấy chúng tôi mặc những bộ trang phục trang trọng nhất, Henry đã hỏi tại sao mọi người không đi thay đồ. Ai cũng buồn cười, hai cậu sinh viên Việt nam đã giải thích cho nó nghe. Nghe xong nó vội vàng chạy vào trong buồng thay hẳn bộ đồ vest. Trông nó trang trọng khác hẳn ngày bình thường. Chúng tôi ngồi cùng nhau uống nước và ăn bánh kẹo chờ giao thừa. Mọi người chúng tôi cùng nhau ngồi ôn lại những kỷ niệm của những ngày còn ở Việt Nam. Câu chuyện có lúc bằng tiếng Anh, có lúc bằng tiếng Việt. Henry háo hức như một thằng trẻ con, nó quay sang hết hỏi tôi, hỏi cô chủ , hỏi hai cậu sinh viên Việt nam mỗi khi chúng tôi nói tiếng Việt với nhau. Nó nói rằng nhà nó tuy cũng có gốc Việt nhưng chẳng thấy ai làm như chúng tôi bao giờ.
Giáo thừa đến, tôi bước đến ban thờ gia đình châm những nén hương thắp lên cho gia tiên. Mọi người cùng đứng sau tôi chắp tay hướng về phía ban thờ khán vái cho một năm mới bình an, thuận lợi. Henry cũng bắt chước mọi người chắp tay, chẳng hiểu là nó khấn gì nhưng cũng thấy nó mấp máy môi như đang nói thầm điều gì đó. Khi thấy mọi người cùng vái xuống, cúi đầu, nó cũng vội vàng làm theo. Do không chuẩn bị trước nên đầu nó va mạnh vào đầu cô chủ tôi đang đứng phía trước. Vậy là cô chủ tôi bắt đầu một năm mới bằng một cú đụng đầu. Mọi người cùng cười một cách vui vẻ. Thắp hương trong nhà xong, chúng tôi cùng nhau ra ngoài sân cùng lạy trời đất. Một không khí thiêng liêng tràn ngập trong lòng. Xen lẫn nhưng niềm vui có những nỗi buồn mong manh. Theo như tục lệ ở quê nhà, chúng tôi toả ra đi lấy một nhánh cây giống như thủ tục xin lộc đầu năm mỗi khi Tết đến. Vào nhà ngồi uống nước với nhau mà chúng tôi không thấy Henry đâu, ai cũng thắc mắc. Một lúc sau mới thấy cửa mở, Henry bước vào, mọi người cùng cười ồ lên. Nghe mọi người giải thích về chuyện xin lộc đầu năm, nó cũng hăm hở chạy đi kiếm cho mình một nhánh thông thật bự đem vào nhà. Khi nghe mọi người giải thích về tục lệ ấy là người ta căn cứ vào nhánh cây nhỏ nhưng nhưng chỉ cần chú ý xem mỗi cái lá, búp non ra sao mà đoán hậu vận của năm may mắn hay không nó nói vậy thì hậu vận của nó giống nhau từ đầu năm đến cuối năm, chẳng biết lúc nào may lúc nào rủi vì lá thông tất cả đều giống nhau. Nó đem nhánh thông để vào một góc nhà.
Hương trên bàn thờ đã tàn. tôi đến hạ tất cả đồ lễ xuống để mọi người cùng ăn bữa ăn đầu năm mới. Henry nói nó còn no lắm, nhưng khi nghe cô chủ nhỏ của tôi giải thích rằng bữa ăn đó có nghĩa là cầu năm cả năm lúc nào cũng no đủ nên nó cũng không từ chối nữa. Nó cố gắng ăn những miếng bánh chưng mặc dù nó không thích ăn đồ nếp cho lắm. Thế mới biết từng dân tộc có những cái nhìn văn hoá khác nhau. Bẻ cành lộc thì nó bẻ một cành thông thật to, ăn bữa đầu tiên nó cũng cố gắng ăn thật nhiều.
Đến lúc mọi người chúc nhau đầu năm và trao nhau những phong bao lì xì thì nó làm cho không ai nhịn được cười. Nó loay hoay không biết tìm đâu ra phong bao lì xì nên nó để đến cuối cùng. Nhận phong bao lì xì xong, nó lấy những đồng tiền trong đó ra xem là bao nhiêu sau đó lấy phong bao lì xì đó cho tiền vào và đưa cho mọi người. Đến khi nghe mọi người nói rằng ai cũng cần cái màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn ở trên bao lì xì thì nó lại vội vàng đòi lại phong bao đó. THật ngây ngô nhưng cũng thật đáng yêu. Nó như một đứa trẻ nhỏ ai nói gì cũng tin.
