Cầu Vồng Tình Yêu
|
|
- Tại sao lại không chuyển trường cho Quân á? Cái đó là do suy nghĩ của ba Quân, tác giả hổng có biết.
|
Không phải là tác giả không biết mà là tác giả không biết giải thích sao cho đúng =))
|
Sáng hôm sau:
- Phát đó à, sao hôm nay đi học muộn thế? – Lâm Sinh dừng xe khi thấy Phát đang đi đi lại lại trước ngõ.
- Không hiểu sao hôm nay đến giờ này mà Quân vẫn chưa đến đón mình nữa Sinh à. Mọi lần Quân đâu có trễ như thế này bao giờ đâu.
- Chắc Quân bị mệt nên không đi học rồi. Nào, lên xe mình chở đến lớp thôi.
Phát gật đầu rồi ngồi lên chiế xe đạp của Lâm Sinh.
- Sinh ơi, lát đi ngang qua nhà Quân, chúng mình thử gọi xem Quân đã đi học chưa nhé!
- Ừ. Vậy cũng được.
Tại nhà Quân:
- Ba ơi! Ba ơi mau thả con ra! Đến giờ con phải đi học rồi! Ba ơi! Thả con ra đi mà ba ơi! – Quân cuống quýt đập cửa khi nhìn chiếc kim đồng hồ trong phòng đã gần sáu rưỡi.
- Không có học hành gì nữa hết! – Trong phòng khách giọng ông Trung lạnh lùng. – Mày cứ yên vị trong đó đi! Một vài tháng nữa khi nào mày quên được thằng Phát tao mới cho mày ra ngoài!
- Ba! Ba không thể đối xử với con như thế này được! Con xin ba! Con xin ba hãy cho con ra ngoài! Hãy cho con đi học đi mà ba! Ba!
- Đừng có gào thét gì vô ích! Tao đã quyết là không có học hành gì nữa. Ở yên trong đó đi!
Bà Như lại gần chồng, van xin:
- Em xin anh đấy anh Trung ơi! Anh hãy thả con nó ra đi mà! Nó còn phải đi học! Anh không thể giam giữ nó như thế được! Em xin anh mà anh Trung!
- Cô im ngay cho tôi! – Ông Trung quát – Cũng chỉ do cô nuông chiều nó, che giấu cho nó nên mọi chuyện mới có kết cục như ngày hôm nay. Nếu như ba năm trước cô nói với tôi một câu, để tôi ngăn chặn nó ngay từ đầu thì con trai cô đâu có đến nỗi bệnh tình nặng như bây giờ! Tội của cô tôi còn chưa xử lí đó!
- Được rồi! Lỗi là do em! Do em hết! Em nhận mình sai! Được chưa? Còn bây giờ anh hãy thả thằng Quân ra đi mà anh! Cấm nó đua đòi, cấm nó chơi bời, đàn đúm thì được nhưng mình không thể cấm nó đi học được đâu anh! Nghe em đi mà anh Trung! Hãy thả con nó ra cho nó đi học. Gần bảy giờ đến nơi rồi kìa anh!
- Cô đừng có mà nói nhiều! Tôi đang điên đấy! Biết điều thì ngậm cái miệng lại và cút ra chỗ khác cho tôi!
- Anh… - Bà Như nhìn ông Trung phẫn uất – Anh đúng là một người cha nông nổi và cổ hủ. Tôi nói cho anh biết, con trai tôi mà học hành sa sút thì tôi cũng không để cho anh yên đâu!
Nói rồi bà tức giận bỏ xuống bếp. Trong phòng riêng Quân vẫn cuống cuồng đập cửa:
- Ba ơi! Thả con ra đi mà ba! Con phải đi học! Ba! Ba!
- Quân ơi! Quân ơi! Đi học chưa Quân ơi! – Phát ngó qua chiếc cổng sắt gọi với vào trong nhà Quân.
Trong phòng nghe tiếng Phát gọi, Quân vội vã chạy lại mở toang cửa sổ ra. Phía dưới đường, Phát và Lâm Sinh đang ra sức gọi và ngó vào trong.
- Phát ơi! Mình đây này! – Quân vẫy tay và gọi lớn.
Nhưng con ngõ nhà Quân khá sâu, phòng riêng của Quân lại bị che lấp bởi những tán nhãn trước sân nên Quân có gọi gì, có hét thế nào cũng vô tác dụng.
Quân đứng tim khi nhìn thấy ông Trung từ trong ngõ đi ra. Linh cảm như mách bảo cậu chắc chắn Phát sẽ phải nghe một trận chửi vô cùng tai hại.
