Đời Trai Bao
|
|
Mong ngóng con là thế nhưng khi con chào đời cũng là lúc tôi cảm thấy bận mải hơn nhiều. Lần trước Loan sinh con ở quê, có bà nội, bà ngoại còn bây giờ chỉ có hai vợ chồng. Tôi cảm thấy lúng túng quá, chẳng biết làm cái gì cho ra hồn. Tôi không thể tưởng tượng được làm sao lại có một người mà lại nhỏ nhắn như vậy. Tôi thích ôm con nhưng cũng rất sợ. Tôi chỉ sợ để lọt con. Nói chung là con tôi bình thường nhưng với cặp mắt của người lớn thì con luôn bé bỏng. Mỗi lần Loan tắm cho con tôi thích ngắm con lắm. Con tôi có một đôi mắt đen láy, khác hẳn cặp mắt tôi vì mắt tôi màu nâu. Tôi cũng mất đi cái cảm giác ganh tị với con. Tôi quay về nhà ngủ cùng vợ và con nhỏ. Căn phòng của vợ chồng tôi tràn ngập một mùi thơm của sữa. Hình như từ lúc có thêm con, tôi thấy cả hai vợ chồng lúc nào cũng bận. Thằng Trung thích em bé lắm. Nó chỉ mong chóng được về nhà để chơi với em. Nó chưa ý thức được rằng em còn nhỏ cần phải nhẹ nhàng nên nhiều lúc tôi và Loan đều phải nhắc con. Có những lúc em đang nằm ngủ, nó len lén chạy vào buồng bế em bé. Cu em đang ngái ngủ bị đánh thức khóc váng nhà lên. Tôi và Loan lại phải bắt con ra ngoài cho em ngủ. Nó cảm thấy tủi và bắt đầu lạnh nhạt với vợ chồng tôi. Nhnwgx lúc trước mỗi khi nó thích tôi thường kiệu nó lên vai đi ra công viên chơi nhưng từ khi có em bé, nó không được tôi đưa đi chơi thường xuyên được nữa. Nó nói với bác Thêm nó:
- Bố hết yêu Trung rồi bác Thêm ơi. - Sao con nói vậy? Bố mẹ vẫn yêu con mà. - Bố mẹ hết yêu rồi. Bố mẹ chỉ yêu em bé thôi.
Nó quyết định tuyên chiến với vợ chồng tôi. Ngoài những lúc đi học, ở nhà nó chỉ thích luẩn quẩn dưới phòng bác Thêm, ít chịu lên nhà trừ mấy bữa ăn. Nó ngủ rịt dưới bác Thêm mà không chịu lên nhà ngủ. Cũng may chứ nó mà đòi ngủ với vợ chồng tôi thì cũng chật chội. Nó không chịu chơi với em bé nữa. Anh Thêm nhắc nhở vợ chồng tôi quan tâm đến nó hơn chứ nếu không tâm lý nó sẽ không ổn định. Phải mất một thời gian, tình cảm bố con tôi mới hàn gắn được. Ngày đầy tháng con tôi, cả nhà đều nghỉ, anh Thêm cũng nghỉ luôn. Bữa đó gia đình tôi tổ chức ăn uống ngoài vườn. Nhà tấp nập như có đại tiệc. Nhà tôi bữa đó ngoài những thành viên cũ có thêm một số khách mới. Mấy cô bạn học của Loan cũng đến chung vui. Được cái khu nhà tôi ở có điện tích cũng lớn nên không những đủ mà còn thoải mái cho mọi người sinh hoạt. Fredy và Juan cũng đến. Bữa đó tôi vô cũng ngạc nhiên về tài ăn nói của Fredy. Nó chủ động trong tất cả mọi việc thuộc về khâu tổ chức. Từ trước đến nay tôi vẫn thấy một Fredy hiền lành của tôi thế mà bữa đó nó cũng quậy tưng bừng. Cái cách mà Fredy dẫn dắt bữa tiệc thấy chuyên nghiệp như một người thường xuyên làm công việc này. Cũng may mà bữa đó có Fredy chứ nếu cứ để gia đình tôi thì không biết là chúng tôi sẽ xoay xở ra sao nữa. Bữa tiệc mà chỉ có người Việt thì không sao đằng này Tây ta nhốn nháo cả. Lúc bữa tiệc chưa bắt đầu thì tôi thấy không sao nhưng khi mọi người đến tôi bỗng cảm thấy bổi rối. Nói tiếng Việt thì chắc chắn là không được rồi vì có gần một nửa khách đâu có phải người Việt, mà nói tiếng Anh thì tôi chưa từng nói ở một nơi đông người như thế này bao giờ. Tôi lúng túng ra mặt khi thấy thức ăn đã được chuẩn bị đầy đủ. Fredy đến gần tôi và nói:
- Let me take care of it. Ladies and gentlements! May I get your attention, please!
