Đời Trai Bao
|
|
Thằng Luân lấy vợ, nó gọi điện báo tin cho tôi biết như vậy. Ngày đó không có internet nên không có nhiều ứng dụng gọi miễn phí như bây giờ. Muốn gọi đi Việt Nam hoặc từ Việt Nam qua thì đều phải gọi trực tiếp hoặc là đi mua thẻ gọi quốc tế nên cũng đắt. Nó chỉ gọi và thông báo cho tôi được mấy câu là sẽ cưới vợ vào dịp cuối tháng tám. Tôi về nói chuyện với Loan, chúng tôi mua thẻ gọi về. Nhà tôi lúc đó cũng chưa lắp điện thoại mà gọi trực tiếp vào máy di động của nó. Phải tính toán bao nhiêu lâu mới canh đúng giờ nó về nhà để gọi điện và nói chuyện với mọi người. Hôm đó phải tốn cái thẻ $20 tôi mới nắm được tình hình cụ thể. Nói chung tình hình ở nhà vẫn bình an. Bố mẹ tôi vẫn khoẻ, bố vẫn bán thuốc ngoài chợ còn mẹ thì đã nghỉ hẳn việc đồng áng, chỉ ở nhà quanh quẩn nuôi mấy con lợn, con gà. Bố mẹ tôi trên trường cũng khoẻ. Bố đã lên hiệu trưởng vì bác Điến đã nghỉ hưu.
Thằng Luân lấy vợ làm tại Ngân hàng. Chúng nó quen nhau từ khi còn học cấp III với nhau. Hình như là gia đình bên vợ nó cũng phản đối hai đứa dữ lắm nhưng chúng nó quyết tâm đến với nhau. Chúng nó làm chuyện đã rồi để bắt buộc hai gia đình phải chấp nhận. Bố mẹ tôi thì dễ vì con cái lấy ai là việc của mỗi đứa, nếu đồng ý cưới là đứng ra cưới cho. Chỉ có anh cả tôi ngày trước là do hai bên mai mối, sắp đặt còn từ anh thứ hai trở đi thì tự đứa nào kiếm được đứa ấy lấy. Bà chị ba tôi cũng là do hai người tự quen nhau và dắt về nhà nói chuyện thế là cưới. Nhưng ngày trước ở quê, quan hệ của mọi người rộng lắm. Người từ xã này qua xã khác vẫn biết nhau nên việc kiểm tra lý lịch của nhà nhau cũng dễ chứ không khó khăn như sau này con người ta không quan tâm đến nhau nhiều nên ít biết về nhau. Thằng Luân nhà tôi quen cô bé ngày đi học phổ thông nên chẳng ai biết được gia đình người ta như thế nào. Bố tôi thì nói thôi kệ chúng nó hay nó nhờ mà dở thì nó chịu. Phía bên gia đình bên kia thì phản ứng quyết liệt hơn. Bố cô bé đó nhất định không chịu cho chúng nó lấy nhau. Lý do của họ đưa ra đơn giản là thằng Luân nhà tôi chỉ học Trung cấp còn con cái họ thì cũng đã hết đại học. Thằng Luân nhà tôi làm ở phòng nông nghiệp còn cô bé kia làm ở ngân hàng. Họ phản đối nhiều đã khiến cho thằng Luân có lúc nản định buông. Nhưng đầu dây mối nhợ lại là từ người yêu nó. Con bé quyết không chịu bỏ. Nó thúc thằng Luân phải làm tới. Vậy là giải pháp cuối cùng là làm chuyện đã rồi. Con bé nhất quyết không bỏ thằng Luân mà cũng nhất quyết không nghe theo ông bố đi phá thai. Tình thế bất lợi cho gia đình bên kia vì lúc trước đã có lần ông xuống tận nhà chúng tôi để nói chuyện người lớn là sẽ không bao giờ chấp nhận nên lúc sau cũng ngại mặc dù có thay đổi ý định nhưng ngại không dám xuống nhà tôi nữa. Cái lúc thằng Luân gọi điện báo tin cho tôi lúc đó cũng chỉ là quyết định của hai đứa chứ thực tế thì hai bên chưa ngồi lại với nhau.
Tôi phân tích tình hình với bố và động viên bố lên nhà nói chuyện cho hai đứa.
- Nhưng mà người ta đã xuống tận đây từ chối. Bây giờ chẳng biết là bố lên người ta có chấp nhận hay không. - Bố cứ nghe con đi. Chấp nhận hay không chấp nhận bố cũng cứ lên một lần cho biết. Nếu bố lên mà người ta không chấp nhận nữa thì con cháu mình mình vẫn phải lo. Đồng ý thì tổ chức lớn cho chúng nó còn nếu không thì về phía gia đình mình vẫn phải có trách nhiệm với cháu bố ạ. - Ừ thì bố cũng nghe anh. Bố sẽ lên thưa chuyện một lần nữa để cho rõ ràng. Năm nay tình hình của các con bên ấy như thế nào? - Vợ chồng con và các cháu vẫn khoẻ bố ạ. Chúng con vừa mới mua nhà năm rồi. Năm nay chắc là con vẫn chưa về thăm gia đình được. Đám cưới của thằng Luân con chắc là không về được đâu. Nhưng vợ chồng con sẽ gửi ít tiền về để bố lo cho chúng nó. - Mới mua nhà xong còn túng thiếu, không phải lo gì đâu. Đừng gửi tiền về. Bố mẹ ở nhà có tiền lo được. - Bố ơi con là Loan đây. Bố đừng lo lắng chuyện chúng con mua nhà. Nhà con nói vậy chưa rõ nên bố lo chứ bên này mua nhà chúng con trả trong ba mươi năm nên không đáng kể đâu bố, còn rẻ hơn lúc đi thuê nhà nữa. Chúng con không về được, bố ở nhà giúp chúng con lo cho chú thím ấy bố nhá. Còn cái nhà con ở trên thì bố để cho chú thím ấy về ở trên đó để tiện công tác. - Nhà của các con mà sao cho chúng nó về đó ở được. Để từ từ rồi bố tính. - Nhà con hay nhà ai thì cũng vậy thôi. Bố biết là bây giờ gia đình con còn ai đâu. Con coi gia đình mình như gia đình bố mẹ con sinh ra con nên chuyện nhà cửa bố mẹ đừng lo, cứ để chú thím về trên đó đi. Mà bố ơi, cháu nội bố muốn nói chuyện với bố này. Trung con ra nói chuyện với ông.
Loan nhanh chóng cắt mọi câu chuyện bằng cách gọi thằng Trung ra nói chuyện với bố. Thằng bé ra cầm áy và bắt đầu nói lại những gì mẹ nó dạy. Từ đầu giây bên kia tôi nghe thấy bố nói giọng như đầy nước mắt. Tôi biết bố luôn là người cứng rắn nhưng với con cháu bao giờ ông cũng dành cho một tình cảm thật đặc biệt. Tôi cảm thấy ân hận là chưa có điều kiện để đưa vợ con về thăm bố mẹ được. Trong số những đứa cháu nội ngoại, bố thương nhất mấy đứa con tôi. Bố nói chúng sống xa gia đình không có điều kiện gần gũi các anh chị em khác. Bố luôn dặn chúng tôi phải lo lắng đầy đủ cho chúng nó. Cuối cuộc nói chuyện, thằng Luân cầm máy nói chuyện tiếp với tôi.
