Bao Nuôi
|
|
Chương 11: Tivi[EXTRACT] Chương 11: Tivi
Trong vô thức, tìm kiếm về một người, nhung nhớ về một người, Trí Đăng sau chuỗi ngày dằn vặt cùng rối bời, định hướng lại bản thân, công việc.
Vô tình thế nào đã để hình ảnh của người kia chất đầy trong trí nhớ.
Nếu không có Dav, cũng sẽ không có hơn hai trăm triệu ấy, cũng sẽ không thể nào có thể dễ dàng thoát khỏi đống nợ nần bủa vây, vì thế cho nên nghiễm nhiên coi kẻ kia như thần tượng từ khi nào rồi?
Chẳng biết, chỉ là cứ thế mà tự nhiên lên mạng, search những tin tức có liên quan tới cái tên Dav Trần, còn tìm ra vài quyển tạp chí hiếm hoi có hình của Dav, kéo tất cả vào một ngăn nhỏ, giấu gần chỗ ngủ.
Thực ra chính Trí Đăng cũng không biết bản thân làm thế để làm gì, hay những suy nghĩ vẩn vơ trong đầu được gọi là gì.
Chỉ là ánh mắt đó vẫn một mực ám ảnh, đay nghiến, giày xéo, khiến cho tự bản thân muốn thoát khỏi, muốn chứng minh được mình không hèn kém như thế.
Mình cũng xứng đáng lấy một ánh mắt ngang bằng mà đối diện.
Bản chất nhược, không phải bất cứ phương diện nào cũng là nhược. Cậu đặc biệt không muốn chịu người khác coi thường mình.
--------
Quán café.
Trí Đăng bình thường làm việc cực kỳ chăm chỉ và nghiêm túc, đương nhiên một phần lớn là bởi vì tiền thưởng chuyên cần, cũng lại là vì biết ơn Văn Cốc cho ăn ké lại cho ở nhờ, nhiều việc dù không phải của mình cậu vẫn sẵn sàng lăn xả, vì thế thiện cảm của Văn Cốc hay Lê Ngọc dành cho cậu thật sự rất tốt.
Thế mà hôm nay Trí Đăng lại liên tục mắc lỗi, mới chỉ ba mươi phút mà đã làm đổ một ly café, bưng nhầm một suất cơm gà thay cho một đĩa Pizza tôm thịt, thậm chí là như bây giờ,
- Ối!, nước em ơi!
Trí Đăng giật mình nhìn ly nước trà đang rót đã đầy tràn hết ra ngoài, ướt một phần áo của vị khách,
Vị khách kia mặc chiếc áo trắng công sở, vì thế lập tức vết hoe vàng hiện ra rõ mồn một. Trí Đăng vội vã rút mấy tờ khăn giấy, lau tới,
- Em xin lỗi, để em lau!
Cũng may ấm trà này chỉ là nước ấm nếu không thật không biết sao đây, thế nhưng người kia là phụ nữ, lại còn là một cô gái trẻ, bị Trí Đăng lau lên người vừa thẹn vừa tức tối, lùi ra:
- Cậu làm cái trò gì thế hả?! Cậu tính sờ soạng gì tôi hả?
- Quản lý đâu?!
Văn Cốc lập tức chạy ra, nhìn sơ tình hình liền hiểu, ấn rạp đầu Trí Đăng vẫn còn đang ngơ ngác kia xuống:
- Còn không mau xin lỗi!
Trí Đăng gấp rút gập đầu :
- Xin lỗi chị, em thật sự không cố ý!
Người phụ nữ kia đến quán đã quen, nhìn Trí Đăng cũng không lạ lẫm gì, vì thế chau mày chấp nhận hai phiếu giảm giá 50% cũng miễn cưỡng dời đi.
-------
Sau quán,
Trí Đăng cúi gằm mặt, đối với Văn Cốc:
- Em xin lỗi, em sẽ thanh toán hai phiếu giảm giá đó, cùng những đồ ăn hôm nay em làm sai.
Văn Cốc khoanh tay, tính tình anh vốn dĩ không tốt, càng đừng nói đến mềm mỏng với nhân viên, nếu là đứa khác thì nãy giờ ăn cả cái khay phang vào người cũng là lẽ thường.
Thế nhưng Trí Đăng thì khác, gần bốn tháng chưa bao giờ mắt mọc trên đỉnh đầu như hôm nay, liền cau có:
- Nếu mệt thì cút lên trên gác mà nghỉ chứ?
- Cậu định làm tôi tức chết à?
Trí Đăng khác hẳn thường ngày, ngay giữa giờ trưa đông khách mà gật đầu cái rụp, vội vàng cởi chiếc tạp dề đồng phục màu đen vắt lên móc treo:
- Dạ vậy em xin nghỉ một hôm!
- ??!!!!
Văn Cốc nhìn bóng Trí Đăng chạy ù té lên trên lầu, mặt nhăn như cọng thun bị xoắn. Quái lạ.
Trên cầu thang, bước chân dồn.
Dưới quán, tiếng chiếc ti vi màn hình rộng vẫn phát ra từng tiếng đều đều.
Chuyên mục kinh tế.
--------
Trí Đăng vừa lên tới gác xép, liền mở ngay điện thoại ra, wifi ở quán rất mạnh vì thế không mấy chốc cậu đã vào được kênh mình muốn.
Trên màn hình vừa hiện lên, chính là gương mặt của Dav Trần.
Là trực tiếp!
Là truyền hình trực tiếp!
Cậu đã dò đi dò lại, đợi mãi mới tới chương trình này, vì thế hôm nay lòng không được yên, chân bước cũng lập cập, một mực mắt chỉ dán lên màn hình dưới kia chờ tới giờ này,
12h15 phút.
Bốn tháng qua, cậu đã từng xem không biết bao nhiêu lần, cắt rời cả những đoạn video có chứa hình ảnh của Dav, thế nhưng đều là những đợt ghi hình từ lâu lắm.
Hôm nay chính là lần đầu tiên trực tiếp thế này.
Tức là gì?
Tức là, ngay bây giờ, ngay tại thời điểm này, và, ngay tại Hà Nội này, ở một phía tầng cao nào đó, người ấy đang trả lời phỏng vấn.
Cảm giác như đang được sống chung những phút giây cùng với người trong màn hình kia, khác lắm.
Hai người vốn dĩ ở hai thế giới khác xa nhau quá nhiều vì thế, dù ngày tháng lặp lại xoay tròn chỉ trong một thủ đô nhỏ, cũng chẳng bao giờ có một cái cớ mà chạm mặt nhau. Khi cậu đang ngồi ngoài quán canh xe, nhìn từng chiếc ô tô lướt qua đều tự hỏi, người kia đang làm gì nhỉ, liệu có khi nào trong những chiếc ô tô đó, có người kia?
Ánh mắt ấy giờ thế nào? Nếu, giả sử có một ngày gặp lại, người ta có nhớ mặt cậu không?
Không biết, nhưng khi ấy cậu chắc chắn sẽ là một kẻ giỏi hai ngôn ngữ, và, ít nhất cậu vẫn là một thằng sinh viên, chứ không phải là một kẻ bưng bê hay bảo vệ như bây giờ.
--------
Say mê.
Người ta không rõ.
Chỉ nghĩ đơn giản như một thần tượng, một liều thuốc kích thích trong những ngày tủi hổ nhất.
Say mê qua từng trang giấy, từng lời phát biểu, từng hình ảnh tìm kiếm được ở một thứ vô tri gọi là mạng xã hội.
Thế mà cũng thích, thế mà cũng yêu, thế mà tự mình còn chẳng biết!
Trí Đăng mắt dán chặt vào màn hình, đến khi góc quay thẳng trực diện, Dav cười một nụ cười xã giao, khẽ gật đầu, chóp má cậu ửng đỏ lên.
Thật đẹp trai.
Thật sự rất đẹp trai.
Còn có, khí chất nữa.
Một chương trình có ba doanh nhân tham gia đối thoại, bàn về các giải pháp cho xuất khẩu qua đường hàng hải.
Cậu chỉ nhìn thấy có mỗi một người, cũng lại chỉ nghe thấy giọng nói của mỗi một người.
Ba mươi phút ngắn ngủi, chương trình đã hết từ khi nào.
Tim cậu vẫn từng tiếng loạn nhịp, ngẩn người nhìn trân vào cái điện thoại.
----------
Ở một nơi khác,
Vừa ghi hình xong, lên xe, Dav đã lập tức nhấc điện thoại:
- Thằng bé sao rồi?
Vị bác sĩ ở đầu dây bên kia đáp lời:
- Đã không sao rồi, chúng tôi đã đưa trở về biệt thự.
Dav nghe xong câu này mới có thể thả lỏng, nhắm chặt mắt.
Lại như vậy nữa.
Thằng bé không định hướng được trái phải, lao xuống bể bơi, sặc nước, đã vậy lại cắn chặt răng không chịu nhả nước trong miệng, khiến cả biệt thự một phen hú vía.
