Đời Trai Bao
|
|
Mấy hôm sau hai bố con ở nhà, thằng Trung mách với tôi:
- Bố ơi! Hồi lâu rồi bố Khánh hay đến nhà lắm nhá. Mà bố Khánh đến làm cho mẹ bực mình lắm. Mẹ hay đuổi bố Khánh về, con thích chơi với bố Khánh mà mẹ không cho đâu. - Sao mẹ không cho con chơi với bố Khánh? - Mẹ nói bố Khánh không phải là bố. Chỉ có bố Lâm thôi. - Sao con lại thích chơi với bố Khánh? - Bố Khánh hay mua đồ chơi cho con, bố Khánh hay cõng con đi chơi nữa.
Nói rồi nó chạy vào trong nhà lôi ra đủ thứ đồ chơi và nói rằng đó là của bố Khánh. Nó bảo mẹ không cho giữ đồ chơi của bố Khánh nhưng nó khóc nên vẫn giữ lại được. Nó còn bảo bao nhiêu hình bố Khánh chụp chung với nó nhưng mà chuyển nhà nên mất hết rồi. Con nít có gì khoe hết chẳng giữ lại cái gì cả. Nó nói lúc đầu bố Khánh đến chơi mẹ cho vào nhà và cho nó gọi bố Khánh nhưng không biết về sau làm sao mà mẹ không cho bố Khánh vào nhà nữa và cũng không cho nó gọi bố Khánh là bố. Mẹ bắt nó gọi bằng chú Khánh.
- Con có biết tại sao mẹ bắt con gọi chú Khánh không? - Con không biết. Nhưng sao con lại được gọi bố bằng bố vậy? - Thì bố là bố của con. Bố nuôi cũng là bố vậy. Còn chú Khánh không phải bố nuôi con. - Vậy đó hả? Nhưng sao mẹ lại không cho bố Khánh làm bố nuôi con? - Vì bố Khánh tên là Khánh còn bố tên là Lâm giống như tên bố con trong giấy khai sinh đó. - Sao bố Tiến lại làm bố nuôi con được?
Trẻ con có những câu mà người lớn không bao giờ có câu trả lời xác đáng được. Khi tôi nói rằng sau này lớn lên con sẽ hiểu thì nó lại càng không hiểu hơn là tại sao lại phải đến sau này mà không phải ngay lúc ấy. Tiến trả lời nó:
- Vì bây giờ con còn phải đi học, lớn lên con học được nhiều hơn thì mới hiểu được. - Vậy thì con phải học thật nhiều để nhanh hiểu được. Sao người lớn có nhiều thứ khó hiểu quá. Lúc về sau mỗi lần bố Khánh đến chơi, mẹ không cho vào nhà mà lại còn khóc nữa. Con hỏi mẹ cũng nói sau này con lớn sẽ hiểu. - Thấy chưa mẹ cũng nói là sau này con lớn sẽ hiểu hết mà. Giờ thì con phải học cho thật giỏi nghe không? Con học càng giỏi thì càng mau hiểu được.
Tội nghiệp con tôi. Lúc nào nó cũng mong bố. Trớ trêu thay hai bố con ngay sát nhau nhưng nó vẫn phải đi tìm. Cuộc đời tôi không biết còn bao nhiêu lần không được nhận con nữa đây. Một câu hỏi mà mãi tôi cũng chẳng bao giờ có câu trả lời. Tôi cũng giống như con tôi mãi đi tìm cho mình một người bố, còn tôi mãi đi tìm cho cái quyền được làm cha một cách công khai. Tôi để ý những lúc tôi và chị Hiên gần nhau nói chuyện, Tiến thường hay bồng thằng Trung đi chơi. Không lẽ Tiến muốn nối lại tình cảm của tôi và chị Hiên? Tôi hiểu Tiến lắm mà. Chắc chắn không bao giờ Tiến muốn cho tôi và Loan phải gặp trắc trở nào trong cuộc sống gia đình vì chính Tiến cũng từng vun đắp cho tôi và Loan. Tiến bó tôi và chị Hiên gần nhau khác nào tạo điều kiện gián tiếp cho tôi gần chị. Bực mình, tôi gặng hỏi Tiến sau đó thì Tiến nói rằng không muốn cho con tôi nghe về chuyện của tôi và chị Hiên. Cũng là một cách giải thích có thể chấp nhận được. Qua chị Hiên tôi mới biết, sau khi tôi về ngoài Bắc để chuẩn bị đi Mỹ, Khánh có đến tìm tôi rất nhiều lần. Những lần đầu Khánh đến và nói chuyện muốn biết thông tin của tôi để liên lạc. Chị có nói rằng tôi đã cùng vợ con qua Mỹ, Khánh không tin và vẫn tiếp tục đến để hỏi làm chị phiền lòng. Có một lần, Khánh đã đau khổ kể hết về tình trạng của Khánh cho chị nghe và nói rằng tôi cũng yêu Khánh. Chị Hiên kiên quyết bác bỏ vì chị hiểu tôi. Khánh vẫn không ngừng đến mặc dù chị Hiên đã nhiều lần không muốn tiếp. Sự kiên trì của Khánh càng dài thì càng làm tăng thêm cho chị Hiên sự bực dọc bấy nhiêu. Cuối cùng chị quyết định bán nhà và chuyển đến nơi này để sống. Khánh vẫn đến cơ quan của chị để gặp chị vậy nên tuần vừa rồi chị đã quyết định nghỉ phép và dặn mọi người trong cơ quan nếu ai hỏi thì nói rằng chị đã chuyển công tác đi nơi khác. Thế nên chị mới có vẻ ngạc nhiên khi tôi có thể tìm được nơi chị ở. Qua câu chuyện của chị tôi cũng thấy thương cho Khánh nhưng một điều chắc chắn là tôi sẽ không gặp lại Khánh nữa mặc dù lúc đầu tôi cũng định nhân tiện chuyến này ghé qua thăm Khánh. Tôi đã tự học được một bài học là tình cảm không phải là thứ có thể tuỳ tiện cho ai cũng được.
