Đời Trai Bao
|
|
Dư âm, hậu chấn của cái đêm Trung thu còn kéo dài những ngày tiếp theo. Những người chưa biết tin trên truyền hình thì tiếp tục gọi điện cảm ơn chúng tôi nhưng những người đã theo dõi tin đó trên TH thì cũng liên tục gọi điện chia sẻ nỗi băn khoăn, bồn chồn cũng với lo lắng của họ. Chuyện thực sự xảy ra khi trẻ bắt đầu đi học. Đã có rất nhiều trường hợp phụ huynh các cháu báo với chúng tôi rằng con của họ bị phân biệt đối xử tại trường. Có những lớp đã bắt đầu từ chối nhận trẻ OVC. Lại phải phân công nhau, chúng tôi đi từng trường để giải quyết từng trường hợp cho các em. Cũng may là đại đa số các trường cũng cố gắng tạo thuận lợi để cho các em được tiếp tục học tập vì dù sao những người dân vùng quê người ta sống cũng khá tình cảm với nhau. Tình làng nghĩa xóm người ta không nỡ làm lớn chuyện. Tuy nhiên sự kỳ thị không đảm bảo là sẽ được giảm bớt. Chúng tôi biết như vậy nhưng cũng không có cách nào khác vì giải quyết được như vậy cũng đã tốt lắm rồi.
Có một trường hợp mà chúng tôi phải giải quyết mãi mới xong được. Tất nhiên tôi lại nhờ cậy vào uy tín cũng như những mệnh lệnh từ Thiện thì công việc mới xong. Đó là trường hợp của hai cháu Bầu, Bí con nhà chị Mai. Hai cháu là một cặp song sinh. Chỉ có một cháu bị nhiễm còn một cháu vẫn khoẻ mạnh bình thường. Ba mẹ con chị sống với nhau kể từ khi anh chồng chết vì bị bệnh lây nhiễm cơ hội.
Cuộc đời của chị Mai là một chuỗi những đắng cay tủi cực từ khi lấy chồng. Chị Mai vốn gốc là người Hoa, nhưng tôi để ý người Hoa sống trên mỗi vùng có một đặc điểm riêng. Những người Hoa sinh sống tại các tỉnh thành khác thường họ vẫn duy trì những nét văn hoá và ngôn ngữ của họ nhưng hình như người Hoa ở Hải Phòng chỉ đến thế hệ thứ hai, đặc biệt là từ thế hệ thứ ba thì chẳng mấy ai nói tiếng Hoa nữa. Chị Mai cũng chỉ là thế hệ thứ hai nhưng chỉ còn biết mấy câu lõm bõm dùng trong gia đình. Lớn lên, đi học và mọi thứ sinh hoạt với người Việt nên chẳng mấy khi tiếng Hoa được sử dụng nữa. Mười tám tuổi, cô gái phố Tàu đã bắt đầu yêu. Lẽ dĩ nhiên những có gái đẹp, có nhan sắc có thể có quyền chọn cho mình những người ưng ý nhất vì xung quanh họ có biết bao nhiêu chàng trai theo đuổi. Trong số những chàng trai theo đuổi, Mai chọn anh chàng Trọng con một nhà buôn giàu có tại khu An Dương. Nét hào hoa, phong nhã từ chàng thanh niên con nhà giàu đã khiến Mai say mê ngay từ những lần gặp đầu tiên. Vẻ mặt góc cạnh với những vệt xanh mờ mờ của bộ râu khiến lúc nào chàng cũng mới mẻ. Với vẻ đẹp có chút gì như người lai, cộng với sự chăm chút bề ngoài khiến Trọng cũng là một tâm điểm cho các cô gái thời bấy giờ để ý. Với Trọng, các cô gái chỉ là đối tượng để cho gã săn đón cho những cuộc vui dài ngày. Một lúc gã có thể nói tiếng yêu với mấy cô một lúc. Con người sành sỏi trên tình trường như vậy nhưng khi gặp Mai gã đã hoàn toàn bị chinh phục. Cặp ngực lúc nào cũng đầy vun lên, cặp mông căng thây nẩy làm cho Mai giống như một vũ công Mỹ Latin khiến Trọng không thể làm ngơ được. Bao nhiêu mối tình đang theo đuổi bị Trọng cắt phăng hết chỉ còn chú ý vào cô gái phố Tàu lúc nào cũng tràn căng sức sống kia. Bạn bè biết Mai yêu Trọng có góp ý khuyên nhủ nhiều rằng Trọng là gã săn gái có tiếng khu vực AN Dương nhưng Mai vẫn bỏ ngoài tai. Tình yêu có tiếng nói riêng của nó. Cũng lạ kể từ khi biết đến Mai, Trọng bỗng dưng thay đổi. Gã không đến với bất cứ cô gái nào khác. Gã về nhà đòi bố mẹ đi cưới hỏi Mai. Ông bố, bà mẹ dĩ nhiên mừng lắm vì thằng con lang bang lêu lổng giờ đổi ý muốn lập gia đình thì tốt quá. Đám cưới được tổ chức chóng vánh chỉ sau vài lần hai gia đình gặp mặt. Mai về nhà chồng trong không ít lời mừng cho cô nhưng cũng không ít những lời tỏ ý hoài nghi. Món ăn ngon đến cỡ nào nhưng nếu ăn mãi cũng dễ làm cho người ta ngán. Những ngày mới cưới, Trọng ở lỳ ở nhà, có khi ngày lôi ra nhếch nhác với Mai hai lần. Mai trở thành một công cụ tình dục cho Trọng. Cô hoàn toàn bằng lòng vì nghĩ dẫu sao mình cũng là người vợ, bổn phận phải chiều chồng. Cũng lạ một điều, người ta nói bị dày vò nhiều có thể làm cho người phụ nữ xác xơ, tàn tạ đi nhưng Mai lại không bị như vậy. Càng ngày cô càng phổng phao hơn lên. Mọi thứ cứ như đầy thêm lên chẳng giảm đi chút nào. Như một món ăn, Trong bắt đầu cảm thấy sự nhàm chán. Đã quen với những lần làm tình mà bạn tình rên lên ầm ầm và nói những lời tục tĩu, Trọng cảm thấy chán mỗi khi cũng Mai cô chỉ làm đúng như bổn phận một người vợ. Gã muốn nghe những lời dâm ô tục tĩu mỗi khi làm tình mà Mai thì không có những thứ đó. Gã cảm thấy như mình là một kẻ thất trận vì đối phương không tỏ ra sung sướng hay có những cử chỉ cuồng nhiệt. Gã thích nhìn thấy cảnh đối phương xơ xác, rũ rượi sau những cuộc truy hoan nhưng mà ở Mai chẳng thấy gì của những biểu hiện đó. Thực ra Mai cũng đạt được nhiều lắm nhưng gã đâu có để ý đến những lần Mai rùng mình, hơi thở gấp gáp. Gã vẫn cho rằng mình chưa bao giờ chinh phục được vợ. Có những lúc gã tỏ ra nghi ngờ về khả năng đàn ông của mình. Nghĩ là làm, gã lại chạy ra ngoài tìm vui thú với những cô gái khác. Họ vẫn cho gã những âm thanh của sự nhục dục. Gã trở lại cuộc sống phóng đãng như lúc trước chưa cưới vợ. Cưới nhau đã hai năm mà Mai vẫn chưa có con. Đã có những tiếng chì chiết từ bà mẹ chồng. Bà ta có chì chiết cũng là do xuất phát từ lòng mong mỏi có cháu để chắc chắn là gia đình bà có người nối dõi vì Trọng là con duy nhất. Mai cũng mong lắm cảm giác được làm mẹ, nhưng Trọng thì vẫn cứ lao theo những cuộc tình ngoài kia. Mai chỉ là chén cơm nguội mỗi khi Trọng chưa kiếm được một con bò lạc nào. Mai về nhà kể hết chuyện cho mẹ nghe. Người Tàu hình như có nhiều kinh nghiệm và những bài thuốc gia truyền trong chuyện giúp các ông chồng đảm bảo sự mạnh mẽ. Bà đưa cho Mai những thang thuốc bảo đem về nhà ngâm rượu cho Trọng uống. Mai làm theo lời mẹ, quả nhiên có sự thay đổi từ Trọng. Tuy nhiên sự thay đổi ấy là đem lại cho Trọng nhiều sinh lực hơn, gã vừa ăn cơm nhà, vừa đi ăn phở bên ngoài. May mắn là Mai đã có thai. Mai có thai được bốn tháng thì Trọng bị tai nạn giao thông. Một bên chân trái bị bó bột vì xương bị gãy. Các bác sĩ thông báo rằng Trọng đã bị nhiễm HIV. Mai bàng hoàng nghe tin đó. Những những ngày đó người ta chỉ tuyên truyền về HIV như những quái vật có thể giết chết con người dễ dàng như không mà họ chẳng nói nhiều về những phương cách lây truyền. Họ cho rằng HIV là một tệ nạn. Những người sử dụng ma tuý, những kẻ bán dâm, những kẻ mua dâm là cách thức làm lây lan nhanh virus HIV. Mai ở nhà chăm sóc chồng. Gã bị gãy chân nhưng khổ nỗi cái chân giữa không bị gãy, chính vì vậy mà Mai vẫn phải dùng hình thức khẩu