Đời Trai Bao
|
|
Chỉ có vài ngày đi thi thôi nhưng tôi có cảm tưởng như gia đình mình vừa trải qua một cơn bạo bệnh ở mỗi người. Nhìn ai cũng rộc rạc hẳn đi. Bố vẫn ngồi chùng chai rượu luôn mở nắp. Bình thường bố là người chuẩn mực, rất khi uống rượu trừ những khi tiếp khách. Nhà rất nhiều thứ rượu ngâm lâu năm trong các hũ lớn, hũ bé nhưng chẳng mấy khi bố đụng tới. Rất ít khi bố bỏ cửa hàng ngoài chợ ngay cả những khi bão gió, vậy mà đã gần tháng nay bố đóng cửa gian hàng ngoài chợ. Trông bố gày rộc đi. Râu ria mọc ra tua tủa. Nhà tôi mấy anh em được thừa hưởng từ bố là bộ râu. Anh em đứa nào cũng có, đứa nào cũng rậm rịt nhưng chẳng mấy khi anh em chúng tôi dám để dài vì bố luôn cạo sạch của mình và luôn chê những người để râu. Vậy mà đợt này bộ râu mọc lùm tùm mà dường như bố chẳng thèm để ý. Mẹ tôi vốn tính trầm lặng, giờ đây càng im lặng hơn. Mẹ và chị dâu cứ như hai cái bóng trong nhà, đi đi lại lại làm công việ trong nhà mà chẳng ai nói lấy một câu. Mấy đứa em tôi và hai đứa cháu cũng không dám nô đùa như thường lệ nữa. Căn nhà như âm u hẳn ra.Bính lại lao vào việc nhà giúp đỡ mẹ tôi trước khi về nhà. Tới bữa cơm Bính lại chạy sang động viên hết người này đến người kia ăn cơm. Một đêm, Bính nói với tôi: - Theo em chắc mình phải đi tìm anh Long về chứ nếu để tình trạng này thì chẳng giải quyết vấn đề gì mà mọi người buồn thêm. Em thấy bây giờ mọi người đa gần nguôi ngoai cái việc sai trái của anh Long rồi, nhưng việc anh bỏ đi mất biệt đang là vẫn đề lớn. Nếu không tìm được anh Long về thì chuyện của chị dâu sẽ tính ra sao. - Nhưng bây giờ biết ông ấy ở đâu mà tìm? - Em biết. - Sao em lại biết? - Thực ra em cũng không biết đâu nhưng em đoán anh ấy đang ở trên chỗ dì chú nhà anh. Vậy mà tôi không nghĩ ra. Hai chúng tôi bàn cách đi tìm anh Long. Bính nói sẽ đi cùng tôi vì nếu đi một mình sợ rằng lúc gặp khó khăn thì không ai đỡ tôi. Từ nhỏ tôi chưa bao giờ đi xa ngoài những lần đi thị xã cùng chị Hiên. Tôi cũng muốn có người đi cùng để an tâm hơn. Hôm sau hai đứa tôi lên đường. Chẳng biết nơi đến là ở đâu, chúng tôi chỉ có trong tay mảnh địa chỉ nhà dì chú và ít tiền đem theo. Qua chuyến đi tôi mới biết quả là để Bính đi cùng là một điều hết sức hợp lý. Bình thường tôi là một đứa ít nói, nhất là với những người lạ ít khi tôi chịu bắt chuyện với ai. Bính thì khác. Nó luôn tươi cười và có thể nói chuyện với bất cứ ai. Nhìn khuôn mặt nó hình người ta cũng dễ tin hơn mặt tôi thì phải. Hoá ra cái địa chỉ trong tay tôi là địa chỉ gửi thư còn cách đi tới đó thì lại không dễ chút nào. Nếu như tôi thì chắc chắn tôi đã đi lên tận thị xã Lạng Sơn rồi mới tính tiếp, nhưng nơi chúng tôi muốn đến lại chỉ cách Bắc Giang không xa, nó là huyện đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn. Còn cái nông trường của chú tôi thì nằm ngay trên đoạn đường từ giữa đoạn đường sắt đi ra đường bộ. Hai thằng chúng tôi cuốc bộ 3km mới tới nhà chú tôi. Đường rừng đi ban đêm thấy rùng mình liên tục. Đường cứ như biến mất ngay trước mắt. Chỉ khi đi đến từng đoạn cuối mới thấy con đường đã ngoặt sang hướng khác. Cũng may là chú tôi là giám đốc lại sống thân thiết với mọi người nên chúng tôi tìm nhà dì chú cũng dễ. Đến nhà thì đã 10h khuya. Cả nhà đã đi ngủ. Tôi gọi cửa, chú dậy mở cửa cho chúng tôi. Cả dì chú đều ngạc nhiên khi thấy tôi xuất hiện giữa đêm muộn như vậy. Tôi nói qua tình hình cho dì chú biết lý do tôi đến tìm dì chú. Dì tôi nói: - Hai đứa chúng nó không ở đây. Thôi giờ hai anh em đi rửa chân tay, mặt mũi đi rồi ăn cơm. Dì tranh thủ hâm lại thức ăn cho nóng. Tôi thấy buồn vì đã cất công lên đến đây mà không tìm thấy anh mình. Bính dường như hiểu chuyện nên khẽ động viên tôi: - Thôi cứ bình tính đi anh. Ngày mai tính tiếp. Cũng may khi đi tôi không nói cho bố mẹ biết. Bố mẹ vẫn nghĩ là tôi đi ra đơn vị pháo.
