Đời Trai Bao
|
|
Năm nào cũng vậy cứ đến ngày 25 tháng 12 tức đúng ngày Giáng sinh gia đình tôi lại về nhà anh Thêm tu bạ. Nói tụ bạ cho nó suồng sã chứ thực ra ngày đó anh cúng cho ông bố nuôi. Bố nuôi anh mất ở bên Úc, cứ đến ngày Giáng sinh là anh cúng ông mặc dù năm ông mất cũng đúng ngày Giáng sinh nhưng theo cách người Việt vẫn cúng thì theo ngày âm lịch và tất nhiên những năm sau khi ông mất nó sẽ không trùng vào ngày Giáng sinh nữa. Nhưng anh muốn cúng ngày đó vì đúng ngày Bình, bạn anh sẽ cúng bên Úc còn anh làm vào ngày Giáng sinh cho mọi người cùng có điều kiện sum họp. Nói sum họp cho nhiều chứ thực ra chỉ có gia đình anh và gia đình tôi. Nhà anh có hai đứa, con gái lớn là Trish, thằng nhỏ là Eric. Con Trish lấy chồng và có một đứa con. Còn phía nhà tôi thì cũng có hai vợ chồng và hai đứa con. Thằng Trung có gia đình và hai con rồi còn thằng Robert vẫn chỉ có một mình. Năm nay vợ chồng thằng Trung mới dọn đi Sacramento sống nên không về được, chỉ có hai vợ chồng tôi và thằng Robert qua nhà bác Thêm nó.
Vợ chồng chúng tôi qua anh lúc đầu giờ chiều để Loan cùng chị Nhung, vợ anh Thêm nấu nướng, chuẩn bị. Anh Thêm chạy loăng quăng, còn tôi ngồi coi TV và thỉnh thoảng chạy ra ngoài hút thuốc. Năm nay chúng tôi đón Giáng sinh không ồn ào như mọi năm. Phần thì thằng Trung nhà tôi mới dọn đi nên không về được. Nhà nó cũng chiếm tới bốn người. Còn nhà anh Thêm năm nay cũng vắng lắm. Vợ chồng con Trish ở nhà mới coi chừng nhà không về được. Thằng Eric thì the bạn qua bên Úc chơi, qua bên đó cùng chú Bình nó cúng cho ông nhưng chủ yếu là nó đi du lịch vì bên Úc đang mùa hè ấm nóng hơn. Nhà anh Thêm mới có đứa cháu từ Việt Nam qua chơi cũng được đưa đi coi một căn nhà khác. Anh Thêm vẫn chú tâm vào việc xây dựng nhà cửa để bán. Gần đến Giáng sinh hai căn nhà đã hoàn thiện việc sửa nhưng vì gần ngày Giáng sinh quá nên chưa lên list để bán. Phải qua Tết mới chính thức đưa lên thị trường. Vậy là chỉ có bốn người lớn vừa chuẩn bị đồ cúng vừa nói chuyện qua lại với nhau. Chẳng ai nói ai nhưng rõ ràng tôi thấy một không khí yên ắng, khác hẳn mọi năm.
Năm nào đến ngày Giáng sinh chúng tôi cũng mệt đầu phải la mấy đứa trẻ vì chúng ồn ào quá nhưng năm nay chẳng có đứa nào để la nên vắng lặng hẳn. Năm nay tôi cũng thấy buồn hơn vì thằng Eric nhà anh Thêm qua bên Úc chơi nên chẳng có ai hút thuốc cùng. Anh Thêm bỏ thuốc đã lâu nên tôi chỉ có một đồng minh duy nhất là thằng Eric nhà anh, năm nay nó đi chơi nên tôi cũng không muốn hút nhiều lắm. Căn nhà anh năm nay cũng giống như nhà tôi, rộng mênh mông ra vì thiếu những đứa trẻ.
Cách đây hai ngày tôi có nhận được điện thoại từ Fredy. Em gọi điện chúc Giáng sinh vợ chồng tôi và nói có khi tháng sáu sẽ qua chơi với vợ chồng tôi. Tôi vui lắm nhưng vẫn phải chờ từ giờ đến tháng sáu. Anh Thêm còn giúp được chị Nhung vài việc loanh quanh trong bếp chứ tôi bị lệnh cấm không được loanh quanh trong khu bếp vì tôi có đụng vào thứ gì cũng hỏng nên tốt nhất là tôi làm vai trò lái xe cho vợ và đến lúc ngồi ăn là tốt lắm rồi. Mọi năm tôi vẫn mặc nhiên có một nhiệm vụ là trông nom mấy đứa trẻ con những năm nay chẳng có đứa nào nên một mình tôi lang thang hút thuốc ngoài trời.
Khu vườn nhà anh Thêm nhỏ hơn vườn nhà tôi nhưng có hai cây chanh cực kỳ tốt. Hai cây chanh nhà anh lúc nào cũng sai trĩu quả. Nhà tôi trồng giống chanh ruột hồng nên ít trái lắm. Tôi vào nhà lấy cái túi nylon ra để lấy một ít đem về. Tôi để ý cây chanh này năm nào cũng vậy lúc nào cũng có cả hoa, trái non, trái già. Những trái chanh chín lớn như những trái cam. Tôi bắt cái ghế đứng lên để lấy những trái chanh chín trên cao. Vừa leo lên ghế, tôi nghe tiếng người rên khẽ từ nhà bên. Ngước mắt sang vườn nhà hàng xóm, ngay trong một cái kho nhỏ để cuối vườn của nhà bên cạnh tôi thấy cảnh tượng khá hãi hùng. Cái cửa nhà kho mở toang, trong đó tôi thấy một người đàn ông và một người đàn bà đang làm chuyện người lớn. Năm nay Cali lạnh hơn mọi năm, tôi để ý là năm ngoái chừng nào nhiệt đọ xuống thấp nhất cũng là 12 độ nhưng năm nay trời lạnh hơn nhiều. Mấy hôm nay nhiệt độ thấp nhất ngoài trời thường ở mức 4-5 độ. Sáng sớm có những vệt nước đống băng trên xe tuy nhiên chưa đủ lạnh để Cali có tuyết như những bang khác. Trời lạnh như vậy mà đôi nam nữ kia vẫn cởi hết quần áo và quần nhau thì tôi thấy nể phục. Cả hai đang quay đầu vào bên trong nên không biết rằng những việc làm của họ đã bị tôi nhìn thấy. Tiếng rên từ khe khẽ cứ lớn dần theo nhịp lắc của cơ thể người đàn ông. Cái giống Tây này cũng lạ, khi làm tình thì bất kể từ đâu họ cũng rên hừ hự chẳng cần biết xung quanh. Nhìn từ phía sau tôi thấy đó là một tấm lưng đàn ông còn khá cường tráng. Còn người đàn bà thì hoàn toàn bị che khuất bởi tấm lưng to bè của gã đàn ông nên chẳng biết đó là ai. Cả hai cùng cất tiếng rên la. Tiếng rên tuy không quá lớn nhưng trong cái buổi chiều Giáng sinh vắng lặng này cũng khá dễ để cho những người ở gần nghe thấy.
Tuy chẳng phải là còn trẻ trung gì và cũng đã qua biết bao nhiêu những cuộc truy hoan kiểu như thế này nhưng nó vẫn có tính kích thích cao độ. Tôi quên bẵng việc hái chanh, cứ chăm chú quan sát vào từng chuyển động của cơ thể người đàn ông. Thế mới biết là người chơi chưa chắc đã sướng nhưng người ngồi xem cảm thấy sướng thật. Tuy rằng cố kìm chế nhưng thằng nhóc của tôi đã đánh hơi thấy sự sung sướng nên nó ngóc đầu dậy. Qua mấy lớp quần nhưng tôi biết rằng nó đang cứng lắm và muốn được thoát ra ngoài để tìm cái hang ấm nóng. Một tiếng gằn giọng vang lên, tôi biết là họ đã xong công việc. Gã đàn ông kéo người đàn bà đứng dậy. Tôi vội quay ngoắt tầm mắt hướng vào mấy trái chanh. Tôi biết khi người đàn bà đứng dậy mặt sẽ hướng ra phía ngoài và chắc chắn sẽ nhìn thấy tôi. Tôi không muốn họ biết rằng tôi đã quan sát cả cái quá trình sung sướng của họ. Tôi bứt những trái chanh một cách dứt khoát và bỏ vào trong túi.
- Hey, Merry Christmas!
Tôi quay đầu lại và cũng nói theo thói quen:
- Merry Christmas! How are you? - We are good!
Họ là như vậy. Chẳng ngại ngùng, chẳng thẹn thùng như người Á đông mỗi khi có ai nhìn thấy hành động âu yếm hoặc làm tình. Tôi nhận ra người đàn bà chính là vợ của chủ nhà bên cạnh còn gã thanh niên kia thì tôi mới gặp lần đầu. Tưởng chào hỏi cho xong để họ còn đi làm việc riêng nhưng chỉ có người đàn bà bước vào nhà còn gã thanh niên cũng kéo một cái ghế bên đó đứng lên và tiếp tục bắt chuyện với tôi. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng theo đúng phép lịch sự tôi vẫn phải nói chuyện với gã. Đó là một gã thanh niên còn tương đối trẻ, chừng khoảng ba mươi. Gã là một người lai giữa dòng máu của người da trắng với người Latin. Phải nói những đứa con lai kiểu này đẹp thật. Đa số thừa hưởng làn da của người da trắng nhưng lại kết hợp với nét rắn chắc của dân Latin nên trông rất đẹp. Làn da trắng cộng với màu tóc, đen nhánh khiến những cậu con lai kiểu này có một nét đẹp cực kỳ hoàn hảo. Câu chuyện chúng tôi nói cũng bâng quơ kiểu như người dân ở đây thường nói. Chúng tôi giới thiệu tên và loanh quanh việc thời tiết này nọ. Gã hỏi:
- Anh là... - À tôi là bạn của chủ nhà bên này. Hôm nay chúng tôi về đây cùng tổ chức Giáng sinh với bạn bè. Còn anh.... - Uh, on call. Xin lỗi đã nói như vậy nhưng đó là nghề của tôi.