Chỉ đơn giản như vậy rồi Fredy bắt đầu ngay. Fredy kêu tôi và Loan cùng ẵm con ra đứng trước nó. Tôi thấy giống như cảnh lễ gì đó ở nhà thờ lắm. Mà Fredy làm lễ thật. Nó nói những câu mà tôi chẳng hiểu rõ cho lắm. Chỉ biết sau một hồi thì nghe mọi người cùng nói "Amen!" thì tôi biết phần nghi lễ đã kết thúc. Ngay lập tức Fredy quay ra giải thích với mọi người rằng Fredy là cha đỡ đầu của con tôi. Gia đình tôi theo đạo Phật nhưng vì đang sống trên đất Mỹ nên Fredy tổ chức nghi lễ theo kiểu nhà thờ. Khi con tôi mới sinh, Fredy cũng có mặt tại bệnh viện lúc đó nên chính FRedy đã đặt tên cho con tôi. Con tôi có tên khai sinh là Robert Luong còn ở nhà chúng tôi chỉ đơn giản gọi con là Cún. Fredy bồng con tôi đi quanh chào mọi người. Nhìn cái cách Fredy bồng con tôi thấy toát ra một niềm hạnh phúc. Nếu ai không biết sẽ nghĩ rằng con tôi chính là con của Fredy. Cái cách Fredy bồng con trông nhẹ nhàng lắm chứ không lúng túng như tôi. Cả nhà tôi hôm đó tràn ngập niềm vui, niềm hạnh phúc. Đêm ấy Fredy cũng ở lại, ngủ cùng Henry. Hôm sau cả nhà chúng tôi ra khuôn viên của ĐH Iowa cùng nhau picnic. Ngày hôm trước, toàn bộ thức ăn là do anh Thêm chuẩn bị, Hôm sau Fredy đảm nhận vai trò là người chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà. Nghĩ cũng lạ, ở Việt Nam người ta thường dặn mọi người phải kiêng khem cho bà mẹ và trẻ mới sơ sinh nhưng bên này ngay tháng đầu tiên con tôi đã được đi chơi cùng mọi người. Mà hay một cái là cả ngày đi chơi ngoài khuôn viên trường ĐH mà chẳng thấy Loan và con gặp vấn đề gì cả. Hình như thời tiết bên này khác với Việt Nam nhiều nên những điều kiêng khem ở Việt Nam đều có thể bỏ qua mà không sợ ảnh hưởng gì. Kỳ đó Loan phải nghỉ học để ở nhà chăm con. Tôi thì không bị gián đoạn gì về công việc. Tôi vẫn đi làm và về nhà sau giờ làm cùng vui vẻ với vợ con. Thời gian dành cho Fredy cũng bị cắt đi ít nhiều. Fredy thông cảm điều đó, nó động viên tôi dành nhiều thời gian cho vợ con, nhưng do từ trước đã nói với Loan là tôi đi làm đêm để tăng thêm thu nhập nên đến nay tôi vẫn đều đặn đến với Fredy một tuần hai tối. Chúng tôi vẫn có thời gian bên nhau.
|
Còn một chuyện tôi chưa kể từ khi về Mỹ đó là chuyện căn nhà của bố mẹ vợ. Loan hoàn toàn bất ngờ với quyết định của tôi. Loan nói tại sao không bán nhà như đã thoả thuận để lấy tiên trang trải cho cuộc sống bên này. Tôi nói rằng không muốn bán vì muốn giữ lại đó để làm nơi đi lại cho gia đình sau này. Tôi không muốn bán đi nơi đã che chở cho cả gia đình trong suốt bao nhiêu năm. Căn nhà đó cần được giữ gìn và tu bổ để làm kỷ niệm. Tôi nói với Loan rằng thực tế mình cũng không cần nhiều tiền. Cái mà chúng tôi cần là tình cảm nên giữ lại nhà cũng là giữ lại những tình cảm mà cúng tôi đang thiếu. Loan có vẻ không đồng ý lắm nhưng cuối cùng cũng chấp thuận vì việc đó tôi đã làm rồi. Loan giải thích rằng không muốn vì kinh tế mà tôi phải lao đầu làm hết công việc này đến công việc khác, tổn hại sức khoẻ. Tôi nói với Loan một câu thật sến súa nhưng lại làm cho Loan xiêu lòng:
- Em cứ tin ở anh. Làm bất cứ việc gì tốt cho em và các con anh sẽ làm. Em không thấy là anh đang cảm thấy rất hài lòng với công việc mà anh đang làm hay sao? Nó chưa hề quá sức. Anh làm việc còn vì niềm vui nữa. Ơn trời con cái, vợ chồng khoẻ mạnh là mừng lắm rồi. - Em và các con cảm ơn anh nhiều lắm. Nhưng nên nhớ giữ gìn sức khoẻ đấy. Em không muốn anh làm việc đến kiệt sức đâu.
Thằng con thứ hai của tôi tuy không có bà nội, bà ngoại chăm bẵm như thằng lớn nhưng bù lại chúng tôi có anh Thêm, Henry và mấy đứa sinh viên nữa nên việc chăm sóc cho con đwocj mọi người cùng san sẻ. Cha đỡ đầu của con tôi là Fredy tới thăm con mỗi tuần một lần. Fredy không cho vợ chồng tôi mua quần áo cho con. Việc đó Fredy dành độc quyền. Chúng tôi chỉ lo chăm sóc con về mặt ăn uống mà thôi. Thằng bé cũng bén hơi Fredy, mỗi lần cha đỡ đầu của nó đến, thế nào nó cũng u ơ đòi được cha nuôi bế. Fredy còn khuyên tôi nên sinh thêm một đứa nữa để cho Fredy được nuôi nấng. Tôi biết Fredy là người sống thiên về tình cảm và thực sự muốn có một đứa con để nuôi dạy. Tôi đã từng nhiều lần nói với Fredy rằng có thể tìm một phụ nữ nào đó và có con cho riêng mình nhưng nó vẫn không chịu. Fredy nói thích nuôi giọt máu của tôi chứ không phải là của một người nào khác cho dù đó có là giọt máu của Fredy nhưng với người đàn bà khác thì nó không chịu. Tôi cũng chẳng biết phải khuyên thế nào nữa. Nhưng việc Fredy đề nghị tôi và Loan sinh cho một đứa con thì chắc chắn là Loan không đồng ý. Loan là người quý con lắm. Ngày trước sinh thằng Trung, Loan đã hy sinh hết tất cả để có thể sinh con và nuôi dưỡng. Giờ đây với đứa thứ hai tôi vẫn chưa thấy lòng yêu con từ Loan giảm đi chút nào. Nếu nghe Fredy có thêm đứa nữa chắc chắn Loan se là người đổi ý và lúc đó chúng tôi lại vất vả thêm. Nói ra nghe như vẻ tôi là một ông bố vô trách nhiệm nhưng thực tế cuộc sống bên này đâu có dễ dàng như Việt Nam. Việc nuôi con sẽ khiến chúng tôi không có việc làm trong thời gian dài. Đành rằng có trợ cấp xã hội nhưng số đó có đáng bao nhiêu. Ở Việt Nam có hai bên nội ngoại hỗ trợ hoặc đến lúc các cháu đi học thì cũng không phải đóng quá nhiều tiền nhưng bên này để đi gửi con thì lương chúng tôi phải nhiều lắm mới trang trải nổi. Tiền đi học của thằng Trung còn cao hơn tiền đi học của Loan nữa.
