Đời Trai Bao
|
|
Sáng hôm sau, đang ngồi uống trà cùng bố và anh cả, tôi thấy nhà có khách. Đó là một thanh niên trạc tầm tuổi thằng Luân nhà tôi. Trông dáng vẻ anh ta cũng khá thư sinh. Cái áo sơ mi trắng làn tôn thêm làn da trắng trẻo càng làm cho anh ta có dáng thư sinh hơn. Tôi chào anh ta và mời ngồi uống nước. Anh ta lễ phép đáp lại lời mời của mọi người, nhã nhặn ngồi xuống chiếc ghế do thằng Luân vừa kéo ra.
- Con chào bác, em chào các anh. Sáng sớm con đã đến làm phiền gia đình, con thật có lỗi. Con có chút việc cần trao đổi với anh Lâm.
Mọi người tản ra. Bố cũng đi ra chợ. Còn lại tôi, Tiến và Fredy ngồi cùng anh ta.
- Xin lỗi, anh có phải anh Lâm không ạ? - Vâng tôi là Lâm. Có chuyện gì anh cần trao đổi? - Em còn nhỏ tuổi hơn. Anh cứ gọi em là em cũng được. Em xin giới thiệu, em là Tuấn, công an phụ trách khu vực. Em có vài điều cần trao đổi với anh. - Có gì anh cứ trao đổi đi. Mời anh uống nước và chúng ta cùng nói chuyện. - Vâng cảm ơn anh. Có chuyện như này anh Lâm ạ. Theo quy định của nhà nước, anh là người nước ngoài và anh bạn của anh cũng là người nước ngoài nên khi anh đến Việt Nam anh không được phép cư trú ở nhà riêng như thế này. - Tôi đâu phải là người nước ngoài? Tôi về thăm gia đình tôi đấy chứ. Còn anh bạn tôi đây thì cũng mới về cùng tối qua. Có quy định là chúng tôi không được phép nghỉ tại nhà riêng hay sao? - Vâng anh ạ. Em biết anh là con của bác và gia đình đây nhưng anh đã đi định cư ở nước ngoài nên bây giờ cũng phải áp dụng luật cư trú của Việt Nam. Anh và anh bạn anh phải ở ngoài khách sạn còn việc ăn uống và sinh hoạt thì cứ bình thường cũng được.
Bây giờ tôi mới vỡ lẽ chuyện lý do anh ta đến đây.Tôi cũng chẳng hiểu tại sao mà Việt Nam lại có quy định như thế nữa. Lúc đầu tôi cứ nghĩ là do hôm qua về chưa kịp trình báo nên anh ta đến để làm thủ tục chứ đâu có nghĩ chuyện tôi không được phép ở chính nhà mình đã sinh ra và lớn lên.
- Em có việc ghé qua báo anh biết. Chút nữa anh ra ngoài phường em sẽ hướng dẫn cho anh mọi thủ tục nhé. Cả anh và anh bạn này cùng ra, anh nhớ đem theo giấy tờ giùm em nhé. - Có thể giúp anh em làm thủ tục luôn được không chú? - Tiến lên tiếng. - Không anh ạ. Chút nữa ra ngoài phường em còn làm thủ tục tạm trú, tạm vắng và vào sổ nữa. - Vâng vậy chút nữa chúng tôi sẽ ra.
Tiến tiễn anh ta ra ngoài ngõ. Thật là phiền phức. Mới buổi sáng đầu tiên đã gặp phải điều không hay rồi. Fredy có hỏi tôi về tình hình gì mới vừa xảy ra nhưng tôi nói thoái thác là anh ta phụ trách khu vực này nên đến chào hỏi gặp gỡ thôi chứ không có chuyện gì cả. Fredy tỏ ra cảm động về chuyện những cán bộ nhà nước ở Việt Nam lại quan tâm đến người dân như vậy. Thực tế đâu phải người ta tốt đến như vậy. Lát sau tôi cùng Fredy đi ra ngoài phường làm thủ tục. Gặp ai cũng thấy chào hỏi tíu tít rất xúc động nhưng đằng sau tôi có nghe những tiếng xì xầm khó chịu.
- Bố đi tập kết mà con thì lại theo Mỹ. - Chuyện nhà người ta mà mình nói làm gì cho mệt. - Rồi thế nào cũng bị rắc rối cho mà xem.
Đại loại là như vậy. Tôi chẳng hiểu chuyện gì là chuyện rắc rối sẽ xảy ra. Một cảm giác hụt hẫng tràn ngập lòng tôi. Tôi thấy hình như mình mắc tội gì lớn lắm thì phải. Cũng may buổi gặp với anh chàng công an trẻ tuổi đẹp trai kia cũng không đến nỗi khó chịu lắm. Anh ta cho phép tôi ở lại cùng sinh hoạt với gia đình nhưng Fredy thì anh ta nhất quyết mời ra khách sạn để nghỉ. Tôi cũng đành chấp nhận theo sự hướng dẫn của anh ta vì tôi ngại không muốn chuốc những phiền hà vào bản thân. Tôi phải giải thích với Fredy rất nhiều về chuyện thay đổi chỗ ở. Ra ngoài khách sạn thì sẽ được an ninh tốt hơn này nọ, mệt hết cả người.
Buổi tối hôm ấy, anh chàng công an lại đến nhà tôi chơi. Thái độ anh ta vẫn bình thường. Ngồi trò chuyện rồi đến lúc anh ta cũng xin phép về nghỉ. Tôi cũng nhân tiện muốn đưa Fredy ra ngoài khách sạn. Anh ta lấy lý do đi cùng đường nên đi cùng chúng tôi. Thằng Luân nhà tôi đèo Fredy còn anh ta đèo tôi. Dọc đường anh ta hỏi thăm nhiều về Fredy. Tôi cũng chỉ trao đổi đó là bạn tôi muốn qua Việt Nam thăm cho biết nhân chuyến tôi về quê hương. Anh ta khen Fredy đẹp trai. Chuyện này chẳng cần chờ anh ta khen tôi mới biết mà điều đó tôi đã biết từ lâu. Ra ngoài khách sạn, anh ta kéo chúng tôi ngồi uống trà. Fredy theo thằng Luân lên nhận phòng. Tôi và anh ta cùng kéo nhau ra ngồi quán trà vỉa hè. Tôi thích được cảm nhận cái nét thú vị được lê la vỉa hè như những ngày nào. Nhưng giá mà lúc đó chỉ là tôi với bạn bè thì cảm giác ấy sẽ trọn vẹn hơn, còn với anh chàng này tôi chẳng cảm thấy thích thú chút nào. Anh ta vẫn tiếp tục hỏi về cuộc sống của tôi bên kia và mối quan hệ của tôi và Fredy. Những câu hỏi ấy lặp lại đến lần thứ ba. Tôi bỗng có cảm giác ghê tởm cái ngành mà người ta coi là bảo vệ nhân dân của anh ta. Tôi biết anh ta vẫn đang cố gắng điều tra về tôi. Thằng Luân từ trên khách sạn xuống, tôi cũng lấy cớ đi về luôn.