|
Đêm hôm ấy hai chúng tôi ngủ lại nơi miền sơn cước. Ngoài sân ánh trăng sáng lạnh lẽo. Giường chúng tôi ngủ nằm ngay cạnh cửa sổ. Nếu như ở dưới xuôi, mùa này chúng tôi vẫn cần phải có quạt để ngủ thì trên này đêm càng về khuya, trời càng lạnh. Tấm chăn đơn cộng với hơi ấm từ hai cơ thể đang hừng hực sức sống cũng làm chúng tôi đủ ấm. Tôi nằm ngửa, dang cánh tay cho Bính gối, tay kia quàng sang kéo tay em ôm lấy tôi. Tôi thực sự cảm động vì sự nhiệt tình của Bính. Giá như không có em chắc gì tôi đã đến được nơi này. Thế mới biết không phải cứ học nhiều thì biết nhiều. Bính học ít hơn tôi nhưng do cuộc sống luôn lo toan phụ bố mẹ nên có vẻ như Bính trưởng thành trước tuổi. Những quan sát và cách giao tiếp của Bính trong xã hội cho tôi thấy rằng tôi còn kém xa Bính. Những ngày vừa qua, nếu không có Bính lo toan, động viên tôi cũng chẳng biết mình sẽ ra sao nữa. Đầu Bính gối trên cánh tay tôi, cằm tôi tựa vào đầu em. Hơi thở của Bính nhẹ nhẹ. Tôi vẫn trằn trọc, thao thức không ngủ được, phần thì do lạ nhà phần thì lại nhớ đến anh tôi. Nhà tôi nhiều anh em nhưng chúng tôi ngoài những lúc cãi nhau ra thì cũng rất thương nhau. Tôi nghĩ đến giờ này không biết anh đang lang thang nơi nào mà lòng xốn xang. Không biết anh sẽ nương tựa vào đâu giữa cuộc sống mênh mông này. Bước chân anh đang phiêu dạt hay đã neo lại nơi nào tôi cũng không biết nữa. Rồi tôi nghĩ thương chị dâu tôi cùng hai cháu nhỏ. Chị vốn hiền lành, chịu khó. Chị chăm chút cho gia đình tôi không khác gì con đẻ mà có khi còn hơn con đẻ nữa vì bà chị tôi mặc dù có điều kiện cũng không chăm lo cho gia đình tôi nhiều như chị. Những ngày nhận được tin anh, chị héo hắt đi trông thấy. Ngấn nước mắt lúc nào cũng trên bờ mi chị và chỉ muốn trào rơi bất cứ lúc nào. Chị không dám khóc nhiều sợ bố mẹ tôi buồn. Chị cố gắng giữ cho gia đình hai bên trong trạng thái cân bằng nhất. Rồi chị sẽ chèo chống làm sao với gia đình với hai đứa con còn nhỏ. Mất anh, chị mất chỗ dựa tinh thần và cả vật chất nữa. Nghĩ thương anh chị tôi không ngăn được dòng nước mắt âm thầm chảy trong đêm. Bính vẫn chưa ngủ, khi nghe tiếng xịt mũi của tôi em đã biết tôi khóc. Em quay sang quàng chặt lấy người tôi. - Bình tĩnh đi anh. Em biết anh buồn nhiều nhưng lúc này anh là điểm tựa chính của gia đình. Anh không vững mọi người biết dựa vào đâu. Bính ơi! Tôi đâu có được như em. Cuộc