Anh Thêm đã đổi được thẻ xanh 10 năm. Anh mừng lắm, mọi sự o ép không còn nữa nên trông như có vẻ anh trẻ ra. Anh vẫn gọi điện về Thuỵ Điển cho vợ con nhưng thời đó chưa phát triển như bây giờ nên những cuộc gọi cũng hạn chế nhiều. Theo hướng dẫn của Fredy, anh làm thủ tục khai thuế đầy đủ và sử dụng thẻ tín dụng thay cho tiền mặt hoặc thẻ Debit. Tôi và gia đình cũng sử dụng thẻ Tín dụng từ đầu nên số điểm tín dụng cũng tăng nhanh. Đã có những thư mời vay tiền mua nhà, mua xe nhưng chúng tôi chưa quyết định.
Hai năm sau chúng tôi mới chính thức được ghi danh thi quốc tịch. Thi quốc tịch ở Mỹ cũng chẳng phải là điều khó khăn lắm nhưng ở các tiểu bang nhiều người Việt thì tỷ lệ người Việt thi quốc tịch đậu rất thấp. Lý do vì họ không chịu học tiếng Anh nên không thi đậu. Lúc lấy bằng quốc tịch xong tôi mới biết là quyết định sống ở Iowa là đúng. Ở đây chúng tôi bắt buộc phải biết tiếng Anh mới có thể tìm được việc làm, để giao dịch với mọi người chúng tôi cũng phải sử dụng tiếng Anh. Fredy nhắc nhở anh Thêm về chuyện đi học tiếng Anh nhưng anh luôn gãi đầu nói với tôi:
- Bảo tao làm việc nặng cũng được chứ bảo tao đi học tiếng Anh chẳng khác nào bắt tao đi tù. Học mấy cái tiếng để nói ở cửa hàng thì dễ nhưng để thi thố này kia thì mệt lắm. - Nhưng trước sau gì anh cũng phải học tiếng Anh vì còn phải thi quốc tịch và làm thủ tục cho chị và các cháu nữa. - Đành rằng như vậy nhưng mà cũng phải từ từ chứ bây giờ đầu óc tao toàn là thịt bò, thịt heo, thịt gà, xương đùi, xương ống hoặc bánh phở, bún khô lung tung cả. Chẳng biết đường nào mà dành cho tiếng Anh nữa. À mà thím Loan cũng rảnh có khi bảo nó phụ anh là sổ sách với. - Nhưng mà nhà em chỉ làm cho bác việc sổ sách thống kê xem lời lãi ra sao chứ sổ sách báo cáo thuế là không được đâu vì nhà em chưa có bằng kế toán bên này nên không thể giúp bác khai thuế được. - Tao cũng chỉ cần vậy thôi. Còn việc báo cáo thuế thì đã có người làm rồi. Nhiều lúc cứ mua, cứ bán chẳng biết lời lóm ra sao nữa.
Vậy là Loan lại giúp anh làm công việc sổ sách hàng ngày để nắm được mức doanh thu. Qua vài tháng tôi biết là cửa hàng của anh Thêm làm ăn cũng khá và cũng mừng cho anh. Fredy cũng là giúp anh mở hồ sơ bảo lãnh nhưng do anh vẫn còn là diện thẻ xanh nên thời gian xét duyệt cũng sẽ lâu. Anh vẫn kiên nhẫn đợi chờ. Bây giờ anh đã có thằng Trung là đệ tử ruột rồi nên cũng vui. Nó đã biết đi lấy các thứ đồ lặt vặt cho bác Thêm. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa thằng Trung và Robert sau này. Thằng Trung có tôi, mẹ nó và bác Trung kèm cặp nên sau này tiếng Việt của nó khá lắm. Còn Robert thì do từ nhỏ tiếp xúc nhiều với bố nuôi và đi học ở môi trường khác thằng anh nên tiếng Việt nó kém lắm. Càng ngày tiếng Việt nó càng tệ đi. Mỗi lúc bắt nó nói tiếng Việt lại cần phải có người phiên dịch mới hiểu được nó nói cái gì. Một sai lầm nữa là khi vợ chồng tôi có đủ kinh tế, muốn cho con không bị tụt hậu, chúng tôi đã gửi con vào trường nội trú nên càng ngày nó càng xa rời môi trường tiếng Việt. Điều đó cũng có mặt tốt và cả mặt không tốt. Nó học hành tốt nhưng tiếng Việt lại kém đi. Tôi cứ nghĩ trước mắt phải cho con học hành tốt và sau này thời gian còn dài có thể hướng dẫn con nói tiếng Việt sau. Cuộc sống quay quầng khiến chúng tôi mất thứ này, thứ kia mà mãi về sau mới nhận ra.
