Lắng Nghe Con Tim (Cậu Bạn Cùng Tên 2)
|
|
Chập 20: về nhà...
Vẫy tay chào tạm biệt mẹ cậu bước lên xe, leo lên chiếc giường của mình nằm. Xe từ từ lăn bánh. Cậu nhìn ra ngoài cửa kính ngắm nhìn Sài Gòn ngày càng xa. Đưa mắt nhìn hết toàn bộ những hành khách trên xe cậu thấy ai cũng nhắm mắt nhưng không biết là có ngủ hay không? Một vài người thì đang cầm điện thoại, nhắn tin chơi game. Có chàng trai bên cạnh cậu đang cặm cụi vào quyển sách. Cậu nhìn lướt qua cái tựa của cuốn sách. Rồi đột nhiên cậu gọi: - Này anh gì ơi. Nghe gọi, chàng trai bên cạnh rời mắt khỏi cuốn sách nhìn người lạ chưa từng quen gọi mình thắc mắc: - Hả? Cậu tự nhiên ấp úng: - Anh... anh có... có... thể cho tôi mượn cuốn sách đó không? Chàng trai đó tròn mắt nhìn cậu như thể cậu là người ngoài hành tinh xuất hiện. Vĩnh Cơ thấy người đó không phản ứng gì nên tiếp: - Tôi mượn 1 lúc thôi được không? Cậu nhìn người đó với ánh mắt van nài. Chàng trai trẻ gấp 1 góc trang sách mình đang đọc dở lại, đưa sang cho cậu. Cậu tươi cười đón nhận và không quên gửi cho người lạ đó một lời cảm ơn: - Cảm ơn anh ạ. Đây là cuốn sách Y học nói về bệnh nội thần kinh, cậu được giáo sư Đỗ Quân giới thiệu tìm đọc nhưng cậu lục tung hết các nhà sách ở Sài Gòn cũng không có được. Giờ tự nhiên thấy dĩ nhiên là cậu không thể bỏ qua cơ hội này rồi. Cầm lấy cuốn sách cậu nhẹ nhàng lật ra trang sách đầu tiên thấy dòng chữ: “Harvad, những ngày buồn...” rồi bên dưới có chữ kí. Cậu chẳng quan tâm nhiều vội lật xem nội dung bên trong. Chàng trai nằm ghế bên cạnh nhìn cậu một lúc rồi cũng nhắm mắt lại nhưng chẳng biết là anh ta ngủ hay thức. - Mọi người chuẩn bị ăn cơm nào... Tiếng nói của tài xế xe vang lên đánh thức mọi người dậy để chuẩn bị bữa tối. Cậu gấp cuốn sách lại. Nuối tiếc đưa cho chàng trai kia. Chàng trai đó cầm lấy rồi chẳng biết nghĩ gì mà chàng trai ấy lên tiếng: - Cứ cầm đọc cho hết đi. Mai đưa lại tôi. Tôi xuống ở bến xe Quy Nhơn. - Hả? Rồi cậu nhận lấy cuốn sách, cười tươi với anh. - Cảm ơn anh nhiều lắm. Thật sự tôi rất muốn có cuốn này nhưng ở Gài Gòn chẳng thể nào tìm được. - ờ. Xuống ăn cơm đi. Chàng trai cắt đứt câu chuyện. Cất quyển sách vào ba lô, cậu bước xuống giường rời khỏi xe. Ăn tối xong cậu vội vàng chạy lên xe, tiếp tục đọc cuốn sách đang dang dở kia. Trên xe lúc này đã tắt hết điện, chỉ có ánh sáng của những chiếc xe đi đường phả chiếu vào. Cậu nuối tiếc gấp cuốn sách lại đưa sang cho chàng trai. Rồi nhẹ nhàng khép đôi mi lại. Điện thoại đổ chuông, cậu theo thói quen, nhận cuộc gọi không cần nhìn xem ai gọi: - A lô. - Xe chạy đến đâu rồi em? Giọng nói ấm áp bên đầu dây vang lên. - Hình như là Long Khánh. Anh ăn tối chưa? - Sao lại hình như? Anh ăn rồi. Hôm nay anh trực. - Tại khoảng 20 phút trước ăn cơm ở đó, giờ thì tối om em không nhìn thấy được. Anh nhớ tranh thủ chợp mắt nha. - Nhớ em. - Dạ. - Anh nhớ em. - Dạ. - Anh nói nhớ em. - Dạ, em biết rồi. - Không nói gì với anh à? - Dạ không. - Vậy em nghỉ đi. Chào em. - Dạ. - Anh tắt máy đây. - Dạ. Cậu biết chắc là anh đang bực mình, nhưng chẳng hiểu sao cậu cứ muốn chọc anh. Cậu vội vàng nhắn tin cho anh “Miss you<3”, điện thoại cậu rung lên mở tin nhắn ra xem thấy icon mặt cười. Vậy là anh đã hết bực. Cậu cất điện thoại, nhìn thấy mọi người đều ngủ chỉ có tiếng nhạc vẫn vang lên đều đều. Chẳng hiểu vì sao cậu lại đưa mắt nhìn sang bên cạnh, chàng trai kia cũng chưa ngủ, anh chàng đột nhiên quay sang nhìn cậu. Hai người nhìn nhau, cậu bối rối giả lơ nhìn nơi khác rồi lên tiếng: - Sao anh không ngủ? - Không ngủ được. Còn cậu. - Chắc cũng như anh. Mà anh học Y hả? - ừ. Tôi học Y. và cậu cũng thế đúng không? Cậu gật đầu thay cho cậu trả lời. Cậu thấy chàng trai này quen lắm nhưng chẳng nhớ ra là đã gặp ở đâu nữa. - Mà anh du học bên Mĩ hả? - Sao cậu biết? - Tại thấy trong cuốn sách ghi trường đại học Harvad. - Mà sao gọi tôi là anh miết thế? Tôi đâu có lớn hơn cậu đâu Vĩnh Cơ? Cậu ngồi bật dậy, đưa mắt nhìn chàng trai ấy. Người đó là ai mà biết cả mình cơ chứ? Hóa ra quen nhau hèn gì cậu thấy quen. Mà sao không quen được. Mảnh đất Quy Nhơn bé tí xíu, đi chưa hết ngày đã hết mọi ngóc ngách của thành phố rồi. Cậu hỏi để giải đáp trăn trở của mình: - Anh biết tôi hả? - Không những biết mà còn quen nữa kìa. - Nhưng… xin lỗi nha. Mình không nhớ được. - Người đã hôn vào má của cậu năm học lớp 4. Cậu đưa mắt nhìn người đó. Cậu không hề chớp mắt. Khó nhọc lên tiếng : - Minh… K..h…an…g. Hoàng Minh Khang. Chàng trai bên