Lúc vào phòng ngủ nó bắt đầu trở chứng với tôi. Nó trách tôi không dạy cho nó những phong tục về Tết Việt nam. Tôi nói rằng mấy ngày cuối năm quá bận nên không dành thời gian để giảng giải cho nó nghe những nét văn hoá ấy của người Việt. Khác với bình thường, nó không vào giường ngủ ngay àm ngồi cẩn thận chép lại tất cả những gì nó học được từ cái Tết đầu tiên của người Việt. Chắc chắn nó lại có thêm kiến thức để hánh diện khoe với người nhà nó sau này. Mãi một lúc lâu mới thấy nó bò vào giường ngủ. Nó bắt đầu kêu tức bụng vì lúc nãy nó ăn quá nhiều. Tôi phì cười với nó. Nó bắt tôi phải đền bù cho nó bằng việc cho nó được may mắn là người đầu tiên được chắm sóc em bé của tôi. Cái thằng quả là đứa thông minh, nó biết vận dụng kiến thức may rủi thật rành rẽ và đúng tình huống. Nó hy vọng một năm mới đến nó sẽ có cơ hội chiếm lĩnh tôi được nhiều hơn.
|
Nếu như Tết năm ấy cả gia đình tôi vui bao nhiêu thì có lẽ bố tôi lại buồn bấy nhiêu. Quan hệ của ông và bà mẹ kế chúng tôi càng lúc càng tồi tệ. Không hiểu vì lý do gì mà bà vẫn khăng khăng là chúng tôi khá lên là nhờ bố hỗ trợ. Ý bà ấy là bố dành bớt tiền cho chúng tôi. Bố vợ tôi cũng giống tôi ở chỗ đi làm thì biết mà giữ tiền thì không biết. Bao nhiêu tiền ông đi làm về đều đưa cho bà hết, rất hiếm khi ông dành cho mình khoản tiền nào cả. Vậy mà ngày ngày bà ta vẫn cứ càm ràm, lặp đi lặp lại một điều không có thực đó là ông đã dành tiền cho chúng tôi. Từ ngày gá nghĩa với bà rồi thành vợ chồng chính thức trên giấy tờ chưa mấy khi ông được yên thân. Tôi lấy làm ngạc nhiên vì sự thay đổi của ông. Ngày trước khi tôi còn là cậu học sinh trung học, tôi thấy ông có một tướng đạo mạo, rất trí thức. Ông làm chủ gia đình trên mọi phương diện. Mẹ vợ tôi ngày ấy làm gì cũng nhất nhất phải hỏi ý kiến chồng. Tiếng nói của ông cũng là mệnh lệnh. Ngày chuyện của tôi và Loan xảy ra, rất may ngày đó ông không biết nên vẫn nghĩ tôi là đứa bạn tốt của con gái ông. Nghe chuyện bố tôi kể về ông lúc trước tôi cảm thấy ông là người rất khó gần. Ngày chúng tôi lấy nhau, ông đã ra đi nên tôi chỉ quen việc có mẹ vợ. Khi gặp lại tôi vẫn còn ý nghĩ chắc là ông vẫn khó tính như ngày trước nhưng càng tiếp xúc tôi thấy ông càng dễ gần. Kể từ khi xa đất nước, bà mẹ kế là gia đình duy nhất của ông và sau này khi chúng tôi sang, ông có thêm chúng tôi. Đặc biệt là tôi, có bất cứ chuyện gì ông cũng kể với tôi. Có những lúc tôi có cảm giác như tôi và ông là bố con ruột thịt. Những lúc rảnh rỗi ông hay qua chỗ vợ chồng tôi chơi. Nhiều khi tôi biết ông không có tiền nên hay mời ông đi ăn uống những lúc có hai bố con. Thế mà bà mẹ kế của Loan vẫn một mực khẳng định rằng gia đình ông không có tiền vì ông đã dành hết cho chúng tôi. Ông không biết lý do gia đình không có tiền nhưng tôi biết. Một lần tình cở qua chơi cùng ông, lúc đi lấy hộp đường tôi va phải một cái hộp bánh từ trên kệ tủ bếp. Chiếc hộp bánh rớt xuống và bật tung nắp ra. Hàng đống vé số Loto và super loto bay ra đầy nhà. Bà mẹ kế chạy từ ngoài vào và hốt hoảng lượm những tờ vé số bỏ vào chiếc hộp bánh. Bà giải thíc với tôi đó là cái hộp của thằng bé vẫn chơi. Nhưng tôi biết là chẳng bao giờ thằng con hư hỏng của bà chịu cất đồ chơi của nó kỹ đến mức như vậy. Sau đó tôi có nghe bà chửi xéo tôi là đồ tọc mạch nhưng tôi làm bộ không nghe thấy gì cả. Có rất nhiều lần trước kia tôi bắt gặp bà thậm thụt chỗ quán ăn nơi tôi làm việc. Cô chủ của tôi nói rằng bà ta là một tay chơi số có hạng. Ngày nào cũng phải tốn hàng trăm đồng cho những tờ vé số mà chẳng bao giờ trúng dù chỉ là an ủi. Từ ngày cô chủ chúng tôi cùng gia đình chuyển đi không biết bà ta mua vé ở đâu nhưng tôi chắc rằng cái tật ham làm giàu bất ngờ của bà chưa bao giờ chấm dứt.
