Đời Trai Bao
|
|
Một hôm Loan đưa cho tôi xem cái giấy nhắc nợ từ cơ quan Y tế và cơ quan bảo hiểm. Tôi giật mình. Người ta vẫn nói không gì nhanh hơn thời gian trả nợ. Trả tiền lãi, trả tiền nhà, trả tiền hoá đơn nói chung là trả nợ, thời gian trôi qua nhanh lắm. Mới trả mấy bữa đã thấy giấy thông báo nợ mới kéo đến. Tôi biết rõ cái giấy ấy nói gì và trách nhiệm của tôi là phải làm gì để cho nó đừng đến nhà. Tôi vẫn làm bộ nói cứng động viên Loan:
- Chắc là họ nhầm thôi em. Hôm trước anh đã thanh toán hết những khoản thanh toán cho bố rồi mà. - Anh kiểm tra lại xem thế nào chứ em thấy lo quá. - Em cứ yên tâm, ngày mai anh sẽ đi kiểm tra lại.
Tôi nói cho Loan yên tâm vì nếu Loan biết tôi vẫn phải trả nợ hàng tháng thì chắc chắn Loan sẽ không thể nào yên tâm mà học hành cho đến nơi đến chốn được. Học phí của bằng Thạc sĩ không phải là ít. Ở Mỹ chúng tôi có thể vay chính phủ tiền để học sau đó ra trường đi làm thì họ sẽ trừ dần nhưng tôi không muốn mắc nợ như vậy. Các khoản nợ khác trừ học phí có thể xin xoá nhưng riêng học phí chỉ khi nào trả hết hoặc là chết mới được xoá. Tôi chấp nhận làm việc để lo cho vợ con, tôi không muốn mình mắc nợ bất cứ khoản nào mà sau này không trả nổi.
Hôm đó tôi lên cơ quan xã hội thanh toán tiền góp hàng tháng cho bố. Do việc trả tiền nhà, tiền bill các thứ của gia đình luôn do Loan đảm nhận nên tôi không biết rằng một tháng lại trôi qua nhanh như vậy. Để tiện cho việc thanh toán và tránh không cho thư thông báo về nhà làm cho Loan suy nghĩ, tôi đề nghị nhân viên xã hội giúp tôi set up chế độ tự động thanh toán. Có nghĩa là họ sẽ nắm thông tin tài khoản của tôi và hàng tháng cứ đến ngày họ sẽ tự động lấy phần tiền tương ứng với khoản tôi phải thanh toán hàng tháng để trả vào khoản mà tôi phải thanh toán. Về nhà tôi nói dối Loan rằng mọi việc chỉ là do nhầm lẫn, tôi quả quyết với Loan rằng sẽ không có bất cứ thông báo nào đến nhà nữa. Nói như vậy nhưng phải đến hàng tháng sau Loan mới thực sự yên tâm khi thấy bill không đến nhà nữa. Tôi nhẩm tính số tiền trong tài khoản của mình cũng chẳng còn là bao sau đám tang cho bố. Nếu tình trạng này thì chắc tôi cũng chỉ có thể cầm cự thêm mấy tháng nữa là hết. Không biết cách gì để kiếm ra tiền, đầu óc tôi lúc nào cũng quây quanh chữ tiền. Lương của tôi hàng tuần đều được trả bằng check. Những cái check đó bao giờ tôi cũng đưa cho Loan để chuyển vào tài khoản gia đình. Tôi không thể nào bớt được số tiền hàng tuần được. Việc thì tôi cũng đã làm hai job rồi, có muốn làm thêm cũng không có đủ thời gian mà làm. Tôi hoàn toàn bế tắc.
Thằng Henry rủ tôi đi quán bar. Tôi cũng muốn thay đổi không khí nên đi cùng nó. Đó là cái nơi ồn ào nhất mà tôi từng đến. Nhạc thì bật gần như hết cỡ, màng óc tôi cứ lùng bùng, lùng bùng theo tiếng nhạc. Những ánh đèn chớp nhá theo điệu nhạc khiến tôi chẳng nhìn rõ đâu ra đâu. Thằng Henry có vẻ quen thuộc với nơi này. Nó cười với người này, người khác, giới thiệu tôi cùng mọi người. Tôi cũng chỉ chào đáp xã giao lại. Những cái bắt tay hờ hững, những câu nói như những công thức được buột ra từ miệng tôi. Ngồi cùng bàn với tôi có thêm hai thằng Mỹ gốc Latinh. Một thằng nói chuyện với tôi mặc dù những câu trả lời của tôi chỉ là những câu trả lời nhát gừng. Chẳng hiểu sao lại gọi là trả lời nhát gừng thấy các cụ ngày trước nói vậy tôi cũng lặp lại như vậy. Có nghĩa là kiểu chỉ khi nào hỏi thì tôi trả lời mà câu trả lời cũng ngắn ngủn. Tôi uống bất cứ ly bia nào bọn chúng đưa tới. Đầu óc mỗi lúc một nhẹ đi, có lẽ tôi đã bắt đầu ngấm bia. Tôi không say bia nhưng cái sự ồn ào trong quán tôi đã quen dần nên nó không chói tai, nhức óc như khi mới vào nữa. Ngồi được một lúc, thằng Henry đề nghị ra ngoài cho thoáng. Lẽ dĩ nhiên là tôi đồng ý. Cả bốn chúng tôi kéo nhau ra ngoài. Thời tiết bên Mỹ thật lạ lùng. Cho dù ban ngày có nóng đến đâu nhưng đến tối nếu đứng ngoài trời lâu kiểu gì cũng cảm thấy lạnh. Đứng ngoài co ro hút thuốc một lúc cũng thấy lạnh, tôi đề nghị đi về. Bọn chúng không đồng ý và nói rằng đêm đó chúng tôi sẽ vui vẻ cùng nhau. Leo lên xe, chúng tôi chạy dài theo mấy con đường kiếm các cô gái đang đứng gần các đầu ngã tư. Ai nói rằng nước Mỹ không có giá điếm. Đầy rẫy ngoài đường. Sau này khi có bọn nó chỉ tôi mới biết rằng chả riêng gì ban đêm mà ngay ban ngày bọn họ cũng đứng đầy đường. Xe chỉ cần tấp vào lề là bọn họ kéo đến mời chào lả lơi ngay. Giá cả cũng chẳng đến nỗi mắc. Nếu so với ngày công lao động thì một ngày của tôi có thể đủ cho bốn người vui vẻ với hai cô gái. Tuy nhiên chơi gái cũng phải có kinh nghiệm. Giá cả bọn họ đưa ra là giá tính theo giờ nên cần phải tranh thủ xả cho nhanh, đừng nghe bọn họ nói chuyện dài dòng này kia. Chỉ cần quá năm phút là đã bị charge sang giờ khác rồi. Lựa hai cô gái Latina có dáng bốc lửa, chúng tôi đưa các cô lên xe và chạy về chung cư của hai thằng kia. Sau này tôi mới biết rằng số dân Latino có rất nhiều đứa trông dáng quá đàn ông nhưng lại có một tỷ lệ gay khá cao. Chẳng biết có đúng như vậy hay không nhưng ít nhất về vấn đề tình dục thì dân có gốc Latinh đều là những người rất thoáng trong chuyện tình dục. Dân Mỹ đen vốn mang tiếng là lang chạ và có vẻ như có thế mạnh về sinh hoạt tình dục nhưng không phải như vậy. Bọn Mỹ đen chỉ có tính hùng hục như trâu húc mả chứ yếu hơn bọn Latinh nhiều. Còn bọn Mỹ trắng thì sống có vẻ đạo đức giả. Chúng có vẻ im hơi lặng tiếng hơn những sắc dân kia một phần cũng vì ý thức kỳ thị, phân biệt chủng tộc. Nhưng đấy chỉ là lúc chưa quen còn khi quen rồi thì nó cũng chẳng khác gì những dân khác khi lao vào trận chiến. Nhiều cái còn thấy chúng tởm hơn cả các sắc dân khác nữa. Dân Á mình có lẽ là ít tiếng nhât. Ít tiếng phần vì văn hoá Á Đông không đề cập đến vấn đề tình dục cởi mở và còn một phần nữa là vì cơ quan sinh dục nếu so với các sắc dân khác thì cũng hơi khiêm tốn. Qua kinh nghiệm trận mạc tôi biết được một điều là dân Á chỉ có đàn bà Phillipine là máu nhất. Suốt ngày đòi hỏi đàn ông. Cánh đàn ông Phillipine vẫn bị coi là lép vế nhất trong các sắc dân về chuyện tình dục. Dân Trung Đông về mặt lý thuyết thì có vẻ mạnh mẽ nhưng thực tế họ chỉ coi đàn bà là công cụ tình dục nên chuyện một gã Trung Đông với những bộ râu vĩ đại có thể có đến ba bốn, thậm chí là năm sáu vợ thì cũng vẫn bị cánh phụ nữ Trung Đông cắm sừng như thường. Có một sắc dân tôi có cảm tình nhất đó là dân Latin. Những buổi party tại nhà mà họ hay mở nhạc ầm ĩ cũng là nơi cho họ kiếm bạn tình. Cái hay của dân Latin là sự ràng buộc không có sau khi quan hệ xong ai đi đường nấy. Vả lại cánh phụ nữ Latin nhìn cũng hấp dẫn lắm, những cái mông cong gập đến gáy, những bộ ngực đồ sộ khiến ít ai làm ngơ được.