sống của tôi vốn đơn giản từ bé, bây giờ lần đầu tiên mới gặp sóng gió cuộc đời. Mọi người luôn là điểm tựa cho tôi chứ thực sự tôi đã là điểm tựa cho ai đâu. Giờ này em là điểm tựa vững chãi nhất của đời tôi. Tôi kéo tay em đút sâu vào nơi ấm nhất của cơ thể mình. Tôi hiểu em và biết em muốn điều gì. Không phải tôi là kẻ theo chủ nghĩa truỵ lạc chỉ nghĩ đến những vấn đề nhỏ nhen đâu nhưng với tôi đáp lại mong muốn của người mình yêu thương cũng là cách để tôi bày tỏ tấm lòng mình. Lần đầu tiên tôi thấy Bính chủ động nhướn lên hôi môi tôi. Tôi đáp lại những gì em muốn trao. Dòng nước mắt tôi lại ứa ra lăn dài trên má. Giọt nước mắt lăn qua môi Bính. Dường như cảm nhận được cõi lòng đang tan nát của tôi, Bính nói trong hơi thở nặng nề: - Lâm, em thương anh quá. Em chẳng biết làm gì cho anh trong lúc này nữa. Nhưng tin em đi, mọi thứ sẽ lại ổn thoả thôi. Anh đừng lo lắng gì nhiều. Em sẽ luôn bên anh. Quàng tay ôm siết Bính vào lòng. Cả hai chúng tôi chìm vào giấc ngủ đẫm đầy nước mắt. Sáng hôm sau, khi con gà cất tiếng gáy đầu nhà cũng là lúc chúng tôi bừng tỉnh. Cả nhà đã dậy hết. Thằng em họ tôi thấy tôi thì mừng rỡ hét lên như bắt được báu vật. - Anh lên lúc nào mà em không biết. Anh lên chơi lâu không? - Anh lên đêm qua lúc em đang ngủ. Chắc anh lên thăm dì chú vài ngày rồi về vì ở dưới xuôi cũng bận lắm. - Em tưởng anh lên đây cùng làm với anh Long? - Anh Long trên này sao em? - Anh không biết anh Long lên trên này à. Lòng dạ tôi bỗng xốn xang lạ thường. Vậy là anh tôi ở trên này chứ không phải đang lang thang nơi nào đó. Dì tôi nói. - Hôm qua dì nói chơi thôi. Thằng Long cùng con bé nào dưới xuôi bạn nó lên trên này gần tháng nay rồi. Chú đã sắp xếp công việc cho hai đứa nó trong nông trường rồi. Hôm qua dì nói nó không có đây tức là nó đang ở khu tập thể công nhân trong nông trường. Anh em đi ăn sáng đi rồi chút em Quảng sẽ đưa vào chỗ thằng Long. Tôi thấy ngợ ngợ vì dì nói rằng anh tôi đi với người bạn gái. Vậy là chắc chắn chị đó rồi, nhưng sao hai người không ở với nhau. Nôn nóng muốn đi gặp anh nhưng tôi vẫn phải bình tĩnh nghe theo lời dì chú đi ăn sáng. Bính nắm chặt tay tôi và bấm mạnh. Tôi hiểu ý của Bính. Đó chính là sự chia sẻ của em với tôi. Em cũng lo cho anh tôi như chính bản thân tôi vậy. Ăn sáng xong, dì lấy thêm cái xe đạp nữa và bảo thằng em tôi đưa chúng tôi vào nông trường.