giao cho gã bớt đi những bức bối trong người. Nằm một chỗ và lại được chăm sóc cẩn thận nên gã vẫn chẳng ốm đi chút nào. Mọi năng lượng sản sinh ra từ những đồ ăn thức uống tẩm bổ, cơ thể gã lại chắt lọc ra những tinh tuý đàn ông. Mai vẫn phải giúp gã chiết bớt cái thứ tinh tuý đó ra khỏi cơ thể. Rồi đến lúc Mai đi sinh. Bác sĩ cho Mai biết cô cũng bị nhiễm HIV. Mọi thứ sụp đổ dưới chân Mai. Là cô vợ suốt ngày chỉ biết loanh quanh ở nhà nên Mai cũng chưa hiểu hết những gì về HIV, cô chỉ biết rằng như vậy mình đã mang cái án tử hình mà chưa biết ngày nào sẽ phải chịu sự thi hành cái án đó. Cô muốn chết cho nhanh, nhưng nghĩ lại hai đứa con, một đứa bị nhiễm, một đứa không nên cô đành phải chấp nhận sống để mong có ngày con khôn lớn. Với Mai, hai con là sự nâng đỡ để cô sống thì với gia đình chồng và chồng thì hai đứa con là nỗi thất vọng cho họ vì đó là hai đứa con gái. Bố mẹ Trọng vẫn chưa biết gì về tình trạng của con trai cũng như con dâu cùng một trong hai đứa cháu nội. Họ trở nên hờ hững với Mai và hai đứa cháu. Chân cẳng đã khỏi, Trọng lại lao vào những cuộc vui kéo dài ngày này sang tháng khác. Mai buồn lắm, những nỗi lo sợ lúc nghe tin mình bị nhiễm đã tiêu tan trong cô vì lúc đó chăm sóc hai đứa trẻ không có sự giúp đỡ từ gia đình cũng đủ làm cô mệt mỏi lắm rồi, không có thời gian nghĩ đến cái án tử hình cô đang cầm trong tay nữa. Trọng vẫn cứ lao vào các cuộc vui bên ngoài. Rồi Trọng bị chết vì cơ thể suy kiệt và một cơn sốt virus đã khiến Trọng lìa đời. Cho đến lúc Trọng chết thì gia đình mới hay biết rằng Trọng đã bị nhiễm HIV từ lâu. Họ biết là Trọng bị lây nhiễm từ những cuộc trác táng bên ngoài vì Mai luôn ở nhà như một cái bóng nhưng sự thương tiếc con đã khiến họ mù quáng. Họ đổ cho rằng Mai là mầm gây bệnh cho con trai của họ. Họ qua bên gia đình và kiên quyết đuổi Mai ra khỏi nhà. Đau đớn tột độ, không thể trở về nhà bố mẹ đẻ được vì lúc đó hung tin đã loang ra bên ngoài là Mai đã bị nhiễm HIV, cô bế hai đứa con rời khỏi nhà về một thị trấn nhỏ để sinh sống và nuôi con. Hàng tháng bà mẹ vẫn tranh thủ chạy về tiếp tế cho mẹ con Mai. Với tài tháo vát và khéo tay, cửa hàng hoa nhỏ của ba mẹ con Mai cũng làm ăn khấm khá. Mai tiếp cận với chương trình HIV thông qua mấy bạn công chức trẻ. Cô đã hiểu ra những gì có thể nguy hiểm và có thể lan truyền. Giữa những lúc cô đơn, cô thấy như tìm lại được một gia đình lớn từ những người làm công tác phòng chống HIV. Hai đứa con gái của Mai lớn lên khoẻ mạnh, các cháu có năng khiếu về âm nhạc. Chúng có hai cái tên rất đẹp là Quỳnh Anh và Mai Anh nhưng Mai thích gọi chúng bằng cái tên Bầu, Bí.
Đêm Trung thu năm ấy, hai cháu cũng lên sân khấu cùng góp vui với các anh chị sinh viên trường VHNT. Năm ấy hai cháu bắt đầu bước vào lớp một. Xui xẻo thế nào mà ngay đêm đó cô giáo chủ nhiệm của hai cháu lại xem được chương trình TV. Nhìn hai cháu biểu diễn trên sân khấu, cô ta đã ngay lập tức tung ra tin hai cháu bị nhiễm HIV. Cô ta làm như vậy chẳng phải là do muốn bảo vệ những đứa trẻ khác trong lớp mà đơn giản là cô ta ghen ghét với Mai. Tuy Mai là một người mẹ đơn thân nuôi con nhưng sắc đẹp của Mai vẫn mặn mà lắm, không ít những người đàn ông vẫn muốn đến ve vãn Mai. Trong số những người đàn ông đó có Bảo, một thanh niên hơi cứng tuổi mà cô giáo đang theo đuổi cũng theo đuổi Mai. Đã bao nhiêu lần Bảo thổ lộ với Mai là muốn cùng Mai chăm nuôi hai đứa trẻ nhưng Mai biết mình là ai nên cô luôn từ chối. Càng từ chối thì Bảo lại càng thích. Bản chất đàn ông là vậy, những gì chưa chinh phục được thì họ luôn muốn chinh phục bằng được. Bảo đã thẳng thừng tuyên bố với cô giáo kia rằng anh ta thích được chăm sóc hai đứa con của Mai và muốn lấy Mai làm vợ. Bẽ bàng vì bị từ chối thằng thừng nên cô ta khá hả hê với những thông tin mình có được. Ngay lập tức ngày hôm sau cô ta đến gặp hiệu trưởng thông báo tin nóng sốt đó để hiệu trưởng biết. Hiệu trưởng nghe lời cô ta và cũng đồng ý không chấp nhận cho hai cháu nhập học nữa.
Nhận được điện báo của Mai, chúng tôi chạy ngay đến trường để làm việc với nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường là một người khá biết điều. Ông ta cho gọi cô giáo viên kia lên. Chúng tôi cùng chất vấn cô ta. Cô ta giải thích rằng đã nghe được tin đó trên TV và lo sợ cho các cháu còn lại sẽ bị lây nhiễm. Chúng tôi đưa đoạn băng gốc ra phát lại để hiệu trưởng và cô ta cùng nghe. Cô ta vẫn khăng khăng là không nhận hai cháu nữa. Việc cuối cùng hiệu trưởng có thể làm cho chúng tôi đó là chuyển các cháu sang lớp khác.
Nhưng câu chuyện cũng chưa dừng ở đó. Do bãn chất ganh ghé, đố kị nên cô ta vẫn tiếp tục tung tin về hai cháu. Hai cháu đã bị chuyển sang lớp khác nhưng lại bị kỳ thị vì những tin loang ra không ai có thể cấm miệng người khác được. Lúc đo có làm căng cũng chẳng đem đến việc gì chỉ là đem lại sự xa lánh kỳ thị hơn cho hai mẹ con Mai mà thôi. Bàn bạc với nhau rất nhiều lần cuối cùng chúng tôi đành phải giúp Mai chuyển đến sinh sống tại môt thị trấn khác xa cái vùng mà Mai đã bị mang tiếng tai.
Từ đó một bài học rút ra cho chúng tôi là càng tránh xa những phương tiện truyền thông càng tốt. Kể cả họ đưa tin đúng thì cũng vẫn ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi. Kể cả những nhân vật đã từng công khai trước truyền thông chúng tôi cũng không muốn họ xuất hiện lại trên truyền thông nữa vì nếu như mọi người biết họ quá nhiều thì ngay lập tức những người được họ tiếp cận cho dù đã bị nhiễm hay chưa cũng bị xã hội, cộng đồng xung quanh cột luôn cho cái tội nhiễm HIV. Như vậy là tính bảo mật đã bị vi phạm. Những bài học thực tế như vậy giúp chúng tôi rất nhiều trong cả hành trình đồng hành với HIV. Tuy nhiên một số nhà tài trợ cũng có buồnvì thực tế họ muốn có hình ảnh của mình khi đi làm từ thiện nhưng nguyên tắc bảo mật đã được đề ra nên chúng tôi vẫn phải tuân thủ. Để chiều theo ý của nhà tài trợ có khi chúng tôi bị hầu toà bất cứ lúc nào.
|
Quãng thời gian làm HIV không dài so với cuộc đời của tôi nhưng nó đã đem lại cho tôi rất nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm cuộc sống. Tôi thấy được giá trị tình người, tôi nhận biết được giá trị cuộc sống, và nó cũng giúp tôi hoàn thành nhân cách rất nhiều. Tôi biết được cảm giác giằng xé giữa sự sống và cái chết của một cuộc sống ra sao. Cũng chỉ quãng thời gian ngắn đó cũng đủ biến tôi từ một kẻ khù khờ, nông cạn chuyển sang một người sống có trách nhiệm hơn. Bao nhiêu cuộc đời tôi đi ngang qua, bao nhiêu sự sống chúng tôi phải cùng nhau dành giật với tử thần để đem lại cuộc hồi sinh. Tôi đã nhận rõ những ai thực sự cần tình người và đâu là những người sống có tình, có trách nhiệm.