cạnh gật đầu mỉm cười với cậu. Trong đêm tối họ vẫn nhìn thấy đôi mắt long lanh nước của đối phương. - Trời à. Hơn 12 năm rồi cơ đấy. Cậu khác quá, mình không nhận ra. - Còn cậu thì vẫn dễ thương như xưa. À không dễ thương hơn xưa. Minh Khang cười. - Nhận ra mình sao không nói sớm? Cậu hỏi. - Để xem cậu nhớ tớ không, nhưng cậu không nhớ ra. Tớ hơi buồn ấy. Vĩnh Cơ cười trừ. Vĩnh Cơ và Minh Khang, là hai người bạn thân với nhau từ lúc nhỏ. Ngày trước đi học tiểu học lúc nào hai đứa cũng đi chung với nhau như hình với bóng. Năm lớp 4 chẳng hiểu vì sao lúc xếp hàng ra về Minh Khang lại hôn vào má cậu 1 cái. Cậu chẳng phản ứng gì lại còn cười với thằng bạn. Đúng là thời con nít nên chẳng biết gì cả. Chỉ biết là quý mến nhau thôi. Rồi đến khi học xong lớp 5, Minh Khang chuyển đi Phú Yên, lúc đó cũng có thư từ qua lại, nhưng thời gian sau ai cũng bận bịu với công việc học tập của mình nên dần dần hình ảnh người bạn thân phai nhạt. Nhưng hôm nay họ gặp lại nhau. Cảm xúc vỡ òa. Hóa ra tình bạn thân của họ bao năm nay vẫn thế. Vẫn không thay đổi. Cả hai trò chuyện, kể với nhau bao nhiêu chuyện của 12 năm vừa qua. - Lần này cậu về Quy Nhơn làm gì? Vĩnh Cơ hỏi. - À, tớ về thăm gia đình. Tớ vừa ở bên Mĩ về hôm kia. - Tớ tưởng gia đình cậu ở Phú Yên chứ? - Lúc trước ở Phú Yên nhưng sau đó chuyển về lại rồi. Năm lớp 10 tớ đi tìm cậu nhưng cậu không còn ở Quy Nhơn nữa. - Học xong lớp 9 là tớ chuyển vô Sài Gòn học. Cậu thoáng buồn. Rồi Minh Khang đưa mắt nhìn Vĩnh Cơ, không hiểu sao Khang thấy bạn mình buồn buồn. Hai đứa lại kể chuyện với nhau. Thỉnh thoảng thích chí cười phá lên khiến cho bác tài lên tiếng nhắc nhở giữ trật tự. Cả hai nhìn nhau cười tủm tỉm rồi tiếp tục nói. - Cho tớ số điện thoại đi. Vĩnh Cơ yêu cầu. - Đưa điện thoại đây. Vĩnh Cơ đưa chiếc điện thoại cho Minh Khang. Giật mình. Sững sờ. Nhạc nhiên. Thấy Minh Khang nhìn chăm chú vào chiếc điện thoại, Vĩnh Cơ hỏi: - Này, cậu không sao chứ? Minh Khang đưa chiếc điện thoại ra trước mặt Vĩnh Cơ hỏi: - Người này là gì với cậu? Vĩnh Cơ nhìn thằng bạn một cách khó hiểu nhưng rồi cậu cũng trả lời: - À, đó là anh trai tớ. - Anh trai hả? Tớ nhớ là hồi đó cậu đâu có anh trai đâu? - À, anh cùng cha khác mẹ. Tớ mới nhận được hồi lớp 8 thôi. - Tên là Vĩnh Lạc đúng không? - Sao… sao cậu biết? Vĩnh Cơ ngạc nhiên. - Người yêu là Vũ Lạc, và anh cậu đã… mất. Từ mất được Minh Khang nói ra một cách khó nhọc. - Cậu… sao cậu biết tất cả chuyện này? - Ở Mĩ tớ có quen biết với anh Vũ Lạc. Điện thoại của Vũ Lạc cũng để hình đại diện giống như cậu vậy đó. - Vũ Lạc kể ư? - Anh ấy kể một ít, còn lại là chị họ của tớ kể. - Chị cậu là ai? Vĩnh Cơ xúc động. - Đinh Trúc Nhã. - Chị Nhã? Hóa ra Trái Đất nhỏ thật. Hóa ra mọi người đều quen nhau. Đêm đó có hai kẻ thức trắng ngồi kể cho nhau nghe chuyện của quá khứ.
Sáng. Cậu đưa mắt nhìn sang cửa kính ngắm nhìn bình minh trên biển. Những tia nắng vàng ươm đang soi xuống dòng nước xanh biên biếc kia. Lâu lắm rồi cậu mới lại nhìn thấy biển. Tự dưng cậu cảm thấy khỏe hơn rất nhiều. Chiếc xe dừng lại tại bến xe trung tâm thành phố Quy Nhơn đầy ồn ào. Tiếng níu kéo khách, tiếng cò kè trả giá của những hành khách. Tự dưng cậu thấy yêu lắm cái cảnh này. Mang ba lô trên vai, cậu bước xuống xe, khẽ vươn vai một cái sau khi cả đêm ngồi nói chuyện. Minh Khang vẫn đi bên cạnh cậu. Cậu hỏi : - Cậu có ai ra đón chưa? - Tớ gọi cho ba tớ rồi. Còn cậu? - Tớ đi buýt về. Tớ chưa gọi cho ba mẹ vì tớ muốn tạo cho họ bất ngờ. - Ba tớ đến rồi. Tớ đi đây. Tối nay cà phê Quy Nhơn nhé cậu. - Ok cậu. Rồi cả hai vẫy tay chào nhau. Đột nhiên Minh Khang lên tiếng : - Quá khứ đã ở phía sau. Hãy sống cho hiện tại và tương lai cậu nhé. Vĩnh Cơ gật đầu mỉm cười với Minh Khang, rồi cậu cũng vội vàng chạy đến chiếc xe buýt đang đến gần bến. Ôi. Lâu lắm rồi cậu mới lại được đi xe buýt ở Quy Nhơn. Cảm giác này làm cho cậu nhớ đến quãng thời gian trung học của mình. Hồi đó cậu cũng phải đi xe buýt đến trường dù cho ba cậu bảo là ông có thể đưa đón cậu. Thế nhưng cậu muốn được tự lập nên đã từ chối. Bước xuống xe, cậu đi bộ về nhà. Ngôi nhà thân yêu của cậu kia rồi. Nhưng ba mẹ không có nhà. Chiếc cổng bị khóa bởi chiếc ổ khóa to tướng. Cậu móc điện thoại ra gọi cho ba mình. Tiếng bíp bíp kéo dài nhưng không ai nghe máy. Cậu lại gọi tiếp cho mẹ mình. - A lô, mẹ hả ? - ……………… - Dạ, con đang ở trước cổng mà không có chìa khóa. - …………………… - Dạ.
|
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH.