Chuyến đi ấy không kéo dài như tôi dự định được. Tôi lại phải chia tay chị Hiên và con trai với lời hứa với con sẽ quay trở lại nhưng thực sự là tôi cũng chẳng biết đến bao giờ nữa. Tôi rời Đà Lạt với một tâm trạng giằng xé, rối bời chẳng biết sẽ làm gì cho tương lai của con tôi. Theo đúng ý định ban đầu tôi sẽ ở lại đó chơi khoảng một tuần và một tuần nữa tôi sẽ đi về quê nội và trở về miền Bắc kịp trước ngày lên máy bay trở lại Mỹ. Tôi phải tạm cắt ngắn vì Tiến nói cũng muốn về để giải quyết công việc ở Hà Nội. Con tôi lại một lần nữa khóc khi tôi ra đi. Lần này nó nhất quyết không chịu đi tiễn tôi nữa mà chạy vào phòng đóng chặt cửa lại và khóc ở trong đó. Cả tôi, Tiến và chị Hiên đều không cầm được nước mắt.
Trên đoạn đường về Sài Gòn Tiến bắt đầu lên án tôi. Thì ra không phải là Tiến muốn tạo cơ hội cho tôi và chị Hiên gần nhau để gây ra tội lỗi mà Tiến không muốn nghe thêm chuyện về tôi và Khánh. Tiến cho biết quan điểm là với những người đến trước như Loan và chị Hiên, chẳng có gì bắt Tiến phải ghen nhưng Khánh là người đến sau nên Tiến không chấp nhận. Tiến giận tôi thật nhiều mặc cho tôi có giải thích kiểu gì cũng không nghe. Tôi quyết định huỷ chuyến về quê nội mặc cho Tiến cản thế nào cũng không được. Tôi cũng chẳng còn nhiều thời gian nên không ghé về quê nội cũng có thể giải thích để bố tôi hiểu. Tôi quyết định dành những ngày còn lại về quê và chạy lên thăm bố mẹ trên trường và những người thân khác mà tôi chưa đi thăm được.
|
Suốt đoạn đường về nhà Tiến vẫn giận tôi. Bằng mọi cách tôi cố gắng làm cho Tiến nguôi ngoai đi nỗi ghen tuông vô cớ. Kể cả có những khi ban đêm, tàu chạy trong ánh đèn mờ mờ, tôi chủ động làm cho Tiến lên đỉnh nhưng xong rồi đâu vẫn vào đó. Tôi sợ nhất là những giọt nước mắt và thái độ lạnh lùng của những người xung quanh dành cho tôi mỗi khi tôi mắc sai lầm. Có người nói rằng: "Đã như vậy thì đừng vấp phải những lỗi lầm nữa". Nhưng sự đời đâu giống như những câu nói. Nhất là mấy thằng đàn ông đang ở độ tuổi hừng hực thì tránh sao khỏi chuyện chia sớt tình cảm (thực tế là tình dục) với một ai đó. Đàn ông hay đàn bà, đàn nào cũng cần có cuộc sống tình dục cân bằng. Ai đó mà nói rằng những thằng đàn ông xa vợ giữ được tình cảm trọn vẹn dành cho vợ thì là điều phi lý đối với tôi. Chẳng thà rằng đừng biết đến nó thì thôi chứ đã biết rồi mà bắt nhịn thì chẳng thà là bắt chết còn dễ chịu hơn. Kể cả những khi gần gũi vợ con mà người ta vẫn mắc phải những cạm bẫy tình cảm bất cứ lúc nào. Khi bản năng "con" xuất hiện thì có trời mới ngăn được nó. Tiến phải hiểu cho tôi rằng dù sao thì tình cảm tôi vẫn dành cho Tiến ngay kể cả khi tôi vướng vào bẫy tình chứ. Hiểu thì có hiểu nhưng ghen và giận thì vẫn cứ tiếp tục. Tôi đã phải mớm thức ăn cho Tiến trong bóng đêm trên tàu mà vẫn chẳng ăn thua gì. Cuối cùng tôi đành chơi cách "lấy độc trị độc". Tiến giận tôi, tôi cũng giận lại. Tôi bỏ mặc Tiến với lý do Tiến đã hết yêu tôi. Tôi lăn quay ra ngủ chẳng cần biết đến Tiến đang làm gì. Ngày đó tàu Thống Nhất chạy Bắc Nam dài lắm chứ không nhanh như bây giờ. Chuyến đi ngày đó kéo dài bốn đêm ba ngày mới kết thúc. Cả những ngày đằng đẵng ấy khi không có chuyện gì làm với nhau thì chỉ có cách ngủ vùi, vật vạ cho qua ngày. Tôi cũng chẳng thèm quan tâm đến những bữa ăn nữa, cứ vật vạ, lắc qua lắc lại trong một góc tàu. Đến ngày thứ ba Tiến không chịu nổi nữa bắt đầu làm hoà với tôi. Tiến xuống ga mua đồ ăn đem lên cho tôi nhưng tôi không chịu ăn. Tiến cười:
- Cũng biết giận cơ à? Tưởng cái đó chỉ dành cho cánh đàn bà thôi chứ. - Tôi đâu có quyền giận ai. Chỉ là tình cảm không được chấp nhận thì đành chịu chứ trách ai làm gì. Tôi biết là mình chẳng ra gì nên có ai giận là cũng đáng lắm. Tiến không cần quan tâm tới tôi đâu. - Làm gì mà giận dai thế? Tôi được rồi tôi xin lỗi mình. - Tiến không cần phải xin lỗi đâu. Việc tôi làm, tôi chịu. - Sợ thật đấy. Đàn ông mà cứ giận như đàn bà.
Vậy là mọi chuyện lại đâu vào đấy. Tôi đã có thêm một kinh nghiệm. Nếu mình làm hoà không được thì giận ngược lại là cách hữu hiệu nhất. Tôi bật cười vì những câu nói hết sức đàn bà của mình. Thế mà lại có tác dụng. Hay thật đấy. Tiến dặn tôi:
- Thôi bỏ qua tất cả. Nhưng từ nay về sau khi xa tôi không được chung đụng với ai nữa đấy. Nhớ chưa? - Cái này tôi không dám hứa đâu. Ở xa biết đâu mà kiềm chế được. Mà có làm gì cũng chỉ tôi biết chứ làm sao mà Tiến biết được? - Cái chính là thật thà với nhau chứ ở xa ai biết được ma ăn cỗ.