- Con chào bác ạ! – Phát nhanh nhảu tươi cười – Bác ơi, hôm nay Quân đi học chưa ạ?
Ông Trung giương cặp mắt lạnh lùng nhìn Phát làm cho Phát thoáng thấy hơi xa lạ. Những ngày thường, lúc nào gặp Phát, ông cũng đon đả cười thật tươi.
- Nó nghỉ học rồi – Ông nói một câu vô cảm – Phiền cậu đến lớp nói với cô giáo dùm tôi. Phát và Lâm Sinh ngơ ngác.
- Nghỉ học? Quân bị sao mà nghỉ học vậy bác? – Phát hỏi. Cậu vẫn nghĩ ý ông Trung là Quân nghỉ học một ngày.
- Nó chẳng bị làm sao cả. Nó nghỉ học hẳn rồi không đi học nữa đâu. Cậu cứ đến lớp nói với cô giáo như thế.
- Nghỉ học hẳn? – Phát bàng hoàng – Sao… sao tự dưng Quân lại nghỉ học hẳn vậy bác?
- Tôi không muốn con trai tôi giao du với hạng người không tốt nên không cho nó đi học nữa. Có thế thôi.
Nói rồi ông Trung quay lưng bước vào. Ông không chắc nói chuyện với Phát một lúc nữa ông còn có thể kìm nén mà nói ra những lời xúc phạm đối với một cậu bé mà ngày thường ông vô cùng yêu mến.
- Quân nghỉ học hẳn? Có chuyện gì vậy Sinh nhỉ? – Phát buồn bã ngồi lên xe.
- Mình chịu – Lâm Sinh lắc đầu rồi đạp xe đi. Chắc là có chuyện gì đó.
- Mà hôm nay mình thấy bác Trung cứ thế nào ấy. Mọi ngày bác ấy bác bác con con với mình thân mật lắm cơ. Hôm nay tự dưng bác ấy xưng tôi và cậu nghe lạnh hết cả người.
Phía trong nhà, Quân nhìn theo Lâm Sinh và Phát, tức giận đấm tay vào khung cửa sổ.
Quân không đi học nên ngồi trong lớp mà Phát chẳng tiếp thu nổi một chữ nào hết. Cậu thấy lớp học như trông trải hẳn đi, như thiếu hẳn một sự ấm áp nào đó làm cậu thấy gai gai người. Bao nhiêu kiến thức, bao nhiêu lời giảng của giáo viên không đủ sức mạnh để lôi ý nghĩ, lôi hành ảnh của Quân ra khỏi óc Phát mà thế vào chỗ đó. Tâm trạng của cậu bây giờ là một chuỗi buồn, buồn vô hạn.
Phát nhìn ra ngoài sân trường, những cánh phượng vàng hoe theo gió rơi nhè nhẹ.
- Cậu không chép bài hả Phát? – Bên cạnh, Lâm Sinh nhìn trang vở trống trơn của Phát, nhắc nhẹ.
Phát lắc đầu. Trên miệng Phát, chiếc bút bi dường như đã bị cậu cắn từ sáng tới giờ mà cậu không hề để ý.
- Chiều nay mình với Phát sang nhà Quân xem có chuyện gì nhé! – Lâm Sinh đề nghị nhỏ nhẹ.
- Ừ. Cũng được. – Phát chán nản gật đầu.
Vừa ăn trưa xong, chẳng đợi Lâm Sinh qua rủ, Phát vội vã đạp xe tìm đến nhà Lâm Sinh, lôi cậu ta cùng đến nhà Quân với cậu.
Đến nơi, chiếc cổng sắt nhà Quân vẫn đóng im ỉm và bị khóa chặt phía trong. Điều này càng làm gia tăng sự ngơ ngác và ngạc nhiên trong Phát. Những ngày thường nhà Quân đâu có bao giờ khóa cổng.
- Quân ơi! Cậu có nhà không Quân ơi! – Phát gõ nhẹ vào khung sắt và gọi lớn.
Tiếng Phát và tiếng gõ cổng làm Quân mừng vui bật dậy mở toang cửa sổ nhìn ra. Cậu nở nụ cười thật tươi nhìn hình ảnh thân yêu đang đứng cùng Lâm Sinh ngoài ngõ.
- Mình này! Mình này Phát! – Quân ra sức gọi và vẫy tay ra. Thế nhưng dường như Phát và Lâm Sinh không nghe thấy cũng chẳng nhìn thấy thứ gì. Quân chán chường đập tay vào khung cửa sổ. Rõ ràng cậu có thể nghe rõ tiếng gọi của Phát vậy mà tại sao Phát và Lâm Sinh lại không nghe được cậu gọi cơ chứ?