- Thưa bác sĩ, liệu có nhầm lẫn gì không ạ? Người đàn ông hỏi. - Chúng tôi đã kiểm tra rất kĩ rồi. Đồng thời chúng tôi cũng đã gởi kết quả vào bệnh viện Sài Gòn kiểm tra. Và kết quả giống với ở đây. - Vậy giờ tôi phải làm thế nào thưa bác sĩ? - Tôi nghĩ tốt hơn hết anh nên nhập viện để tiến hành điều trị. - Cảm ơn bác sĩ. Nhưng… - Sao thế? Vị bác sĩ già ngước nhìn người đàn ông. - Xin bác sĩ đừng cho vợ tôi biết. Tôi cần thời gian để nói với cô ấy. - Được rồi. Nhưng mong anh hãy đến đây sớm vì bệnh của anh đang không còn ở giai đoạn khởi phát nữa rồi. - Dạ. Cảm ơn anh. Người đàn ông bước ra khỏi phòng trưởng khoa. Chuông điện thoại đổ dồn nhưng ông chẳng buồn nghe. Ông phải nói sao với vợ và con trai mình về bệnh tình của mình đây? Họ làm sao chịu được cú sốc này chứ? Ông cứ trăn trở. Bà Thu Phương đợi ở ngoài ghế đá sốt ruột, định lấy điện thoại ra gọi xem Trần Vĩnh khám xong chưa thì điện thoại bà rung, bà vội vàng ấn nút nhận cuộc gọi: - A lô, mẹ hả? Bà chưa nói gì thì đã nghe giọng của Vĩnh Cơ bên kia đầu dây. - Mẹ đây, sao con? - Dạ, con đang ở trước cổng mà không có chìa khóa. - ở trước cổng nhà mình ư? đợi mẹ tí. Mẹ với ba đang ở bệnh viện, sắp về rồi con. - Dạ. Tắt máy bỏ điện thoại vô túi xách cũng là lúc ông Trần Vĩnh bước ra. Bà vội vã chạy lại hỏi: - Kết quả sao ông? - À ừ. Không có gì nghiêm trọng hết bà à. Uống thuốc là khỏi thôi. Ông thấy mình thật tệ khi nói dối với bà. - Vậy tốt rồi. Đi về đi. Tôi có bất ngờ dành cho mình đấy. Hai người rời khỏi bệnh viện. Ông ngoái đầu nhìn toàn cảnh bệnh viện và ông biết rằng rồi từ đây cuộc đời ông sẽ gắn liền với nó. Thấy chiếc xe chạy giảm tốc độ, cậu vội vàng núp sang lùm cây bên cạnh nhà. Bà Thu Phương đang loay hoay mở cửa ngõ. Còn ông Trần Vĩnh từ lúc rời khỏi bệnh viện đến giờ vẫn đang trằn trọc suy nghĩ xem nên nói thế nào với vợ bệnh tình của mình. Đang đứng thẩn thờ thì ông giật mình vì mình bị một người nào đó ôm thật chặt phía sau. Chưa kịp xoay người xem là ai thì giọng nói vang lên: - Đoán xem là ai? - Thôi nào, ba thừa biết là ai mà. Rồi ông xoay người ôm lấy cậu vào lòng. Một giọt nước mắt vừa trào ra khỏi mắt ông rơi xuống vai cậu. Ông thì thầm. - Về là tốt rồi. Về là tốt rồi. Ông thấy vui vì ít ra trong lúc khó khăn thế này, con trai ông đang ở bên cạnh. Giờ đây ông đã không còn làm chủ được cảm xúc vốn đang xao động của mình nữa rồi. Bà Thu Phương lắc đầu vỗ nhẹ vào vai ông lên tiếng : - Vào nhà rồi nói chuyện. Vĩnh Cơ bắt tay qua vai Trần Vĩnh, khoác vai ba cậu vào nhà. Nhẹ nhàng thả người xuống chiếc giường quen thuộc, cậu nhìn xung quanh căn phòng rồi nhắm mắt tận hưởng cái cảm giác quen thuộc mà mấy năm qua cậu đánh mất. Nghe tiếng gõ cửa cậu ngồi dậy, lên tiếng : - Cửa con không có khóa. Ông Trần Vĩnh đẩy cửa bước vào. Cậu nhìn ba của mình nay ốm quá. Cậu thấy xót xa trong lòng. Đột nhiên cậu thấy thương ba quá đỗi. Đứng dậy, kéo ba ngồi xuống giường, cậu lên tiếng: - Ba bệnh sao mà ốm quá vậy? - Không sao đâu con. Cảm ấy mà. - Con đưa ba lên Sài Gòn khám nhé. - Thôi. Ba khám ở đây cũng được mà. Lần này con về được mấy hôm. - Chắc khoảng 5 hôm thôi ba ơi. Tuần sau con lại quay lại trường học rồi. - Cố gắng nha con. - Dạ. - Thôi, xuống ăn cơm. Mẹ nấu xong rồi. Hai cha con dẫn nhau xuống phòng. Bữa tối diễn ra vui vẻ. Cậu kể chuyện thực tập ở bệnh viện cho ba và mẹ nghe. Đột nhiên bà Thu Phương hỏi : - Thế yêu đương sao rồi ? Khụ… khụ. Bất ngờ trước câu hỏi của mẹ, cậu sặc khi đang húp canh. Ho xong cậu trả lời : - Con còn học mà. - 23 tuổi rồi đó nhá. Không yêu đi chừng đó ế không ai cưới. - Trời. Con không ế đâu, mẹ chuẩn bị tiền đi, học xong con cưới vợ. - Tự lo mà cưới, nuôi anh ăn học hết tiền rồi, không có tiền khỏi cưới vợ. Bà giả bộ tức giận. - Vậy mà bảo yêu đương. Cậu cười. Cười vậy thôi chứ trong lòng cậu bứt rứt lắm. Cậu cứ có cảm giác tội lỗi khi nói dối ba mẹ. Nhưng cậu không thể nói thật được. Trong cậu cứ dấy lên một niềm bất an.
|
Ăn tối xong cậu lên phòng thay quần áo rồi trở xuống nhà, thấy cậu muốn đi ra ngoài, bà Thu Phương hỏi: - Con định đi đâu hả? - Dạ. Ba mẹ còn nhớ Minh Khang hồi xưa học cấp 1 với con không? Con về cùng xe với cậu ấy đó. Giờ con đi cà phê với cậu ấy một xíu. - Nhớ về sớm nha. - Dạ. - Đi cẩn thận đó. Ông Trần Vĩnh lên tiếng.
Rời khỏi quán cà phê nhạc Trịnh, giai điệu bài hát vẫn còn văng vẳng đâu đây khiến cho hai người khách vừa rời khỏi quán vẫn còn thổn thức với bài hát. “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi Để một mai vươn hình hài lớn dậy Ôi cát bụi tuyệt vời Mặt trời soi một kiếp rong chơi
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi Để một mai tôi về làm cát bụi Ôi cát bụi mệt nhoài Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi
Bao nhiêu năm làm kiếp con người Chợt một chiều tóc trắng như vôi Lá úa trên cao rụng đầy Cho trăm năm vào chết một ngày
Mặt trời nào soi sáng tim tôi Để tình yêu xay mòn thành đá cuội Xin úp mặt bùi ngùi Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui
Cụm rừng nào lá xác xơ cây Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy Ôi cát bụi phận này Vết mực nào xóa bỏ không hay...” Minh Khang và Vĩnh Cơ rời khỏi quán nhưng chưa về nhà, cả hai cùng nhau băng qua đường chạy đến bờ biển để đi dạo. Hai người cứ lửng thửng đi như thế. Thỉnh thoảng họ đưa mắt nhìn những cặp đôi đang ngồi ôm ấp nhau trên bãi biển. Vĩnh Cơ chẳng chịu đi trên bãi cát cậu đã bước xuống nước. Nước biển mát rượi, cậu khẽ xuýt xoa vì điều đó. Hai người cứ đi như thế, thỉnh thoảng chỉ ra phía chiếc thuyền đang sáng đèn, rồi chỉ vào một vật thể nào đó không gọi thành tên trôi dạt vào bờ rồi hù dọa nhau là quái vật. Cả hai cùng bỏ chạy rồi cười khanh khách. Cứ như thế cho đến lúc lên bờ, hai người đều ướt sũng, người toàn vị mặn của nước biển. Cậu về nhà lúc kim đồng hồ vừa chỉ 22:30 phút.