|
Năm nào cũng vậy. cứ đến mua Vu Lan tôi lại thấy trong lòng da diết. Một năm có hai lần tôi bình tĩnh ngồi suy nghĩ lại cuộc đời mình với những vui buồn lẫn lộn. Đã bao lần cứ đến độ Vu Lan tôi lại cài trên ngực một bông hồng trắng. Giữa hàng trăm con người đang chen nhau lễ lạy, giữa tiếng ngân nga tụng kinh của quý thầy hoà vang cùng giọng Phật tử mà tôi vẫn thấy trái tim mình lặng đi. Một cảm giác tủi hờn lấp đầy hồn tôi. Một năm cho một lần cái cảm giác ấy lại ùa về làm lòng tôi lặng đi. Khi cánh hồng màu trắng được cài lên ngực áo, tôi lại thấy mình cô đơn. Giống như lời anh bạn tôi nói đùa mỗi khi mùa Vu Lan về: - Vậy là mày mồ côi toàn tập rồi đấy. Chính xác tôi là đứa trẻ mồ côi lớn tuổi. Giờ này những người sinh thành và dưỡng dục ra tôi đã đi xa. Thày tôi đi xa, sư phụ tôi đi xa. Chỉ còn lại mình tôi đang vật lộn giữa trầm luân cuộc sống. Nhiều lúc thấy mỏi mệt muốn dừng chân nhưng chẳng biết bắt đầu dừng từ đâu nữa. Không biết nơi xa kia có còn ai nhớ đến tôi không. Giữa muôn bao nhiêu con người đang dõi mắt hướng về Phật đài để cầu cho các bậc sinh thành, tôi liếc nhìn quanh. Rất ít người cài hoa hồng trắng. Hạnh phúc thay những người còn cha, còn mẹ. Xa cuối dãy bàn tôi thấy một con bé chừng khoảng 14-15 tuổi trên ngực cũng cài bông hoa trắng. Nước mắt con bé lưng tròng. Khẽ lách người tôi đến bên cháu, nhẹ nâng cháu đứng dậy, bước ra ngoài. - Bác cũng mất hết ba mẹ rồi hả? - Ừ bác mất ba mẹ gần mười năm nay rồi. Mà sao con trẻ quá mà lại cài hoa hồng trắng vậy con? Bác xin lỗi cháu. - Con cài hoa hồng nhưng không giống bác đâu. - Con nói vậy là sao? - Con còn ba mẹ còn bác thì mất hết ba mẹ rồi. - Ủa vậy sao con còn ba mẹ mà lại cài hoa trắng? Con bé cúi đầu không nói gì cả. Tôi biết chắc cháu có uẩn khúc gì trong lòng và chắc cũng buồn lắm nên không hỏi. Tôi đoán rằng ba mẹ con bé có thể gặp tai nạn nên nó đã mất hết người thân. - Bác ra ghế ngoài kia ngồi với con chút được không? Tôi theo con bé ra ngoài ghế đá ở một góc khuôn viên chùa. Nhìn con bé khá rắn rỏi. Mặc dù tuổi nó còn trẻ nhưng tôi thấy hình đọng lại trên ánh mắt và vầng trán của nó là những nỗi ưu tư. - Bác ăn gì chưa? - Bác chưa ăn. Bác đang tính lễ xong thì bác ra xin các sư cô một hộp cơm chay. - Bác ngồi đây con đi lấy cho bác nghe. Con cũng chưa ăn gì cả. Nói rồi nó vụt chạy đi chẳng chờ cho tôi có đồng ý hay không. Lát sau con bé trở lại, hai tay nó lễ mễ bưng một khay gồm hai hộp cơm và hai ly nước hạt é. Nó lễ phép đưa cơm và ly nước cho tôi. Nhìn nó ăn những miếng ngon lành, tôi chạnh nhớ đến mấy đứa con tôi ở nhà. Chúng không bao giờ chịu theo tôi đi lễ chùa vào các dịp lễ tiết trong năm. Chúng nói đến chùa buồn lắm, cứ nghe tiếng tụng king và ngửi mùi nhang là nó thấy buồn ngủ và có cảm giác gì ghê ghê. Con bé vừa ăn vừa quat sát tôi. - Con biết bác cũng buồn lắm nè. - Thì những ngày này đến chùa lễ cho mọi người đã mất thì bác buồn là đúng chứ có gì đâu con. - Không phải, cả những lúc bác không đến chùa bác cũng buồn nưa. Tôi giật mình vì sự lanh của con bé. Để giấu cảm xúc tôi hỏi con bé: - Con chưa trả lời bác. Có chuyện gì xảy ra với ba mẹ con hay sao mà con cài hoa trắng? - Có chuyện gì đâu. Họ vẫn sống khoẻ mạnh và đang hạnh phúc nữa bác. Tôi càng giật mình hơn vì cái thái độ ráo hoảnh của nó. - Con mới theo gia đình qua bên này có 3 năm thôi. Gia đình con qua đây là do ông bà ngoại bảo