Đời Trai Bao
|
|
Cũng kể từ khi Henry cưới vợ, chúng tôi s dứt hẳn quan hệ với nhau. Với tôi chuyện đó bình thường vì trước đến nay tôi chỉ nghĩ rằng Henry giúp đỡ tôi nhiều nên tôi cũng chỉ đáp trả cho qua lệ. Giờ đây kiểu gì Henry cũng đã có vợ và nhất là cô ấy lại là cô chủ cũ của tôi nên tôi không thể nào chấp nhận cái kiểu quan hệ tréo ngoe với Henry được nữa. Henry cũng trở thành chín chắn hơn. Nó lại trở lại được bản năng đàn ông với vợ của mình. Nhìn đôi uyên ương hạnh phúc tràn trề tôi cũng thấy vui lây. Ít nhiều cô chủ tôi đã có một bờ vai để nương tựa. Lại một lần nữa tôi chứng kiến sự thay đổi của con người sau tình yêu và hôn nhân. Cô trông như trẻ ra đến mấy tuổi. Cái bụng theo ngày tháng lùm lùm dần lên làm cho cô càng rạng ngời hơn. Henry vẫn giúp tôi công việc đưa báo như những ngày trước, kể cả những khi vợ về nhưng Henry vẫn đi giao báo cũng tôi. Thực ra công việc giao báo cũng kết thúc sớm nên Henry thường về nhà trước khi vợ thức dậy. Đúng là đàn ông nước ngoài ga lăng với vợ con thật. Nó trở thành một ông chồng mẫu mực. Sau khi giao báo xong về nhà bao giờ Henry cũng nấu ăn cho vợ. Thấy họ như vậy tôi và Loan hoàn toàn yên tâm và mừng cho họ. Tình cảm của tôi bây giờ chỉ còn dành cho vợ con và Fredy. Fredy đến nhà tôi hầu như mỗi ngày, uống trà cùng tôi và sau đó chơi với con, đưa con đi học. Lúc này do số sinh viên mới nên chúng tôi không còn phải nấu ăn cho cả gia đình nữa. Thường bây giờ thì có vợ tôi và Fredy nấu bữa tối. Vợ tôi nấu ăn cho gia đình còn Fredy thì tự nấu những món cho riêng mình. Những khi cô chủ về nghỉ cuối tuần thì lại cùng Loan hì hụi nấu những món ăn cầu kỳ cho gia đình tôi và gia đình Henry.
Gần đến ngày sinh, cô chủ dọn hẳn về nhà tôi ở cùng chồng. Căn phòng dành cho bố vợ tôi ngày trước giờ đây dành cho gia đình Henry. Nói là cái kho nhưng thực tế là chúng tôi mua cái kho với size lớn nên nó cũng có thể thành một căn phòng cỡ như Master bedroom. Tôi và thằng Trung dọn vào phòng cũ của Henry. Cuộc sống thường ngày vẫn diễn ra bình thường cho đến ngày tôi phát hiện một sinh viên người Columbia là một cậu đồng tính. Nếu như ở Việt Nam cái số đồng tính có thể dễ dàng nhận ra được qua vẻ bên ngoài thì tôi thấy những người đồng tính ở khu vực Mỹ Latin là khó nhìn ra với vẻ bề ngoài nhất. Vẻ bề ngoài của người Mỹ Latin thường làm cho người ta nhầm vì trông họ quá đàn ông. Nét đặc trưng lớn nhất là những bộ râu thật đẹp, thật mượt mà. Điều hay hơn nữa là khả năng tình dục của họ rất cao, họ có thể quan hệ cả với hai giới.
Quay trở lại với chuyện cậu sinh viên Columbia. Cậu tên là Marcello, trước khi qua Mỹ học nó là vận động viên bơi thuyền Kaiak. Thân hình nó tròn lẳn, qua bên Mỹ do không tìm được câu lạc bộ sinh hoạt của dân bơi thuyền Kaiak nên Marcello tham gia vào đội bóng của trường. Dường như biết được thế mạnh của mình hay do thói quen nhưng Marcello rất thích cởi trần. Quanh cậu luôn có rất nhiều các bạn bè vây quanh. Thường thì thời gian ở nhà của Marcello rất ít, nó thường đi đâu đó với bạn bè. Ngôi nhà chỉ là nơi ngủ đêm của nó là chủ yếu.
Một hôm nó về nhà rất muộn. Thường thì tôi không thích điều này lắm vì dẫu sao tôi cũng phải đi làm sớm chứ không được dậy muộn như mọi người. Nghe tiếng xe dừng trước cửa nhà tôi đã biết ngay là nó về. Nó cười nói chia tay với đám bạn bè. Mở cửa bước vào nhà, nó không về phòng nó mà mở ngay cửa phòng tôi bước vào. Tôi đã thức giấc từ khi nó mới về. Thấy nó vào phòng mình, tôi ra khỏi giường khẽ đẩy nó ngược trở ra ngoài:
- Phòng mày ở bên kia. Về bên đó ngủ đi. - Không! Tôi không thích ngủ ở phòng mình. Bữa nay tôi muốn ngủ ở đây. - Không được. Về phòng ngay.
Sức nó mạnh như con trâu. Nó đẩy tôi vào phòng và đóng cửa lại. Tôi bực mình lắm nhưng cũng không muốn làm ai mất ngủ nên hạ thấp giọng xuống. Nó choảng tay ôm gọn tôi lên và nhấc tôi đặt xuống giường. Nó khoẻ lắm, tôi chống không lại. Đẩy thằng Trung nằm sát vào trong, nó bắt đầu chồm người đè lên tôi. Mùi rượu bia phả ra từ đó khiến tôi ngạt thở. Tôi nghĩ chắc là do nó say nên hứng sảng. Nhưng không phải nó say, nó vẫn tỉnh. Nó nói với tôi:
- Lâm, em yêu anh.
Câu nói đó được nhắc đi nhắc lại mấy lần nên tôi biết nó không phải say mà nó đang nói thật. Đôi môi nó cố gắng gắn lên môi tôi nhưng tôi cố gắng né tránh. Tôi bực mình đẩy nó ra nhưng cả thân đôi đã bị nó khoá chặt bằng hai cánh tay lực lưỡng cùng cặp đùi như đùi voi của nó. Điều duy nhất tôi có thể làm là lắc qua lắc lại cái đầu để tránh cho cặp môi của nó gắn vào cặp môi của tôi. Biết là có chống cự cũng chẳng ăn nhằm gì và mọi điều tôi đoán nó sẽ làm cũng giống như những lần tôi làm tình với người ta nên tôi đành nằm im chấp nhận. Thấy tôi ngừng phản ứng, nó nhóm người lên, cưởi nhanh cái áo và cái quần nó đang mặc và cũng nhanh nhẹn không kém, cúi xuống tuột nhanh tất cả những gì vướng víu trên người tôi. Khi cái quần lót trên người tôi bị lột ra, nó trườn người xuống thấp và vục ngay mặt vào khu vực nhiều mùi hôi của tôi. Một điều tôi ghét nhất là những thằng đàn ông hay dùng bộ râu để cà lên người tôi. Nó khiến tôi giảm đến 80% hưng phấn. Thằng này cũng vậy, nó đưa ngay cả hàm râu lởm chởm, cà xiết trên vùng da non của tôi khiến tôi cảm thấy rát. Tôi hất đầu nó ra và nói là không thích. Nó thay đổi chiến thuật, không dùng râu cà nữa mà ngậm chặt luôn thằng nhỏ của tôi. Tôi có một cái tật là rất ghét những thằng đàn ông nào làm tình mà hay hôn lâu hoặc cà râu lên cơ thể. Điểm yếu nhất của tôi là con cu. Bất cứ ai khi nắm được nó bằng miệng cũng là lúc tôi buông xuôi. Tôi luôn thích cảm giác ấm nóng trùm lên thằng nhỏ. Mùa hè cũng vậy mà mùa đông cũng như vậy. Tôi không thích ai dùng tay vọc thằng nhỏ dù mạnh hay yếu. Chắc chắn sẽ chẳng bao giờ tôi tuôn trào bằng những cú vọc của ai đó. Những khi tôi không có cảm tình với ai đó mà không thích giải phòng năng lượng đó là lúc tôi bắt người khác vọc. Nó vẫn cứng như thường nhưng không mấy khi lấy được sữa của tôi. Có hai cách duy nhất để vắt sữa tôi đó là dùng miệng hoặc dùng cái chỗ mà thằng nhỏ tôi có thể tìm được nơi trú ngụ ấm áp. Nhưng với đàn ông tôi không thích dùng lỗ sau mấy. Tôi vẫn không quen được cái cảm giác đó là nơi dơ bẩn. Marcello đã nhanh chóng chinh phục được tôi. Nó thích thú khi thấy dòng sinh lực tràn đầy vào khoang miệng. Nó tính chồm lên chia sẻ cái thứ nhớt nhao ấy với tôi. Tôi lấy hết sức bình sinh tát nó một cái thật mạnh mong cho nó tỉnh lại. Nó tỉnh thật, cố nuốt trôi cái đám lấy nhày ấy và nói Sorry trước khi lảo đảo bước về phòng.