Về đến Hà Nội chúng tôi phải nghỉ một ngày mới đi Hải Phòng được. Ngày ấy đi tàu dài ngày về nhà cũng mệt lắm. Ngày hôm sau tôi cùng Tiến đi Hải Phòng. Tiến đã quyết định là sẽ giải nghệ về quê tôi sống. Tiến nhờ bố hỏi thăm mua dùm một cái quán ở chợ để bán hàng. Chẳng biết sẽ bán cái gì nhưng bước đầu vẫn phải có cái quán trước đã. Những ngày Tiến tất bật cho việc mua bán, tôi về trên quê với bố mẹ và các chị mấy ngày. Tôi lại được chăm sóc như những ngày con bé. Mẹ và các chị nấu cho tôi những món mà lúc còn trẻ tôi thích. Bố thì chạy đi chạy lại từ trường về nhà. Với gia đình tôi vẫn ngỡ như mình chưa từng trưởng thành. Bố vẫn dành thời gian ngồi dặn tôi những điều tỉ mỉ của cuộc sống. Bố quên mất rằng con trai bố cũng đã làm bố từ lâu.
Ở quê xảy ra chuyện. Cũng chẳng có gì lớn lao lắm nhưng cũng khá căng thẳng. Chuyện là từ thằng Tuấn và thằng Luân nhà tôi. Những ngày tôi đi xa, thằng Tuấn vẫn đến chơi như mọi khi. Nó đã có vẻ gần gũi với gia đình. Nó với thằng Luân thỉnh thoảng có đi uống nước với nhau. Thằng Luân vì gia đình nên vẫn giữ hoà khí với thằng Tuấn chứ thực tâm nó chẳng ưa gì thằng Tuấn. Chẳng hiểu nghĩ làm sao mà một lần hai thằng cùng nhau đi uống nước về, dọc đường xe chết máy, thằng Luân xuống lui cui sửa xe, thằng Tuấn đã lợi dụng mò của thằng Luân. Đang bực mình vì chiếc xe lăn ra chết máy, bị thằng Tuấn mò đúng vào khu vực cấm, nó đã tiện tay giáng một cú mạnh vào mặt thằng Tuấn. Máu me từ mũi nó trào ra lênh láng. Thằng Luân chưa dừng lại nó bồi tiếp mấy cú đấm nữa vào mặt khiến thằng bé gục xuống. Nó chửi thằng Tuấn một cách thậm tệ. Sợ thằng Luân lan tin là thằng Tuấn sàm sỡ nó nên thằng Tuấn chủ động đưa ra cái việc là thằng Luân hành hung nó khi đang làm nhiệm vụ. Nói làm nhiệm vụ cũng hợp lý vì nó là cảnh sát khu vực có làm cả ngày và đêm trên địa bàn. Nhưng nhiệm vụ mò cu người khác chắc không phải trách nhiệm của nó. Nó làm căng đòi kiện thằng Luân ra toà. Hai bên căng thẳng nhau. Tôi về và biết là có làm gì cũng khó vì người ta sẽ bảo vệ những người làm việc với nhau. Tôi bắt thằng Luân đi về trên nhà Loan để ở. Mặt khác tôi gặp thằng Tuấn để dàn xếp câu chuyện giữa hai đứa. Lúc đầu thằng Tuấn vẫn giữ thái độ căng thẳng nhưng sau vài lần cho nó uống sữa nó đã say sữa mà quên béng mất chuyện đã xảy ra. Nó đồng ý bỏ qua chuyện giữa nó và thằng Luân. Tôi không nghĩ rằng có một ngày tôi lại đưa cái vật thừa từ cơ thể mình ra để đổi được hoà bình. Sao trên thế giới người ta không dùng chiêu này mà lại cứ thích đánh nhau hết năm này qua năm khác vậy nhỉ. Những việc ấy Tiến biết nhưng vẫn phải chịu nín nặng vì sớm muộn gì về sống ở quê chắc chắn là Tiến cũng chịu sự quản lý của thằng Tuấn. Sau khi nhờ bố tìm kiếm một cái quán để mua lại, Tiến về trên Hà Nội thu xếp công việc. Thằng Tuấn được dịp lại càng muốn gần gũi tôi hơn. Nhưng với thằng Tuấn tôi chỉ chấp nhận cho nó thỉnh thoảng hai anh em đi uống cà phê hay uống cái gì đó bên ngoài thì được làm trong bóng tối ở dọc đường hay ở chỗ nào đó kín đáo chứ không chấp nhận cho nó đến nhà ngủ lại qua đêm nữa. Tuy không hài lòng lắm nhưng nó vẫn phải chấp nhận những yêu cầu của tôi. Thằng Luân đã về nhà lại. Nó vẫn gặp thằng Tuấn, cả hai đứa vẫn nhìn nhau gườm gườm. Tôi bắt thằng Luân phải làm hoà với thằng Tuấn. Nó bậm bực lắm nhưng vì sự yên ổn của gia đình nên bề ngoài nó phải giữ thái độ ôn hoà cùng thằng kia.
|
Nguyên cả một ngày ngồi vơ vẩn cuối cùng nhạn được một câu nhận xét của ông con trai:
- Something wrong with you, Daddy. It's so boring to listen to that kind of music.
Vậy đấy, cách biệt về văn hoá làm cho hai cha con không thể đồng điệu được. Bố thì thích nghe nhạc quê hương còn con thì thích giựt tóc móc mắt mới đã. Có lẽ không nói rõ thì không ai hiểu tôi đang nhảm nhí điều gì nữa. Hôm nay phá cách, không tiếp tục câu chuyện của "Thời xa vắng" nữa mà lung tung tản mạn một chút về tình hình hiện tại.