- Anh thông cảm cho em nghe anh Lâm. Thực ra cũng chỉ là công việc của bọn em thôi. Em mong anh thông cảm nhiều. Em nghe mọi người nói về anh nhiều mà mới được gặp anh đã gây cho anh khó chịu. Em hy vọng sẽ được gặp lại anh nhiều. - Vâng. Nếu có điều kiện mời Tuấn cứ ghé nhà chơi. Tôi về đợt này cũng chỉ để giải quyết một số công việc gia đình rồi lại phải quay sang để còn đi làm. - Nhất định là em sẽ ghé anh chơi. Anh không cảm thấy phiền nếu thỉnh thoảng em ghé qua thăm anh chứ? - Không sao đâu. Anh Tuấn cứ ghé chơi. - Em đã nói là em ít tuổi mà. Anh cứ gọi em là em cho tiện. Anh gọi em như thế này em ngại lắm.
Thực ra tao muốn gọi mày bằng ông nội nếu mày chịu khó biến khỏi mắt tao cho đỡ sốt ruột. Đúng là các cụ nói bác sĩ nhìn đâu cũng thấy bệnh còn công an nhìn đâu cũng thấy tội phạm. Tao cũng chỉ muốn cho bản thân tao và gia đình tao đỡ gặp rắc rối chứ tao với mày quen biết gì nhau đâu mà tao mong gặp mày. Một cảm giác khó chịu, bực bội dâng lên trong lòng tôi.
Dọc đường về thằng Luân nói với tôi:
- Bọn chuột chết này chẳng tử tế gì đâu. Hở ra ăn được là nó ăn thôi chứ tử tế gì với ai. Hôm trước nhà ông Quân, có anh Thanh về chơi nó cũng gây hết phiền nhiễu này đến phiền nhiễu khác. Anh Tiến mà không dí cho nó thì chắc gì nó đã đối xử tử tế với anh. - ANh Tiến cho tiền bọn này? - Vâng lúc sáng em thấy anh Tiến đi theo nó và nhét cho nó cái gì đấy. Thấy nó cười toe toét và nói anh cứ yên tâm mà. - Thật là quá quắt. Anh không nghĩ bọn nó lại xấu xa, đểu cáng đến như vậy. - Không tử tế gì đâu anh ơi. Thằng này con nhà Khanh ở xã bên chứ đâu. Nó học xong trung cấp CA nhờ ô dù gì đó mới xin được về đây làm. Trông mặt nó tử tế thế chứ nó ăn bẩn lắm. Em còn lạ gì thằng này.
Một nỗi chán chường ập vào lòng tôi. Tôi cảm thấy hụt hẫng và không biết phải nghĩ ra sao nữa. Câu nói của mấy người lúc sáng ở uỷ ban phường khiến tôi đã có cảm giác chẳng lành rồi. Tôi mong cho công việc sớm kết thúc để quay về bên kia với vợ con cho yên.
P/S: (Bạn đọc thân mến! Thực ra tôi cũng không muốn viết những dòng như thế này về một ai đó, đại diện cho một ngành nào, lực lượng nào cụ thể đâu nhưng thực tế xảy ra như vậy. Tôi biết là không đúng lắm khi viết ra những dòng này nhưng biết làm sao đó là sự thật cuộc sống nên tôi không biết né đi ngả nào nữa. Có ai có cách gì viết cho nhẹ hơn, đỡ va chạm hơn tư vấn giúp tôi với).
|
Thực tình ra thằng Tuấn hình như cũng đúng trong việc nêu ra quy định là người nước ngoài không được nghỉ tại nhà riêng của công dân Việt Nam. Điều này tôi được kiểm nghiệm từ số anh em cũng ở nước ngoài về sau này nói lại. Nhưng quy định là do con người đẻ ra và cũng con người có thể thay đổi nó. Vấn đề ở chỗ như mấy anh em nói, nó muốn được chung đụng với tôi và Fredy. Nó ra sức làm quen với Fredy mặc dù ngôn ngữ giao tiếp của nó chỉ dừng ở mấy câu đơn giản. Nó đến khách sạn mỗi ngày và nhận nhiệm vụ đưa đón Fredy về nhà tôi. Thôi kệ cũng coi như một công đôi việc. Nó có điều kiện để chinh phục Fredy dần dần mà nhà tôi đỡ phải mất một người đưa đón Fredy. Nó còn tình nguyện đưa Fredy một số nơi quanh thành phố. Fredy nhà mình ngây ngô cứ nghĩ nó là một đứa tốt, đứa tử tế. Chiến thuật của nó là mưa dầm thấm đất. Lúc đầu chỉ là những cái ôm theo kiểu tình cảm (hug) và tiến đến là những cái hôn lên má kiểu giao tiếp. Trong dịp đi về trên đằng vợ tôi để làm thủ tục giải quyết cái nhà, nó tình nguyện chở Fredy đi về, thằng Luân chở tôi. Bên đằng vợ tôi do không còn ai nên chúng tôi thường đi về trên đó giải quyết công việc ban ngày còn buổi tối thì vẫn về lại dưới nhà tôi nghỉ ngơi.
Loan dặn tôi về để bán căn nhà đi nhưng tôi không muốn bán vì đó là kỷ niệm của ông bà để lại nên tôi chỉ làm thủ tục sang tên nhà từ tên bố mẹ sang cho Loan. Mọi thứ giấy tờ do đã chuẩn bị sẵn nên cũng không trở ngại gì nhiều. Cộng thêm với những khoản lót tay kha khá từ Tiến nên chỉ sau một tuần giấy tờ ngôi nhà đã mang tên Loan. Mấy vị ở địa phương hỏi tại sao tôi không cùng đứng tên vì chúng tôi là vợ chồng với nhau nhưng tôi không muốn. Tôi muốn ngôi nhà chỉ mang tên Loan vì đó là của bố mẹ để lại cho Loan. Tôi cũng không muốn mọi người nghĩ rằng tôi nghĩ về nó như một vật hồi môn. Ngôi nhà đó tạm thời tôi để lại cho thằng Luân ở và đi làm. Sau khi tốt nghiệp trường trung cấp, nó về làm tại phòng Nông nghiệp huyện, để nó ở đấy vừa phần tiện cho công việc của nó vừa phần có người trông coi nhà cửa. Như vậy tôi cũng hoàn toàn an tâm.
