Tôi nghe những lời đau thương mà vô cùng thành thật ấy cũng không cầm được nước mắt. Nhưng tôi phải cố nuốt vào trong. Không để cho nó thấy tôi cũng đồng cảm với nó sẽ khiến sự xúc động của nó lên cao hơn nữa. Tôi muốn nói lời an ủi thằng Luận nhưng vừa định cất lời thì tôi nghe giọng mình nghẹn lại. Vài ba giọt nước mắt rơi ngược ra sau. Tôi biết những giọt nước mắt ấy vương lên cánh tay thằng Luận khi nó lại cất tiếng thều thào:
- Mưa… rồi Tuấn! Lạnh không… Mệt… không? Để Luận… cõng…
- Tuấn không lạnh! Tuấn không mệt đâu mà!
Tôi đáp bằng một tâm trạng rối bời. Vừa sợ hãi vừa pha chút hạnh phúc. Tôi nhớ lại lời thằng Luận khi lần đầu tiên gặp lại, chở nhau về trên con đường quê tối tăm và lành lạnh, nó cũng hỏi tôi “có lạnh không” rồi bảo tôi ra sau ngồi để nó chở. Nhưng lúc này, nó đang bị thương rất nặng mà sao lại muốn cõng tôi?
- Tuấn ơi… má Luận… kìa… –
Nó lại cất giọng nghe như hồn ma lên tiếng. Và tôi cũng nghe trong tai mình rộ lên những âm thanh u u quen thuộc chen lẫn trong tiếng gió xé bên tai. Âm thanh u u mà tôi đã ráng nhớ lại xem là của ai mà sao tôi thấy dường như quen thuộc. Thôi đúng rồi, đó là những lời tâm sự mà má thằng Luận dành cho tôi trong những ngày hạnh phúc ngắn ngủi ở quê của nó. Trời ơi, tiếng của má nó lại âm u trong tai tôi như tiếng âm hồn thế này?
Thú thật, lòng dạ tôi lúc này chẳng còn chỗ để sợ những lời ma mị của thằng Luận. Sau một chút ngắn ngủi hoang mang, tôi lại bận dành cho nỗi sợ hãi về điều tôi đang nghĩ đến. Thằng Luận đã mê sảng rồi. Ở đây làm sao có má nó được chứ. Hai đứa tôi đang trong rừng sâu chứ đâu phải quê nhà của nó. Đâu phải mảnh vườn xanh mát rợp bóng cây vú sữa. Đâu phải căn nhà ngói của ba má nó vương khói bếp bình minh sáng sớm và má của nó cất giọng quê mùa “Tuấn hả con”. Nếu nó mê sang thì khoảng cách giữa hai thế giới không còn xa nữa. Tôi lo đến nỗi thành sợ hãi, chỉ biết nói suông mà thôi:
- Ráng lên đi Trí Luận! Ra khỏi rừng thì sẽ không sao và sẽ về gặp lại bác gái ngay thôi!
Thằng Luận gào lên một tiếng “không” yếu ớt rồi biến thành tiếng khóc “hức hức”. Hẳn nó nghĩ rằng, nó đã thất bại hoàn toàn trong việc gìn giữ hình ảnh một thằng đàn ông rất đàn ông trước thằng bạn thân của nó. Mà có vẻ nó cũng chẳng muốn gìn giữ hình ảnh ấy làm gì. Thằng Luận trên vai tôi bây giờ đang tự do sống trong sự yếu đuối. Giống như đây là những giây phút cuối cùng nó còn sống bên cạnh tôi và nó thấy chẳng còn cần thiết giữ gìn hình tượng cho một cái thân xác sắp trống rỗng linh hồn. Lẫn trong tiếng khóc là những lời thằng Luận như đang tâm sự với má nó vậy.