Tôi cực kỳ sốc trước cách nói chuyện thẳng thắn của gã. Cần giái thích thêm để mọi người hiểu vê cái cụm từ gã vừa nói: on call ở bên này thường chỉ những vị trí được tuyển dụng cho nhân viên mới có thể là dành cho thời gian tập sự khi thiếu người thì chủ lao động sẽ gọi đến làm việc bổ sung vào vị trí thiếu người. Có những người, nhất là những nhân viên làm trong ngành chăm sóc sức khoẻ không muốn ràng buộc nhiều cũng chọn hình thức làm việc on call. Chỗ nào cần người làm việc họ sẽ đến làm lấp vào chỗ trống của vị trí đó. Còn đối với gã thì tôi hiểu công việc của gã giống như những trai gọi bên Việt Nam. Gã cho tôi biết là công việc chính của gã là làm tài xế xe buýt nhưng ngoài ra gã còn phục vụ một số quý bà nếu như họ có nhu cầu phục vụ. Gã thản nhiên giải thích với tôi rằng, lương của Cty xe buýt cũng khá nhưng tội gì không tận dụng sức trẻ để kiếm thêm tiền để tích luỹ. Gã còn giải thích khá tường tận cho tôi cách thức tiếp cận với phụ nữ như thế nào. Họ thường lê la trên những trang Web dành cho hẹn hò và từ đó tiếp cận với nhau, mặc cả với nhau. Lúc đầu khó một chút nhưng sau người này sẽ giới thiệu người kia và như thế là họ đã có những khách hàng lâu dài. Nghe câu chuyện thì gớm nhưng cũng có nhiều nét kích thích. Tôi chưa bao giờ thử theo cách đó nhưng tôi có cách đi riêng của mình. Gã hỏi xin số điện thoại của tôi và chào tạm biệt. Lát sau tôi đã nghe tiếng nổ máy xe và gã lại lao vút đi đâu đó.
Đã đến giờ ăn, anh Thêm đứng ở bậc cầu thang gọi tôi. Tôi xách túi chanh đi vào.
- Ừ lấy chanh về mà ăn. Cái cây này nhiều trái lắm. Qua Tết có khi cũng chẳng có điều kiện mà lấy nữa đâu? - Chị Nhung nói tôi. - Vậy là anh chị tính bán căn này luôn? - Chắc vậy. Khoảng ba tuần nữa cả nhà dọn về bên căn ở đường 24 còn cái này sửa đi bán. - Vậy là ông bà này sắp thành đại gia rồi. Căn đó ba unit mà ở sao hết. - Trước mắt anh chị tính ở một unit trên cùng, cho vợ chồng con Trish ở unit tầng hai còn cái unit tầng dưới cùng chắc để in tiền một thời gian. Sau này con Trish mua nhà riêng và lúc nào thấy mệt không làm việc nữa thì anh chị sẽ cho mướn hai unit. Thằng Eric đang đòi qua chỗ chú Bình nó để sống. Kệ nó đi đâu cũng được nếu không muốn đi thì ở cùng anh chị cũng không sao.
Nhà mới của anh bên đường 24 tôi biết. Căn đó rộng lắm. Mỗi Unit cũng ba phòng ngủ nên khá lớn. CÒn việc anh Thêm nói là in tiền thì chắc mọi người sẽ không hiểu. Trước kia những tiểu bang chấp nhận hợp pháp hoá trồng cần sa quá ít nên anh chị cũng tranh thủ làm thêm vì vậy tầng basement nhà anh vẫn được anh gọi là nơi in tiền.Phải nói là ông bà này tham thật. Chồng làm công ty xây dựng nhà cửa, công việc bận đến nỗi mỗi tuần chỉ được nghỉ có một ngày duy nhất, vợ làm chủ tiệm nail cũng như vậy, thế mà vẫn tranh thủ làm thêm việc in tiền. Tôi biết việc đó từ lâu nhưng chẳng bao giờ muốn bắt chước anh chị. Tôi vốn ưa cuộc sống tĩnh lặng. Nhưng không phải vì không làm như anh chị mà tôi không có tiền. Tôi có cách riêng của tôi để kiếm tiền. Loan cũng không thích sự mạo hiểm nên nhà tôi có tới bốn phòng ngủ và một cái full basement nhưng tôi vẫn để không.
Bàn ăn tràn ngập đồ ăn mà chỉ có bốn người già ngồi cùng nhau. Phải đến khoảng giữa bữa ăn mới thấy thằng Robert chạy về cùng một người bạn của nó. Việc hò hét mỗi khi nâng ly có vẻ rôm rả nhưng cuối cùng chỉ có tôi và anh Thêm uống là chủ yếu. Chị Nhung và Loan thì chỉ nâng ly cho có lệ, thằng Robert và bạn nó uống bia, tôi và anh Thêm nhâm nhi vài ly rượu. Cũng nhanh như lúc về, Robert và bạn nó ăn uống ào ào thật nhanh rồi lại đứng lên chào ba mẹ để phóng đi chơi tiếp. Ở nhà nó thường nói tiếng Anh với vợ chồng tôi nhưng qua bên bác Thêm nó buộc phải nói tiếng Việt. Giống như những đứa cháu tôi bên Việt Nam, mấy đứa con tôi và con anh Thêm đều gọi chúng tôi là bố mẹ hết. Nhưng thằng Robert nó chọn cách gọi ba mẹ vì âm bố hơi khó. Chúng nó lại phóng ào đi sau khi ăn uống. Căn nhà chỉ còn lại bốn người già như lúc đầu.
- Anh tính cài nhà của chú thím có khi cũng sửa nâng lên hai tầng đi để vừa ở vừa cho mướn. Nếu làm anh sẽ kêu mấy thằng thợ về làm cho nhanh. - Em cũng đang tính chuyện đó. Code nhà em và zone nhà cũng cho phép em được làm multy house nên cũng thuận lợi. - Nhà chú ở đó mà nâng lên hai hoặc ba tầng là đẹp đấy. Đất nhà chú là double lot nên làm ra đẹp lắm mà căn nhà lại bề thế. Mình làm lấy không tốn kém lắm đâu. Cứ làm đi có thiếu thì anh chị tiếp cho. - Anh chị cũng cần vốn để làm nữa mà. - Anh chị tính rồi. Anh chị đã bán tiệm nail rồi. Chị Nhung sẽ đi làm part-time cho đỡ buồn, anh thì bán nốt hai căn này chắ quay về in tiền một thời gian rồi cũng nghỉ thôi. - Vâng để bọn em tính. Chắc có khi cái gara dưới em lấy lại để ở vì giờ thằng Trung cũng dọn đi rồi. Hai phòng ngủ đủ cho vợ chồng em và thằng Robert là được. Em đang tính một là nâng nhà lên 2-3 tầng như anh nói, một nữa là có khi vợ chồng em mua mảnh đất ngoài đường International với góc 94th nhà em đó. Bên dưới làm tiệm cho thuê, bên trên cũng được hai unit vừa để ở vừa cho thuê cũng tạm. Làm như vậy một thời gian sau rồi sẽ quay về nâng cấp cái nhà em đang ở. - Chú thím tính thế nào thì cũng nên quyết định nhanh nhanh vì chắc anh cũng sắp nghỉ rồi. Quay về làm quanh việc nhà cho đỡ cực.
Vợ chồng tôi về nhà lúc 8h tối. Đó là toàn bộ câu chuyện hôm qua Giáng sinh của chúng tôi. Một Giáng sinh không mấy gì ồn ào và hé cho chúng tôi một hướng khác cho cuộc sống. Chưa biết kế hoạch sẽ ra sao nhưng dù sao cũng đã lại qua một Giáng sinh nữa.
|
Sau mấy ngày Giáng sinh, giờ lại xin quay về những ngày xưa cũ.
Trong một lần về Hải Phòng làm việc, tôi tình cờ gặp lại Tuấn. Lúc đầu tôi không nhận ra nó. Bữa đó tôi và Thiện cùng nhau đi uống cà phê sau giờ làm. Một quán cà phê nhỏ nằm ngay con phố trung tâm, gần chỗ tôi và Thiện làm. Kể từ sau mấy lần căng thẳng với nhau vì chưa hiểu nhau, tôi và Thiện đã gần nhau hơn. Chúng tôi thường đi uống cà phê và đi ăn cùng nhau sau mỗi buổi làm việc và lẽ dĩ nhiên có cả những lần ghé qua tổ ấm của Thiện. Tôi và nó lại trở thành đôi bạn như ngày còn học sinh. Nó có vẻ chăm chút tới hình thức bề ngoài hơn. QUần áo là lượt tươm tất, râu ria cạo ngay ngắn. Có lần tôi chọc nó:
- Giá mày cứ như thế này có phải đỡ ế không. Tao đỡ bị mày hành hạ. - Mày nghĩ tao cần "phang" lắm hả? Tao chỉ cần người tao cần thôi. Nói thật, nếu tao thích thì không thiếu gì những kẻ sẵn sàng phục vụ tao vô điều kiện nhưng với những loại đó tao không thèm đâu.
Quả thật, đi chơi với nó một thời gian tôi thấy mọi người thường ca thán nó là một thằng khó tính. Làm việc với ai cũng chỉ hỏi mấy câu, giải quyết được thì giải quyết mà không là nó thẳng thừng đuổi người ta đi. Ai gặp nó cũng ngán ngẩm. Nó thổ lộ cho tôi biết chính cái bản phê duyệt của dự án tôi đưa lên là do nó cản trở. Nó nhìn thấy tên tôi và muốn gặp tôi nên đã không trình ký lúc đầu. Cái thằng thật là mất dạy. Tôi mắng nó một trận nhưng rồi cuối cùng cũng bỏ qua.
Bữa đó, tôi và nó vừa đi vào quán cà phê theo thói quen thì có một thanh niên đang ngồi uống cà phê chợt reo lên:
- Anh Lâm, anh Lâm. Anh về bao giờ?
Tôi nhìn quanh, một thanh niên trẻ. mặc áo sơ mi trắng đang ngồi một mình ở một góc quán đứng dậy đi về phía tôi.
- Em Tuấn này, anh không nhận ra em hay sao?
Quả thực nhìn Tuấn khác hẳn lúc trước. Lúc trước gặp nó thấy mặc đồ cản phục nên có vẻ cứng rắn hơn. Nay nó mặc áo sơ mi trắng nhìn trẻ hơn ra nên tôi không nhận ra.
- Em đang học ở gần đây. Nếu tiện hai anh ngồi uống cà phê với em luôn. - Tuấn, đây là anh Thiện, bạn học cũ của anh. Thiện, đây là Tuấn, bạn thằng Luân. OK anh em mình ngồi uống chung luôn.
Thì ra thằng Tuấn nghỉ hẳn ở bên công an kể từ khi tôi quay về Mỹ. Nó lại lập cho mình một kế hoạch đi du học. Con trai độc nhất nên nó đòi gì mà bố mẹ nó không chiều. Tuy nhiên học tiếng Anh không dễ như nó tưởng nên cũng đã mấy năm mà vẫn chưa đâu vào đâu, nó đang định lên Hà Nội học cho tập trung hơn vì ở Hải Phòng nó lang thang với bạn bè nhiều quá học hành chẳng mấy tiến bộ mà tiến bộ hơn trong khoản lang thang. Tôi nháy mắt hỏi nó:
- Vẫn giữ ý định du học để gặp người trong mộng phải không? - Anh cứ đùa em. Em muốn đi để thay đổi không khí thôi.