Khi Dav biết được, cũng chính là đang trên đường đến điểm ghi hình.
Chiến lược Marketing gần đây thường xuyên nhắm tới mấy kênh truyền hình có độ phủ sóng rộng, hơn nữa hai người kia một là Phó Tổng, một là Ceo lớn, không thể không tới.
Vì thế chỉ có thể liên tục kiểm tra tình hình qua camera giám sát cùng điện thoại.
Với lại, anh cũng không muốn đối diện với bệnh tình đó của Jun. Thằng bé rất nhạy cảm với sự xuất hiện của anh,
Chẳng biết nữa,
Yến Bình cô ta đã tiêm nhiễm những gì vào tâm trí thằng bé.
Mỗi lần Jun nhìn anh, đều là trừng mắt không nói một lời. Đôi mắt nâu mở lớn, rất lớn, vô cùng ám ảnh.
Anh bên ngoài này sóng gió bôn ba nhiều, cũng đã không còn là năm hai mươi chín tuổi để có thể bị kẻ khác nắm thóp nữa.
Vậy mà, lại phát run chỉ bởi một đôi mắt nâu to đầy bi thương của chính con trai mình.
Từ bao nhiêu lâu rồi nó không còn biết khóc nữa?
Hai, hay ba, hay là bốn tuổi?
Nếu nói nó là do Yến Bình tự quyết sinh ra, vậy, anh có ý nghĩa gì?
Ngoài trừ dòng máu đang chảy trong người nó đích xác là của anh, anh thật sự cũng không hiểu, rút cuộc anh làm cha như thế nào?
--------
Tối hôm đó, quán Bar.
Triều Vĩ bước vào trong một căn phòng Vip không đánh số phòng, tức là không tiếp khách, vậy mà nhìn thấy bóng người ngồi lặng nhâm nhi rượu mạnh lại chẳng ngạc nhiên.
Nói không quá, một phần ba chuỗi làm ăn ngầm của Ever có sự nhúng tay của N.M, rất nhiều các công ty con lập ra chuyên để rửa tiền.
Triều Vĩ mỉa mai:
- Tôi không nhớ chúng ta thân thiết tới mức có thể thản nhiên đi lại, khui rượu, dùng ly của nhau cơ đấy?
Dav không ngẩng mặt:
- Đến cả cậu cũng muốn chơi tôi?
Triều Vĩ nhún vai, bước tới bên cạnh:
- Chơi cậu?
- Ha?
- Gu của tôi cũng chưa mặn như thế đi?
Dav gương mặt thấm rượu không đỏ, lại có chút tái, gằn giọng:
- Đừng có giả vờ nữa, nói đi, tên nhóc đó muốn bao nhiêu?
Triều Vĩ giằng lấy chai rượu, vì bởi không có ly sẵn liền đưa trực tiếp cả chai lên miệng, tư thế vô cùng phong lưu:
- Sex đến ngất người, sảng khoái rồi lại nói không bao nuôi? Làm mất mặt kẻ này rồi thì ráng mà nhịn đi, Triều Vĩ tôi không tốt tính như vậy đâu.
Dav nhíu mày, một lát liền thở ra:
- Vậy kiếm đứa khác đi. Không cần quá đẹp, ngây thơ như trước được rồi.
Triều Vĩ phì cười:
- Lại còn phải là lần đầu? Hửm?
Dav gật đầu xác nhận, Triều Vĩ càng ra sức mỉa mai:
- Cậu nghĩ trên đời này có bao nhiêu cái lần đầu là thật? Hơn nữa, Ever cũng không phải là đám ăn không ngồi rồi, cả ngày đi tìm trai cho cậu chịch, tốt hơn hết cậu cứ quay về với cái đám mông giả sextoy đó đi.
Dav trừng mắt.
- Cậu?!
Triều Vĩ trong lòng lại thoải mái một trăm lần. Chọc được cho cái tên mặt lạnh trước mặt tức đến chau mặt, quả nhiên vẫn là trò vui vẻ chẳng bao giờ nhàm chán.
-------
Trong đêm tối chỉ có hương rượu nồng đậm, mịt mờ. Chẳng kẻ nào nói thêm một lời, nhưng cũng đã như hiểu rõ.
Dav cực ít khi như thế này, là do những áp lực từ hạng mục đầu tư cao ngất trời gần đây, cộng thêm việc của Jun càng ngày càng bế tắc.
Với địa vị của Dav, chỉ một lời nói kẻ muốn bò lên giường nhiều không đếm nổi, cũng lại chẳng thiếu gì lũ ma cô sẵn sàng dâng lên hàng tá lũ trai xinh, muốn diễn viên liền có diễn viên, muốn người mẫu nổi tiếng cũng chẳng thiếu.
Chỉ có điều hàng nếu không phải qua Ever "kiểm định" điều tra tận gốc gác tường tận, một loạt xét nghiệm bệnh tật dán lên chồng hồ sơ thì đương nhiên để Dav nhìn tới thực sự là không có khả năng.
Vài chai vơi dần, Triều Vĩ cũng cười đủ, mỉa đủ, nhìn bả vai Dav hơi chao đảo, mới thực suy nghĩ một cái.
Mấy cái thứ vô tri vô giác, quả nhiên không thể nào bằng người thật.
====//=======
|
Chương 12: Tết[EXTRACT]Chương 12: Tết
Biệt thự
--------
Ha...
Ha...
Từng tiếng thở dốc vang lên, thứ côn thịt sưng trướng dưới thân như nổ tung, khó chịu đến đỉnh điểm, mồ hôi trên ngực thấm đẫm qua vạt áo sơ mi màu xanh lục, vẽ lên từng mảng ướt át,
Dav thúc hông từng cú nặng nề, đập sâu vào thứ sextoy đắt đỏ kia,
Bờ mông giả cong vểnh, bên trong hút chặt như được vách tràng bao bọc, thậm chí còn có những tiếng thở dốc rên rỉ vang lên như thật.
Như thật, nhưng không phải là thật,
Dù cho thứ đồ giả làm tốt đến thế nào, cũng không thể đem lại được cảm nhận của da thịt tiếp xúc.
Dav chau mày chặt chẽ, càng dồn sức, chiếc bàn nơi đặt bờ mông giả kia nảy lên từng cú.
Không ra được,
Đầu khấc đã sưng tím, vậy nhưng vẫn không thể nào ra được...
Trong đầu như thế nào lại xẹt qua hình ảnh của cái đêm đầu thu hiu gió ấy,
Chiếc quần lót màu xám tầm thường, ngón tay khẽ ve ve rất nhỏ, rất nhỏ,
Là tiếng rên trộn lẫn giữa mùi hoan ái và đau đớn, là đôi mắt đỏ hoe vành muốn khóc lại cật lực nhịn lại,
Sự xấu hổ ngập tràn trải rộng ửng lên từ đôi má, bờ môi,
Là cặp đùi non mìn mịn một lớp lông nhỏ mướt tay gọi mời,
Phụt một tiếng, tinh dịch nơi đầu khấc, bắn tràn...
Ha...Ưm...
Đôi mày nhau chặt của Dav giãn ra dần, cơ thể sảng khoái như có một luồng điện nhẹ kích từ dưới thân, đem toàn bộ từng tế bào mệt mỏi trong cơ thể đều cứ thế trút ra hết một lần,
Dav rút côn thịt ra khỏi thứ đồ vật vô tri, đáy mắt động.
Biết rõ chính mình không phải xuất ra vì độ hút của mấy thứ đồ chơi này, là ra, bởi vì biểu hiện vô cùng khó quên của tên nhóc hôm đó.
Anh một giây này đã thực có phần tự giễu cái tính nghi kị của chính mình.
--------
Đã biết rõ bản thân anh không tiện xuất đầu lộ diện vì những việc tế nhị như thế, mới đánh tiếng với Triều Vĩ một câu " đưa tên nhóc đó đến"
Vậy mà Triều Vĩ nhất định muốn chơi anh, miệng không hé nửa câu, người cũng không thèm dẫn tới lại.
Cạch một tiếng,
Dav hất tay, mấy chiếc mông giả đủ tư thế lập tức rơi xuống,
Hừm,
Cũng chỉ là một tên nhãi ranh. Dav Trần anh làm sao có thể vì một kẻ như thế mà nhiễu động?
Ngoài Jun, kẻ có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của anh, e rằng còn chưa ra đời đâu!
--------
Nơi này,
Triều Vĩ hắt xì một tiếng,
Kẻ đeo kính đứng bên cạnh lập tức rút ra một cái khăn tay đưa đến, khẽ nói:
- Thật sự không cần tóm tên nhóc đó đến sao?
Triều Vĩ cười gian trá:
- Thứ có được dễ dàng ắt sẽ nhanh chán, mỡ treo miệng mèo nhưng lại cứ không cho ăn, mới là thèm chết hắn ta rồi.