Bước tiếp theo tôi tranh thủ lo việc bốc mộ cho mẹ vợ. Những ngày đó là dịp cuối năm nên mọi người thường lo việc sang cát cho bố mẹ, ông bà. Tôi cũng làm như vậy. Mấy ngày đó chúng tôi ở lại hẳn trên nhà để lo việc cho bà cụ. Chẳng hiểu thằng Tuấn quan hệ kiểu gì nhưng ở trên nhà Loan, Fredy vẫn được ngủ lại nhà cùng với chúng tôi. Công việc lo toan cũng nhiều nên mẹ tôi và con út nhà tôi lên để giúp việc chợ búa, cơm nước. Bố tôi chạy lên thưa chuyện cùng ông bác trưởng nhà Loan để xin phép lo cho bà mẹ vợ của tôi. Ông còn nhờ bác cả mời thầy về giúp cho việc tâm linh được hoàn tất. Bố tôi chỉ lên ban ngày còn tối thì lại bảo thằng Luân đèo về dưới nhà. Ngủ lại trên nhà có mẹ tôi, con em út tôi, tôi, Fredy và cả thằng Tuấn. Nó nhiệt tình, săm sắn với công việc lắm. Tiến mấy hôm đó phải trở về Hà Nội vì công việc ở trên đó cũng cần người điều hành. Bính thì lo việc dưới nhà cho mọi người. Bố tôi, thằng Luân, Bính chỉ chạy lên chạy xuống vào ban ngày. Ban đêm do nhà cũng chật nên chỉ có mấy người ở lại. Tôi, Fredy và thằng Tuấn ngủ chung một giường. Tuấn lấy ly do là sợ mà nên đòi nằm giữa. Tôi cười mà chọc nó:
- Mang tiếng công an mà sợ mà. Vậy sao mà hàng đêm đi tuần được? - Đi tuần em thường đi với mấy người bên dân phòng chứ đâu có đi một mình. Giờ trên này đang lo việc cho bác em sợ bác về thì ghê lắm. - Thôi được rồi cho chú mày nằm giữa đi. Nhưng nói trước anh ngủ ngáy to lắm đấy. Cố mà chịu nhé. - Không sao. Em ngủ là hay gác lắm đấy. Có gì anh đừng trách em. - Để xem chú mày gác như thế nào. Lộn xộn là anh đuổi ra ngoài đấy.
Tôi có một cái tật lúc ngủ đó là thường thì tôi ngáy rất to nhưng những lúc tôi ngáy là tôi còn tỉnh, chỉ khi nào tôi không ngáy nữa đấy mới là lúc tôi ngủ say. Có nhiều khi tôi còn nghe thấy chính tiếng ngáy của mình. Tôi xoay nghiêng vào phía trong để ngủ, thằng Tuấn xoay theo tôi và tay nó ôm vòng lấy bụng tôi. Khi tôi bắt đầu cất tiếng ngáy chính là lúc bàn tay thằng Tuấn khẽ luồn sâu vào trong áo tôi. Tôi biết nó muốn gì. Giả vờ như ngủ mê, tôi kéo tay nó sâu vào chỗ nó cần tìm đến. Thằng bé có vẻ sướng. Tôi cảm nhận từng nhịp run lên từ cơ thể nó. Hơi thở nó ngắt quãng. Từng cái run nhẹ trên cánh tay nó. Tôi nghe giọng nó ngắt quãng theo từng nhịp hổn hển của hơi thở:
- Anh Lâm .... Anh Lâm...
Tôi xoay người lại:
- Gì vậy Tuấn?
Thoáng một cái giật mình, nó co tay lại:
- Em tưởng anh ngủ rồi chứ. - Anh cũng đang thiu thiu ngủ. Có gì vậy Tuấn? - Anh cho em nghịch của anh nhé? - Đàn ông thằng nào chả giống thằng nào. Có gì đâu mà nghịch? - Nhưng em thích nghịch của anh. Cho em nghịch nhá. - Nhưng anh không chịu trách nhiệm gì đâu đấy. Có làm sao chú ráng chịu một mình. - Vâng.
Nó thọc tay vào hẳn bên trong quần tôi và bắt đầu mân mê. Tôi nhận thấy rõ người nó run lên từng chặp. Bên ngoài Fredy đã ngủ say. Cái thằng giống tôi ở chỗ lúc ngủ nó cũng kéo gỗ. Nhưng nó khác tôi ở chỗ là nó không "ngáy tỉnh" như tôi. Nghĩa là khi nó ngáy tức là nó đã ngủ say. Bên Mỹ, tôi thường bắt nó đeo cái đeo mũi để không ngáy to thành tiếng, nhưng do hôm đi quên nên giờ nó lại bắt đầu cất tiếng ngáy. Bên Mỹ có một thiết bị đeo vào cánh mũi cho những người ngáy. Tôi chẳng hiểu nguyên tắc hoạt động của nó ra sao nhưng đúng là khi đeo vào mũi thì người ta sẽ không ngáy thành tiếng nữa. Tôi với cánh tay ra hiệu cho thằng Tuấn cởi áo lót của nó ra. Nó ngoan ngoãn nghe theo và đưa cái áo lót của nó cho tôi. Tôi biết là sắp sửa tuôn trào nên muốn có thứ để lau. Tôi không muốn trở dậy đi ra ngoài rửa ráy. Tay nó vẫn nhiệt tình đi lên đi xuống. Đã tới lúc đỉnh điểm, tôi kéo tay nó ra và tuôn hết sinh lực của mình ra cái áo lót của nó. Nó ghì chặt lấy người tôi và giật mạnh từng cơn. Phần dưới cơ thể nó tách rời tôi ra một chút.
- Thế nào chú em mày cũng ra rồi đấy à? Thanh niên khoẻ thật. - Anh cho em mượn cái áo.
Tôi đưa cho nó. Nó nhét ngay vào trong quần lót và để nguyên trong đó. Thằng này lúc ra đã không chịu cởi quần nên giờ một vũng ướt nhẹp ngay đũng quần nó. Nó để cái áo ở trong cho thấm. Tôi phì cười hỏi nó:
- Có phải vì lý do này mà chú em mày bắt anh phải ra khách sạn ngủ đúng không? - Không phải đâu anh. Quy định có bắt tụi em phải làm như vậy. Em không muốn làm nhưng thủ trưởng của em bắt em phải làm thôi.