|
Năm ấy có lụt lớn, cả thành phố tràn ngập toàn nước. Nước của con sông Missisipi tràn ngập bờ chảy lênh láng khắp nơi, rất nhiều nhà cửa đã bị lũ quét trôi. Cuộc sống ở Iowa như bị dừng lại. Các trường học, công sở, trung tâm mua sắm đều bị đóng cửa. Cửa hàng của anh Thêm cũng bị cuốn trôi chỉ còn trơ lại cái nền nhà. Toàn bộ khu vực đó chẳng còn lại căn nào. Anh buồn lắm, mọi công sức bỏ ra bỗng nhiên thành ra tay trắng. Anh về nhà ngồi thẫn thờ. Khu nhà tôi lúc bình thường không để ý nhưng đến khi có lũ về mới biết là nó đang ở trên khu cao của thành phố. NHà tôi nước cũng chỉ mới mấp mé đến gần cửa, trong nhà vẫn khô ráo bình thường. Khu nhà Fredy cũng bị ngập lênh láng. Có rất nhiều nhà dân bị cuốn trôi hoặc bị ngập lênh láng như vậy.
Dòng sông Missisipi hàng ngày cần mẫn đưa lượng lớn phù sa chảy ra biển. Nó cho con người cũng nhiều nhưng tỉnh thoảng cũng lấy đi của con người một ít như một sự lấy thù lao. Do Iowa ở xa biển, nó nằm vào vùng Trung Tây của nước Mỹ nên dòng sông bình thường cũng được coi như là biển của những người sống sâu trong đất liền. Không chỉ là nơi dành cho những tay câu giải trí mà nơi đó cũng là nơi cung cấp cá cho những người đánh bắt chuyên nghiệp. Không phải như ở Việt Nam người ta vẫn lên án rằng do chặt phá rừng nhiều nên thiên nhiên nổi giận dâng lũ quét đi những thành quả của con người, nơi đây và rất nhiều nơi trên đất Mỹ người dân rất có ý thức với việc bảo vệ môi trường. Nhưng thiên nhiên vẫn thỉnh thoảng nổi giận quét đi những công sức của con người gây dựng lên. Ví như ở các vùng Akansas, Minesota chẳng hạn ở đó nhiều khi có hiện tượng vòi rồng tự nhiên cũng có khi cuốn cả nửa thành phố nhấc bổng lên không trung và lại thả xuống đâu đó những mảnh vụn mà chẳng ai có thể làm gì được từ những mảnh vụn đó. Iowa không cso hiện tượng Hurican nhưng thỉnh thoảng lại có lụt lớn. Đất nước này hàng năm được bồi đắp khá nhiều nên những mảnh đất chưa được khai thác lại càng màu mỡ hơn. Duy chỉ có con người là nhiều khi chịu vất vả. Tuy nhiên có cái hay là nếu mua bảo hiểm thì cũng được đền bù xứng đáng. Như trường hợp của anh Thêm, sau khi cửa hàng bị cuốn sạch, anh được Cty bảo hiểm trả cho số tiền lớn lắm. Năm đó tôi nhớ anh được đền bù gần một triệu đồng. Số tiền đó mua và xây cất mới cũng thừa so với cơ ngơi của anh nhưng anh lại đưa ra một quyết định làm chúng tôi buồn. Anh quyết định dọn về Cali ở. Anh nói ở đó có nhiều người Việt hơn chắc là dễ sống, hơn nữa thời tiết ở đó cũng tốt. Anh quyết định dọn đi khiến chúng tôi hụt hẫng. Đã quen với mỗi ngày anh em chúng tôi quây quần bên nhau nay nghĩ đến cái lúc mà anh đi rồi nhà sẽ vắng thêm một người nó cứ buồn làm sao ấy.
Những ngày lụt, Fredy dọn về nhà tôi ở tạm. Tôi để nó ngủ cùng Henry và tôi xuống ngủ cùng anh Thêm. Anh em tâm sự với nhau rất nhiều. Lúc trước hồi còn ở nhà tôi cũng không quan tâm tới anh lắm vì anh ngang hàng với anh cả nhà tôi nên chúng tôi chỉ là đàn em ít có cơ hội gần anh, nay anh em mới thực sự gần gũi nhau và anh giống như một người anh trong nhà. Điều chắc chắn là anh cũng sẽ nhớ đến gia đình tôi vì thời gian gắn bó với nhau cũng không ít, còn chúng tôi lẽ dĩ nhiên sẽ chẳng quên được anh. Thằng Trung thế nào cũng khóc khi không thấy bác nó mỗi khi ở trường về. Nó đã quen với cảnh bác đưa đón mỗi ngày. Anh nói nếu như vợ chồng tôi đồng ý thì anh sẽ đưa thằng Trung về Cali sống cùng anh. Chắn chắn điều này vợ tôi sẽ không bao giờ chấp nhận. Loan đối với con cái giống như một con gà mẹ, luôn xù lông để bảo vệ cho con cái. Nhà Loan không có anh em nên Loan rất thích có nhiều con để nuôi nấng, dạy dỗ. Tôi nói với anh chuyện ấy và mong anh thông cảm. Anh biết nhưng vẫn muốn được chăm sóc thằng Trung. Anh nói thời gian ở cùng chúng tôi đã quen với cảm giác có một đứa con bên cạnh mỗi khi đi làm về. Tôi động viên anh rằng thời gian chờ để anh có thể đưa vợ con qua cũng không lâu, chúng tôi khi có điều kiện sẽ đưa cháu Trung qua chơi.