Cho đến mấy hôm sau, tôi mới lại có dịp gặp nó để nói chuyện vì nó hay lang thang với đám bạn bè. Tôi nói rằng hôm trước nó say nên đã nhầm tôi với ai đó mà nó đang thích. Thật ngạc nhiên câu trả lời của nó là đêm đó nó không hề say và người mà nó thích là tôi. Nó làm đúng như con tim nó mách bảo. Tôi nghiêm mặt và nói chuyện với nó. Rằng tôi không thích nó làm như vậy một lần nữa. Tôi đã có gia đình và vợ con tôi đang chung sống cùng tôi. Tôi nói với nó rằng tôi không thích đàn ông, nó vẫn khẳng định lại chuyện nó thích tôi và vẫn giữ nguyên quan điểm ấy. Tôi nói rằng nếu nó không dừng lại tôi sẽ dừng hợp đồng thuê nhà và tìm luật sư đẩy nó ra khỏi nhà. Nó xuống giọng năn nỉ với tôi rằng đừng làm chuyện gì nghiêm trọng, nếu tôi không thích nó sẽ không dám tái phạm nữa.
|
Tôi có máu khùng trong người. Máu khùng ấy đã bị kiềm chế rất nhiều kể từ khi lấy vợ, sinh con. Nhưng do Loan nhiều khi không muốn cản trở tôi trong cuộc sống nên nhiều khi tính khùng ấy cũng được bột phát. Ở lâu Iowa với những lịch trình lặp lại hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng nhiều lúc cũng làm tôi thấy ngán. Kể từ khi qua Mỹ, đi Việt Nam trở về tôi vẫn một cái nghề cũ là giao báo, đưa thư. Có những lúc cũng cảm thấy chán nghề. Tuy nhiên để bỏ nghề mà chạy theo những nghề mới thì cũng không dễ dàng với tôi. Tôi còn gia đình để lo lắng, Loan đang đi học, hai con còn nhỏ. Chính vì vậy mà tôi chấp nhận sự lặp lại nhàm chán của công việc để tồn tại cho qua ngày. Khi Loan kết thúc khoá học cập nhật kiến thức và nhận được tấm bằng cử nhân tương đương bên Mỹ cũng là lúc tính khùng của tôi nổi lên. Tôi bàn với Loan cả nhà sẽ đi nghỉ đâu đó vì đã từ khi ở Việt Nam quay lại tôi chưa hề nghỉ phép. Loan hỏi đi đâu, tôi đề nghị cả nhà sẽ đi Las Vegas chơi. Khi Loan có ý lo ngại về vấn đề tài chính vì gia đình cũng không còn nhiều tiền lắm. Hàng tháng, bao nhiêu lương tôi đều đưa Loan quản lý và chi tiêu trong nhà. Tôi chỉ giữ khoản tiền của Fredy hỗ trợ hàng tháng nhưng do không sử dụng nên số tiền cũng khá nhiều. Tuy nhiên khoản đó tôi vẫn giấu biệt Loan như một khoản quỹ đen tuy nhiên quỹ đen đó cũng chẳng bao giờ tôi sử dụng đến vì có đi đâu và tiêu pha gì đâu. Tôi nói Loan rằng sẽ mượn tiền Fredy để đi chơi cả gia đình một chuyến sau đó về sẽ trả lại Fredy. Tính Loan không thích vay mượn vì không thích phiền hà đến ai. Tôi cũng đâu có thích như vậy nhưng nếu không đi để tiêu tiền thì tôi cũng chẳng biết làm gì với số tiền đó. Tôi gửi về cho gia đình nhưng bố không nhận thành ra tôi phải trả hai lần tiền cước chuyển tiền, cuối cùng tiền vẫn về mình. Hơn nữa đã từ lâu chúng tôi không đi đâu chơi xa nên tôi muốn thay đổi không khí. Tôi nói vớ Loan rằng tất cả mọi khoản chi tiêu cho gia đình tôi sẽ lo và khi về tôi sẽ tự kiếm thêm việc để trang trải cho mọi chi phí. Loan không bằng lòng lắm nhưng cuối cùng cũng phải chiều theo đề nghị của tôi.
Vậy là cuối cùng chuyến đi nghỉ của cả gia đình đã được quyết định. Tôi quyết định cả nhà sẽ bay đi Cali trước để thăm anh Thêm và sau đó sẽ bay qua Las Vegas và từ đó sẽ về nhà. Chuyến đi thật là lắm nhiêu khê. Như tôi đã kể, sân bay Iowa là một sân bay nhỏ nên các chuyến bay thẳng rất ít, đa số đều chuyển tải tại Chicago hoặc một nơi nào đó rồi mới có thể đến được nơi cần đến. Từ Iowa chúng tôi phải chuyển tiếp tại Denver, Colorado. Từ Denver mới có đường bay về Cali. Chuyến bay từ Iowa xuất phát lúc 5h sáng vậy mà tận đến 3h chiều chúng tôi mới bay về đến San Francisco. Đó là chưa kể thời gian từ Iowa mà qua đến Cali chênh nhau 3 giờ. Về đến San Francisco, một sự cố xảy ra cho gia đình tôi. Chúng tôi bị thất lạc toàn bộ hành lý. Chẳng có bất kỳ một thùng hành lý nào được chuyển đến. Chờ đến 1 giờ sau vẫn không thấy, tôi đi gặp đại diện hãng hàng không khiếu nại về việc đó. Thì ra có một sự trục trặc, hành lý của chúng tôi được gửi đến Denver và dừng ở đó. Nhân viên chăm sóc khách hàng nói rằng đã điện cho Denver để chuyển hành lý chúng tôi ra chuyến bay kế tiếp đi San Fran, tuy nhiên để chờ được hành ký đến chúng tôi phải mất ít nhất 5 giờ sau mới có thể nhận được. Họ yêu cầu chúng tôi cung cấp địa chỉ để sau khi hành lý đến sẽ chuyển thẳng về địa chỉ cho gia đình chúng tôi. Chẳng biết địa chỉ ở đâu để báo cho hãng hàng không, tôi gọi điện cho anh Thêm để lấy thông tin. Anh nghe tôi gọi điện thì mừng lắm vì anh ra sân bay chờ chúng tôi đã lâu quá mà chưa gặp được nên cũng có phần lo lắng. Do anh thay đổi phone nên không có số liên lạc của tôi. Cho đến lúc anh thấy tôi gọi thì mừng lắm. Anh cho chúng tôi biết thông tin và nói vẫn chờ ở phía ngoài. Sau khi khai báo với nhân viên của hãng hàng không chúng tôi nhận được khoản bồi thường từ hãng về chuyện chờ đợi của cả gia đình tại sân bay cũng như những phí tổn di chuyển phát sinh về sau cũng như tiền tạm thanh toán để chúng tôi mua quần áo thay đổi chờ khi hành lý được gửi đến. Nghĩ lại cũng hay, do hành lý thất lạc mà chúng tôi được đền bù số tiền gần tương đương với số tiền vé. Tôi cười nói với Loan rằng như vậy là mình lời hơn dự tính. Gia đình tôi có gần đủ số tiền cho vé bay của cả nhà. Phụ nữ cũng lạ, chỉ cần một chút như vậy cũng làm cho họ cảm thấy hài lòng. Tôi biết Loan không phải là ham tiền nhưng số tiền hãng hàng không đền bù làm cho Loan yên tâm là có thể cắt bớt một khoản tiêu tốn khi đi chơi.
Ra khỏi sân bay, anh Thêm chờ chúng tôi đã hơn một tiếng đồng hồ, anh cảm thấy sốt ruột nên khi thấy gia đình tôi xuất hiện, anh mừng lắm. Anh đưa chúng tôi ra xe cùng về nhà. Quang cảnh ở Cali đông người làm Loan có cảm giác thích thú vì bên Iowa dân số ít nên cũng ít người ở ngoài đường như ở Cali. Loan nói nhìn thành phố bên Cali có gì đó giống với Việt Nam. Tôi cũng vui vì thấy Loan bắt đầu thích Cali.