- Má ơi… Má đi… một mình đi… con không… muốn theo… má về… đâu… Má ơi… Trước giờ… lúc nào… con… cũng… thương má… nhất… Nhưng mà… con gạt… má thôi... Con… thương… Tuấn… hơn má… Con… có phải… đứa bất… hiếu… không má… Má tha… thứ… cho con …nha má…
Tôi không nhịn được nữa, để mặc cho nước mắt chảy vòng quanh. Đôi tay dường như lơi đi làm cho cơ thể thằng Luận bị trì xuống một khúc. Lúc ấy, thằng Luận cất tiếng làm tôi vừa đau lòng vừa mừng rỡ:
- Tuấn… đừng… để Luận… rớt… lại… Còn có… một… mình… Luận… sợ lắm…
Tôi mừng rỡ vì nó vẫn còn nhận biết được biến chuyển từ đôi tay mệt mỏi của tôi. Còn đau lòng làm sao khi một thằng bạn đàn ông hết mực như thằng Luận bỗng trở nên sợ hãi những điều mà bình thường có chĩa súng vào lưng nó cũng chẳng nói ra. Không lẽ cái chết đã thực sự cận kề sau lưng nó. Và khi cảm nhận được lưỡi hái tử thần thì con người ta mới hiểu được nỗi sợ hãi mà cái chết mang lại. Tôi vội vàng xốc nó lên rồi trấn an:
- Tuấn không bao giờ bỏ Trí Luận một mình nữa đâu – Tôi la to lên như một lời cam kết mà tôi tự nguyện dành cho thằng Luận – Chỉ cần Trí Luận ráng lên! Đừng ngủ nha Trí Luận! Trí Luận phải nhớ là bác gái đang chờ Trí Luận ở nhà đó!
Đôi tay của tôi giờ đã đỏ vằn vện những đường máu chảy ra từ thằng Luận. Những sơ cứu của tôi đã không có tác dụng là mấy. Thằng Luận đã thôi rên những tiếng “hức hức”. Tôi nghe hơi thở của nó đều đặn hơn và ít nhọc mệt hơn. Và nó đánh dấu sự tỉnh táo trở lại bằng một tiếng thở dài não nuột và kết thúc bằng câu hỏi:
- Tuấn… chưa mở quà… của Luận hả?
Câu hỏi bấy ngờ của nó khiến tôi không biết phải trả lời thế nào. Sao bỗng nhiên nó lại hỏi đến gói quà vậy nhỉ? Nếu nói thật là tôi đã quẳng gói quà sinh nhật của nó sang một góc xó xỉnh nào đó thì nó sẽ buồn đau lắm. Còn bịa chuyện cho nó nghe thì tôi lại chẳng có chút tâm trí nào. Lúc ấy, tôi bỗng loé lên một suy nghĩ:
- Quà gì thế? Tuấn chưa nhận được quà của Trí Luận!
- Thiệt… không… – Thằng Luận đáp – Chắc là… ý trời rồi… Tuấn ha!
Tôi không hiểu những lời thằng Luận nói nên vẫn im lặng cắm đầu chạy tiếp. Dường như thằng Luận áp đầu vào cổ tôi, hôn lên cổ tôi thật lâu và thật dài. Nó đưa lưỡi ra liếm lên vùng da cổ và những sợi tóc mai nửa cứng nửa mềm sau ót, trên thái dương của tôi. Rồi nó đưa sát miệng vào tai tôi thì thào những lời thật rành rọt và trầm ấm mà sao ngân vang trong đầu tôi như tiếng kinh cầu:
“Tuấn! Luận… yêu Tuấn! Luận dám nói ra… trực tiếp rồi đó!”