Cho đến bây giờ khi quãng đời làm về HIV đã qua đi, thỉnh thoảng tôi vẫn chợt nhớ đến những con người tôi từng gắn bó. Trong số những người mà tôi đã mất họ vĩnh viễn để rồi thỉnh thoảng nhớ đến họ vẫn là những nỗi đau nhói lòng có Hiếu. Chúng tôi gặp Hiếu nhân một chuyến đi xuống một phường để hỗ trợ cho những trẻ em khó khăn. Những đôi mắt trẻ thơ ánh lên rạng ngời khi chúng thấy chúng tôi xuống cùng những món quà nhỏ nhoi về vật chất nhưng nặng về tình người. Trong số những phụ huynh đưa trẻ đến tôi nhận thấy có một gương mặt khá điển trai của một thanh niên sắp bước qua tuổi trung niên. Đôi mắt ấy như biết nói. Một đôi mắt đen láy luôn lấp lánh trên khuôn mặt đầy đặn. Chúng tôi chào hỏi nhau như những người vẫn làm phép lịch sự xã giao. Công việc cuốn đi vì mỗi khi đi trao quà cho trẻ bao giờ chúng tôi cũng tổ chức vui chơi cho các em. Các em luôn là những đứa trẻ bất hạnh có nỗi buồn nhiều hơn niềm vui. Bình thường sống ở cộng đồng bao giờ chúng cũng co cụm lại vì những mặc cảm và cả vì những kỳ thị từ xung quanh. Chỉ những khi tập trung các em về chung dưới một mái nhà CLB các em mới có thể mạnh dạn, hoà đồng cùng chơi với nhau. Tranh thủ những giờ phút hiếm hoi đó, chúng tôi cố gắng tạo cho các em một nới vui chơi thật thoải mái. Cậu thanh niên vẫn im lặng ngồi ở một góc nhà nhưng ánh mắt thì luôn dõi theo chúng tôi. CÓ mấy lần tôi bắt gặp ánh mắt đó nhìn tôi nhưng rồi lại cúi nhanh xuống mỗi khi bắt gặp ánh mắt tôi. Tôi biết cậu đang có tâm sự gì cần chia sẻ hoặc ít nhất sẽ có những câu hỏi cần chúng tôi trả lời.
Chờ cho đến cuối buổi gặp mặt, tôi tiến về phía cậu thanh niên, giơ tay ra bắt tay chào:
- Chào em, tôi tên là Lâm, cán bộ dự án. Hình như em có điều gì muốn nói? - Chào anh. Em tên Hiếu. EM đã biết anh về làm dự án ở đây từ lâu rồi. Em được nghe qua mọi người và cũng gặp anh mấy lần nhưng chắc anh bận nên không nhớ ra em. - Hình như là anh có gặp em nhưng thú thực là đi nhiều nơi nên anh không nhớ hết mọi người. Có gì thông cảm nghe Hiếu. - Không có gì đâu anh. Chúng em thực sự cảm ơn những người như các anh. Bọn anh đã giúp chúng em thăng bằng lại nhiều lắm. - Hiếu có bận gì không? Anh em mình ngồi nói chuyện chút được không? - Em không bận gì cả. Anh có thời gian không? - Thời gian thì anh có nhiều chỉ có điều tiền bạc thì hơi ít. Con Hiếu đấy à? - Không, con thằng bạn em nhưng hôm nay mẹ cháu bận nên em đưa cháu đến đây.
Chúng tôi ngồi nói chuyện cùng nhau một lúc nhưng do lúc đó chiều muộn và hơn nữa Hiếu cũng cần đưa cháu bé về với mẹ. Chúng tôi hẹn nhau một buổi khác sẽ nói chuyện tại văn phòng. Lấy số điện thoại và đặt lịch hẹn xong chúng tôi chia tay. Đúng hẹn, Hiếu đến tìm tôi ở văn phòng. Uống vài chén nước trà xong, tôi bắt đầu nghe tâm sự của Hiếu.
Hiếu là con một của một gia đình giàu có nơi đất cảng. Tuy là con nhà giàu nhưng Hiếu ngoan hơn so với những đứa bạn cùng lứa có cùng hoàn cảnh. Trong khi mấy đứa bạn con nhà giàu khác lo chơi bời thì Hiếu tập trung học hành nghiêm thúc. Năm hết PTTH, Hiếu thi đại học và đỗ vào trường Tài chính- Kế toán. Suốt bốn năm học, lúc nào học lực của Hiếu cũng khá, hy vọng sau khi tốt nghiệp về Hiếu sẽ cùng bố mẹ quản lý cơ ngơi cùng điều hành những kinh doanh. Cuối năm thứ tư, chỉ còn một tháng nữa là đến lúc Hiếu bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Thời gian chuẩn bị bài quá căng thẳng gây cho Hiếu chứng đau đầu. Hoàn thành nốt luận văn, đi nộp xong là Hiếu về quê. Hiếu muốn mình được thảnh thơi trước kỳ bảo vệ. Gần nhà có anh Thanh, lái xe cho gia đình hiếu. Anh lái xe tải chạy đường dài, thu nhập cũng khá cao nhưng chẳng hiểu tại sao lại không khá lên được. Anh Thanh là việc cho bố mẹ Hiếu nên anh em cũng biết nhau. Mấy bữa Hiếu về anh Thanh hay qua chơi. Công việc có những lúc hàng về thì có khi anh chạy ngày, chạy đêm nhưng cũng có khi hai ba ngày nằm nhà chơi. Thấy Hiếu kêu đau đầu, anh Thanh bèn kêu Hiếu thử một liều thuốc mà anh đưa cho. Ngay hơi thuốc đầu tiên Hiếu đã cảm thấy buồn nôn, khó chịu. Anh Thanh giải thích là không sao chút nữa sẽ hết. Quả thật ngay sau đó là một cảm giác dễ chịu lan toả khắp cả người. Một cảm giác nâng nâng, người cứ nhẹ bẫng đi và nó như đưa con người Hiếu bay bổng lên cao. Cảm giác đau đầu không còn nữa. Cũng ngay sau lúc đó Hiếu đã lờ mờ nhận ra có gì đó không ổn lắm với cái hơi thuốc mà anh Thanh đưa cho Hiếu. Hiếu vặn hỏi thì anh nói đó là chỉ liều thuốc thần kinh nhẹ giúp tránh căng thẳng và anh nói anh vẫn dùng nó mỗi khi căng thẳng vì lái xe đêm hôm. Hiếu tin cho rằng thật. Vài ngày sau Hiếu lại được anh cho dùng một lần nữa. Cơn đau đầu lại hết nhưng Hiếu không phải nghiện từ bấy giờ. Một hôm anh Thanh qua rủ Hiếu đi chơi. Hai anh em lòng vòng quanh thành phố, ghé nơi này nơi kia uống cà phê, ăn sáng. Lúc về ngang qua quãng đường tàu, anh Thanh hờ Hiếu chạy vào một nhà trong ngõ mua giúp anh một liều thuốc. Vốn dĩ chăm chỉ học hành, ít chơi bời lêu lổng nên Hiếu đâu có biết rằng đó là khu mua bán ma tuý. Thực ra Thanh cũng không phải muốn đẩy Hiếu vào con đường nghiện ngập hút sách đâu mà bữa đó Thanh thấy thoáng mấy tay mặc thường phục đang lảng vảng quanh khu đó nên sợ họ nhận diện nên đã nhờ Hiếu đi vào mua. Hiếu thấy cũng bình thường vì có rất nhiều người vào đó mua bán, cứ đưa tiền là người bán đưa cho một gói nhỏ đi ra. Hiếu vừa đi ra thì có lệnh bố ráp, Công an ở đâu xuất hiện, cả đám người chạy tán loạn. Anh Thanh cố lao vào giải cứu cho Hiếu nhưng không kịp, Hiếu bị bắt đưa lên công an quận. Họ đưa thẳng những người bị bắt lên công an quận chứ không qua công an phường. Hiếu thật thà khai báo hết những gì xảy ra, cung cấp cho họ cả thôg tin của mình. Nhưng khi thử nồng độ máu thì Hiếu vẫn bị dính kết quả dương tính với ma tuý, vì lúc sáng anh em có hút với nhau vài hơi. Tang chứng rành rành nên Hiếu chẳng biết xoay xở ra sao. Hiếu bị giam hai ngày thì bố mẹ mới đến bảo lãnh cho về được. Hồ sơ được lập và tai hại hơn họ làm báo cáo lên trường. Hiếu nhận được