- Anh Lâm ơi, anh Bính cũng sắp lấy vợ rồi. - Bính lấy ai? - Anh ấy dặn không cho anh biết. Khi nào về anh sẽ rõ còn bây giờ anh ấy dặn em không được nói. - Có chuyện gì mà lại không cho anh biết. Mày có số của Bính không cho anh để lúc khác anh nói chuyện cùng Bính. - Ở nông thôn làm gì mà di động với chả di dậy. Anh ấy không có điện thoại đâu. - Mày giúp anh mua cho vợ chồng nó cái giường nhá. Anh gửi tiền về cho. - Chuyện giường chõng bố lo rồi. Hôm rồi bố đã đi đặt rồi. Em chả dại mà dây vào chuyện của bố đâu. - Vậy là bố cũng biết chuyện Bính lấy vợ hả? - Sao bố lại không biết. Con cưng của bố đấy. Nhiều lúc mọi người đùa gọi anh Bính là Lâm hai đấy. Lo cho con trai tích cực lắm. Bố cũng không muốn cho anh biết đâu vì bố sợ anh chị lại lo nhiều. Bố nói anh Bính từ lâu đã là con cái trong nhà, việc lớn việc nhỏ anh ấy lo nên giờ bố lo cho anh ấy.
Việc thằng Luân cũng không khó như mọi người nghĩ. Khi bố tôi lên nhà thì cũng là lúc bên kia đồng ý. Bố không nghĩ rằng lại nhanh chóng như vậy. Vợ chồng tôi gửi về $5000 để bố lo lắng công việc. Hai đứa lấy nhau xong thì dọn về nhà Loan ở. Con bé vợ thằng Luân cũng tình cảm. Cuối tuần nó lại bắt chồng đưa về quê sống gần bố mẹ. Sau đám cưới, thằng Luân gọi điện báo cho tôi mọi việc đã tốt đẹp. Chuyện của Bính cũng đã xong. Tôi chỉ bực mình nhất là không có dịp nào nói chuyện trực tiếp được với Bính. Hỏi thằng Luân thì nó chỉ có một điều là khi nào về thì sẽ biết. Thằng Luân cũng thông báo cho tôi biết là thằng Tuấn đã ra khỏi ngành công an. Thằng Tuấn ra khỏi ngành công an không phải do nó mắc khuyết điểm gì mà chỉ là nó muốn như vậy. Thằng Luân nói là chúng nó đã hoà với nhau, thỉnh thoảng hai đứa vẫn rủ nhau đi uống cà phê. Thằng Luân nói dạo này Tuấn chịu khó đi học tiếng Anh lắm. Chẳng hiểu là nó có ý định gì nữa. Nhưng thôi dù sao thì quan hệ giữa thằng Luân và thằng Tuấn cũng đã bình thường. Như vậy cũng là tốt rồi. Tôi hiểu thằng Luân lắm, nó hiền nhưng mà rất cục tính. Tôi sợ nó lại gây ra chuyện gì thì lại mệt bố mẹ. Tôi cũng mừng khi nghe bố nói rằng vợ thằng Lân có khả năng lãnh đạo chồng. Từ ngày lấy vợ tính nết nó cũng thay đổi nhiều. Qua câu chuyện tôi thấy con bé vợ thằng Luân có gì đó hao hao giống như chị dâu thứ hai nhà tôi. Nó bắt thằng Luân dành tiền để thỉnh thoảng gọi điện cho vợ chồng tôi và vợ chồng anh hai. Nhưng lần nào nó gọi sang tôi cũng hay cúp máy và gọi về cho nó nên cũng không sợ tốn tiền.
|
Năm bố tôi bảy mươi tuổi, bố quyết định làm thượng thọ. Thực ra cũng chẳng phái bố tôi thích bày vẽ đâu mà là do anh em chúng tôi. Anh em chúng tôi quyết định sẽ làm lễ thượng thọ cho bố để một lần anh em, con cháu từ khắp nơi về để gặp mặt nhau. Nhà tôi tiếng là bảy anh em nhưng cuối cùng ở lại quê với bố mẹ cũng chỉ có anh Tô và bà chị thứ ba, chị Mỹ, còn vợ chồng thằng Luân tiếng cũng là ở quê nhưng vợ chồng nó cũng ở tuốt trên thị trấn. Nhà tôi còn hai đứa em tôi nữa nhưng từ lâu tôi không kể về chúng nó. Con Hương nhà tôi sau khi học hết cấp III ở nhà lấy chồng và vài năm sau đó nó theo gia đình chồng vào lập nghiệp ở phía Nam. Thằng Đạt sau khi học xong cấp III thì cũng vào trong Nam thi đại học và ở cùng con Hương. Không biết tính toán làm sao mà vợ chồng con Hương quyết định đi xuất khẩu lao động những năm mà Liên Xô còn mạnh. Thằng Đạt nhà tôi cũng đi đợt ấy. Làm được mấy năm khối Liên Xô tan rã, gia đình con Hương chạy qua bên Đức ở còn thằng Đạt thì lập gia đình và chúng nó qua bên Thuỵ Điển định cư. Năm mà tôi cùng Loan qua bên Mỹ định cư cũng là lúc vợ chồng con Hương và thằng Đạt nhà tôi đã định cư bên Đức và bên Thuỵ Điển. Bao nhiêu năm anh em chúng tôi ly tán mỗi người một nơi. Năm bố tròn bảy mươi tuổi, anh em chúng tôi cùng quyết định sẽ về quê làm lễ thượng thọ cho bố. Thực ra sáng kiến ấy là do ông Long nhà tôi đề xuất. Liên lạc qua lại với nhau cuối cùng anh em chúng tôi cũng thống nhất sẽ cùng nhau về. Tôi hồi hộp lắm. Đã lâu lắm rồi anh em chúng tôi chưa có dịp sum họp với nhau. Năm ấy tôi quyết định đưa cả nhà cùng đi. Hẹn gặp nhau cuối năm anh em tôi sẽ về vừa phần lo việc cho bố vừa phần ăn Tết luôn. Đã từ bao lâu anh em tôi chưa có dịp cùng nhau xum họp.
Tôi là người về trước nhất. Từ cuối tháng mười một chúng tôi đã về đến Việt Nam. Cuối năm, thời tiết lạnh giá. Cũng lạ khi còn ở bên Iowa năm nào cũng có tuyết nhưng sao tôi thấy dễ chịu nhưng những ngày về Việt Nam cũng là cái lạnh tuy chưa đến mức có tuyết nhưng sao nó buốt quá. Cái lạnh cứ luồn sâu vào tận trong quần áo như những mũi kim chích vào người. Căn nhà ngày xưa anh em chúng tôi quây quần với nhau cảm giác rộng mênh mông nay thấy như chật chội lại. Tôi chạy lên anh Long và bàn định việc ngôi nhà. Anh em tôi đều nhận ra việc cần xây lại căn nhà cho bố mẹ. Đất nhà tôi rộng nên xây cũng dễ. Tôi không ngờ là xây dựng một ngôi nhà như ở quê tôi lại rẻ đến như vậy. Số tiền của tôi cũng đủ để chi phí xây. Chúng tôi quyết định thật nhanh và cùng nhau về quê. Đưa chuyện ra bàn với bố mẹ và anh Tô, chúng tôi tiến hành ngay lập tức. Thợ thuyền ở quê ngày ấy không có nhiều việc nên khi được chúng tôi đặt vấn đề, họ nhiệt tình lao vào làm ngay. Căn nhà không đầy hai tháng đã xong tất cả. Nhìn căn nhà hoàn thiện từng bước mà lòng tôi mừng khấp khởi. Chẳng mấy chốc khi anh em chúng tôi về đủ thì cũng là lúc có đủ phòng cho mọi người nghỉ ngơi. Đến tối ba mươi thì tất cả đều xong ở bên trong, chỉ còn một ít công việc bên ngoài chờ ăn Tết xong cánh thợ sẽ đến hoàn thiện nốt. Tết năm ấy gia đình chúng tôi đón Tết ở nhà mới. Ngoài sân vẫn còn ngổn ngang đôi chút nhưng không sao chúng tôi cảm thấy như vậy đã quá mỹ mãn rồi. Anh cả nhà tôi nhận trách nhiệm sẽ lo cho cả nhà ăn Tết. Nhà anh ấy nuôi được lợn và có nhiều thóc nên lo việc hậu cần cho cả nhà. Vợ chồng chị Mỹ thì cùng phụ tôi lo việc xây nhà. Tuy cái cửa hàng ngoài chợ nhỏ nhưng do biết cách chi tiêu tiết kiệm nên hai vợ chồng cũng dành được một khoản. Cho đến lúc con Hương và thằng Đạt về thì mọi chuyện gần như đã hoàn thiện.
