Tôi có rất nhiều kỉ niệm với cha tôi và về thời kỳ lớn lên bên ông, trong căn phòng nhỏ của cha con tôi, kề bên đường xe lửa.
Trong gần suốt 20 năm trời, chúng tôi đã nghe tiếng ầm ầm của những đoàn tàu mỗi khi chúng đi ngang cửa sổ phòng ngủ của cha. Thường thật trễ mỗi đêm là cha ngồi đợi một mình – chờ đoàn tàu đi qua và đưa cha đi làm, trong một nhà máy, nơi cha vẫn làm ca đêm.
Vào một đêm như vậy, tôi ngồi đợi cùng cha trong bóng đêm. Chúng tôi phải chia tay nhau. Gương mặt cha nhìn dữ tợn. Đứa con trai út của ông sẽ phải đi quân dịch. Sáng mai, lúc 6h sáng, khi cha còn đứng bên máy cắt giấy trong nhà máy thì tôi đã phải đọc lời thề trong nhà hàng quân rồi.
Cha tôi ngồi nói về nỗi giận dữ của ông. Ông không muốn người ta mang đứa con trai của ông – thằng bé mới 19 tuổi, chưa từng uống một ly rượu, chưa từng hút một điếu thuốc lá – đi đánh nhau ở một cuộc chiến tranh xa xôi tận châu Âu. Ông đặt tay lên hai vai xương xẩu của tôi : " Cẩn thận, Srulic. Nếu con cần bất cứa thứ gì thì cứ viết về cho cha…”
Đột nhiên, nghe tiếng ầm ầm của đoàn tàu đang tới gần, cha vội ôtôi thật chặt và hôn lên má tôi. Mắt cha ướt đầm, và cha nói: "Cha yêu con, con trai”. Rồi tàu tới, cánh cửa toa khép lại, nhốt cha ở bên trong, biến mất vào mà đêm tăm tối.
Một tháng sau, ở tuổi 46, cha tôi mất. Giờ đây tôi đã 76, ngồi viết những dòng này. Có lần tôi nghe Pete Hamill – một bình luận viên đài ở New York, nói rằng ký ức là di sản lớn nhất của một người, và tôi đồng ý với ông. Tôi đã sống qua Thế chiến II kinh hoàng. Tôi đã có một cuộc đời đầy các loại kinh nghiệm. Nhưng kí ức duy nhất còn lưu lại rõ ràng đến hôm nay là cái đêm mà cha tôi nói : "Cha yêu con, con trai”.