thông báo đình chỉ tốt nghiệp. Bao nhiêu dự định cho tương lai đổ sụp theo cái quyết định tai hại đó. Mặc dù gia đình nhiều lần làm đơn và nhờ phường xác nhận nhưng kết quả là Hiếu vẫn bị đình chỉ tốt nghiệp. Bố mẹ Hiếu cũng đuổi việc người lái xe đã đưa Hiếu vào con đường đó. Suy sụp hoàn toàn, Hiếu chẳng biết làm gì. Loanh quanh ở nhà cũng chán vì hết nghe bố lại nghe mẹ càm ràm về những chuyện đã xảy ra, Hiếu lang thang đi tìm đám bạn bè. Đám bạn bè có học thì gần như chẳng có đứa nào ở nhà, chỉ còn mấy đứa hồi trượt đại học là ở nhà đi làm việc này việc kia. Chẳng may Hiếu sa vào đám mấy đứa bạn sa ngã, chúng cờ bạc, hút chích lung tung. Với tâm trạng chán nản đến tột cùng, Hiếu đã lỡ chân sa theo chúng. Từ một cử nhân tương lai, Hiếu trở thành một con nghiện chính hiệu. Những lần về nhà cạy tủ lấy được nhiều tiền thì còn đỡ, những khi không có tiền Hiếu vạ vật với đám bạn bè, chia chác nhau từng mũi kim. Tuy bố mẹ Hiếu có khó tính nhưng dù sao Hiếu cũng là con một nên bố mẹ vẫn phải tìm cách vận động Hiếu quay về để làm lại cuộc đời. Thực ra cũng chẳng sung sướng gì cảnh nghiện ngập, hơn nữa là đứa có học nên Hiếu cũng quyết tâm quay về nhà mong tìm cơ hội làm lại cuộc đời. Hiếu đã sẵn sàng lên đường đi vào trại tập trung cải tạo. Gần hai năm sống trong môi trường đó, Hiếu đã lấy lại được thăng bằng và không còn nghiện ngập nữa. Hiếu trở về nhà và đi học lái xe để sau này sẽ lại xe nhà đi vận chuyển hàng hoá từ cảng lên Hà Nội. Mọi việc tưởng như đã được an bài nhưng cuộc đời luôn lắm cạm bãy mà một người dù thông minh đến mấy cũng chẳng thể nào tránh hết được.
Đi lái xe được một thời gian, Hiếu bắt chước mấy anh tài xế lớn tuổi, lao vào con đường gái gú. Phần thì do cần phải có nhu cầu xả bớt năng lượng nhưng phần khác với Hiếu lúc đó là tỏ rõ bản lĩnh đàn ông. Hiếu tỏ ra khá ấn tượng với cánh gà đêm và cánh lái xe vì khả năng làm tình của mình. Những cuộc mây mưa hầu như diễn ra mỗi ngày. Những ngày chạy xe thì đã có mấy mối quen dọc trên tuyến đường Hà Nội - Hải Phòng, những ngày ở nhà thì Hiếu cũng chẳng chịu ngồi yên. Những nơi nào có các em đứng đường Hiếu đều rành hết. Bố mẹ Hiếu thấy con thoát được ma tuý cũng mừng lắm.
Một lần Hiếu bị tai nạ nhẹ, bệnh viện đã thông báo cho Hiếu biết là Hiếu đã bị nhiễm HIV. Một lần nữa trời đất như sụp dưới chân. Hiếu hoang mang cực độ nhưng cũng không nỡ cho bố mẹ biết. Trong tâm trạng chán chường, Hiếu lại tìm đến với ma tuý. Chỉ có cái ảo giác của cơn say mới giúp Hiếu quên đi những khủng hoảng trong tâm lý. Từ một đứa con sắp phục thiện, Hiếu lại trở thành một đứa con dối lừa. Tiền hàng thu được, Hiếu âm thầm nướng vào ống kim tiêm. Gia đình mỗi lúc một sa sút vì ngoài cái ông kim tiêm, Hiếu còn lao vào các sòng bài. Bao nhiêu tiền cứ như thế đội nón ra đi. Các cụ ngày trước nói: "hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai". Cùng với việc phá tán của Hiếu, trong một thời gian dài, việc kinh doanh của bố mẹ Hiếu cũng bị cảnh sát kinh tế bắt liên tục nên chẳng mấy chốc cơ nghiệp chẳng còn là bao. Có những lúc giật mình lại Hiếu cũng thấy ân hận nhiều về những việc mình làm. Lại một lần nữa Hiếu quyết tâm vào trại cai nghiện. Trong lúc Hiếu trong trại thì liên tục bố mẹ Hiếu gặp nhiều khó khăn về kinh doanh. Lúc Hiếu ra trại cũng là lúc gia đình Hiếu quyết định bán căn nhà lớn cuối cùng ở khu trung tâm để trả nợ cho những chủ nợ lớn. Số tiền còn lại gia đình Hiếu mua một căn nhà ở vùng nông thôn để sống qua ngày. Hiếu cũng bằng lòng với cuộc sống thôn quê ấy tuy nhiên canh cánh trong đầu Hiếu vẫn là cái án tử hình đã được định sẵn. Hiếu lại lang thang nhưng lần này may mắn đã đưa Hiếu lang thang đến với các dự án về HIV. Hiếu tham gia vào CLB SA, một CLB của đoàn phường và những người sử dụng ma tuý. Hiếu như bừng tỉnh từ đó và thấy mình lại có thêm nghị lực sống. Những gì Hiếu nhận được từ những buổi tập huấn đã cho Hiếu cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống của những người sống chung với HIV. Tuy nhận thức được rằng những người sống chung với HIV vẫn có thể lạc quan trong khi chờ đợi thế giới điều chế ra thuóc đặc trị nhưng thực tế cuộc sống cũng luôn khiến những người như Hiếu buồn. Thỉnh thoảng họ lại phải cùng nhau chứng kiến và đưa tiễn một người bạn về thế giới bên kia. Hiểu hiểu lắm giá trị của những ngày còn sống. Hiếu lăn vào các hoạt động như một người tích cực mặc dù không nhận được khoản hỗ trợ nào từ các chương trình vì Hiếu vẫn chưa phải là một đồng đẳng viên chính thức. Hiếu đã lấy hết can đảm về để nói chuyện với bố mẹ về tình trạng bênh của mình. Bố mẹ Hiếu suy sụp hoàn toàn nhưng do có những kinh nghiệm những ngày đi hoạt động cùng bạn bè và kiến thức học được về HIV, Hiếu đã dần động viên được bố mẹ ổn định tinh thần sau cú sốc đó. Nhà ở quê có diện tích lớn nên Hiếu bàn với bố mẹ sẽ dùng một phần căn nhà đó cho công việc của nhóm Hiếu đang thực hiện, đó là việc giúp những người sử dụng ma tuý cắt cơn và tái hoà nhập cùng cộng đồng. Lúc đầu hai bố mẹ Hiếu không đồng ý vì không muốn chứng kiến những cảnh vật vã của con nghiện nhưng sau dần với quyết tâm của Hiếu ông bà đã bằng lòng.
Ngày lên gặp tôi, Hiếu đã có một kế hoạch cụ thể cho một mô hình CLB Bạn giúp bạn mà Hiếu đã ấp ủ bao ngày đêm. Qua cách trình bày của Hiếu tôi hiểu là ngày trước em cũng là môt sinh viên được học hảnh rất khá. Chúng tôi nhanh chóng chấp thuận đề xuất của Hiếu. Tôi cùng Hiếu về thăm nhà Hiếu trước khi ra quyết định. Bố mẹ Hiếu tiếp chúng tôi trong những giọt nước mắt. Gia đình Hiếu lúc đó sống bằng cái quán cơm đầu làng của mẹ Hiếu. Tôi thật cảm động khi nghe bố Hiếu nói trong nước mắt:
- Cũng là số phận thôi anh ạ. Giờ này vợ chồng chúng tôi cũng xác định rồi, số của em nó chỉ như thế, giờ này nó làm gì để nó được thảnh thơi chúng tôi cũng sắn sàng giúp đỡ. Là cha mẹ của những đứa con nghiện, tôi hiểu lắm cảm giác của những ông bố, bà mẹ khác. Thôi thì nếu chúng nó có thể giúp nhau thì làm sao chúng tôi nỡ đứng ngoài.