- Cái cơn gió chết tiệt! – Quân chửi thầm – Rõ ràng nó chỉ thổi từ ngoài ngõ vào mà không thổi từ trong ra gì hết.
Từ trong nhà ông Trung bước ra. Phát vui vẻ chào:
- Con chào bác ạ! Bác ơi Quân có nhà không bác?
- Không. Nó về quê ngoại với mẹ nó rồi.
- Về quê ngoại? – Khuôn mặt Phát xìu xuống tỏ rõ sự buồn bã và thất vọng.
- Ừ. Nó về sáng nay – Ông Trung vẫn nói bằng giọng lạnh lẽo.
- Vậy… vậy quê ngoại của Quân là ở đâu hả bác?
- Ở… ở Vũng Tàu.
- Vũng Tàu? – Phát càng thêm sửng sốt – Thế… thế khi nào Quân về hả bác?
- Nó không về nữa đâu. Mẹ nó sẽ xin cho nó học luôn ở đấy. từ nay hai cậu không cần đến tìm nó nữa đâu. Thôi tôi vô trước.
Nói rồi ông Trung quay lưng bước vào. Ánh mắt Phát rơm róm nước nhìn Lâm Sinh:
- Sao… sao Quân chuyển về Vũng Tàu mà… mà không chịu từ biệt mình vậy Lâm Sinh?
Nhìn Phát như sắp khóc đến nơi, Lâm Sinh đưa tay vỗ nhè nhẹ vai Phát, an ủi:
- Chắc là cậu ấy vội quá thôi Phát à!
- Không! – Giờ thì những giọt nước mắt đã không thể đọng lại trên khóe mắt Phát được nữa – Quân giận chúng mình đó Sinh! Là Quân giận mình và Sinh đó. Quân… Quân hiểu lầm chúng mình. Quân… Quân không tha thứ cho chuyện của chúng mình hôm valentine lần trước. Là Quân… là Quân giận mình nên… nên bỏ đi mà không chịu từ biệt gì luôn.
Nói đến đây Phát ôm mặt òa lên khóc. Phía trên lầu nhìn thấy Phát như vậy, Quân nhăn mặt xót xa. Cậu không biết Phát đang nói gì với Lâm Sinh nhưng cậu đoán chắc Phát vừa phải nghe những lời xúc phạm từ ba cậu.
- Vậy mà… vậy mà Quân nói không giận mình – Phát nức nở - Giờ thì… giờ thì Quân ghét mình thật rồi. Quân bỏ đi mà không chịu nhìn mặt mình lấy một lần Sinh ơi! Mình… mình đã mất Quân, mất Quân mãi mãi.
Đưa tay dìu phát ngồi xuống trước bậc cổng nhà Quân, Lâm Sinh tự trách:
- Cũng chỉ tại mình thôi. Là mình xấu xa! Là mình không tốt nên đã khiến Quân hiểu lầm phát. Là mình xấu xa!
Lâm Sinh vừa trách bản thân vừa tự đấm tay xuống đùi. Cậu yêu Phát. Nhìn Phát buồn, nhìn Phát khóc, trái tim cậu cũng như tan nát thành từng mảnh.
- Mình đã mất Quân rồi! Quân ghét mình! Quân giận mình! Quân bỏ mình rồi Sinh ơi!
Phát vẫn nức nở trong nước mắt. Đau đớn ngả nhẹ đầu Phát tựa vào vai mình, Lâm Sinh mơ hồ hiểu ra Phát đã yêu Quân. Phát yêu Quân nhiều như chính cậu đang yêu Phát vậy.
|
Từ chiều đó Phát không đến nhà Quân nữa. Cứ mỗi buổi sáng đi học, cậu đều tự đạp xe bằng chiếc xe đạp Quân tặng cậu năm nào. Và mỗi khi đi ngang qua nhà Quân, lúc đi cũng như lúc về, cậu đều ngó nhìn vào trong sân, qua cánh cửa sắt đóng im lìm, hi vọng được nhìn thấy, dù chỉ là ảo giác cũng được, thân ảnh và nụ cười thân quen của Quân như mọi ngày. Nhưng một ảo giác cũng lạnh lùng khước từ niềm mong chờ của cậu.