Câu chuyện tâm tình khiến tôi và anh gần nhau đến nỗi tôi và anh không nhận ra rằng chúng tôi đang quá gần nhau. Tôi chỉ giật mình khi nghe anh nói:
- Cái thằng, chắc vợ đẻ nên bí lắm hay sao mà mày chọc anh muốn bung cạnh sườn luôn như vậy?
Tôi giật mình vì chẳng biết từ lúc nào, cơ thể của tôi và của anh gắn chặt nhau, thằng nhóc của tôi đã biểu tình từ khi nào không biết. Nó vươn qua chạm vào người anh.
- Cũng khá quá đấy chứ. Ngày trước anh nghe nói nhà mày ông già có giống tốt mà chưa biết tốt cỡ nào. Giờ mới được biết. Của mày còn khá hơn của anh nữa. - Anh! Quan trọng đếch gì chuyện to nhỏ anh. Em thấy to nhỏ gì cũng giống nhau. Những lúc xa vợ con thằng nào chả giống thằng nào. Chẳng lẽ thằng nào to hơn thì có nhu cầu nhiều hơn à? Hay thằng nào nhỏ thì ít hoặc không có nhu cầu. Những thằng đàn ông đã bén mùi đời rồi thì chẳng bao giờ chịu nhịn đâu. - Tao hiểu mà. Vợ đẻ thằng nào chẳng giống thằng nào. Thú thật với mày tao xa vợ con lâu quá rồi, nhiều lúc chẳng biết làm sao tao cũng phải tự xử nhiều lắm. Tao giờ phải lấy công việc để quên bớt cái cảm giác thèm khát của người đàn ông. Mày còn trẻ hơn anh nên nhu cầu chắc chắn cũng cao. Thôi để anh giúp mày.
Suýt nữa tôi đã buột miệng với anh rằng nhu cầu của tôi vẫn được giải toả. May mà sao lúc đó lại không lỡ lời nói ra miệng. Rồi chúng tôi giúp nhau giải phóng năng lượng đang tràn đầy trong cơ thể. Anh em tôi cũng chỉ giúp nhau theo cách thông thường cánh đàn ông vẫn làm chứ không theo kiểu tôi và Fredy làm với nhau. Thời gian còn lại anh và tôi thỉnh thoảng lại giúp nhau kiểu ấy. Tôi thì không vấn đề gì vì tôi vẫn có Fredy nhưng anh tôi biết là anh chẳng có ai. Ngay chuyện tính qua đường với gái mại dâm anh cũng không làm nên giải pháp duy nhất là tôi giúp cho anh tự sướng chứ không có đường nào khác. Rồi cũng đến cái ngày anh lên máy bay về Cali nơi anh chưa từng đến bao giờ. Tôi có cho anh số phone của Toàn để qua đó anh liên lạc trong những ngày đầu. Thằng Trung những ngày đầu anh mới đi Cali ngày nào đi học về cũng đòi bác Thêm. Cuộc sống của gia đình tôi mới đầu cũng bị xáo trộn đôi chút. Tôi và thằng Trung dọn xuống ở chỗ anh để Loan và con nhỏ được rộng rãi hơn.
|
Năm ấy gia đình tôi có một cái Tết buồn. Bắt đầu từ việc anh Thêm dọn về Cali. Cái quán phở của anh bị nước lũ cuốn đi mãi sau này đến hàng năm sau khu thonwg mại đó cũng chưa có nhà đầu tư nào phục hồi lại. Dân Việt và dân Á quanh vùng Iowa chẳng hiểu tự dưng biến mất một hàng phở mà họ chẳng biết chủ đi về đâu. Gia đình chúng tôi biết chắc chắn chủ quán phở ấy đi về đâu nhưng nào có ai hỏi nên cứ để cho họ tự vấn. Thêm một điều buồn nữa là hai cậu du học sinh Việt Nam cũng chính thức về nước từ Noel năm ấy. Tôi còn nhớ một cậu là người Lai Vung còn cậu kia ở đâu miệt Mỹ Tho gì đó. Mọi Tết trước có các cậu phụ lo và anh Thêm nữa nhưng Tết năm đó chẳng có ai ngoài hai vợ chồng tôi lo toàn bộ công việc. Thế mới biết khi có mọi người thì sự giúp đỡ cho dù là nhỏ nhặt nhưng khi xa rồi ta mới thấy sự giúp đỡ cùng không khí sum họp như trước kia quý giá biết chừng nào. Tôi lại thoáng nghĩ đến chỉ hết kỳ học mùa xuân thì Henry và hai cậu sinh viên kia cũng về nước vậy là trong năm đó chúng tôi đã mất đi quá nửa thành viên gia đình thân thuộc. Tết năm ấy, tôi cùng Henry chạy lên Chicago sắm Tết. Loan vẫn bận bụi với con nhỏ nên chẳng đi đâu được. Hai thằng đàn ông đi chợ thì thật là một tai hoạ. Tôi cố nhớ những gì cần mua mà cuối cùng chẳng biết mua bán cái gì nữa. Nếu không ghé qua chỗ cô chủ nhỏ của tôi thì chắc đến nửa số đồ tôi mua sẽ bị bỏ đi. Cô lại phải chạy quáng chạy quàng khắp nơi để mua những thứ tôi mua thiếu và giữ lại những đồ vô dụng tôi đã mua để sử dụng cho quán sau này. Tôi mời cô xuống ăn Tết cùng gia đình năm ấy. Cô hứa sẽ xuống nhưng chắc là phải gần đến ngày Tết cô mới có thể thu xếp xuống cùng vợ chồng tôi. Dẫu muộn nhưng dù sao có người vẫn hơn.