Tuấn nhờ tôi tìm giúp chỗ học trên Hà Nôi. Nhà nó không thiếu gì người thân trên Hà Nội và bạn bè nó cũng nhiều nhưng nó muốn tìm nơi nào yên tĩnh và xa lánh lũ bạn để có thể học hành tốt hơn. Tôi nói đùa nó:
- Chú có thích ở chùa không để anh giới thiệu cho? - Thật không anh? Anh có quen ai trong chùa không giúp em với. Em cũng thích ở chùa lắm. - Tôi không ngờ nó lại thích ở chùa. Con người ta thật không dễ gì đánh giá theo bề ngoài. - Tưởng ở đâu chứ chùa thì anh Lâm mày quen nhiều lắm. Chắc là sắp đi tu đến nơi rồi đấy. - Thiện chen vào. Thằng Tuấn không biết tôi đang làm ở mấy dự án tôn giáo.
Tuần lễ sau đó về hỏi ý kiến thày Minh Hiền, tôi đưa nó lên Hà Nội.Tôi không ngờ một thằng như nó mà lại có duyên với cửa Phật đến thế. Nó thực sự kính trọng thầy Minh Hiền. Ngoài giờ học nó dành hết những công việc trước đó tôi từng làm như quét lá, dọn dẹp sân vườn để làm. Tôi còn phát hiện được một điều nữa là nó nấu ăn rất giỏi. Hàng ngày nó nấu ăn cho thầy. Có lần tôi đùa nó:
- Hay chú đi theo thầy luôn đi. Anh thấy chú cũng hợp với chùa lắm đó. - Nói thật là em cũng thích đi lắm nhưng chắc chắn là không bao giờ bố mẹ em đồng ý đâu. Em không muốn làm thầy phải bận tâm vì em. Em sẽ lang thang thêm thời gian nữa để coi sao đã. Anh chuẩn bị nhà cửa đi, em sẽ qua bên anh du học và nhờ anh dài dài đấy.
|
Dự án bước sang năm thứ ba. Như mọi tổ chức khác, chúng tôi cũng luôn phải chạy theo ý kiến của nhà tài trợ để có nguồn kinh phí hoạt động. Trước đó nếu như các dự án chỉ nghiêng về hỗ trợ cho những người sống chung với HIV và những người bị ảnh hưởng trực tiếp như trẻ OVC (con cái của những người sống chung với HIV, các cháu có thể cũng bị nhiễm như bố mẹ hoặc không nhưng nói chung các cháu có nguy cơ lây nhiễm cao, và các cháu chịu nhiều sự kỳ thị phân biệt tại trường học, cộng đồng). Dự án chúng tôi cũng đã triển khai đến nhóm người sử dụng ma tuý (drug users). Một sáng tạotrong dự án của chúng tôi là huy động sức mạnh cộng đồng vào hoạt động phòng chống HIV bằng cách thành lập những nhóm tình nguyện viên. Họ là những công chức trẻ, công chức có tâm huyết với phong trào phòng chống HIV, những nhóm sinh viên tại các trường đại học cũng được huy động tham gia tuyên truyền phổ biến kiến thức. NHóm nào, đối tượng nào cũng mới và luôn phải làm quen để thích nghi với công việc.
Năm đó, sau Hội nghị quốc tế về Phòng chống HIV, trục hoạt động đã chuyển từ chăm sóc sang dự phòng. Thời kỳ này mọi tổ chức áp dụng chiến lược của các nhà chuyên môn về HIV đó là sử dụng cái đầu lạnh. Làm trong dự án mới biết có những điều không giống như mọi người vẫn nghĩ chung về công cuộc phòng chống HIV. Nếu như ngoài đời, người ta chạy theo mốt này, mốt khác thì nói chung chúng tôi cũng như vậy. Khi định hướng đã chuyển sang phương án dự phòng có nghĩa là chúng tôi sẻ chú trọng vào nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao để làm tốt công việc dự phòng chống lây nhiễm mới. Không hẹn mà lên, tất cả đổ xô vào nhóm MSM, Sex-workers (chị em lao động tình dục, hay nói một cách khác đó là nhóm chị em hành nghề mại dâm). Với nhóm MSM ( Men have sex with men), còn khả trợ và đưa vào mô hình tôn giáo được nhưng nhóm SW thực sự khó khăn vì còn nhiều quan điểm của người dân nhìn về tôn giáo hơi khắt khe, và đa số các vị chức sắc cũng không muốn làm những việc quá nhạy cảm như vậy. Với các dự án khác họ dễ dàng thực hiện triển khai cho nhóm SW bao nhiêu thì chúng tôi khó khăn bấy nhiêu. Tuy nhiên công việc cũng phải được tiến hành. Tôi lăn xả vào những cuộc hội thảo, hội nghị kể cả của các cơ quan chuyên ngành y tế, cho đến các khối tổ chức nhà nước như UB Mặt trận mà chúng tôi hay đùa nhau gọi là UM Mặt trâu, Hội Phụ nữ, Hội liên hiệp thanh niên, các Phòng quản lý sinh viên tại các trường ĐH, CĐ cố tìm ra cho mình những đối tác đắt giá. Công việc chẳng dễ chút nào. Ai cũng nghĩ rằng có tiền đem đi làm từ thiện thì dễ nhưng thực tế không phải vậy. Những người bỏ tiền ra tài trợ họ có những nguyên tắc nhất định về mặt tài chính và cả về mặt chính trị nữa. Tuân thủ được các nguyên tắc đó là một vấn đề trần ai, nhất là cho những nhóm cộng đồng, những người có thể chưa tiếp xúc vào các thủ tục thanh toán tài chính. Hàng loạt hoá đơn thanh toán bị trả đi trả về, sửa đi sửa lại cho đúng yêu cầu của nhà tài trợ cũng một phần làm cho các em nản vì kinh phí chẳng nhận được bao nhiêu mà công việc thì cứ như cấp số nhân tăng dần theo ngày tháng. Tôi hiểu khó khăn của các em nên cố gắng tạo những điều kiện tốt nhất để các em hoàn thành công việc. Đôi khi chúng tôi cũng cố gắng giúp các em lấp liếm những thiếu sót bằng cách này, cách khác. Nói sơ như vậy để mọi người biết rằng chúng tôi gặp nhiều trở ngại trong khi thực hiện công việc như thế nào.
Phía Hải Phòng, tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ Thiện. Nó giúp chúng tôi kết nối được với khá nhiều tổ chức cũng như các nhóm đối tượng đích. Ngoài ra Thiện cũng giúp tôi chuẩn bị cho các em những hoá đơn, chứng từ hợp lý nhất. Nhưng việc tiếp xúc với nhóm có đối tượng nguy cơ lây nhiễm cao như MSM hoặc SW thì Thiện cũng mù tịt vì nó chẳng bao giờ quan tâm đến vấn đề này. Đang lúc bối rối thì tôi nhận được thông tin có một lớp tập huấn về kỹ năng làm báo cho dự án "Bầu trời Tím". Đây là một dự án lúc đó đang hoạt động tại Thái Lan và một số nước Đông Nam châu Á như Malaysia, Singapore. Tôi liên lạc và cũng tham gia vào lớp học đó. Thực ra tôi cũng không quan tâm lắm về vấn đề làm báo vì chuyên ngành của tôi chẳng phải là báo chí tuyên truyền gì cả mà tôi biết tham gia lớp học đó là cách tôi có thể tiếp cận với nhóm đối tượng nhanh nhất. Dự án "Bầu trời Tím" chuyên hoạt động trên các dự án dành cho MSM, một cơ hội tốt cho tôi.
Khi có mặt tại lớp học tôi mới tá hoả tam tinh. Thì ra lớp đó dành cho các em có xu hướng sinh hoạt tình dục đồng giới 100%, cá lớp học gồm 45 người chỉ có tôi và một cậu nữa từ UB một tỉnh đến dự. Chúng tôi là những kẻ ngoại đạo hoàn toàn. Ngày đầu tiên tham dự quả thật là một cú sốc nhẹ cho tôi và cậu thanh niên từ UB kia. Cái sốc đầu tiên đó là một số em có dịp tự bộc lộ bản thân mình trước đám đông. Bình thường tại cộng đồng các em luôn phải ẩn mình để tránh sự kỳ thị từ cộng đồng, nhưng đến đó, các em có điều kiện được sống là chính mình. Các em trang điểm, và sinh hoạt gần như những gì các em muốn. Thú thực là tôi có những cảm xúc không mấy gì thiện cảm với nhóm đó. Cái sốc thứ hai đó là một số em hoàn toàn men như chúng tôi nhưng khi giới thiệu về bản thân thì ai cũng ngã ngửa vì các em tự nhận mình là những người đồng tính. Lúc đầu tôi cứ nghĩ rằng chỉ có một số ít các em là nhóm MSM vì mọi người đều nhìn bình thường. Sau phần tự giới thiệu thì mới phát hiện ra là chỉ có tôi và cậu thanh niên từ UB tỉnh đến là kẻ ngoại đạo. Một cảm giác co cụm lại nhen lên trong tôi nhưng tôi biết là nếu mình làm như vậy là cơ hội tiếp xúc cũng đóng lại với dự án của chúng tôi. Tôi tiếp xúc với các em với một thái độ thật gượng gạo, giả tạo mặc dù đã chuẩn bị trước tinh thần. Cậu em kia thì chưa bao giờ có khái niệm về TGT3 nên hoàn toàn sốc và luôn gần gũi tôi. Tôi và cậu được bố trí nghỉ chung phòng. Ngày đầu tiên về phòng nghỉ cậu đã nói với tôi:
- Em đéo biết là cái lớp này lại dành cho những người đồng tính. Có lẽ em bỏ thôi anh ạ. - Bình tĩnh đi em. Anh em mình đều chung ý tưởng phòng chống HIV nên phải cố gắng thôi. - Em đâu có tham gia vào dự án HIV đâu. Nhận được thư mời tham gia lớp hướng dẫn làm báo mà lại do Đài THTW nên em muốn học đôi chút và lại tỉnh em cũng muốn có một người biết về kỹ năng báo chí nên em đăng ký thôi. Nhưng đến đây em mới thấy ghê quá. - Cố gắng đi em. Chắc cũng chẳng có chuyện gì đâu. - Anh thì không có gì vì dù sao anh cũng đang làm dự án, trước sau anh cũng phải tiếp xúc. Còn em, nếu ai mà biết em chơi với dân Bê đê thì sao mà lấy vợ?