Anh Thêm đưa chúng tôi về nhà. Anh thuê một căn hộ biệt lập, nhà tương đối rộng rãi nhưng lại chỉ có một phòng ngủ. Chúng tôi định đi mướn phòng ở Motel nhưng anh Thêm không đồng ý, vì như vậy không thuận tiện cho lắm. Cuối cùng ba mẹ con Loan ngủ trong phòng của anh, còn tôi và anh thì trải nệm ngủ tại phòng khách. Về Cali anh Thêm không kinh doanh nhà hàng nữa, anh chuyển qua làm nghề Construction cùng mấy người khác. Anh làm theo kiểu đầu tư, anh đứng ra mua nhà và anh em cùng sửa đi để bán lại. Chính vì vậy mà anh vẫn chưa mua nhà, anh quyết định kinh doanh thêm thời gian nữa thì mới mua nhà. Nhà ở Cali quá đắt so với nhà bên Iowa. Một căn nhà bên Cali có thể mua được 2-3 căn nhà bên Iowa, chưa kể là nhà bên Iowa sẽ đẹp hơn. Nói chung công việc của anh bên Cali cũng phát triển tốt. Duy nhất có một điều là anh vẫn chưa có thời gian học thêm tiếng Anh. Có những khi mua bán không thuận tiện lắm vì anh không biết tiếng nên không giao dịch trực tiếp với cánh địa ốc người Mỹ mà vẫn chỉ mua qua những nhân viên địa ốc người Việt. Anh nói rằng như vậy là mình bị thiệt thòi cũng nhiều vì họ thường bắt chẹt nhiều khoản. Rồi còn bao nhiêu khoản khác như mỗi khi mua được nhà, anh lại phải thông qua những người có bằng kiến trúc sư để làm giấy xin phép sửa chữa, nhiều khoản chi phí nên cũng không có lời nhiều. Mặc dù tốc độ mua và bán nhà thì nhiều nhưng lợi nhuận không được như ý muốn. Anh muốn vợ chồng tôi chuyển qua Cali cùng anh làm việc. Có như vậy anh mới yên tâm. Tôi biết là như vậy nhưng chắc chắn Loan sẽ không chịu mạo hiểm mà chuyển nhà. Loan luôn thích sự yên tĩnh và ngại sự thay đổi. Ở Cali chơi mấy ngày, anh Thêm đưa chúng tôi đi chơi loanh quanh mấy nơi cũng khá hay và đẹp. Thời tiết của Cali làm cho Loan thích. Nó không nóng như ở Iowa và cũng không lạnh về mua đông. Thời tiết Cali quanh năm giống như thời tiết Đà Lạt nhưng dễ chịu hơn Đà Lạt vì độ ẩm không khí thấp nên không thấy bức bối hoặc có mồ hôi mỗi khi ra trời nóng. Anh em tôi ngày nào cũng kiếm đồ về nhậu lai rai khi mẹ con Loan đã đi ngủ. Thằng Trung ngày đầu đến Cali được gặp bác Thêm nó mừng lắm. Thằng bé đi đâu cũng bám chặt lấy bác. Buổi tối bao giờ tôi cũng phải chờ cho con ngủ mới bồng được nó vào ngủ cùng mẹ. Mấy ngày ở Cali chơi cũng là mấy ngày anh Thêm lại nhắc cho tôi đến việc giải phóng năng lượng. Tôi thông cảm với anh nhiều. Không những anh chung thuỷ với vợ mà một hạn chế nữa là anh không biết tiếng Anh nên cũng không thể quan hệ được với số gái đứng đường. Anh càng ngày càng quý tôi hơn.
Ở chơi với anh Thêm ba ngày, chúng tôi lại lên đường đi Las Vegas. Chặng đường từ San Francisco qua Las Vegas chỉ là chặng ngắn nên chúng tôi bay chỉ mất gần hai giờ đồng hồ. Từ trên cao nhìn xuống tôi thấy Las Vegas là một thành phố nằm giữa sa mạc, bốn xung quanh chẳng có gì ngoài những vùng đất trống cằn cỗi. Vậy mà khi đặt chân lên Las Vegas tôi mới thấy khác hẳn. Thành phố giống như một thiên đường của chốn ăn chơi. Những khu Casino rộng lớn chiếm từng khoảng đất mênh mông. Người ở Las Vegas quá nhiều, khắp nơi trên đất Mỹ và khách từ các nước kéo đến quá đông. Trục đường chính của Las Vegas lúc nào cũng đầy ắp người. Có rất nhiều trò để tiêu khiển, có quá nhiều dịch vụ cho người ta tiêu tiền. Lúc đầu tôi cũng hơi ngại vì nghĩ rằng nó là thành phố du lịch, là thành phố của dân đỏ đen nên chắc chắn giá cả sẽ đắt hơn các nơi khác nhưng thực tế thì giá cả cũng bằng với các nơi khác. Nghĩ lại mới thấy cách làm du lịch của người Mỹ là hay. Họ không bắt chẹt du khách để sau đó du khách có thể sợ mà không dám quay lại. Có nhiều loại dịch vụ còn rẻ hơn cả một số nơi. Ai đến với Las Vegas cũng muốn quay lại.
Thời tiết của Las Vegas khác hẳn với các bang khác. Nó là kiểu khí hậu sa mạc nên lúc nào cũng cảm thấy khô chứ không dễ chịu như ở Cali. Tuy nhiên những người thiết kế các sòng bài cũng có đầu óc tốt. Họ tạo ra luồng khí ẩm chạy trong cả hệ thống của sòng bài nên những lúc ở trong các sòng bài bao giờ cùng cảm thấy dễ chịu hơn ở bên ngoài. Điều này giữ chân du khách ở lại trong sòng bài để tiêu tiền. Một cái hay nữa là họ thiết kế ánh sáng trong các sòng bài khiến cho du khách mất hẳn phương hướng về thời gian, đứng trong sòng bài du khách không thể biết được là mấy giờ trừ khi nhìn đồng hồ hoặc bước ra ngoài. Tuy nhiên Las Vegas không phải là thành phố chỉ dành cho các sòng bài mà nó là nơi tập trung rất nhiều dịch vụ giải trí khác. Có rất nhiều trò chơi dành cho người lớn và con nít. Las Vegas cũng có rất nhiều tour du lịch dành cho khách. Giá phòng ngủ tại các khách sạn ở Las Vegas cũng không cao, so với nhiều nơi nó còn rẻ hơn nữa. Những dịp nghỉ lớn hoặc chỉ cuối tuần giá khách sạn mới tăng cao còn bình thường thì khá thấp.
Chúng tôi ở Las Vegas chơi một tuần rồi bay về Iowa. Trước lúc đi Loan cứ nghĩ rằng chuyến đi sẽ phải đắt đỏ lắm nhưng thực tế không đắt như chúng tôi nghĩ nên Loan có vẻ hài lòng với chuyến đi. Dọc đường về Iowa, Loan luôn nhắc lại với tôi những thú vị tại Las Vegas. Tôi biết đó là tín hiệu cho thấy rằng sau này nếu tôi thuyết phục Loan chuyển về Cali sẽ thuận tiện hơn. Tuy nhiên dự định chuyển về Cali của tôi cũng chỉ thực hiện được sau chuyến đi đó hai năm nữa.