Hôm nay là ngày bầu cử Tổng tống nước Mỹ. Khác với Việt Nam, bên này bầu cử theo kiểu khác bên Việt Nam. Tôi thuộc diện cử tri phổ thông, tức là không phải đại cử tri nên chỉ có bầu cho những đại diện của mình họ sẽ đại diện cho mình bầu tổng thống chứ mình đâu có quyền bầu tổng thống trực tiếp. Ngày bầu cử bên này chính thức là ngày hôm nay 8/11 nhưng thực tế thì bầu cử đã bắt đầu từ 3/11 cho đến 8pm ngày 8/11 sẽ kết thúc. Chính vì vậy mà ở phần trên tôi có trả lời một bạn đọc về việc bầu cử. Tôi là loại lười nên đã gửi phiếu đi bầu thông qua Bưu điện. Tôi sẽ bầu cho 4 trong số 538 đại cử tri thay mặt cho dân bầu Tổng thống trực tiếp. Bang tôi sống là nơi có nhiều đại cử tri nhất (55/538) nên việc chọn lựa cũng lung tung. Do không quan tâm lắm đến chính quyền và chính trị nên những đại cử tri của bang tôi, tôi cũng chẳng biết về ai một cách rõ ràng cả. Vậy nên việc lựa chọn cũng khá đơn giản, cứ chọn đại những đảng viên đảng Dân chủ thế là OK, chọn, điền phiếu, ký tên và ra bưu điện gửi đi, thế là xong. Hôm nay ngồi nhà tính làm bài tập mà không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà lại lê lết lên YouTube. Không biết tại sao mà khi mới vào YouTube kết quả đầu tiên nó lại xuất hiện tên của cái cậu Đỗ Duy Nam với những clip thi trong Gương Mặt thân quen. Coi thấy hay hay, cứ thế lan man lần mò coi những cái khác. Chẳng hiểu lang thang làm sao đó mà cuối cùng lại thấy mấy bài hát quê hương. Nghe đi nghe lại mấy bài "Kiên Giang mình đẹp lắm", "Áo mới Cà Mau" rồi "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh"... Nghe đi nghe lại mà không biết chán, càng nghe càng thấy nhớ nhà, vừa nghe nước mắt vừa ròng ròng. Dạo này cũng nhiều khi thấy mình mít ướt lắm. Nghe những gì về quê hương là hay xúc động trào nước mắt ra, chẳng có cách gì mà ngăn được những dòng nước mắt như vậy. Đang nghe nhạc và cảm thụ những cái hay, cái đẹp thì ông con ở đâu lù lù xuất hiện. Nó hỏi là tại sao khóc thì nói là nghe nhạc nhớ quê. Nó sinh ra ở trên đất này nên đâu có hiểu được những thứ tình cảm như những người già. Chính vì vậy mà nó đã thốt ra câu nói như ở trên. Nó nói còn tệ hơn nhưng do sợ mọi người cho rằng mình lỗ mãng quá nên tôi đã bớt đi những từ nó nói. Nguyên văn phải là như thế này: "Something wrong with you, Dad? It's fucking boring. I mean that kind of music" (Thôi tuỳ mọi người dịch thế nào cũng được. Tôi cũng dốt trong chuyện dịch lắm, nghe thì biết nhưng dịch không hề dễ).
Có một thằng có thể chia sẻ với mình vì nó hiểu tiếng Việt và văn hoá Việt hơn thì không có nhà. Thằng có nhà thì có tướng là dân Á chính hiệu nhưng đầu nó thì toàn là văn hoá đường phố không. Nó nghe được tiếng Việt nhưng không biết nói nhiều. Nghe nó nói phải là người quen đã tiếp xúc với nó lâu ngày mới hiểu được những gì nó muốn nói. Gặp người lạ là lại phải thực hiện cái khâu dịch Tiếng Việt sang tiếng Việt nữa. Đây cũng là lỗi của vợ chồng tôi lúc trước nên giờ chẳng thể nào khắc phục được. Thấy thằng anh không giỏi tiếng Anh nên đã không học hành đến nơi đến chốn nên vợ chồng tôi quyết định cho thằng bé sống ở môi trường với người bản xứ nhiều. Nó sống tập trung chỉ một tuần mới về với gia đình một ngày nên tiếng Việt dở tệ. Bù lại nó học hành tốt nên cũng thấy được đền đáp. Giờ này giật mình nhận ra con mình đã biến thành người khác thì đã muộn, chẳng có cách nào biến nó trở về thành người Việt như cái cốt bên ngoài của nó nữa. Nó chẳng thích đi Việt Nam vì nó nói về đó nóng và chẳng hiểu người ta nói cái gì. Nó chỉ nghe tôi và mẹ nó nói thì nó hiểu còn bên Việt Nam người ta nói nhanh quá nên nó chịu thua. Thực tế thì giờ mỗi khi về quê, nghe mấy cô cậu tuổi teen nói chuyện tôi cũng chịu chứ đừng nói thằng con tôi. Vậy là hết một ngày ngồi lang thang trên Internet. Đêm nay lại phải trợn mắt ra hoàn thành công việc đây.
|
Các cụ nói không có sai: Người tính không bằng trời tính. Khi đi Đà Lạt về tôi đã định là không về quê nội nữa mà sẽ dành thời gian để đi thăm tất cả những người quen thân mà mình chưa đi được trong thời gian lu bu lo chuyện cho mẹ vợ. Nói chung đi chơi cũng gần đủ mọi nơi, chuẩn bị đến ngày về lại bên Mỹ thì gia đình chúng tôi nhận được điện báo bác Hai trong quê vừa mất. Bố tôi nói sẽ về quê chịu tang bác Hai. Thằng Luân nhà tôi cũng muốn đi nhưng do vì nó là người mới đi làm nên không tiện xin nghỉ. Nó kêu tôi đi cùng bố. Cái thằng này vậy mà được tính lắm. Nó nỏng nảy cục cằn nhưng về việc tâm linh nó quan tâm lắm. Nó nói bác Hai mất mà không thấy có nhiều người thân thì sẽ tủi nên nó nhất quyết bắt tôi đi cùng bố. Nó nhận sẽ mua vé máy bay cho hai bố con đi vào Sài Gòn, còn đâu tôi tự lo. Nó bắt tôi phải lo cho bố quãng đường từ Sài Gòn về Rạch Giá và ngược lại còn máy bay nó đã mua hai chiều nên không cần lo. Tất nhiên là tôi nghe theo lời nó. Tôi đi đổi vé và điện về cho Loan biết là tôi sẽ về muộn vài tuần.
Nhà tôi mấy anh em trai nhưng mỗi người một tính. Tôi có lẽ giống bố hơn cả. Ai nói gì tôi cũng nghe nhưng tôi không có tính quyết đoán như bố. Ông anh cả tôi cũng thuộc diện dễ tính ai nói gì cũng được nhưng cái quan trọng là còn phải chờ vợ quyết thì mới coi như thông qua. Thằng Luân hiền nhưng nóng tính. Nó hay nổi điên. Thằng Tuấn cái vụ lùm xùm kia cũng đâu có làm gì được nó. Nó tuyên bố nếu làm căng nó sẽ làm căng đến cùng vì vậy mà thằng Tuấn cũng đành chấp nhận im lặng. Thực ra tôi biết thằng Tuấn chỉ muốn chiếm nó làm của riêng nên mới gây sức ép chứ có làm to chuyện cũng chẳng được gì mà lại còn mang tiếng nữa. Nhà tôi được nhất là vợ chồng ông anh thứ hai. Nhà được cả hai vợ chồng, đẹp người, tốt nết. Nhất là bà chị dâu thứ nhà tôi thì thật tuyệt. Từ ngày chị theo chồng lên Lạng Sơn mẹ tôi cũng phải lo nhiều hơn các công việc nhà. Nhưng bù lại mẹ có thêm một "thằng con dâu" đó là Bính vẫn lo lắng giúp đỡ mẹ tôi. Bà chị dâu cả thì chẳng được tích sự gì nhưng nhà tôi ai cũng có tính xuề xoà nên mọi chuyện chẳng ai để ý.