Tôi quay ngang người và chìm vào giấc ngủ. Sáng sớm, tôi phải thức dậy để cùng mẹ chuẩn bị cho công việc trong ngày. Mới thoạt nhìn tôi đã thấy buồn cười. Thằng Tuấn đang nằm ôm chặt Fredy. Trông hai đứa ngủ như những đứa trẻ. Lúc ngủ ai nhìn cũng hiền và đẹp. Chẳng bù cho lúc nó thức và hành tôi, sao những lúc ấy tôi chỉ muốn đấm vào mặt nó một cái thật mạnh cho bõ tức.
Công việc tắm rửa cho mẹ vợ tôi cuối cùng cũng trọn vẹn. Tôi nhờ người xây cho bà một ngôi mộ thật đẹp. Còn hơn một tuần nữa thì Fredy phải bay về bên Mỹ. Những ngày sau đó quan hệ của thằng Tuấn và chúng tôi đã bớt căng thẳng. Một hôm thằng Fredy ngỏ ý với tôi muốn thử con gái Việt Nam. Cái thằng nghĩ cũng tức cười. Nó thích đàn ông nhưng qua đây cũng muốn thử cho biết mùi đàn bà Việt. Tôi nói với thằng Tuấn và giao nhiệm vụ cho nó giúp thằng Fredy giải quyết công việc. Thằng Tuấn đồng ý ngay vì dù sao mọi chi phí tôi cũng đưa cho nó với điều kiện nó phải tìm được đứa con gái nào sạch sẽ đàng hoàng, không bệnh tật. Dĩ nhiên chuyện ấy chỉ là chuyện nhỏ với nó. Nó phụ trách địa bàn nên biết những đứa nào có thể làm được việc đó. Nó đưa về khách sạn hai đứa con gái trông có dáng con nhà lành. Hai chúng tôi, tôi và Fredy hì hục còn nó thì ngồi xem. Đêm đó, chúng tôi giữ hai đứa con gái lại hết đêm vì thằng Tuấn bảo nó đã bao trọn đêm rồi. Nói mọi người đừng cười tôi nhưng gần một tháng xa vợ, tôi cũng cần được giải toả. Thằng Fredy thì theo quan điểm sóng phẳng, đã bao thì phải làm cho đáng đồng tiền. Cho đến trước ngày đi, thằng Tuấn còn đem về cho thằng Fredy vài lần nữa. Bù lại thỉnh thoảng thằng Fredy cũng cho nó xơ múi, nghịch ngợm mấy lần. Quả là một quan hệ qua lại sòng phẳng.
|
Cũng đến lúc Fredy phải lên đường về nước. Gia đình tôi lại tất bật chuẩn bị. Nói là chuẩn bị hành lý cho Fredy chứ thực tế là toàn chuẩn bị đồ để Fredy đem về bên kia cho Loan. Khi đi Fredy cũng chẳng có gì ngoài mấy bộ quần áo và chiếc Laptop. Tôi mua cho Fredy khá nhiều cà phê, thứ cà phê hoà tan và cả cà phê pha phin. Thời gian ở Việt Nam Fredy đã tập uống trà và cũng có vẻ thích. Thế là tôi mua luôn mấy ký cho Fredy xách theo. Tổng cộng lại cũng chẳng được bao nhiêu. Còn bao nhiêu tôi bảo mọi người mua thêm cá khô, tôm khô và mực khô nhét vào thêm. Tiện sẵn tôi mua luôn mấy cây thuốc lá cho Fredy đem theo cho mình. Con Hoa và thằng Luân cứ ngặt nghẽo cười:
- Tưởng ông Việt kiều thế nào chứ về Việt Nam cứ như con mẹ buôn chuyến qua Mỹ thế này. Cao lương mỹ vị gì chả mua đi mua toàn tôm khô, cá khô. Như thế này chẳng phải sang Mỹ làm gì cho cực. Ở Việt Nam ăn đồ tươi còn sướng hơn. - Mai mốt có qua Mỹ chơi chắc tôi phải đem theo ít trà và cá khô bán cho vợ chồng ông Lâm. - Mày mang sang ai mua cho. Qua đó chỉ cho thì anh mày mới nhận thôi nhá. - Rồi của mà đem cho ông bà. Bên này lương của tôi một tháng cũng chỉ bằng của ông hai ba ngày làm việc. Sao có chuyện nước chảy về chỗ trũng. Không cho tôi thì thôi chứ làm sao tôi phải mang qua bên đó mà cho, đúng không Hoa nhỉ? - Đúng rồi đấy. Kiều về nước mà. chém cho hết cỡ đi anh Luân. - Vụ này tao không tính. Tao mua đồ này gửi sang cho Fredy và chị Loan còn nếu lần sau về tao sẽ tính ông Lâm gấp đôi. - Mày ăn gian vừa vừa thôi. Buôn không được cho ai thì tính bán cho anh mày hả? - Thì đúng là như vậy. "Cơm ăn, cơm rỡ, bán cho người lỡ lấy tiền" các cụ dạy đố có sai. - Thôi để anh trả tiền mua đồ cho mày. Ai đi lấy không của em út bao giờ. - Nói chơi vậy thôi. Lương bên này thấp nhưng tôi vẫn đủ tiền mua cho anh chị một ít đồ. Dành tiền khi nào tôi lấy vợ anh trả luôn một thể. - Thằng này khôn rách giời. Mấy ký cá mà đổi lấy cái đám cưới. Được đấy. Anh không hiểu tại sao ngày trước mày không đi học kinh tế mà lại đi học nông nghiệp nhỉ. - Nông nghiệp bây giờ cũng biết làm kinh tế ông ơi.
Anh em tôi nói chuyện kiểu như vậy. Những lúc bình thường có khi ông ông tôi tôi cho nó tình cảm. Thằng Luân kiểu này cũng sắp lấy vợ rồi đây. Cũng chẳng lo vì tài khoản riêng của tôi cũng còn khá lắm.
Ngày đưa Fredy lên sân bay Nội Bài, Tuấn cũng đi theo. Hai đứa bây giờ có vẻ gần gũi nhau ghê lắm. Thằng Tuấn thì thích bộ râu quai nón xanh rì cùng đôi mắt đẹp hút hồn của Fredy. Điều ấy thì chằng cần nói cũng biết. Nó đẹp thật. Còn thằng Fredy thì thích cái nét trắng trẻo cùng thái độ nhẹ nhàng của thằng Tuấn. Nó hoàn toàn không biết rằng có những lúc chúng tôi ghét cay ghét đắng thằng Tuấn như thế nào. Nó luôn khen thằng Tuấn có làn da đẹp, dáng người thon. Nói chung đứa này thích những cái của đứa kia. Tiếng Anh của thằng Tuấn dở tệ nên mỗi khi chúng nó muốn nói chuyện với nhau thì lại phải nhờ đến tôi. Cái khó là khi dịch cho hai đứa có nhiều câu dịch không nổi vì khi con người ta có tình cảm với nhau họ hay dùng những từ ngữ cầu kỳ quá nên tôi chỉ dịch đại đại. Tiếng Anh của tôi cũng chưa đủ để dịch hết những cái hoa mỹ của những kẻ yêu nhau. Nhiều lúc tôi phải mắng thằng Tuấn:
- Sao em nói kiểu gì mà đến anh cũng không hiểu thì làm sao anh dịch được.