Năm ấy trước Tết vài ngày bà ta lập trận cãi nhau kịch kiệt với bố vợ tôi. Ông buồn bã bỏ đến nhà chúng tôi. Ông tâm sự với tôi và cũng như thường lệ tôi và ông thống nhất không cho Loan biết. Lấy cớ giữ bố vợ ở lại cùng ăn Tết, tôi bảo Loan mời bố ở lại. Tôi biết lúc đó nếu ông có đi thì cũng chỉ là ra motel mướn phòng chứ thực ra ông có bà con nào ở đây đâu. Một lúc rồi ông cũng đồng ý ở lại cùng gia đình tôi. Tôi nhờ thằng Phương qua ngủ cùng Henry để bố tôi ngủ cùng với thằng Điền. Tôi ngủ ngoài sofa. Sớm hôm sau khi tôi cùng bố thức giấc để chuẩn bị đi làm, như thường lệ thằng Henry cũng vẫn đi cùng tôi. Tối đó về nhà ngủ tôi thấy thằng Phương nhất định đòi đổi chỗ cho tôi, nó đòi ra ngủ ngoài sofa. Tôi biết chuyện gì đã xảy ra nhưng vẫn nín thinh. Lúc ra ngoài trời hút thuốc, thằng Phương hỏi tôi:
- Chú ngủ với thằng Henry mà cũng chịu được sao? - Có gì đâu mà không chịu được. chú ngủ còn ngáy to hơn nó nữa. Đi làm về mệt nên chú ngủ chẳng biết trời trăng đất hỡi nào nữa. - Chú không biết chuyện gì thật hả? - Không! Có chuyện gì vậy cháu? - Không có gì đâu chú ơi. Tối nay con ngủ ngoài sofa đó nghe. - Rồi để chú ngủ cùng thằng Henry.
Trước đến nay tôi vẫn nghĩ thằng Phương và thằng Điền hai đứa chúng nó cũng cùng chung cảnh ngộ như thằng Henry nhưng sau hôm đó tôi biết rằng mình đã sai. Thằng Phương đã không chấp nhận thằng Henry. Tôi lại quay lại ngủ cùng thằng Henry. Nó có vẻ thích thú lắm. Nó nói thằng Phương boring.
Vài ngày hôm sau, bà mẹ kế lần đến nhà chúng tôi và bắt đầu chửi bới ông bố vợ tôi từ phía ngoài đường. Hai người lời qua tiếng lại, tôi chạy ra mời bà ta vào nhà nói chuyện. Lúc đầu bà ta không nghe cứ muốn đứng ngoài đường chửi rủa cho bõ tức. Nhưng sau khi nghe tôi nói rằng nếu bà cứ đứng ngoài mà làm ầm ĩ như vậy không chừng hàng xóm gọi cảnh sát vì tội bà làm ồn thì nguy hiểm. Bà ta nghe ra liền vào nhà tôi. Những cuộc cãi vã giữa hai người xảy ra thường xuyên hơn. Rốt cuộc biện pháp chia tay là ổn hơn cả. Cho đến lúc đó thì Loan mới biết. Nước Mỹ có cái hay là có thể nhờ dịch vụ luật sư ly hôn không phỉa ra toà nên cũng đỡ. Bà ta muốn chia tay để hàng tháng ông phải chu cấp cho bà tiền nuôi con. Số tiền ấy được gọi là tiền child-support. Nhưng bà ta đã không biết một điều là đứa con ấy không phải của hai người nên bà ta chẳng nhận được gì sau vụ ly hôn đó. Ông chính thức chuyển đến ở cùng vợ chồng tôi. Do nhà đi mướn nên cuối cùng chúng tôi ra homedeport mua một cái nhà kho lớn từ đó có thể sửa thành một căn phòng ngủ có cả nhà vệ sinh cho ông ở tạm. SInh hoạt mọi thứ vẫn cùng vợ chồng tôi. Ông có đưa tiền cho Loan để phụ tiền nhà cửa và ăn uống nhưng tôi không cho Loan nhận. Chẳng biết đến bao giờ vợ chồng tôi mới có cơ hội báo hiếu ông nên đó cũng là một dịp để chúng tôi có điều kiện chăm sóc cho ông. Ông đã nghỉ việc giao báo chỉ giữ lại một job chính nên cũng có điều kiện rảnh rỗi hơn. Con trai tôi hàng ngày được ông ngoại đưa đi và đón về.