“Luận… có ích kỷ không… Tuấn? Tự nhiên… Luận rất ghét… cái thằng… mà… Tuấn nhận là… người yêu…. hôm đó”
“Có thể Tuấn… đã không còn yêu Luận… như lúc hai đứa mình… gặp lại… ở nhà Luận. Nhưng Luận thì… ngược lại… ngày càng yêu Tuấn… hơn”
“Đến mức… Luận không muốn sống… mà thiếu Tuấn”
“Nhưng bây giờ… … chết đi mà không có Tuấn… thì cũng sợ lắm”
Tôi vẫn chăm chú lắng nghe những tiếng kinh cầu ấy văng vẳng bên tai và vẫn đang dùng hết sức lao ra khỏi khu rừng rậm rạp. Thằng Luận thì gục đầu lên vai tôi, để đầu nó áp sát vào đầu tôi. Nó khe khẽ hát bài “Xin lỗi tình yêu”.
|
Có gì ướt ướt thấm qua lớp áo quân phục xanh màu lá mà tôi đang mặc. Hình như là những giọt nước mắt của thằng Luận trong khi thốt ra những lời nhạc ấy. Mắt tôi cũng nhạt nhoà.
Vừa lúc ấy, tôi thấy trước mặt mình mở ra cái cổng vòm đan bởi cành lá trên đầu. Phía ngoài cánh cổng ấy là một không gian thoáng đãng và ngập tràn ánh sáng hi vọng. Y như cái cổng vòm bằng tràm, bằng đước, mở ra con sông cái hiền hoà nơi quê nhà thằng Luận mà nó từng chèo xuồng ba lá chở tôi đi thăm. Sau cánh cổng ấy là cái đĩa mặt trời màu vàng cam sẫm dần theo sự ra đi của hoàng hôn. Hai mắt tôi bị ánh sáng chói chang của cánh cổng ấy làm cho quáng và trở nên loạng choạng. Dường như có bóng ai đó xuất hiện nơi cánh cổng vòm ấy và đang ào đến đỡ thằng Luận trên tay tôi. Thế rồi bóng đêm đen kịt đã đến, vây chặt lấy hai mắt tôi.
- Thoát rồi Trí Luận ơi – Chàng sĩ quan tên Tuấn thì thào rồi từ từ quỵ xuống vì kiệt sức.
|
Nếu anh là Bộ đội ( Dấu Trym Người Lính) Kết truyện Nếu anh là bộ đội (Viết thay cho Tuấn)
Tập cuối
Tháng 7 mưa ngâu, buồn đâu kéo đến
Sau bài diễn văn ngắn gọn, mọi người có mặt tai khuôn viên nghĩa trang liền lặng lẽ tản ra, đến bên các ngôi mộ. Không tiếng nói, không tiếng cười, tất cả giữ cho nơi này một trang nghiêm và yên tĩnh nhất.
Tuy đông người đó, nhưng cái không khí trầm buồn vẫn vây lấy nơi này. Những hàng mộ trắng thẳng tắp, hai hàng cây bàng khẽ đung đưa chiếc lá hòa quyện với mùi nhang khói thê lương.
Những người chiến sỹ đc ai đó ví von như những cây lúa trên đồng, như cây phi lao, cây đước. Sống cạnh nhau như bầy đàn, có người bữu môi chê trách, liệu con người ta có thể trưởng thành đc không, khi sống trong một mội trường như thế. Và rằng, sống như thế, có hay chăng chỉ cản trở sự phát triển của mỗi con người, khi tất cả đều như nhau. Nhưng mấy ai biết đc rằng, khi sóng to gió lớn đến, những hàng phi lao sẽ che chắn cho nhau, và sẽ cùng tồn tại. Còn trong khi đó, những cây bon sai tuyệt đẹp nhưng lẻ loi đứng khoe sắc một mình, sẽ trở thành hư vô trong chốc lát. Tuy vậy, không có cây lúa nào cho ra số hạt bằng nhau cả. Mỗi cây là một cá thể riêng biệt, có một tính cách cũng rất riêng. Hàng trăm con người xuất thân khác nhau, tính cách khác nhau, nay đc tập hợp lại thành một cá thể đồng nhất, phải chăng đó là sự kỳ diệu của sức mạnh đoàn kết. Một người vì mọi người, mọi người vì một người. Và cho đến lúc chết đi, họ cũng thế. Cùng khoác lên mình một tấm áo trắng tinh, đều nhau chằn chặn. Đã vào quân đội thì ai cũng như nhau cả, không hề phân chia giai cấp, không phân biệt giàu nghèo hay xuất thân gia cảnh. Nếu lỡ có ai đó vô ý, mà khoác lên mình màu áo đỏ, xanh, hay vàng, hoặc giả sử là áo có lót gạch bông, đá hoa cương sang trọng. Chẳng phải là sẽ tội nghiệp những anh em còn lại hay sao. Đc nằm cạnh nhau mãi mãi, đã là điều hạnh phúc rồi.