Vậy là lại phải qua khâu dịch Việt - Việt. Thằng Luân nhà tôi không ưa thằng Tuấn. Nó không thích vì cái ác cảm ban đầu. Nó còn không thích thằng Tuấn ở cái dáng điệu nhẹ nhàng và làn da con gái.
- Mẹ, người gì đâu mà cứ như con gái. Cái môi nó như là bôi son ấy. - Người như vậy thì đẹp chứ có gì đâu mà em phải ghét nó. - Đơn giản là em không thích. Đàn ông thì phải cứng cáp chứ đụng cái gì cũng em sợ lắm, em sợ lắm. Nghe mà phát ghét.
Lên sân bay, Tuấn và Fredy càng quấn lấy nhau hơn. Về Fredy thì tôi không lạ. Dù sao nó cũng sinh ra ở một nước mà con người có thể bày tỏ những gì mình thích, nhưng còn thằng Tuấn bữa đó tôi cũng thấy ngạc nhiên vì nó tỏ ra bạo dạn hơn thường ngày. Hai thằng cứ dắt nhau xà nẹo xà nẹo. Fredy đi rồi, chúng tôi cùng nhau lên xe đi về Hà Nội. Tôi muốn xe chạy ngang qua Hà Nội nhân tiện đón Tiến xuống Hải Phòng. Tiến và Bính từ lâu đã thành người nhà của chúng tôi. Mẹ tôi thường khen Tiến ở chỗ tận tình chu đáo. Mấy năm rồi tôi đi vắng Tiến vẫn xuống dưới nhà cùng Bính lo những công việc lớn trong nhà nha giỗ chạp hoặc các công việc lớn của gia đình. Mấy Tết vừa rồi Tiến cũng xin phép bố mẹ tôi về nhà cùng ăn Tết với gia đình. Ngay như lúc thằng Luân còn đang học, Tiến cũng đến tận trường nó giúp nó những thứ cần thiết trong cuộc sống học sinh. Tiến đã trở thành một thành viên trong gia đình cũng như Bính. Ở Tiến tôi còn thấy một điểm thật quý đó là biết "đồ nào ăn là để ăn, đồ nào cúng là để cúng". Cái quan hệ đúng mực ấy khiến mọi người trong nhà tôi vẫn biết là tôi có tình cảm đặc biệt với Tiến nhưng cũng chỉ coi đó là tình cảm anh em quý nhau nên chẳng ai nghi ngờ gì về giới tính của Tiến. Mẹ tôi vẫn dục Tiến lấy vợ, Tiến vẫn khước từ vì nói già quá lứa rồi chắc chẳng ai chịu lấy. Mẹ tôi luôn nói:
- Già nhưng bây giờ mà không chịu lấy ai đi, mai mốt có muốn lấy cũng chẳng ai lấy đâu ông tướng ạ. - Lo gì mẹ. Không ai lấy con càng có điều kiện chăm sóc bố mẹ và các cô các chú ấy là được rồi. - Nhưng mai mốt về già mà không có ai hủ hỉ buồn lắm. Cứ còng lưng làm mà lo cho chúng nó sau này chúng nó lập gia đình rồi ở riêng thì lấy ai mà buồn vui. Anh xem đấy. Anh chăm sóc cho vợ chồng thằng Lâm giờ chúng nó cũng đi tít tắp mù khơi. - Nhưng mà chú thím ấy vẫn có thể về mà mẹ. - Về nhưng mà nói anh bỏ quá. Lỡ khi anh ốm đau, làm sao mà chúng nó về được?
Câu chuyện giữa mẹ và Tiến về chủ đề lập gia đình chẳng bao giờ có hồi kết. Tiến vẫn nói với mẹ tôi rằng:
- Mẹ ơi con nợ mẹ một nàng dâu.
Tôi biết là Tiến buồn lắm nhưng bề ngoài lúc nào cũng phải tỏ ra cứng rắn. Cái món nợ mà Tiến hứa với mẹ chắc khó mà thực hiện được. Tiến không muốn dối lừa ai, Tiến không có khả năng làm chuyện vợ chồng với người khác giới được. Tôi cũng thấy đau cho Tiến lắm nên những khi có cơ hội gần gũi tôi đều cố gắng cho Tiến thoả mãn những nhu cầu con người.
Chúng tôi ghé qua Hà Nội đón Tiến và cùng về nhà. Lần đó có vẻ Tiến có nét buồn. Tôi cứ nghĩ rằng do thích Fredy mà không được gần gũi nên Tiến buồn nhưng không phải chuyện ấy. Hôm sau ngồi uống trà hai anh em tôi có hỏi Tiến:
- Em xin lỗi. Mấy ngày vừa qua bận bịu nhiều quá em không có thời gian ngồi nói chuyện với anh. - Có gì đâu. Việc đó cũng bình thường mà. Mấy năm mà dồn lại chỉ có mấy ngày tránh sao khỏi bận. Không sao đâu. Anh hiểu và thông cảm mà chú. - Cảm ơn anh đã hiểu cho em. Nhưng em thấy anh hình như đang có chuyện gì buồn thì phải. Nói cho em nghe đi.
Tiến biết tính tôi. Tôi ít khi chịu hỏi chuyện ai lắm. Chỉ có những người thực sự thân tôi mới hỏi mà thôi. Tiến nhấp những ngụm trà đắng chát và thong thả nói với tôi:
- Dạo này công việc cũng chán lắm chú à. Từ ngày nhà nước mở cửa, xe cộ không như ngày xưa, vé cũng chẳng làm được nữa. Giờ anh chỉ làm mỗi cái vụ cho vay nóng thôi. Anh cũng đau đầu lắm nhưng chưa biết sẽ làm gì tiếp đây nữa. Mới hôm rồi mấy đứa đàn em còn làm phản. Giao cho nó đi thu nợ, nó thu xong bùng luôn rồi. - Chết! Có mất nhiều không anh? - Nhiều thì không nhiều nhưng quan trọng là một thằng làm được thì có nguy cơ những thằng khác cũng bắt chước theo. Làm mạnh quá thì anh không muốn. Ai cũng cần phải sống mà. - Vậy giờ anh tính làm sao? - Anh cũng chẳng biết làm sao nữa. Anh đang nghĩ có khi thu hồi hết tiền về rồi anh giải tán cái đám thuộc hạ. Giao cho đứa nào tiếp tục thì làm còn không cho chúng nó giải tán hết. Anh tính có khi về nhà mình xem có cái gì không buôn bán qua ngày thôi. - Anh tính vậy cũng được. Về dưới này gần nhà có mọi người chứ bây giờ em thấy anh cũng có tuổi rồi. Anh về đi em ủng hộ. Em còn một ít tiền nữa, để em chuyển cho anh làm vốn. - Chú mày lúc nào cũng khờ khạo như vậy hả? Anh mày còn vốn, không phải lo cho anh. Số tiền đó để lo cho con Loan và cháu đi.