Hai thằng Latin kia ở cùng nhau trong một căn phòng share ở một khu chung cư. Đưa nhau về phòng xong chẳng thằng nào khách sáo, chúng cởi quần từ ngay cửa. Phải nói tướng hai thằng này khá đẹp. Tôi luôn ngạc nhiên về sự ăn uống của bọn Latin. Chúng nó ăn nhiều gấp ba lần người Á nhưng rất ít thằng có bụng phệ. CÒn một tập quán nữa của bọn dân Latin đó là cách ăn ở. Chúng có thể ở rất đông người trong cùng một phòng, thậm chí chẳng thèm có giường, chỉ nằm trên sàn cũng được. Làm như vậy cho đỡ tiền thuê nhà. Có khi một phòng ngủ có đến bốn thằng ngủ bốn góc không giống những dân khác là cần phải có phòng riêng. Bốn thằng bốn góc nhà nhưng thằng nào có tiền vẫn có thể mang gái về nhà và hì hục trước mặt những thằng khác. Sau này khi tiếp xúc với chúng nó nhiều tôi mới hiểu một điều nữa là tỷ lệ Bi của dân Latin có lẽ cao hơn các sắc dân khác. Có tiền thì đi chơi gái, không có tiền đứa này có thể giúp đứa kia giải quyết vấn đề.
Cũng chưa đến một giờ chúng tôi đã giải quyết xong mọi việc sẵn sàng trả hai cô gái kia về với đươn vị đường phố. Tôi thấy hai thằng kia móc tiền ra tính trả nhưng thằng Henry nói chắc nịch:
- This is my treat. Next time will be your turn. (Lần này tao trả. Lần sau sẽ đến lượt chúng mày).
Henry cùng một thằng đưa bọn con gái kia về chỗ cũ và hẹn sẽ quay lại đón tôi sau. Tôi và một thằng ngồi lại nhà. Chúng tôi bắt đầu câu chuyện với nhau. Nó tên là Fredy Lovato, người gốc Honduras. Bố mẹ nó là dân nhập cư, nó sinh ra tại Mỹ. Lúc đầu tôi không biết nó làm nghề gì hoặc giả chắc có nghề cũng chỉ là nghề lao động chân tay nhưng khi nghe nó nói và nhận tấm danh thiếp từ tay nó tôi mới biết nó làm nghề luật sư. Nó khen tôi có nét trầm tính rất đáng yêu. Nó ngạc nhiên trước cơ thể tôi. Tôi cảm ơn nó. Nó nói rằng nó rất thích người châu Á. Khi tổi hỏi lý do nó cho biết rằng đa số dân Á sống tình cảm. Người Á có tinh thần đoàn kết, chịu khó và thật thà. Nó còn cho biết một lý do nữa là người Á có làn da rất đẹp. Tôi chỉ ừ hữ cho qua chuyện. Câu chuyện giữa tôi và nó (đúng ra là câu chuyện từ nó) dừng lại khi Henry về đến nơi. Chúng tôi tạm biệt nhau. Tôi chẳng nghĩ rằng mình còn gặp lại chúng nó hay không nưhng khi tạm biệt vẫn nói một câu theo kiểu xã giao:
- Thank you for tonight. Hope can see you later.
|
Chưa một lần trong đời từ lúc tôi biết sinh hoạt tình dục, bản thân tôi lại nghĩ có một ngày nào đó tôi trở thành món đồ chơi cho ai đó. Nhưng sự đời là vậy, chuyện mình nghĩ là chuyện mình nghĩ còn chuyện đời xảy ra như thế nào nhiều khi đâu có theo ý muốn của mình. Sau lần gặp gỡ với thằng Fredy, tôi có gặp lại nó vài lần nữa thông qua Henry. Nói chung đó là những cuộc gặp gỡ xã giao theo kiểu đàn ông thông thường. Gặp nhau, đưa nhau đi đâu đó uống vài ly cà phê hoặc vài ly rượu. Câu chuyện qua lại tôi thấy nó khá cởi mở. Nó hỏi thăm về tình hình gia đình tôi. Tôi kể cho nó nghe tường tận về trường hợp của ông bố vợ tôi. Nó nghe với vẻ chăm chú. Sau đó nó nói cho nó xem toàn bộ giấy tờ về những khoản thanh toán từ phía bệnh viện và phiếu chi trả từ công ty bảo hiểm. Nó mời tôi tranh thủ ghé qua văn phòng của nó. Đến văn phòng nó tôi mới biết nó là một luật sư có hạng. Nhiều giải thưởng nó đạt được từ tiểu bang tới liên bang. Và có đến đó tôi mới biết nó đông khách như thế nào. Văn phòng nó lúc nào cũng đầy khách và nhân viên. Những người đến gặp nó thường là phải lấy hẹn từ trước nhưng tôi chẳng có hẹn hò gì cả, đến là đến. Cô nhân viên lễ tân của nó đã hỏi tôi có hẹn hay không, tôi nói rằng không có hẹn mà chỉ đến theo lời mời của Fredy tức là ông chủ của cô ta. Cô ta kéo ghế mời tôi ngồi chờ và đi vào phía sau. Một lát sau nó từ trong bước ra. Trong dáng bộ nó ở văn phòng thật lịch sự đúng dáng một luật sư. Nó kéo tôi vào căn phòng làm việc của nó ở phía sau và dặn cô nhân viên rằng sáng đó nó không tiếp khách nữa.
Những lần đi quán Bar hoặc những lần gặp trước tôi thấy nó là một đứa bình thường, có phần suồng sã nhưng khi đến văn phòng của nó mới thấy sự khác biệt. Gian phòng làm việc của nó rất gọn gàng, có hoa tươi cắm ngay giữa bàn làm việc. Trên tường phía sau ghế nó ngồi là một bức hình của Nữ thần Tự do biểu trưng cho công lý. Phòng nó thứ nào ra thứ đó. Trong phòng luôn thoang thoảng một mùi thơm nồng ấm. Sau này tôi mới biết là nó mua loại gỗ có tẩm tinh dầu quế để trong phòng. Cái mùi đó luôn gợi đến Noel. Kéo ghế mời tôi ngồi, nó bình tĩnh giải thích về trường hợp của bố tôi. Nó nói rằng theo như luật thì khi tôi đã ký vào giấy bảo trợ thì tôi sẽ phải chịu thanh toán mọi khoản viện phí cho bố tôi. Đó là luật nhưng nó nói rằng với hiểu biết của nó thì nó có thể giúp tôi xoá bỏ toàn bộ số nợ đó. Tôi cũng chẳng biết nó sẽ xoá như thế nào vì tôi mờ tịt về luật. Mặt khác tôi cũng mong thoát khỏi cái số nợ oái oăm đó. Vì nếu không thoát khỏi số nợ ấy thì chẳng mấy chốc một cái bill nhắc nợ sẽ lại chuyển đến nhà nếu tôi hết tiền trả qua chế độ tự động.