Hai bố con tôi bay chuyến bay muộn từ Hải Phòng đi Sài Gòn. Tới Sài Gòn bắt xe đi về Rạch Giá ngay trong đêm. Lạ là ngày đó xe đi Rạch Giá có rất nhiều xe nhưng hình như xe chạy đêm đông hơn ban ngày. Lý do tôi đoán chắc là đi xe đêm thì tiện hơn cho những người đi xa. Chẳng hạn như những người đi Phú Quốc, Giồng Riềng, Gò Quao, Miệt Thứ, U Minh, Hà Tiên gì đó còn có thể đi tiếp được nếu đi xe ngày về Rạch Giá đêm thì chẳng đi đâu được nữa. Còn một lý do nữa khiến cho xe khách đêm đông người là vì mấy cánh bạn hàng đi xe đêm để dễ bề qua trạm Tân Hương, Lộ Tẻ trốn thuế. Ngày đó con đường đi Rạch Giá cũng nhỏ lắm nên xe chạy lâu chứ không phải do bắt khách dọc đường. Xe chạy suốt đêm qua bắc Mỹ Thuận rồi Bắc Cần Thơ cũng hết mấy tiếng đồng hồ. Xe tới Rạch Giá là trời hừng sáng. Đưa bố vào ăn sáng ngay tại mấy quán hàng tại bến xe Lạc Hồng. Bố nói cũng gần nhà rồi về nhà rồi ăn, nhưng tôi giải thích với bố là nhà có đám nên ai cũng bận, tốt nhất là ăn sáng ngay tại bến xe để về nhà không cần ai lo cho mình nữa, đỡ ngại. Ăn xong tôi kêu một chiếc xe lôi về nhà bác Hai. Anh Hai con bác tôi cả hai vợ chồng đều làm ở bến xe Lạc Hồng nên cánh xe lôi cũng khá nhiều người biết nhà bác Hai tôi. Kể ra trời còn sớm giá như đi một mình thì tôi sẽ đi bộ cho thoải mái vì nhà bác Hai tôi ở ngay ngã tư Cây Bàng nên cũng không xa bến xe lắm nhưng đi với bố nên tôi sợ bố mệt kêu xe lôi đi cho tiện. Xe lôi ngày đó nhiều lắm chứ xe Honda ôm chưa có nhiều như sau này tôi về lại Rạch Giá. Có nhiều anh xe lôi coi cái xe như nhà của mình, những lúc không có khách ngủ gà gật ngay trên xe, khi nào có khách là đi ngay.
Quê nội tôi cũng thuộc diện lễ giáo nên nhà có việc con cháu về đông lắm. Có những người lần đầu tiên tôi mới được gặp. Nhà anh tôi khá rộng, một nếp nhà chính quay ra trục lộ còn một dãy nhà phái sau nơi học hành và chơi bời của lũ trẻ nằm mé sau thế mà ngày đám bác Hai cũng chật. Chẳng ai chịu đi khách sạn ngủ vì ở đó cho có tình cảm. Anh em, con cháu lâu ngày mới được gặp nhau nên ngồi ôn những chuyện cũ. Ngang hàng với bác Hai chỉ có bố tôi là về được còn những chú bác khác thì đều yếu không đi được mà cho con cháu đi thay. Chính vì vậy nên nhà tôi ít người đi nhất nhưng lại quan trọng nhất vì bố có quyền quyết định nhiều thứ. Dòng họ bên nội tôi là như vậy. Cái câu "Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ con ấp vú dì" được áp dụng triệt để trong họ nhà tôi. Bố tôi ở xa về nhưng các anh con bác tôi làm cái gì cũng đều xin phép bố vì bố là người đại diện duy nhất cho hàng cha chú lúc bấy giờ.
Trong số cánh anh em con cháu có quá nhiều người lần đầu tiên tôi mới được gặp. Tôi luống cuống trong cách xưng hô. Ngôi vị mọi người tôi đều đảo lộn hết tất cả. Có một người cũng lớn tuổi trông có vẻ khá nhanh nhẹn, tôi kêu bằng anh thì quay ra cười nói với anh Ba tôi:
- Ba coi kìa, chú Lâm đưa con lên hàng anh rồi. - Chú đi lâu đâu có biết. Đây là thằng Dĩnh con anh.
Thì ra nó là thằng Dĩnh con anh ba Phụ tôi. Mấy lần về trước tôi không gặp nó. Thì ra ngày trước nó theo học trường võ bị Đà Lạt, vừa tốt nghiệp thì cũng là ngày giải phóng, chưa được điều về đâu cả. Mới giải phóng nó cũng bị bắt đi cải tạo giống như loạt sĩ quan cũ vì nó được đào tạo từ trường ra. Quê nội tôi người thì làm cho Cộng sản người thì làm cho Quốc gia tùm lum hết. Thằng Dĩnh đi cải tạo xong thì về đưa vợ con dời đi Ba Thê bên An Giang sống chính vì vậy àm tôi không gặp nó mấy lần trước về thăm quê. Chẳng hiểu vì tôi mới hay sao mà nó có vẻ thích tôi lắm. Những lúc rảnh rỗi, nó hay kêu tôi đi uống cà phê. Đi với nó tôi biết nó cũng là thằng quậy sập trời. Nói là đi uống cà phê chứ thực ra nó toàn đưa tôi ra khu Sáng Cạp mà hình như bây giờ gọi là khu lấn biển hay gì đó. Ngày đó ngoài đó là nơi tụ tập của gái mại dâm. Nó nói với tôi rằng chẳng mấy khi hai chú cháu cùng thoát khỏi cảnh xiềng xích của mấy bà vợ nên phải tranh thủ. Thằng này gớm thật. Nó về một mình, vợ con đang bận nên không đi được. Tôi vốn dễ tính, hơn nữa cũng xa vợ đã lâu nên cũng gật gù với nó. Cái thằng này tệ nhất là nó thích coi tôi làm hơn nó làm. Nó nói là nhìn chú làm hay lắm, con mà là con gái chắc cũng dễ chết với chú. Bao giờ nó cũng đợi tôi làm xong nó mới làm mà lần nào cũng gọi hai đứa chứ có phải chơi chung đâu. Mà sao lúc đó khoẻ thật. Tối nào chú cháu cũng kêu nhau đi, đi nhiều đến nỗi mà mấy đứa gái làng chơi khu đó thuộc chú cháu tôi luôn. Cứ ra tới nơi là bọn nó lại sà đến ngay không cần phải dè dặt sợ là mấy ông dân phòng hay cảnh sát khu vực cái gì cả. Lần nào đi nó cũng dành trả tiền nhưng tôi bắt nó phải để tôi trả mới công bằng. Lần nào đi về cũng mua thêm hai ly cà phê làm như chú cháu đi uống cà phê về. Con Mừng em nó tinh quái lắm. Nó cứ tủm tỉm cười nhìn hai chú cháu.