Cậu về nhà cũng đã được 3 ngày. Vậy là cậu sắp phải trở lại Sài Gòn. Ba cậu vẫn chưa hết bệnh. Với linh cảm của một người học ngành Y, cậu biết ba mình bệnh không hề đơn giản. Tranh thủ lúc không có mẹ ở nhà Vĩnh Cơ hỏi ba: - Ba này,... - Sao con? Ông Trần Vĩnh đang ngồi đọc báo. - Con muốn hỏi ba một chuyện. - Chuyện gì vậy? con hỏi đi. Thấy cậu ấp úng mãi, bằng linh cảm của một người cha, một người từng trải trên thương trường, ông biết con trai mình muốn đề cập đến vẫn đề gì. Ông còn đang suy nghĩ không biết phải trả lời cậu sao thì cậu lên tiếng hỏi: - Ba cho con biết ba bị gì đi. Con biết là bệnh ba không hề nhẹ. Những ngày qua con quan sát ba kỹ lắm. - Đúng là không giấu được đôi mắt của con mà. Rồi ông đứng dậy đi vào phòng mình. Thấy ba đi, Vĩnh Cơ ngơ ngác nhìn theo không hiểu ba muốn làm gì. Một lúc sau ông mang ra một tờ giấy đưa cho cậu. Cậu đưa bàn tay run run nhận lấy. Cậu từ từ mở ra. Thoảng thốt. Ngạc nhiên. Đau đớn. Cậu đưa tay dụi mắt hy vọng mình nhìn nhầm, nhưng không, hai chữ ấy vẫn còn nguyên trên tờ giấy. Cậu đưa mắt nhìn ba với hy vọng ông nói với cậu là nhầm lẫn. Nhưng ông cúi mặt gật đầu với hàm ý “Con không nhầm lẫn đâu”. Khó khăn lắm cậu mới thốt nên lời: - Ba biết lâu chưa? Sao không nói con? - Hôm con về đó. Ba sợ con lo lắng. Cậu bước đến ôm chầm lấy ba mình. Người cha khốn khổ tội nghiệp của cậu. Biết nói gì lúc này đây cơ chứ? Cậu cố kiềm nén để nước mắt mình không rơi. Ông vỗ về an ủi cậu : - Không sao đâu. Ba sẽ không sao mà. Con đừng lo. Cậu vẫn ôm lấy ông không buông. Có một người ở bên ngoài đã nghe và thấy hết tất cả. Đưa tay lau đi giọt nước mắt đang lăn dài. Bà định bước vô phòng nhưng rồi bà dừng lại vì nghe Vĩnh Cơ hỏi: - Mẹ chưa biết phải không ba? - Ba chưa cho mẹ biết. Vì ba sợ mẹ con không chịu nỗi. Nhưng ba có linh cảm là mẹ con cũng đã đoán ra bệnh của ba. Vì trước đây ông ngoại con cũng bệnh như ba. - Lên Sài Gòn với con đi ba. Được không ba? - Để ba suy nghĩ đã. - Không còn nhiều thời gian đâu. Con sẽ nói chuyện với mẹ. Rồi chuẩn bị mọi thứ để ba đi. Mà ba đủ sức đi xe không? Con đặt vé máy bay nha. - Từ từ con trai. Sao con gấp quá vậy? Ông nhìn thằng con trai mình, nhận ra nó đã lớn thật rồi. Đã biết lo liệu tất cả mọi chuyện. Vậy mà ông cứ tưởng nó sẽ sốc lắm khi nghe tin này. Ai ngờ đâu cậu vẫn mạnh mẽ không để rơi một giọt nước mắt nào cả. Bà Thu Phương bước vô nhà, Vĩnh Cơ xin phép lên phòng để trốn tránh đối mặt với mẹ lúc này. Bởi cậu sợ mình sẽ sơ ý để mẹ biết được bệnh tình của ba. Cậu muốn nói chuyện riêng với mẹ. Như vậy thì sẽ không tạo thêm sự đau buồn cho ba cậu. Vừa bước đến phòng, nước mắt cậu rơi lã chã. Cậu cũng chẳng buồn lau. Ba cậu bị bệnh nặng đến vậy ư? Giờ cậu phải làm gì đây? Bằng mọi cách cậu phải giữ ba lại bên mình. Cậu không thể mất ba được. Cầm điện thoại, lục lọi danh bạ cậu ấn gọi số điện thoại quen thuộc. Tiếp bíp bíp kết nối vang lên chói tai nhưng chẳng ai bắt máy cả. Định tắt máy thì đầu dây bên kia có tiếng trả lời: - A lô. - A lô. Cậu xem lại màn hình điện thoại để xem có bị nhầm số hay không. Rõ ràng là đúng mà. - Ba Lập Văn của con đi tắm rồi. Chú gọi lại sau nha chú. - À, chú cảm ơn con. Chưa kịp tắt máy thì cậu đã nghe tiếng nói khác chen vào điện thoại : - Ai gọi cho ba vậy con? - Con không biết mẹ à. Rồi cậu vội vàng tắt máy. Cảm xúc rối bời. Cậu chẳng biết mình muốn gì và cần gì nữa.