|
Cuộc đời chinh chiến của tôi chưa một lần chịu thất bại. Tôi luôn là người ban phát tình cảm cho người khác, chưa bao giờ tôi phải luỵ tình và yêu ai tới mức mù quáng. Những người đi qua cộc đời tôi luôn nâng niu chăm sóc tôi. Ấy vậy mà có một lần tôi bị thất bại. Cái nỗi thất bại ấy nó lớn quá và ghi sâu trong đầu khiến tôi thay đổi cách nhìn về một sắc dân mà trước đây tôi vẫn thường nhìn họ bằng ánh mắt cảm thông. Tôi đang nói về bọn Mỹ đen. Nhìn cái vẻ ngoài đen đen, da như có màu mốc mốc tôi thấy dấu vết của những năm tháng cơ cực còn làm kiếp nô lệ, hay nghĩ đến những người dân châu Phi nghèo khổ tôi thấy thương họ. Mấy lần đi xe buýt tôi nghiệm ra một điều là những người dân da đen thường hay chui xuống tận cuối xe ngồi với nhau, ít khi họ chịu ngồi trên đầu xe mặc dù xe vẫn rộng rênh. Khác hẳn với dân Á, hễ trên đầu xe còn trống thì thế nào cũng ngồi trên hoặc nếu bên trên đã kín ghế thì họ hay chọn cách đứng trên đầu xe. Cái cách chọn chỗ ngồi, chỗ đứng trên xe buýt lúc đầu tôi chẳng hiểu nguyên do. Theo như tôi nghĩ thì chắc là do dấu ấn của một thời bị phân biệt chủng tộc nó hằn sâu quá nên người ta thường chọn như vậy. Nhưng mãi về sau khi dọn về Cali và thường xuyên đi xe buýt tôi mới hiểu được lý do. Người da đen dù là trẻ hay già cũng thích ngồi phía sau không phải do ảnh hưởng của nạn phân biệt chủng tộc mà do họ thích phía dưới thường rộng hơn và phần nào nữa là do họ thích bật nhạc lớn nên ngồi phía sau đỡ bị tài xế nhắc nhở. Còn chuyện người Á thích ngồi đẳng trước, một phần do ảnh hưởng tính thích hơn người và phần nữa là do họ sợ dân Mỹ đen nên không muốn đến gần. Tôi thấy chẳng có chuyện gì cần phải phân biệt người da này với người da màu kia. Tôi vẫn luôn nhìn người da đen theo một ảnh mắt chia sẻ và cảm thông với họ. Một đặc điểm nữa là dân da đen rất ít chịu học cao, số nào đã học cao là cao hẳn còn không chỉ làng nhàng sau đó bỏ học và tụ bạ chơi bời với nhau.
Lan man tôi chưa đi vào chuyện chính. Công việc phát thư của tôi cũng có nhiều thời gian rảnh rỗi vì lúc sáng ngay khi giao báo tôi đã tranh thủ phân loại thư theo từng địa chỉ mình đi qua và phát luôn nên cũng bớt được nhiều thời gian. Sau thời gian giao báo là thời gian thong thả của tôi. Đậu xe tại đầu con phố và cứ thế lội bộ quanh những khu gần đó để phát thư theo từng nhà. Những năm đó người ta còn sử dụng nhiều thư viết nên khá nhiều thư, nhưng chủ yếu vẫn là những thư quảng cáo, thư gửi bill đề nghị tanh toán. Trông xếp thư thì nhiều nhưng thực tế số nhà thì vẫn giống nhau nên chẳng có gì đáng ngại. Tôi thích đi quanh quanh chừng 2-3 block nhà để giao sau đó mới quay về xe và di động tiếp. Vừa đi làm vừa quan sát các kiểu kiến trúc khác nhau của từng ngôi nhà, nhìn vào từng ngôi nhà mà đoán tính cách của chủ nhân. Có những nhà cây cối luôn được cắt tỉa gọn gàng chứng tỏ chủ nhân có điều kiện và cũng có thể họ có đầu óc thẩm mỹ khá tốt. Tôi quan sát tất cả và đem về áp dụng với ngôi nhà mình ở. Tôi cũng chăm lo cái tạo khu vườn bên ngoài mặc dù đó là nhà thuê nhưng tôi vẫn muốn chăm sóc cho nơi mình ở thật đẹp. Chủ cho tôi thuê nhà cũng thích vì thường phía bên ngoài nhà phải do chủ nhà chịu trách nhiệm. Tất cả cỏ rả nếu không cắt mà để mọc lung tung, hàng xóm gọi điện báo với thành phố thì chủ nhà sẽ phải chịu phạt chứ không phải là người thuê nhà. Tôi thì không như vậy, tôi luôn thích chăm sóc nơi mình ở. Chủ nhà tôi thuê rất thích điều ấy và đôi khi anh ta đưa tôi thêm ít tiền vì công chăm sóc ngôi nhà.
Không những quan sát vẻ bên ngoài của từng ngôi nhà nhưng cái cách sắp đặt bên trong ngôi nhà cũng thu hút sự chú ý của tôi. Mỗi khi có dịp tôi rất thích quan sát cách từng chủ nhà bố trí vật dụng trong nhà. Nhưng luật bên Mỹ khác lắm nên tôi không thể có nhiều điều kiện quan sát phía trong của những ngôi nhà mà tôi thích được. Cái việc này sẽ được giải thích ở một lần khác. Chỉ biết rằng vì cái tật thích quan sát ấy mà một lần tôi đã bị gặp tai nạn. Hôm ấy tôi đi giao thư ở khu mỹ đen. Khu này mặc dù là của những người mỹ đen sống nhưng khá đẹp. Ngôi nhà nào cũng thấy được chăm sóc cẩn thận chứng tỏ những người sống trong khu này có điều kiện và hơn nữa họ chắc chắn là những người có học hành và công việc ổn định. Tôi biết điều ấy vì thứ hai là ngày đổ rác của khu thì thứ ba nào tôi cũng thấy có nhiều thợ cắt cỏ đến chăm sóc cho những ngôi nhà trong khu đó. Nói tóm lại là khu nhà tương đối đẹp. Đang đi phát thư tôi thấy một người đang cố gắng lễ mễ khuân một thùng đò lớn vào nhà. Tôi đoán đó là một cái tủ lạnh hay gì đó vì thùng khá lớn mà chủ nhà thì không có xe đẩy nên đang nặng nhọc di chuyển. Cái thùng quá lớn khiến cho anh ta không thể nâng lên những bậc thềm được. Tôi dừng lại hỏi:
- Do you need help? - Oh, thank you so much. Please!
Đó là một gã da đen tầm tuổi trung niên. Trông gã cũng khá được. Một điều lạ là những người da đen ai đã xấu thì xấu gớm ghê nhưng cũng có những người nhìn đẹp thì cũng rất đẹp. Vứt tập thư xuống, tôi lao vào giúp gã chủ nhà. Đúng là một cái tủ lạnh. Một người khiêng thì khó nhưng hai người thì cũng dễ dàng chứ không khó lắm. Tôi giúp gã chủ nhà đưa tủ lạnh vào nhà. Gã nhờ tôi cùng tháo thùng và kê tủ lạnh vào chỗ góc bếp. Xong xuôi gã cảm ơn và định trả tiền tôi. Thường bên Mỹ khi ai đó giúp đỡ họ hay dùng tiền để trả một cách sòng phẳng chứ ít chịu hàm ơn ai cả. Người Á mình thì khác, những gì giúp được là giúp còn chuyện lấy tiền thì chẳng ai nghĩ. Mà có lấy thì lấy nhiều chứ ít ít ai lấy cho mang tiếng. Tôi nhất định không chịu nhận tiền. Gã cảm động lắm và chạy vào nhà lấy bia ra mời. Uống bia thì OK nhưng tôi cũng không dám uống nhiều vì còn phải làm việc. Gã mời tôi ra phòng khách ngồi uống bia. Lúc bấy giờ tôi mới quan sát xung quanh căn phòng khách của gã. Phải nói đây là một gã có đầu óc thiết kế. Căn phòng của gã có rất nhiều tiện nghi nhưng rối rắm. Nhìn cách bài trí tôi biết đây là một người có kiến thức về kiến trúc. Quả tình là như vậy. Gã giới thiệu với tôi là gã đang làm việc cho một văn phòng kiến trúc tại thành phố tôi. Gã ngỏ ý mời tôi đi thăm quan ngôi nhà. Đúng là kích thích ngay trí tò mò của tôi. Tôi đi theo gã. Căn nhà quá rộng cho một người độc thân như gã. Một mình mà gã sở hữu tới bốn phòng ngủ và mấy cái nhà tắm. Tất cả đều gọn gàng ngăn nắp, không bừa bãi như những căn hộ độc thân khác. Tôi tò mò hỏi gã tại sao không cho người share phòng để bớt tiền trả nhà, gã nói không thích chung đụng với nhiều người, vả lại thu nhập của gã cũng tạm ổn nên không lo lắng nhiều về mặt kinh tế. Cũng đúng thôi dân kiến trúc mỗi khi vẽ các thiết kế họ thường tính phần trăm trên tổng giá trị công trình nên thu nhập khá là đúng rồi. Gã đưa tôi và thăm khu master bedroom mà gã đang dùng làm nơi ngủ. QUả thật mức độ tinh tế của gã là khá cao.