Căn nhà của bố mẹ Hiếu trở thành nơi cho những người như Hiếu giúp đỡ bạn bè cắt cơn và là nơi sinh hoạt phục hồi sau đó. Những lúc rảnh rỗi anh em hô hào nhau trồng rau, trộng cây xung quanh vườn. Kết quả đem lại khá khả quan, rất nhiều anh em đã được giúp đỡ cắt cơn và giữ cho tĩnh tâm tại đây. Báo chí đã biết đến việc làm của các em và có đưa tin. Rút kinh nghiệm những lần trước, mỗi khi có phóng viên đến đưa tin chúng tôi đều phải duyệt trước nội dung để tránh những thiếu sót sai lầm. Phương tiện chúng tôi cho phép đưa tin lúc đó duy nhất là báo viết và báo nói, báo hình chúng tôi tuyệt đối giữ khoảng cách. Tiếng lành đồn xa, có những người đã lặn lội đưa con đến từ những tỉnh xa về để cho CLB của Hiếu giúp. Do anh em toàn là những người đã sử dụng ma tuý và cũng từng qua các khâu của cắt cơn và phục hồi nên họ hiểu rất rõ người bệnh. Những kết quả đem lại hết sức khả quan, nhưng cũng lúc đó lại nảy sinh vấn đề khác, kinh tế mà các gia đình hỗ trợ cho các ca bệnh hoàn toàn là tự nguyện nên không đủ cho sinh hoạt chung. QUán cơm lèo tèo của mẹ Hiếu là nơi duy nhất tài trợ cho nhóm các bữa ăn. Thấy tình hình như vậy tôi giúp các em lập một dự án hoàn chỉnh. Tất cả tiền thuê văn phòng được thanh toán lại cho bố mẹ Hiếu, các sinh hoạt phí khác cũng đỡ đần phần nào cho sinh hoạt của các em. Hiếu trở nên một tấm gương sáng cho những em đã từng có thời gian chìm đắm trong ma tuý. Lúc đó chương trình O2TV đã biết đến Hiếu và muốn làm một phóng sự thực tế về nhóm của Hiếu và nhất là bản thân Hiếu. Hiếu trao đổi với tôi, tôi cũng chỉ có thể khuyên em cân nhắc những mặt lợi và mặt bất lợi khi em xuất hiện trên sóng truyền hình. Hiếu suy nghĩ và quyết đinh là sẽ dùng cả phần đời còn lại cho cuộc phòng chống HIV. Em quyết định sẽ công khai danh tính trên sóng truyền hình nhà nước để có cơ hội cứu thêm được những người lầm lạc khác.
Hai ngày trước lịch làm việc của O2Tv, Hiếu đột nhiên ngã bệnh. Bạn bè đưa Hiếu nhập viện xong thì báo cho tôi biết. Chúng tôi vào thăm Hiếu. Mới chỉ có một đêm nằm viện mà Hiếu đã hốc hác cả đi. Chúng tôi được các bác sĩ báo cho biết Hiếu bị chứng ung thư cổ chướng giai đoạn cuối. Những cơn đau như xé ruôt đã khiến Hiếu dộc dạc đi. Lúc chúng tôi vào thăm Hiếu hoàn toàn tỉnh táo.
- Anh đừng động viên em nhá. Em biết bệnh của em. Em chỉ tiếc rằng tâm nguyện của em chưa thực hiện được nhiều thì em đã phải ra đi. - Đừng nói như vậy Hiếu. Em sẽ khoẻ mạnh và lại tiếp tục công việc cùng các bạn chứ. - Em biết anh ạ. Bệnh chuyển từng giờ. EM chỉ tiêc mỗi là công việc của em phải dừng tại đây thôi. - EM và các bạn vẫn sẽ thực hiện công việc mà em từng ấp ủ Hiếu à.
Đột nhiên Hiếu khóc nấc lên và nói với tôi:
- Anh ơi sao ông trời bất công quá, lúc ông ấy muốn em làm người thì em lại làm ma. Còn giờ đây em muốn làm người thì ông ấy lại bắt em phải làm ma.
Đột nhiên em nấc lên mấy tiếng rồi trút hơi thở ngay trên cánh tay tôi. Tất cả chúng tôi đều vỡ oà ra tiếng khóc xót xa cho số phận của em. Đám tang của em được cử hành tại nhà nơi em đang cùng các bạn tiếp tục dự án của mình. Tôi từng đi dự nhiều đám tang nhưng chưa đám tang nào gây cho tôi xúc động nhiều đến như vậy. Do phong tục tập quán ở quê khi bố mẹ còn sống thì đám tang của con không có kèn thờ nên chỉ có trống. Một đám tang khá yên tĩnh. Bạn bè cùng nhau vào viếng Hiếu. Cố bé bí thư đoàn phường nơi Hiếu từng là thành viên của của CLB SA và sau này CLB Bạn Giúp Bạn cũng nằm trong thành viên của SA đã không nén nổi những tiếng nấc, đứng phát biểu trước linh cữu của Hiếu.
- Anh Hiếu ơi. Anh cứ thanh thản ra đi. Chúng em những đoàn viên thanh niên, những thành viên của SA và Bạn Giúp Bạn, những thành viên của gia đình mình sẽ cùng nhau thực hiện mong muốn trước khi anh đi xa. Chúng em mong anh hãy phù hộ cho chúng em thực hiện trọn vẹn những mong ước của anh.
Cả đám tang bật khóc khi nghe những lời như vậy. Tôi chưa thấy đám tang nào mà tất cả người dự cùng oà khóc như ở đám tang của Hiếu. O2TV ngày hôm sau về làm việc cũng là lúc chuẩn bị đưa Hiếu ra đồng. Một phóng sự về một con người bẳng những hình ảnh sống động thì nay trở thành một phóng sự về một đám tang đầy tình người. Tôi vẫn cứ nhớ mãi câu nói của Hiếu trước lúc đi xa "Anh ơi sao ông trời bất công quá, lúc ông ấy muốn em làm người thì em lại làm ma. Còn giờ đây em muốn làm người thì ông ấy lại bắt em phải làm ma". Đó là câu nói tôi nhớ đời, không chỉ trong lúc làm về HIV mà câu nói đó theo tôi mãi đến tận bây giờ.
|
Những câu chuyện buồn như của Hiếu không phải ít lần tôi gặp trên quãng đường làm về HIV. Mỗi người có một hoàn cảnh, mộ số phần khác nhau, chẳng ai giống ai nhưng cái kết bao giờ cũng buồn dù cho người này còn sống, người kia đã qua đời trong âm thầm lặng lẽ. Có những người mình có cơ hội gặp lần cuối để nói lời tạm biệt, cũng có những người ra đi kịp để cho mình một lần đến viếng lần cuối nhưng đại đa số là nhận được tin từ bạn bè của họ rằng họ đã ra đi mãi mãi.
Trước khi làm về HIV chưa một lần tôi nghĩ rằng mình sẽ gắn bó được với cái công việc mà nỗi buồn nhiều hơn niềm vui như vậy. Thú thực với tôi lúc đầu đó chỉ là một công việc như biết bao công việc khác, miễn là mình được trả lương. Những lần đầu tiếp xúc với họ tôi thường có cảm giác ngây ngấy sốt trong người, kiến thưc đã được trang bị đầy đủ về các cách lây nhiễm nhưng tôi vẫn có cảm giác sợ. Đã có những lúc tôi muốn bỏ công việc đó để trở về Mỹ cùng vợ con nhưng nếu như tôi đi thì nhóm của tôi sẽ rất khó khăn trong việc hoàn tất công việc còn lại. Đành rằng dự án nào cũng có những người thông thạo tiếng Anh để cùng thực hiện nhưng với dự án của tôi nó rất đặc biệt. Cái đặc biệt ở đây là công việc làm chung cùng các nhóm tôn giáo nên các bạn trẻ khó mà có thể có đầy đủ từ ngữ dịch khi họ cần. Tôi cũng không muốn đánh mất hình ảnh của mình trước Jonathan và hai người bạn trẻ đến từ Mỹ. Tôi phải ở lại để cùng chia sẻ với họ những khó khăn của buổi ban đầu. Nhưng càng tiếp xúc với họ tôi càng thấy họ là những người đang rất cần sự chia sẻ từ cộng đồng. Những người như vậy rất khát khao có một ai đó trong cuộc sống để họ chia sẻ những khó khăn về cuộc sống. Chỉ là những lời động viên, chỉ là sự thông cảm bằng lời nói cũng có thể giúp họ quên đi những nhọc nhằn cuộc sống. Và thứ tình cảm mà họ cho ngược lại thì thật tuyệt vời. Họ là những người hết sức nhạy cảm, họ có thể cho bạn biết rằng bạn đang ở trong trạng thái nào của tình cảm. Trước khi bạn nhận thức được những điều nhạy cảm của cuộc sống họ đã tự động thực hiện những việc cần thiết để bảo vệ bạn an toàn khi tiếp xúc với họ. Lẽ dĩ nhiên đó là những người cũng được đào tạo bài bản. Họ là số ít những người nằm trong cộng đồng những người đang chung sống với HIV nhưng đó là những người có khát khao vươn lên trong cuộc sống nhiều nhất.