Nói xong, lại dặn dò thêm một câu:
- Theo dõi tên nhóc đó, sẽ có ngày cần đến.
Kẻ bên cạnh gật đầu:
- Đại ca cứ yên tâm, từ sau khi rời khỏi khu J vẫn luôn cho người theo dõi sát sao, đảm bảo giữ sạch sẽ.
Triều Vĩ không trả lời.
Dav, con người không thể không có điểm yếu, đúng không?
Điểm yếu của cậu nằm ở đâu? Hửm?
Triều Vĩ thở dài, trên mặt lại vương chút phấn khích.
Haiz, cuối cùng cũng phải để cho Triều Vĩ tôi bận tâm một phen vì tình bạn quá con mẹ nó tri kỷ này đi.
Trong đầu, vài nước đi được tính toán kỹ càng.
--------
Tết đến gần.
Hai mươi bảy tháng chạp, quán xá bắt đầu vắng vẻ hơn ngày thường,
Tán lá rụng xuống thềm, ít bước chân người dẫm, cả nơi quán café này cũng thế, ít khách, ít cả nhân viên.
Văn Cốc tranh thủ mãi mới có ít thời gian tự mình đi chọn một cây đào to cùng hai chậu cúc nhuộm đầy sắc nụ, chiếc xe kéo vừa đỗ trước cửa quán liền nói lớn:
- Đăng! Lại bê giúp anh!
Trí Đăng đặt lại chiếc khay đang lau dở trên bàn, chạy lại đỡ.
Cùng với người lái xe, cả ba gồng sức mới bê được cây đào, đặt gọn vào góc quán, Trí Đăng chẳng cần Văn Cốc phải cầm tay chỉ việc, liền xoay người bê hai chậu cúc phía ngoài theo vào, rồi lại nhanh nhẹn cầm chổi quét sạch lối đi vừa bị rơi đất xuống,
Văn Cốc muốn gật đầu hài lòng, rồi lại lắc đầu.
Cái thằng này!
Quả thật không thương không được.
Nếu là đứa khác , nhờ chúng nó còn khó nữa kìa, mười đứa thì hết chín vênh mặt lên giời nói rằng không phải việc của tôi! Việc của ông ông đi mà làm!
Vậy mà xem xem,
Hai mươi tết đám sinh viên đã một loạt về quê, Đức Thiện cố lắm thì sáng hai mươi ba cũng về ăn ông công ông táo cho kịp, rụng dần đến giờ là hai bảy tết, chỉ còn lại có đúng hai kẻ bắt tay nhau mở quán : Lê Ngọc và Văn Cốc, thêm một Trí Đăng này nữa là ba.
Khách vắng hơn, nhưng mà nhân viên chẳng có, thành ra ba kẻ cũng gọi là bận tối mắt tối mũi, vậy mà Trí Đăng vẫn y như cũ, chẳng một lời than vãn càm ràm.
Thậm chí bữa tối gần chín giờ mới được ăn, vậy mà còn đầy chờ mong hỏi:
- Anh Cốc, hôm bữa anh nói quán làm hết ba mươi là nói thật hay đùa vậy ạ?
Văn Cốc dừng đũa:
- Thật chứ đùa cái gì? Cậu biết tiền thuê chỗ này bao nhiêu một tháng không? Sáu mươi triệu! Tức là mở mắt ra một cái phải có hai triệu đập vào đấy, mấy ngày tết nom thế chứ kiếm được lắm, nhất là ngày hai chín ba mươi, anh còn đang lo không có ai làm đây.
Trí Đăng lập tức xin công:
- Anh, vậy cho em làm hết ba mươi nhé? Tối ba mươi thì em đón xe về quê?
Văn Cốc ừ một tiếng.
Trong lòng không khỏi thắc mắc, gia cảnh nó tệ đến cỡ nào mà phải vì mấy đồng lương mà thậm chí không về sắm tết kia chứ?
---------
Tệ đến thế nào à?
Trí Đăng cũng không nghĩ rằng tệ đến thế nào nữa, bởi vì mấy ngày tết đó lương sẽ được tính theo ngày cao chót vót, làm dăm ngày đẫy đà, lương cầm trong tay gần ba triệu,
Ba triệu cơ đấy!
Đối với một cái tết quê nghèo, số tiền ấy đủ để mẹ cậu tha hồ sắm sửa, cành đào, cân thịt, đĩa giò, bánh trái.
Bốn tháng vừa rồi tiền gửi về đều gom góp trả nợ cả, cậu rất rất muốn mẹ cậu có thêm ít tiền trong tay, dấm dúi mua cái quần cái áo, đốt thêm cho bố cậu thật nhiều vàng mã nữa.
Nói to thì to, nói nhỏ thì nhỏ, dù chỉ là cái chuồng lợn bỏ hoang nhưng chí ít hiện tại cũng là nơi che mưa che nắng, cậu còn muốn sang sửa thêm một tý,
Tuệ Tâm hai tám tết về rồi, mẹ cậu cũng sẽ không quá buồn.
Trí Đăng vừa quét dọn quán, mông lung tự trấn an mình vài lần như thế, cũng an tâm mà dẹp hết tất cả những tâm tư dìm lại.
Nào là ánh mắt buồn buồn khi nhìn người ta sum họp, nào là sự sốt sắng khi chứng kiến dòng người ba lô to nhỏ lắc lư trở về quê, thậm chí là khoảnh khắc tủi hờn khi chợt nhận ra một sinh viên kia đã từng là bạn cùng lớp.
Trách nhiệm trên vai cậu nhiều hơn thế nhiều lắm.
Một cái nhoẻn miệng cười, một đôi tay lễ phép đưa đến menu cho khách hàng, gật đầu mời chọn món.
--------
Năm giờ chiều, ba mươi tết.
Hà Nội lạnh trong làn sương chiều bắt đầu rơi tỏa, người đi vội vã, quán xá im lìm,
Lê Ngọc đã sớm trở về nhà,
Ngoài cửa quán, một tấm bảng tạm nghỉ đến hết mùng bốn vừa treo lên, Văn Cốc đã cất tiếng gọi Trí Đăng trở vào, đếm đủ mười tờ năm trăm ngàn mới cứng, đẩy về phía cậu.
Năm triệu đồng chẵn.
Trí Đăng mở tròn mắt:
- Anh đưa nhầm rồi?!
Văn Cốc chậc lưỡi:
- Thưởng thêm,
- Nhưng...
- Cầm lấy!
Giọng nói rất khủng bố, chằng hề có chút tình cảm nào.
Vậy nhưng Trí Đăng biết, Văn Cốc thực ra tính tình rất tốt, chỉ là cái miệng cứng quá. Liền ngượng ngùng cầm lấy xấp tiền, chêm vào một câu :
- Khi nào lên em mang quà quê cho anh.
Văn Cốc hiếm khi cười lại mắng:
- Cút cút cút, mau không lại lỡ xe.
=======
Thân ảnh dời khỏi cửa.
Còn lại một mình Văn Cốc,
Đặt hết nụ cười cùng sự gượng gạo trên gương mặt ba mươi mấy tuổi ấy xuống.
Là nỗi buồn sâu thẳm.
Hít vào một hơi lạnh, thật lạnh, nhìn xung quanh quán đã vắng hoe, im lìm đến mức một bản nhạc xuân rộn rã ở tận đâu vang lại cũng đều nghe rõ từng tiếng đập.
Con người ta khi đã lỡ sinh ra thuộc cái giới tính này rồi, biết làm sao được?
Đứng giữa ranh giới của sự lựa chọn, công khai sống thật với giới tính của mình, thì mất đi gia đình, và ngược lại.
Năm ấy hai lăm,
Năm ấy yêu một người tha thiết, bất chấp gia đình từ mặt mà cùng nhau bỏ đi, để rồi vài năm sau được kẻ đó tặng cho một đống sừng trên đầu.
Vùng vẫy trong đau đớn, cuối cùng cũng phải chấp nhận một sự thật rằng, chẳng có thứ tình yêu nào bền mãi, người ta có khi sống chết vì nhau thật đấy, nhưng khi đã cạn tình, thậm chí những thứ khốn nạn nhất cũng có thể làm ra cho được.
Văn Cốc đưa từng ngón tay, vuốt sâu vào lọn tóc, nơi ấy, có một vết sẹo.
--------
Thật đáng đời mà,
Ôm chút vốn liếng còn sót lại, trở về Việt Nam này sau ngần ấy năm bôn ba theo đuổi thứ ảo tưởng mịt mờ,
Lại phát hiện ra rằng,
Từ khi nào mà bản thân đã trở thành một kẻ không nhà, không gia đình, thậm chí là không một nơi để đi về.
Ở đâu, hạnh phúc nào cho một thằng Gay đang trở về già?
Tết, đối với nhiều kẻ thật vui,
Tết, đối với nhiều kẻ, thật buồn.