Với bộ cảnh phục gọn gàng và thẳng nếp, Tuấn thẫn thờ, tay cầm bó hoa tiếng huệ trắng vào chiếc cổng sắt màu xanh lá cùng với hàng chữ: Nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hồ Chí Minh.
Hôm nay là ngày 27/7, ngày thương binh liệt sỹ. Và cũng là đã hơn một năm, kể từ cái ngày định mệnh ấy, cái ngày ở trong khu rừng rợp bóng cây Kơ Nia
Nãy giờ lòng Tuấn rất đau, nhưng cậu cố kìm lại đc. Tuy nhiên khi đứng trước ngôi mộ của bạn vắn số, hai hàng nước mắt ko biết tự lúc nào đã lăn dài trên má cậu. Tuấn lặng người đi một hồi lâu, giọng run run vì xúc động
_Tao tới rồi nè...tao tới rồi nè mày ơi
Tuấn cố nuốt nước mắt vào trong, Miệng cậu bặm chặt lại. Trông Tuấn lúc này đáng sợ như đang giận dữ. Từng đợt sóng của những cảm xúc đang cuộn trào trong lòng cậu
Tuấn quỳ một chân xuống, gỡ nón ra. Cậu nhìn âu yếm vào bức di ảnh nhỏ xíu nằm trên bia mộ. Tuấn lấy cổ áo, lau đi lớp bụi đã đóng dày trên di ảnh, tay mân mê phần mộ như đang chạm vào một thân thể thân thương nay đã nằm sâu dưới ba tấc đất
_Để tao vệ sinh cho mày. Ở dơ quá oài
Cậu nhổ cỏ quanh mộ, một cách cẩn thận kẻo lại làm lay động đến người đã khuất. Cậu cắm bó hoa vào cái bình đặt trước mộ phần, rồi đốt nhang lạy ba lạy. Tuấn quỳ hẳn cả hai chân xuống, rồi khấn vái vì cậu đạo Phật. Trên cái lư hương, đã có sẵn 3 cây nhang đang cháy dở. Chắc người thân của nó mới đến viếng. Vào dịp này, thật tội nghiệp cho những anh em nào, mà mồ mả lạnh lẽo, ko đc có chút nhang khói nữa. Cho nên như là một công việc phải làm. Tuấn mỗi khi đi viếng mộ ai, thường chia sẻ một ít nhang cho chung quanh, để có cái gọi là an ủi những linh hồn cô quạnh.
_Mày sống khôn chết thiêng. Nhớ phù hộ cho tao và cả anh em nữa.
Rồi Tuấn ngồi thừ ra. Mắt trân trân nhìn vào bức di ảnh rồi lại nhìn lên trời. Tuấn muốn nói nhiều lắm, nhưng tất cả từ ngữ đã nghẹn lai nơi cổ họng cậu, ko bật ra đc thành tiếng nào. Nên Tuấn đành im lăng. Có nhà văn nào đó đã từng viết: Không nói gì chính là lúc nói thật nhiều
Đâu đó, một đoạn trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu lại vang vọng
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Nói gì bây giờ, có cần thiết phải nói không, khi tất cả đều đã ghi dấu trong tim
_Mày ạ, đơn vị tao đợt này xuất hiện thằng kia nhìn gấu lắm, xăm trổ đầy mình nhưng vẫn nhất quyết đi lính. Tao thì tao ko sợ nó đâu, nhưng mấy đứa tân binh thì tránh nó như tránh tà ấy. Nhưng mà thật ra nó tình cảm lắm nhé. Chính mắt tao thấy ban đêm nó dậy mắc mùng cho lũ kia đấy
Rồi Tuấn cười. Nụ cười kèm lẫn sự chua chát và cô đơn. Nhưng Tuấn vẫn phải cố mà vui vẻ thôi, vì người đó luôn muốn Tuấn sẽ phải mãi vui vẻ và hạnh phúc. Tuấn kể chuyện nhiều lắm, kể tới lúc trong lòng cảm thấy nhói đau. Đã ko còn ai mỉm cười mỗi khi nghe những câu chuyện dí dỏm từ Tuấn nữa.