|
Một hôm bố gọi tôi và Loan ra để nói chuyện. Bố hỏi về tình hình căn nhà bên Việt Nam. Chúng tôi thưa với bố rằng do lúc đi gấp quá nên chúng tôi vẫn chưa bán căn nhà đó. Hiện nay vẫn để cho con em gái tôi ở đó và đi học. Bố nói cũng đã lâu kể từ khi rời xa quê hương bố chưa có dịp về thăm lại quê hương cùng bà con còn sống ở đó nhưng bố rất ngại đi. Tôi biết bố vẫn mặc cảm với việc ra đi. Ngày xưa khi bố ra đi lúc đó nhà nước vẫn tuyên truyền rằng đó là những kẻ phản quốc, ra đi là phản bội lại tổ quốc, nhân dân. Tôi có giải thích cho bố rằng quan điểm của mọi người giờ đã khác, mọi người không cho rằng ai đó ra đi là phản bội lại đất nước, phản bội lại nhân dân nữa mà họ cho rằng ra đi là thức thời, ra đi là tìm cho mình một tương lai tươi sáng hơn. Chúng tôi mong bố về thăm lại quê nhân tiện giải quyết chuyện cái nhà bên đó và cũng là một dịp để bố thăm lại những người thân. Bố nói rằng không muốn đi. Tôi biết trong thâm tâm bố vẫn còn nhiều mặc cảm. Chuyện bố lập gia đình từ khi mẹ tôi vẫn còn sống chỉ là chúng tôi biết chứ thực ra ở quê đâu đã có ai hay chuyện đó. Tâm lý của những người lớn tuổi tôi có hiểu đôi chút. Cũng giống như bố đẻ tôi, giải phóng bao nhiêu năm mà ông cụ đâu có muốn về quê. Ông vẫn còn nặng lời nguyền sẽ không về lại cái nơi đã từng có nhiều kỷ niệm buồn. Giải phóng miền Nam rồi chỉ có mấy anh em tôi về quê nhận lại những người thân, bố chỉ về duy nhất có một lần và trong số anh em tôi cũng chẳng đứa nào chịu về quê nội sống. Các bác, các chú trong đó vẫn mong bố đưa gia đình lại nơi chốn chôn nhau cắt rốn nhưng bố nói rằng ở đâu quen đó rồi nên chẳng muốn đi. Bố vợ tôi có lẽ cũng mang nặng cái tâm lý chạy trốn nên không muốn về. Tôi biết lòng tự trọng sẽ khiến ông khó trả lời nếu như ai hỏi về nghề nghiệp của bố bên đất nước mới. Chắc chẳng bao giờ ông muốn nói dối nhưng không lẽ quá nửa đời người, cho đến lúc gần khuất bóng lại nói với những người thân rằng sang Mỹ bố tôi là một người giao báo, một người vắt sữa bò nghe sao tiện. Còn nói rằng làm ở một chức vụ nào đó nghe có vẻ sang hơn thì chắc chắn bố chẳng nói được. Tôi và Loan dùng mọi lời lẽ thuyết phục bố rằng bố hãy ráng đi về quê, rằng cứ nói với mọi người về cuộc sống hiện tại.