Nói đến con, tôi bỗng nhận ra rằng mình xa con đã ba tuần. Những ngày trước công việc nhiều khiến tôi quên bẵng mất thằng con của tôi. Giờ Tiến nhắc lại tôi lại thấy cồn cào trong lòng nghĩ về con. Thằng bé luôn muốn ngủ cùng bố. Nó quấn bố hơn quấn mẹ. Lúc nào cũng chỉ thích đến ngày nghỉ bố kiệu trên vai đi long nhong ngoài công viên. Mẹ nó không chiều nó như vậy. Mỗi khi hai mẹ con ra công viên nó thường phải chạy hoặc đi bộ. Nó nói đi với bố thích hơn. Giờ này không biết con tôi đang làm gì tôi cũng chẳng biết nữa. Rồi còn Loan, không có tôi ở nhà lại còn thằng con đi học không biết Loan có xoay xở được không. Nghĩ đến đó tôi chỉ muốn bay về nhà.
Loanh quanh luẩn quẩn nghĩ về gia đình mà tôi chẳng biết cách làm sao mà khuây đi những nỗi buồn đó được. Tôi chắc chắn là không thể đổi vé để bay về sớm được. Cũng đã mấy năm rồi tôi mới về quê, tôi còn chưa có đủ thời gian để đi thăm mọi người được. Ngay cả bố trên trường tôi cũng đâu có dành thời gian cho bố được. Tôi cũng chỉ mới chạy lên nhà đưa quà cho mẹ và các chị thôi. Tôi cũng chưa dành thời gian cho anh Kinh, ông anh đã dẫn tôi vào đời. Không ai trách tôi trong những ngày bận mải nhưng giờ đây chắc chắn tôi phải dành thời gian đi thăm mọi người nhiều hơn. Nhắc đến con tôi mới sực nhớ rằng mình còn một đứa con nữa đang sống nơi cao nguyên kia và từng ngày chờ tôi về. Tôi nảy ra ý định trong đầu sẽ đi thăm chị Hiên và con tôi. Tôi trao đổi với Tiến về chuyến đi Đà Lạt, tôi cũng ngỏ lời nếu Tiến không bận thì đi cùng tôi. Tiến nhận lời ngay. Tiến cũng đang muốn đi đâu đó mấy ngày cho khuây khoả đầu óc. Vậy là một chuyến đi Đà Lạt hình thành. Tôi xin phép bố mẹ đi chơi mấy ngày. Bố mẹ hỏi đi Đà Lạt làm gì, tôi chỉ quấy quá cho qua chuyện là vào đó lo công việc giúp Tiến. Nghe đến Tiến, bố mẹ đồng ý ngay. Anh em chúng tôi cùng chuẩn bị lên đường. Nhân tiện chuyến đi tôi cũng muốn ghé thăm quê nội một lần vì dù sao mỗi lần về quê không dễ dàng gì.
|
Vậy là chúng tôi lên đường vào miền cao nguyên, quê hương của những bông dã quỳ vàng rực. Lần này không phải dò đường nên chuyến đi suôn sẻ không phải chờ đợi hoặc dò dẫm đường. Từ lúc bắt đầu chuyến đi là lúc tôi bắt đầu hồi hộp. Tôi mong gặp lại con trai tôi. Tôi không biết nó đã lớn đến mức nào. Tôi hình dung trong đầu về khuôn mặt của nó. Lần trước gặp con rồi nhưng do vì thời gian cũng đã lâu. Trẻ mau lớn lắm nên chắc chắn là thay đổi nhiều. Thành phố cao nguyên vẫn đón tôi với đầy nắng và gió. Đến trung tâm thành phố còn sớm nên tôi quyết định thả bộ dọc con đường Hùng Vương để ngắm cảnh đẹp của phố núi. Tôi vẫn không thể hình dung được Trung lớn của tôi giờ đây ra sao. Chắc con tôi đã lớn lắm. Không biết con có còn quý tôi như những ngày trước nữa không. Tôi vẫn thích kiệu con trên vai đi nhong nhong nơi này nơi kia. Tôi sẽ mua cho con những đồ chơi nó thích và đưa con đi ăn kem thoải mái mặc dù sau đó có thể mẹ nó lại la rầy tôi vì tội chiều con. Mặc kệ cho mẹ nó nói gì thì nói tôi vẫn thích chăm sóc con tôi theo kiểu của tôi. Sẽ chẳng bao giờ tôi đánh những đứa con do mình sinh ra. Mà chuyện đó xảy ra thật. Trong đời tôi cho đến lúc này chưa một lần tôi đánh con tôi. Loan vẫn thường hay trách tôi về tội nuông chiều con. Có những lần con hư, Loan bắt tôi phải phạt con hoặc cho nó mấy roi nhưng tôi đều lảng tránh. Có một lần duy nhất tôi bắt Trung con đứng quay mặt vào góc nhà vì nó phá lung tung. Nhưng cũng chỉ được có một lúc, khi thấy con rơm rớm nước mắt tôi lao vào bồng con ngay. Loan giận tôi lắm. Chính vì vậy mà mỗi khi Loan cáu với con tôi thường lảng đi chỗ khác.
Tôi đưa Tiến thẳng tới nhà chị Hiên. Bồi hồi xúc động, tôi đưa tay lên gõ cửa. Một người đàn bà mở cửa bước ra. Chị ta cũng trạc tuổi chị Hiên. Chắc chắn chị này dân gốc Đà Lạt vì tôi thấy chị có những nét đặc trung của một phụ nữ của thành phố này. Có nét gì đó hao hao như những cô gái được vẽ trong các bức tranh về các cô gái Hà Nội thời xưa. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy chị mà không phải chị Hiên ra mở cửa đón tôi. Chị cất tiếng nhẹ nhàng - thứ tiếng có pha chút giọng của người miền Trung - hỏi tôi:
- Dạ các anh cần tìm ai ạ? - Chị cho hỏi có phải đây là nhà chị Hiên không? - Dạ thưa không. Đây là nhà tôi. Chúng tôi mua nó cách đây hai năm rồi. Chủ nhà cũ bán nhà cho chúng tôi và đã dọn đi nơi khác rồi. - Chị làm ơn cho hỏi. Chị có biết gia đình người ấy chuyển đi đâu không? - Tôi cũng không biết nữa vì ngày ấy chị ấy dọn qua cơ quan để ở mà không biết giờ còn ở đó hay không tôi cũng không biết nữa.