Lôi mấy tờ giấy trong ngăn bàn ra nó hướng dẫn tôi ký vào một số chỗ và bảo tôi lấy thêm xác nhận bảng lương từ cơ quan Bưu điện nơi tôi làm việc. Khoảng hai tuần sau khi nộp giấy tờ cho nó, tôi nhận được một cú điện thoại từ nó. Giọng nó nghe từ đầu bên kia có vẻ phấn khích lắm. Nó hẹn tôi đi uống cà phê. Đang giờ làm nhưng do công việc đưa thư không gấp như đưa báo nên tôi vẫn có thể tranh thủ gặp nó được. Nó đón tôi ở quán cà phê Starbuck ngay chỗ gần trường Loan học. Gặp tôi nó ôm chầm lấy và reo lên:
- Thắng rồi, thắng rồi!
Và nó kéo tôi vào trong quán. Sau khi order hai ly cà phê, tôi với nó kéo ghế ngồi ngay phía trước chứ không ngồi trong quán. Nó chìa ra cho tôi một xấp giấy và nói đó là tất cả những gì nó có thể làm cho tôi. Đó là cái quyết đinh bãi miễn vị trí người bảo trợ của tôi. Đọc cũng chẳng kịp và có những chỗ tôi cũng chẳng hiểu hết. Nó giải thích vắn tắt với tôi rằng với cái bảng lương từ cơ quan Bưu điện nó đã chứng minh rằng thu nhập của tôi là không đủ chi phí cho gia đình. Vợ tôi đi học không có thu nhập hơn nữa tôi lại còn một con nhỏ đang ở độ tuổi đi học nên tôi không thể là người bảo trợ về mặt tài chính cho bố tôi được và tất cả chi phí cho bố tôi sẽ chuyển lại cho Sở An sinh xã hội phải lo. Có quen biết vẫn hơn. Vậy là tôi đã thoát được khoản nợ mà chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có thể thoát được trừ khi tôi trả hết. Một nỗi xúc động trào lên trong lòng tôi khiến khoé mắt tôi cay cay.
- Are you OK?
Nó băn khoăn hỏi khi thấy tôi không nói gì và nước mắt như chực trào ra. Như một cú hích cho giọt nước tràn ly, nước mắt tôi nhoè đi, tiếng nói tôi ngắt quãng theo từng tiếng thổn thức. Tôi cảm ơn nó, tất cả những lời cảm ơn của tôi cũng không đủ để nói lên tấm lòng của tôi. Tôi còn bàng hoàng hơn khi nó chìa ra cho tôi một tấm check. Trên đó ghi đầy đủ số tiền tôi đã thanh toán cho cơ quan bảo hiểm và số tiền thanh toán cho bệnh viện. Nó lại lại cho tôi tất cả. Tôi đưa tấm check lại cho nó và nói rằng tôi chỉ cần thoát nợ còn số tiền kia coi như trả công cho việc làm của nó. Nó từ chối và nói rằng số tiền đó của tôi thì tôi phải nhận lại. Lòng tôi nhẹ bẫng. Gánh nặng bấy lâu nay chất chứa trong lòng như bỗng chốc tan tành không còn gì. Tôi muốn chạy về khoe với Loan nhưng chuyện đó từ đầu tôi đã dấu Loan giờ kể sợ Loan lại buồn. Thôi thì đành hưởng niềm vui một mình vậy.
Sau đó thỉnh thoảng tôi có đưa nó đi đến vùng có quán ăn Việt và đãi nó ăn mấy món ăn Việt Nam. Nó có vẻ thích lắm. Cũng vài lần tôi đưa cả bọn đi bao gái để trả lại ơn nghĩa. Nhưng có vẻ như nó thích tôi hơn. Lần nào quan hệ xong nó cũng muốn làm tình với tôi. Cái cách nó làm tình với tôi cũng nhẹ nhàng hơn khi nó làm tình với đám đàn bà. Tôi cũng tặc lưỡi, dù gì nó cũng giúp đỡ toi thoát khỏi những ngày nhọc nhằn. Nghĩ vậy đã có vài lần tôi gọi điện cho nó và hẹn rằng tôi sẽ đến nhà nó chơi. Nó đón nhận tình cảm của tôi nhưng một hôm khi gặp nhau nó nghiêm túc nói với tôi rằng có phải là tôi đang chiều nó để trả ơn về những việc làm của nó hay sao. Tôi đáp lại rằng cũng có phần tôi nghĩ như vậy. Nó buồn lắm và nói với tôi rằng mặc dù nó là một Bi chính hiệu nhưng sâu trong lòng nó vẫn mong có một người bạn trai để tâm sự, chia sẻ trong cuộc sống. Nếu tôi đến với nó vì trả ơn thì cái ơn ấy tôi trả đã xong và không cần đến gặp nó nữa. Tôi hoảng hốt cố giải thích cho nó rằng tôi cũng có cảm tình với nó chứ không hẳn là tôi chỉ mang thân ra để đền ơn. Cái thằng trông rắn rỏi là vậy mà khi nghe tôi nói nó bỗng dưng oà lên khóc. Đôi lông mi vốn rậm và dày của nó đẫm nước mắt cùng những dòng nước mắt lăn trên má làm bết vào bộ râu xanh rì khiến nó như nhỏ bé và mềm mại hẳn đi. Nó nức nở nói với tôi rằng nó cần lắm một vòng tay bạn tình mỗi đêm nằm ngủ. Nó nói rằng để mua vui nó có thể chi trả cho hàng đống đàn ông có thể qua đêm với nó nhưng nó không muốn. Nó muốn có một tâm hồn đồng điệu để dựa vào và nâng đỡ. Trước mặt tôi nó bỗng biến thành một đứa trẻ to xác. Tôi ôm ghì mặt nó vào ngực mình. Nó vẫn nấc lên từng đợt. Tôi nói với nó rằng tôi sẽ là người sẻ chia với nó. Tôi sẽ không đến được với nó từng đêm nhưng nếu cần một tuần tôi có thể dành cho nó một hoặc hai đêm nếu nó muốn. Nó biết tôi còn có vợ con và gia đình nên nó nói như vậy cũng là đủ với nó. Tôi về nhà giải thích cho Loan biết là tôi nhận làm quản lý Part-time cho một khu chung cư. Hàng tuần tôi sẽ làm việc thêm vào hai buổi tối. Lúc đầu Loan không đồng ý vì nếu tôi làm thêm nữa thì sẽ kiệt sức. Tôi giải thích rằng tôi chỉ việc đến đó ngủ nếu ban đêm có sự cố gì về điện đóm thì chỉ việc báo cho sở điện hoặc khắc phục nếu là những lỗi nhỏ. Công việc không có gì vất vả lắm hơn nữa chúng tôi cần thêm tiền để cho con đi học. Cuối cùng Loan cũng đồng ý cho tôi đi làm. Tôi dáu không cho Henry biết chuyện đó. Tôi và Fredy từ đó cứ một tuần hai đêm đi motel thuê phòng ngủ cùng nhau. Một lần nghe Henry nói rằng tôi phải đi làm thêm hai đêm một tuần để có đủ tiền tang trải cho gia đình, nó đã bắt ép tôi phải nhận tiền từ nó. Nó giải thích đấy không phải là nó trả công cho tôi mà chỉ muốn góp phần cùng tôi lo cho con. Đẩy qua đẩy lại nó vẫn ép và nói nếu không nhận nó sẽ không gặp tôi nữa. Thôi thì dành chấp nhận chứ biết làm sao. Nó có nết ngủ giống như thằng Henry. Nó thích chíu vào nách tôi và cuộn tròn như con mèo mỗi khi nằm ngủ bên tôi. Cái dáng vẻ bệ vệ đầy nam tính của nó biến thành dáng điệu của một đứa bé khi nó ngủ bên tôi. Vậy đấy, chuyện chẳng bao giờ tôi nghĩ đến nó vẫn xảy ra mặc kệ tôi có nghĩ đến hay không thì nó vẫn như vậy. Tôi trở thành chồng của một gã đàn ông với bộ râu quai nón xanh rì và hàng chân mày sậm như con sâu róm. Nó vẫn luôn thích được nhỏ bé bên tôi. Tôi đã bắt đầu khởi nghiệp của một kẻ trai bao. Tuy nhiên sự nghiệp trai bao chính thức của tôi chưa hẳn xảy ra lúc bấy giờ mà mãi sau này tôi mới hoàn toàn là một trai bao. Thời gian ở gần Fredy tôi chưa phải là một trai bao vì dẫu sao tôi cũng có tình cảm với nó và tôi tự nguyện dâng hiến cho nó. Chúng tôi bốn đứa vẫn thỉnh thoảng đi bao gái. Mọi chuyện diễn ra chỉ tôi và Fredy biết được.