=========//==========
|
Chương 13: Thằng bé[EXTRACT] Chương 13: Thằng bé
Trí Đăng đi bộ tới trạm xe bus, bởi lẽ cũng không quá xa và chiếc xe đạp cũng đã gửi lại quán.
Trên vai, chiếc ba lô nhẹ tênh, bên hông có một chai Coca Văn Cốc lấy trên quầy ấn vào, cậu cũng xác định chỉ về nhà vỏn vẹn năm ngày, chiều mồng bốn sẽ lên lại ngay, thế nên cũng chẳng mang theo nhiều quần áo.
Thời gian đối với cậu bây giờ rất quý, càng chăm chỉ kiếm tiền lại càng rút ngắn được thời gian trả nợ, sớm ngày được trở lại trường.
Nghĩ về vẻ mặt khi thưởng thêm cho nhân viên của Văn Cốc, cậu còn cười một cái lớn.
Cậu nhất định sẽ bảo mẹ làm món giò thủ ngon bậc nhất, cộng thêm mua thêm vài khuôn bánh đậu xanh thật to làm quà mang lên.
Sẽ như thế nào nhỉ?
Đức Thiện thì khỏi nói rồi, miệng năm miệng mười sẽ nhồm nhoàm hết cả vỏ. Lê Ngọc chắc chắn là tấm tắc khen ngon, còn Văn Cốc sẽ vừa lườm vừa nguýt, nhưng cuối cùng vẫn hết sạch,
Người gì đâu, tốt mà miệng ác quá, nhân viên khối đứa mới trải đời bị mắng đến khóc. Cũng phải thôi, nghe nói quán này là tâm huyết bao nhiêu lâu của Văn Cốc, từ pha chế, đứng bếp, dọn quầy kệ, Văn Cốc đều làm trơn tru hết, quản lý đâu ra đấy.
--------
Trí Đăng còn đang nghĩ về đủ thứ, tiếng còi xe máy dưới lòng đường bỗng vang lên một chuỗi,
- Tuýt tuýt!!!!
Trí Đăng giật mình ngoảnh sang, thấy một chiếc xe xẹt ngang qua đường.
Có hề lạ gì?
Đường vắng vài kẻ thanh niên muốn tỏ ra ngầu liền phi thân như bay, bấm còi ầm ĩ. Nhưng hình như không phải?!
Trí Đăng vì cận mà hơi nheo mắt theo phản xạ: bên đường kia có một cậu bé chừng năm, sáu tuổi.
Trí Đăng nhìn xung quanh cậu bé, không có ai?!
Vù!
Lại thêm vài chiếc xe phóng qua, thằng bé bỗng nhiên vụt chạy!
Trí Đăng chết sững, hét lên :
- Kìa!!!!
Trí Đăng không kịp cả nghĩ, lao người qua bên kia đường, ôm giật cậu bé trở lại vỉa hè, lớn giọng:
- Trời ơi! Em có sao không?!
Thằng bé bị ôm, không giãy giụa, không kêu lên, chỉ trừng mắt nhìn Trí Đăng.
Trí Đăng còn đang hết hồn, thở gấp, xe dưới lòng đường dù thưa thớt những vẫn đi lại đều, tại sao thằng bé lại không biết nguy hiểm mà chạy ra kia chứ?
Trí Đăng nhìn cậu bé không hề hấn gì, thở hắt ra,
Cũng còn may.
Á?!!!
Cậu bé tự dưng cắn một phát thật mạnh vào tay Trí Đăng, Trí Đăng đau đến sửng sốt:
- Ái? Em làm gì thế?
- Nhả ra...
- A?!!!
Thằng bé không những không nhả, mà còn nghiến mạnh hơn.
Máu trên tay Trí Đăng bật rớm.
Trời ạ, Trí Đăng dùng sức muốn gỡ ra lại không biết phải làm sao nữa, thằng bé cứ thế trừng mắt lên, Trí Đăng có chút dở khóc dở cười, nhìn nó:
- Em à, vừa nãy là anh muốn giúp em đó, em xem, dưới kia có nhiều xe, nếu em chạy xuống rất dễ bị tông phải.
Đáy mắt thằng bé dịu xuống một chút.
Nó không bị đánh, không bị tát, không bị cạy hàm hay bóp cằm để ép mở miệng.
Nó xác nhận người tốt người xấu, có lẽ là bằng cách này.
Trí Đăng cố gắng khuyên:
- Nhả tay anh ra được không?
Thằng bé không nói, ánh mắt cụp xuống lại nhìn vào lon nước ngọt dắt bên balo.
Trí Đăng theo hướng mắt thằng bé liền hiểu:
- Em nhả tay anh ra, anh liền cho em chai nước này, nhé?
Nó nhìn vài giây, rồi thực sự nhả ra.
Trí Đăng nhịn đau, rút chai nước ra, đưa cho nó.
Thằng bé giằng lấy, Trí Đăng định bụng quay về phía trạm chờ, xe bus sắp tới rồi cậu đương nhiên cũng không muốn bỏ lỡ,
Thế nhưng thằng bé không vặn mở, mà lại cắn mạnh lên nắp chai, không được, rồi lại cắn thêm một cái, trừng mắt nhìn về phía cậu, răng nó chảy máu.
Trí Đăng trân mắt,
Thằng bé này... không biết vặn nắp chai?
Cậu lại một lần cúi xuống, vặn nắp chai cho nó.
Đến lúc này rồi mới thực sự nhìn kỹ.
Thằng bé đi chân đất, quần áo dính bụi, và thứ khiến Trí Đăng bị sốc chính là trên người nó, nơi nào cũng đầy vết thương lớn nhỏ.
Thậm chí một vết to ở trên bắp chân vẫn còn đang chảy máu!
Này...
Là sao?
Thằng bé bị bạo hành?
Bị cha mẹ đánh?
Trí Đăng nghe thảng thốt trong lồng ngực, nghĩ tới vài viễn cảnh, rùng mình một cái, nhìn thằng bé tu ừng ực chai coca, gợn hỏi:
- Em tên gì?
- ( Trừng mắt)
- Em... không nói được ?
- ( Trừng mắt)
- Em có bố mẹ không?
- ( Trừng mắt)
Hoàn toàn không có một tiếng đáp lại.
Như vậy là thằng bé bị câm.
Trí Đăng xót xa, một thằng bé bị câm, bị bạo hành, chân đất áo mỏng, lạc lõng giữa phố phường Hà Nội chiều ba mươi tết...
Tầm này, người ta có nhà,
Tầm này, một đứa trẻ như thế lại bẩn thỉu lem luốc cả người trạt vết thương lang thang dưới mùa đông lạnh.
Cậu nhìn nó.
Cơn gió thổi qua, nó run lên bần bật. Tay vẫn nắm chặt chai coca đã cạn, ánh mắt trông mong nhìn về phía chiếc balo của cậu.
Két.
Tiếng đỗ lại của chiếc xe bus, vài giọng nói ồn ào phía bên kia đường vang lên,
Nếu không lên chuyến xe này, cậu chắc chắn không thể về quê kịp giao thừa.
Trí Đăng dời bước chân đi, nhưng mà...
Ba mươi tết, một cậu bé nhỏ, biết làm sao bây giờ?
- Em... em không có cha mẹ sao? Có nhớ nhà ở đâu không? Có ai thân thiết không?
Thằng bé không nói, không gọi, không van ơn,
Chỉ có đôi mắt nâu to trừng về phía cậu.
Chỉ có thế thôi.
Vậy mà, Trí Đăng bất giác siết chặt nắm tay, bế gọn nó:
- Thế đi với anh nhé?
Nó không nói gì, trên tay kia của cậu, nó cắn thêm một miếng nữa.
Rất nhẹ, không mấy đau.
----------
Trên xe, nó đói, nó rét, nó mệt rồi.
Vì thế Trí Đăng bọc nó trong chiếc áo khoác của mình, lôi một đôi tất dài bọc lại chân cho nó, còn dày mặt mà xin mua lại vài hộp sữa của một chị ghế sau mang theo, chị này buồn cười, dúi cả vào tay cậu thêm một túi bánh nhỏ:
- Mấy cái ông bố trẻ này, mang con theo mà còn không biết đường mang đồ ăn, đây, cho thằng bé.
Trí Đăng cảm thấy chỗ nào cũng không đúng,
Chỉ là dường như cậu bé kia sắp cạp tay mình thêm một miếng, vội vã cảm ơn, đưa sữa cho nó hút, bóc bánh cho nó ăn.
---------
Nó ngủ rồi.
Nó nằm trong lòng cậu, ngủ rồi.
Trong mơ, nó thấy thế này, có một người bị nó cắn rất đau, vậy mà còn cho nó nước ngọt.
Nó thèm thứ nước này lắm, nó biết cái này gọi là nước ngọt.
Nhưng tất cả mọi người xung quanh nó đều nói nó có bệnh, uống nước ngọt không tốt.
Nó thèm sữa cam hút rột rột như thế, trên ti vi có, nhưng mọi người xung quanh nó cũng nói, sữa đó không vệ sinh.