Kể cũng lạ, cũng là đất nước ấy, con người ấy, và ngày Tết Việt chẳng phải là ngày nghỉ nhưng không biết sao mỗi khi về đến nhà tôi lại cảm thấy bồi hồi, náo nức. Phần nào tôi nhớ lại và nghĩ đến những ngày còn ấu thơ nơi quê nhà. Tôi vẫn ngóng rằng đến ngày Tết có thể đi đâu đó tụ tập cùng bạn bè, ăn cơm, uống rượu và đi lang thang từ nhà đứa này sang nhà đứa khác và cũng lặp lại y nguyên những động tác cũ đó là lì xì cho trẻ con, ăn bánh chưng, ăn cơm, ăn hạt dưa, hạt bí và lại lang thang. Tôi thèm lắm cái cảnh cùng lũ bạn đi lang thang chơi có khi đạp xe hàng chục cây số cũng chưa ăn nhằm gì. Vẫn biết bên này chẳng có nơi nào để đi nhưng tôi vẫn mong nhớ cái cảm giác Tết đến. Mong nhớ từng ngày để rồi Tết đến là ngày tôi ngồi lỳ ở nhà để nhớ về nơi tôi đã sinh ra, lớn lên. Tôi nghĩ đến cảnh đêm ba mươi Tết, mọi thành viên đều có mặt ở nhà, bố trịnh trọng mặc chiếc áo dài cùng chiếc khăn xếp, thành kính khấn vái trước ban thờ tổ tiên. Anh em chúng tôi cùng mẹ đứng sau bố chắp tay hướng về tổ tiên theo lời cầu nguyện của bố. Sau những lời khấn đầu năm dâng lên tổ tiên bao giờ cũng là cảnh bố bắt đầu mừng tuổi cho mọi người. Bao giờ cũng bắt đầu từ mẹ rồi đến những người lớn, xuống đến trẻ con. Năm nào bố cũng làm như vậy. Bố chuẩn bị từng cái phong bì cẩn thận, bày lên cái đĩa và cũng dâng lên ban thờ tổ tiên. Bố nói rằng bố mong cho tổ tiên về chứng giám và phù hộ cho cả gia đình. Thường những đồng tiền mà bố mừng tuổi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ cất nó cả năm vào một ngăn ví, chẳng mấy khi chúng tôi lấy những đồng tiền đó ra tiêu. Chúng tôi muốn giữ lại những may mắn cho cả năm. Ngày trước ở quê chưa bao giờ tôi khán vái trước ai cả nên mỗi khi Tết đến hay bất cứ dịp nào nên khi qua bên Mỹ, những ngày đầu tôi nhờ bố vợ khấn vái mỗi khi Tết đến nhưng từ khi bố mất tôi cố gắng hoàn thành vai trò của một người chủ gia đình mà sao thấy khó quá. Tôi cố làm bộ nghiêm trang đứng khấn vái nhưng kỳ thực chẳng biết khấn những gì nữa. Tôi chỉ chắp tay thành kính đứng trước ban thờ tổ tiên, đầu thì nghĩ vẫn vơ về Việt Nam. Đã có lần Loan phì cười khi thấy tôi tập khấn, toàn những câu lộn xộn chẳng đâu vào đâu. Từ sau lần đó chẳng bao giờ tôi khấn thành lời nữa. Giao thừa đến, tôi cũng vẫn đứng trước ban thờ, thành kính thắp những nén hương thơm. Đứng sau tôi cũng vẫn có Loan, cô chủ, Henry, và hai cậu sinh viên kia. Năm nay tôi đứng trước ban thờ mà lòng cảm thấy trống vắng hoàn toàn. Tôi nghĩ đến những người đi xa, tôi nghĩ về Việt Nam, về gia đình và tôi chạn lòng khi nghĩ đến rồi đây Henry và hai cậu sinh viên kia cũng tạm biệt chúng tôi đi về những vùng xa xôi nào đó mà tôi chẳng thể nào tưởng tượng được.
Bữa ăn đầu năm ấy buồn hơn mọi khi. Mọi khi Tết đến chúng tôi quây quần bên nhau nói về quê nhà và có thể thoải mái nói tiếng Việt cùng nhau. Năm ấy, lần đầu tiên chúng tôi ăn với nhau trong im lặng. Giờ đó đã khuya nên hai con tôi đã ngủ từ lâu chỉ còn mấy người lớn ngồi lặng lẽ ăn. Henry hiểu được nỗi buồn của tôi. Thỉnh thoảng nó lại ngước mắt lên nhìn tôi nhưng cũng chẳng biết nói gì với tôi.