lãnh. Năm ngoái, ông bà ngoại con mất rồi. Gia đình con cũng từ đó tan vỡ luôn. Những khi ông bà ngoại con còn sống thì đã xảy ra lục đục rồi. Khi ông bà ngoại con mất hết, ba mẹ con ly dị nhau. Mỗi người đều đi lập gia đình riêng. Ba con thì lấy một con mẹ Mỹ trắng, mẹ con lấy một ông Mễ. Họ không chịu đem con theo nên đưa con vào ở trong nhà mái ấm của bên nhà dòng của các xơ của Dòng chúa cứu thế San Jose. Con không chịu nhưng vì con mới 13 tuổi nên đành phải có người giám hộ. Con vào ở nhà mái ấm được sáu tháng rồi. Những lời nói của nó có phần lộn xộn nhưng tôi sắp xếp lại để cho mọi người dễ hiểu. - Con cài hoa trắng vì với con ba mẹ con đã chết kể từ khi họ đem con vào trong mái ấm. Ở với các xơ con phải học kinh thánh nhưng hôm nay con vẫn muốn về chùa để cầu cho ông bà ngoại của con được siêu thoát. Dòng nước mắt lăn trên má tôi lúc nào không hay. - Sao con lên được chùa này? - Con kêu xe Uber lên đó bác. Bây giờ ngoài mái ấm ra con đâu còn ai thân thiết nữa. Kể từ ngày ba mẹ con li dị mỗi người đi một ngả, con có được gặp ai đâu. Bất giác tôi đưa tay ôm choàng lấy nó. Những dòng nước mắt cứ thế tuôn rơi. - Bác không được khóc đâu. Ông bà ngoại con nói khi mình muốn cầu cho ai đó được siêu thoát là mình không được khóc. Nếu khóc họ sẽ quyến luyến mình mà không đi được. Lúc nãy con khóc vì ba mẹ con đó chứ không phải cho ông bà ngoại con đâu. Con muốn họ quyến luyến và trở về với con còn ông bà ngoại con đã mất thì nhất định phải được siêu sinh. Tôi lặng người không nói được câu nào trước con bé còn nhỏ hơn tuổi con mình nữa. Tôi biết nó là một đứa có nghị lực. Chiều tôi đưa nó quay về mái ấm nơi nhà tu của những nữ tu Dòng chúa cứu thế. Nhất định có ngày tôi sẽ còn trở lại thăm nó. Ở con bé toát ra một cái gì đó mà tôi không lý giải được. Những nỗi buồn về những người đã mất của tôi được thay thế bằng nỗi buồn tình đời.
|
Đường vào nông trường không xa, chỉ xuống hết con dọc nhà dì là đã tới được địa phận của nông trường, nhưng đó là nông trường bộ. Còn các đội sản xuất thì ở mỗi nơi một đội. Nông trường của dì chú tôi là nông trường Na Hoa, nhưng mọi người ở quanh vùng vẫn gọi là nông trường Hữu Lũng vì nó nằm ở huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Nông trường trồng chủ yếu là dứa (khóm), cam và mía. Đường phía ngoài nông trường có những quả đồi lúp xúp những bụi sim nên nhìn nhỏ lắm. Vào bên trong nông trường mới thấy bao la bát ngát là dứa. Tầm cuối năm là vào vụ dứa nên dọc đường đi mùi dứa thơm lừng thật là quyến rũ. Những quả dứa ở nông trường này cũng khác với những cây dứa ở quê tôi người ta trồng quanh vườn. Dứa ở quê tôi nhỏ hơn, mắt căng mọng hơn, còn ở đây dứa dài và lớn lắm. Nhờ những rẫy dứa trải dài và hấp dẫn nên quãng đường cũng như được rút ngắn lại. Khoảng gần một tiếng đồng hồ mấy anh em tôi mới vào đến khu nhà ở của đội sản xuất. Ba dãy nhà nằm theo kiểu chữ U vây lấy một khoảng sân rộng. Đó là khu tập thể cho những công nhân trong đội. Anh em chúng tôi đến đó vào thời gian làm việc nên cả mấy dãy nhà đều im ắng. Thằng Quảng quen nơi này nên biết cho đi tìm người bảo vệ. Cả nông trường biết nó nên người bảo vệ lấy xe đạp phóng đi tìm anh tôi. Bính rủ tôi ra sau mấy dãy nhà nơi những trái dứa bắt đầu chín. Tôi không biết đó là ý định của Bính. Anh tôi về. Tôi muốn chạy ra đón anh nhưng Bính nói để từ từ gây ngạc nhiên cho anh. Anh quăng chiếc