- Con biết anh Dĩnh đưa chú đi uống cà phê ở đâu rồi nghen. Khi nào thím về con méc thím cho coi. - Còn lâu thím bay mới về. - Tao đứa chú Năm đi uống cà phê thiệt chứ bộ. Mày biết gì mà nói. - Khỏi thanh minh thanh nga gì ông ơi. Có cả con nhỏ dưới mình nó cũng làm ở đó đó. Tui biết hết rồi. Coi chừng méc chị Hai là ông chết ạ. - Ủa mày nói đứa nào ở dưới mình làm ở đây mà biết tao? - Thì con Hường nhà bà Tư Dừa nhà mé bên sông chứ đâu. Nó mới lớn anh không biết đâu. Tui biết nó mà, hôm qua gặp nó, nó nói với tui rồi anh Hai ơi. Không lo hối lộ là tôi méc à nghe. - Chết mẹ, vậy mà tao đâu có biết.
Nhà anh Ba Phụ sống ở dưới Sóc Xoài, mấy đứa con cũng đều lập gia đình và sống ở đó luôn chỉ có vợ chồng thằng Dĩnh là qua bên Ba Thê ở thôi. Nhà anh Ba tôi đúng là Quốc-Cộng đuề huề. Nhà có thằng Dĩnh lớn nhất học sĩ quan Đà Lạt, thằng nhỏ nhất là thằng Hùng thì lại đi bộ đội. Cũng hay. Ngay như tôi và thằng Dĩnh đi chơi với nhau anh Hai tôi cũng chọc:
- Tụi bây coi kìa, lại Quốc-Cộng đuề huề kìa. - Em thì có Cộng hồi nào mà Cộng. - Con cũng đã được đi đánh nhau đâu, Quốc mới chỉ bắt đầu thôi.
Khi ở nhà đi thằng Luân giao cho tôi là phải trông nom, phục vụ bố nhưng vào trong này quá nhiều con cháu rồi nên tôi thoải mái đi chơi. Tôi theo cả mấy đứa cháu cùng xuống Sóc Xoài thăm nhà anh Ba. Nhà có đứa ngay chợ nhưng cũng có đứa sống tuốt trong kênh. Loay hoay chơi dưới đó mất mấy ngày mới về được. Bố con tôi ở Rạch Giá chịu tuần thất đầu cho bác rồi mới xin phép về Bắc. Hôm tuần thất đầu xong bố tôi nói với mọi người là sẽ về Bắc, lại một lần nữa con cháu xúm nhau về đông kín nhà. Ai cũng về để chào ông Ba và chú Năm về Bắc. Đồ đạc thôi thì mỗi nhà một thứ lỉnh kỉnh đầy nhà. Ai cũng bắt phải mang về Bắc làm quà nhưng bố nói đường xa lắm hơn nữa đi máy bay nên không mang được nhiều. Trong họ, tôi cũng thuộc diện vai vế lớn đàng hoàng nên chuyện xưng hô nhiều lúc làm tôi khó chịu. Mà nghĩ cũng hay, bên nội nhà tôi ai cũng lấy vợ, lấy chống sớm nên lúc đó tôi về quê đã được có người kêu bằng ông chú, ông bác đàng hoàng rồi. Thằng Dĩnh thì lúc nào cũng kè kè bên tôi. Nó nhắc đi nhắc lại:
- Chú nhớ qua bên đó rồi tranh thủ thỉnh thoảng về thăm quê nghe. Con khoái chú rồi đó.
Tôi biết nó khoái cái vụ gì rồi nhưng cũng chẳng biết bao giờ mới về được. Tôi cứ hứa đại:
- Yên tâm khi nào chú về lại kêu mày, hai chú cháu đi chơi.
Xét cho cùng tôi có xí xớn sớm chắc cũng là do gien bên nội quá. Hai bố con lại ngồi xe đò về Sài Gòn trong đêm để hôm sau tiện máy bay về Hải Phòng luôn. Chuyến đi đó phải đến nhiều năm sau tôi mới lại về quê được.
|
Gần đến ngày đi tôi mới phát hiện có một anh ở gần khu tôi cũng từ Mỹ về. Gia đình anh ấy sống ở Cali, chúng tôi biết và làm quen nhau trong một dịp tình cờ. Hôm đó là chủ nhật, tôi và thằng Luân rủ nhau đi uống cà phê sáng ở một quãng phố bình dân. Đó là một quán có vị trí nửa ngoài đường, nửa trong nhà. Có nghĩa là một nửa số ghế kê ngay trên vỉa hè, còn một nửa thì kê trong quán. Đây là cách người ta tận dụng những khoảng trống để kinh doanh cho đỡ tốn tiền thuê mặt bằng. Quán khá đông khách vào lúc sáng. Chọn cái bàn ngoài đường vì tôi không thích ngồi bên trong. Trong quán vừa chật chội lại vừa có khỏi thuốc mờ mịt khó chịu. Ngồi bên ngoài tôi có thể tự do quan sát cuộc sống trên phố đang diễn ra tấp nập, ồn ào. Ngồi một lúc mà chưa thấy nhân viên phục vụ ra, thằng Luân làu bàu đứng dậy và đi vào phía trong quán. Tính thằng này bao giờ cũng vậy, hay nóng tính lắm. Nó chẳng bao giờ chịu ngồi yên lấy mấy phút mặc dù cuộc sống của nó cũng chẳng lấy gì làm tất bật lắm nhưng tính nó vậy. Ngay từ nhỏ nó đã muốn làm cái gì thì phải làm cho xong. Mặc dù sau đó nó lại ngồi chơi dài. Tôi biết là nó có vào trong kia tiếp tục làu bàu với chủ quán và quay ra với hai ly cà phê thì nó cũng sẽ ngồi mọc rễ ra ở đây cho đến trưa cho mà xem. Muốn cái gì là phải có ngay nó mới chịu.