Đâu đó trong không khí, những chiếc lá úa xoay nhẹ tênh vài vòng rồi chạm đất. Đời người cũng giống như chiếc lá này, rồi cũng sẽ có lúc phải về với đất mẹ. Dẫu biết vòng đời sinh tử là thế, nhưng sao Tuấn vẫn thấy đau. Ko đau sao đc, trái tim cậu đâu phải làm từ sỏi đá
Tuấn đứng dậy, đội lại chiếc mũ, rồi ngoảnh bước ra về, Không quên ngoái đầu lại: "Tao về, mày ở lại nhé. Khi nào rảnh tao lại tới thăm"
Có làn gió thổi nhẹ qua như tiếng cười. Tuấn cảm thấy lòng mình xao xuyến
Biết bao nhiêu kỷ niệm, biết bao nhiêu niềm vui nỗi buồn, bao nhiêu ký ức, bao nhiêu giận hờn...nay tao gửi lại cho mày. Hãy mang nó theo nhé, và đừng bao giờ quên tao. Tao cũng sẽ ko bao giờ quên mày đâu. Vĩnh biệt người bạn của tao, vĩnh biệt mày... Tao sẽ không khóc đâu...sẽ không khóc đâu mà...Tao ko muốn mày thấy tao yếu đuối. Tao sẽ không khóc...sẽ không . . . _Muốn khóc thì khóc mẹ nó cho rồi đi
Một bóng hình quen thuộc trong màu xanh bước lại gần Tuấn, trên tay cầm bó hoa cúc vàng
_Thằng cẩu, sao giờ này mày mới tới
_Tao tới lâu rồi ấy chứ. tại quên mua hoa nên chạy ngược ra thôi. Mày đợi tao xíu tao vào viếng nó chút rồi quay ra
_Cái thằng thiệt là
Nhìn theo cặp mông tròn mọng, vừa đi vừa ngúng nguẩy mà Tuấn ko nhịn đc cười
_Rồi xong,
_Cái thứ tình cảm của mày nó bạc bẽo vậy thôi sao hả mầy. Vô ném hoa vào mặt người ta rồi dọt hả
_Tầm bậy, tao tới viếng và đốt nhang cho nó từ sớm rồi kìa. Nãy quên mua hoa nên mang hoa vào cắm thôi. Mày ko thấy mấy cây nhang tao mới cắm lúc nãy hay sao.
_Ờ nhỉ, thôi mình về đi . . .
|
Chút ánh nắng còn sót lại của buổi chiều tà chiếu hắt bóng của hai thằng con trai trên con đường vắng bên hông nghĩa trang liệt sỹ. Có những lá khô đc gió cuốn đi, lướt nhẹ qua bả vai người đi đường
_Thời tiết mát mẻ ghê ha Tuấn
_Ừ
_Này, mày đang cười cái gì thế
_Tao có cười cái gì đâu
_Xạo, nãy giờ mày nhìn tao mày cứ cười cười hoài
_Tao thích mày thì tao cười đó đc ko
Có khuôn mặt vừa đỏ lựng lên, vội vàng quay đi. Cả hai cùng sóng đôi bước đi trong im lặng, nhưng tiếng tim đập tình thịch trong lồng ngực thì nghe rõ lắm.
Để phá tan cái bầu không khí căng thẳng này, Tuấn vội vàng lên tiếng
_Ê sao đói bụng quá, giờ đi ăn đâu ko Trí Luận. Hôm nay tao bao
HẾT
|