Thuyết phục mãi rồi cậu ta cũng chịu ở lại. Có một cái hay là lớp học đó chọn mỗi tỉnh chỉ có một người tham gia tập huấn nên tôi có cơi hội tiếp xúc với khá nhiều nơi. Trong số các học viên ấy, tôi chủ ý đến hai người. Một cậu đến từ Hà Nội và một cậu đến từ một tỉnh miền Trung. Chúng tôi thực sự xúc động khi đến ngày thứ ba, cậu bé đến từ Hà Nội một lần nữa nói về mình. Cậu vừa là một MSM lại vừa là người sống chung với HIV. Nhìn cái vẻ bề ngoài nhỏ bé, có phần khắc khổ cộng với những gì em tâm sự cùng lớp học tôi thực sự thấy xúc động với cuộc đời của em.
Em sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Cái sự nghèo khó ấy được gia tăng vì sự nát rượu của ông bố. Nhà luôn thiếu trước hụt sau. Những đứa con nối nhau ra đời sau những trận say, đánh đập vợ của ông chồng. Nhà có mấy anh em nhưng chẳng đứa nào được học hành đến nơi đến chốn. Ngày còn bé em cũng thuộc diện học khá nhưng do điều kiện khó khăn nên em chỉ học đến lớp 11 thì buộc phải bỏ học vì người vẫn giúp đỡ cho em học là bà dì năm đó lại bị mất nên nguồn học phí em bị cắt luôn. Vẫn tự ý thức rằng sẽ phải cố gắng học để may ra có thể đổi đời được nhưng ước mơ ấy của em đã tan thành mây khói khi bà dì mất. Em phải lăn vào cuộc đời để tự kiếm cho mình miếng ăn và phần nào giúp đỡ cho mẹ. Em cũng là tâm điểm của sự ghét bỏ từ ông bố. Ông ta luôn tìm cách moi tiền để thoả mãn những cơn say. Những trận đòn chồng chất những trận đòn khiến em buộc phải tìm một nơi nương thân để tự đi kiếm sống. Em làm bất kể công việc gì miễn là có được tiền cho mình. Lúc nào em cũng co mình lại như một con chó bị chủ đánh lâu ngày trở nên khiếp sợ với bất cứ ai. Đi làm phụ hồ cho một chủ xây dưng, em đã lọt vào tầm mắt của gã chủ công trình. Đó là một gã bệnh hoạn theo đúng nghĩa đen. Gã có vợ con nhưng vẫn tìm mọi cách quan hệ với cánh thợ lúc nào cũng hừng hực sức sống. Nhưng đã bao nhiêu lần gã bị bà vợ ghen tuông chửi bới nên số công nhân cũng tìm cách lảng xa để được an toàn. Mọi cố gắng để có được những chàng trai trẻ với gã đều khó khăn vì ai cũng đã biết chân tướng thực sự của gã. Do bản tính nhút nhát nên ít khi em tiếp xúc với những người cùng làm. Em cũng chẳng biết về thông tin mà gã chủ bệnh hoạn. Ai cũng nghĩ một người như em chắc chắn không phải là đối tượng của gã vì em vừa nhỏ bé vừa xấu xí nên chắ gã chẳng cần. Chính vì vậy mà không ai tâm sự cho em biết. Em chỉ biết đến lúc đi làm thì đi làm, sau khi mọi người về thì em vẫn cần mẫn thu dọn, cất dẹp những đồ đạc mà mọi người bỏ vung vãi. Ai cũng quý em vì đức tính cần mẫn ấy. Công việc có vất vả nhưng bù lại em không phải chịu những trận đòn chí tử từ ông bố. Em bằng lòng với tất cả những gì mình đang có. Việc công trường em coi như chính việc nhà nên chẳng nề hà bất cứ công việc nào. Rồi sự chăm chỉ của em cũng được ông chủ biết đến. Gã bắt đầu chú ý đến em. Khác với những lần trước, lần này gã không vội vàng lao vào trò chơi tình dục. Phần vì em không phải là một thanh niên như gã vẫn thèm muốn. Dáng người mảnh khảnh của em gợi cho gã một lòng trắc ẩn. Gã cũng có cảm tình với một đứa thợ chịu khó như em. Gã muồn bù đắp cho em chút nào đó để có một thằng thợ thật trung thành có thể giúp gã ngầm quản lý những đứa khác. Nói một cách khác gã muốn biến em thành một điệp viên hai mang giúp gã nắm bắt tình hình thợ thuyền tốt hơn. Gã bắt đầu nán lại và nói chuyện với em. Sau khi biết câu chuyện về cuộc đời em, lúc đầu lương tâm của một người cha thức dậy, gã thương em thật tình. Gã đưa em về nhà trọ, muốn bù đắp cho em phần nào khó khăn của cuộc sống. Em từ chối tất cả những gì gã ưu ái cho em vì em biết rằng mọi đồng tiền đều phải trả bằng các giá khác nhau để có được. Em chỉ bằng lòng nhận những gì em đã bỏ công ra. Gã quý em hơn và thường hay lui tới chỗ em ở. Gã định đưa em đi chỗ khác sống tốt hơn nhưng em không muốn vì còn phải kiếm tiền giúp đỡ mẹ nuôi mấy đứa em. Ban đầu mọi việc hoàn toàn tốt đẹp nếu như (lại một cái "nếu như" làm thay đổi cuộc đời một con người) lần đó em không bị ốm. Em nằm nhà không đi làm được, gã đã ghé lại chỗ em, chăm sóc cho em. Với em gã là một người tốt bụng nhất trên đời. Mặc dù ở gần nhà nhưng không bao giờ em cho mẹ biết chỗ ở sợ rằng ông bố biết sẽ đến làm phiền em. Em bị bệnh nằm nhà mấy ngày thì ngày nào gã chủ công trình cũng đến với em. Trong một lần đi nhậu với đám bè bạn về, gã ghé qua thăm em. Em đã bình phục và có thể đi làm lại. Đêm đó gã ngà ngà say và có ý định ở lại cùng em vì không muốn về nhà với trạng thái say khướt. Gã báo tin cho vợ là ở lại chỗ em. Bà vợ vốn tính ghen tuông và biết tính chồng nhưng chẳng bao giờ bà ta nghi ngờ tình cảm gã có thể dành cho em như đối với những chàng trai khác. Bà ta biết gu của chồng và hoàn toàn yêm tâm về em. Ngay cả em, chẳng bao giờ em nghĩ rằng mình có thể có được những mối quan hệ như vậy.
Đêm đó gã ở lại cùng em trong căn phòng trọ đã có phần thay đổi hơn trước. Trong lòng em lúc đó gã như một vị thánh nhân từ. Chưa từng có ai tốt bụng với em như vậy. Cuộc đời vùi dập em quá nhiều nên với em gã thật là một người đàn ông hoàn hảo. Em nằm trong vòng tay gã chủ công trình, đắm chìm trong niềm hạnh phúc. Nửa đêm, khi hơi men bắt đầu tàn, những đòi hỏi thể xác lại trỗi dậy trong gã. Gã thức giấc với một cậu bé nằm trong vòng tay. Theo phản xạ của những lần truỵ lạc. gã bắt đầu chuyện người lớn với em. Quá bất ngờ vì những gì đang xảy ra, nhưng với em gã đang là một ông thánh nên em chấp nhận mọi chuyện. Cú thúc như xé toang cơ thể em đã đánh thức em nhưng mọi việc đã quá muộn. Một cảm giác đau xé như làm em ngất đi. Gã chủ công trình vẫn còn lơ mơ, thoả mãn xong gã nằm vật ra với vẻ mặt thật thoả mãn. Trong cơn lơ mơ những gã vẫn biết rằng mình đã phá trinh một cuộc đời trong trắng. Cái cảm giác chật chội khiến gã đê mê. Gã nằm ngủ một cách thoả mãn. Về phần em, cơn đau xé khiến em cảm thấy thật ghê sợ nhưng quay lại nhìn vẻ mặt thoả mãn của ông chủ lại giúp em phần nào được xoa dịu.