Phía trên lầu, cứ mỗi lần sắp đến giờ đi học hay tan học là Quân lại mở toang cửa sổ nhìn xuống đường, chờ đợi Phát đạp xe ngang qua. Nhìn Phát tự đạp xe trên chiếc xe mình tặng Quân vui lắm. Nhưng lòng cậu lại tê thắt xiết bao khi bữa nào cũng như bữa nào cậu đều nhìn thấy Phát ngó vào nhà mình với ánh mắt ngập tràn buồn bã. Điều đó làm cho cậu đau, đau vô hạn.
Một tuần trôi qua, Phát đến trường mà thân hình cứ như một cái xác không hồn vậy. Biết bao kiến thức, biết bao lời giảng của thầy cô, cậu đều không thể tập trung và nắm bắt. Mặc dù Lâm Sinh bên cậu, động viên, giúp đỡ cậu rất nhiều nhưng kết quả học tập của Phát vẫn xuống dốc một cách không phanh. Hôm nay bà Phương đã phải đến trường vì giáo viên gọi.
Với Quân, mấy ngày đầu, ngày nào cậu cũng đập cửa kêu la. Nhưng với tinh thần thép và ý chí cương nghị đến lạnh lùng của ông Trung, Quân vẫn không thể nào dù chỉ là một lần bước chân ra khỏi cửa.
Một tuần trôi qua, bà Như thương Quân lắm nhưng chẳng làm được gì để giúp đỡ con trai. Chìa khóa phòng thì ông Trung cất giữ, bà có van nài thế nào, khóc lóc ra sao cũng không thể nào thuyết phục được ông. Bà chỉ còn biết nấu những món thật ngon, những món mà Quân yêu thích rồi ngày ba bữa tiếp tế cho con trai qua khe cửa sổ.
Đến hôm nay thì Quân không thể nào chịu được cảnh giam cầm đầy tù túng này nữa. Cậu quyết định ngĩ cách thoát thân.
“ Cha mẹ nào mà chẳng đau xót vì con?” – Nghĩ ra điều này nên Quân quyết định “tuyệt thực” để biểu tình.
Bữa sáng, bà Như nấu cho Quân một tô mì thịt rồi để qua khe cửa sổ, Quân cương quyết không thèm ăn.
Bữa trưa, bà Như lấy bát mì đó đi, thay vào đó là cơm với biết bao thịt cá nhưng Quân vẫn kiên quyết không ngó tới.
Bữa tối, bà Như đặt vào đó nguyên hai chiếc đùi gà chiên giòn béo ngậy, Quân đói đến hoa mặt hoa mày, nhìn hai chiếc đùi gà nuốt nước bọt ừng ực nhưng vẫn kiên quyết không thèm ăn.
Và đúng như Quân mong đợi…
- Anh mau thả con nó ra đi. Nguyên một ngày nay nó không ăn bất cứ một thứ gì cả. Cứ cái đà này rồi nó chết rũ ở trong đó cho mà xem. – Tiếng bà Như khóc lóc van xin chồng.
- Kệ nó! – Giọng ông Trung vẫn đầy cương nghị - Hôm nay không ăn thì mai nó sẽ phải ăn. Đói quá rồi để xem nó có chịu nổi không?
- Nhưng… nhưng nhỡ đâu nó chết ở trong đó thì sao? Anh mau thả con nó ra đi mà! Em xin anh đấy anh Trung ơi!
- Gớm, cô cứ làm như nó dễ chết lắm không bằng ấy. Ngày xưa các cụ bị bỏ đói đến hàng tuần mà đã chết chưa nào? Đằng này mới chỉ có một ngày không ăn không uống mà cô đã nhặng xị hết cả lên. Mà nó chết thì tôi chôn! Chôn luôn để khỏi phải nhìn thấy cái bộ mặt bất hiếu của nó!
- Anh… anh đúng là người cha mất nhân tính mà! – Từ van xin bà Như quay ra mắng chồng.
- Thà mất nhân tính còn hơn để nó trở thành một thằng đồng tính!
- Anh… Con trai tôi mà có chuyện gì thì tôi… thì tôi không để cho anh yên đâu! – Bà Như đe dọa chồng rồi giận dữ bỏ vào phòng riêng.
Trong phòng giam, dù đói đến quặn gan quặn ruột nhưng Quân vẫn mỉm cười:
- Được! Ba mẹ hãy xem sáng mai con ra chiêu bài cuối.
Nói rồi cậu mở ngăn kéo lấy một gói mì ăn liền bóc vội và nhai ngấu nghiến.
- Cũng may là mình tỉnh táo nên mấy hôm trước mẹ mang mì tôm đến mình đã thủ sắn mấy gói để bây giờ có điều kiện thực hiện khổ nhục kế này. Ba à, ba yên tâm đi. Sáng mai con mà không thoát khỏi đây thì con không phải là thằng Quân con trai ba nữa.