Gã đột nhiên thay đổi thái độ khi tôi vào trong căn phòng ngủ của gã. Gã đẩy nhẹ tôi xuống giường, vì không để ý nên tôi ngã ngay xuống giường của gã. Gã chồm người nằm đè lên tôi. Chỉ một chút thoáng qua tôi hiểu ngay chuyện gì đang xảy ra. Gã đang thích chiếm đoạt tôi. Suy nghĩ thật nhanh, tôi biết mình sẽ chẳng làm gì được gã to con này. Mặc dù vậy tôi cũng cố gắng suy nghĩ để biết mình sẽ phải làm gì để đối phó lại. Gã trườn lên định gắn đôi môi vào tôi nhưng tôi nhanh chóng né ngang. Tôi không thích hôn đàn ông, trừ những người tôi thực sự có cảm tình. Ngay kể cả đàn bà cũng vậy, tôi chỉ hôn những người mình thích còn những người không thích thì ít khi tôi áp dụng chiêu thức hôn hít. Gã bắt đầu vần vò tôi. Gã bắt đầu lảm nhảm trong miệng những từ khá tục tĩu. Tôi biết được nhiều từ tục tĩu cũng như chửi thề vì cũng hay lang thang trên phố. Với thằng này tôi biết mọi cố gắng về vật lý, cơ bắp chắc chắn là tôi không thể thắng nổi. Tôi đành nghĩ đến một cách có thể trị được gã về sau. Gã bắt đầu sục sạo và cố gắng cởi bỏ quần áo trên người tôi. Tôi cố gắng bình tĩnh móc điện thoại ra khỏi túi quần. Gã rú lên khi quần tôi được tụt xuống. Ngay lập tức gã vục ngay đầu vào đó và làm những động tác hết sức thành thục. Miệng gã vẫn tiếp tục buông ra những câu tục tĩu để biểu đạt sự sung sướng của gã mỗi khi nó rời khỏi khu vực ngã ba để lấy thêm không khí. Tôi bực mình không kém sự nhiệt tình của gã:
- Shut your fucking mouth up!
Gã chả thèm để ý đến những gì tôi nói, vẫn cứ hì hục nhiệt tình cố gắng vắt những dòng sinh lực của tôi. Đằng nào cũng lỡ rồi nên tôi quyết định xả nhanh cho xong chuyện. Tôi nghĩ rằng mình nhanh chóng cho xong thì chắc gã cũng chán. Nhưng tôi đã lầm. Lúc bắt đầu tuôn trào, gã nổi hứng hơn bao giờ hết. Cái lưỡi dày cộm của gã cứ chà sát vào đầu khiến tôi cảm giác tê buốt lên tận óc. Cảm giác vừa sướng vừa tê buốt khiến tôi phải gồng mình, tổn hao khí huyết khá nhiều. Cả thân tôi rã rời sau lúc ấy. Khi cái vật cương cứng trở nên mềm oặt rã rời, mất hết cảm giác gã mới chịu buông tha tôi. Lúc đo gã mới từ từ đứng dậy và bắt đầu tự cởi quần mình. Tôi biết lý do tại sao gã không cởi quần ngay lúc trước. Thì ra trái với cái bề ngoài to con, con giống của gã khá khiêm tốn. Nó không to hơn của tôi mà trái lại, nó nhỏ hơn. Tôi biết tại sao gã lại rú lên khi nhìn thấy của tôi. Mọi quan điểm lộn nhào hết. Lúc trước tôi cứ nghĩ rằng những gã da đen là cái giống người sở hữu vật dụng to nhất trong tất cả các sắc dân nhưng không đúng như vậy. Kết luận ấy được đưa ra một cách chính xác vì sau này tôi cũng có dịp tiếp xúc với một hai con cu của bọn da đen nữa. Những người nào to thì to quá cỡ còn những ai nhỏ thì cũng nhỏ ngoại hạng, thậm chí còn nhỏ hơn cả những người châu Á nữa. Gã dí thẳng cái vật nhỏ nhỏ ngộ ngộ vào miệng tôi nhưng tôi ngắc đầu từ chối. Biết không thể ép được tôi, gã nằm xuống bên cạnh và kêu tôi nút ti gã. Chuyện đó tôi làm được. Tôi nhay nhay cái đầu ti đen sì của gã. Tay gã liên tục xóc lên xóc xuống cái vật ngộ ngộ của gã. Chẳng được mấy hơi, gã gồng mình bắn lên không trung một lượng lớn sữa, hơi quá nhiều so với cái vật ngộ ngộ ấy. Gã quay sang cảm ơn tôi. Mặc xác thằng ngớ ngẩn, tôi điềm tĩnh trần truồng đi vào nhà tắm của gã để làm sạch những gì trên người mình, kể cả mùi mồ hôi gây gây khen khét từ gã. Khi biết được đối phương nhỏ hơn mình bao giờ cũng đem lại cảm giác tự tin cho chính mình. Tôi chẳng thèm ngại khi trần truồng trước gã. Tôi biết như vậy càng kích thích thêm cho gã thèm mà thôi.
Tắm táp xong tôi mặc quần áo và đi ra ngoài phòng khách nhà gã. Gã cũng ra theo luôn và không quên dí vào tay tôi một nắm tiền. Chắc cũng chẳng nhiều vì toàn là giấy $10 và $20. Tôi gạt tay gã ra và nói:
- Máy biết nãy giờ tao đã ghi âm lại tất cả những gì mày đối xử với tao không. Đây sẽ là bằng chứng tao tố cáo mày trước cảnh sát. Nên nhớ là máy có cướp phone của tao thì tao cũng có thể nhờ cảnh sát khôi phục những gì mày xoá.
Lúc đó gã mới há hốc mồm ra trước những gì tôi đanh thép kết tội gã. Với thằng này tôi phải là kẻ tống tiền mới được. Không thể hiền lành với chúng. Gã quỳ mọp xuống năn nỉ tôi. Gã nói rằng gã cô đơn thực sự, gã đã để ý quan sát và thích tôi từ lâu nhưng hôm nay mới có dịp. Gã nói sẽ trả bất cứ giá nào để được yên ổn. Tôi cho gã tự lựa chọn cái giá mà gã sẽ phải trả cho sự liều lĩnh của mình. Gã đưa ra mức đề nghị là $2000. Tôi thấy cũng hợp lý mặc dù lòng có áy náy ít nhiều. Thời đó $2000 còn có giá hơn bây giờ nhiều lắm. Nó hơn hẳn cả tháng lương của tôi với hai job. Tôi thấy cũng khá được nên chấp thuận. Thực ra tôi chấp nhận vì biết rằng mình có làm quá cũng sẽ đi đến kết cục là gã lỳ ra có khi lại hỏng chuyện vì thực ra tôi chỉ làm bộ chứ nào có ghi âm được gì đâu. Ghi âm phải thao tác bằng hai tay chứ một tay trong lúc bị khống chế thì ghi cái nỗi gì. Chẳng qua tôi doạ gã nhưng không ngờ đầu óc bấn loạn gã đã mắc mưu tôi thôi. Suy nghĩ tôi thấy mình cũng quá đáng một chút nhưng dù sao cũng phải cho gã một bài học vì sự xâm phạm cơ thể không mấy gì trong sạch của tôi. Về sau tôi vẫn qua khu đó làm việc như bình thường, gã nhìn thấy tôi, chào hỏi tươi cười nhưng tuyệt đối không dám đụng đến tôi một lần nào nữa.
|
Điều mừng nhất là cô chủ tôi khi sinh con đã chọn nhà tôi làm nơi sinh. Tất nhiên không phải sinh ngay tại nhà nhưng cô quyết định sau khi ở bệnh viên về cô về thẳng nhà tôi và nói rằng vẫn muốn sinh hoạt cùng gia đình. Với thu nhập của cô và của Henry, họ thừa khả năng thuê một căn nhà lớn để ở nhưng cô vẫn chọn gia đình chúng tôi vì cô nói từ lâu đã coi chúng tôi như nưhngx người thân ruột thịt. Ngày cô đi sinh, tôi và Henry cùng đưa cô vào viện sau buổi trà sáng. Nhìn cái dáng ngây ngay của Henry mà tôi bật cười. Ngày trước tôi không có dịp đưa Loan đi sinh nên tôi cũng không biết lúc đó mình nhìn ra sao nữa. Tất cả động tác, cử chỉ của Henry giúp tôi có thể hình dung ra lúc đó mình nhìn như thế nào. Nhưng vẻ mặt của Henry thì vẫn ánh lên rạng ngời nét hạnh phúc. Có những lúc nhìn vào Henry tôi nghĩ hay nó đã hoàn toàn chuyển giới tính, trở lại một chàng trai bình thường. Nếu được như vậy thì tốt quá. Tôi cảm thấy yên tâm nhiều cho họ. Đưa cô vào viện xong, để Henry ở lại, tôi lại quay về với công việc hàng ngày.