|
Cuộc tình vụng trộm giữa tôi và Fredy vẫn như vậy đều đều diễn ra. Có một điều lạ là nó là một luật sư khá có tiếng cũng như công việc rất nhiều, thu nhập cao nhưng không hiểu tại sao nó không thuê nhà để ở riêng như những người khác khi người ta có tiền. Điều ấy tôi hoàn toàn không hiểu được và cũng thực sự không muốn tìm hiểu vì đó là chuyện đời tư của nó. Hơn nữa cuộc sống ở Mỹ này thì ở đâu cũng được chỉ cần bạn không mua quá nhiều đồ thì khi di chuyển cũng nhanh chứ chẳng đến nỗi vất vả nào. Tất cả tiền bạc làm ra được để vào trong thẻ, quần áo mấy bộ, vài thứ vật dụng cần thiết như cái laptop hay cái TV nữa thế là xong. Lên đường bất cứ khi nào muốn. Đồ đạc khác như giường, tủ, bàn ghế, tủ lạnh do chủ nhà cung cấp mình đâu cần bận lòng với những thứ đó. Thằng Fredy sống theo kiểu như vậy. Có nhiều khi đi tập Gym nó ở qua đêm lại ngay tại phòng Gym mà không cần về nhà. Ở bên Mỹ rất nhiều phòng Gym mở cửa 24/24 còn chế độ mua vé như thế nào tôi cũng không rành lắm vì có bao giờ tôi đi tập đâu. Những khi không về nhà là lúc tôi biết nó buồn. Nó sợ đối diện với cô đơn. Thằng bạn cùng phòng với nó cũng cùng hệ Bi nhưng thiên về đàn bà nhiều hơn. Hai thằng xét theo gốc gác thì cùng là người Honduras nhưng thằng kia là dân nhập cư còn nó sinh ra và lớn lên từ Mỹ. TRái ngược với Fredy thằng kia chỉ là dân lao động chân tay. Bên Mỹ có rất nhiều các tụ điểm gọi là Labor Work. Dân không có nghề nghiệp ổn định có thể đến đó đứng tập trung, mỗi khi người cần thuê nhân công theo ngày hoặc giờ họ có thể đến đó mà chọn trong số những lao động ở đó để thue tuỳ theo công việc. Thằng Juan là một dạng như vậy. Công việc của nó không ổn định, hàng ngày nó vẫn ra khu vực Labor Work để nhận việc. Có ngày có việc, có ngày không, ngày thu nhập nhiều, ngày thu nhập ít tuỳ theo người mướn. Nhưng nó vẫn thích đứng đó chứ không muốn công việc ổn định. Nó giải thích rằng nhiều khi đứng đó cũng có cái hay. Có những khi gặp được người ra đó nhưng không phải mướn người làm thực sự mà có khi là mướn người về vui vẻ thì thu nhập cũng khá. Hơn nữa chính nó cũng có nhu cầu vui vẻ nên nó chọn cách đứng đường. Nó cũng là một thằng khá điển trai nên cũng không khó kiếm việc. Nó nói trong số những người đến mướn, nó có vài mối ruột gần như tuần nào cũng đến để thuê nó đi làm việc vui vẻ. Nó và thằng Fredy cùng thuê chung một căn phòng nhưng gần như cũng ít liên quan đến nhau. Mỗi thằng có một lịch làm việc khác nhau nên thời gian gặp nhau cũng chỉ có mỗi khi nhóm hẹn đi chơi chung. Tiền nhà mỗi đứa trả một tháng không đứa nào vướng bận đứa nào. Vậy là trong số bốn thằng tôi chơi chung với nhau thì tôi và thằng Juan Carlos là dạng nghiêng về đàn bà còn thằng Henry và Fredy Lovato là dạng nghiêng về gay.
Có một điều tôi vẫn cảm thấy áy náy với thằng Fredy là nó đã giúp tôi thắng vụ kiện, không lấy tiền lệ phí mà còn giúp tôi lấy lại được số tiền tôi đã đóng nhưng nó vẫn cho tiền tôi mỗi khi gần gũi nhau. Tôi thắc mắc và nói với nó rằng tôi không muốn nhận số tiền ấy. Nó cười và nói với tôi rằng hãy tập sống theo kiểu Mỹ đi. Lúc đầu nó còn đưa tiền mặt cho tôi còn lúc sau hàng tháng nó chuyển thẳng tiền vào tài khoản của tôi nên cũng chẳng có cách nào đưa đi đẩy lại được. Nó thích lắm thời gian gần gũi bên tôi. Nó đặt một phòng cố định tại motel nằm ngoài thành phố. Hàng tuần tôi và nó đến đó hai đêm để gần nhau. Ngày đó chế độ kết hôn dành cho người đồng tính chưa được thông qua chứ nếu như bây giờ chắc nó đã tìm cách thuyết phục tôi ly hôn và cùng nó lập gia đình riêng. Trong đầu tôi lúc trước chẳng bao giờ tôi nghĩ thằng Fredy lại có một cuộc sống tinh thần bế tắc đến như vậy. Trông nó đẹp lắm, đàn ông hơn cả những người đàn ông bình thường. Đôi mắt nó đen láy cùng với hàng lông y dày và đen mượt khiến khi nhìn vào nó ta có cảm giác như đôi mắt của nó biết nói. Từ con người nó toát ra một vẻ đẹp khiến cho những nàng nghiện sex chỉ cần nhìn thấy nó là đã phát cuồng. Tôi muốn gần gũi nó một phần cũng vì vẻ đẹp hút hồn của nó. Tôi thấy ông trời thậ bất công. Tạo ra những người đàn ông thật đẹp, vẻ đẹp hoàn hảo từ cái nhìn bề ngoài cho đến những nét đẹp bên trong thế mà nỡ tước đi cái chức năng bẫm sinh là giống đực trọn vẹn. Bên nó tôi có cảm giác mình giống như người chồng đang gần gũi và che vợ cho người vợ bé nhỏ của mình. Nó thích nằm gọn vào lòng tôi và nũng nụi chờ đợi từng cử chỉ, hành động từ tôi. Nó ngoan ngoãn như một con mèo con trước tôi. Tôi thích ngắm nó mỗi lúc nó nằm ngủ. Nét thơ ngây cộng với vẻ đẹp đàn ông khiến nó nhìn như một thằng bé to xác.