Nó luôn phải uống thứ sữa pha thuốc nhàn nhạt và pha thêm thuốc.
Nó luôn phải ăn theo đúng khẩu phần tính cân bằng từng cái gì đó calo.
Lạnh lắm. Đắng lắm.
Nó không muốn như thế. Nó muốn ấm như thế này, nó muốn ăn no như thế này,
-------
Trí Đăng làm sao hiểu được mấy cái tâm tư trẻ con ấy, lại vốn là một đứa trẻ bị tự kỷ nặng, chỉ là không đành lòng, nếu cậu vứt nó lại nơi góc đường vắng lặng kia, để nó men theo từng thùng rác ven đường kiếm một miếng ăn, thỉnh thoảng lại bị người khác đánh mà chẳng rõ lý do.
Nghĩ như thế lại không chịu được.
Không chịu được để rồi đem nó theo.
Trí Đăng vuốt vuốt tóc nó, thực ra cũng không sao, qua tết rồi đưa nó đến đồn công an, nhờ tìm lấy một trại mồ côi.
-------
Chiếc xe bus dời trạm một lúc xa,
Ai biết đâu phía sau có thêm vài chiếc xe máy bâng quơ cùng một hành trình này.
Cho đến tận điểm tới cuối cùng mới vòng ngược lại.
" Đại ca, tên đó vậy mà thực sự đem Jun đi"
Đôi chân dài buông thoải,
Triều Vĩ này nếu đã tính, cá, không thể không lọt lưới.
Lý do ư?
Một kẻ lên giường được một lần, sẽ dễ dàng có thêm lần thứ hai, thứ ba.
Một kẻ đã từng nhận trong tay mười ngàn đô đổi lấy thân xác, không thể đơn giản mà bỏ qua cơ hội như thế lần thứ hai, thứ ba,
Nhưng Trí Đăng cậu lại không tìm tới Ever một lần nào nữa, cũng không hề cố gắng để tiếp cận ôm lấy chân Dav.
Chấp nhận để cả gia đình chui trong một chuồng lợn hoang phế, chấp nhận bưng bê phục vụ nơi quán café đó suốt ngày đêm, kiếm từng đồng tiền lẻ.
Một kẻ như thế sẽ dễ dàng bỏ mặc thằng bé rách nát giữa tối ba mươi?
Triều Vĩ cười.
Trí Đăng,
Cơ hội hôm nay tôi cho cậu. Cậu đã tự mình đoạt lấy được rồi.
Ôm bảo bối của tên bạn già đó trong tay, còn lo hắn dám nói một lời không bao nuôi cậu?
Triều Vĩ nghĩ đến vẻ mặt ngớ ngẩn của Dav, cười bật lên thành tiếng.
Trong cái thế giới này, mơ ước vọng tưởng xa xôi gì, chỉ là một kẻ có thể lẳng lặng bên mình, đi suốt cuộc đời dài đầy cô độc.
-------
Biệt thự xao động, đèn bật sáng choang không phải vì Tết, mà vì như cùng với lửa giận ngút trời của Dav Trần.
Tết bận rộn,
Người làm ai nấy đều muốn trở về quê hương, vốn đã chẳng còn mấy người trông nom quan tâm tới nó, trong lúc vắng người, Jun thế nào lại biến mất!
Dav gằn giọng:
- Mở tất cả các camera giám sát lên!
- Nhanh chóng!
=========//========
|
Chương 14: Thằng bé - 2[EXTRACT] Chương 14: Thằng bé - 2
Điện thoại đổ chuông liên tục.
Triều Vĩ gõ vài cái lên mặt bàn.
Báo cảnh sát?
Để cho báo chí được một phen rầm rộ ư?
Không không không,
Phải biết rằng người làm kinh doanh vướng phải dù chỉ là một tin tặc cũng khiến cho cổ phiếu chao đảo điên loạn.
Đừng nói đến con trai duy nhất của tổng giám đốc N.M chưa từng lộ mặt mất tích là một chuyện nghiêm trọng cỡ nào.
Thân phận và toàn bộ hình chụp của Jun đều bị cấm phát tán, phần lớn để bảo vệ thằng bé khỏi những tin đồn từ nhỏ, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như căn bệnh vốn có của nó.
Và đương nhiên, Ever sẽ là lựa chọn đầu tiên cho việc này.
Đến cuộc điện thoại thứ ba, Triều Vĩ mới lười biếng nhấc máy:
- Alo?
Y như rằng, giọng nói bên kia gần như nổ lên:
- Thằng bé mất tích rồi! Mau, huy động người của Ever, bằng mọi cách tìm nó về cho tôi!
------
Khi Tuệ Tâm ra bến xe đón Trí Đăng, bị dọa không ít, lắp bắp mãi mới hỏi được thằng bé này là ai.
Thằng bé rúc trong lòng Trí Đăng mà ngủ,
Từ năm hai tuổi, một ngày hai ngày, một tháng hai tháng, một rồi ba năm, bốn năm, nó chưa từng được ai ôm ngủ như vậy.
Hơi ấm của thân thể là một điều rất tuyệt diệu, không phải là của máy sưởi, của điều hòa hai chiều gắn trên tường nhà nó, có lẽ vì thế mà nó ngủ say, rất say.
Trí Đăng ra dấu suỵt trên môi:
- Về nhà rồi nói.
Tuệ Tâm tuy có khó hiểu, nhưng vẫn gật đầu chở cả hai người về.
Trí Đăng ôm thằng bé trong tay, ngồi sau xe nói khẽ:
- Thằng bé mồ côi chị ạ, không cha mẹ gì hết, lúc hôm nay đón xe thấy nó suýt nữa thì bị xe tông, em tội quá đưa nó về đây vài ngày, qua tết lên Hà Nội em đưa nó đến đồn Công an sau.
Thấy Tuệ Tâm ậm ừ muốn nói lại thôi, Trí Đăng nói thêm:
- Chứ ba mươi tết, để nó ở đó khổ quá, chị, lát chị vào nói trước với mẹ nhé, không mẹ lại lo.
------
Đồng không mông quạnh.
Cô liêu giữa đêm, lạnh giá.
Nếu không nhờ Tuệ Tâm giăng thêm vài chiếc đèn chiếu trên lối đi, sẽ chẳng ai có thể nghĩ rằng giữa vạt đồng kia lại có một mái nhà.
Cách giao thừa chỉ còn hai tiếng, Trí Đăng thực sự cũng về tới, xe vừa đỗ, nhìn thấy bà Xoan liền muốn đỏ hoe vành mắt.
- Mẹ! Mẹ ơi!
- Đăng! Về rồi hả con!
Bà Xoan lật đật chạy tới, lại ngưng lại, nhìn vào đứa trẻ vừa mới bị gọi tỉnh trong lòng Trí Đăng.
Tuệ Tâm vội vã giải thích vài ba câu, Trí Đăng cũng nài nỉ:
- Mẹ, để thằng bé ở đây vài ngày tết, thêm bát thêm đũa thôi mà.
- Đúng vậy mẹ xem, sắp giao thừa rồi.
Bà Xoan ừ đại một tiếng, người nhà quê quan trọng nhất chính là mấy thời khắc này, không lẽ lại chỉ vì một đứa nhỏ mà làm mất đi không khí, hơn nữa mẹ thương con, xa cách bao nhiêu ngày tháng, nhìn thấy Trí Đăng đen một chút, xót xa lắm.
- Thôi thôi được rồi, cứ vào nhà đã.
-------
Bà Xoan tất bật dọn mâm cúng, Tuệ Tâm cũng phụ vài ba thứ, trong một góc giường được ngăn ra bằng một tấm rèm lớn, nó tỉnh, nhưng nó không chịu dời khỏi người Trí Đăng, hai bàn tay vẫn còn lem luốc cứ bám chặt lấy cậu như một chú kangaro con.
Trí Đăng muốn đứng dậy cũng không được, cố gắng dỗ nó:
- Ngoan, bỏ tay nhé, để anh lấy ít nước lau người cho em.
- ( Nắm tay càng chặt hơn, ánh mắt hướng ra phía ngoài)
Trí Đăng cảm giác được là nó sợ mẹ và Tuệ Tâm.
Liền xoa đầu nó:
- Đó là mẹ của anh, và chị của anh. Hai người rất tốt.
- ( Không bỏ)
Nom cũng không còn quá một tiếng nữa là giao thừa, Trí Đăng bất đắc dĩ cuối cùng phải nhờ Tuệ Tâm mang vào một thau nước ấm.
Tuệ Tâm vừa vén cái rèm lên, nó đã trừng mắt. Tuệ Tâm không để ý , vừa đặt thau nước xuống thằng bé liền nhào người tới,
Trí Đăng lập tức ôm nó lại:
- Đừng cắn.
Phập một cái.
Thay vì tay Tuệ Tâm thì nó lại cắn thêm một cái vào cánh tay Trí Đăng.