********************
- Phát, mẹ biết thằng Quân không còn học cùng con nữa, con rất buồn, rất suy sụp. Nhưng Phát à, con có cần thiết phải buồn vì nó mà chểnh mảng việc học tập như vậy không? Hôm nay cô chủ nhiệm đã gọi mẹ đến trường và nói lực học của con rất sa sút. Con làm mẹ buồn và thất vọng quá Phát ơi! – Sau bữa cơm tối, bà Phương lại gần bàn học của Phát, đặt tay lên vai con trai, nhẹ nhàng tâm sự.
- Nhà chỉ có hai mẹ con, gia cảnh thì cũng chẳng có gì. Mẹ chỉ có một niềm vui duy nhất là nhìn con học hành thành đạt. Có như vậy mẹ vất vả thế nào cũng cam. Nhưng bây giờ thì sao? Mẹ còn có được cái gì ngoài sự thất vọng và buồn bã từ con?
Nghe mẹ nói, Phát quay lại nắm lấy tay mẹ, nhìn mẹ mỉm cười:
- Con xin lỗi vì đã khiến mẹ đau lòng. Thôi được rồi. Con sẽ không buồn nữa đâu. Con hứa với mẹ từ hôm nay con sẽ tập trung học thật tốt. Nhất định chỉ trong tháng tới mẹ sẽ lại thấy kết quả học tập của con trở về vị trí ban đầu.
Nghe Phát nói bà Phương mừng vui ôm Phát vào lòng:
- Con ngoan của mẹ! Phải thế chứ con! Mẹ vui vì con lắm!
- Vâng! Con sẽ cố gắng để làm mẹ vui. Mẹ hãy tin ở con mẹ nhé!
- Con trai mẹ! Mẹ tin con sẽ làm được mà.
Đã lâu lắm rồi hôm nay Phát mới được áp mặt vào lòng mẹ, cảm giác thật là ấm áp làm sao.
- Nhưng mẹ à – Phát thủ thỉ - Biết đâu sau này có những chuyện gì đó mà con không thể làm mẹ hài lòng thì sao? Mẹ có buồn không? Có thất vọng vì con không?
- Không đâu Phát – Bà Phương mỉm cười xoa mái tóc mượt mà của con trai – Mẹ hiểu ý con định nói gì rồi. Không sao đâu mà con. Chỉ cần con hạnh phúc thì con không cần lấy vợ, không cần sinh cháu nội cho mẹ đâu. Mẹ thấy con hạnh phúc là mẹ mừng rồi.
Rời khỏi lòng mẹ, Phát nhìn mẹ ngạc nhiên:
- Ủa, sao… sao mẹ biết vậy mẹ?
- Mẹ biết chứ con! Con từng ở trong mẹ chín tháng mười ngày thì con nghĩ gì, con thế nào sao mẹ lại không biết được? Chẳng qua là mẹ chưa muốn nói chuyện này với con thôi.
- Mẹ, con thật không thể ngờ mẹ lại hiểu con tường tận đến như thế. Con thật hạnh phúc khi có được người mẹ tuyệt vời như mẹ. – Phát gục đầu chặt vào lòng mẹ. Chưa lúc nào cậu cảm thấy mình hạnh phúc như lúc này.
Xoa nhẹ mái tóc mềm mại của Phát, bà Phương mắt rơm rớm lệ:
- Con dù là người như thế nào đối với mẹ tất cả đều không quan trọng. Mẹ chỉ mong sao con sống cho thật tốt và hạnh phúc là mẹ vui lòng. Nhưng mẹ sợ! Mẹ sợ cái xã hội đầy bất công này sẽ không dễ dàng chấp nhận con. Mẹ sợ con trai của mẹ sẽ phải đối mặt với những lời đàm tiếu, với những ánh mắt đầy cay nghiệt của thiên hạ. Rồi cuộc sống của con sẽ trở lên vô cùng khó khăn khi con trai của mẹ không giống như bao người khác. Qủa là mẹ sợ, mẹ sợ lắm Phát ơi!
Ngả đầu khỏi lòng mẹ, Phát nhìn mẹ, mỉm cười trong khóe mắt mờ ướt:
- Không đâu mẹ ạ! Xã hội bây giờ ngày càng cởi mở và có cái nhìn thông thoáng hơn đối với những người như chúng con. Con nghĩ chỉ cần mình sống tốt, không làm điều gì trái với lương tâm và pháp luật thì mọi người sẽ không ai ghét bỏ con. Con sẽ vẫn có một cuộc sống hạnh phúc và yên bình như bao con người bình thường khác.