Tôi đoán chừng thằng Henry cũng thích thằng Fredy nhưng mỗi khi gần nhau thằng Fredy luôn tỏ ra là một thằng đàn ông chính hiệu nên thằng Henry cũng tự động rút lui. Nó hay hỏi chuyện về thằng Fredy qua tôi nhưng tôi nói cũng chẳng biết gì nhiều hơn nó. Thỉnh thoảng tôi cũng dành cho nó vài giờ vui vẻ để tránh cho nó khỏi nghi ngờ. Nói chung quan hệ của tôi và nó vẫn giữ như lúc trước. Tôi và Fredy thì quan hệ càng sâu hơn. Có những lúc nó đề nghị rằng nó sẽ dọn ra ngoài và đi thuê một căn nhà biệt lập để tôi và nó có thể gần nhau nhiều hơn và thoải mái hơn nhưng tôi không chấp nhận lời đề nghị đó của nó. Tôi nói với nó rằng tôi sẽ không thể nào bỏ vợ con tôi được nên chỉ giữ quan hệ như chúng tôi đang có.
Năm ấy thanh minh, sau khi lên chùa làm lễ cho bố vợ, tôi và Loan có ngồi lại với nhau. Loan nói đã đến lúc chúng tôi phải về quê để giải quyết mọi chuyện về ngôi nhà cho trọn vẹn. Loan muốn tôi đi vì hiện tại Loan cũng đang bận học và con tôi cũng đang phải đi học mỗi ngày nên tôi phải xin nghỉ phép để về Việt Nam. Suy đi tính lại thì chũng chỉ như vậy mới có thể hợp lý mọi công việc được. Tính như vậy nhưng cũng phải đến cuối năm ấy thì tôi mới có thể đi Việt Nam. Do kỳ Tết mới nghỉ nên tôi cần phải làm thêm một thời gian mới có thể nghỉ tiếp được. Hơn nữa dịp cuối năm cũng là dịp thuận lợi cho tôi về lo nốt thủ tục sang cát cho bà mẹ vợ. Fredy nghe nói cuối năm tôi đi Việt Nam cũng buồn lắm. Mặc dù lúc đó cho đến cuối năm còn rất xa thế mà tôi đã đọc trong đôi mắt nó những giọt lệ lúc nào cũng muốn tràn ra khỏi hàng lông my đen mướt của nó. Trước chuyến đi nó thông báo với tôi rằng nó sẽ đi Việt Nam cùng tôi. Đó là một cơ hội tốt cho nó có điều kiện sang thăm Việt Nam. Hơn nữa chuyến đi đó tôi còn phải giải quyết chuyện cái nhà có liên quan đến một người Mỹ gốc Việt là bố vợ tôi nên nó đi theo cũng là một trợ lực cho tôi. Đến lúc bấy giờ tôi mới biết ngoài cái bằng luật sư kinh tế nó còn có cả bằng về luật di trú và luật quốc tế nữa. Cái thằng thật là giỏi thế mà trước đến nay tôi cũng chỉ nghĩ nó chỉ có bằng lên giường với ai là giỏi.
|
Để chuẩn bị cho chuyến đi, húng tôi phải mất hàng tuần để mua sắm. Tôi không thạo mấy khoản này lắm nên chỉ chở Loan đến mấy siêu thị và có khi thì đẩy xe, có khi thì đứng ở ngoài hút thuốc và chơi với con. Chẳng biết là Loan mua những gì nhưng tôi thấy khá nhiều đồ. Tôi mua riêng mấy bộ đồ cho Bính, khi Loan hỏi tôi nói là mua cho mình mặc ở Việt Nam. Loan có vẻ thông thạo việc mua sắm. Tất cả những gì muốn mua Loan đều liệt kê ra giấy, khi đi mua cứ nhìn theo đó mà chọn đồ. Thế mà về đến nhà ngồi sắp lại thì lại nảy ra thêm một tờ giấy liệt kê khác. Nhiều lúc tôi cũng thấy sốt ruột, nhưng xét cho cùng thì những đồ mua đều là mua cho bên nhà tôi chứ bên nhà Loan thì đâu còn ai. Gia đình bên Loan chỉ duy nhất có nhà ông bác ruột thôi chứ có ai đâu. Trong số bạn bè chung, Loan chỉ có mua cho Tiến, Quang và Bính thôi. Thế mà nhà tôi trông cứ như chuẩn bị mở shop thời trang. Tất cả cũng chỉ là quần áo cho mọi người chứ thực ra tôi đâu có biết mua gì khác. Loan nói chuyện với mấy đứa sinh viên ở nhà và biết được người ta còn hay mua thuốc về Việt Nam cho người thân nên chúng tôi lại lễ mễ đi mua thêm ít thuốc. Nói là thuốc chứ thực ra đó chỉ là một số loại Vitamin chứ thuốc bệnh thì đâu biết ai bệnh gì mà mua. Loan mua thêm bốn lố dầu xanh bảo đem về Việt Nam cho mỗi nhà một chai dầu gọi là lấy thảo và cũng là quà về nước.
Tôi và Fredy đi mua vé. Vé của tôi mua có thời hạn là hai tháng còn vé của Fredy chỉ mua ba tuần. Tôi không biết rằng chuyến đi đó có kịp thời gian để đưa Fredy đi chơi hay không nữa. Nó thích đi Việt Nam quá nên cứ nằng nặc đòi đi theo. Thôi thì dành chiều cho nó vui. Mới đây Fredy đã giúp chúng tôi đổi thẻ xanh mười năm và lại còn lấy thêm cho tôi giấy Re-entry Permit nữa. Tôi mù đặc về mấy khoản giấy tờ. Fredy giải thích cho tôi biết cái giấy Re-entry Permit sẽ giúp tôi khỏi những phiền phức khi nhập cảnh trở lại Mỹ vì chúng tôi vẫn chưa là công dân mới chỉ là những thường trú nhân. Lúc đầu mới cầm cái thẻ Re-entry Permit tôi cứ ngỡ đó là quyển hộ chiếu của Mỹ nhưng đọc kỹ thì không phải. Fredy cũng nói với tôi rằng nó sẽ chẳng đem theo đồ nên tôi có thể mua thêm hành lý đem theo. Chuyến đó chúng tôi bay hãng Asiana về qua Hàn Quốc. Có nhiều chuyến bay khác những hãng này do Fredy chọn. Nó không thích bay qua Đài Bắc hay Hongkong. Qua Nhật thì tôi đã sợ lắm rồi. Thời gian bay của Hàn QUốc và Nhật gần giống nhau nhưng hãng hàng không Asiana của Hàn Quốc có offer chuyến City tour miễn phí trên đường quay lại Mỹ nên Fredy thích và quyết định chọn hãng đó. Chúng tôi quyết đinh sẽ khởi hành từ Chicago mà không bay từ Iowa vì Iowa là một phi trường nhỏ nên đồ đạc hành lý đều phải gửi hết thậm chí đồ xách tahy cũng không có luôn. Đi một số tiểu bang khác có chuyến bay thẳng bằng máy bay lớn nhưng do vì chúng tôi nối tuyến với nước ngoài nên Chicago là lựa chọn tốt nhất. Hôm đi lên Chicago để bay, nhà tôi đi tới hai xe mới đủ chỗ cho mọi người. Hôm đó Henry cùng với Juan lái xe. Loan và con tôi, hai cậu sinh viên Việt Nam cũng muốn đi theo. Tôi gọi điện báo cho cô chủ của tôi trên Chicago. Hôm đó cả gia đình tôi đi sớm, chúng tôi lên ăn nghĩ xả hơi trước chuyến đi tại nhà của cô chủ. Chyến bay của chúng tôi tận 12 giờ trưa mới bay nhưng hôm đó cả nhà đi