Mải vui kể về ngôi nhà cho bố mẹ mà tôi đã quên kể về một vài người có liên quan đến gia đình tôi. Anh Tiến ngày đó đã về quê tôi cùng buôn bán ngoài chợ gần chỗ bố và chị Mỹ. Nói chung cuộc sống cũng khá ổn định. Anh vẫn buồn vì cuộc đời vẫn cứ lênh đênh chưa có bến đỗ. Những ngày tôi về anh mừng lắm. Đi đâu anh cũng dắt hai đứa nhà tôi đi mặc dù đi như vậy cháu nói một đằng bác nói một đằng nhưng anh quý chúng nó nên chúng cũng quấn lấy anh. Những ngày ấy tôi mải điều hành đám thợ, Loan cùng với chị Mỹ và mẹ lo việc cơm nước nên chúng tôi đành vứt con cho anh Tiến. Chuyện về Bính lúc trước thằng Luân dấu tôi không nói cho tôi biết là Bính lấy ai thì cho đến ngày về tôi đã biết được. Bính lấy Thuý. Bình chồng Thuý những năm sau này hình như do ảnh hưởng chất độc màu da cam gì đó nên cũng hay ốm đau và cũng đã qua đời. Gia đình bên chồng Thuý lúc đầu không cho Thuý mang con đi nhưng thằng bé nhớ mẹ cứ nằng nặc đòi đi nên cuối cùng họ cũng nhượng bộ để con đi theo Thuý. Mặc dù đi lấy chồng nhưng Thuý vẫn ghé về nhà chồng lo lắng công việc như nưhngx lúc trước Thuý còn làm dâu nên gia đình chồng cũng dần cảm thông và coi Thuý như con cái trong nhà. Hôm tôi về Bính đưa vợ đến chào tôi, tôi giật mình vì thấy đó là Thuý. Có gì đó sái sái nhưng dẫu sao gia đình tôi cũng thêm người. Tôi mừng cho Bính vì dẫu sao em cũng còn cố gắng thoát được cảnh một chiều như anh Tiến. Lúc Thuý và Bính về tôi đã thấy cái bụng Thuý lùm lùm. Vậy là Bính của tôi vẫn làm được chức năng đàn ông.
Bữa cơm tất niên nhà tôi năm ấy vui lắm. Từ khắp nơi anh em tôi gom về. Căn nhà đầy ắp tiếng cười nói. Mẹ tôi là người vui nhất, lúc nào nhìn mắt mẹ cũng như ậng ậng nước mắt. Nước mắt của sự hạnh phúc. Tết năm ấy mẹ có tới sáu cô con dâu, hai chàng rể. Còn cháu thì hết biết, nhà tôi hai đứa, nhà anh cả ba đứa, nhà anh hai hai đứa, nhà chị Mỹ ba đứa, nhà con Hương hai đứa, thằng Đạt cũng đã có một đứa, nhà Bính một đứa, nhà thằng Luân một đứa. Nhà lúc nào cũng rộn lên. Bữa cơm tất niên năm ấy, cả nhà tôi sắp mâm bàn trải dài theo phòng khách và dành một mâm cho bố mẹ tôi ngồi bên trên. Năm đầu tiên bố ngồi ăn chung với mẹ. Cho đến tận rằm tháng giêng năm ấy chúng tôi mới hoàn thiện được toàn bộ ngôi nhà. Anh em chúng tôi ngồi lại tính toán với nhau. Tôi đứng ra chịu một nửa chi phí còn lại mỗi người góp một phần cho đủ số chi phí. Anh em chúng tôi cũng bàn luôn chuyện người ở cùng bố mẹ. Lúc đó ai cũng đi xa nên chúng tôi đồng lòng với nhau ngoài anh Tiến ra thì Bính và Thuý phải chịu trách nhiệm chính chăm sóc bố mẹ tôi. Nhà do có nhiều phòng nên cũng cần có người ở cho ấm cúng. Thuý cứ khóc mãi vì không ngờ rằng anh em tôi lại coi vợ chồng cô như con cái trong gia đình. Loan cũng chính thức đứng ra sang tên nhà cho vợ chồng thằng Luân. Lúc đầu tôi không đồng ý vì sợ rằng như vậy thì có người lại nghĩ rằng gia đình chúng tôi lợi dụng nhưng xét cho cùng thì bây giờ gia đình Loan cũng đâu còn ai nữa. Loan nói với tôi rằng bên kia gia đình tôi cũng ổn định rồi nên đâu cần căn nhà đó nữa. Bán cho người khác thì sau này vợ chồng có đi về sẽ không có chỗ qua lại nên tốt nhất là sang tên cho vợ chồng thằng Luân là hợp lý nhất. Gần cuối tháng giêng anh em chúng tôi mới chia tay nhau mỗi người đi một nơi mà chẳng biết bao giờ lại gặp được nhau nữa.
|
Kể sơ về thằng Đạt nhà tôi. Nó là thằng đẹp trai nhất nhà. Nó được thừa hưởng rất nhiều điều từ bố, anh em chúng tôi cũng chủ yếu giống bố nhưng nó hơn chúng tôi ở chỗ da nó trắng như da ông già còn mấy anh em chúng tôi thì lại có nét da bên ngoại đứa nào cũng có màu da bánh mật. Tôi chẳng hiểu sao bên ngoại nhà tôi lại có nhiều người đen đến như vậy. Mẹ tôi so với mấy dì cũng không đến nỗi đen lắm nhưng rõ ràng là da không trắng như bố tôi được. Tôi còn nhớ đến những năm tuổi sáu mươi ngoài nhưng bố tôi vẫn có làn da đẹp lắm. Da ông trắng hồng lúc nào cũng căng mịn. Anh em tôi có ông cả và thằng Luân ngăm ngăm ngay từ bé còn tôi ngày bé da cũng đẹp nhưng càng lớn càng đổi màu. Đến bây giờ thì nó ngăm ngăm hẳn rồi. Thằng Đạt có nét da của ông già. Nó trắng mà đẹp lắm. Cả nhà mấy anh em không ai đẹp bằng nó. Tuy nhiên nó lại là đứa lận đận nhất nhà mặc dù ông gìa đặt tên cho nó là Thành Đạt chắc cũng với mong muốn nó thành đạt trong cuộc sống.