Hôm sau, nhân lúc hai bố con ngồi uống trà sáng bố tâm sự với tôi:
- Bố cũng muốn đi Việt Nam lắm nhưng thực ra bố có cái ngại của riêng mình. Con thì bố có thể nói chuyện chứ bố không muốn cho con Loan biết. Giờ nếu đi về quê bố cũng chẳng có tiền, con biết cuộc sống của bố rồi đấy. Làm được bao nhiêu bà ấy giữ hết cả, giờ này mới gọi là thoát khỏi án tù chung thân. Bố không muốn về quê mà lại không có tiền để chi tiêu, Như vậy thì ngại lắm. - Con tưởng bố có khúc mắc gì thì con không dám can thiệp chứ nếu chuyện về tiền nong thì bố để con lo.
Rồi tôi kể cho bố nghe về lúc trước khi còn làm ở nhà hàng tôi có tiết kiệm được một số tiền, tôi sẽ dùng số tiền đó để bố về Việt Nam. Sẽ không có chuyện chúng tôi sử dụng tiền của gia đình tôi làm lộ phí cho bố đi Việt Nam.
- Bố cảm ơn con nhiều lắm Lâm ạ. Nhờ phúc tổ tiên con Loan đã gặp được con. Bố coi con còn hơn là con trai trong nhà nữa. - Bố đừng ngại chuyện gì cả. Dù sao bây giờ cũng chỉ còn bố và chúng con là gia đình duy nhất trên đất khách này thôi. Con luôn coi bố như bố đẻ của mình.
Nhưng cuối cùng bố vẫn không chịu đi. Bố nói sẽ ra luật sư và làm giấy uỷ quyền để tôi hoặc Loan đi Việt Nam giải quyết chuyện cái nhà. Nói là làm, mấy hôm sau bố đưa vợ chồng chúng tôi ra văn phòng luật sư làm giấy uỷ quyền. Bố làm luôn hai cái giấy, một cái đứng tên tôi, một cái đứng tên Loan. Bố nói rằng như vậy cho nó tiện vì chúng tôi cũng chỉ có khả năng một đứa đi được chứ nếu đi cả hai thì chắc chắn là không được. Cả Loan và tôi đều không muốn đi, tuy nhiên chúng tôi chỉ lặng lẽ làm như chấp nhận để bố yên lòng. Chúng tôi định bụng rằng chờ một thời gian chúng tôi sẽ phân tích cho bố hiểu để bố đi về để giải quyết cũng như thăm lại quê hương, thăm lại bạn bè sau bao năm xa cách.
Nhưng sự đời chẳng bao giờ chiều theo ý muốn của con người. Chỉ sau đó vài tháng bố tôi đột ngột qua đời. Cũng chẳng ốm đau gì nhiều, một ngày đi làm về bố kêu người khó chịu cứ thấy tức ở ngực. Tôi vội vàng đưa bố vào viện. Nhưng tất cả đã quá muộn, bố mắc chứng ung thư phổi giai đoạn cuối. Bố ra đi chỉ sau vài ngày nhập viện. Lúc thanh toán viện phí, tôi mới biết rằng đã từ lâu bố không mua bảo hiểm sức khoẻ. Lý do bố không mua bảo hiểm thì đã quá rõ. Bao nhiêu tiền đi làm đều do bà mẹ kế quản lý nên bố không có tiền mua. Còn nghề giao báo chỉ là part-time nên không có bảo hiểm. Một khoản viện phí kếch xù vẫn đang chờ người thanh toán. Sau khi nhân viên xã hội giúp chúng tôi làm một số thủ tục về chính sách xã hội số tiền ấy cũng vẫn còn rất lớn. Tôi giấu Loan rằng mọi chuyện đã thanh toán xong xuôi kỳ thực chỉ mình tôi ký vào cái đươn bảo trợ cho bố. Tôi dùng hết số tiền tích góp từ lâu để trả nhưng cũng chỉ được 2/3. Số còn lại tôi sẽ kiếm dần để trả. Tôi không muốn rằng vong linh của bố vẫn mắc nợ nơi suối vàng.