Đang ngủ chuông điện thoại đổ dồn, đưa tay tìm chiếc điện thoại, cậu ấn nút nghe trả lời với giọng ngáy ngủ: - A lô. - Lúc chiều em gọi anh có việc gì không? - À, có tí chuyện. - Em nói đi. - Anh có quen bác sĩ nào ở bệnh viện ung bướu không? - Em không khỏe ở đâu à? Lập Văn lo lắng. - Không phải em. Mà ba em. - Cũng có vài người. Em cứ đưa ba lên đây. Có gì anh sẽ giúp. - Cảm ơn anh trước nha. - Không có gì. Anh có việc rồi nha em. Tít tít… Anh vội vàng tắt máy, bỏ lại cậu câu hỏi : ‘‘Anh đang làm gì mà vội vàng thế kia’’. Tiếng gõ cửa vang lên khiến cậu thoát khỏi những suy nghĩ. Đứng dậy đi ra mở cửa. Cậu trở lại giường. Bà Thu Phương cũng bước theo vào trong. - Con không khỏe đâu hả? Sao ngủ sớm thế? Bà lo lắng đưa tay lên trán cậu. - Con không sao. Con ổn. Chỉ là hơi mệt tí à. - Vậy là tốt. - Mẹ này, con có chuyện muốn nói. - Sao con? Bà nhìn thấy cậu có vẻ lo lắng. - Mẹ phải thật bình tĩnh nha. Bà gật đầu. Cậu kéo ngăn bàn lấy ra tờ giấy đưa cho bà Thu Phương xem. Bà mở ra xem. Nét mặt không có gì thay đổi. - Mẹ biết rồi. - Mẹ không sao chứ? Cậu nhìn bà dò xét. - Mẹ biết trước rồi. - Biết trước rồi? Sao có thể? Ba bảo chưa nói với mẹ mà. - Nhưng ba con quên rằng, bác sĩ khám cho ba con là bạn thân của mẹ. Rồi bà chồm đến, ôm chầm lấy cậu. Giọt nước mắt của người phụ nữ yếu đuối kiềm chế mấy hôm nay mới được rơi. Bà lên tiếng trong khi vẫn ôm lấy cậu: - Mẹ phải làm thế nào đây? ba con... ba con... Cậu bỏ mẹ ra, hai tay ôm lấy hai vai bà, cậu nhìn thẳng vào mắt bà: - Mẹ nghe con nói này, con sẽ đưa ba lên Sài Gòn, vậy nên mẹ đừng lo lắng quá. Mẹ phải mạnh mẽ lên. Lúc này ba cần chúng ta nhiều lắm. Mẹ đừng có khóc trước mặt ba nha. Trước mặt ba chúng ta phải mạnh mẽ có vậy mới làm ba bớt suy nghĩ. Bệnh này tâm lý không vững sẽ bệnh sẽ tiến chuyển rất nhanh mẹ à. - Mẹ... mẹ... biết rồi. bà xúc động. - Không biết ba đi xe chịu nổi không mẹ? - Hay là đi máy bay đi con? Chứ mẹ sợ sức khỏe ba con không chịu được 12 giờ đồng hồ ngồi xe. - Mai con đặt vé. - Vậy con nghỉ đi. - Mẹ nhớ phải chăm sóc bản thân tốt đấy. Không được suy nghĩ lung tung đâu. ba là người tốt ba sẽ không sao đâu. Bà Thu Phương gật đầu rồi bước ra khỏi phòng. Cậu nhìn vào màn hình điện thoại, tự dưng cậu nói một mình: - Anh à, anh nhất định phải phù hộ cho ba nhé. Ba chịu khổ đủ rồi, đừng để ba chịu thêm bất cứ nỗi khổ nào nữa nha anh. Tách. Có gì đó vừa rơi từ đôi mắt u sầu kia.
Sáng. Cậu còn ngủ trên giường, chuông cửa vang lên inh ỏi. Uể oải bước xuống nhà, cậu bước ra mở cửa. Cậu tròn mắt ngạc nhiên nhìn người đang đứng trước mặt mình. Đưa tay tát vào mặt mình để tỉnh ngủ nhưng người đó vẫn cứ đứng đó nhìn cậu mỉm cười. - Sao… sao anh lại ở đây?
|
Chập 21: chữa bệnh...
4 giờ sáng. Cậu còn ngủ ngon giấc trên giường, điện thoại vang lên inh ỏi. Uể oải nhấn nút gọi. Cậu bật dậy bước chạy nhanh xuống nhà, ra cổng mở cửa. Cậu tròn mắt ngạc nhiên nhìn người đang đứng trước mặt mình. Đưa tay tát vào mặt mình để xem mình đã tỉnh ngủ chưa? Để chắc chắn rằng đây chỉ là cơn mơ thôi nhưng người đó vẫn cứ đứng đó nhìn cậu mỉm cười. - Sao… sao anh lại ở đây? Người đó vẫn cứ mỉm cười với cậu, đôi mắt nhìn cậu dịu dàng đầy thương yêu, thấy người đó không có động tĩnh gì cậu hỏi lại lần nữa: - Em đang hỏi anh đó? - À. Anh nhớ em. Mà không mời anh vào nhà à? - Ngọt quá, chắc em bị tiểu đường mất. Cậu nép sang một bên để anh bước vào nhà. Khóa cửa xong cậu cũng lon ton chạy theo anh. Bước vô phòng khách anh ngó nhìn khắp phòng. Ngôi nhà không lớn lắm nhưng được thiết kế rất đẹp. Cậu bước vào thấy anh cứ nhìn căn phòng nên lên tiếng: - Sao? Nhà hẹp quá hả? - Ừ. Đúng là hẹp thật, nhưng rất đẹp. - Từ bao giờ anh miệng lưỡi như thế hả? Nói rồi cậu bỏ lại anh ở phòng khách đi thẳng xuống nhà bếp rót cho anh cốc nước. Đặt cốc nước xuống bàn cậu lên tiếng: - Anh có muốn tắm rửa gì không? - Tí nữa tắm cũng được, còn sớm mà. Anh muốn đi ngủ. - Vậy anh ngủ ở sôpha đi. Em lên phòng ngủ tiếp đây. Cậu vừa nói vừa ngáp. - Sao em có thể đối xử với khách thế chứ? Anh nói to. - Này. Nhỏ tiếng tí đi. Ba mẹ vẫn còn đang ngủ đấy. - Thôi anh về đây. Anh giả bộ giận. Cậu đi ra phía cửa. Thấy cậu đi anh cũng bước đi theo trong lòng không thôi thắc mắc là cậu đi đâu? - Em đi đâu vậy? - Mở cửa cho anh về. cậu trả lời tỉnh bơ. - Em được lắm. Dám đuổi cả anh hả? Anh về đây. Anh giận dữ bước ra cửa. Cậu chạy theo. - Em đùa mà. Em sai rồi. Lên phòng em ngủ được chưa? Cậu năn nỉ. - Chưa được. - Vậy chứ anh muốn thế nào? Cậu khổ sở. Bất giác môi anh nở một nụ cười rất đểu. Cậu cảm thấy rợn người khi nhìn thấy anh cười. - Chưa nghĩ ra, bao giờ nghĩ ra sẽ nói. Rồi anh bỏ vào trong. Cậu đứng đó nhìn theo. Rồi cũng tíu tít chạy vào nhà. Đợi anh vào phòng cậu đóng cửa rồi nhanh chóng leo lên giường nằm. Lập Văn ngồi nhìn căn phòng một lúc rồi cũng nằm xuống phòng. Thấy Lập Văn đã nằm, Vĩnh Cơ với tay tắt điện lớn, chỉ còn ánh sáng leo loét của đèn ngủ. Hai người nằm xoay lưng về nhau. - Có ý đồ hèn chi cứ hỏi địa chỉ nhà ngoài này. - Ý đồ gì chứ? Anh chỉ tạo bất ngờ cho em mà thôi. - Mà sao lại ra đây, trả lời thật đi? Anh xoay người về phía cậu rồi lên tiếng: - Xoay mặt lại đây. Cậu nghe lời quay mặt lại, hai khuôn mặt rất gần nhau. Cậu bối rối xích ra xa nhưng anh đã giữ lấy cậu. Hai khuôn mặt gần lại với nhau. Đôi môi họ hòa quyện vào nhau. Hơi ấm của họ truyền cho nhau. Ấm áp vô cùng.