Ngay từ lúc còn nhỏ nó đi học cũng khá bình thường nhưng thằng này ác nỗi là cứ thi thì nó lại hay hỏng. Mấy thày cô giáo của nó cũng khen nó học khá nhưng chẳng hiểu sao thi thì cứ thấp lè tè. Ngày trước nếu không có bố tôi chắc nó cũng chỉ học hết cấp II chứ nếu thi chắc cũng chẳng đậu. Cũng như thằng Luân, nó ở cùng bố tôi khi học cấp III. Bố kèm cặp nó nhiều lắm nhưng chẳng biết sao các kỳ thi vẫn cứ lèo tèo. Nó tốt nghiệp cấp III cũng chỉ xếp hạng trung bình thôi. Thi đại học năm đầu nó không đậu. Năm ấy gia đình con Hương chuyển vào Nam. Con Hương mới sinh con nên cũng bí, thế là nó theo gia đình con Hương vào Nam luôn với ước muốn tìm công việc gì trong đó để lập nghiệp, lúc đầu cũng chỉ là giúp vợ chồng con Hương trông con nhỏ.
Chuyển vào Sài Gòn được hai năm thì vợ chồng con Hương xin đi lao động nước ngoài. Những năm đó phong trào đi lao động nước ngoài cũng nhiều lắm, chủ yếu qua mấy nước Đông Âu lao động. Vợ chồng con Hương cũng đi và có làm thủ tục cho nó đi cùng. Lúc đầu thì qua bên Tiệp lao động. Cuộc sống cũng bình thường lắm, nói chung là chỉ đủ tiêu xài chứ thực ra để có tiền và hàng gửi về Việt Nam thì cũng phải tiết kiệm chắt bóp nhiều lắm thì mới có thể dành dụm được một ít. Thằng Đạt nhà tôi chịu khó lao vào bất cứ công việc gì để có thể kiếm tiền. Nó đi học thì không mấy giỏi nhưng thằng này không phải là dạng kém thông minh. Nó có tài học truyền miệng lắm. Chỉ một thời gian ngắn nó đã có thể nói rành tiếng Tiệp. Vợ chồng con Hương thì chỉ biết lao động nên về mặt tiếng cũng kém. Có chuyện gì đều nhờ nó dịch dùm. Vì biết tiếng nên nó có nhiều bạn bè lắm, cả bạn người bản xứ cả bạn người Việt. Nó còn trẻ nên xông xáo nhiều. Làm được vài năm thì khu thương mại Sa Pa của người Việt bên Tiệp khắc hình thành. Nó theo một người bạn ra đó bán hàng vì anh kia cũng cần người biết tiếng để giao tiếp giùm chứ thực tế nó có vốn liếng gì đâu. Công việc làm ăn lúc đó cũng khá lắm. Nó dành dụm được một số tiền. Nghe mọi người nó cũng ngấp nghé tính chuyện định cư lại. Vậy là nó làm quen với con bé người Tiệp tóc vàng hoe. Mọi thủ tục đang tiến hành thì nó dính vào một vụ mua đồ ăn cắp vậy là cảnh sát Tiệp bắt đầu điều tra. Nó phải trốn chui trốn nhủi mất một thời gian. Năm đó bức tường Beclin sụp đổ. Rất nhiều người Việt chạy qua Tây Đức xin định cư. Vợ chồng con Hương cũng chạy qua đó, thằng Đạt đang thời kỳ lánh nạn nên cũng qua đó luôn bỏ mặc con bé tóc vàng ở lại.
Qua Đức một thời gian, chỉ có gia đình con Hương nộp giấy xin định cư còn thằng Đạt vẫn sợ cái vụ lùm xùm bên Tiệp nên chưa dám làm giấy tờ gì cả. Nó vẫn thỉnh thoảng chạy đi chạy lại qua bên Tiệp để quan sát động tĩnh. Những chuyến chạy đi chạy lại nó cũng tranh thủ kiếm thêm tiền. Đi lại nhiều nên nó cũng có quen một số đứa làm bạn hàng đi buôn quanh mấy nước châu Âu. Trong số những đứa quen trên xe, nó quen một cô bé người Việt đang sống bên Thuỵ Điển. Cuộc sống Thuỵ Điển không giàu có như mấy nước châu Âu khác nhưng cuộc sống lại khá thanh bình. Nó quyết định đến với cô bé Việt Nam kia. Rồi nó dời qua Thuỵ Điển. Cuộc sống nó bắt đầu ổn định. Thuỵ Điển là một nước cho đến nay vẫn còn sống theo kiểu bao cấp. Phúc lợi xã hội tốt nhưng để kiếm được tiền nhiều và dễ thì không hề dễ. Nói chung những Việt kiều Thuỵ Điển về nước bao giờ cũng được cho là kiều nghèo nhất trong số những nước khác có Việt kiều.
Thời gian đầu nó muốn kiếm giấy tờ cho chắc chắn nên cũng chỉ đi làm bình thường chứ không bon chen nữa. Vợ chồng nó có một đứa con cũng là lúc giấy tờ nó xong xuôi. Nó lại bắt đầu tấp tểnh muốn đi buôn cho nhanh có tiền. Nò hùn tiền với một người Hoa để mở tiệm ăn bên đó. Nó có biết nấu nướng gì đâu nhưng vì cuộc sống nên cũng lao vào làm. Công việc chập chờn đến hơn một năm thì cửa hàng của vợ chồng nó với người Hoa kia mới bắt đầu kiếm được ăn. Thu nhập lúc đó cũng chỉ khá hơn khi nó đi làm trực tiếp một chút mà thôi. Tuy nhiên với lúc ấy chúng nó cũng chỉ cần thế. Trong số khách hàng vẫn đến ăn quán nhà nó có một gã đàn ông Thuỵ Điển cũng vào độ tuỏi trung niên hầu như ngày nào cũng đến ăn. Vợ chồng nó coi đó là một khách sộp. Cái vốn liếng tiếng Thuỵ Điển mà nó học trước lúc đi làm cũng không nhiều mấy được cải thiện rõ rết sau khi có ông khách kia đến quán. Họ trở thành những người bạn vong niên hết sức thân thiết. Ông bạn già của nó không lập gia đình, vẫn sống một mình nhưng có vẻ kiến thức rất nhiều. Ông ta hướng dẫn chúng nó khai thêm với nhân viên xã hội rằng quán làm ăn không có lời bao nhiêu nên xin trợ cấp. Do bên Thuỵ Điển vẫn có chế độ bao cấp nên việc đó không xảy ra ở nơi nào nhưng lại có thể xảy ra ở Thuỵ Điển. Vậy là số tiền lương trả cho công nhân vợ chồng chúng nó chỉ phải trả 1/2 còn chính phủ sẽ lo chu cấp 1/2 còn lại cho người lao động. Kể ra như vậy cũng hay mà tôi thấy chỉ có ở Thuỵ Điển mới có chuyện đó chứ nước khác sao àm có được. Ông khách kia còn giúp vợ chồng nó chuẩn bị những báo cáo doanh thu và thuế cho hợp lý nữa. Vợ chồng nó tính trả lương cho ông kia nhưng ông ta không nghe vì nói rằng bạn bè thì giúp nhau là chính, vả lại ông ta cũng là dạng độc thân nên không cần nhiều tiền. Mối quan hệ ngày càng khắng khít hơn. Ông ta đến ăn cơm với vợ chồng nó mỗi ngày. Nói về vợ chồng người Hoa, do không có đủ thời gian quản lý và cũng thấy cửa hàng không có lãi nhiều nên sang hẳn lại cho vợ chồng chúng nó. Vậy là vợ chồng nó có riêng một cái cửa hàng để kinh doanh. Lúc trả tiền lại cho bên người Hoa, vợ chồng nó cũng không đủ tiền. Lại một lần nữa ông bạn già của nó ra tay giúp đỡ. Ông ta rút tiền từ ngân hàng về cho vợ chồng nó vay.