Tôi có những người bạn thực sự thân trong quá trình làm về HIV. Nhóm chúng tôi tham dự tất cả những buổi hội nghị bàn về HIV của sở y tế, UB thành phố, UBMTTQ... tất tần tật những nơi như vậy. Có rất nhiều nếu như không muốn nói tới gần 100% các đơn vị làm về HIV ở Việt Nam có cái nhìn thờ ơ về một đại dịch đang hoành hành trên thế giới. Họ cũng giống như tôi lúc mới làm về HIV: tất cả điều họ cần đó là tiền nhưng khác với tôi, họ không có cách tiếp cận sâu hơn nên chỉ dừng lại đó. Họ làm về HIV nhưng chẳng hiểu gì về HIV nhiều lắm, họ vẫn coi những người sống chung với HIV là một thứ tội đồ cần lên án. Không thiếu những người đang làm về HIV mà vẫn coi thường, kỳ thị với những người có H. Họ vẫn tranh thủ gây khó khăn cũng như tạo cho mình một tư thế oai phong trước những người có HIV, họ lên án rằng tất cả do thói ăn chơi vô độ mà bị nhiễm. Những năm trước kia tất cả các phương tiện truyền thông chỉ chủ yếu tập trung vào tuyên truyền một hình ảnh quái dị về HIV mà chẳng cần biết nó có cơ chế lây nhiễm ra sao. Tôi còn nhớ hình như đến mãi năm 2008 hay 2009 gì đó nhà nước mới ra một quy định về việc không được dùng những hình ảnh quá sai lạc, quá phản cảm để tuyên truyền về HIV. Những người sử dụng những hình ảnh như vậy có thể bị kiện bất cứ lúc nào. Từ đó những hình ảnh về HIV mới bớt sợ đi, họ bắt đầu đi vào những nội dung cần tuyên truyền. Những ai đó vào thời điểm này ngồi đọc những dòng tâm sự này mà kết luận một cách vội vã rằng những người bị nhiễm HIV theo kiểu thiếu kiến thức về HIV là đáng đời, là đáng trách xin hãy bình tĩnh. Thật may mắn cho họ là đã có những hiểu biết về HIV nhưng chưa chắc gì đã trọn vẹn và cũng chẳng lạ gì ngay thời buổi hiện tại vẫn có những người còn lơ mơ về HIV. Mặc dù không còn làm về HIV đã nhiều năm nhưng đến bây giờ tôi vẫn nhận thấy có rất nhiều người đặt những câu hỏi lơ mơ cho tôi về những kiến thức hết sức phổ thông về HIV.
Bố nuôi tôi mất. Một đám tang đông chưa từng có diễn ra ở một vùng quê thanh bình như nơi quê bố. Không biết bao nhiêu học sinh các khoá về dự đám tang của bố. Học sinh của bố tôi họ chỉ xin nhận một mảnh tang nhỏ để cài lên áo. Không biết bao nhiêu vải chỉ để dùng cho khăn tang. Mấy nhóm tôi cùng làm việc họ nhận được tin, tất cả tề tựu tại nhà tôi để phân chia công việc. Tôi từ một đứa con nuôi trở thành một con trai của bố. Tôi thay các chị đứng ra lo tang lễ cho bố. Mấy nhóm các em ở các CLB chúng tôi đang làm việc cùng cũng đến và đứng ra xin nhận tất cả trách nhiệm lo toan đám tang như lo cho người thân. Họ xin phép tôi để được đeo tang theo dạng con cháu. Họ giải thích lý do rất đơn giản. Cuộc đời của họ đã bị bỏ đi sau những lầm lạc và nhất là từ khi họ nhận được tin rằng mình đã mang mầm mống của căn bệnh thế kỷ, tôi là người giúp họ có lại nghị lực và lại vươn lên từ những cơ cực, tủi hờn nên giống như tôi cùng các anh chị em khác đã sinh ra họ lần thứ hai. Họ muốn đóng góp công sức vào tang lễ của bố. Thế là gần như cả đám tang đều trở thành con cháu của bố. Tôi, mẹ và hai chị chỉ có việc đơn giản là đứng đáp lễ cho những người đến tham dự lễ tang. Mọi người đến dự đám tang bố cứ nghĩ rằng gia đình chúng tôi tổ chức đám tang cho bố phải tốn kém lắm nhưng thực tế thì không như vậy. Đoàn người đưa bố về nghĩa trang dài tưởng như bất tận. Xe đậu dài từ suốt triền đê cho đến trong xóm. Mẹ khóc rất nhiều, các chị tôi cũng vậy. Bố, mẹ tôi cũng lên dự đám tang bố nuôi tôi. Ông bà cứ tâm đắc về cách tổ chứ lễ tang chu đáo, an toàn. Họ cứ ước sau này đám tang của họ cũng được như vậy. Anh em chúng tôi nghe chuyện như vậy thấy buồn lắm. Không hiểu sao những người già họ lại hay mơ ước về một đám tang, điều mà tuổi trẻ không bao giờ nghĩ đến.
Một buổi sáng Chủ nhật, tôi oằn oài người không muốn dậy vì biết rõ là sáng Chủ nhật không có việc gì để làm ngoài việc ngủ nướng nhiều nhất mà mình có thể để tận hưởng cái cảm giác an nhàn. Chuông điện thoại réo. Tôi bắt máy.
- Anh biết em mới làm được việc gì không? - Bên kia đầu dây, giọng của Giang nhóm trưởng một nhóm tại Hải Phòng điện cho tôi. - Có chuyện gì vậy Giang? - Em vừa đi trả tiền đất xong. Em vừa mới mua được mảnh đất, mừng quá anh ạ. - Đất nào? Bọn em có nhà rồi mà? Tính chuyển sang bất động sản hả? - Không em mua được đất đặt mộ cho em và Tiến - chồng của Giang cũng tên là Tiến - rồi. Dành dụm mãi mới mua đươc đất cho hai đứa. Anh là người đầu tiên em báo tin đấy.
Lòng tôi như chùng lại. Mấy cái đám tang liên tục đã khiến tôi suy sụp. Lại có thể hai cái đám tang có thể diễn tra trong tương lại khiến tôi càng buồn hơn. Tôi lại nghĩ đến những người tôi có thể phải tiễn đưa trong tương lai vô định. Hạnh phúc của Giang là có thể tự lo cho mình việc hậu sự lại là nỗi buồn của tôi.
- Anh biết là em vui nhưng sao lại nghĩ đến chuyện đó hả Giang? Em có biết là em vừa cứa dao vào lòng anh không? Anh không muốn nghe những tin như thế này đâu. Anh muốn bọn em là phải sống tỉnh táo vui vẻ chứ anh đâu muốn nghe tin như vậy. Anh xin lỗi, anh biết đó là những gì em đang nghĩ trong đầu nhưng thực sự là anh không muốn nghe.
Mấy ngày liền sau đó hình ảnh đám tang cứ ám ảnh tôi suốt mấy ngày liền. Tôi chạy về quê thăm bố mẹ và quyết định sẽ nghỉ phép để về thăm vợ con sau mấy năm liền xa cách. Tôi bàn giao công việc và quyết định mua vé máy bay đi về Mỹ nghỉ với vợ con.
|
Gần một tuần bị vợ chiếm mất laptop để down phim trên internet. Cả nhà chỉ có một cái máy duy nhất có cài font chữ Việt nên chịu không có gì để viết lách. Nói mọi người đừng cười, Lâm rất mù mờ về chuyện máy tính. Đến cơ quan làm việc vẫn có máy nhưng không có font chữ Việt và cũng không thể dùng máy cơ quan để viết truyện được. Đó là quy định cầm nhân viên sử dụng máy cơ quan để làm việc riêng.