Ông bà Trần Vĩnh tròn mắt ngạc nhiên khi mới sáng trong nhà đã có người lạ. Lại còn đi từ trên phòng cậu ra nữa chứ? Đặt tô mì cuối cùng xuống bàn, cậu gãi đầu giải thích với ba mẹ khi Lập Văn đến bàn ăn: - Dạ đây là bác sĩ Trương á ba mẹ. Anh ấy có việc ở gần đây, nên ghé thăm gia đình mình lúc tối. Lúc đó khuya quá nên con không đánh thức ba mẹ dậy. Ba còn nhớ anh ấy không? Cậu đưa mắt nhìn ông Trần Vĩnh. - Nhớ chứ. Lâu quá không gặp. Anh vẫn khỏe chứ? - Dạ. Vẫn khỏe ạ. - Mọi người ăn sáng đi ạ. Cậu lên tiếng. Mọi người tập trung vào bữa sáng của mình, bà Thu Phương đột nhiên hỏi: - Cậu là người đã điều trị cho Vĩnh Lạc đúng không? Tôi nghe Vĩnh Cơ nhắc về cậu miết. - Dạ. Rồi anh đưa mắt nhìn cậu. Bữa sáng kết thúc, sau khi lấy thuốc cho ba uống cậu cùng Lập Văn đi dạo thành phố. Đảo qua đảo lại cũng chán, hai người đi vào quán cà phê gần đó ngồi thưởng thức cà phê để đón chào một ngày mới.
Vẫy tay chào tạm biệt mẹ, cậu, Lập Văn cùng ông Trần Vĩnh bước vào sân bay. Bà Thu Phương rất muốn cùng đi cùng ông Trần Vĩnh để chăm sóc cho ông. Nhưng ông không đồng ý, vì ông muốn bà ở lại để sắp xếp chuyện công ty có gì sẽ vào với ông sau. Thuyết phục mãi bà mới đồng ý ở lại. Bước ra khỏi sân bay, cậu đưa mắt nhìn quanh để tìm kiếm ai đó. Đang đứng chiếc xe hơi dừng lại trước mặt. Người phụ nữ từ từ bước xuống xe. Bà tiến lại chỗ ba người đang đứng cúi đầu chào ông Trần Vĩnh, rồi nói với Vĩnh Cơ: - Con mang hành lý bỏ lên xe đi. - Dạ. Anh dìu ba lên xe giúp em. Cậu nói với Lập Văn. Sức khỏe của Trần Vĩnh chẳng hiểu sao giảm sút rất nhanh. Đi máy bay có hơn một tiếng đồng hồ mà đã không chịu nỗi rồi. Cậu nhìn ba mình mà không khỏi xót xa. Bà Dương Lệ (mẹ Vĩnh Lạc) ngồi bên cạnh ông Trần Vĩnh lên tiếng: - Bây giờ chúng ta về nhà hay đến bệnh viện? Vĩnh Cơ nghe mẹ hỏi ngoái đầu xuống hàng ghế sau nhìn thấy ba mệt cậu chưa biết giải quyết thế nào. Lập Văn đang lái xe lên tiếng: - Chú ấy đi máy bay cũng mệt rồi. Để chú ấy nghỉ ngơi. Mai rồi ta hãy đến bệnh viện. Cháu đã liên lạc với các bác sĩ bên đó rồi. - Cảm ơn cậu nhiều lắm. Bà Dương Lệ gật đầu tán thành ý kiến Lập Văn. Vĩnh Cơ cũng nhìn sang anh với ánh mắt biết ơn. Bà Dương Lệ nhìn sang ông Trần Vĩnh, thấy mắt ông nhắm nghiền. Bà nghĩ chắc ông đang rất mệt. Ông trời lúc nào cũng trêu người người khác. Lúc nào cũng muốn làm cho con người phải đau khổ ? Trong lòng bà dấy lên một niềm thương cảm khó tả. Bà biết chắc đó không phải là sự thương hại. Có chăng đó là tình thương của một người từng đồng cam cộng khổ, cùng kết tóc se duyên. Mãi suy nghĩ lung tung bà không biết mình đã đến nhà. Đến khi Vĩnh Cơ lên tiếng bà mới giật mình trở về với thực tại. - Anh dìu ba vào nhà giúp em nha. Em mang hành lý vào. Sắp xếp xong mọi việc Lập Văn xin phép ra về. Vĩnh Cơ tiễn anh ra cổng: - Hay là để em đưa anh về? - Biết lái xe không mà đòi đưa anh về? - Thì... thì không, nói cho có lệ vậy ấy mà. - Vậy mà tưởng tốt lắm chứ. Ai dè...Thôi, em cũng mệt rồi. Vào nghỉ đi. Anh đi taxi về cũng được. Thời gian này vất vả và mệt mỏi lắm đó phải mạnh mẽ lên nha em. - Dạ. Cảm ơn anh vì đã ở bên cạnh em. - Anh sẽ luôn ở bên cạnh em mà. Anh đưa tay vuốt vào khuôn mặt của cậu rồi vẫy chiếc taxi. Mở cửa xe anh ngoái nhìn cậu lần nữa rồi bước lên xe, cậu mỉm cười gật đầu vẫy tay chào anh.
Bước xuống nhà thấy mẹ đang loay hoay chuẩn bị bữa sáng, cậu đến gần chào mẹ rồi lên tiếng: - Mẹ này, sáng nay mẹ có lên tòa án không? - Sáng nay mẹ đã xin nghỉ để cùng ba con vào bệnh viện rồi. - Vậy tốt quá. Tí nữa Minh Khang bạn con sẽ qua, mẹ cùng cậu ấy đi với ba vào bệnh viện trước. Con lên lớp một tí rồi sẽ ghé qua bệnh viện nha mẹ. Hôm nay ngày đầu quay lại lớp, con không nghỉ được. - Không sao. Mẹ biết điều đó nên đã xin nghỉ trước rồi này. - Mẹ thật là tâm lý. Đúng là luật sư Dương có khác. - Thôi đi anh. Mang cháo lên cho ba con đi kìa rồi còn xuống chuẩn bị đi học. Nhẹ nhàng đẩy cánh cửa bước vào phòng, cậu thấy ba vẫn còn nằm trên giường. Đuôi mắt vẫn còn hạt nước chưa kịp khô đi. Nhẹ nhàng đưa tay lau đi vệt nước đó. Cậu ngồi ngắm nhìn ba. Cả cuộc đời chưa được phút giây vui vẻ. Giờ còn phải chịu đựng căn bệnh quái ác ung thư cuống phổi nữa chứ. Cố kiềm nén để không khóc nhưng sao nước mắt vẫn cứ chực trào ra thế kia. Quay mặt đi lau những giọt nước đang ngoan cố rơi không ngừng. Ba cậu lên tiếng: - Đừng khóc. Ba sẽ không sao đâu mà. - Dạ. Có gì vừa bay vào mắt con thôi ba à. Ba ăn sáng rồi chuẩn bị đến bệnh viện. Cậu đỡ ba ngồi dậy, đưa chén cháo cho ba, ông khó nhọc nuốt từng muỗng cháo. Ăn được lưng bát cháo ông đưa bát cho cậu: - Ba không ăn nữa. - Ba cố gắng ăn thêm đi ba. - Ba no rồi. - Ba này, ba với mẹ đến bệnh viện trước. Con đến trường một lát sẽ qua với ba liền nha. - Không sao đâu. Con bận cứ lo việc của mình đi mà. Ba đi với mẹ con cũng không sao. - Dạ. Để con lấy đồ cho ba thay nha. Cậu bước ra ngoài. Khép cánh cửa lại. Căn phòng này vốn là của Vĩnh Lạc, giờ ba cậu đang ở đó. Cậu định để ba qua ở cùng với mình nhưng ông một mực không chịu. Có lẽ ông sợ căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến cậu về sau nên ông một mực từ chối. Cuối cùng bà Dương Lệ phải quyết định để ông ở phòng Vĩnh Lạc. Vẫy tay chào mẹ và ba, cậu bước đến dặn dò Minh Khang: - Có gì nhắn tin tớ biết liền nha. - Tớ biết rồi. Cậu đừng lo quá đó. Chiếc xe lao đi nhanh chóng hòa vào dòng người người tấp nập kia. Cậu đứng nhìn theo. Một lúc sau cũng bắt xe buýt đi đến trường.