sớm để lên Chicago sớm. Thay vì bay từ Iowa chúng tôi sẽ phải bay từ 5 giờ sáng nên có đi Chicago sớm chút cũng vẫn thấy tiện hơn đi Iowa. Lên đến Chicago mới tám giờ sáng, cả nhà chúng tôi ghé nhà cô chủ và tất cả lên xe cùng đi đến quán ăn của cô. Chúng tôi là những thực khách đầu tiên của cửa hàng. Thay vì cửa hàng mở cửa lúc 9 giờ thì 8:30 chúng tôi đã có mặt ở quán. Fredy, Henry và Juan tỏ ra rất thích thú với mấy món ăn Việt Nam. Người thì ăn phở người thì ăn bún riêu. Chúng tôi vừa ăn vừa phá lên cười vì cái cảnh nhìn mấy thằng ngố cầm đũa. Gắp bằng đũa không xong mà dùng bằng dĩa cũng chẳng được, chúng nó kết hợp lung tung đũa, dĩa, thìa khoắng tùm lum trên mấy tô phở. Cả bọn nhìn chúng tôi mắt tròn mắt dẹt vì tài sử dụng đũa của chúng tôi. Cứ như là chúng tôi đang biểu diễn xiếc trước mặt chúng vậy. Hôm đó chúng tôi phải ăn hai lần trước khi ra sân bay. Ăn sớm vì dậy sớm nên cũng đã đói. Trước khi ra sân bay chúng tôi lại bị bắt ăn lần nữa vì chuyến bay phải sau chừng hai tiếng người ta mới cho ăn nhẹ. Vậy là chỉ có vài tiếng đồng hồ chúng tôi phải ăn tới hai lần. Cô chủ ép chúng tôi phải ăn. Bữa đó mặc dù chúng tôi chuẩn bị đi xa nhưng có vẻ cô chủ tôi thích lắm. Cô thấy vui vì ít nhiều tôi cũng đã có một gia đình đông người đến thăm cô. Cố có vẻ đặc biệt để ý đến Fredy. Nhìn qua ánh mắt của cô tôi đọc được điều ấy nhưng cũng chính vì đọc được ánh mắt cô nên tôi lại cảm thấy buòn cho cô. Tôi biết cô thích Fredy. Cô thích nó cũng đúng vì nhìn nó a mà chẳng thích. Từ tóc, râu đến lông mày nó đều đen nhánh và mọc thật dầy dặn. Nhìn nó ai mà không thích mới là chuyện lạ. Nhưng thấy cô thích nó thì tôi lại cảm thấy buồn cho cô. Cô đâu hay nó lại thích đàn ông hơn. Cố cố nhét thêm mấy bịch bánh dặn đem theo nếu dọc đường đói thì ăn tạm. Trước khi qua cửa khẩu cô còn nhét thêm cho tôi một ít tiền vào túi. Tôi đẩy ra nhưng cô nói đó chỉ là một ít tiền lẻ đem theo để mua đồ ở sân bay cho tiện. Qua khu kiểm tra an ninh, chúng tôi vẫy chào mọi người, chuẩn bị cho một cuộc viễn du về vùng đất quen thuộc.
Phải nói là chuyến bay về của tôi tốt hơn hẳn chuyến tôi bay sang. Chuyến bay sang chúng tôi bay hãng United Airline của Mỹ nên chán ngắt. Nhân viên phục vụ thì vừa già vừa xấu. Đồ ăn chẳng ra sao ngoài mấy món ăn nhanh. Chuyến bay về lần này nhân viên của Asiana khác hẳn bọn United Airline. Sau này bay nhiều hãng khác tôi mới nhận ra một điều là hãng Asiana là hãng bay có thái độ phục vụ tốt nhất. Nhiều người nói là hãng Cathay tốt nhưng tôi thấy Asiana hơn hẳn. Hàn Quốc có hai hãng bay Korea Airline và Asiana nhưng Asiana hơn hẳn Korea Airline. Phong cách người Hàn phục vụ với kiểu chào gập người khiến cho các cô tiếp viên duyên dáng hẳn. Một điều tôi thích nữa đó là khi đến bữa ăn nếu hành khách ngủ họ sẽ không đánh thức hành khách dậy và bắt ăn như những hãng khác. Họ chỉ để lại một mảnh giấy dán phía ghế trước dặn hành khách khi nào cần phục vụ thì nhấn đèn gọi phục vụ. Những hãng khác đến giờ ăn họ khua tất cả hành khách dậy và đi phát thức ăn như người ta cho gà trong các trại chăn nuôi công nghiệp ăn vậy. Asiana có một điểm tốt nữa là hành khách có thể yêu cầu phục vụ double tức là có thể kêu hai xuất ăn vẫn được họ phục vụ một cách nhẹ nhàng. Bữa ăn đầu tiên cũng giống như những bữa ăn tiếp theo đó là lúc nào cũng có các món ăn kiểu Hàn cùng các món ăn kiểu châu Âu. Họ biết cách quảng bá cho đất nước bằng cách đưa các món ăn của họ vào thực đơn. Từ Chicago bay về Seoul chuyến bay kéo dài khoảng 14 giờ hay hơn gì đó tôi cũng không biết chính xác. Suốt chặng bay đó là hai bữa ăn chính cùng hai bữa ăn phụ. Còn đồ uống thì hành khách có thể yêu cầu bất cứ lúc nào họ muốn. Khác hẳn với những hãng bay khác họ chỉ có bữa chính và đồ uống thì hạn chế theo những bữa ăn chứ không phục vụ tràn lan theo kiểu Asiana.
Về tới Incheon chúng tôi được nhân viên thông báo là chuyến bay về Việt Nam sẽ bị chậm lại khoảng 10 giờ tiếp theo nữa vì lý do thời tiết nên chuyến bay của chúng tôi đã bị trể chuyến đi Việt Nam. Hãng hàng không xin lỗi những hành khách bay đi Việt Nam. Họ nhã nhặn mời chúng tôi nghĩ tại khách sạn họ họ bố trí và hôm sau họ sẽ đưa chúng tôi ra sân bay bay tiếp. Tôi tỏ ý nản nhưng Fredy thì cảm thấy khoái vì nó có cơ hội biết về Hàn Quốc trước khi bay sang Việt Nam. Tới sân bay, nhân viên đưa chúng tôi làm thù tục nhập cảnh Hàn Quốc và ra phía ngoài đã có xe đón sẵn để đưa chúng tôi về khách sạn. Chuyến bay của tôi hôm sau đi Việt Nam sẽ bay vào lúc 11 giờ trưa. NHân viên của hãng hàng không cũng thông báo cho chúng tôi biết thời gian quá ngắn không đủ cho chúng tôi đi chuyến City Tour nhưng nếu chúng tôi có nhu cầu đi mua sắm có thể yêu cầu khách sạn đưa chúng tôi đi và trở về sân bay trước giờ bay đi Việt Nam. Tất cả đều do hãng hàng không chi trả gióng như một lời xin lỗi tới hành khách. Tôi thấy cũng nguôi ngoai đôi chút. Có một điều hay là nếu chuyến bay chúng tôi về đúng giờ thì tôi sẽ đến Nội Bài khoảng 1-2 giờ sáng nhưng do chuyến bay bị trễ nên tôi sẽ về Hà Nội vào khoảng 1-2 giờ chiều gì đó. Như vậy có lẽ hay hơn là về vào ban đêm. Chỉ thương cho những người đi đón, họ sẽ bị kẹt lại sân bay nhiều giờ. Ngày ấy chưa có nhiều phương tiện liên lạc như bây giờ nên cũng chẳng biết cách nào thông báo được. Hy vọng mọi người nghe được thông báo từ nhà ga mà đỡ phải chờ đợi chúng tôi nhiều giờ.