Rồi từ đó, từ tình cảm quan tâm chăm sóc của một người cha, gã đã biến em thành một nô lệ tình dục. Gã thích cải cảm giác nhỏ bé, chật chội mà em đem lại. Gã bắt đầu tiếc tại sao không để ý đến em từ sớm. Phần em, em bắt đầu khám phá một thế giới mới. Sau những lần đầu tiên đau buốt, em trở nên thèm muốn những lần đau buốt đó hơn. Em đã chính thức trở thành gay như vậy. Em khám phá ra rằng mình chưa bao giờ có thèm muốn với người khác giới nhưng cảm giác với cơ thể đàn ông thì rõ ràng đã là nhu cầu của cơ thể em. EM bằng lòng với cái thứ hạnh phúc vụng trộm đến từng đêm. Mỗi khi không có nó em đã tự nghĩ ra trong đầu hình ảnh của những người đàn ông mà tự thoả mãn những cơn khát của mình. Cơ thể em bắt đầu có những đòi hỏi chung đụng. Mỗi lần gã đến với em là một lần em được thoả mãn cơn khát đó. Tuy nhiên bản chất nhút nhát cộng với những mặc cảm về bản thân cũng chỉ cho phép em dừng tại đó. Em không dám nghĩ đến những người đàn ông khác. Em chỉ chờ đợi những cơn say mà gã đến với em. Rồi một ngày hung tin đến với em. Bà vợ vốn hay ghen và kiểm soát gã rất chặt trong một lần bị bệnh đến bệnh viện khám và đã được cho biết bà đã bị nhiễm HIV dương tính. Nguyên nhân bà đoán ra ngay sau khi nhận kết quả. Mọi căm giận trút lên đầu gã chồng vô lương tâm, lăng loàn. Gã đi xét nghiệm và cũng biết rằng mình đã bị nhiễm HIV. Nhiễm từ đâu thì gã hoàn toàn mù tịt. Gã đã quan hệ quá lăng nhăng nên không biết nó đến từ đâu nữa. Vậy là mọi hoảng loạn gã trút lên đầu em. Em hoàn toàn chết điếng khi nghe tin đó. Trong cơn tuyệt vọng em đã lao ra khỏi nhà trọ việc đầu tiên là để thoát cơn giận dữ từ gã lực điền. Em hoang mang tột độ đi giữa bóng đêm bao phủ mà không biết về đâu. Em tự oán hận mình đã không nghiêm khắc với chính mình, rồi em oán hận đến người cha vô lương tâm đã đẩy em ra khỏi nhà để rơi vào cạm bẫy cuộc sống. Lang thang vô định đã đưa bước chân em về lại ngôi nhà của mình. Ông bố trong cơn say mèm vẫn nhận ra em và lại tính đuổi để đánh em như những ngày trước. Chẳng hiểu có sức mạnh từ đâu, em phản kháng lại kịch liệt. Giờ đây em đã lớn, cộng với lòng căm phẫn dồn nén từ lâu. Em xô ngã ông bố xuống và bắt đầu những cú đấm trời giáng lên người ông ta. Mẹ em lao vào can nhưng cũng không thể xô em ra được. Cơn giận dữ của em đã khiến ông bố tỉnh hẳn và nhận ra một điều rằng đứa con bé nhỏ ông hay bắt nạt đã thay đổi. Từ đó em sống cùng gia đình nhưng đầu óc thì luôn bấn loạn. Sau cơn giận dữ, em thấy mình muốn chết. Nhưng nếu em chết thì ai sẽ gánh vác cái gia đình vốn nhỏ bé mong manh này. Bà mẹ đang cần em, những đứa em cũng đang cần có anh che chở. Em trở nên bất chấp, ông bố đã thay đổi hẳn, không dám hành hung bà mẹ và những đứa con trong nhà nữa. Em lại vât vờ đi kiếm việc để nuôi sống gia đình. Sự đòi hỏi cơ thể đã đưa em đến với thế giới của những con bướm đêm. Em lang thang ra khu vực mà giới gay hay tụ tập để tìm bạn tình và cũng là nơi dành cho sự mua bán đổi chác của những gã đàn ông lắm tiền, rửng mỡ. Tuy không đẹp, nhưng ban đêm dưới ánh đèn, em nhìn cũng không đến nỗi. Cái dáng nhỏ bé cùng vẻ mặt hơi ngơ ngơ của em đã khiến cho nhiều gã đàn ông lầm tưởng em là một con nai tơ mới lạc vào làng mại dâm. Cuộc sống đã dạy cho em những ký năng có thể đánh lừa khách, cách làm cho khách quý mến mình. Em ngập ngụa trong những lần nhơ nhớp như vậy để có được những đồng tiền giúp đỡ cho mẹ. Chưa bao giờ em đi làm xét nghiệm nhưng bằng trực giác em biết có thể mình đã bị nhiễm HIV từ gã chủ công trình kia. Em lao vào trả thù đời. Cho đến một ngày em gặp một đồng đẳng viên của dự án tuyên truyền về HIV. Bản thân đồng đẳng viên đó từng là người sử dụng ma tuý và bị lây nhiễm HIV từ những lần sử dụng bơm kim tiêm chung. Lúc đầu em có cảm giác sợ những người sử dung ma tuý nhưng qua tâm sự em biết rằng người đó không sử dụng ma tuý nữa. Cái cách sông lạc quan của đồng đẳng viên đã làm em suy nghĩ rất nhiều. Rồi em cũng quyết định đi xét nghiệm. Kết quả cuãng chẳng ngoài dự đoán từ trước của em. Mọi thứ đã được chuẩn bị tinh thần từ trước nên cái dấu cộng chẳng làm em suy sụp nhiều. Em đã đến với chương trình phòng chống HIV như vậy. Em trở thành một đồng đẳng viên, nhưng cuộc sống không thể chỉ sống bằng đạo đức, cuộc sống vẫn cần có những đồng tiền sạch sẽ hay bẩn thỉu để duy trì. Em vẫn không biết làm sao để thoát khỏi cuộc đời nhơ nhớp như vậy. Với bản thân thì có lẽ em không khó khăn lắm nhưng còn trách nhiệm với gia đình. Em vẫn ở lại với cuộc sống nhơ nhớp hằng đêm nhưng có khác là em luôn bắt khách phải có BCS mỗi lần quan hệ. EM đã biết từ chối những người không sử dụng bao. Em không muốn những bất hạnh đổ lên đầu bất cứ gia đình nào. Em hiểu được cuộc sống hơn và nguyện cuộc sống còn lại sẽ hiến dâng cho công cuộc phòng chống HIV. Em tham dự lớp học với ước mơ mình có thể trở thành một người đưa tin giúp cộng đồng hiểu hơn về căn bệnh thế kỷ và có những kiến thức để bớt kỳ thị những người như em.
Câu chuyện của em được kể trong nước mắt và cả hội trường cũng vỡ oà trong những tiếng nức nở vì thương cảm cho em. Tôi tin rằng em sẽ thực hiện được ước mơ đó. Sau này em trở thành một đồng đẳng viên tích cực nhất của tôi. Tuy răng cơ hội trở thành một nhà báo của em chưa thành hiện thực vì em còn gặp rất nhiều rào cản về thủ tục hành chính nhưng những câu chuyện của em được chia sẻ nơi này, nơi kia đã giúp cho những người nghe có thêm nhận thức về cuộc sống của những người thuộc TGT3 cũng như những người đang chịu sống chung với HIV. Em đã cũng tôi rong ruổi rất nhiều để cùng chia sẻ với cộng đồng câu chuyện về một người đồng tính. Tôi cố gắng tạo điều kiện cho em sống có ích hơn. Từ ngày ông bố bị cậu nổi điên cũng bớt dần thói hành hung vợ con, những đứa em cũng bắt đầu trưởng thành và bắt đầu có thể giúp đỡ cho mẹ. Ai cũng quý trọng em nhưng vẫn không một ai biết rằng em đã mang một án tử hình treo lửng lơ trên đầu. Cái chết có thể cướp em đi bất cứ lúc nào. Điều ấy thì cả tôi và em và những người làm công tác HIV đều biết nhưng quan trọng nhất là em đang sống từng ngày có ích cho xã hội, cho cộng đồng. Em trở thành người nổi tiếng trong giới làm về HIV nhưng em không muốn xuất hiện trên bất cứ trang báo hay kênh truyền hình nào, đơn giản là em không muốn mẹ và những đứa em bị suy sụp. Ngày nào đó, khi ra đi em sẽ ra đi như một người bình thường mắc một chứng bệnh nào đó. Em sẽ thanh thản hơn và những người thân của em không chịu những cú sốc mà em đã từng trải qua. Cuộc sống hiện tại của em là dành cho cộng đồng và những người thân.
|
Trong một buổi gặp mặt thường niên của một tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, tôi tình cờ gặp một cô gái đến từ một tỉnh miền Trung. Cô kể cho tôi nghe khá nhiều về những khó khăn mà nhóm SW của các cô đang gặp phải. Tôi nghiệm ra một điều, trái với vẻ bề ngoài tỏ ra lạnh lùng, bất cần đời của những chị em thuộc nhóm SW là những trái tim mong manh, nó có thể bị vỡ bất cứ khi nào. Thân phận của những SW thì ở đâu cũng giống như ở đâu, chẳng ở đâu họ được đề cao vì cái nghề mà họ chọn hoặc bắt buộc phải chọn chẳng phải là những gì chuẩn mực xã hội yêu cầu. Nhóm của các cô lại không may ở vào cái địa bàn đang thực hiện "ba không": không trộm cắp, không ăn mày, không tệ nạn. Thành phố nơi các cô sinh sống đang cố gắng xây dựng một điển hình trong cả nước. Có nhiều chế tài khiến cho người ngoài cuộc nếu đọc những bài báo, những bản báo cáo thì đúng là một thiên đường của cuộc sống. Chính vì vậy tất cả những dự án can thiệp về HIV đều không thể đến được với thành phố đó. Tất cả các dự án khi đến đều được họ hoan nghênh nhưng sau đó lại nhận được một lời cảm ơn và nói rằng họ đang cố gắng phấn đấu thành một đô thị điển hình với cái tiêu chuẩn "ba không" đã được đề ra. Các cô gái mà tôi gặp thực sự họ là những người dũng cảm. Trước thực trạng tất cả những người có số phận nghiệt ngã như các cô và những người đang sống chung với HIV và biết bao những tiềm ẩn nguy hiểm khác đang rình rập, các cô đã dũng cảm tìm đến các tổ chức xã hội dân sự trong khắp cả nước. Sự tranh giành miếng cơm manh áo của các cô cùng những người ở tầng lớp dưới quả là cơ cực. Tôi không dám nhắc nhiều ở đây vì thực tế cuộc sống vẫn còn khó khăn chẳng phải ở một nơi mà nó diễn ra khắp hành tinh này. Điều mà tôi quan tâm nhiều nhất qua câu chuyện tâm sự của cô đó là một hiện trạng mà có lẽ trước đó tôi và những người làm trong các dự án phòng chống HIV và thậm chí cả những cơ quan khác làm về xã hội cũng không thể ngờ tới đó là hiện trạng mại dâm nam. Tôi rất sốc khi nghe cô nói rằng không biết con số thực tế của những người làm nghề mại dâm nam là bao nhiêu nhưng nếu theo như những người mà các cô tiếp cận được đang làm nghề mại dâm nam ở đó không dưới gì 200 người. Quả là một con số đáng báo động. Tôi và Jonathan quyết định sau hội nghị đó chúng tôi sẽ không quay về Hà Nội mà sẽ cùng cô đi đến nơi các cô đang sinh sống để nghiên cứu.
Từ nơi hội nghị về đến thành phố nơi các cô đang sinh sống khoảng hơn 100 cây số. Tôi ngạc nhiên vì các cô không đi cùng. Thì ra các cô đến bằng xe máy và lại trở về bằng xe máy, vừa tiết kiệm vừa chủ động. Chúng tôi trao nhau số phone và địa chỉ hẹn gặp.
Loang quanh không biết bao nhiêu lâu chúng tôi cũng chưa tìm được địa chỉ mà các cô đã cho. Liên lạc tới lui bằng điện thoại cuối cùng chúng tôi đành đứng nguyên một chỗ chờ mọi người đến đón. Văn phòng các cô được hội phụ nữ hỗ trợ để sinh hoạt nằm mé bên kia đường tàu hèn gì ngay cả cánh xe ôm cũng không biết được. Một cái văn phòng đơn sơ nhất mà tôi từng thấy. Ngoài một cái bàn và hai chiếc ghế kê ở gian ngoài, bên trong căn nhà chẳng có gì khác. Căn nhà khá rộng nhưng không có thiết bị gì nhiều. Nhường nhau tới lui cuối cùng chúng tôi thoả thuận tất cả ngồi ngay trên sàn nhà cho thoải mái vì chẳng lẽ lại người ngồi trên ghế, người ngồi dưới đất. Jonathan chưa từng ngồi đất bao giờ nên khá chật vật nhưng cuối cùng cũng ngồi được.