- Ừ. – Bà Phương mỉm cười – Con nói vậy là mẹ yên tâm lắm. Con trai mẹ thật mạnh mẽ, thật không uổng là thằng Phát của mẹ.
- Mẹ này, mẹ muốn nghe thơ không? Con đọc tặng mẹ một bài thơ nhé!
- Thơ gì? Thơ của con trai mẹ tự làm hả?
- Dạ không. Thơ của một người anh trai mà con mới quen qua mạng. Hay và ý nghĩa lắm. Con rất thích.
- Ừ. Vậy con đọc thử cho mẹ nghe.
- Dạ, bài thơ đó có nhan đề là : Con xin nợ mẹ một nàng dâu
Đã nhiều lần nhìn mắt con mẹ nói Con trai à, mẹ muốn có nàng dâu Muốn cháu nội để bế bồng hôm sớm Cho nhà ta đỡ cô quạnh u sầu.
Nhìn mắt mẹ trái tim con tan nát Thương mẹ ngập lòng, nước mắt quẹn bờ mi Mẹ kính yêu, con đâu biết nói gì Chỉ ngậm ngùi chắp tay xin lỗi mẹ. Mẹ thân yêu đừng trách con mẹ nhé! Bởi trái tim này con khác với người ta Con không yêu nữ sắc mẹ à Chỉ rung động trước những người cùng giới.
Con là Gay, mẹ ơi con tạ lỗi! Thương mẹ nhiều nhưng con biết làm sao? Nàng dâu hiền con nợ mẹ kiếp sau Mong mẹ hiểu, mẹ ơi mong mẹ hiểu!
Nhưng mẹ ơi cho dù con bất hiếu Tận trong lòng con không muốn mẹ buồn đâu Con là Gay nhưng thế có sao đâu? Con vẫn sống, vẫn cười trong vui vẻ Còn nhiều người cũng giống con của mẹ Con không một mình, không đơn lẻ mẹ ơi! Con vẫn sống vì một xã hội đẹp tươi Và mãi mãi là con ngoan của mẹ. Mẹ kính yêu hiểu cho con mẹ nhé Nàng dâu hiền con trả mẹ kiếp sau!
- Thật là hay và ý nghĩa – Bà Phương sụt sùi – Mẹ hiểu cho trai mẹ mà. Không có gì đâu con.
- Con thật hạnh phúc khi có một người mẹ như mẹ. Giá như trên đời này người mẹ nào cũng có được sự cảm thông như mẹ thì cuộc sống của những người con như chúng con sẽ vô cùng nhẹ nhõm.
- Rồi mẹ tin một ngày không xa tất cả những người mẹ sẽ hiểu và sẽ có sự chấp nhận giống như mẹ thôi. Lạc quan lên Phát nhé!
- Dạ!
Đó là một ngày mà đối với Phát, cậu sẽ không bao giờ có thể quên. Một ngày mà cậu thật sự cảm nhận được sự đồng cảm và thương yêu từ mẹ. Một ngày mà cậu luôn hi vọng rồi nó sẽ xảy ra với tất cả những người giống cậu. Những người không may phải chịu sự “ Trời Hành”.
|
Sáng hôm sau:
- Quân à, mẹ mang bánh mì tới cho con này. Con mau ra lấy ăn đi con! – Bà Như khẽ đặt chiếc bánh mì trên khe cửa sổ rồi ghé đầu nhìn vào phòng Quân. Không thấy Quân trả lời cũng chẳng thấy Quân nằm trên giường, bà cố gắng xoay đầu theo từng hướng của khung cửa sổ để nhìn cho thật rõ tất cả các ngóc ngách trong căn phòng. Mặt đất như bỗng dưng sụp xuống dưới chân bà. Bà gào lên khiếp đảm khi trên nền nhà, gần cánh cửa ra vào, Quân nằm cứng đơ, mồm há hốc, mắt trợn ngược lên y như một cái xác chết. Chân tay rụng rời bủn rủn, bà ngã xuống hành lang, gấp gáp kêu tên ông Trung trong tiếng ú ớ hãi hùng:
- Anh… anh Trung ơi! Anh… anh Trung… thằng… thằng Quân… nó… nó…
Bà không thể nào thốt ra thành tiếng do quá hãi hùng và khiếp đảm. Ngồi dưới phòng khách, thấy tiếng bà Như ú ớ kêu tên thằng Quân, ông Trung ngay lập tức cũng giật mình bật dậy, hốt hoảng chạy lên trên lầu.