Ra khỏi sân bay tôi bắt đầu cảm thấy cái lạnh của Hàn Quốc. Nhiệt đọ lúc đó báo là 0 độ C. Nhiệt độ đó ở bên Iowa chúng tôi đã trải qua nhiều, thậm chí còn lạnh hơn nhưng điều khác biệt là sao tôi cảm thấy cái lạnh của Hàn Quốc lạnh hơn bên Iowa. Mãi về sau tôi mới biết sở dĩ có sự khác nhau về độ lạnh vì Hàn Quốc cũng nằm gần vùng xích đạo nên độ ẩm khá cao. Chính độ ẩm là nguyên nhân gây ra cái lạnh tê tái như vậy. Bên Iowa độ ẩm thấp nên chỉ khi ở bên ngoài thấy trời lạnh chứ vào trong nhà thì lại thấy ấm bình thường. Thái độ của những người Hàn Quốc khá dễ chịu mặc dù tiếng Anh của họ thì dở tệ. Nhận phòng xong, tôi đi xuống dưới đứng hút thuốc. Trời lạnh tê tái. Những hơi thuốc rít vào nhưng đem theo cái lạnh đến từng ngọc nghách của cơ thể. Fredy cũng xuống theo mặc dù nó không hút thuốc. Đêm ở Seoul khá yên tĩnh. Có mấy người hình như nhân viên của khách sạn cũng đang đứng hút thuốc ngoài trời gần chỗ tôi. Chẳng ngại ngùng, Fredy bước ra bắt chuyện cùng họ. Tôi thì chẳng hiểu cho lắm vì tiếng Anh của mấy người Hàn nghe rất khó nhưng Fredy thì không có khó khăn gì vì tiếng Anh là tiếng nó nói từ khi sinh nên Nó nghe được. Qua câu chuyện mà Fredy kể lại thì chyến bay của chúng tôi không phải về quá trễ mà các chuyến bay tại Incheon ngày hôm đó đều bị bay sớm hơn hoặc bị cancel vì thời tiết xấu. Khách sạn đầy những hành khác lỡ chuyến bay.
Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng xong Fredy yêu cầu nhân viên khách sạn đưa chúng tôi đi quanh Seoul. Do đã được thông báo trước từ hãng hàng không nên nhân viên khách sạn vui lòng lấy xe chở chúng tôi đi. Seoul khá đẹp nhưng người thì ít hơn Hà Nội. Đường phố ngăn nắp trật tự hơn và có ít người đi bộ trên các con phố. Trên phố những người đi bộ chủ yếu là dân du lịch. Loanh quanh đến 9 giờ chúng tôi về lại khách sạn chuẩn bị ăn uống và ra sân bay. Mấy tiếng đồng hồ ít ỏi trên đất Seoul cũng giúp tôi mường tượng ra những nét chủ yếu của Seoul.
Ra khỏi sân bay tôi mới biết hôm qua Bính có đi lên đón tôi nhưng do chuyến bay về trễ nên Tiến gặp Bính bảo Bính về trước vì nếu chờ lại thì sẽ phải trả thêm tiền cho taxi. Tiến nhận nhiệm vụ ở lại để đón tôi và đưa về Hải Phòng. Gặp lại Tiến một cảm giác như tủi thâm trào lên trong tôi. Tôi ôm choàng lấy Tiến để mặc cho những dòng nước mắt tuôn chảy. Tôi đã từng sống trong vòng tay bảo bọc của Tiến mà nay qua một nơi xa xôi tôi phải tự đương đầu với tất cả những khó khăn. Trước đây tôi luôn là người được bảo bọc từng ly từng ts thì nay tôi phải bảo bọc Loan và gia đình. Những khó khăn của tôi chồng chất nơi đất khách quê người tôi đều phải tự bươn trải, gánh vác. Tôi thèm được trở lại ngày xưa để sống trong tình thương yêu bao trùm. Tiến cũng ôm lấy tôi nước mắt ngắn dài. Lúc lâu sau chúng tôi mới buông nhau ra, tôi giới thiệu Fredy với Tiến. Mọi người lại chào nhau và cùng cười vì thói mít ướt của tôi và Tiến. Chúng tôi cùng nhau ra xe chuẩn bị về Hải Phòng.
|
Nơi đầu tiên tôi muốn thăm lại là ngôi nhà nhỏ của Tiến ở đầu ô Cầu giấy. Tiến định đưa thẳng anh em về quê luôn nhưng tôi nói đằng nào cũng vậy, cứ ghé qua nhà Tiến sau đó về quê cũng được. Kiểu gì sớm muộn rồi cũng về đến nhà. Tiến nhất trí nhưng lại có vẻ ngại với Fredy vì nhà nhỏ và có vẻ lôi thôi trong mắt người Mỹ. Tôi nói cho Tiến biết rằng Fredy bên Mỹ cũng sinh hoạt bình dân lắm nên không lo. Vậy là chúng tôi cùng về ngôi nhà đã từng là nơi trú chân cho vợ chồng tôi trong suốt quãng đời sinh viên và những ngày đầu tôi bắt đầu đi làm.
Một cảm giác bồi hồi, lâng lâng, rưng rưng dâng lên trong lòng tôi khi xe về đến gần đầu ô Cầu Giấy. Cái cảm giác ấy thật khó tả, nó như vừa quen, vừa lạ. Ngày ấy chưa có bài hát "Hà Nội ngày trở về" của nhạc sĩ Phú Quang nhưng tôi vẫn muốn mượn nó để tả lại cái cảm xúc mà tôi đang đi qua:
... "Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô Như ngày xưa mỗi lần chạm vai gày áo mẹ Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế Như dòng sông Hồng cuộn đỏ mãi trong tôi..."
Mẹ tôi không ở Hà Nội nhưng quãng thời gian sống ở Hà Nội Tiến đã đảm trách tất cả các vai trò. Tiến đã từng là mẹ tôi, chị tôi, anh tôi, người tình của tôi. Khu công viên Thủ Lệ đã thay đổi rất nhiều, nó gọn gàng và sạch sẽ hơn khi tôi còn ở đó. Đã có những nét hiện đại của một số nơi trên thế giới xen lẫn những nét trầm tư của Hà Nội. Con đường từ quãng Kim Mã chạy ra Cầu Giấy đã mở rộng hơn. Tàu điện đã ngừng lăn bánh. Thoáng chút bâng khuâng về ký ức. Tới đầu ngõ nơi dẫn vào căn nhà tôi từng sinh sống, một cảm giác rưng rưng dâng ngập hồn tôi. Tôi muốn chạy ùa vào thật nhanh để nhìn lại những gì còn dở dang trong ngôi nhà ấy. Tôi mong nhìn lại những gì thuộc về quá khứ. Tôi muốn hít hà lại mùi ẩm mốc mỗi mùa nồm của miền Bắc, mùa khiến cho thứ gì cũng dể dàng mốc meo và ẩm ướt. Tôi thực sự không nín được khi nhìn thấy ở góc nhà vẫn là cái nôi của con tôi. Nó vẫn nhỏ bé như ngày xưa. Con tôi đã từng bám vào nó để tập tững những bước đi đầu tiên. Tiến vẫn giữ lại nó tức là Tiến dành cho gia đình chúng tôi một tình cảm thật lớn. Căn nhà vẫn như ngày nào chỉ có sửa sang đôi chút. Phòng của tôi và Loan vẫn còn mảnh vải hoa Trung Quốc treo trước cửa.
- Sao anh không thay hết đi. Những đồ này cũ quá rồi. - Anh vẫn muốn như thấy bọn em đang ở cùng anh. Anh đã từng ngòi trò chuyện với bọn em trong tưởng tượng mỗi lần đi làm về. Anh vẫn mong ngày nào đó bọn em trở lại. Nhưng lần này chỉ có em mà không có Loan và cháu. Nhưng như vậy cũng đủ ắm đối với anh rồi. Anh thấy em khoẻ mạnh và vẫn trẻ trung như những năm nào thế là anh đã mừng lắm.