xe đạp ngay giữa sân, đưa mắt nhìn quanh để xem ai đang tìm mình. Chỉ có thằng Quảng đứng ở giữa sân. - Quảng, tìm anh có việc gì vậy? Nhà có chuyện gì sao? - Không, nhà không có việc gì. Em đưa anh Lâm với anh gì em quên tên rồi vào đây với anh thôi. - Thằng Lâm lên đây à? Bao giờ vậy? - Anh ấy lên tối hôm qua. - Nó đâu rồi? - Em vừa thấy ở đây mà giờ chạy đâu rồi không biết nữa. - Nó cao giọng - Anh Lâm!Tôi chạy về. Mới thoạt nhìn anh tôi, tôi sững người. Chỉ mới khoảng một tháng thôi mà anh tôi trông như già sọm đi. Trên khuôn mặt hốc hác của anh lởm chởm những đám râu không cạo. Trông anh giống như bố tôi. Nhà tôi anh em ai cũng nhiều râu giống bố nhưng cũng giống như bố, tất cả đàn ông trong nhà tôi đều cạo râu sạch ít ai chịu để râu dài bao giờ. Ở nhà tôi thấy hình ảnh của bố với những lởm chởm râu giờ đây lại thấy anh tôi. Anh ngỡ ngàng nhìn tôi rồi chạy vội lại ôm chầm lấy tôi. Anh xiết chặt tôi vào lòng. Tôi gục đầu vào vai anh mà nước mắt cứ trào ra từng đợt. Một mùi nắng khét từ bờ vai anh toả ra. Anh cứ đứng ôm tôi như vậy một lúc lâu mới buông tôi ra. Nhìn lên mặt tôi đã thấy có những ngấn nước mắt chạy vòng quanh gò má nhô cao của anh. Tôi không thể tưởng tượng chỉ trong một thời gian ngắn mà những dằn vặt trong tâm hồn lại tàn phá anh đên như vậy. Anh mở cửa phóng đưa tôi vào nhà. Đó là căn phòng dành cho những người độc thân nên có hai cái giường kê song song. Đồ dạc trong nhà cũng chẳng có gì ngoài một cái bàn và hai cái ghế. Hình như anh ăn ở bếp ăn tập thể. Tôi chạy ra ngoài gọi Bính vào. Thoạt nhìn thấy Bính, trên nét mặt anh dường như có nét thảng thốt thoáng qua. Tôi giới thiệu anh với Bính. Hai anh em bắt tay chào nhau. Hình như anh cảm thấy ngại với Bính. - Anh vẫn ăn tại bếp tập thể hay sao mà em không thấy có bếp nấu hay xoong nồi gì cả? - Bính chủ động bắt chuyện với anh. - Anh và thằng bạn vẫn ăn tập thể, nấu nướng ngại lắm. Nhà cũng chẳng có trà lá gì cả. Sống giữa vùng trà mà như ở dưới quê. - Các anh chịu khó nấu ăn mới đảm bảo sứ khoẻ chứ. - Cái thằng, nó làm như ai cũng hịu khó như nó không bằng. Nhà tôi có mấy anh em trai mà hình như chẳng đứa nào biết nấu nướng gì cả. Tất cả là do mẹ tôi nấu, sau này có thêm bà chị dâu thứ hai, còn bà chị dâu lớn thì ngay sau khi cưới xong đã được ra ăn riêng ở ngôi nhà bố tôi cất cho. - Dì chú bảo anh hôm nay nghỉ về trong nhà ăn uống. - Ừ, về dó chứ ở đây chắc anh cũng chỉ đãi bọn mày cơm tập thể thôi. Chúng tôi cùng lên xe đạp về nhà dì chú. Cũng giống như ở nhà, trên này dì tôi là người duy nhất nấu cho cả nhà ăn. Anh em tôi chạy vòng quanh nghe dì sai gì thì làm cái đó. bữa cơm hôm đó dì chú nhắc anh về chuyện đưa vợ con lên nông trường sống. Thì ra anh vẫn chưa nói hết chuyện với dì chú. Tôi cũng chẳng trách anh vì những chuyện như vậy đâu phải dễ nói ra được. Anh thì ậm ừ nói rằng chờ thời gian anh ổn dịnh rồi mới đưa vợ con lên sau. Chiều anh định về lại nông trường thì dì nói: - Bên nhà chú Khang hôm nay cả nhà về quê. Mấy anh em sang ngủ trông nhà cho chú ấy đi. Chú Khang là em trai của chú tôi. chú là lái xe nông trường nên thỉnh thoảng lại đưa cả nhà về quê bằng xe của nông trường. - Thằng Long nghỉ vài ngày chơi với em. Chú mày đã báo nghỉ cho rồi đấy. - Vâng ạ. Ăn cơm tối xong, mấy anh em tôi kéo sang nhà chú Khang. Nhà chú tuy không lớn bằng nhà dì chú tôi nhưng khá đẹp. Mấy anh em ngồi vào bàn uống nước. Một