Trời ạ.
Tuệ Tâm ngớ cả người, chẳng hiểu chuyện gì.
Trí Đăng nhíu mày thành một khe nhỏ, vậy mà vẫn không nửa lời trách mắng nó, chỉ tay về phía thau nước ấm:
- Em thấy không? chị Tuệ Tâm là người tốt, còn mang nước vào để lau người cho em đấy.
Nói rồi, Trí Đăng mặc kệ việc thằng bé vẫn cắn chặt tay mình không nhả, dùng bàn tay còn lại vạch ra vết thương trên chân nó:
- Đây nhé, đây là vết đau, phải lau cho sạch mới không bị đau nữa, lau xong chúng ta sẽ cùng đón giao thừa, được không?
Câu nói vừa dứt, bà Xoan cũng đã bước vào:
- Sao thế?
Vậy là cái miệng xinh xinh trên tay Trí Đăng vừa mới hơi nhả ra, lại day mạnh thêm một đường.
?!!!
Trí Đăng đau chết đi được, vẫn phải cố nặn ra nụ cười, xua tay:
- Con không sao.
-------
Sau khi tận mắt chứng kiến những vết thương trải đầy trên người nó,
Biểu tình của bà Xoan lẫn Tuệ Tâm đã thay đổi một trăm tám mươi độ. Một đứa nhỏ mà sẹo lớn sẹo nhỏ, vết thương cào cấu, biểu tình vừa sợ hãi lại vừa kháng nghị cự tuyệt.
Hỏi, lòng ai chịu cho nổi?
Nhất là bà Xoan, sinh con nuôi con rồi mới thấu, cha mẹ nào lại nỡ bỏ con như thế?, thằng bé bị như thế này, chắc chắn là chịu khổ không hề ít,
Tết đến làm việc phúc đức, cho nó vài ngày ấm no có tiếc gì? vậy là mục tiêu chú ý được dời từ việc làm của Trí Đăng, chuyển sang người nó,
Tuệ Tâm nhanh tay nhanh mắt, gấp rút nhanh chóng cắt phăng ngay cái quần dài của Trí Đăng, còn mang theo cái áo cổ lọ màu kem ra để mặc tạm cho nó, Bà Xoan thì đứng xa xa một đoạn, hỏi:
- Con thích ăn gì?
- Có mứt ngon lắm này?
Nó không trả lời, nó vẫn như thế, dính chặt vào người Trí Đăng.
Nó chưa cắn hai người kia, nó không biết người ta tốt hay là xấu, người tát nó, đánh trả nó là xấu, người quát nạt nó là xấu, người khóc cũng là xấu, chỉ có người khi bị nó đánh, cắn mà vẫn xoa đầu nó, ôm nó mới là tốt.
Trong tâm trí hỗn loạn và phủ một màu u ám, nó không biết một cách nào khác cả. Lý do nó đi theo Trí Đăng, không điên cuồng giãy dụa, cũng chính bởi như thế, từ trước tới nay, nó chưa từng tìm thấy một ai như thế cả, một ai mà ôm nó, một ai mà không trừng mắt lên với nó khi bị nó đánh cào cắn.
--------
Giao thừa.
Nước ao lạnh, loang loáng vài vệt đèn soi chiếu lên mâm cúng đặt giữa khoảnh sân nhỏ hẹp.
Trong nhà, ba người chắp tay vái, thắp nén nhang lên bàn thờ, mắt ai cũng rớm đỏ.
Giao thừa này là giao thừa đầu tiên thiếu đi người cha yêu dấu. Bình thường nhung nhớ gạt đi, giờ phút này khi tâm linh đều hòa quyện trong mùi nhang hương khói, ai cũng không khỏi chìm lòng.
" Ông về ăn tết với mẹ con tôi nhé"
Vài lời đơn giản bật ra, bà Xoan thật sự không kìm được, lặng lẽ chảy ra hai hàng nước mắt.
Năm xưa kia dù bố cậu vẫn còn mang bệnh nặng, nhưng ít nhất cũng có thể ngồi cùng một chén nước trà. Bây giờ thì không còn nữa.
Thằng bé ngồi trên một góc ghế, nó đã ngủ say suốt dọc đường, vì thế hiện tại không buồn ngủ nữa, giương đôi mắt nghi hoặc nhìn khắp xung quanh.
Nó không bị câm.
Thậm chí còn thừa hưởng trí tuệ của cha mẹ ruột nó, cực kỳ thông minh, chỉ là bởi căn bệnh kia khiến nó thất thường và không hề biết xử lý những tình huống cũng như phản xạ với những việc xung quanh.
Còn lại, nó biết hết, hiểu hết.
Chạm phải ánh mắt buồn rượi của Trí Đăng, nó rất muốn mở miệng hỏi.
Nhưng cuối cùng nó vẫn là không nói.
Nó giật giật góc áo của Trí Đăng, chau chau mày.
Trí Đăng quay lại nhìn nó, nhìn cái chau mày kia suýt nữa thì giật mình.
Thằng bé, sao vừa rồi lại nhìn giống người kia quá?!
--------
Nhà còn đại tang, hoa đào không được trưng. Chỉ trưng trong ngoài vài chậu cúc đủ màu, đặc biệt phải kiêng ít nhất hết ngày mùng một tết mới được ra khỏi nhà.
Dù rằng nơi này vắng tanh, đồng không thế này cũng chẳng có hàng xóm gì, nhưng kể cả như thế vẫn phải kiêng, lỡ may có gặp người nào đó lại khiến họ nghi kỵ, Bà Xoan và Tuệ Tâm không đi chùa hái lộc đầu năm, Trí Đăng cũng không hề tụ tập cùng bạn bè đi chúc tết từng nhà như những năm trước nữa, thành ra giao thừa cho tới sáng trôi qua chỉ là vài lời chúc của ba người trong nhà tự dành cho nhau, so với ngày thường cũng không quá khác lạ.
Nhưng thằng bé không vì thế mà buồn,
Bởi vì ngay sớm mồng một đây, nó phát hiện ra có một nhúm lông màu xám kêu meo meo nơi góc bếp, cọ dưới chân bà Xoan đòi ăn.
Là một con mèo nhỏ màu xám loang, cực đỗi thông thường, bà Xoan nuôi để bắt chuột thôi, tên là Bông.
Vậy mà khiến nó kích động đến chạy lại.
Bịch.
Nó bị ngã.
Trí Đăng vội vàng chạy lại đỡ:
- Sao em lại chạy?
Nó gạt ra, đứng dậy, chạy tiếp.
Trí Đăng thấy nó có vẻ không bình thường.
Trẻ con vui thì sẽ chạy, nhưng đây giống như là khi vừa đứng lên nó liền bật chân theo phản xạ vậy, không hề đi giống những đứa trẻ anh thường thấy.
Trí Đăng chộp lại tay nó:
- Đi từ từ thôi.
Lời nói như thế, nó nghe phải một tỷ lần hơn rồi.
Nhưng là bảo mẫu sẽ chỉ nói, bảo vệ sẽ chắn nó bên nọ bên kia, nhằm mong nó sẽ không bị nguy hiểm. Chẳng ai thật sự cầm tay nó cả.
Nếu động vào, làm nó bị thương sẽ có thể bị đuổi việc.
Nếu nó tự ngã, sẽ chẳng ai trách mắng.
Vì thế, họ cứ để nó như vậy.
Đôi bàn tay nhỏ quờ lên, chạm phải vài ngón tay to to.
Trí Đăng từ khi nào nắm lấy tay nó, dắt từng bước, chân nó bị chững, vùng vẫy xiêu vẹo,Trí Đăng cười:
- Chậm, từng bước, từng bước.
- Đúng rồi, như thế.
Nó sốt sắng muốn tiến tới chỗ mèo con, Trí Đăng nhìn cụm lông béo tròn đang meo meo kia, hiểu ngay, khi gần tới cửa bếp liền rẽ vòng lại:
- Đi thêm một vòng nữa nhé? Rồi anh sẽ lấy mèo con cho chơi?
Nó mất mát khịt khịt mấy hơi lạnh, nhưng tay Trí Đăng ấm quá, nó nghĩ nghĩ rồi gật đầu.
Trí Đăng khen ngợi:
- Giỏi quá,
Tuệ Tâm dọn bàn ăn sáng xong, nhìn cái cảnh này cảm thán, có lẽ thằng bé trước giờ chạy trốn nhiều quá, nên bị cuồng chân? Đến nỗi mà không biết đi.
Đến bữa sáng đầu tiên của năm mới.
Nó được mừng tuổi.
Nó ngồi sát dính bên cạnh Trí Đăng, trong lòng ôm mèo con, nhìn tờ tiền hai mươi ngàn màu xanh của bà Xoan đưa cho,
Lắc đầu.
Trí Đăng đưa tay ra cầm hộ nó:
- Cái này phải nhận, cái này là để tuổi mới sẽ được khỏe mạnh vui vẻ này.