Cái lỗi bị chiếm mất máy cũng là do Lâm. Tự dưng đi nói bả cái trang HD Vietnam. Nhảy vào đó thấy nhiều thứ quá nên bả chiếm máy luôn mấy ngày để down toàn mấy cái hài Tết để dành coi mấy ngày xuân cho đỡ nhớ nhà. Thực ra càng coi càng nhớ nhà nhưng bả thích như vậy nên đành phải chiều. Tự dưng lại mất thêm tiền cho cái ổ cứng 2TB nữa mới đau. Gần một tuần thế mà cũng gần đầy luôn cái ổ 2TB. Thế là bả buông máy ra và tập trung vào những cái hài bả mới down được để coi. Giờ thì laptop được tự do nhưng cái TV và cái đầu HD Player lại bị chiếm. Thôi đành chiều vậy chứ biết làm sao. Năm nay bả buồn vì thằng Trung vừa dọn nhà ra riêng. Nhà đang đông con cháu bỗng thấy vắng đi nhiều thiệt. Lúc trước nhà 8 người nay nhà thằng Trung dọn đi nên chỉ còn có 3 người lớn, vắng như chùa bà Đanh.
|
Đã mấy năm kể từ khi về Việt Nam làm chương trình HIV tôi chưa về thăm nhà lần nào. Lần này tôi về thăm gia đình với một tâm trạng gần như chạy trốn. Tôi muốn quên những chuyện buồn vui của cuộc đời một thời gian cho thư thái. Quãng thời gian cũng chỉ hai ba năm nhưng tôi đã mất quá nhiều người thân, người thân nhất của cuộc đời tôi là bố. Bố đã ra đi mãi mãi. Tôi luôn canh cánh trong lòng rằng một ngày nào đó rồi bố mẹ tôi cũng sẽ từ giã anh em chúng tôi để ra đi vào cõi vĩnh hằng như vậy. Lần đầu tiên tôi nếm trải cái cảm giác của một đứa trẻ mồ côi, mặc dù lúc đó đâu phải là tôi còn nhỏ dại gì. Tôi vẫn nhớ như in những lần về thăm bố. Bố luôn nhắc nhở chuyện ăn uống, sinh hoạt của tôi. Mẹ cũng vậy. Khác với mọi người, tôi có đến hai bố, hai mẹ nên cái cảm giác của một đứa con nhỏ bé luôn làm tôi nghĩ rằng mình luôn được bao bọc bởi tình thương của mọi người. Cảm giác ấy bớt đi và khiến tôi hụt hẫng đó là lần về làm đám tang cho bố. Đứng vai trò trọng trách là người trụ cột nên tôi bắt đầu cảm thấy cảm giác cô đơn. Hình như cuộc đời đã đặt tôi vào vai trò người trụ cột chứ không còn là vai trò của người được quan tâm nữa rồi. Thoáng nghĩ đến đó, tôi chợt nghĩ đến những đứa con của tôi và Loan. Họ bây giờ chính là những người cần dựa vào tôi. Tất cả những lý do đó cùng với sự hụt hẫng, buồn tủi vì mất mát đã khiến tôi quyết định phải về thăm nhà.
Loan đi đón tôi ở phi trường. Mới có vài năm xa cách, mặc dù hàng tuần chúng tôi vẫn nhìn thấy nhau qua webcam nhưng tôi có cảm giác như Loan già đi phần nào. Về đến nhà, các con đi học, chúng tôi lao vào nhau như những kẻ khát nước lâu ngày giờ mới gặp được nguồn suối mát. Tôi định đi tắm nhưng Loan nói không cần tắm mà chỉ cần thay quần áo và đánh răng rửa mặt là được. Loan giải thích:
- Các ông cứ sợ rằng không tắm thì mình mẩy dơ hầy chúng tôi sợ đúng không? Đàn ông hấp dẫn cánh đàn bà chúng tôi chính ở cái mùi mồ hôi mà các ông vẫn sợ đấy.
Thật là lạ lùng. Điều này không phải là tôi được nghe lần đầu và lần duy nhất từ Loan mà tôi đã nghe từ đâu đó rất nhiều lần như vậy. Chẳng hiểu sao người ta lại có thể thích mùi mồ hôi từ người khác cho được. Ăn xong tô phở, chúng tôi lao vào nhau như để bù lại những ngày xa cách. Tôi thường nghe cánh đàn ông nói rằng vợ như một kho lương thực dự trữ, mỗi khi đói lòng thì các ông chồng lại tìm đến kho lương thực dự trữ ấy để thoả mãn cơn đói khát. Có nghĩa rằng với một số người vợ là nơi cho họ giải quyết nhu cầu sinh lý, tất nhiên vẫn yêu thương nhau nhưng hễ có điều kiện mà được đi ăn phở ngoài thì chẳng mấy khi họ chịu từ chối. Nhưng với tôi Loan vẫn như ngày nào, cảm giác bên cạnh Loan của tôi vẫn chẳng thay đổi là mấy. Tôi cũng chẳng mấy khi mất công đi tìm kiếm nguồn lương thực bên ngoài nhưng không phải là tôi ít quan hệ ngoài luồng. Quan hệ ở đâu nhưng khi bên Loan tôi vẫn luôn có cảm giác tươi mới như những lần đầu. Chìm ngập trong rã rời của hạnh phúc và do lệch múi giờ nên tôi đi vào giấc ngủ thật nhẹ nhàng, thoải mái sau khi nghe Loan dặn mấy điều loáng thoáng trước khi tất bật đi đến cơ quan.
Tôi ngủ một giấc thật dài, chỉ tỉnh dậy khi có cảm giác có con gì đó đang bò trên mặt. Tôi mở mắt và nhận ra đó chẳng phải là con gì đang bò trên mặt tôi mà là bàn tay nhỏ bé của thằng Robert đang vẽ vẽ lên mặt tôi. Tôi ôm choàng lấy con kéo nó xuống nằm cùng. Thằng bé mới đi học về.
- You scared daddy! - No, I just love daddy.
Nó thích thú chui vào người tôi nằm cuộn như một con sâu nhỏ. Nó bắt đầu hỏi tôi đủ thứ chuyện rằng tại sao tôi không ở nhà, rồi tôi sống ở đâu, làm những việc gì, có nhớ đến nó hay không.... đủ thứ chuyện mà nó muốn hỏi.
- Em đã nói anh ở nhà ngủ một chút thôi. Ráng thức giấc nếu không đêm anh sẽ không ngủ được, thế mà anh vẫn ngủ như chết. Em dặn anh coi chừng giúp em nồi nước phở thế mà cũng như không. May là em để nhỏ lửa chứ không chắc giờ này cháy khét rồi.
Thì ra Loan dặn tôi trông chừng nồi nước phở mà tôi không biết. Tôi đã ngủ một giấc say sưa. Tôi ẵm Robert vùng dậy, ra khỏi giường. Lại đến lượt thằng Trung bám theo để hỏi những câu hỏi y hệt thằng em nó đã hỏi tôi lúc trước. Hình như tụi trẻ con luôn có những suy nghĩ giống nhau. Vậy là một thằng trên vai, một thằng trong lòng, ba bố con tôi nói chuyện lung tung theo ý của hai đứa trẻ. Một lát sau hai vợ chồng anh Thêm cũng đến. Hai đứa con tôi cùng hai đứa con anh thêm bắt đầu tách ra chơi những trò chơi riêng của bọn chúng. Loan và chị Nhung cùng nhau bắt tay vào nấu bữa chiều cho cả gia đình. Tôi và anh Thêm có thời gian rảnh rỗi kéo nhau ra vườn sau để uống trà. Một điều hiếm có trên đất Mỹ đó là việc tôi không hề bị Loan bắt chia sẻ công việc bếp núc. Ở Mỹ, mọi thành viên đều bình đẳng và phụ nữ luôn chiếm thế thượng phong. Họ sai khiến các ông chồng hơn sai khiến một Oshine, nhưng ở gia đình tôi thì khác, Loan luôn đảm nhận mọi công việc mà chẳng bao giờ bắt tôi làm gì. Những lúc hứng lên muốn giúp vợ đôi chút thì tôi lại bị đuổi ra ngoài vì Loan sợ tôi làm hỏng mọi thứ. Nhiệm vụ duy nhất của tôi là chơi với con nên chúng quấn tôi nhiều hơn.
Nói là ra ngoài vườn uống trà nhưng thực chất là tôi và anh Thêm cùng nhau ra ngoài vườn nhâm nhi mấy ly rượu cùng với mấy món đồ mà Loan đã chuẩn bị cho hai anh em.
- Về Việt Nam thế nào? Vui không mà tới ba năm mới chịu về thăm vợ con? - Vui mà cũng không vui anh ạ. Mỗi năm em chỉ có một tuần phép nên em chẳng muốn đi về nhiều cho tốn tiền. Việt Nam giờ thay đổi nhiều lắm anh. - Anh hỏi thật nhá? Về bên đó chú giải quyết vấn đề kia như thế nào? Anh biết chú mày mạnh lắm mà. - Anh! Chuyện đó đâu có gì khó. Anh cứ đi là tự khắc sẽ hiểu, có gì mà phải hỏi.