Tình cảm của vợ chồng nó với ông bạn kia tiến thêm một bước nữa. Ông ấy trả nhà và dọn về ở cùng vợ chồng thằng Đạt. Nhà thằng Đạt cũng khá rộng nên việc có thêm ông ta về ở cũng không phiền gì. Việc ăn uống của ông ta cũng không kén chọn lắm vì từ lâu ông đã đến ăn ở quán của vợ chồng nó từ lâu nên đồ ăn Việt với ông ta cũng hợp lý. Có thêm ông bạn già, chúng nó đâm ra lười. Con nó để ở nhà cho ông ta coi những khi vợ chồng đi làm. Chỉ đến trưa thì ông ta mới chở con nó ra ngoài quán và cùng ăn trưa. Buổi tối thì vợ chồng nó đem đồ ăn về và mọi người ăn uống ở nhà.
Một hôm đang đi làm thì thằng Đạt thấy người khó chịu nên về nhà. Căn nhà nó ở là một căn nhà biệt lập nên cũng khá yên tĩnh. Mở cửa bước vào nhà nó cực kỳ hoảng hốt thấy người đàn ông bạn nó đang cởi trần truồng nằm trên giường, còn thằng con nhỏ hơn một tuổi của nó thì đang nắm lấy cái vật đàn ông của gã kia nghịch như một món đồ chơi. Gã đang nằm trên giường mắt nhắm lin dim ra chiều hưởng thụ. Như một con thú hoang, nó lao vào giằng đứa con ra khỏi người gã kia và tiện tay thoi luôn mấy quả vào mắt thằng kia. Tất cả chỉ diễn ra trong mấy giây, gã đàn ông dâm loàn kia đang hưởng thụ nên không biết chuyện gì đã xảy ra. Thằng Đạt đặt con qua một bên và lao vào đánh tới tấp gã đàn ông đốn mạt. Tuy nhiên gã lớn tuổi nhưng không phải là yếu, chỉ vài lần vung tay lão đã khống chế được thằng Đạt. Bằng cái vốn tiếng Thuỵ Điển ít ỏi của mình thằng Đạt lớn tiếng chửi thằng kia. Nó bình tĩnh đè thằng Đạt xuống giường và nói:
- Mày cứ đi thưa kiện đi. Tao tin rằng mày không thắng nổi tao đâu. Mày chẳng có chứng cứ gì cả còn tao nếu mày thích thì tao có cả hàng đống chứng cứ để có thể giúp mày thua kiện đấy.
Thằng Đạt hiểu tình thế của vợ chồng nó. Nó liền quay lại đuổi thằng kia ra khỏi nhà. Thằng kia vẫn bình tĩnh nói với nó:
- Tao sẽ không ra khỏi nhà này đâu. Mày tính hay lắm sao khi tao vác cái mắt sung này đến sở xã hội và nói rằng tao bị mày đánh đuổi ra khỏi nhà vì tao đã giúp mày khai lận thuế và xin tiền từ sở xã hôi hay sao? Tao nói luôn. Tao sẽ ở đây và hàng ngày mày phải cho tao làm tình với mày như vậy mới xứng đáng công tao giúp vợ chồng mày từ lâu.
Đúng là mọi cái bất lợi đều dồn về vợ chồng nó. Nếu thằng kia làm thật thì vợ chồng nó sẽ mất hết và còn phải chiụ nhiều những phiền phức khác nữa. Nó đành phải làm thinh để từ từ tính. Thực ra việc nó bị đàn ông sàm sỡ và có khi cưỡng hiếp cũng không phải là chưa có. Ngay từ khi còn ở Sài Gòn nó đã từng bị rồirồi, cái đoạn nó lận đận bên Đức cũng đã có thằng cảnh sát làm chuyện ấy với nó. Nó không lạ lùng gì những chuyện ấy nữa. Nhưng đây là lần đầu tiên ngay nhà nó mà nó bị đe doạ cưỡng đoạt. Nó đành phải thống nhất với thằng kia rằng từ ngày mai con nó sẽ không ở nhà nữa và chỉ khi nào có điều kiện thì thằng kia mới được động đến người nó mà thôi. Thực ra con người mỗi khi lâm vào tình thế khốn quẫn thường khó tìm ra điều gì thích hợp để xử lý ngay lắm. Nó đành hoãn binh để chờ thời gian nghĩ thêm. Chuyện này phải bao nhiêu ngày anh em gặp nhau nó mới dám thổ lộ với tôi.
|
Chuyện thằng Đạt nhà tôi cũng phải mất đến hơn một năm sau chúng nó mới cắt đuôi được lão bạn già khốn kiếp kia. Vợ chồng nó quyết định sang lại quán ăn và chuyển về vùng Stockhom. Cuộc đời của nó cứ hết lận đận này sang lận đận khác. Ngày về Việt Nam nó chỉ đi một mình còn vợ con vẫn ở lại vì còn bận chăm lo cửa hàng mới bên đó. Lúc đầu nó cũng không có ý định kể cho tôi nghe mọi việc về cuộc sống của vợ chồng nó bên Thuỵ Điển nhưng sau thấy tôi cũng khá cởi mở về chuyện sinh hoạt nên nó mới ngập ngừng kể cho tôi nghe.
Cho đến sau này tôi mới nghiệm ra một điều là hình như những gia đình nào làm xui gia với bố mẹ tôi cũng đều là những gia đình không mấy gì có phước. Tôi không có ý định nói xấu về ai nhưng sao anh em chúng tôi, nhất là mấy thằng con trai chẳng thằng nào giống bố cả. Thằng nào cũng hư đốn, cũng lang thang bên ngoài. Ông cả nhà tôi cho đến ngày anh em về làm thượng thọ cho bố thì vẫn được mang tiếng là đứng đắn nhất và với ông ấy chỉ có vợ là nhất nhưng sau này thì ông ấy lại đổ đốn tới mức không chấp nhận được. Tôi thì hư từ nhỏ, thằng Đạt kế sau tôi nếu tính theo tuổi đời vì nó cũng bắt đầu lang chạ từ những khi hết phổ thông. Gây ra bão sớm nhất là bác hai nhà tôi nhưng sau này xét cho cùng thì anh ấy lại là người ít hư hỏng nhất vì chỉ phạm một lần duy nhất khi đi làm dân công mà thôi, sau vấp ngã ấy ông ấy chẳng bao giờ phạm phải lỗi lầm nào nữa. Thằng Luân thì cũng thuộc loại trăng hoa, vợ nó có mè nheo nhưng không đủ bản lĩnh để bỏ nó và các con. Gia môn bất hạnh - đó là điều tôi có thể nói. Anh em tôi thuộc diện có phước vì sau tất cả những sai lầm thì tất cả các nàng dâu của bố mẹ tôi đều vẫn âm thầm chịu đựng và chẳng ai có ý định bỏ anh em chúng tôi mà đến với ai. Mà không biết là anh em tôi giống ai nữa khi tất cả đều lăng nhăng trong khi bố mẹ tôi thì lại là tấm gương mẫu mực cho sự chung thuỷ. Bố và mẹ thuộc về hai tầng lớp khác nhau nhưng trong sự im lặng phục tùng của mẹ luôn có sự nể trọng của bố. Bố tôi thuộc diện đàn ông đẹp trai, có nhiều nét quyến rũ với người khác giới nhưng chưa bao giờ bố sa ngã với bất cứ một người đàn bà nào. Anh em chúng tôi cùng biết điều đó và vẫn coi bố như một đối tượng để kính ngưỡng nhưng theo như bố thì chẳng đứa nào làm được. Nhà tôi có hai người con gái và phải nói là tất cả đều êm ấm. Chồng chị Mỹ nhà tôi thì là một nông dân thuần hậu. Loanh quanh luẩn quẩn ông ấy cũng chỉ biết giúp vợ con buôn bán và làm công việc nhà. Bố mẹ tôi và gia đình chị Mỹ tôi là một cặp đối ngược. Bố tôi lo buôn bán và nuôi sống gia đình, mẹ tôi làm ruộng chăm sóc con cái. Còn nhà chị Mỹ tôi thì vợ buôn bán, chồng chăm lo việc nhà và nuôi dạy con. Thế mà chưa bao giờ tôi thấy họ trục trặc về bất cứ quan điểm nào với nhau. Được như vậy phải nói một phần lớn nhờ công mẹ tôi. Mẹ tôi biết điều khiển con gái nên con rể hết sức nể trọng bà. Mẹ tôi ít nói nhưng lại có một tính rất hay là chẳng bao giờ mẹ phân biệt con trai con gái, con dâu con rể. Ai đã vào gia đình tôi cũng đều được mẹ coi là con ruột trong gia đình.