Nó vuốt vuốt mấy sợi lông của con Bông.
Tuệ Tâm cũng mừng tuổi cho nó, rồi hỏi Trí Đăng:
- Thằng bé tên là gì?
Trí Đăng lúc này mới sực nhớ, lắc đầu ra vẻ mình không biết.
Để nó không buồn, Trí Đăng cười:
- Vậy anh cũng mừng tuổi cho em nhé, mừng tuổi cho em một cái tên, được không?
Nó trừng mắt lên, lắc đầu, trong cổ họng thoát ra một chữ:
- Jun.
Trí Đăng và cả Tuệ Tâm đều bất ngờ không thôi.
Thì ra thằng bé không bị câm!, còn gặng hỏi nó thêm vài câu nữa, nhưng nó nhất quyết không mở miệng thêm.
Giun thì giun.
Nhưng đặt tên như thế có hơi phần buồn cho thằng nhỏ, vì thế Trí Đăng vẫn kiên quyết qua vài ngày rồi sẽ đặt cho nó một cái tên mới.
Nó không biểu tình gì.
Cái tên với nó không có ý nghĩa lắm, mèo Bông muốn chạy ra khỏi lòng nó rồi, tìm ăn, nó giữ không được, một người một mèo kéo ra kéo vào mãi, nó sốt ruột nhìn lên:
- Giữ cho Jun.
Nghĩ ra thì lâu lắm lắm rồi nó mới lại nhờ ai một việc gì đó, đã vậy còn không được giúp.
Trí Đăng tươi cười, trực tiếp đặt Bông xuống cái bát đã để chút đồ ăn, mặc cho vẻ mặt cực kỳ khủng bố nhăn chặt lại của nó, thương lượng:
- Em ăn hết một bát cơm này, anh sẽ để cho em chơi với Bông. Nhé?
=========//=========
|
Chương 15. Thằng bé -3[EXTRACT]Chương 15. Thằng bé -3
Đầu giờ chiều, mồng một. Nơi này không có wifi, Trí Đăng lại tiết kiệm tiền nên không đăng ký 3G, vì thế quyết định học chay, mở ba lô xếp lại ít sách vở gọn vào một góc giường, lấy thêm cây bút chuẩn bị luyện chữ. Tiếng Anh của cậu khá lên thấy rõ nhờ được giao tiếp thường xuyên với người nước ngoài tới quán, nhưng Tiếng Nhật mới chỉ học được hai ba tháng, chưa đâu vào đâu. “ Nhà” vốn là cái chuồng heo bỏ, vì thế không gian cực kỳ nhỏ, trong cả gian nhà chỉ kê đủ một chiếc bàn bằng inox cùng với sáu cái ghế nhựa vuông, còn lại là một cái giường kê bên góc. Ngoài ra hầu như không còn đồ đạc gì, Trí Đăng nhìn thằng bé nằm bên cạnh, xoay mặt về phía Bông cũng đang gừ gừ ngủ say, cười nhẹ một tiếng, đặt quyển tạp chí trên đùi, đè giấy lên bắt đầu luyện viết chữ. Khi còn sống, bố cậu vài lần đều nói, thật ra việc tốt trên đời này, cúng bái nhiều chùa chiền nhiều, thiện đức nhiều. Chi bằng giúp ngay cái người bên cạnh, giúp ngay cái người ta gặp phải ấy. Xa xôi gì đâu. Cậu lúc ấy chưa hiểu lắm, đến khi mất cha thật rồi mới thấm từng lời, từng chữ, miệng thiện, góp công đức vài trăm triệu, nhìn thấy đứa ăn xin lại gần lại chỉ muốn đuổi ra ngay, sợ làm dơ chiếc áo đẹp. Thế thì thiện ở đâu? Phúc nào góp cho đủ? Trí Đăng nhìn cậu bé nhỏ, trong lòng thêm một lần xót xa. Cuộc đời cậu dù cũng chẳng được gọi là quá tốt đẹp gì, thậm chí mất nhà, nghỉ học, thế nhưng ít nhất vẫn còn một nơi để trú chân, một nơi để mong đợi, còn mẹ còn chị. Còn nó, mới chỉ có vài tuổi đầu. --------- Hai rưỡi chiều, Thằng bé trong cơn say ngủ, đột ngột bật thẳng dậy, đập cả người vào cánh tay Trí Đăng, chiếc bút văng sang một bên. !!! Trí Đăng nhìn sang, sắc mặt nó trắng bệch muốn vùng dậy. Cậu chỉ kịp ôm nó lại. - Em sao thế?! Nó giãy vài lần, đôi mắt trừng lên nhìn thấy gương mặt cậu, từ từ dịu lại. Rồi nó thấy. Quyển tạp chí ngay đó, hình ảnh của Dav ngay đó, Nó sững người, nó trân mắt lên nhìn cậu, rồi lại nhìn vào ảnh kia, Nó bỗng nhiên lặng thinh, rúc chặt vào lòng Trí Đăng, đè lên vài trang giấy viết dở, đè cả lên quyển tạp chí. Trí Đăng rõ ràng còn thấy được tim nó đập rất mạnh, hơi thở cũng rất vội vã, mèo Bông bị hét tỉnh liền chạy bay khỏi giường, chỉ còn lại những cái vỗ nhè nhẹ trên lưng thằng bé. Kia là cha nó. Kia rõ ràng là cha nó. Nó sợ, nó chán, nó hỗn độn. Ăn, uống, ngủ, nghỉ, chơi. Tất cả những thứ hồn nhiên nhất của một đứa trẻ, nó không được hưởng. Giờ ăn của nó kéo dài bốn mươi lăm phút một bữa. Họ đặt trước mặt nó những thứ mà họ nói rằng nó là tốt, bất kể nó có thích ăn hay không, bất kể nó có hất đổ đi bao nhiêu lần, tự mình làm bỏng làm sặc mình bao nhiêu lần. Ngủ trưa hai tiếng. Đúng hai giờ ba mươi phút chiều, nó phải dậy để gặp bác sĩ trị liệu. Họ gọi nó dậy, ép nó dậy. Dù nó có muốn ngủ thêm, hay là muốn nghịch ngợm mà chơi suốt trưa, đều không thể được. Nó không có sự lựa chọn. Lịch trình trong ngày của nó rập khuôn mỗi một ngày đều như nhau, một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày như nhau. Thật đáng hãi hùng. Đầu óc nó càng ngày càng trở nên tối tăm, càng ngày càng không thể xác định được phương hướng. Người duy nhất có thể ra lệnh cho những bảo mẫu và bác sĩ luôn vây xung quanh nó, là cha nó. Nhưng cha nó chẳng bao giờ đưa tay đón lấy nó cả. Mỗi một lần nhìn thấy, nó hi vọng biết bao nhiêu người đó sẽ ôm lấy nó, sẽ đuổi tất cả những kẻ làm nó sợ nó đau đi khỏi. Nhưng không có, Ngày tháng càng dài, nó càng phát hiện ra rằng người cha đó sẽ vĩnh viễn không bao giờ hiểu được mơ ước của nó cả. Sống, như một cỗ máy. Nó lao xuống bể bơi, nó dẫm đứt chân mình, máu chảy rất nhiều. Nhưng người cha đó vẫn đi làm, vẫn đi họp, vẫn không tới thăm nó. Nó khóc lên rồi. Trong lồng ngực của một kẻ gầy gò xa lạ, chỉ vừa mới gặp chưa quá một ngày, thế mà nó khóc nấc lên rồi. Trưa nay người này còn hỏi nó muốn ăn gì, gỡ gà cho nó, còn ăn giúp nó một miếng da mà nó không thích ăn. Như thế mà, bao nhiêu ngày tháng qua, chẳng ai hỏi nó muốn ăn gì. Nó khóc, khóc mãi, nấc lên những tiếng rất to. Trí Đăng một mực ôm nó, còn bồi cho nó khóc thêm lên nữa, trút hết đi tất cả những sự ấm ức đè nén của một đứa trẻ chỉ vừa lên sáu. Bà Xoan lẫn Tuệ Tâm nghe được đều bước vào, lại cũng chẳng ai nỡ trách nó nửa lời. --------- Mùng hai, trời vẫn còn giá lạnh, bà Xoan cùng Tuệ Tâm đi chùa, Trí Đăng vì sợ nó buồn nên ở nhà cùng với nó, tập cho nó bước đi chậm, còn tập cho nó cầm bút viết đúng cách. Nó nói chuyện với cậu năm câu, bữa cơm nào cũng đều là cho nó tự chọn thứ nó thích, chỉ có điều nước ngọt không thể uống quá nhiều.