- Thằng Quân làm sao? Thằng Quân làm sao? Nó làm sao? – Ông hỏi gấp gáp khi vừa chạy lên tới lầu.
- Thằng Quân… thằng Quân… - Bà Như vẫn nằm bệt dưới hành lang, tay run rẩy chỉ vào phòng của Quân với ánh mắt và giọng nói khiếp đảm – Thằng Quân… nó… nó… nó chết rồi!
Không kịp chạy đến bên cửa sổ để nhìn vào trong, ông Trung luống cuống, vội vã móc tay vào túi quần moi chùm chìa khóa ra. Cả một chùm chìa khóa có đến gần chục chiếc. Đôi bàn tay run lẩy bẩy, ông sờ hết chiếc này đến chiếc kia rồi cuống cuồng nhét vào ổ khóa. Không phải ông không nhớ chìa nào là chìa khóa phòng Quân nhưng trong trường hợp gấp gáp và khiếp đảm đến nhường này thì ông càng tỏ ra vội vã bao nhiêu thì lại càng rối ren và luống cuống bấy nhiêu.
“ Cạnh “ – Cuối cùng thì ổ khóa cũng bật ra. Ông lao vào trong phòng. Trên nền nhà, thằng con trai ông nằm cứng đơ, mắt và mồm há hốc trợn ngược lên y như một cái xác chết trong phim kinh dị. Mặt tái mét không còn giọt máu, ông cuống cuồng chạy lại lay thân xác con trai:
- Quân! Quân! Con làm sao thế này? Tỉnh lại đi con ơi! Tỉnh lại đi con ơi!
Mỗi cái “ tỉnh lại đi con ơi ” ông Trung lại cuống cuồng vả nhẹ vào má Quân. Chiếc đầu với cặp mắt trợn trừng, cái miệng há hốc của Quân liên tục đảo qua đảo lại dưới tay ông.
Không thấy bất kì phản ứng nào, ông lấy lại bình tĩnh, run run đưa ngón tay trỏ lên mũi Quân. Ngay lập tức ông giật bắn mình ngã nhào ra phía sau khi bất chợt cái đầu thằng Quân đột nhiên ngóc lên rồi nhe răng gừ thẳng vào mặt ông một cái khủng khiếp. Chưa kịp hoàn hồn thì cái “ xác chết “ cứng đơ kia đã vùng lên lao như bay ra khỏi cửa, chạy rầm rầm xuống cầu thang như chưa bao giờ được chạy, bỏ lại trên gác hai ông bà già mặt mày trắng bệch đi vì khiếp đảm.
Khi đã chắc chắn bố mẹ không thể nào đuổi theo mình nữa, Quân dừng lại giữa đường thở dốc. Mệt. Đến giờ này Quân mới thực sự cảm thấy mệt và đói. Nhưng dù sao thì cũng đã thoát khỏi cảnh giam cầm tù túng, Quân vươn vai hít dài một hơi khoan khoái rồi rảo bước đến một nơi mà đối với cậu vô cùng thân thuộc.
- Con chào cô ạ! – Quân lên tiếng chào bà Phương khi thấy bà đang nấu đồ ăn trong bếp.
- Ủa, Quân! – Bà Phương không tránh khỏi ngỡ ngàng khi thấy Quân đột ngột xuất hiện sau hơn một tuần trời “về Vũng Tàu nhập học “. – Cháu… cháu về khi nào vậy Quân?
Không để ý đến sự ngạc nhiên và câu hỏi của bà Phương, Quân hỏi ngay:
- Cô ơi, Phát có nhà không cô?
- Nó đi học mà cháu.
Ừ ha! Bây giờ Quân mới nhớ ra là sáng nay Phát phải đi học. Không giấu nổi sự thất vọng, cậu chào bà Phương rồi quay lưng bước ra ngoài.
- Này Quân! – Bà Phương gọi với lại.
- Dạ cô!
- Ăn uống gì chưa? Cô thấy con có vẻ mệt mỏi lắm. Cô vừa nấu mì xong, ngồi ăn một bát cho chắc dạ rồi đi đâu hãy đi.
- Dạ. Vậy thì cô cho con xin một bát.
Dù sao bụng cũng đang cồn cào vì đói nên chả khách sáo câu lệ, cậu ngồi luôn vào bàn ăn.
- Đây, ăn đi con! – Bà Phương đặt bát mì trước mặt Quân rồi cũng ngồi xuống bàn. Quân với lấy bát mì, đói đến nỗi chả kịp mời bà Phương cho có lệ, cậu gắp lấy gắp để vào mồm.