Tiếp chúng tôi là bốn cô gái xinh đẹp, phải nói là họ xinh đẹp nếu như không nhìn quá kỹ vào đôi mắt của từng người. Dù họ có trang điểm nhưng cũng không xoá đi được những quẩng thâm nơi đôi mắt họ. Dấu hiệu của những người sống về đêm. Tôi đề nghị được nói chuyện với một trong số những thanh niên làm nghề mại dâm nam mà các cô tiếp cận được. Một cú phone gọi đi, lát sau có hai thanh niên xuất hiện. Phải nói là hai cậu này có vẻ bề ngoài khá dễ nhìn. Tuy rằng trông không quá đẹp trai nhưng nói chung là đạt được những yêu cầu của khách mua dâm. Trái với vẻ bề ngoài mạnh mẽ, họ tiếp xúc với chúng tôi khá dè dặt nếu như không muốn nói rằng họ không muốn hợp tác ngay lúc đầu. Để cho những trao đổi thuận tiện hơn, chúng tôi được các cô bố trí sẽ cùng nói chuyện với các bạn trai trẻ trên căn gác để trống ở phía trên.
- Em làm nghề này lâu chưa? - Bọn em cũng mới chỉ bắt đầu thôi anh. - Nếu không ngại em có thể nói cho anh biết lý do tại sao em bước vào con đường này hay không? Anh xin lỗi nếu như câu hỏi đó quá riêng tư, em có thể không trả lời cũng được. - Cũng chẳng có gì đâu anh. Chẳng qua tất cả là cuộc sống mà thôi. Thanh niên lớn lên, muốn có một cái nghề cũng không phải dễ dàng gì. Bọn em đâu có bằng cấp gì để mà cạnh tranh với những trí thức mà những người lãnh đạo ở đây đang ra sức thu hút về từ những thành phố lớn. Chẳng lẽ lại ngồi không để rồi chờ cho đến lúc chết đói sao anh? - Có những nghề mà bọn em có thể làm như xe ôm hay khuân vác này nọ. - Không dễ đâu anh ơi. Bên ngoài thì họ nói thay đổi thành phố trở thành điển hình gì đó nhưng thực chất là họ đang sinh ra một tầng lớp đại bàng mới. Ở đâu cũng có tổ tự quản này nọ, kiếm được một chỗ để đậu xe đón khách cũng không phải dễ, phải chi bao nhiêu thứ tiền mới có thể ngồi mà đón khách được. Cuối cùng bao nhiêu công sức lại bỏ ra để nuôi thêm một lớp người nữa.
Qua câu chuyện của các em tôi dân hiểu những gì các em đang chịu. Ngạc nhiên hơn nữa là số các em tham gia vào công việc này không phải ít. Do sự càn quyét chặt nên hàng đêm các em phải ra tận ngoài quốc lộ 1 nơi không có ai quản lý để đứng đường kiếm khách. Mé trên là chỗ cho các chị em hành nghề SW và mé dưới là địa bàn của các em. Họ thoả mãn cho những khách qua đường, nhất là cánh lái xe liên tỉnh chạy suốt đêm qua địa bàn đó. Khách hàng của các em không cố định vì họ không phải là những người có nhan sắc. Những người trẻ đẹp hơn đã được các nhà nghỉ, phòng karaoke hoặc khách sạn bao hết. Cánh chị em còn đỡ phức tạp về thành phần khác nhưng với nhóm các em thành phần khách thật đa dạng. Họ có thể qua đêm hoặc chớp nhoáng với cánh đàn bà thừa tiền, rửng mỡ muốn tìm thú vui mới ngoài những ông chồng suốt ngày lang thang nơi này nơi khác hoặc những quý ông thừa tiền mà thiếu sinh lý. Thật là lùng khi nghe các em nói về giá cả của một đêm hành lạc như vậy. Nó chẳng hơn gì giá cả mà các cô gái từng làm. Nhưng cái khó của các em là khả năng không thể như các cô gái được. Họ không thể tiếp nhiều khách trong một đêm. Chuyện một đêm nhiều lần chỉ dành cho những người lâu lâu làm một lần còn các em là những người phải làm nó hàng đêm nên rất khó có khả năng đáp ứng được những yêu cầu quá sức như vậy. Các em chấp nhận tất cả những lời mời từ cánh đàn bà cho đến sở thích của những cánh đàn ông. Đàn nào cũng được miễn là có tiền thì các em đều phải làm. Có những em từ lúc mới bước vào nghề còn là một trai thẳng nhưng thời gian đã bào mòn và biến các em thành một người đa nhân cách, đa hệ (theo cách nói của các em). Tương lai mờ mịt, nguy hiểm thì luôn rình rập khắp mọi nơi. Không thiếu gì những em đã bị mắc các bệnh xã hội và tệ hơn nữa là có những em đã bị dính HIV. Biết rằng nguyên tắc là đều phải mang BCS nhưng có những vị khách có những yêu cầu quái đản nên các em cũng đành nhắm mắt làm ngơ. Ban đêm thì hành lạc còn ban ngày thì lại ngủ vùi để bù lại những năng lượng đã mất sau một đêm dốc hết sức. Khuôn mặt các em ban ngày có một đặc điểm chung là một khuôn mặt của sự thiếu ngủ, những nét phờ phạc.
Chúng tôi quyết định sẽ cùng các em qua một đêm ở ngoài hiện trường. Việc này chỉ mình tôi làm được còn Jonathan phải nghỉ lại khách sạn. Quả như em nói, khi màn đêm buông xuống đó là lúc những con bướm đêm bắt đầu xuất hiện. Do được em giới thiệu nên tôi không bị ai làm khó dễ ở nơi các em đứng chờ khách. Họ cũng có những ích kỷ khi chiếm giữ địa bàn. Những người mới và những người lạ không dễ gì đứng ra đó để đón khách như các em được. Khách quả là đa dạng. Những quý bà hoặc những quý ông chạy xe máy ngang, dừng lại lập tức cả nhóm người xô ra. Những cái nhìn soi mói, những câu mặc cả xì xèo rồi một ai đó trong số họ sẽ ngồi lên sau xe chạy mất hút vào bóng đêm. Cảnh này tôi cảm thấy quen với một cảnh ở bên Mỹ. Đó là những khu chờ việc của cánh thợ chân tay. Thành phố nào cũng có những nơi như vậy. Những ai không có sở làm đều đến đứng ở đó và chờ những người thuê mướn lao động chân tay theo giờ hoặc theo ngày, theo buổi. Mỗi khi có một chiếc xe chạy tới họ cũng nhao ra cố kiếm cho một một việc làm. Mức lương cứ thấp dần theo thời gian của ngày. Buổi sáng lương sẽ cao hơn, tầm trưa giá cả lại khác và tầm chiều thì mức nào họ cũng phải chấp nhận. Có những khi đứng cả ngày mà chẳng có ai mướn dù chỉ là một vài giờ để có thể kiếm cho mình một vài đồng ít ỏi. Xin bạn đọc đừng ngạc nhiên và kết luận rằng tôi đang nói xấu nước Mỹ. Thực tế là như vậy. Những điểm dành cho lao động tự do như vậy có rất nhiều trên đất Mỹ. Mặc dù biết lực lượng lao động đó chủ yếu là những người nhập cư trái phép không có giấy phép lao động nhưng chính quyền vẫn để mặc cho họ có thể kiếm được đồng tiền để sinh sống. Chính vì vậy mức tiền trả công cho những loại thợ như vậy rất thấp. Thấp nhưng họ vẫn phải làm, làm để tồn tại, lại để hy vọng có được những đồng tiền ít ỏi gửi về cho những người thân ở một nơi nào đó thật xa. Tình cảnh của các em ở chợ tình ban đêm ở đây tôi thấy cũng chẳng mấy gì khác những người lao động chân tay ở trên nước Mỹ. Ở đâu thì cũng là bất hợp pháp, ở đâu thì cũng là bán sức lao động để kiếm sống. Có khác là ở chỗ, trên đất Mỹ, chính quyền có những điểm như vậy cho họ chờ được thuê mướn, và không có ai làm đại bàng, đại ca gì ở những chỗ như vậy. Còn ở đây các em chẳng có ai cho phép có một tụ điểm chính thức như vậy, và cuộc sống của các em còn cơ cực hơn vì dẫu sao cũng vẫn bị sự kiểm soát của cánh xã hội đen. Đêm dần trôi qua, đám người vẫn kiên nhẫn bám trụ hy vọng kiếm được một khách muộn màng nào đó. Tôi thấy có cả những chiếc xe tải dừng ngang, một em nào đó lên xe và lúc sau trở xuống với dảng vẻ mệt mỏi. Tôi trở về khách sạn lúc bốn giờ sáng.
Thật ngạc nhiên khi thấy Jonathan vẫn còn thức. Trong phòng đang có một cậu thanh niên đang nằm ngủ ngon lành. Cậu bé có một khuôn mặt thiên thần đang nằm ngủ một cách ngon lành trong cái chăn quấn hờ trên người. Jonathan ra hiệu cho tôi đừng làm ồn và kéo tôi ra ngoài. Thì ra Jonathan cũng chịu khó dấn thân hơn tôi nghĩ. Trở về khách sạn, Jonathan lên phòng nghỉ, một lúc sau có nhân viên đến gõ cửa và đưa ra lời đề nghị nếu Jonathan có nhu cầu vui vẻ với ai đó thì họ sẵn sàng đáp ứng. Câu chuyện từ lúc chiều của hai cậu thanh niên khiến cho Jonathan tò mò muốn tìm hiểu. Vậy là Jonathan đóng vai một ông khách đồng tính muốn có một cậu thanh niên giúp vui. Họ đưa đến cho Jonathan ba cậu thanh niên để lựa chọn. Jonathan chú ý đến một cậu bé mang vẻ mặt thật buồn và hay nhìn xuống. Cậu bé nói tiếng Anh khá lưu loát, Jonathan giữ cậu lại, không quên đưa cho nhân viên một ít tiền tip. Vẻ dúm dó sợ hãi của cậu bé khiến Jonathan cảm thấy xấu hổ. Jonathan hỏi thăm tình hình về cậu. Thì ra cậu là một sinh viên của một trường có tiếng trên địa bàn. Cậu chấp nhận làm chuyện đó vì gia đình khó khăn và muốn có tiền để trang trải học phí và các khoản chi tiêu cho cuộc sống của mình. Jonathan đã động viên cậu bé rằng ông không phải là một khách làng chơi. Ông chỉ cần có người nói chuyện cho đỡ buồn. Cậu bé bắt đầu hoảng hốt, cậu hỏi rằng như vậy Jonathan có trả tiền cho cậu hay không. Jonathan hứa rằng ông sẽ trả đầy đủ. Câu chuyện của họ kéo dài cho đến nửa đêm, Jonathan động viên cậu bé ngủ để lấy sức. Cậu bé đã không tin vào câu chuyện Jonathan đang đối xử với mình, nhưng cơn buồn ngủ kéo đến nên cậu đã ngủ. Trước lúc chìm vào giấc ngủ cậu bé không quên cởi bỏ quần áo để nếu Jonathan cần ông có thể làm những gì mà ông muốn. Nhưng Jonathan không phải người như vậy. Một nét khác biệt văn hoá đó là việc hai người đàn ông ngủ chung một giường nên Jonathan đã không ngủ trên giường của tôi hoặc ngủ cùng cậu bé chung một giường. Ông ngồi trên ghế và chìm vào giấc ngủ gật trước khi tôi về đến nơi. Ông cảm thấy thương cho số phận những người như cậu bé. Chúng tôi quyết định hôm sau sẽ quay lại nhóm và làm một điều gì đó cho họ.