Chiều, xong công việc tôi lại tất tả chạy ngay vào viện. Cô vẫn chưa sinh. Lúc đưa vào viện là 8h sáng thế mà tận 5h chiều cô vẫn nằm trong phòng chờ. Henry sốt ruột ra mặt. Nó đi ra, đi vào. Tôi đến được một lúc thì cô bắt đầu trở dạ mạnh hơn. Tôi nghe những tiếng cô gào thét trong phòng mà như cắt từng đoạn ruột. Henry hoảng sợ thực sự, nó chạy ra ngoài mặt như cắt không còn hạt máu. Nó ôm chặt lấy tôi và nói:
- Cháu sợ! Cháu sợ.
Tôi cố gắng động viên Henry đừng sợ và nên quay lại trong phòng hộ sinh. Tôi nghe mọi người nói rằng lúc sinh con, người vợ rất cần có chồng bên cạnh. Khác với bên Việt Nam, bên này tất cả mọi thứ đều có y tá và điều dưỡng viên chăm lo nên sự có mặt của chúng tôi chỉ là trợ giúp về tinh thần để cho những sản phụ yên tâm. Henry thì được vào phòng sinh còn tôi lẽ dĩ nhiên là ở bên ngoài chờ. Loan gọi điện cho tôi để hỏi thăm về tình hình của cô và dặn chút nữa về nhà mang đồ ăn vào cho hai người. Tôi dặn Loan cứ yên tâm ở nhà với các con, tôi sẽ về khi cô sinh xong em bé. Cho đến tận 9h tối cô mới sinh sau những cơn đau vật vã. Cô sinh một bé gái. Lúc trước khi mang bầu, mỗi lần đi khám thai cô nhất định không muốn biết là con gì mỗi khi bác sĩ hỏi. Cô nói muốn biết vào giờ cuối lúc sinh con. Sau khi thấy Henry ra báo là cô đã sinh bé gái tôi mới hết hồi hộp. Tôi dặn Henry ở lại trông chừng và chạy về nhà lấy thức ăn đem vào. Về nhà Loan đã chuẩn bị tất cả đồ ăn cho ba người. Loan cũng muốn vào viện thăm cô và em bé nhưng vì các con tôi đến giờ ngủ nên Loan ở nhà.
Loan chuẩn bị khá nhiều thứ nhưng lúc vào viện, các y tá không cho cô chủ tôi ăn mà thông báo họ sẽ đem thức ăn đến cho cô sau 30 phút nữa. Vậy là cả một đống đồ ăn tôi và Henry phải giải quyết. Lúc cô còn thiêm thiếp ngủ, tôi và Henry kéo nhau xuống tầng dưới ngồi ăn cơm ngay tại quán cà phê của bệnh viện. Henry mừng lắm. Nó luôn miệng nhắc đi nhắc lại: "Con gái, cháu có con gái rồi chú ơi". Mới có một ngày ở trông vợ đẻ mà nhìn Henry như đã già đi. Tóc nó rối xù lên, chắc chắn đó là hậu quả của những lúc nó vò đầu vì bí. Cho đến lúc bắt đầu ăn tôi mới sực nhớ ra lúc trưa không ai mang thức ăn vào cho hai người. Tôi hỏi, Henry nói rằng lúc trưa bệnh viện có đem thức ăn cho vợ còn nó thì cũng ghé xuống máy bán đồ ăn tự động mua cái bánh để ăn đỡ đói. Nó giải thích với tôi rằng không thấy đói vì hồi hộp nhiều. Tôi thấy thương cho nó, nhìn nó ăn cơm tôi thấy trào nên một niềm thương cảm. Tính nó háu đói lắm, những lúc chú cháu đi làm giấc sáng về bao giờ nó cũng nhanh nhanh chạy ngay vào bếp để lục đồ ăn. Bây giờ việc ăn đồ ăn Việt Nam nó đã quen lắm rồi. Nó ăn tất cả những gì vợ chồng tôi nấu. Nó vẫn hay tự nhận rằng nó thực sự là 75% là người Việt rồi. Nghĩ ra nó nói cũng đúng vì ngoài đồ ăn, nó cũng có cách suy nghĩ như người Việt chỉ còn mỗi cái dáng bên ngoài và ngôn ngữ là nó chưa thể thành người Việt được mà thôi.
Sau khi sinh, cô chủ của tôi còn phải ở viện thêm ba ngày nữa mới được về nhà. Theo đúng quy định là cô sẽ ở một tuần để bệnh viện tiện theo dõi tình hình bà mẹ và em bé. Tất cả chi phí bệnh viện đều có bảo hiểm lo, nhưng vì nóng ruột muốn về nhà, hơn nữa đồ ăn bệnh viện không hợp khẩu vị lắm nên cô đã nằng nặc đòi về. Henry cùng thích về nhà vì mỗi lần bạn bè hoặc các học sinh vào viện thăm và chúc mừng nó cảm thấy không tiện lắm. Cô sinh ngay trong bệnh viện của ĐH Y Iowa nên cũng tiện. Henry trình bày với mọi người nên cũng được ưu tiên đón vợ về nhà sớm.
Cô chủ nói là muốn ở cùng vợ chồng tôi để tiện việc sinh hoạt nhưng việc đó cũng giống như là hai bên cùng tiện lợi. Loan giúp cô những kiến thức ban đầu về chăm sóc con cái, cô thì lại giúp LOan những khi đi chợ, cô trông luôn thằng con trai nhỏ của tôi. Robert rất thích em bé mặc dù nó cũng chưa lớn lắm, mới chỉ chập chừng biết đi. Nhưng nó có thể ngồi cạnh em bé hàng giờ đồng hồ mà không biết chán. Những lúc bên me bé, nó quên bẵng luôn cả mẹ. Chính vì vậy mà Loan rảnh chân tay nhiều hơn. Loan nấu ăn và giặt giũ cho cả gia đình. Cô chủ tôi cũng muốn làm đỡ Loan vài việc nhưng Loan nhất định không cho, bắt cô phải kiêng khem đủ thứ. Được cái con bé con cũng ngoàn, nó ngủ luôn một mạch từ tối đến sáng không quấy khóc gì cả. Cô chủ tôi cũng thuộc diện may mắn. Cô được ngủ đẫy giấc nên sức khoẻ cũng nhanh lại. Cô nhận lãnh trách nhiệm trông hai đứa bé còn mọi việc khác do Loan đảm nhận. Cứ từ sáng sớm con tôi đã đòi xuống chơi với em bé. Thằng Trung thì hình như cũng bắt đầu lớn. Nó không săn đón vồ vập mấy đứa em nữa nhưng lúc nào đi học về nó cũng xuống chơi với hai em. Nó trở thành liên lạc của Loan và cô chủ. Lúc chạy lên nhà lấy cái này, lấy cái nọ, lúc thì lại giúp cô lấy cái khăn, cái tã.
Ông bà bố mẹ cô chủ tôi xuống thăm con, thăm cháu mừng lắm khi có vợ chồng tôi bên cạnh chăm sóc cho con và cháu của họ. Tôi giữ mọi người ở lại chơi lâu nhưng họ cũng chỉ ở có ba ngày rồi nói phải về vì ở nhà cũng nhiều công việc lắm. Từ ngày cô xuống cùng gia đình chúng tôi chờ sinh nở, họ đã phải thay cô trông nom cửa tiệm. Công việc ở quán ăn cũng nhiều nên họ không thể đi lâu hơn được. Ngày nào cũng vậy, cứ những lúc gia đình cùng quây quần bên mâm cơm thì họ lại cảm ơn vì sự quan tâm chăm sóc của vợ chồng tôi cho cô chủ và em bé. Họ nói cho đến lúc đó mới hiểu tại sao mỗi khi có dịp rảnh rỗi cô chủ tôi lại thích xuống với gia đình tôi. Họ coi tôi không phải với vai trò là con cháu trong nhà mà trong các câu nói của ông bố tôi thấy như ông có ý coi tôi như một thông gia. Ông thường gọi vợ chồng tôi là anh chị và luôn gọi cô chủ và Henry là các cháu khi xưng với vợ chồng tôi. Tôi ngại lắm, tôi nói rằng vợ chồng tôi cũng chỉ là con cháu trong nhà và cô chủ cùng Henry là các em tôi. Ông già nói là nhờ có vợ chồng tôi tác hợp nên gia đình họ mới có con rể và cháu ngoại. Nói chung là câu chuyện cứ đẩy đưa theo hướng đó. Tôi và Loan vẫn kêu ông bà và xưng là con. Sau ba ngày ở thăm con cháu, họ về lại Chicago, dặn cô chủ cứ yên tâm trông nom cháu bé, mọi việc trên nhà đã có ông bà thay thế trông nom.