Tôi cảm thấy như mất phương hướng. Chúng tôi cảm ơn chị chủ nhà và cùng nhau bước về phía cơ quan chị Hiên.
- Anh cho hỏi chị Hiên giờ còn làm ở đây không ạ? - Dạ chị Hiên vẫn còn làm ở đây. - Người gác cổng nói rồi gọi với theo một cô gái đang đi trong sân - Thảo ơi, chị Hiên hôm nay có đi làm không? Có hai anh này muốn gặp chị Hiên.
Cô gái tên Thảo chạy ra chỗ chúng tôi, bắt tay chào chúng tôi. Cô quan sát tôi có vẻ tỉ mỉ làm tôi thấy chột dạ.
- Cô cho hỏi bữa nay chị Hiên có đi làm không? - Anh ơi bữa nay chị Hiên không đi làm. Chị xin nghỉ phép cả tuần nay rồi. - Vậy cô có biết nhà chị Hiên ở đâu không, xin chỉ giúp chúng tôi với. - Em không biết nhà chị Hiên. Nhà cũ thì em biết vì bọn em hay tụ tập lại đó ăn uống nên em biết còn nhà mới chị ấy thì em chưa đến. Chị ấy cũng chỉ dọn ra ngoài chừng vài tháng nay nên em chưa biết chị ấy ở đâu nữa. Anh chờ em chút. À mà anh là gì với chị Hiên? - Dạ tôi là em kết nghĩa của chị Hiên. Chúng tôi ở ngoài Bắc vào thăm chị ấy và cháu. - Các anh chờ em chút nghe.
Nói rồi cô quay đầu chạy thẳng lại khu văn phòng làm việc. Một lát sau cô gái đi ra cùng với một cậu thanh niên. Thảo giới thiệu với chúng tôi đó là bạn trai của cô và cùng phòng với chị Hiên.
- Hai anh đến thăm chị Hiên hả? Tuần này chị ấy nghỉ phép nên không đi làm. Em cùng làm một phòng với chị Hiên. Hai anh chờ chút nha.
Nói rồi cậu thanh niên nói Thảo vào nhà xe lấy xe. Hai người đưa chúng tôi đến nhà chị Hiên.
|
Hai chiếc xe chở hai chúng tôi chạy ngoằn nghèo theo những con phố núi. Đường phố Đà Lạt quả là khác với những nơi tôi đã từng đi qua. Những con phố lượn lên, lượn xuống theo độ dốc của từng con đồi nơi con phố chạy qua. Có những lúc đường phố bỗng như ngắt quãng bởi độ cao, phố dường như mất hút ngay trước mắt. Vượt qua đỉnh dốc, con phố lại mở ra trải dài xuống phía sâu. Nhà cửa, dân cư cũng không quá dày đặc như những thành phố nơi miền trung du và đồng bằng. Có những khi ngay con phố trung tâm nhưng vẫn có cảm giác như đang ở một thị tứ nào vùng cao nguyên. Người dân sống nơi đây cũng không có những nét vội vã, tấp nập như thường thấy ở những thành phố vùng đồng bằng, duyên hải. Con người có dáng đi chậm rãi, nhẹ nhàng và đặc biệt những tà áo dài của Đà Lạt được trùm hờ một chiếc áo khoác nhẹ bên ngoài trông rất riêng biệt. Xe đưa chúng tôi chạy ngang qua Uỷ ban nhân dân thành phố, thật lạ lùng là khu này là trung tâm nơi đặt uỷ ban thành phố nhưng lại vắng hoe vắng hoắt. Về sau tôi mới biết được lý do khúc đó vắng vì đó là sân golf của Đà Lạt.
Một quãng nữa chúng tôi bắt đầu vào khu đông dân cư. Chúng tôi đã đến khu được coi như đông dân của Đà Lạt đó là Đại học Đà Lạt. Những tà áo xanh trắng, thiên thanh như bừng lên một sắc tươi trẻ. Rất nhiều nữ sinh ở đây mặc áo dài. Khác với các trường đại học ở thành phố miền xuôi, ở đây sinh viên vẫn mặc áo dài như một nét đồng phục của trường. Phải nói các cô gái vùng sơn cước này đẹp. Nước da trắng hồng cùng với nụ cười thấp thoáng sau những mái tóc đen càng làm tăng thêm vẻ duyên dáng đằm thắm. Xe chạy dọc theo con đường Phù Đổng Thiên Vương một quãng rồi đột ngột chuyển bánh vào một con phố không tên. Con phố đó tương đối lớn nhưng lại không có tên. Về sau tôi mới biết đó là một con phố cụt nên nó không có tên. Lại xuất hiện hoa. Mới ngoài kia là phố xá tập nập người qua lại thế mà vào con phố này dường như lại là một không gian hoàn toàn khác biệt. Hoa lại như một tràn ra lòng phố, hoa lấp ló sau những hàng rào, cánh cổng sắt đóng im lìm. Xe quẹo vào một khu mà phía trước cổng tôi đã đọc thấy "Vườn thực vật và hoa Đà Lạt". Thì ra là như vậy, chúng tôi đã vào nơi nghiên cứu về thực vật và hoa của Đà Lạt.
Xe chạy sâu vào phía bên trong. Đằng sau nhưng hoa và cây là một dãy nhà trông gống như một khu biệt thự của một khu nghỉ dưỡng hơn là một cơ quan. Khu nhà được thiết kê như một biệt thự nhà vườn của châu Âu. Dừng, xe cậu thanh niên bảo chúng tôi xuống và cùng nhau đi lên tầng hai. Thì ra chị Hiên đã chuyển lên khu tập thể của cơ quan để ở tạm trong thời gian tìm mua nhà. Gõ cửa căn nhà nhưng không thấy ai mở cửa, chúng tôi chờ một lát rồi tiếp tục gõ cửa. Căn nhà bên cạnh, một người đàn ông mở cửa ra nói:
- Hai mẹ con nhà cô ấy đi chợ rồi. Chắc cũng sắp về rồi đấy. Chờ chút nữa đi.