Nhà tôi còn con Hương nữa. Kể từ ngày về làm dâu bên chồng, con bé luôn quán xuyến tất cả mọi công việc và cũng trở thành người chèo chống chính trong gia đình. Từ khi hai đứa đi xuất khẩu lao động, mọi thứ lo lắng thuộc về con Hương. Chẳng phải vì vậy àm nó nắm quyền điều hành gia đình đâu mà thực chất em rể tôi thuộc diện hiền lành. NHìn nó ai cũng nghĩ nó là đứa bặm trợn lắm vì cái vẻ bề ngoài nhưng bên trong nó là đứa cực hiền. Khuôn mặt em rể tôi trông giống như một tai anh chị trong giang hồ vì râu ria cho đến đôi mắt có nét chân mày xếch ngược lên luôn làm cho người đối diện lần đầu nhìn bao giờ cũng nghĩ là nó mạnh mẽ lắm nhưng nếu sống lâu mới biết nó hiền như đất. Nó thuộc diện sống tình cảm. Nó cũng không thích phiêu lưu mạo hiểm. Việc đi lao động là do vợ đề xuất chứ thực tế nó chỉ thích yên phận với những công việc có thể nuôi sống gia đình là được. Nó luôn lo lắng cho thằng Đạt những lúc gặp khó khăn. Nói chung anh em nó khá hợp tính nết nhau. Do cùng ở khối châu Âu nên chúng nó cũng đi thăm nhau thường xuyên. Nhà tôi chỉ mỗi tôi là ở xa quá, tôi chẳng có ai làm bè bạn ngoại trừ những người cũng từ tứ phương giang hải.
Bữa nay xin dành một bữa cho gia đình. Tôi sẽ nói về từng người trong gia đình vì cũng đã lâu tôi không nhắc về họ. Về phía nhà tôi cũng đã tạm tạm. Tôi xin chuyển sang nhà bố nuôi tôi. Bố mẹ gặp nhau từ lúc còn là thanh niên mới lớn ở vùng thôn quê. Họ cũng yêu nhau lắm, mặc dù lúc đó bố chưa hẳn rõ về giới tính thật của mình. Hết cấp ba bố vào ĐH Sư phạm còn mẹ thì ở quê làm ruộng như bao nhiêu cô gái khác không đậu đại học. Tuy nhiên người khác thì thường lập gia đình sau khi quyết định ở lại quê làm ruộng. Nhưng mẹ tôi không giống những người khác. Mẹ ở nhà làm ruộng và chờ đợi ông cử nhân sư phạm của mẹ. Do ngày đó mọi lỗi sống chưa thực sự cởi mở như sau này nên bố tôi mặc dù có những băn khoăn về giới tính nhưng cũng chẳng dám thổ lộ cùng ai. Theo như bố thì tôi là người đầu tiên đến với bố theo kiểu thày-trò, chuyển qua một chút yêu đương, sang trạng thái bố-con, và cũng có lúc theo xu hướng người yêu - người yêu. Cho dù ở bất kỳ thời điểm nào của các cung bậc tình cảm tôi vẫn luôn quý trọng ông.
Bố cưới mẹ sau khi tốt nghiệp sư phạm. Cuộc sống gia đình không quá khắng khít như những lứa đôi khác nhưng cũng đủ cho bố mẹ có hai cô con gái. Bố vẫn luôn trông mong một điều gì đó trong đời có thể xảy ra nhưng càng trông mong càng vô vọng. Những ngày ấy người giáo viên là luôn phải mẫu mực trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhất là với bố, càng phấn đấu lên cao thì bố càng hiểu một điều là cái điều bố vẫn hằng mong đợi sẽ chẳng bao giờ xảy ra được. Bố vẫn chỉ tập trung cho chuyên môn và gia đình. Cho đến ngày gặp tôi thì bố biết cái điều mong chờ bố đã gặp. Bố chăm lo cho tôi theo kiểu nuôi ghệ nhí lúc đầu nhưng càng về sau bố càng thấy rằng tình cảm đó cần biến đổi nên bố đã chuyển nó sang tình cảm cha-con. Thú thực nếu bố không chuyển chắc chắn tôi cũng sẽ bỏ quên bố. Từ khi mối quan hệ đó chuyển đổi tôi có thêm một gia đình mới. Trong số hai người con gái của bố thì một người hơn tôi giống như cùng tuổi chị Mỹ tôi, người thứ hai cũng cùng năm sinh với tôi nhưng hơn tôi tới mấy tháng. Lúc đầu bố nói có thể coi đó là em gái tôi nhưng rốt cuộc tôi vẫn coi đó là chị tôi. Bố không nghĩ rằng tình cảm bố-con nuôi có thể là tình cảm thực sự nên lúc đầu bố cũng có ý định tác hợp cho tôi với chị thứ hai. Tôi lại không nghĩ như vậy nên cuối cùng chúng tôi vẫn là chị em. Chị lớn giống tính mẹ.Chị có người yêu ngay từ khi chưa tốt nghiệp phổ thông nhưng do những năm tháng chiến tranh nên người yêu chị đi lính. Chị ở nhà chờ người yêu nhưng chẳng bao giờ anh trở lại. Anh đã ngã xuống trên chiến trường. Chị vẫn ở như vậy mà không hề có ý định xây dựng với ai. Lúc đầu bố mẹ cũng hay ướm hỏi chị về chuyện tương lai nhưng chị luôn nói không vội. Cái không vội của chị dẫn đến chị trở thành một người quá lứa và chẳng lấy ai nữa. Chị dành hết tình cảm để chăm sóc gia đình và những đứa cháu của người em. Chị thứ hai của tôi không may mắn lắm. Chị lập gia đình sớm nhưng cuộc sống kinh tế của hai vợ chồng khó khăn lắm mặc dù họ cũng cố xoay xở rất nhiều. Đã khó khăn về kinh tế nhưng họ lại có nhiều con. Những đứa con cứ nối tiếp nhau ra đời khiến cho kinh đã khó khăn lại càng khó khăn. Bố mẹ giúp đỡ họ rất nhiều nhưng hình như mọi cái may chưa đến, những đứa con ốm đau liên tục khiến họ càng vất vả. Chị lớn phải đem các cháu về chăm sóc giúp đỡ. Hết đứa này đến đứa khác khiến tuổi xuân của chị cứ lặng lẽ trôi qua. Những năm sau này khi tôi đã có điều kiện ổn định có gửi đồ về cho chị nhưng ngoài mấy thứ giống như của người già vẫn dùng như dầu gió hay mấy viên thuốc thì những thứ khác chị lại dành hết cho em gái để phụ lo gia đình. Có nhiều khi chị vẫn nói với tôi:
- Chị sống đơn giản lắm. Cậu đừng bận tâm nhiều. Chỉ cần lâu lâu cậu về thăm bố mẹ và gia đình là chị mừng lắm rồi.