Sáng mùng Một Tết, tôi và Henry cùng ngồi uống trà. Có cái hay là quản lý chỗ tôi làm việc cũng hiểu và thông cảm nên Tết tôi cũng được nghỉ hai ngày sau đó sẽ làm bù vào những ngày khác. Henry vẫn im lặng cùng tôi uống trà, cái nhìn của nó có vẻ đượm buồn. Chúng tôi nói với nhau những câu vu vơ, chẳng ăn nhập gì cả. Khoảng chín giờ Fredy phóng xe đến. Từ xa nó đã bô bô: "Happy New Year!". Khi nhận ra một không khí buồn ở bàn trà chỗ tôi và Henry đang ngồi, Fredy như cũng chùng xuống. Ngồi chưa nóng ghế, nó chạy vội vào với con trai đỡ đầu. Mỗi khi xuất hiện ở nhà tôi, bao giờ Fredy cũng giành nhiều thời gian chơi với con. Nhìn nó chơi với con tôi có cảm tưởng như Fredy đóng vai trò làm bố có khi tốt hơn tôi. Mỗi khi gần con hình như Fredy quên bẵng tôi luôn. Nó có thể chơi với con hàng giờ liền, điều này khác hẳn với tôi, tôi chỉ chơi với con một lúc là đã cảm thấy chán, mỗi khi con khóc tôi cũng chẳng biết dỗ dành ra sao nữa.
Henry vẫn ngồi im lặng uống trà và đột nhiên nó ngẩng lên nhìn tôi và nói:
- Con có chuyện muốn nói với chú (thực ra dịch cho nó hay chứ trần trịu nó nói với tôi là: Tao có chuyện muốn nói với mày). - Có gì nói đi chú nghe đây. - Năm nay chỉ còn một mùa nữa là con tốt nghiệp rồi. Nhưng thực sự là con không muốn về Pháp, con muốn ở lại đây cùng chú và gia đình. - Chú biết vậy nhưng làm sao àm ở được? - Con sẽ kết hôn với ai đó và làm giấy tờ ở lại. - Cháu đã có ai để kết hôn chưa? - Chưa có chính thức nhưng con nghĩ là chú có thể giúp con được.
Nó trình bày với tôi là cũng để ý quan sát cô chủ của tôi từ lâu. Nó thấy cô cũng tốt tính và sống tình cảm nên nó muốn tôi giúp nó có thể nói chuyện với cô xem sao. Tôi băn khoăn lắm vì chẳng biết sẽ bắt đầu nói với cô chủ ra sao nữa. Không biết tôi có nên nói thật với cô về giới tính của nó hay không. Tôi coi cả nó và cô là những người thân với tôi. Tôi không muốn sau này họ sẽ lỡ dở. Càng nghĩ tôi càng thấy bí vì chưa tìm được ra manh mối nào khả dĩ có thể giúp đôi bên cho vẹn đường. Tôi tâm sự với Loan chuyện ấy để xem Loan có giải pháp nào hay không. Loan nói là sẽ lựa lời nói với cô nhưng chưa biết kết quả ra sao. Lúc đầu Loan hơi sốc, không phải sốc vì chuyện Henry muốn lấy Loan theo nghĩa thông thường mà Loan sốc khi nghe tôi nói là Henry là gay. Loan đâm ra ngờ vực cả tôi. Thật là những cái tai hoạ từ đâu đem lại. Tôi cũng phải thú nhận với Loan rằng cũng có những lúc tôi chiều Henry nhưng nó cũng là người sống khá tình cảm nên cần phải hiểu và thông cảm cho nó. Loan cũng là người dễ tính nên câu chuyện tôi thanh minh cũng dần được chấp nhận.
|
Không ngờ chuyện của Henry và cô chủ tôi lại thuận lợi như vậy. Khi Loan báo tin với tôi là cô đã đồng ý kết hôn với Henry tôi còn không tin. Loan kể lại khi nghe đề nghị từ Loan cô cũng ngạc nhiên lắm. Tính cô là vậy. Cô sống tốt theo bản năng chứ không biết màu mè làm duyên làm dáng với ai cả. Những gì suy nghĩ cô thường biến nó thành hành động. Một điểm yếu nữa là cô luôn mặc cảm về ngoại hình của mình. Với quan điểm và cách nhìn của người Á đông cô luôn nghĩ sẽ chắc ai thích mình cho nổi. Bao nhiêu tình cảm yêu thương cô dồn thành tình cảm quan tâm đến những người thân. Về phía gia đình cô không quan tâm mấy vì mọi người có cách sống khác với cô, họ có thể ợi dụng gì được cô thì họ sẽ lợi dụng. Những quan tâm từ cô đến mọi người được đón nhận như một thứ tình cảm mặc định. Họ coi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của cô phải làm cho họ. Trước kia cũng có vài người đến với cô nhưng rốt cuộc cái thứ tình cảm mà họ dành cho cô là thứ tình cảm có tính toán. Họ muốn lợi dụng và trao đổi với cô những thứ mà họ cần. Khi đã có nhiều kinh nghiệm như vậy, cô bắt đầu hạn chế những đòi hỏi của người khác thì cũng là lúc người ta rút dần tình cảm cho cô. Lúc đầu cô buồn lắm về nhân tình thế thái như vậy nhưng dần cô cũng hiểu được một điều đó là sự thật và cô phải đối diện với nó. Cho đến ngày cô gặp gia đình tôi, cô lại thấy được những gì cô đang mong đợi. Cô gắn bó với gia đình tôi như một nhu cầu của bản thân về cuộc sống tình cảm. Cô luôn coi tôi và Loan là những người anh, người chị trong cô. Cô cũng quan sát Henry và thấy anh ta cũng thuộc hạng người cô mong muốn. Cô thích Henry qua các câu chuyện tôi kể cùng với những quan sát mỗi lần về thăm gia đình. Cô thú nhận với Loan rằng cô có dành tình cảm cho Henry nhưng không nghĩ rằng Henry lại có tình cảm với cô. Khi tôi hỏi Loan rằng đã nói sự thật với cô chưa Loan nói rằng cũng đã tâm sự thật những gì tôi nói với Loan. Cô nghe và nói:
- Em nghĩ rằng dù sao cũng là số phận rồi chị. Em cũng chỉ cần có một đứa con để nuôi nấng và hủ hỉ lúc tuổi già chứ còn bền lâu hay không nó là do số mệnh chị ơi. Em nói chị bỏ quá cho em, nhiều lúc em định nói với anh chị là em muốn có được một đứa con và nhờ anh giúp đỡ nhưng em không dám.