Đang xếp lại cuốn sách bỏ vào ba lô để về trước thì có người gọi với vào trong “Vĩnh Cơ, hiệu trưởng gọi cậu lên phòng gặp đó”. Gật đầu với cậu bạn, Vĩnh Cơ mang ba lô bước đi, bỏ lại ánh mắt tò mò nhìn theo của đám bạn trong lớp. Trên xuống đoạn đường đến phòng hiệu trưởng cậu cứ băn khoăn mãi không biết có việc gì không nữa. Hít một hơi thật sâu, đưa tay gõ cửa phòng. Có tiếng nói vang lên: “Mời vào”. Nhẹ nhàng đẩy cửa bước vào. Sau khi yên vị trên chiếc ghế. Vị hiệu trưởng lên tiếng: - Thầy đã nhận được bản nhận xét đánh giá thực tập của em từ bệnh viện HWA. Và thầy rất hài lòng với kết quả của em. - Em cảm ơn giáo sư ạ. - Chúng ta vào thẳng vấn đề chính luôn nha. Chuyện là thế này... - Em sẽ suy nghĩ. Em cảm ơn giáo sư ạ. - Vâng. Em cứ suy nghĩ đi. - Dạ. Em chào giáo sư ạ. Cậu bước đi ra ngoài. Vị giáo sư vẫn nhìn theo cậu đến khi cánh cửa phòng khép lại. Ông tự nói với chính mình “Đây là cơ hội tốt hy vọng em sẽ biết nắm bắt”.
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HỒ CHÍ MINH.
Vị bác sĩ bước ra nói với bốn người đang đợi ở hành lang: - Mọi người đưa bệnh nhân về phòng bệnh nghỉ ngơi đi. Tôi đã sắp xếp phòng bệnh rồi đấy. Tí nữa đi làm thủ tục nhập viện cho bệnh nhân nhé. - Cảm ơn bác sĩ ạ. Bà Dương Lệ dìu ông Trần Vĩnh đi về phòng bệnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Lập Văn cùng với Minh Khang bước vào phòng của vị bác sĩ già. Vừa ngồi xuống ghế Lập Văn đã sốt ruột hỏi: - Tình hình bệnh nhân sao hả bác sĩ Tô? Vị bác sĩ ái ngại nhìn hai người rồi lên tiếng: - Bệnh nhân phát hiện bệnh quá muộn. Đã cuối giai đoạn hai, bước sang giai đoạn ba. Và đã bắt đầu di căn. - Vậy giờ có truyền hóa chất được không ạ? Minh Khang hỏi. - Chờ đợi kết quả theo dõi của bệnh nhân thế nào đã. Tôi nghĩ là sức khỏe bệnh nhân vẫn còn đủ để truyền hóa chất. Tôi cần hỏi ý kiến của người nhà bệnh nhân. - Vâng. Em sẽ truyền đạt lại với người nhà bệnh nhân ạ. Phiền anh để ý tới bệnh nhân giùm. Lập Văn nói. - Tôi biết rồi. Cả hai cùng bước ra ngoài. Lập Văn quay sang nói với Minh Khang: - Tôi phải về HWA. Tí nữa Vĩnh Cơ đến cậu lựa lời nói lại tình hình với cậu ấy nha. - Tôi biết rồi. Cả hai cùng rời khỏi khu vực khám bệnh. Mỗi người đi theo mỗi hướng khác nhau.
|
Những ngày sau đó,...
Cậu cứ tất bật cả ngày, hết ở trường rồi chạy vô bệnh viện thay ca trực với mẹ. Ba cậu cứ thường xuyên lên cơn sốt nên chẳng thể nào truyền hóa chất được. Những ngày gần đây ông Trần Vĩnh cố gắng ăn thật nhiều để có sức truyền hóa chất. Đang lang thang ở khuôn viên bệnh viện, cậu giật mình bởi tiếng gọi: - Vĩnh Cơ. Ngoái đầu lại nhìn, cậu mỉm cười bước lại gần vị nữ bác sĩ: - Chào bác Bạch. - Con làm gì ở đây? - Dạ... con... con... Cậu cứ ấp úng mãi. Bà vẫn nhìn cậu để chờ đáp án câu hỏi. Cậu cúi đầu tránh đi ánh mắt của nữ bác sĩ đang nhìn mình. - Ba con bị bệnh phải nằm viện ở đây. - Ba con bị bệnh? Khi nào? Sao không nói cho bác biết? - Dạ vào đây cũng hơn 10 ngày rồi. - Thế ba con bệnh gì vậy? Bà hỏi. - Dạ, ung thư cuống phổi. Cậu trả lời khó nhọc. Bà sững sờ nhìn chàng trai trước mặt mình. Biết nói gì lúc này đây? Nói những lời an ủi rỗng tuếch ư? Nhưng liệu nó có ý nghĩa gì lúc này không cơ chứ? Bà bước đến cạnh cậu, đưa tay vỗ vào vai cậu: - Biết là sẽ rất khó, nhưng bác mong con hãy thật mạnh mẽ để chăm sóc ba con. Bác có việc phải đi, trưa ghé lại. Mà ba con nằm ở khu B đúng không? - Dạ. Bà vỗ vào vai cậu một cái nữa rồi bước đi. Cậu cứ lững thững dạo ở bệnh viện đến gần trưa mới mua cháo lên cho ông Trần Vĩnh.