Chúng tôi cảm ơn anh ta. Người hàng xóm mở cửa ra xởi lởi mời chúng tôi vào nhà chơi uống nước chờ hai mẹ con. Lúc đầu cũng ngại nên chúng tôi từ chối nhưng do anh ta nhiệt tình nên cũng vào qua. Không gian bên trong căn nhà khác hẳn với bề ngoài của nó. Bên ngoài chỉ thấy có mấy cái cửa liền sát nhau nên người ta có cảm giác như đây là một khu chung cư với vẻ ngoài là một biệt thự biệt lập thì lại là một chung cư chật chội. Các cửa liền sát nhau. Chỉ có một khoảng nhỏ mà thấy bốn cánh cửa quây vào nhau. Bên trong nhà, một không gian khác hẳn mở ra. Phòng khách rộng rãi có một cái lò sưởi ngay chính giữa căn phòng. Nhìn bên trong đúng như thiết kế nội thất của những khu nhà người Âu sống.
Anh chủ nhà nhiệt tình đi pha một ấm trà và mời chúng tôi uống nước. Thì ra khu nhà này mặc dù là nằm trong khu vườn thực vật và hoa nhưng nó lại không phải thuộc về Sở Nông nghiệp Đà Lạt. Nó là khu hỗn hợp dành cho Uỷ ban tỉnh, phân phối cho những người chưa có chỗ ở mà thuộc diện chức sắc một chút. Nhưng phần nhiều vẫn dành cho những người có liên quan đến sở nông nghiệp. Anh ta làm ở ngân hàng nhưng vợ thì làm ở Công ty công viên. Tôi chỉ giới thiệu đơn giản với anh là tôi và Tiến là người nhà của chị Hiên từ ngoài Bắc vào chơi còn Thảo và cậu thanh niên kia thì không cần giới thiệu kỹ vì họ đã nói ngay từ đầu là họ là những đồng nghiệp của chị Hiên.
Ngồi chơi một lát thì chị Hiên đi chợ về. Ngay từ xa tôi đã nghe tiếng thằng bé lanh lảnh:
- Con đố mẹ rượt được con. - Mẹ xách nặng làm sao mà rượt được cún. Quay xuống giúp mẹ xách rau lên đi con.
Những bước chân con trẻ chạy rầm rập ở ngoài cầu thang. Anh chủ nhà mở cửa ra nói lớn:
- Cô Hiên có người nhà đến thăm này. - Ai vậy anh? - Cô vào trong này chút.
Một thoáng bỡ ngỡ. Cả chị và em cùng reo lên ngỡ ngàng.
- Về bao giờ Lâm? Sao biết nhà ở đây mà tìm? - Em mạn phép chị đã chỉ điểm cho khách đến đây. Có gì mong chị bỏ quá. Chị đang kỳ nghỉ mà còn quấy rầy. - Cái thằng này. Ai bảo em quấy rầy chị. Chị cảm ơn nhiều.
Thằng bé đã chạy lên, thấy cửa nhà còn khoá nó chạy xộc vào nhà anh hàng xóm.
- Trung! Con chào mọi người chưa.
Thằng bé chào mọi người theo kiểu nhìn thấy ai chào người ấy. Vừa nhìn thấy tôi nó hét toáng lên:
- Bố! Bố Lâm đã về.
Nó vứt lăn cái bắp cải đang xách trên tay xuống dưới nhà và chạy lao đến ôm lấy tôi. Tôi nhấc bổng thằng bé lên. Nó lớn thật rồi. Ra dáng một công tử phố núi lắm. Nếu như đi ngoài đường chắc chắn tôi không nhìn ra. Người nó nặng chịch và chắc như một khúc giò. Ba năm trôi qua, trẻ con lớn nhanh lắm. Chị Hiên giải thích với mọi người tôi là bố nuôi của thằng bé. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ tôi từ Mỹ về.
Bữa tối hôm ấy, chị Hiên có giữ Thảo và cậu thanh niên ở lại ăn cơm nhưng họ từ chối và ra về. Lần đầu tiên tôi được ăn hoa Atiso hầm thịt. Chẳng biết nó mát bổ ra sao nhưng ăn có cảm giác thật lạ và thú vị. Mọi căn nhà của khu tập thể này đều có thiết kế giống nhau. Tất cả đều có phòng khách, nhà bếp và hai phòng ngủ. Phía cửa ra vào có vẻ chật chội nhưng phía sau nàh thì không gian được mở ra nhờ một ban công lớn phía sau. Sau bữa tối mọi người cùng ngồi ở phòng khách uống trà Atiso. Chị hỏi về tình hình gia đình tôi ngoài Bắc và bên kia.
- Sao mẹ không gọi bố Lâm mà lại gọi bố bằng cậu? - Thì bố Lâm, anh chỉ lắm chuyện. Bố Lâm bao giờ về bên kia? - Sao bố Lâm lại về bên kia? Nhà mình bên này mà sao lại về bên kia? Bố Lâm về nhà bác Hoàng à?
Chúng tôi cùng cười phá lên vì sự ngây ngô của nó. Đêm đó nó nhất quyết đòi sang ngủ cùng tôi và Tiến. Nó chen vào nằm giữa.
- Bố còn đi nữa không? Lần trước bố hứa là đi rồi đem bố con về cho con mà sao không thấy đâu? - Bố đem về rồi nè. Con có chịu bố Tiến không? - Bố Tiến cũng được. Nhưng mẹ nói tên bố là bố Lâm mà. Con thích có thật nhiều bố. Đi học đứa nào cũng có bố mà con chờ mãi chưa thấy bố Lâm về.
Lòng tôi quặn thắt lại khi nghe thằng bé nói như vậy. Nó cũng đã lớn nhưng với sự ngây ngô của một đứa bé đôi khi lại là những nhát dao như cắm sâu vào trong tim. Tôi chẳng biết giải thích với con làm sao cho nó hiểu.
- Trung này, bố con bận lắm chưa về được đâu nhưng đã có bố Lâm và bố là được rồi. - Con thấy cũng được nhưng giá bố về thì thích hơn. - Vậy là Trung không thích bố Lâm này và bố Tiến rồi.
Tiến nói và làm bộ giận nó quay sang bên cạnh.
- Con xin lỗi. Con có thích bố Lâm này và bố Tiến. Nhưng thôi có bố Lâm và bố Tiến cũng được rồi. Bố Tiến quay lại với con đi.
Một niềm đau chất chứa trong lòng tôi. Không biết đến bao giờ con tôi mới biết được nó đang nằm cạnh bố nó mà vẫn phải mơ được gặp bố. Cảm giác tội lỗi len lỏi trong tim tôi. Tôi là một kẻ tội đồ. Tôi đã cướp đi một ước mơ dù chỉ là một lần được nhận bố. Không biết trên đời này tôi còn tạo ra những tội lỗi gì nữa đây.
|