Thể theo nguyện vọng của các em, chúng tôi hỗ trợ các em một khoản tiền để thành lập một câu lạc bộ dành cho những mại dâm nam và số tiền nhỏ để các em có kinh phí cùng chi trả cho căn nhà mà nhóm SW đang thuê. Các em sẽ có nơi cùng nhau chia sẻ những khó khăn của cuộc sống, giúp nhau những kiến thức và những thông tin cần thiết. Chính cái nơi được gọi là câu lạc bộ của các em sẽ là nơi nghỉ tạm thời cho các em đã bị đẩy ra khỏi nhà, không nơi nương tựa. Đó cũng là mái nhà tạm cho những người bị bạo hành gia đình cần một chỗ nương thân. Về Hà Nội, tôi quyết định chuyển số tiền hỗ trợ cho các em thông qua một cơ sở tôn giáo mà các em đã nhờ cậy bao năm qua. Vậy là một câu lạc bộ mại dâm nam được ra đời. Nó ra đời trong một hoàn cảnh hẩm hiu mà không ai thừa nhận. Chẳng có một tổ chức chính quyền nào đứng ra giúp các em có được một mảnh giấy công nhận pháp nhân chính thức. Nó đã ra đời và tồn tại ngoài sự kiểm soát của thành phố. Duy nhất có một nơi chịu nhận sự đỡ đầu hay nói chính xác hơn là cơ sở trung gian cho chúng tôi có thể chuyển khoản tiền hỗ trợ cho các em đó là một cơ sở tôn giáo. Nhưng với các em mặc dù ra đời trong sự ghẻ lạnh của xã hội, của chính quyền nhưng chẳng hề hấn gì. Quan trọng nhất là các em có một nơi để cùng chia sẻ hơi ấm ít oi của cuộc sống với nhau đã là điều mà các em chưa dám nghĩ. Câu lạc bộ đó vẫn tồn tại cho đến ngày tôi về nước. Các em vẫn giữ liên lạc với tôi. Điều đáng mừng là các em đã có một mái ấm tinh thần vì thực sự sự hỗ trợ của chúng tôi cho các em không nhiều. Chính quyền nơi các em ở họ còn đang bận mải xây dựng thương hiệu một thành phố sạch nên chắc chắn sự hỗ trợ của chúng tôi sẽ phải mang hình thức bất hợp pháp nhưng cũng chẳng sao, chúng tôi đã làm được chút gì đó cho những mảnh đời cần được quan tâm, chăm sóc.
|
Trong cuộc đời, có những lúc sai lầm có thể dễ dàng sửa chữa nhưng có những khi sai lầm đã xảy ra khó mà gỡ được. Có chăng chỉ là tìm đến với sự thông cảm lẫn nhau. Có những việc tưởng như rất tốt nhưng hậu quả của nó thì lại trái ngước hoàn toàn. Bạn làm một việc tốt, bạn được lên truyền hình về việc đó. Liệu như vậy có phải là điều tốt hay không? Đa số thì tốt nhưng cũng có những trường hợp lại là một hậu quả mà cho đến nhiều ngày sau, nhiều năm sau người ta vẫn phải ân hận vì nó. Trong suốt quãng thời gian làm về HIV chính bản thân tôi đã từng chịu hậu quả từ những việc làm như vậy.
Năm ấy, sau khi thực hiện xong chiến dịch vận động "Sách đến trường cho trẻ khó khăn", kinh phí chúng tôi còn được một khoản kha khá. Kha khá vì có những đơn vị họ biết muộn nên khi chiến dịch sách chúng tôi thực hiện xong họ mới biết đến. Họ vẫn tiếp tục đến ủng hộ. Vấn đề đặt ra là làm sao phải giải ngân cho hết số tiền đó để không phụ lòng những nhà tài trợ và lại có ý nghĩa cho các cháu. Chúng tôi tổ chức một cuộc họp gồm có ban điều hành dự án, một số nhà tài trợ và có cả đại diện các nhóm cộng đồng. Bao nhiêu ý kiến đưa ra nhưng vẫn không ổn. Gần đến cuối tôi mới thấy phía xa xa có một chị phụ nữ hình như muốn có ý kiến. Chị là chị Gái, chủ nhiệm CLB Hoa Hải Đường, một CLB của những người sống chung với HIV. Tôi hỏi, chị dè dặt đưa ra ý kiến:
- Trước nhất, thay mặt các cháu và các gia đình, tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình của tất cả thành viên dự án đã hoạt động tích cực để cho các cháu có sách giáo khoa đến trường vào năm học mới. Thực sự đây là sự giúp đỡ rất kịp thời cho các cháu cũng như cho các gia đình khó khăn. Thực sự bây giờ cá phương tiện truyền thông có nói rằng phần nào sự kỳ thị của cộng đồng cho nhóm dễ bị tổn thương và nhất là với các cháu đã giảm nhưng cũng chưa giảm nhiều. Tôi thấy nếu được thì các anh chị tổ chức cho các cháu OVC một cái Tết Trung thu thì tốt quá. Con em chúng tôi ở cộng đồng có khi người ta cố ý tránh bằng việc đem quà đến tận nhà tặng mà không cho các cháu có cơ hội hoà nhập với các trẻ khác. Là phụ huynh chúng tôi cũng thấy chạn lòng cho các con nhưng không biết làm cách nào khác. Nếu dự án cho các cháu một đêm Trung Thu như vậy thì tôi thấy thực sự ý nghĩa.
Cả cuộc họp đều ồ lên. Đơn giản như vậy mà không ai nghĩ ra. Ý kiến được thống nhất rất nhanh chóng ngay sau đó.
Từ các nhà tài trợ cho đến các thành viên tham dự đều cảm thấy hết sức phấn khởi bắt tay vào chuẩn bị. Thiết kế và trang trí sân khấu được giao cho nhóm Công chức trẻ thực hiện. Họ là những công chức trẻ trong thành phố, ngày trước họ vẫn hỗ trợ những làng trẻ mồ côi, hoặc làng trẻ khuyết tật nhưng từ khi dự án chúng tôi hoạt động mạnh, họ sang đầu quân xin làm tình nguyện viên cho chúng tôi. Câu lạc bộ Doanh nghiệp trẻ hỗ trợ chúng tôi xe đưa đón trẻ vì chúng tôi có dự tính là sẽ tổ chức cho toàn bộ số trẻ bị ảnh hưởng HIV trên toàn địa bàn thành phố nên phải có phương tiện đưa đón các cháu từ các huyện xa. Số lượng xe không hạn chế, chỉ cần chúng tôi có con số cụ thể và địa điểm đưa đón thì nhóm sẽ hỗ trợ 100%. CLB Sức trẻ, một nhóm tình nguyện gồm các em sinh viên trên địa bàn, nhận trách nhiệm lên chương trình vui chơi và tổ chức các hoạt động chung. Nhóm Âm thanh, gồm các em sinh viên trường CĐ VHNT nhận nhiệm vụ thiết kế chương trình văn nghệ. CLB GF (Green Future), một CLB hết sức đặc biệt đó là sự liên kết giữa đoàn phường và những người sử dụng ma tuý, nhận trách nhiệm lo một đội lân. Họ có đội lân tương đối mạnh trong thành phố nên việc đó hoàn toàn dễ dàng. CLB Mẹ&Vợ, một LCB của những gia đình có người sử dụng ma tuý và sống chung với HIV, lo việc hậu cần gồm cả việc chuẩn bị bữa ăn tối cho các cháu và các phần quà Trung thu. Mọi việc hết sức thuận lợi, công việc chạy ro ro.
Địa điểm tổ chức chúng tôi đã có một địa điểm hết sức lý tưởng nhưng giá thuê lại cực kỳ rẻ mạt. Đó là một công trình hết sức có tiếng của thành phố. Công trình đó tốn không biết bao nhiêu tiền để xây dựng, nó đạt cỡ tiêu chuẩn trung tâm hội nghị quốc gia nhưng sự náo nức chờ đợi nó ra đời bao nhiêu thì sự thất vọng khi nó đưa vào sử dụng cũng không kém. Địa điểm cực kỳ đẹp nhưng từ khi đưa vào sử dụng chẳng có đơn vị nào muốn ra đó tổ chức hội nghị nên nó vẫn trong tình trạng tường cao, rào kín. Một sự lãng phí không hề nhỏ cho người dân thành phố nơi đây. Với dáng vẻ thiết kế là sự cách điệu của một cánh diều vươn lên trời cao nhưng chẳng bao giờ nó cất cánh được dù chỉ là vài cm. Người dân ở đây lúc đầu coi nó là niềm kiêu hãnh nhưng càng về sau nó lại càng trở thành nơi cho người ta đàm tiếu về sự xa hoa, lãng phí. Cũng nhờ như vậy mà kinh phí thuê địa điểm đợt đó gần như chúng tôi được cho không. Cho đến sau này thì cũng chỉ có một lần duy nhất là dự án chúng tôi tổ chức Trung Thu cho các cháu ở đó và sau này là một lần Đại Hội Giới trẻ của bên giáo phận thuê để mở Đại Hội Giới trẻ Công giáo đặt ở đó. Vậy là công trình lại chìm vào im lặng từ sau hai sự kiện hy hữu đó.