Một lúc nó từ trong đi ra, theo sau là cô bé phục vụ với hai ly cà phê trên khay. Nó nói với tôi:
- Anh Lâm ơi em thấy chị Xuân nói trong kia cũng có một người từ Mỹ về kìa. Anh coi có quen không? - Mày làm như nước Mỹ nó chỉ nhỏ như cái phường mày ở đây hay sao? Năm mươi tiểu bang, tiểu bang nào cũng lớn, có khi còn lớn hơn cả Việt Nam nữa, mày tưởng tượng như vậy chí ít cũng bằng năm mươi lần Việt Nam làm sao àm mày quen khắp nơi được. - Em biết đâu, thấy bà Xuân nói với em là có một ông Việt Kiều Mỹ cũng đang ngồi uống cà phê trong kia thì em nói lại thôi. - Mặc người ta đi mày ơi. Có khi vào làm quen họ lại tưởng mình lợi dụng gì đó mệt lắm. - Rồi, OK.
Nói rồi nó cũng xoay người ra phía đường nhìn cuộc sống như tôi. Tính nó ngoài những lúc nóng nảy ra cũng có những lúc tôi thấy nó mơ mộng ra phết.
- Luân này, mày bớt căng thẳng với thằng Tuấn đi được không? - Thôi anh đừng nhắc đến thằng đó nữa. Nể anh em mới không đánh nó thêm mấy trận nữa đấy. Làm sao mà em lại phải nhỏ nhẹ với nó? - Anh không nói là mày phải nhỏ nhẹ hay xuống nước với nó, mà ý anh là mỗi khi gặp nó hay nó chào hỏi thì mày cũng đừng gườm gườm nhìn nó. Tao thấy cái cách mày nhìn nó có vẻ như muốn ăn sống nuốt tươi nó ấy. Trông ghê lắm. - Anh yên tâm đi. Tôi không ăn thịt nó đâu. Mà sao anh có thể chơi với nó được nhỉ? Đàn ông cái đéo gì mà hễ nhìn thấy cu người khác chỉ chực nhào vào ăn tươi nuốt sống người ta. Tôi không hiểu sao ông có thể cho nó làm được. - Anh cũng đâu có thích gì, nhưng dù sao cũng muốn gia đình mình yên ổn, đỡ bị nó quấy. Bố đang bán hàng, chị ba cũng vậy. Mai mốt còn anh Tiến nữa cũng về đây, một tay nó quản lý. Nó muốn ngang thành ngang mà muốn dọc thì thành dọc. Kệ nó chiều nó chút cho yên nhà yên cửa. - Tôi chỉ hứa là không đánh nhau với nó thôi chứ còn việc kia thì chịu. Chỉ nghĩ đến cái miệng nó chìa ra đã thấy ghê rồi. - Bạn gái mày đã làm cho mày như vậy bao giờ chưa? - Ông này nói lạ. Bạn gái khác chứ đâu có giống như nó. Đàn ông nhìn nhau cũng đủ tởm rồi nói gì đến chuyện lung tung như vậy được. - Thôi tuỳ mày. Miễn sao làm gì cũng phải nghĩ đến gia đình nữa đấy. - Cái này thì yên tâm.
Rồi anh em tôi lại mỗi thằng một ly ngồi nhâm nhi, quay mặt ra phố. Từ phía trong quán có mấy người đàn ông bước ra. Người đan ông cao to đi giữa đưa mắt quan sát những hàng bàn phía ngoài quán. Ánh mắt anh ta dừng lại ở bàn của hai anh em tôi. Quay sang nói với hai người đi cùng:
- Mấy đứa về trước đi, anh có chuyện riêng chút.
Nói rồi bước lại phía bàn tôi đang ngồi. Một chút mùi thơm nước hoa thoảng ra từ anh ta.
- Anh có phải anh Lâm không? Tôi là Toàn. - Chào anh Toàn. Vâng tôi là Lâm đây. Có chuyện gì không anh? - Xin lỗi đã quấy rầy anh. Tôi nghe cô Xuân nói anh cũng mới từ Mỹ về hả? - Vâng đúng rồi. Mời anh ngồi chơi cho vui. Đây là Luân em trai tôi.
Thằng Luân đưa tay ra bắt tay anh ta rồi xin phép về trước. Tính nó là như vậy. Hễ đang ngồi với ai mà có khách là nó lảng. Tôi dặn nó lấy xe về, chút nữa tôi đi bộ về cũng được. Tôi và Toàn ngồi nói chuyện với nhau. Thì ra anh ta là người nơi khác đến đây sống trước khi sang định cư bên Mỹ. Anh ta cũng giống tôi đi theo diện nhà vợ bảo lãnh. Gia đình anh ta trước kia ở Nam Định và chuyển về khu tôi ở được một năm thì anh ấy đi. Hèn gì tôi không biết anh ta cũng đúng. Nơi tôi ở ngày trước là một xã ngoại thành, sau này thành phố mở rộng nhà tôi mới nằm vào nội thành. Nếp sống ở đó vẫn còn mang nhiều nét quê, Chúng tôi lớn lên cùng nhau và biết từ đầu làng tới cuối làng. Anh ta mới chuyển về nên chắc chắn là tôi không thể nào biết được. Nếp sống ở khu tôi theo thời gian cũng dần thay đổi. Người dân đã chán không muốn biết những người mới đến ở là ai và họ từ đâu đến nữa. Toàn đi sau tôi một năm. Tính như vậy thì khi tôi đi rồi anh ta mới dọn đến ở. Chúng tôi trao đổi thông tin với nhau. Thì ra anh ta sống ở Cali, nơi có nhiều người Việt sinh sống. Vừa qua anh ta cũng về Việt Nam lo chuyện cho bên vợ. Sao lại tình cờ trùng khớp vậy không biết nữa. Hai thằng rể về lo chuyện cho gia đình bên vợ. Tính Toàn cũng có vẻ khá nhanh nhẹn. Trước khi qua Mỹ, Toàn làm ở công ty xuất nhập khẩu. Qua Mỹ, tiếng Anh không đủ nên đi làm nhà hàng. Thật buồn nghe về số phận các trí thức Việt Nam qua nước ngoài sinh sống. Tiếng Anh của tôi còn khá hơn Toàn nhiều vì ngày trước tôi học chuyên Anh và