Loan giật mình nghe cô nói như vậy. Loan rất thích tính cách thẳng thắn của cô nhưng cũng sốc khi nghe cô nói như vậy. Loan có căn vặn tôi về quan hệ của cô với tôi trước đây. Lẽ dĩ nhiên là tôi chối bay chối biến.
- Em nghĩ làm sao làm lại nói như vậy. Anh có quan hệ với cô ấy mà giờ này cô ấy vẫn chưa có gì à? Còn những lần cô đến nhà mình có gì thì em phải biết chứ. Đừng nghĩ như vậy mà mất tình cảm. Hôm trước em nghĩ anh quan hệ với Henry, chuyện gì có anh cũng thú nhận với em rồi còn chuyện gì không có thì tốt nhất em đừng nghĩ nữa vì như vậy vô tình em làm mất đi sự trong sáng trong tình cảm của cô dành cho gia đình. Nếu như anh quan hệ với cô ấy thì giờ này cô ấy đâu có đến với gia đình mình nữa. Em không xem bao nhiêu lần đến đây đâu phải vì cô ấy có tình cảm với riêng anh và có quan hệ với riêng anh đâu. Em phải tin anh chứ.
Sự đời nó là như vậy. Cánh đàn ông kiểu gì thì kiểu, ra ngoài có lăng nhăng đến đâu nhưng khi về nhà vẫn tìm mọi cách chối cho thoát tội. Thực ra thì tôi cũng rất quý cô, không phải quý theo kiểu mong muốn xác thịt đâu nhưng từ những gì cô làm cho gia đình tôi khiến tôi nhìn cô thực sự như những người thân. Cũng may Loan là người không căn vặn và nghi ngờ nhiều nên tôi thoát tội. Từ tội này qua tội khác, tôi luôn phải tìm cách giải quyết. Việc của Henry cũng giúp tôi tự dưng thú nhận được những gì mình đã làm và giấu được những gì mình cần dấu.
Henry mừng lắm. Cũng từ đó, mỗi cuối tuần Henry lại chạy về Chicago thăm cô. Thực ra có một may mắn là Henry có thể quan hệ được với cả hai giới nên cũng không có gì trục trặc. Trước khi Henry tỏ rõ với tôi, tôi luôn cho rằng Henry là một trai thẳng bình thường. Nó vẫn thường đưa bạn gái về nhà và làm ồn ào nhà với những âm thanh đầy gợi dục. Chỉ đến khi Henry gần gũi tôi thì nó mới trở thành người khác. Chuyện đó cũng chỉ tôi biết. Bạn bè Henry vẫn không quên rủ nó đi quán bar và đi tìm gái như bình thường. Do sống cùng gia đình tôi cộng với chút máu của người Á trong mình mà Henry có một cách sống khá tình cảm. Chẳng mấy lúc mà Henry chiếm được tình cảm trọn vẹn của cô chủ tôi cùng gia đình. Đã có những lần cô nói với Loan nhà tôi:
- Hình như lúc trước chị muốn thử em đúng không? - Chị đâu có thử gì cô? - Chị nói Henry gay mà em đâu có thấy như vậy? - Chị cũng chỉ nói những gì mà anh Lâm nói với chị chứ thực tế chị đâu có biết gì. - Không gay đâu chị ơi. Em cảm ơn anh chị đã vun đắp cho em.
Tôi không nghĩ rằng tình cảm lại đổi chiều như vậy. Còn hai tháng nữa là Henry tốt nghiệp cũng là lúc cô cho biết rằng cô đã có bầu. Fredy lại một lần nữa giúp chúng tôi. Chính Fredy là người chuẩn bị hồ sơ cho hai người sau khi kết hôn. Fredy lo mọi thủ tục di trú cho Henry. Hồ sơ nộp lên sở di trú, sau mấy tuần Henry đã nhận được số an sinh xã hội và thẻ đi làm. Mọi chuyện diễn ra thật tốt đẹp. Lúc Henry ra trường cũng là lúc chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của sở di trú. May cho họ, cái bầu là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho việc kết hôn. Henry đã có được giấy tờ như một thường trú nhân chỉ sau 6 tháng. Cũng do có giấy tờ đầy đủ nên sau khi tốt nghiệp, Henry xin luôn được việc làm ngay tại trường. Nó làm tại bộ phận phụ trách sinh viên quốc tế, một công việc chẳng liên quan đến ngành học nhưng cũng đủ tốt cho một người mới tốt nghiệp như Henry. Henry vẫn ở lại cùng gia đình tôi. Căn phòng mà trước đó tôi và Henry có những lúc tranh thủ thì nay biến thành căn phòng của đôi uyên ương. Cuối tuần Henry chạy lên Chicago và có khi đưa vợ về nghỉ tại nhà tôi. Tôi và Loan đã coi cô chủ tôi là một thành viên trong gia đình. Nhà tôi lại bắt đầu đông lên. Căn phòng của hai cậu sinh viên Việt Nam và của hai cậu sinh viên Nam Mỹ cũng đã được lấp đầy vì Henry làm ở phòng sinh viên quốc tế nên cũng không khó khăn gì khi chọn cho chúng tôi những người share phòng mới.
|