Tất cả mọi hoạt động chuẩn bị đều tốt đẹp, chỉ có một điều duy nhất là số trẻ đã vượt hơn so với dự kiến ban đầu. Lúc đầu chúng tôi dự tính là sẽ tổ chức cho khoảng 500 trẻ nhưng về sau tại các địa điểm đưa đón đều điện báo về là số trẻ tăng ở mỗi nơi tiếp đón. Chẳng lẻ gạt các cháu lại, chúng tôi hội ý thật nhanh và quyết định vẫn đón tất cả số trẻ về cùng vui đêm Trung thu. Cuối cùng số trẻ lên đến gần 700. Mọi sự chuẩn bị lại phải tích cực hơn.
Đúng 3h chiều, các xe đưa đón các cháu đã hoàn tất việc đưa đón. Các hoạt động trò chơi lại được nhóm Sức trẻ triển khai. Nhìn các cháu chơi vui, chúng tôi không khỏi rưng rưng vì đó là lần đầu tiên sau rất nhiều năm các cháu mới có dịp chơi thoải mái như vậy. Phụ huynh các cháu thì cứ kẻ khóc, người cười. Họ khóc và cười cũng vì niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà con họ đang được hưởng. Không rào cản, không e dè, các cháu lăn vào các trò chơi một cách thoải mái. Gần đến bữa ăn tối cho các cháu, một số phóng viên của một số đài báo địa phương và trung ương đến lấy tin để đưa tin. Mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, chúng tôi phấn khởi cung cấp tư liệu cho các phóng viên, giúp họ tác nghiệp một cách thuận lợi nhất.
Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn. Đêm đó sau khi vui chơi thoải mái chúng tôi tổ chức đưa trẻ về các địa phương. Từ trẻ đến người lớn ai cũng vui vẻ. Tôi về tới nhà cũng đã muộn nhưng do vui nên cũng chẳng muốn ăn uống gì. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy những ánh mắt ngời lên vẻ hạnh phúc từ những đứa trẻ vốn chịu thiệt thòi mang lại cho tôi niềm hạnh phúc không nhỏ. Tôi thay quần áo đi tắm vì một ngày lăn lộn cũng khiến tôi thấm mệt. Vừa xả nước xong, điện thoại tôi ở ngoài của tôi đổ chuông liên tục. Tôi nhắc Bính nghe máy hộ. Có người cần gặp, tôi nhờ Bính nhắn họ gọi lại sau. Nhưng những các cuộc gọi vẫn tiếp tục đổ đến. Một cảm giác bất an, tôi tắm vội vàng cho xong để xem có chuyện gì đã xảy ra. Bính cũng chỉ có thể giúp tôi báo người gọi gọi lại sau chứ cũng chẳng biết gì hơn. Chưa thay xong quần áo tôi đã phải bắt máy để trả lời. Nghe xong cuộc gọi đầu tiên tôi đã biết ngay tai hoạ đang giáng xuống chúng tôi. Thì ra hôm đó đài TH địa phương đã nhanh chóng đưa tin ngay về buổi Trung thu mà chúng tôi vừa mới tổ chức cho các cháu xong. Tá hoả tam tinh vì những thông tin họ đưa hoàn toàn sai sự thật và chúng tôi đang phải đối diện với một khó khăn hết sức lớn lao. Tuy nhiên lúc đó chương trình đã phát sóng xong nên tôi chẳng có thể nào kiểm chứng được, điều phải làm duy nhất là ngày hôm sau chương trình phát sóng lại mới có thể kiểm tra thông tin. Tôi vội vàng liên lạc với trưởng nhóm Sức trẻ vì các em có thể giúp tôi ghi lại chương trình đó để kiểm tra. Suốt cả đêm hôm đó tôi và mấy cậu sinh viên và nhóm Công chức trẻ cứ như ngồi trên đống lửa. Việc duy nhất chúng tôi có thể làm đó là liên hệ với một số tờ báo và các chương trình ghi hình khác để nhắc nhở họ về bài viết mà họ chuẩn bị đăng. Cho đến tạn nửa đêm việc đó mới thực hiện xong. Tôi vẫn liên tục nhận được những cuộc gọi chất vấn cũng như chia sẻ từ các CLB, các nhóm có trẻ than gia đêm Trung thu với chúng tôi. Tôi như ngồi trên đống lửa suốt cả đêm đó. Bính lại là người phải động viên và chăm sóc tôi suốt đêm đó. Sáng sớm tôi đã phải chạy ngay lên đài truyền hình để kiểm tra thông tin. Giám đốc đài TH là một thằng cha chẳng biết học từ đâu ra mà lại ngồi vào chiếc ghế giám đốc của cái đài có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng như vậy. Lão không chịu tiếp chúng tôi và nói nếu muốn kiểm tra thì chờ buổi phát sóng tối hôm đó để kiểm tra. Lão ta nói chẳng có thời gian để cùng chúng tôi kiểm tra lại thông tin bất cứ lúc nào chúng tôi muốn. Thật là đau đầu, giá như lúc khác tôi đã chẳng ngại gì tặng cho lão mấy cú đấm thật lực vào cái mặt béo phì của lão. Thằng Luân nhắc tôi:
- Gọi cho anh Thiện.
Có vậy mà tôi không nghĩ ra. Đúng là lúc rối thì hình như trí khôn chạy đâu mất. Tôi gọi cho Thiện nhưng tiếc là nó đang ở xa. Tuy nhiên Thiện nói là sẽ cố gắng quay về sớm để cùng tôi giải quyết vấn đề. Tôi đi một lượt những toà soạn báo gần đó để chắc chắn rằng họ sẽ đưa tin chính xác. Cho đến tận 5h chiều Thiện mới về đến nơi. Ngay lập tức chúng tôi phóng ngay đến đài TH. Lão giám đốc không còn ở đó nữa mà uỷ nhiệm cho trưởng ban Văn hoá-Xã hội tiếp chúng tôi. Ngay lập tức băng phát hình được đưa ra kiểm tra. Tôi sững sờ, không tin vào những gì được nghe phát thanh viên đọc trên bản tin đó. Thực sự là căn cứ vào bản tin đó tôi có thể bị truy tố bất cứ lúc nào và tội đó chắc chắn cũng phải ngồi bóc lịch xả hơi ít nhất là mấy cuốn chứ chẳng phải chuyện chơi. Họ đã cắt gọt vô tổ chức, thiếu hiểu biết câu trả lời phỏng vấn của tôi mà đưa tin theo kiểu họ thích làm cho giật gân. Tôi còn nhớ như in là lúc đó tôi trả lời: "Chúng tôi tổ chức đêm Trung thu này cho gần 700 cháu là trẻ OVC, các cháu bị ảnh hưởng vì đại dịch HIV". Nhưng khi biên tập lại họ đã bớt bỏ đi một số từ và nó trở thành: "Chúng tôi tổ chức cho gần 700 cháu HIV". Thật là một sự điên đầu. Ngay lập tức phóng viên được gọi lên để kiểm tra băng gốc. Băng gốc đã xác minh được những gì cẩu thả khi biên tập tin. Tôi cảm thấy nhẹ người, nhưng vẫn chưa yên tâm. Tôi đề nghị sao lại một bản gốc của phóng viên. Tay phóng viên dúm dó, lo sợ. Những đồng nghiệp của họ dường như cũng muốn bao che cho nhau nên lừng khừng. Phải nói hôm đó không có Thiện thì chắc chắn là tôi không thể nào thu lại được lời phát biểu nguyên gốc của tôi. Thiện trừng mắt ra lênh cho họ phải thực hiện ngay làm một bản sao cho tôi và một bản cho Thiện. Cũng ngay lúc đó Thiện gọi điện báo cho lão giám đốc và báo cho lão biết phát dừng ngay chương trình phát sóng đó lại. Thiện doạ sẽ đưa vấn đề đó ra vào kỳ họp UB để xem xét. Lão sợ dúm dó ra lệnh cho cấp dưới dừng ngay chương trình phát sóng đó lại và thay thế bằng chương trình gì thì tuỳ ban VH-XH tự quyết định. Sự cố chỉ xảy ra như vậy vì tất cả những đài báo khác họ không mắc phải sai lầm đó nên cũng không cần phải giải quyết gì thêm. Tôi thực sự xúc động vì tình bạn bè mà Thiện đã làm cho tôi. Thiện đã bỏ cả cấp trên ở lại nơi đang công tác mà nói dối rằng mẹ đi cấp cứu để chạy về cùng tôi. Không có Thiện ở nhà chắc chắn là tôi không thể làm gì được cái lô cốt chắc chắn kia được.
Nói chuyện bình thường như thế này chắc bạn đọc cũng chẳng biết được tầm quan trọng của những thông tin đó nguy hiểm đến mức nào. Tôi là người làm trong lĩnh vực này nên tôi hiểu rất rõ. Thứ nhất, số trẻ thực tế bị nhiễm trên địa bàn chỉ có khoảng 13 cháu còn lại là số trẻ bị bị ảnh hưởng chứ bản thân các cháu hoàn toàn không bị. Con số mà đài TH đưa tin khác nào tôi là kẻ bịa đặt, con số đó sẽ gây ra sự hoang mang tột độ trong cộng đồng. Nếu tin đó thoát ra ngoài tôi sẽ bị những người có chuyên môn về HIV chất vấn và chắc chắn nếu không lấy được cuốn băng gốc chắc chắn chẳng có gì thanh minh cho tôi được. Tôi sẽ bị kết tội tung tin thất thiệt, tội đó hoàn toàn không nhẹ nhất là với vấn đề nhạy cảm như vấn đề về HIV. Tuy mọi việc tạm thời đã được giải quyết, đài TH cũng ngừng ngay bài phát sóng đó nhưng hậu quả của nó thì thực sự nguy hiểm khiến tôi phải đau đầu về nó hàng năm trời sau. Cũng may là những phụ huynh của các cháu có theo dõi và biết hậu quả có thể xảy ra nhưng phần lớn thì chưa biết đến, họ yêu quý tôi lắm lắm nên không làm lớn chuyện. Không nhưng vậy mà họ còn sát cánh cùng giải quyết hậu quả đó cùng tôi. Sau sự cố đó tôi dành cho Thiện nhiều tình cảm hơn và một điều tôi nhận ra là tình yêu của tôi dành cho công việc, dành cho những người chịu thiệt thòi về số phận tăng lên nhiều. Tôi sẽ kể các bạn nghe về hậu quả mà chúng tôi phải vất vả khắc phục hàng năm trời sau cái buổi phát sóng chết tiệt kia vào ngày mai.
Còn bây giờ thì Chúc Mừng Năm Mới đến các độc giả của tôi. Tôi biết bên Việt Nam giờ này đã sang năm mới nhưng ở đây tôi vẫn còn phải chờ thêm gần 3 giờ nữa mới đến năm mới. Tôi chúc mọi người muộn nhưng lại là sớm.
|