Mùng ba, bà Xoan cùng Tuệ Tâm đi chúc tết vài người họ hàng bên ngoại tận làng bên, Trí Đăng nhận việc trông nhà nấu cơm, muốn hái ít rau cỏ liền dắt nó ra ruộng rau bên bãi màu, bước đúng thửa của nhà mình thì dừng lại, chỉ cho nó từng luống rau xanh. Vì nhà ở ngay cánh đồng, cách bãi màu không quá xa vì thế cũng coi như tiện lắm. Nó cùng với Bông chạy vòng quanh chơi trò đuổi bắt. Bông rất khôn, thường xuyên chọn những cây bắp cải to, hay là luống khoai tây tốt ươm lá mà nấp, khiến cho Jun chật vật đến ngã mấy lần. Đất khô ráo lại êm, Trí Đăng cũng không lo nó quá đau, chỉ lâu lâu sẽ nhắc chú ý bước chân chạy. Cứ như thế, đến khi cả người Jun lấm lem , giỏ rau cũng đã đầy, Xà lách, rau thơm, còn có một nắm to đậu cô ve vàng, Trí Đăng hái cả một bó hoa cải vàng ươm dắt lên giỏ nữa. Bông chơi dường như cũng sảng khoái lắm, mấy cái râu rung rung theo gió, trên đôi mắt lúc nào cũng chất chứa đầy ám ảnh của Jun, hiện lên một tia trong sáng, thậm chí, còn có tiếng cười khúc khích be bé vang lên. Trí Đăng một tay cắp rổ, một tay nắm chặt lấy tay Jun, hai người một mèo, cứ thế cao thấp lại trở về căn nhà nhỏ. - Trưa nay Giun thích ăn gì? Thằng bé nhìn lên chiếc rổ, chỉ tay vào quả đậu cove vàng. Trí Đăng gật đầu: - Được, vậy trưa nay anh sẽ xào quả này cho Giun ăn nhé? Nó gật đầu. Trời lạnh, nhưng trong lòng nó ấm lắm. Đôi môi nó cong cong. --------- Nơi này, ô tô không vào được, Từ xa Trí Đăng chỉ thấy vài người âu phục chỉn chu đứng trong khoảnh sân nhỏ hẹp. Đôi mắt trân lại. Bịch, giỏ rau rơi khỏi tay. Trí Đăng bỏ mặc những bông hoa cải vương vãi, ôm bổng lấy Jun, thúc bước chân chạy về, Việc đầu tiên cậu nghĩ đó chính là những kẻ đòi nợ, không phải chứ?! Cậu đã trả hết cho chúng rồi, trả hết rồi kia mà?! Bình bịch, từng tiếng bước chân nặng nề càng gần tới, càng hốt hoảng. Không lẽ còn khoản nợ nào phát sinh mà cậu không biết? Sự lo lắng chất trong lòng vẽ ra đầy nét mặt, vừa về tới đã hỏi: - Các anh là ai? Trí Đăng nói dứt câu, một gương mặt như quen như lạ mồn một hiện rõ. Trí Đăng không hiểu, còn tưởng như chính mình bị ảo giác rồi, tại sao lại là người kia? Trí Đăng sững người, buông tay, Thằng bé được thả xuống, vừa nhìn thấy người kia, gương mặt quá nhiều biểu tình lại không thể nói, ôm chặt lấy chân cậu. Dav vành mắt đỏ au cùng thâm quầng dày dưới mắt, trên vai chiếc áo khoác dài cũng phủ một lớp bụi bẩn hiếm tìm. Tiến lại. Trừng giận. Trí Đăng dường như có thể cảm nhận mỗi một bước chân sát gần, đều chất chứa lửa giận ngút ngàn. Cậu không kịp phản ứng, Dav vung tay. Bốp một tiếng vang lên giòn giã. Năm ngón tay in hằn trên má cậu, đỏ lựng. Chao đảo, Cậu không kịp hiểu, lại bị túm giật trở lại. Xô đẩy. Tất cả mọi chuyện diễn ra nhanh đến mức chính cậu cũng không hề có chút phòng bị, năm giây? Mười giây? Bịch một tiếng. Trí Đăng ngã xoài dưới đất, khóe môi rớm máu, Đau quá! Nhưng sao lại là người ấy, nhưng sao lại thế này?! Dav bước về phía Jun, ánh mắt thương cảm, lại gằn ra từng chữ đối với cậu: - Không bò được lên giường, lại tìm cách tiếp cận con trai tôi? - Hừ! Không ngờ một tên nhãi ranh như cậu, cũng có gan lớn như vậy. Trí Đăng mờ mịt. Cậu hoàn toàn không hiểu cái gì mà con trai, cái gì mà tiếp cận. Dav đưa cánh tay lớn muốn bế Jun, còn chưa kịp chạm tới nó, Phập một cái. Jun lao lên, cắn thật mạnh vào tay Dav, Dav bất ngờ, Trí Đăng bị hoảng, chống tay dậy muốn gỡ nó ra. - Giun, Giun, bình tĩnh lại. Nó không chịu, miệng cắn thành một vòng chảy máu trên tay Dav, gào lên: - Bố xấu! Những nắm tay nhỏ liên tục hướng Dav ra sức đấm đá. Trí Đăng nhịn đau nơi má, ôm chặt nó: - Giun, ngoan, ngoan nào. Vành mắt nó đỏ hoe, trừng về phía Dav: - Bố xấu! Bố đánh anh! Bố xấu! Bố xin lỗi anh chưa?! Dav sững người. Từ trước tới nay, suốt mấy năm nó mới lại mở miệng gọi anh một từ bố, có chút nói không thành lời. Vòng tay dừng tại không trung. - Bố… Thằng bé kiên quyết: - Con hỏi! Bố đã xin lỗi anh chưa?!
Không khí gượng gạo, khó hiểu, lạ lẫm, bao trùm lên tất cả. Mặt ao sóng sánh nước, ba người, ba xúc cảm điên rồ. Trí Đăng thững người, sự trùng hợp vô lý như thế này cậu đã nghĩ chỉ có thể xảy ra ở trong phim kia chứ?, làm sao có thể? Trí Đăng trong mắt đều là sự nghi hoặc, nhìn cậu bé nhỏ vẫn đang ôm lặng lấy mình, lại nhìn về phía Dav. Dav một lúc mới lại câu miệng cười, lấy lại bình tĩnh: - Được lắm, mới chỉ bốn ngày. Ánh mắt đầy khinh miệt. Y như ánh mắt của hơn bốn tháng trước. Là như vậy sao? Cậu đã nghĩ rằng sẽ có một ngày gặp lại, cậu đã nghĩ rằng sẽ có một ngày cậu có thể ngẩng đầu lên, dùng ánh mắt bình lặng mà nhìn người. Hóa ra không phải. Dù trong hoàn cảnh nào, cậu cũng vẫn thấp hèn như thế, căn nhà này, nơi này, cả cái không khí này, nói cho đến cùng thật sự vẫn là không ngẩng mặt lên được. Chỉ có điều, cậu thật sự không dám tin. Cậu bé nhỏ mang đầy vết thương trên người này, lại là con của người ấy. Dav rít ra từng chữ: - Đưa thằng bé đi. Mấy kẻ bảo vệ nhận lệnh, lập tức bước tới, chụp lấy tay nó. Jun giãy dụa điên cuồng, hét lên: - Bố xấu, bố xấu! - Không muốn đi! - Anh!!!! Bông! Trí Đăng thảng thốt, thế nhưng bàn tay chỉ có thể buông lơi, ánh mắt bi thương nhìn theo nó. Người này là cha nó, là cha nó. Bản thân mình tính là cái gì? Có tư cách gì mà giữ nó lại đây? - Giun à… Dav bước qua mặt cậu: - Muốn “câu” tôi? Cậu còn non lắm. Nói cho cậu biết, thứ như cậu tôi động vào cũng ngại dơ tay. Dơ tay sao? Chúng ta, à không, là anh đã có một đêm rất thỏa mãn kia mà? Là, anh, và tôi… Và Giun nữa, tôi không biết… tôi làm sao biết chứ… Tôi làm sao có thể vì tiếp cận anh mà lừa gạt thằng bé kia chứ… rút cuộc tất cả những chuyện này là sao đây?! - Anh, Anh… Anh ơi…! Tiếng thét mỗi lúc một lặng người, Jun như thế nào cũng chỉ là một đứa trẻ mới sáu tuổi, làm sao thoát khỏi mấy kẻ bảo vệ kia? Trí Đăng cậu cũng như vậy, làm sao thoát khỏi sải bước chân dài, làm sao thoát khỏi ánh mắt lạnh lẽo tột cùng ấy? Nhìn thằng bé khóc, nhìn bước chân người. Trong ngực, nhói lắm, Đau lắm. Như cái nỗi đau ngày ấy mất đi người cha thân yêu nhất vậy, xé da xé thịt, ngấm ngầm từ trong xương tủy, rút đi từng chút từng chút. Khiến người ta muốn khóc cũng không thể khóc ra được. -------- Ùm! Trí Đăng ngẩng mặt. Chỉ còn lại một thân hình nhỏ bé xiêu vẹo, chạy về phía này, lạc hướng, ngã xuống mặt ao. ==========//==========
|