Rời khỏi phòng bác sĩ những lời nói của bác sĩ điều trị vang lên văng vẳng trong tâm thức của cậu: - Thưa bác sĩ, tình hình bố cháu sao ạ? - Chúng tôi không hiểu là lý do vì sao sức khỏe của bệnh nhân giảm sút rất nhanh. - Giảm sút nhanh hả? Vậy việc truyền thuốc sao ạ? - Tôi nghĩ sẽ rất khó truyền hóa chất. Bởi truyền hóa chất vào cơ thể yêu cầu bệnh nhân có sức khỏe tương đối. Bố cậu lại thường xuyên lên cơn sốt nên rất khó. Vị bác sĩ lắc đầu. - Vậy giờ phải làm gì hả bác sĩ? - Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để điều trị. Cậu đừng lo lắng quá. Nhiệm vụ bây giờ của cậu là chăm sóc bố mình thật tốt. - Vâng. Cháu cảm ơn à. Đưa ánh mắt nhìn vào trong thấy mẹ đang bón cho ba từng muỗng cháo. Cậu thấy xót xa quá đỗi. Phải làm gì cho ba cậu đây? Chẳng lẽ cứ phó mặc cho ông Trời định đoạt ư? Không. Vĩnh Lạc ra đi là quá đủ rồi. Cậu không cho phép một một người thân nào rời khỏi cậu nữa cả. Nhưng cậu bất lực. Ung thư vẫn được xem là căn bệnh nan y chưa có thuốc chữa. Tại sao ba cậu không mắc phải căn bệnh nào đó có thể chữa trị? Tại sao nhất định phải là ung thư cơ chứ? Tại sao phải là ba cậu? Những câu hỏi không lời đáp cứ va nhau loảng xoảng trong tâm trí cậu. Những giọt nước mắt của sự bất lực trào ra một cách vô thức. Đưa tay lau những giọt nước mắt cậu an ủi bản thân mình “Mình không thể khóc. Không thể yếu đuối như vậy. Mình phải mạnh mẽ. Mình sẽ không rơi nước mắt vào lúc này”. Giọng nói vang lên kéo cậu về với thực tại: - Vĩnh Cơ. - Minh Tuệ? Cậu ngạc nhiên khi thấy cô bé xuất hiện nơi đây. - Em đến thăm bác. - Em vào trong đi. Cậu đẩy cửa để Minh Tuệ bước vào. Đến giường bệnh của Trần Vĩnh cũng là lúc ông vừa ăn xong chén cháo. Vĩnh Cơ giới thiệu với ba mẹ mình: - Ba mẹ à, đây là Minh Tuệ bạn của con. Cô ấy là em gái của bác sĩ Đỗ đã từng vào thăm ba đó. - Chào cháu. Ông Trần Vĩnh nói. Để bịch quà lên trên bàn, Minh Tuệ bắt đầu trò chuyện với Trần Vĩnh và Dương Lệ. Ngồi được một lúc thì cô xin phép ra về để ông Trần Vĩnh nghĩ ngơi. Cúi đầu lễ phép chào ba mẹ cậu rồi cô bước đi. Vĩnh Cơ đi theo tiễn Minh Tuệ. Cả hai vừa đi vừa trò chuyện: - Em thấy bác ốm quá. Minh Tuệ xót xa. - Có ăn được gì đâu em. Mấy hôm trước ba còn cố gắng ăn để có sức truyền thuốc, nhưng mấy hôm nay nghe tin không thể vào thuốc ba còn chẳng muốn ăn gì cả. Năn nỉ mãi mới chịu húp một vài muỗng cháo. Cô quay sang nhìn Vĩnh Cơ chẳng biết phải nói gì lúc này cả. Như nhớ ra điều gì đó cô vội lên tiếng: - À, anh suy nghĩ thế nào về việc qua Hồng Kông du học? - Sao em biết chuyện này? Cậu ngạc nhiên. - Hôm trước ba có hỏi ý kiến của anh Hải Anh nên em nghe thấy. Mà anh định thế nào? - Anh chưa biết nữa. Giờ anh không thể suy nghĩ những chuyện đó em à. Việc quan trọng nhất lúc này là chăm sóc cho ba. - Em hiểu điều này. Vẫy chào Vĩnh Cơ, Minh Tuệ bước lên chiếc taxi. Cậu đứng nhìn theo đến lúc không thấy chiếc taxi đâu nữa mới quay vào bệnh viện. Vừa đến phòng thì đã nghe ba nói chuyện: - Thằng Cơ chưa ra trường tui chưa nỡ đi bà à. Giá như ông trời cho tui sống thêm khoảng 1 năm nữa để tui lo cho con ra trường xong rồi bị bệnh cũng được. Hay tui bị bệnh gì đó mà không phải ung thư cũng được, giống như anh 3 Bình bị tai biến nhưng vẫn đi lại được, vẫn phụ giúp được cho bà, cho Thu Phương và con thì hay biết bao… - Ở đời mà ông, chẳng ai đoán biết được chuyện gì cả. Ông phải mạnh mẽ lên. - Tui ra đi không phải là chuyện xấu đúng không bà? Ít ra tui sẽ được gặp Vĩnh Lạc sớm hơn. Tui nhớ thằng bé. Nhưng bỏ Vĩnh Cơ lại tui cũng không nỡ. Giọt nước mắt vừa rơi từ đôi mắt của một người đàn ông mạnh mẽ. Bà Dương Lệ nghe ông nói cũng khóc theo. Vĩnh Cơ nghe cuộc trò chuyện ấy nước mắt cậu cũng bất giác rơi. Cậu vội vàng rời khỏi phòng bệnh chạy đến cuối hành lang. Lúc này đây có một mình cậu mới khóc nức nở như một đứa trẻ bị bỏ rơi. Tại sao? Đó là câu hỏi cậu có thể hỏi trong lúc này. Nhưng mấy ai có thể trả lời được câu hỏi này của cậu cơ chứ? Cậu cứ đứng đó. Rất lâu rất lâu mới quay về phòng bệnh.
Đang loay hoay khuấy sữa cho ba, thì ông Trần Vĩnh lên tiếng: - Vĩnh Cơ này, ba đã suy nghĩ kĩ rồi... Ông bỏ lửng. - Chuyện gì vậy ba? Cậu mang ly sữa đến cho ông rồi ngồi xuống. Nhận lấy ly sữa từ tay cậu. Ông tiếp: - Ba quyết định về Bình Định. Cậu đưa mắt nhìn ba mình hy vọng những lời vừa rồi không phải do ba mình nói. Nhưng hình như đó là sự thật. ba cậu muốn về nhà. Cậu xúc động: - Sao vậy ba? Ở đây có con chăm sóc ba mà. Với lại ba cũng chưa vào thuốc mà? - Ba tin con đã biết chuyện ba không thể vào thuốc. Ba muốn đi về để lỡ có chuyện gì ba còn được nhìn thấy quê hương lần cuối. Ông cố kiềm nén cảm xúc của mình. - Ba nói gì kì quá. Ba sẽ không sao, ba sẽ sống với con rất lâu mà phải không ba. Ông không nói gì, đưa tay vuốt ve mái tóc của cậu. Ông tiếp: - Cho ba toại nguyện một lần được không con? Bệnh viện ngoài đó cũng không thua kém trong này đâu con. Cậu phải làm sao đây? Có nên để ba mình về hay không? Cậu có nên ích kỉ giữ ba lại với cậu không? Bao nhiêu câu hỏi cứ hiện ra trong đầu. Thật sự cậu sợ. Cậu sợ sẽ không còn được gặp ba của mình nữa. Bởi dạo này cậu hay mơ về một giấc mơ đau thương. Một giấc mơ mang lại cho cậu cảm giác của 8 năm về trước. Giấc mơ tang thương, mất mát. - Nha con. Ông nói. - Dạ. Cậu phải chìu ý của ba mình. Bởi cậu biết sự sống đối với ba cậu lúc này rất mong manh, chính vì thế cậu cần làm cho ba mình vui. Chỉ cần ba đươc vui bất cứ chuyện gì cậu cũng làm.
Ngày hôm sau có một chiếc máy bay từ Sài Gòn về Bình Định cất cánh, chở ba người quay trở về mảnh đất yêu thương.
|