Rồi tôi chủ động quay sang chuyện gia đình bên anh, bên tôi để anh không xoáy sâu vào chuyện tế nhị nữa. Bữa cơm dọn ra, cả nhà bốn người lớn, bốn trẻ con quây quần bên nhau. Mấy đứa trẻ cũng bớt ồn ào hơn. Hai người phụ nữ nấu quá nhiều món nên mặc dù ai cũng căng bụng ra mà thức ăn vẫn còn quá nhiều. Vậy là chị Nhung lại phải lấy mấy cái họp để đem một ít thức ăn về nhà. Tôi lấy quà đưa cho anh chị và hẹn tuần sau sẽ lại cùng nhau ăn uống bên nhà anh chị.
Đêm hôm ấy, tôi chẳng thể nào ngủ được. Phần vì lúc chiều tôi ngủ quá nhiều, phần thì do lệch múi giờ nên sau khi chiến đấu tôi cũng chẳng thể nào mà đưa mình vào giấc ngủ được. Tôi đành nằm im nhìn Loan ngủ. Thỉnh thoảng mỏi người quá tôi lại khẽ trở dậy đi ra ngoài hút điều thuốc và vào phòng xem hai con tôi ngủ. Nhìn hai đứa con ngủ tôi thoáng nghĩ đến cảnh anh em chúng tôi ngày trước. Nhà đông con quá nên cứ đến tối, mỗi đứa lăn ra một nơi, tự tìm lấy chỗ ngủ. Hai đứa con tôi giờ cũng có có nét tương tự tuy nhiên điểm khác biệt duy nhất là chúng có phòng riêng và giường riêng để ngủ. Con ngủ riêng nhưng tôi biết hàng đêm Loan vẫn thức dậy và đi quanh xem chúng ngủ như thế nào. Loan giống như con gà mẹ luôn muốn xù đôi cánh ra để bao bọc cho các con.
Đước mấy ngày tôi bắt đầu cảm thấy buồn chán với cảnh ngồi không. Hàng ngày Loan đi làm, các con đi học, tôi xách xe chạy đến mấy quán cà phê ngồi nhâm nhi và tán chuyện phiếm để giết thời gian. Sau cữ cà phê sáng chẳng có chuyện gì làm nên thỉnh thoảng tôi chạy đến cơ quan nhưng ai cũng bận chẳng có thời gian nhiều để ngồi tán dóc cùng tôi. Tôi bắt đầu nhớ Việt Nam, nhớ cái sự bận rộn ở đó mỗi ngày. Ác một nỗi thời gian cách nhau quá nhiều nên mặc dù cả ngày tôi rảnh cũng chẳng thể liên lạc được với ai vì ban ngày bên Mỹ là ban đêm của Việt Nam, tôi không muốn quấy rầy giấc ngủ của ai. Còn ban đêm bên Mỹ là thời gian tôi có thể liên lạc cùng Việt Nam thì lại là lúc hai đứa con của tôi ở nhà. Tôi chẳng có thời gian nào rảnh vì chúng luôn hỏi tôi hết điều này sang điều khác. Tôi bắt đầu cảm giác thấy mình thừa thãi. Sáng sớm, dậy ăn sáng, đưa các con đi học, tôi cũng bắt đầu một ngày của mình bằng việc lang thang nơi này, nơi khác. Có rất nhiều quán cà phê của người Việt trên khu người Việt tôi có thể ngồi hàng ngày và không thiếu gì những người rảnh rỗi để tôi có thể ngồi cùng và chuyện phiếm hàng giờ không hết. Nhưng thú thực là tôi không thích mấy quán cà phê đó. Ở đó tập trung rất nhiều người chẳng có công ăn việc làm, họ tụ tập nhau đánh bài ăn tiền hoặc cá độ gì đó. Không phải là không có công việc cho họ làm nhưng thực tế họ không muốn làm, chỉ ngồi chờ xin chế độ trợ cấp của chính phủ và kiếm tiền bằng cách sát phạt nhau. Những câu chuyện của họ không hợp với tôi. TRước họ tôi có cảm giác như mình là kẻ tụt hậu vì họ có thể ngồi hàng giờ nói vanh vách về tình hình Việt Nam hoặc bất cứ một nước nào đó như những nhà thuyết trình rất giỏi mà không hề vấp váp. Nói chán chuyện chính trị họ xoay sang nói về nhà cầm quyền nước này, nước kia và cho rằng người này ngu ở điểm này, khôn ở điểm kia. Tôi chẳng biết tại sao mà họ không đi làm chính trị để có thể chứng minh cái khôn, cái ngu của họ. Nói tóm lại với những chuyện như vậy tôi có muốn giết thời gian bằng cách tham gia cùng họ cũng không được vì có biết gì đâu mà nói. Vậy nên thường thì tôi kiếm quán Starbuck nào đó, kiếm một ly cà phê và tự ngồi nhâm nhi một mình ở một góc nào đó.
Mới sang tuần thứ hai mà tôi đã có cảm giác như đã lâu lắm rồi tôi xa Việt Nam. Một buổi tối, tranh thủ ngồi check email, tôi bỗng thấy YM của tôi bật sáng, Jonathan đang gọi cho tôi. Sau mấy câu hỏi xã giao, Jonathan cho tôi biết rằng dự án chúng tôi đang thực hiện cùng thầy Minh Hiền đang gặp khó khăn. Thầy Minh Hiền đang đề nghị là rút khỏi dự án. Jonathan có cho tôi biết rằng hiện tại câu trả lời từ dự án vẫn là động viên thầy tiếp tục cho đến lúc tôi quay lại. Mấy ngày liên tôi suy nghĩ mà không có được câu trả lời cho lý do thầy Minh Hiền muốn rút khỏi dự án là gì và những gì tôi có thể làm sau khi quay về Việt Nam để đảm bảo dự án của vùng Hà Nội vẫn được chạy đều. Loan nói với tôi:
- Anh nên quay về Việt Nam đi. Công việc ở đó đang cần anh. Em hiểu tính anh, đã làm cái gì là phải làm bằng được và anh luôn gắn với nó. Em và các con cần anh nhưng dù sao mẹ con em ở nhà vẫn ổn định, bên đó nếu thiếu anh có thể dự án sẽ bị đình trệ. Anh dành cho mẹ con em hai tuần đã là quý lắm rồi. Còn nhiều việc anh cần làm bên đó. - Anh tệ quá Loan ạ. Anh không giúp gì cho mẹ con em được nhiều. - Anh đừng tự trách mình. Em hiểu chồng mình mà. Việc gia đình em thấy cũng bình thường thôi mà. Đưa các con đi học, đón con về và nấu ăn cho chúng cũng không vất vả lắm. EM quen rồi. Ngày trước ở bên kia, khi em đang đi học, lúc đó anh hy sinh cho mẹ con em nhiều rồi. Bên này giờ có anh chị Thêm nên em cũng đỡ cực. Anh cứ đi đi. Năm sau đến hè em sẽ đưa con về Việt Nam nghỉ cùng anh.
Tôi không ngờ là Loan lại suy nghĩ sâu sắc như vậy. Loan còn nói những điều gì sâu sắc lắm mà tôi đã quên mất nhưng chỉ biết lúc đó tôi thực sự thấy cảm động và thấy trách nhiệm của mình thật lớn. Vậy là ba tuần nghỉ phép của tôi kết thúc ở tuần thứ hai, tôi lại lên đường quay về Việt Nam.
P/S: Mới post lên thì lại sực nhớ ra những gì Loan nói với tôi về công việc nên lại quay lại viết ngay không lại quên mất. Loan có nói với tôi về công việc như thế này:
- Anh ạ, sống trên đời này không ai không mắc sai lầm. Chẳng có ai là người không mắc sai lầm trong suốt cả cuộc đời. Có những người lúc sống tưởng rằng họ hoàn thiện nhưng đến lúc họ mất đi rồi mới biết rằng người ta đã khéo léo che đậy mọi khuyết điểm lúc còn sống nên mọi người coi là hoàn thiện. Anh cũng mắc, em cũng mắc khuyết điểm và những sai lầm. Nói chung là tất cả những sai lầm, những khuyết điểm theo thời gian chúng ta đều có thể sửa chữa được. Những người đang sống chung với HIV, họ cũng có những sai lầm, nhưng khác với mọi người, sai lầm của họ phải trả bằng chính mạng sống của mình mặc dù họ cũng ân hận, cũng cảm thấy những sai lầm mình đã mắc. Nhưng cho đến bây giờ khi chưa có thuốc đặc trị thì sai lầm của họ vẫn là phải trả bằng một mạng sống. Họ đang cần anh, anh nên trở lại đó để được chia sẻ. Anh hãy giúp họ thanh thản nhất khi họ còn sống, đừng để sau này khi họ đã qua đời anh có muốn làm cho họ cũng không được đây.
Vậy đấy, câu nói của vợ đã khiến tôi tỉnh thức và lên đường quay lại Việt Nam.
|