Tôi quý chị lắm. Tôi biết là tiền gửi về cho chị thì chị cũng chỉ dành một phần rất nhỏ để lo gia đình những dịp có việc lớn còn đâu thì vẫn giúp cô em gái nhưng dẫu sao đó cũng là những người thân của tôi nên tôi chẳng bao giờ phàn nàn chị điều gì cả. Tôi muốn sau này mấy đứa cháu con chị hai sẽ chăm sóc chị lúc về già. Bà chị thứ hai của tôi cũng là người giàu tình cảm nhưng do kinh tế bê bấn nên lúc nào cũng tất bật. Cái thời xuân sắc của chị cũng tàn phai theo sự lớn lên của những đứa con. Có những khi nghe chị nói khiến tôi ứa nước mắt:
- Đời tôi giá như được một lần như cậu, bay đi đây đó lên tít trên trời nhưng khó quá. Năm cái tàu há mồm nhà chị nó cột chị lại nên chẳng bay được. Bao giờ cậu có điều kiện cho cả gia đình tôi bay một chuyến là tôi thoả mãn lắm rồi.
Mặc dù người lo kinh tế chính trong gia đình nhưng một điều khiến tôi cảm phục chị là chưa bao giờ chị có ý tự mãn với chồng. Chị luôn kính trọng anh. Có nhiều khi anh ngồi tâm sự cùng tôi:
- Cậu ạ. Nhiều lúc tôi cảm thấy bất hạnh lắm. Làm thằng đàn ông mà không lo chăm sóc cho vợ con được. Bố mẹ, chị cả cùng cậu vất vả vì vợ chồng tôi nhiều quá. Tôi buồn lắm nhưng cũng chẳng biết làm sao. Cái số tôi vất vả, tôi làm cái gì cũng hỏng cả. Giá như không có bố mẹ, chị cả và cậu chúng tôi cũng chẳng biết làm gì cho hết khó khăn nữa. - Anh đừng nghĩ nhiều. Anh không biết rằng anh là chỗ dựa chính cho chị em hay sao. Chỉ cần anh vui vẻ chắc chắn chuyện gì cũng vượt qua. Có ai mà nghèo mãi đâu. Có một điều mà em cần anh chị làm đó là phải chăm sóc cho các cháu đi học đến nơi đến chốn là được. Bố cũng chỉ mong điều ấy thôi. Anh biết bố là nhà giáo mà nên lúc nào cũng chỉ muốn con cháu học hành tốt là bố vui rồi. - Chúng tôi cũng cố chuyện đó cậu à. Đời mình khó khăn vì học hành ít nên phải cố cho các cháu cậu học hành đến nơi đến chốn thôi.
Cho mãi đến sau này khi thằng lớn nhà anh ấy được tôi làm giấy tờ cho qua du học và nó ở lại thì cuộc sống anh chị mới bớt khó khăn. Nó cũng là đứa có hiếu nên tiền làm được nó dành dụm gửi về cho bố mẹ. Những năm tháng vất vả cũng dần qua. Có lần khi qua thăm con, chị đã ở với vợ chồng tôi rất lâu và chị coi Loan như em gái trong nhà. Chị em luôn quấn quýt bên nhau. Tôi cảm thấy mãn nguyện với những gì tôi đang có.
|
Sau dịp đi Việt Nam, vợ chồng chúng tôi có ý định trên đường về sẽ ghé qua thăm anh Thêm vì ông anh cả tôi có gửi cho anh ít chả mực tươi. Đúng là của một đồng công có khi tới mười mấy nén. Lại một lần nữa tôi muốn ca ngợi hãng hàng không Asiana của Hàn Quốc, đổi vé, đổi lịch trình chuyến bay mà chẳng tính thêm chút phí nào. Như các hãng khác chắc chắn là gia đình tôi phải trả biết bao nhiêu tiền cho cái lịch trình thay đổi kia. Gia đình bốn người chúng tôi lên máy bay bay qua Hàn Quốc lúc gần nửa đêm. Tới Hàn Quốc là năm giờ sáng. Vẫn những thủ tục như lần trước tôi vào Hàn Quốc nhưng chỉ có khác là lần này có thêm ba thành viên nữa của gia đình. Trời Hàn Quốc vào cuối tháng giêng vẫn lạnh cóng. Khi ở trong sân bay thì chẳng ai biết nhưng khi ra khỏi sân bay thì quả thật là lạnh hơn cả Việt Nam. Đúng 7h xe tới đón, chúng tôi lên xe đi vào Seoul. Từ sân bay Incheon vào Seoul không phải là gần. Ghé ăn sáng ở một khu phố kiểu như ở Hà Nội hay Sài Gòn gì đấy với những hàng quán ven đường, tôi có cảm giác như mình vẫn còn ở Hà Nội. Dân cư ở Seoul cũng không đến nỗi đông quá như Hà Nội hay Sài Gòn nhưng những hàng quán ven đường thì quả thực là giống Hà Nội. Chẳng biết gọi tên sao cho đúng món ăn, chúng tôi cứ dùng tay chỉ đại vào những món mà cho rằng có thể nó giống như đồ ăn Việt Nam. Loanh quanh xe chạy tới khu triển lãm trung tâm của Hàn Quốc. Tôi cũng không thiết tha với những nơi như thế này nhưng vì còn vợ con nên tôi cùng đi với gia đình. Thằng Robert từ lúc ăn sáng lúc nào cũng ngồi trên vai tôi. Thằng Trung lũn cũn chạy theo mẹ. Tôi quan sát và thấy rằng người Hàn Quốc hình như học nhiều từ cách ứng xử của người Mỹ nên họ có cách chiều khách rất tốt. Ngay tại khu triển lãm trang phục cổ của người Hàn, có một quầy nhỏ dành cho bọn con nít có thể mượn quần áo cùng mũ mãng chụp hình miễn phí. Nịnh mãi thằng Robert nhà tôi mới chịu chụp hình với cái mũ cánh chuồn trông ngộ nghĩnh. Loăng quăng cả ngày hết đi triển lãm, qua thăm chùa, đi ăn trưa, thăm khu mua sắm, chúng tôi lên xe trở lại phi trường vào lúc 4h chiều. Có mấy người cũng bay qua Mỹ nhưng chủ yếu là đi mấy tiểu bang khác hoặc họ bay theo đường LA, chuyến bay đi SF chỉ có gia đình tôi và vài người khác. Trên xe tất cả đã quen nhau nên khi ra máy báy chúng tôi nhìn nhau rất thân thiện.
Anh Thêm đón chúng tôi ở phi trường SF. Nhìn anh vui vẻ tôi cũng cảm thấy vui lây. Anh đưa chúng tôi về nhà anh ở. Lần này anh đã thuê sang căn nhà khác, rộng rãi hơn trước. Mấy mẹ con Loan lại chiếm của anh mất một phòng và tôi và anh cùng ở phòng khác. Nhà có hai phòng ngủ nên cũng đỡ chật chội. Bữa cơm chiều hôm ấy, anh cảm động lắm khi tôi lấy chả mực ra đưa cho anh và nói của anh Tô tôi gửi biếu. Anh dường như xúc động lắm nên tôi thấy có những giọt nước mắt ầng ậng ở khoé mắt.