Tôi phải quay ra giải thích với Fredy về những gì đang xảy ra. Nó có vẻ cũng cảm động lắm. Nó đi quanh căn nhà và nhìn ngắm những đồ vật cũ. Trên đường về Tiến đã mua đồ ăn sẵn nên chỉ cần hâm nóng lại là chúng tôi đã có một bữa trưa thật thịnh soạn. Bát cơm của tôi bữa trưa ấy có lẫn vị mặn của nước mắt khi thấy Tiến vẫn mua cho tôi một bát canh cua đồng nấu với rau tập tàng. Giữa bao nhiêu đồ ăn ngon tôi thích nhất là hai món đạm bạc nhất đó là bát canh cua đồng và một đĩa cá rô kho dưa chua. Bữa cơm cứ nghẹn lại trong cổ tôi nhiều lần. Fredy thưởng thức những đồ ăn Việt chính cỗng và nó đưa ra nhận xét là đồ ăn Việt Nam ngon hơn đồ ăn Việt bên Mỹ. Thực ra nó đâu có biết rằng những đồ ăn Việt trên đất Mỹ đã được chế biến lai tạp với kiểu Hoa nên không còn thuần khiết là Việt nữa. Ăn xong chúng tôi tranh thủ nghỉ trưa một lát trước lúc lên đường về lại Hải Phòng. Tôi đề nghị tất cả cùng ngủ tại phòng Tiến vì phòng của vợ chồng tôi lúc trước do không có người nằm nên chắc chắn là không được sạch sẽ lắm. Tôi không chê sự bẩn thỉu nhưng tôi muốn cho Tiến có cảm giác được chia sẻ. Tôi bắt Tiến nằm giữa và hai đứa tôi nằm hai bên. Fredy chẳng có thói quen ngủ trưa nhưng do lúc đó chênh lệch múi giờ nên nó cũng buồn ngủ. Tôi ôm Tiến, luồn sâu tay vào bụng Tiến ngủ một giấc ngon lành. Lúc chúng tôi trở dậy đã ba giờ chiều. Tôi lấy đồ đạc của Loan mua cho Tiến. Tiến chớp chớp mắt ngăn những giọt lệ. Chúng tôi ra ngoài gọi một chiếc xe taxi để về Hải Phòng. Tiến muốn ra ngoài bến đi xe khách vì có những anh em lái xe vẫn nhớ tôi, họ cũng muốn gặp lại tôi nhưng tôi nói sẽ còn có dịp tôi gặp lại anh em được nên sẽ đi sau. Taxi đến, chúng tôi cùng chất đồ lên xe để về Hải Phòng.
Chặng đường về Hải Phòng dường như xa hơn. Con đường 5 vẫn như cũ, nó có phần xấu hơn ngày trước vì lưu lượng xe chạy nhiều lên. Những vũng trâu đằm có rải rác trên dọc đường khiến chiếc xe nhiều khi nghiêng qua một bên. Hai bên đường vẫn những cánh đồng mênh mông. Lúc đó vào dịp cuối năm nên tất cả đã được cày phơi ải và có những khu người ta đã trồng rau vụ đông. Tôi căng mắt nhìn theo hai bên đường. Vẫn còn đó tất cả những gì quen thuộc của thời cũ. Những người nông dân vẫn cần mẫn trên đồng. Những nét bạc màu của vùng đất đang kỳ vào ải. Xa xa vẫn có những đám khỏi của trẻ con đốt đồng. Một khung cảnh thật yên bình. Dường như chẳng có sự thay đổi nào. Quãng đường từ Hà Nội về Hải Phòng chỉ có một trăm cây số nhưng xe chạy mất ba tiếng mới về đến nhà. Lúc xe về đến trước cửa nhà đã sáu giờ chiều. Trước cửa nhà tôi, thằng bé con nhà anh cả đứng chờ. Khi thấy xe dừng lại nó hét toáng lên và chạy vào trong nhà:
- Chú Lâm về! Chú Lâm về!
Cả nhà tôi ùa ra. Tôi bước xuống xe, chạy ùa lại với bố. Bố tôi tóc đã điểm bạc. Bố ôm tôi vào lòng, mắt vẫn cố nhìn quanh:
- Thằng chó! Con Loan và cháu tao đâu? - Nhà con bận không về được. Cháu còn đang đi học nên chưa về thăm ông bà được.
Tôi ôm bố hít hà mùi dược thảo từ người ông. Chưa bao giờ tôi thấy mình được gần gũi bố như vậy. Mẹ tôi hôm ấy tuy không mặc những chiếc áo cũ kỹ như ngày xưa khi tôi còn ở nhà nhưng vẫn cái dáng tần tảo một đời vì chồng vì con. Nỗi xúc động vỡ oà ra trong căn nhà đầy ắp kỷ niệm của tôi. Tôi nhờ Tiến lấy những thứ đồ mà Loan đã mua về trao cho từng người. Loan cẩn thận lắm vì mỗi thứ đồ Loan đều có mảnh giấy đánh dấu nên cũng dễ biết để đưa cho từng người. Fredy đặc biệt thích thú với những biều hiện tình cảm mà mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau. Nó khác hẳn cuộc sống bên Mỹ. Nó ước có được tình cảm như vậy.
Bữa tối hôm ấy, cả nhà tôi cùng quây quần bên nhau ăn bữa tối. Bính đến tận lúc muộn mới về được. Tôi và nó nhìn nhau mắt đẫm lệ. Kéo vội nó vào trong buồng với lý do để nhận quà của Loan, tôi trao cho nó một nụ hôn sâu nhất trong đời.
Nhà tôi bữa đó phải ngồi đến ba mâm mới hết người. Chiếc phản kê ngay dưới ban thờ gia tiên dành cho bố, anh cả, Tiến, Fredy và tôi. Bính ngồi dưới cùng với mẹ, chị dâu và các em, các cháu tôi. Bính lúc nào cũng đảm nhận vai trò của chi dâu thứ hai kể từ khi anh chị chuyển lên Lạng Sơn. Mẹ tôi đặc biệt quý Bính. Lúc nào hai mẹ con cũng rúc rích với nhau.
- Ăn đi các con. Bà cho các cháu ăn đi. Lâu lắm rồi nhà mình mới có dịp đông đủ thế này. Nhà chỉ thiếu mỗi thằng hai thôi. Nhưng vợ chồng nó cũng sắp về rồi. Con ăn đi Lâm. Ngày trước mày là đứa háu đói nhất nhà đấy.
Sau bữa cơm, hàng xóm nghe tin tôi về bắt đầu lục tục kéo sang thăm. Tiếng chào hỏi, nói cười xôn xao từ trong nhà ra ngoài ngõ. Căn nhà tôi bình thường cũng rộng rãi nhưng hôm ấy bỗng trở nên chật chội. Mọi người ngồi nép vào nhau nghe tôi kể về cuộc sống bên Mỹ. Tôi cũng chẳng dám kể về những gì khó khăn mà vợ chồng chúng tôi đã trải qua. Lũ trẻ có vẻ tò mò về tuyết. Chúng hỏi rất nhiều. Khi nghe tôi nói xấu về tuyết có vẻ chúng không đồng ý lắm vì tất cả những gì chúng biết về tuyết là trên phim ảnh. Trên đó thấy tuyết thật đẹp và lãng mạn thế mà tôi cứ khăng khăng là không hề đẹp và mỗi khi tuyết tan tất cả đều nhơ nhớp thì chúng có vẻ như không đồng ý. Tôi lấy mấy lỗ dầu ra chia cho mỗi gia đình một lọ để làm quà. Nhà tôi đến tận hơn mười giờ đêm mới hết khách. Đêm đầu tiên sau mấy năm được ngủ lại ở căn nhà nơi mình đã lớn lên tôi thấy một cảm giác thật khác lạ. Suốt đêm tôi trằn trọc khó ngủ. Phần vì chênh lệch múi giờ phần thì hôm đó chúng tôi đã đánh một giấc dài trên Hà Nội. Fredy cũng có cùng tâm trạng. Nó ngủ chập chờn từng cơn. Tiến thì chắc chắn là khó ngủ vì bàn tay vẫn bận mải tìm đến chốn quen thuộc. Tôi oằn mình cho Tiến đẩy chiếc quần bé nhỏ trên người tôi xuống thấp.Chập chờn cho đến tận ba bốn giờ sáng chúng tôi mới thiếp đi vì mệt.
|