- Ăn từ từ kẻo nghẹn con! – Bà Phương mỉm cười nhắc nhở. Bà thật chẳng hiểu sao Quân lại có thể đói đến mức độ này.
Chẳng bao lâu bát mì thịt đầy ngập đã được Quân đánh sạch sành sanh. Bà Phương hỏi:
- Ăn nữa không cô múc cho tô nữa, trong nồi vẫn còn đó con.
- Dạ thôi. – Quân xoa bụng và liếm môi – Con cũng đỡ đói rồi. Con cảm ơn cô ạ!
- Sao thế? Sao con về Vũng Tàu nhập học mà không chịu từ biệt thằng Phát một câu, để nó vì con mà buồn mãi?
Quân ngạc nhiên:
- Ủa, ai nói con về Vũng Tàu nhập học vậy cô?
- Thì… thì ba con nói với thằng Phát thế mà. Ổng bảo rằng con nghỉ học ở đây luôn rồi chuyển về Vũng Tàu nhập học.
- Trời ơi cô ơi! Ổng nói xạo Phát ấy. Con đâu có về Vũng Tàu ngày nào đâu. Mà với con ở Vũng Tàu chẳng có ai họ hàng thân thích, con về đấy làm cái gì?
- Ơ… - Bà Phương nhìn Quân với ánh mắt ngạc nhiên tột độ - Vậy là… vậy là… Thế… thế con suốt hơn tuần nay đi đâu mà không đi học?
- Con bị ba con nhốt trong phòng suốt hơn tuần nay đó cô à – Quân nói với sắc mặt không che giấu nổi sự bực bội trong người – Con phải dùng khổ nhục kế đến hôm nay mới thoát ra được đấy.
Bà Phương lại càng ngạc nhiên:
- Ông Trung nhốt con không cho con đi học? Tại sao vậy Quân?
- Thì… thì cũng chỉ tại… Mà thôi, chuyện dài dòng lắm, khi nào có thời gian con sẽ kể lại cho cô nghe. Bây giờ cô có thể cho con vô giường của Phát ngủ nhờ một giấc để chờ cậu ấy về được không ạ? Con thật chẳng biết đi đâu bây giờ nữa.
- Ừ. Con cứ vô đó ngủ đi.
- Nếu có ai đó đến hỏi con cô đừng bảo con ở đây nhé. Ba con mà biết chắc con lại bị ổng bắt nhốt lần nữa quá.
- Ừ, cô biết rồi. Con yên tâm đi!
Quân gật đầu chào bà Phương rồi đi vào giường của Phát nằm xuống. Ôi! Thật là dễ chịu! Quân lấy chiếc gối của Phát, áp chặt vào mặt mình và hít những hơi dài – Phát ơi, mình nhớ mùi mồ hôi của Phát quá!
Hơn mười một rưỡi Phát mới về nhà. Vừa quành vào ngõ bà Phương đã khoe ngay:
- Này Phát, thằng Quân nó đang ngủ trong nhà mình đấy.
Phát ngạc nhiên. Cậu không biết mình có nghe lầm hay không nữa.
- Ủa, mẹ… mẹ nói sao?
- Lúc sáng thằng Quân đến tìm con. Nó nói nguyên tuần nay nó có về Vũng Tàu gì đâu. Nó bị ông Trung nhốt ở trong phòng không cho đi học.
- Bác Trung nhốt Quân không cho Quân đi học? Ủa, sao kì vậy mẹ?
Bà Phương thở dài:
- Mẹ cũng chẳng biết mọi chuyện như thế nào nữa. Hỏi thằng Quân thì nó bảo mọi chuyện dài dòng lắm không tiện kể. Tý nữa con thử lựa lời hỏi nó xem.
- Dạ - Phát mỉm cười hài lòng. Hơn tuần không gặp Quân, tuy không nói ra nhưng cậu nhớ Quân đến mức như bầm gan tím ruột. Giờ biết Quân đang ngủ trong nhà, cậu không để đâu cho hết mừng vui bèn vội vã dựng xe rảo bước vào trong nhà.
Trên giường Phát, Quân nằm đó, dường như đang ngủ một giấc ngon lành và bình thản. Nhìn Quân, lòng Phát như ấm lại. Cậu đến bên giường, khẽ khàng ngồi xuống ngắm nhìn Quân ngủ.
Khi người ta ngủ, dường như tất cả mọi mệt mỏi, mọi lo lắng, những công việc, những tính toán của thường nhật hình như đều bị bỏ lại trong một thế giới khác thì phải. Cảm giác bình yên đến lạ, trông Quân cứ như là một chàng hoàng tử ngủ trong rừng ấy.
|