lúc anh tôi chạy ra ngoài, chỉ còn tôi và Bính ngồi ở nhà. Lúc sau anh về mang theo một chai rượu và một bọc lạc rang cùng với gói thuốc lá. Tôi nhớ lúc ở nhà anh đâu có hút thuốc. Chắc bữa nay muốn tâm sự nhiều nên anh mới mua thuốc về. Ngồi một lúc, Bính thoái thác lấy cớ đi ngủ trước, tôi biết là Bính muốn để anh em tôi thoải mái. - Tao buồn quá Lâm ơi. Cho đến bây giờ tao cũng chẳng biết nói với mọi người ra sao nữa. Chỉ một chút bồng bột mà giờ đúng là nhục nhã. - Em cũng chẳng biết sao anh lại làm vậy nữa. Những ngày qua ở nhà như có đám tang vậy. Mỗi người ngồi một nơi. Bố bây giờ cũng uống rượu nhiều lắm. Mẹ thì cứ lẳng lặng như cái bóng, chẳng nói chẳng rằng. Chị Huyền thì chắc là buồn lắm nhưng cũng chẳng thấy chị nói gì cả. - Tao biết tính chị mày mà. Thương vợ con quá mà giờ tao biết làm sao. - Cái lúc chưa làm sao thì anh đâu có nghĩ... Nói rồi tôi mới biết mình lỡ lời. Bây giờ mọi nặng nhẹ thì cũng đâu có giải quyết chuyện gì. Tôi ngừng bặt. - Tao biết. Nhưng mày nghĩ thử xem, các cụ ngày trước nói, của thằng đàn ông khác gì cái gậy thằng ăn mày. Cứ chọc lung tung có nghĩ rằng một ngày mình bị sập hố đâu. Chỗ anh em tao nói thật, đàn ông mà nhịn gì được. Xa vợ con tặc lưỡi làm liều, xong rồi mới thấy ân hận. Chuyện đó tôi hiểu. Tôi là thằng con trai chưa vợ nhưng đã ăn rồi nhịn cũng khó chịu thật. Tôi có bao nhiêu người xung quanh mà lắm lúc chỉ dừng vài ngày đã thấy người rộn rực lên. Anh là người có gia đình, xa nhà cũng hàng tháng trời nên chuyện làm liều tôi biết là hoàn toàn dễ hiểu. Cũng chẳng là qua là do xui rủi chứ chắc gì đã chỉ có một người.
|
Nói ra thấy thật buồn. Nhà tôi có tới 5 anh em trai nhưng hình như mỗi anh cả giống tính bố tôi. Lấy vợ xong chỉ biết có vợ, không chơi bời dao du gì với bạn bè khác. Trước khi lấy vợ ổng cũng không như mấy thằng anh em chúng tôi. Suốt ngày ở nhà, đi lính về, bố mẹ giục lấy vợ thế là lấy đại luôn một người được mai mối. Lấy vợ xong được bố mẹ cho ra ở riêng, cặm cụi đi làm xong về nhà với gia đình. Gia đình anh cả tôi được coi là mẫu mực cho biết bao nhiêu người. Hễ có người nào hư hỏng trong làng, trong xóm là y như rằng lấy anh ra làm tấm gương. Ngay cái dạo anh thứ hai tôi gặp chuyện cũng không biết bao nhiêu câu ví von, so sánh chúng tôi được nghe từ hàng xóm:- Sao anh em mà nó không nhìn gương thằng cả gì vậy. - Giá như được như thằng cả thì gia đình đã yên ấm. Nói như vậy chứ gia đình anh cả tôi cũng chẳng lấy gì yên ấm lắm. Đầu đuôi là ở bà chị dâu cả của tôi. Bà ấy tính tham lam lắm, cái gì cũng muốn vơ cả vào người. Làm anh chị nhưng ít khi chịu nhường đứa em nào lắm. Anh tôi hiền, ít nói nên bà ấy lại càng được nước làm tới. Trong nhà chẳng mấy ai ưa chị cả. Mọi tình cảm trong nhà đều dồn cho chị hai. Giờ đây khi chuyện xảy ra mọi người càng thương chị nhiều hơn. Chị cũng chẳng than thân trách phận gì cả, vẫn một mực lo toan gánh vác việc gia đình. Chỉ có những khi đêm về mới nghe tiếng chị thở dài đôi khi là những tiếng nức nhẹ. Nói chuyện với nhau hồi lâu nhưng anh em tôi xem ra cũng chẳng tìm được giải pháp nào hợp lý cho gia đình. Bên kia giường tôi thấy Bính cũng trằn trọc dường như không ngủ được. - Dậy uống nước Bính ơi! Nằm mà không ngủ được đau người lắm. Bính lồm cồm bò dậy ra khỏi giường. Mắt nó vẫn ráo hoảnh. Chẳng hiểu từ lúc gặp anh tôi nó đã nói chuyện gì với anh chưa nhưng tôi nghe anh tôi hình