Cô chủ và cháu bé ở cùng vợ chồng tôi năm tháng sau mới về lại trên nhà để trông coi việc buôn bán. Henry vẫn ở lại cùng chúng tôi, cuối tuần lại chạy lên cùng vợ con. Lúc cô và em bé dọn đi, tôi thấy nhà như trống vắng hẳn đi. Thằng Robert cũng hay khóc đòi em bé. Vài tuần chúng tôi lại cùng Henry về thăm cô chủ và em bé của cô.
|
Một chuyện đã làm thay đổi những dự định của tôi lúc trước khi về Cali. Tôi cứ nghĩ rằng sau chuyến đi ấy tôi sẽ thuyết phục Loan cùng dọn gia đình về Cali sinh sống vì nơi đó có khí hậu thật lý tưởng. Tôi đã qua Cali hai lần vào những thời điểm khác nhau nên biết thời tiết ở đó thật dễ chịu. Lúc ấy tất cả những gì tôi quan tâm đến Cali chính là thời tiết và điều kiện kinh tế chứ còn chuyện con người thì tôi không quan tâm lắm. Mọi người thích dọn về Cali ngoài lý do là thời tiết tốt còn một điều nữa khá nhiều người quan tâm đó là ở đó người Việt nhiều, muốn ăn đồ Việt thì dễ dàng chẳng khác gì ở Việt Nam. Hầm bà lằng, tất cả những gì có ở Việt Nam thì ở Cali đều có, không giống như nơi tôi ở, muốn ăn đồ Việt Nam phải đi thật xa mới có một chợ để mua. Tôi thích dọn về Cali vì ở đó quanh năm trời ấm áp, không bao giờ lạnh quá và cũng chẳng mấy gì nóng vào mùa hè. Ra đường thoát khỏi cảnh ru rú trong những chiếc áo khoác dày cộp. Ở Cali lượng mưa cũng không nhiều lắm, một năm chỉ mưa nhiều nhất là chừng 10 ngày nên quanh năm khô ráo. Một điều duy nhất là Cali lại hay có động đất. Nhưng thiên hạ sống được thì mình cũng sống được, chắc cũng chẳng sao. Mấy lần tôi bàn chuyện đó với Loan và cũng có vẻ Loan xuôi xuôi đồng ý. Cũng chưa biết về đó tôi sẽ làm gì nhưng chắc chắn là về đó Loan sẽ tìm được công việc tốt. Loan đã có bằng tốt nghiệp và sẵn sàng đi làm. Các con tôi bây giờ cũng đã lớn khôn hơn.
Nhưng mọi chuyện đảo lộn từ khi chủ nhà thông báo sẽ lấy lại nhà để bán vì họ muốn dọn đi bang khác. Chủ nhà tôi mướn là một người gốc Phi, họ muốn bán nhà thực tế là muốn dành tiền đầu tư về đất nước họ trước khi họ quay về đó sống. Nghe họ nói và nhớ lại những người tôi đã gặp ở Cali, đa số người già thường thích về lại quê hương sinh sống những ngày cuối cùng. Kể ra đôi vợ chồng chủ nhà của tôi cũng chưa đến nỗi già lắm nhưng họ thích đầu tư về quê hương, lập hãng xưởng gì bên đó nên muốn bán nhà. Lúc đầu tôi nghĩ đó cũng là dịp thuận tiện để chúng tôi dời đi vì đằng nào họ cũng bán nhà, nếu ở chúng tôi sẽ phải dọn qua nàh khác. Đàng nào cũng công dọn, nếu dọn đi Cali thì chỉ một lần là xong. Tôi nói chuyện đó với gia đình Henry và Fredy. Henry và cô chủ của tôi nghe vậy thì buồn lắm. Họ mong chúng tôi đổi ý, ở lại Iowa vì với họ chúng tôi đã là một thành viên thân thiết. Chẳng nói gì họ, nếu dọn đi chắc chắn là chúng tôi cũng buồn và nhớ họ lắm. Đã từng sống cùng nhau những ngày tháng từ khi còn khổ cực cho đến lúc sóng gió qua đi, tất cả đều chia sẻ với nhau thì làm sao mà không nhớ nhau cho được. Nhưng khi nói chuyện với Fredy thì nó dứt khoát không đồng ý cho chúng tôi đi. Tất cả những lý do của Fredy đưa ra cũng đều hợp lý cả. Theo Fredy, nếu qua bên đó tôi sẽ lại mất công chờ xin việc mới mà chưa chắc tôi đã có được việc ưng ý như tôi đang làm bây giờ. Trước sau gì tôi cũng phải học kiếm cái mảnh bằng nào đấy cho phù hợp với xu thế xã hội, chắc chắn các con tôi cũng phải đi học và Loan cũng cần thêm trình độ nếu về Cali ở. Mà tất cả việc học hành của cả gia đình thì sẽ phải đóng tiền rất nhiều. Ở lại Iowa để học thì chúng tôi đã được hưởng chế độ của người bản xứ, học phí đóng thấp hơn nhiều so với đi bất cứ tiểu bang nào khác. Về Cali mà muốn đi học chúng tôi sẽ phải chịu chế độ "out-of-state" tức là trả học phí tương đương với học sinh nước ngoài ít nhất là một năm thì cũng khó khăn. Tôi có thể chưa đi học, Loan có thể tạm dừng nhưng các con tôi, chúng không thể ở nhà được. Nghe cũng có phần có lý. Fredy nói rằng để nó xem xét thế nào để xử lý chuyện nhà cửa cho chúng tôi. Vài ngày sau nó đến và thông báo rằng chúng tôi có thể mua lại căn nhà đó nếu muốn. Cho đến lúc đó tôi vẫn lơ ngơ chuyện nhà cửa lắm vì tôi nghĩ mình đâu có đủ tiền để mua. Nghĩ cũng lạ, từ khi dọn đến Iowa chưa lần nào tôi quan tâm tới giá cả nhà cửa ở đó. Tôi cũng chẳng biết là tôi có thể vay tiền ngân hàng để mua nhà, biết thì vẫn có biết láng máng nhưng tôi đâu có biết rằng tôi có thể vay đến 80% tiền để mua. Fredy giải thích với tôi rằng tất cả thời gian qua chúng tôi sử dụng thẻ tín dụng và chưa bao giờ trả chậm nên điểm tín dụng của chúng tôi đã khá cao. Tôi không hề biết rằng trước đây đi mua đồ cùng cô chủ và cũng có lúc đi mua đồ cho anh Thêm, tôi sử dụng thẻ tín dụng nên điểm chúng tôi lên rất cao. Tôi còn nhớ lúc đó Fredy nói đã check điểm tín dụng của chúng tôi và thông báo là đã đạt 800 điểm trong khi điểm tối đa là 850. Như vậy là quá cao rồi. Bàn đi tính lại cuối cùng chúng tôi thoả thuận với nhau là sẽ mua lại căn nhà chúng tôi đang thuê. Tất cả mọi việc Fredy lo cho chúng tôi. Việc duy nhất là tôi và Loan ký tên vào một số chỗ và cũng đánh dấu từng trang rằng chúng tôi đã đọc và hiểu tất cả những gì viết trong hợp đồng mua nhà. Sau đó thêm mấy lần ký vào tờ giấy xin làm loan. Tất nhiên là không hiểu cặn kẽ hết mọi chi tiết nhưng tôi và Loan cũng có thể đọc được những nội dung cơ bản trong mấy mảnh giấy ấy để tránh khỏi những sai lầm có thể mắc phải sau này. Ba tuần sau chúng tôi nhận được thư thông báo từ công ty địa ốc là chúng tôi đã được chấp nhận mua nhà. Lúc đọc kỹ lại tôi mới giật mình, căn nhà đó quá rẻ so với tôi tưởng tượng và nhất là quá rẻ so với nhà bên Cali. Tính sơ sơ tôi thấy là nếu dùng hết số tiền trong tài khoản riêng của tôi cũng có thể trả gần hết cho căn nhà. Còn nếu dùng số tiền trong tài khoản chung gia đình nữa thì chắc chắn là sẽ đủ. Như vậy mỗi lo về tiền nhà sẽ không quan trọng nữa. FRedy