- Không ngờ nó vẫn nhớ đến anh. Ngày trước ở nhà anh em cùng nhau chơi rất thân nhưng từ ngày anh đi tới giờ cũng chưa một lần về thăm quê nữa. Liên lạc gần như đã mất hết. Giá không có chủ chắc anh em tao chẳng biết bao giờ mới liên lạc được với nhau. Giờ tình hình vợ chồng nó ra sao? - Thì cũng vẫn làng nhàng như ngày xưa thôi anh. Ông Tô nhà em đi làm ở Cá Hộp, bà vợ thì vẫn loanh quanh với cái sạp ở chợ Ga thôi. Nhà ba đứa con rồi. Giàu thì không giàu nhưng cũng đủ ăn. - Vậy là tốt rồi. Ngày trước khó khăn ai cũng chỉ cầu cho đủ ăn là đã tốt lắm. Bây giờ nghe nói Việt Nam cũng phát triển nhiều lắm phải không? - Vâng thay đổi nhiều lắm anh. Khu nhà mình giờ vào nội thành từ lâu rồi anh. Dân quanh khu đó giờ có nhiều gia đình từ nơi khác chuyển đến lắm. Giờ nghĩ cũng buồn cười, nhiều lúc có việc mà phải đi lên huyện lại cảm thấy xa hơn là đi lên trung tâm thành phố. Thay đổi nhiều lắm, anh giờ về không nhận ra đâu. - Anh cũng chưa nghĩ đến chuyện về thăm quê nữa. Thôi chờ bao giờ cho bà xã và đứa con qua đây được thì về luôn thể.
Rồi anh quay sang nói chuyện về tình hình làm ăn hiện tại. Anh vẫn theo mọi người làm dịch vụ nhà. Vẫn là mua nhà cũ, sửa sang rồi lại bán. Mấy năm đó tình hình kinh tế cũng còn khá nên làm cái nghề đó cũng kiếm được. Tuy nhiên do tiếng Anh kém nên anh vẫn phải sử dụng mấy tay Agents người Việt để làm ăn. Biết là nhiều khi có những khoản chi vô lý nhưng cân đối lại vẫn thấy có lời nên anh vẫn tiếp tục theo đuổi nghề. Một lẫn nữa, anh thuyết phục vợ chồng tôi cùng dọn về Cali sống. Nghe chiều Loan cũng xuôi xuôi. Ban ngày chúng tôi cùng anh đi chơi thăm thú quanh vùng Bay. Kể ra nơi này sống cũng hay, khí hậu thì trong lành, thời tiết không quá nóng cũng chẳng bao giờ quá lạnh nên con người luôn cảm thấy dễ chịu. Đêm về sau khi ngồi nhâm nhi cùng nhau chút đỉnh tôi và anh lại tiếp tục tâm sự cùng nhau những vui buồn cuộc sống. Đã có những phen anh cũng suýt bị chao đảo. Ấy là cái lần anh cặp với một mẹ nạ dòng lúc gặp nhau đi thăm quan LA. Những tưởng là chỉ là cặp chơi qua đường nhưng suýt anh bị cột vào cô ta. Cũng may là hai người không có hậu quả gì nên cuối cùng anh cũng thoát tôi. Để thoát được cái kiếp nạn ấy anh phải trả cho cô ta một khoản cũng khá khá. Đêm nằm cạnh tôi, anh vòng tay ôm qua người tôi và nói:
- Nghĩ cho cùng cứ cánh đàn ông với nhau lại lành. Mày làm anh nhớ mày lắm đấy. Anh không hiểu tại sao với mày anh luôn có cảm tình đặc biệt. Lần trước mày ở đây về làm anh nhớ mày không biết bao nhiêu ngày. Mà anh cũng chỉ thích mình mày thôi chứ người khác, chỉ nghĩ đến tao đã muốn đánh nhau rồi. Lần trước qua bên San Fran, cái ngày hội của giới Gay gì đó, có mấy thằng cũng cà khịa tao nhưng chẳng làm sao mà tao có cảm tình cho được. Anh nói mày đừng cười, nếu mày đồng ý lấy anh chắc chắn anh cũng đồng ý luôn.
Tôi biết những gì đang xảy ra trong đầu anh. Tôi chắc rằng đó chỉ là những tình cảm nhất thời khi xa vợ con và lại mới có một bài học nhớ đời về chuyện gái gú nên anh nói vậy thôi. Anh khác với Fredy của tôi. Fredy cần tôi vì thực sự là Fredy không hề thích gì đàn bà còn anh thì chỉ tạm thời thích tôi giải khuây mà thôi. Chuyến đó chúng tôi ở chơi cùng anh gần hai tuần mới bay về lại Iowa.
Sau thời gian dài về Việt Nam và lại sống ở Cali thêm một khoảng thời gian nữa khiến khi về tới Iowa tôi bắt đầu cảm thấy buồn vì tất cả đều yên ắng. Tôi bàn với Loan chuyện dời đi Cali, ở đó thời tiết tốt cũng thuận lợi cho con cái. Tôi sẽ thấy bớt lo mỗi khi mùa đông về các con không bị cảm lạnh nữa. Loan cũng có chung ý nghĩ với tôi. Loan muốn dời đi Cali để ở. Nhưng việc đó lại liên quan tới căn nhà chúng tôi đang ở. Tiền vay ngân hàng chưa trả hết, nếu đi bán thì cũng chẳng được mấy. Tôi nói chuyện đó với Fredy. Fredy có vẻ buồn khi nghe tôi tâm sự là gia đình muốn dọn đi Cali. Đã từ lâu Fredy quen có tôi ở bên từ lâu nên chuyện tôi chuyển gia đình đi chắc chắn sẽ làm cho cậu ta buồn. Tuy nhiên khác hẳn với tôi và Loan suy nghĩ, chúng tôi không cần bán nhà. Tôi sẽ để lại căn nhà ở đó và Fredy sẽ thay tôi làm quản lý. Mọi thu nhập hàng tháng Fredy sẽ chuyển vào TK cho tôi sau khi trừ các chi phí và tháng cuối cùng sẽ dành để đóng thuế nhà đất hàng năm. Fredy giúp chúng tôi làm thủ tục Refiniance ngôi nhà để vay tiền ngân hàng. Vậy là chúng tôi có một khoản để về Cali có vốn làm ăn. Tất cả mọi thủ tục thanh toán Fredy giúp tôi set up online để thanh toán cho Ngân hàng hàng tháng. Như vậy tôi vẫn có thu nhập đều đặn hàng tháng mà không lo sợ thất nghiệp hay chưa có việc khi mới dọn về Cali. Số tiền cho thuê nhà thu được vẫn đủ thanh toán ngân hàng và còn dư lại một số nữa để chúng tôi sinh sống. Vợ chồng Henry vẫn ở lại ngôi nhà, họ sẽ giúp tôi trông coi trực tiếp, còn mọi thủ tục thanh toán thì đã có Fredy làm cho. Lừng chừng cho đến lúc chúng tôi dọn đi được cũng đến dịp cuối năm. Fredy buồn lắm, nhưng vẫn động viên tôi ra đi. Những ngày cuối cùng ở lại đất Iowa tôi dành riêng cho Fredy. Hầu như đêm nào em cũng khóc rất nhiều. Tôi chạnh lòng muốn thay đổi ý định nhưng không thể tìm ra lý do giải thích với Loan, hơn nữa Fredy cũng kiên quyết bắt tôi đi vì gia đình. Fredy vẫn đề nghị nếu có thể chúng tôi sinh thêm một đứa con nữa và giao cho Fredy. Mọi việc cứ rối như tơ vò trước khi qua Cali.
|