Cái chết của bố còn cho chúng tôi biết một sự thật là số tiền chi cho người chết ở đất Mỹ không phải là rẻ rúng gì. Tiền mua để đặt hài cốt bố cũng là một khoản khổng lồ. Chúng tôi bàn với nhau avf cuối cùng thoả thuận rằng sẽ đưa bố đi thiêu và tro cốt của bố sẽ gửi tạm vào cơ sở tín ngưỡng nào đấy, sau này chúng tôi sẽ đưa bố về Việt Nam. Loan suy sụp đi trông thấy. Tôi hiểu điều đó lắm vì tất cả người thân của Loan là bố thì giờ này bố đã ra đi. Tôi trở thành nơi cho Loan dựa tinh thần. Rất nhiều đêm tôi phải dỗ Loan trong nước mắt. Thằng con tôi kể từ khi ông ngoại về ở cùng nó hay bám ông nên giờ này khi ông mất đi nó cũng buồn. Thỉnh thoảng nó lại khóc đòi ông. Loan và tôi chỉ biết dỗ con trong nước mắt. Cái gia đình đủ thành phần như gia đình tôi chẳng làm vợ chồng tôi ấm lên được bao nhiêu. Xung quanh rất nhiều người nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy đơn côi. Mỗi buổi sáng tôi vẫn có thói quen như chờ để cùng uống trà với bố trước khi hai bố con tiếp tục công việc của mình. Giờ này sáng ra thằng Henry vẫn cùng tôi uống trà và đi làm chung nhưng tôi vẫn khắc khoải mong hình bóng của bố. Tôi đã không còn người để chia sẻ những buồn vui như lúc trước bố còn sống. Có những lúc tâm hồn tôi chùng xuống, lặng đi trước những vất vả cuộc sống nhưng với Loan tôi vẫn phải cứng rắn như không có chuyện gì xảy ra. Tôi không được phép suy sụp.
Thằng Henry biết chuyện của tôi. Nó là một đứa khá kín đáo và cũng có đầu óc quan sát. Bề ngoài nó là một thằng Tây chính hiệu nhưng bên trong nó mang một tâm hồn Á Đông. Dần dần tôi cũng thấy có thể tâm sự cùng nó những suy tư của cuộc sống. Nó hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của tôi. Nó đã dùng số tiền tiết kiệm đưa cho tôi để tôi thanh toán bớt nợ nhà nước. Tôi nhất định từ chối nhưng nó một mực bắt tôi phải nhận. Nó nói rằng ngoài việc nó coi tôi như một người tình vong niên thì nó còn coi tôi như một người ruột thịt. Nó sẽ làm bất cứ điều gì nó có thể làm để giúp tôi vượt qua khó khăn. Nó bắt tôi nhận tăng báo đi giao mỗi buổi sáng để nó có thể giúp tôi thanh toán nợ nần. Tôi bắt buộc phải đứng tên vì nó chỉ là một du học sinh nên không thể nhận được việc đó. Thu nhập của tôi có tăng thêm nhưng lòng tôi lại nặng trĩu sự mang ơn từ nó.
Rồi một lần từ trường về nó nói muốn cùng tôi tâm sự. Tôi cũng rảnh nên cùng ngồi lại với nó. Nó cứ ấp úng mãi mà chưa biết bắt đầu câu chuyện thế nào. Tôi chỉ đọc được những khúc mắc từ ánh mắt và những cử chỉ mỗi khi nó muốn nói chứ thực ra cũng chẳng biết nó sẽ nói chuyện gì nữa. Mãi sau cùng nó cũng nặng nhọc thốt lên được mấy câu:
- Con biết chú đang khó khăn nhưng cũng đến lúc phải làm rồi chú ạ.
Tôi cũng chẳng biết "đến lúc phải làm" của nó là gì nữa. Tôi hỏi gặng nhưng mãi sau nó mới giải thích cho tôi nghe mọi chuyện. Trong số mấy cái quán Bar mà nó cùng lũ bạn vẫn hay lang thang đến có những người muốn quan hệ tình cảm lâu dài trên cơ sở trả tiền sòng phẳng. Nó nói rằng có vài người muốn găp tôi thông qua câu chuyện nó kể về tôi. Tôi giật mình ngạc nhiên. Chẳng hiểu rằng nó đã nói gì với người ta nhưng tôi có cảm giác ghê sợ. Không lẽ tôi trở thành kẻ bán dâm? Nó ra sức giải thích rằng đó là những người hết sức đàng hoàng, họ không muốn chỉ có những cuộc tình một đêm mà họ còn cần người để chia sẻ trong cuộc đời, tuy nhiên những người đó lại không hoàn toàn muốn lập gia đình vì nhiều lý do. Nó không muốn rằng tôi sẽ là một trai gọi theo kiểu khi nào có người cần thì sẽ gọi đến mà nó muốn đó phải là mối quan hệ lâu dài. Mặc xác nó với nhưng lời giải thích lằng nhằng, tôi kết thúc cuộc nói chuyện với nó đầy bực dọc.
|