không cho tôi dùng tiền trong tài khoản riêng và tài khoản gia đình để trả. Chúng tôi phải mắc nợ ngân hàng mới tốt. Tôi chẳng hiểu tại sao mà mắc nợ thì lại tốt hơn là không mắc nợ. Quả thật với tôi lúc đó vẫn còn là một thằng nhóc trong kinh tế lắm. Tôi chỉ biết đi làm và hàng tuần đem check về giao cho Loan, sử dụng và chi tiêu ra sao tôi cũng chẳng quan tâm. CÒn tiền riêng của tôi thì vẫn được Fredy theo dõi và chuyển tiền vào đó. Theo Fredy thì chúng tôi nên làm thủ tục vay tiền ngân hàng vì lãi xuất rất thấp, trả trong ba mươi năm chẳng có gì đáng kể, hàng tháng đã có những người thuê nhà trả, ngoài ra còn có dư nhiều từ số chênh lệch giữa tiền thuê nhà với tiền trả góp hàng tháng cho ngân hàng. Như vậy là từ đó thay vì trả tiền cho chủ nhà thì chúng tôi trả tiền cho chính mình vào khoản nợ mua nhà, với số tiền thấp hơn rất nhiều so với tiền nhà thu được. Mặt khác duy trì số nợ với ngân hàng và thanh toán hàng tháng thì điểm tín dụng của chúng tôi lại được tăng lên. CÒn một điều lợi thế là cuối năm khi khai thuế chúng tôi có thể lấy lại được vì phải trả tiền nhà. Nghe ra có rất nhiều điều lợi nên cũng êm xuôi chuyện mua nhà. Sau hai tháng thì chúng tôi đã có tên chính thức của mình trên chứng nhận sở hữu nhà. Hôm đó cô chủ đưa bé về nhà tôi, chúng tôi mở tiệc ăn mừng trong hai ngày. Ngày đầu tiên chúng tôi ăn toàn đồ Việt, Loan và cô chủ lo việc nấu nướng. Bạn bè của tôi thì cũng không có ai mấy, chủ yếu là bạn bè của Loan, Fredy và Henry. Ngày thứ hai chúng tôi đãi theo kiểu xà bần vừa Việt vừa Mễ, vừa Mỹ lung bung beng cả vì ngày đầu tiên chỉ chủ yếu là bạn bè, người thân trong nhà, còn ngày thứ hai là ngày các bạn bè của Fredy, của Loan và của Henry.
Ai cũng chúc mừng cho vợ chồng tôi. Ông bà trên nhà cũng xuống chơi với chúng tôi. Tôi cực kỳ vụng về trong việc tiếp khách, người cứ đơ đơ. Tôi ghét nhất là trong ngày đó mọi người bắt tôi mặc đồ Vest. Quen mặc quần áo suồng sã rồi khi diện bộ đồ Vest lên người tôi thấy khó chịu làm sao. Cả người cứ như là khúc cây cứ đơ đơ và tôi rất ngại mọi người nhìn mình. Lúc đầu tôi phản đối kịch liệt không muốn mặc nhưng tất cả mọi người từ Fredy, Henry, cô chủ, ông bà và cả Loan nữa đều bắt tôi mặc. Loan và các con cũng mặc những bộ đồ đẹp nhất. Nhìn Loan với ánh mắt rạng ngời tôi thấy cũng phần nào được bù đắp vì phải mặc Vest. Cả hai ngày tôi đều phải mặc đồ như vậy chỉ có khác ngày đầu mặc một bộ và ngày thứ hai đổi sang bộ khác. Bộ nào cũng làm tôi khó chịu vì nó mới quá và lại trang trọng quá. Trong hai ngày đó tôi có cảm giác như mình đang cưới lại, Fredy là phụ rể và cô chủ của tôi là phụ dâu. Mọi đối đáp với đám bạn mới từ Fredy, Henry và Loan đều do Fredy đối đáp, tôi chỉ có việc đi quanh, gật gật đầu chào đáp lễ. Những lúc căng thẳng, hồi hộp, khả năng ngôn ngữ của tôi kém lắm. Tất cả những gì hay ho trong đầu tôi nghĩ được đều tắc lại ở nơi miệng. Khó khăn lắm thì cũng chỉ có thể thoát ra những từ thật ngắn, thật đơn giản. Bạn bè của tôi từ sở làm có tất cả 6 người thì cũng đến đủ. Tất cả bọn tôi đều là đàn ông. Duy nhất trong nhóm có tôi và một cậu nữa có gia đình còn đâu tất cả vẫn đều độc thân. Khu nhà tôi đất rộng là thế mà ngày hôm đó cũng chật kín.
Chiều tối khi mọi việc đã xong xuôi, chúng tôi lao vào dọn dẹp lại nhà cửa. Công việc xong xuôi, chúng tôi cùng kéo vào nhà ngồi ở phòng khách uống nước. Bộ bàn ghế sofa cũ đã được Fredy và Henry thay thế bằng một bộ mới hơn, rộng hơn. Cô chủ và ông bà mang xuống cho chúng tôi một cái TV mới toanh, ngày đó mới chỉ có cái Plasma chứ chưa có mình hình LED hay 4K như bây giờ nhưng đối với ngày đó cũng là quá đẹp rồi. Tôi còn ngỡ ngàng khi nhìn phòng khách vốn quen thuộc của nhà mình. Tôi cứ nghĩ rằng tôi đang ở đâu đó chứ không phải đang ở nhà mình nữa. Công việc xong xuôi, mọi người rảnh rỗi ngồi quanh phòng khách và bắt đầu đến tiết mục tấn công Fredy của tôi. Ai cũng lên tiếng bắt Fredy phải cưới vợ, lập gia đình để mọi người cùng chung vui. Khác hẳn với thái độ nhanh nhẹn thường ngày, Fredy của tôi trở nên lúng túng khi phải đối phó với bao nhiêu con người đang tập trung xoay mình. Mọi người đang xúm nhau chọc ghẹo Fredy thì chuông ngoài cửa tôi reo lên. Chỉ chờ có vậy, Fredy nhanh chóng vọt ngay ra ngoài đi mở cổng. Theo sau Fredy là một cặp vợ chồng một người Mỹ trắng bước vào. Trên tay tôi thấy họ bưng một hộp gì giống như một hộp bánh. Thì ra họ là những người hàng xóm của tôi, sống ngay kế bên nhà. Tôi cảm thấy hơi ân hận vì không mời ông bà qua dự vui chung nhà mới với chúng tôi. Họ cũng giái thích nhằm làm bớt sự ân hận của tôi là họ cũng mới đi Chicago về nên mới biết nhà tôi đã chính thức mua được căn nhà và quyết định ở lại Iowa. Ngôi nhà bên họ cũng lớn lắm, nhưng giờ chỉ còn hai vợ chồng ở cùng nhau, những người con lớn lên đã đi kiếm việc và định cư hết các nơi khác. Họ đã quan sát chúng tôi một thời gian dài và cũng thích cách vợ chồng tôi sống vì chúng tôi chẳng bao giờ làm phiền lòng tới bất cứ ai sống xung quanh. Thật bất ngờ khi họ nói với chúng tôi rằng, những lúc bận chúng tôi có thể đưa con sang chơi với họ để lo công việc. Một điều tôi thấy ít xảy ra ở cái xã hội biệt lập này. Nước Mỹ người ta ưa sự độc lập và luôn tôn trọng sự độc lập của người khác, ít khi họ giao tiếp thân mật với nhau ngoài những chào hỏi khi gặp nhau ngoài đường. Ông bà Robinson nói chúng tôi có thể giao con cho ông bà trong những lúc bận bịu và tất nhiên họ sẽ trông miễn phí cho chúng tôi điều ấy chứng tỏ họ rất có cảm tình với chúng tôi. Thật là nhiều niềm vui trong chỉ mấy ngày ngắn ngủi. Chúng tôi có thêm những người bạn mới, có thêm những người láng giềng tốt bụng. Vậy là ý định dọn qua Cali của tôi coi như bị phá sản. Tôi gọi điện báo cho anh Thêm biết tin ấy. Anh có vẻ buồn nhưng cũng vẫn chúc cho chúng tôi luôn được may mắn.
|