khi qua Mỹ tôi sống ở vùng gần như không có người Việt nên cũng thích ứng được. Toàn nói tiếng Anh của anh ta khi ở Việt Nam cũng không khá, qua Cali sống ở vùng cộng đồng người Việt nhiều nên cũng chẳng tiến thêm được chút nào. Toàn nói với tôi về cuộc sống ở Cali. Nghe cũng hay vì bang đó không lạnh mà cũng chẳng nóng. Quanh năm thời tiết dễ chịu. Toàn khuyên tôi nên dọn về Cali sống cho thoải mái. Nghe thì cũng hợp lý lắm nhưng thực sự là tôi ngại di chuyển. Điều kỳ lạ nữa là tôi và Toàn bay cùng một chuyến qua Cali, sau đó tôi mới chuyển tiếp về Iowa. Đúng ra thì lịch trình bay đi các bang bờ Đông không qua mấy sân bay bờ Tây nhưng do chuyến đi của tôi quay trở về đều kín vé nên tôi chấp nhận chuyển đường bay ở San Francisco sau đó mới bay về Chicago và về nhà. Nghe Toàn thuyết phục tôi cũng thấy hay hay và có lẽ tôi sẽ nhập cảnh ở Cali sau đó mới bay về Iowa. Tôi băn khoăn về chuyện hành lý của mình. Ngay lập tức Toàn đưa tôi đến một phòng vé máy bay, chỗ người quen làm đại diện và làm thủ tục dời vé cho tôi từ CA về Iowa. Hành lý thì vẫn theo máy bay chuyển về Iowa còn tôi sẽ nhập cảnh tại CA sau đó vài ngày sẽ bay tiếp về Iowa và làm thủ tục nhận hành lý Lost and Found. Như vậy là được đi người không. Cũng thú vị Tính tôi vốn ham chơi nên ai rủ nhiệt tình đi chơi là tôi đi liền.
Ngày đi đã đến. Gia đình tôi và gia đình Toàn hai chiếc xe đi lên sân bay. Tôi lại có cảm giác bồi hồi như lần đầu bay qua Mỹ. Chuyến đi này có cả hai bố tôi cùng thằng Luân đi. Thằng Tuấn cũng muốn đi nhưng có thằng Luân nên tôi phải từ chối khéo. Nó ôm tôi bịn rịn, nó kéo tay tôi vào trong nhà nói có quà tặng tôi và gia đình. Tôi theo nó vào trong mặc cho thằng Luân léo nhéo nói rằng có thể bị muộn thời gian. Nó kéo tôi vào trong nhà, ôm lấy tôi hôn ngay khi khuất sau cánh cửa, tay nó không quên sục sạo vào khu vực nó thích nhất. Một tay nó sục sạo, một tay nó nhét một cái phong bì vào túi áo tôi và nói:
- Em không có quà gì đâu. Em chỉ muốn viết cho anh những điều mà lúc gần anh em chưa kịp nói. Anh giữ lấy, khi nào lên máy bay hãy đọc nhé.
Khi thấy tôi băn khoăn, nó giải thích rằng đó chỉ đơn giản là một lá thư mà nó viết. Thấy phong bì mỏng mỏng tôi cũng yên tâm cho rằng đúng chỉ là một lá thư nên giữ nguyên nó trong túi. Thằng Luân cất tiếng gọi tôi từ phái ngoài. Nó ôm chặt lấy tôi và thì thào:
- Lâm ơi. Em yêu anh lắm.
Tôi cười cười và cùng nó bước ra ngoài. Bố tôi bảo thằng Luân là thời gian còn nhiều để tôi nói chuyện nhưng câu chuyện của tôi đã xong nên chúng tôi cùng lên xe. Qua nhà Toàn, hai xe chúng tôi cùng hướng về Hà Nội chạy thẳng. Chuyến bay của tôi sang Seoul vào lúc năm giờ chiều nên thời gian thoải mái. Tôi biết thằng Luân giục tôi vì nó không ưa thằng Tuấn mà thôi.
- Có gì mà bịn rịn ghê vậy ông anh? - Mày thì lung tung. Có gì mà bịn với chả rịn. Nó chỉ chào tao trước lúc tao đi thôi chứ có gì đâu. - Con cũng bớt cái tính hung hăng đi Luân ạ. Dù sao người ta cũng là người nhà nước phụ trách mình. - Con chỉ muốn cho cái người nhà nước ấy mấy cú đấm cho bõ ghét. - Luân, không được nói như vậy với bố. - Con xin lỗi bố. Thôi được rồi, con sẽ hoà bình với nó.
Bịn rịn mãi đến 4h chúng tôi cũng phải chia tay. Bố tôi vốn bình tĩnh thế mà tôi đã thấy có ánh nước mắt trong ông. Tôi quay sang nhờ bố trẻ của tôi quan tâm chăm sóc cho bố tôi dưới nhà.
- Con cứ yên tâm mà đi. Qua đó lo cho gia đình, con cái. Bên này bố cũng chỉ có bố con là chỗ thân tình thôi nên yên tâm, bố sẽ thường xuyên qua lại với gia đình. - Anh cứ làm như tôi còn trẻ lắm không bằng. Yên tâm mà đi đi. Lần sau cho con Loan và cháu nội tôi về chơi với chúng tôi. Anh quên là tôi là anh của bố anh hay sao mà lại nhờ ông ấy chăm sóc tôi.
Cả gia đình chúng tôi cùng ôm chặt lấy nhau. Phía bên kia tôi thấy gia đình Toàn cũng như vậy. Có điều khác là gia đình Toàn chỉ có mấy anh em đi tiễn, bố mẹ Toàn không đi được. Chúng tôi cùng bước vào phía trong để làm thủ tục hải quan và chuẩn bị lên máy bay. Những cái vẫy tay âng ấng đầy nước mắt cả từ hai phía. Mọi người ở ngoài đứng vẫy cho đến lúc chúng tôi khuất hẳn vào phía trong. Chỉ còn ít phút nữa con chim sắt khổng lồ này sẽ đưa chúng tôi đến một vùng đất mới. Quê hương chuẩn bị ở lại sau lưng chúng tôi. Cả tôi và Toàn đều ngậm ngùi vì chỉ còn ít phút nữa chúng tôi phải xa quê mà thời gian về thì chưa hẹn trước.
|