như rất tin tưởng và quý nó. - Anh Long, nếu anh coi em như anh em trong gia đình, anh cho phép em hỏi anh mấy câu được không? - Có gì máy cứ nói đi, anh em, tao coi mày như thằng Lâm vậy. - Vậy chuyện giữa anh và chị Chanh thì như thế nào rồi. Hôm nay em chưa gặp chị ấy. - Cũng chẳng có chuyện gì đâu. Bọn mày tin hay không thì tuỳ. Tao có nhu cầu, nó có nhu cầu vậy là giải quyết chứ cũng chẳng tình ý gì đâu. Nghĩ chỉ thương cho nó, có thằng chồng chơi bời quá độ nên bị liệt, cô vợ thì cứ phây phây ra nên đâu có chịu nhịn. Gặp tao chỉ nhìn qua là đã mê tít rồi. Lúc đầu tao cũng sợ lắm nhưng lâu dần làm liều một lần rồi hai lần, thành ra quen luôn. Chỉ là giúp nhau giải quyết sinh lý chứ không có gì đâu. Nó cũng chẳng có con cái gì được. Thằng chồng ghen, đánh bạo quá nên đã bị cắt buồng trứng rôi. Ngay khi gặp tao thì cả hai cũng thoả thuận là không gây dính líu gì với nhau. Nhưng sau cái lần thằng chồng bố trí bắt được tao nghĩ cũng thấy tội nên sau khi gặp tao và khuyên bỏ trốn tao cũng đồng ý. Đó là cách duy nhất để khỏi gặp mọi người, chịu nhiều soi mói. Trốn lên đây tao cũng nhờ chú bố trí cho vào làm công nhân nhưng ở đội chế biến, cũng cách chỗ tao xa xa. Coi như cuộc chơi đã cắt đứt nhưng nói thật là buồn quá nên cũng thỉnh thoảng có lén gặp nhau. Thề có hai đứa mày chưa bao giờ tao nghĩ là có thể bỏ chị mày được. Bây giờ chuyện đã xảy ra như thế này thì tao cũng chẳng dám cầu cạnh gì sự tha thứ của chị mày đâu. Bà ấy quyết định thế nào tao cũng phải nghe thôi. Quả tình tôi là thằng khờ. Từ lúc gặp anh đến giờ tôi chẳng kịp nghĩ ra để hỏi xem quan hệ của hai người như thế nào. Không có thằng Bính chắc câu chuyện của anh em tôi cũng chỉ loanh quanh như vậy chứ chắc không có lối ra. - Theo em nếu vậy thì cũng còn có thể giải quyết được. Nhưng tuyệt đối anh không được gặp chị kia nữa. - Mày bảo phải giải quyết ra làm sao? - Theo em, anh nên đưa cả gia đình lên trên này lập nghiệp đi. Vừa là vợ chồng gần nhau, vừa là tránh miệng tiếng thế gian. - Nhưng biết là vợ tao có nghe không? - Chuyện đó anh để em. Em sẽ về lựa lời với hai bác và chị xem thế nào.- Thôi có gì anh nhờ mày. Nói rồi anh em chúng tôi đi ngủ. Anh Long nói: - Trời cũng hơi lạnh lạnh, thôi ba anh em ngủ chung cho ấm. Ba anh em cùng nằm một giường. Thời tiết miền sơn cước này cũng lạ thật, ban ngày nóng không kém gì ở dưới đồng bằng mà lại có phần ngột ngạt hơn vì ít có gió. Thế nhưng đêm muộn lại lạnh. Cái lạnh toả ra từ những khe đá. Ba anh em nằm cũng thoải mái. Tôi bắt Bính nằm giữa. Mới trăn trở, thở ngắn than dài nhưng chỉ một lúc ông anh tôi đã kéo gỗ khò khò. Nằm cạnh người kéo gỗ tôi không ngủ được. Tôi quàng tay sang bên đó hích cho ông ấy một cái mới im. Tôi kéo tay Bính choàng qua người tôi. Đến lúc này tôi thấy thực sự quý mến Bính, coi Bính như người ruột thịt. Thú thực là tôi có so sánh tình cảm của Bính với bố nuôi tôi. Mỗi người một kiểu nhưng nói chung tôi rất quý cả hai. Bính cảm nhận được tình cảm của tôi. Bàn tay em đi đến vùng nó cần đến và nằm tại đó. Chỉ cần như vậy em cũng mãn nguyện rồi. Bên kia ông anh quý hoá của tôi lại tiếp tục kéo gỗ. Quay sang thì thầm vào tai Bính tôi nói: - Em xử thằng cha này đi để anh ngủ. - Ai làm như vậy? - Em làm cái gì cũng được miến sao ông ấy đừng ngáy nữa là được. Không biết như thế này mà sao bà vợ ông ấy chịu được cũng hay. Bính quay sang hích nhẹ anh tôi.
|